🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Án Lạ Phương Nam - Vũ Đức Sao Biển full mobi pdf epub azw3 [Phóng Sự] Ebooks Nhóm Zalo Lời nói đầu Vùng đất phương Nam với con người chân tình, giản dị đã để lại cho tôi thật nhiều tình cảm đẹp và những điều thú vị khi tôi làm báo. Tôi yêu quý phương Nam, nơi tôi trưởng thành và đi vào đời. Chính vì vậy mà tập sách Án lạ phương Nam này ra đời. Nói là án lạ bởi tình tiết các vụ việc đều lạ. Rất nhiều vụ việc đem lại cho chúng ta nụ cười thoải mái và sau nụ cười ấy, ta bắt gặp tấm lòng chân thành, có tình có lý của người phương Nam. Rất nhiều vụ việc chưa thành án, nghĩa là chỉ khoanh vùng giải quyết trong quan hệ tình cảm. Giải quyết xong vụ việc, ai nấy đều cảm thấy nhẹ lòng. Nói là án lạ bởi dù là vụ án hình sự đi nữa thì trường hợp dẫn đến tội phạm cũng khá ngộ nghĩnh. Phần lớn những nhân vật trong các bài viết này phạm tội một Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 5 cách hồn nhiên. Họ đáng được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sự tha thứ của người bị hại và sự thông cảm của bạn đọc. Họ ít học, đôi khi suy nghĩ nông cạn, sống tự nhiên một chút nhưng lương tâm của họ vẫn còn rực rỡ. Tôi xin cám ơn những nhân vật được nhắc đến trong tập sách này. Có những vụ việc là án dân sự, tôi phải mã hóa tên người. Có những vụ việc là án hình sự nhưng tôi không nhắc đến tên người gây án mà chỉ đưa sự kiện. Dẫu sao, họ cũng đã biết họ sai phạm. Họ thi hành án xong là trở về với cộng đồng xã hội. Tôi có nhiệm vụ phải giữ cho họ đời sống tâm hồn thanh thản, bình dị. Xin cám ơn Nhà xuất bản Trẻ cho in tập sách này. Cùng với Thâm sơn kỳ cục án, tập sách này là những phóng sự tiêu biểu cho bút pháp phóng sự của tôi - một cách viết nhiều nụ cười hơn nước mắt. Kính mời các bạn đọc. Bến Tre, tháng 3 năm 2011 Vũ Đức Sao Biển 6 • vũ Đức sao biển Rơi vú giả Hai mươi hai tuổi, tôi về Bạc Liêu dạy học. Nhiều em học sinh lớp đệ nhất chỉ thua thầy vài ba tuổi, coi tôi như người anh cả, thân ái đặt cho tôi ngoại hiệu Tùng Xua tùa hia (tiếng Triều Châu - Đường Sơn đại huynh). Một sáng tháng 10-1971, Tùng Xua tùa hia Vũ Đức Sao Biển đang ăn sáng trong tiệm Xừng Ký ngoài chợ Bạc Liêu thì chứng kiến một vụ việc ngộ nghĩnh. Như thường lệ, khoảng 6 giờ sáng, chị Thạch Thị Rươl - một người phụ nữ Khmer cư ngụ trên đường Đống Đa, gánh cái gánh bún nước lèo danh tiếng của mình ra chợ Bạc Liêu bán. Mấy bà, mấy chị đi chợ Bạc Liêu rất mê tín món bún nước lèo của chị Rươl. Nồi nước luôn luôn sôi bốc lên mùi mắm thơm phức; tôm, Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 7 thịt quay, cá lóc, rau xanh... tươi ngon hơn các gánh bún nước lèo của người khác. Giá của tô bún chỉ cỡ 5 đồng (giá lít xăng ngày ấy là 12 đồng) nên rất vừa túi tiền của khách hàng. Mới nghĩ đến tô bún của chị Rươl, ai nấy cũng muốn... chảy nước miếng. Hôm ấy, chị vợ của một anh lính thuộc trung đoàn 32, sư đoàn 21 (chế độ cũ), nhà trong khu gia binh Lê Văn Lưỡng đi chợ sớm. Thấy chị Rươl gánh bún nước lèo tới, mới mở vung ra đã bay mùi thơm phức, chị vợ lính có nhã ý... ăn mở hàng. Chị cúi người xuống nhìn vào nồi nước lèo, gọi một tô bún. Trời xui đất khiến làm sao hôm ấy chị ta mặc áo hở cổ, mà mối chỉ may của chiếc nịt ngực cũng đến hồi quá date. Cái thế cúi người đột ngột khiến sợi chỉ cuối cùng đứt luôn. Tõm một cái, một miếng mousse độn áo ngực của chị, tục gọi là vú giả, rơi ngay vào nồi nước lèo thơm phức của chị Rươl. Chị Rươl túm lấy bà khách mở hàng hậu đậu, la bài hãi: “Trời ơi! Gánh bún tui chưa bán mở hàng mà bà làm... rớt vú vào đó. Giờ tui bán cho ai?”. Tiếng la của chị khiến cả đầu chợ cuối chợ đều nghe, không chừng trong xóm... chùa Cô Bảy cũng nghe được. Chị buộc bà khách phải đền tiền nguyên gánh bún 120 đồng. Bà khách vừa xấu hổ sượng sùng, vừa lo số tiền không đủ, lên tiếng phân bua. Sợ họ đánh nhau, mấy bà mấy chị trong chợ chỉ họ qua bên... Hội đồng xã Vĩnh Lợi cho mấy ông bên bển 8 • vũ Đức sao biển phân xử. Chị Rươl vai gánh gánh bún, tay trái nắm tay bà khách, dẫn qua hội đồng, cách chợ Bạc Liêu khoảng trăm mét. Chủ tịch hội đồng xã kiêm trưởng ban tư pháp xã Vĩnh Lợi lúc bấy giờ là ông TVV. Ông mời hai phụ nữ ngồi để nghe họ “tường trình ủy khúc” - chữ dùng thời chế độ cũ. “Nguyên đơn” Rươl giành nói trước, rằng nồi nước lèo và gánh bún của chị nói chung giá 120 đồng. Nay, bà khách làm rớt... vú giả vào đó, không còn ai dám ăn uống gì nữa. Vậy bà khách phải đền cho chị 120 đồng; những món tôm, thịt, rau, bún cứ mang về mà... ăn cho phỉ. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 9 Chị cũng ca cẩm rằng việc rớt vú giả vào nồi nước lèo làm gánh bún danh tiếng của chị bị xúi quẩy; sợ khách hàng sau này không dám ăn, ảnh hưởng đến uy tín “thương hiệu” của chị. “Bị đơn” mặt tái mét, sượng sùng trình bày rằng chị ăn bún nước lèo của chị Rươl nhiều lần, thấy ngon nên định ăn mở hàng nhưng không ngờ “nó” rớt. Chị đi chợ, chỉ đem theo mấy chục đồng, thật sự không đền nổi 120 đồng. Vả chăng theo chị, vú giả chỉ rớt vào nồi nước lèo nên chất lượng mấy món tôm, thịt không ảnh hưởng gì. Chị Rươl buộc chị mang về ăn cho phỉ, chắc chị ăn không nổi, mà có rủ mấy bà vợ lính khác qua ăn thì chắc chi họ... chịu ăn. Ông V thực sự bối rối. Ông nói: “Thôi được, hai chị ngồi chờ mấy phút”. Rồi ông đạp xe, chạy qua Tòa án tỉnh Bạc Liêu cách đó khoảng vài trăm mét, “thỉnh giáo” lục sự TCH. Ông H là người gốc Triều Châu, làm lục sự nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm giải quyết và hòa giải những tranh chấp dân sự. Ông H cố vấn cho ông V: Phần nào thật sự bị hư hao thì đền phần đó, có tính toán để châm chước gia giảm những thiệt hại khác do “sự cố” này gây ra. Ông V quay về Hội đồng xã, xử như vầy: Chị vợ lính làm rơi vú giả làm hư nồi nước lèo, phải đền 30 đồng. Vụ việc đáng tiếc đó cũng gây ra những thiệt hại “thương hiệu” cho gánh bún mắm nước lèo nổi tiếng của chị Rươl nên phải đền thêm 20 đồng nữa. Riêng các phần 10 • vũ Đức sao biển thịt, cá, tôm, rau của chị Rươl không ảnh hưởng gì nên cũng không thiệt hại gì, chị Rươl không nên buộc chị vợ lính phải đền bù. Ông cũng động viên chị Rươl về nấu... nồi nước lèo khác, bán qua trưa và chiều để khỏi thiệt hại thu nhập trong ngày. Án được thi hành tại chỗ. Chị vợ lính đền tiền ngay. Mười giờ trưa hôm ấy, chị Rươl lại gánh gánh bún nước lèo ra chợ Bạc Liêu. Buổi trưa, người ta ăn cơm quán Xừng Ký chứ ít ai chịu ăn bún mắm. Tuy nhiên, mấy bà mấy chị trong chợ cũng ăn ủng hộ chị Rươl bởi theo chị quảng cáo: “Mới nấu lại nồi nước lèo khác, toàn mắm sặt rằn với mắm lóc, ngon lắm”. Mấy người phụ nữ vừa ăn vừa bụm miệng cười. Chị Rươl cũng không quên làm một thủ tục xả xui phục hồi uy tín “thương hiệu”. Chị cầm hai tờ giấy báo cháy phừng phừng, nhảy qua nhảy lại trên cái đòn gánh để... đốt phong long. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 11 Triều Châu nộ hán Một sáng tháng 10 năm 1971, ông Vưu Tôn - một người gốc Triều Châu cư trú tại Giồng Biển (phường Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu ngày nay), bưng mẹt bánh tiêu đi qua cầu Quay để xuống chợ Bạc Liêu bán như thường lệ. Tôi quen biết với Vưu lão hán, thường ăn bánh tiêu của ông. Bánh tiêu của ông Tôn thơm ngon, lượng đường vừa phải nên ai ăn cũng thích. Ông là người hiền lành, lao động chân chính, lấy công làm lời nên ai cũng quý mến. Ông Tôn đi lên hơn nửa cầu, mắt nhìn xuống khung cảnh buôn bán nhộn nhịp phía dưới thì bỗng nhiên đạp nhằm... một miếng ván mục. Rắc một cái, chân mặt của ông lọt thỏm xuống cầu, mẹt bánh tiêu đổ tưng bừng, 12 • vũ Đức sao biển cái rơi xuống sông, cái lăn như bánh xe xuống tận đầu đường Trương Vĩnh Ký. Bà con qua cầu thương ông già bị tai nạn, nhẹ nhàng đỡ ông lên và kéo chân ông ra khỏi lỗ ván mục. Chân ông trầy xước đổ máu, gót chân mặt bị sưng. Một anh xe lôi khỏe mạnh bế ông lên, đưa ông đến nhà thương Bạc Liêu cấp cứu. Bác sĩ xử lý như vầy: Lau rửa vết thương, dùng băng thun cố định khớp gót chân, cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc chống sưng tan máu bầm. Bác sĩ nhắc ông không đi lại mười ngày để khớp gót “êm” lại. Ngay chiều hôm đó, ông Tôn bảo con bồng đến một chỗ đánh máy đơn thuê, viết một cái đơn kiện kỹ sư P, trưởng ty Công chánh tỉnh Bạc Liêu. Đơn nói rõ: Ty Công chánh không làm hết nhiệm vụ, không thay ván mục để ông bị té lọt chân xuống cầu bị thương, đổ hết bánh tiêu khiến ông mất thu nhập trong mười ngày. Ông Tôn yêu cầu trưởng ty Công chánh phải đền bù các thiệt hại về sức khỏe và thu nhập cho ông. Đơn kiện không gởi qua tòa án mà lại gởi ngay cho... tỉnh trưởng Bạc Liêu. Tỉnh trưởng Bạc Liêu có bút phê, chuyển qua cho ông phó tỉnh trưởng hành chánh - thường gọi là ông phó T, mời hai bên lên giải quyết. Ba hôm sau, ông kỹ sư P và ông Tôn gặp nhau tại văn phòng ông phó T. Bình thường thì ông Tôn rất hiền nhưng có lẽ hôm ấy bực bội vì cái chân què nên ông la rùm trời. Bằng cái giọng nói tiếng Việt pha lẫn tiếng Triều Châu, ông Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 13 Tôn tự xưng là Hỏa (tôi), gọi ông P khi là Lứ (ông), khi là Hia (anh). “Lứ coi cho kỹ li, cái chưn hỏa què dồi. Có khi nào lứ li qua li lại cái cầu ấy lâu, chỉ có pà con pình dân như hỏa li thôi. Hia phải lền lại cho hỏa tiền cơm thuốc” - ông Tôn nói cứng. Ông kỹ sư P cũng là người hiền lành, thấy ông già nổi nóng nên không dám cãi vã, chỉ xuống giọng năn nỉ: “Tui thấy rồi, tui thấy rồi. Bây giờ bác muốn đền bao nhiêu?”