🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới - Jules Verne full prc pdf epub azw3 [Tiểu thuyết]
Ebooks
Nhóm Zalo
Tác phẩm: Tám mươi ngày vòng quanh thế giới Nguyên tác: Le Tour du monde en quatre-vingts jours Tác giả: Jules Verne
Thể loại: Tiểu thuyết, phiêu lưu, khoa học Dịch giả: Duy Lập
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 2002
Dự án Ebolic #16
Shooting: Scan trên mạng
Typing: Amy, Minh Thanh, Uyen Vo
Checking: Tornad
Leading & Publishing: Tornad
Ngày hoàn thành: 17/5/2017
Ebolic là dự án chế bản ebook do Bookaholic thực hiện. Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, với mục đích mang đến cho độc giả những đầu sách hay và lan tỏa văn hóa đọc cho cộng đồng. Chúng tôi khuyến khích độc giả mua sách in, và chỉ nên tìm đến ebook này khi không thể tiếp cận ấn phẩm sách.
Liên hệ với Ebolic qua:
Email: [email protected]
Group: facebook.com/groups/ebolic
Fanpage: facebook.com/EbolicEbook
• Ebook được thêm nhiều chú thích, sửa lỗi dịch, sửa lỗi đánh máy, lược bỏ ảnh minh họa trong sách in, do đó sẽ có nhiều khác biệt với bản in của dịch giả Duy Lập, NXB Hội Nhà Văn, 2002.
• Tất cả chú thích đề Tornad là của người làm ebook; những chú thích không đề đều là của dịch giả; chú thích của tác giả, chỉ có một cái, được ghi ngay giữa nội dung sách, trình bày dựa theo nguyên tác Le Tour du monde en quatre-vingts jours.
• Tất cả tên riêng phiên âm trong sách đã được thay thế bằng tên tiếng Pháp bởi người làm ebook – Tornad, dựa theo nguyên tác Le Tour du monde en quatre-vingts jours. • Đặc biệt cảm ơn hai bạn Quỳnh Anh và Ngọc Quỳnh đã nhiệt tình giúp đỡ để phần Lời giới thiệu được thay thế đủ hết các tên riêng.
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
I – Phileas Fogg và Vạn Năng nhận nhau làm chủ và tớ như thế nào
II – Như thế nào mà Vạn Năng đinh ninh rằng cuối cùng đã tìm thấy lý tưởng của mình
III – Làm thế nào mà nổ ra một cuộc chuyện trò có thể rất tai hại cho Phileas Fogg IV – Phileas Fogg đã làm anh hầu Vạn Năng của mình chết đứng như thế nào V – Một chứng khoán mới đã xuất hiện trên quảng trường Luân Đôn như thế nào VI – Viên thanh tra Fix biểu lộ một sự sốt ruột rất chính đáng như thế nào
VII – Thêm một lần nữa chứng tỏ sự vô dụng của những giấy hộ chiếu trong công việc của ngành cảnh sát.
VIII – Vạn Năng có lẽ nói nhiều hơn sự cần thiết như thế nào
IX – Biển Đỏ và biển Ấn Độ tỏ ra thuận lợi cho những kế hoạch của Phileas Fogg như thế nào.
X – Vạn Năng rất đỗi sung sướng chịu mất đôi giày để được thoát nạn như thế nào
XI – Trong trường hợp nào mà Phileas Fogg phải mua một con vật để cưỡi với giá đắt kinh người
XII – Phileas Fogg và các bạn mình mạo hiểm qua rừng Ấn Độ như thế nào và những chuyện gì đã xảy ra từ đó
XIII – Vạn Năng một lần nữa chứng minh rằng số mệnh ủng hộ những người táo bạo như thế nào
XIV – Phileas Fogg đi qua tất cả lưu vực kỳ lạ của sông Hằng mà không thèm ngắm cảnh như thế nào
XV – Do đâu mà cái xắc bạc giấy còn nhẹ thêm vài ngàn livrơ nữa XVI – Fix có vẻ chẳng biết gì cả về những chuyện người ta nói với ông như thế nào
XVII – Do đâu mà sinh chuyện này chuyện nọ trong chuyến đi từ Singapore đến Hồng Kông
XVIII – Phileas Fogg, Vạn Năng, Fix, ai lo phận nấy chạy theo công việc của mình như thế nào
XIX – Vạn Năng quá quan tâm đến ông chủ của mình và hậu quả từ đó sinh ra như thế nào
XX – Fix bắt đầu giao du trực tiếp với Phileas Fogg như thế nào
XXI – Do đâu mà ông chủ tàu Tankadère suýt nữa mất toi món tiền thưởng hai trăm livrơ
XXII – Trong hoàn cảnh nào Vạn Năng thấy rõ ngay cả ở những điểm đối chân vẫn nên cẩn thận có ít tiền trong túi
XXIII – Cái mũi của Vạn Năng được kéo dài quá khổ như thế nào XXIV – Cuộc vượt biển qua Thái Bình Dương mất bao nhiêu ngày XXV – Cái nhìn thoáng qua về San Francisco trong một ngày mít tinh
XXVI – Chuyến đi trên đoàn tàu tốc hành tuyến đường sắt Thái Bình Dương diễn ra như thế nào
XXVII – Vạn Năng theo học với tốc độ hai mươi dặm một giờ một giáo trình lịch sử Mormon như thế nào
XXVIII – Vạn Năng không thể làm cho người ta nghe được tiếng nói của lẽ phải như thế nào
XXIX – Câu chuyện kể về các loại sự cố chỉ xảy ra trên những tuyến đường sắt của Liên bang
XXX – Phileas Fogg chỉ làm bổn phận của mình thôi như thế nào
XXXI – Ông tranh tra Fix đã đứng rất nghiêm chỉnh về phía lợi ích của Phileas Fogg như thế nào
XXXII – Phileas Fogg mở một cuộc chiến đấu trực diện chống lại số phận không may như thế nào
XXXIII – Phileas Fogg có thể đương đầu với mọi hoàn cảnh như thế nào XXXIV – Ai tạo cho Vạn Năng cơ hội đặt ra một trò chơi độc địa nhưng có lẽ mới lạ XXXV – Vạn Năng không để ông chủ phải ra lệnh đến hai lần như thế nào XXXVI – Phileas Fogg lại được cao giá trên thị trường như thế nào
XXXVII – Cuối cùng Phileas Fogg chẳng được gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới này nếu không phải là hạnh phúc
LỜI GIỚI THIỆU
Năm 1863, khi cuốn tiểu thuyết Năm tuần trên khinh khí cầu của Jules Verne ra đời, dư luận Pháp xôn xao trước một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn học: sự xuất hiện một thể loại tiểu thuyết mới, “tiểu thuyết khoa học”. Nhân vật chính là nhà khoa học Fergusson đã chế tạo một khinh khí cầu có điều khiển cùng hai người cộng sự bay đi thám hiểm vùng Trung Phi. Trước Jules Verne, năm 1852 một người Pháp là Henri Giffard đã biểu diễn ở Paris một khinh khí cầu nhưng không chống nổi gió, phải cho khí cầu lên lên xuống xuống để tìm những hướng gió thuận lợi trong các tầng khí quyển khác nhau. Cuốn tiểu thuyết dựa trên những thành tựu khoa học đã đạt được, phóng tầm viễn tưởng trên hai vấn đề: việc đi lại có điều khiển trên không và việc nghiên cứu miền Trung Phi. Đoàn công tác của tiến sĩ Fergusson trong mấy tuần đã làm một công việc mà những người trước phải làm trong nhiều năm. Ra đi từ Zanzibar – một hòn đảo bên bờ Ấn Độ
Dương – ngày 18/4/1862 đến ngày 23/4 đã ở trên nguồn sông Nil và ngày 24/5 bay ngang Châu Phi đến các lãnh địa Pháp trên sông Senegal. Jules Verne tiên đoán đúng địa điểm bắt nguồn của sông Nil và dự đoán cả tương lai phát triển của Châu Phi, một lục địa có nhiều tài nguyên phong phú. Cuộc du hành đó là viễn tưởng. Nhưng Jules Verne “thôi miên” độc giả đến nỗi nhiều người tin là có thật và tiến sĩ Fergusson là có thật.
Một năm sau, cuốn tiểu thuyết được dịch ra ở Nga với tên Cuộc du lịch bằng khinh khí cầu qua Châu Phi (1864) và Saltykov-Chtchedrine là người đầu tiên nhiệt liệt ca ngợi nó trên tập Người cùng thời.
Ngay từ những năm đầu xuất hiện trên diễn dàn văn học, Jules Verne đã cho xuất bản liên tiếp bốn tiểu thuyết khoa học xuất sắc: Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Cuộc du lịch vào trung tâm trái đất (1864). Những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Hatteras (1864). Từ trái đất lên mặt trăng (1865). Những cuốn truyện đó đưa ta đến “Cuộc viễn du kỳ lạ”, đến vùng lục địa nhưng chưa mấy người thám hiểm, vào sâu trong lòng đất không ai tới được, lên những miền hoang vắng đóng băng ở Bắc Cực, vào cả vực thẳm mênh mông khủng khiếp của vũ trụ. Bằng những tác phẩm ấy, Jules Verne đã khẳng định vai trò của tiểu thuyết khoa học như một thể loại văn học độc đáo có tác dụng giáo dục lớn trong quần chúng, nhất là trong thanh niên.
Từ Jules Verne đến nay, tiểu thuyết khoa học mà cách gọi phổ biến này bây giờ là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng – đã nhanh chóng phát triển và Jules Verne được xem như người đã có công lớn nhất đưa nó lên vị trí xứng đáng.
Jules Verne sinh ngày 8/2/1828 ở thành phố cổ Nantes, một trong những cảng lớn nhất của nước Pháp nằm trên bờ sông Loire.
Nantes là thành phố của những người đóng tàu và những người đi biển. Nhà của Jules Verne ở trên một hòn đảo giữa sông. Ở đấy, cậu bé Jules Verne đã lớn lên như trên một con tàu đá bơi xuôi dòng sông Loire. Cậu thường ra khỏi nhà hòa vào đám người đánh cá, say mê nghe những truyền thuyết cổ vùng Nantes và thả hồn theo những chuyến đi xa trên biển. Trong nhà Jules Verne treo ảnh hai cụ tổ là một nhà hàng hải và một ông chủ tàu. Bà mẹ của Jules Verne, bà Sophie Allote cũng là con một dòng họ những nhà đi biển và đóng tàu.
Lòng ham mê du lịch thôi thúc đến nỗi có lần cậu bé bỏ nhà định đi xa. Đó là một sáng mùa hè 1839, cậu bé mười một tuổi trốn theo một con tàu vượt biển đi Ấn Độ. Khi phát hiện ra, gia đình liền đi một canô phóng nhanh hơn đuổi kịp và đưa cậu về nhà. Sau này, khi Jules Verne đã đi khắp các bến bờ Châu Âu, Châu Mỹ, thì cái buổi vượt biển không thành của năm mười một tuổi ấy vẫn là một kỷ niệm không bao giờ quên được.
Jules Verne là con một luật sư, được bố chọn cho theo nghề luật. Học trường trung học Nantes, Jules Verne được giải nhì về tu từ học – tức nghệ thuật hùng biện – khiến ông bố càng khẳng định “năng khiếu” cậu con trai sẽ nối dõi và làm vẻ vang cho nghề nghiệp của mình. Chiều ý gia đình, học xong phần tú tài, Jules Verne lên Paris vào trường Đại học Luật khoa.
Cậu thanh niên Jules Verne đến Paris vào năm 1848, khi không khí cách mạng đang sôi sục ở thủ đô Pháp và ở nhiều nước Châu Âu. Trong gia đình, ông bố là một nhà bảo hoàng kiên định và một tín đồ Gia-tô giáo nhiệt thành. Verne chưa biết gì về cách mạng. Cuộc sống ở Paris đã mở cho cậu những chân trời mới. Paris đã đứng lên, dựng chiến lũy trên đường phố, nhà vua chạy trốn ra nước ngoài, nước Pháp tuyên bố thành lập nền cộng hoà… Jules Verne làm quen với nhiều thanh niên có tư tưởng cách mạng và với các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Verne đỗ luật, và một công việc ở văn phòng luật sư ở Nantes đang dành sẵn chờ anh, nhưng chính lúc này anh quyết định một bước ngoặt. “Số phận đã buộc chặt con với Paris – Jules Verne viết thư về Nantes. – Cái nghề duy nhất hấp dẫn con, mà con khao khát vươn tới, là văn học”. Trong thư trả lời, ông bố bằng lòng để Verne quyết định lấy số phận mình nhưng phải tự kiếm sống. Từ đấy anh không nhận được 100 phật lăng hàng tháng của bố nữa. Anh nhấp nhận cảnh sống khó khăn với món tiền kiếm được mỗi tháng 50 phật lăng.
Ở Paris, Jules Verne làm quen với Alexandre Dumas cha, nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng mà anh coi là “Người cha đỡ đầu” của mình trong văn học. Anh làm việc rất căng thẳng, vừa mê sân khấu và âm nhạc, vừa mê địa lý, thiên văn học, lịch sử, kỹ thuật và những phát minh khoa học. Verne đang nghĩ xem làm thế nào để kết hợp được văn học với khoa học. Vào giữa những năm 50 ông bố viết thư khuyên anh từ bỏ việc viết văn. Verne trả lời: “Con không nghi ngờ tương lai của con. Đến năm ba mươi tuổi, con sẽ chiếm một vị
trí vững vàng trong văn học.” Điều tiên đoán đầu tiên đó trong cuộc đời Verne – cũng
như nhiều tiên đoán khoa học khác sau này của nhà văn – đã tỏ ra đúng đắn một cách kỳ lạ. Đúng vào năm 1863, năm ông ba mươi lăm tuổi ra đời cuốn tiểu thuyết Năm tuần trên khinh khí cầu như ta đã biết. Jules Verne trở thành một nhà văn nổi tiếng. Dumas – khi đọc xong Năm tuần trên khinh khí cầu rất thích liền giới thiệu với Nhà xuất bản Hetzel. Jules Verne ký hợp đồng với Hetzel nhận hàng năm đưa bản thảo ba cuốn sách (cỡ 160 trang in).
Ngoài tiểu thuyết ông còn viết những loại sách khoa học như Địa lý nước Pháp có minh họa (1868), Lịch sử những cuộc du lịch vĩ đại và những nhà du lịch vĩ đại (1878), Christophe Colomb (1883). Những thành tựu chủ yếu của Jules Verne là những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tập hợp trong bộ Những cuộc viễn du kỳ lạ được giải thưởng lớn của Viện Hàn Lâm Pháp. Cho đến hết đời mình, Jules Verne đã viết trên dưới 80 tiểu thuyết chưa kể những cuốn sách truyền bá khoa học, và nhiều bài thơ và 15 vở kịch, trong đó nổi lên những tác phẩm như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Hatteras (1864), Cuộc du lịch vào trung tâm trái đất (1864), Từ trái đất lên Mặt trăng (1865), Những đứa con của thuyền trưởng Grant (1867), Hai vạn dặm dưới biển (1869), Vòng quanh Mặt trăng (1870). Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873), Hòn đảo bí mật (1874), Michael Strogoff (1876), Ấn Độ đen (1877), Người thuyền trưởng 15 tuổi (1878), Năm trăm triệu người xứ Bégum (1879), Tia sáng xanh (1882), Quần đảo bốc lửa (1884), Robur người chinh phục (1886).
Thành công của Jules Verne là kết quả của cả một quá trình tích luỹ và lao động không mệt mỏi. Để viết được Những cuộc viễn du kỳ lạ, Jules Verne đã đi nhiều. Năm 1866 Verne sắm một xuồng máy đánh cá cũ sửa lại thành một con tàu nhỏ có buồm, một thứ du thuyền mang tên Saint-Michel. Vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, mặt rám nắng, người cứng cáp vì vận động. Verne đã sống và làm việc trên tàu Saint-Michel mà ông gọi là “Căn phòng làm việc nổi” của ông. Chính trên tàu này, ngang dọc biển Manche, ông đã viết Hai vạn dặm dưới biển. Về sau Jules Verne sắm những du thuyền khác mới hơn, tốt hơn, đi xa hơn đưa ông đi Na Uy, Ai Len, Scotland, Biển Bắc, Biển Bantích, Địa Trung Hải…
Sức lao động nghệ thuật của Jules Verne rất lớn. Có những ngày ông làm việc liền từ sáng hôm trước đến mờ sáng hôm sau. Ông tự ví mình như “một con ngựa thồ chỉ nghỉ ngơi ngay trong bộ yên cương của nó”. Có khi viết chưa xong tiểu thuyết này ông đã nghĩ đến một tiểu thuyết khác, và đó là sự “nghỉ ngơi” đầy hứng thú của ông. “Cuộc đời tôi kín đặc không còn chỗ cho sự buồn tẻ”, ông thường nói như vậy. Có lần ông tâm sự: “Khi tôi không làm việc, tôi không cảm thấy mình sống nữa”. Thật vậy, một năm trước khi mất, ông già 76 tuổi vẫn còn cho ra đời tác phẩm Người chủ Thế giới (1904).
“Đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều”, đó chính là tác phong lao động đã góp phần rất quan trọng vào những thành công của Jules Verne.
* * *
Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ngày nay đã phát triển với một nhịp điệu chưa từng thấy ở các nước công nghiệp với nhiều phương pháp, phong cách, thủ pháp khác nhau. Với Jules Verne, điều quan tâm trước hết là kết hợp được khoa học chính xác với viễn tưởng, và đây chính là một chỗ mạnh nổi bật của phong cách Jules Verne. Tài năng của ông nhiều làm cho cái “viễn tưởng” mang bộ mặt của hiện thực, khiến người đọc cảm thấy những điều tưởng như thần bí hay viển vông ấy hoàn toàn có thể giải thích được và có thể thực hiện được bằng khoa học.
Trong Từ trái đất lên Mặt trăng, những hội viên Câu lạc bộ Đại bác, mà chủ tịch là Barbicane, muốn phóng người lên mặt trăng phải tiến hành cả một quá trình tính toán những số liệu khoa học chính xác chứ không phải “giả khoa học” tùy tiện: cấu tạo viên đạn bằng gì, hình dáng, kích thước và sức nặng thế nào, lượng thuốc nổ bao nhiêu để có
được sáu tỉ lít khí ở dưới viên đạn truyền cho nó cấp độ ban đầu cần thiết 11.000 m/s, rồi lại phải tính xem đặt đại bác ở đâu, bắn lúc nào để được lên Mặt trăng ngắn nhất, v.v… Tất cả những cái đó đều là kiến thức khoa học thật sự. Nhà vật lý và thiên văn học Jules Janssen, nhà toán học Henri Garcet, nhà toán học Joseph Bertrand, thư ký viện Hàn lâm khoa học Pháp đã giúp Jules Verne sửa chữa lại những con tính và kiểm tra sự chính xác của những đường Parabol và Hypebol, xác định hành trình của viên đạn đại bác bác từ
trái đất lên mặt trăng… Khi viết Hòn đảo bí mật, Jules Verne được sự giúp đỡ của nhà Địa lý học Gabriel Marcel, nhưng để viết tác phẩm viễn tưởng này bản thân Verne cũng phải “đi thực tế” ở các nhà máy, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hóa chất mà kỹ sư Cyrus Smith áp dụng với quy mô nhỏ hơn trên đảo Lincoln. Viết Ấn Độ đen ông xuống hầm mỏ quan sát lao động của người thợ mỏ và cách khai thác than. “Ở Jules Verne nhà văn và nhà khoa học là một”1.
Trên cơ sở hiện thực và khoa học ấy, bốc cao lên tinh thần lãng mạn chinh phục thiên nhiên của Jules Verne. Dựa chắc vào những chân lý những quy luật khoa học, ông đã tung cánh cho những tưởng tượng và mơ ước hết sức táo bạo. Tác phẩm Từ trái đất lên Mặt trăng của ông đã góp phần ảnh hưởng đến Tsiolkovski, người đặt nền móng cho khoa du hành vũ trụ hiện nay.
Nói đến phương pháp sáng tác thể loại khoa học viễn tưởng, các nhà nghiên cứu thường xác định một số đặc trưng của nó như “Cái Lạ”. Những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne vận dụng “Cái Lạ” đến cao độ. “Cái Lạ” ở đây chính là cái viễn tưởng của khoa học, cái sáng tạo mới của trí tuệ của con người. Nó đi vào truyện, vừa là một yếu tố nội dung, vừa là một yếu tố nghệ thuật được Jules Verne sử dụng rất linh
1 L. A. Zenkevich và E. Brandis: Lời giới thiệu Hai vạn dặm dưới biển – Hai vạn dặm dưới biển, tập 1 (Lê Anh dịch). Nxb Kim Đồng. 1975. trang 3.
hoạt. Điểm đặc biệt của Jules Verne là: đối với tất cả những “Cái Lạ” ấy cuối cùng nhà văn đều giải thích bằng khoa học, và từ đó tạo nên lòng tin mãnh liệt vào khoa học kỹ thuật. Khi nói về tài tiên đoán của Jules Verne nhiều người cho rằng ông đã có một “trực giác thiên tài”. Chiếc tàu ngầm Nautilus đi hai vạn dặm dưới biển qua tưởng tượng của ông để rồi mười năm sau có chiếc tàu ngầm thật của kỹ sư Robert.2 Và điều thú vị là chiếc tàu ngầm thật này dường như được làm ra theo mẫu chiếc tàu ngầm tưởng tượng của ông. Vào thời ấy chưa có đèn điện và điện chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp, nhưng tàu ngầm Nautilus đã dùng điện để thắp sáng và quay tít chân vịt, tạo ra
tốc độ gấp đôi tốc độ nhanh nhất của những tàu biển bấy giờ. Nhà du hành vũ trụ Mỹ Frank Borman lái tàu Apollon IX nhận thấy tàu của anh cũng có kích thước và trọng lượng như Jules Verne tính và cũng hạ cánh xuống nước cách điểm hạ cánh trong tiểu thuyết có 4km (trong tiểu thuyết viên đạn qua tàu rơi xuống Thái Bình Dương cách bờ 400 km ở tọa độ 27°7 Bắc và 41°37 Tây theo kinh tuyến Washington, ở đó nó được một tàu biển vớt lên). Frank Borman còn kể khi vợ anh đọc xong Từ trái đất lên Mặt trăng, chị tỏ ra lo ngại cho số phận của chồng, vì cuốn tiểu thuyết dừng lại ở một tình thế rất hiểm nghèo cho những người đang bay trong vũ trụ. Anh khuyên chị đọc tiếp Vòng quanh Mặt trăng (quyển II của tác phẩm bộ hai này), và cuốn sách đã làm chị yên lòng, vì viên đạn toa tàu lại quay về trái đất.
Thật ra cái gọi là “tài tiên đoán” hoặc “trực giác thiên tài” của Jules Verne cũng chẳng có gì thần bí. Đúng hơn, nên xem ông là một con người của thời đại, nhạy bén với những phát hiện khoa học mà ông quan tâm theo dõi thường xuyên và tỉ mỉ: ông đã chuyển vào tác phẩm những thành tựu của các nhà bác học thời đại ông đồng thời nối tiếp những
thành tựu ấy bằng một sự ngoại suy minh mẫn. Nhà bác học Nga Mendeleïev cũng ca ngợi Jules Verne là “một thiên tài khoa học”. Tinh thần khoa học cho đến nay vẫn là một điểm tựa chủ yếu của khoa học viễn tưởng. Không có yếu tố khoa học và phương pháp khoa học không có khoa học viễn tưởng.
Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng cũng không thể tách rời những vấn đề xã hội, những tư tưởng nhân văn. Những nhân vật chính của Jules Verne là những con người của khoa học, khao khát hiểu biết và có năng lực hành động, đồng thời lại là những phẩm chất cao quý, ngay thẳng, chân thành, giàu tình thương yêu. Điển hình là Phileas Fogg, một “tấm lòng vàng” sẵn sàng nhận hy sinh về mình để cứu người bị nạn (Vòng quanh thê giới trong 80 ngày); là Barbicane, Nicholl, Maston trước tham gia chiến tranh giải phóng nô lệ, khi chiến tranh kết thúc đã cải tạo cái vũ khí giết người thành vũ khí khoa học chinh phục vũ trụ (Từ trái đất lên Mặt trăng); là thuyền trưởng Nemo đã gửi những kho tàng dưới đáy biển của mình cho các phong trào khởi nghĩa.
2 Người viết có lẽ nhầm lẫn. Tàu Nautilus của Robert Fulton (1800) ra đời sớm hơn rất lâu Nautilus của Jules Verne (1870), và Verne cũng công nhận rằng cái tên Nautilus ông đặt dựa theo con tàu của Robert. Tạo hình tàu lấy từ nhiều nguyên mẫu khác nhau, ngoại hình giống với USS Alligator (1862) còn nội thất giống với Plongeur (1863). – Tornad
Verne là một nhà văn có tư tưởng dân chủ và nhân đạo. Ông đã giao du với những nhà báo và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng như Paschal Grousset, thành viên của Quốc tế Cộng sản. Louise Michel, “cô gái đỏ” của Công xã Paris. Năm 1888, tại Amiens thành phố quê hương vợ, nơi ông đã sống từ năm 1872. Verne nộp đơn ứng cử vào Hội đồng thành phố trong danh sách những người “cực đỏ”. Ông tuyên bố mặc dầu ông không tham gia đảng phái nào nhưng người xã hội chủ nghĩa vẫn gần gũi với ông hơn cả.
Jules Verne đã chinh phục tâm hồn người đọc không phải chỉ bằng những kiến thức của một trí tuệ thiên tài mà bằng cả một tài năng nghệ thuật điêu luyện. Thật vậy, tài năng nghệ thuật đã làm cho những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Tolstoï rất ham đọc Jules Verne và có thói quen mỗi chiều đọc cho các con nghe một hoặc hai chương trong một cuốn tiểu thuyết mới của Verne. Ông khen “Verne có biệt tài trong nghệ thuật tạo dệt tình tiết”3. Thiên hướng của “những cuộc viễn du kỳ lạ” dễ ngả về loại văn ký sự du ký. Nhưng ở Jules Verne những trang miêu tả phong tục cảnh vật, những tài liệu và số liệu nhằm mục đích truyền bá kiến thức khoa học và kích động lòng ham hiểu biết của người đọc đã nhập hẳn vào cấu trúc tiếu thuyết
và đem lại cho thể loại khoa học viễn tưởng một điều căn bản là “hiệu quả tiểu thuyết”4.
Tài năng viết chuyện của Jules Verne bao hàm nhiều yếu tố kết hợp mật thiết với nhau. Chính sự hiểu biết rộng lớn đã nâng cao khả năng hư cấu và tạo ra nhiều tình tiết độc đáo dẫn dắt cốt chuyện phát triển. Trong cuộc viễn du Vòng quanh thế giới trong 80 ngày, ở chặng vượt biển cuối cùng nếu Phileas Fogg không biết con đường tắt của ngành
bưu vụ Mỹ từ Queenstown qua Dublin đến Liverpool thì ông sẽ ra sao trên con tàu đã bị phá trụi? Có lẽ phải nhìn trong tổng thể mới hiểu hết được tài năng của Jules Verne: “tầm hiểu biết rộng lớn và tư tưởng táo bạo của ông, trí tưởng tượng không bao giờ cạn và những hư cấu độc đáo của ông, tài năng truyền bá khoa học và kể chuyện của ông, chất “u mua”5 đầy sức sống và lối diễn đạt giản dị của ông, đó là những phẩm chất lớn nhất của các tác phẩm của Jules Verne”6.
Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn lớn đã đánh giá cao tài năng nghệ thuật của Jules Verne. Họ nói: “Verne là một nghệ sĩ sâu sắc quá, bí mật quá, mới quá”7. “Cần phải nhắc lại rằng Verne rất quan tâm đến các vấn đề hình thức, đã luyện được một phong cách thích hợp với mình và làm cho khoa học tham dự như một yếu tố và một chỗ dựa của tính trữ tình”8. Khi giáo sư Zinger, nhà vật lý học nổi tiếng, đến thăm Tolstoï ở Iasnaïa Poliana năm 1891, Tolstoï say sưa nói: “Những tác phẩm của Jules Verne thật tuyệt duyệt!
3 Eugène Brandis, Jules Verne ở Nga và Liên Xô, tạp chí Lettres sovietiques số 230-1978, Tr.177. 4 Theo báo Châu Âu (Europe số tháng 8-9 năm 1977).
5 Từ mượn tiếng Pháp, humour: dí dỏm, hài hước. – Tornad
6 L. A. Zenkevich và E. Brandis: Lời giới thiệu Hai vạn dặm dưới biển – Hai vạn dặm dưới biển, tập 1 (Lê Anh dịch). Nxb Kim Đồng. 1975. trang 3.
