🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ba Chàng Ngốc
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
Giới thiệu
Mở đầu
Chương 1 - Đôi lời phân trần
Chương 2 - Kẻ hủy diệt
Chương 3 - Chân trần trên kim loại
Chương 4 - Vạch ranh giới
Chương 5 - Hãy ôn tập thay vì gây chiến Chương 6 - Loại năm phẩy
Chương 7 - Alok lên tiếng
Chương 8 - Một năm sau
Chương 9 - Học thuyết con chuột
Chương 10 - Hợp tác để kiểm soát
Chương 11 - Món quà
Chương 12 - Neha lên tiếng
Chương 13 - Một năm nữa trôi qua
Chương 14 - Vodka
Chương 15 - Chiến dịch quả lắc
Chương 16 - Ngày dài nhất đời tôi (1) Chương 17 - Ngày dài nhất đời tôi (2) Chương 18 - Ngày dài nhất đời tôi (3) Chương 19 - Ngày dài nhất đời tôi (4) Chương 20 - Ngày dài nhất đời tôi (5) Chương 21 - Ngày dài nhất đời tôi (6) Chương 22 - Ryan lên tiếng
Chương 23 - Kẹo sữa hạt điều
Chương 24 - Mình có làm nổi không? Chương 25 - Ngày của những bức thư Chương 26 - Gặp bố vợ
Chương 27 - Những kẻ năm phẩy
Lời cảm ơn
Phụ lục
Credits
B
Giới thiệu
ạn muốn biết cách luyện thi vào một trường đại học hạng nhất? Ôi thôi đi, dễ chừng một nửa số cây trên thế giới đã bị
đốn để in các loại sách có khi đều đáng vứt vào sọt rác rồi còn gì. Bạn muốn một cuốn cẩm nang dạy cách sống sót qua những năm đại học? Thế cũng thôi đi, đến chúng tôi còn chẳng hiểu làm sao có thể gắng gượng được đến phút cuối nữa là.
Còn nếu các bạn muốn tìm một tấm gương tày liếp về sự sa ngã nơi giảng đường một khi bạn không biết suy nghĩ cho tử tế, thì đây, câu chuyện về chúng tôi - ba ngôi sao thời trung học nhưng lại thành ra Ba chàng ngốc đì đẹt điểm trung bình ngày đại học với đủ trò quậy phá, gian lận, và cũng là Ba chàng ngốc luôn sát cánh bên nhau nếm trải nào tình bạn khắc cốt ghi tâm, nào tình yêu vượt qua mọi rào cản, nào tình thầy trò sáng trong thân thiết, nào tình cảm gia đình sẵn sàng xả thân.
Và, có thể bạn đã biết, năm 2009, câu chuyện về chúng tôi đã được đạo diễn Rajkumar Hirani chuyển thể thành Ba chàng ngốc - bộ phim Bollywood phá mọi kỷ lục phòng vé để trở thành bộ phim ăn khách nhất lịch sử Ấn Độ.
CÒN BÂY GIỜ, NÀO, HÃY CÙNG CHÚNG TÔI TRẢI NGHIỆM NHỮNG NĂM THÁNG TUỔI TRẺ ĐIÊN RỒ NỔI LOẠN!
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
T
Mở đầu
rước giờ tôi chưa bao giờ phải ngồi trong khoang xe cấp cứu cả. Thật rùng rợn làm sao. Cứ như thể cả một bệnh viện
được ra lệnh phải thu xếp sơ tán ngay lập tức vậy. Nào dụng cụ y khoa, ống truyền dịch, dịch truyền, hộp y tế bày kín quanh hai chiếc cáng. Chẳng còn mấy chỗ cho tôi và Ryan đứng, khi Alok còn đang nằm nhoài trên cáng. Thì với mười ba vết rạn xương, bạn được ưu ái nằm cáng là đúng rồi. Tấm ga vốn trắng toát, giờ đã phủ loang màu máu của Alok. Chẳng thể nhận diện được người nằm đó chính là bạn tôi, bởi hai mắt cậu đang trợn ngược lên còn lưỡi thì thè lè như một ông cụ quên mang răng giả. Sau này bác sĩ bảo bọn tôi rằng bốn cái răng cửa đã bay mất rồi.
Tứ chi Alok bất động, hệt như nửa người bên phải bị liệt của bố cậu ấy, gối bên phải của cậu gập theo cái kiểu khiến ai nhìn cũng sẽ ngỡ cậu không có xương. Cậu nằm im lìm, và nếu phải đánh cược thì tôi sẽ cược là cậu đã đi tong rồi.
“Nếu Alok vượt qua được nạn này thì tớ sẽ viết hẳn một cuốn sách về những ngày điên rồ của chúng mình. Nhất định đấy,” tôi thề. Một kiểu lời hứa vớ vẩn ta vẫn tự hứa với bản thân khi đầu óc đang rối như mớ bòng bong và cơ thể rã rời sau suốt năm mươi tiếng đồng hồ chưa được chợp mắt…
T
Chương 1
Đôi lời phân trần
rước khi đi vào nội dung chính của sách, xin bạn cho tôi đính chính vài lời. Cuốn sách này tuyệt đối không phải cuốn cẩm
nang dạy bạn cách sống sót qua những năm đại học. Ngược lại, có thể coi nó chính là tấm gương tày liếp về sự sa ngã nơi giảng đường một khi bạn không biết suy nghĩ cho tử tế. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là quan điểm riêng của tôi thôi, bạn có đồng ý hay không thì tùy. Tôi đồ rằng cả Ryan và Alok, vốn là hai kẻ tâm thần, sau khi đọc xong chắc sẽ giết tôi mất, nhưng tôi chả quan tâm. Ý tôi là, nếu hai cậu ấy muốn trưng ra phiên bản của mình thì có thể tự đi mà viết một quyển khác. Nhưng Alok vốn tậm tịt khả năng viết lách, còn Ryan dù muốn làm gì cũng đều làm được, nhưng lại cầm tinh con lười nên chắc chắn sẽ không chịu đặt mông xuống ghế để gõ phím đâu. Thế nên hai cậu cứ ngậm bồ hòn đi nhé – đây là câu chuyện của tớ, người viết là tớ, và kể theo kiểu nào là quyền của tớ.
À, còn một điều nữa tôi phải phân trần trước. Cuốn sách này sẽ không giúp bạn thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Ấn Độ (IIT) đâu. Tôi nghĩ rằng phải đến một nửa số cây trên thế giới đã bị đốn để in các loại sách hướng dẫn luyện thi vào IIT rồi. Tuy hầu hết đều đáng vứt rác, nhưng có khi những cuốn đó lại có ích hơn cuốn này của tôi bạn ạ.
Ryan, Alok và tôi chắc hẳn phải là những người cuối cùng trên quả đất có thể mách cho bạn đường đi nước bước vào IIT. Ba đứa chúng tôi chỉ có thể nói một điều rằng, nếu bạn có thể tự khóa
mình trong một phòng đầy sách vở trong suốt hai năm ròng và vứt chìa khóa đi, thì may ra bạn còn có cơ hội thi đỗ vào đây. Mà nếu những năm học cấp ba của bạn chỉ khổ sở bằng một nửa tôi thôi, thì có khi việc chôn mình dưới đống sách hóa ra lại không phải là một ý tồi. Hai năm học cấp ba của tôi quả là địa ngục nơi trần thế, và nếu không phải là đội trưởng đội bóng rổ hay biết chơi ghi ta điện từ năm lên sáu, thì rất có khả năng bạn cũng chả hơn gì tôi. Nhưng thôi tôi không muốn đào sâu vào chủ đề ấy làm gì nữa.
Đấy, tôi đã đính chính trước rồi nhé, giờ thì bắt đầu được rồi.
Cuộc phiêu lưu nào cũng có giây phút khởi hành, và còn điểm xuất phát nào tốt hơn cái ngày tôi nhập học IIT và lần đầu gặp gỡ Ryan cùng Alok: chúng tôi được phân ở phòng cạnh nhau trên tầng hai ký túc xá Kumaon. Theo lệ thường niên, đúng nửa đêm, đám sinh viên khóa trên quây hết bọn ma mới chúng tôi lại trên ban công lớn để bắt đầu nghi thức dằn mặt. Tôi vẫn còn dụi dụi mắt khi cả ba đứa chúng tôi đứng nghiêm, trước mặt là ba gã khóa trên. Một gã tên Anurag đứng dựa lưng vào tường. Một gã khác, qua con mắt bồn chồn của tôi thì trông như một con quỷ trong mấy chương trình thần thoại rẻ tiền hay chiếu trên ti vi – cao hơn mét tám, nặng hơn trăm cân, đen, lông lá, hàm răng to cộ chắc mười năm chưa gặp nha sĩ. Gã này mặc dù trông bặm trợn thế, nhưng lại rất kiệm lời vì còn mải làm nền cho gã đại ca, Baku, một cây tăm di động biết quấn khăn, và tôi đoán chừng chắc cũng tỏa mùi gần giống thế.
“Cái bọn búng ra sữa này, ngủ nghê cho lắm vào? Đám oe con, tự giới thiệu đi chứ?” gã hét to.
“Thưa đại ca em là Hari Kumar, sinh viên khoa Cơ khí, xếp hạng 326 toàn Ấn Độ ạ.” Khi bị áp lực, tôi trở nên thật thà như
đếm.
“Thưa đại ca em là Alok Gupta, khoa Cơ khí, xếp hạng 453 ạ.” Alok nói khi tôi liếc qua nhìn cậu ấy lần đầu tiên. Cậu ta cao xấp xỉ tôi, một mét sáu lăm – nghĩa là lùn tịt – mắt đeo cặp kính dày cộp to oành. Dáng người đẫy đà của cậu được choàng trong bộ quần áo ngủ dài tay cổ truyền màu trắng tinh được là phẳng phiu.
“Ryan Oberoi, khoa Cơ khí, hạng 91, thưa đại ca,” Ryan nói bằng giọng trầm khàn khiến mọi cặp mắt đều đổ dồn vào cậu ấy.
Ryan Oberoi, tôi lặp lại cái tên này trong đầu. Này nhé, đây rõ là một chàng trai không hay bắt gặp ở IIT: cao ráo có lẻ, vóc người gọn gàng do rèn luyện, và một khuôn mặt điển trai đến bất công. Cậu ta bận một chiếc áo phông rộng màu xám có ba chữ “GAP” khổ lớn màu xanh dương ngay trước ngực và quần ngố đen bóng cắt tới gối. Có họ hàng ở nước ngoài là cái chắc, tôi nghĩ bụng. Chứ làm gì có ai lại mặc áo GAP đi ngủ bao giờ.
“Lũ chết tiệt này,” Baku rú rít. “Cởi quần áo ra ngay.”
“Kìa Baku, sao không nói chuyện với chúng thêm một lúc nữa chứ,” Anurag phản đối, lưng vẫn dựa vào tường, miệng ngậm mẩu đầu lọc thuốc lá.
“Không nói niếc gì hết!” Baku giơ một bàn tay gầy nhẳng lên cao. “Nói niếc gì, cứ cởi cái mớ quần áo chết tiệt ấy ra đi!”
Một gã trông như quỷ khác nhìn chúng tôi cười gian ác và cứ vài giây lại đưa tay vỗ cái bụng trần. Chẳng còn cách nào khác nên chúng tôi đành phải cởi bỏ lần lượt mọi mảnh vải trên người, run bắn lên trước vẻ hoan hỷ quái đản trên gương mặt Baku khi gã khoan thai đi qua đi lại, nhăn nhở kiểm tra từng đứa chúng tôi.
Cái sự trần trùi trụi càng làm nổi rõ sự khác biệt giữa cơ thể chúng tôi khi tôi và Alok đều bẽn lẽn di di ngón chân cái trên mặt
sàn để cố tỏ ra thản nhiên về thân hình nhìn như quả bóng bay bị vặn xoáy của mình. Mèn ơi, cái cậu Ryan lại có thân hình lực lưỡng hoàn hảo thế cơ chứ, những búi cơ cắt ở những vị trí chuẩn xác nhất và khung người chuẩn hiếm hoi như hình minh họa trong sách sinh học. Bạn cứ nghĩ đến một pho tượng tạc ấy. Còn Alok và tôi thì chẳng thể nào được gọi là nghệ thuật cả.
Baku ra lệnh cho Alok và tôi bước lên trước để đám ma cũ nhìn cho rõ hơn và cười cho to hơn.
“Nhìn hai thằng này xem, mẹ chúng nó tọng cho ăn nhiều đến mức sắp nổ rồi đây này, đúng là cái loại trẻ con uống sữa Farex,” Baku cười nắc nẻ.
Gã mặt quỷ phá lên cười theo. Anurag vừa cười nhoẻn vừa phun khói sau khi rít cạn một điếu thuốc nữa như để lấy le.
“Đại ca, xin đại ca, cho chúng em đi ạ,” Alok khẩn cầu Baku khi gã tiến tới gần.
“Hả? Cho chúng mày đi à? Bọn tao đã kịp làm gì với đám mặc váy chúng mày đâu. Nào hai thằng lợn này, quỳ cả bốn chân xuống mau.”
Tôi ngoảnh sang nhìn mặt Alok. Mặc dù đôi mắt cậu ấy như ẩn trốn sau cặp kính chống đạn cồm cộp nhưng chỉ cần nhìn khuôn mặt méo xẹo là tôi cũng đủ biết cậu ấy đang chực trào nước mắt giống như tôi.
“Nào, có tuân lệnh đại ca không thì bảo,” gã mặt quỷ mắng. Có vẻ như gã này và Baku sống cộng sinh với nhau thì phải; Baku cần cái sức vũ phu của gã, còn gã thì cần Baku như tên nô lệ cần chỉ dẫn.
Alok và tôi quỳ phục xuống. Những tràng cười lại rộ lên, lần này từ trên đầu chúng tôi vọng xuống. Gã mặt quỷ đề xuất ý kiến
cho chúng tôi thi bò, ý kiến nguyên bản đầu tiên của gã từ đầu tới giờ, nhưng Baku phủ quyết ngay.
“Không đua điếc gì hết, tao có ý kiến hay hơn. Đợi tí, tao về phòng cái đã. Còn hai con bò tồng ngồng này, cấm ngước nhìn lên.”
Baku phóng thẳng về hướng đầu hành lang trong khi chúng tôi chờ đợi suốt hai mươi giây căng thẳng, mặt cắm xuống sàn. Tôi liếc sang bên và thấy nước mắt nhỏ lã chã từ trên mặt Alok xuống sàn thành một vũng con con.
Trong lúc này, gã mặt quỷ bắt Ryan gồng người lên và bắt chước những dáng đứng của võ sĩ. Tôi cược là cậu ta hẳn phải rất ăn ảnh, nhưng không dám ngước lên để kiểm chứng.
Tai tôi dỏng lên khi nghe thấy tiếng bước chân Baku hối hả quay lại.
“Xem tao có cái gì đây,” gã giơ hai tay lên.
“Baku, cái này để làm cái quái gì thế…?” Anurag hỏi trong khi chúng tôi ngẩng đầu lên.
Trên mỗi tay gã là một chai Coke rỗng. “Cứ đoán thử đi,” gã nói, gõ gõ hai cái vỏ chai vào nhau, làm mấy động tác kích dục.
Khuôn mặt nghiêm lại, nhưng hai tay vẫn gồng lên theo dáng mẫu, Ryan đột ngột lên tiếng, “Đại ca, chính xác là anh muốn làm gì?”
“Gì, lại còn chưa rõ à? Mà mày là ai mà dám chất vấn tao?” Baku chựng lại.
“Dừng lại đi, đại ca,” Ryan lên giọng.
“Cút con mẹ mày đi,” Baku chửi, hai mắt lộ rõ vẻ không thể tin nổi, trợn trừng kinh ngạc nhìn kẻ phản kháng trâng tráo dám
chống lại uy quyền của một bậc đàn anh.
Khi Baku đang chuẩn bị đưa hai cái chai vào vị trí, Ryan rũ bỏ dáng đứng tượng tạc và nhảy phốc lên. Thừa cơ gã đang không để ý, Ryan chộp lấy hai cái chai và dập mạnh xuống hai bàn chân gã, khiến gã phải buông tay ra, hai cái chai đã nằm trong tay Ryan như trong phim James Bond.
Cả lũ chúng tôi đều hiểu cú dập đó phải đau đến mức nào, vì tiếng hét của Baku có tần số siêu âm.
“Bắt lấy thằng chó đẻ,” Baku rít lên trong đau đớn.
Chỉ số IQ của gã mặt quỷ bị diễn biến vụ việc làm lu mờ đi, nhưng hai tai gã thì vẫn kịp bắt lấy mệnh lệnh hành động, nhưng khi gã vừa định thần để ra tay thì cũng là lúc Ryan đập choang hai vỏ chai vào lan can ban công. Giờ cả hai cái chai đều bị vỡ đáy, và cậu quơ quơ hai cổ chai vỡ nham nhở lên không trung.
“Lại đây nào bọn chết tiệt,” Ryan chửi, mặt đỏ như miếng dưa hấu. Baku và gã mặt quỷ lui lại vài bước. Anurag, nãy giờ vẫn gườm gườm từ đằng sau, đột nhiên nói lớn. “Ơ kìa, mọi người bình tĩnh lại nào. Sao lại đến nông nỗi này? Cậu kia tên gì ý nhỉ - à Ryan, sao lại nghiêm trọng thế. Đùa vui chút thôi mà.”
“Tôi chả thấy gì vui hết,” Ryan gầm gừ. “Các anh cuốn xéo khỏi đây được rồi đấy.”
Alok và tôi quay ra nhìn nhau. Tôi chỉ mong Ryan hiểu rõ cậu ấy đang làm gì. Ý là, ừ thì cậu ấy đang cứu hai cặp mông của chúng tôi khỏi cái chai Coke, nhưng cái chai Coke bị đập vỡ thì có thể gây hậu quả khôn lường.
“Cậu nghe anh nói đây,” Anurag vừa lên tiếng thì bị Ryan cắt ngang luôn.
“Có xéo ngay không,” Ryan gào to đến mức Baku như bị thổi bay bởi âm hưởng khủng khiếp đó. Thực ra, gã đang lui dần từng bước một, chậm mà chắc, cho tới khi gã rảo cẳng chạy như bay khỏi đó, gã mặt quỷ chạy theo sát nút. Anurag há hốc miệng đứng nhìn Ryan một lúc lâu, rồi nhìn qua bọn tôi.
“Bảo cậu ấy tự kiểm soát đi. Bằng không, rồi sẽ có ngày cậu ấy cho cả hai chú mày tiêu đời đấy,” Anurag nói.
Alok và tôi lồm cồm bò dậy mặc quần áo vào.
“Cảm ơn Ryan nhé, tớ sợ phát run lên được,” Alok vừa nói vừa tháo kính ra để lau nước mắt và mũi dãi, cuối cùng cũng được đứng trực diện với người hùng của mình.
Phải có lý do thì người ta mới nói đàn ông không nên khóc, vì khi đàn ông khóc trông thật xấu xí. Cặp kính của Alok trông đã não nề lắm rồi nhưng đôi mắt húp híp ướt nhễu nhại như trẻ con của cậu ấy thì còn có khả năng khiến bạn trầm cảm đến tự sát mất thôi.
“Ừ, cảm ơn Ryan, cậu cũng liều thật đấy. Gã Baku bệnh hoạn thật. Nhưng cậu nghĩ mấy gã đó có định làm thật không nhỉ?” tôi cố lấy vẻ bình thản lên tiếng.