. “Hỏa lấy dẻ thôi. Lây là piên lai thuốc năm chăm tồng, mười ngày không li pán lược là một chăm tồng, pa chục tồng tiền pánh tổ. Vị chi là sáu chăm pa chục tồng”. “Dạ. Bác ngồi nghỉ, tui chạy về ty để lấy tiền. Tui đi gấp quá không đem tiền theo”. Ông P chạy về Ty Công chánh, lát sau đem tiền qua. Ông Tôn nhận tiền đền bù, biểu con viết tờ bãi nại. Ông nói: “Lứ chưởng ty à, cho người thay dán mục li chớ không thì có người té lại lền tiền nhiều nhiều ló”. Có lẽ ông P thấy điều đó là đúng. Vài hôm sau, trên mặt cầu Quay được thay nhiều tấm ván mới. Sau giải phóng, tỉnh Bạc Liêu đã cho tháo dỡ cây cầu cũ kỹ của Pháp và làm một cây cầu bê-tông dự ứng lực khá đẹp bắc qua dòng sông của thành phố Bạc Liêu. Cây cầu ấy được gọi là cầu Kim Sơn. 14 • vũ Đức sao biển Báo chữ to giữa chợ Báo chữ to (đại tự báo) vốn là một “đặc sản” ở Trung Quốc, giúp người ta đánh nhau bằng chữ nghĩa. Đồng Nai từng xảy ra một vụ đánh ghen bằng báo chữ to ngộ nghĩnh. Hồ sơ đã tới tòa nhưng tòa không thể xử bởi vụ việc không là hình sự và cũng không là dân sự. Câu chuyện xảy ra tại xã Xuân Bảo, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Năm 1992, chị T và anh Đ, cùng cư ngụ trong xã, có mối quan hệ yêu thương khắng khít. Họ thật sự muốn tiến tới hôn nhân. Đến năm 1996, anh Đ ngỏ lời với gia đình chị T, xin cưới T làm vợ. Thế nhưng, cha mẹ chị T không đồng ý gả con gái cho anh Đ bởi... ông bố của anh Đ đã từng có vợ bé! Gia đình chị T sợ anh Đ sau này phát huy rực rỡ “truyền Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 15 thống” ấy thì khổ trăm bề cho con gái mình. Chi bằng tiên hạ thủ vi cường, không có hôn nhân với hít nhân gì cả là chắc ăn nhất. Cuộc tình của lứa đôi do đó không ra... cái nước màu gì. Hai bên cùng đau khổ chia tay. Tháng 12-1996, chị T bỏ lên thành phố Biên Hòa, làm công nhân trong một xí nghiệp. Anh Đ được cha mẹ hỏi cưới chị ML. Những tưởng “Phút cuối, không nghe được em nói, không nhìn được một lần, dù một lần đơn sơ”. Nhưng than ôi, tình cũ không rủ cũng tới. Mà anh Đ lại làm nghề lái xe, cái nghề vi vu đây đó, dễ đi dễ gặp. Do vậy, sau khi có vợ rồi, anh Đ vẫn thường có cơ hội gặp gỡ chị T. Vả chăng, Xuân Lộc - Biên Hòa thì có bao nhiêu cây số lắm để gọi là ngàn dặm cách trở? Chị ML nắm được những thông tin không lấy chi làm phấn khởi ấy. Chị ghen tức và sự ghen tức ấy chỉ chờ có cơ hội là bùng nổ. Ngày 22-3-1999, trong khi giặt quần áo cho chồng, chị ML tìm được hai bức thư của chị T gửi cho chồng mình. Sau khi duyệt thật kỹ hai thư, chị ML đã chọn lọc và “biên tập” hai dòng cực kỳ phạm húy. Chị cất giữ làm tang chứng của vụ việc. Hai bức thư được viết trên giấy tập học trò, đầu thư không đề ngày tháng, cuối thư chỉ ký tắt mà không ghi rõ họ tên. Tuy nhiên, “nhà văn” sáng tác ra hai lá thư thì chị ML rành sáu câu vọng cổ. Chị bèn đem chuyện ấy ra hỏi chồng. Anh Đ cho biết thư ấy của chị T gửi. 16 • vũ Đức sao biển Ngày 16-4-1999, chị ML đem hai lá thư photocopy, phóng lên khổ lớn A3, ngang cỡ tờ Tuổi Trẻ mà bạn đang đọc, in thành 20 bản, chữ nào chữ nấy mập như con gà mái mẹ! Chị tuyên truyền trong chị em tiểu thương ở chợ Xuân Bảo: “Con T gửi thư cho chồng tui”. Ngày 18-4-1999, chị T trở về Xuân Bảo, tình cờ đi chợ lại gặp chị ML. Chị T hỏi chị ML: “Tao gửi thư cho chồng mầy hồi nào?” rồi đánh ML một chưởng. Hai bên định ẩu đả với nhau, may mà bạn hàng trong chợ can thiệp kịp thời. Hai chị ai về “dinh” nấy. Ức lòng, chị ML quyết ra bạch thư, công bố sự thật cho bàn dân thiên hạ rõ. Chiều hôm ấy, chị ML mang năm tờ photocopy các thư của chị T ra chợ, vừa dán lên vách chợ, vừa đưa văn bản tận tay kính nhờ chị em tiểu thương làm biên tập viên báo chí, duyệt qua nội dung. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 17 Các biên tập viên nghiệp dư công tác tại tòa soạn báo chợ Xuân Bảo hôm ấy có cơ hội thưởng thức văn chương của chị T. Họ duyệt đã đời, khen câu này hay, chê câu kia dở, chữ này viết đúng ngữ pháp, chữ nọ chưa đạt yêu cầu. Chỉ có nhuận bút là họ không trả cho tác giả mà thôi. Nắm được thông tin này, Công an xã Xuân Bảo đã kịp thời thu hồi hết những tờ báo chữ to. Gia đình chị T viết đơn gửi lên Công an xã, xin được giải quyết công bằng. Đọc “hồ sơ vụ án”, chúng tôi thấy chị T viết thư cũng rất phải phép, đàng hoàng. Chị viết cho người bạn trai cũ: “Em không muốn anh bỏ vợ anh... Anh nên nhớ hạnh phúc của anh chính là hạnh phúc của em”. Chị cũng cho biết có người hỏi chị làm vợ nhưng chị chưa đồng ý vì vẫn còn thương nhớ anh. Thế nhưng, thư cũng có một vài chi tiết... đại phạm húy bởi chị còn mơ hồ tin vào một điều: “Vì em thương anh nên em chờ đợi và hy vọng rằng mình sẽ có một ngày được gần nhau”. Cái chữ “gần” này bị các biên tập viên tòa soạn báo chợ Xuân Bảo bàn tán kịch liệt. Có nữ biên tập viên gọi “gần” là “sát rạt”. “Giả tỷ như mát-xa được người ta gọi là mát gần vậy mà” - một biên tập viên đưa thí dụ. Căn cứ vào nội dung, cả hai thư thể hiện rõ chị T viết sau khi anh Đ đã lập gia đình. Trước Công an xã, đôi bên căng như dây đàn lên đúng cao độ quốc tế, không chịu hòa giải. Ngày 13-5- 1999, Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự xã lập biên bản, 18 • vũ Đức sao biển nhận định: Anh Đ đã có vợ rồi mà vẫn quan hệ với bạn gái cũ là sai. Chị T viết thư cho anh Đ cũng là sai. Chị ML photocopy thư và tán phát cho chị em ngoài chợ duyệt cũng... sai nốt. Nhà nho nói “Tam ngu thành hiền” nhưng ở đây ba sai thành ra... sai bét. Hội đồng yêu cầu chị ML xin lỗi chị T trước nhân dân xã. Chị ML gân guốc: “Tôi hoàn toàn đúng”. Chẳng ai nhìn ra khuyết điểm, cuộc hòa giải không thành. Hội đồng bèn phải đem “hồ sơ vụ án” lên trình Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc phân xử. Ông Nguyễn Văn Chẩn, phó chánh án Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc vừa cười vừa nói với tôi: “Tôi mới nhận được hồ sơ ngày 27-5-1999 và đã đọc qua. Thú thật, tôi chưa bao giờ gặp một vụ án mà tình tiết kỳ khôi dị hụ thế này. Anh đọc một chút để viết cái gì đó giúp bà con rút kinh nghiệm cho.... đời sau”. Theo ông, nếu xét về mặt dân sự thì những tình tiết ở đây chưa xác định được, Bộ luật Dân sự cũng chưa điều chỉnh các dạng quan hệ như thế này. Bởi lẽ, người vợ (chị ML) chưa bắt gặp được chồng mình có quan hệ như vợ chồng với cô bạn gái cũ. Nếu mọi chuyện rõ ràng hơn, chị vợ có thể nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Nhưng ông Chẩn thì không bao giờ muốn cặp vợ chồng trẻ này ly hôn hết. Nếu xét về mặt hình sự thì “vụ án” chưa thực hiện các bước điều tra, truy tố. Cơ quan điều tra chưa khởi tố vụ Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 19 án, khởi tố bị can; viện kiểm sát chưa truy tố. Chưa ai bị gọi là bị can vì có dấu hiệu phạm tội. Còn tội danh “cố ý gây thương nhớ” thì Bộ luật Hình sự chưa đề cập tới mà chỉ có tội danh cố ý gây thương tích. Hồ sơ gửi trực tiếp lên tòa thì tòa cũng bó tay chấm com, không thể xử lý về mặt hình sự được. Chị ML chưa phạm tội làm nhục người khác theo Điều 116 Bộ luật Hình sự. Tội làm nhục quy định “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác” thì ở đây chị ML có xúc phạm nhưng không nghiêm trọng (không đánh chị T gây thương tích, không xé quần áo...). Chị ML cũng chưa phạm tội vu khống theo Điều 117 bởi vì chị không “bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt”. Chị có trong tay hai bức thư của chị T gửi cho chồng mình và cả chị T, anh Đ cùng xác nhận điều đó thì bịa đặt sao được? Chị ML cũng không phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín theo Điều 121 bởi chị giặt quần áo cho chồng mới... lòi thư ra chứ không phải lục lọi và xé thư riêng của chồng. Ông phó chánh án cho rằng vụ việc đánh ghen qua báo chữ to này là vụ việc hy hữu nhưng chỉ nên dừng lại ở mức xử lý hành chính. Tốt nhất, chị ML nên xin lỗi chị T công khai tại địa phương. Và ông rất mong các bậc làm cha mẹ không nên ngăn cản những đôi lứa yêu nhau tiến tới hôn nhân lành mạnh, tiến bộ. Một ông cha có vợ bé có thể sinh ra người con trai rất chung thủy; một ông cha chung thủy có thể sinh ra 20 • vũ Đức sao biển người con trai có vợ bé. Chuyện đó là do... hoàn cảnh. Tôi về chợ Xuân Bảo, đứng ngắm các... bức vách đã từng được dán báo chữ to. May mà các chị chưa sử được Kim cương chỉ của phái Thiếu Lâm, dùng chỉ công ở ngón tay khắc chữ vào vách. Hú vía! Nếu có Kim cương chỉ thì e rằng vụ việc đã trở thành vụ án hình sự rồi. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 21 Hình án cải lương ca Ai trong một lúc không tự chủ được mình cũng có thể phạm tội. Hai anh kép cải lương rơi vào trường hợp đó, đã phạm tội tại Long Xuyên. Tôi đã đọc hồ sơ của họ và cảm thấy thương cho hai anh kép hát. Đêm 7-4-2001, đoàn cải lương X - một đoàn cải lương bầu tèo, lưu diễn tại sân khấu lộ thiên xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mùa mưa năm ấy tới sớm, mới chiều mà trời đã rắc sơ mấy chặp. Ngôn ngữ của bản tin khí tượng thủy văn gọi đó là “mưa rải rác”. Tiếng loa hăng hái phát thanh “Kính mời quý bà con cô bác đến xem vở tuồng xã hội - tình cảm với những tình tiết éo le, gay cấn” gọi suốt từ 18 giờ đến 20 giờ mà chỉ bán được... hai vé. Hai vé thì đã ra cái nước màu gì? 22 • vũ Đức sao biển Đoàn đành xin lỗi hai khán giả mộ điệu, trả tiền mua vé lại, nghỉ hát. Con chim thì nó hót, con cá thì nó bơi, anh nhà báo thì viết báo, anh nghệ sĩ cải lương thì phải diễn. Mưa làm đoàn hát không diễn được cũng buồn! Kép VL, tên thật là LVH, bèn bàn với kép QB, tên thật là TĐT, lên thành phố Long Xuyên nhậu khô khoai rượu đế. Nghe nói trên đó có em út, họ bàn nhau cũng nên... rờ tý ngực, véo tý đùi để xả xui. Trong đoàn hát, H là kép chính, có tài hát một câu vài ba trăm chữ mới xuống xề. Nhiều khi cao hứng, anh bắn ra-phan một tràng dài dằng dặc khiến khán giả muốn đứt hơi, bá thở. Kép T chuyên đóng vai hề. Họ đón xe lên Long Xuyên, nhậu xong, bèn ngồi uống cà phê, hút thuốc trước công viên Nguyễn Huệ. Rồi thì y như trong một kịch bản của một vở tuồng cải lương có hậu, hai cô gái non tơ xuất hiện. Cô thứ nhất tự xưng là Hến; cô thứ hai tự xưng là Chuột. Dân chơi thành phố Long Xuyên đều biết mặt hai cô bạn này bởi họ đã xuất hiện ở đây hơn hai năm qua và bởi hai cái ngoại hiệu Hến và Chuột đặc biệt của họ. Bốn người làm quen với nhau, nhanh chóng thỏa thuận hợp đồng miệng với giá 50.000 đồng một “dù”. Kép H chọn Hến; kép T chọn Chuột. Họ ngồi lên xe lôi đi vài trăm thước vào khu phức tạp nổi tiếng ở Long Xuyên. Kép H và Hến chọn phòng dưới trệt; kép T và Chuột chọn phòng trên gác. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 23 Kép H tuy chuyên thủ vai kép mùi nhưng lại là người thuộc trường phái thực dụng. Anh nhập phòng là thực hiện ngay hành vi giao cấu. Kép T tuy làm hề nhưng tâm hồn lãng mạn và ứng xử từ tốn như một người quân tử trong triết học đạo Nho. Nhập phòng xong, anh vẫn còn mặc đồ, dềnh dàng lấy cao độ ca mấy câu vọng cổ: “Ái khanh ơi, nàng ra đi muôn đời không trở lại; ta sầu ai lệ thắm mảnh nhung... bào”. Chính mấy câu vọng cổ đầy tính văn hóa văn nghệ này lọt qua cửa sổ vọng đến tai nhiều người nghe đã cứu T thoát được ba năm tù giam (sẽ nói rõ ở phần sau). Có lẽ họ coi lịch lộn. Ngày hôm ấy không phải hoàng đạo cát nhật. Không may cho họ, xả xui đâu không thấy, chỉ thấy họ gặp ngày đen vận rủi lại càng xui thêm. Đêm ấy, Công an thành phố Long Xuyên thực hiện chuyên án chống mại dâm. Trọng điểm của chuyên án này tập trung vào con hẻm nơi hai anh kép hát đang mua vui. Các chiến sĩ công an đã bắt quả tang H đang mua dâm và T đang chuẩn bị mua dâm. Hai khách mua dâm, hai gái bán dâm được đưa về Công an thành phố Long Xuyên. Tại cơ quan công an, cô Hến khai cô sinh ngày 31-8- 1988, tức chỉ mới 12 tuổi bảy tháng sáu ngày; cô Chuột khai cô sinh ngày 20-10-1987, tức chỉ mới 13 tuổi năm tháng 17 ngày (tính đến thời điểm bị bắt). Cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính hai cô rồi tha về. Sau khi xác minh tuổi của hai cô gái qua khai sinh, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 24 • vũ Đức sao biển và bắt tạm giam kép H với tội danh hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật Hình sự); bắt tạm