7 Raymond Russell ý kiến, trích trong Encyclopædia Universalis.
8 Marc Soriano – Encyclopædia Universalis tập 16, Paris 1968, tr.708.
Tôi đã đọc từ tuổi mới trưởng thành và mặc dầu vậy tôi vẫn nhớ tôi say mê chúng biết chừng nào… Và nếu như anh biết Tourgueniev hào hứng nói về ông ta thế nào! Thật tình mà nói tôi chưa thấy Tourgueniev say mê một nhà văn nào đến như Jules Verne”9. Độc giả ham thích Verne từ viện sĩ hàn lâm, các nhà bác học và nhà văn lớn đến quần chúng đông đảo các nước. Một lần du lịch qua Ý, để khỏi bị chú ý. Jules Verne ở khách sạn với cái tên giả Prudent Allotte10. Nhưng ở Venice không biết vì sao bị lộ, quần chúng tập hợp dưới khách sạn để chào mừng Jules Verne. Một cuộc diễu hành cầm đuốc có đốt pháo hoa diễn ra với khẩu hiệu sáng lấp lánh: “Evviva Giulio Verne!”11. Đứng trên bao lơn, nhà văn cảm động chào những người dân Ý đã biểu lộ tình cảm nồng nhiệt với ông12.
Jules Verne là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất trên thế giới. Theo thông kê của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học văn hóa Liên Hợp Quốc). Jules Verne là một trong số tác giả được dịch nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Từ xưa Jules Verne đã là đối tượng của bao bài nghiên cứu và sách chuyên khảo, luận văn tiến sĩ. Tham gia nghiên cứu Jules Verne có cả những nhà khoa học tự nhiên như nhà bác học nguyên tử Pháp Charles-Noël Martin với luận văn tiến sĩ văn học của ông. Ở Pháp đã thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu Jules Verne “Hội Jules Verne”, “Trung tâm Đại học nghiên cứu Jules Verne”, “Trung tâm nghiên cứu Jules Verne của Thư viện thành phố Nantes”, “Nhà bảo tàng Jules Verne” ở Nantes… Những tổ chức ấy thu thập, truyền bá, xuất bản, những tài liệu thông tin, những công trình nghiên cứu về Jules Verne, những thư từ trao đổi của Jules Verne về các tác phẩm của mình. Và năm 1978, theo quyết định của Hội đồng Hòa bình Thế giới, toàn thế giới đã kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Jules Verne người cha đẻ của nền tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hiện đại.
Vòng quanh thế giới trong 80 ngày là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Jules Verne. Đây là một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. “Viễn tưởng” ở chỗ nó đi trước thời gian, nó thực hiện một điều chưa thực hiện được. Bởi vì trước kia các nhà du hành phải đi vòng quanh trái đất mất 300 ngày: thời Jules Verne với những phương tiện mới như tàu hỏa, tàu thuỷ… có tờ báo đã thử làm chuyện vui, tính toán các chặng đường cộng lại thành 80 ngày. Tuy nhiên đó mới chỉ là một “thời gian lý thuyết”, bằng những tính toán sít sao trên giấy. Trên thực tế sẽ vấp phải hàng ngàn vụ bất trắc do tổ chức giao thông còn bấp bênh và những vụ cướp tàu thường xảy ra ở nhiều vùng hoang vu lạc hậu, do những tai nạn tàu xe trục trặc máy móc, do những trận giông bão và sương mù trên
9 Eugène Brandis – Jules Verne ở Nga và Liên Xô, tạp chí Lettres sovietiqué số 230 – 1978, tr.179. 10 Prudent Allotte là tên bác, cũng là cha đỡ đầu, của Jules Verne. Ông là người có vị trí đặc biệt với Verne và thường xuất hiện thấp thoáng trong các sáng tác của nhà văn.
11 Tiếng Ý, nghĩa là “Hoan hô Giulio Verne!” Evviva là hoan hô, Giulio là phiên bản tiếng Ý của tên thánh Jules. – Tornad
12 Eugène Brandis – Jules Verne được khám phá một lần nữa trong tập Văn học thiếu nhi tiếng Nga, Nxb Văn học thiếu nhi, 1975, tr.176.
biển, v.v… Thế nhưng Phileas Fogg – nhân vật chính của tác phẩm – dám đánh cuộc đi vòng quanh thế giới trong thời hạn ấy.
Qua chuyện này Jules Verne khẳng định sức mạnh của ý chí tinh thần khoa học và những phẩm chất cao quý khác của con người nuôi dưỡng trong chúng ta niềm tin ở khả năng con người: làm chủ thiên nhiên.
Dọc đường, Jules Verne có nhận xét khá tinh tế về một số nét nổi bật của các địa phương. Qua Trung Quốc, ông lưu ý những nét trì trệ của “vương quốc thiên triều”. Qua Nhật, ông để ý những nét của một dân tộc đang lớn lên và sự phát triển mạnh mẽ của ngành quân sự là “cái nghề được trọng vọng ở Nhật”. Qua Mỹ, cái vùng đất mới mà đã có thời dân tứ chiếng đổ xô đến tìm vàng, đánh bạc với “nắm vàng bột tay này, khẩu súng lục tay kia”. Và bây giờ là đất của các nhà doanh nghiệp, đất của chủ nghĩa tư bản trẻ tuổi đang phát triển, ông nêu bật “chất Ianki”13 tích cực, khoa học, táo bạo trong hành động thực tiễn nhưng ngạo mạn và hỗn độn. Ở đó người ta dám liều và thích thú cho xe lửa phóng qua chiếc cầu hư nát thật nhanh để “tốc độ nuốt trọng lượng”, ở đó người ta họp mít tinh đánh nhau túi bụi để bầu một vị “quan tòa hòa giải”!…
Nhưng cái “hiệu quả tiểu thuyết” tạo ra sức hấp dẫn lớn nhất của tác phẩm này là ở tính cách nhân vật chính Phileas Fogg và các tình tiết tạo dệt quanh chuyến đi vòng quanh thế giới của ông ta. Qua nhân vật Phileas Fogg, Jules Verne muốn nêu lên một kiểu người của khoa học, của lý trí, có đầu óc tổ chức chặt chẽ và tính chính xác đến từng chi tiết của cuộc sống, có tính trầm tĩnh, gan góc, quyết đoán, làm chủ được mình và mọi hoàn cảnh, đồng thời sau cái vẻ lạnh lùng của lý trí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu…
Lúc ra mắt bạn đọc lần đầu ở Pháp tiểu thuyết Vòng quanh thế giới trong 80 ngày đăng rải rác nhiều kỳ trên báo, được dư luận đặc biệt chú ý ngay và từ trang giấy nó đi vào đời sống lúc nào không biết. Khi đăng tới cuối truyện, lúc Phileas Fogg chỉ còn cách Đại Tây Dương nữa là về tới đích, thì những bức điện của các hãng vận tải đường biển Mỹ gửi tới tấp đến tác giả, hứa tặng những món tiền khổng lồ nếu Phileas Fogg chọn con tàu của hãng họ để đi chặng cuối cùng về nước. Jules Verne đành cho Phileas Fogg mua riêng một con tàu nhỏ vượt Đại Tây Dương. Cuốn tiểu thuyết này, Tolstoï đọc cho các con nghe, hấp dẫn đến nỗi nhà văn vừa đọc vừa minh họa bằng hình vẽ. (Hiện nay còn lưu lại 17 bức tranh của Tolstoï vẽ bằng bút và mực đen minh họa cuốn tiểu thuyết)14.
Nikolaïevitch Ostrovski, nhà văn thân thuộc của thanh niên, tác giả Thép đã tôi thế đấy, cho biết những cảm giác thời niên thiếu của mình khi đọc Jules Verne: “Ông không chỉ là một vị cứu tinh của tuổi thơ tôi, đối với tôi ông còn là một cái gì lớn hơn thế!… Những phát minh kỳ diệu của Jules Verne đã chiếm một vị trí khác thường trong trái tim tôi! Tôi
13 Yankee, người Mỹ. Từ này từng mang nghĩa miệt thị dành cho người Mỹ thuộc Liên bang miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thúc nó không còn mang nghĩa đó nữa. – Tornad 14 Trong cuốn Ba cuộc đời của Jules Verne (Kirill Andreyev) M. 1956 (tiếng Nga: Три жизни Жюля Верна — Кирилл Андреев) có in một số tranh như thế của Tolstoï.
đã xúc động biết bao khi đọc những tập sách dày của ông và đau khổ rằng sớm hay muộn rồi tôi cũng phải đọc đến chỗ kết thúc”15.
Trong thời đại khoa học và kỹ thuật này, có lẽ nền văn học của ta cũng phải suy nghĩ nhiều hơn nữa về “hiện tượng Jules Verne”. Chúng ta rất cần những tác phẩm văn học, cả sáng tác và dịch, thông qua hình thức hấp dẫn của tiểu thuyết khoa học, khích lệ ở thanh niên tinh thần yêu khoa học kỹ thuật, dám ước mơ, tìm tòi, dám khát vọng hiểu biết và chinh phục thiên nhiên. Cuốn sách của Jules Verne ra mắt bạn đọc với lòng mong muốn đáp ứng được phần nào yêu cầu chính đáng đó.
DUY LẬP
15 Eugène Brandis: Jules Verne ở Nga và Liên Xô, tạp chí Lettres sovietiqué, số 230 – 1978, tr.180.
I – Phileas Fogg và Vạn Năng nhận nhau làm chủ và tớ như thế nào
Vào năm 1872 ngôi nhà số 7 phố Saville, bên công viên Burlington – ngôi nhà tại đó Sheridan đã tạ thế năm 1814 – là nơi ở của ngài Phileas Fogg một trong những hội viên kỳ dị nhất và đặc biệt nhất của “Câu lạc bộ Cải cách Luân Đôn” mặc dầu ông ta vẫn có vẻ cố gắng không làm gì để mọi người chú ý.
Vậy là kế vị cho một trong những nhà hùng biện lớn nhất làm vinh dự cho nước Anh là ông Phileas Fogg này, một nhân vật bí hiểm mà người ta không biết gì ngoài cái điều đó là một con người rất hào hoa phong nhã và là một trong những nhà quý phái điển trai nhất của xã hội thượng lưu Anh.
Người ta bảo ông ta giống Byron – giống ở cái đầu, bởi vì chân ông thì không chê vào đâu được16 – nhưng một Byron có ria mép và râu quai nón, một Byron lạnh như tiền có thể sống nghìn năm cũng không già.
Là người Anh thì nhất định rồi nhưng Phileas Fogg có lẽ không phải người Luân Đôn. Người ta không bao giờ thấy ông ở Sở giao dịch chứng khoán hoặc ở Ngân hàng hoặc ở bất cứ một thượng điểm nào của thành phố. Cả những vũng tàu và những bến tàu ở Luân Đôn cũng chưa bao giờ tiếp nhận con tàu nào có tên chủ tàu là Phileas Fogg. Nhà quý phái ấy không có chân trong bất cứ một ban trị sự nào. Tên tuổi ông không bao giờ vang lên dù trong một hội luật sư hay ở Thánh đường, tại khách sạn Lincoln hay tại khách sạn Gray. Ông không bao giờ cãi ở Tòa án đại pháp quan cũng như ở Cao đẳng pháp viện, ở
Tài chính pháp viện cũng như ở Tòa án Giáo hội. Ông không phải một nhà kỹ nghệ hay một thương gia, một lái buôn hay một người làm ruộng. Ông không có chân trong Học việc Hoàng gia Anh hoặc Học viện Luân Đôn, Viện Thủ công nghiệp hoặc Viện Russell, Viện Văn học phương Tây hoặc Viện Luật, cũng không ở trong cái Viện Công nghệ và Khoa học Liên hợp đặt dưới sự bảo trợ trực tiếp của Đức Hoàng Thượng. Cuối cùng ông không tham gia một hội nào trong vô vàn những hội đầy rẫy ở thủ đô nước Anh, từ hội kèn Ácmônica đến hội Côn trùng học lập ra chủ yếu nhằm mục đích trừ diệt những loài sâu bọ có hại.
Phileas Fogg là hội viên của Câu lạc bộ Cải cách có thế thôi.
Giả thử có người nào lấy làm lạ rằng một nhà quý phái bí hiểm như thế sao được là hội viên của cái hội đáng trọng này thì người ta sẽ trả lời rằng ông ta có sự giới thiệu của Ngân hàng anh em Baring, tại đó ông có một khoản tiền đối phiếu giao ngân. Cho nên Phileas Fogg có một “máu mặt” nào đó do những ngân phiếu của ông vẫn được trả đều
16 Byron (1788-1824) nhà thơ lớn nước Anh, là một người thọt chân, ở đây ý nói Phileas Fogg về hình thể là một người hoàn hảo từ đầu đến chân.
đặn trước mắt mọi người theo sự thanh toán của nhà ngân hàng đối với một ông chủ nợ cố định.
Ông Phileas Fogg ấy có giàu không? Hiển nhiên là giàu. Nhưng ông ta đã làm giàu như thế nào thì những giới am hiểu nhất cũng không biết đằng nào mà nói, và muốn biết điều đó thì người cuối cùng phải hỏi đến khi có thể là ông Fogg. Dẫu sao mặc lòng ông không hề vung tay quá trán mà cũng không keo bẩn, bởi vì bất cứ ở đâu cần góp tiền cho một công việc cao quý, có ích hoặc từ thiện là ông đều lặng lẽ và thậm chí giấu tên mình mang đến.
Tóm lại không ai kín đáo hơn nhà quý phái này. Ông chỉ muốn thật ít nói và ông càng im lặng lại càng có vẻ bí hiểm. Tuy nhiên, cuộc sống của ông rất minh bạch mà mọi việc ông làm cứ diễn ra máy móc và đơn điệu đến nỗi trí tưởng tượng của mọi người càng bị kích thích cứ muốn tìm hiểu xem đằng sau đó có ẩn cái gì không.
Ông đã đi đây đó chưa? Chắc chắn rồi, bởi vì không ai thông thạo bản đồ thế giới hơn ông. Không một nơi nào dù xa xôi hẻo lánh đến đâu mà ông không tỏ ra có sự hiểu biết đặc biệt. Thỉnh thoảng chỉ qua vài lời gọn và rõ, ông cải chính biết bao câu chuyện đồn đại trong câu lạc bộ về những nhà du lịch mất tích hoặc bị lạc: ông vạch ra những khả
năng thật sự và những lời nói của ông thường cứ như được một tài tiên tri mách bảo, vì cuối cùng thì bao giờ chúng cũng được sự kiện xác minh. Con người này hẳn phải đã đi khắp nơi – ít nhất là trong trí.
Tuy nhiên điều chắc chắn là đã từ nhiều năm nay. Phileas Fogg không rời khỏi Luân Đôn. Những người có vinh dự quen biết ông ta hơn người khác một chút chứng thực rằng không ai dám nói là đã thấy ông ở nơi nào khác ngoài con đường thẳng hàng ngày từ nhà đến Câu lạc bộ. Cách tiêu khiển duy nhất của ông là đọc báo và chơi bài “uýt”. Ở
cái trò chơi lặng lẽ ấy thật là hợp với bản tính ông, ông thường hay được, nhưng tiền được bạc không bao giờ bỏ hầu bao mà thành một khoản quan trọng trong quỹ từ thiện của ông. Và chẳng cần phải nhận thấy rằng ông Fogg hiển nhiên là chơi để mà chơi không phải để được. Chơi bài đối với ông như một trận đấu, một cuộc vật lộn với khó khăn nhưng một cuộc vật lộn không náo động, không rời chỗ, không mệt nhọc và điều đó hợp với tính cách ông.
Người ta không thấy Phileas Fogg có vợ con gì – điều này có thể xảy ra với những người lương thiện nhất, cũng không thấy họ hàng bè bạn gì cả – điều này quả là hiếm có hơn. Phileas Fogg sống độc thân trong ngôi nhà của ông ở phố Saville không người lai vãng. Chẳng bao giờ có ai kháo chuyện gì về nội tình trong nhà ông. Một người hầu cũng đủ phục vụ ông. Ông ăn trưa, ăn tối ở câu lạc bộ vào những giờ đã định đúng răm rắp cũng vẫn ở trong căn phòng ấy, ở bàn ăn ấy, không tiếp đãi bạn đồng sự, không mời khách và chỉ về nhà để ngủ vào đúng nửa đêm, không bao giờ sử dụng đến những căn buồng rất tiện nghi của Câu lạc bộ Cải cách dành cho các hội viên. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, ông sống mười tiếng ở nhà hoặc để ngủ hoặc để tắm rửa. Nếu cần dạo
bước thì lần nào cũng như lần nào với bước chân đều đều ông đi lại trong căn phòng ra vào lát gỗ khảm hoặc dọc hành lang vòng quanh nhà dưới một mái vòm lắp kính xanh được chống đỡ bởi hai mươi cột đá vân ban đỏ theo kiến trúc iôních. Nếu ông ăn tối hoặc ăn trưa thì đã có nhà bếp, tủ thức ăn, phòng dọn ăn, cửa hàng cá, cửa hàng sữa của câu lạc bộ, những con người trịnh trọng bận quần áo đen, đi giày có đế lót vải len mềm, dọn cho ông ăn trong một bộ đồ sứ đặc biệt và trên chiếc khăn bàn tuyệt diệu bằng vải Saxe: đã có những cốc pha lê của câu lạc bộ kiểu cổ nay không còn nữa đựng rượu seri, rượu poócto hay rượu clarê17 pha với quế và các hương liệu khác bầy ra, cuối cùng là nước đá của câu lạc bộ – thứ nước đã được chở rất tốn phí từ những hồ ở Châu Mỹ về – nó giữ
cho những cốc nước giải khát của ông được tươi mát, uống vào hết sức dễ chịu.
Nếu sống trong những điều kiện như thế mà là người lập dị, thì phải nhận rằng sự lập dị cũng có cái hay.
Ngôi nhà phố Saville chẳng lộng lẫy gì nhưng lại giá trị ở chỗ hết sức tiện nghi. Vả lại, với những thói quen bất di bất dịch của người thuê nhà, công việc phục vụ ở đây chả còn lại bao nhiêu. Tuy nhiên Phileas Fogg đòi hỏi ở người hầu duy nhất của ông một đức tính chính xác đúng quy tắc khác thường. Cũng chính hôm đó, ngày mồng 2 tháng mười, Phileas Fogg đã thải hồi James Forster – anh bồi ấy đã phạm lỗi đưa nước nóng tám mươi tư độ Fahrenheit đến cho ông cạo râu chứ không phải là tám mươi sáu độ và ông đang đợi người thế chân anh ta, người này phải đến trình diện vào lúc giữa mười một giờ và mười một giờ rưỡi.
Phileas Fogg ngồi chững chạc trong chiếc ghế bành, hai chân khép lại như một người lính đang đứng duyệt hình, hai bàn tay chống lên đầu gối, người ưỡn thẳng, đầu ngẩng cao nhìn chiếc kim đồng hồ quả lắc đang chuyển động – một bộ máy phức tạp chỉ cả giờ, phút, ngày, tháng và năm. Đến đúng mười một giờ rưỡi, theo thói quen hàng ngày ông Fogg phải ra khỏi nhà đi đến Câu lạc bộ Cải cách.
Vừa lúc ấy có một tiếng gõ cửa phòng khách nhỏ nơi Phileas Fogg đang ngồi. James Forster, anh chàng bị thải hồi hiện ra
“Anh hầu mới xin gặp”, anh ta nói.
Một chàng trai chạc ba mươi tuổi ra mắt và cúi chào.
– Anh là người Pháp mà lại tên là John à? – Phileas Fogg hỏi.
– Ngài tha lỗi, thưa tôi là Jean ạ – anh chàng mới đến trả lời – Jean Vạn Năng18 một biệt hiệu người ta vẫn gọi tôi do tôi có năng khiếu trời phú cho là tháo vát mọi công việc. 17 Sherry: Một thứ rượu trắng của Tây Ban Nha; Porto: Một thứ rượu vang đỏ hoặc trắng của Bồ Đào Nha rất được ưa chuộng; Claret: Một thứ rượu nho ở Bordeaux (Pháp).
18 Nguyên văn tiếng Pháp: Jean Passepartout. Passepartout là một thứ chìa khóa dùng để mở được nhiều khóa. Chúng tôi không phiên âm mà dịch là “Vạn Năng”, vì đây là một biệt hiệu nói lên một tính cách tiêu biểu của nhân vật.
Tôi nghĩ mình là người tử tế, thưa ngài, nhưng, nói cho thật thà, tôi đã qua nhiều nghề. Tôi đã làm người hát rong, làm diễn viên cưỡi ngựa trong rạp xiếc, từng nhào lộn trên mình ngựa như Léotard và nhảy thể dục, để sử dụng có lợi hơn những tài năng của mình, và sau cùng tôi làm đội trưởng đội cứu hỏa ở Paris. Trong hồ sơ thành tích của tôi có ghi cả những đám cháy nổi tiếng. Nhưng thế là đã năm năm nay tôi rời nước Pháp và làm hầu phòng ở nước Anh để được hưởng chút đời sống gia đình. Nay, không có việc làm và được biết ngài Phileas Fogg là con người chuẩn mực nhất và tĩnh tại nhất của Vương quốc Liên hiệp tôi xin đến trình diện ngài với hi vọng được sống yên ổn ở đây và quên cái tên Vạn Năng ấy đi.
– Vạn Năng được đấy – nhà quý phái trả lời – Người ta đã giới thiệu anh với tôi. Tôi được nghe những nhận xét tốt về anh. Anh rõ những điều kiện của tôi chưa?
– Thưa rõ ạ.
– Được. Đồng hồ mấy giờ ?
– Mười một giờ mười hai – Vạn Năng rút từ trong đáy túi áo ghi lê ra một cái đồng hồ quả quýt bằng bạc to tướng đáp.
– Đồng hồ anh chậm rồi – Ông Fogg nói
– Xin ngài thứ lỗi, đời nào thế được ạ.
– Đồng hồ anh chậm bốn phút. Không sao. Chỉ cần biết có sai chệch. Vậy thôi, từ lúc này, mười một giờ hai mươi chín phút sáng ngày thứ tư mùng 2 tháng Mười năm 1872 anh làm cho tôi.
Nói xong Phileas Fogg đứng lên, tay trái cầm mũ, đặt mũ lên đầu với cử động của một người máy và biến đi không nói thêm một lời nào.
Vạn Năng nghe tiếng cánh cửa trông ra phố đóng lại lần thứ nhất: đó là ông chủ mới của anh ra đi, rối lần thứ hai: đó là người làm trước, James Forster đi nốt.
Còn lại một mình Vạn Năng trong ngôi nhà phố Saville.
II – Như thế nào mà Vạn Năng đinh ninh rằng cuối cùng đã tìm thấy lý tưởng của mình
“Quả thật, – Vạn Năng nghĩ bụng, thoạt đầu hơi bàng hoàng – mình đã thấy ở cửa hàng bà Tussaud những anh chàng cũng rất giống chẳng kém gì ông chủ mới của mình”.
Cũng nên nói rõ ở đây những “anh chàng” của bà Tussaud là những hình nhân bằng sáp, ai đến Luân Đôn cũng phải tìm xem và thật tình chúng chỉ thiếu có lời nói.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà anh vừa thoáng thấy Phileas Fogg. Vạn Năng đã nhanh chóng nhưng kỹ lưỡng quan sát ông chủ tương lai của mình. Đó là một người trạc bốn mươi, có khuôn mặt quý phái và đẹp, dáng người cao, hơi đẫy một chút nhưng cũng không vì thế mà xấu đi; tóc và râu quai nón vàng hung, trán phẳng không có vết nhăn bên thái đương, khuôn mặt hơi xanh hơn là hồng hào, hàm răng tuyệt đẹp. Ông ta có vẻ đạt tới độ cao nhất cái mà những nhà xem tướng gọi là “sự thư thái trong hành động”, cái bản lĩnh chung của tất cả những người làm việc nhiều hơn là ồn ào. Điềm tĩnh, lạnh lùng, mắt trong suốt, mí mắt không động, đó là điển hình hoàn thiện của những người Anh gan lì được thấy khá nhiều trong Vương quốc Liên hiệp, mà ngọn bút vẽ của Angelica Kauffmann đã miêu tả tuyệt diệu cái dáng bộ hơi kiểu cách. Xét trên mọi hành vi trong cuộc sống của ông, nhà quý phái này cho ta hình ảnh một con người hết sức cân bằng trong tất cả các bộ phận của mình, điềm đạm một cách đúng mức, hoàn hảo như một cái đồng hồ thật đúng của hãng Leroy hay hãng Earnshaw. Bởi vì quả thật Phileas Fogg là sự chính xác hiện thành người, điều này thấy rõ ở “cách diễn cảm của chân tay ông”, bởi vì ở con người, cũng như là các động vật, chính chân tay cũng là những cơ quan biểu thị tình cảm.
Phileas Fogg thuộc loại những con người chính xác một cách toán học, không bao giờ vội nhưng luôn luôn sẵn sàng, dè sẻn từng bước chân và nhất cử nhất động. Ông không bước một bước thừa, bao giờ cũng đi đường ngắn nhất. Ông không phí một cái nhìn vớ vẩn lên trần nhà. Ông không bao giờ cho phép mình có một cử chỉ nào vô ích. Người ta không bao giờ thấy ông xúc động hay bối rối. Đó là con người ít vội vã trên đời, nhưng bao giờ cũng đến đúng giờ. Tuy nhiên ta cũng hiểu rằng ông sống độc thân và có thể nói là ngoài moi sự giao du trong xã hội. Ông biết trong cuộc sống phải để ý đến những va chạm, và vì những va chạm làm ta chậm trễ cho nên ông không va chạm với ai cả.
Còn về phần Jean, biệt hiệu Vạn Năng, một dân Paris chính cống Paris, từ năm năm nay ở nước Anh và làm nghề hầu phòng tại Luân Đôn, anh đã uổng công tìm không ra một ông chủ nào để mình có thể thật lòng gắn bó.
Vạn Năng không giống chút nào với những loại Frontin, Mascarille19 có cái nhìn tự thị và lạnh lùng, chúng bước đi vênh mặt, nhún vai và cư xử như những tên láo xược vô liêm xỉ. Không. Vạn Năng là một chàng trai tử tế, khuôn mặt dễ thương, môi hơi dày lên luôn sẵn sàng để nếm hoặc để âu yếm, một con người hiền lành và tốt bụng với cái đầu tròn trĩnh như ta vẫn thích được nhìn thấy trên những đôi vai bè bạn. Anh có đôi mắt xanh, thần sắc linh lợi, khuôn mặt khá đẫy đà để có thể tự nhìn thấy gò má của mình, ngực nở, thân hình lực lưỡng, bắp thịt rắn chắc, và anh có một sức khỏe phi thường được phát triển tuyệt diệu nhờ những sự rèn luyện thời trẻ. Bộ tóc nâu của anh hơi xù lên dữ dội. Nếu như những nhà điêu khắc thời cổ biết đến mười tám cách để sửa sang bộ tóc của Minerve thì Vạn Năng chỉ biết một cách sắp đặt bộ tóc của mình: ba nhát lược thưa, là anh đã đội mũ rồi.
Nếu nói rằng tính tình cởi mở của anh hầu này hòa hợp với tính cách của Phileas Fogg, thì một người có chút ít thận trọng cũng không cho phép mình nói như vậy. Liệu Vạn Năng có phải là người hầu thật đúng như ông chủ của ông cần đến không? Phải chờ hạ hồi phân giải. Sau một thời trai trẻ khá lênh đênh, như ta đã biết, anh khao khát được nghỉ ngơi. Được nghe người ta tán tụng tính quy củ của người Anh và sự lạnh lùng nổi tiếng của các nhà quý phái, anh sang kiếm ăn bên nước Anh. Nhưng cho đến nay số phận anh thật trớ trêu. Anh không ở hẳn được nơi nào. Anh đã làm qua mười nhà, tất cả các ông chủ ấy đều tính khí kỳ dị thất thường, thích giang hồ phiêu lãng – điều đó không còn hợp với Vạn Năng được nữa. Người chủ cuối cùng của anh, nhà quý tộc trẻ tuổi nghị sĩ Longsferry, sau những đêm trác táng trong những “phòng ăn sò” ở Chợ Hay thường hay trở về nhà say mèm trên vai các thầy cảnh sát. Vạn Năng muốn trước hết giữ được lòng kính trọng ông chủ mình, đánh liều đưa ra một vài nhận xét kính cẩn nhưng bị hắt hủi và anh bỏ đi ngay. Vừa lúc ấy anh được biết ngài Phileas Fogg đang cần một người hầu. Anh đi tìm hiểu về nhà quý phái ấy. Một nhân vật có cuộc sống mực thước đến thế, không ngủ lang, không đi chơi xa, không bao giờ vắng nhà chỉ một ngày, hẳn là chỉ có thể thích hợp với anh. Anh đến trình diện và được thu nhận trong những điều kiện như ta biết.