“Ai mà biết được? Có thể không,” Ryan xoay xoay khớp vai. “Nhưng không thể đoán được khi nào thì những gã đó nổi cơn lên đồng đâu. Tin tớ đi, tớ sống ở quá nhiều trường nội trú rồi.”
Động thái anh hùng của Ryan đủ để khiến ba chúng tôi nhanh chóng trở nên thân thiết như keo dán Fevicol. Thêm vào đó, chúng tôi lại là hàng xóm ký túc của nhau và học cùng khoa nữa. Người ta cứ nói bạn không nên tiến xa hơn với những người bạn lên giường ngay đêm hẹn hò đầu tiên. Ừ thì, mặc dù chúng tôi chưa lên giường cùng nhau, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy nhau
khỏa thân ngay từ lần gặp đầu rồi còn gì, nên có lẽ chúng tôi không nên làm bạn với nhau mới phải. Nhưng bộ ba ngự lâm pháo thủ này thì dù muốn cũng không tách rời nhau ra được.
“M-Á-Y-M-Ó-C,” trên tấm bảng đen kẻ đậm loạt chữ cái to tướng.
Khi bước vào giảng đường thiết kế theo hình khán đài vòng cung, mỗi đứa chúng tôi vớ lấy một xấp tài liệu phát tay. Vị giảng viên ngồi cạnh bảng đen nhìn như con bọ cánh cứng trương phồng đang dõi nhìn chúng tôi ổn định vị trí và chờ cho tiếng ồn ào lắng xuống.
Trạc tứ tuần với mái tóc muối tiêu bóng loáng hẳn vừa được chải vuốt ba thìa đầy dầu dừa, ông thầy bận áo sơ mi xanh nhạt bỏ ngoài quần, túi ngực cắm một lúc ba cây bút và mấy thỏi phấn trắng nhìn như một băng đạn.
“Xin chào các anh chị. Tôi là giáo sư Dubey khoa Cơ khí… thế nào, ngày đầu tiên ở giảng đường đại học nhỉ? Các anh chị có cảm thấy đặc biệt không?” giọng ông đều đều như máy.
Cả lớp vẫn im phăng phắc. Chúng tôi còn đang bận đọc lướt qua tài liệu và làm quen với không khí bầy đàn này.
Đây là môn Quá trình Sản xuất, thường hay được gọi tắt là Quá Sản cho gọn. Tài liệu có lược rõ giáo trình cho cả khóa, bao gồm những công nghệ cơ bản của sản xuất – từ hàn mối, gia công, đúc cho tới uốn và định hình sản phẩm. Đi kèm với giáo trình là phương thức chấm điểm.
Kiểm tra chính – 40%
Kiểm tra phụ - 20%
Thực hành – 20%
Bài giao về nhà (6-8 bài) và Trắc nghiệm đột xuất (3-4 bài) – 20%
Sau khi không thấy ai mặn mà gì cho lắm với màn chào hỏi của mình, giáo sư Dubey bèn đổi sang giọng hồ hởi hơn. “Tí nữa hãy xem tài liệu cũng chưa muộn. Không phải lo, rồi các anh chị sẽ được phân phát tài liệu cho no nê thì thôi, mỗi môn một xấp. Giờ thì xếp chúng qua một bên đi,” ông vừa nói vừa đứng dậy tiến về phía bảng.
Rồi ông rút một thỏi phấn ra khỏi túi bằng động tác vung tay đầy hào khí như chiêu quăng mìn của mấy kẻ khủng bố ta hay xem trên phim, gạch chân từ ‘máy móc’ khoảng sáu lần, và quay ra nói. “Máy móc, lý do tồn tại duy nhất của một sinh viên khoa Cơ khí. Tất cả những gì anh chị học ở đây đều được ứng dụng vào máy móc hết. Nào, ai định nghĩa cho tôi xem máy móc là gì nào?”
Cả lớp lại càng lặng im hơn. Đó là bài học đầu tiên: những sắc thái khác nhau của sự im lặng.
“Ai nào?” ngài giáo sư hỏi lại lần nữa khi ông bắt đầu đi xuyên qua dãy bàn chúng tôi ngồi. Trong khi những đứa ngồi sát lối đi đang cố hết sức tránh ánh săm soi của thầy, tôi quay đầu quan sát đám bạn đồng môn mới. Cả lớp phải có đến bảy mươi người, trên tổng số ba trăm toàn khóa. Tôi để ý thấy một cậu ngồi trước đang nhìn theo thầy giáo đầy căng thẳng, cái đầu thò trước thụt sau, miệng há hốc; đúng kiểu nhút nhát mà gã Baku chỉ cần búng tay là run như cầy sấy.
“Anh này,” giáo sư Dubey chọn ngay tôi làm nạn nhân đầu tiên.
Đó là lần đầu tiên tôi rơi vào trạng thái choáng váng đó, toàn thân đóng băng, lưỡi dính líu ríu vào lợi, các mạch máu như vỡ tung và mồ hôi tuôn trào như suối.
“Anh chứ còn ai, tôi gọi anh đấy,” ông thầy nói thêm.
“Hari, Hari…” có giọng nói nào từ trong đầu đang gọi vọng lại, nhưng tôi đã hồn lìa khỏi xác mất rồi. Lẽ ra tôi phải cố mà rặn bừa ra một câu trả lời bất kỳ, hoặc ít nhất cũng phải thú nhận ‘Dạ em không biết ạ’ nhưng cái miệng tôi lại mở thành chữ ẠEÔẠ.
“Lạ nhỉ,” vị giáo sư chẩn đoán đầy hoài nghi rồi chọn nạn nhân tiếp theo.
“Cậu áo kẻ ca rô kia. Phát biểu xem nào?”
Từ nãy đến giờ Áo Ca Rô vẫn hí hoáy giả vờ ghi chép để tránh cái nhìn soi mói của giáo sư. “Dạ thưa thầy, máy móc là, thưa thầy… là một loại thiết bị… như kiểu những linh kiện lớn… thưa thầy… như kiểu bánh răng cưa lớn… và vân vân ạ…”
“Hả?” Giáo sư Dubey biểu lộ rõ sự khinh miệt với Áo Ca Rô như muốn nhổ toẹt vào mặt cậu ta. “Đấy thấy chưa, cứ qua mỗi khóa là tiêu chuẩn lại phọt phẹt đi một bậc. Tiêu chí đầu vào quá lỏng lẻo!” Ông lắc lắc cái hộp sọ được tẩm đẫm dầu dừa, cái hộp sọ chứa đủ thông tin toàn thư trên hành tinh này, bao gồm cả định nghĩa về máy móc.
“Nói cứ như đúng rồi ấy. Mài mòn cả đũng quần suốt hai năm trời mới đỗ được vào cái trường khỉ gió này. Với các ông bà ấy thì một chọi một trăm vẫn còn quá lỏng lẻo,” Ryan thầm thì vào tai tôi.
“Suuuuỵt,” giáo sư quay sang nhìn ba đứa chúng tôi ra lệnh, “mà thôi, định nghĩa máy móc cũng đơn giản thôi. Bất kỳ thứ gì giúp giảm thiểu nhân lực thì được gọi là máy móc. Bất kỳ thứ gì. Thế nên cứ nhìn ra thế giới xung quanh mình là anh chị sẽ thấy máy móc ở khắp mọi nơi.”
Bất kỳ thứ gì giúp giảm thiểu nhân lực, tôi nhẩm lại trong đầu.
Ừ thì cũng đơn giản đấy chứ nhỉ.
“Thế nên, từ những công xưởng thép khổng lồ cho tới những chiếc chổi đơn giản, con người đã phát minh ra rất nhiều thứ để giảm thiểu nhân lực,” vị giáo sư nói tiếp khi nhận thấy cả lớp như đang bị hút hồn bởi lời giải thích quá đơn giản của mình.
“Máy bay ạ?” một đứa ngồi đầu bàn hỏi.
“Máy móc đấy,” giáo sư đáp.
“Cái ghim giấy,” một đứa khác gợi ý.
“Máy móc đấy.”
Thật tuyệt vời làm sao. Cái thìa, ô tô, máy xay sinh tố, con dao, cái ghế - đám sinh viên đưa ra hết ví dụ này đến ví dụ kia, và vị giáo sư chỉ có đúng một câu trả lời – máy móc.
“Hãy yêu mến thế giới quanh mình đi,” ông nở nụ cười đầu tiên, “bởi các anh chị sẽ trở thành những ông chủ bà chủ của máy móc đấy.”
Cảm giác hoan hỷ tập thể lan tỏa khắp cả lớp vì đã thành công trong việc biến chuyển vẻ mặt nhăn nhó của giáo sư thành những nụ cười.
“Thưa thầy, thế còn máy tập thể dục thì sao ạ, như cái ghế nằm đẩy tạ chẳng hạn?” Ryan phá vỡ bầu không khí đầm ấm.
“Cái ghế đẩy thì sao?” Ánh hào quang trên mặt giáo sư Dubey vụt tắt.
“Nó có giúp giảm nhân lực đâu ạ. Thực ra nó còn lấy thêm đấy chứ.”
Cả lớp lại nín thinh.
“À, ý tôi là…” giáo sư Dubey vừa nói vừa cố kiếm lý lẽ để tranh
luận.
Chậc, cái cậu Ryan này đúng là sắc bén thật!
“Có lẽ nào định nghĩa vừa rồi hơi bị đơn giản quá mức không ạ?” Ryan hỏi bằng giọng hiếu học đầy giả tạo.
“Cậu muốn chứng tỏ cái gì đấy hả?” ông thầy mím môi tiến lại gần chúng tôi. “Ý cậu là tôi sai phỏng?”
“Dạ không đâu ạ, em chỉ…”
“Liệu cái thần hồn. Đây là lớp học của tôi, cậu cứ liều liệu đấy,” giáo sư Dubey chỉ nói được có thế khi xoay người bước trở lại bục.
“Được rồi, tếu táo thế đủ rồi. Giờ ta tập trung vào Quá Sản,” ông vừa nói vừa lau xóa chữ “máy móc” cùng sáu cái gạch chân, “môn của tôi quan trọng lắm đấy. Tôi biết thế nào các giáo sư khác cũng nói y như vậy về môn của họ. Nhưng tôi quan tâm đặc biệt đến Quá Sản. Thế nên, đừng có cúp tiết, nhớ hoàn thành đầy đủ bài giao về nhà và luôn chuẩn bị kỹ lưỡng, những bài trắc nghiệm bất ngờ có thể rơi từ trên trời xuống bất cứ lúc nào.”
Rồi ông đi vào bài giảng về đúc, một trong những phương pháp lâu đời nhất để xử lý kim loại. Sau một tiếng đồng hồ thao thao về việc sắt nóng chảy thế nào và công nhân luyện kim đổ nó vào khuôn cát ra sao, vị giáo sư kết thúc buổi học.
“Bài giảng hôm nay đến đây là hết. Một lần nữa, xin chúc các anh chị may mắn trong khóa học ở đây. Hãy ghi nhớ rằng, như lời giáo sư Cherian trưởng khoa này vẫn nói, chương trình học ở đây được thiết kế nặng như vậy là để không ai được phép sao nhãng. Và hãy tôn trọng điểm số. Anh chị nào học hành lẹt đẹt, thì tôi đảm bảo đấy… anh chị sẽ không kiếm nổi việc, chẳng học lên cao được, và tương lai coi như đi tong. Nhưng nếu anh chị đạt điểm tốt, thì cả thế giới sẽ ngon như con sò non. Thế nên, đừng để tụt
điểm, một lần cũng không được, nếu không thì sẽ chẳng có sò đâu, chỉ toàn bùn nhão thôi đấy.”
Một luồng điện chạy dọc theo sống lưng tất cả chúng tôi khi vị giáo sư kết thúc lời phát biểu bằng việc thẳng tay đập toẹt cái khăn lau bảng xuống bàn rồi cất bước rút lui trong một đám mây bụi phấn.
N
Chương 2
Kẻ hủy diệt
gười ta nói, khi bạn vui thì thời gian trôi nhanh như gió. Chỉ riêng kỳ học đầu tiên, với sáu môn, trong đó có bốn môn có
lớp thực hành, thời gian kéo lê vô cùng chậm chạp và uể oải, những giây phút vui thú lặn đi đâu mất tăm. Hằng ngày từ tám giờ sáng đến năm giờ chiều, chúng tôi bị khóa trái trong tòa học viện tám tầng với những giờ lên giảng đường, lớp bổ túc và ca thí nghiệm. Chiều buông xuống cũng là lúc chúng tôi nướng những tiếng đồng hồ còn lại trong thư viện hoặc trong phòng riêng để làm báo cáo và hoàn thành bài được giao. Mà đấy là còn chưa kể các bài thi! Mỗi môn học có hai bài thi phụ, một bài thi chính và ba bài trắc nghiệm bất ngờ; nếu tính trắng ra thì bảy bài nhân với sáu môn là bốn mươi hai bài kiểm tra mỗi học kỳ. May mắn là trong tháng đầu tiên các thầy cô đều nương tay không ra bài trắc nghiệm nào cả, viện cớ rằng đây vẫn còn là giai đoạn châm chước cho sinh viên lấy đà khởi động; nhưng giai đoạn châm chước đã sắp kết thúc rồi và điều này có nghĩa là những bài trắc nghiệm có thể thình lình hiện ra bất cứ lúc nào. Trong mỗi giờ giảng, chúng tôi đều phải cố nắm bắt lấy những dấu hiệu gợi ý tinh vi của thầy cô về khả năng giờ giảng tiếp theo sẽ có kiểm tra đột xuất.
Trong khi đó, tôi chơi với Ryan và Alok ngày càng thân hơn. Bố Ryan là chủ một xưởng thủ công mỹ nghệ, nôm na là nơi các nghệ nhân gốm sứ ngày đêm nai lưng ra chế tác bình hoa xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Cả bố và mẹ cậu ấy đều tích cực tham gia kinh doanh, và việc họ thường xuyên đi công tác có
nghĩa là Ryan phải được gửi vào trường nội trú, một ngôi trường sang trọng có kiến trúc thuộc địa ở thị trấn cao nguyên Mussoorie.
Gia đình của Alok nói cho dễ nghe thì điều kiện hơi hạn chế, còn nói thẳng ra thì là hộ nghèo. Mẹ cậu ấy là thành viên có thu nhập duy nhất trong gia đình, và như tôi được biết thì lương giáo viên cùng lắm cũng chỉ ba cọc ba đồng. Thêm vào đó, một nửa lương hằng tháng của bà thường xuyên phải trang trải cho thuốc men chăm sóc chồng. Lại còn bà chị gái Alok tuổi càng ngày càng tiến gần cái “ngưỡng ế”, theo lời tả não nề của Alok, đấy cũng là một mối lo lớn khác của cả nhà cậu ấy. Cứ nhìn đấy thì tôi cũng có thể áng chừng bà chị hẳn cũng không thể nào được liệt vào dạng sắc nước hương trời.
Tôi cũng thông thuộc dần với Kumaon và một số bạn bè cùng ký túc. Tôi sẽ không đi sâu vào từng người một, nhưng ở góc hành lang là Sukhwinder có biệt hiệu “Ông Hớn Hở” vì chỉ cần bắt gặp bất kỳ thứ gì nhìn hao hao giống con người là cậu này nhoẻn ngay ra một nụ cười nhăn nhở. Ngay sát nách là phòng của Venkat cần cù có thói quen dán kín cửa sổ bằng giấy đen dày và tự khóa mình ở rịt bên trong. Bên kia hành lang là dãy phòng của đám lớp trên, bao gồm cả Baku, Anurag và những loài vật còn lại.
Ryan, Alok và tôi thường hay học bài cùng nhau mỗi tối. Một buổi chiều nọ, một tháng sau khai giảng, ba đứa ngồi tụ tập trong phòng tôi để hoàn thành cho kịp hạn bài tập môn vật lý lượng tử.
“Chết tiệt,” Ryan nhấc mình khỏi ghế để vươn vai co duỗi cái cột sống hoàn hảo của mình. “Thật là một tuần điên rồ, nào lên lớp, làm bài tập, rồi lại lên lớp, rồi lại làm bài, đấy là còn chưa kể mấy bài trắc nghiệm sắp tới. Sống thế này cũng gọi là sống à?”
Alok đang ngồi ở bàn tập trung làm bài, đầu cúi vẹo sang một bên, chỉ cách tờ giấy có năm phân. Lúc nào cậu ấy cũng viết ở tư thế này, đầu gí xuống gần bàn, ngón tay nắm chặt bút, những tờ giấy trắng phản chiếu trong cặp kính dày cộp.
“Gì c…” Alok ngước lên hỏi như kẻ ngớ ngẩn.
“Tớ bảo là sống thế này mà cũng gọi là sống à?” Ryan hỏi, nhưng lần nay lại quay sang phía tôi.
Tôi đang ngồi vắt chân trên giường, vật lộn với bài vật lý kê trên tấm bảng vẽ. Đến lúc phải giải lao rồi, tôi đặt bút xuống.
“Cậu thích gọi gì thì gọi,” tôi ngáp một cái to đến méo cả miệng, “nhưng chả thay đổi được gì đâu.”
“Tớ thấy thế này chả khác gì đi tù. Khác gì đâu. Nhà tù chết tiệt,” Ryan đấm một cú vào bức tường đã bong tróc.
“Ơ thế cậu quên rằng đây là IIT, trường đại học tốt nhất nước à,” Alok bật cười.
“Thế thì sao? Thì được phép tống hết học sinh vào trại giam à?” Ryan đưa tay chống nạnh.
“Không. Nhưng phải có tiêu chuẩn nhất định chứ,” Alok nâng bàn tay lên ra ý đo chiều cao.
“Chuẩn thế này mà gọi là cao à? Quần quật đến đêm như một đám ong thợ đần độn. Hôm qua Quá Sản, hôm kia Cơ Ứng, hôm nay Lý Lượng… cứ triền miên thôi,” Ryan lầu bầu. “Chậc, tớ phải giải lao mới được. Ai muốn đi xem phim nào?”
“Thế còn bài tập thì sao?” Alok chớp mắt.
“Rạp Priya đang chiếu Kẻ hủy diệt đấy,” Ryan đánh trống lảng. “Thế mấy giờ mình mới ngủ?” Alok hỏi.
“Cậu này con nhà nề nếp nhỉ?” Ryan nói vẻ bao dung.
“Tớ sẽ đi,” tôi nói, dẹp tấm bảng vẽ qua một bên, “nào Alok, lát nữa mình làm tiếp.”
“Lát nữa là sẽ muộn lắm đấy nhé,” Alok ngần ngừ cảnh cáo.
Tôi đứng dậy rút chiếc bút ra khỏi tay cậu ấy cất vào hộp dụng cụ hình học. Vâng, Alok có hẳn một chiếc hộp đựng dụng cụ hình học như thể năm nay cậu ấy mới tròn mười hai tuổi.
“Đứng dậy nào,” tôi nói, vừa lúc để ý thấy trong hộp có hai cây bút vẽ. “Này cậu mang theo bút vẽ làm gì thế?”
“À không có gì,” Alok ấp úng.
Tôi nhấc hai cây bút lên làm bộ vẽ vòng cung trong không khí. “Thế thì mang theo làm gì? Để tô màu sơ đồ mạch điện à?” Tôi tự bật cười bởi câu bông đùa của mình, tay vẫn khua khoắng hai cây bút. “Hay là để thể hiện tâm hồn nghệ sĩ trong giờ Quá Sản? Để vẽ khuôn mặt quàu quạu của giáo sư Dubey à?”
“Không. Thật ra là bút của bố tớ đấy. Ông vốn là họa sĩ, nhưng giờ thì ông bị liệt rồi.”