giam kép T với tội danh mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). Ngày 6-3-2002, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đưa vụ án cải lương ca ra xét xử sơ thẩm. Trước tòa, bị cáo H một mực kêu oan. Anh khai rằng anh không ngờ cô Hến to con lớn xác đến như vậy mà khai sinh lại ghi chưa tròn 13 tuổi. Bị cáo trình bày rằng mình đã mất cảnh giác khi không kịp hỏi tuổi tác của cô Hến trước khi... bang giao. Còn bị cáo T thì không kêu oan, chỉ xin tòa khoan hồng. Bị cáo khai trước khi bị bắt, bị cáo đang mùi mẫn ca mấy câu vọng cổ với cả tấm lòng yêu nghệ thuật cải lương, được nhiều người nghe và khen hay! Bị cáo thề rằng mình chưa hề thực hiện hành vi mua dâm đối với cô Chuột. Luật sư bào chữa cho kép H viện dẫn thực tế hai cô Chuột và Hến đã từng hoạt động mại dâm trên hai năm qua, đêm nào cũng ra đứng bắt khách ở công viên Nguyễn Huệ. Nhiều người ở Long Xuyên đều biết hai cô này làm gì. Nếu cứ căn cứ vào khai sinh bảo Hến chưa tròn 13 tuổi, Chuột chưa tròn 14 tuổi thì có nghĩa là Hến đã bán dâm từ năm 11 tuổi và Chuột đã bán dâm từ năm 12 tuổi (!). Luật sư cũng trình bày rằng ở nông thôn, việc khai sinh trễ hạn cho trẻ em đã tạo ra tình trạng cha mẹ hay khai sụt tuổi cho con cái. Cho nên nếu chỉ căn cứ vào khai sinh của người bị hại để buộc tội thì e rằng có thể Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 25 gây ra oan sai cho các bị cáo. Luật sư đề nghị tòa cho giám định xương của hai cô Chuột và Hến để có thêm cơ sở khoa học trong việc xác định tuổi. Tòa nhận định: Vì ham muốn thấp hèn, bị cáo H đã dùng tiền mua dâm, giao cấu với một cô gái chưa tròn 13 tuổi. Hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây bất bình trong dư luận. Bị cáo T cũng vậy, dùng tiền mua dâm với một cô gái chưa tròn 14 tuổi, hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng. Tuy vậy, tòa cũng xem xét bị cáo H mới phạm tội lần đầu, do chủ quan không biết người bị hại chưa đủ 13 tuổi nên chỉ xử phạt bị cáo H tám năm tù giam về tội hiếp dâm trẻ em. Bị cáo T bị xử phạt ba năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội mua dâm người chưa thành niên. Tòa phân tích bị cáo T có hành vi phạm tội nhưng chưa thực hiện vì... bận ca vọng cổ. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo T còn có công tố giác tội phạm nên được ban chỉ huy nhà tạm giữ đề nghị giảm nhẹ hình phạt Ngày 24-7-2002, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Bị cáo H vẫn một mực kêu oan. Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị hội đồng xét xử cho giám định xương của hai cô Hến và Chuột để có thêm căn cứ khoa học xác định tuổi của hai cô. Theo luật sư, giấy khai sinh kia chưa đủ cơ sở pháp lý đáng tin cậy nên không thể xem đó là chứng cứ duy nhất buộc tội các bị cáo. 26 • vũ Đức sao biển Xét thấy đề nghị này là hợp lý, tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để cơ quan điều tra trưng cầu giám định xương của Chuột và Hến. Luật sư nói ông chỉ mong tòa giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo H theo đúng tội danh để anh còn được... hát cải lương. Tôi định vào trại tạm giam thăm kép H nhưng sau cùng lại thôi. Tôi chỉ mong công tác bổ trợ tư pháp giám định xương của cô Hến và cô Chuột để có một kết luận khoa học thật cụ thể làm cơ sở giải quyết vụ án. Bởi trong trường hợp hy hữu này, chỉ có thể định đúng tội danh của hai bị cáo khi xác định được tuổi của hai người bị hại. Tôi hy vọng kép H được chuyển đổi tội danh để sớm có ngày trở lại với sân khấu cải lương. “Trời ơi! Bởi sa cơ nơi chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà” - một bài ca vọng cổ đã viết như thế. Dẫu sao thì sau lần vấp ngã này, kép H cũng đành chia tay vĩnh viễn cô bạn Hến trong công viên đúng như lời bài ca! Vài ba năm sau nếu có trở lại Long Xuyên biểu diễn, anh H có quyền ca: “Anh kép oan sai đã trở về trên công viên thành phố, cô Hến năm xưa sao chẳng thấy ra... mời”. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 27 Tề Thiên bay Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng mở phiên tòa dân sự phúc thẩm ngày 19-11-2002 để xét xử vụ kiện đòi lại tài sản giữa nguyên đơn NVT đối với bị đơn HVL. Hai nhân chứng Huỳnh Văn Hải, đạp xe lôi và Trần Ngọc Dũng, bán vé số được gọi ra làm chứng cùng có mặt tại tòa. Nguyên đơn T khai: Sáng 14-5-2001, ông có mua của anh Trần Ngọc Dũng một tờ vé số do Công ty xổ số tỉnh Cà Mau phát hành, mang số 89372. Hôm sau, thấy đại lý vé số dựng bảng ghi kết quả xổ số Cà Mau, ông lấy vé ra dò. Chưa kịp dò thì có khách gọi ông chở đi. Ông đưa tờ vé số nhờ anh L, một bạn đạp xe lôi, dò giùm. Phần ông, ông đi chở khách. 28 • vũ Đức sao biển Khi trở lại, ông không thấy anh L đâu cả. Gần trưa hôm ấy, giới xe lôi đồn rùm ông T trúng được một tờ độc đắc 50 triệu đồng bởi anh Dũng bán vé số cho biết như vậy. Hoảng hồn, ông T đi tìm anh L hỏi tấm vé của mình nhờ dò giùm đâu. Anh L trả lời: Tấm vé ấy trật lất, đã xé bỏ; còn tấm vé của anh L mua từ một người ở Bạc Liêu lên bán mới trúng giải đặc biệt! Ông T đưa bằng cứ trước phiên phúc thẩm, chứng minh rằng tờ vé số trúng là của ông mua. Sáng hôm 14-5, khi ngồi uống cà phê với anh Huỳnh Văn Hải, cũng là dân đạp xe lôi, ông có kể với anh Hải chuyện đêm qua ông nằm mơ thấy một con khỉ bay qua bay lại. Cả hai người cùng nhất trí cao rằng con khỉ ấy là ông... Tề Thiên đại thánh! Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 29 Anh Hải bàn: “Sách vở nói rằng Tề Thiên đại thánh có 72 phép biến hóa thần thông. Ông nằm mơ thấy Tề Thiên đại thánh bay qua bay lại thì nên mua một tờ vé số có số đuôi 72, biết đâu được đại thánh chiếu cố đến cảnh nghèo của ông”. Vừa lúc đó, anh Dũng xuất hiện, cầm một xấp vé số Cà Mau mời ông T mua. Liếc thấy tấm vé mang số 89372, ông T lấy ngay một tờ. Ba người tiếp tục bàn chuyện... Tề Thiên bay. Người ta thường nói là “bay lượn”, bởi có bay thì phải có lượn. Mà lượn tức là... lộn nhào! Cho nên theo ba người, hễ có bay thì phải có... lộn nhào. Như vậy con 72 có thể lộn nhào ra thành con... 27! Ông T cũng có ý định mua thêm một vé có số đuôi 27 nhưng tiếc là không ai có. Thôi thì ông khiêm tốn ôm một “ông” 72 vậy. Biết đâu... con khỉ ốm nhách đó thương ông. Trong phiên xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị bác yêu cầu đòi lại tấm vé số của ông T vì tòa cho rằng không có căn cứ. Tòa sơ thẩm tuyên bố tấm vé số trúng là của anh L, buộc ông T đóng án phí dân sự 2,25 triệu đồng. Ức lòng, ông T kháng án, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng buộc anh L hoàn trả lại ông số tiền trúng giải đặc biệt mà anh L đã lãnh. Tại phiên xử phúc thẩm, bị đơn L tiếp tục nại rằng chính anh là người mua tờ vé số Cà Mau mang số 89372 của một người không rõ tên từ Bạc Liêu lên bán. Sáng hôm sau, anh đến chỗ dò vé số, thấy ông T cũng đang 30 • vũ Đức sao biển dò vé số. Sau đó, ông T vo tròn tờ vé số và liệng xuống đất, rồi đạp xe đi. Riêng tấm vé số Cà Mau của anh, anh dò và trúng được giải độc đắc 50 triệu đồng. Anh mang tấm vé số trúng xuống Bạc Liêu bán cho đại lý, lấy được số tiền 44,5 triệu đồng. Tiền đó là tiền của anh trúng số, anh không đồng ý trả lại cho ông T. Anh phủ nhận chuyện ông T đưa tấm vé số nhờ anh dò giùm. Qua nghiên cứu hồ sơ, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhận thấy trong ba biên bản lấy lời khai và ngay trong phiên xử sơ thẩm, nhân chứng Trần Ngọc Dũng bán vé số xác nhận bốn lần rằng anh có bán cho ông T một tờ vé số Cà Mau mang số 89372. Trước tòa phúc thẩm, anh Dũng khai chính anh đã cùng ngồi với ông T và ông Hải để bàn việc thấy Tề Thiên bay là cứ đánh số 72. Anh Dũng cho biết anh nhận từ đại lý cả thảy 25 tờ vé số mang số 89372, bán cho một người ở Thạnh Trị ba tờ, bán cho ông T một tờ; 21 tờ còn lại anh trả về cho đại lý vì bán không được. Tòa xác minh, làm rõ việc bị đơn L khai mua tờ vé số của một người từ Bạc Liêu lên bán là không có cơ sở. Công văn của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Cà Mau gửi Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xác nhận kỳ mở thưởng ngày 14-5-2001, giải đặc biệt chỉ trả thưởng bốn vé. Ngoài ba vé được một người ở Thạnh Trị lãnh, một vé còn lại là do một đại lý ở Bạc Liêu đi đổi. Tờ vé này chính là tờ mà anh L nhờ người đi bán giùm. Anh L không trực tiếp đi bán tờ vé số vì sợ lộ bí mật! Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 31 Những chứng cứ mà tòa phúc thẩm điều tra, xác minh được hoàn toàn phù hợp với các lời khai của ông T và hai nhân chứng Dũng vé số, Hải xe lôi. Trong khi đó, anh L không chứng minh được anh là người mua tấm vé số 89372 của anh Dũng hoặc của một ai khác bán cho. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cũng cho rằng lời khai của anh L là không có cơ sở để tin cậy. Từ đó, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tuyên buộc anh L phải hoàn trả cho ông T, người đã mua... ông Tề Thiên bay, trị giá tờ vé số trúng đặc biệt số tiền 44,5 triệu đồng. Anh L còn phải đóng 2,225 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm. Bản án chung thẩm, có hiệu lực thi hành. Tôi viết bài này là nói chuyện tòa án đã giải quyết một vụ án dân sự có lý có tình. Xin bà con đừng lầm tưởng tôi bàn qua... cách đánh số đề rồi hễ nằm mơ hoặc ra đường thấy con khỉ nhảy múa, bay lượn là đánh con 72 nghen bà con. Mình chơi vé số thì được bởi dù trúng trật cũng ích nước lợi dân. Còn chơi số đề nhiều, có ngày rạt gáo! 32 • vũ Đức sao biển Con chó bất nhơn Bởi một lý do tế nhị, chúng tôi mã hóa tất cả các tên người trong vụ kiện dân sự hy hữu sau đây. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ (cũ) nhóm phiên xử dân sự sơ thẩm để giải quyết vụ kiện “đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là bà A và bị đơn là bà B. Cùng ra trước tòa, có cô C - con gái bà A là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Ngoài ra, còn có hai người đã trực tiếp chứng kiến vụ việc xảy ra được tòa mời đến với tư cách nhân chứng. Nguyên đơn A trình bày: Vốn trước đây, giữa bà và bị đơn B đã xảy ra chuyện xích mích dù họ là hàng xóm với nhau. Một buổi chiều, bà đi ngang nhà bà B thì bà B đi sau lưng, nhổ nước miếng vào người bà, sau đó túm Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 33 áo đánh bà. Do bà B xuất thủ bất ngờ nên bà A không kịp phản ứng. Bà bị bà B đè xuống đánh, gây ra nhiều vết thương, phải điều trị hết 86.000 đồng. Bà yêu cầu tòa buộc bà B phải bồi thường cho bà số tiền 86.000 đồng và bồi thường tiền thuốc men cho con gái bà là cô C đã bị con chó nhà bà B cắn nhằm vào... chỗ hiểm! Bị đơn B trình bày: Bà A đi ngang nhà trong lúc bà đang sửa hàng rào. Bởi bà A có hành động khiêu khích trước là nhổ nước miếng vào người bà nên bà B mới nhổ nước miếng lại. Sau đó, bà bị bà A túm tóc đánh nên hai người mới vật nhau và cùng ngã lăn ra đường. Bà cũng bị một số vết thương, có mua thuốc men điều trị nhưng không yêu cầu bà A bồi thường. Còn việc con gái bà A bị chó cắn thì bà hoàn toàn không biết gì vì lúc đó bà đang mải mê đánh nhau với bà A. Vả chăng, chỗ bà ở có nhiều nhà nuôi chó chứ không riêng gì nhà bà. Vì vậy, chưa chắc con chó nhà bà cắn con gái của bà A. Vì vậy, bà không đồng ý bồi thường cho cô C. Tòa cho phép cô C trình bày. Cô C, một cô gái rất trẻ, thẹn thùng kể lại sự việc vì sao cô trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của vụ đánh nhau đáng tiếc này. Lúc xảy ra chuyện đánh nhau, cô đang ngồi trong nhà nói chuyện với bạn gái. Nghe hàng xóm hô hoán có người đánh mẹ cô (bà A), cô chạy ra thì thấy mẹ đang bị bà B đè lên người và liên tục đấm vào mặt, vào ngực. Cô có ý can gián hai bên, định đưa tay kéo bà B ra. Bất 34 • vũ Đức sao biển ngờ, con chó của nhà bà B nhảy vào tham chiến bênh chủ. Nó gầm gừ, táp đúng vào... bộ phận sinh dục của cô rồi chạy biến vào nhà. Con chó bất nhơn cắn vào bộ phận nhạy cảm này để lại năm dấu răng rất sâu, khiến cô vừa đau đớn, vừa lo sợ. Cô đã đi bệnh viện khâu ba mũi, được bác sĩ ra toa cho uống thuốc và chích ngừa để phòng bệnh dại, tổng cộng tốn hết 1 triệu đồng. Cô xuất trình giấy chứng nhận thương tích, yêu cầu bà B phải bồi thường số tiền ấy. Hai nhân chứng xác nhận: Khi hai bà mẹ đang vật nhau thì con chó chỉ đứng phía ngoài tham gia bằng “lý thuyết” là... sủa. Nhưng khi con gái bà A định vào can ngăn thì con chó nhà bà B chuyển từ lý thuyết sang thực hành, hung hăng nhảy tới cắn vào... giữa hai đùi cô. Cắn xong, con chó chạy vào nhà bà B. Nó đúng là con chó của nhà bà B. Việc bà B khai con chó ấy chưa chắc là con chó của nhà bà là không đúng sự thật. Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ nhận định đây là vụ kiện “đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa công dân và công dân. Người nào do lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm đến sức khỏe của người khác cũng phải bồi thường. Mối mâu thuẫn giữa bà A và bà B đã có từ lâu, sự việc đánh nhau giữa hai đương sự là do không tự kiềm chế được bản thân. Do các bên đương sự không chứng minh được ai là người đánh trước và ai là người phải phòng vệ chính đáng nên cả đôi bên đều có lỗi. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 35 Bà B không yêu cầu bồi thường nên tòa không giải quyết. Bà A yêu cầu bà B bồi thường 86.000 đồng, tòa nghĩ nên chấp thuận. Riêng cô C, con gái bà A là người ngoài cuộc, có thiện chí muốn can ngăn cuộc đánh lộn nhưng lại bị chó của bà B cắn gây thương tích. Vết thương ấy lại ở vào chỗ tế nhị, nhạy cảm nhất của đời con gái, đã khiến cô B vừa tổn hại về sức khỏe, vừa tổn hại về tinh thần. Việc bà B nại ra rằng con chó ấy không phải là chó của nhà bà và do đánh lộn nên không biết sự việc xảy ra là không có cơ sở để tin cậy. Hội đồng xét xử không chấp nhận lời nại này. Về nguyên tắc, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra. Cô gái sau khi bị chó cắn đã phải đi khâu vết thương, chích ngừa, uống thuốc. Những biên lai, phiếu thu viện phí, hóa đơn thuốc cô trưng ra đều hợp lệ, đã được tòa xác minh làm rõ. Hội đồng xét xử buộc bà B phải bồi thường cho cô số tiền 1 triệu đồng là phù hợp với quy định pháp luật. Căn cứ vào các Điều 609, 610, 613, 621 và 629 Bộ luật Dân sự, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ tuyên buộc bà B phải bồi thường cho bà A số tiền 86.000 đồng, bồi thường cho cô C số tiền 1 triệu đồng khi án có hiệu lực pháp luật. Vụ án không kháng cáo. 36 • vũ Đức sao biển Thẩm phán Nguyễn Thế Thành: Đây là vụ kiện dân sự khá hy hữu. Chúng tôi tiến hành xử gọn nhẹ, giới hạn số người tham dự để bảo vệ bí mật đời tư của công dân. Việc con chó bênh chủ cắn vào chỗ nào đó trên thân thể người khác thực ra là ngoài ý muốn của người chủ con chó. Thế nhưng đây là vết thương nặng và ở vào chỗ nhạy cảm nhất nên đã gây ra thương tổn tâm lý cho cô gái. Chúng tôi áp dụng nguyên tắc chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại là đúng quy định pháp luật. Cả đôi bên đều chấp nhận bản án, không kháng cáo. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 37 Lưỡi dao nằm trong lưng Ngày 13-3-2000, Nguyễn Văn Đức (Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng hai người anh xuống bến phà Sông Hàn định qua nội thành chơi. Năm thanh niên ngồi ở cầu phà đón họ lại và “xin” hai chục ngàn đồng uống rượu. Đức và hai người anh không cho, vậy là xảy ra xô xát. Năm thanh niên xông vào đánh ba anh em Đức. Một thanh niên chạy vào gánh hàng rong gần đó, chụp được con dao Thái Lan, đâm thủng bụng một người anh của Đức và sau đó đâm Đức một nhát trúng vào lưng. Gây án xong, cả bọn bỏ chạy. Đức và người anh bị 38 • vũ Đức sao biển thương được đưa vào Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Người anh của Đức được nhập viện ngay để điều trị. Riêng Đức, các bác sĩ trực cấp cứu nhận định vết thương không nặng lắm nên chỉ lau rửa, may miệng, băng bó và chích thuốc chống nhiễm trùng. Sáng hôm sau, theo yêu cầu của gia đình, Đức được chụp X quang vùng đầu và siêu âm vùng lưng. Kết quả vẫn không phát hiện điều gì đáng ngại. Các bác sĩ cam đoan với gia đình vết thương sẽ lành trên dưới một tuần... Đức ra viện, về nhà. Công an quận Sơn Trà bắt ngay các kẻ gây án trong đêm 13-3. Tất cả có năm bị can. Trước cơ quan điều tra, bị can DHQ khai nhận chính mình là kẻ lấy con dao Thái Lan từ gánh hàng rong đâm thủng bụng người anh của Đức. Q không nhận đã có đâm vào lưng Đức, cho rằng vết thương của Đức là do thanh cầu phà gây ra. Hỏi tang vật gây án, Q khai không biết lưỡi dao ở đâu; riêng cán dao, Q đã liệng xuống sông Hàn. Ngày 13-5-2000, Tòa án nhân dân quận Sơn Trà đưa vụ án cố ý gây thương tích ra xét xử, phạt Q bảy năm tù. Trước tòa, Q vẫn khai không đâm lưng Đức, lưỡi dao ở đâu không biết. Bản án là hoàn toàn nghiêm minh và đúng pháp luật. Nguyễn Văn Đức ra tòa với tư cách người bị hại. Vết thương của Đức rỉ máu suốt từ ngày ra viện cho đến ngày ra tòa. Bình thường, cảm giác đau đớn của Đức không nhiều lắm nhưng khi cười, ho, nhảy mũi hoặc Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 39 trở thế nằm trong giấc ngủ, Đức nghe chỗ vết thương đau nhức vô cùng. Ngày bệnh viện cắt chỉ, vết thương ra máu nhiều khiến Đức phải rên la. Một tuần sau, vết thương sưng to, bọng mủ. Ngày 9-5, thấy vết thương không đỡ chút nào, gia đình lại đưa con qua Bệnh viện Đà Nẵng. Các bác sĩ lại mổ máu tụ, cho toa mua thuốc uống. Ngày 16-5, sau khi vụ án được xét xử ba ngày, Đức lên cơn đau dữ dội. Gia đình lại đưa anh đến trạm xá y tế phường Nại Hiên Đông nhờ cô y tá Minh Thảo săn sóc. Cô Thảo nhìn thấy một vật gì trăng trắng nằm dưới làn da tụ máu. Cô ở miệng vết thương, lấy pince (kẹp) kéo ra được... một lưỡi dao Thái Lan bằng thép trắng. Lưỡi dao được gia đình Đức gói lại và đem nộp tại Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà. Ngày 9-7-2000, chúng tôi về Sơn Trà tìm thăm Nguyễn Văn Đức. Có thể nói Đức là một nạn nhân may mắn: Lưỡi dao của kẻ gây án đâm vào lưng trái (ngang vùng thận), theo hướng từ ngoài vào, từ trên xuống và nằm đúng trong bắp cơ lưng dọc cột sống. Sau khi được may lại vết thương, chỉ uống thuốc bảy ngày là lành lặn hẳn, cắt chỉ xong là lao động bình thường trở lại. Cô y tá Minh Thảo xác nhận rằng vì thương Đức, cô đã cố gắng xử lý vết thương và kéo ra được lưỡi dao thép trắng. Cô thừa nhận: “Nếu biết đó là lưỡi dao thì chắc là tôi... không dám dùng pince kéo ra mà đã bảo anh Đức đi bệnh viện rồi”. 40 • vũ Đức sao biển Bà Hồng Nhi, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân quận Sơn Trà, cũng cho rằng đây là một vụ án hy hữu. Bà cho biết quy trình tố tụng của vụ án rất chặt chẽ, đúng pháp luật. Sau khi nhận lưỡi dao gãy, Viện đã gửi qua cho Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục xem xét, làm rõ. Sở Y tế Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã kỷ luật ca trực cấp cứu đêm 13-3-2000 về cách xử lý ẩu tả vết thương của Đức. Âu đây cũng là một kinh nghiệm đau đớn cho người thầy thuốc. Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án. Và bởi có thêm tình tiết mới tìm thấy lưỡi dao gây án trong lưng nạn nhân nên mức án dành cho bị cáo khác với mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 41 Nói bậy phải ra tòa Ra trước phiên tòa dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau hôm ấy có nguyên đơn là chị LHN và bị đơn là anh VHP. Cả hai người cùng ngụ tại xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi. Trước đó, Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi đã xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi bồi thường ngoài hợp đồng này, tuyên bố bị đơn P phải xin lỗi nguyên đơn N công khai trước nhân dân ấp và bồi thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự cho chị N năm triệu đồng. Anh P nộp đơn chống án, xin được xét xử phúc thẩm. Trước tòa phúc thẩm, chị N trình bày: Chị biết anh P từ năm 1994 khi về làm dâu bên quê chồng. Mối quan hệ giữa chị và anh P đơn thuần chỉ là hàng xóm. 42 • vũ Đức sao biển Anh P nhỏ hơn chị hai tuổi nên gọi chị xưng là “chị”; gọi anh P là “chú em”. Khoảng đầu tháng 6-1999, thừa dịp chồng chị đi vắng, P sang nhà chị chơi. Chị đang ru con ngủ thì anh P ngỏ lời ong bướm, rằng anh rất thương yêu chị rồi sau đó đòi... cho ngủ chung một tý. Chị quyết liệt chống đối, anh P bỏ ra về. Cứ như vậy, mỗi lần chồng chị đi làm ăn xa, anh P lại sang nhà chị ca bài ca con cá vàng lơ lửng cũ. Tất cả những chuyện xảy ra đều được chị thuật lại cho chồng biết. Cho đến một ngày khoảng cuối tháng 9-1999, anh P lại đến nhà chị thực hiện kịch bản trên. Lần này, anh P dọa giết chị và hứa sẽ tung tin cho mọi người biết rằng chị đã có quan hệ tình dục với mình. Anh P dọa sẽ làm mất uy tín và gây ra mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng của chị nếu chị không đáp ứng yêu cầu cho anh ta “yêu đại một phát”! Chị N tiếp tục cự tuyệt. Quả nhiên sau đó, trong những bữa nhậu với bạn bè, P khoe đã từng ngủ với chị N. Nguồn thông tin tai hại đó đồn rùm lên khắp ấp, khiến gia đình bên chồng chị N nghi ngờ chị. Lời nói và việc làm của anh P đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị nên chị phải nộp đơn kiện anh P “dai như đỉa đói” này ra trước Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi. Tòa xử chị thắng kiện nhưng anh P kháng án, xin được xử phúc thẩm. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 43 Tại phiên tòa phúc thẩm, anh P trình bày: Chuyện chị N có ngoại tình với anh và quan hệ với anh là... có thật. Anh đã “mần ăn” được cả thảy ba lần. Anh khai ba lần quan hệ đó xảy ra ở ba thời điểm khác nhau và ba không gian khác nhau: Phía sau nhà mẹ chồng chị, góc hè bên phải nhà chị, nơi đặt mái chứa nước của nhà chị! Thời gian quan hệ là ban đêm, hai lần quan hệ diễn ra sau 21 giờ, một lần diễn ra lúc 23 giờ. Việc xác nhận trên là nhằm chứng minh rằng chuyện quan hệ là có thật. Án sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi buộc anh đền bù danh dự, nhân phẩm cho chị N năm triệu đồng và phải công khai xin lỗi chị trước nhân dân ấp là oan ức. 44 • vũ Đức sao biển Như cảm thấy chưa đủ sức thuyết phục tòa rằng mình nói thật, anh P còn khai thêm anh biết rõ vết nứt trên bụng chị N. Anh gọi đó là một “chứng cứ” chứng minh anh đã được “yêu”. Cho nên trong đơn chống án, anh không đồng ý bồi thường và xin lỗi. Phiên xử sôi nổi hẳn lên khi Hội đồng xét xử thẩm vấn anh P. Trước hết, về ba địa điểm, tòa cho rằng anh P là hàng xóm, lại thường lui tới nhà chị N nên biết rất rõ đặc điểm cảnh quan xung quanh nhà. Việc anh mô tả gốc dừa ra sao, mái đựng nước thế nào là không cần thiết và cũng không có cơ sở để tin là anh đã từng quan hệ với chị tại các chỗ ấy. Thứ hai, về vết nứt trên bụng chị N mà anh P cho là “chứng cứ” cũng bị tòa bác bỏ luôn. Bút ký phiên tòa ghi rõ: “Anh có thấy dấu vết riêng trên người chị N không?”. Anh P: “Dạ, có thấy. Chị có vết nứt da ở bụng”. Tòa: “Anh khai quan hệ ban đêm, không có đèn lửa. Làm sao anh thấy được vết nứt đó? Bộ anh dám mở đèn sáng lên mà nhìn kỹ à?”. Anh P: “Thưa quý tòa, tôi rờ”. Tòa: “Rờ sao nói là thấy được? Anh có hiểu rằng một phụ nữ sau khi sanh con, da bụng có những vết nứt theo chiều ngang là chuyện bình thường không?”. Cái này thì anh P không biết. Anh cứng họng, cà lăm không trả lời được. Tòa bác bỏ cái gọi là “chứng cứ” do anh P đưa ra. Về phần chị N, chị quyết liệt phản đối các lời khai của anh P. Chị khai những lần anh đến nhà ve vãn, chị Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 45 đã báo cho gia đình chồng và chồng chị biết. Lần cuối cùng khi anh P đến hăm dọa, chị đã đến trình báo chính quyền xã và cũng được nhiều bà con hàng xóm biết. Tòa biểu dương thái độ phản đối cương quyết của chị đối với hành vi sàm sỡ của anh P. Từ những phân tích trên, tòa xét thấy không có cơ sở chấp nhận đơn chống án của anh P. Tòa cho rằng hành vi khai báo bịa đặt của anh P đã làm cho gia đình, bà con lối xóm và cả chồng chị N nghi ngờ lòng chung thủy của chị. Ở chừng mực nào đó, cuộc sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Để bù lại các tổn thất đó, tòa tuyên y án sơ thẩm, buộc anh P phải công khai xin lỗi chị N trước nhân dân ấp và bồi thường danh dự, nhân phẩm cho chị N năm triệu đồng. Kể từ ngày chị N có yêu cầu thi hành án, nếu anh P chậm thi hành còn phải chịu thêm phần lãi suất theo mức lãi nợ quá hạn. Sau khi nghe tuyên án, những người tham dự phiên xử hôm ấy đứng dậy vỗ tay hoan hô hội đồng xét xử. Chị N chạy ra ôm lấy người chồng, khóc nức nở trong tay anh. 46 • vũ Đức sao biển Ông già mắc dịch! Ông L (sinh năm 1935) và cô T (sinh ngày 16-3-1985) vốn là hàng xóm, cùng ngụ chung một ấp, một xã thuộc huyện C, tỉnh Tiền Giang. Vì ở gần nhau nên trong những lúc rảnh rỗi, T thường sang nhà ông L chơi. Mặc dù biết T còn là trẻ con, chưa đủ 16 tuổi nhưng ông L đã nhiều lần dụ dỗ cho tiền T để quan hệ tình dục. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang nêu rõ: Từ tháng 12-1999, khi T mới 14 tuổi, ông L đã ba lần dụ dỗ để giao cấu với T. Ông L cho T hai lần tổng cộng năm chục ngàn đồng. Mọi chuyện rồi cũng qua đi. Tháng 1-2002, T lập gia đình với một thanh niên ở xã bên. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 47 Trước ngày cưới, T có nói rõ những gì đã xảy ra đối với mình cho người chồng tương lai biết. Anh là một thanh niên rộng lượng, cũng sẵn lòng quên hết những tai nạn, vấp ngã đáng tiếc của T. Sau ngày cưới, T và chồng trở về nhà dự một đám tiệc bên gia đình mẹ ruột mình. Ông L với tư cách là khách mời lại đến vỗ đầu chú rể mới và nói oang oang chuyện ông ta đã từng ngủ với T nhiều lần cho mọi người trong đám tiệc cùng nghe. Những người trong bữa tiệc phản ứng quyết liệt lời nói của ông L. Có người đã định đánh ông vì ông đã làm nhục cô T trước đám đông. Dù cố nhịn cách mấy nhưng đến nước này, chú rể mới cũng không giữ được sự bình tĩnh nữa. Anh tuyên bố trả cô T về cho gia đình bên vợ và cắt đứt mối quan hệ vợ chồng. Mọi việc đổ bể, gia đình của T làm đơn tố giác yêu cầu xử lý ông L. Tháng 10-2002, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố, bắt tạm giam ông L về tội giao cấu với trẻ em. Tại phiên xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang tháng 6-2003, bị cáo L khai nhận hết mọi hành vi phạm tội. Tòa nhận định hành vi phạm tội của bị cáo là rất nghiêm trọng. Bị cáo chẳng những đã thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em mà còn có hành vi, lời nói xâm phạm đến nhân phẩm của một phụ nữ trẻ khi chị đã có gia đình yên ấm. Những hành vi ấy dẫn đến hậu quả tai hại là chị T bị chồng mới cưới trả về bên nhà mẹ ruột và bây giờ lại 48 • vũ Đức sao biển sinh ra một đứa bé trong hoàn cảnh túng quẫn, không có nghề nghiệp để sinh sống. Ở khía cạnh đạo đức, bị cáo đã có hành vi làm thương tổn đạo lý, phá hoại hạnh phúc của một gia đình trẻ. Tòa tuyên phạt bị cáo L năm năm tù về tội giao cấu với trẻ em. Biết chuyện này, nhiều người trách ông L đã sai quấy lại còn nói năng không cẩn trọng, gây tổn hại hạnh phúc cho người khác. Có người nóng nảy, gọi ông là đồ mắc dịch, đã làm bậy còn la làng. Bản án như vậy là tương xứng với hành vi phạm tội của ông. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 49 Hai cục vàng khò Ngày 1-1-2002 trong đời ông LTĐ, chủ một tiệm vàng ở thị xã Rạch Giá (Kiên Giang), là một ngày xúi quẩy hết biết. Ông cưỡi chiếc xe Suzuki mang theo hai cục vàng khò, cả thảy 46 lượng bảy chỉ, đến thành phố Long Xuyên (An Giang) nhưng lại gặp sự cố. Hai cục vàng khò (vàng chưa tinh chế) được gói trong giấy báo, để vào trong túi vải, phía ngoài có bọc nylon. Ông Đ lên Long Xuyên để đổi số vàng này ra nữ trang, bán trong dịp Tết 2002. Thế nhưng, khi đến khu vực ấp Hòa Tây B (xã Phú Hòa, Thoại Sơn, An Giang), ông Đ không nỡ... xa nơi này. Ông ghé vào quán của KT uống nước. Khu vực này nằm trên đoạn 10 cây số vui vẻ, yến hót oanh ca, lơ thơ tơ liễu. Nhiều động mại 50 • vũ Đức sao biển dâm bình dân hoạt động thường xuyên, thường được gọi là xóm Liều. Thôi thì cũng nên vui vẻ tý chút. Từ đây qua Long Xuyên chỉ có vài chục cây số, vội vàng chi khách đa tình ơi! Ông Đ bèn gửi chiếc xe cho chủ quán nước KT rồi tìm đến một động cách đó khoảng 50m để... giải sầu. Rủi sao hôm ấy, Công an xã Phú Hòa ra quân chống mại dâm. Các anh truy quét xóm Liều. Ông chủ Đ bị bắt quả tang đang làm việc “xóa đói giảm nghèo” cho em út, bị đưa về trụ sở công an xã làm việc. Đây nói về chủ quán KT. Thấy ông Đ bị bắt, KT bèn đem bọc nylon (có đựng 46,7 lượng vàng) của ông để trên bộ ván ngựa nhà mình. KT lại nhờ LTTN dẫn xe của ông Đ gửi qua nhà hàng xóm. Làm xong các việc, KT lên trụ sở công an xã nghe ngóng tình hình, xem họ xử lý ông Đ ra sao. Riêng TN gửi xe xong, quay trở về thì gặp TTBT. Hai bà thấy bọc đồ để trên bộ ván ngựa (của nhà KT) thì tò mò mở ra coi. Họ tá hỏa tam tinh khi thấy hai cục vàng khò to tổ nái. Phen này thì đại phát tài. Họ bèn tranh nhau chiếm giữ. TN nói dõng dạc: “Tao nhìn thấy trước nên tao có quyền mang hai cục vàng về nhà cất”. Chiều đó, KT về mới biết tin TN và BT tìm thấy vàng trong bọc đồ của ông Đ. Ức lòng, bà chủ quán KT liền đến nhà TN, yêu cầu TN chia cho một cục (không rõ trọng lượng). TN còn lấy dao chặt vàng chia cho BT một miếng. Sáng hôm sau, BT mang miếng vàng đi cân Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 51 được 1,4 lượng. TN mang cục vàng đi cân được 17,3 lượng, đổi ra vàng nữ trang, chia thêm cho BT ba lượng. Nói chung, nhờ của chùa nên ai cũng phát tài, có phần. Bị tạm giữ một đêm, sau khi nộp phạt hành chính xong, ông Đ trở lại nhà KT lấy xe thì thấy mất bọc vàng, bèn đi báo công an. KT, TN và BT đều bỏ trốn. Được sự động viên của công an, cả ba ra trình diện, giao nộp nhiều lần tổng cộng được 38,2 lượng vàng và 4,5 triệu đồng. TN và BT đã trộm cắp của ông Đ 46,7 lượng vàng. Cơ quan điều tra đã thu lại được 38,2 lượng và 4,5 triệu 52 • vũ Đức sao biển đồng trả cho ông Đ. Phần còn lại là 7,588 lượng vàng chưa thu hồi được. Trước tòa, ông Đ đã thấy rõ lỗi của mình. Ông thú nhận bởi muốn giải sầu nên có hành vi sai trái, chẳng những đã bị phạt hành chính và suýt mất số tài sản lớn, lại càng sầu thêm. Ba lần tòa hỏi ông muốn giải quyết thế nào về số vàng bị thất thoát, ông Đ vẫn không yêu cầu các bị cáo trả số vàng ấy lại. Ông nói: “Thưa quý tòa, tôi hổng dám kêu nài thêm. Coi như là tôi bị xui. Xin cám ơn quý tòa, bảy lượng rưỡi đó như... thí cô hồn”. Vì vậy, tòa không đề cập đến trách nhiệm dân sự (bồi thường) của các bị cáo. Hú hồn hú vía ông Đ! Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 53 Vàng cũng biết nói! Có lẽ ham chơi là thuộc tính đàn ông, đặc biệt là đàn ông giàu cỡ như... chủ tiệm vàng. Một ông chủ tiệm vàng có tiếng ở thành phố C dù lớn tuổi nhưng vẫn yêu đời, ham chơi một cách chăm chỉ. Ông quen biết một cô gái có hoàn cảnh éo le, gay cấn, tình duyên dang dở. Hai người sống với nhau như vợ chồng được ba năm. Ông có thiện chí tặng cô 10 lượng vàng ròng, cái để làm vốn, cái để đeo chơi cho cuộc sống nó lóng lánh thêm một chút. Vàng của “bổn hiệu” được đóng dấu riêng hẳn hòi, đúng 9,8 tuổi, phân lượng đầy đủ. Quả là một thứ vàng danh trấn giang hồ. Ba năm sau, cô gái quen biết và chung sống như vợ chồng với một chàng thanh niên khác. Ông chủ tiệm 54 • vũ Đức sao biển vàng và cô gái lặng lẽ chia tay. Trong buổi đầu xây dựng tổ ấm, cô gái chợt muốn mua cái tivi. Cô đưa cho anh thanh niên một lượng vàng, bảo đi bán lấy tiền. Bởi có tiền mới có tivi. Sách vở dạy vậy. Chàng thanh niên cầm lượng vàng, xem địa chỉ “bổn hiệu” thấy cũng gần nhà, bèn đến đó để bán cho chắc ăn. Người đứng sau quầy phụ trách mua bán vàng là cô con gái út của ông chủ tiệm. Cô út xem lượng vàng, chê: “Vàng này non, không đủ tuổi”. Anh thanh niên: “Cái gì? Cô nói làm sao vậy? Vàng này đóng hiệu của tiệm cô mà không đủ tuổi hả? Ở nhà còn có bảy, tám lượng vậy nữa đó”. Thiệt là một tiết lộ trật bàn đạp! Cô út bắt đầu điều tra: “Anh mua làm của hay sao mà nhiều vậy?”. Anh thanh niên: “Tôi đâu có mua. Của người ta cho em gái tôi mấy năm vừa rồi đó”. Việc mua bán vàng xong, khách ra đi. Cô út giở sổ sách mua bán năm ngoái năm xưa ra xem, thấy chẳng có ai mua của tiệm vàng nhà mình cả chục lượng. Và cô chợt hiểu ông già tía đã lấy vàng “kính tặng” cô gái nào đó! Cô đem phát hiện rùng rợn ấy thỏ thẻ với mẹ. Bà già nổi xung thiên, thủ sẵn một con dao yếm bén ngót. Điều may mắn là sáng đó ông chủ tiệm vàng đi nhậu bên một thị trấn khác, không về ăn trưa. Chiều ấy, ông về. Hơi men chuếnh choáng khiến ông vừa cởi chiếc quần tây vừa cao hứng ca hát râm ran: Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 55 “Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhè nhẹ rơi, mỗi mùa tiễn đưa một người”. Nghe tiếng ca, bà nhìn từ nhà bếp ra. Thấy chồng về, lại nghe mỗi mùa tiễn đưa một người thì nhiều quá nên cơn giận của bà bùng lên. Bà cầm con dao yếm lướt tới định... tiền trảm hậu tấu. Cô út hoảng quá la lên: “Tía ơi, má chém tía đó!”