🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký - Trần Văn Giang full mobi pdf epub azw3 [Hồi Ký]
Ebooks
Nhóm Zalo
BÁC HỒ
KỂ CHUYỆN TÂY DU KÝ
TRẦN VĂN GIANG
BÁC HỒ
KỂ CHUYỆN TÂY DU KÝ (Tái bản lần thứ tám)
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 9316211 - 8465595 - 8465596 - 9316289 Fax: 84.8.8437450
E-mail: [email protected]
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trần Văn Giang là một vị tướng trong Quân đội Nhân dân, đang nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh ngày 07-02-1924 tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, tham gia cách mạng từ thời kỳ bí mật, sau Cách mạng tháng 8-1945 ông được cử sang Quân đội và phục vụ trong Quân đội suốt 45 năm liên tục cho đến ngày về nghỉ.
Là cán bộ cao cấp trong Quân đội, ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan cũng như tại các đơn vị Bác đến thăm.
Với cái nhìn tinh tế, trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, ông đã viết lên những khúc hồi ký về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động.
Tập sách này được xuất bản vào năm 1994, và đã được tái bản nhiều lần. Nay nhân cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bảnTrẻ cho in lần thứ 6 có bổ sung, sửa chữa.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
5
BÁC HỒ
LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐẸP NHẤT
Bác là mẫu mực tuyệt vời của con người mới Việt Nam, của con người xã hội chủ nghĩa.
Tấm lòng của Bác Hồ đối với bộ đội là tấm lòng của một người cha. Bác vạch đường chỉ lối. Bác khuyến khích động viên. Bác giáo dục, nhắc nhở. Những lời giáo huấn, những cử chỉ ân cần của Bác bao giờ cũng chứa đựng những bài học sinh động, sâu sắc. Tất cả đều vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tất cả đều nhằm xây dựng con người mới Việt Nam.
VÕ NGUYÊN GIÁP
6
Chủ tịch
HỒ CHÍ MINH
7
BÁC CỦA CHÚNG TA
LÀ NHƯ THẾ
Mùa hè năm 1946. Không gian vẫn còn nồng đượm tinh thần rạo rực của những ngày Cách mạng tháng Tám. Nhân dân ta đang nô nức phấn đấu thực hiện 3 khẩu hiệu hành động của Bác Hồ: Diệt giặc đói - Diệt giặc dốt - Diệt giặc ngoại xâm.
Khoảng tám giờ tối, chuông điện thoại reo vang: “Văn phòng Tỉnh ủy mời đồng chí Văn Giang sang gấp”. Tôi lấy xe đạp, lao sang cơ quan Tỉnh, vừa dựa xe vào chân tường đã thấy anh Đinh Đức Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang xăm xăm bước tới:
- Văn Giang đấy à, quân của anh ở trại hiện nay có đông không?
- Thưa anh, tiểu đoàn tôi có ba đại đội. Đại đội ba vẫn còn tiễu phỉ trên Sơn Động. Còn ở đây hai đại đội. Anh em sốt rét nhiều phải đi nằm bệnh viện. Chúng tôi củng cố lại đủ năm trung đội.
- Doanh trại của anh có sạch không?
- Thưa anh, từ khi bọn Quốc dân đảng Trung Hoa rút
8
đi, bọn tôi tiếp quản làm tổng vệ sinh mệt muốn chết. Qua mấy keo, bây giờ đã tương đối.
Anh Đinh Đức Thiện quàng tay qua vai tôi, kéo tôi đi và nói:
- Buổi mai đơn vị anh có khách. Anh chuẩn bị đón thật chu đáo.
Một linh tính báo hiệu tin vui đúng ước vọng, tôi ngập ngừng hỏi:
- Ai đấy hả anh?
- Ông cụ... à quên... khách ở Hà Nội lên, thượng cấp.
Tôi vừa mừng vừa buồn cười vì cái “dấu đầu hở đuôi” của anh Thiện. Anh bấu mạnh vào vai tôi:
- Này chú ý bí mật đấy. Bọn Quốc dân đảng còn nhiều... lộ thì mày chết.
Chào anh Thiện, tôi hấp tấp dắt xe đạp ra. Vừa tuổi hai hai, như một cua rơ xe đạp thực thụ, tôi đem hết nước rút thần tốc của Vũ Văn Thân, Lê Thành Các đạp như bay về đơn vị. Anh Thanh Cao, tiểu đoàn phó, cao lêu nghêu chắc sốt ruột, đã đứng đợi tôi ở ngoài hè:
- Cái gì thế anh Giang?
Tôi cố nén hồi hộp vừa do tin vui bất ngờ, vừa vì đã cố dùng sức đạp xe, nói qua hơi thở:
- Buổi mai chúng ta có khách.
Anh Thanh Cao hai mắt long lanh, miệng cười rộng mở:
9
- Ông cụ hả?
Tôi cố lấy vẻ thản nhiên:
- Không rõ, anh Thiện bảo phải đón thật chu đáo. Thượng cấp từ Hà Nội lên.
Anh Thanh Cao đưa cả hai tay lên trời, cười khoan khoái:
- Bác Hồ. Đúng Bác Hồ rồi.
Tôi nhìn anh không nói gì, nhưng qua ánh mắt và nét mặt tôi, anh đã đoán ra.
Trong khi hai chúng tôi trao đổi nhanh với nhau về những công việc cần làm thì đồng chí Ngơ liên lạc viên của tiểu đoàn đã vắt chân lên cổ chạy, đi triệu tập hai đồng chí đại đội trưởng, hai đồng chí chính trị viên và đồng chí quản trị trưởng tiểu đoàn lên họp. Mười phút sau đã thấy các đồng chí lục tục kéo nhau lên. Đại đội trưởng đại đội một Công Minh, chưa thấy người đã thấy tiếng, láu táu ngoài hiên:
- Cái gì thế các ông? Cái gì mà triệu tập gấp thế?
Tôi cố ghìm xúc động, vừa rót nước cho anh em, vừa cố lấy vẻ thật tự nhiên:
- Sáng mai tiểu đoàn ta có khách, thượng cấp đến thăm. Vừa nói đến đây anh em đã bắt đầu lao xao:
- Ai? Ai đấy nhỉ?...
Tôi tảng lờ như không nghe tiếng, cứ điềm nhiên nói tiếp:
10
- Sáng mai ngủ dậy các đồng chí cho anh em làm tổng vệ sinh các khu vực vẫn phân công. Đại đội một cho một tiểu đội làm khu nhà vệ sinh thật sạch, cho một tiểu đội cùng với đồng chí Rùa xếp lại trật tự trong kho đang bề bộn những thứ mới lĩnh về, quét dọn sân kho đầy lá, rác, bẩn. Vun thành đống đốt đi. Đại đội hai cử một tiểu đội vào dọn bếp và nhà ăn. Anh Xuân quản trị trưởng cho thu dọn lại chỗ ta đang ngồi họp đây, kê hai bộ bàn ghế, lau chùi sạch sẽ làm chỗ tiếp khách. Cho anh em đi mua nải chuối thật ngon và cố lùng mua vài quả cam Bố Hạ, đắt cũng mua. Đúng 7 giờ sáng mai tất cả mọi người mặc quần áo tươm tất sẵn sàng tập hợp đợi lệnh của anh Thanh Cao.
Anh Thanh Cao vui vẻ tiếp lời:
- Tổng vệ sinh phải làm thật kỹ, kỹ hơn mọi ngày. Cán bộ đại đội trực tiếp chỉ huy và cùng làm với anh em. Bất kỳ chỗ nào cũng không được để lại một cái rác.
Đại đội trưởng Công Minh láu táu:
- Chết chưa! Hắc xì dầu chưa! Chắc là thượng cấp quan trọng lắm - Rồi anh gật gù ra vẻ hiểu biết - Tôi đã đoán ra ai rồi.
Quản trị trưởng Xuân thì thầm:
- Không khéo mà Bác Hồ.
Đại đội trưởng Công Minh chồm lên, như sợ ai nói tranh mất phần:
- Hầy! Tôi biết rồi mà! Đúng là Bác Hồ. Không thế cứ đem đầu tôi ra mà chặt.
11
Anh Thanh Cao xua tay:
- Không bép xép! Cái cậu Công Minh này chán ghê! Cứ hơi tí đã bô bô lên, khách nào thì khách cũng phải giữ bí mật. Bọn Quốc dân đảng vẫn còn lẩn quất vô khối đấy.
Chúng tôi bàn bạc thêm về đội hình, về chương trình đón tiếp sau đó...
Anh em vui vẻ ra về.
Hai mươi mốt giờ ba mươi, kèn báo tắt đèn ngủ, trừ nhà “bình dân học vụ”(1), còn được để đèn đến 22 giờ. Anh Thanh Cao vẫn đi đi lại lại mãi ngoài hiên. Tôi đoán chừng anh đang suy nghĩ trước về những động tác phải làm và tập ngầm câu hô báo cáo.
Đêm đó hai chúng tôi ngủ ít, chỉ chập chờn trong cảnh gặp Bác sáng mai; và tin chắc việc đón tiếp sẽ diễn ra đúng kế hoạch, chu đáo.
Năm giờ sáng hôm sau. Kèn đồng vừa thổi vang. Từ các nhà anh em bật dậy. Rõ ràng có một không khí gì mới, khác thường. Anh em rào rào chạy ra sân, trò chuyện om xòm. Đã có tiếng cán bộ trung đội và tiểu đội hò hét anh em vào việc.
Đúng bảy giờ sáng, toàn đơn vị nai nịt gọn gàng, đội ngũ chỉnh tề dưới quyền của Tổng trực tinh Công Minh chỉ huy luyện tập đội ngũ. Đồng chí Công Minh lùn bé như hạt mít, thùng thình trong bộ áo vàng nhạt, hai gấu quần túm chít trên đôi giày “săng đá” hơi rộng, đầu đội
1. Nhà học văn hóa xóa nạn mù chữ.
12
mũ ca lô lệch, quai mũ viền quanh hai bên má và quai hàm. Anh đứng thẳng trước hàng quân, chân hơi kiểng lên cho người đỡ lùn, cả ngực và bụng hơi ưỡn về phía trước. Chợt hai mắt anh trừng lên, từ họng anh phát ra một khẩu lệnh cụt lủn và khô khốc: Nghỉ!
Rồi đột nhiên ngực anh đổ về phía trước, mặt anh gân lên, quai hàm bạnh ra:
- Nghi - aaaam!
Khẩu lệnh vang lên, ngân dài như xoáy sâu vào không khí buổi sáng mùa hè. Hai con mắt anh lừ lừ đưa từ trái sang phải, rồi lại từ phải sang trái suốt hàng quân. Toàn đơn vị im tắp. Chỉ còn nghe tiếng hót của con chim vành khuyên nhỏ trên cây.
- Bên trái, quay! Vòng bên phải đi đêêêu... bước! Một hay. Một hay. Một haaáy!
Hơn chín giờ, điện thoại Tỉnh ủy báo tin: mười giờ khách đến.
Anh Thanh Cao ra trực tiếp chỉ huy chỉnh đốn lại đội hình dặn dò bộ đội. Cánh cổng chính đã mở. Mọi người dồn mắt nhìn ra. Mười giờ kém năm mà chưa thấy động tĩnh gì. Một chiếc xe đạp lướt qua cổng, chuông kêu kính cong. Rồi mười giờ, mười giờ năm phút vẫn im lặng. Sao? Sao nhỉ?
Bỗng từ phía cổng hậu một người chạy lại, chân vòng kiềng, cái đầu húi cua dúi về phía trước. Đồng chí Rùa giữ kho hốt hoảng chạy lại:
13
- Anh Giang, anh Cao ơi... Bác... Bác Hồ đến... Đi vào phía cổng sau. Đang đi qua sân kho...
Thế là gay rồi! Doanh trại chúng tôi mới tiếp quản của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc, rất rộng, từ cổng trước đến cổng sau đến mấy trăm mét. Phía đó không có người ở. Chỉ có kho của đồng chí Rùa. Chúng tôi cũng chưa có thời gian nhiều để tu sửa khu vực còn ngổn ngang này. Thế là kế hoạch đón thoạt đầu đã bị đảo lộn.
Tôi vội chạy theo đường chính về phía cổng sau. Bác kia rồi! Bác đi cùng anh Đinh Đức Thiện và anh Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Ủy ban hành chính Tỉnh, có một đồng chí nữa theo sau. Tôi chạy thẳng lại trước mặt Bác, đứng nghiêm, giơ tay chào:
- Báo cáo Bác. Cháu là Văn Giang chính trị viên tiểu đoàn Bắc Giang ra đón Bác.
Bác thân mật bước đến bắt tay tôi. Đôi mắt Bác chăm chăm nhìn tôi, thoáng một nét cười:
- Chú chỉ huy ở đây phòng thủ thế nào mà “quân địch” vào giữa doanh trại mới biết?
Thấy tôi hơi có vẻ lo lắng, anh Nguyễn Thanh Bình nói vui:
- Thế là tướng Văn Giang hôm nay bị Bác đánh tập hậu rồi.
Bác cười, mọi người cười. Tôi thấy hơi yên tâm nên bắt đầu chương trình, mời Bác vào tiểu đoàn bộ, Bác hỏi:
- Chú định làm gì mà dẫn Bác vào tiểu đoàn bộ?
14
Tôi lúng túng thưa:
- Thưa Bác, mời Bác vào uống nước và ăn trái cây ạ.
Thôi hỏng rồi! Vừa nói xong tôi đã thấy câu nói vô duyên và không ổn. Quả nhiên Bác xua tay:
- Cám ơn chú, Bác vừa uống nước rồi. Bác ít thì giờ, sang thăm nơi ăn ở của các chú một chút chứ thời gian đâu mà uống nước ăn trái cây. Nhà vệ sinh của các chú ở đâu?