Vậy là, khi đồng hổ vừa điểm mười một giờ rưỡi. Vạn Năng còn lại một mình trong ngôi nhà phố Saville. Ngay tức khắc anh bắt đầu đi xem xét ngôi nhà. Anh đi khắp từ hầm rượu đến gác xép. Ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp, nghiêm chỉnh, khắc khổ, biết tổ chức thuận tiện cho công việc vừa ý anh. Nó cho anh cảm giác về một cái vỏ ốc đẹp, nhưng một vỏ ốc thắp sáng và sưởi ấm bằng khí đốt bởi vì khí Hyđrô cácbon ở đây đủ dùng cho tất cả các nhu cầu về thắp sáng và đun sưởi. Vạn Năng tìm thấy không khó khăn gì căn buồng dành cho anh ở tầng ba. Căn buồng vừa ý anh. Những chuông điện và ống nghe
cho phép từ đó liên lạc được với phòng ở tầng một và tầng hai. Trên lò sưởi, một chiếc 19 Frontin, Mascarille: những nhân vật trong các hài kịch Pháp.
đồng hồ điện lấy giờ theo chiếc đồng hồ quả lắc ở phòng ngủ của Phileas Fogg và cả hai đồng hồ cùng chỉ một giây trong cùng một. lúc.
“Tốt lắm, tốt lắm!” Vạn Năng nghĩ bụng.
Anh cũng để ý thấy trong buồng anh có một bảng tiểu dẫn treo phía trên đồng hồ. Đó là chương trình công việc hàng ngày. Nó bao gồm – từ tám giờ sáng, là giờ Phileas Fogg thức dậy theo quy định, đến mười một giờ rưỡi là giờ ông rời khỏi nhà đi ăn trưa ở Câu lạc bộ Cải cách – tất cả mọi chi tiết của công việc, bữa trà với bánh mỳ nướng vào tám giờ hai mươi ba, nước cạo râu vào chín giờ kém hai mươi bảy, sửa sang đầu tóc vào mười giờ kém hai mươi, v.v… Rồi từ mười một giờ rưỡi sáng đến nửa đêm – giờ đi ngủ của nhà quý phái rất quy củ này – tất cả đều được chỉ rõ, định trước, điều hòa. Vạn Năng cảm thấy vui thích được nghiền ngẫm chương trình ấy và ghi lòng tạc dạ những điều khoản này nọ của nó.
Còn về cái tủ quần áo của ông chủ thì nó được sắp đặt và tổ chức một cách tuyệt diệu. Mỗi cái quần, cái áo hoặc áo ghi lê đều mang số thứ tự có ghi lại trong một cuốn sổ xuất nhập chỉ rõ đến ngày nào những quần áo đó được lần lượt dùng đến tùy theo từng mùa. Với giầy dép cũng có quy định như vậy.
Tóm lại, trong ngôi nhà Saville này, mà vào thời ông Sheridan tiếng tăm lừng lẫy nhưng tính tình phóng đãng hẳn là vương quốc của sự bừa bộn có đầy đủ tiện nghi cho một cuộc sống khá giả.Không có tủ sách cũng chẳng có sách, sách ở đây hẳn là vô dụng đối với ông Fogg, vì ông đã sẵn trong tay hai thư viện của Câu lạc bộ Cải cách, một thư viện văn học, một thư viện luật học và chính trị. Trong phòng ngủ có một tủ két cỡ trung bình với cách cấu tạo chống được cả nạn cháy nhà và kẻ cắp. Trong nhà không có vũ khí, không một dụng cụ săn bắn hoặc giết người. Tất cả ở đây cho thấy những tập quán hiền lành nhất.
Sau khi đã xem xét tỉ mỉ nơi này. Vạn Năng xoa tay, khuôn mặt tròn vành vạnh của anh tươi hơn hớn và anh vui vẻ nhắc lại:
“Tốt lắm! Đây mới đúng là cái ta đang cần! Ngài Fogg và ta hoàn toàn ăn ý với nhau. Một con người ru rú cấm cung và mực thước! Một cái máy thực thụ! Chà, mình chẳng lấy gì làm khó chịu phải hầu hạ một cái máy!”
III – Làm thế nào mà nổ ra một cuộc chuyện trò có thể rất tai hại cho Phileas Fogg
Phileas Fogg rời ngôi nhà phố Saville của mình vào mười một giờ rưỡi và sau khi đã đặt năm trăm bảy mươi lăm lần bàn chân phải trước bàn chân trái và năm trăm bảy mươi sáu lần bàn chân trái trước bàn chân phải, ông đến Câu lạc bộ Cải cách, một tòa nhà lớn dựng lên ở phố Pall-Mall20 với số tiền xây nhà không dưới ba triệu bạc.
Phileas Fogg đến ngay nhà ăn, môt căn phòng có chín cửa sổ trông ra một cái vườn ngoạn mục mà cây cối về mua thu đã vàng rực. Ở đó ông ngồi vào bàn ăn quen thuộc, trên bàn đã bày sẵn bộ đồ ăn của ông. Bữa ăn trưa của ông gồm một món ăn khai vị, một con cá luộc rưới nước xốt hảo hạng, một đĩa thịt bò quay đỏ rói có điểm thêm nấm làm gia vị, một cái bánh ngọt nhân đại hoàng và quả phúc bồn tử xanh, một miếng phó mát chester21 và cuối cùng là một vài tách chè thượng hạng, thứ chè được đặc biệt mua về cho nhà ăn của Câu lạc bộ Cải cách.
Mười hai giờ bốn mươi bảy phút trưa, nhà quý phái đứng lên đi đến phòng đại sảnh, một căn phòng lộng lẫy trang trí những bức họa đóng khung sang trọng. Ở đây một người hầu đưa ông Thời báo chưa rọc và Phileas Fogg cần mẫn mở tờ báo với một bàn tay thành thạo, chứng tỏ ông đã rất quen với cái thao tác khó khăn này. Phileas Fogg đọc tờ
báo ấy đến ba giờ bốn mươi lăm và thời gian đọc tờ Ngọn cờ tiếp theo kéo dài đến bữa tối. Bữa ăn này cũng được thực hiện trong những điều kiện như bữa trưa, có phụ thêm món “nước xốt hoàng gia Anh”.
Đến sáu giờ kém hai mươi, nhà quý phái lại có mặt trong phòng đại sảnh và mải mê đọc tờ Thời sự Buổi sáng.
Nửa giờ sau, một số hội viên Câu lạc bộ Cải cách bước vào và đến ngồi bên lò sưởi đốt than đá. Đó là những bạn chơi bài quen thuộc của Phileas Fogg cũng máu mê bài “uýt” như ông: kỹ sư Andrew Stuart, các chú ngân hàng John Sullivan và Samuel Fallentin, nhà công nghệ sản xuất rượu bia Thomas Flanagan và Gauthier Ralph một trong những ủy viên quản trị của Ngân hàng nước Anh, – những nhân vật giàu có và được kính nể, ngay cả trong Câu lạc bộ này mà hội viên không thiếu những tay tai to mặt lớn của giới kỹ nghệ và tài chính.
– Ông Ralph này. – Thomas Flanagan hỏi – cái vụ mất trộm ấy ra sao rồi? – Chà. – Andrew Stuart đáp – Nhà hàng mất toi món tiền ấy rồi.
20 Một phố ở Luân Đôn, khu vực các câu lạc bộ.
21 Thứ phó mát làm ở thành phố Chester ở Anh nổi tiếng là ngon.
– Trái lại. – Gauthier Ralph nói – tôi hy vọng chúng ta sẽ tóm được thủ phạm. Nhiều viên thám tử, những tay khá sành sỏi đã được phái sang Châu Mỹ và Châu Âu, ở tất cả các bến cảng quan trọng nơi hành khách lên xuống tàu, và thằng cha kia khó mà thoát được tay họ.
– Vậy người ta đã biết hình dạng tên kẻ trộm rồi ư? – Andrew Stuart hỏi. – Trước hết đây không phải một tên trộm – Gauthier Ralph nghiêm trang trả lời.
– Sao, cái thằng cha đã xoáy năm mươi lăm ngàn livrơ22 tiền giấy (1 triệu 375.000 phật lăng) mà lại không phải là một tên trộm à?
– Không. – Gauthier Ralph đáp.
– Vậy thời đó là một nhà công nghệ? – John Sullivan hỏi.
– Báo Thời sự Buổi sáng khẳng định là một nhà quý phái.
Con người đưa ra câu trả lời đó chẳng phải ai khác mà chính Phileas Fogg, lúc bấy giờ mới ló đầu ra khỏi chồng báo chất quanh ông. Đồng thời Phileas Fogg chào các bạn đồng sự và nhận lại lời đáp lễ.
Sự kiện họ đang bàn đến, và được các báo chí Vương quốc Liên hiệp tranh cãi sôi nổi. Một bó bạc giấy gồm số tiền khổng lồ năm mươi lăm ngàn livrơ bị mất cắp trên ngăn ván để tiền của viên chánh thủ quỹ Ngân hàng Anh.
Nếu ai ngạc nhiên rằng môt vụ trộm như vậv lại có thể dễ dàng xảy ra đến thế, ngài phó Giám đốc Gauthier Ralph chỉ trả lời chính vào lúc ấy, viên thủ quỹ đang bận vào sổ một khoản nhập basilinh sáu penxơ23 và người ta không thể để mắt đến tất cả.
Nhưng cũng cần nói rõ ở đây – điều này khiến sự việc dễ hiểu hơn – là nhà Ngân hàng Anh kỳ lạ ấy có vẻ lo lắng quá đáng đến lòng tự trọng của công chúng. Không người bảo vệ, không lính gác, không lưới sắt! Vàng bạc ngân phiếu được bày ra thả cửa và có thể nói là phó mặc cho bất cứ một anh cha căng chú kiết nào. Người ta không thể đặt nghi vấn về phẩm giá một khách qua lại nào đó. Một trong những nhà quan sát giỏi nhất về phong tục Anh còn kể chuyện này: Một hôm có mặt trong một căn phòng của Ngân hàng, ông đã nảy ý hiếu kỳ muốn nhìn thật kỹ một thỏi vàng nặng khoảng bảy đến tám livrơ24
bày trong ngăn ván để tiền của viên thủ quỹ: ông cầm lấy thỏi vàng đó, ngắm nghía nó, chuyền tay cho người bên cạnh, người này lại chuyền cho người khác, cứ thế thỏi vàng được chuyền mãi đến tận cuối một cái hành lang tối om và chỉ nửa giờ sau mới trở về chỗ cũ mà viên thủ quỹ vẫn chưa hề ngẩng đầu lên.
22 Livre: đồng tiền Anh
23 Silinh (shilling): tiền Anh bằng 1/20 đồng bảng (livre sterling); penxơ (pence): đồng xu ở Anh bằng 2/12 silinh, tức 1/240 livrơ.
24 Livre, ở đây là một đơn vị đo trọng lượng ngày xưa giá trị thay đổi. Có người cho rằng vào khoảng nửa kilôgam.
Nhưng vào ngày 29 tháng chín, sự việc xảy ra không đúng hẳn như thế. Cái bó bạc giấy không quay trở lại và khi chiếc đồng hồ tráng lệ đặt trên bàn giấy phòng khách điểm đúng năm giờ là giờ đóng cửa công sở thì Ngân hàng Anh chỉ còn việc chuyển khoản tiền năm mươi lăm nghìn livrơ sang mục lỗ lãi.
Vụ trộm đã được chính thức thừa nhận hai năm rõ mười, những viên chức, những “nhà thám tử” chọn trong số người tài giỏi nhất được phái đến các hải cảng lớn, đến Liverpool, Glasgow, Le Havre, Suez, Brindisi, Nữu Ước, v.v… với lời hứa hẹn nếu tìm ra thủ phạm sẽ được thưởng hai nghìn livrơ (50.000 phật lăng) và năm phần trăm số tiền thu hồi được. Trong khi chờ đợi những tin tức do cuộc điều tra đã bắt đầu liền đó đưa lại, các viên thanh tra ấy có nhiệm vụ quan sát cẩn thận những hành khách đến hoặc đi lại các bến cảng này.
Thế nhưng, đúng như tờ Thời sự Buổi sáng đã viết, người ta có lý do để cho rằng thủ phạm vụ trộm không nằm trong một tổ chức trộm cắp nào ở nước Anh. Trong ngày 29 tháng chín ấy người ta đã để ý có một nhà quý phái ăn vận sang trọng, cử chỉ lịch sự, điệu bộ nhã nhặn, đi lại trong phòng trả tiền nơi xảy ra vụ trộm. Cuộc điều tra đã cho phép khôi phục lại khá đúng hình dạng nhà quý phái ấy và hình dạng này lập tức được loan báo cho tất cả các thám tử ở Vương quốc Liên hiệp và trong lục địa. Cho nên một vài người thành thạo – trong đó có Gauthier Ralph – tự thấy có cơ sở để hy vọng rằng tên trộm sẽ không trốn thoát.
Đúng như người ta nghĩ, sự kiện này đã thành chuyện thời sự ở Luân Đôn và khắp nước Anh. Người ta tranh cãi, người ta sôi nổi bàn tán khẳng định hoặc bài bác những triển vọng thành công của sở cảnh sát chính quốc. Cho nên chẳng có gì lạ nếu thấy các hội viên Câu lạc bộ Cải cách cũng bàn luận vấn đề này nhất là khi một Phó Giám đốc của Ngân hàng cũng có mặt trong số họ.
Ngài Gauthier Ralph đáng kính không muốn nghi ngờ kết quả cuộc điều tra vì cho rằng món tiền thưởng hẳn sẽ đặc biệt kích thích lòng hăng hái và trí thông minh của các viên chức. Nhưng người bạn đồng sự của ông Andrew Stuart lại không chút chia sẻ niềm tin ấy. Thế là cuộc tranh luận cứ tiếp tục giữa các nhà quý phái cùng ngồi ở một bàn chơi bài “uýt”. Stuart ngồi trước Flanagan, Fallentin ngồi trước Phileas Fogg. Trong khi chơi bài người chơi không nói gì, nhưng giữa các ván bài câu chuyện bị ngắt quãng trở lại càng sôi nổi hơn.
– Tôi cho rằng, – Andrew Stuart nói, – tên kẻ trộm vẫn có cơ trốn thoát, hắn tất nhiên phải là một tay quỷ quyệt lắm!
– Thôi đi! – Ralph đáp lại, – không còn xó xỉnh nào cho hắn ẩn náu được nữa đâu. – Nói lạ!
– Vậy ngài muốn hắn đi đâu?
– Tôi biết được, – Andrew Stuart trả lời, – nhưng dù sao trái đất vẫn khá rộng.
– Ngày xưa thì rộng đấy… – Phileas Fogg khẽ lẩm bẩm – Đến lượt ngài bắt cái, – ông nói tiếp và chia cỗ bài cho Thomas Flanagan.
Ván bài bắt dầu, cuộc tranh cãi tạm gác. Nhưng chẳng bao lâu Andrew Stuart lại khơi chuyện:
– Ông nói sao, ngày xưa á! Hay là trái đất đã bé đi chăng?
– Đúng thế. – Gauthier Ralph đáp lại – Tôi đồng ý với ông Fogg. Trái đất đã bé đi bởi vì bây giờ ta đi khắp trái đất nhanh gấp mười lần một năm trước. Và chính điều đó trong trường hợp ta đang xét sẽ khiến cho những cuộc tìm kiếm nhanh hơn.
– Và cuộc trốn chạy của tên trộm cũng nhanh hơn!
– Đến lượt ngài, thưa ngài Stuart ! – Phileas Fogg nói.
Nhưng ông Stuart đa nghi vẫn không chịu thua và hết ván hài ông lại nói:
– Thưa ngài Ralph, phải thừa nhận ngài đã tìm được một cách bông đùa khá thú vị là trái đất bé đi! Như vậy, bởi vì ngày nay người ta đi vòng quanh trái đất mất ba tháng…
– Tám mươi ngày thôi. – Phileas Fogg nói.
– Đúng vậy! thưa các ngài, – John Sullivan nói thêm, – tám mươi ngày, từ khi “Đường sắt bán đảo Đại Ấn” đã mở thêm đoạn đường giữa Rothal và Allahabad và đấy là sự tính toán của báo Thời sự Buổi sáng:
Từ Luân Đôn đến Suez qua Ngọn núi Cenis và Brindisi, xe lửa và tàu thủy: 7 ngày Từ Suez đến Bombay, tàu thủy: 13 ngày
Từ Bombay đến Calcutta, xe lửa: 3 ngày
Từ Calcutta đến Hồng Kông (Trung Quốc), tàu thủy: 13 ngày
Từ Hồng Kông đến Yokohama (Nhật Bản), tàu thủy: 6 ngày
Từ Yokohama đến San Francisco, tàu thủy: 22 ngày
Từ San Francisco đến Nữu Ước, xe lửa: 7 ngày
Từ Nữu Ước đến Luân Đôn, tàu thủy và xe lửa: 9 ngày
Tổng cộng: 80 ngày
– Phải, tám mươi ngày, – Andrew Stuart kêu lên, vô ý đánh ra một con bài chủ, – nhưng không kể đến thời tiết xấu, ngược gió, tai nạn đắm tàu, trật đường ray, v.v…
– Kể hết, – Phileas Fogg vừa đáp lại vừa chơi tiếp, vì lần này thì cuộc tranh luận không còn kể gì đến ván bài “uýt” nữa.
– Kể cả trường hợp bọn Ấn Độ hoặc bọn da đỏ lột đường ray! – Andrew Stuart kêu lên, – cả trường hợp chúng chặn đánh các đoàn tàu, cướp bóc các toa tàu, giết hại hành khách!
– Kể hết, – Phileas Fogg đáp, và hạ bài xuống nói tiếp: “Hai a-tu chủ”25. Andrew Stuart đến lượt phải chia bài vừa vơ bài vừa nói:
– Về lý thuyết ngài có lý, ngài Fogg ạ nhưng trên thực tế thì…
– Trên thực tế cũng vậy thưa ngài Stuart.
– Tôi rất muốn được thấy thực tế của ngài.
– Tùy ngài thôi. Ta cùng đi nào.
– Lạy Chúa tha cho! – Stuart kêu lên – nhưng tôi đánh cuộc bốn nghìn livrơ tròn (100.000 phật lăng) rằng một cuộc viễn du như vậy thực hiện trong những điều kiện như thế là không thể được.
– Rất-có-thể-được, trái lại. – Ông Fogg đáp.
– Chà vậy thì ngài thử đi xem
– Vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày?
– Phải.
– Tôi sẵn sàng
– Bao giờ?
– Ngay bây giờ.
– Thật điên rồ! – Andrew Stuart kêu lên, bắt đầu khó chịu với thái độ khăng khăng của ông bạn cùng chơi bài. – Thôi! Chơi tiếp đi thôi.
– Thế thì ngài sửa lại cho, – Phileas Fogg đáp, – vì ngài chia nhầm rồi.
Andrew Stuart thu các quân bài về trong bàn tay run run, rồi bất thần đặt cỗ bài xuống bàn:
– Đã thế thì được ông Fogg ạ, – Stuart nói, – được, tôi đánh cuộc bốn nghìn livrơ!…
– Ông bạn Stuart thân mến của tôi ơi, – Fallentin nói, – xin ông bình tĩnh cho. Có phải chuyện đùa đâu.
25 A-tu, từ mượn tiếng Pháp atout: con bài chủ. Trong bài uýt (whist), các lá a-tu luôn có giá trị cao hơn các lá phi a-tu, ý tác giả muốn nói Fogg đã thắng đậm. – Tornad
– Khi tôi nói: tôi đánh cuộc, – Andrew Stuart đáp, – thì không bao giờ là chuyện đùa. – Được! – Ông Fogg nói. Rồi ông quay lại các bạn đồng sự của mình:
– Tôi có hai vạn livrơ (500.000 phật lăng) đang gửi ở ngân hàng anh em Baring. Tôi sẵn sàng bỏ ra số tiền đó…
– Hai vạn livrơ! – John Sullivan kêu lên – Hai vạn livrơ mà chỉ một sự chậm trễ bất ngờ cũng có thể làm ngài mất toi đấy!
– Sự bất ngờ không tồn lại. – Phileas Fogg giản dị đáp lại.
– Nhưng thưa ông Fogg, cái khoảng tám mươi ngày ấy chỉ mới tính toán như một thời gian tối thiểu.
– Một sự tối thiểu biết sử dụng là đủ cho tất cả.
– Nhưng nếu không muốn vượt quá thời hạn ấy thì ngài phải nhảy như máy từ tàu hỏa xuống tàu thủy và từ tàu thủy lên tàu hỏa.
– Tôi sẽ nhảy như máy.
– Ngài cứ đùa!
– Một người Anh tử tế không bao giờ đùa khi đứng trước một chuyện nghiêm chỉnh như một vụ đánh cuộc, – Phileas Fogg đáp lại, – tôi đánh cuộc hai vạn livrơ với bất cứ ai muốn tôi đi vòng quanh trái đất trong tám mươi ngày hoặc ít hơn tức là một nghìn chín trăm hai mươi giờ hoặc một trăm mười lăm nghìn hai trăm phút. Các ngài có nhận không?
– Chúng tôi nhận. – Các ông Stuart, Fallentin, Sullivan, Flanagan và Ralph trả lời sau khi đã bàn bạc nhất trí với nhau.
– Tốt. – Ông Fogg nói. – Chuyến tàu đi Douvres khởi hành tám giờ bốn mươi lăm. Tôi sẽ đi chuyến đó.
– Ngay chiều nay? – Stuart hỏi.
– Ngay chiều nay, – Phileas Fogg đáp. – Vậy thôi, – ông vừa nói tiếp vừa xin một cuốn lịch túi, – vì hôm nay là thứ tư mồng hai tháng mười, tôi phải trở lại Luân Đôn tại chính phòng khách này của Câu lạc bộ Cải cách, vào ngày thứ bảy 21 tháng chạp lúc tám giờ bốn mươi lăm phút tối, nếu không thì số tiền hai vạn livrơ hiện đang đứng tên tôi tại Ngân hàng anh em Baring sẽ thuộc các ngài trên thực tế và trên pháp luật. Đây là ngân phiếu số tiền đó.
Một biên bản vụ đánh cuộc được thảo ra và ký ngay tức khắc bởi sáu người tham gia. Phileas Fogg vẫn lạnh lùng. Tất nhiên ông không đánh cuộc để kiếm lời và ông chỉ đặt cuộc hai vạn livrơ ấy – một nửa tài sản của ông – vì ông dự tính có thể phải tiêu nửa tài sản kia để hoàn thành thắng lợi cái kế hoạch khó khăn nếu không nói là không thể thực
hiện được này. Về phía các đối thủ của ông họ có vẻ xúc động không phải vì số tiền đặt cuộc lớn mà vì họ tự thấy có gì áy náy khi thi đấu trong những điều kiện như thế.
Lúc ấy đồng hồ đánh bảy giờ. Người ta đề nghị ông Fogg nghỉ chơi bài để có thể chuẩn bị lên đường.
“Tôi vẫn luôn luôn sẵn sàng!” – nhà quý phái lạnh như tiền ấy trả lời và lật cây bài, ông hỏi:
– Tôi đánh ca rô. Đến lượt ngài, ngài Stuart.
IV – Phileas Fogg đã làm anh hầu Vạn Năng của mình chết đứng như thế nào
Bảy giờ hai mươi lăm, Phileas Fogg sau khi đã được khoảng hai chục ghi nê26 ở đám bài “uýt”, từ giã các bạn đồng sự đáng kính của mình và rời Câu lạc bộ Cải cách. Bảy giờ năm mươi, ông mở cửa nhà và về buồng.
Vạn Năng, vốn đã nghiên cứu chu đáo chương trình làm việc của mình, hơi ngạc nhiên thấy ông Fogg phạm lỗi không chính xác, xuất hiện vào cái giờ khác thường này. Theo bảng tiểu dẫn, ông chủ nhà phố Saville chỉ trở về vào đúng nửa đêm.
Phileas Fogg lên thẳng buồng mình, rồi ông gọi: “Vạn Năng”.
Vạn Năng không trả lời. Câu ấy không thể để gọi anh. Đã đến giờ đâu. “Vạn Năng”, ông Fogg lại nói không cao giọng gì hơn. Vạn Năng trình diện. – Đây là lần thứ hai tôi gọi anh, – ông Fogg nói.
– Nhưng bây giờ chưa phải nửa đêm, – Vạn Năng đáp, đồng hồ cầm tay.
– Tôi biết, – Phileas Fogg lại nói, – và tôi không trách gì anh. Mười phút nữa chúng ta đi Douvres và Cale.
Khuôn mặt tròn của anh người Pháp thoáng một nét nhăn nhó. Rõ ràng là anh đã nghe nhầm.
– Ngài ra đi ạ? – anh hỏi.
– Phải, – Phileas Fogg đáp. – Chúng ta sắp đi vòng quanh thế giới.
Thế là Vạn Năng, mắt mở tròn xoe, mi mắt và lông mày nhướn lên, hai tay buông thõng, người rũ xuống, phô bày tất cả những triệu chứng của sự kinh ngạc đến bàng hoàng.
– Vòng quanh thế giới! – anh thều thào.
– Trong tám mươi ngày, – ông Fogg đáp lại, – Cho nên chúng ta không được phút nào để phí.
– Nhưng còn hòm xiểng?… – Vạn Năng nói, cái đầu cứ lắc lư một cách vô ý thức sang phải rồi sang trái.
– Không cần hòm xiểng. Một xắc du lịch thôi. Trong đó hai sơ mi len, ba đôi bít tất. Phần anh cũng vậy. Chúng ta sẽ sắm dọc đường. Anh đem xuống cho tôi cái áo choàng
26 Guinée, một thứ tiền xưa ở nước Anh, bằng 21 silinh.
ngoài và cái chăn đi đường. Mang giày tốt đi. Vả lại, ta cũng sẽ ít đi bộ hoặc không đi bộ. Thôi, chuẩn bị đi.
Vạn Năng có lẽ cũng muốn đối đáp lại. Anh không thể. Anh rời phòng ông Fogg lên phòng mình, ngồi phịch xuống ghế và nói lên một câu khá quen thuộc của xứ sở anh:
– Chà chà, – anh nghĩ bụng, – cái cú này thật là quá quắt! Thế mà mình lại cứ mong được yên thân!…
Rồi như một cái máy anh làm mọi công việc chuẩn bị lên đường. Vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày! Có phải anh đang dính vào một thằng điên? Không… Hay đây là chuyện nói đùa? Ta đi Douvres, tốt. Đi Cale, được. Nói cho cùng, thì điều đó cũng không thể làm anh con trai trung hậu này khó chịu gì cho lắm vì đã năm năm nay anh chưa được đặt chân lên mảnh đất quê hương. Có thể còn đi đến tận Paris và quả thật, anh sẽ sung sướng lại dược thấy thủ đô vĩ đại. Nhưng, tất nhiên, một nhà quý phái vốn rất dè sẻn bước chân của mình như vậy hẳn là phải dừng lại đó… Phải, chắc thế, nhưng cũng có một sự thật không kém rõ ràng là ông ta đã ra đi, đã chuyển dịch cái ông quý phái xưa nay chỉ thấy ru rú xó nhà này!
Đến tám giờ, Vạn Năng đã chuẩn bị xong cái xắc xuềnh xoàng đựng quần áo của mình và ông chủ rồi, đầu óc vẫn còn bối rối, anh rời buồng mình sau khi đã đóng cửa buồng cẩn thận, và sang gặp ông Fogg.
Ông Fogg đã sẵn sàng. Ông cắp nách cuốn Vận chuyển đường thủy và đường xe lửa qua lục địa của hãng Bradshaw và sách chỉ nam tổng quát, nó sẽ cung cấp cho ông tất cả những điều chỉ dẫn cần thiết cho cuộc viễn du. Ông cầm lấy xắc từ tay Vạn Năng, mở ra nhét vào trong đó một gói to tướng bạc giấy loại đang được lưu hành trong tất cả các nước.
– Anh không quên gì chứ? – ông hỏi.
– Thưa không.
– Cái áo choàng và cái chăn của tôi đâu?
– Đây ạ.
– Được, anh cầm lấy xắc.