. Tuy chưa hiểu lý do gì nhưng ông vẫn nhận ra rằng vợ mình cầm con dao lướt tới không được thân thiết và dịu dàng cho lắm. Ngặt một nỗi lúc mới vào nhà, theo quán tính ông lại đóng cổng. Mà đưa tay mở cổng thì không đủ thì giờ tránh chiêu đao pháp “Thương tùng nghinh khách” của bà vợ. Bức tường rào nhà ông kiên cố, xây cao một thước rưỡi. Lần đầu tiên, một số bà con ở đường X, thành phố C được chứng kiến hình ảnh một người nghiệp dư trên sáu mươi tuổi, nặng khoảng sáu mươi mấy ký, cái bụng không thể gọi là thon thả, nhảy một cái ào qua khỏi tường rào nhà mình như một vận động viên nhảy cao chuyên nghiệp. Bà già không rượt chém được chồng đành đứng trong sân mở hết công suất phóng thanh, chửi mấy tràng ngôn ngữ Việt - Hán lộn xộn. Đây nói về ông. Nhảy ra khỏi nhà, ông đành đi lang thang qua những đường phố với mình trần, chân đất. Có tiếng xe rà một bên, tưởng Honda ôm ông không thèm quay nhìn. “Trời ơi, tía đi đâu vậy?”. Ông ngẩng lên. Hóa ra là người con trai lớn. Ông đáp: “Đi đâu thì 56 • vũ Đức sao biển kệ tao. Mầy hỏi làm giống gì?”. Người con: “Thôi, tía về đi. Lên đây, con chở tía về”. Ông chủ: “Về sao được. Má mầy rượt chém tao. Ngu sao về, mầy?”. Nói xong, ông đi thẳng. Chuyện vỡ lở khi bà làm đơn thưa lên công an phường. Thiếu tá trưởng công an phường lắc đầu: “Vụ việc này thuộc gia đình, cơ quan công an không can thiệp được. Ông nhà cho thì cô ấy nhận vậy thôi. Cổ không phạm tội gì hết”. Bà bèn thở một cái khì, lui ra. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 57 Mất hết ngàn vàng Trinh tiết vẫn là một giá trị mang tính tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ. Hai cô gái ở Bạc Liêu bị mất trinh không do thằng Sở Văn Khanh nào lừa gạt mà lại do hành động khám phụ khoa thô bạo của trung tâm y tế. Sáu tháng một lần, lãnh đạo khách sạn Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu chị em tiếp tân, tiếp viên nhà hàng, kỹ thuật viên massage đi đến cơ quan y tế kiểm tra sức khỏe. Đây là nội dung khám định kỳ đã thống nhất với ngành y tế. Đây cũng là điều kiện để bổ sung hồ sơ hợp đồng theo quy định từ Thông tư số 08 và 13 của Bộ Y tế về quản lý sức khỏe người lao động. 58 • vũ Đức sao biển Ngày 9-5-2000, bốn chục tiếp viên khách sạn Bạc Liêu được đưa đến Trung tâm Y tế dự phòng 2 (gọi tắt là trung tâm) kiểm tra sức khỏe định kỳ sáu tháng cuối năm 2000. Tổ khám của trung tâm hôm ấy gồm nữ bác sĩ X và hai nữ hộ sinh thuộc bộ phận quản lý vệ sinh lao động của trung tâm. Có lẽ vì không còn đồ dùng nào tiên tiến hơn nên khi khám phụ khoa, tổ khám sử dụng mỏ vịt - một dụng cụ y tế cổ điển, đưa sâu vào âm đạo các nữ tiếp viên như thủ thuật duy nhất để tìm ra các bệnh phụ khoa, bệnh lây lan qua đường sinh dục, không miễn trừ một ca nào. Cách làm đó khiến các chị em nữ tiếp viên đã có gia đình đều có cảm giác đau rát. Vả chăng trong khi khám, bác sĩ cũng như các nữ hộ sinh ăn nói, ứng xử không lấy chi làm dịu dàng lắm: “Cởi quần ra”, “Dạng... háng ra”. Điều đó càng làm các nữ tiếp viên sợ hãi. Hai nữ tiếp viên massage là A (18 tuổi) và B (23 tuổi) rất lo sợ. Bởi dù làm tiếp viên massage nhưng hai cô vẫn giữ mình trong trắng. Hai cô thỏ thẻ trước với tổ khám rằng hai cô còn là con gái, chưa hề quan hệ chăn gối với người khác phái và chưa lập gia đình, đề nghị được khám nhẹ tay. Tổ khám không mấy lạc quan, bởi họ không tin rằng trên đời này có chuyện làm tiếp viên massage mà còn trinh bạch. Họ vẫn cứ tiếp tục dùng mỏ vịt khám cho A và B một cách thô bạo như đã áp dụng với các chị em khác. Hai cô A và B khóc lóc, van xin và đẩy tay họ ra. Kết Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 59 quả thật tai hại: Cả hai cô gái đều có cảm giác đau rát và xảy ra hiện tượng chảy máu tại chỗ. Người phụ trách đưa các cô đi khám đã phản ánh tình trạng đáng tiếc này với ông phó giám đốc trung tâm. Ông phó giám đốc viết giấy giới thiệu cho hai cô vào bệnh viện Bạc Liêu khám lại. Kết quả khám lại khẳng định: Cả hai cô đều bị rách mới màng trinh. Ngay chiều hôm ấy, hai cô gái đáng thương đã làm đơn gởi đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Bạc Liêu (cũ) đề nghị được xem xét giúp đỡ. Cơ quan điều tra lấy lời khai của nạn nhân và trưng cầu giám định pháp y. Biên bản giám định của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Bạc Liêu kết luận cả hai đều bị rách mới màng trinh. Như vậy là không phải do thằng Sở Văn Khanh nào mà chính cách khám phụ khoa thô bạo và thiếu y đức của tổ khám sức khỏe gây ra cho hai cô gái hậu quả đáng tiếc này! Ban giám đốc trung tâm đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm của tổ khám do bác sĩ X phụ trách. Tổ khám chỉ nhận khuyết điểm có nói nặng lời với các nữ tiếp viên chứ không ép buộc. Điều đáng tiếc hơn là bác sĩ X chỉ nhận có gây thương tích cho một ca, ca còn lại nhảy xuống khỏi bàn khám “nên hổng sao hết”. Tổ khám hứa rút kinh nghiệm (?). Buổi họp thống nhất hình thức kỷ luật: Cảnh cáo, cắt thi đua sáu tháng cuối năm 60 • vũ Đức sao biển đối với bác sĩ X và một nữ hộ sinh; người còn lại được miễn kỷ luật! Cả ban lãnh đạo trung tâm và khách sạn Bạc Liêu đều chờ cơ quan pháp luật giải quyết vụ việc. Những gì xảy ra đối với hai cô gái đáng thương đã có đủ yếu tố cấu thành vụ án hình sự. Đại úy Nguyễn Kim Đồng, phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra lúc ấy cho biết cơ quan điều tra đang thụ lý hồ sơ, đã làm việc với cả hai bên và đang bàn cãi về tội danh. Đây là trường hợp hy hữu trong hoạt động y khoa và bởi vì mọi chuyện xảy ra quá mới mẻ nên cơ quan điều tra sẽ xử lý rất thận trọng. Dù có những quan điểm sống rất mới nhưng nhiều người Việt Nam vẫn coi trinh tiết của một cô gái là cái ngàn vàng, là yếu tố quan trọng trong cuộc sống lứa đôi. Chính vì vậy, việc khám phụ khoa khiến hai cô gái mất trinh trên được dư luận nhân dân Bạc Liêu đặc biệt quan tâm. Bà con viết thư phản ánh với tôi, mong có một cách gì giúp giữ gìn danh dự hai cô gái để ngày sau, họ còn có “bằng chứng” mà trình bày với chồng. Tôi đã đưa thông tin này trên một tờ báo. Và bài báo này trên báo Tuổi Trẻ sau 11 năm vụ việc xảy ra góp thêm một bằng chứng cho sự trong sáng của hai cô gái trẻ. Mỗi người đều có quyền sống, quyền được làm người. Nữ tiếp viên nhà hàng hay massage cũng có phẩm giá của con người. Nếu cứ suy nghĩ hễ làm các công việc này thì không còn trong trắng nữa thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 61 Cô dâu bị SIDA Ra trước phiên tòa dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau hôm ấy có nguyên đơn là chị Hồ Hồng Phấn, bị đơn là ông TVQ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà NTT. Điều oái oăm là bà T là mẹ chồng và ông Q là cậu bà con bên chồng của chị Phấn. Cả ba đều ngụ tại xã KL, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Phía dưới hàng ghế dành cho người dự khán phiên tòa có một phụ nữ bồng một cháu bé hai tháng tuổi. Đó là mẹ ruột của chị Phấn đang ẵm cháu ngoại. Ngồi bên cạnh bà là một chàng trai có khuôn mặt chất phác, hiền lành. Người ấy là anh TMĐ, con ruột của bà T, chồng của chị Phấn. Chị Phấn trình bày: Chị và anh Đ lớn lên, quen biết 62 • vũ Đức sao biển nhau rồi thương yêu nhau. Chị ước mơ mở một tiệm cho thuê áo cưới và trang điểm cô dâu; anh Đ ước mơ mở một tiệm bán đồng hồ và kim khí điện máy. Ấp 7 của họ ở ngay cửa biển Khánh Hội, một cửa biển đánh cá đang phát triển của tỉnh Cà Mau, càng ngày càng đông vui, nhộn nhịp. Đôi bạn trẻ tin rằng họ sẽ đạt được ước mơ. Và họ quyết chí làm ăn. Nhưng bà T, mẹ anh Đ, lại không muốn cho con trai bà cưới chị Phấn. Ban đầu, bà tích cực cản ngăn con. Về sau, thấy anh càng ngày càng “lậm”, bà tính đến một... đòn cân não. Bà bèn nhờ người em bà con là ông Q, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, loan tin giùm là “con Phấn bị bệnh SIDA”. Chỉ có vậy thì anh Đ mới ớn chè đậu mà chia tay với chị Phấn. Vậy là trong một buổi họp của xã tổ chức, ông Q chính thức tuyên bố: “Con Phấn ở ấp 7 bị bệnh SIDA”. Lời tuyên bố của ông Q nhanh chóng truyền đi khắp các xã dọc tuyến sông Trẹm. Ngay đến các xã lân cận bên huyện Trần Văn Thời, người ta cũng kháo nhau: “Con Phấn bị bệnh SIDA.” Nghe được nguồn tin tai hại ấy, bạn bè chị Phấn bắt đầu xa lánh chị, hàng xóm ở chợ Khánh Hội cũng ít qua lại, gặp gỡ. Cái tiệm cho thuê đồ cưới và trang điểm cô dâu nho nhỏ mới dựng lên được hơn một năm vắng hẳn khách hàng. Chị Phấn vô cùng đau khổ, một mặt sợ mọi người chê cười, một mặt sợ anh Đ ruồng bỏ. Điều may mắn là anh Đ vẫn thương yêu và tin tưởng chị. Đang Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 63 đau khổ, đang buồn thì cơn bão số 5 năm 1997 thổi qua, cuốn luôn cửa tiệm của chị ra biển Khánh Hội. Anh Đ cưới chị. Đám cưới diễn ra đơn sơ, bên phía nhà trai chỉ có vài ba người tham dự. Riêng cái tin đồn tai hại ấy thì vẫn còn truyền miệng và râm ran mãi trong dân gian. Chị Phấn bàn với chồng phải tự minh oan cho mình. Chị đón tàu đò lên bệnh viện Cà Mau xin xét nghiệm máu tìm HIV. Kết quả xét nghiệm thật hùng hồn: Âm tính HIV. Cầm kết quả trong tay, chị nộp đơn vào Tòa án nhân dân huyện U Minh kiện ông Q, đòi bồi thường thiệt hại vì đã loan tin sai sự thật, làm chị bị thiệt hại về chuyện làm ăn, bị mang tai tiếng. Tại phiên xử sơ thẩm, Tòa án huyện U Minh chấp nhận yêu cầu của chị Phấn, tuyên bố rõ chị Phấn không bị nhiễm HIV/SIDA, buộc bà T và ông Q phải công khai xin lỗi chị Phấn trước nhân dân ấp 7, xã KL và phải bồi thường chi phí khắc phục hậu quả do việc ông Q tung tin đồn là 500.000 đồng. Bị đơn TVQ chống án. Tại phiên xử phúc thẩm, bà T khai tin đồn chị Phấn bị SIDA là do chính bà đưa ra và nhờ ông Q nói giùm. Mục đích của bà là muốn cho anh Đ không cưới chị Phấn làm vợ. Ông Q cũng khai nhận là ông loan tin ấy trong buổi họp của xã, tất cả các viên chức của các ấp đều nghe thấy. Tòa án tỉnh Cà Mau buộc cả ông Q và bà T phải thừa nhận rằng “Phấn bị SIDA là sai sự thật”. 