Trong cuộc đời, có những giây phút bạn chỉ ước sao khủng long không tuyệt chủng và chỉ cần huýt sáo là sẽ có một con chạy ra nuốt chửng bạn. Tôi như đóng băng, hai tay trơ ra giữa không trung.
Trông thấy bộ dạng tôi, Ryan phải cắn răng lại để vừa cố không phì cười, vừa chẹp chẹp đầy thông cảm với Alok. “Thật vậy à Alok? Chuyện buồn quá. Tớ rất tiếc,” cậu ta nói, khoác vai Alok. Đồ chết giẫm, dám ghi điểm qua mặt tôi trong khi có phải lỗi của tôi đâu cơ chứ.
“Không sao đâu. Cũng từ lâu lắm rồi. Giờ cả nhà tớ đã quen với
việc ấy rồi,” cuối cùng thì Alok cũng đứng dậy để đi xem phim, trong khi tôi vẫn đang ước giá như mình bốc hơi được.
Khi chúng tôi bước ra khỏi phòng, Ryan sánh vai cùng Alok, còn tôi lẽo đẽo theo sau cách sáu bước chân.
“Chậc, cả đời tớ chỉ toàn sống trong trường nội trú nên chẳng thật sự hiểu được. Chắc phải khó khăn lắm nhỉ. Làm sao gia đình cậu xoay xở được?” Ryan tiếp tục.
“Thực ra được bữa nào hay bữa nấy thôi. Mẹ tớ là giáo viên Sinh vật. Nguồn thu duy nhất của cả nhà đấy. Bà chị tớ vẫn chưa học xong đại học.”
Tôi gật gù, cố hết sức làm ra vẻ mình cũng cảm thông với hoàn cảnh bạn tôi lắm.
“Chứ các cậu nghĩ xem làm sao tớ lại thi đỗ được vào IIT? Hai năm vừa qua tớ phải chăm sóc bố,” Alok nói.
“Thật thế à?” tôi hỏi, chớp lấy cơ hội tham gia vào cuộc tâm sự. “Ừ, ngày nào sau giờ học tớ cũng phải chăm bố và học bài.”
Ryan có xe nên việc đi xem phim trở nên dễ dàng hơn. Đi xe máy mà đèo ba như bánh kẹp là trái luật, nhưng mấy bác cớm có tóm được bạn thì cũng hiếm khi đòi hơn hai mươi đồng. Khả năng bị tóm chưa đến một phần mười, nên Ryan kết luận theo cơ sở xác suất thống kê rằng kể cả có bị tóm thì cũng vẫn còn rẻ chán.
Rạp Priya buổi tối quả là một thế giới khác biệt hoàn toàn so với đời sống phẳng lặng trong ký túc. Thiên hạ nườm nượp từng cặp, từng nhóm, từng gia đình, kéo nhau đi xem bộ phim nóng nhất mùa. Chúng tôi mua vé ngồi hàng đầu vì Alok không muốn chi quá nhiều tiền. Nhưng tôi nghĩ chắc mắt cậu ấy mù dở lắm rồi
nên ngồi xa sẽ chả thấy được gì mất. Gì thì gì, chúng tôi sẽ xem phim khoa học viễn tưởng, vì Ryan chọn mà; cậu ấy lúc nào cũng chọn phim khoa học viễn tưởng. Tôi ghét phim khoa học viễn tưởng, nhưng có ai hỏi ý kiến tôi đâu? Bộ phim này lại có du hành thời gian, người máy, súng laser, đủ thứ trình làng theo một kiểu chả buồn cười tí nào. Mới xem có mười phút mà nhân vật người hùng vai u thịt bắp đến thô thiển đã có một loạt cảnh xông pha rất chi là ngớ ngẩn, tôi chẳng buồn nhếch mép mà cười khẩy, thay vào đó chỉ ngáp ngắn ngáp dài.
“Chà!” Ryan thốt lên, đưa tay lên mặt khi thấy vai phản diện bắn từ túi ba lô ra một quả ngư lôi.
“Cậu xem cái thể loại phim này mà cũng thích được à?” tôi thì thào, chỉ để phá bĩnh.
“Mèn ơi, nhìn cái đống phụ tùng kia.”
“Toàn đồ giả. Viễn tưởng mà lị.”
“Ừ, nhưng sẽ có ngày người ta sẽ phát minh ra chúng chứ.”
“Du hành thời gian? Cậu thực sự nghĩ con người có thể du hành vượt thời gian?” Ryan quả là nực cười khi cậu ấy đang trong cơn hưng phấn.
“Suỵt nào, mấy gã nói giọng pha kia đã đủ khó nghe lắm rồi,” Alok nạt.
Khi quay về Kumaon lúc nửa đêm, chúng tôi đứa nào đứa nấy như bị châm lửa đốt mông, vì tất cả cư dân ký túc, từ Venkat đến Sukhwinder đang sấp ngửa chạy ngược xuôi với một chồng sách vở.
“Trắc nghiệm bất ngờ. Tin đồn khá chuẩn từ một đứa bên Cơ Ứng.” Ông Hớn Hở vừa giải thích vừa điên cuồng lật từng trang
ghi chú, lần đầu tiên ông không hớn hở khi thấy chúng tôi.
Cơ Ứng là tên gọi tắt của Cơ khí Ứng dụng, và dân tình đồn rằng có đứa bên ký túc Nilgiri mới vào văn phòng thầy lúc chiều để nộp trễ bài giao về nhà. Ông thầy nhướng lông mày trái, buông một câu đầy sát khí “cậu cứ về ôn bài tiếp đi”. Thế là đủ gióng một hồi chuông báo động loan tin khắp khuôn viên như hỏa hoạn.
“Chết tiệt. Giờ lại phải ôn Cơ Ứng rồi. Lại mất thêm mấy tiềng đồng hồ,” Alok rầu rĩ.
“Mà vẫn còn bài tập Lý Lượng chưa làm xong,” tôi nhắc.
Thế là cả ba đứa chúi đầu trong phòng tôi ôn bài. Đến hai giờ sáng thì Alok lên tiếng. “Tớ đã bảo rồi, cái ý kiến đi xem phim quả là ngu ngốc.”
“Làm sao tớ biết trước được? Mà sao cậu tự dưng căng thẳng thế?” Ryan chạm tự ái.
“Không phải tự dưng. Mà là trường mình cho điểm theo thang tương đối, nên nếu ai cũng học mà riêng mình không học thì chết đứng à,” Alok nhấn mạnh vào mấy từ cuối khiến Ryan cũng phải chựng lại.
Đúng lúc này, một con chuột nhắt phóng ra từ gậm giường tôi.
“Có thấy gì không?” Ryan nói, hòng đánh trống lảng. Đoạn cậu ấy rút dép ra định phang cho con chuột một cú. Nhưng như có chiến lược riêng, nó đã kịp thoăn thoắt lủi lại về dưới gậm giường.
“Ừ đấy, phòng tớ có chuột. Bọn oắt chết giẫm,” tôi nói, giọng gần như trìu mến.
“Cậu muốn tớ giết hết bọn nó không?” Ryan chào mời.
“Không dễ thế đâu. Bọn này lỏi và nhanh lắm,” tôi nói. “Dám thách không?”
“Tôi lạy hai ông con giời, đừng đùa nữa. Tập trung học đi có được không?” Alok khoanh tay lại. Sao phải nghiêm trọng thế nhỉ, cái cậu này.
Ryan ngả người xuống ghế, xỏ dép lại, mở cuốn Cơ Ứng ra rồi hít một hơi thật sâu.
“Vâng thưa ngài, chúng ta hãy chong đèn dùi mài tiếp. Nếu không thì sao có thể trở thành những kỹ sư vĩ đại của đất nước vĩ đại này được,” Ryan thở dài giễu cợt.
“Im lặng được rồi đấy,” Alok nói, giờ đã vùi mặt vào cuốn sách.
Sau đó Ryan quả có im thật, tuy chốc chốc lại cúi người ngó xuống gậm giường. Tôi cược là cậu ấy muốn khử được ít nhất một chú, nhưng bọn gặm nhấm tinh ranh không chịu hó hé gì. Một tiếng sau, chúng tôi hoàn thành bài Lý Lượng, rồi tiếp tục ôn Cơ Ứng đến năm giờ sáng, cũng là lúc Ryan đã ngáy ro ro, tôi thì gù gật, còn ngay cả Alok cũng đã rung rung bờ mắt. Vẫn còn một phần ba giáo trình chưa ôn, nhưng vẫn cần phải chợp mắt. Hơn nữa, bài trắc nghiệm dù gì cũng chỉ là tin đồn, chúng tôi không thể biết chắc chắn nó sẽ diễn ra.
Nhưng tin đồn, đặc biệt là những tin xấu, luôn có cách hóa thành hiện thực. Ba mươi phút sau khi mở đầu tiết Cơ Ứng, giáo sư Sen khóa trái cửa lại rồi mở cặp táp ra. “Đến lúc vui vẻ rồi đây. Nào ta trắc nghiệm chớp nhoáng cái nhỉ,” thầy nói.
Tập bài thi được thầy phát xuống bàn đầu, rồi từ bàn đó lần lượt phát xuống cuối lớp. Cả lớp đã biết trước tin đồn rồi, nên bài kiểm tra này chỉ bất ngờ như tuyết rơi ở Siberia. Tôi nhận lấy bài thi và nhìn lướt qua câu hỏi. Hầu hết đều rơi vào những bài giảng
gần đây nhất, đúng phần chúng tôi chưa kịp ôn.
“Chết cha. Bọn mình chưa kịp ôn gì từ câu năm trở đi,” tôi thì thầm với Alok.
“Chết cứng rồi. Thôi ít nhất cũng chết trong im lặng đi,” cậu ấy vừa đáp vừa cúi đầu xuống tư thế ‘dùi mài’ thường gặp, má trái cúi sát tờ giấy thi.
Hôm đó khi về đến ký túc, ba đứa chúng tôi không mảy may nói một lời nào về bài trắc nghiệm. Những đứa khác đều sôi nổi bàn luận về một số câu hỏi thầy cho ra ngoài phạm vi học. Hiển nhiên vì chưa ôn hết nên chúng tôi chẳng biết. Mà cũng không phải đợi lâu, chỉ hai ngày sau thầy đã phát kết quả cho cả lớp.
“Năm? Tớ chỉ trúng năm câu trên hai mươi,” tôi bảo Alok ngồi bên.
“Tớ trúng bảy. Chết tiệt, có bảy câu,” Alok đáp.
“Tớ trúng có ba. Được chưa? Một, hai, ba,” Ryan đưa ngón tay lên đếm.
Theo lệ, giáo sư Sen viết tổng kết điểm lên bảng.
Trung bình: 11/20
Cao: 17/20
Thấp: 3/20
Ông để yên đó vài phút rồi bước vào bài giảng mới về dầm chìa.
“Tớ thấp nhất lớp. Thấy không?” Ryan thì thào với tôi, chẳng đếm xỉa gì đến dầm với chìa. Tôi chẳng hiểu cảm xúc lúc này của cậu ấy ra sao. Mặc dù cố tỏ ra bình tĩnh và dửng dưng, tôi có thể thấy cậu ấy đang cố hết sức để tiêu hóa kết quả thi này. Cậu ấy
đọc lại bài thi, điểm số vẫn không nhúc nhích.
Alok lại đang quay ở một quỹ đạo khác. Khuôn mặt cậu ấy chẳng khác gì hôm ra mắt đám khóa trên. Cậu ấy nhìn bài thi như nhìn cái chai Coke hôm ấy, một biểu cảm trộn lẫn lo lắng và ê chề. Những lúc như thế này Alok trở nên dễ tổn thương nhất, bạn chỉ cần lay nhẹ là cậu ấy sẽ khóc ngon lành. Nhưng lúc này đây, kết quả bài thi cũng đủ đáng kinh hãi lắm rồi.
Tôi nhìn xuống bài của mình. Thầy đã viết điểm số của tôi bằng những con số to tướng chẳng đếm xỉa gì ai, như bọn khinh đời hay vẽ bậy lên tường. Ừ thì tôi chẳng phải đẳng cấp Einstein, nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi khi còn học cấp dưới. Điểm tôi là năm trên hai mươi, nghĩa là hai mươi lăm phần trăm; cả đời tôi chưa bao giờ bị cho điểm thấp hơn ba lần số điểm như thế. Ôi, bài thi đầu tiên ở IIT thật đau đớn quá.
Nhưng nhìn điểm của Ryan mà xem. Tôi tự hỏi không biết liệu cậu ấy học cả đêm hôm đó có đáng hay không. Tôi hơn cậu ấy hai điểm, à gượm nào, hơn cậu ấy sáu mươi sáu phần trăm, thôi điều này cũng an ủi phần nào. Cảm ơn trời vì sự khổ đau tương đối!
Alok có điểm cao nhất trong ba đứa, nhưng rõ ràng cậu ấy chẳng thấy nguôi ngoai khi hơn được chúng tôi. Cậu ấy nhìn bài thi, rồi lại nhìn điểm trung bình trên bảng. Tôi nhìn khuôn mặt cậu ấy nhăn nhó mỗi khi soát lại những câu trả lời sai của mình.
Chúng tôi cất bài thi vào cặp – chứng cứ cho phong độ bí bét của mình – rồi cuốc bộ về Kumaon, và gặp lại nhau trong bữa tối ở căng tin. Đồ ăn nhạt nhẽo như thường lệ, và Alok nhếch nhếch cái mũi tẹt trong khi uể oải múc một múc chất nhão xanh loét mà nhà ăn tập thể gọi là bhindi masala, rồi vẩy toẹt xuống đĩa. Đoạn cậu ấy quẳng hai cái bánh rôti vào cái đĩa inox và không để mắt tới những món sền sệt còn lại như dal, raita và pulao. Ryan và tôi
lấy hết mỗi thứ một ít, dù chúng đều có vị như nhau, ít ra nhìn đĩa thức ăn còn có màu phong phú.
Rốt cuộc, Alok cũng lôi chủ đề bài trắc nghiệm lên bàn ăn. “Thế nào, giờ thì các cậu không còn gì để nói à?”
Ryan và tôi nhìn nhau.
“Nói cái gì chứ?” tôi hỏi.
“Thì nói rằng mọi thứ chẳng khác gì đống phân,” Alok đáp. “Đồ ăn á?” tôi cố tình nói, dù biết tỏng ý cậu ấy ám chỉ gì.
“Không ạ, chết tiệt! Không phải mớ đồ ăn chết tiệt,” Alok nói, “mà là bài thi Cơ Ứng.” Gương mặt cậu ấy chuyển từ vẻ bi đát thường thấy sang vẻ giận dữ nhìn có phần sinh động hơn. Tôi nhận thấy biểu cảm mới này có phần dễ nhìn và dễ xử lý hơn.
“Bài thi thì sao? Bọn mình chết cứng rồi còn gì. Ngã ngũ rồi còn gì để nói đâu?” Ryan đơn giản hóa.
“À thế à. Bọn mình chết cứng rồi đấy, chẳng còn nghi ngờ cái chết tiệt gì,” Alok nói.
Tôi nghĩ Alok đã dùng đi lại một từ quá nhiều lần đến mức mất hết cả hiệu ứng. Cậu ấy nói “chết tiệt” quá nhiều.
“Thế thì thôi đi. Chẳng gì thì cậu cũng có điểm cao nhất hội. Phải hài lòng chứ.”
“Hài lòng à? Ừ tớ hài lòng đấy. Điểm trung bình là mười một, và có đứa được tận mười bảy. Còn tớ thì tụt lại đây với điểm bảy chết tiệt. Ừ đấy, tớ hài lòng, hài lòng cái mông Kẻ hủy diệt chết tiệt của tớ ấy,” Alok nhạo báng.
Tôi đã nói rồi, Alok làm mất hết cả hiệu ứng của cái từ đó. Tôi muốn bảo cậu ấy rằng nên thôi dùng từ “chết tiệt” đi nhưng
bụng lại bảo dạ rằng lúc này cậu ấy chỉ muốn văng cho sướng miệng.
“Cái gì? Cậu vừa nói cái gì?” Ryan buông thìa xuống hỏi. “Cậu vừa nhắc đến Kẻ hủy diệt à?”
“Ừ đấy. Thật là một ý kiến ngu ngốc. Ý kiến ngu ngốc chết tiệt của cậu đấy,” Alok nói.
Ryan cứng người, mắt nhìn Alok như thể cậu ấy nói tiếng nước ngoài, rồi quay sang tôi. “Cậu nghe cậu ấy nói gì không? Hari, cậu nghe không? Mèn ơi, không thể tin được.”
Tai tôi không điếc, tôi nghe rõ Alok vừa nói gì, có điều tôi chả để ý vì chỉ chăm chăm đếm xem có bao nhiêu từ “chết tiệt”.
“Hari, cậu có nghĩ rằng tớ đã làm hỏng bài trắc nghiệm không?” Ryan hỏi chậm rãi.
Tôi lần lượt nhìn Alok rồi Ryan.
“Ryan, cậu được có ba điểm. Bộ chưa đủ rõ hay sao mà còn hỏi tớ?” tôi hỏi ngược lại, cố hòa giải một sự việc mình chưa kịp nắm rõ.
“Không. Ý tớ là Alok bảo tớ đã làm hỏng bài trắc nghiệm của cả hai người bọn cậu vì tớ đã rủ bọn cậu đi xem phim. Cậu có đồng ý không hay là…?”
“Tớ có nói thế đâu…” Alok chen vào, bất chấp Ryan giơ tay lên ra hiệu im lặng.
Giờ thì tôi hiểu câu hỏi của Ryan, nhưng tôi chưa biết nên trả lời sao để không phải mang tiếng là theo phe nào.
“Nhưng điều đó thì liên quan gì…”
“Không, Hari, cậu nói xem. Bạn chí cốt với nhau mà nói được
những câu như vậy sao?” Ryan vặn.
“Việc ấy không quan trọng. Và hơn nữa, có phải cậu ép buộc bọn tớ đi xem cái phim dở toẹt ấy đâu,” tôi đáp, lòng tự nhủ sẽ không bao giờ xem một bộ phim khoa học viễn tưởng nào nữa.
Ryan thỏa mãn với câu trả lời này. Cậu ấy buông bàn tay xuống và nhoẻn cười, “Đấy thấy chưa.”
“Nhưng Alok cũng có phần đúng. Lẽ ra bọn mình vui cũng phải có giới hạn. Đi đêm cho lắm thế nào chẳng gặp ma – bài trắc nghiệm là chứng cứ rành rành đấy thôi.”
“Cảm ơn ngài,” Alok nói, “Ý tớ đích xác là như thế đấy.”
Tốt rồi, lần này tôi đã thoát hiểm. Đôi khi ta chỉ cần diễn giải lại lời nói của đôi bên là tự dưng sẽ trở thành người hòa giải thành công.
N
Chương 3
Chân trần trên kim loại
gười ta nói, khi bạn vui thì thời gian trôi nhanh như gió. Chỉ riêng kỳ học đầu tiên, với sáu môn, trong đó có bốn môn có
lớp thực hành, thời gian kéo lê vô cùng chậm chạp và uể oải, những giây phút vui thú lặn đi đâu mất tăm. Hằng ngày từ tám giờ sáng đến năm giờ chiều, chúng tôi bị khóa trái trong tòa học viện tám tầng với những giờ lên giảng đường, lớp bổ túc và ca thí nghiệm. Chiều buông xuống cũng là lúc chúng tôi nướng những tiếng đồng hồ còn lại trong thư viện hoặc trong phòng riêng để làm báo cáo và hoàn thành bài được giao. Mà đấy là còn chưa kể các bài thi! Mỗi môn học có hai bài thi phụ, một bài thi chính và ba bài trắc nghiệm bất ngờ; nếu tính trắng ra thì bảy bài nhân với sáu môn là bốn mươi hai bài kiểm tra mỗi học kỳ. May mắn là trong tháng đầu tiên các thầy cô đều nương tay không ra bài trắc nghiệm nào cả, viện cớ rằng đây vẫn còn là giai đoạn châm chước cho sinh viên lấy đà khởi động; nhưng giai đoạn châm chước đã sắp kết thúc rồi và điều này có nghĩa là những bài trắc nghiệm có thể thình lình hiện ra bất cứ lúc nào. Trong mỗi giờ giảng, chúng tôi đều phải cố nắm bắt lấy những dấu hiệu gợi ý tinh vi của thầy cô về khả năng giờ giảng tiếp theo sẽ có kiểm tra đột xuất.
