🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 700 Năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế - Nguyễn Đắc Xuân full mobi pdf epub azw3 [Địa Lý] Ebooks Nhóm Zalo BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM Nguyễn Đắc Xuân 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế / Nguyễn Đắc Xuân. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2009. 959tr. : minh họa ; 24cm. 1. Thuận Hóa (Việt Nam) -- Lịch sử. 2. Huế (Việt Nam) -- Lịch sử. 3. Phú Xuân (Huế, Việt Nam) -- Lịch sử. 959.74 -- dc 22 N573-X18 N+£ XUś7 %ăN 75č HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 39316211 - 38465595 - 38465596 - 39316289 Fax: 84.8.38437450 E-mail: [email protected] Website: http://www. nxbtre.com.vn 4 LĹi nói îŗu HXŠ QōP ĺ WUXQJ îŮ QòĸF 9LŤW NDP EÍQ î×L EĹ V×QJ HòðQJ îĊS QŬL WLŠQJ WKŠ JLĸL NLQK î× QòĸF 9LŤW NDP WKĹL NJX\ţQ EDR JūP ED PLšQ %ŌF TUXQJ NDP Yà FÄF YÜQJ KþL îþR HRÃQJ 6D TUòĹQJ 6D WUÍQ %LŢQ ï×QJ 9ĸL GÕQJ WX v/LţX 4XÄQw Yà KÃQJ WUôP QJ×L FKÜD YXD TXŪF Wņ FKÜD VŌF Wł FKÜD WŬ FKÜD TXDQ FKÜD OÃQJ HXŠ îòļF PŤQK GDQK Oà TKĦ î× FĦD PKŚW JLÄR [ł ïÃQJ TURQJ HXŠ FħQJ Oà WUXQJ WÅP JLÄR GĨF EŤ SKÖQJ QKÅQ WÃL WŃ 4XŪF Wń JLÄP Fħ WUòĹQJ 4XŪF HĔF WUòĹQJ QŅ ïūQJ .KÄQK ïĀL KĔF HXŠ NJÃ\ QD\ HXŠ Oà WUXQJ WÅP YôQ KÖD - GX OĞFK TXŪF JLD Yà TXŪF WŠ KŖS GřQ 'L WÐFK OĞFK Vń Yà NKÆ QKĀF Oà KDL WURQJ QKLšX GL VþQ OĞFK Vń YôQ KÖD GòĸL WULšX NJX\ţQ Yà HXŠ îÆ îòļF UN(6&2 F×QJ QKŚQ Oà GL VþQ YŚW FKŖW Yà SKL YŚW FKŖW FĦD QKÅQ ORĀL %ĺL WKŠ VDX QJÃ\ 9LŤW NDP îŮF OŚS WKŪQJ QKŖW 7 TKĦ WòĸQJ PKĀP 9ôQ ïūQJ YÃR WKôP HXŠ îÆ PŃQJ UĻ EþR UōQJ vGLþL SKÖQJ [RQJ 9LŤW NDP PD\ UD FÕQ FÖ +XŠ îŢ îŪL QJRĀL Yš YôQ KÖDw NJRÃL QKŅQJ JLÄ WUĞ YôQ KÖD OĞFK Vń HXŠ FÕQ Oà PŮW YÜQJ VLQK KRĀW WÅP OLQK VÅX WKŎP NK×QJ Gţ KLŢX KŠW TŃ îŗX WKŠ Nİ WUòĸF OLQK PĨF / &DGLËUH - UŖW X\ÍQ WKÅP YôQ KÖD OĞFK Vń HXŠ - FKR UōQJ HXŠ Oà v.LQK î× Nį TXDQw /D MHUYHLOOHXVH &DSLWDOH %A9H /RXLV &KRFKRG - PŮW QKà QJKLÍQ FłX WKŗ\ JLÄR GĀ\ QKLšX WKŠ KŤ KĔF VLQK WUòĹQJ 4XŪF HĔF - îÆ EĒ F×QJ YLŠW PŮW FXŪQ VÄFK GÃ\ WUÍQ 00 WUDQJ Yš QKŅQJ EÐ ŘQ FĦD HXŠ PDQJ WņD îš vHuế bí ẩnw HXÌ OD P\VWÌULHXVH PDULV MHUFYUH GH )UDQFH &ÃQJ QJKLÍQ FłX FÃQJ WKŖ\ HXŠ FÕQ QKLšX îLšX FKòD KLŢX %ĺL WKŠ UQHVFR îÆ îÄQK JLÄ v+XÌ WRXMRXUV UH FRPPHQFÌw /X×Q OX×Q SKþL EŌW îŗX WUĺ OĀL &Ö Oĉ WKÝ YĞ YĸL QKŅQJ îLšX PĸL PĈ Ŗ\ QÍQ QKLšX vWXDw GX OĞFK PKÄS îÆ WLŠS WKĞ GX OĞFK HXŠ YĸL FKĦ îš vNKÄP SKÄw GÌFRXYULU HXŠ 5 Đề cập đến thông tin về lịch sử văn hóa Huế, người ta thường nhắc đến các bộ sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam hội điển sự lệ, bộ Tập san Đô thành hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hué). Nhưng trải qua các cuộc chiến tranh diễn ra trên đất Huế (1947, 1968), các cuộc di tản khỏi Huế (1972, 1975), lũ lụt (1953)... tất cả những sách sử quan trọng nêu trên, sau năm 1975 hầu như không