64 • vũ Đức sao biển Trước phiên tòa, chị Phấn không đặt yêu cầu đòi bà T phải bồi thường. Tòa án tỉnh Cà Mau sửa một phần bản án sơ thẩm, buộc ông Q phải công khai xin lỗi chị Phấn trước nhân dân ấp 7, bồi thường thiệt hại cho chị 650.000 đồng. Một tháng sau phiên toà phúc thẩm, ông Q đã tự giác thi hành án. Ông viết một bản tự kiểm khẳng định việc tung tin đồn chị Phấn bị SIDA là sai sự thật, đọc trước nhân dân ấp 7 và xin lỗi chị Phấn. Ông cũng nộp đủ số tiền đền bù cho chị trước sự chứng kiến của Đội Thi hành án huyện U Minh. Sau sai sót đáng tiếc này, ông Q đã phấn đấu rất tốt. Ông được địa phương tín nhiệm, đề cử lên chức vụ chủ tịch xã. Thấy con dâu biết điều đối với mình, bà T cũng rất cảm động. Ngày họ cưới nhau, bà giận không đến. Bây giờ họ đã có con, bà đến thăm con, thăm cháu và nói chuyện với sui gia đều đều. Bà nhận ra một điều: Ngăn cản anh Đ cưới chị Phấn là một chuyện sai lầm, bởi hai vợ chồng họ sống rất hạnh phúc, buôn bán làm ăn rất căn cơ. Ngày 9-3-2001, tôi về cửa biển Khánh Hội, ghé thăm gia đình anh Đ. Trong niềm vui vì danh dự, nhân phẩm của vợ được luật pháp bảo vệ, anh Đ vẫn còn lo dư luận rơi rớt đâu đó chưa được “giải độc”. Anh nói: “Rất mong ông lên tiếng giùm trên báo, nói rõ vợ tôi không bị SIDA; gia đình chúng tôi là một gia đình lành mạnh, hạnh phúc”. Tôi đã làm được điều ấy giúp anh chị. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 65 Cứu người “quân tử” nhỏ Tôi đến Nha Trang, lấy phòng, tắm rửa xong là điện ngay cho tiến sĩ Lê Xuân Thân - chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa (nay là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh). Thật may mắn, ông đang có mặt trong phòng làm việc. Tôi xin ông một cái hẹn, ông mời tôi đến ngay. Sau mấy câu xã giao, ông hỏi: - Có gì không anh Biển? Tôi cũng vào đề ngay, không rào đón: - Thưa anh, tôi đến gặp anh là vì một thằng bé. “Thằng bé” mà tôi vừa nói đã gây ra một vụ án oái oăm, lạ lùng. Cháu mới mười bốn tuổi, con một gia đình nghèo ở ven biển Bình Thuận, học được chút ít 66 • vũ Đức sao biển rồi bỏ học, đi hái dừa thuê kiếm mỗi ngày mươi ngàn đồng cho gia đình. Một hôm, cậu nổi hứng đập bể ống heo lấy mấy chục ngàn để dành được, đi bụi ra tới Nha Trang. Nơi cháu đến là phường Vĩnh Hải - một chợ cá nằm bên vịnh Nha Trang. Có một chiếc xe đông lạnh từ Kiên Giang ra lấy cá. Người tài xế hơ hỏng, bỏ xe đi và quên khóa cửa ca-bin lại. Chú bé dòm lên, thấy có một cái bao vải dày, không biết trong đó đựng gì. Chú bèn leo lên ca-bin, bợ chiếc bao và dông tuốt. Tìm đến một quãng vắng, chú mở bao ra xem. Trời ơi, toàn là tiền. Chú bé suýt ngất đi khi nhìn thấy những xấp tiền giấy được cột dây thun, xếp từng xấp, từng xấp. Số tiền lên đến 180 triệu đồng nhưng chữ nghĩa ít nên chú bé hoàn toàn không hiểu được con số lớn lao đó. Đã trót thì chơi luôn, chú đón xe... đi ngược vào thành phố Hồ Chí Minh. Công an thành phố Nha Trang khởi tố vụ án trộm cắp tài sản nhưng chưa xác định được nghi can. Trong thời gian ấy, chú bé thuê một căn phòng nhà nghỉ trên quốc lộ 13 phường 26, quận Bình Thạnh và xài tiền như một... ông vua nước Á Rập. Hàng ngày, chú dạo chơi qua bến xe Miền Đông, thấy ai nghèo khổ, ai đi xin đều gọi lại... cho tiền. Những người bán vé số dạo xòe xấp vé số ra mời, chú mua hết. Chú mua vé số của tất cả các đài, cứ sáng mua, tối nhờ bà chủ nhà nghỉ cùng dò kết quả. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 67 Đời thật oái oăm: Chú trúng tiền thưởng vé số đến 380 triệu đồng. Bà chủ nhà khách giúp chú thuê một chiếc taxi, nhờ hai người đàn ông đi yểm trợ chú nhận tiền vé số. Chú chơi với họ cũng rất ngọt ngào: Tặng cho mỗi người năm triệu đồng, tặng cho những người bán vé số mỗi người hai triệu đồng. Hôm ấy, dân bán vé số dạo bến xe Miền Đông phát tài, ai cũng ca ngợi tấm lòng rộng rãi của ông chủ nhỏ. Cầm cái bao tiền mới lãnh cộng với tiền cũ còn lại, chú nhờ bà chủ nhà nghỉ thuê cho một chiếc xe để... đưa tiền về quê. Chú tặng bà chủ mười triệu đồng. Chiếc xe đưa chú về quê cũng có hai thanh niên đi hộ tống, mỗi người được thưởng năm triệu đồng. Đó là chưa kể chuyện đi qua thành phố Phan Thiết, chú mời mọi người vào khách sạn P, đãi một bữa tiệc rượu bia càn khôn lúy túy hết 1,5 triệu đồng nữa. Tôi cho rằng Thúc Sinh trong truyện Kim Vân Kiều ăn xài thoải mái cũng chỉ cỡ chú nhóc ở Bình Thuận này mà thôi. Rà soát lại dư luận trong giới bà con lao động ở bến xe Miền Đông, tôi kết luận chú bé này là một người quân tử, tấm lòng rộng mở đối với mọi người. Về đến quê nhà, chú mới hay mình đang bị Công an thành phố Nha Trang truy nã. Chú bèn gói ghém riêng 180 triệu đồng để ra trình diện Công an Nha Trang trả lại cho người bị hại; số tiền còn lại chú đưa người nhà gởi hết vào ngân hàng. Trong đầu óc ngây thơ của chú, hễ trả lại được số tiền đã trộm cắp thì không phạm tội 68 • vũ Đức sao biển trộm cắp nữa. Và chú bình tĩnh mang số tiền đến trình diện Công an Nha Trang. Vụ án có tính chất nghiêm trọng bởi số tiền tang vật có giá trị quá cao. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Nha Trang phê chuẩn lệnh tạm giam chú bé. Tất cả cơ quan pháp luật cấp thành phố đều báo cáo vụ án lên cơ quan pháp luật tỉnh. Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ xét xử vụ án này. Nắm được thông tin thú vị, tôi tìm đến gặp ông chánh án. Ông chánh án hỏi: - Anh đã gặp thằng bé bao giờ chưa? Tôi trả lời: - Chưa hề. Thông tin này tôi nắm được qua bà con lao động ở phường 26, Bình Thạnh. Tôi cảm thấy thú vị vì tình tiết ly kỳ của vụ án nêu ra đây xin phép anh cho gặp cháu, tìm hiểu để viết bài. - Đúng là thằng bé này làm tôi ngạc nhiên. Hồ sơ vụ án đầy đủ cả đây, anh cứ đọc đi. Và chính tôi sẽ là người ngồi xét xử vụ án đấy. - Thưa anh, tôi chỉ ra Nha Trang lần này. Ngày anh xét xử vụ án, tôi chưa chắc ra được. Vụ án có hai khía cạnh lớn: Đúng là cháu đã trộm cắp tài sản nhưng đã khắc phục được hậu quả. Tòa sẽ xử lý phần tiền cháu gởi ngân hàng như thế nào nếu ta hiểu đây là số tiền do phạm tội mà có? Ông chánh án cười: Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 69 - Tôi cũng đang tìm một giải pháp trung dung. Anh yên tâm đi, sẽ có một bản án nghiêm minh, đúng pháp luật, phù hợp với tinh thần nhân đạo của luật pháp dành cho trẻ em chưa thành niên về trường hợp này. Bây giờ thì anh có thể qua trại giam gặp cháu. Tôi cùng hai cán bộ quản giáo đi vào chỗ cháu ở. Cháu bé thấy tôi đến thăm ngạc nhiên: - Thưa bác, bác là ai mà con chưa gặp? Tôi cười: - Đúng là con chưa gặp bác. Tôi hỏi thăm cháu ăn uống, ngủ nghê ra sao. Cháu nói tất cả đều khá tốt. - Chắc là không bằng lúc con ở bến xe Miền Đông? - Dạ. Các cán bộ cho biết cháu rất vui, ca hát suốt ngày, ở trong trại giam mà cứ y như đang ở nhà. Tôi cám ơn các anh. Tôi biết, các anh đã đối xử với trẻ vị thành niên với cả tấm lòng nhân hậu. Ba tuần sau, tôi nhận được điện thoại của ông chánh án gọi vào: - Vụ án đã xử xong rồi anh Biển à. Hôm cháu ra tòa, cũng có luật sư và người giám hộ đúng như luật định. Tôi phạt cháu 24 tháng tù cho hưởng án treo. - Hay quá. Còn số tiền anh giải quyết ra sao? - Tiền của cháu đem nộp cho cơ quan công an đã 70 • vũ Đức sao biển được trả lại cho người bị hại. Riêng số tiền cháu gởi ngân hàng, tôi tuyên cho cháu được sở hữu luôn bởi vì suy cho cùng, đây chỉ là tiền... trúng số. Ở khía cạnh nào đó, thằng nhóc này cũng biết góp phần mua vé số kiến thiết, ích cho nước lợi cho nhà. Ha ha ha... Tiếng ông chánh án cười cho tôi biết là ông rất thú vị. Đúng là một bản án nghiêm minh, đúng pháp luật và tràn đầy tình nhân đạo. Bây giờ thì có lẽ “người quân tử” đã lớn. Tôi mường tượng ra anh triệu phú này đem số tiền về cho cha mẹ làm lại căn nhà, lo cho các em ăn học và tự mình đang kiếm một nghề nào đó để làm, hết phải đi hái dừa thuê. Tôi chỉ mong cháu biết giúp đỡ những bà con, cô bác nghèo chung quanh, biết rộng mở tấm lòng đùm bọc, tương trợ người hoạn nạn. Và trên hết, phải biết sống theo pháp luật, chớ nhón tay lấy cắp bất kỳ một tài sản nào của ai. Phải vậy không, hỡi người quân tử? Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 71 Không phải là không phạm tội Tôi lội vào xã X. của huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Cùng đi với tôi có ông phó công an hình sự xã. Tôi mời ông đi cùng là để chứng thực lời tường trình của nạn nhân, để chứng minh tôi không “mớm cung, bức cung” nạn nhân nhằm khai thác chuyện giật gân đăng báo. Trước đó, nghe tôi trình bày sơ qua sự kiện, ban chỉ huy công an xã cũng bày tỏ lòng bất bình và yêu cầu tôi đưa vụ việc lên báo. Tôi đã vững tin sẽ phanh phui toàn bộ sự thật để bảo vệ nạn nhân và đưa kẻ có dấu hiệu phạm tội ra trước pháp luật. Nhà của nạn nhân đây rồi. Trên lợp lá dừa, dưới là nền đất, bao quanh nhà là vách gỗ cũ - một căn nhà 72 • vũ Đức sao biển nghèo tiêu biểu của miền Tây. Nạn nhân là một cháu bé gái mới mười lăm tuổi ba tháng, khuôn mặt hiền lành, ăn mặc giản dị. Sau khi xin phép bà mẹ, tôi và ông phó công an xã cùng động viên cháu nên trình bày đúng sự thật. Cháu bé khóc òa lên một hồi rồi mới lau nước mắt, kể lại những giây phút kinh hoàng, đau đớn của đời mình. Ta hãy tạm gọi cháu bé là H. Vì nhà nghèo, con đông, mẹ của H cho cháu đi theo một người bà con về xã T, huyện H, tỉnh Bình Thuận để làm mướn, ăn cơm nhà người. H có đăng ký tạm trú với công an xã địa phương. Sống xa nhà trên ba trăm cây số, H sợ đủ thứ, trong đó cái sợ lớn nhất là bị đuổi việc, mất đi một tháng bốn trăm ngàn đồng gởi về cho mẹ. Vì vậy, H làm việc rất chăm chỉ. Việc làm của H là đi hái hạt điều. Những vườn điều ở Bình Thuận rộng mênh mông, không có ai đủ tiền để làm hàng rào xác định ranh đất. Một buổi chiều, H đi lạc vào một vườn điều rộng; hạt điều chín rụng đầy mặt đất. Trong một phút không tự chủ được mình, cháu bé cặm cụi đi nhặt những hạt điều rụng mà không biết mình đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của một đơn vị nhà nước. Và tai nạn đã xảy ra với cháu. Cháu bị một người đàn ông rượt bắt. Cháu đã khóc, quỳ xuống đổ mớ hạt điều xin trả lại nhưng người đàn ông không tha. Anh ta thực hiện hành vi hiếp dâm cháu rồi sau đó mới thả cho cháu ra đi. Cháu trải qua những Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 73 giây phút kinh hoàng, chỉ đủ sức bò ra khỏi vườn điều. Những dấu hiệu đặc biệt trên khuôn mặt người đàn ông đã hãm hại mình thì cháu nhớ rất rõ. Đêm ấy về được tới nhà, cháu nhờ người làm đơn tố cáo kẻ đã hại mình gởi công an xã, công an huyện và viện kiểm sát huyện. Trong cuộc khám nghiệm hiện trường sáng hôm sau, chính ông viện phó viện kiểm sát huyện đã phát hiện những chiếc lá điều dính máu và tinh dịch đã khô - dấu hiệu của một vụ hiếp dâm hoặc ít nhất cũng là một vụ giao cấu. Đáng lẽ trong trường hợp này, các cơ quan pháp luật phải nhanh chóng đưa vật chứng đi giám định ADN và đối chiếu với ADN của cháu H và kẻ mà H tố cáo ngay thì đủ yếu tố khoa học để buộc tội hay gỡ tội. Tiếc thay, người ta đã không nhanh chóng làm việc ấy, cũng không thu thập được quần lót, quần dài của cháu bé để làm vật chứng. Nói cách khác, vụ án có khuynh hướng chìm xuồng. Đơn vị có kẻ gây án nhanh chóng cho mời cháu bé đến, đưa cháu một triệu đồng, gọi là tiền bồi dưỡng sức khỏe. Đơn vị cũng có thư mời cha mẹ của cháu đến và đưa cho bà ba triệu đồng nữa, gọi là tiền