Tai nạn bài trắc nghiệm đã nhen nhóm lại sự hiếu học trong ba đứa chúng tôi suốt một khoảng thời gian. Ryan trở nên im lặng hơn mỗi khi học nhóm, cố kìm chế việc thảo luận những chủ đề nóng hổi từ phim ảnh, ẩm thực cho tới các bộ phim khoa học viễn tưởng mới ra lò, khiến cho những buổi học trở nên năng suất hơn
hẳn. Mặc dù điểm số đang nhích dần tới mức trung bình của cả lớp, nhưng những bài tập về nhà ngày trở nên tẻ nhạt như khoai độn, và chúng tôi cần giải lao. Ryan thường gà gật lúc chuyển qua làm bài tập tiếp theo, hoặc nhìn mông lung lên tường, miệng lầm rầm chửi thề mỗi khi phải mở một cuốn sách mới.
“Được rồi,” một ngày nọ cậu ta thở dài, tay dập ghim xấp bài tập. “Tớ đã xử xong cái đống phân ngày hôm nay. Còn hai cậu định tiếp tục cày hay sao đây?”
“Sao cậu cứ phải gọi việc học hành là cái đống phân thế nhỉ?” Alok thắc mắc.
“Thử đoán xem nào,” Ryan thảy xấp giấy lên bàn như một tờ giấy ăn dùng rồi.
“Nhưng tại sao?” Alok hỏi, “ý tớ là, chắc chắn cậu cũng đã từng phải ôn tập rất nhiều để thi vào IIT đúng không?”
“Ừ, nhưng nói thẳng, cái chốn này làm tớ quá thất vọng. Đây nào có phải là đỉnh cao của khoa học kỹ thuật như họ vẫn huênh hoang, phải thế không?”
Tôi gấp sách lại để tham gia vào. “Sếp ơi, cày bừa là cái giá ta phải trả cho tấm bằng IIT. Anh cày, anh tốt nghiệp, anh kiếm được việc. Có gì mà thất với vọng?”
“Đó chính là vấn đề đấy, là sự tồn tại của bộ máy ngốc nghếch này và những con người ngốc nghếch như cậu đấy.”
Tôi ghét Ryan. Một khi cậu ấy mở miệng rao giảng thì ai nấy đều hóa thành ngốc nghếch.
“Cày, thi, làm bài không ngơi nghỉ. Làm gì còn thời gian thử nghiệm những ý tưởng mới? Chỉ toàn ngồi lết bết cả ngày và trở nên béo ú như Hari.”
Chỉ vì Ryan không thích ôn bài mà tôi bị nói là ngốc nghếch và béo ú. Những người như cậu ấy lúc nào cũng nghĩ mình là quà của Thượng đế ban cho nhân loại. Tệ hơn nữa, điều đó lại là sự thật cơ chứ.
“Tớ làm gì có ý tưởng nào mới. Mà tớ béo đến mức đấy kia à?” tôi quay sang hỏi Alok. Nhìn cậu này lập tức tôi cảm thấy được an ủi hơn.
“Này Ông Béo, nhìn vào gương đi thì biết. Phải tìm cách gì đi thôi.”
“Là di truyền đấy, tớ xem phim tài liệu trên ti vi một lần rồi,” tôi tự vệ yếu ớt.
“Di truyền cái mông. Tớ có thể khiến cậu giảm mười kí lô trong tích tắc.” Cậu ấy bật hai ngón tay “tách” một tiếng.
Tôi không biết Ryan có kế hoạch gì, nhưng chắc chắn nó sẽ không hề khiến tôi thư thái. Với tôi, béo ú còn hơn là phải chạy bộ theo xe buýt trường hoặc trèo cầu thang năm mươi lần mỗi ngày. “Ryan, cậu cứ quên tớ đi. Nếu cậu không muốn cày thì mình đi xuống căng tin ăn parantha vậy?”
“Đấy sếp thấy chưa, vấn đề nằm ở chính đây – cạp suốt ngày mà chẳng thể thao. Tớ đã quyết định rồi, Hari sẽ phải tuân theo một thời khóa biểu thể dục,” Ryan nhảy lên. “Bắt đầu từ sáng mai luôn.”
Ryan lúc nào cũng quyết định thay người khác. Tôi không biết có phải vì vẻ đẹp mã hay sự tốt tính của cậu ấy mà người ta thường cho qua, nên cậu ấy cứ tung hoành mãi.
“Gượm đã Ryan, cái quái gì…” tôi lên tiếng.
“Mà thực ra cả Alok cũng nên theo luôn. Đồng ý chứ?”
“Đi chết đi,” Alok lầm bầm rồi lại chúi đầu vào chồng sách như con sóc cắm vào hạt dẻ.
Tôi cân nhắc về việc giảm mười kí lô. Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn bị gọi là Ông Béo, đến mức cái sự mập mạp đã trở thành một phần bản sắc của cá nhân tôi. Đương nhiên, tôi ghét cay đắng cái góc bản sắc đó, và có vẻ như Ryan biết rõ mình đang làm gì thật, vì dáng cậu ấy chuẩn thế cơ mà. Mặc xác, tôi nghĩ, cũng đáng thử một lần xem sao.
“Thế mình sẽ làm gì?” tôi đầu hàng.
“Chạy bộ sáng sớm vòng quanh khuôn viên, chừng bốn cây số.”
“Dở người à, tớ đi bộ còn chẳng được bốn cây nữa là,” tôi gạt đi.
“Đồ nhát như cáy, ít ra phải thử chứ. Chạy xong rồi thấy sảng khoái lắm,” Ryan nói.
Và thế là đúng năm giờ sáng hôm sau, Ryan đá cửa phòng tôi không thương tiếc. Tôi hét Ryan. Gì thì gì, tôi cũng mở cửa, và cậu ấy đứng ngáng ở đó chờ cho tôi thay sang áo thun và quần đùi.
“Bốn cây số à?” tôi vừa ngái ngủ vừa sợ sệt.
“Cứ thử đi, cứ thử đi,” Ryan động viên.
Khi tôi bước ra khỏi Kumaon, trời vẫn còn tối. Tôi thầm cảm ơn vì niềm may mắn nho nhỏ ấy – sẽ không ai phải thấy một sinh vật hình quả địa cầu nặng tám chục cân nảy tưng tưng trên vệ đường. Để hoàn thành chặng đường bốn cây số nghĩa là tôi phải chạy tới đầu bên kia của khuôn viên, băng qua dãy ký túc, sân thể thao, tòa học viện và khu biệt thự của cán bộ trường. Tôi đã toan ăn gian và chạy đường tắt, nhưng lại muốn cho Ryan một cơ hội,
tuy rằng điều này không có nghĩa là tôi ít ghét cậu ta hơn.
Cả thân hình tôi rên rỉ khi những múi cơ tôi chưa từng biết bắt đầu hiện diện. Chỉ sau mười phút, tôi đã hổn hển như một nhà leo núi trên đỉnh Everest bị thiếu dưỡng khí, và sau mười lăm phút thì tôi thấy như sắp bị đột quỵ đến nơi. Tôi ngừng lại thở dốc trong vài phút và tiếp tục chạy cho tới khi vượt qua học viện rồi chạy vào trong khu nhà cán bộ.
Bình minh hé rạng, làm lộ ra những thảm cỏ được tỉa xén nắn nót trước những căn biệt thự đẹp như trong bưu thiếp của những con người tra tấn chúng tôi trên giảng đường. Tôi chạy ngang qua nhà giáo sư Dubey. Thật khó để tưởng tượng ông giáo như một người bình thường sống trong nhà, xem ti vi, đi tiểu, ăn bên bàn ăn. Tới đây thì tôi đã mướt mải mồ hôi, mặt đỏ hơn cả màu đỏ, sắp chuyển sang một loạt sắc tím hiếm có.
Tôi dừng lại, đang hổn hà hổn hển thì đột nhiên đầu gối bị cái gì tông phải từ sau. Loạng choạng vì bất ngờ, tôi chúi người về phía trước, hai tay chỉ kịp huơ huơ ra lấy thăng bằng, suýt nữa thì ngã dập mặt. Tôi ngồi phịch ngay giữa lòng đường, cố trấn tĩnh để hoàn hồn sau cú sốc và hụt hơi, rồi quay đầu ra sau.
Một chiếc xế hộp Maruti đỏ chính là thủ phạm! Tôi vừa thở hồng hộc vừa nheo mắt nhìn xem ai ngồi ở ghế lái xe sau làn kính chắn gió. Ai lại còn muốn giết tôi trong khi tôi đã thoi thóp sẵn rồi? Tôi tự hỏi, đợi cho hơi thở ổn định lại.
“Tôi hết sức, hết… sức… xin lỗi,” một giọng nữ cất lên. Một cô gái trẻ trạc tuổi tôi, bận áo thụng và quần ngố, toàn đồ mặc ở nhà. Cô ta lóng ngóng chạy về phía trước, có lẽ định tiến về phía tôi. Tôi để ý thấy đôi chân trần.
“Tôi hết sức xin lỗi. Anh không sao chứ?” cô ta hỏi han, tay đưa
lên vén tóc qua một bên mang tai.
Không sao cái gì chứ, và là lỗi chết tiệt ở cô ta chứ ai. Nhưng khi một cô gái trẻ hỏi một chàng trai có bị sao không, thì bao giờ ta chả phải nói là không sao.
“Chắc không sao đâu,” tôi đáp, co duỗi bàn tay.
“Anh có cần tôi cho đi nhờ xe không?” cô ta bồn chồn hỏi, chìa bàn tay ra để đỡ tôi dậy.
Khi cô ấy tiến đến gần, tôi chăm chú quan sát gương mặt cô. Chẳng biết có phải vì đã lâu lắm rồi tôi mới được chiêm ngưỡng một thành viên phái nữ không, nhưng tôi thấy cô ấy quả thật rất xinh xắn. Và tôi cảm nắng luôn cái vẻ ngoài vừa-bước-ra-khỏi giường ấy. Chỉ các cô gái mới giữ được vẻ nóng bỏng trong bộ đồ ngủ: hãy nhìn Alok chẳng hạn, trông có khác gì một bệnh nhân đổ bệnh hiểm nghèo trong chiếc áo khoác rách bươm và bộ pyjama của cậu ta.
“Thực ra tôi đang chạy bộ,” tôi đáp, rồi nắm lấy tay cô ta để cố tình đứng dậy thật chậm. Ai mà muốn buông tay một cô gái xinh xắn? Nhưng dù sao tôi cũng phải buông ra khi đã đứng lên rồi.
“Chào anh, tôi tên là Neha. Anh à, tôi hết sức xin lỗi,” cô ta lại đưa bàn tay tôi vừa nắm lên sửa tóc.
“Chào cô, tôi là Hari, vẫn còn sống đây nên không sao đâu,” tôi toét miệng cười.
“Vâng, anh xem, tôi đang học lái xe,” cô ta chỉ tay vào tấm biển ghi chữ “L” dán trên tấm kính chắn gió. Vậy thì cũng dễ thông cảm thôi, tôi nghĩ, bạn được phép tông vào người ta nếu bạn đang tập lái xe, và nhất là khi bạn lại xinh tuyệt trần.
Mà nói thật lòng, tôi có bị xước xát gì đâu. Bởi một mặt, chắc
cô ta lái với vận tốc rùa bò hai cây số/ giờ, mặt khác tôi có thừa mô mỡ để giảm xóc hơn hầu hết mọi người. Tuy vậy tôi vẫn muốn lợi dụng cơ hội này.
“Anh chắc là anh không cần tôi chở chứ? Tôi cảm thấy thật có lỗi,” cô ta vặn vẹo hai bàn tay.
“Thật ra tôi cũng hơi hơi muốn được đi nhờ về Kumaon,” tôi đáp.
“Chuyện nhỏ. Mời anh lên xe,” cô ta khúc khích, “đấy là nếu anh tin tưởng ở tài lái xe của tôi.”
Chúng tôi lên xe. Tôi thấy cô ấy ngồi hết sức thận trọng ở ghế lái xe, như thể đang lái con tàu vũ trụ Thương gia hay sao ấy. Rồi cô ấy đặt bàn chân trần lên bàn đạp. Không biết có phải vì tôi là kỹ sư hay không, nhưng cảnh tượng này quả rất nóng bỏng. Làn da trần của phụ nữ trên bề mặt kim loại là đỉnh điểm của bốc lửa. Móng chân cô ấy sơn màu đỏ thẫm, trong đó có một vài ngón xỏ nhẫn bạc cong queo, loại thời trang chỉ con gái mới hiểu. Tôi chỉ muốn nhìn bàn chân cô ấy mãi, nhưng cô ấy bắt đầu bắt chuyện.
“Ký túc Kumaon, nghĩa là sinh viên nhỉ?”
“Vâng. Năm đầu, kỹ sư cơ khí.”
“Cừ đấy. Thế anh thấy mọi thứ thế nào, môi trường đại học này nọ ấy? Vui chứ?”
“Cũng chẳng có gì nhiều, chỉ kịp quay đi quay lại đã hết ngày rồi.”
“Nghĩa là bọn anh phải học nặng thế cơ à? Mọi người hay gọi là gì nhỉ - cày bừa.”
“Đúng rồi phải cày chứ. Có nhiều ông thầy chết tiệt chỉ thích hành hạ cho sinh viên phát điên lên…”
“Bố tôi cũng đứng lớp đấy,” Neha nói.
“Thật á?” tôi suýt thì nhảy lên khỏi ghế. Thật may vì tôi chưa kịp giãi bày hết quan điểm sâu sắc của mình về những ông thầy, và tôi chỉ mong sao cô ấy không phải con của giáo sư Dubey.
“Vâng, ở trong khu cán bộ mà,” cô đáp. Lúc này xe đã bỏ lại khu cán bộ và tiến tới tòa học viện.
“Còn kia là văn phòng bố tôi,” cô trỏ tay về một trong hàng tá phòng.
“Thật à?” đầu tôi tua mòng mòng xem nãy giờ mình có làm gì mạo phạm không. “Ông ấy tên là gì?” tôi hỏi xã giao.
“Giáo sư Cherian. Chắc anh không biết ông ấy đâu, ông ấy chỉ dạy từ năm ba trở đi.”
Tôi lắc đầu. Tôi đã từng nghe nhắc tới tên thầy Cherian, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy thầy. Rồi tôi nhớ tới tiết học đầu tiên. “Có phải thầy là trưởng khoa Cơ khí không?” tôi hỏi, cặp mắt tiu nghỉu rời khỏi bàn chân cô.
Cảm nhận được sự lo âu của tôi, cô vỗ cánh tay tôi khi giậm ga lên số ba. “Đúng rồi. Nhưng đừng căng thẳng thế, bố tôi là giáo sư chứ có phải tôi đâu. Anh cứ thả lỏng đi.” Rồi cô bật cười khanh khách một tràng như thể đã biết tỏng nỗi si mê của tôi với bàn chân mình.
Chúng tôi tán gẫu thêm vài phút nữa dọc theo đường về ký túc. Cô kể cho tôi nghe về trường đại học mình đang theo, nơi cô học thiết kế thời trang. Cô đã sống ở khuôn viên này được hơn mười năm và quen gần hết giáo viên.
Khi sắp tới Kumaon, cô lại xin lỗi một lần nữa, và hỏi xem liệu còn có thể giúp gì được cho tôi không.
“Không, thực sự tôi không sao đâu,” tôi trấn an.
“Chắc chắn nhé Hari? Thế nghĩa là tôi sẽ còn gặp anh chạy bộ lần sau chứ?”
“Vâng chắc vậy,” tôi đáp, trong lòng đã thấy hãi đợt huấn luyện tiếp theo của Ryan.
“Tuyệt rồi. Có lẽ khi nào đó tôi sẽ chở anh đến công viên nai ngoài trường, nhiều người chạy bộ ở đó lắm. Lại còn có nhiều quán bán trà và đồ điểm tâm sáng rất ngon. Tôi nợ anh một bữa,” cô nói.
Tôi thấy lo khi sẽ phải gặp lại con gái thầy trưởng khoa. Nhưng lời mời của cô, và lý do chính là bản thân cô, thật quá khó lòng cưỡng lại.
“Nghe tuyệt lắm,” tôi nhảy ra khỏi xe, “đồ ăn miễn phí luôn được đón mừng. Lần sau cô cứ tông vào tôi đi.”
Cô mỉm cười, vẫy tay chào và lái chiếc xe đỏ biến mất hút. Hình ảnh cô gái vẫn còn vấn vương trong tâm trí khi tôi bước qua thảm cỏ ngoài sân Kumaon. Ryan đã đợi sẵn ở đây, đang chống lên đẩy xuống gì đó. Cậu ấy đã thấy tôi bước ra khỏi xe và yêu cầu một lời giải thích tường tận. Sau đó tôi lại phải lặp lại từ đầu cho Alok. Mặc dù tỏ rõ vẻ háo hức hợp lý, tra hỏi tôi xem cô ấy trông thế nào, vân vân và vân vân, nhưng cả hai cũng cảnh báo tôi nên tránh cô ấy ra vì là con thầy giáo.
Nhưng đó là vì cả hai đều chưa thấy cô và trò chuyện trực tiếp với cô. Tôi đang mòn mỏi mong chờ gặp lại cô đây, đang da diết đợi cho tới lần sau được gặp cô và chiêm ngưỡng hai bàn chân trần ấy!
N
Chương 4
Vạch ranh giới
gười ta nói, khi bạn vui thì thời gian trôi nhanh như gió. Chỉ riêng kỳ học đầu tiên, với sáu môn, trong đó có bốn môn có
lớp thực hành, thời gian kéo lê vô cùng chậm chạp và uể oải, những giây phút vui thú lặn đi đâu mất tăm. Hằng ngày từ tám giờ sáng đến năm giờ chiều, chúng tôi bị khóa trái trong tòa học viện tám tầng với những giờ lên giảng đường, lớp bổ túc và ca thí nghiệm. Chiều buông xuống cũng là lúc chúng tôi nướng những tiếng đồng hồ còn lại trong thư viện hoặc trong phòng riêng để làm báo cáo và hoàn thành bài được giao. Mà đấy là còn chưa kể các bài thi! Mỗi môn học có hai bài thi phụ, một bài thi chính và ba bài trắc nghiệm bất ngờ; nếu tính trắng ra thì bảy bài nhân với sáu môn là bốn mươi hai bài kiểm tra mỗi học kỳ. May mắn là trong tháng đầu tiên các thầy cô đều nương tay không ra bài trắc nghiệm nào cả, viện cớ rằng đây vẫn còn là giai đoạn châm chước cho sinh viên lấy đà khởi động; nhưng giai đoạn châm chước đã sắp kết thúc rồi và điều này có nghĩa là những bài trắc nghiệm có thể thình lình hiện ra bất cứ lúc nào. Trong mỗi giờ giảng, chúng tôi đều phải cố nắm bắt lấy những dấu hiệu gợi ý tinh vi của thầy cô về khả năng giờ giảng tiếp theo sẽ có kiểm tra đột xuất.