còn được giữ ở Huế. Ngay cả những sách báo nghiên cứu của các học giả Thái Văn Kiểm, Bửu Kế, Phan Văn Dật, Nguyễn Thế Anh... cũng rất khó kiếm. Muốn làm người cầm bút xứ Huế, tác giả phải đi hỏi chuyện từ các bậc thầy của mình đến những người lớn tuổi biết chuyện cũ ghi chép lại. Có dịp vào Nam, ra Bắc, tác giả đã sục vào các tiệm sách cũ, tìm mua những sách báo có liên quan đến Huế. Từ sau ngày đất nước mở cửa, ông có dịp sang Pháp, sang Mỹ “tìm Huế xưa”. Đến nay, như ông nói, đã có được những tư liệu cần thiết để hình thành ngành Huế học ở Huế. Để phục vụ những người yêu Huế và cũng để đền đáp công ơn những người buổi đầu đã giúp ông nghiên cứu Huế, ông đã giải đáp nhiều thắc mắc của bạn đọc gần xa, những sinh viên làm luận văn lịch sử văn hóa Huế. Một số những giải đáp đó đã in thành 6 tập Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa do Nxb Trẻ ấn hành. Nay theo yêu cầu của độc giả, nội dung 6 tập đã xuất bản được biên tập lại, bổ sung thêm nhiều hình ảnh, giải đáp mới nữa (tương đương một tập) và tái bản với tựa đễ 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế. Tập sách được chia làm 5 chương: 1. Địa danh; 2. Lịch sử; 3.Triều Nguyễn; 4.Văn hóa văn nghệ; 5. Danh nhân. Thứ tự các bài được sắp xếp theo diễn tiến thời gian lịch sử. Và, để được như ý, như trước đây chúng tôi đã trình bày, tác giả và Nhà xuất bản Trẻ rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng bộ sách của độc giả. Rất mong được ủng hộ! NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 6 ĐģA LÀ - ĐģA DANH 8 Vị trí địa lš tđnh Thừa Thiên Ư Huế trong ¸ản đồ Việt Nam 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 9 Thành phố Huế có từ bao giờ? Thành phố Huế nằm trên đôi bờ sông Hương, giữa miền Trung nước Việt, lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông cách xa chừng 12km. Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đầu triều Nguyễn, thành phố Huế ngày nay là đất kinh sư của triều đình. Đến đời Pháp thuộc, vào ngày 20-10-1898, vua Thành Thái ra dụ thành lập thị xã Huế và đến ngày 12-12-1929, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển thị xã Huế lên thành phố Huế. Hiện nay Huế là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số 323.808 người (theo niêm giám thống kê của Tp Huế năm 2006), phân bố không đều trên diện tích 67,77km2 gồm 24 phường nội thành (Phú Thuận, Phú Bình, Tây Lộc, Thuận Lộc, Phú Hiệp, Phú Hậu, Thuận Hòa, Thuận Thành, Phú Hòa, Phú Cát, Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, Xuân Phú, Trường An, Phước Vĩnh, An Cựu, An Đông, An Tây, Hương Sơ, An Hòa) và 3 xã ngoại thành (Thủy Biểu, Hương Xuân, Thủy Xuân). Thành phố Huế nằm cách Hà Nội 675km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060km về phía Nam. Phần thành phố bên bờ bắc sông Hương có Kinh thành Huế của nhà Nguyễn (1802-1945) xây dựng từ năm 1805, đến năm 1993 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Đối diện với Kinh thành về phía bờ nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, được xem là một khu Tây (quartier européen) với các cơ quan hành chính, khu buôn bán, trường học của chính quyền Bảo hộ mà tiêu biểu là tòa Khâm sứ Huế (đặt cơ sở từ năm 1876), hãng buôn và khách sạn Morin (1901), trường Quốc Học (1896) và trường nữ sinh Trung học Đồng Khánh (1917). Trong Kinh thành, nửa trước gồm hai phường Thuận Thành và Thuận Hòa, nửa sau là phường Thuận Lộc và phường Tây Lộc. Bên 10 NGUYỄN ĐẮC XUÂN ngoài Kinh thành, mặt trước thuộc phường Phú Hòa, mặt phía tây vòng qua phía bắc và phía đông bắc thuộc phường Phú Thuận và Phú Bình. Phía đông bắc Kinh thành là vùng Gia Hội - Bãi Dâu gồm các phường Phú Cát, Phú Hiệp và Phú Hậu. Phía tây Kinh thành là vùng Kim Long có phường Kim Long và xã Hương Long (có chùa Thiên Mụ và Văn Thánh), phía cực bắc có xã Hương Sơ (có di tích Cống chém An Hòa). Trên bờ nam sông Hương, khu vực hành chánh, trường học, khách sạn quốc tế nằm trên ba phường Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận. Về phía thượng lưu có Phường Đúc (có Hổ quyền) và xã Thủy Biểu, phía hạ lưu có phường Vỹ Dạ. Vùng đồi chập chùng ở phía tây nam có các phường Trường An (có chùa Từ Đàm, lăng mộ nhà yêu nước Phan Bội Châu) và phường Phước Vĩnh (có nhà thờ Phú Cam) và xã Thủy Xuân (có lăng Tự Đức). Tiếp giáp với huyện Hương Thủy ở phía Nam có phường An Cựu và xã Thủy An (có núi Ngự Bình). Huế là một trong những trung tâm văn hóa du lịch quan trọng của Việt Nam, ngoài các di tích của nhà Nguyễn, các chùa chiền, các danh lam thắng cảnh, Huế còn là nơi hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo cách mạng nổi tiếng thế kỷ XX như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu... Năm 2000, Huế được chọn làm thành phố Festival của quốc gia và quốc tế. Thừa Thiên Huế có thành phố Huế là trung tâm văn hóa du lịch quốc gia, cho biết những “cái đặc biệt nhất” trong lịch sử, con người và thiên nhiên ở đây. Không phải vì Huế từng là Kinh đô của thịnh thời nước Việt Nam quân chủ nên Huế đã có những cái mà các thành phố Việt Nam khác không thể có mà sự thật Huế - Thừa Thiên còn có những quà tặng của tạo hóa thuộc loại kỷ lục quốc gia rất đặc biệt. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 11 I. Những kİ lục do Huế tŃng là Kinh đô của nưĸc Việt Nam thời quân chủ: 1. Huế có Kinh thành Huế xây dựng từ đầu triều Nguyễn (1804), lớn nhất: chu vi vòng của Kinh thành trên 10,5km, diện tích khoảng 6,76km2 (theo Kinh thành Huế của Phan Thuận An); Bản đồ hành chính thành phố Huế NGUYỄN ĐẮC XUÂN 2. Có nhiều cung điện, lăng tẩm hùng tráng, uy nghi, thơ mộng, lộng lẫy nhất: Điện Thái Hòa, điện Cần Chánh (đã bị đốt), điện Long An... Có bảy lăng vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (bao gồm cả Kiến Phước), Dục Đức (bao gồm cả lăng Thành Thái và Duy Tân), Đồng Khánh, Khải Định và hàng trăm lăng mộ chín đời chúa, lăng các bà hoàng hậu (như lăng bà Từ Dũ), các hoàng tử (như Định Viễn vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương...), vua Hiệp Hòa (mới được hậu duệ cải táng và xây dựng mới). 