Thế là bị động nữa! Đã thế, giữa lúc ấy không hiểu sao anh Thanh Cao đã dẫn đoàn quân từ cổng trước chạy lại. Cờ đỏ đi đầu reo phần phật. Tang mấy cái trống đập vào dùi, anh em theo nhịp chạy kêu ình ình. Và tai hại quá: cái kèn đồng rơi xuống đất, hàng quân nhốn nháo. Bác cố nhịn cười hỏi:
- Các chú kia chạy đi đâu?
Tôi cũng vừa buồn cười, vừa lo sợ, liều mạng trả lời:
- Thưa Bác, đồng chí Thanh Cao tiểu đoàn phó đưa quân lại đón Bác. Bác xua tay:
- Vẽ! Chú bảo các chú ấy quay lại chỗ cũ rồi Bác sẽ đến.
Tôi giơ tay làm hiệu anh Thanh Cao cho quân quay về chỗ cũ. Rồi quay lại mời Bác đi kiểm tra nhà vệ sinh. Bác sải những bước dài, thấy một dãy nhà quét vôi trắng xóa, Bác gật đầu rồi quay lại cười nói với anh Thiện:
- Chừng được tin Bác sắp đến nên các chú ấy mới quét vôi sáng nay hay tối qua?
15
Tôi thật thà thưa với Bác là nhà vệ sinh được quét vôi từ hôm làm tổng vệ sinh chủ nhật trước. Bác khen: Thường xuyên giữ sạch sẽ thế này thì tốt. Rồi Bác quay ra.
Tôi định dẫn Bác lại phía hàng quân thì Bác lại hỏi: - Nhà bếp, nhà ăn đâu? Chú dẫn Bác đến.
Lại một bị động nữa! Tôi dẫn Bác đi. Nhà bếp sạch sẽ, gọn gàng. Bác tỏ vẻ hài lòng. Sang nhà ăn. Bác đưa mắt nhìn một lượt rồi nói:
- Nhà ăn này thoáng và sạch đấy. Nhưng lấy cánh cửa làm bàn ăn à?
Mọi người nhìn theo tay Bác chỉ. Đúng là mấy cái cánh cửa hạ xuống, một đầu kê vào thành các cửa sổ, một đầu kê trên các chồng gạch xếp. Anh Thiện thưa với Bác là trước khi rút đi bọn Quốc dân đảng Trung Quốc phá phách dữ quá, chẻ các bàn ghế làm củi đun. Bác không nói gì, quan sát những thứ bày trên cánh cửa: một cái đĩa nhỏ đựng cá kho, một bát con đựng nước kho cá làm nước chấm, một nửa tàu lá chuối đựng đầy rau muống luộc. Thoáng một nét tư lự trên gương mặt hồn hậu của Bác. Tôi báo cáo Bác là hôm qua trung đội ba tát ao giúp đồng bào. Đồng bào vừa bán vừa cho hai rổ cá. Mặt Bác lại thoáng một nét vui:
- Lao động giúp dân thế là tốt. Lại có cá ăn. Này chú Thiện, chú Bình! Có ngửi thấy mùi thơm của cá kho không? Các chú kho cá với gì thế này? Khế à? Tốt. Gì nữa đây? À chuối xanh, chú nào kho cá mà khéo thế?
16
Mấy đồng chí “hỏa đầu quân” từ nãy vẫn thập thò ngoài cửa nhìn ngắm Bác, bây giờ dần dần bước vào. Bác vỗ tay khen các đồng chí kho cá ngon rồi đột nhiên hỏi:
- Này các chú. Các chú đã bao giờ ăn cá kho với quả sung chưa? Cũng ngon lắm. Hôm nào thử xem.
Mọi người cười vui rạng rỡ. Bác lại hỏi:
- Này, các chú luộc rau mà không dùng nước rau à?
Tôi thưa với Bác là vì không có chậu chứa nước rau nên chúng tôi để cả nồi nước rau to bên chân tường kia, ai muốn chan thì ra đấy múc. Bác lại yên lặng, một thoáng không vui. Rồi quay lại phía tôi Bác hỏi:
- Chú Giang, lính của chú ăn mỗi bữa mấy bát? Có đủ cơm không?
- Thưa Bác, số đông anh em ăn ba bát. Một số ít đồng chí chỉ ăn hai bát. Vài đồng chí ăn khỏe hơn. Như đồng chí Rùa giữ kho của tiểu đoàn ăn một bữa năm bát vẫn chưa đủ. Được cái rau muống nhiều nên ăn vẫn no ạ.
Mấy anh em vui vẻ đẩy Rùa ra:
- Thưa Bác, Thùng Văn Rùa đây ạ.
Bác hơi ngạc nhiên:
- Thùng Văn Rùa? Họ chi lạ vậy?
Anh em cười xôn xao. Tôi nín cười thưa với Bác rằng đồng chí Nguyễn Văn Rùa do ăn khỏe “thùng bất tri thình” nên anh em đặt là Thùng Văn Rùa đấy ạ. Bác và mọi người cùng cười vang, Bác vẫy Rùa lại. Thùng Văn Rùa gần bốn mươi tuổi, tướng ngũ đoản, người lùn, cổ
17
bạnh, đầu húi móng lừa, bẽn lẽn ra đứng gần Bác. Cái bụng to ình đang cố thót lại. Bác xoa bụng Thùng Văn Rùa nói vui:
- Chú Rùa này tốt bụng với anh em lắm đấy! Tướng Thùng Văn Rùa mà cầm quân chống giặc đói thì chắc là gay go quyết liệt lắm nhỉ?
Bác cháu cười vui thoải mái. Bác bắt tay các đồng chí hỏa đầu quân và đồng chí Rùa, rồi vui vẻ bước ra sân. Vừa đi thong thả Bác vừa nói:
- Chú Thiện, chú Bình này. Bác đề nghị Tỉnh cho bộ đội ít tiền mua đĩa đựng rau, chậu đựng nước rau và những cái môi để múc chan.
Rồi quay lại phía tôi Bác nói:
- Bây giờ thì chú dẫn Bác ra gặp bộ đội.
Tôi giơ tay làm hiệu cho anh Thanh Cao đang đứng trước hàng quân, ngoảnh mặt về phía nhà ăn.
Thấy Bác đi lại, hàng quân cứ rùng rùng như rừng cây gặp gió. Sau một tiếng hô nghiêm vang dậy, anh Thanh Cao, từ thế đứng nghiêm quay người sang trái theo một góc vuông, đập mạnh hai gót giày, co mạnh hai cánh tay lên, bước dài về phía Bác rồi đứng lại, trong một tư thế thật đẹp, đưa tay lên chào và báo cáo với Bác. Bác đi lại bắt tay anh. Toàn đơn vị im phăng phắc. Sao thế nhỉ? Trống không đánh? Kèn không thổi? Tay không vỗ? Khẩu hiệu không hô? Mọi người quá hồi hộp quên tất cả điều dặn, cứ như nín thở nhìn dán vào Bác. Bỗng từ giữa hàng quân một tiếng hô như bật vỡ ra:
18
- Hồ Chủ tịch muôn năm!
Tức thì như nước vỗ bờ, tiếng hồ “Hồ Chủ tịch muôn năm” từng đợt dội lên lẫn trong tiếng vỗ tay dồn dập vang dậy cả khu doanh trại.
Bác khoan thai đi đến trước hàng quân. Anh Thanh Cao chạy đến bên, mời Bác bước lên bục gỗ, Bác xua tay:
- Thôi, cứ để Bác đứng thế này được rồi.
Anh Nguyễn Thanh Bình đề nghị Bác lên bục cao để cho tất cả anh em phía sau đều thấy rõ Bác. Chìu ý mọi người, Bác vui vẻ bước lên. Anh em vẫn vỗ tay rầm rầm. Từ trên bục, Bác nhìn xuống khắp hàng quân với đôi mắt hiền từ chứa chan bao tình yêu thương. Bác giơ hai tay lên rồi vẫy mạnh xuống ra hiệu cho bộ đội im lặng. Bác cất tiếng hỏi trầm và vang:
- Các chú phía sau thấy rõ chưa?
Toàn đơn vị đồng thanh:
- Rõ ạ! Rõ ạ!
Bác bảo: “Thế là tốt”. Rồi bước xuống đất, Bác đi lại gần phía hàng quân. Bác cất tiếng nói, rõ từng lời, giọng trầm trầm, sao mà ấm áp, vang động vào mỗi con tim.
Bác nói là đã nghe Tỉnh ủy báo cáo tiểu đoàn làm tốt công tác tiễu phỉ, hết lòng giúp đỡ nhân dân sản xuất và xóa nạn mù chữ, làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân giỏi, giữ kỷ luật nghiêm; chịu khó học tập chính trị, quân sự, văn hóa. Hôm nay vào thăm thấy doanh trại, nhà vệ sinh, bếp, nhà ăn gọn gàng sạch sẽ.
19
Các đồng chí “hỏa đầu quân” nấu nướng tốt. Rồi chợt nhớ ra, Bác quay lại phía tôi, anh Thanh Cao và nhắc:
- Hai chú chỉ huy này. Còn một đống rác to ở sân kho sao không cho đốt đi? Vừa sạch sân, vừa chống muỗi, lại có tro bón cho các luống rau, gốc chuối.
Anh Thanh Cao thúc nhẹ khuỷu tay vào sườn tôi rên khẽ:
- Khổ chưa, cái lão Rùa! Sáng nay quét xong đã bảo đốt mà ông ấy lại quên.
Bác ôn tồn nhắc: mọi người phải đọc nhanh viết thạo, hàng ngày chăm đọc báo, thể thao, ca hát, tăng gia. Phải tranh thủ mọi thời gian luyện tập quân sự, chuẩn bị đối phó với mọi tình hình, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Nói ngắn gọn mấy câu rồi Bác lại hỏi:
- Các chú có nghe rõ không? Có làm được không? Chúng tôi hét vang:
- Rõ ạ. Hiểu ạ. Làm được ạ.
Bác bảo: thế thì tốt lắm. Và Bác vỗ tay hoan hô.
Cả hàng quân lại vỗ tay rầm rầm. Từ đầu hàng quân, từ cuối hàng quân và cả giữa hàng quân nữa, bốn năm tiếng hô cùng bật lên, cả đơn vị rào rào hô hòa nhịp: Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Đã đi ra gần hết hàng quân, Bác quay lại vui vẻ nói: - Các chú hô: Hồ Chủ tịch “muốn nằm” à? Không đâu.
20
Bác còn phải đi, đi nhiều, thăm nhiều đồng bào và chiến sĩ và còn hàng núi công việc phải làm. Hồ Chủ tịch chưa muốn nằm nghỉ đâu. Thôi, chào các chú
Bác đi đây.
Không hiểu từ đâu đến và tự bao giờ, một chiếc xe hơi đã đậu sẵn bên đường gần cổng. Bác bắt tay tôi và anh Thanh Cao, quay lại vẫy tay với bộ đội rồi thong thả bước lên xe.
Xe Bác đã đi xa, tôi và anh Thanh Cao quay sang nhìn nhau, cười vui sướng. Anh Cao nói:
- Hay thật! Kế hoạch của chúng mình bị đảo lộn hết. Nhà khách Bác không vào. Trái cây Bác không ăn. Bục cao Bác không đứng. Kèn không thổi. Trống không đánh. Lời hứa hẹn chưa kịp nói. Khẩu hiệu Hồ Chủ tịch muôn năm thì chưa đợi chỉ huy, mọi người cứ thỏa sức hô. Hay thật!
Tôi cũng cười, quay về phía anh, nói với anh mà cũng như nói với chính mình:
- Đúng. Bác chúng ta là như thế. Anh em chúng ta đối với Bác là như thế.
21
Ảnh Hồ Chủ tịch với cán bộ quân đội trong chiến dịch Biên
giới 1950 (Bác ngồi hàng đầu, giữa. Người đứng hàng đầu,
thứ 5 từ trái sang là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ngồi hàng
đầu, thứ 3 từ trái sang là Văn Giang).
22
THAY BẬC ĐỔI NGÔI ĐI CHỨ!
TẤT CẢ CƯỜI LÊN! NÀO, XIN MỜI CHỤP
Bác đến thăm lớp tập huấn cán bộ quân sự trung cao cấp ở trung du năm 1950. Bác nói chuyện xong, tất cả ra chơi. Mấy đồng chí bám sát Bác xin được chụp ảnh. Bác đồng ý và giơ tay chỉ lên cái đồi thoai thoải gần hội trường. Chụp xong một ảnh rồi anh em lại xin Bác chụp nữa. Bác giơ tay vẫy mọi người và bảo:
- Mời cả lớp đến chụp cho vui.
Anh em chạy xúm đứng thành hàng từ đỉnh đến chân đồi nhỏ. Mấy đồng chí đã được chụp với Bác vừa rồi vẫn đóng khung lấy Bác và nhắc đồng chí “phó nháy” nháy ngay đi. Bác xua tay: khoan hãy chụp! Đợi Bác chút đã.
Từ trên đỉnh dốc Bác đi xuống chân dốc mà các đồng chí ở đây chắc đang xuýt xoa vì được chụp một chiếc ảnh lại đứng xa Bác quá. Bác điềm nhiên đi vào đứng ở hàng cuối cùng và nói to:
- Thay bậc đổi ngôi đi chứ! Tất cả tươi lên! Nào, xin mời chụp!
Chiếc ảnh đó anh nào cũng tươi, tất cả đều cười về cái hóm hỉnh vui nghịch của Bác.
23
ĐÈO BÔNG LAU
Chiến dịch biên giới 1950 vừa kết thúc thắng lợi ròn rã. Sau đồn binh Đông Khê, một cứ điểm quan trọng của Pháp trên đường số 4 bị diệt gọn, binh đoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón và binh đoàn Charton rút từ Cao Bằng về đã bị tiêu diệt sạch sành sanh. Pháp hoang mang vội vã rút số quân còn lại ở Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình... Một dải biên giới dài hơn trăm cây số đã được giải phóng.