Ở ngay giữa học kỳ đầu, Ryan đột nhiên hô biến ra một chiếc xế nổ. Bố mẹ cậu ấy gửi cho một tấm séc đô la coi như quà Giáng sinh, vì bằng hữu họ ở châu Âu ai cũng đều làm vậy. Ryan không theo đạo Công giáo và cũng chả quan tâm cóc gì đến Giáng sinh, nhưng cậu mê tơi tờ séc và đi rút tiền ngay; và thế là úm ba la
chiếc xe ra đời – một chiếc Kinetic Honda sơn màu lam kim khí đẹp lung linh.
Khi Ryan mang xe về Kumaon, tất cả bọn sinh viên đều túm tụm vây quanh trầm trồ, nhưng chỉ có Alok và tôi được phép đặt mông lên cưỡi. Xe chỉ dành cho hai người, nhưng Ryan cứ kẹp ba phóng lên giảng đường, xuống căng tin và thỉnh thoảng đi xem những bộ phim như Kẻ hủy diệt, khiến cả thế giới phải ghen tị nhìn theo, tội nghiệp cho chiếc xe phải oằn mình rên lên dưới sức nặng của cả ba cộng lại.
Trong khi đó, sự học ngày càng trở nên vất vả. Những vị giáo sư cứ thế mà ép, còn đám sinh viên vốn đã oằn lưng cứ thế mà oằn lưng để đạt điểm trên trung bình, và do đó cứ đẩy điểm trung bình ngày một cao. Chúng tôi vẫn học cùng nhau, nhưng mục tiêu tập trung học đã bị rã đám. Cả ba cố lên được trung bình trong một vài bài tập, nhưng vẫn lẹt đẹt môn vật lý.
Một đêm nọ Alok nhận được cú điện thoại mẹ gọi từ nhà. Bố cậu ấy bị lên cơn co giật hay sao đó, và phải được đưa vào bệnh viện ngay lập tức. Mẹ Alok chưa từng làm chuyện này một mình bao giờ, và nghe giọng bà hoảng loạn đến mức cũng nên cho đi cấp cứu luôn.
Tin đồn về một bài trắc nghiệm vật lý đang lan khắp ký túc, nhưng Alok không còn lựa chọn nào khác. Ryan ngỏ ý cho mượn xe, nhưng Alok có lái được bằng giời. Thế là Ryan cũng phải đi. Còn tôi chẳng muốn ở một mình nên cũng bám theo luôn.
Đó là lần đầu tôi được tới nhà Alok. Tôi đã kể với các bạn rằng nhà cậu ấy thuộc dạng nghèo, dù không đến nỗi đói rã họng như trong quảng cáo của Ngân hàng Thế giới, nhưng đúng là gia đình cậu ấy chỉ sở hữu những đồ tối cần thiết cho sinh hoạt. Có đèn nhưng đèn không có chao, có phòng khách nhưng phòng không
có đi văng, có ti vi nhưng ti vi không có màu. Phòng khách cũng là chỗ nằm của bố Alok, cả ngày chỉ tự giải trí với một trong hai kênh truyền hình, lúc chúng tôi tới thì ông đã gần như bất tỉnh. Mẹ Alok đã đợi sẵn, tay mân mê vạt áo sa-ri gạt nước mắt.
“Alok, con trai ơi, con nhìn xem đã xảy ra nông nỗi nào đúng lúc con vắng nhà cơ chứ,” bà mếu máo với một giọng thống thiết khiến Hitler chắc cũng phải sụt sùi. Mèn ơi, Alok thừa hưởng cái gene rền rĩ từ đây ra chứ đâu. Tôi vẫy một chiếc xe lam, rồi Ryan và Alok khiêng bệnh nhân lên. Chúng tôi đi thẳng vào viện, đăng ký rồi đợi cho tới khi có một bác sĩ – một vị đủ xui xẻo khi phải làm việc ở một bệnh viện công miễn phí lúc nào cũng quá tải – khám cho bố Alok. Khi chúng tôi quay lại Kumaon thì đồng hồ đã điểm ba giờ sáng, cả ba đứa đều rã rời và nhộn nhạo vì mùi bệnh viện.
Tất nhiên, bạn có thể tưởng tượng ra điều gì đã xảy ra vào ngày hôm sau, bài trắc nghiệm vật lý chứ còn gì nữa, và chúng tôi chết gí tại trận. Chúng tôi chỉ đạt hai điểm trên hai mươi, hay đại loại tầm tầm đó. Alok cố xin thầy cho thi lại, nhưng bị ông trợn trừng mắt lên như thể vừa bị hỏi xin hiến tặng cả hai quả thận.
Bài thi đó đã khiến Alok xụi lơ phần nào. Giờ đây cậu ấy cũng ít nghiêm nghị hơn mỗi khi Ryan phá bĩnh giờ ôn bài chung.
“Tớ nói cho các cậu hay, cả cái hệ thống IIT này đều be bét hết,” Ryan tuyên bố.
“Lại tới lúc chém gió rồi đó,” tôi đảo mắt. Ba đứa đang ngồi trong phòng tôi.
Tôi cứ ngỡ Alok sẽ mặc kệ Ryan, nhưng lần này cậu ấy lại khơi gợi ra. “Tại sao?”
“Bởi vì, các cậu cứ thử đếm xem có bao nhiêu nhà kỹ sư hoặc nhà khoa học lỗi lạc đã chui ra từ cái trường này?”
“Ý cậu là gì? Đã có nhiều CEO và doanh nhân thành đạt học từ đây ra đấy thôi,” tôi cắt ngang, một sai lầm vì Ryan vẫn chưa nói hết.
“Ý tớ là trường này mang tiếng là trường đại học tốt nhất Ấn Độ, là học viện kỹ thuật số một của đất nước tỉ dân. Nhưng IIT đã bao giờ phát minh ra được bất kỳ thứ gì chưa? Đã có bất kỳ đóng góp gì cho nền kỹ thuật nước nhà?”
“Không phải nó đã đóng góp bằng cách đang đào tạo các kỹ sư sao?” Alok đóng cộp cuốn sách lại. Tôi biết ngay rằng một khi Alok không bắt chúng tôi vào khuôn khổ, thì cả ngày hôm đó cả ba sẽ chẳng học thêm một chữ nào nữa. Tôi đề nghị cả nhóm bỏ qua bữa ăn ở căng tin để đi ăn parantha ở quán ông Sasi. Cả hai đồng ý.
Ryan tiếp tục ngâm nga. “Hơn ba chục năm phát triển của IIT, thế mà chỉ làm được mỗi việc đào tạo ra mấy đứa lỏi con cắm mặt làm việc cho đám tập đoàn đa quốc gia. Cứ nhìn vào MIT ở Mỹ mà xem đi.”
“Đây có phải Mỹ đâu,” tôi nói, ra hiệu cho mấy nhóc phục vụ ở Sasi mang ra ba đĩa parantha. “MIT có ngân quỹ hàng triệu đô mà.”
“Với lại, ai quan tâm làm gì, tớ chỉ muốn lấy được cái bằng rồi kiếm một việc ngon thôi,” Alok nói.
Sasi là một quán cóc xập xệ, mở chui ở ngay vỉa hè ngoài cổng ký túc. Chỉ với mấy tấm vải bạt và ghế đẩu, thực đơn ngoài trời gồm có parantha, trà chanh và thuốc lá. Với giá chỉ hai rupee, món parantha bơ quả là một món hời, ngay cả với sinh viên. Ông chủ Sasi biết tỏng chất lượng đồ ăn trong căng tin nên chộp ngay lấy lượng khách béo bở, hằng ngày mỗi ký túc cũng phải có vài tá
sinh viên ra đây ngồi. Chúng tôi gọi ba đĩa parantha, và cục bơ to oạch nằm trên xấp bánh tan chảy ra một mùi hương quyến rũ.
“Thấy chưa, có phải lúc nào tiền cũng là yếu tố quyết định đâu,” Ryan vẩy tàn thuốc lá. “Ừ thì IIT không làm nghiên cứu vũ trụ được, nhưng rõ ràng có thể làm ra những thứ rẻ hơn chứ? Mà nói thẳng ra, thiếu tiền chỉ là cái cớ. Nếu có tiềm năng thật, thì thị trường sẽ đầu tư vào những hành động nghiên cứu ở IIT ngay chứ.”
“Thế thì vấn đề nằm ở chỗ quái nào?” Tôi bắt đầu khó chịu. Tôi thực sự muốn Ryan ngậm miệng lại, nhất là khi đồ ăn đang bày trước mặt. Ý tôi là, nếu cậu ấy không muốn học thì thôi, nhưng đừng có thuyết giảng bạn bè, chẳng tốt cho tiêu hóa chút nào.
“Vấn đề là ở cái hệ thống ấy,” Ryan cáo buộc chắc nịch, như một nghị sĩ địa phương. Khi nào mắc phải vấn đề gì là cứ đổ lỗi cho cả cái hệ thống chết tiệt.
Nhưng cậu ấy chưa nói xong. “Cái hệ thống tính điểm theo thang tương đối và vắt học sinh cho sức tàn lực kiệt. Ý tớ là, những năm tươi đẹp nhất tuổi trẻ thế là đi tong còn gì. Nhưng còn một thứ nữa cũng đi tong nốt. Còn đâu khả năng tư duy độc lập? Còn đâu thời gian để sáng tạo? Thật bất công.”
“Bất công ở chỗ nào? Miễn giúp kiếm được việc là tớ thở phào,” Alok nhún vai, đang giải lao sau khi vừa ngấu nghiến khẩu phần của mình.
“Ái chà, có vần có điệu gớm,” tôi nói.
“Đấy chính cái thái độ của các cậu cũng lại là một vấn đề nữa đấy. Có nói thêm sâu các cậu cũng chả hiểu đâu, thôi quên đi,” Ryan nói.
“Ơ câu này cũng vần,” tôi nói, rồi cả Alok và tôi bật cười khúc
khích. Tôi biết tôi đang chọc cho Ryan tức điên, nhưng tôi thực sự muốn cậu ấy im lặng hoặc chuyển chủ đề. Cái đồ đại lãn ấy chỉ tìm đủ mọi cớ để không phải học thôi.
“Mặc xác các cậu,” Ryan ra dấu, rồi cắm đầu xuống đĩa đồ ăn. “Gì thì gì,” tôi lên tiếng, “cuối tuần này lịch trình sao nhỉ?” “Chả có gì, sao?” Alok ngước lên.
“Thì giờ ta đã có con xế nổ.”
Ryan im lặng.
“Nào, đừng có hờn dỗi như con gái chứ.” Tôi huých vào khuỷu tay cậu ấy cho tới khi cậu ấy buộc phải cười phá lên.
“Được rồi, đi thì đi, đồ đần. Connaught Place à?”
“Tại sao?” Alok hỏi lại.
“À thì ở đó có một quán ven đường bán món gà bơ ngon hết sảy, sau đó mình có thể đi xem một bộ phim Hindi. Rồi lượn loanh quanh ngắm gái ở khu chợ.” Hai mắt Ryan tóe lên vẻ dâm đãng quá lố.
“Nghe được đấy,” tôi nói, nghe đến gái gú là lại nghĩ tới Neha. Từ hôm đó tôi chưa gặp lại cô ấy, có khi phải đi chạy bộ lại thôi.
“Alok, cậu cũng tham gia chứ hả? Hay sẽ lại cày bừa cả ngày?”
“Ừm… Vẫn còn bài tập Cơ Ứng… Mà thôi, kệ đời nó… Rồi, tớ cũng chơi luôn,” Alok đầu hàng.
Cuối tuần đó chúng tôi vi vu ở Connaught Place và chơi vui tá lả. Bộ phim đúng kiểu phim Hindi điển hình – chàng trai gặp cô gái, chàng thì nghèo và chân chất, bố của nàng thì giàu và mánh khóe. Tuy nhiên, diễn viên nữ chính là người mới và thiết tha được làm hài lòng khán giả, nên nàng có thật nhiều cảnh tắm
mưa, bận váy ngắn cũn chơi tennis, và mặc áo voan mỏng nhảy disco. Và vì tất cả những thú vui của nàng đều đòi hỏi nàng phải mặc thật ít hoặc mặc đồ trong suốt, đám khán giả đều mê mẩn nàng. Ông bố của nàng suýt thì giết mất chàng trai dám tán tỉnh cô con gái nóng bỏng của mình, nhưng cuối cùng thì ngọn lửa tình yêu và tình dục của người hùng vẫn cháy phừng phừng. Người hùng này chẳng có bài tập chết tiệt nào để nộp và chẳng có ông giáo sư kỳ quái nào phun lửa sau gáy mình cả. Tôi công nhận những bộ phim Hindi này đều nhố nhăng cả, nhưng đúng là chúng có khả năng đặc biệt khiến bạn quên bặt đi cái sự nhố nhăng trong đời thực.
Sau khi xem phim thì đến bữa trưa. Quán ven đường này quả tuyệt thật, vì Ryan chẳng bao giờ nói sai về những chủ đề này. Cậu ấy gọi món cho cả bọn, như vẫn thường xuyên làm. Và cậu ấy gọi rất mạnh tay – từ gà rút xương phết bơ đến xúp đậu, rồi parantha và xốt sữa chua. Cậu ấm con cưng thậm chí còn gọi ba lon Coke giá trên trời, ý tôi là, có đứa sinh viên nào lại đi uống Coke ở nhà hàng cơ chứ? Nhưng dù sao thì bữa trưa vẫn rất tuyệt, với một dàn máy phì phì phun hơi nước xuống mặt chúng tôi và giữ cho không gian được mát mẻ.
Tay xé miếng gà rôti như một đứa trẻ thiếu đói được Unicef bảo trợ, Alok trở nên mau miệng hẳn. “Mèn ơi ngon quá đi mất, cái món gà ở đây thật bá cháy.”
“Thế thì, Béo này, thử phát biểu xem hôm nay như thế đã đủ vui chưa?” Ryan hỏi.
“Ừ hứ,” Alok đáp, miệng nhồm nhoàm thức ăn, nhưng ý muốn nói là đủ rồi.
“Thế thì nói xem, thế quái nào mà cậu lại muốn tự giết mình bằng sách vở?”
“Ơ kìa, đừng có bắt đầu cãi nhau nữa đấy nhé,” tôi rên rỉ. Từ sáng đến giờ tôi đang đà vui, nhưng phải chứng kiến hai con gà chọi này đá nhau thì quả thật mất hứng.
“Có ai cãi nhau đâu,” Ryan quay sang nói với một giọng điệu nghe như muốn cãi nhau với tôi. Rồi cậu ấy hít một hơi sâu: “Được rồi, nghe tớ nói này. Tớ đã suy nghĩ nhiều rồi.”
Ôi, đừng, xin hãy tha cho chúng tớ, tôi nghĩ. Nhưng đã quá muộn.
“Các cậu ạ, đây đúng là những năm tháng tươi đẹp nhất đời mình. Quả thế còn gì. Đặc biệt là với những người như Alok.”
“Hả, sao lại đặc biệt với tớ?” Alok trợn trừng, miệng đang nhấm dở một quả ớt từ bát gỏi trộn.
“Xem kia, hai con ngươi tóe cả amino acid ra rồi,” tôi trêu, khi cậu ấy ho sặc sụa vì vị cay nồng.
“Bởi vì,” Ryan nói với Alok, “hãy nhìn cuộc sống của cậu trước kia xem. Ý tớ là, tớ biết cậu rất yêu bố cậu và mọi thứ. Nhưng đấy, hai năm rồi cậu chỉ toàn quanh quẩn chăm nom ông và chúi đầu vào học. Và sau khi tốt nghiệp, chắc hẳn cậu sẽ lại phải về sống với gia đình đúng không?”
“Tớ sẽ kiếm việc ở Delhi,” Alok gật đầu, lúc này đã nghiêm trang hơn một chút, mặc dù trong đầu cậu ấy vẫn lởn vởn miếng thịt gà.
“Chính xác, nghĩa là lại quay trở lại với một loạt trách nhiệm y như cũ. Ý tớ là, cậu sẽ kiếm ra tiền này nọ, và có thể sẽ thuê được giúp việc. Nhưng xét kỹ ra, cậu còn có cơ hội để được vui vẻ thế này hay không?”
“Tớ yêu bố mẹ tớ Ryan à, nên đó không được tính là trách
nhiệm,” Alok nói rồi ngừng ăn. Mèn ơi, đụng chạm tự ái rồi. Thường thì có chết Béo cũng chẳng rời miếng ăn cơ mà.
“Đương nhiên cậu yêu bố mẹ cậu rồi,” Ryan phẩy tay. “Ý tớ là, tớ hiểu chứ, mặc dù tớ chả yêu bố mẹ tớ.”
“Hả?” tôi thốt lên, dù tôi đã không muốn tham gia vào cuộc tranh luận này.
“Tớ nói là tớ không yêu bố mẹ tớ. Bộ nghiêm trọng lắm hay sao?”
Alok nhướn mày nhìn tôi. Ý tôi là, nếu Alok có thể yêu được bố mình, người đang sống không khác gì thực vật với đôi mắt người, thì làm sao cậu oe con này lại không yêu được bố mẹ mình cơ chứ? Và bố mẹ cậu ấy cũng tốt nữa, chu cấp đủ mọi thứ cho cậu ấy – con xe xanh, quần áo hiệu GAP và tiền mua Coke uống trong nhà hàng. Bố mẹ cậu ấy đã làm việc cật lực cả đời, khởi nghiệp bằng việc bán bình hoa với hai người thợ, và rồi đôn đáo khắp Ấn Độ để tạo dựng thương hiệu cho tới tận hai năm về trước, khi họ ra nước ngoài. Tuy họ chưa kiếm bộn tiền, nhưng ít ra họ cũng muốn cho cậu con cưng của mình được vui vẻ, cái cậu con giời, đầu lợn, đẹp trai đến vô lý, mà lại không yêu thương gì mình!
“Đồ chết giẫm,” tôi mắng.
“Cậu chết giẫm thì có! Cậu chả nghe gì tớ nói cả,” Ryan nói.
Thế đấy, cậu ấy nói tôi thế, trong khi tôi mới là đứa nghe cậu ấy lải bải cả ngày.
“Tại sao?” Alok quay lại với đĩa đồ ăn.
“Tớ cũng chẳng biết tại sao. Ý tớ là, từ sáu tuổi tớ đã ở trường nội trú. Đương nhiên, như mọi đứa trẻ khác, tớ ghét lắm, và khóc tru tréo lên khi bố mẹ để tớ ở lại. Nhưng rồi, chính trường nội trú
lại là nơi tớ đạt được tất cả. Tớ đạt điểm cao, chơi thể thao cừ, học cách chơi vui, sống hết mình và kết bạn tốt. Và thế là, đâu đó trong quãng hành trình, tớ không còn nhớ bố mẹ nữa. Như kiểu trưởng thành vượt ra khỏi cái vỏ bọc gia đình ấy. Ừ thì tớ vẫn gặp họ mỗi dịp nghỉ hè, và họ gửi thư, gửi tiền và đủ mọi thứ cho tớ, nhưng…”
“Nhưng sao?”
“Nhưng tớ không nhớ họ.”
“Thế cậu không thấy có lỗi gì hết à?” Alok xỉa răng.
“Không, lỗi quái gì. Ý tớ là, với tớ bạn bè là tất cả, bạn bè là gia đình tớ. Bố mẹ là người tốt, nhưng tớ không yêu họ như yêu bạn bè. Ý tớ là. Tớ không yêu họ, nhưng tớ yêu các bạn tớ.”