Ông Fogg đưa cái xắc cho Vạn Năng.
– Và cẩn thận đấy, – ông nói thêm. Trong ấy có hai vạn livrơ (500.000 Phật lăng).
Cái sắc suýt nữa thì tuột khỏi tay Vạn Năng, tưởng đâu như hai vạn livrơ ấy là bằng vàng và nặng lắm.
Rồi hai thầy tớ xuống thang gác và cánh cửa trông ra phố được khóa lại hai vòng.
Đầu phố Saville có một bến xe, Phileas Fogg và người hầu lên xe ngựa phóng nhanh đến ga Charing-Cross, tại đây có một nhánh của tuyến đường sắt Đông Nam.
Tám giờ hai mươi, chiếc xe ngựa gỗ trước hàng rào sát nhà ga. Vạn Năng nhảy xuống xe. Ông chú theo sau và trả tiền anh xà ích.
Lúc ấy, một mụ ăn mày khốn khổ tay dắt một đứa bé chân lội bùn, cái mũ trên đầu rách tả tơi còn dính lủng lẳng một chiếc lông thảm hại, cái khăn quàng cổ thì như mảnh giẻ rách xõa trên áo quần rách tướp, tiến lại gần ông Fogg và ngửa tay xin tiền.
Ông Fogg rút trong túi hai chục ghi nê vừa được bạc và đưa cho mụ ăn mày: – Này, bà lão hiền lành cầm lấy, – ông nói, – tôi rất vui lòng được gặp bà! Nói rồi ông đi thẳng.
Vạn Năng như cảm thấy trong mắt mình có gì ướt ướt. Ông chủ của anh đã bước đầu chinh phục trái tim anh.
Ông Fogg và anh tức tốc vào ngay trong gian phòng lớn của nhà ga. Ở đó Phileas Fogg sai Vạn Năng lấy hai vé hạng nhất đi Paris. Rồi quay đầu lại, ông nhìn thấy năm bạn đồng sự của mình ở Câu lạc bộ Cải cách.
– Tôi đi đây các ngài ạ – ông nói – và các dấu thị thực trên tấm giấy hộ chiếu tôi mang theo về việc này sẽ cho phép các ngài kiểm tra lại hành trình của tôi khi tôi về.
– Ồ! Ông Fogg – Gauthier Ralph lịch sự đáp lại – không cần đâu. Chúng tôi tin ở danh dự nhà quý phái của ngài!
– Nhưng thế kia vẫn hơn – ông Fogg nói.
– Ngài nhớ cho rằng ngài phải trở về…? – Andrew Stuart nhắc nhở.
– Trong tám mươi ngày – ông Fogg đáp lại – vào ngày thứ bảy 21 tháng chạp 1872, lúc tám giờ bốn mươi lăm phút tối. Hẹn gặp lại các ngài.
Tám giờ bốn mươi, Phileas Fogg và người hầu của mình đã cùng ngồi trong một căn buồng trên toa tàu. Tám giờ bốn mươi lăm, một tiếng còi rú lên và đoàn tàu chuyển bánh.
Đêm tối đen. Mưa bụi. Phileas Fogg ngồi tựa lưng trong một góc toa tàu không nói không rằng. Vạn Năng, vẫn còn bàng hoàng, như một cái máy không hồn ép chặt cái xắc bạc giấy vào mình.
Nhưng đoàn tàu chưa qua Sydenham thì Vạn Năng bỗng bật lên một tiếng kêu tuyệt vọng!
– Cái gì thế? – Ông Fogg hỏi.
– Có một chuyện… là… trong lúc vội vàng… đầu óc bối rối… tôi đã quên… – Quên gì?
– Quên tắt ngọn đèn hơi trong buồng tôi!
– Chà, anh bạn – ông Fogg lạnh lùng đáp lại – nó cứ việc cháy vào tiền công của anh!
V – Một chứng khoán mới đã xuất hiện trên quảng trường Luân Đôn như thế nào
Phileas Fogg khi rời Luân Đôn, hẳn không ngờ rằng cuộc ra đi của ông lại gây nên một tiếng vang ầm ĩ đến thế. Cái tin về vụ đánh cuộc trước hết truyền đi trong Câu lạc bộ Cải cách và gây một xúc động thật sự trong các hội viên của Câu lạc bộ đáng kính này. Rồi, từ Câu lạc bộ, mối xúc động ấy truyền sang giới báo chí bằng con đường những phóng viên, và qua báo chí truyền đến công chúng ở Luân Đôn và khắp Vương quốc Liên hiệp.
“Câu chuyện đi vòng quanh thế giới” ấy được bình luận, tranh cãi, mổ xẻ cũng say mê và sôi nổi như đó là một vụ Alabama mới27. Người này đứng về phía Phileas Fogg, người kia chống lại ông và chẳng bao lâu phe phản đối chiếm đa số áp đảo. Cuộc đi vòng quanh thế giới ấy phải tiến hành khác với trên lý thuyết và trên giấy, trong khoảng thời gian tối thiểu ấy với những phương tiện giao thông hiện có, đấy không chỉ là chuyện không thể thực hiện, đấy là sự điên rồ!
Những tờ Thời báo, Ngọn cờ, Ngôi sao Buổi tối, Thời sự Buổi sáng, và hai mươi tờ báo đông độc giả khác tuyên bố chống lại ông Fogg. Duy có tờ Điện báo Hằng ngày là ủng hộ ông trong một chừng mực nào đó. Phileas Fogg thường bị xem là kẻ cuồng si, một thằng điên, và các bạn đồng sự của ông ở Câu lạc bộ Cải cách thì bị trách cứ vì đã tiếp nhận vụ đánh cuộc này, nó chứng tỏ cái người đề xướng ra nó là một kẻ thần kinh suy nhược.
Trên vấn đề này, xuất hiện những bài báo hết sức sôi nổi mà biện luận chặt chẽ. Ta biết cái hứng thú đặc biệt của người Anh đối với tất cả những gì liên quan đến khoa học địa lý. Cho nên không một độc giả dù thuộc tầng lớp nào lại không đọc nghiến ngấu những cột báo viết về sự kiện Phileas Fogg.
Những ngày đầu, một vài đầu óc táo bạo – chủ yếu là các bà ủng hộ Phileas Fogg, nhất là khi tờ Báo ảnh Tin Luân Đôn đăng chân dung ông theo bức ảnh của ông để ở phòng lưu trữ Câu lạc bộ Cải cách. Một số nhà quý phái còn dám nói: “Ề! Ề! xét cho cùng sao lại không thể? Ta đã thấy khối chuyện còn lạ hơn thế nữa kia mà!” Phần lớn đó là những độc giả của tờ Điện báo Hằng ngày. Nhưng chăng bao lâu người ta cảm thấy chính tờ báo này cũng bắt đầu yếu thế.
Thật vậy, một bài báo dài đã xuất hiện ngày mồng 7 tháng mười trên tờ Tạp chí Hội địa lý hoàng gia. Bài báo nghiên cứu vấn đề trên tất cả mọi phương diện và ehứng minh
27 Trong thời nội chiến ở Mỹ giữa các bang Bắc và Nam (1861- 1865) một chiếc tuần dương hạm của phe miền Nam ở Bang Alabama (một bang miền Nam của Hoa Kỳ, thủ đô Montgomery) đã gây một thiệt hại nặng nề cho ngành thương mại trên biển của nước Anh. Vụ kiện đòi bồi thường những thiệt hại đó (vụ án “Alabama”) đã kéo dài nhiều năm.
rõ ràng tính chất điên rồ của việc này. Theo bài báo ấy, tất cả đều chống lại nhà du lịch, nào là trở ngại của con người, nào là trở ngại của thiên nhiên. Muốn đạt được kế hoạch ấy phải có một sự phù hợp thần kỳ giữa các giờ đi và giờ đến, sự phù hợp này không có và không thể có. Cùng lắm, và chỉ ở Châu Âu, mà ở đây quãng đường đi lại tương đối ngắn, người ta có thể trông cậy vào giờ đến cố định của những chuyến xe lửa: nhưng khi những xe lửa phải để mất ba ngày qua Ấn Độ, bảy ngày qua Hoa Kỳ thì liệu người ta có thể dựa trên sự chính xác của chúng để lập nên những phần tử của một bài toán như vậy được không? Rồi còn máy móc trục trặc, những vụ trật bánh trên đường ray, xe cộ đâm nhau, thời tiết xấu, tuyết phủ dày chẳng phải là tất cả đều chống lại Phileas Fogg đấy ư? Đi tàu bể về mùa đông, chẳng phải là ông bị phó mặc cho gió dữ và sương mù đó sao? Thiếu gì những nhà du hành cự phách trên các tuyến đường vượt đại đương còn bị những vụ chậm trễ vài ba ngày? Thế mà chỉ cần một lần chậm trễ, một lần thôi, cũng đủ cho cả chuỗi dây chuyền giao thông bị phá vỡ không cứu vãn nổi. Nếu Phileas Fogg bị lỡ một chuyến tàu bể dù chỉ vài giờ, ông bắt buộc phải đợi chuyến sau, và chính vì thế cuộc viễn du của ông chắc chắn bị nguy hại không gỡ được.
Bài báo đã chấn động dư luận. Hầu hết các báo hàng ngày đều đăng lại, và thanh danh Phileas Fogg bị sút kém ghê gớm.
Những ngày đầu sau buổi lên đường của nhà quý phái. Nhiều vụ kinh doanh quan trọng được tổ chức quanh “sự may rủi” của cuộc viễn du của ông. Ai cũng biết giới đánh cuộc ở nước Anh là thế nào, một giới thông minh hơn, cao quý hơn giới đánh bạc. Đánh cá là nằm trong tính khí người Anh. Vậy nên không chỉ nhiều hội viên Câu lạc bộ Cải cách tổ chức những vụ đánh cá lớn tán thành hoặc chống lại Phileas Fogg mà cả quần chúng đông đảo cũng gia nhập phong trào. Tên của Phileas Fogg được ghi như một con ngựa đua, trong một thứ sổ lý lịch ngựa. Người ta cũng biến ông thành một thứ chứng khoán được lập tức định giá trên quảng trường Luân Đôn. Người ta hỏi, người ta rao chứng khoán “Phileas Fogg” với giá nhất định hoặc có thưởng, và những vụ kinh doanh khổng lồ đã hình thành. Nhưng năm ngày sau khi ông ra đi, sau bài báo của Tạp chí Hội địa lý, người ta bắt đầu đổ xô đi rao chứng khoán Phileas Fogg. Chứng khoán Phileas Fogg bị sạt giá. Người ta rao bán từng bó. Mới đầu người ta bằng lòng nhận mua với giá một ăn năm, rồi một ăn mười, sau đó người ta chỉ nhận mua với giá một ăn hai muơi, một ăn năm mươi, một ăn một trăm!
Còn lại một người duy nhất ủng hộ Phileas Fogg. Đó là ông già bại liệt, nghị sĩ Albermale. Nhà quý phái đáng kính, bị chôn chân vào chiếc ghế bành, hẳn sẵn sàng đổi cả tài sản của mình lấy một chuyến đi vòng quanh thế giới, dù phải mất mười năm! Và ông đánh cuộc năm nghìn livrơ (100.000 phật lăng) về phía ủng hộ Phileas Fogg. Và khi người ta chứng minh cho ông thấy cái ý đồ ấy không những rồ dại mà còn chẳng được ích lợi gì, ông chỉ trả lời: “Nếu như việc này làm được, mà cái người đầu tiên thực hiện nó lại là người Anh thì càng hay chứ sao!”.
Thế nhưng vào lúc này, những người hưởng ứng Phileas Fogg ngày càng hiếm: tất cả mọi người, và không phải không lý do, đều chống lại ông ta: người ta chỉ nhận mua chứng khoán Phileas Fogg với giá một ăn một trăm năm mươi, một ăn hai trăm, cho đến khi bảy ngày sau khi ông ra đi, một sự kiện hoàn toàn bất ngờ khiến không còn ai mua chứng khoán ấy nữa.
Thật vậy, ngày hôm đó lúc chín giờ tối, ông giám đốc sở cảnh sát chính quốc nhận được một bức điện báo như sau:
“Suez gởi Luân Đôn.
Rowan, giám đốc sở cảnh sát, cơ quan trung ương, quảng trường Scotland.
Tôi đang theo hút tên kẻ trộm Ngân hàng, Phileas Fogg. Gửi ngay lệnh bắt đến Bombay (Ấn Độ thuộc Anh)
Fix, thám tử”
Hiệu quả bức điện báo thấy ngay tức khắc. Nhà quý phái đáng kính không còn nữa thay vào đó là tên kẻ trộm Ngân hàng. Tấm ảnh hắn ta để ở Câu lạc bộ Cải cách cùng với ảnh các bạn đồng sự được đem ra tra xét. Nó phản ánh đúng từng nét con người mà một điều tra đã cho biết hình dạng. Người ta nhớ lại những gì bí ẩn trong cuộc đời Phileas Fogg, lối sống cô độc của ông, cuộc ra đi đột ngột của ông và rõ ràng con người này mượn cớ một cuộc du lịch vòng quanh thế giới và dựa trên một chuyện đánh cuộc vô nghĩa lý không có mục đích nào khác là đánh lạc hướng các viên chức sở cảnh sát Anh.
VI – Viên thanh tra Fix biểu lộ một sự sốt ruột rất chính đáng như thế nào
Bức điện báo liên quan đến ông Phileas Fogg đã được phát đi trong hoàn cảnh như sau:
Ngày thứ tư mồng 9 tháng mười, ở Suez người ta đang đợi chiếc tàu bể Mongolia thuộc Công ty bán đảo và phương đông sẽ đến vào mười một giờ sáng. Đây là loại tàu bể chạy hơi nước bằng sắt có chân vịt và boong dưới, trọng tải hai nghìn tám trăm tấn và có một lực danh nghĩa là năm trăm sức ngựa. Tàu Mongolia thường xuyên chở khách từ Brindisi đến Bombay qua kênh đào Suez. Đó là một trong những tàu chạy nhanh nhất của Công ty và nó luôn luôn vượt những tốc độ quy định là mười hải lý một giờ giữa Brindisi và Suez và 9,53 hải lý giữa Suez và Bombay.
Trên bến lúc bấy giờ có hai người đàn ông đang đợi tàu Mongolia. Trong khi chờ đợi, họ dạo chơi giữa đám đông, những người bản xứ và người nước ngoài đang đổ xô đến thành phố này, mới hôm nào còn là một thị trấn nhỏ, nhờ sự nghiệp vĩ đại của Ngài de Lesseps28 mà có được một tương lai xán lạn.
Trong hai người ấy, một người là viên lãnh sự của Vương quốc Liên hiệp ở Suez, ông ta – bất chấp những dự đoán bất lợi của chính phủ Anh và những lời tiên tri khủng khiếp của kỹ sư Stephenson – vẫn hàng ngày trông thấy tàu bể Anh đi qua kênh đào này, nhờ thế rút ngắn được một nửa con đường cũ từ Anh sang Ấn Độ qua mũi Hảo Vọng.
Người kia là một người gầy nhỏ, vẻ mặt khá thông minh, tính khí nóng nảy, thường hay co giật những cơ thịt lông mày. Sau hàng mi dài ẩn một đôi mắt long lên sòng sọc, nhưng ông vẫn biết làm nó dịu đi tùy ý. Lúc này, ông để lộ vài biểu hiện nóng ruột, đi đi lại lại đứng không yên chỗ.
Con người ấy tên là Fix: và đó là một trong những “nhà thám tử” hoặc viên chức cảnh sát Anh đã được phái đến nhiều hải cảng khác nhau, sau vụ trộm ở Ngân hàng Anh. Ông Fix này phải giám sát hết sức cẩn thận tất cả các hành khách trên đường qua Suez và nếu một người nào trong đó có vẻ khả nghi thì phải “theo hút” trong khi chờ lệnh bắt.
Từ đúng hai ngày nay Fix đã nhận được của ông giám đốc sở cảnh sát chính quốc hình dạng cái người được coi là thủ phạm vụ trộm. Đó là hình dạng con người lịch sự và ăn bận sang trọng mà người ta đã quan sát thấy trong phòng trả tiền của Ngân hàng.
Nhà thám tử rõ ràng là hoa mắt lên vì món tiền thưởng lớn cho người tìm ra thủ phạm, cho nên chờ đợi giờ phút cập bến của tàu Mongolia với một vẻ nóng ruột dễ hiểu.
28 Kênh Suez được xây dựng năm 1898 theo sáng kiến của tử tước Ferdinand de Lesseps. một nhà ngoại giao Pháp.
– Thưa ngài hình sự – ông ta hỏi đến lần thứ mười – vậy mà ngài nói rằng chuyến tàu này không thể đến chậm được?
– Không ông Fix ạ. – Viên lãnh sự đáp – hôm qua người ta báo về là nó đang ở ngoài khơi Port-Saïd và một trăm sáu mươi kilômét đường kênh có đáng là bao với một con tàu chạy nhanh như thế. Tôi xin nhắc lại với ngài rằng tàu Mongolia bao giờ cũng chiếm phần thưởng hai mươi lăm livrơ của chính phủ tặng cho mỗi lần về sớm hai mươi bốn giờ so với thời gian quy định.
– Tàu này có phải từ Brindisi đến thẳng đây không? – Fix hỏi.
– Từ chính Brindisi ở đó nó đã lấy bưu điện đi Ấn Độ, từ Brindisi ở đó nó ra đi ngày thứ bảy, năm giờ chiều. Vậy ông cứ chịu khó đợi, nó đến ngay bây giờ đây mà. Nhưng quả tình tôi không hiểu, với cái hình dạng mà ông được báo, ông làm thế nào nhận ra người của ông nếu hắn ở trên tàu Mongolia.
– Thưa ngài lãnh sự – Fix đáp – những loại người ấy, người ta cảm thấy chúng hơn là nhận ra chúng. Ta phải có tài đánh hơi chứ, và cái tài đánh hơi nó như một giác quan đặc biệt, có sự hợp sức của cả thính giác, thị giác và khứu giác. Trong đời tôi, tôi đã bắt giữ nhiều nhà quý phái loại ấy, và chỉ cần tên trộm của tôi có mặt trên tàu tôi xin đảm bảo với ngài rằng nó sẽ không thoát khỏi tay tôi.
– Tôi cũng cầu mong được vậy ông Fix ạ, vì đây là một vụ trộm quan trọng.
– Một vụ trộm kếch sù – viên thám tử bốc lên đáp – Năm mươi lăm ngàn livrơ! Chúng ta chẳng mấy khi vớ được những món bở như thế đâu! Bọn trộm cắp bây giờ lèm nhèm quá! Dòng dõi Sheppard đang tàn tạ! Ngày nay bọn chúng đút đầu vào thòng lọng vì mấy đồng silinh.
– Ông Fix – viên lãnh sự đáp – Ông nói hay quá khiến tôi phải nhiệt liệt chúc ông thành công nhưng tôi xin nhắc lại trong những điều kiện hiện nay tôi e khó đấy. Ông có thấy rằng theo hình dạng ông được báo thì lên trộm ấy hoàn toàn giống như một con người lương thiện?
– Thưa ngài lãnh sự – viên thanh tra cảnh sát đáp lại với giọng quả quyết – những tên đại bợm bao giờ cũng giống những con người lương thiện. Ngài thừa hiểu rằng những đứa có bộ mặt ba que thì chỉ có một đường ăn ở cho ngay thật nếu không đã bị bắt rồi. Những bộ mặt lương thiện đó chính là những bộ mặt trước hết phải nhìn cho rõ. Công việc khó khăn, tôi đồng ý và đây không còn là nghề nghiệp, mà là nghệ thuật.
Ta thấy ông Fix này quả cũng có ít nhiều tự phụ.
Trong khi ấy thì bến tàu dần dần náo nhiệt lên. Thủy thủ các quốc tịch khác nhau, nhà buôn, người mối lái, phu khuân vác, nông dân Ai Cập đổ xô ra bến. Hẳn là tàu sắp đến.
Trời khá đẹp nhưng khí trời lạnh, vì có gió đông. Một vài ngọn tháp của các giáo đường Hồi giáo vút lên trên thành phố dưới những tia nắng nhạt của mặt trời, về phương nam, một cái kè đá dài hai nghìn mét vươn ra như một cánh tay trên vũng Suez. Trên mặt biển Hồng Hải chạy xình xịch nhiều tàu đánh cá hoặc tàu buôn, một vài con tàu còn giữ lại trong kiểu chế tạo của chúng cái dáng hình thanh nhã của những thương thuyền thời cổ.
Fix vừa đi lại giữa đám dân chúng đó vừa đảo nhanh mắt nhìn mặt những người qua lại theo thói quen nghề nghiệp của ông.
Lúc ấy mười giờ rưỡi.
– Cái tàu này chẳng thấy đến gì cả là thế nào! – ông kêu lên khi nghe đồng hồ cảng điểm giờ.
– Nó sắp tới bây giờ đấy – viên lãnh sự đáp.
– Nó sẽ đỗ lại ở Suez bao lâu? – Fix hỏi.
– Bốn giờ. Thời gian để lấy than. Từ Suez đi Aden ở tận cuối Hồng Hải, đường dài một nghìn ba trăm mười hải lý cho nên phải dự trữ chất đốt.
– Và từ Suez, chiếc tàu này đi một mạch đến Bombay chứ? – Fix hỏi. – Một mạch, không bốc hàng.
– Thế thì – Fix nói, nếu tên trộm đã đi con đường này và lên tàu này thì kế hoạch của nó hẳn là lên bến Suez, để theo một đường khác đến những thuộc địa Hà Lan hoặc Pháp ở Châu Á. Nó hẳn thừa biết nó sẽ không an toàn ở Ấn Độ, là một mảnh đất Anh.
– Nếu thế thì nó không phải là một tên đại bợm – viên lãnh sứ đáp lại – Ngài biết đấy, một tên tội phạm Anh vẫn dễ ẩn náu ở Luân Đôn hơn ở nước ngoài.
Sau khi đă đưa ra ý kiến ấy khiến viên cảnh sát phải suy nghĩ rất lung, ông lãnh sự trở về văn phòng của mình ở gần đó. Viên thanh tra cảnh sát còn lại một mình, bồn chồn nóng nảy với cái linh tính khá kỳ quặc là tên trộm nhất định phải ở trên tàu Mongolia, và quả thật, nếu thằng vô lại ấy đã rời nước Anh với ý định đến Tân Thế giới, thì con đường qua Ấn Độ, ít được giám sát hoặc khó giám sát hơn đường Đại Tây Dương, hẳn là được hắn chọn trước hết.
Fix không còn thời gian để nghĩ lâu. Những tiếng còi chói tai báo hiệu tàu đã đến. Cả đoàn phu khuân vác và nông dân Ai Cập xông ra ngoài bên trong một cảnh hỗn độn hơi đáng ngại cho chân tay và quần áo các hành khách. Khoảng một chục cái xuồng tách khỏi bờ và tiến đến trước tàu Mongolia.
Chẳng mấy chốc người ta nhìn thấy cái thân tàu khổng lồ của tàu Mongolia đi giữa hai bờ kênh, và khi đồng hồ điểm mười một giờ thì tàu cập bến thả neo, xả hơi ầm ĩ.
Hành khách trên tàu khá đông. Một vài người còn đứng lại trên boong dưới để ngắm toàn cảnh mỹ lệ của thành phố: nhưng phần lớn xuống các xuồng đã đến cặp mạn tàu.
Fix quan sát cẩn thận tất cả những người lên bờ.
Lúc ấy một người trong đám đó tiến tới gần ông sau khi đã ra sức gạt những nông phu cứ xúm xít xông vào mời anh ta mướn, và bằng một giọng rất lễ độ, anh nhờ ông chỉ giùm văn phòng lãnh sự quán Anh. Và đồng thời người hành khách ấy chìa ra một giấy hộ chiếu mà chắc hẳn anh muốn xin dấu thị thực Anh.
Fix theo bản năng cầm lấy tờ giấy hộ chiếu, và liếc mắt đọc nhanh lời ghi hình dạng trong đó.
Xuýt nữa thì ông lỡ phạm một cử chỉ bồng bột. Tờ giấy rung bần bật trong tay ông. Những chi tiết miêu tả hình dạng người chủ giấy hộ chiếu đúng hệt những điều ông đã nhận được từ sở cảnh sát chính quốc.
– Giấy hộ chiếu này của anh? – Ông nói với người hành khách.
– Không – anh ta đáp – Đó là của ông chủ tôi.
– Vậy chủ anh đâu?
– Ông ta ở trên tàu.
– Thế nhưng – viên cảnh sát lại nói – ông chủ anh phải tự mình đến trình diện ở văn phòng lãnh sự quán để xác định căn cước của ông ta.
– Sao, có cần như vậy không ?
– Nhất thiết.
– Thế văn phòng ấy ở đâu?
– Kia, ở góc quảng trường – viên thanh tra đáp lại và chỉ một ngôi nhà cách xa hai trăm bước.
– Thế thì tôi phải đi tìm ông chủ tôi đây, mặc dù ông ấy chẳng thích thú gì cái chuyện phiền nhiễu này đâu!
Nói xong, người hành khách chào Fix và quay trở về tàu.
VII – Thêm một lần nữa chứng tỏ sự vô dụng của những giấy hộ chiếu trong công việc của ngành cảnh sát.
Ông thanh tra quay xuống bến và rảo bước đến lãnh sự quán. Theo yêu cầu khẩn thiết của ông, ông được đưa ngay vào gặp viên lãnh sự.
“Thưa ngài lãnh sự, – ông vào thẳng để không phí lộ, – tôi có nhiều lý do vững chắc để tin rằng anh chàng của chúng ta đã đáp tàu Mongolia”.
Và Fix kể lại những gì xảy ra giữa ông và người hầu ấy quanh tờ giấy hộ chiếu.
“Tốt lắm ông Fix, – viên lãnh sự đáp – tôi sẽ không phiền lòng được thấy mặt thằng vô lại ấy. Nhưng có lẽ nó sẽ không đến văn phòng tôi trình diện nếu nó là cái người mà ông giả định. Một tên trộm không thích để lại đằng sau nó những dấu vết trên đường nó đi qua; vả chăng thủ tục giấy hộ chiếu bây giờ không bắt buộc nữa”.
– Thưa ngài lãnh sự – viên thanh tra đáp. – nếu đó là một tên đại bợm như ta nghĩ, thì nó sẽ đến!
– Xin thị thực vào hộ chiếu của nó?
– Vâng. Hộ chiếu bao giờ cũng chỉ có tác dụng làm rầy rà người lương thiện và giúp cho những thằng vô lại dễ tẩu thoát. Tôi dám chắc với ngài là thằng này sẽ đủ giấy tờ hợp lệ nhưng tôi rất hy vọng ngài không thị thực cho nó.
– Sao lại không? Nếu hộ chiếu ấy hợp lệ, – viên lãnh sự đáp – tôi không có quyền từ chối thị thực.
– Nhưng mà thưa ngài lãnh sự, tôi rất cần phải giữ chân thằng này lại cho đến khi nhận được lệnh của Luân Đôn cho bắt.
– À! điều đó, thưa ông Fix, đó là việc của ngài – viên lãnh sự đáp – còn tôi, tôi không thể…
Viên lãnh sự chưa nói hết câu. Vừa lúc ấy có tiếng gõ cửa, và bác tùy phái dẫn vào hai người lạ mặt, mà một người chính là anh hầu đã nói chuyện với nhà thám tử.
Quả thật, đó là ông chủ với người hầu. Ông chủ xuất trình hộ chiếu, vắn tắt đề nghị viên lãnh sự vui lòng thị thực cho.
Viên lãnh sự cầm tờ giấy hộ chiếu và chăm chú đọc, trong khi ấy thì Fix ngồi trong góc phòng, quan sát hay nói đúng hơn là nhìn chòng chọc vào người lạ mặt.
Viên lãnh sự đọc xong hỏi:
– Ngài là ông Phileas Fogg?
– Thưa vâng – nhà quý phái trả lời.
– Và người này là người hầu của ngài?
– Vâng. Một người Pháp tên gọi Vạn Năng.
– Ngài ở Luân Đôn đến?
– Vâng.
– Và ngài đi…?
– Bombay.
– Tốt lắm, thưa ngài. Ngài có biết cái thủ tục thị thực này là thừa, và chúng tôi bây giờ không đòi hỏi phải trình giấy hộ chiếu nữa?
– Dạ, biết. – Phileas Fogg đáp, – nhưng tôi cần được ngài thị thực là tôi đã qua Suez. – Tùy ngài, được ạ.