3. Có Kỳ đài cao nhất: 50,065m (theo Phan Thuận An); 4. Có lầu Tàng thơ để lưu giữ công văn giấy tờ sách vở xưa nhất; xây dựng từ năm 1825; 5. Có Bảo tàng cổ vật lưu giữ được nhiều cổ vật triều Nguyễn nhất; 6. Có hồ Tịnh Tâm đẹp nhất; 7. Có Trấn Bình đài (thành Mang Cá) - một pháo đài quân sự cổ hoàn chỉnh nhất và kiên cố nhất (nay là doanh trại của tỉnh đội Thừa Thiên - Huế); KŠ đàiƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Hồ Tịnh TâmƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 8. Có nhà hát Duyệt Thị cổ nhất, ra đời từ năm 1826; 9. Có nhà thờ Lão Tử độc nhất - Linh Hựu quán, nay là nơi tọa lạc của nhà thờ Tây Linh (1829); 10. Có nhiều phủ phòng của các ông hoàng, bà chúa nhất; 11. Chung quanh Kinh thành và Hoàng thành có nhiều hồ có tên tuổi được ghi vào bản đồ địa chính nhất: Theo L.Cadiere (BAVH 1913), riêng trong Kinh thành có đến 32 hồ, những hồ nổi tiếng nhất là hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, hồ Xã Tắc, hồ Khám Đường; 12. Kinh thành và vùng chung quanh có nhiều sông nhất: sông Ngự Hà, sông Hương, sông Đông Ba, sông Bạch Yến (sông An Hòa), sông Cái Vạn, sông Thọ Lộc, sông Lợi Nông (còn có tên sông Phủ Cam, sông An Cựu), sông Phổ Lợi, tổng cộng 7 con sông; 13. Do nhiều hồ, nhiều sông nên Huế cũng có nhiều cầu cổ nổi tiếng nhất: trong Hoàng thành có 2 cầu, 6 cầu đi vào Hoàng thành (trước 3 cầu, sau 1 cầu, bên phải và bên trái 2 cầu), khu vực hồ Tịnh Tâm trong Kinh thành có 5 cầu có mái che (Cầu Bồng Do 14 NGUYỄN ĐẮC XUÂN anh, cầu Hồng Cừ, cầu Bích Tảo, cầu Lục Liễu, cầu Bạch Tần), Ngự Hà xuyên qua Kinh thành, nối sông Cái Vạn với sông Đông Ba có 10 cầu (cầu xe lửa, cầu Hoằng Tế, cầu Tây Thành Thủy Quan, cầu Vĩnh Lợi, cầu Bình Kiều, cầu Khánh Ninh, cầu Ngự Hà, cầu Đông Thành Thủy Quan, cầu Thanh Long, cầu Bác Tế), 10 cầu đi vào Kinh thành (10 cửa vào Kinh thành có 10 cầu), 3 cầu bắc qua sông Hương (cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân, cầu Dã Viễn); 6 cầu bắc qua sông Lợi Nông (cầu Ga, cầu Nam Giao, cầu Bến Ngự, cầu Kho Rèn, cầu An Cựu), 3 cầu bắc qua sông Thọ Lộc (Đập Đá, cầu Vỹ Dạ, cầu Vân Dương), 3 cầu bắc qua sông Đông Ba (cầu Gia Hội, cầu Đông Ba, cầu Bãi Dâu), 2 cầu bắc qua sông Cái Vạn (cầu Bạch Hổ, cầu Cái Vạn), 1 cầu bắc qua sông Kim Long (sông đã cạn nhưng vẫn có cầu Kim Long), 7 cầu bắc qua sông Bạch Yến (cầu Xước Dũ, cầu Huyền Không, cầu An Ninh Hạ, cầu An Hòa, cầu Huyền Yến, cầu