“Nghĩa là cậu yêu chúng tớ hả Ryan? Tớ yêu cậu lắm.” Alok nói bằng giọng mái; rõ ràng cậu ấy đã căng bụng rồi, bằng chứng là tâm trạng dễ chịu của cậu ấy sau mỗi khi thỏa mãn cơn ngấu nghiến.
“Vớ vẩn nào, Béo, yêu cái mông tớ ấy,” Ryan nói, và một vài người quay lại nhìn chúng tôi.
Tuy nhiên, Ryan lại quay lại với học thuyết hồi nãy của mình. “Gì thì gì, điều tớ muốn nói là, đây là những năm tươi đẹp nhất của ta. Thế nên hoặc là ta cày bừa cho đến chết khô, hoặc là cho cái hệ thống giáo dục này biết tay.”
“Thế nói một cách chính xác thì làm sao để cho cái hệ thống biết tay?” tôi chất vấn.
“Ý tớ là, không phải hoàn toàn ngừng cày bừa mà là phải vạch ra ranh giới rõ ràng. Chúng mình có thể học hai, ba tiếng mỗi ngày, nhưng thời gian còn lại phải dành cho việc khác, như thể
thao chẳng hạn, các cậu đã bao giờ chơi bóng quần chưa? Hoặc đi tham gia sự kiện – các buổi hùng biện hay thi sắp chữ chẳng hạn, hay xem một bộ phim quái đản, vân vân và vân vân. Có vô vàn trò có thể làm ở trường.”
“Ừ nhưng có mấy đứa tham gia đâu. Những đứa ấy cũng toàn là bọn có GPA lẹt đẹt,” Alok nói.
“Này, tớ có bảo mình ngừng học hoàn toàn đâu. Mình chỉ vạch ra ranh giới thôi. Ban ngày đi học, rồi ba tiếng ôn bài mỗi ngày, còn lại là thời gian riêng của mình. Hãy cứ thử xem, một học kỳ thôi. Công bằng chứ? Một kiểu phân tán hóa giáo dục.”
Alok và tôi quay sang nhìn nhau. Ryan nói cũng có lý. Nếu tôi không chơi bóng quần ở đại học thì chắc cả đời cũng chẳng có cơ hội chơi đâu. Nếu tôi không tham gia thi sắp chữ, thì khi có công ăn việc làm rồi cũng chẳng chơi được.
“Tớ có thể thử,” tôi nói, để đồng ý với Ryan là chính. Không thì cậu ấy sẽ chẳng chịu dừng mất.
“Ba tiếng làm sao mà đủ.” Alok nghi ngờ.
“Được rồi, ba tiếng rưỡi dành cho siêu nhân cày bừa,” Ryan nói. “Được chưa nào?”
Alok đồng ý, nhưng với giọng lí nhí, nghe như tiếng con gà cậu ấy vừa chén đang nói vọng ra từ bụng.
Ryan sung sướng như người trên mây, và cậu ấy đèo chúng tôi về Kumaon với tốc độ khiến cho cảnh sát giao thông cũng phải chóng mặt. Chẳng ai bắt chúng tôi phải dừng lại, mà nói đúng hơn, chúng tôi chẳng chịu dừng. Tôi đưa bàn chân ra sau che biển số xe, để mấy anh cớm khỏi ghi lại. Xét cho cùng, đây là một dịp ăn mừng chúng tôi đã vạch ra được ranh giới rõ ràng.
Trong khoảng thời gian đó, tôi tình cờ chạm trán Neha ở quầy sách trường. Từ khi bị cô ấy đâm phải, chúng tôi chưa gặp lại nhau, và chuyện đó chẳng phải lỗi của ai. Lý do chính là kế hoạch chạy bộ bị phá sản hoàn toàn. Ngay cả khi đó là cơ hội để gặp lại Neha, tôi cũng chẳng thể lôi mình ra khỏi giường. Tôi quả có cố gắng được một lần, nhưng tôi ngủ dậy muộn và chẳng nhìn thấy xe cô ấy đâu. Từ đó trở đi, động lực trong tôi giảm hẳn, và Ryan đầu hàng không gọi tôi dậy được nữa. Cậu ấy chẳng còn lựa chọn nào khác, vì tôi đã dọa sẽ rút khỏi kế hoạch vạch-ranh-giới của cậu ấy. Thế nên, tôi muốn nói rằng, được gặp lại Neha một lần nữa quả là một sự bất ngờ dễ chịu.
“Xin chào,” tôi đưa tay lên vẫy.
Cô ấy nhìn tôi, rồi cứ nhìn chằm chằm, gương mặt không chút biểu cảm. Cô ấy tỏ vẻ như không hề nhận ra tôi. Rồi cô ấy tiếp tục lật những cuốn sổ vừa mua. Điều này quả là địa ngục, ý tôi là, nếu bạn ở nơi công cộng và “xin chào” một cô gái đầy hồ hởi, chỉ để bị dội một gáo nước lạnh “Chúng ta quen nhau hồi nào nhỉ?”
Bà chủ quầy nhìn tôi, mấy khách hàng khác cũng nhìn tôi, và tôi thấy mình như một sinh vật hạ đẳng, nhưng tôi vẫn cố thêm lần nữa. Chỉ mới vài tuần trước đây thôi chứ đâu, cô ấy còn ra chiều hết sức cảm thông và thân thiện, nên có thể cô ấy chỉ chưa kịp nhận ra tôi là ai thôi.
“Neha, là tôi đây mà! Còn nhớ tai nạn xe hơi buổi sớm chứ?” tôi nói.
“Xin lỗi,” cô ấy bực dọc nói rồi bước khỏi hiệu sách.
Lần này bà chủ quầy nhìn tôi như nhìn một kẻ quấy rối tình dục mãn tính. Cái cô kia đã tông phải tôi rồi cho tôi đi nhờ đấy, tôi chỉ muốn hét lên như thế, dù trong tay vẫn cầm vài chiếc bút chì
và mấy tờ giấy đơn. Ừ thì tôi không ưa nhìn cho lắm, và chỉ lý do này là quá đủ để phớt lờ tôi nơi công cộng, vì tôi đoán chắc hẳn việc đánh bạn với người xấu xí sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn hay sao đó. Khi còn đi học phổ thông, tôi cũng thường bị cho ra rìa, nên điều này không khiến tôi quá sốc. Những gì xảy ra với tôi khi đó, tôi thậm chí cũng chẳng muốn nhắc tới, nhưng tôi cảm thấy hơi kỳ quái. Tôi chẳng biết nữa, Neha có vẻ không giống kiểu con gái như vậy.
Tôi nhanh chóng rảo bước khỏi hiệu sách để trốn khỏi nỗi xấu hổ. Tôi thấy nhục quá. Ý tôi là, ít ra cô ấy cũng nên nói “chào” một tiếng chứ. Tôi biết mình béo ú, và nếu tôi là con gái thì tôi cũng chẳng bắt chuyện với mình. Khi đang đi bộ trên một lối mòn nối từ hiệu sách về ký túc, tôi thấy có ai gõ nhẹ lên vai. Tôi quay người lại, và bạn đoán xem là ai nào?
“Xin chào,” Neha nói.
Xéo xuống địa ngục đi, là phản xạ tức thời trong đầu tôi. Nhưng tôi quay lại nhìn và chết tiệt, cô ấy xinh quá. Và cái má lúm đồng tiền nhỏ xíu trên má phải cứ lấp ló mỗi lần cô ấy mỉm cười… Giờ thì thử nói “xéo xuống địa ngục đi” xem nào!
“Xin chào. Neha, đúng không?” lần này tôi nói thật chậm rãi và cẩn trọng.
“Tất nhiên rồi. Này, tôi hết hết sức, hết sức, hết sức xin lỗi, ban nãy tôi không đáp lời anh tử tế. Tôi có lý do riêng,” cô ấy tiết lộ.
Này, con gái cứ hay như vậy nhỉ, họ cứ nghĩ rằng lặp lại một trạng từ thật nhiều lần sẽ khiến nó trở nên hiệu quả hơn; ba lần “hết sức” nghĩa là một lời xin lỗi thật lòng.
“Lý do gì cơ?” tôi hỏi.
“Chỉ là, ý tôi là… Thôi quên nó đi được không?”
“Không, nói cho tôi nghe xem nào?” tôi khăng khăng.
“Bà chủ quầy quen bố con tôi đã mười năm nay rồi, và hai người thường xuyên nói chuyện với nhau.”
“Thế thì sao?”
“Bố tôi rất nghiêm khắc trong việc tôi nói chuyện với con trai, và ông ấy sẽ nổi cơn tam bành nếu biết được tôi đánh bạn với một cậu sinh viên.”
“Thật á? Chỉ chào thôi cũng không được?”
“Ông ấy là thế đó. Và những lời đồn đoán trong trường lúc nào cũng được phóng đại lên. Thế nên, tôi xin lỗi.”
Cô ấy có chút nực cười, tôi nghĩ, nhưng tôi cũng hiểu vì sao cô ấy lại nói vậy. Có những cô gái có ông bố rất nhạy cảm, và trong ngôi trường có hơn một nghìn sinh viên nam với lượng hoóc môn tỉ lệ thuận, ông ấy hoàn toàn có lý do để lo lắng.
“Thế thì tôi cũng sẽ chẳng có cách nào được nói chuyện với cô rồi?”
“Được chứ, miễn là không ở trong trường.”
“Nhưng bọn mình sống ở đây!”
“Đúng vậy, nhưng bên ngoài còn có cả thế giới kia mà. Mình có thể gặp nhau ở chợ Hauz Khas. Anh có thích ăn kem không?”
Từ chối một cô gái xinh xắn hoặc một cây kem đã là chuyện khó rồi, nhưng khi cả hai đi cùng nhau thì đó là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi đồng ý, và cô ấy bảo tôi ra ngoài khuôn viên trường, đi bộ qua hai dãy nhà tới một quán kem. Cô ấy sẽ đi theo sau, nhưng cách tôi năm phút.
Đi một mình như vậy quả rất kỳ, và tôi cứ nghĩ nhỡ cô ấy không
xuất hiện thì trông mình hẳn ngốc nghếch lắm nếu cứ dán mắt vào quán kem. Ít ra thì tôi sẽ vẫn được ăn kem. Đồ ăn lúc này cũng ngon lành gần bằng con gái.
Nhưng Neha tới thật, và khi ngồi trong tiệm kem Cadbury, cô ấy lột xác thành một con người khác hẳn.
“Thế nào, Ngài Chạy Bộ, từ hôm đó đến giờ anh mất tăm mất tích. Tôi làm anh sợ quá à?” Cô ấy bắt đầu khúc khích. Bọn con gái toàn như thế, cứ tự nói những câu buồn cười nửa vời rồi tự cười một mình.
“Không, chỉ là tôi ngại dậy sớm quá thôi.”
“Thế mà tôi lại cứ mong được gặp anh cơ đấy,” cô thú nhận. “Phải rồi, cứ nhìn vào lần gặp rồi trong hiệu sách là đủ biết.”
“Tôi đã bảo là tôi xin lỗi rồi cơ mà Hari,” cô chạm vào tay tôi giống như lần trước. Tôi thấy rộn ràng, ý tôi là, đứa con trai nào chả thế. Được một cô nàng xinh xắn tươi cười xin lỗi và chạm vào cánh tay mình thì hơn đứt cả ăn kem rồi còn gì.
Ở Delhi có hai kiểu gái xinh. Một là kiểu hiện đại, cắt tóc ngắn, mặc quần bò hoặc váy ngắn, đeo khuyên tai nhỏ xíu. Hai là kiểu truyền thống đóng bộ salwar-kameez cổ truyền, đính cườm nhiều màu giữa trán và đeo khuyên tai lớn. Neha thiên về kiểu thứ hai nhiều hơn, hôm nay cô diện bộ váy dài thêu tay kiểu chikan màu lam nhạt, đi với khuyên tai cùng màu. Nhưng cô không phải là típ truyền thống miễn cưỡng, như kiểu những cô nàng béo phì không còn lựa chọn nào khác ngoài những bộ đồ Ấn truyền thống. Neha nhìn khá cân đối, thực ra là quá tầm với của tôi, với mái tóc nâu nhạt xõa dài, trừ một lọn xoăn buông trước trán. Gương mặt cô tròn trịa, nét tròn đầy đặn tự nhiên chứ không phải vì béo. Tôi mải ngắm cô đến quên cả ly kem dâu đang chảy.
“Ta lại làm bạn chứ?”
“Chắc thế. Cô biết không, lúc cô lờ tôi đi, tôi cứ nghĩ là tại cô không thích con người tôi.”
“Con người anh làm sao?”
“Thôi bỏ qua đi,” tôi nói.
Rồi tôi kể cho Neha nghe về kế hoạch học hành não thỏ của chúng tôi.
“Ba tiếng đồng hồ? Phải nói là hơi bị dũng cảm đấy. Tôi nghĩ có khi các anh đã đánh giá thấp niềm đam mê giao bài tập của các ông thầy,” cô vét nốt ly kem.
Tôi nhún vai. “Mà thôi, giờ tới lượt cô kể chuyện mình đi. Cô đang học lái xe à?”
“Vâng, tôi còn lấy được cả bằng rồi cơ,” cô líu lo khoe rồi mở túi cho tôi xem. Cả triệu thứ được lôi ra – nào son môi, son dưỡng môi, kem thoa, cườm trán, khuyên tai, bút, gương, giấy ướt và nhiều thứ lặt vặt khác. Nhưng cuối cùng cô cũng tìm thấy thứ cần tìm.
“Chà. Neha Samir Cherian, nữ, 18 tuổi,” tôi đọc to. “Này thôi đi chứ. Ai lại đi để ý tuổi phụ nữ thế bao giờ.”
“Đấy là chỉ với những bà già sáu mươi thôi, cô vẫn còn trẻ.” Tôi trả lại tấm thẻ.
“Trẻ thì trẻ chứ, tôi thích con trai ga lăng,” cô vừa nói vừa lần lượt xếp lại một triệu thứ vào túi.
Tôi không rõ cô nói vậy là có ý gì. Có phải cô gợi ý cho tôi biết kiểu con trai cô thích, hay cô muốn tôi làm theo kiểu con trai cô thích, hay liệu cô có thích tôi? Ai mà biết được? Giải mã phụ nữ
còn khó hơn đứng đầu bài kiểm tra Quá Sản.
“Samir là tên con trai chứ nhỉ?”
“Là tên anh trai tôi đấy, tôi quyết định đưa nó vào thẻ.” “Thật à? Anh trai cô làm gì?”
“Chẳng làm gì cả,” cô nhún vai. “Anh mất rồi.”
Câu nói khiến tôi khựng lại, vì đang chực buông một câu trêu cái tên đầy nam tính của cô. “Ôi!” tôi thốt lên.
“Không sao đâu, thật mà, anh tôi mất đã được một năm rồi. Anh ấy chỉ hơn tôi hai tuổi nên anh có thể tưởng tượng bọn tôi thân thiết thế nào.”
Tôi gật đầu. Gương mặt xinh đẹp của cô đang chuyển sang rầu rĩ, và tôi chỉ ước gì mình có thể làm trò gì vui để chuyển chủ đề.
“Anh ấy làm sao mà mất vậy?” tôi hỏi theo phép lịch sự.
“Một tai nạn khủng khiếp. Anh ấy bị xe lửa cán phải khi đi qua đường ray.”
Tôi tự hỏi không biết đây có phải là cơ hội tốt để nắm cánh tay cô như cô vừa làm hồi nãy với tôi không. Đấy, tôi nông cạn thế đấy. Ý tôi là, cô ấy thì đang nghẹn ngào còn tôi thì chỉ rặt tính toán những đường đi nước bước kiểu này.
Tôi đưa bàn tay tới gần cô, nhưng cô tiếp tục cất lời, làm tôi giật mình. “Cuộc sống tiếp diễn, anh hiểu chứ. Nhà chỉ có mỗi hai anh em, nên tôi đau buồn lắm. Nhưng cuộc sống phải tiếp diễn thôi,” cô lặp lại, có vẻ như tự nói với bản thân hơn là nói với tôi.
Tôi rụt tay lại. Có lẽ đây không phải là thời điểm đúng đắn.
“Kem nữa nhé? Nào ta ăn thêm hiệp nữa đi,” cô vui vẻ nói và bước tới quầy mà chẳng đợi tôi. Cô quay lại với hai ly kem sundae
đầy ụ, miệng lại nhoẻn cười.
“Thế anh ấy gặp tai nạn xe lửa ở Delhi hay sao?”
“Vâng. Anh nghĩ chuyện đó không thể xảy ra hay sao?” cô hỏi vẻ thách thức.
“Khô… ông.”
“Nào, kể cho tôi nghe chuyện gì hay ho về ký túc xá của anh đi.”
Thế là tôi kể về chiếc xế nổ của Ryan, về việc chúng tôi phóng nhanh vượt ẩu thế nào, vân vân và vân vân. Chẳng hay ho lắm nhưng ít ra nó cũng chuyển được chủ đề. Rồi chúng tôi tán gẫu tới tận khi trời nhá nhem, và đồng hồ sinh học của Naha chợt đánh thức cô.
“Tôi phải đi rồi,” cô đứng bật dậy. “Ta đi bộ về chứ?”
“Được thôi. Nhưng đi tách riêng ra nhỉ?” Tôi tiếp thu bài rất nhanh.
“Vâng, xin lỗi nhé,” cô nói với giọng giả trẻ con nhõng nhẽo mà con gái hay dùng để đáp trả những lời thách thức dù là nhẹ nhàng nhất.
Tôi bèn đứng dậy theo.
“Thế nào nhỉ, Hari?”
“Thế nào gì cơ?”
“Thế anh không định mời tôi đi chơi hay sao đó à?”
Tôi như bị nghẹt thở. Ý tôi là, tất nhiên tôi muốn rồi, nhưng tôi cứ sợ cô sẽ từ chối, và tôi sẽ thất vọng cả đêm. Lẽ ra với buổi ăn kem hôm nay tôi đã thấy thỏa mãn lắm rồi, nhưng cơ hội này thật khéo quá, và giờ thì tôi cũng chẳng có lựa chọn nào khác.
“Hử? Tất nhiên rồi. Neha, cô có muốn đi chơi… cùng tôi không?”
Mặc dù cô đã bày sẵn đường đi cho tôi rồi, nhưng để tôi nói cho bạn nghe nhé, lần đầu mời con gái đi hẹn hò thật là điều khó khăn nhất. Căng thẳng chẳng kém đi thi vấn đáp.
“Vâng, đương nhiên rồi. Ta gặp nhau tại đây luôn, thứ Bảy tuần sau, cùng giờ như hôm nay nhé.”
Tôi gật đầu.
“Và lần sau nhớ đừng đóng vai cậu bé IIT nhút nhát này nữa nhé, muốn hỏi thì cứ hỏi.”
Tôi mỉm cười.
“Ơ, thế anh còn đợi gì nữa? Đi đi thôi chứ.”
Đi trước một quãng năm phút đầy kín đáo, tôi thả mình chìm đắm trong những suy nghĩ về tâm lý phái nữ, chân lạch bạch bước về ký túc.
M
Chương 5
Hãy ôn tập thay vì gây chiến
ỹ giương súng chĩa thẳng vào Iraq, và những nạn nhân tử thương đầu tiên là loạt bài kiểm tra chính (hay còn gọi là
thi cuối kỳ) của chúng tôi. Cách khuôn viên trường tôi hàng mấy ngàn cây số, một ông độc tài chuyên chế tìm cách thôn tính lãnh thổ của một ông độc tài chuyên chế khác. Chỉ có điều thật tình cờ, cả hai nước đều ngập tràn dầu lửa, khiến cả thế giới buộc phải dõi theo. Rồi tiếp đến quốc gia hùng mạnh nhất thế giới bèn lớn tiếng yêu cầu ông độc tài lớn hãy cuốn xéo ngay. Ông độc tài lớn nào có chịu, và chỉ sớm thôi ông sẽ được nếm mùi vũ trang.