Và viên lãnh sự, sau khi đã ký và đề ngày tháng đóng dấu lên hộ chiếu. Ông Fogg nộp lệ phí thị thực, lạnh lùng chào và đi ra, theo sau có người hầu của mình.
– Thế nào? – ông thanh tra hỏi:
– Hắn có vẻ một con người hoàn toàn lương thiện chứ thế nào! – viên lãnh sự đáp.
– Có thể, – Fix đáp lại. – nhưng vấn đề không phải ở đó. Thưa ngài lãnh sự, ngài có thấy là nhà quý phái lạnh như tiền này giống hệt thằng trộm mà tôi đã được báo hình dạng không?
– Tôi đồng ý nhưng ông biết đấy, mọi đặc điểm hình dạng…
– Tôi sẽ làm cho ra ngô ra khoai. – Fix đáp. – Xem ra tên hầu có vẻ đỡ bí hiểm hơn lão chủ. Hơn nữa, là người Pháp, hắn sẽ không giữ mồm giữ miệng được đâu. Hẹn gặp lại ngài ít hôm nữa, ngài lãnh sự.
Nói xong, ông thanh tra trở ra đi tìm Vạn Năng.
Trong khi ấy thì ông Fogg, rời khỏi lãnh sự quán, đã đi ra bến. Tại đây, ông dặn dò người hầu vài việc rồi ông xuống một cái xuồng, trở lại tàu Mongolia và về buồng. Rồi ông lấy sổ tay ra, trong đó ghi chép như sau:
“Rời Luân Đôn, thứ tư mồng 2 tháng mười, 8 giờ 45 tối.
Đến Paris, thứ năm mồng 3 tháng mười, 7 giờ 20 sáng.
Rời Paris, thứ năm 8 giờ 40 sáng.
Đến Turin qua Ngọn Cenis, thứ sáu mồng 4 tháng mười, 6 giờ 35 sáng. Rời Turin, thứ sáu 7 giờ 20 sáng.
Đến Brindisi, thứ bảy, mồng 5 tháng mười, 5 giờ chiều.
Xuống tàu Mongolia, thứ bảy, 5 giờ chiều.
Đến Suez, thứ tư mồng 9 tháng mười, 11 giờ sáng.
Tống số giờ đã dùng: 158 ½, tính ra ngày: 6 ngày ½”.
Ông Fogg ghi những ngày tháng đó lên trên một bảng hành trình chia thành từng cột. Trong đó chỉ rõ từ ngày 2 tháng mười đến ngày 21 tháng chạp – những ngày tháng đến theo bảng giờ tàu và những ngày tháng đến trên thực tế ở mỗi địa điểm: Paris, Brindisin, Suez, Bombay, Calcutta, Singapore, Hồng Kông, Yokohama, San Francisco, Nữu Ước,
Liverpool, Luân Đôn. Bảng hành trình ấy cho phép tính thành con số những thời gian được dư hoặc bị trễ tại mỗi điểm trên đường đi.
Như vậy, bảng hành trình làm có phương pháp ấy đã không để sót cái gì và ông Fogg luôn luôn biết được ông đã đến sớm hay bị muộn.
Vậy là hôm ấy, thứ tư mồng 9 tháng mười ông ghi ngày giờ đến Suez phù hợp với giờ quy định, không dư cũng không hụt.
Rồi ông gọi bữa trưa ăn trong buồng riêng. Còn việc đi xem thành phố ông cũng chẳng thèm nghĩ đến nữa, ông thuộc loại những người Anh quen để người hầu của họ đến thăm những nơi họ đi qua.
VIII – Vạn Năng có lẽ nói nhiều hơn sự cần thiết như thế nào
Chỉ lát sau, Fix đã gặp lại trên bến tàu anh chàng Vạn Năng đang tha thẩn ngắm cảnh, tự nghĩ rằng mình chẳng tội gì mà không đi ngắm.
– Thế nào anh bạn – Fix chân bước tới miệng đon đả – hộ chiếu của anh đã thị thực chưa?
– Ô ngài đấy ạ! – anh chàng người Pháp đáp lại – Xin đa tạ. Giấy tờ chúng tôi hoàn toàn hợp lệ.
– Các anh đi chu du thiên hạ đấy à?
– Vâng, nhưng chúng tôi đi hỏa tốc đến nỗi tôi cứ ngỡ như đang đi du lịch trong mơ. Vậy là chúng ta đang ở Suez đấy nhỉ?
– Ở Suez.
– Tại Ai Cập?
– Rất đúng, tại Ai Cập.
– Và Châu Phi?
– Châu Phi.
– Châu Phi! – Vạn Năng nhắc lại – Tôi không thể nào tin được. Ngài thử tưởng tượng xem, thưa ngài. Tôi cứ đinh ninh là mình không đi xa quá Paris thế mà cái thủ đô trứ danh ấy tôi chỉ được thấy lại đúng từ bảy giờ hai mươi buổi sáng đến tám giờ bốn mươi, giữa nhà ga phía Bắc và nhà ga đi Lyon qua cửa kính một cái xe ngựa và đang lúc trời mưa như trút nước! Thật tiếc đứt ruột! Giá được thăm lại Nghĩa địa Đức cha Lachaise và Rạp xiếc Công viên Bồng Lai thì thích bao nhiêu!
– Thế ra các ông vội lắm nhỉ? – ông thanh tra cảnh sát hỏi.
– Tôi ấy à, không, vội là ông chủ tôi cơ. À mà thưa ngài, tôi phải đi mua giày và áo sơ mi đây! Chúng tôi ra đi chẳng có hòm xiểng gì cả, chỉ độc một sắc du lịch cầm tay.
– Để tôi đưa anh đến một cửa hàng tạp hoá. Ở đó anh sẽ thấy tất cả những gì cần thiết.
– Thưa ngài. – Vạn Năng đáp lại. – ngài tốt bụng quá!… Và cả hai cùng đi, Vạn Năng vẫn luôn mồm nói chuyện.
– Cần nhất – anh nói – làm sao tôi không để nhỡ tàu!
– Anh còn khối thời gian – Fix đáp – bây giờ mới đang trưa!
– Vạn Năng rút chiếc đồng hồ quả quýt to tướng của anh ra.
– Đang trưa à – anh nói – Thôi đi! Chín giờ năm mươi hai phút!’
– Đồng hồ anh chậm – Fix đáp lại.
– Đồng hồ tôi ấy à! Đồng hồ gia bảo, của cụ nội tôi để lại chứ chơi đâu! Nó không xê xích lấy năm phút trong một năm. Chính cống loại đồng hồ thật đúng đấy!
– Tôi hiểu rồi – Fix đáp – Anh vẫn giữ giờ Luân Đôn, chậm hơn Suez khoảng hai tiếng. Anh phải để ý lấy lại đồng hồ vào lúc chính ngọ ở mỗi nước.
– Tôi ấy à! Đụng đến đồng hồ của tôi! – Vạn Năng kêu lớn, – không bao giờ! – Nếu thế thì nó không phù hợp với mặt trời nữa.
– Kệ xác mặt trời, ngài ạ! Chính cái mặt trời ấy sai.
Và chàng trai ngay thật lại đút đồng hồ vào túi ghi lê của mình với một cử chỉ oai vệ. Một lát sau. Fix nói với anh:
– Vậy là hai thầy trò anh đã rời Luân Đôn hấp tấp lắm nhỉ?
– Hấp tấp quá đi chứ! Thứ tư tuần trước, tám giờ tối, trái với mọi thói quen thường lệ, ông Fogg đã ở Câu lạc bộ về và bốn mươi lăm phút sau chúng tôi đã ra đi.
– Thế ông nhà ta đi đâu vậy?
– Cứ thẳng tiến! Ông ấy đi vòng quanh thế giới!
– Vòng quanh thế giới? – Fix kêu lên.
– Phải, trong tám mươi ngày! Một vụ đánh cuộc – anh nói – nhưng giữa ta với nhau, tôi không tin gì hết. Việc ấy trái lẽ thường. Có chuyện gì khác ở đây.
– A! Cái ông Fogg ấy thật là một con người kỳ quặc nhỉ?
– Tôi cho là thế.
– Vậy ông ta giàu lắm?
– Dĩ nhiên, và ông ta ôm theo một món tiền ra trò, toàn bạc giấy mới tinh! Và dọc đường thì ông tiêu tiền không tiếc tay! Này! Ông ấy đã hứa một món tiền thưởng rất xôm cho bác thợ máy tàu Mongolia nếu tàu đến Bombay thật sớm trước giờ đã định.
– Vậy anh biết ông chủ anh lâu chưa?
– Tôi ấy à! – Vạn Năng đáp – tôi đã đến làm cho ông đúng hôm chúng tôi ra đi.
Chúng ta dễ dàng hình dung những câu trả lời ấy phải tác động như thế nào đến đầu óc đã bị kích thích cực độ của ngài thanh tra cảnh sát.
Cuộc ra đi hấp tấp từ Luân Đôn ít ngày sau vụ trộm ấy, món tiền kếch xù đem theo ấy, sự vội vã tìm đến những xứ sở xa xôi ấy, cái cớ đặt ra về một vụ đánh cuộc kỳ quặc ấy, tất cả xác nhận và tất cả phải xác nhận những suy nghĩ sẵn có của Fix. Ông cứ gợi cho anh chàng người Pháp nói tiếp và xác định được chắc chắn rằng người hầu này không
hiểu biết gì ông chủ của mình hết, rằng ông này sống biệt lập ở Luân Đôn, rằng người ta bảo ông giàu nhưng không ai biết tài sản của ông ở đâu ra, rằng đó là một con người khó hiểu, v.v… Nhưng đồng thời Fix đã có thể chắc chắn rằng Phileas Fogg không lên bến Suez và ông ta đi Bombay thật.
– Bombay có xa không nhỉ? – Vạn Năng hỏi.
– Khá xa. – ông cảnh sát đáp, – thầy trò anh còn phải mất chục ngày trên biển nữa. – Thế ông bảo Bombay ở đâu?
– Ở Ấn Độ.
– Bên Châu Á?
– Tất nhiên.
– Chết tôi không! Chả là thế này ông ạ… có một cái làm tôi mất ăn mất ngủ… cái mỏ đèn của tôi!
– Mỏ đèn nào?
– Mỏ đèn hơi phòng tôi mà tôi đã quên tắt và nó cháy thì tôi phải chịu tiền. Mà tôi đã tính rồi, cứ hai mươi bốn giờ mất hai silinh, trội hơn tiền lương của tôi đúng sáu pen-xơ, và ông hiểu cho rằng cuộc du lịch kéo dài thêm ngày nào thì…
Fix nghe thủng câu chuyện đèn hơi không? Vị tất. Ông không nghe nữa và quyết định. Anh chàng người Pháp cùng với ông đã đến cửa hàng tạp hoá. Fix để anh bạn mình ở lại mua bán, ông dặn dò anh dừng để lỡ giờ tàu chạy, rồi lại cấp tốc trở về lãnh sự quán.
Bây giờ thì đã chắc như đinh đóng cột rồi. Fix trở lại hoàn toàn bình tĩnh.
– Thưa ngài – ông nói với viên lãnh sự – tôi không còn gì để hồ nghi nữa. Tôi đã nắm được tên trộm của tôi, hắn đóng vai một thằng cha lập dị muốn đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày.
– Thế thì hắn láo thật – viên lãnh sự đáp – và hắn dự tính sẽ trở lại Luân Đôn sau khi đã đánh lạc hướng tất cả các sở cảnh sát của hai lục địa!
– Được, rồi xem – Fix đáp.
– Nhưng ông không nhầm đấy chứ! – Viên lãnh sự hỏi lại lần nữa.
– Tôi không nhầm được.
– Thế thì tại sao thằng ăn cắp ấy cứ khăng khăng đòi dấu thị thực để chứng nhận rằng nó đã qua Suez?
– Tại sao à?… Tôi không biết, thưa ngài lãnh sự. – nhà thám tử trả lời. – nhưng tôi xin nói ngài nghe.
Và qua vài lời, ông thuật lại những điểm nổi bật trong câu chuyện giữa ông với người hầu của tên Fogg đấy.
– Quả thật – viên lãnh sứ nói. – theo suy đoán thì con người này thật khả nghi. Vậy ông định làm gì?
– Đánh một bức điện báo về Luân Đôn với yêu cầu khẩn thiết gửi ngay cho tôi một lệnh bắt đến Bombay, lên tàu Mongolia, theo hút tên trộm của tôi đến Ấn Độ và ở đó, trên lãnh thổ Anh, đến bên hắn một cách lễ phép, chìa lệnh bắt ra và đặt tay lên vai hắn.
Nói xong mấy câu lạnh lùng ấy, ông thanh tra cảnh sát cáo từ viên lãnh sự và đi đến nhà bưu điện. Tại đây, ông gửi về cho ông giám đốc sở cảnh sát chính quốc bức điện báo mà ta đã biết.
Mười lăm phút sau gói hành lý nhẹ nhõm trong tay nhưng vẫn mang theo đủ tiền nong. Fix xuống tàu Mongolia và chẳng bao lâu chiếc tàu thủy phóng hết tốc lực trên biển Đỏ.
IX – Biển Đỏ và biển Ấn Độ tỏ ra thuận lợi cho những kế hoạch của Phileas Fogg như thế nào.
Khoảng cách giữa Suez và Aden vừa đúng một nghìn ba trăm mười hải lý và cuốn điều lệ thầu của Công ty qui định cho các tàu bể của mình một khoảng thời gian là một trăm ba mươi tám giờ để qua chặng đường ấy. Tàu Mongolia, với than đốt rất mạnh cố sức chạy để vượt thời gian quy định.
Phần lớn hành khách xuống tàu ở Brindisi đều đi Ấn Độ. Người này đến Bombay, người kia đến Calcutta, như cũng qua Bombay và từ khi có một đường xe lửa xuyên suốt bề ngang bán đảo Ấn Độ thì không cần phải vòng qua mũi Ceylan nữa.
Trong đám hành khách đi tàu Mongolia, người ta điểm thấy nhiều viên chức dân sự khác nhau và những sĩ quan đủ mọi cấp bậc. Trong những sĩ quan này có người thuộc quân đội mẫu quốc Anh, có người chỉ huy những đơn vị lính bản xứ, tất cả đều được trả lương hậu, ngay cả bây giờ khi mà chính phủ đã thay thế Công ty Ấn Độ cũ trong mọi quyền lợi và trách nhiệm: thiếu úy ăn lương 7.000 phật lăng, thiếu tướng 60.000, đại tướng 100.000. [Lương các viên chức quân sự còn cao hơn nữa. Những trợ tá bình thường ở cuối ngạch cũng được 12.000 phật lăng; các quan tòa 60.000 phật lăng; quan chánh tòa 250.000 phật lăng; các thống đốc 300.000 phật lăng và quan toàn quyền trên 600.000 phật lăng. (Chú thích từ tác giả).]
Cho nên người ta sống sang trọng trên tàu Mongolia trong cái xã hội công chức ấy trong đó có xen lẫn vài người Anh trẻ tuổi, với bạc triệu trong tay đi lập những thương điểm nơi xa. Ông quản lý trên tàu, một nhân viên được tin cậy của công ty, sánh ngang với thuyền trưởng, cho ăn uống thật linh đình. Vào những bữa điểm tâm buổi sáng, bữa trưa hai giờ, bữa chiều năm giờ rưỡi, bữa tối tám giờ. Các bàn ăn trĩu xuống dưới những đĩa thịt tươi và những món ăn do cửa hàng thịt và các bếp ăn của tàu biển cung cấp. Các bà, các cô – trên tàu có đôi ba người – thay trang phục hai lần một ngày. Người ta đàn hát, người ta nhảy múa nữa, khi bể yên sóng lặng.
Nhưng biển Đỏ tính khí thất thường và rất hay nổi sóng, như tất cả các vịnh vừa hẹp vừa dài như vậy. Khi gió thổi hoặc từ bờ biển Châu Á, hoặc từ bờ biển Châu Phi, tàu Mongolia như một con thoi dài có chân vịt bị gió đánh ngang, chòng chành một cách khủng khiếp. Thế là các bà biến đâu hết: dàn dương cầm im bặt, ca hát và nhảy múa cũng thôi ngay. Và tuy vậy, mặc dầu gió giật sóng cồn, con tàu được cỗ máy mạnh mẽ của nó đẩy đi, phóng nhanh về phía có biển Bab-el-Mandeb.
Trong thời gian ấy Phileas Fogg làm gì? Có lẽ người ta có thể tưởng rằng ông ta lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, chỉ bận tâm đến những cơn gió đổi chiều làm chậm tốc độ con tàu, những chuyển động hỗn loạn của sóng biển có thể gây tai nạn máy móc, cuối
cùng đến tất cả những hỏng hóc gì có thể xảy ra khiến tàu Mongolia phải neo lại một bến cảng nào đó, gây rắc rối cho cuộc hành trình của ông ta?
Chẳng có chút nào như thế hoặc ít ra nếu nhà quý phái có nghĩ đến tất cả những sự bất ngờ ấy thì ông cũng không để lộ gì ra mặt. Ông vẫn là con người lạnh như tiền, người hội viên không nao núng của Câu lạc bộ Cải cách mà không một bất ngờ hoặc tai nạn nào có thể làm cho bối rối. Ông chẳng bị xáo động gì hơn những chiếc đồng hồ thật đúng trên tàu: Không mấy khi người ta thấy ông trên boong. Ông ít bận tâm đến việc quan sát biển Đỏ này, một biển đầy những lưu niệm, cái sân khấu của những trang sử đầu tiên của nhân loại. Ông không ra tìm nhận những thành phố lạ mắt rải rác bên bờ biển mà dáng hình mỹ lệ của chúng đôi khi in nét ở chân trời. Ông cũng chẳng nghĩ ngợi gì đến những nguy hiểm của vịnh A Rập này, một cái vịnh mà những nhà sử học cổ đại Strabon, Arrien, Arthémidore, Edrisi29 vẫn luôn nói đến với vẻ kinh hoàng và những nhà hàng hải ngày xưa không bao giờ dám liều lĩnh đi qua mà không làm lễ cống mạng cầu thần.
Thế thì con người lập dị tự giam mình trong chiếc tàu Mongolia ấy làm gì? Trước hết ông ăn ngủ mỗi ngày bốn mùa mà dù tàu lắc hay tàu chìm cũng chẳng bao giờ có thể làm trục trặc được một bộ máy tối hoàn thiện như thế. Rồi ông chọn bài “uýt”.
Phải! Ông đã gặp những bạn chơi bài, cũng máu mê như ông: một viên chức thu thuế đến nhiệm sở ở Goa, một vị bộ trưởng, ngài Décimus đáng kính đang trên đường trở về Bombay, và một thiếu tướng lữ đoàn trưởng quân đội Anh trở lại đơn vị ở Bénarès. Ba hành khách này đều mê bài “uýt” như ông Fogg và họ chơi bài hàng giờ, cũng im lặng chẳng kém gì ông.
Còn Vạn Năng thì anh ta chẳng biết gì là say sóng cả. Anh ở một buồng nhỏ đằng mũi tàu và cả anh nữa cũng ra ăn uống ra trò. Phải nói rằng cuộc viễn du này tiến hành trong những điều kiện như thế, quả thật chẳng khiến anh phiền lòng chút nào. Anh đã xác định được rồi. Ăn ngon, ngủ tốt, được ngắm cảnh thiên hạ, vả lại anh cũng yên trí rằng tất cả
những sự ngông cuống này rồi sẽ chấm dứt ở Bombay.
Hôm sau cái ngày ra đi ở Suez, ngày 29 tháng mười, anh không phải không có phần thú vị khi gặp lại trên boong tàu con người tốt bụng mà anh đã hỏi thăm khi lên bộ ở Ai Cập.
– Nếu tôi không nhầm. – anh vừa tới bên ông ta với nụ cười dễ thương nhất của mình. – có phải chính là ông đã quá bộ dẫn đường giùm tôi ở Suez.
– Đúng. – nhà thám tử đáp. – tôi nhận ra anh rồi! Anh là người hầu của cái ông người Anh lập dị nọ…
29 Strabon, nhà sử học và địa lý học cổ Hi Lạp thế kỷ I sau Công nguyên. Arrien, nhà sử học và địa lý học cổ Hi Lạp thế kỷ II sau Công nguyên. Arthémidore, nhà du lịch và nhà địa lý học cổ Hi Lạp thế kỷ II trước Công nguyên. Edrisi, nhà địa lý học và nhà du lịch ả Rập thế kỷ VII
– Dạ, đích thế, thưa ông là…?
– Fix.
– Thưa ông Fix. – Vạn Năng đáp. – Tôi rất mừng được gặp lại ông trên tàu. Thế ông đi đâu vậy?
– A, cũng như anh thôi, đi Bombay.
– Tuyệt quá! Ông đã đi con đường này bao giờ chưa?
– Nhiều lần rồi – Fix đáp. – Tôi là một nhân viên của Công ty bán đảo. – Vậy ông hẳn biết nước Ấn Độ?
– Ồ… biết chứ… – Fix đáp, không muốn đi quá xa.
– Cái nước Ấn Độ ấy, chắc nó hay lắm nhỉ?
– Hay lắm! Những nhà thờ Hồi giáo này, những ngọn tháp, những thánh đường này, những đạo sĩ khổ hạnh này, những chùa chiền này, những con hổ, con rắn này và những vũ nữ Ấn Độ! Nhưng liệu anh có thời giờ dạo thăm đất nước đó không?
– Tôi hy vọng là có, ông Fix ạ. Ông thừa hiểu rằng một con người đầu óc lành mạnh không được phép chỉ sống để nhảy tót từ tàu bể lên tàu hỏa, rồi lại từ tàu hỏa xuống tàu bể với lý do là đi vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày! Không. Tất cả cái trò thể dục này sẽ chấm dứt ở Bombay, ông cứ tin như vậy.
– Còn ông Fogg, ông ta vẫn khỏe chứ? – Fix hỏi với giọng tự nhiên nhất. – Khỏe lắm, ông Fix ạ. Cả tôi nữa cũng vậy. Tôi ăn như hùm đói. Gió biển đấy. – Thế mà tôi chẳng bao giờ thấy ông chủ anh trên boong cả.
– Không bao giờ. Ông ta không có tính hiếu kỳ.
– Anh Vạn Năng này, anh có biết cái gọi là cuộc viễn du tám mươi ngày này rất có thể che đậy một nhiệm vụ bí mật nào đó không… một nhiệm vụ ngoại giao chẳng hạn!
– Ông Fix à, thú thực là tôi chẳng biết gì hết và thật tình tôi cũng chẳng thèm bỏ ra một xu để tìm biết cái đó.
Từ buổi gặp gỡ ấy, Vạn Năng và Fix thường trò chuyện với nhau luôn. Ông thanh tra cảnh sát tìm cách kết giao với người hầu của ông Fogg. Điều đó có thể được việc cho ông khi cần thiết. Cho nên ông thường hay mời anh tại phòng trà của tàu Mongolia, vài cốc uýtxiki hoặc rượu bia nhạt mà chàng trai ngay thật nhận ngay không khách sáo và còn mời lại để khỏi mang nợ, vả chăng, anh cũng thấy ông Fix này là một nhà quý phái rất mực đoan chính.
Trong khi ấy thì con tàu phóng nhanh lên phía trước. Ngày 13 người ta nhìn thấy Moka hiện lên trong dải thành quách đổ nát của nó, trên đó nổi bật vài cây chà là xanh
biếc. Xa xa trong vùng đồi núi, những cánh đồng cà phê trải rộng. Vạn Năng mê mẩn ngắm thành phố nổi tiếng này, và thậm chí anh còn thấy, với dãy tường thành bao quanh và cái pháo đài đổ vỡ có dáng hình một cái quai, thành phố giống như một cái tách khổng lồ.
Đêm hôm sau, tàu Mongolia vượt qua eo biển Bab-el-Mandeb mà tên Ả Rập có nghĩa là Cống Nước mắt, và ngày tiếp theo, ngày 14, nó đậu ở mũi Steamer phía tây bắc vùng Aden. Chính đây là nơi nó lấy thêm chất đốt.
Thật là nặng nề và quan trọng cái việc cho là tàu bể ăn than tại những vùng cách xa các trung tâm sản xuất như thế này. Chỉ riêng Công ty bán đảo đã phải chi phí hàng năm đến tám mươi vạn livrơ. Thật vậy, người ta phải đặt những kho chứa ở nhiều hải cảng, và tại những biển xa xôi này, giá than lên đến tám mươi phật lăng một tấn.
Tàu Mongolia còn một nghìn sáu trăm năm mươi hải lý nữa mới đến Bombay và nó phải đỗ lại hơn tiếng đồng hồ ở mũi Steamer để chất đầy than vào các khoang tàu của nó.
Nhưng sự chậm trễ không nguy hại cho kế hoạch của Phileas Fogg. Nó đã được tính trước cả rồi. Vả chăng, tàu Mongolia đáng nhẽ chỉ đến Aden vào sáng 15 tháng mười lại đến vào chiều 14. Thế là lợi được mười lăm tiếng đồng hồ.
Hai thầy trò ông Fogg lên bến. Nhà quý phái muốn xin thị thực giấy hộ chiếu. Fix kín đáo bám theo ông. Thủ tục thị thực xong Phileas Fogg lại xuống tàu tiếp tục ván bài đang dở.
Còn Vạn Năng thì theo thói quen của mình đi thơ thẩn giữa đám dân chúng người Somanli, người Banian, người Parsi, người Do thái, người Ả Rập, người Châu Âu hợp thành hai vạn rưỡi dân thành phố Aden. Anh say mê ngắm những pháo đài đã biến thành phố nay thành một Gibraltar của biển Ấn Độ, những bế chứa nước tráng lệ ở đó vẫn đang làm việc. Các kỹ sư Anh tiếp tục sự nghiệp hai nghìn năm trước của các kỹ sư của đức vua Salomon.
“Hay thật, hay thật! – Vạn Năng nghĩ bụng khi trở về. – Mình thấy đi du lịch quả cũng không phải là vô ích nếu ta muốn được nhìn thấy cái mới”.
Sáu giờ chiều, tàu Mongolia mở máy, những cánh quạt chân vịt vỗ nước vũng Aden và chẳng bao lâu đã chạy trên biển Ấn Độ. Nó được sử dụng một trăm sáu mươi tám giờ để hoàn thành chuyến đi từ Aden đến Bombay. Vả chăng, biển Ấn Độ này cũng thuận lợi cho nó. Gió thổi từ hướng tây bắc. Buồm giong tiếp sức cho hơi nước.
Con tàu đằm hơn nên cũng đỡ chòng chành. Các bà các cô có trang phục tinh tươm lại xuất hiện trên boong tàu. Các bài ca điệu nhảy lại rộn lên.
Vậy là chuyến du lịch được thực hiện trong những điều kiện tốt nhất. Vạn Năng rất sung sướng được có người bạn đáng yêu là ông Fix mà số phận may mắn đã đưa đến cho anh.
Chủ nhật 20 tháng mười, vào khoảng trưa, người ta nhìn thấy bờ biển Ấn Độ. Hai giờ sau, người hoa tiêu của cảng bước lên tàu Mongolia. Xa xa, một dãy đồi in lên nền trời những hình nét hài hòa. Chẳng bao lâu, những hàng cọ bao phủ thành phố nổi bật lên trước mắt. Con tàu tiến vào vùng biển tạo nên bởi các đảo Salcette, Colaba, Éléphanta, Butcher và đến bốn giờ rưỡi nó cập bến Bombay.
Khi ấy Phileas Fogg chơi xong ván bài thứ ba mươi ba trong ngày, và ông với ông bạn cùng phe sau mười ba lần lợi thế, nhờ một nước bài táo bạo đã kết thúc chuyến vượt biển đẹp đẽ bằng một trận thắng tuyệt diệu.
Tàu Mongolia đáng lẽ chỉ phải đến Bombay vào ngày 22 tháng mười. Nhưng nó đã đến ngày 20. Vậy là kể từ khi khởi hành ở Luân Đôn, Phileas Fogg có dư được hai ngày, mà ông ghi lại rất khoa học lên bảng hành trình của ông ở cột những khoản lợi.
X – Vạn Năng rất đỗi sung sướng chịu mất đôi giày để được thoát nạn như thế nào
Ai cũng biết là nước Ấn Độ – cái hình tam giác khổng lồ lộn ngược có đáy ở phía bắc và đỉnh ở phía Nam ấy – có diện tích một triệu bốn mươi vạn dặm vuông30 trên đó được phân bố không đều một dân số là một trăm tám mươi triệu người. Chính phủ Anh đã thiết lập được quyền thống trị thực sự trên một phần đất nước mênh mông này. Một quan toàn quyền đặt ở Calcutta, những quan thống đốc ở Madras, Bombay, Bengale, và một trung tướng-thống đốc ở Agra.