Cửa Hậu, cầu Bao Vinh)... mới thống kê sơ bộ đã có đến trên 58 cầu, chưa kể cầu Chợ Dinh bắc qua sông Hương. Cửa Thưķng TứƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 15 II. Do ảnh hưởng của Kinh đô Huế: 1. Huế là nơi có nhiều chùa nhất: Theo lịch sử Phật giáo xứ Huế, tại Thừa Thiên Huế có 124 ngôi chùa chính, chưa kể 318 khuôn hội (Niệm Phật đường); 2. Huế có Thiền sư Liễu Quán có ảnh hưởng lớn nhất (đặc biệt đối với Phật giáo xứ Đàng Trong); 3. Có chuông chùa Thiên Mụ lớn nhất: 3.285 cân (2.021 kg), cao 2,6m, rộng 1,2m; 4. Có chiếc trống cổ chùa Đông Thuyền lớn nhất: Đường kính khoảng 2m, chiều dài có đến 3m. Bên trong lòng trống có những móc thép kéo chéo với nhau. Do đó ở Huế có câu: “Trống Đông Thuyền, chiêng (chuông) Thiên Mụ” 5. Có nhiều nhà vườn nổi tiếng nhất: nhà vườn An Hiên, vườn nhà bà Công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn Lạc Tịnh viên; Cầu Tràng TiềnƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 16 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Trường Quốc học HuếƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 6. Có Sở Nhà thương (nay là bệnh viện Trung ương Huế) để chữa trị bệnh cho dân theo Tây y, do triều đình Huế thành lập sớm nhất (1894); 7. Có trường Quốc Học do triều đình Huế mở để dạy cho người Việt Nam học văn minh văn hóa phương Tây sớm nhất (1896); 8. Quốc Học cũng là ngôi trường xuất thân của nhiều lãnh tụ cách mạng nhất: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu, Bí thư Sài Gòn Gia Định Nguyễn Chí Diểu, nhà lý luận Mác-xít Hải Triều v.v... và v.v... (chưa kể những lĩnh vực khác); 9. Có trường nữ Trung học Đồng Khánh (nay là Hai Bà Trưng) được ca ngợi nhiều nhất; 10. Có cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương đẹp nhất và được thơ văn ca ngợi nhiều nhất; 11. Có sân vận động Bảo Long (nay là sân vận động Huế) có lòng chảo để đua xe đạp sớm nhất (1936). 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 17 Hải Vân Çuan III. Do thiên nhiên ban tặng cho ThŃa Thiên Huế: 1. Đèo Hải Vân hiểm trở và cao nhất: 490m (Đệ nhất hùng quan); 2. Vùng núi Bạch Mã cao 1.450m, có khí hậu ôn đới ở gần biển nhất (từ chân núi Bạch Mã ra bờ phá Cầu Hai chỉ 3km); 3. Có sông Hương đẹp nhất; 4. Có lượng mưa hàng năm lớn nhất và các trận mưa kéo dài nhất. Nguyễn Bính đã từng than: Trời mưa ở Huế sao buồn thế, Cứ kéo dài ra mãi mấy ngày Đến Tố Hữu cũng phải kêu lên: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi, Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. 18 NGUYỄN ĐẮC XUÂN IV. Do người dân Huế tạo nên: 1. Có nhiều món ăn nấu theo lối Huế nhất (theo nhà địa lý Trần Đình Gián, Việt Nam có 3.000 món ăn thì Huế đã có gần 1.700 món, chiếm trên phân nửa món ăn Việt Nam). 