Hôm đó, chiều xuống mau trên đèo Bông Lau đang ấp ủ một sự kiện quan trọng. Dãy núi hùng vĩ từ màu xám đã chuyển sang màu tím thẫm. Gió núi se se lạnh vẫn như còn vọng về tiếng quân dân ta reo hò mừng biên giới đại thắng.
Màn sương bàng bạc buông mau khiến cho cảnh vật thêm vẻ mờ ảo. Những đoàn người từ đường số Bốn đi lên, nói cười rộn rã, đến tập kết tại một bãi cỏ rộng.
Các chiến hữu gặp nhau, sau những ngày chiến đấu ác liệt, tay bắt mặt mừng, ôm nhau, đấm nhau thùm thụp. Nhìn cách xa 10 mét, có khi đã không rõ mặt người. Nhưng qua giọng nói, âm thanh, anh em đều đã phân biệt được tiếng anh Vương Thừa Vũ hô to:
24
- Toàn thể các đồng chí chú ý! Mỗi trung đoàn một hàng dọc, toàn thể đội hình hàng ngang, lần lượt từ trái sang phải, các trung đoàn thuộc 308, trung đoàn 209 Sông Lô, trung đoàn 274 Cao Bắc Lạng, trung đoàn pháo 675, các bộ phận công binh và thông tin. Cán bộ trung đoàn đứng lên hàng đầu! Khẩn trương! Khẩn trương!
Hô một câu dài mà tiếng anh vẫn sang sảng, rõ ràng và không vấp váp từ nào. Trong âm hưởng có cái uy nghi, lẫm liệt, cái gang thép của một đoàn quân vừa đè bẹp quân thù. Tiếng cười nói ồn ào bỗng im bặt: Trong bóng tối đang tiếp tục đổ xuống, đám người động đậy xê dịch và vài phút sau đã hình thành một hàng quân tề chỉnh. Và cũng vừa lúc ấy một đoàn người ngựa từ đường Bốn băng lên. Anh Vũ lại hô tiếp:
- Thắp đuốc lên! Bác đã đến!
Các bó đuốc được thắp sáng bùng lên. Đoàn người xuống ngựa và mọi người đã nhận ra dáng Bác đang sải những bước dài nhanh nhẹ đi tới. Đi sau là đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Liêm và mấy đồng chí vệ sĩ.
Các anh vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Chu Huy Mân... bước đến chào Bác. Hàng quân như không giữ nổi được sự im lặng hồi hộp dồn nén trong người bỗng nổ ra!
- Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
25
Bác đến trước hàng quân, tay phải cầm cây gậy chống, tay trái cầm đèn pin. Bác hỏi, hàng dọc đầu tiên:
- Đơn vị nào đây?
- Thưa Bác: Trung đoàn 36, đại đoàn 308 ạ!
- 36 hả? - Các chú 36 đánh Khâu Luông - Cốc Xá tốt lắm!
Bác lại bước tiếp và hỏi:
- Đơn vị nào đây?
- Thưa Bác: Trung đoàn 88 ạ!...
... Thưa Bác: Trung đoàn 102 Thủ đô ạ!
Bác đi tiếp các trung đoàn, gặp mỗi đơn vị Bác đều nhắc đến những địa danh, khen trận đánh thắng lợi. Các đơn vị xúc động, nức lòng thấy Bác đã theo dõi sát từng trận đánh của đơn vị mình.
Bác bước đến trước đội hình hàng dọc của tôi gồm 10 người, Bác hỏi:
- Đơn vị nào đây?
Tôi dõng dạc thưa:
- Thưa Bác! Trung đoàn pháo binh 675 vừa thành lập đầu chiến dịch ạ.
- Pháo binh đấy ư! Trận công kiên Đông Khê các chú bắn tốt lắm!
Đã định bước đi, Bác lại dừng lại, giơ cái gậy nhỏ chỉ vào tôi vừa thấp vừa nhỏ con, đứng trước mấy pháo thủ cao lớn lực lưỡng. Bàn tay Bác xoay một vòng như khi
26
ta mở khóa, làm dáng điệu xoáy cái đầu gậy vào gần rốn tôi rồi Bác cười, nói:
- Cái chú này! Bé bằng con muỗi mà cũng pháo binh à?
Mọi người cười ồ, quên cả sương lạnh đang buông, gió lạnh đang thổi. Sau khi đi hết hàng quân, Bác nhanh nhẹn bước ra phía trước hàng quân, cất tiếng hỏi:
- Đánh thắng rồi các chú ăn có khỏe không? Tất cả đồng thanh:
- Thưa Bác, khỏe ạ!
- Tốt! Thế mấy đêm nay các chú ngủ có đủ ấm không? Ngủ có tốt không?
- Thưa Bác! Ấm ạ. Ngủ tốt ạ!
Bác nói: tốt! Rồi đột nhiên Bác hỏi rất nhanh: - Thế các chú ị có tốt không?
Như một quán tính, một số anh em đáp:
- Thưa Bác tốt ạ!
Trong khi đó một số anh em lại đáp:
- Thưa Bác: không tốt ạ!
Một số im lặng, đồng chí đứng bên tôi có lẽ sắp trả lời: tốt ạ, thì vội giơ tay bịt miệng mình. Có tiếng cười khúc khích quanh tôi:
- Chết chưa! Nhiều thằng ị bậy mà!
Thấy tiếng trả lời có, không, thưa thớt và thiếu hẳn khí thế so với hai lần trả lời trước, Bác hỏi lại to hơn:
27
- Các chú ị có tốt không?
Cả hàng quân im lặng, chừng như đã hiểu ra vấn đề nhưng không biết xử trí ra sao. Anh Trần Độ trả lời:
- Thưa Bác: một số anh còn ị bậy ạ.
Bác thân mật trách:
- Không phải một số mà nhiều chú đã ị bậy. Các chú ị cả ra bờ suối. Các chú ị cả vào nương lúa, nương sắn, nương ngô của đồng bào.
Tất cả chúng tôi im bặt. Bác lại ôn tồn nhắc:
- Các chú này! Đồng bào dân tộc rất sợ phân người. Các chú ị ra suối, bà con không dám ra suối. Các chú ị ra nương, bà con không dám lên nương. Các chú đi đến đâu gieo rắc mùi khó ngửi đến đấy.
Chúng tôi đứng lặng như trời trồng. Bác lại thân mật và hóm hỉnh nhắc: chú nào cũng có xẻng nhỏ bên mình tại sao không đào hố mèo? Chọn chỗ kín đáo, xa suối, xa nương, đào một cái hố nhỏ, chỉ độ 4, 5 nhát xẻng chứ bao nhiêu? Khi đi xong lấp lại, vừa vệ sinh, vừa bí mật lại lịch sự nữa.
Chúng tôi được một lời phê bình sâu sắc, một lời chỉ vẽ rất thân tình.
Bác lại nhắc chúng tôi chú ý ăn nóng, uống nóng, phòng chống lạnh, cảm viêm họng, chống muỗi a-nô phen.
Sau đó Bác khen chúng tôi đánh giỏi, chỉ huy giỏi, đánh thắng lợi lớn. Ý nghĩa chiến thắng biên giới ra sao
28
các chú sẽ cùng nhau thảo luận phân tích; nhưng đánh giỏi thắng lớn rồi còn phải biết rút kinh nghiệm thật tốt để đánh giỏi hơn, đánh thắng lớn hơn. Rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy; rút kinh nghiệm tổ chức thực hành trận đánh. Rút kinh nghiệm đảm bảo súng, đạn, pháo; rút kinh nghiệm đảm bảo ăn uống. Rút kinh nghiệm từng trận đánh. Rút kinh nghiệm toàn thể chiến dịch.
Bây giờ rút kinh nghiệm là một nhiệm vụ công tác cực kỳ quan trọng để nâng cao sức chiến đấu lên một bước mới, sẵn sàng nhận và hoàn thành những nhiệm vụ sắp tới.
Nhìn bao quát cả hàng quân, Bác lại nhắc tiếp: Rút kinh nghiệm kết hợp với bình công, xét khen thưởng. Phải hết sức trung thực, khách quan. Đó là thái độ và phương pháp khoa học nhất để tìm ra chân lý, để tiến bộ, để tìm ra những bài học hay, những gương sáng để học tập, đồng thời tìm ra chỗ còn yếu còn dở để bàn cách khắc phục, tiếp tục tiến lên. Phải chống công thần kiêu ngạo, chống chủ quan - lạc quan tếu, chống tranh công đổ lỗi, che giấu khuyết điểm. Việc làm này cũng là vì nước, vì dân để tiếp tục đánh thắng giặc. Đánh không tốt cần tìm ra nguyên nhân khuyết điểm đã đành.
Nhưng đánh tốt, thắng to cũng rất cần tìm ra nguyên nhân thắng trận, nhất là tìm ra những khuyết điểm và nguyên nhân để trận sau thắng lớn hơn trận trước. Đảng ta, nhân dân ta trong khắp mọi miền đất nước đang chờ đợi ở các chú những chiến công to lớn hơn để đuổi sạch quân thù, giải phóng đất nước.
Bác lại vui vẻ báo tin là Trung ương Đảng, Chính phủ
29
và Bác đã quyết định sẽ khao quân về chiến thắng này. Các chú có đồng ý không?
- Thưa Bác: đồng ý ạ!
- Ngoài việc khao quân, sau bình công sẽ là một đợt khen thưởng. Ngoài những bằng khen, giấy khen và huân chương các loại, lần này Bác có món quà này để thưởng cho các chú.
Bác rút trong túi áo ra một vật nhỏ, cầm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay trái, ở ngay đầu cây gậy nhỏ. Tay phải Bác bấm cây đèn pin sáng lên. Một vật gì đo đỏ lấp lánh trong tay Bác.
- Các chú có biết cái gì đây không?
Mấy đồng chí kêu to! Thưa Bác: không rõ ạ!
- Đây là ngôi sao đỏ, quà của bạn Quốc tế tặng Bác. Bác sẽ tặng lại cho các chú nào lập công đầu. Các chú có rõ không?
Phía sau, phía xa có những tiếng đáp:
- Thưa Bác: không rõ ạ!
Bác bước vào hàng quân vừa đi vừa chiếu đèn pin cho chúng tôi nhìn rõ ngôi sao đỏ lấp lánh trong tay Bác. Chỗ này chỗ kia đều có tiếng kêu lên:
- Thưa Bác, phía này chúng cháu không nhìn thấy ạ.
Bác thân mật đi sâu vào giữa hàng quân vừa đi vừa nói:
- Bác chiếu xinê lưu động thế này, rõ chưa?
30
Nhiều tiếng cất lên: Rõ ạ! Rõ ạ! Nhưng lại có anh nào đó vòi vĩnh với Bác.
- Bác ơi! Cháu muốn được thấy thật gần xem kỹ, nhìn lâu cơ ạ. Bác vừa đi tiếp vừa hóm hỉnh nhận xét:
- Chú này láu cá lắm! Ý giả muốn nhìn Bác tận nơi, lâu hơn.
Hàng quân cười vui rộn rã thân mật. Bỗng có tiếng kêu to từ giữa hàng quân; giọng trách móc:
- Thôi! Các đồng chí ơi! Sương núi xuống nhiều, gió thổi lạnh rồi, bắt Bác đi mãi thế!
Có những bàn tay tranh thủ sờ vào lưng, vào vai, vào cánh tay Bác.
- Có! Có! Bác có mặc áo ấm bên trong... nhưng thôi, để Bác về kẻo lạnh.
Chúng tôi thực sự đang sống trong bầu không khí ấm cúng, chan hòa tình cha con, từ người Bác tỏa ra và Bác vẫn chịu khó đi vào những đồng chí phía cuối hàng quân.
Khi trở lại trước hàng quân, Bác vui vẻ hỏi: - Các chú đã thấy rõ cả chưa?
- Rồi ạ! Rồi ạ!
Anh Võ Nguyên Giáp khoát tay, nói to:
- Thế là thỏa mãn cả rồi nhé! Bây giờ để Bác về kẻo lạnh. Đêm nay Bác còn nghe thường trực quân Ủy báo cáo tiếp.
Như sợ Bác không nghe rõ, từ lồng ngực ấm rực tình
31
yêu thương và kính trọng chúng tôi đồng thanh hét lên thật to:
- Hồ Chủ tịch muôn năm!
- Hồ Chủ tịch muốn năm!
- Hồ Chủ tịch muôn năm!
Đèo Bông Lau lịch sử đáp lại bằng những tiếng vang ngân dài:
- Hồ Chủ tịch muôn nă ă ăm...
Chiều 16 tháng 6 năm 1992
32
THẾ NÀY THÌ AI SỢ AI NÀO?
Cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên giới đại thắng, Bác đến thăm công binh xưởng Lam Sơn tại một hang núi tỉnh Cao Bằng. Mấy chục anh chị em công nhân quân giới, trong đó có một số anh em người dân tộc quây quần chung quanh Bác, nghe Bác thông báo tin chiến thắng, bình luận ý nghĩa chiến thắng và phương hướng phát huy thắng lợi. Ai cũng nức lòng phấn khởi. Một công nhân trẻ đứng dậy thắc mắc:
- Thưa Bác, biên giới ta thắng lớn, Pháp thua to nhưng cháu sợ nhỡ Pháp là một nước lớn, thua to nó càng cay cú đổ thêm quân và vũ khí vào nữa thì sao?
Bác nhìn đồng chí công nhân rồi cười bảo: - Chú tháo chiếc dép ở chân chú ra. Một chiếc thôi.
Đồng chí công nhân ngớ mặt không hiểu tại sao điều mình hỏi lại liên quan đến chiếc dép. Anh em giục: “Bác đã bảo thì cứ tháo dép ra”. Đồng chí công nhân lần tụt chiếc dép cao su đen và đưa cho Bác. Bác xua tay:
- Bác không cần. Chú cứ cầm chiếc dép ấy và giơ lên dọa đánh Bác đi.
33
Đồng chí công nhân rụt rè:
- Thưa Bác, cháu đâu dám ạ.