Nhưng Ấn Độ thuộc Anh thực thụ chỉ chiếm một diện tích bảy mươi vạn dặm vuông với một dân số từ một trăm đến một trăm mười triệu người. Như thế cũng đủ nói rằng một phần quan trọng lãnh thổ còn lọt ra ngoài quyền lực của nữ hoàng và quả thật tại những miền ở sâu bên trong của một số vương hầu dữ tợn và đáng sợ, quyền độc lập của Ấn còn là tuyệt đối.
Từ 1756 – thời kỳ được thiết lập thuộc địa Anh đầu tiên trên địa phận ngày nay là thành phố Madras – cho đến năm nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của binh lính Ấn Độ31. Công ty Ấn Độ nổi tiếng này nắm hết mọi quyền hành. Nó thôn tính dần dần nhiều tỉnh khác nhau bằng cách mua của các vương hầu Ấn Độ theo lối trả lợi nhuận hàng năm mà nó trả ít hoặc không trả gì hết, nó bổ nhiệm quan toàn quyền và tất cả các viên chức dân sự
hoặc quân sự nhưng bây giờ nó không còn tồn tại nữa và những thuộc địa Anh ở Ấn Độ trực tiếp thuộc nữ hoàng.
Vì vậy quang cảnh, phong tục, những khu vực nhân chủng có khuynh hướng ngày một thay đổi. Xưa kia, người ta đi lại ở đây bằng đủ mọi phương tiện giao thông cổ sơ, đi bộ, cưỡi ngựa, xe bò, xe cút kít, ngồi kiệu, người cõng, xe ngựa, v.v… Ngày nay các tàu thủy phóng hết tốc lực trên sông Indus, sông Hằng Hà32 và một con đường sắt xuyên suốt bề ngang Ấn Độ, dọc đường có phân nhánh, nối liền Bombay với Calcutta chỉ mất có ba ngày.
Lối đi của con đường sắt ấy không xuyên qua Ấn Độ theo đường thẳng. Khoảng cách theo đường chim bay chỉ từ một nghìn mốt dặm thôi và nếu theo khoảng cách đấy thì những đoàn tàu chỉ cần với tốc độ trung bình cũng không đi mất đến ba ngày, nhưng khảng cách ấy tăng thêm ít nhất một phần ba bởi đường dây cung do con đường sắt tạo ra khi phải lên cao đến tận Allahabad ở phía bắc bán đảo.
30 Dặm Anh bằng 1609m. Như vậy một dặm vuông = 2 688 881m2, và 1 triệu 10 dặm vuông vào khoảng trên 3 triệu kilômét vuông.
31 Cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Ấn Độ chống ách nô dịch của người Anh trong những năm 1857-1859. 32 Indus: con sông lớn ở Ấn Độ và Pakistan, dài 3040km chảy vào biển Oman. Gange: con sông lớn của Ấn Độ, dài 2.700 km bắt nguồn từ Hi mã lạp sơn, chảy vào vịnh Bengale.
Dưới đây trình bày vắn tắt lối đi của “Đường sắt bán đảo Đại Ấn” trên những điểm lớn. Rời đảo Bombay, nó xuyên qua Salcette nhảy vào lục địa ở trước mặt Tannah, vượt qua dãy núi Ghâtes, chạy lên đông bắc đến Burhampour, đi qua nội địa hạt gần như độc lập Bundelkund, lên cao đến tận Allahabad, uốn cong về phương đông, gặp sông Hằng ở Bénarès, khẽ tách khỏi khỏi sông Hằng một chút, rồi lại đi xuống đông nam qua Burdivan và thành phố Pháp Chandernagor và chấm dứt ở ga đầu cùng Calcutta.
Bốn giờ rưỡi chiều hành khách tàu Mongolia đã lên đến Bombay và đúng tám giờ thì xe lửa sẽ khởi hành đi Calcutta.
Vậy là ông Fogg cáo từ các bạn chơi bài, rời khỏi tàu, bảo ban người hầu về chi tiết vài đồ vật cần mua, căn dặn anh rành rẽ là phải có mặt ở nhà ga trước tám giờ, rồi với bước chân đều đều điểm từng giây như quả lắc một đồng hồ thiên văn ông đi đến phòng thị thực hộ chiếu.
Thế là không tưởng gì đến chuyện đi xem các kỳ quan của Bombay, kể cả tòa thị chính, thư viện tráng lệ, các pháo đài, các bến tàu, chợ bông, các cửa hàng tạp hoá, cả các giáo đường Hồi giáo, các nhà thờ Do thái, các nhà thờ ácmên, cả ngôi chùa Malebar-Hill lộng lẫy được trang điểm hai ngọn tháp hình đa giác. Ông không đến chiêm ngưỡng cả các kiệt tác ở đảo Éléphanta lẫn những hầm mộ bí hiểm của nó ẩn mình trong lòng đất phía đông nam vùng biên, cả những hang động Kanhérie ở đảo Salcette là những di tích kỳ diệu của nền kiến trúc phật giáo!
Không! Ông không xem gì hết. Rời phòng thị thực hộ chiếu, Phileas Fogg thản nhiên đi ra ga và ở đây ông gọi bữa ăn tối. Ngoài các món khác ra, người chủ khách sạn tự thấy phải mời ông xơi món thịt thỏ nấu xốt vang của thứ “thỏ địa phương” mà anh ta hết lời ca tụng với ông.
Phileas Fogg nhận lời và tận tình thưởng thức món thỏ xốt vang nhưng mặc dầu thứ nước đầy gia vị ông vẫn thấy nó ngán phè.
Ông bấm chuông gọi người chủ khách sạn.
– Này anh. – Ông vừa nói vừa nhìn hắn chòng chọc, – thịt thỏ đấy à? – Vâng, thưa quý ông, – tên vô lại trơ tráo trả lời, – thịt thỏ rừng ạ.
– Vậy cái con thỏ ấy có kêu meo meo khi người làm thịt nó không? – Kêu meo meo ư! Ồ! Thưa quý ông! Nó là một con thỏ! Tôi xin thề với quý ông.
– Ông chủ khách sạn này, – ông Fogg lạnh lùng nói tiếp. – Ông đừng thề và xin nhớ điều này: xưa kia ở Ấn Độ những con mèo đã từng được coi là những con vật thiêng liêng. Thời hoàng kim ấy.
– Thời hoàng kim của những con mèo ấy ư, thưa quý ông.
– Và của cả những hành khách nữa chứ!
Nhận xét xong ông Fogg thản nhiên ăn tiếp.
Mấy phút sau khi ông Fogg đi, viên mật thám Fix cũng rời khỏi tàu Mongolia và chạy đến gặp ông Giám đốc sở cảnh sát Bombay. Ông tự giới thiệu tư cách nhà thám tử của ông, nhiệm vụ ông được giao, tình thế của ông đối với kẻ được coi là thủ phạm vụ trộm. Ở đây đã nhận được trát bắt của Luân Đôn chưa?… Thế ra chưa có gì cả. Và quả thật, cái lệnh bắt ấy lên đường sau Fogg, chưa thể nào đã tới được.
Fix hết sức bối rối. Ông muốn ngài giám đốc ra lệnh bắt tên Fogg. Ngài giám đốc chối từ. Việc này liên quan đến nhà cảnh sát chính quốc và chỉ cơ quan này mới có quyền xuất lệnh bắt một cách hợp pháp. Tính nguyên tắc chặt chẽ ấy, sự tuân thủ nghiêm ngặt đối với pháp luật ấy là hoàn toàn dễ hiểu theo phong tục của người Anh vốn không chấp nhận một sự độc đoán nào trên phạm vi tự do cá nhân.
Fix không nài nữa và hiểu rằng đành phải chờ lệnh bắt. Nhưng ông quyết định sẽ không rời mắt khỏi tên vô lại khó hiểu này trong suốt thời gian hắn đi Bombay. Ông tin rằng Phileas Fogg sẽ lưu lại ở Bombay – vì như ta biết, cả Vạn Năng cũng đinh ninh như thế – do đó mà lệnh bắt sẽ có thời gian tới kịp.
Nhưng từ lúc nhận được những mệnh lệnh cuối cùng của ông chủ mình khi rời khỏi tàu Mongolia. Vạn Năng đã hiểu rõ ràng ở Bombay cũng như ở Suez và Paris vậy thôi, cuộc viễn du sẽ không chấm dứt tại đây, nó sẽ tiếp tục ít nhất đến tận Calcutta, và có thể còn xa hơn nữa. Và anh bắt đầu tự hỏi biết đâu chuyện đánh cuộc ấy của ông Fogg lại chẳng hoàn toàn nghiêm chỉnh và biết đâu số mệnh lại chả lôi cuốn anh, con người chỉ
muốn sống yên thân vào một cuộc hành trình vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày!
Trong thời gian đợi tàu và sau khi đã mua được vài chiếc áo sơ mi và đôi bít tất, anh dạo chơi các phố Bombay. Anh thấy dân chúng tụ tập rất đông và giữa những người Châu Âu đủ mọi quốc tịch là những người Ba Tư đội mũ trùm chóp nhọn, người Bunhyas vấn khăn tròn, người Sindes đội mũ vuông, người Arménie bận áo chùng, người Parsi đội mũ đen. Đây chính là một ngày hội của dân Parsi hoặc Guèbre, con cháu trực hệ của những tín đồ Zoroastre33. họ là những người Ấn Độ khéo léo nhất, văn minh nhất, thông minh nhất, khắc khổ nhất, cái chủng tộc sinh ra những thương gia bản xứ giàu có ở Bombay hiện nay. Ngày hôm ấy họ cử hành một thứ hội hóa trang tôn giáo, có rước, và các trò vui giải trí trong đó những vũ nữ Ấn Độ mặc áo the hồng dát vàng bạc theo tiếng đàn thất huyền và tiếng trống nhảy múa đẹp tuyệt trần, mà vẫn thật là lịch sự.
Nếu Vạn Năng có ngắm nhìn những đám lễ kỳ lạ ấy, nếu những con mắt và lỗ tai anh có mở banh ra để nhìn và nghe, nếu vẻ người nét mặt anh có đúng hệt một “anh thộn” ngốc nghếch nhất mà ta có thể hình dung được thì ta cũng chẳng cần phải nói dài ở đây làm gì.
33 Zoroastre, một nhà cải cách tôn giáo hăng cổ vào thế kỷ VII hoặc VIII trước công nguyên.
Khốn thay cho anh và cho ông chủ anh mà cuộc hành trình suýt nữa thì bị anh làm rắc rối to, thói tò mò đã lôi cuốn anh đi quá xa.
Thật vậy, sau khi đã dạo qua đám hội hóa trang Parsi ấy, Vạn Năng đi ra ga nhưng khi qua ngôi chùa Malebar-Hill tuyệt đẹp, anh nảy ra cái ý định tai hại là rẽ vào vãn cảnh chùa.
Anh không biết đến hai điều: trước hết việc vào một số ngôi chùa Ấn Độ nào đó là cấm ngặt đối với những người Gia-tô giáo và sau nữa chính các tín đồ cũng phải để dép lại ngoài cổng rồi mới được vào. Ở đây cần chú ý rằng, vì lý do chính trị chính đáng, chính phủ Anh tôn trọng và bắt phải tôn trọng tín ngưỡng địa phương đến cả những chi
tiết vô nghĩa nhất của nó và trừng trị nghiêm khắc người nào vi phạm những tục lệ tín ngưỡng ấy.
Vạn Năng đã vào chùa với tất cả tấm lòng thành như một khách vãn cảnh bình thường, say mê ngắm nghía vẻ hào nhoáng, chói lọi của nghệ thuật trang trí Bà-la-môn bên trong chùa Malebar-Hill thì bất thình lình anh bị vật ngã xuống thềm gạch thánh. Ba giáo sĩ mắt nảy lửa lao vào anh giật tung giày và bít tất của anh và vừa nện anh tới tấp, vừa ré lên những tiếng kêu man dại.
Anh chàng Pháp đã mạnh lại nhanh bật ngay dậy bằng một cú đấm và một cú đá anh quật ngã hai địch thủ lóng ngóng trong bộ áo chùng của họ và ba chân bốn cẳng phi ra ngoài chùa, chẳng mấy chốc bỏ xa người Ấn Độ thứ ba người này vừa đuổi theo vừa hô hoán dân chúng.
Tám giờ kém năm, chi vài phút trước giờ tàu chạy, đầu trần chân đất, gói đồ sắm sửa đã mất hết trong vụ xô xát. Vạn Năng ra đến ga.
Fix đang ở đây, trên sân ga. Đi theo tên Fogg tới nhà ga, ông ta đã hiểu rằng tên vô lại này sắp rời Bombay. Lập tức ông quyết định bám theo nó đến Calcutta và xa hơn nữa nếu cần. Vạn Năng không nhìn thấy Fix đứng trong bóng tối, nhưng Fix nghe được cái chuyện rắc rối của anh qua vài câu vắn tắt Vạn Năng kể lại với chủ mình.
“Tôi mong rằng anh sẽ không mắc vào những chuyện như thế nữa”. Phileas Fogg bình thản đáp lại và ngồi vào chỗ trong toa tàu.
Anh hầu khốn khổ, chân không giày và hết sức sượng sùng theo sau ông chủ mình không nói không rằng.
Fix đã sắp lên một toa tàu khác thì một ý nghĩ ngăn ông lại và làm thay đổi đột ngột kế hoạch ra đi của ông.
“Không, ta trở lại. – ông nghĩ bụng. – Một vụ phạm pháp trên đất Ấn Độ… Nó chết với mình rồi”.
Lúc ấy đầu máy xe lửa rú lên một hồi còi xé tai và đoàn tàu biến vào trong đêm tối.
XI – Trong trường hợp nào mà Phileas Fogg phải mua một con vật để cưỡi với giá đắt kinh người
Đoàn tàu đã khởi hành đúng giờ quy định. Nó chở một số hành khách, vài sĩ quan những viên chức dân sự và những nhà buôn thuốc phiện và buôn chàm vì công việc buôn bán phải đến phía đông bán đảo.
Vạn Năng ngồi cùng ngăn với ông chủ. Một hành khách thứ ba ngồi trong góc đối diện.
Đó là vị thiếu tướng lữ đoàn trưởng ngài Francis Cromarty, một trong những bạn chơi bài của ông Fogg trong chuyến đi biển từ Suez đến Bombay đang về đơn vị mình đóng ở gần Bénarès.
Ngài Francis Cromarty người cao lớn, tóc vàng hung, chạc năm mươi tuổi, đã tỏ ra xuất sắc trong việc dẹp yên cuộc nổi dậy vừa qua của binh lính Ấn Độ, có thể thật xứng đáng được gọi là người bản xứ. Từ thời trẻ ông đã ở Ấn Độ và chỉ năm thì mười họa lắm mới thấy mặt ở nước nhà. Đó là một người có học thức, có thể sẵn sàng cung cấp những hiểu biết về phong lục, lịch sử, tổ chức của nước Ấn Độ, nếu Phileas Fogg là người muốn hỏi những chuyện đó. Nhưng nhà quý phái này không hỏi gì hết. Ông không di du lịch, ông chỉ vẽ một vòng tròn. Đó là một vật thể có trọng lượng, chuyển động trong một quỹ đạo vòng quanh quả địa cầu, theo những định luật của cơ học thuần lý. Lúc này ông đang nhẩm tính lại trong óc số giờ đã dùng từ buổi ra đi ở Luân Đôn và có lẽ ông đã xoa tay khoan khoái, nếu bản tính ông là người có thể làm một cử động vô ích.
Ngài Francis Cromarty không phải không nhận thấy tính cách kỳ quặc của ông bạn đồng hành, mặc dầu ngài chỉ quan sát ông ta khi cầm quân bài trong tay và giữa hai ván bài. Cho nên ngài có căn cứ để tự hỏi rằng dưới cái vỏ lạnh lùng ấy có một trái tim người đang dập hay không. Phileas Fogg có tâm hồn rung động với những vẻ đẹp thiên nhiên,
những khát vọng đạo đức hay không. Với ngài, điều này thành vấn đề. Trong tất cả những người kỳ quặc mà ngài thiếu tướng đã gặp, không ai có thể sánh được với cái sản phẩm này của những ngành khoa học chính xác.
Phileas Fogg không hề giấu giếm với ngài Francis Cromarty kế hoạch đi vòng quanh thế giới của mình và cả những điều kiện để thực hiện kế hoạch ấy. Ngài thiếu tướng chỉ thấy trong vụ đánh cuộc này một chuyện quái gở không nhằm mục đích gì có lợi và nó tất nhiên là thiếu cái “đầu óc làm ăn” cần phải chỉ đạo tất cả mọi con người có lý trí. Theo kiểu này của nhà quý phái kỳ dị, ông hẳn sẽ chết đi mà “không làm được gì” cho ông ta cũng như cho mọi người khác.
Một giờ sau khi rời khỏi Bombay, đoàn tàu vút qua các cầu cạn đã đi hết hòn đảo Salcette và đang chạy trên lục địa. Tại ga Callyan nó bỏ con đường rẽ phải là đường qua
Kandallah và Pounah xuống sông nam Ấn Độ rồi nó tới ga Pauwell. Ở điểm này, nó dấn mình vào trong những rặng núi trùng điệp của dãy Ghâtes là những dãy núi có nền đá lục thạch, và đá badan, mà những đỉnh cao nhất cũng được phủ kín rừng rậm.
Thỉnh thoảng ngài Francis Cromarty và Phileas Fogg lại trao đổi với nhau vài lời; câu chuyện thường chuếnh choáng và vị thiếu tướng lúc này muốn nó hào hứng lên bèn nói:
– Ông Fogg này, mấy năm trước mà qua đây chắc hẳn ông sẽ bị một trở ngại làm chậm trễ cuộc hành trình của ông đấy.
– Sao vậy thưa ngài Francis?
– Bởi vì con đường sắt dừng lại ở chân núi này và ta phải qua núi bằng kiệu hoặc ngựa cho đến tận Kandallah ở sườn núi bên kia.
– Sự chạm trổ ấy chẳng đảo lộn chút nào cái kế hoạch khít khao của tôi. Tôi cũng chẳng đã tính trước một số trở ngại bất ngờ.
– Tuy vậy ông Fogg ạ, – vị thiếu tướng lại nói, – ông có thể lâm vào một vụ rắc rối to vì cái chuyện lôi thôi của anh chàng này đấy.
Vạn Năng, chân ủ trong chiếc chăn đi đường, đang đánh một giấc ngủ ngon lành và cũng chẳng nằm mơ thấy người ta nói đến anh.
– Chính phủ Anh cực kỳ nghiêm khắc đối với loại tội phạm này và như vậy là có lý, – ngài Francis Cromarty lại nói. – Chính phủ đòi hỏi trước hết phải tôn trọng các tục lệ tôn giáo của người Ấn Độ và nếu như người hầu của ông bị bắt…
– Ồ thưa ngài, nếu anh ta bị bắt, – ông Fogg đáp, – thì anh ta sẽ bị kết án, anh ta sẽ chịu hình phạt của anh ta và rồi anh ta lại yên ổn trở về Châu Âu. Tôi không thấy vì lý do gì chuyện này có thể khiến ông chủ anh ta phải chậm lại.
Và đến đó câu chuyện lại nhạt dần. Ban đêm đoàn tàu vượt qua vùng núi Ghâtes đi đến Nassik và ngày hôm sau 21 tháng mười, nó phóng nhanh qua một miền tương đôi bằng phẳng, nằm trong địa hạt Khandeish. Giữa cánh đồng xanh tươi rải rác những thôn xóm nhỏ, ngọn tháp chùa vút lên thay cho tháp chuông nhà thờ Châu Âu. Nhiều dòng sông nhỏ, phần lớn là chi lưu và phó chi lưu của sông Godavery, tưới cho miền đất màu mỡ này.
Vạn Năng tỉnh dậy, ngắm nhìn phong cảnh và không thể tưởng tượng rằng mình đang đi ngang qua nước Ấn Độ trong một con tàu của “Đường sắt đại bán đảo”. Điều đó đối với anh có vẻ vô lý. Vậy mà không có gì thật hơn! Cái đầu tàu, được điều khiển bởi cánh tay một người thợ máy Anh và đốt nóng bằng than đá Anh, nhả khói trên những cánh đồng bông, cà phê, đậu khấu, đinh hương, hồ tiêu đỏ. Khói tàu cuốn quanh các khóm cọ giữa đó ẩn hiện những ngôi nhà hai tầng đẹp như tranh vẽ, một vài tu viện bỏ hoang, và đền miếu kỳ lạ được tô điểm bằng nghệ thuật trang trí vô cùng phong phú của
kiến trúc Ấn Độ. Rồi đến những khoảng đất rộng mênh mông xa tít, những khu rừng rậm không thiếu rắn rết và hổ báo bị khiếp đảm vì những tiếng còi hú của con tàu và cuối cùng những cánh rừng có đường sắt xuyên qua mà vẫn còn lảng vảng những con voi giương đôi mắt tư lự nhìn đoàn tàu cuộn khói.
Buổi sáng hôm ấy ở quá Malligaum, các hành khách đi ngang qua cái miền thê thảm thường hay đổ máu vì bàn tay các tín đồ của nữ thần Kâli34. Không xa đó nổi lên thành phố Ellora với những ngôi chùa tuyệt đẹp và thành phố Aurungabad nổi tiếng kinh đô của quốc vương Aureng-Zeb dung dữ, ngày nay là tỉnh lị bình thường của một trong những tỉnh từ vương quốc Nizam tách ra. Đây chính là một vùng đặt dưới quyền thống trị của Feringhea, thủ lĩnh dân Thug, quốc Vương của những Người bóp cổ. Những kẻ giết người này, tụ tập trong một tổ chức rất khó lùng bắt, bóp cổ những nạn nhân đủ mọi lứa tuổi không đổ một giọt máu do làm lễ tế Thần Chết, và đã có thời người ta không thể đào bới bất cứ một nơi nào trên miền đất này mà không thấy một thây người. Chính phủ
Anh đã ngăn chặn được khá nhiều những vụ giết người như thế nhưng cái hội ghê gớm ấy vẫn còn tồn tại và hoạt động.
Mười hai giờ giữa trưa, tàu đỗ ở Burhampour và Vạn Năng có thể mua ở đây với giá đắt như vàng một đôi giày hàm ếch dát ngọc giả, mà anh xỏ vào chân với một cảm giác hãnh diện ra mặt.
Hành khách ăn trưa vội vàng, và tàu lại đi đến ga Assurghur sau khi đã chạy một quãng ven bờ sông Tapty, con sông nhỏ này chảy vào vịnh Cambaye ở gần Surate.
Cũng nên nói rõ đầu óc Vạn Năng lúc này đang theo đuổi những ý nghĩ gì. Cho đến Bombay, anh cứ tưởng và có thể tưởng như mọi sự sẽ chấm dứt ở đây. Nhưng bây giờ, từ khi phóng vùn vụt qua Ấn Độ, thì đầu óc anh có sự thay đổi quay ngoắt lại. Anh nhanh chóng trở về với bản tính mình. Anh lại tìm thấy những ý nghĩ ngông cuồng thời trai trẻ, anh xem những kế hoạch của ông chủ là chuyện đứng đắn, anh tin là vụ đánh cuộc có thật, và do đó cũng tin ở cuộc đi vòng quanh thế giới này và ở thời hạn tối đa này không được vượt quá. Thậm chí anh cũng đã lo lắng đến những chậm trễ, những tai nạn có thể bất ngờ xảy ra dọc dường. Anh cảm thấy như mình cũng tham dự vào vụ đánh cuộc, và rùng mình nghĩ rằng anh có thể làm hỏng nó vì cái trò ngốc nghếch không tha thứ được của anh hôm trước. Cho nên, không được phớt tỉnh như ông Fogg, anh cũng lo lắng hơn ông nhiều. Anh đếm đi đếm lại những ngày đã trôi qua, nguyền rủa những chặng tàu đỗ. Lên án con tàu chạy chậm và thầm trách ông Fogg đã không treo thưởng cho người thợ máy. Chàng trai trung hậu không biết rằng cái điều làm được trên tàu bể không làm được nữa trên xe lửa với tốc độ quy định.
34 Kâli: trong tôn giáo Ấn Độ là vợ của Shiva, nữ thần của sự sinh đẻ và chết chóc. Được miêu tả có nhiều tay, mặt đen, đeo chuỗi hạt tết bằng sọ người.
Về nhiều, con lọt tàu vào những đường hẻm của dãy núi Sutpour ngăn cách địa hạt Khandeish với địa hạt Bundelkund.
Ngày hôm sau, 22 tháng mười, có lần ngài Francis Cromarty hỏi giờ. Vạn Năng giở đồng hồ ra xem trả lời là ba giờ sáng. Và quả thật, cái đồng hồ quả quýt trứ danh ấy luôn luôn lấy giờ theo kinh tuyến Greenwich, ở cách ngót bảy mươi bảy độ về phía tây, tất phải chậm đi và trên thực tế nó chậm bốn giờ.
Cho nên ngài Francis đính chính lại giờ của Vạn Năng, ngài trao đổi với anh điều nhận xét mà Fix cũng đã nói với anh. Ngài cố làm cho anh hiểu rằng anh phải chỉnh đồng hồ mình theo mỗi kinh tuyến mới, và vì anh luôn đi về phương đông, nghĩa là về phía mặt trời, cho nên cứ mỗi độ đi qua thì ngày lại ngắn đi bốn phút. Nhưng vô ích. Dù anh chàng bướng bỉnh có hiểu ra điều nhận xét của ngài thiếu tướng hay không anh vẫn khăng khăng không chịu vặn đồng hồ lên, cứ giữ mãi giờ Luân Đôn, vả lại đây cũng chỉ là một thói tật vô tội chẳng hại gì cho ai.
Tám giờ sáng, còn mười lăm dặm đến ga Rothal thì con tàu dừng lại giữa một chỗ rừng thưa rộng, ven rừng có vài nhà hai tầng và những túp lều công nhân. Bác xa trưởng đi đến trước các toa tàu nói:
“Xin mời hành khách xuống đây”.
Phileas Fogg nhìn ngài Francis Cromarty, ông cũng ngơ ngác không hiểu tại sao đỗ tàu ở giữa một khu rừng me như vậy.
Vạn Năng ngạc nhiên không kém, anh chạy lao lên đường ray và trong chớp mắt đã trở về kêu lên.
– Ông chủ ơi, hết đường tàu rồi!
– Anh bảo sao? – Ngài Francis Cromarty hỏi
– Tôi muốn nói là tàu không chạy nữa!
Ngài thiếu tướng lập tức xuống tàu, Phileas Fogg theo ông không vội vã. Cả hai cùng nói với người xa trường
– Chúng ta đang ở đâu đây? – Ngài Francis Cromarty hỏi
– Ở xóm Kholby – bác xa trưởng trả lời.
– Tàu đỗ tại đây ư?
– Chắc thế. Đường sắt chưa làm xong…
– Sao! Chưa xong à?
– Vâng! Từ đây đến Allahabad còn một đoạn chừng năm mươi dặm chưa đặt ray, rồi từ Allahabad đường sắt mới lại tiếp tục.
– Vậy mà báo chí lại đưa tin con đường sắt này đã hoàn thành!
– Biết làm sao, báo cáo ngài sĩ quan, báo chí đã nhầm.
– Còn các ông thì bán vé từ Bombay đi Calcutta! – Ngài Francis Cromarty đã bắt đầu nóng mặt nói tiếp.
– Tất nhiên. – người xa trưởng đáp. – nhưng mọi hành khách đều biết rõ là họ phải tự tìm lấy phương tiện đi từ Kholby liên Allahabad.
Ngài Francis Cromarty giận điên lên. Vạn Năng hẳn sẵn sàng nện chết lão xa trưởng mà thật ra lão cũng chẳng làm gì hơn được. Anh không dám nhìn ông chủ mình nữa.
– Ngài Francis ạ. – Ông Fogg bình thản nói – nếu ngài vui lòng, chúng ta sẽ tìm cách đến Allahabad.
– Ông Fogg, đây có phải là một sự chậm trễ vô cùng tai hại cho công việc của ông không?
– Không, thưa ngài Francis, điều này đã được tính trước.
– Sao! Ông đã biết là đường xe lửa…
– Biết sao được nhưng tôi biết là một trở ngại nào đó sớm muộn cũng xảy ra dọc đường. Thế nhưng chẳng có gì bị hỏng cả. Tôi đang có dư hai ngày có thể hy sinh. Chuyến tàu bể khởi hành từ Calcutta đi Hồng Kông trưa ngày 25. Hôm nay mới 22 và ta sẽ đến kịp Calcutta.