hỗ trợ. Sau đó, có nhiều người đến động viên bà nên dẫn con về lại miền Tây. Hai mẹ con đành ra đi. Vụ án chìm xuồng thật sự. Sau đó một tháng, tôi đi công tác qua Bình Thuận và ghé thăm một người quen biết. Ông đưa cho tôi lá đơn tố cáo của cháu bé. Từ lá đơn, tôi đến gặp viện kiểm sát và công an huyện, hỏi vì sao không khởi tố, điều tra vụ 74 • vũ Đức sao biển án hiếp dâm. Cả hai nơi trả lời: Không đủ yếu tố khoa học để kết luận và không thể nghe lời tố cáo của một bên để khởi tố bị can. Tôi hỏi tiếp vậy đơn vị tự nhiên cho tiền để làm gì, cả hai nơi đều trả lời: “Đó là quyền của họ”. Tôi tự hứa với lòng, phải quyết tâm làm lại vụ này trên mặt báo, dưới dạng một hồ sơ. Và tôi đã đi về Long Mỹ, cùng với ông phó công an xã sở tại, ngồi nghe cháu H. kể lại câu chuyện. Bài đã viết xong, lời lẽ từ tốn, ôn hòa. Hình chụp khá đẹp. Hôm nộp bài, tôi nhận được một thông tin: Đơn vị ấy sắp nhận được một huân chương. Một tập thể cực tốt, phấn đấu bao nhiều năm mới được xét tặng một phần thưởng quý giá. Con người đã có dấu hiệu phạm tội kia chỉ là một con sâu làm rầu nồi canh. Nếu tôi vì một người như vậy mà đưa bài báo lên ở thời điểm nhạy cảm ấy thì có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. Ban biên tập thống nhất như vậy và quyết định không đưa bài báo lên mặt báo. Tôi nghĩ đến cháu H, đến bà mẹ già, đến ông phó công an xã. Tôi đau đớn, xấu hổ vì không làm được gì để bảo vệ cho họ. Nước mắt tôi rơi trên bài báo của mình. Tôi đã định quên câu chuyện này. Một ngày nọ, tôi đọc trên một tờ báo một bài dài, dễ có đến hai ngàn chữ, bảo vệ cho kẻ sai phạm kia. Tác giả của bài báo mạt sát cháu gái và bà mẹ, đã nhận được tiền “hỗ trợ” rồi mà lại đi tố cáo vu vơ. Ô hay, họ tố cáo vu vơ sao anh không chơi đúng pháp luật, đề nghị khởi tố họ tội vu Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 75 khống? Viết như vậy, anh tự chứng tỏ anh không biết tý gì về pháp luật cả. “Thân chủ” của anh không phải là không có dấu hiệu phạm tội. Cái may mắn của anh ta là anh ta đứng trong một đơn vị rất tốt và uy tín của đơn vị đã cứu lấy anh ta. Chỉ có vậy thôi! 76 • vũ Đức sao biển Không thể bảo vệ cái sai Nha Trang ngày 9-11-1995 Gởi chú Sao Biển báo Thanh Niên, Đến bây giờ tôi mới biết bộ mặt thiệt của chú, một thứ nhà báo vô lương tâm, thiếu tinh thần trách nhiệm, không dám đấu tranh chống tiêu cực. Có thể chú đã ăn nhậu với mấy ông lãnh đạo ở Khánh Hòa để ỉm hồ sơ của tôi, trơ tráo đóng kịch trước mặt tôi, không dám tự xưng mình là nhà báo Vũ Đức Sao Biển. Chú đã quay lưng lại với hoàn cảnh khốn khó của một người như tôi bỏ hết một đời mình để chiến đấu cho sự nghiệp. Chú là con ông Tư A., là bà con với tôi, là đồng hương với tôi mà chú coi tôi như người dưng nước lã. Tôi mà biết đích xác chú là Sao Biển thì hôm ấy tôi đã đấm bể mặt của chú ra trong khách sạn ở 23 Trần Phú, Nha Trang rồi. Chú mà làm báo chi. Chú đi về mà giữ bò cho xong. Làm báo như chú nhục lắm... Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 77 Tôi gấp bức thư lại, lòng không biết nên buồn hay tức cười. Trong đời làm báo của mình, tôi đã nhận được khá nhiều thư, khen ngợi có, hăm dọa có, chửi bới có. Thế nhưng có lẽ bức thư trên đây của ông K. là nặng ký hơn cả. Tôi không cảm thấy tổn thương vì biết mình đã hành động đúng. Tôi chỉ cảm thấy se lòng bởi đúng ra, một đời làm báo như tôi không xứng đáng nhận được một bức thư lời lẽ nặng nề như vậy. Nhiều năm qua rồi, tôi nghĩ ông K - người viết lá thư, đã hiểu ra được vấn đề. Và có lẽ ông cũng sẽ hối hận khi nhớ ra mình đã viết lá thư trên. Cuối tháng 10-1995, báo Thanh Niên thực hiện một đợt cứu trợ bà con bão lụt miền Trung. Tôi là chủ nhiệm của chương trình này. Chiều 28-10, chiếc Jeep của báo do Lê Văn Quý lái, đưa tôi và Thanh Dũng từ Phú Yên về Nha Trang. Xe về đến Nha Trang khoảng 5 giờ, thành phố ướt sũng trong cơn mưa tầm tã. Chúng tôi vào nhà khách số 23 Trần Phú, thuê một phòng ba giường. Quý và Dũng nhường tôi tắm trước. Cả ba anh em cùng đói meo. Tôi bảo: “Tắm xong là xuống đi ăn cơm”. Tôi tắm xong, thay bộ đồ mới, mặc áo ấm vào và đi xuống phòng khách. Vừa thấy tôi, chị lễ tân nói: - Thưa anh, anh có khách. Tôi hơi ngạc nhiên, nhìn ông khách. Ông trạc tuổi sáu mươi, ăn mặc rất chỉnh tề, cầm theo một gói thuốc Jet và một xấp hồ sơ. Tôi hỏi: 78 • vũ Đức sao biển - Chào ông. Ông muốn gặp ai? - Dạ, tôi muốn gặp ông Vũ Đức Sao Biển, báo Thanh Niên. Nói xin lỗi các bạn đồng nghiệp, làm báo là phải có cái mũi đánh hơi tài tình của môt con chó săn. Tự nhiên, tôi hiểu ra ngay lý do người đàn ông này đến tìm mình trong khách sạn 23 Trần Phú. Anh em văn nghệ sĩ ở Khánh Hòa rất quen thuộc với chiếc Jeep lùn của báo Thanh Niên. Có lẽ, các anh đang ngồi uống cà phê trong hội quán trên đường Yên Thế thì nhìn thấy chiếc Jeep chạy ngang qua. Và thấy chiếc Jeep, các anh biết tôi vừa đến Nha Trang. Người đàn ông này biết tôi đến Nha Trang chỉ sau mươi phút là như vậy. Ông tìm ra ngay chóc chỗ chúng tôi ở nhờ chiếc Jeep đang đậu trong mưa. Cái mũi chó săn của một nhà báo cho tôi biết trước có một chuyện gì đó không mấy ngay ngắn và vui vẻ. Tôi tỉnh bơ, trả lời: - Thưa ông, tiếc quá, anh Sao Biển vừa lên xe đi Cam Ranh rồi. - Vậy anh tên là gì? - Thưa ông, tôi là Đồ Bì, cùng đi chung với anh Sao Biển. Ông quen biết với anh ấy không ạ? - Chú ấy là người thân của tôi, bà con cùng tộc ở Quảng Nam. Tôi cố lục lọi ký ức để nhớ ra cho được một người Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 79 bà con. Nhưng hơn mấy mươi năm rồi, làm sao tôi nhớ cho nổi? Người đàn ông nói tiếp: - Tôi là K, cán bộ hưu trí. Hồi chú Sao Biển mới đi học thì tôi đã rời làng, hoạt động. Chú không biết tôi nhưng tôi gặp chú ấy là biết ngay. - Thật tiếc quá, anh ấy mới đổi xe vào Cam Ranh cách đây năm phút. Ông đến sớm một chút là gặp rồi. Tuy nhiên, nếu có việc gì cần bàn với anh, ông có thể nói cho tôi biết. Tôi sẽ nói lại với anh ấy. Lê Văn Quý và Thanh Dũng đã tắm xong, cùng xuống phòng khách. Các em yên lặng (và có lẽ cũng đang bấm bụng cười) khi nghe tôi nói chuyện với khách. Điều may mắn là trong cơ quan, anh em thường quen gọi tôi là “anh Bì”. Cái bút danh Sao Biển thường chỉ có trên tờ báo. Cho nên, trước mặt ông khách, tôi vẫn là anh Bì. Người đàn ông rút ra xấp hồ sơ: - Đây là đơn khiếu nại của tôi gởi ban biên tập báo Thanh Niên để nhờ các anh viết cho một bài báo giúp đỡ. Đây là hồ sơ căn nhà hợp pháp của tôi trên đường N, Nha Trang. Nhà nước mở đường N, tôi đồng ý. Tôi chỉ yêu cầu tỉnh Khánh Hòa đền lại cho tôi một lô đất ở nội thành và hỗ trợ cho tôi tiền xây dựng một ngôi nhà mới. Rứa mà các ổng không chịu, chỉ đền cho tôi đất ở trên Đồng Bò. Các anh coi một cán bộ như tôi một đời hy sinh... - Thưa ông, vậy hiện nay căn nhà của ông ra sao rồi? 80 • vũ Đức sao biển - Mấy ổng đòi cưỡng chế, đập bỏ, buộc tôi lên Đồng Bò. Tôi chỉ biết có báo Thanh Niên mới bảo vệ được quyền lợi cho mình. Chú Sao Biển đang làm ở báo, tôi hy vọng chú ấy sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tôi. Kinh nghiệm cho tôi biết ai cần thì cũng nói như vậy. Tôi hình dung ra ngay được căn nhà đó và tôi hiểu khá tường tận về nó. Nó nằm trên đường N, đối mặt với nhà của trung tá Vũ Đức Khánh, người anh em của tôi. Mỗi khi đi Nha Trang, tôi thường ghé thăm anh Khánh. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực làm đẹp Nha Trang, mở rộng các con đường. Đường N được làm lề, tráng nhựa, trồng cây bằng lăng, trở thành một trong những con đường đẹp của thành phố này. Nhưng cái “nhà” của ông K thì nằm chình ình ngay trên lề đường như thách đố chính quyền, làm mất vẻ đẹp của con đường. Đất này ngày trước nguyên là sân vườn của một cán bộ ngành hải quan, chưa được làm hàng rào. Ông K đã chiếm dụng một phần đất, làm nên cái nhà. Thấy cán bộ làm được, một hộ dân cũng đến “ăn có”, làm tiếp theo một căn nhà kế cận. Khi thành phố Nha Trang mở đường, cả hai căn nhà đều nằm trong lộ giới bị giải tỏa. Ông K yêu cầu tỉnh Khánh Hòa phải đền cho ông một lô đất mặt tiền trong nội thành và hỗ trợ tiền xây dựng, ông mới chịu giải tỏa. Thấy cán bộ làm khó, ông dân bên cạnh cũng làm theo, cương quyết chống lệnh giải tỏa. Sự đòi hỏi quá đáng của hai hộ này khiến nhân dân trong khu vực bất bình. Chính quyền tỉnh thấy ông Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 81 K là cán bộ cũng có ý tương trợ, đề nghị đền bù đất cho ông ở Đồng Bò, một khu vực mới khá đẹp bên kia cây cầu mới. Thế nhưng ông không chịu, gởi đơn kiện tụng khắp nơi. Bây giờ thì ông muốn tờ báo làm “lính đánh thuê” cho ông, bảo vệ sự sai trái của ông và phê phán chính quyền tỉnh Khánh Hòa. Tôi có ý kiến ngay: - Thưa ông, không phải vụ việc nào về nhà đất cũng được đưa lên báo chí. Báo chí chỉ đưa những vụ việc tiêu biểu, chỉ có thể bảo vệ những cái đúng của dân... - Thì đây là một vụ tiêu biểu... - Chưa hẳn. Tôi không dám hứa với ông điều gì. Ông cho phép anh em tìm hiểu lại. - Vậy thì cho tôi gặp ông Sao Biển. - Anh ấy đi Cam Ranh rồi. Nhưng nếu có anh ấy ở đây, ảnh cũng chỉ nói như tôi nói với ông vậy thôi. Anh ấy không có điện thoại di động. Nếu ông tin chúng tôi, xin cứ gởi hồ sơ cho bộ phận công tác bạn đọc, chúng tôi sẽ mang về. Cuối cùng rồi người đàn ông cũng gởi lại một bộ hồ sơ. Ông đưa cho chúng tôi gói thuốc Jet. - Các anh cầm mà hút. - Dạ không, tụi tôi không hút thuốc. Lê Văn Quý ngồi cười. Tôi và Quý là hai “ống khói tàu” của cơ quan mà bây giờ đành phải chê thuốc! Ông ra về. Tôi đưa bộ hồ sơ cho Dũng và nói: 82 • vũ Đức sao biển - Đây là một trường hợp mà chúng ta không thể bảo vệ cái sai, phê phán chính quyền Khánh Hòa. Em nhận, báo cáo lên trưởng ban và nói rõ ý kiến của tôi. - Ông đó là ai vậy? - Một người bà con của tôi ở Quảng Nam nhưng cả hai đều chưa gặp mặt nhau bao giờ. May mà ông ấy không biết được Đồ Bì cũng chính là Sao Biển. Bức thư với những lời xúc phạm thật nặng nề của ông K sau đó đã làm tôi buồn quá đỗi. Cái tin tôi gặp ông K mà không nhận ông là người bà con, không giúp đỡ bảo vệ cho ông, bay về tới làng quê tôi ở Quảng Nam. Có người còn hỏi tôi một cách sống sượng rằng chắc Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa “đãi tôi trọng thị” nên hồ sơ của ông K mới bị ém nhẹm và sau đó nhà ông bị cưỡng chế giải tỏa. Tôi giữ lại bức thư như một kỷ niệm buồn trong đời làm báo. Người ta mới vào nghề báo thường có não trạng cái gì sai là thuộc về chính quyền, phê phán chính quyền là nhân dân sướng, tờ báo sẽ bán chạy. Tôi đã đọc nhiều bài báo viết theo não trạng mỵ dân đó. Không, báo chí không được phép dùng làm phương tiện bảo vệ cái sai. Rõ ràng, khi giải tỏa được hai căn nhà quái chiêu trên đường N, thành phố Nha Trang có thêm một con đường văn minh, tươi đẹp. Quyền lợi của nhân dân Nha Trang luôn luôn lớn hơn quyền lợi của một vài người. Á n L ạ P h ư ơ n g Na m • 83