- Thì chú cứ dám xem nào! Chú đóng vai thực dân Pháp xâm lược mà!
Đồng chí công nhân lại rụt rè đưa chiếc dép lên trước Bác. Bác nhắc:
- Giơ cao lên, phải dữ tợn vào chứ! Thêm quân và thêm vũ khí cơ mà!
Bác quay ra hỏi chung quanh:
- Chú nào cho Bác mượn cái gậy hay cái đòn gánh, cái cuốc cũng được.
Anh em đưa cái cuốc vào. Bác khen tốt và cầm cái cuốc, Bác làm động tác giơ thật cao như sắp bổ vào đầu đồng chí Hải - công nhân cầm dép. Bác hỏi:
- Thế này thì ai sợ ai nào?
Tất cả từ nãy đến giờ nín thở theo dõi “hoạt cảnh nhỏ” bây giờ mới hiểu ra, cười ồ và đồng thanh:
- Ta không sợ địch ạ...
- Địch sợ ta ạ.
Bác trả lại cái cuốc cho người vừa đem ra, vỗ vai đồng chí Hải rồi nói to:
Mình sợ nó mà không dám đánh thì mình mất nước. Mình không sợ nó thì mình mới đánh được nó.
Mình đã đánh nó đau, nó có tăng quân tăng vũ khí, mình lại tiếp tục đánh nó đau hơn thì nhất định nó phải thua mình.
34
BÁC HỒ KHAO QUÂN
Quân và dân Cao Bằng Lạng Sơn còn đang sôi nổi kể chuyện chiến dịch Biên giới đại thắng thì lại có tin mừng mới: Hồ Chủ tịch quyết định khao quân.
Tin loan truyền nhanh tới các bản làng, các lán trại bộ đội dã chiến trong các khu rừng bên bờ các con suối: Không phân biệt cán bộ chiến sĩ, đơn vị chiến đấu cũng như cơ quan, dân công hỏa tuyến, bộ đội địa phương, công an và dân quân du kích trực tiếp hoặc phục vụ chiến đấu đều có phần. Mỗi người mấy lạng thịt bò, lợn hay gà vịt, mấy lạng gạo nếp, mấy lạng đường, đậu, lạc, rau quả, rượu, thuốc lá, thuốc lào... sữa đường và một số thực phẩm cao cấp thu được trong kho của Pháp ở Cao Bằng, Thất Khê, Lạng Sơn ưu tiên dành cho thương binh.
Quân nhu mặt trận tổ chức các đoàn xe về trung du cấp tốc mua chở thực phẩm lên. Đồng bào các dân tộc, từ các thung lũng dưới thấp cũng như chót vót trên các đỉnh cao bắt gà vịt trong chuồng cùng với măng khô, nấm hương, mộc nhĩ, rượu trắng lũ lượt mang đến ủy lạo bộ đội. Phụ nữ cứu quốc tỉnh, huyện cử các mẹ các
35
chị vào trực tiếp săn sóc thương binh, cùng với bộ đội đi thắp hương đắp mộ liệt sĩ và đạo diễn kỹ thuật nấu nướng các món ăn.
Lán trại, nhà bếp, bờ suối râm ran những chuyện kể về Hồ Chủ tịch hóa trang thành một cụ già dân tộc đi gặp và trao đổi trò chuyện với các tù hàng binh Âu Phi, chuyện Bác Hồ đến thăm và bón sữa, cháo cho thương binh tại đội điều trị, chuyện vợ dân công gặp chồng bộ đội tại hỏa tuyến... chuyện vui dường như bất tận.
Lại có điện từ Bộ chỉ huy mặt trận yêu cầu các trung đoàn tổ chức thật chu đáo bữa ăn cho bộ đội rồi mỗi trung đoàn cử hai cán bộ trung đoàn và một đồng chí cố vấn, mỗi đại đoàn cử hai cán bộ đại đoàn và một cố vấn về ăn cơm với Bác. Ở trung đoàn pháo binh 675 vừa thành lập, tôi và anh Nguyễn Thước trung đoàn trưởng được vinh dự cử đi cùng với đồng chí Kim cố vấn duy nhất của trung đoàn.
Tại nhà hội trường dã chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch, các anh Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân, Trần Độ, Lẽ Quang Đạo, Lê Quảng Ba đang quây quần chuyện trò vui vẻ với chúng tôi. Tất cả cán bộ đại đoàn và trung đoàn lúc ấy đều còn trẻ măng, tóc mới hớt, râu vừa cạo. Một đồng chí đang kể chuyện vui vẻ hai chị dân công tay không đã xông vào cửa hang gọi gần hai chục tàn binh Âu Phi to cao lêu nghêu như cái cột nhà, râu ria xồm xoàm như quỷ sứ ra hàng. Cũng khẩu lệnh “hô lê manh” (giơ tay lên) đàng hoàng! Thấy mấy thằng Tây run rẩy giơ tay lên trời, hai chị toét miệng cười, lấy hai
36
nắm cơm ra chia đều cho mỗi thằng một miếng rồi thản nhiên dẫn chúng về trại tập trung.
Giữa lúc ấy từ bên kia bờ suối - Hồ Chủ tịch, đại tướng Võ Nguyên Giáp và anh Trần Đăng Ninh - chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp đi sang. Từ phía tay phải anh Hoàng Văn Thái Tổng Tham mưu trưởng, anh Lê Liêm - phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cũng dẫn đoàn các đồng chí cố vấn đi tới, đi đầu là Đại tướng Trần Canh(1)
trưởng đoàn.
Chúng tôi reo mừng, ùa ra đón Bác. Bác giơ tay ra hiệu mời chúng tôi vào cả hội trường. Đang lúc chúng tôi còn bắt tay trò chuyện với mấy đồng chí cố vấn thì anh Võ Nguyên Giáp vỗ tay làm hiệu rồi nói to:
- Các bàn đều giống nhau. Không phân biệt cấp chức cao thấp. Trung đoàn nào cố vấn nấy. Đại đoàn nào cố vấn nấy. Các đồng chí tìm nhau cùng ngồi một bàn cho vui vẻ.
Một không khí đầm ấm, vui vẻ được mở ra, thật phấn khởi, chan hòa, chúng tôi tìm nhau và lôi kéo nhau vào bàn.
Bác ngồi sau một chiếc bàn, hướng mặt về phía chúng tôi, một bên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một bên là Đại tướng Trần Canh trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc, có anh Trần Đăng Ninh và hai đồng chí cố vấn Trung
1. Trần Canh (1903-1961). Năm 1950, được cử giữ chức trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh QĐND Việt Nam; Năm 1951 làm Phó tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc chống Mỹ giúp Triều Tiên. Năm 1959, làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHND Trung Hoa.
37
Quốc nữa. Khi tất cả đã ổn định trật tự, Bác đứng lên nói mấy câu chúc mừng Chiến dịch Biên giới đại thắng, chúc mừng chiến công rực rỡ của các đại đoàn, các trung đoàn, cám ơn sự giúp đỡ to lớn của Đảng, nhân dân và Giải phóng quân Trung Quốc, của đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là đồng chí Đại tướng Trần Canh. Bác nâng cốc rượu chúc mừng sức khỏe của mọi người, chúc mừng bữa liên hoan diễn ra thật thân mật và vui vẻ.
Mọi người vỗ tay vang lừng. Ngụm rượu đầu tiên được uống với Bác sao mà nồng đượm! Rượu ngon của Pháp thua chạy để lại tặng người chiến thắng, lại được uống trước mặt Bác đang hiền từ trìu mến nhìn chúng tôi.
Có tiếng hô to: Chúc Bác sống lâu muôn tuổi! Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi! Việt Nam độc lập muôn năm!
Sau khi cười vui nâng cốc với đồng chí Đại tướng - trưởng đoàn cố vấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí ngồi cùng bàn, Bác đi tới từng bàn chúc rượu riêng cán bộ các đơn vị. Bác nói chuyện bằng tiếng Trung Quốc rất lưu loát, rất vui, khiến mấy đồng chí cố vấn cười hả hả. Bác trao đổi với mấy cán bộ người dân tộc bằng tiếng dân tộc làm mấy đồng chí này cười rất khoái trá. Bác đi đến bàn nào là bàn ấy vui nhộn hẳn lên. Nhìn từ xa cũng thấy là Bác đang rất vui, cười rung cả chòm râu đốm bạc.
Bữa ăn tuy lúc đầu mở ra hơi trang trọng nhưng càng về sau càng vui vẻ, chan hòa, ấm cúng. Lúc rượu đã hơi ngà ngà, anh Nguyễn Thước trung đoàn trưởng
38
Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyên cùng tướng Trần Canh
(người thứ 3 từ trái sang) tại Việt Bắc vào tháng 7 năm 1950.
39
của tôi bỗng nẩy ra một sáng kiến tinh nghịch. Anh lấy hai cốc pha lê khá to, một chiếc để không, một chiếc rót đầy nước luộc gà màu ngà ngà vàng như rượu vang. Anh mỉm cười tinh nghịch lững thững đi lên đặt hai cốc trước mặt đồng chí trưởng đoàn cố vấn. Anh vui vẻ cúi đầu chào và xin được chúc rượu đồng chí. Quan sát rất nhanh mấy chai rượu Pháp trên bàn, anh cầm ngay chai rượu Rhum to đùng và thong thả rót đầy chiếc cốc không anh vừa mang lên. Anh nâng cả hai tay mời và khi đồng chí Đại tướng Trung Quốc đã nhận cốc rượu Rhum thì anh nhanh tay cầm ngay cốc nước luộc gà giơ ra trước và cười khá duyên dáng: Chúc sức khỏe đồng chí Đại tướng trưởng đoàn cố vấn.
Đồng chí trưởng đoàn cố vấn da mặt vốn hồng hào lúc ấy đã đỏ bừng bừng nhưng con mắt xem ra còn khá tỉnh táo liếc nhìn thấy cốc “rượu vang” trong tay anh Thước sóng sánh sao mỡ gà, đồng chí cố vấn “hảo, hảo” gật đầu hai ba lần liền! “Cám ơn, cám ơn, chúng ta sẽ cùng uống. Và cho thêm tình thân mật, đồng chí nâng cốc cho tôi uống. Tôi cũng sẽ nâng cốc tôi mời đồng chí uống”. Vừa nói xong, đồng chí cố vấn tay phải cầm cốc rượu Rhum đưa vào tận miệng anh Thước, tay trái giơ ra kéo tay và cốc nước luộc gà của anh Thước vào tận môi mình, uống một hơi cạn sạch. Đồng thời ấn cốc rượu mạnh vào tận môi anh Thước ép uống. Anh trung đoàn trưởng của tôi bình thường đa mưu túc trí lúc này bị động quá. Không hiểu nghĩ thế nào anh đã dũng cảm uống một hơi cạn cốc rượu mạnh. Hai bên vui vẻ bắt tay nhau, cùng cám
40
ơn nhau và trung đoàn trưởng của tôi thủng thẳng đi xuống, cái đầu lắc lư, hai chân bắt đầu loạng choạng.
Rõ ràng lúc ấy Bác Hồ đang trao đổi gì đó với anh Trần Đăng Ninh và anh Hoàng Văn Thái. Nhưng câu chuyện của anh Thước đã không qua được mắt Bác. Và khi thấy tôi đi lên đỡ đón anh đang loạng choạng bước xuống thì Bác vẫy tôi lại và nói nhỏ:
- Chú ấy uống phải rượu Rhum rất nặng của Pháp rồi. Chú dìu chú ấy sang cái buồng bên cạnh đây này, để chú nghỉ tạm một lúc, không được để chú ra gió. Bao giờ tỉnh hãy cho chú về.
Bác quay lại trao đổi tiếp với anh Trần Đăng Ninh. Cuộc vui vẫn tiếp tục.
Mấy cặp cán bộ Việt Nam và cố vấn Trung Quốc thay nhau lên chúc rượu Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trưởng đoàn cố vấn. Bác tiếp rất vui vẻ và hỏm hỉnh, hoạt bát chọc vui mọi người. Chợt một đồng chí nào đó tinh nghịch nói vui với Bác:
- Thưa Bác! Quân dân ta đã có niềm vui lớn: biên giới đại thắng. Nhưng chúng cháu còn mong muốn một tin vui nữa...
Bác vui vẻ cắt lời:
- Thì các chú cứ đánh thắng tiếp nữa đi, sẽ có thêm nhiều tin vui nữa.
- Thưa Bác! Không phải thế ạ! Chúng cháu muốn có một tin vui khác nữa cơ... tin vui của riêng Bác... và
41
cũng là niềm vui của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng cháu...
Chừng như đã cảm nhận thấy vấn đề, Bác vui vẻ chặn lời ngay:
- Bác còn có niềm vui riêng nào ngoài niềm vui chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân?
Lấy hết can đảm đồng chí cán bộ nọ nói thật to:
- Niềm vui của chúng cháu bây giờ là muốn Bác có Bác gái ạ!
Tất cả mọi người nghe được cười vang và khen đồng chí ấy to gan thật! Mấy đồng chí cố vấn thấy quang cảnh vui vẻ hấp dẫn vội vàng gọi các đồng chí phiên dịch đến yêu cầu dịch ngay nội dung câu chuyện. Tin loan truyền rất nhanh đến các bàn toàn hội trường. Các đồng chí bỏ bát đũa chạy lại vây quanh Bác, tươi cười tưởng như vừa có tin mừng mới thật. Một đồng chí cố vấn Trung Quốc nghe thủng câu chuyện cũng bập bẹ một câu tiếng Việt Nam:
- Tề nghị Pác Hồ cới dợ ạ!
Mọi người lại vỗ tay cười vang. Bác ung dung trả lời:
- Cám ơn các chú đã quan tâm đến Bác. Nhưng các chú cứ lo phần các chú đi. Còn Bác đã già rồi. Đề nghị để cho Bác một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng.