Với một câu trả lời chắc chắn đến thế thì không có gì phải bàn nữa.
Điều hiển nhiên là công trình đường sắt mới đặt tới điểm này. Báo chí cũng giống như một số đồng hồ nào đó, có cái bệnh chạy nhanh, và họ đã loan báo quá sớm sự hoàn thành con đường sắt. Phần lớn hành khách đã biết đoạn đường đứt quãng này và khi xuống tàu, họ vội chiếm lấy các xe cộ đủ loại, trong làng, xe ngựa bốn bánh, xe bò kéo bằng bò có bướu, xe du lịch giống như những ngôi chùa lưu động, kiệu, ngựa, v.v… Bởi vậy ông Fogg và ngài Francis Cromarty sau khi tìm hỏi khắp làng đã phải trở về không.
“Tôi sẽ đi bộ”. Phileas Fogg nói.
Vạn Năng lúc này đã quay lại gặp ông chủ, anh nhăn mặt đầy ý nghĩa ngắm nghĩa đôi giầy hàm ếch đẹp đẽ nhưng yểu tướng của mình. May thay, anh vốn là con người lắm sáng kiến, và ngập ngừng một chút, anh nói:
– Thưa ông, hình như tôi đã tìm thấy một phương tiện vận tải.
– Phương tiện nào?
– Voi! Con voi của một người Ấn Độ ở cách đây trăm bước.
– Nào, ta đi xem voi, – ông Fogg đáp.
Năm phút sau, Phileas Fogg, ngài Francis Cromarty và Vạn Năng tới bên một túp lều ở kế một miếng đất có hàng rào cao bọc kín. Trong lều có một người Ấn Độ, và trong khu đất rào kín có một con voi. Theo yêu cầu của họ, người Ấn Độ đưa ông Fogg và hai ông bạn vào trong miếng đất rào.
Tại đây, họ đứng trước một con vật đang thuần hóa dở dang, mà người chủ của nó nuôi dạy không phải để thành con vật thồ, mà để thành con vật chọi. Với mục đích ấy ông ta bắt đầu làm thay đổi bản tính vốn hiền lành của con vật, để làm sao đưa dần nó lên tới cực điểm của cơn điên dại gọi là “musơ” trong tiếng Ấn Độ, và muốn vậy, ông nuôi nó trong ba tháng bằng đường với bơ. Cách rèn luyện ấy có vẻ khó mà đem lại hiệu quả mong muốn, nhưng nó vẫn được nhiều người chăn nuôi sử dụng thành công. Rất may cho ông Fogg là con voi này chỉ vừa mới được nuôi theo chế độ đó, và cơn “musơ” vẫn còn chưa nổ ra.
Kiouni – tên con vật – cũng như tất cả mọi đồng loại của nó có thể đi nhanh trong suốt thời gian dài, và vì thiếu vật cưỡi nên Phileas Fogg quyết định dùng nó.
Nhưng voi là giống vật đắt tiền ở Ấn Độ vì ở đây chúng đã bắt đầu hiếm. Những con voi đực chỉ chúng mới thích hợp với những cuộc chọi voi ở rạp xiếc, càng được đặc biệt ưa chuộng. Những con vật này khi đã thuần hóa thì sinh sản rất ít đến nỗi người ta chỉ có thể kiếm được chúng bằng săn bắt. Cho nên chúng được hưởng những săn sóc đặc biệt, và khi ông Fogg hỏi thuê con voi thì người Ấn Độ dứt khoát từ chối.
Ông Fogg cố nài và đặt một giá thuê cực đắt mười livrơ (250 phật lăng) một giờ. Từ chối. Hai mươi livrơ? Từ chối nữa. Bốn mươi livrơ? Vẫn từ chối. Vạn Năng nảy người lên mỗi lần tăng giá. Nhưng người Ấn Độ không chịu mềm lòng.
Món tiền thế là lớn quá còn gì. Cứ cho là con voi đi đến Allahabad mất mười lăm giờ, nó đã đem lại cho chủ nó sáu trăm livrơ (15.000 phật lăng).
Phileas Fogg, không chút bốc đồng, bèn đề nghị với người Ấn Độ bán cho ông con vật và ngay thoạt đầu ông đặt giá một nghìn livrơ (25.000 phật lăng).
Người Ấn Độ không muốn bán! Có lẽ thằng vô lại đã đánh hơi thấy một vụ vớ bẫm.
Ngài Francis Cromarty kéo ông Fogg ra một nơi và khuyên ông nên nghĩ kỹ trước khi dấn thêm nữa. Phileas Fogg trả lời rằng ông ta không có thói quen hành động không suy nghĩ, rằng rốt rục đây là một vụ đánh cuộc hai vạn livrơ rằng con voi này cần cho ông và dù có phải trả đắt gấp hai mươi lần ông cũng sẽ có con voi đó.
Ông Fogg quay lại tìm người Ấn Độ, mà hai con mắt ti hý cháy phừng phừng những ngọn lửa thèm muốn để lộ rõ là đối với hắn chỉ có vấn đề giá cả. Phileas Fogg lần lượt đề nghị một nghìn hai trăm livrơ rồi nghìn rưỡi rồi nghìn tám. Cuối cùng hai nghìn (50.000 phật lăng). Vạn Năng thường ngày mặt đỏ là thế cứ tái nhợt đi vì xúc động.
Đến hai nghìn livrơ, thằng cha Ấn Độ chịu thua.
– Xin thề với đôi giày hàm ếch của tôi – Vạn Năng kêu lên. – sao lại có người đi mua thịt voi với cái giá ghê gớm đến thế.
Ngã giá xong, chỉ còn việc tìm người dẫn dường. Việc này dễ hơn. Một anh thanh niên Parsi có khuôn mặt thông minh đến nhận làm. Ông Fogg chấp thuận và hứa trả công hậu hĩ, điều đó chỉ có thể làm trí thông minh của anh tăng lên gấp bội.
Con voi được dẫn đến và thắng bộ ngay tức khắc. Anh Parsi rất thành thạo nghề “mahu”, nghĩa là nghề quản tượng. Anh trùm một miếng tải lên lưng voi và đặt ở hai bên sườn voi hai ghế có lưng tựa cũng không được đàng hoàng cho lắm.
Phileas Fogg lấy trong cái xắc trứ danh những tờ bạc giấy trả tiền voi cho người Ấn Độ. Quả thật dường như chúng được rút từ trong ruột Vạn Năng. Rồi ông Fogg mời Francis Cromarty cùng với ông đến ga Allahabad. Vị thiếu tướng nhận lời. Thêm một hành khách cũng chẳng làm con vật khổng lồ này phải mệt nhọc.
Lương thực được mua ở Kholby. Ngài Francis Cromarty ngồi vào một ghế. Phileas Fogg ngồi ghế bên kia. Vạn Năng ngồi xoạc cẳng trên miếng tải trùm lưng voi giữa chủ mình và ngài thiếu tướng. Anh Parsi vắt vẻo trên con voi và đến chín giờ thì con vật rời xóm nhỏ dấn sâu vào khu rừng gồi35 rập rạp theo con đường ngắn nhất.
35 Nguyên tác forêt de latanier, latanier còn được gọi là cây lá gồi. Một loại cây đặc trưng vùng trung du, được trồng nơi khô ráo, nhiều ánh nắng.
XII – Phileas Fogg và các bạn mình mạo hiểm qua rừng Ấn Độ như thế nào và những chuyện gì đã xảy ra từ đó
Người dẫn đường, để đi tắt, bỏ lại phía bên phải lối đi cùng con đường sắt đang xây dở. Lối đi này bị vặn vẹo rất nhiều bởi những nhánh núi ngang dọc của dãy núi Vindhias, không theo đường ngắn nhất có lợi cho Phileas Fogg. Anh Parsi, rất thông thuộc đường đi lối lại vùng này, có ý định rút ngắn khoảng hai mươi dặm bằng cách cắt ngang quãng
rừng và mọi người chỉ còn biết tin vào anh ta.
Phileas Fogg và ngài Francis Cromarty ngồi thụt đến tận cổ trong chiếc ghế dựa của họ, bị xóc mạnh bởi nước kiệu cứng nhắc của con voi mà người quản tượng thúc phải phóng nhanh. Nhưng họ chịu đựng tình thế với cái vẻ tỉnh khô rất Ănglê, vả lại họ cũng ít nói chuyện và hầu như không trông thấy nhau.
Còn Vạn Năng, ngồi vắt vẻo trên lưng con vật và trực tiếp chịu những cú lắc đi lắc lại, anh rất chú ý đề phòng, theo lời dặn của chủ không dại gì đặt lưỡi giữa hai hàm răng để bị nghiến đứt phăng. Chàng trai trung hậu khi bị ném lên cổ voi, khi bị giạt xuống mông voi làm trò nhào lộn như anh hề nhảy trên một bàn nhún. Nhưng anh pha trò, anh cười đùa giữa những cú nhảy lật mình, và thỉnh thoảng anh lại rút trong xắc ra một miếng đường mà con Kiouni thông minh đớp ngay ở miệng vòi, trong khi vẫn không ngừng nước kiệu đều đặn của nó.
Đi được hai tiếng thì người dẫn đường cho voi dừng lại nghỉ một giờ. Con vật nhai nghiến ngấu những cành lá và cây non sau khi đã đi giải khát ở một đầm nước gần đó. Ngài Francis Cromarty không phàn nàn về đợt nghỉ chân này. Ông đã mệt nhừ. Ông Fogg thì có vẻ khỏe khoắn như vừa bước ra khỏi giường ngủ.
– Ông này mình đồng da sắt chắc! – vị thiếu tướng vừa nói vừa nhìn ông thán phục. – Thưa, sắt luyện đấy ạ. – Vạn Năng đáp, anh đang chuẩn bị một bữa ăn trưa sơ sài.
Đến trưa, người dẫn đường ra hiệu khởi hành. Chẳng bao lâu quang cảnh miền này mang một vẻ rất hoang dại. Sau những khu rừng lớn tiếp đến những cánh rừng me và cọ lùn mà người ta chặt hàng năm rồi những bình nguyên rộng khô cằn lởm chởm những cây còn xơ xác và rải rác những tảng đá hoa cương lớn. Tất cả miền thượng du Bundelkund ít người qua lại ấy là nơi ở của một cư dân cuồng tín, đã tiêm nhiễm lâu đời những tục lệ khủng khiếp nhất của Ấn Độ giáo. Nền thống trị của người Anh không thể
chính thức thiết lập trên một địa hạt nằm dưới ảnh hưởng của các vương hầu Ấn Độ và càng khó vào lọt được những hang ổ hiểm trở của họ trong vùng núi Vindhias.
Nhiều lần, các vị khách cưỡi voi trông thấy những tên người Ấn Độ dữ tợn, họ vung tay giận dữ khi thấy con voi chạy nhanh qua. Vả chăng, anh Parsi luôn tìm cách tránh họ, anh cho rằng gặp những loại người này nguy hiểm. Ban ngày hôm ấy họ nhìn thấy ít thú
vật, chỉ có vài con khi vừa trốn chạy vừa làm đủ mọi trò vặn vẹo và nhăn nhó khiến Vạn Năng rất thích.
Trong nhiều ý nghĩ ám ảnh Vạn Năng, có một ý nghĩ làm anh chàng lo ngại. Ông Fogg sẽ giải quyết con voi này như thế nào khi đến ga Allahabad. Ông có đem nó đi theo không? Không thể! tiền vận tải thêm vào tiền mua sẽ khiến nó thành một con vật khuynh gia bại sản. Ông sẽ bán nó đi hay sẽ trả tự do cho nó? Con vật đáng yêu này xứng đáng để người ta coi trọng nó. Nếu may ra mà ông Fogg lại làm quà cho anh, cho chính anh Vạn Năng, thì anh sẽ rất lúng túng. Ý nghĩ ấy không khỏi làm anh bận tâm mãi.
Đến tám giờ, ngọn núi lớn nhất của dãy núi Vindhias đã vượt qua và các hành khách ngồi nghỉ ở chân sườn núi phía bắc, trong một ngôi nhà hai tầng đổ nát.
Chặng đường ngày hôm nay đã được khoảng hai mươi lăm dặm và cũng còn chừng ấy nữa thì đến ga Allahabad.
Trời về đêm lạnh. Bên trong ngôi nhà đổ nát, anh Parsi vun cành khô nhóm lửa, hơi ấm tỏa ra làm mọi người rất dễ chịu. Bữa ăn tối có thực phẩm mua ở Kholby. Các du khách mệt nhoài và đói ngấu ăn ngon lành. Câu chuyện bắt đầu với vài câu nói nhát gừng, chẳng bao lâu kết thúc bằng những tiếng ngáy vang lên. Người dẫn đường thức canh Kiouni, nó ngủ đứng, tựa mình vào một thân cây lớn.
Không có chuyện gì xảy ra đêm hôm ấy. Vài tiếng gầm của những con tiểu báo36 và con báo đôi khi khuấy rối cảnh tĩnh mịch hòa với những tiếng cười nhạo the thé của lũ khỉ. Nhưng những đám thú dữ chỉ một mực kêu hoài mà không biểu thị hành động gì thù địch với các vị khách của ngôi nhà đổ nát. Ngài Francis Cromarty ngủ mê man như một người lính dũng cảm đã chiến đấu mệt nhoài. Vạn Năng, trong một giấc ngủ xáo động, lại mơ thấy những cú ngã bổ chửng ban ngày. Còn ông Fogg thì ngủ yên chẳng khác gì đang ở trong ngôi nhà yên tĩnh phố Saville.
Sáu giờ sáng, đoàn người lại lên đường. Người dẫn đường hy vọng đến ga Allahabad ngay chiều hôm ấy. Nếu thế thì ông Fogg sẽ chỉ mất có một phần số bốn mươi tám giờ đã tiết kiệm được từ buổi bắt đầu chuyến viễn du.
Họ xuống những quãng đường dốc cuối cùng của dãy núi Vindhias. Kiouni đã lấy lại nước đi nhanh của nó. Vào khoảng trưa, người dẫn đường đi vòng quanh làng Kallenger bên bờ sông Cani, một nhánh nhỏ của sông Hằng Hà. Anh vẫn cứ tránh những nơi có người ở, tự cảm thấy an toàn hơn trên những quãng đồng không mông quạnh này là những vùng đất thấp đầu tiên của lưu vực con sông lớn. Ga Allahabad còn cách chưa đây mười hai dặm nữa phía đông bắc. Họ nghỉ chân dưới một khóm chuối, thưởng thức
36 Guépard: một giống báo nhỏ, mình dài khoảng 73cm không kể đuôi, chạy rất nhanh có thể tới 100 km/giờ, thường ở các khu rừng Châu Phi và Châu Á.
những quả chuối mà họ hết lời ca ngợi là cũng lành như bánh mì, “cũng thơm ngon như kem sữa”.
Đến hai giờ, người dẫn đường đi vào một khu rừng rậm mà anh sẽ phải xuyên qua trên một quãng đường dài nhiều dặm. Anh thích chọn đường rừng khuất nẻo như thế mà đi. Dẫu sao thì cho đến nay anh chưa bị một cuộc đụng độ tai hại nào và cuộc hành trình có vẻ như sắp hoàn thành yên ổn thì con voi bỗng dừng lại, biểu lộ vài dấu hiệu nghi ngại.
Lúc ấy là bốn giờ.
– Cái gì đấy? – Ngài Francis Cromarty hỏi, nhổm đầu lên khỏi cái ghế tựa của mình.
– Báo cáo ngài sĩ quan, không rõ ạ – Anh Parsi đáp, tai lắng nghe một tiếng rì rầm mà hô vọng đến qua vòm lá dày.
Một lúc sau, tiếng rì rầm ấy dễ nhận ra hơn. Nó có vẻ như một cuộc hòa tấu còn ở xa lắm, của những giọng người và giọng kèn đồng.
Vạn Năng căng hết tai mắt ra nghe ngóng. Ông Fogg kiên nhẫn đợi không nói không rằng.
Anh Parsi nhảy xuống đất cột voi vào một thân cây và lao vào quãng rừng rậm nhất. Vài phút sau anh trở lại nói:
“Một đám rước Bà-la-môn đang tiến về hướng này. Tốt nhất ta nên tránh mặt họ”.
Người dẫn đường tháo voi dắt nó vào một chỗ rừng rậm, và căn dặn các hành khách đừng xuống đất. Bản thân anh sẵn sàng nhảy phốc lên mình voi nếu cần phải trốn chạy. Nhưng anh cho rằng đám tín đồ sẽ đi qua mà không thấy anh vì anh đã được vòm lá dày hoàn toàn che khuất.
Hợp âm hỗn độn của những tiếng người và tiếng nhạc cụ đến gần. Những tiếng hát đều đều hòa với tiếng trống và tiếng chũm chọe. Chẳng bao lâu hàng đầu đám rước hiện ra dưới vòm cây cách chỗ ông Fogg và các bạn ông khoảng năm mươi bước. Nhìn qua cành lá, họ dễ dàng nhận rõ những thành phần kỳ lạ của đám lễ tôn giáo này.
Trên hàng đầu, các giáo sĩ đội mũ lễ và bận áo chùng trang sức lòe loẹt. Đi vây quanh họ là đàn ông, đàn bà, trẻ con ê a một giọng tụng kinh ảo não được điểm đều đều bởi những tiếng trống và chũm choẹ. Đằng sau họ, một pho tượng gớm ghiếc hiện ra trên một cái xe có bánh to mà nan hoa và vành bánh kết hình những con rắn quấn vào nhau, được kéo bởi hai cặp bò có bướu phủ vải trùm lưng sặc sỡ. Pho tượng ấy có bốn tay, mình sơn màu đỏ thắm, mắt long lên dữ tợn, tóc rối bù, lưỡi thè lè, môi tô đỏ bằng nước lá móng và lá trầu không. Cổ pho tượng quấn một vòng đeo cổ kết bằng những đầu lâu người, quanh sườn thắt một thắt lưng bằng những bàn tay bị chặt đứt. Pho tượng đứng trên thây một người khổng lồ bị đánh ngã gục và cụt đầu.
Ngài Francis Cromarty đã nhận ra pho tượng đó.
– Nữ thần Kâli, – ông lẩm bẩm, – nữ thần của tình yêu và cái chết.
– Của cái chết, tôi đồng ý nhưng của tình yêu thì không đời nào! – Vạn Năng nói. – Con mụ gớm khiếp này!
Anh Parsi ra hiệu bảo anh im.
Chung quanh pho tượng vùng vẫy, múa may, quằn quại một tốp đạo sĩ khổ hạnh già, trên ngưới vẽ ngoằn nghèo những sọc vàng màu hoàng thổ, khắp mình đầy vết rạch hình chữ thập máu rỉ ra từng giọt, đó là những con người ngu ngốc bị ma làm quỷ ám, thậm chí trong những lễ lớn của Ấn Độ còn lao mình vào dưới bánh xe của xa giá thần Jaggernaut.
Đằng sau họ vài người Bà-la-môn bận quần áo phương đông hết sức lộng lẫy, kéo lê một thiếu phụ đứng không vững nữa.
Người thiếu phụ ấy còn trẻ, da trắng như một phụ nữ Châu Âu. Đầu, cổ, vai, tai, cánh tay, bàn tay, ngón chân cô ta đeo đầy đồ trang sức, những vòng cổ, vòng tay, hoa tai và nhẫn. Một áo dài dát vàng, bên ngoài phủ một tấm vải thưa rất mỏng, làm nổi lên những đường cong của thân mình cô ta.
Theo sau người thiếu phụ ấy, một cảnh trái ngược đập vào mắt, những vệ sĩ kiếm trần giắt lưng và đeo súng lục dài nạm vàng bạc, khiêng một thây người đặt trên một cái kiệu.
Đó là thây một ông già bận trang phục vương hầu sang trọng mang trên mình như khi còn sống, cái khăn vấn đầu dát ngọc, cái áo dài dệt bằng lụa và vàng, cái thắt lưng bằng vải casơmia37 gắn kim cương và những phù hiệu tuyệt đẹp của dòng họ vương hầu Ấn Độ.
Rồi đi sau cùng đám rước là các nhạc công và một đội hậu vệ gồm những người cuồng tín và tiếng kêu la đôi khi át cả tiếng ầm ĩ đinh tai váng óc của kèn trống.
Ngài Francis Cromarty nhìn tất cả cảnh tượng long trọng ấy với một vẻ buồn rầu đặc biệt, và quay sang nói với người dẫn đường:
“Một xátti!”38
Anh Parsi gật đầu và đặt một ngón tay lên miệng. Đám rước dài diễu qua chậm chạp dưới vòm cây và chẳng bao lâu những hàng cuối cùng của nó mất hút trong rừng sâu.
Những tiếng hát tắt dần. Còn vài tiếng kêu ré lên từ xa vang lại và cuối cùng thay cho tất cả cảnh náo nhiệt ấy là sự vắng lặng như tờ.
37 Một thứ vải mỏng dệt bằng lông dê ở Casơmi (Cachemire), một hang của Ấn Độ. Casơmia ở vùng biên giới đông bắc Ấn Độ, có một loại dê quý mà lông ở cổ rất nhẹ, mịn và ấm được dùng làm những áo choàng và khăn quàng nổi tiếng trên thế giới.
38 Sutty (suttee): một tục lệ Ấn Độ xưa, buộc người đàn bà góa chết theo chồng, tự thiêu trên giàn hỏa.
Phileas Fogg đã nghe được cái tiếng ở miệng ngài Francis Cromarty thốt lên và khi đám rước vừa đi khuất ông hỏi ngay:
– “Xátti” là cái gì?
– Ông Fogg ạ. – viên thiếu tướng đáp. – “xátti” là một lễ tế thần bằng mạng người, nhưng một lễ tế thân tự nguyện. Người đàn bà mà các ngài vừa trông thấy sẽ bị thiêu sống ngày mai khi trời sáng.
– Chà! Những tên vô lại! – Vạn Năng thốt lên, không ghìm được một tiếng kêu phẫn nộ.
– Còn cái thây kia? – Ông Fogg hỏi.
– Đó là thây ông hoàng chồng bà ta. – người dẫn đường trả lời, một vương hầu độc lập xứ Bundelkund.
– Sao thế nhỉ. – Phileas Fogg lại nói, trong giọng nói không hề lộ ra một chút xúc động nào. – những tục lệ dã man ấy sao vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ mà người Anh không triệt đi được ?
– Trên phần lớn đất đai Ấn Độ, – ngài Francis Cromarty đáp, – những lễ tế mạng ấy không còn nữa nhưng ở những vùng hoang vu này thì chúng ta không có ảnh hưởng gì, và nhất là ở địa hạt Bundelkund này. Tất cả triền núi phía bắc dãy Vindhias là nơi diễn ra những vụ giết người cướp của liên miên.
– Khổ thân bà ấy! – Vạn Năng lẩm bẩm, – bị thiêu sống!
– Phải, – viên thiếu tướng lại nói, – thiêu sống, và nếu không, thì các bạn không thể tưởng tượng cô ta sẽ bị các người thân thuộc dồn vào tình trạng khốn khổ như thế nào. Người ta sẽ cạo trọc đầu cô ta, người ta sẽ nuôi cô sống vất vưởng bằng vài nắm gạo, người ta sẽ hắt hủi cô, cô ta sẽ bị xem như một vật nhơ bẩn và sẽ chết trong xó xỉnh nào đó như một con chó ghẻ. Cho nên viễn cảnh một cuộc sống kinh tởm như thế thường đẩy những con người khốn khó ấy đến cực hình hơn là tình yêu hoặc lòng cuồng tín tôn giáo. Tuy vậy cũng có khi sự hy sinh quả thật là tự nguyện, và chính phủ phải kiên quyết can thiệp mới ngăn được. Vậy đó, vài năm trước đây khi tôi ở Bombay, một người vợ goá còn trẻ đến xin ông thống đốc cho phép được tự thiêu cùng với thây chồng mình. Hẳn các bạn cũng nghĩ rằng tất nhiên là ông thống đốc từ chối. Thế là người đàn bà goá rời thành phố đến trốn trên lãnh địa một vương hầu độc lập và ở đó bà ta làm trọn nghĩa vụ hy sinh của mình.
Trong khi viên thiếu tướng kể chuyện, người dẫn đường gật gù xác nhận, và khi chuyện kể xong, anh nói:
– Lễ tế thần sáng mai không phải là tự nguyện.
– Sao anh biết?
– Đó là một chuyện mà bàn dân thiên bạ ở Bundelkund này ai cũng rõ. – người dẫn đường đáp.
– Mà sao con người xấu số này không thấy tỏ vẻ gì kháng cự, – ngài Francis Cromarty nhận xét.
– Đó là vì bà ta đã bị làm cho say bằng khói cây gai và khói thuốc phiện. – Nhưng họ dẫn cô ấy đi đâu?
– Đến chùa Pillaji, cách đây hai dặm. Bà ta sẽ ở đó đêm nay, để đợi giờ làm lễ tế thần. – Thế buổi lễ ấy tiến hành bao giờ?
– Ngày mai, khi trời vừa rạng sáng.
Đáp xong người dẫn đường đưa voi ra khỏi chỗ rừng rậm và leo lên cổ con vật. Nhưng đúng lúc anh sắp lùa voi đi bằng một kiểu huýt sáo riêng thì ông Fogg ngăn anh lại và nói với Francis Cromarty:
– Hay là chúng ta cứu người đàn bà kia?
– Cứu người đàn bà ấy ư, ồ ông Fogg ơi! – Vị thiếu tướng kêu lên.
– Tôi còn dư được mười hai tiếng đồng hồ. Tôi có thể dành nó cho việc này. – Chà! ông quả là một tấm lòng vàng! – Ngài Francis Cromarty nói. – Đôi khi. – Phileas Fogg giản dị đáp lại. – Khi tôi có thời giờ.
XIII – Vạn Năng một lần nữa chứng minh rằng số mệnh ủng hộ những người táo bạo như thế nào
Kế hoạch của họ thật là táo bạo, đầy dẫy khó khăn, không thể thực hiện được cũng nên. Ông Fogg có thể phải hy sinh tính mạng hoặc ít nhất là tự do và do đó hy sinh cả thành công của cuộc viễn du, nhưng ông không do dự. Vả lại ông thấy ở ngài Francis Cromarty một người cộng sự rất quan tâm.
Còn với Vạn Năng, anh sẵn sàng, người ta cứ việc sử dụng anh. Ý kiến ông chủ làm anh hào hứng. Anh cảm thấy một trái tim, một tâm hồn dưới cái vỏ ngoài băng giá ấy. Anh bắt đầu thấy yêu mến Phileas Fogg.
Còn lại người dẫn đường. Anh ta sẽ định thế nào trong việc này? Liệu anh có đứng về phía những người Ấn Độ không? Nếu không tranh thủ được sự hợp tác của anh, ít ra cũng phải nắm chắc là trung lập.
Ngài Francis Cromarty đặt thẳng vấn đề với anh.
– Thưa ngài sĩ quan. – Người dẫn đường đáp. – Tôi là người Parsi, và người đàn bà kia là người Parsi. Tôi sẵn sàng theo các ngài.
– Tốt lắm, anh bạn dẫn đường ạ. – ông Fogg đáp.
– Tuy nhiên, xin ngài biết cho rằng – anh Parsi lại nói. – chúng ta không chỉ liều mạng mà thôi đâu, mà còn có thể bị những cực hình khủng khiếp, nếu ta bị bắt. Vậy đó các ngài thử xét xem.
– Xét rồi, – ông Fogg đáp. – Theo tôi thì chúng ta phải đợi đến đêm mới hành động được.
– Tôi cũng nghĩ như vậy, – người dẫn đường trả lời.
Anh bạn Ấn Độ tốt bụng ấy bèn cho biết vài chi tiết về nạn nhân. Đó là một phụ nữ Ấn Độ đẹp nổi tiếng, người Parsi, con một gia đình thương gia giàu có ở Bombay. Cô ta đã thu nhận được ở thành phố này một nền giáo dục hoàn toàn Anh và căn cứ vào phong thái của cô, vào học thức của cô, người ta có thể nhầm tưởng là một phụ nữ Châu Âu. Cô ta tên là Aouda.
Mồ côi cha mẹ, cô bị ép gả cho lão vương hầu già xứ Bundelkund. Ba tháng sau, cô trở thành một bà góa. Biết rõ số phận đang đợi mình, cô chạy trốn, rồi bị bắt lại ngay, và những họ hàng thân thuộc của vương hầu vẫn muốn cho cô chết, biết cô phải chịu cực hình này, mà xem ra cô sẽ không tài nào thoát khỏi.