Nhưng bạn sẽ hỏi, việc đó thì có liên quan quái gì tới ba thằng chúng tôi ở IIT nhỉ. Nếu đây là một trong những bộ phim giả tưởng ngớ ngẩn của Ryan, thì có khi chúng tôi được sắm vai mật vụ sử dụng phòng thí nghiệm IIT để cung cấp vũ khí tối thượng cho CIA hoặc cái gì đại loại. Nhưng đây có phải là phim đâu, và chỉ riêng việc hoàn thành nổi bài tập Quá Sản cho đúng giờ cũng đã là may mắn lắm cho ba đứa rồi, huống hồ là cung cấp công nghệ chiến tranh tối thượng.
Không, chiến tranh Vùng Vịnh không cần tới sự tham gia trực tiếp của chúng tôi, nhưng nó lại là một cú nổ lớn nuốt trọn hết cả bài thi cuối kỳ đầu tiên của chúng tôi, vốn là đòn bẩy cho mọi bản năng cạnh tranh của một đấng nam nhi.
Nhưng trước khi đi sâu vào đó, hãy để tôi kể sơ qua về những ngày huy hoàng ngắn ngủi của chính sách “vạch-ranh-giới”. Theo
đúng kế hoạch, chúng tôi học đúng ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, hầu hết là lúc đêm muộn, để dành cả tối chơi bời.
“Môn thể thao bá cháy nhất từng được phát minh,” Ryan tuyên bố khi dẫn hai đứa tôi vào sân bóng quần, dù cả Alok và tôi đều trông như những kẻ cả đời chả bao giờ dám nhón chân vào trong vòng bán kính một dặm quanh sân bóng.
“Trò này sẽ khiến đầu óc ta được thả lỏng, và làm tan bớt cái đống mỡ kia đi.” Ryan, vốn là đội trưởng đội bóng quần thời phổ thông, ném những loạt bóng khởi động vào sân.
Trừ phi bạn là một nhà vô địch bóng quần, chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng môn thể thao này khó chơi nhường nào. Quả bóng cao su nhảy lung tung như con ếch phê thuốc lắc, và bạn phải nhảy quanh để dùng vợt đánh. Ryan chơi môn này đã nhiều năm, còn Alok và tôi thì vô phương cứu chữa. Tôi đánh hụt năm lần liên tục, còn Alok thậm chí chẳng buồn di chuyển khỏi vị trí. Sau một lát, tôi bỏ cuộc. Ryan cố gắng tiếp tục chơi trong khi hai chúng tôi đứng như hai cái cột nhà thừa thãi.
“Nào hai cậu, ít ra cũng phải cố lên chứ,” Ryan gọi.
“Tớ chịu thua,” Alok nói, ngồi phịch xuống sân. Đúng là đồ bí bét. Tuy bản thân tôi cũng chả đánh nổi cú nào, nhưng ít ra tôi cũng không ngồi bệt ra như thế.
“Thôi để mai chơi tiếp vậy,” Ryan vẫn lạc quan.
Mười ngày liền, Ryan lôi chúng tôi đi tập, nhưng Alok và tôi đều không khá lên tẹo nào. Chúng tôi thấy chỉ riêng việc nhìn xem quả bóng bay tới chỗ nào đã khó lắm rồi, nữa là đuổi theo nó.
“Ryan, bọn tớ chịu đấy,” Alok than vãn, miệng thở hồng hộc. “Nếu cậu thực sự muốn chơi trò này thì sao không kiếm ai khác mà chơi?”
“Sao thế? Các cậu lên tay dần rồi đấy chứ,” Ryan nói.
Lên gì mà lên, sau ba mươi năm nữa thì may ra, tôi nghĩ dứt khoát.
“Thế các cậu không thích chơi thật à?”
Ryan nghĩ gì thế? Thích à? Thích á? Tôi chỉ chực xé quả bóng kia ra làm năm chục mảnh.
“Không,” tôi chỉ dám thốt ra cầm chừng.
“Thế thì thôi, mình không chơi nữa. Ý tớ là, tớ có thể bỏ chơi bóng quần cũng được,” Ryan nói.
“Không, không phải là…” Alok nói.
Ryan đã quyết định rồi thì nói nhiều cũng vô ích. Nó là một phần của cái lập trường “bạn tôi đi đâu thì tôi đi đó” của cậu ấy, mặc dù tôi thấy cũng ngại khi khiến cậu ấy từ bỏ môn thể thao yêu thích.
“Cậu chơi với người khác cũng được chứ sao,” tôi gợi ý.
“Người khác có phải bạn tớ đâu,” Ryan nói với giọng đanh thép như thể vừa thốt ra lời chốt hạ. Alok và tôi đành nhún vai và ba đứa rời khỏi sân.
Sau bóng quần là một trò khác thuần hơn và ít phải vận động hơn – cờ vua. Cả Alok và tôi đều thấy tự tin hơn, vì không như bóng quần, ít ra môn này chúng tôi còn có thể sờ vào các quân mà di chuyển chúng. Nhưng Ryan thường thắng, còn tôi thì không thấy việc đá các quân cờ nhựa có gì thú vị cho lắm.
Bên cạnh cờ vua, chúng tôi dùng thời gian rảnh rỗi phóng xe của Ryan đi chơi, để cho gió thổi ngược tóc ra sau. Chúng tôi xem hết các phim mới ra lò, thăm thú hết các danh lam thắng cảnh ở Delhi, làm mọi thứ, đi mọi nơi.
Xét toàn diện thì chúng tôi cũng đảm đương được phần lớn bài tập trong ba tiếng dành để cày bừa. Đôi khi gặp bài khó cần nhiều thời gian hơn nên chẳng còn thời gian để ôn tập. Vậy nên Alok khá lo lắng, đặc biệt là khi bài thi cuối kỳ nhích tới ngày một gần, và cậu ấy gợi ý tăng thời gian học lên. Và lẽ ra chúng tôi đã làm theo, nếu không có một chuyện đột ngột xảy ra – chiến tranh Vùng Vịnh như ở trên đã nói.
Mặc dù lúc nào trên thế giới cũng có chiến tranh xảy ra, và bản thân Ấn Độ đã tham gia nhiều hơn khả năng của mình, nhưng chiến tranh Vùng Vịnh thì khác, bởi nó được tường thuật ngay trên ti vi. Kênh tin tức Mỹ CNN vừa mở chi nhánh tại Ấn Độ, và đưa sa mạc Iraq vào ngay phòng xem ti vi của chúng tôi.
“Đây là bản tin CNN tường thuật trực tiếp từ đường phố Baghdad. Bầu trời đang rực sáng với đợt không kích đầu tiên,” một phóng viên nai nịt chỉnh tề dẫn chương trình.
Alok, Ryan và tôi rời mắt khỏi bàn cờ. Thật là một cảnh tượng xúc động, hoành tráng và không giống với bất cứ thứ gì chúng tôi từng được xem trên ti vi. Để tôi giải thích thêm, đây là thời điểm trước khi Ấn Độ có truyền hình cáp hay các kênh tư nhân. Cho tới lúc đó, chúng tôi chỉ có hai kênh truyền hình quốc gia nhếch nhác, chiếu rặt những bà chơi nhạc cụ cổ lỗ sĩ, và những ông đọc tin bằng giọng tẻ ngắt cho người mất ngủ và nhóm thiểu năng. Ti vi màu mới xuất hiện hai năm gần đây, và hầu hết các chương trình vẫn là đen trắng. Thế rồi, chỉ trong một tuần chớp nhoáng, chúng tôi được tiếp cận ngay kênh CNN lung linh, náo nhiệt và trực tiếp.
“Đây là tin thật ư? Ý tớ là, chiến sự này đang diễn ra ngay lúc này thật sao?” Alok ngây người.
“Chứ sao, Béo. Cậu nghĩ đây là kịch chắc?” Ryan chọc, khi trên
màn hình chiếu hai phi công Mỹ đang đập tay ăn mừng sau mấy tiếng đồng hồ dội bom xuống một thành phố thực thụ. Một phóng viên CNN phỏng vấn họ về nhiệm vụ vừa thực hiện. Hai phi công trả lời rằng họ được lệnh thả bom một kho căn cứ và triệt hạ một nhà máy điện cung cấp cho toàn thành Baghdad.
“Ái chà, quân Mỹ sẽ thắng cho xem,” Alok nói.
“Đừng đánh giá thấp người Iraq, người ta đã chiến đấu suốt mười năm rồi. Quân Mỹ chỉ thả bom từ trên không thôi,” Ryan đáp.
“Ừ, nhưng Mỹ quá mạnh. Saddam chẳng có cửa nào.”
“Có chứ, cứ đợi tới khi đánh nhau trên mặt đất mà xem,” Ryan bảo vệ quan điểm.
Và thế là cuộc chiến hút ba đứa chúng tôi vào như một bãi cát lún, Alok và Ryan bị cuốn vào cuộc tranh luận vớ vẩn kiểu “ai sẽ thắng”. Ý tôi là, thường thì ta thôi chơi trò đó khi qua mười hai tuổi (Siêu nhân hay Người dơi?), nhưng không gì có thể chặn hai cậu ấy lại được. Tôi cũng thích theo dõi chiến sự, nhưng tôi dứt khoát không nghiêng về phe nào.
Lúc bấy giờ Iraq còn chưa có tên tuổi gì, và chúng tôi cổ vũ Hoa Kỹ không do dự. IIT rất quan tâm tới vận mệnh Mỹ. Hầu hết viện trợ ngoại giao của trường đều thuộc về các tập đoàn Mỹ giàu sụ, và một lượng lớn cựu sinh viên trường tôi đều lấy học bổng hoặc đi làm thuê ở đó, cấu thành nên một mảng chảy máu chất xám. Vậy nên, không có gì đáng ngạc nhiên, những con tim của sinh viên IIT đều rỉ máu cho Mỹ.
Nhưng đồng thời, những hình ảnh chiến sự được đưa tới ngày một kinh hoàng. Quân đội Mỹ đánh bom Baghdad không ngừng nghỉ, và Saddam ẩn náu kỹ càng (chắc là dưới một trong những
giếng dầu của ông ta). Nhiều lần, quân đội Mỹ oanh tạc phải khu dân cư khiến cho dân thường thiệt mạng, điều này vô cùng tồi tệ. Ý tôi là, viện trợ IIT thì tốt thôi, nhưng làm sao có thể bào chữa cho việc đánh bom vào trẻ nhỏ? Nhưng thêm vào đó, Saddam chẳng qua cũng là loại Đại Tướng vớ vẩn, có nguồn tin nói ông này còn bắn cả người của mình khi cáu. Ôi, việc chọn bên ủng hộ trong cuộc chiến Vùng Vịnh này quả là nhiệm vụ bất khả thi. Mà với chúng tôi thì cũng có lợi lộc gì cơ chứ. Hai cậu bạn tôi sẽ sớm nhận ra điều này.
“Mèn ơi, chỉ còn tám ngày nữa là thi rồi,” Alok cuối cùng cũng thốt lên vào một ngày nọ. “Mình phải tắt ti vi đi thôi.”
“Nhưng ta vẫn giữ giới hạn ba tiếng một ngày chứ.” Ryan nhíu một bên lông mày.
“Quên cái ba tiếng ấy đi! Làm sao mà đủ,” tôi tham gia. “Tớ nghĩ Iraq sẽ thắng,” Ryan nói.
“Thôi đầu hàng đi, Mỹ đã đá đít lão ấy rồi,” Alok nói, “thế nên tớ van cậu Ryan, hãy cùng học trước khi mình cũng bị đá đít.”
“Chưa, đã chiến đấu trên mặt đất đâu cơ chứ,” Ryan chống trả chính đáng.
May thay, cuộc chiến kết thúc năm ngày trước kỳ thi. Mỹ thắng lớn, và Iraq tuyên bố thất thủ trước khi xảy ra chiến sự trên mặt đất. Saddam rời Kuwait một mình, và Mỹ hoan hỷ vì đã có toàn bộ dầu lửa trên quả đất, còn Ryan bỏ ăn mất khoảng một ngày.
“Chẳng công bằng gì cả. Chiến tranh thực sự phải diễn tra trên mặt đất chứ,” cậu ấy than thở khi chúng tôi bắt đầu ôn thi trong phòng.
“Im đi nào Ryan. Người Mỹ muốn gì đã được nấy rồi. Giờ ta học
được chưa nào?” tôi nói.
“Bất công quá mèn ơi. Mỹ là đồ to con chuyên đi bắt nạt.” “Cơ Ứng, Cơ Ứng,” Alok lẩm nhẩm như đọc thần chú.
Bóng quần, cờ vua và chiến tranh tất cả đều ăn vào những giờ ôn thi của chúng tôi. Trong năm ngày trước khi thi, chúng tôi đành buộc phải dẹp cái luật ba-tiếng-đồng-hồ sang một bên; ngốn hết đống tài liệu khóa học quả là việc bất khả thi ngay cả khi chúng tôi học ba mươi tiếng một ngày. Thế nên việc kìm chân Ryan lại trở nên rất hệ trọng, và cả ba cày bừa tới ba giờ sáng mỗi ngày, đồng thời kịch liệt khấn vái mong sao Ấn Độ nhảy vào cuộc chiến trong buổi sáng ngày thi đầu tiên.
Một ngày trước khi thi là những giờ kiểm tra thực hành. Đây là phần duy nhất của khóa học được Ryan ưa chuộng, nên sáng sớm cậu ấy đã kéo chúng tôi vào phòng thí nghiệm vật lý. Chúng tôi cùng chung một nhóm, và phải làm nhiệm vụ đấu nối mạch điện rồi trả lời vấn đáp. Chúng tôi được giao cho thí nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa điện trở và điện áp.
Tôi ghét cay đắng những bài thi thực hành, nhất là phần vấn đáp. Không rõ tôi đã kể cho bạn nghe về cái hội chứng căng thẳng của tôi chưa: bất cứ khi nào có người nhìn vào mắt và hỏi tôi câu gì, là y như rằng toàn thân tôi cứng đơ, mồ hôi túa ra từ lông mày xuống tới háng, và tôi mất tiệt cả giọng. Thế nên khi thấy Ryan hồ hởi chuẩn bị lắp ghép bảng mạch điện cho thí nghiệm, tôi cũng ghét lây sang cả cậu ấy.
“Này các cậu xem này,” Ryan giơ nắm linh kiện mạch lên. Alok ngước mắt khỏi trang sách.
Suốt mười phút sau đó, Ryan hì hụi lắp ráp điện trở, tụ điện, công tắc và dây dẫn với nhau. Alok lộ rõ vẻ lo ngại vì những gì
Ryan làm chẳng có liên quan gì tới bài thi hết.
“Ryan, cậu làm ơn nối dòng đi để còn bắt đầu thí nghiệm chứ?” Alok hỏi.
“Gượm đã Béo, mình có tận hai tiếng làm thí nghiệm cơ mà. Ở đây họ có cái loa nhỏ nào không nhỉ?” Ryan sục sạo cái thùng linh kiện.
“Cậu cần loa làm gì?” tôi hỏi, ngay khi Ryan đã tìm ra loa và nối nó vào hệ thống.
“Làm cái này này,” Ryan nói và đóng mạch điện. Cậu ấy dịch chuyển một vài kết nối, và rồi từ loa vang lên tiếng nhạc Hindi.
“Ghar aaya mera pardesi…”
“Cái quái gì thế!” Alok giật nảy người lên như thể có ma vừa hiện hình.
“Radio chứ cái gì, đồ ngốc,” mắt Ryan sáng rực lên, “tớ biết thế nào mình cũng có đủ linh kiện để lắp được một cái mà.”
“Ryan,” tôi lấy giọng nghiêm túc hết sức.
“Gì?”
“Bọn mình còn phải chuẩn bị cho bài thi chết tiệt,” tôi nói.
Ryan là thế đấy. Cậu chàng thật lắm chiêu trò thông minh, nhưng toàn làm vào những thời gian và địa điểm sai lệch.
Alok cũng phát hoảng. “Này sếp, hai mươi phút nữa thi vấn đáp rồi.”
Ryan tước hết mạch điện ra và nhìn hai đứa chúng tôi oán hận như thể bọn tôi là những kẻ tai trâu đang chê bai buổi hòa nhạc sống của Mozart.
Lúc chúng tôi sắp sửa hoàn thành mạch điện thì giáo sư Goyal
bước vào.
“Hừm…,” ông thầy giật giật dây nối. Lắp mạch là nhiệm vụ của Ryan, chúng tôi tin tưởng ở cậu ấy.
“Thế nào, Ryan, điều gì sẽ xảy ra khi tôi thay điện trở 100 Ôm bằng điện trở 500 Ôm?”
“Thưa thầy, ta sẽ có điện áp chạy qua cao hơn, nhưng đồng thời cũng có nhiệt lượng hao phí cao hơn.”
“Hừm…” Giáo sư Goyal gãi cằm, nghĩa là Ryan đã đúng. “Thế Alok, cậu đọc vạch màu trên điện trở này cho tôi xem?”
“Thưa thầy, vạch đó là 100 Ôm, vạch lam là 10, tổng cộng 110 Ôm ạ.”
Nhóm tôi quả không tồi. Nhưng giáo sư Goyal còn chưa xong. Bất chấp những hy vọng hoảng loạn của tôi, ông quay sang tôi.
“Thế Hari, nếu tôi mắc thêm một điện trở nữa bên trên điện trở 110 Ôm này thì chuyện gì sẽ xảy ra với dòng điện?”
Một câu hỏi mẹo. Dòng điện phụ thuộc vào cách ta mắc điện trở song song hay nối tiếp. Nếu mắc nối tiếp thì dòng điện giảm. Nếu mắc song song thì dòng điện tăng. Vâng đó là câu trả lời. Tôi đoán vậy?
Tôi đã tập dượt câu trả lời trong đầu. Nhưng giáo sư Goyal nhìn tôi chằm chằm khi hỏi, không có gì đáng ngạc nhiên vì ông đã gọi tên tôi trước khi hỏi còn gì.
“Thưa thầy…” tôi rùng mình, tay run lẩy bẩy. Cái hội chứng bắt đầu giở trò.
“Điều gì sẽ xảy ra với dòng điện?”
“Thưa thầy… em… thưa thầy,” người tôi sắp cứng đơ lại như bị
liệt. Ý tôi là, tôi hoàn toàn biết câu trả lời nhưng nếu nó sai thì sao? Tôi cố nói ra thành lời, nhưng không làm sao chuyển ý nghĩ thành từ ngữ được.
“Thưa thầy, dòng điện phụ thuộc…” Ryan can thiệp hòng cứu vãn tình hình.
Giáo sư Goyal đưa ngón trỏ lên.
“Im nào, tôi hỏi bạn cậu chứ có hỏi cậu đâu.”
Tôi lắc đầu và cúi gằm mặt xuống. Cố làm gì nữa, tôi đã bỏ cuộc rồi.
“Hừm…” giáo sư Goyal nói, lần này không gãi thứ gì. “Chất lượng của cái trường này ngày càng xập xệ. Các anh học cái gì, học thương mại à?”
Việc một sinh viên IIT bị giáo sư gọi là sinh viên thương mại quả là sự sỉ nhục lớn nhất, cứ như cô gái bán hoa gọi khách là đồ thái giám. Ngôi trường này là đền thờ của khoa học, và bất kỳ ai yếu kém đều bị cho ra rìa hoặc bị gọi là sinh viên thương mại.