Những tràng vỗ tay như sóng lại nổi lên sau lời nói đơn sơ mộc mạc đầy tình cảm của Bác.
42
Một đồng chí trong lúc cao hứng hô thật to:
- Biểu quyết! Ta biểu quyết đi thôi! Ai đồng ý Bác có Bác gái xin mời giơ tay hoặc vỗ tay tán thưởng.
Mọi người vui cười vỗ tay làm áp lực. Một số đồng chí hăng hái giơ cao tay: Đồng ý! Đồng ý!
Đồng chí Trần Canh trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc đứng ra lên tiếng:
- Tổ chức cách mạng chúng ta có nguyên tắc rõ ràng! Thiểu số phục tùng đa số. Cá nhân phục tùng tổ chức. Để nghị Bác nghiêm chỉnh chấp hành.
Lại vỗ tay rào rào. Câu chuyện thật hấp dẫn. Ai cũng muốn xem Bác giải quyết vấn đề này thế nào?
Bác giơ tay vẫy mọi người im lặng. Rồi nét mặt vẫn tươi cười rạng rỡ, Bác nói, ung dung rành rọt từng lời:
- Đúng là Đảng ta có nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, nhưng, đồng chí cố vấn ạ, đó là nguyên tắc để áp dụng cho công tác lãnh đạo, công việc cách mạng. Đảng không bao giờ áp đặt cho cá nhân ai về đời sống riêng tư của mình. Cám ơn đồng chí cố vấn. Cám ơn các đồng chí.
Bác lại cười thoải mái, rung cả chòm râu đốm bạc. Lại vỗ tay ầm ầm. Mọi người cười vui thoải mái. Cuộc vui lại tiếp tục.
Chiều 7 tháng 6 năm 1994
43
TÂN TRÀO THUỞ ẤY
Tôi còn nhớ mãi khu rừng già ấy nằm sâu giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang cũ, thuộc châu Tự Do, tức là huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang ngày nay.
Trước tổng khởi nghĩa 1945, châu Tự Do là khu an toàn của Trung ương Đảng, có cây đa Tân Trào, có đình Hồng Thái nơi Quốc dân đại hội họp, thành lập Chính phủ lâm thời và phát lệnh Tổng khởi nghĩa.
Trong kháng chiến chống bọn thực dân phản động Pháp xâm lược, châu Tự Do cũng nằm trong khu vực mà Hồ Chủ tịch và cơ quan Trung ương thường trú.
Mùa hè năm 1952, sau chiến dịch Hòa Bình ta thắng lớn, thị xã Hòa Bình và đường số 6 được giải phóng, Trung ương Đảng mở lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa 1. Một bộ phận quan trọng các đồng chí lảnh đạo chủ chốt của các Liên khu ủy và Tỉnh ủy, các cán bộ chủ chốt trong các ban ngành trực thuộc Trung ương và các cán bộ lãnh đạo chỉ huy chủ chốt cấp đại đoàn và trung đoàn trong quân đội được gọi về học.
Ba lô đeo sau lưng, ruột tượng gạo quanh bụng, súng lục bên hông, vượt qua những chặng đường dài
44
nguy hiểm, vất vả, nhưng đồng chí nào cũng hăm hở vui mừng nghĩ rằng lần này sẽ được anh Trường Chinh Tổng Bí thư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí chủ chốt trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp bồi dưỡng, sẽ được gặp mặt các đồng chí của chiến trường cả nước về và đặc biệt là sẽ được gặp Hồ Chủ tịch muôn vàn kính yêu, được sống gần và được hưởng sự giáo dục chăm sóc trực tiếp của Người.
Lớp học gồm một cơ quan hiệu bộ và năm chi bộ học viên. Mỗi chi bộ có 4-5 tổ Đảng, mỗi tổ Đảng cũng đồng thời là một tổ học tập gồm 9-10 người. Ba chi bộ 1-2-3 sống trong các lán dưới rừng cây bên kia suối, gần hội trường nhà ăn và cơ quan hiệu bộ. Chi bộ 4 của tôi và chi bộ 5 ở bên này suối. Rừng cây cao, các tán lá xanh phủ kín các mái nhà, hội trường, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, các đường đi lại và cả sân chơi, bãi bóng chuyền.
Tôi mới đến hôm trước thì hôm sau anh em đã xôn xao tin Bác Hồ đến kiểm tra công tác chuẩn bị. Chúng tôi bỏ cả công việc đào hầm trú ẩn, lội suối sang đi các lán tìm Bác, thì được tin Bác đã đi rồi. Tiếc quá! Chúng tôi đành đứng ngẩn người nghe các anh em may mắn gặp Bác kể lại chuyện. Khi kiểm tra nhà bếp Bác nhắc cần sửa lại bếp đun và ống tỏa khói ngầm để hạn chế hơn nữa khói bay lên dễ lộ bí mật phòng không. Bác lại nhắc đào thêm các hố cá nhân phân tán và ở mỗi đầu giường nằm đều có chỗ treo mũ, treo nón, treo bát ăn và chỗ cắm đũa vừa vệ sinh, vừa gọn gàng đẹp mắt.
Hai hôm sau lớp học khai giảng.
45
Vừa tập trung vào hội trường anh em đã bàn tán và nghiêng ngó nhìn xem Bác sẽ vào bằng cửa nào? Mọi người hồi hộp. Có đồng chí thú thật chưa được nhìn Bác thật gần. Có đồng chí xuýt xoa chưa được trực tiếp thấy Bác lần nào.
Chợt từ phía cuối lớp học tiếng vỗ tay rào rào nổi lên. Mọi người bật đứng dậy, xôn xao. Có tiếng rì rầm giữa các hàng ghế:
- Bác đâu? Tôi chưa nhìn thấy?
- Kia kìa! Bác đấy! Ồ tóc Bác bạc nhiều rồi! - Suỵt... Bác còn khỏe lắm, đi nhanh, mắt sáng ghê!
Bác nhanh nhẹn đi lên, theo sau là anh Trường Chinh, anh Hoàng Quốc Việt và anh Lê Văn Lương. Sau khi ra hiệu tay cho mọi người ngồi xuống, Bác hân hoan và chăm chú nhìn khắp các hàng ghế. Ai cũng cảm nhận rõ tình cảm âu yếm thân thương của Bác hướng đúng vào mình.
Cất tiếng ấm và vang, Bác hỏi:
- Các cô chú các chiến trường xa: mời lần lượt đứng dậy để các đồng chí toàn Đảng và cả nước thấy mặt. Các cô chú Bình Trị Thiên đâu?
Theo mỗi lần Bác gọi các đồng chí chiến trường Bình Trị Thiên, các đồng chí khu 5 và cực Nam Trung bộ, các đồng chí chiến trường Nam bộ xa xôi, các đồng chí chiến trường Hạ Lào và Đông Miên, các đồng chí chiến trường Trung Lào và Thượng Lào lần lượt đứng dậy vừa cười vừa
46
xúc động nhận cái nhìn vô cùng yêu thương của Bác và những tình cảm thân thương dạt dào của toàn lớp học.
Bác hoan nghênh tất cả cán bộ về học: Bác đặc biệt vui mừng thấy các đồng chí cán bộ ở các chiến trường xa đã trèo đèo lội suối, vượt qua bao vất vả gian khổ nay đã an toàn về đây học.
Bác nói vắn tắt mục đích yêu cầu của lớp học, quyết tâm của Trung ương mở lớp học rất quan trọng này giữa lúc cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn gay go quyết liệt. Bác khuyên chúng tôi toàn tâm toàn ý học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xứng đáng là những đảng viên ưu tú của Đảng, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ mau tới thắng lợi.
Cho đến nay, điểm lại từ khi mới nhìn thấy Bác lần đầu năm 1945 đến 1969 lúc Bác vĩnh viễn ra đi, suốt 25 năm hoạt động cách mạng ấy tôi may mắn, hạnh phúc được gặp Bác gần bốn chục lần, nhưng chưa bao giờ như ở lớp học này, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng rưỡi tôi đã được thấy Bác hơn chục lần. Bác thường sang nghe giảng bài, dự thảo luận ở hội trường. Bác trực tiếp giảng bài đạo đức cách mạng. Tôi còn nhớ Bác nói nhiều về chống tham ô, lãng phí, quan liêu, bệnh làm quan cách mạng, xa rời quần chúng, ức hiếp nhân dân, càng có chức có quyền trong tay càng cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, tránh đi vào con đường vinh thân, phì gia, thoái hóa, biến chất.
Có hôm Bác sang vào giữa lúc chúng tôi ăn cơm, đi một số bàn trực tiếp hỏi ăn có đủ no không? Thức ăn
47
có hợp khẩu vị không? Bác khen ngợi và bày cách cải thiện các món ăn cho các anh chị em nhà bếp.
Có tối Bác sang xem phim với chúng tôi. Bác vừa bước vào mấy đồng chí đã mời Bác vào chỗ, Bác không vào ngồi ngay mà đứng quan sát một lượt và Bác nhắc: cả lớp mấy trăm chú, chỉ có dăm sáu cô mà các chú cũng chẳng đành cho mấy chỗ tốt? Bác lại hỏi các cô chú nhà bếp đâu? Các cô chú suốt ngày quần quật, nóng nực vất vả. Lúc có phim lớp học phải mời vào chỗ chu đáo. Từ đó thành lệ, các buổi xem phim các chị phụ nữ và các đồng chí nhà bếp bao giờ cũng được dành chỗ tốt.
Bất kỳ lúc nào, ở đâu, hễ có Bác là có không khí đầm ấm thân thương bao trùm lên tất cả. Mỗi lời nói, việc làm cho dù vui cười hóm hỉnh của Bác đều mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc làm cho chúng tôi sau đó nhắc nhở nhau nhớ mãi không thôi.
Thấy Bác luôn đến thăm lớp học, tôi nghĩ chắc Bác cũng ở gần khu vực này. Một hôm, nhân chuyện hai con bò của nhà bếp giao cho chi bộ chúng tôi giữ, đi lạc đâu mất; tôi và đồng chí S xung phong đi tìm. Lúc đó đã tan giờ học chiều. Lang thang chừng hai cây số chúng tôi đã thấy từ xa hai con bò buộc chung dây đang nhũng nhẵng vừa đi vừa gặm cỏ. Yên chí rồi, chúng tôi chẳng ai bảo ai nhưng cùng đưa mắt quan sát từng khu vực.
Chúng tôi chợt dừng lại trước một cảnh đẹp: con suối nhỏ nước sâu trong vắt chảy quanh một sườn đồi. Bên kia suối là những khóm trúc xinh đẹp, cành lá nhẹ đung đưa trong gió. Ánh chiều vàng còn rớt lại trên ngọn bụi
48
trúc xanh; một cây cầu bắc ngang suối bằng 3 cây bương to và dài. Cầu có thành tay vịn và mang dáng dấp cổ rất nên thơ. Các cọc chân cầu dầm mình trong nước trong vắt, mấy con cá nhỏ lượn lờ. Bên kia suối, ẩn mình dưới những khóm trúc là mấy căn nhà nhỏ bằng tre nứa lợp lá cọ nhìn ra một mảnh đất nhỏ có 3 luống rau và những luống sắn xanh mướt. Một ông cụ già đang cúi xuống xỉa một cái bay vào đất vun gốc cho những cây cải xanh tươi. Bác! Đúng Bác rồi!
Tôi đưa mắt nhìn S rồi cả hai mon men đi tới đầu cầu. Đang sắp sửa bước chân lên cầu thì từ đầu cầu bên kia, giữa khóm trúc một người dáng dấp bộ đội đứng đấy đã từ lâu mà bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy.
- Hai đồng chí đi đâu đấy?
Bị hỏi bất ngờ, tôi lúng túng đáp:
- Chào đồng chí! Chúng tôi đi tìm hai con bò đi lạc từ trưa.
- Bên này không có con bò nào đâu! Ở bên kia kìa có hai con bò đang gặm cỏ đấy.
S kéo tay tôi quay trở lại miệng thì thào:
- Giữa cuộc kháng chiến ác liệt mà Bác vẫn ung dung thanh thản thật.
Lại một lần, Bác làm việc ở lớp học suốt buổi sáng. Chúng tôi ăn cơm trưa đã xong mà chưa thấy Bác cưỡi ngựa ra về. Đoán là Bác ở lại ăn cơm ở hiệu bộ, nghỉ trưa rồi chiều lại làm việc tiếp, tôi và S cứ luẩn quẩn ra
49
vào xem Bác ăn cơm ở đâu? Anh Lê Văn Lương đi qua gặp nhắc chúng tôi về nghỉ trưa, chiều còn thảo luận tiếp. Tôi lội suối ra về. S còn loanh quanh ở lại. Đang ngủ ngon giấc thì S đến kéo chân tôi dậy và nói thầm:
- Dậy mau. Bác sắp sửa đi tắm, tớ biết chỗ. Đi mau.
Hai thằng men dọc theo bờ suối lên phía đầu nguồn khoảng 600-700 mét. S ngắm địa hình địa vật rồi kéo tay tôi chui vào một bụi rậm ngay gần bờ suối, chỉ độ mươi phút sau đã thấy Bác lững thững đi tới bên kia bờ suối tay cầm chiếc khăn mặt đỏ. Đi sau là đồng chí công vụ.
Và lần thứ hai, tôi và S lại giao kèo với nhau là không được lộ bí mặt với bất kỳ ai.
Thấm thoát lớp học đã hơn hai tháng. Đã đến thời kỳ kiểm điểm tư tưởng. Bác tổ chức một buổi nói chuyện vui cho chúng tôi thư giãn. Bác kể chuyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Không ngờ cũng là chuyện động viên chúng tôi phân rõ đúng sai kiểm điểm cho tốt.
Và đã đến ngày tổng kết lớp học, mãn khóa, ra về!