Câu chuyện ấy chỉ khiến ông Fogg và các bạn ông càng thêm quyết tâm trong ý định cao thượng của họ.
Họ quyết định cho người dẫn đường đánh voi đến gần chùa Pillaji, càng gần càng tốt.
Nửa giờ sau, họ dừng lại trong một cánh rừng cách chùa năm trăm bước: từ đây không nhìn thấy chùa, nhưng tiếng gào rú của đám dân cuồng tín nghe vẫn rõ.
Bây giờ họ bàn cách làm sao tới được chỗ nạn nhân. Người dẫn đường biết ngôi chùa Pillaji này, anh quả quyết là người thiếu phụ bị giam trong đó. Liệu có thể lọt vào trong ấy qua một cửa nào đó khi cả bầy đã chìm đắm trong giấc ngủ mê mệt, hay là phải đào một lỗ chui qua tường? Đó là điều chỉ có thể quyết định khi lâm sự và ngay tại chỗ. Nhưng điều chắc chắn là cuộc đánh tháo cho người thiếu phụ phải tiến hành ngay đêm nay, chứ không đợi trời sáng, khi nạn nhân đã bị đem ra hành hình. Vào lúc ấy, không một sự can thiệp nào của con người có thể cứu cô được nữa.
Ông Fogg và các bạn đợi đến đêm. Khi trời vừa tối vào khoảng sáu giờ chiều, họ tiến hành trinh sát quanh ngôi chùa. Những tiếng kêu thét cuối cùng của các đạo sĩ khổ hạnh lúc này đã im bặt. Theo tục lệ của họ, những người Ấn Độ ấy hẳn đã chìm đắm trong cơn say mê mệt vì nước “hang”, một thứ nước thuốc phiện pha với nước cây gai nấu, và biết đâu ta chẳng có thể luồn lách qua đám người ấy vào đến tận điện thờ.
Anh Parsi dẫn ông Fogg, ngài Francis Cromarty và Vạn Năng tiến lên không tiếng động xuyên qua rừng. Sau mười phút bò trườn dưới những cành bụi rậm rạp, họ đến bên bờ một con sông nhỏ, và tại đây, dưới ánh sáng yếu ớt của những cây thuốc sắt cháy bằng nhựa cây ở đầu ngọn đuốc, họ trông thấy một đống gỗ xếp cao lên. Đó là giàn hỏa thiêu, bằng bạch đàn quý và đã được tẩm một thứ dầu thơm. Trên cùng giàn hỏa thiêu đặt nằm cái thây ướp hương vị của vương hầu, cái thây này rồi sẽ được thiêu cùng với người vợ góa của ông ta. Cách giàn hỏa thiêu một trăm bước nổi lên ngôi chùa, với những ngọn tháp cao xuyên qua vòm cây trong bóng tối.
“Lại đây” Người dẫn đường khẽ nói.
Và càng thận trọng hơn, anh lặng lẽ luồn qua cỏ rậm, các bạn đồng đội bám theo sau. Cảnh tịch mịch chỉ còn bị khuấy động bởi tiếng gió rì rào trong cành lá.
Chẳng bao lâu người dẫn đường dừng lại ở đầu một quãng rừng thưa. Vài ngọn đuốc nhựa cây chiếu sáng nơi này. Mặt đất la liệt những tốp người ngủ mê mệt trong cơn say. Người ta tưởng như một bãi chiến trường ngổn ngang xác chết. Đàn ông, đàn bà, trẻ con tất cả nằm hỗn độn. Đây đó một vài người say rượu còn rên hừ hừ.
Ở phía sau, giữa đám cây rậm rạp, ngôi đền Pillaji đứng mờ mờ. Nhưng người dẫn đường vô cùng thất vọng vì các vệ sĩ của vương hầu, dưới ánh sáng những cây đuốc mù khói, đứng gác các cửa ra vào và đi đi lại lại, kiếm tuốt trần. Người ta có thể phỏng đoán rằng bên trong đền các giáo sĩ cũng thức.
Anh Parsi không tiến xa hơn nữa. Anh đã nhận thấy không thể xông liều vào đền và anh lại dẫn các bạn quay ra.
Phileas Fogg và ngài Francis Cromarty cũng đã hiểu như anh là họ không thể hy vọng gì ở phía này.
Họ dừng lại và thì thầm trao đổi với nhau.
– Đợi đã; – viên thiếu tướng nói. – mới có tám giờ và có khả năng là những lính gác kia buồn ngủ rũ ra cũng sẽ lăn quay ra ngủ.
– Phải đấy, có thể lắm, – anh Parsi đáp lại.
Thế là Phileas Fogg và các bạn nằm dài dưới một gốc cây và đợi. Họ thấy thời gian sao mà lâu thế. Người dẫn đường thỉnh thoảng để họ nằm đấy bỏ ra quan sát bìa rừng. Các vệ sĩ của vương hầu vẫn đứng gác dưới ánh đuốc bập bùng, và một ánh sáng lờ mờ lọt qua các cửa sổ của ngôi chùa.
Họ đợi như vậy đến nửa đêm, tình hình không có gì thay đổi. Phía ngoài vẫn bị canh gác như vậy. Rõ ràng là không thể trông đợi bọn lính gác ngủ thiếp đi. Chắc hẳn bọn này không được uống nước “hang” nên không say. Vậy thì phải hành động theo cách khác và khoét ngạch mà lọt vào chùa. Còn lại vấn đề phải biết xem các giáo sĩ canh gác nạn nhân có cẩn thận như bọn lính gác cổng đền hay không.
Sau một lần bàn bạc cuối cùng, người dẫn đường cho rằng đã đến lúc đi được rồi. Ông Fogg, ngài Francis và Vạn Năng theo sau anh. Họ phải đi vòng vèo khá lâu để đến được sau lưng ngôi chùa.
Vào khoảng mười hai giờ rưỡi đêm, họ đến chân tường mà không gặp một ai. Phía này không đặt trạm gác nào, nhưng cũng có thể nói rất đúng là hoàn toàn không có cửa sổ và cửa ra vào.
Đến tối mịt. Mặt trăng hạ tuần vừa khuất phía chân trời chồng chất những đám mây lớn. Rừng cây cao càng làm bóng tối thêm dày đặc.
Nhưng đến được chân tường chưa phải đã xong việc, còn phải khoét một lỗ qua tường. Để làm việc này. Phileas Fogg và các bạn ông hoàn toàn chỉ có loại dao con bỏ túi. Rất may làm sao, tường vách ngôi đền bằng gạch lẫn với gỗ, cho nên chọc thủng cũng không khó lắm. Viên gạch đầu tiên đã rỡ ra được, thì những viên khác cũng dễ dàng rỡ
theo.
Họ bắt tay vào việc, cố gắng gây càng ít tiếng động càng hay. Anh Parsi và Vạn Năng mỗi người một đầu hì hục nậy gạch để khoét cho được một lỗ rộng trên sáu mươi phân39.
Công việc đang tiến triển thì một tiếng kêu ré lên trong đền và hầu như ngay tức khắc những tiếng kêu khác đáp lại ở bên ngoài.
39 Nguyên văn: “rộng hai piê”. Một piê (pied) là một đơn vị đo lường cũ bằng 0,3248m.
Vạn Năng và người dẫn đường ngừng tay đào. Họ đã bị bắt chộp rồi chăng? Báo động chăng? Sự thận trọng sơ đẳng nhất cũng buộc họ phải rút lui và cả Phileas Fogg với ngài Francis Cromarty cũng rút theo. Họ lại thu mình ẩn trong rừng rậm đợi cho hết báo động, nếu quả là báo động, và sẵn sàng đến lúc ấy trở lại công việc của họ.
Nhưng – một trắc trở tai hại – lính gác xuất hiện sau lưng ngôi chùa và chốt ngay tại đó khiến không ai có thể tiến gần được nữa.
Không bút nào tả xiết nỗi thất vọng của bốn người này bị chặn đứng trong công việc của họ. Giờ đây họ không thể lọt vào chỗ nạn nhân nữa, thì làm sao mà cứu được bà ta? Ngài Francis Cromarty hậm hực, Vạn Năng tức điên lên và người dẫn đường phải khó khăn mới ghìm giữ được anh. Ông Fogg lạnh như tiền chờ đợi, không biểu lộ một tình cảm nào ra ngoài mặt.
– Tẩu vi thượng sách thôi chứ? – vị thiếu tướng khẽ nói.
– Đi thôi, – người dẫn đường đáp.
– Khoan đã, – Fogg nói. – Chỉ cần làm sao ngày mai tôi có mặt ở Allahabad trước mười hai giờ trưa.
– Nhưng ông còn hy vọng cái gì? – ngài Francis Cromarty đáp. – Vài giờ nữa thì trời sáng và…
– Cơ hội đã lỡ có thể lại xuất hiện vào phút chót.
Vị thiếu tướng hẳn là muốn đọc được trong đôi mắt của Phileas Fogg.
Vậy thì cái ông người Anh lạnh lùng này trông mong ở cái gì? Hay là ông ta muốn vào giữa lúc hành hình, xông đến bên người thiếu phụ và công khai cướp bà khỏi tay lũ đao phủ?
Đó quả là một sự điên rồ và làm sao tin được con người này lại điên đến mức ấy? Dẫu vậy ngài Francis Cromarty cũng bằng lòng chờ đợi cho đến khi kết thúc màn kịch khủng khiếp này. Nhưng người dẫn đường không để các bạn anh ẩn nấp tại đây và anh lại dẫn họ quay về phía trước quãng rừng thưa. Ở nơi này, nấp trong một bụi cây, họ có thể quan sát những tốp người đang ngủ.
Trong khi ấy thì Vạn Năng, vắt vẻo trên những cành cây cao nhất, nghiền ngẫm một ý nghĩ thoạt đầu vụt qua óc anh như một tia chớp, để rồi cuối cùng khắc sâu vào tâm trí.
Thoại đầu anh tự nhủ: “Điên à!” nhưng bây giờ thì anh nhắc đi nhắc lại: “Nói cho cùng sao lại không nhỉ? Đây là một cơ hội, có lẽ là duy nhất đối với những bọn ngu muội như thế này!…”
Dẫu sao thì Vạn Năng cũng không dãi bầy ý tưởng của mình theo cách nào khác, nhưng không chậm trễ, và mềm mại như một con rắn anh trườn xuống những cành cây thấp mà đầu cành trĩu xuống mặt đất.
Thời gian trôi qua, và chẳng bao lâu bầu trời tối đen có pha đôi sắc nhạt báo hiệu bình minh sắp đến. Tuy vậy bóng tối vẫn còn dày đặc.
Già hành hình đã đến. Như có một cuộc hồi sinh trong cái đám đông đang ngủ mê mệt ấy… Tốp này tốp khác náo nhiệt lên. Chiêng trống inh ỏi. Những tiếng hát và tiếng hò la ầm ĩ. Sắp đến giờ người đàn bà xấu số phải lìa đời.
Thật vậy, các cửa chùa đã mở. Một luồng ánh sáng chói hơn từ bên ngoài ùa ra. Ông Fogg và ngài Francis Cromarty có thể trông thấy nạn nhân được chiếu sáng rực, do hai giáo sĩ lôi ra ngoài. Họ còn thấy hình như người đàn bà khốn khổ do một bản năng tự vệ tối cao đánh thức dậy qua cơn say tê mê, cố vùng vẫy thoát khỏi tay bọn đao phủ. Trái tim ngài Francis Cromarty tưởng muốn nảy ra khỏi lồng ngực, và bàn tay ngài co quắp nắm lấy bàn tay của Phileas Fogg, cảm thấy bàn tay ấy đang cầm một con dao mở lưỡi.
Lúc này đám đông rung rung chuyển động. Người thiếu phụ lại rơi vào tình trạng hôn mê do khí cây gai gây ra. Cô ta đi giữa những đạo sĩ khổ hạnh, họ vừa áp giải cô vừa la thét những lời thần chú.
Phileas Fogg và các bạn trà trộn vào những hàng cuối của đám đông theo cô ta.
Ba phút sau, họ đến bờ sông và dừng lại cách giàn hỏa thiêu chưa đầy năm mươi bước, trên đó đang đặt cái nằm cái thây vị vương hầu. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, họ trông thấy kẻ bị nạn hoàn toàn bất động nằm bên thây chồng mình.
Rồi một cây duốc dí vào, và giàn gỗ tẩm dầu lập tức cháy bùng lên.
Ngài Francis Cromarty và người dẫn đường phải ghìm ngay Phileas Fogg lại khi ông lao về phía giàn lửa thiêu trong một phút điên cuồng cao cả…
Nhưng Phileas Fogg vừa ẩy đươc họ ra, thì đột nhiên cảnh tượng đã thay đổi. Một tiếng kêu khiếp đảm rú lên. Tất cả đám đông ấy nằm phục xuống đất, bàng hoàng kinh hãi.
Vị vương hầu già vậy là không chết, người ta trông thấy ông bất thình lình đứng dậy, như một bóng ma, bế người thiếu phụ đứng lên trong tay mình, bước xuống giàn hỏa thiêu giữa những cuộn khói mịt mù khiến ông mang một hình hài quái đản.
Các đạo sĩ khổ hạnh, các vệ binh, các giáo sĩ bị một cơn khủng khiếp bất thần, cứ phủ phục chết dí tại chỗ, không dám ngước mắt lên nhìn một điều kỳ diệu đến thế!
Nữ nạn nhân nằm bất động trong những cánh tay lực lưỡng mang cô ta, nom nhẹ như lông hồng. Ông Fogg và ngài Francis Cromarty vẫn đứng nhìn. Anh Parsi cúi đầu, và Vạn Năng chắc hẳn cũng không kém phần kinh ngạc!…
Con người hồi sinh ấy cứ đi như thế đến gần chỗ ông Fogg và ngài Francis Cromarty, và tới đây, ông ta buông một lời cụt lủn:
“Chuồn thôi!…”
Đó chính là Vạn Năng đã lén đến giàn hỏa thiêu giữa làn khói dày đặc! Đó là Vạn Năng lợi dụng lúc trời còn tối đen đã cướp người thiếu phụ khỏi tay thần chết! Đó là Vạn Năng, đóng vai kịch của mình thật táo tợn và may mắn, đã bước đi giữa nỗi kinh hoàng của tất cả mọi người!
Một lúc sau, cả bốn người biến vào rừng, và con voi phóng nhanh nước kiệu mang họ đi. Nhưng những tiếng la hét và cả một viên đạn xuyên thủng mũ Phileas Fogg cho họ thấy là mưu cơ đã lộ.
Thật vậy, trên giàn hỏa thiêu đang bốc cháy, lúc này nổi bật lên cái thây vị vương hầu già. Các giáo sĩ, sực tỉnh qua cơn khiếp đảm của họ, đã hiểu ra là vừa có một vụ cướp người.
Lập tức họ lao vào rừng. Các vệ binh bám theo sau. Một loạt đạn nổ, nhưng những người đánh tháo trốn chạy thục mạng, và một lát sau đã ở ngoài tầm tên đạn.
XIV – Phileas Fogg đi qua tất cả lưu vực kỳ lạ của sông Hằng mà không thèm ngắm cảnh như thế nào
Cuộc cướp người táo bạo đã thành công. Một giờ sau, Vạn Năng còn cười mãi về thắng lợi của mình. Ngài Francis Cromarty bắt tay chàng trai dũng mãnh. Ông chủ anh nói với anh: “Tốt”, ở miệng nhà quý phái như thế là một lời đánh giá cao. Đáp lại các cử chỉ đó, Vạn Năng chỉ trả lời rằng tất cả vinh dự của việc này thuộc về ông chủ của anh. Về phần anh, anh chỉ có một sáng kiến “ngồ ngộ” và anh buồn cười khi nghĩ rằng trong vài phút, anh, Vạn Năng, người giáo viên thể dục cũ, cựu đội trưởng cứu hỏa, đã là ông chồng của người đàn bà đẹp, là một vị vương hầu già được ướp hương!
Còn việc người thiếu phụ Ấn Độ thì không hay biết gì về mọi việc xảy ra. Cuộn tròn trong những tấm chăn đi đường, bà nằm nghỉ trong một ghế tựa.
Trong khi ấy thì con voi, được anh Parsi điều khiển với một bàn tay rất vững, chạy quanh trong khu rừng còn tối. Một giờ sau khi rời khỏi chùa Pillaji, nó lao mình qua một đồng bằng rộng mênh mông. Đến bây giờ thì họ nghỉ chân. Người thiếu phụ đang trong tình trạng kiệt sức. Người dẫn đường cho bà uống vài ngụm nước và rượu mạnh, nhưng tác dụng chất gây mê đã ngấm sâu vào cơ thể bà còn phải kéo dài một thời gian nữa.
Ngài Francis Cromarty, đã biết những hiệu quả của cơn say do hít khói cây gai, thấy không có gì phải lo lắng về bà cả.
Nhưng nếu sự hồi phục sức khỏe của người thiếu phụ Ấn Độ này không đáng kể ngài thiếu tướng phải lo nghĩ, thì ông lại tỏ ra không yên tâm về tương lai của bà. Ông nói thẳng với Phileas Fogg rằng nếu bà Aouda còn ở Ấn Độ bà sẽ không tránh khỏi lại rơi vào tay những tên đao phủ. Những bọn hóa dại ấy có mặt trên khắp bán đảo, và chắc chắn rằng, bất chấp sở cảnh sát Anh, chúng sẽ có cách bắt lại nạn nhân của chúng, dù cho ở Madras, Bombay, hay Calcutta. Và để chứng thực cho những lời ấy của mình, ngài Francis Cromarty kể lại một sự kiện tương tự vừa mới xảy ra. Theo ý ông, người thiếu phụ chỉ thực sự an toàn khi đã rời khỏi Ấn Độ.
Phileas Fogg đáp lại rằng ông sẽ chú ý đến những nhận xét đó và sẽ nghĩ cách giải quyết.
Vào khoảng mười giờ, người dẫn đường báo là đã đến ga Allahabad. Ở đấy, con đường sắt bị đứt quãng lại tiếp tục, và đoàn tàu đi chưa đầy một ngày và một đêm quãng đường từ Allahabad đến Calcutta.
Vậy là Phileas Fogg sẽ đến kịp chuyến tàu bể chỉ ngày hôm sau, 25 tháng mười, vào mười hai giờ trưa, mới khởi hành đi Hồng Kông.
Người thiếu phụ được đặt nghỉ trong một căn phòng nhà ga. Vạn Năng được giao đi sắm sửa cho bà các đồ trang phục áo dài, khăn choàng cổ, áo da thú, v.v… có gì mua nấy. Ông chủ anh đã xuất cho anh một ít kinh phí không hạn chế.
Vạn Năng đi ngay lập tức và chạy khắp thành phố. Allahabad, đó là đô thị của thượng đế, một trong những đô thị được sùng kính nhất của Ấn Độ, do nó được xây dựng ở nơi lưu hợp hai con sông thần thánh, sông Hằng và sông Jumna, những dòng nước ấy đã thu hút về đây khách hành hương của tất cả bán đảo. Ta cũng biết rằng theo những truyền thuyết Ramayana thì sông Hằng bắt nguồn từ trên trời, ở đó nhà Bà-la-môn mà nó chảy xuống trần gian.
Vừa đi sắm sửa, Vạn Năng vừa xem thành phố. Xưa kia được bảo vệ bởi một pháo đài tráng lệ, pháo đài ấy nay đã thành một nhà tù quốc gia. Không có thương mại, không có công nghệ gì nữa trong cái thành phố xưa kia vốn là một đô thị thương mại công nghệ. Vạn Năng uổng công đi tìm cửa hàng bách hóa như những cửa hàng anh vẫn thấy ở phố Regent cách hang Farmer và Công ty vài bước chân, anh chỉ tìm được những vật anh cần tại một con buôn, một lão già Do thái khó tính: đó là một áo dài bằng vải Scotland, một măng tô rộng, và một áo lót bông tuyết đẹp bằng da rái cá mà anh không ngần ngại trả
ngay bảy mươi lăm livrơ (1875 phật lăng). Rồi dương dương tự đắc, anh trở về nhà ga.
Bà Aouda đã bắt đầu hồi tỉnh. Bà đã dần dần ra hết cơn mê do các giáo sĩ chùa Pillaji gây ra, và đôi mắt đẹp của bà đã lấy lại tất cả vẻ dịu hiền Ấn Độ của chúng.
Khi nhà vua cũng là nhà thơ Uçaf Uddaul ca ngợi vẻ đẹp của hoàng hậu Ahméhnagara, ngài viết như sau:
“Bộ tóc mượt của nàng, được rẽ ra đều đặn, làm hai phần, ôm lấy những đường nét hài hòa của đôi má mịn màng trắng trẻo, với làn da ánh lên sự tươi trẻ. Đôi lông mày đen nhánh của nàng có đường cong và sức mạnh như cây cung của Kama, vị thần ái tình, và dưới hàng mi dài mượt, trong lòng đồng tử đen của đôi mắt to trong suốt của nàng, những ánh phản quang trong sáng nhất của bầu trời như bơi lội trong những hồ thiêng của Hy mã lạp sơn. Răng nàng nhỏ, đều và trắng, chói lọi giữa làn môi tươi cười, như những giọt sương giữa đài hoa hé nở của một bông hoa lựu. Đôi tai xinh xắn có những đường cong cân xứng của nàng, đôi tay son của nàng, đôi chân nhỏ đầy đặn và mềm mại như những búp sen của nàng ánh lên vẻ rực rỡ của những hạt ngọc đẹp nhất của Ceylan, những viên kim cương đẹp nhất của Golconde. Tấm thân mảnh dẻ và mềm mại của nàng, mà một bàn tay cũng đủ ôm chặt, tôn thêm đường cong duyên dáng của đáy lưng ong và vẻ tráng lệ của bộ phận bán thân, ở đó tuổi thanh xuân đang độ tươi đẹp phô bày những bảo vật mỹ lệ nhất của nó, và dưới những nếp gấp mượt mà của chiếc áo dài của nàng, nàng dường như được đúc bằng bạc nguyên chất bởi bàn tay thần thánh của Vicvacarma, người thợ tạc tượng bất diệt”.
Nhưng chẳng phải nhờ đến tất cả mọi thứ ngôn ngữ khoa trương đầy chất thơ ấy, ta chỉ cần nói rằng bà Aouda, bà vợ góa của vương hầu xứ Bundelkund, là một người đàn bà xinh đẹp trong tất cả ý nghĩa Âu Châu của từ này. Bà nói tiếng Anh rất chuẩn, và người dẫn đường không hề nói ngoa khi khẳng định rằng người thiếu phụ Parsi này đã được biến đổi do nền giáo dục.
Trong khi đó thì đoàn tàu sắp rời ga Allahabad. Anh Parsi chờ đợi. Ông Fogg thanh toán tiền công cho anh theo giá thỏa thuận, không thêm một xu nhỏ. Điều này làm Vạn Năng hơi ngạc nhiên, anh đã biết chủ anh phải chịu ơn người dẫn đường tận tụy này như thế nào. Thật vậy, anh Parsi đã sẵn sàng liều cả thân mình trong vụ Pillaji, và nếu sau này bọn Ấn Độ phát hiện ra, anh hẳn khó mà thoát được sư trả thù của chúng.
Còn lại vấn đề con Kiouni nữa. Giải quyết thế nào đây với một con voi mua quá đắt như vậy.
Nhưng Phileas Fogg đã có quyết định về việc ấy.
“Anh bạn Parsi này, – ông nói với người dẫn đường, – anh thật tốt bụng và tận tụy. Tôi mới trả công cho việc làm của anh, chứ chưa phải cho tấm lòng tận tụy của anh. Anh có thích con voi này không? Nó của anh đấy”.
Đôi mắt người dẫn đường long lanh lên.
– Thế là cả một tài sản Đức ông ban cho tôi đó! – anh ta kêu lên.
– Nhận lấy đi, anh bạn dẫn đường ạ, – ông Fogg đáp, – và như thế là anh lại làm ơn cho tôi lần nữa đấy.
– Hay lắm! – Vạn Năng kêu lên. – Nhận đi, anh bạn! Kiouni là một con vật trung thành và dũng cảm!
Và, đến bên con vật, anh chìa cho nó vài miếng đường nói:
“Ăn đi này, Kiouni, ăn đi, ăn đi!”
Con voi thốt lên vài tiếng kêu ư ử khoái trí. Rồi, đưa vòi cuốn ngang lưng Vạn Năng, nó nhấc bổng anh lên cao ngang đầu nó. Vạn Năng chẳng chút hãi hùng, âu yếm vuốt ve con vật, nó lại nhẹ nhàng đặt anh xuống đất, và để đáp lại cái bắt tay bằng vòi của con voi Kiouni trung thực, chàng trai trung thực cũng tặng lại nó một cái bắt tay thật chặt.
Một lúc sau, Phileas Fogg, ngài Francis Cromarty và Vạn Năng đã ngồi lên một toa tàu đầy đủ tiện nghi, trong đó chỗ tốt nhất dành cho bà Aouda, và con tàu phóng hết tốc lực đi Bénarès.
Đoạn đường từ Allahabad đến thành phố này nhiều nhất là tám mươi dặm, và phải đi mất hai giờ.
Dọc đường, người thiếu phụ đã hoàn toàn hồi tỉnh, hơi men gây mê của nước “hang” đã tan hết.
Bà ta kinh ngạc xiết bao khi thấy mình đang ngồi trong một ngăn toa xe lửa, khoác áo choàng Âu, giữa những hành khách không hề quen biết!
Việc đầu tiên của các bạn bà là chăm sóc chu đáo và cho bà uống vài giọt rượu mạnh cho ấm người lên; rồi vị thiếu tướng kể lại câu chuyện mạo hiểm giải quyết được nhờ bộ óc sáng kiến táo bạo của Vạn Năng.
Ông Fogg ngồi nghe không nói một lời, Vạn Năng xấu hổ quá cứ nhắc đi nhắc lại: “Cái đó có gì đáng kể!”.
Bà Aouda hết lòng cảm tạ các vị cứu tinh của mình, bằng những giọt lệ của bà hơn là bằng lời nói. Đôi mắt đẹp của bà bày tỏ lòng biết ơn ấy rõ hơn cả miệng bà nói. Rồi tâm trí bà trở về với những cảnh tượng của vụ “xátti”, con mắt bà nhìn lại mảnh đất Ấn Độ này trên đó bao nỗi hiểm nguy còn đang đợi bà, và bà bỗng rùng mình kinh hãi.
Phileas Fogg hiểu những ý nghĩ trong đầu bà Aouda, và để bà được yên lòng, ông đề nghị, vả lại cũng với thái độ rất lạnh lùng, được đưa bà đến Hồng Kông, để bà ở đó cho đến khi nào việc này đã xẹp đi.
Bà Aouda nhận lời mời với tất cả tấm lòng biết ơn. Vừa đúng tại Hồng Kông bà có một người bà con cũng dân Parsi như bà, và là một trong những thương gia lớn của thành phố này, thành phố hoàn toàn Anh mặc dầu đóng tại một điểm trên bờ biển Trung Hoa.
Mười hai giờ rưỡi trưa, đoàn tàu dừng tại ga Bénarès. Các truyền thuyết Bà-la-môn khẳng định rằng thành phố này đặt tại địa điểm thành phố Casi cũ, một đô thị ngày xưa được treo lơ lửng trên không trung, giữa điểm đỉnh trời và điểm dưới chân, như ngôi mộ của Mahomet vậy. Nhưng vào thời đại thực tế hơn này, Bénarès, Athènes của Ấn Độ theo lời những nhà phương đông học, được xây dựng một cách hoàn toàn phàm tục trên mặt đất, và Vạn Năng có thể trong chốc lát nhìn thoáng thấy những ngôi nhà gạch, những túp lều có rào giậu đem lại cho nó một cảnh tượng hết sức tiêu điều, không có chút màu sắc địa phương nào.
Chính là tại đây ngài Francis Cromarty phải xuống đơn vị của ngài đóng ở phía bắc thành phố cách vài dặm. Thế là vị thiếu tướng chia tay với Phileas Fogg, chúc ông vạn sự may mắn, và tỏ lòng mong muốn ông tiếp tục cuộc viễn này một cách đỡ kỳ quoặc hơn, mà có lợi hơn. Ông Fogg khẽ xiết mấy ngón tay ông bạn. Những lời chúc tụng của bà Aouda đằm thắm hơn. Không bao giờ bà có thể quên ơn ngài Francis Cromarty. Còn Vạn Năng thì được vinh dự nhận một cái bắt tay thành thực của thiếu tướng. Vô cùng cảm động, anh tự hỏi đến dịp nào và bao giờ mới có thể đem hết sức mình phục vụ ngài. Rồi họ chia tay nhau.