Rồi thầy nguệch một con C+ lên tờ nghiệm thu và ném nó về nhóm tôi. Ryan bắt lấy tờ giấy.
Chúng tôi không có đủ thời gian để bàn tán về bài thí nghiệm vật lý, vì hôm sau là thi cuối kỳ rồi. Thậm chí tôi còn hoãn lại buổi hẹn hò với Neha cho tới khi thi xong. Tôi đã gọi cho cô ấy một lần sau khi kiếm được số nhà từ danh bạ trường. Cô phát hoảng trên điện thoại và bảo tôi đừng có gọi tới nhà mà không báo trước. Nhưng tôi làm gì có cách quái nào mà báo được? Gì thì gì, chúng tôi ấn định buổi hẹn vào một ngày sau khi thi xong.
Trong suốt kỳ ôn thi, ai nấy đều chong đèn tới sáng trong ký túc Kumaon, ai cũng kiệm lời – chỉ khi nào cần kíp lắm mới phải
mở miệng ra nói chuyện với nhau – và nốc vô vàn những tách trà thâu đêm. Ryan, Alok và tôi nhoáng nhoàng ôn sáu môn thi. Kỳ thi kéo dài ba ngày, khiến chúng tôi chẳng có thời gian thảo luận những bài đã thi rồi. Tôi biết mình đã làm tốt vài môn và làm hỏng vài môn. Alok choàng lên mặt vẻ cau có thường trực, còn Ryan phải cố hết sức để giữ dáng vẻ ung dung tự tại; đùa làm sao được, kỳ thi này vắt kiệt hết sức lực của cả đám. Quá Sản, Cơ Ứng, vật lý, toán học, hóa học và tin học. Lần lượt từng môn, cuối cùng chúng tôi cũng thi xong. Tuy có vẻ như giờ khắc tồi tệ nhất đã trôi qua, nhưng kết quả chỉ được thông báo sau hai tuần.
Và hai tuần đó là một niềm vui sướng vô bờ. Mặc dù kỳ hai đã bắt đầu, nhưng chẳng ai có tâm trí học hành cho tới khi biết được kết quả thi kỳ một. Các ông thầy còn bận chấm bài nên cũng nới lỏng tay khi giao bài về nhà, khiến chúng tôi có khá nhiều thời gian trống. Ryan nâng cấp cho chúng tôi từ cờ vua lên trò giải ô chữ, với những gợi ý bí ẩn, những cụm từ cùng vần và phép đảo chữ.
Trong quãng thời gian ấy, tôi gặp lại Neha ở cùng tiệm kem lần trước trong một chiều mùa hè đầu kỳ hai, dù trước đó cô đã cắt ngang cuộc gọi của tôi.
“Trời ơi, anh có điên không mà điện tới nhà em thế?” cô chào hỏi.
Tôi chẳng biết đáp sao, vì tôi vốn cứ đinh ninh việc truy tìm được số nhà cô từ danh bạ khoa là một điều khá cừ khôi.
“Không thì làm sao tôi liên lạc được với em?”
“Bố mẹ em quản rất nghiêm, không cho bạn nam gọi điện tới nhà.”
Tôi không dám thốt lên rằng, “Bố mẹ em nghe hệt như những
kẻ loạn trí,” nên để chuyển chủ đề, tôi hỏi, “Kem dâu nhé?”
Hôm nay cô bận một bộ salwar-kameez trắng nền nã. Khi lấy kem từ tay tôi, tay cô nắm vào tay tôi. Trời ơi, cô ấy đẹp quá bạn ạ.
“Thế thì làm sao liên lạc với em bây giờ?”
“Gọi em vào ngày 11.”
Tôi mải ngắm em đưa đầu lưỡi hồng ra liếm giọt kem sắp chảy xuống đất nên quên cả chú ý. “Hử?”
“Anh cứ gọi em vào ngày 11 hằng tháng.”
Dù Neha rất xinh đẹp nhưng có đôi khi cô ấy khá lập dị. “Gì cơ? Sao lại ngày 11?”
“Vì hôm đó không có ai ở nhà. Này nhé, anh trai em mất ngày 11 tháng Năm. Thế nên cứ ngày 11 hằng tháng bố mẹ em lại dành gần hết ngày để tới viếng cái đền gần nơi xảy ra tai nạn.
“Thật à? Thế em không đi à?”
“Trước kia em có đi. Nhưng cứ mỗi lần đi về là em lại nhớ Samir đến mức trầm cảm nhiều ngày sau đó, nên bác sĩ khuyên em không nên đi nữa.”
Cô nói một cách rành rọt, cứ như thể đang lựa chọn giữa hai vị kem khác nhau vậy. Tuy không bình thường, nhưng còn tốt hơn tỷ lần so với việc cô mếu máo khóc hay đại loại thế. Tôi không chịu nổi những ai khóc lóc nơi công cộng.
“Chỉ mỗi ngày 11 thôi à?”
“Ừ thì hiện tại chỉ có mỗi ngày đó là an toàn thôi,” cô nói rồi cười phá lên, “Sao? Anh muốn nói chuyện nhiều hơn à?”
Tôi không đáp. Ý tôi là, tôi chỉ thấy kỳ cục rằng tôi chỉ có thể gọi
điện cho cô đúng một ngày mỗi tháng, như là hẹn gặp với nha sĩ hay sao. Nhưng tôi càng ngày càng nhận thấy rõ hơn, con gái vốn thật kỳ cục.
“Vậy kể em nghe xem nào,” cô gõ vào bàn tay tôi để đổi chủ đề, “kỳ thi thế nào?”
Cứ khi nào được cô chạm vào là tôi lại thích mê, vâng, tôi thiếu thốn phụ nữ thế đấy; bàn tay tôi như nóng ran ở điểm tiếp xúc, khiến tôi suýt thì quên cả câu hỏi của cô.
“À kỳ thi… cũng chẳng có gì nổi bật. Khoảng một tuần nữa là có kết quả rồi.”
“Anh làm tốt chứ?”
“Không tốt lắm.”
“Anh muốn em nói bố nâng điểm cho anh không?” “Em làm được á?” Tôi ngượng đỏ cả người.
“Em đùa đấy.”
Chứ sao. Rồi cô khúc khích cười như thể đã lừa được tôi. Cứ làm như tôi cả tin tới mức đinh ninh rằng cô có thể giúp tôi nâng điểm thật vậy. Con gái thường tự cười với những câu bông đùa của mình, nhưng một Neha hoan hỷ phải hơn đứt một Neha lén lút nhìn quanh rồi.
Đột ngột tôi rướn mình lên trước, đưa gương mặt tôi sát lại gương mặt cô. Neha nín thở, nín cười và ngậm chiếc lưỡi hồng lại, mắt tròn xoe nhìn tôi. Tôi rút ví ra khỏi túi sau rồi lại khoan thai ngồi xuống.
“Sao thế?” tôi thờ ơ hỏi.
“Em cứ tưởng… mà thôi.” Cô ấy chớp mắt.
A ha, tôi bắt được em rồi nhé.
“C
Chương 6
Loại năm phẩy
ó kết quả rồi!” Alok lay vai gọi Ryan dậy vào một sáng thứ Bảy như thể Ấn Độ đã thắng Cúp Thế giới hay đang có đám
phụ nữ khỏa thân lăn lộn ngoài sân cỏ. “Có kết quả thi cuối kỳ rồi!”
“Tớ muốn ngủ,” Ryan vùi sâu vào dưới tấm chăn mà Alok cuối cùng cũng giật được xuống.
Khi chúng tôi tới giảng đường, một đám đông sinh viên đã bâu vào bảng thông báo kết quả học kỳ đầu. Những điểm số này sẽ giúp tính ra điểm trung bình, gọi tắt là GPA, trên thang điểm 10 của học kỳ đầu tiên. Những đứa đứng đầu sẽ có điểm gần 10.00, và điểm trung bình là khoảng 6.50. Nhưng chúng tôi lại ở nấc gần bét. Alok bấm lia lịa chiếc máy tính bỏ túi.
“Này nhé, Hari được 5.46 và… Ryan là 5.01 còn tớ… tớ là 5.88,” Alok nói.
“Nghĩa là cả ba bọn mình đều thuộc loại năm phẩy rồi,” tôi nhận xét như nhà phân tích.
“Chúc mừng Alok, cậu đứng đầu cả nhóm,” Ryan nói.
Đứng đầu nhóm, tôi nghĩ. Cứ như thể nhóm này là nhóm thần đồng ấy. Điểm số quá nhục nhã: cả khóa có 300 đứa thì chúng tôi ở đâu đó nửa sau 200. Alok tính lại một lần nữa như hy vọng sẽ có phép lạ khiến cho điểm mình cao hơn. Nhưng ở IIT này làm gì có phép lạ, chỉ có điểm số lẹt đẹt thôi.
“Dẹp ngay đi. Chết tiệt, tớ chỉ được 5.88. Dưới trung bình quá xa.”
“Biết rồi khổ lắm, được chưa?” Ryan nói. “Kệ đi. Alok, ta đi ăn mừng ở quán gà thôi.”
“Ăn mừng,” Alok phun ra. “Tớ vừa mới để vuột mất mọi cơ hội giật học bổng đi Mỹ hoặc một việc làm tốt, mà cậu lại muốn đi ăn mừng cái nỗi gì?”
“Trưởng thành lên đi Béo. Cậu muốn làm gì chứ? Cày bừa trong cơn vật vã à?”
“Đệch mẹ!” Alok chửi.
Đây là lần đầu tiên cậu ấy dùng từ “Đ.”. Cậu ấy chửi nghe mới kỳ cục làm sao. Ý tôi là, cậu ấy vẫn là một cậu nhóc chứ mấy.
Sự ôn hòa của Ryan biến mất nhanh hơn cả nụ cười của ông giáo sư. “Cậu vừa nói gì?” Rồi quay sang tôi, “Béo vừa nói gì đấy?”
Sao cái cậu chết tiệt này lại lôi tôi vào? Ryan đã nghe quá rõ lời Alok rồi đấy thôi. Mà thật ra tất cả đám sinh viên đang xì xào quanh chúng tôi cũng nghe rõ mồn một.
“Thôi nào hai cậu, có chuyện gì về ký túc rồi nói,” tôi can. Tôi chẳng quan tâm nếu hai cậu này có thủ tiêu nhau đi chăng nữa, nhưng với tôi chuyện riêng là chuyện riêng. Nhưng cả hai đều lờ tôi đi, và trong chốc lát tôi cứ ngỡ hai đứa sẽ nhảy vào tẩn nhau túi bụi. Tôi biết ngay rằng đây không phải là một trận chiến Ryan Alok như thường nhật nữa; mà cốt lõi của vấn đề là sự bùng nổ của hai cá tính đối lập cơ bản.
“Ta đi thôi,” tôi nhắc lại và kéo cả hai về phía chiếc xe. Ryan lái xe đèo chúng tôi về ký túc một cách cẩu thả hết mức, cố tình húc
vào mọi ụ đất trên đường. Cậu này có một kiểu sưng sỉa rất riêng.
Sau bữa tối, chúng tôi ngồi trong phòng Ryan và không hề mở miệng nói một lời nào về chuyện xảy ra ở trường. Tôi đã ngẫm nghĩ đôi chút về điểm GPA của mình. Vâng, bị năm phẩy quả là một vố đau. Từ giờ trở đi, tất cả các ông thầy sẽ đều biết tôi là một đứa dưới trung bình và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới điểm số các môn học sau của tôi. Tôi có biết mấy cựu sinh viên năm-phẩy khóa trước bị nhận xét rất nặng nề ở đợt tuyển việc làm trong trường năm ngoái. Thật như đống phân, sao tôi lại để bị rơi vào tình trạng này cơ chứ? Có phải tôi không đủ thông minh? Trong bữa tối ở căng tin, những đứa khác đều tỏ ra ủ rũ ra mặt, hoặc vô cùng phấn khích. Có cả Venkat cần cù, một kẻ không bao giờ rời khỏi phòng và luôn im lặng khi ăn. Hôm nay, cậu ấy cứ tủm tỉm cười suốt. Cậu ấy được chín phẩy năm. Đã thế lại còn ngồi cạnh Alok, và cứ thao thao kể chuyện đứng đầu bốn trong sáu môn. Alok chỉ nói chuyện với cậu này và lờ tịt bọn tôi. Rồi còn có những đứa khác. Ngay cả Ông Hớn Hở ở dãy nhà tôi cũng xoay xở kiếm được điểm bảy phẩy ba đáng kính. Tôi nghĩ ba đứa chúng tôi có khi phải đứng bét ở Kumaon này ấy. Lẽ ra tôi có thể cứ ủ dột nghĩ về tương lai của mình, đúng hơn là về sự ảm đạm của nó, nhưng hai khuôn mặt bí xị của Ryan và Alok cứ đập thẳng vào mắt tôi.
Chúng tôi tập hợp trong phòng Ryan và cứ ngồi im lặng suốt nửa tiếng đồng hồ. Không ai buồn mở sách ra, nhìn nhau hoặc nói một lời. Tôi tự hỏi không biết cả ba có định im lặng đến vĩnh cửu không. Ý tôi là, như thế cũng không hẳn quá tệ. Chúng tôi có thể đi lên lớp, ôn bài và ăn uống cùng nhau, im như thóc. Có khi điểm số lại tiến bộ thì sao. Trò chuyện với nhau có gì là quan trọng đâu.
Nhưng ước vọng về sự im lặng của tôi cuối cùng cũng bị Ryan phá vỡ.
“Thế nào, cậu có định xin lỗi không?” cậu ấy hỏi đầy khiêu khích.
“Xin lỗi? Tớ á? Cậu mới là đứa phải xin lỗi Ryan ạ,” Alok đáp.
“Cậu là đứa nói ‘đệch mẹ’ trước cả trường,” Ryan nói. “Thế mà tớ phải xin lỗi à? Hari, cậu có tin được không? Tớ mà phải xin lỗi!”
Việc này chẳng liên quan gì tới tôi, nên tôi lờ Ryan đi. Cứ để cho hai đứa dở hơi tự giải quyết lẫn nhau.
“Cậu vẫn chả chịu hiểu cái đệch gì à?” Alok nói, lặp lại cái tần suất “đệch” như cái lần cậu ấy nói “chết tiệt”.
Ryan lặng im.
“Hiểu cái gì?” tôi hỏi. Ý tôi là, tôi thực sự muốn biết xem có phần nào trong cuộc cãi nhau trẻ con này tôi còn chưa hiểu không.
“Hiểu cái này này. Hôm nay tớ ăn một quả GPA 5.88. Chết tiệt, 5.88! Thấp hơn tận 200 đứa khác! Các cậu có biết trong suốt mười hai năm học tớ chưa bao giờ bị tụt xuống hạng hai.”
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, một tuyên bố như vậy là một tuyên bố dở hơi. Việc khoe toáng lên rằng mình là một đứa mọt sách ở trường thì có gì đáng tự hào. Nhưng Alok là thế đấy.
“Thế thì sao?” Ryan nói, “điểm đại học của cậu bí bét. Mà cũng chẳng ai quan tâm cậu đã cày bừa nhiều thế nào. Việc quái gì tớ phải xin lỗi chứ?”
“Bởi vì… chết tiệt… bởi vì đó là cái lỗi chết tiệt của cậu,” Alok đứng dậy.
Cú đòn thật đau. Ryan tội nghiệp vừa mới nhận một con năm, và giờ phải nhận tiếp cơn thịnh nộ từ Alok.
“Lỗi của tớ?” Ryan bắt đầu cười phá lên. “Hari nghe kìa. Béo ăn điểm kém, mà lỗi lại là ở Ryan. Lỗi của tớ? Này Alok, cậu bị chập mạch à?”
“Nói gì đi,” Alok quay sang tôi.
“Nói gì bây giờ?” Tôi quay mặt tránh cả hai.
“Không vấn đề gì. Nếu Hari không có gan nói thì tớ sẽ nói. Cậu và cái mớ ý tưởng của cậu, Ryan ạ. Học ít hơn, vạch ra ranh giới, hưởng thụ những năm tháng tươi đẹp nhất đi, hệ thống này là một cỗ máy, một đống phân, phân nữa, phân mãi.”
Ryan cũng nhấc người khỏi ghế; có lẽ việc đứng lên sẽ khiến bạn có thêm lợi thế khi tranh luận, kiểu như nghiêm túc và có mục đích hơn.
“Tớ biết cậu chán nhưng không việc gì phải làm quá lên như thế. Chỉ là những điểm số ngu ngốc…”
“Tớ không làm quá,” Alok ngồi xuống trở lại. “Và với tớ đó không chỉ là những điểm số ngu ngốc. Tớ không có bố mẹ thu nhập đếm bằng đô la như cậu. Tớ vào trường này học với một mục đích. Để học tốt, kiếm được việc tốt và chăm sóc bố mẹ tớ. Thế mà cậu coi nó chả ra cái đệch gì.”
Lại thêm một từ Đ; chắc Alok vẫn còn đang bực lắm. “Đừng có động một tí là nói đệch,” Ryan nói.
“Tớ thích nói thì tớ cứ nói. Đó là vấn đề với cậu đấy Ryan. Chẳng ai được phép phản đối cậu điều gì. Cậu đề xuất ra một thứ, Hari mù quáng nghe theo và thế là cả ba đứa đều nhảy vào. Cậu chỉ là một thằng công tử được nuông chiều. Một đứa thích gì làm
nấy mà chả nghĩ gì đến bạn bè xung quanh.”
“Cái gì? Cậu nói cái gì? Rằng tớ không quan tâm đến bạn bè á?” Ryan nói. Dù giọng cậu ấy vẫn giữ vẻ hung hăng, nhưng tôi để ý thấy hai bàn tay cậu ấy đã bắt đầu run run.
“Không, cậu chả quan tâm đến gì hết – học hành không, trường học không, bố mẹ không và bạn bè cũng không. Cậu chỉ thích chơi bời cho xả láng thôi.”
“Này cậu đi quá giới hạn rồi nhé,” Ryan cảnh cáo.
“Giờ thì đến lượt tớ vạch ra ranh giới. Từ giờ trở đi, tớ sẽ không giao du với cậu nữa, quyết định công khai luôn.”
Đến mức này thì quá rõ, Alok đang phản ứng quá đà. “Cậu nói gì thế?” tôi hỏi.
“Tớ nói là làm đấy. Tớ đã nghe lời hai cậu suốt cả học kỳ đâm ra làm be bét hết mọi thứ rồi,” Alok nói.
“Thế cậu định làm gì?”
“Tớ nói rồi đấy, tớ không chơi với Ryan nữa. Từ giờ trở đi, tớ sẽ chơi với Venkat. Cậu ấy đã đồng ý cho tớ tới học chung. Cậu có biết cậu ấy được chín phẩy năm không?”
Tôi thấy thật kinh tởm. Trong cả cái ký túc Kumaon này chẳng ai nói chuyện với Venkat cả; chắc nếu được lựa chọn thì ngay cậu ấy có khi cũng chẳng nói chuyện với bản thân mình. Ừ thì cậu ấy được điểm cao, nhưng cậu ấy gần như chẳng phải là con người. Venkat thức dậy lúc bốn giờ sáng hằng ngày để ôn bài được thêm bốn tiếng trước giờ lên lớp. Tối nào cũng dành ba tiếng trong thư viện trước khi ăn tối. Rồi ăn tối xong, cậu ấy lại lên giường học tiếp mấy tiếng nữa trước khi đi ngủ. Làm gì có ai trên trái đất này muốn giao du với người như thế?