Sau báo cáo tổng kết của anh Lê Văn Lương, Bác nhất trí đánh giá lớp học đã thành công tốt đẹp, vui vẻ khen ngợi kết quả phấn đấu của mọi người. Bác biểu dương chúng tôi học tập tốt, đoàn kết kỷ luật tốt, biểu dương các đồng chí hiệu bộ đã tận tình phục vụ và thưởng quà cho các đồng chí ở bộ phận nấu ăn.
Bác nhắc chúng tôi khi ra về phải báo cáo lại kết quả với cấp ủy các địa phương, ra sức giúp đỡ đơn vị và địa phương tổ chức các lớp học cho các đồng chí không có
50
điều kiện về Trung ương học. Học phải đi đôi với kiểm tra tư tưởng và vận dụng trong hành động thực tế, thúc đẩy đội ngũ cán bộ đảng viên ta đi đầu đưa cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi.
Bác giữ các đồng chí chiến trường xa ở lại mấy ngày nữa, tiếp tục làm việc và nhận thêm chỉ thị của Trung ương.
Bác nói lời từ biệt tất cả chúng tôi, chúc chúng tôi lên đường khỏe mạnh và qua chúng tôi Bác gởi lời thăm hỏi ân cần đến Đảng bộ chính quyền, chiến sĩ và đồng bào. Chúc các địa phương thi đua giết giặc lập công đẩy mạnh cuộc kháng chiến mau chóng đến thắng lợi hoàn toàn.
Giơ tay vẫy chúng tôi Bác đã bước đi, lại còn ngoảnh lại nhắc thêm: đi đường phải có tổ chức - bí mật - cảnh giác và đảm bảo an toàn.
Ba lô trên lưng, ruột tượng gạo quanh bụng, súng lục sau hông, chúng tôi lại hăm hở lên đường ra tiền tuyến.
Đi đã xa tôi còn ngoảnh lại mấy lần nhìn khu rừng già mà ở đấy chúng tôi đã được sống những ngày đầy hạnh phúc trong tình Đảng và lòng dân, sống những ngày ấm cúng trong đại gia đình với người cha vô cùng thương mến.
Đêm 25 tháng 6 năm 1992
51
Chủ tịch Hồ Chi Minh đến thăm các chiến sĩ lực lượng phòng không bảo vệ Thủ đô (25-9-1966).
52
BÁC HỒ KỂ CHUYỆN
TÂY DU KÝ
Lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa I năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc gần kết thúc. Các chi bộ đang chuẩn bị bước vào kiểm điểm tư tưởng. Có thông tin của hiệu bộ mời tất cả học viên tối hôm đó lên hội trường gặp Bác.
Vừa bước lên bục, Bác đã vẫy tay làm hiệu cho mọi người thôi vỗ tay, ngồi xuống. Bác tươi cười nói ngay:
- Mấy hôm nay các cô các chú học và chuẩn bị kiểm điểm tư tưởng hơi căng thẳng. Để thư giãn đôi chút, Bác có ý định là tối hôm nay nghỉ học để Bác cháu ta nói chuyện vui. Các cô các chú có đồng ý không?
- Đồng ý! Có ạ!
- Hoan hô sự nhất trí của các cô, các chú. Thế trong các cô các chú những ai đã đọc truyện Tây du ký?
Nhiều cánh tay giơ cao, Bác nhìn một lượt gật đầu:
- Nhiều cô chú đã đọc. Tốt! Thế thì ai có thể kể lại chuyện Tây du ký cho cả lớp nghe? Tất nhiên là tóm tắt thôi.
53
Mấy cánh tay giơ lên lại hạ xuống chỉ còn mình anh Tôn Quang Phiệt ngồi ngay ở hàng ghế đầu, sát cạnh tường.
- Ai đấy? Chú Phiệt đấy à? Hoan hô chú Phiệt! Mời chú lên đây kể cho cả lớp nghe - Bác hạ thấp giọng khi thấy anh Phiệt đang đi lên - kể tóm tắt độ mươi, mười lăm phút thôi. Rồi chú rút ra ý kiến cho lớp học.
Cả lớp cười ồ. Truyện Tây du ký dài lại nhiều chương mục làm sao kể tóm tắt trong mười lăm phút? Lại còn rút ra bài học?
Anh Phiệt đưa tay lên gãi đầu, gãi tai lúng túng nói: - Thưa Bác, thưa các đồng chí!
Rồi anh bỗng im bặt. Trong lớp bắt đầu có tiếng cười nhỏ.
Bác cũng giơ tay lên làm động tác gãi đầu gãi tai và nhại vui theo giọng anh Phiệt.
- Thưa Bác! Thưa các đồng chí! Được rồi! Chú cứ bĩnh tĩnh nói tiếp đi.
Cả lớp cười. Anh Phiệt ngoẹo đầu và đan hai bàn tay vào nhau:
- Bác bảo tôi kể chuyện Tây du ký.
Bác lại bắt chước anh Phiệt cũng ngoẹo đầu và đan hai bàn tay vào nhau nói theo giọng anh Phiệt:
- Bác bảo tôi kể chuyện Tây du ký! Tốt lắm! Chú tiếp tục đi. Mạnh dạn lên.
54
Cả lớp lại cười thoải mái. Anh Phiệt bẻ hai bàn tay kêu rôm rốp làm vẻ mặt đau khổ rất buồn cười:
- Nhưng chuyện tôi đọc cũng lâu rồi...
Bác lại bẻ hai bàn tay vào nhau và cũng làm vẻ mặt đau khổ rất buồn cười và nhắc lại:
- Nhưng chuyện tôi đọc đã lâu rồi...
Cả lớp lại phá lên cười. Anh Phiệt còn đang ngập ngừng chưa biết tiếp tục làm sao thì Bác bỗng nói tiếp:
- Vậy thì tôi xin kể một tý.
Bác đằng hắng giọng rồi đọc dồn cả bốn câu: - Các cô các chú nghe này:
‘Thưa Bác, thưa các đồng chí
Bác bảo tôi kể chuyện Tây du ký
Nhưng chuyện tôi đọc đã lâu rồi
Vậy thì tôi xin kể một tý”.
Chú Phiệt xuất khẩu thành thơ! Hoan hô chú Phiệt! Cả lớp vỗ tay rầm rầm hoan hô Bác, hoan hô anh Phiệt.
Bác ra hiệu cho mọi người yên lặng. Bác ngồi xuống ghế và giơ tay về phía anh Phiệt:
- Bây giờ chú bắt đầu kể đi.
Anh Phiệt có trí nhớ rất tốt Anh kể cũng khá khúc chiết rõ ràng nhưng cả lớp ai cũng lo vì lối kể dềnh dàng của anh làm sao đáp ứng yêu cầu của lớp học: kể tóm tắt mươi, mười lăm phút, lại còn phải rút ra bài học? Anh kể từ Đường Tăng nhận nhiệm vụ của vua Đường
55
Thái Tông đi sang Tây Trúc Ấn Độ đem bộ kinh nhà Phật về. Rồi anh say mê lao vào chuyện con khỉ thần bị nhốt dưới núi Ngũ Hành đã năm trăm năm. Hôm ấy Đường Tăng đi qua, con khỉ thần gọi: “Sư phụ ơi! Sư phụ cứu con ra, con sẽ đi theo và bảo vệ sư phụ sang Tây Trúc”...
Bắt đầu có tiếng xì xào, một người nhắc to: - Tóm tắt thôi!
Anh Phiệt kể tiếp chuyện Đường Tăng mất trộm áo cà sa ở Viện Quan Âm... Ngoảng một cái mười lăm phút đã trôi qua, anh vẫn sa lầy ở chương “Tôn Hành Giả đại náo núi Hắc Phong, Quan Thế Âm thu phục yêu tinh gấu” nghĩa là mới chỉ khoảng mười phần trăm bộ truyện. Anh em lại nhắc:
- Đừng sa lầy vào sự việc! Tóm tắt nhanh đi!
- Thế này thì đến sáng cũng chưa xong, và làm sao rút ra bài học?
Anh chị em cùng cười. Có lẽ anh chị em cũng giống tôi: nghi ngờ về cách kể làm sao chỉ có mười lăm phút? Và rồi rút ra cái gì cho lớp học? Vừa nghi hoặc, vừa tò mò. Anh Phiệt thấy bế tắc đã ngừng kể nhưng vẫn đứng nhe răng cười và lại gãi tai:
- Kể tóm tắt mười lăm phút khó quá! Xin mời Bác ạ. Cả lớp hoan nghênh ý kiến anh Phiệt lại vỗ tay rầm rầm: - Mời Bác kể ạ! Mời Bác kể ạ.
Bác đến bên micro, bắt tay anh Phiệt. Bác khen anh có trí tốt và kể chuyện hay. Tuy nhiên vận dụng vào hoàn
56
cảnh lớp chỉ có một, hai tiếng tối nay thì không thể như người đứng giữa rừng tả từng cây một. Phải lui ra thật xa hoặc đứng ở một điểm cao để có cái nhìn bao quát cả cánh rừng. Cám ơn chú Phiệt, cả lớp vỗ tay cám ơn anh Phiệt. Bác lại nói tiếp:
- Cô chú nào xung phong lên kể thật tóm tắt rồi nói lên một vài vấn đề có thể rút ra cho lớp học?
Cả lớp cười rúc rích và không có ai giơ tay. Bác lại khuyến khích:
- Bác tin là nhiều cô chú có thể làm được việc này.
Từ cuối lớp một đồng chí đứng dậy, không phải là nhận kể chuyện mà nói thật to:
- Thưa Bác! Chúng cháu muốn được nghe Bác trực tiếp kể và nói lên ý nghĩa của câu chuyện với những người cách mạng chúng ta. Xin mời Bác ạ!
Lớp học vỗ tay rầm rầm tăng thêm sức mạnh cho lời đề nghị này. Bác ôn tồn nói:
- Kể ra tự các cô các chú kể lấy thì tốt hơn. Nhưng các cô các chú muốn nghe Bác kể thì cũng được.
Bác lại cười rất hồn nhiên. Và quay về phía anh Phiệt ngồi, Bác cười, rồi đột nhiên Bác vào đề một cách hóm hỉnh:
- Thưa tất cả các đồng chí.
Các đồng chí yêu cầu tôi kể chuyện Tây du ký. Do ít thời gian và các đồng chí đều đã đọc rồi. Vậy thì tôi chỉ tóm tắt, kể một tí!
57
Cả lớp học lại cười vỡ ra, hả hê, thoải mái. Bác cũng cười rồi giơ tay vẫy ra hiệu im lặng. Rỗi với một dáng điệu ung dung thoải mái rất tự nhiên Bác bắt đầu kể:
- Từ khi loài người bắt đầu có óc tư hữu thì sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Xã hội chia ra kẻ giàu người nghèo, có áp bức bóc lột, bất công. Huyền Trang Đường Tam Tạng là một vị chân tu có bản chất rất tốt, có lòng nhân hậu vị tha sẵn sàng hỷ xả. Ông rất muốn chống áp bức bóc lột bất công, giải quyết bao điều ngang trái trong xã hội nhưng lúc đó chưa có học thuyết cách mạng dẫn đường, ông thành tâm tin vào sức mạnh cảm hóa loài người của đạo Phật, ông nhận nhiệm vụ của vua trao cho, đi sang Tây Trúc Ấn Độ đem kinh nhà Phật về truyền bá cho thiên hạ thì có thể cảm hóa được mọi người bỏ điều ác theo điều thiện, thương yêu nhau, sống hòa thuận trong xã hội nhà Phật.
- Đường đi từ Trung nguyên Trung Quốc sang Tây Trúc Ấn Độ rất dài, trải qua thiên sơn vạn thủy, biết bao vất vả gian truân. Biết bao rừng núi sông hồ, lam sơn chướng khí, lại phải đương đầu chống chọi với biết bao yêu quái hồ ly, nhiều phen tính mạng tưởng như ngàn cân treo sợi tóc. Sau 14 năm trời đằng đẳng, tức là 5.048 ngày đêm lặn lội, thầy trò Đường Tăng đã vượt qua mười vạn tám ngàn dặm đường, chịu đựng đủ 81 tai ương hiểm nghèo do đủ các loại yêu quái gây ra. Cuối cùng thầy trò Đường Tăng đã đến được núi Linh Sơn, vào chùa Lôi Âm, đến trước Điện Đại Hùng gặp Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni và nhận đủ 55 bộ kinh gồm
58
5.048 quyển đem về truyền bá ở Trung Quốc. Sự nghiệp cao cả của thầy trò Huyền Trang đã hoàn thành.
Nghe Bác kể đến đây mọi người ngạc nhiên nhìn nhau rồi lại nhìn Bác không ngờ rằng chuyện Tây du ký dài là thế và ngổn ngang sự kiện lại có thể gói gọn nhanh chóng gọn gàng chỉ trong 7, 8 phút như vậy.
Bác nhìn xuống bao quát lớp học rồi lại ôn tồn nói tiếp:
- Tây du ký là một pho truyện rất dài. Nội dung gồm nhiều sự kiện đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, rất hấp dẫn và thú vị, nhiều đoạn rất ly kỳ nối tiếp nhau diễn ra. Đọc xong mỗi hồi, mỗi sự kiện thì mọi người đều có thể rút ra những suy nghĩ phù hợp với mình, ở lớp chỉnh Đảng này, học Đường lối cách mạng Việt Nam, xác định lập trường quan điểm tư tưởng và phương hướng hành động cho mình thì về góc độ các cô, các chú có thể tìm thấy ở Tây du ký nhiều vấn đề có ý nghĩa bổ ích.
Các cô các chú cứ suy ngẫm mà xem, có phải Huyền Trang Đường Tam Tạng là một con người có lập trường vô cùng kiên định không? Nhận thức được sứ mạng cao cả, Huyền Trang đã xác định được quyết tâm sắt đá và trong mọi hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm vẫn tâm niệm một điều là cố gắng đến cùng đi tới đích. Cái lập trường kiên định đó, cái quyết tâm sắt đá đó, lại được cái đức độ cao cả không tham danh vọng tiền tài và mọi lạc thú thấp hèn đã tạo nên ở Huyền Trang Đường Tam Tạng một bản lĩnh rắn chắc để vượt qua tất cả, tạo nên cái “bất biến” để đương đầu đối phó với cái “vạn biến”. Vấn
59
đề rút ra có thể hàng trăm, hàng ngàn nhưng theo cá nhân Bác thì vấn đề kiên định lập trường là vấn đề nổi trội lên trong Tây du ký. Tất nhiên ở mỗi góc độ khác nhau người ta có thể rút ra những vấn đề thú vị khác nhau. Nhưng với lớp học Đường lối cách mạng Việt Nam chúng ta hôm nay thì đó là cái thu hoạch quý giá nhất.
Anh chị em chúng tôi lúc này mới hiểu ra ý đồ giáo dục của Bác qua câu chuyện vui, giải trí để thư giãn đôi chút, sau những ngày học tập và chuẩn bị kiểm điểm tư tưởng. Mọi người vui cười hể hả và rất đồng tình với câu chuyện Bác nêu. Đã sắp quay về chỗ ghế ngồi, Bác quay lại đứng trước micro vẫy tay ra hiệu cho mọi người im lặng rồi Bác vui vẻ tiếp lời:
- Các cô các chú có nhớ một tình tiết nhỏ trong Tây du ký rất buồn cười về cái đuôi của Tôn Hành Giả không? Bác không nhớ rõ ở chương mục nào, kể thầy trò Đường Tăng sau mấy trận chiến đấu ác liệt với một bọn ma giáo nào đó mà không thắng nổi nó. Tề Thiên Đại Thánh mới vận dụng phép thần thông biến mình thành ngôi đình ngay cạnh đường đi, mưu tính rằng khi bọn ma vương đuổi đến đây mệt nhọc thấy cái dinh mát mẻ sẽ vào nghỉ. Khi đó Tề Thiên Đại Thánh sẽ làm sập ngôi đình đè chết bẹp bọn ma vương. Ai cũng rõ Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ tu hành đắc đạo, có phép biến hóa thần thông. Nhưng vì công quả tu hành chưa triệt để nên cái đuôi con khỉ vẫn còn. Khi Tôn Ngộ Không muốn biến mình thành cái đình thì chỉ có thân mình biến thành cái đình. Còn cái đuôi khỉ chưa tu hành đắc đạo vẫn lòi
60
ra. Tôn Ngộ Không bèn biến cái đuôi đó thành cái cột cờ đằng sau đình. Khi bọn ma vương kéo đến định vào đình nghỉ, nhưng cái tên ma vương quỷ quái ấy bỗng phát hiện ra cái cột cờ, lẽ ra phải ở trước đình - thì lại ở sau đình. Lập tức nó hiểu cái cột cờ sau đình đó chính là cái đuôi của Tôn Ngộ Không và cái đình chính là một cái bẫy. Chúng không vào, không bị sập bẫy và mưu mô Tôn Ngộ Không đã thất bại. Nhớ đến tình tiết này, Bác buồn cười nghĩ vui rằng nếu người cách mạng chúng ta không tích cực tu dưỡng mình, không triệt để đấu tranh cắt bỏ cái đuôi thói hư tật xấu thì rồi cũng có phen cái đuôi nhỏ ấy sẽ gây hậu quả không lường.
Chúng tôi lại phá ra cười. Có đồng chí cười ngặt nghẽo. Có đồng chí đấm nhau thùm thụp, miệng kêu to: Đúng quá! Đúng quá! Có đồng chí vui đùa giả vờ sờ vào lưng nhau để xem cái đuôi “tạch tạch sè” còn dài bằng nào?
Buổi nói chuyện vui dài không quá 60 phút mà tác động sâu sắc đến người nghe. Trên đường lội suối về lán, lúc ngồi uống nước, hút thuốc, lúc mắc màn, cũng như khi đã lên giường nằm mà chuyện vui vẫn còn rả rích tiếp tục.
Tháng 7 năm 1992
61
HỎI NHÀ SƯ MUA LƯỢC
Tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa I, giờ nghỉ học, tất cả chúng tôi quây quần quanh Bác trò chuyện vui vẻ. Chợt hai chị phụ nữ dắt tay nhau chen vào hỏi Bác:
- Thưa Bác! Trong đời sống gia đình, khi người vợ đã góp ý nhiều lần với anh chồng mà không được thì phải xử sự thế nào ạ?
Bác nhìn hai chị và hóm hỉnh đáp:
- Cô nên hỏi các chú có vợ này. Chuyện quan hệ vợ chồng mà cô hỏi Bác thì có khác gì hỏi nhà sư mượn lược.
62
BỆNH DÙNG DANH TỪ
Trong một hội nghị quân sự cao cấp tại Hà Nội, thấy mấy đồng chí cán bộ hay dùng danh từ, Bác thân mật nói:
- Các chú này, một chuyện nhỏ nhưng tiện đây Bác cũng nói luôn. Gần đây cán bộ ta dùng danh từ lủng củng khó hiểu, có lẽ cho rằng như thế mới oai. Bệnh này ngành đường sắt mắc nặng. Mà quốc phòng các chú cũng chẳng chịu thua. Nào là: liệt xa đoạn ư? liệt xa viên ư? liệt xa cung ứng trạm ư? Chẳng ai hiểu là cái gì? Còn quân sự thì chữ “khoảng cách” có tội tình gì mà các chú chê không dùng lại phải nói chữ “cự ly”. Đồng chí giữ ngựa nôm na ai cũng hiểu nhưng có lẽ nói thế không oai nên các đồng chí thích dùng chữ giám mã.
Mọi người đều cười, Bác tiếp:
- Tất nhiên với những chữ Hán đã Việt hóa và dùng quen rồi trở thành tiếng Việt thông dụng thì ta cứ dùng không việc gì phải chữa lại, thí dụ: chữ độc lập, ưu điểm, khuyết điểm dân ta đã quen dùng. Nếu ta tránh đi mà lại hô là Việt Nam “đứng một” muôn năm thì chẳng ra sao. Lại như nói: tôi có khuyết điểm... mà lại chữa đi thành
63
tôi có “lỗ hổng” thì thật buồn cười, và khi nói đồng chí nữ nào đó có khuyết điểm thì sẽ ra sao?
Hồ Chủ tịch cùng với các đồng chí trong Đảng ủy Quân chủng
Phòng không - Không quân nghe giới thiệu về chiếc máy bay
trinh sát không người lái BQM. Người đứng cạnh bên phải là đồng
chí Đặng Tánh, Bí thư Đảng ủy - Người đứng bên phải Bác, cách
một người là Trần Văn Giang.
64
BA CÂU HỎI CỦA BÁC HỒ
Anh Tạ Xuân Thu cục trưởng kiêm bí thư ban cán sự Đảng cục Hải quân Việt Nam kể chuyện với tôi về 3 điều thắc mắc của Bác Hồ. Bác hỏi Tổng cục chính trị 3 câu, Tổng cục còn khất Bác vì còn phải đi nắm lại
tình hình thật chính xác để báo cáo lại với Bác: 1. Đơn vị bộ đội nào đóng quân ngay ở bìa rừng mà phải mua củi về đun bếp?
2. Đơn vị bộ đội nào ngoài cụm đảo ở vùng Đông Bắc mà anh em phải ăn cá hộp?
3. Trong đội ngũ cán bộ chiến sĩ tấn công đốt cháy mấy chục máy bay ở sân bay Cát Bi phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa đến nay vẫn còn 1 số đồng chí là chiến sĩ? Nếu đơn vị không bồi dưỡng sử dụng được thì yêu cầu gởi trả lại các đồng chí này về cho Bác.
65
THÀNH KHẨN TIẾP THU SỰ PHÊ BÌNH CỦA ĐỒNG CHÍ LÀ CÁI THƯỚC ĐO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, TINH THẦN VÌ DÂN VÌ NƯỚC CỦA MỖI CÁN BỘ
Năm 1968 Đảng ủy quân chủng Phòng không - Không quân họp kiểm điểm sự lãnh đạo của tập thể Đảng ủy và kiểm điểm riêng từng đồng chí. Cả ngày hôm trước mới xong phần kiểm sự lãnh đạo tập thể của Đảng ủy và góp ý kiến vào bản tự kiểm của anh Đặng Tính - bí thư Đảng ủy và anh Phùng Thế Tài - Tư lệnh.
Vào đầu cuộc họp tiếp sáng hôm sau, anh Đặng Tính vui vẻ thông báo hôm nay vào 9 giờ Hồ Chủ tịch sẽ xuống Quân chủng ta. Bác muôn nghe giới thiệu về chiếc máy bay trinh sát điện tử không người lái chúng ta mới bắn rơi gần như còn nguyên vẹn. Xin mời các đồng chí trong Đảng ủy làm việc đến 9 giờ kém 10 phút thì chúng ta cùng tiếp Bác và cùng với Bác nghiên cứu chiếc máy bay BQM này.
Đúng 9 giờ Bác đến. Bắt tay chúng tôi, Bác liền hỏi từ sáng đến giờ các chú làm gì?
Anh Tính trả lời:
66
- Thưa Bác, Đảng ủy quân chủng đang họp kiểm điểm Đảng ủy và góp ý kiến phê bình các đảng ủy viên ạ.
- Tự phê bình và phê bình à? Tốt! Thành chế độ thường xuyên được thì càng tốt.
Anh Phùng Thế Tài rót nước bưng đến mời Bác. Bác hỏi liền:
- Chú Tài đã tự phê bình chưa? - Bác chỉ tay vào anh Tài rồi cười bảo - Ông tổ cáu gắt đấy nhé! Gần đây có tiến bộ không đấy?
- Thưa Bác! Cháu mới kiểm điểm xong hôm qua. Lần này cháu có tiến bộ so với trước nhưng cháu vẫn còn nhiều khuyết điểm lắm. Lần kiểm điểm nào cháu cũng được các đồng chí trong Đảng ủy ưu tiên dành cho nhiều thời gian nhất.
Lần lượt nhìn tất cả chúng tôi, một cái nhìn đầy thương yêu và độ lượng, Bác ôn tồn nói:
- Vì lợi ích cách mạng, vì yêu thương đồng chí, các chú cần thẳng thắn phê bình nhau. Phê bình là điều rất cần thiết. Nhưng điều cần thiết quyết định nhất lại là tinh thần thành khẩn tiếp thu sự phê bình của đồng chí, đồng đội - Đó cũng là cái thước đo đạo đức cách mạng, tinh thần vì nước vì dân của mỗi cán bộ.
67
Hồ Chủ tịch chúc Tết cán bộ chiến sĩ
Quân chủng Phòng không - Không quân đầu xuân 1969
(Trần Văn Giang đứng giữa, cách Bác một người về phía bên trái).
68
BÁC HỒ VỚI SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HÀ NỘI
Cuối năm 1964, cách mạng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi cực kỳ to lớn. Hòng cứu vãn bè lũ tay sai đang hấp hối, đầu năm 1965 Mỹ ồ ạt đổ quân vào trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng lực lượng của không quân và hải quân Mỹ. Thủ đô Hà Nội bị trực tiếp uy hiếp và trở thành con bài mặc cả của Mỹ trên bàn thương lượng; nếu Hà Nội tiếp tục tiến công trên chiến trường miền Nam thì miền Bắc, kể cả thủ đô Hà Nội «sẽ quay trở lại thời kỳ đồ đá».
Quán triệt tư tưởng của Bác Hồ: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng miền Nam”, đi đôi với việc đẩy mạnh thế tấn công trên chiến trường, các lực lượng phòng không không quân được phát triển mạnh trên miền Bắc và 19-5-1965, đúng vào năm thứ 75 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ trái tim của cả nước, bảo vệ trung tâm kinh tế văn hóa, bảo vệ cơ quan đầu não cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân ta đang thực hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải
69
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi được vinh dự điều về làm chính ủy kiêm bí thư Đảng ủy sư đoàn này.
Sinh sau, đẻ muộn nhưng các lực lượng phòng không không quân trong đó có sư đoàn Phòng không Hà Nội rất được Bác thương yêu và quan tâm săn sóc. Đúng như lời Đại tướng Tổng Tư lệnh viết về Bác: “Tấm lòng của Bác đối với bộ đội là tấm lòng của Người cha. Bác vạch đường chỉ lối Bác khuyến khích động viên, Bác giáo dục nhắc nhở. Những lời giáo huấn, những cử chỉ ăn cần của Bác bao giờ cũng chứa đựng những bài học súc động, său sắc. Tất cả đều vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tất cả đều nhầm xây dựng con người mới Việt Nam”. Chúng ta đều đã được chiêm nghiệm: những lời nói của Bác trước sau đều đã trải qua suy ngẫm cực kỳ chính xác; tất cả đều là những đạo lý vàng ngọc; tất cả đều là những chân lý tuyệt vời soi sáng những bước đi cho chúng tôi, cho tất cả chúng ta quân dân trong cả nước.
Ngày 18 tháng 7 năm 1965 khi Mỹ cho 30 máy bay B52 ném bom rải thảm vùng Trảng Lớn, Bến Cát thì ngày 19 tháng 7 năm 1965 đến thăm Đại đội 1. Trung đoàn Phòng không H34 Hà Nội. Bác đã tuyên bố:
- “Dù đế quốc Mỹ lắm súng nhiều tiền, dù chúng có máy bay B57, B52 hay B gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy lính Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh! Mà đã đánh ta nhất định thắng”. Hôm ấy Bác đã chia thuốc lá cho các chiến sĩ Phòng không Hà Nội ngay trên mâm pháo và quanh ụ pháo. Một câu nói tưởng như bình thường, một việc làm gần như giản dị mà toát lên
70
một phong thái ung dung tuyệt vời, một quyết tâm cao cả, một lòng tin sắt đá của cả dân tộc.
Ngày 12-4-1966, B52 ném bom đèo Mụ Giạ tỉnh Quảng Bình. Bác chỉ thị cho đồng chí Đặng Tính, chính ủy Quân chủng phòng không - không quân:
- “B52 đã ném bom miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được B52! Trách nhiệm này Bác giao cho các chú Phòng không - không quân”.
Ngày 17 tháng 7 năm 1966, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc ngoại vi Hà Nội và thành phố Hải Phòng Bác ra lời kêu gọi toàn dân:
- “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và 1 số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập - tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Trong lời kêu gọi lịch sử này nơi bật lên chân lý vĩ đại sáng ngời: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” động viên thôi thúc toàn thể quân dân ta tiếp tục xông lên đánh Mỹ cho đến thắng lợi hoàn toàn - quyết tâm sắt đá sẵn sàng hy sinh tất cả! Sẵn sàng vượt qua mọi hy sinh tổn thất ác liệt lâu dài cho đến thắng lợi hoàn toàn! Những lời kêu gọi như những hồi kèn xung trận thôi thúc quân dân ta dũng mãnh xông lên diệt giặc; đồng thời như những dòng nước lạnh xối xả dội lên những cái đầu nóng của quân xâm lược! Mở chiến tranh phá hoại miền Bắc kể cả thủ đô Hà Nội không hề mảy may gây được sức ép với ta không thể lung lạc được quyết tâm của ta.
71
Trong những đợt chiến đấu ác liệt của quân dân thủ đô, Bác luôn luôn theo dõi sâu sát động viên kịp thời. Ngày 6 tháng 5 năm 1967 Hồ Chủ tịch ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập và gửi thư khen quân và dân Hà Nội. Ngày 19-5-1967 Người giữ 3 lẵng hoa tặng cho trung đoàn H20, trung đoàn H34, và trung đoàn H36 đã lập công xuất sắc trong đầu tháng 5 lịch sử.
Tháng 7 năm 1967 thời tiết Hà Nội đặc biệt nóng. Những ngày này Bác vẫn sống và làm việc tại Hà Nội. Người rất quan tâm đến bộ đội phòng không ngồi trên mâm pháo nóng bỏng hoặc trong buồng máy rađa, máy chỉ huy nhiệt độ lên đến 41-42oC. Người thường hỏi bộ đội có đủ nước uống không? Hàng ngày tắm vào lúc nào? Đêm ngủ được mấy tiếng? Một buổi trưa Bác giao cho anh Vũ Kỳ leo lên nóc hội trường Ba Đình kiểm tra 2 khẩu đội súng máy phòng không 14,5 ly của trung đoàn H34. Bộ đội trực chiến gian khổ và căng thẳng. Trên nền mái bêtông nóng hầm hập chỉ có 1 lán nhỏ có vài anh em thay phiên nhau vào trú nắng tạm. Trên mâm pháo bỏng rát các pháo thủ ngồi ở vị trí ngắm bắn và sẵn sàng đạp cò. Đã nắng nóng do thời tiết, lại phải chịu cái nóng hắt lên từ nền xi măng, đầu đội mũ sắt, lưng, mông đít, đùi và chân như rang trong chảo lửa. Nước uống đựng trong các bi đông từ dưới mặt đất đưa lên và nhiều khi cũng phải uống dè xẻn... Sau khi nghe anh Vũ Kỳ kể lại, Bác rất xúc động, lập tức quyết định rút hết số tiền tiết kiệm từ lương và tiền nhuận bút viết báo của Bác tương đương với giá trị gần 60 lạng vàng
72
lúc đó để chi cho chiến sĩ pháo phòng không có thêm đường và nước giải khát. Bác còn dặn:
- “Tất cả bộ đội ngồi trên mâm pháo đều phải chi đủ. Tiền của Bác chi thiếu thì đề nghị Tổng cục hậu cần chi tiếp đảm bảo cho anh em có đủ nước giải khát”.
Thật là nguồn động viên cực kỳ to lớn làm xúc động sâu sắc đến tinh thần tình cảm của cán bộ chiến sĩ chúng tôi trong những ngày tháng chiến đấu trên mặt trận Hà Nội năm ấy.
Ngày 29 tháng 12 năm 1967, Bác nói với Phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài:
- “Sớm muộn gì đế quốc Mỹ cùng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Cho nên phải nắm bắt mọi tình hình để có thời gian mà suy nghĩ và chuẩn bị. Chú nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên. Mỹ đã hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng, ở Việt Nam đế quốc Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi đã thua trên bầu trời Hà Nội”.
Thật rõ ràng! Bác đã dự kiến tình hình vô cùng chính xác, và chính Bác đã giao nhiệm vụ cho chúng ta đánh thắng B52 từ những năm ấy.
Tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh Bác sáng ngày 1 tết năm Kỷ Dậu, Bác đến thăm chúc tết Quân chủng Phòng không - Không quân. Trông thấy Bác đã già yếu, râu tóc đã bạc phơ, bước lên bục đã phải có người dìu, nghe trong lời nói của Bác đã xen lẫn tiếng hơi thở mà lòng tôi như thắt lại. Chỉ còn đôi mắt Bác vẫn tinh anh, vẫn đượm
73
tình đồng chí, tình cha con. Hôm ấy Bác rất vui. Chúc Tết bộ đội xong, Bác đề nghị Bộ tư lệnh mời mấy đồng chí đại diện cán bộ chiến sĩ có công lên để Bác bắt tay.
Bắt tay đồng chí Cốc - anh hùng lái máy bay, lúc đó đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Bác nói to:
- Sang năm mới, chúc Quân chủng phòng không không quân lập chiến công ròn rã và có nhiều Cốc hơn nữa - Cả hội trường vui sướng vỗ tay rầm rầm.
Bắt tay 1 nữ chiến sĩ nuôi quân nhỏ bé tên là Nhung, Bác cúi xuống âu yếm hỏi:
- Cháu làm công tác gì?
Nghe xong câu trả lời, Bác dắt tay đồng chí chiến sĩ gái đến trước micrô rồi vừa cười vừa nói:
- Các chú các cô nghe này! Bác vừa hỏi cháu làm công tác gì? Thì cháu gái này trả lời: - Thưa Bác cháu làm anh nuôi ạ!
Rồi Bác lại cười rung cả chùm râu trắng như cước.
Thấy Bác vui cười, tất cả chúng tôi đều cảm thấy vô cùng sung sướng.
Ôi! Bác Hồ của chúng ta!
Hình ảnh muôn vàn kính yêu cùng với những lời nói, những cử chỉ khích lệ động viên giáo dục nhắc nhở và tấm lòng bao la trìu mến của vị cha già dân tộc luôn luôn là ánh sáng soi đường, là sức mạnh tinh thần và trí tuệ, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy bộ đội Phòng không - Không quân chúng tôi hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
74
LẴNG HOA CỦA BÁC
Những ngày cuối tháng 8 năm 1969. Hồ Chủ tịch mệt nặng kéo dài. Trời đầy mây xám âm u. Cả ngày mưa gió sụt sùi. Nước sông Hồng đỏ phù sa cuồn cuộn chảy về, cao xấp xỉ mặt đê, báo động cấp 3.
Bộ đội phòng không Hà Nội chúng tôi vừa phải duy trì chế độ trực ban nghiêm ngặt sẵn sàng đánh máy bay địch vào trinh sát hoặc tập kích bất ngờ; lại vừa phải rút một số lớn cán bộ chiến sĩ ra mặt đê cùng với đồng bào nội ngoại thành đắp thêm con chạch lên mặt đê để ngăn chặn dòng nước đục ngầu hung dữ tràn vào đồng ruộng, làng xóm, phố phường. Nhưng hai vấn đề to lớn ấy vẫn không ức chế đè nặng lên trái tim khối óc chúng tôi bằng nỗi băn khoăn về tình trạng sức khỏe của Bác. Một tuần lễ trước đó, một máy bay trinh sát Mỹ mò vào. Bằng một quả đạn, tiểu đoàn tên lửa phòng không 56 đã bắn rơi nó tại chỗ. Ngày 28-8 lại một máy bay nữa lẻn vào, tiểu đòan 56 lại phóng một viên đạn vút lên kèm theo một loạt đạn cao xạ vang rền, chiếc máy bay đó lại rơi tại chỗ. Chúng tôi được nghe kể lại: lúc đó Bác tỉnh lại, hỏi:
75
- Cái gì thế? Đạn tên lửa và pháo cao xạ à? Hỏi bên Bộ Tổng kết quả bắn có rơi không?
Chúng tôi lại được báo cáo lên Bác là một máy bay trinh sát nữa rơi tại chỗ. Nhưng bằng khen của chính quyền thủ đô về thành tích đắp đê cũng như điện biểu dương và thông báo của Quân chủng Phòng không Không quân đã đề nghị Nhà nước xét thưởng huân chương cho đơn vị 56 bắn rơi tại chỗ liền 2 máy bay chẳng làm chúng tôi vui. Trời mây còn u ám. Mưa gió vẫn sụt sùi. Bác đang lâm bệnh nặng, làm sao vui được.
Tôi thường gọi điện thoại lên Quân chủng và sang Thành ủy Hà Nội để thăm dò tình hình sức khỏe của Bác. Bộ Tư lệnh chúng tôi lúc đó có 6 đồng chí. Cứ mỗi lần có một đồng chí nào đi về là những đồng chí ở nhà chạy đến hỏi xem có tin tức gì về Bác không? Rồi chúng tôi lại đưa mắt nhìn nhau lo lắng. Mỗi khi tôi làm xong các công việc hoặc đi đơn vị về là tôi lại ngồi gần máy điện thoại chăm chăm chờ xem có tin tức gì không?
Sáng 31-08-1969 trực ban tác chiến mời tôi xuống Sở chỉ huy gấp. Vô cùng hồi hộp, tôi nhảy các bậc xuống hầm chỉ huy vồ lấy máy điện thoại. Đầu dây là anh Nguyễn Xuân Mậu phó chính ủy Quân chủng Phòng không Không quân:
- Anh Giang đấy à? Vừa có quyết định: Hồ Chủ tịch tặng lẵng hoa ngày Quốc Khánh năm nay cho Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội vì đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, lại có thành tích chống lụt và liên tục bắn rơi 6 máy bay trinh sát tại chỗ. Chiều nay, 14 giờ 30, mời anh Giang
76
và 30 cán bộ chiến sĩ phòng không Hà Nội lên hội trường Quân chủng nhận phần thưởng của Bác. Alô! Anh Giang nghe rõ chưa?
Tôi hấp tấp đáp vội, sợ anh Mậu bỏ máy:
- Rõ rồi! Nhưng anh Mậu ơi, Bác bây giờ thế nào rồi?
Đầu dây im lặng mấy tích tắc, trái tim tôi như bị bóp nghẹt. Anh Mậu thấp giọng:
- Vẫn thế! Lúc tỉnh lúc mê! Gay lắm.
Tôi buông máy, ngồi thừ. Các anh Quang Bích, Quang Hùng, Huy Vinh chạy đến:
- Tin gì thế anh?
- Quân chủng báo tin có quyết định Hồ Chủ tịch thưởng lẵng hoa cho Sư đoàn...
Tôi đã định ngừng lại không nói tiếp, nhưng thấy nét mặt như khẩn khoản chờ đợi của các anh, tôi thuật lại lời nói cuối cùng của anh Mậu.
Tất cả im lặng nhìn nhau. Rồi bàn nhau: sau khi nhận lẵng hoa về, sẽ tặng lại cho Trung đoàn 263 gần đây tiến bộ toàn diện và có tiểu đoàn 56 liên tục bắn rơi máy bay trinh sát địch tại chỗ. Cơ quan chính trị báo tin ngay cho anh Nguyễn Hồng Quảng trung đoàn trưởng và anh Phạm Hồng Liên chính ủy trung đoàn 263 biết, chuẩn bị đón nhận lẵng hoa của Bác ngay chiều tối nay.
Ngay chiều hôm đó hội trường Quân chủng đông chật người. Người thì nhiều nhưng vui thì ít. Đồng chí Cục phó cục Chính trị tuyên bố lý do, đồng chí phó Tư lệnh
77
Quân chủng đọc quyết định trao tặng phần thưởng cao quý của Bác cho sư đoàn Phòng không Hà Nội và đã đến lúc ban tổ chức mời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, phó chính ủy quân chủng Phòng không Không quân thay mặt cấp trên trao lẵng hoa và mời đồng chí Văn Giang chính ủy sư đoàn Phòng không Hà Nội thay mặt sư đoàn lên nhận.
Tôi xúc động đứng lên quệt nhanh hai giọt nước đang mấp mé bên hai khóe mắt. Không hiểu tại sao tôi cứ đứng sững tại chỗ cho đến khi ai đó phía sau đẩy vào lưng tôi và nhắc:
- Kìa! Lên đi anh Giang!
Tôi chậm rãi bước lên bục giữa tiếng vỗ tay của mọi người. Rồi đến lúc anh Mậu hai tay nâng bó hoa lên cao - tôi nhìn như dán mắt vào tờ thiếp màu hồng của Bác cài giữa những bông hoa mào gà đỏ thắm, và tôi bỗng nhớ lại suốt cuộc đời chiến đấu tôi đã được Bác ân cần chăm sóc dạy dỗ. Mới năm gần đây Bác đã gởi tất cả tiền lương gửi tiết kiệm ra mua những hộp thịt và nước giải khát gửi cho chúng tôi trong những ngày đêm chiến đấu ác liệt với máy bay địch trên mặt trận thủ đô, nhiều lần chúng tôi đã được Bác biểu dương khen thưởng. Nhưng tôi có linh cảm rằng đây có lẽ là lần khen thưởng cuối cùng của đời tôi được nhận ở Bác. Tôi giơ hai tay ra đỡ lẵng hoa - hai hàng nước mắt chảy dài trên má. Mà những bông hoa cũng đang run rẩy xúc động trước mắt tôi. Tôi lặng lẽ bước xuống.
Mọi người vẫn vỗ tay, hai sĩ quan tham mưu và chính
78