2. Có quần hai ống và chiếc áo dài ra đời sớm nhất (đầu thế kỷ XVIII, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát); 3. Kho tàng ca nhạc truyền thống và dân ca có nhiều làn điệu nhất (35 làn điệu chính), trong đó ca Huế (23 làn điệu chính): Thuộc cung Bắc (hơi Khách): Lưu thủy, Kim tiền, Long ngâm, Cổ bản, Lộng điệp, Phú lục. Chín bản Tàu: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Bình bán, Tây mai, Liên hườn, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã; Thuộc cung Nam (hơi Ai): Nam ai, Nam bình, Quả phụ, Tương tư khúc; Thuộc cung Nam hơi Dựng: Hành Vân, Nam Xuân, Cổ bản dựng, Tứ đại cảnh. Dân ca: Hò (5 điệu chính): Hò Bún ¸ò Huế 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 19 Mái nhì, hò Mái đẩy, hò Giã gạo, hò Hụi (hò Nện), hò Ô. Lý (7 làn điệu chính): lý Giao duyên (cũng gọi là Huê tình), lý Hoài xuân, lý Con sáo, lý Qua đèo, lý Tử vi, Lý Mười thương, lý Tình tang... Trên đây là những kỷ lục dễ thấy. Còn biết bao lĩnh vực khác chưa có điều kiện để điều tra thống kê, so sánh nên chưa dám đề cập đến như: Phá Tam Giang - vùng phá nước lợ rộng nhất vùng Đông Nam Á (trên 56km2), phụ nữ Huế viết văn bạo nhất, Huế có nhiều người làm công tác ngoại giao nhất, những người đi xa có máu đồng hương đậm đà nhất v.v... Dù chưa thống kê và so sánh hết nhưng với những kỷ lục nêu trên thì đã thấy không một thành phố trực thuộc tỉnh – và vùng chung quanh nào lại có những kỷ lục quốc gia như Huế. Làm sao phân biệt Thuận Hóa, Huế, Phú Xuân? Ba địa danh này đều nằm trên một vùng đất có tên gọi là Huế. Tùy theo thời gian mà từng tên gọi có ý nghĩa rộng hẹp khác nhau. Trước khi công chúa nhà Trần - Trần Huyền Trân - về làm dâu nước Chăm-pa, mảnh đất Thuận Hóa thuộc hai châu Ô và châu Ry (Lý). Năm 1306, vua Chế Mân lấy đất hai châu Ô, Ry làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1307, nhà Trần đổi tên hai châu này thành châu Thuận (bằng lòng) và châu Hóa (thay đổi) và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt (tên nước ta lúc đó). Sang đầu triều Lê, sáp nhập hai châu Thuận và Hóa lại thành lộ rồi trấn, rồi xứ Thuận Hóa. Xứ Thuận Hóa lúc ấy rất rộng, gồm cả lãnh thổ tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên, phần phía bắc thành phố Đà Nẵng và một phần đất tỉnh Savanakhét (Lào) ngày nay. Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vua Lê, chúa Trịnh cho vào trấn đất Thuận Hóa và ông đã dựng nghiệp “vạn đại dung thân” cho con cháu nhà Nguyễn sau này. Từ Thuận Hóa đọc gọn lại và trại ra thành từ Huế. Đầu thế kỷ XVII, A. De Rhodes đến Thuận Hóa và ghi tên địa danh này trong sách của ông là Kẻ Huế (trong lúc đó ông ghi vùng Thăng Long - Hà Nội là Kẻ Chợ). NGUYỄN ĐẮC XUÂN Chùa Thiên Mụ ƺtranh thêuƻ Phú Xuân là một ngôi làng cổ thuộc huyện Hương Trà nằm trên bờ bắc sông Hương, được chúa Ngãi vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) chọn làm nơi đặt thủ phủ của xứ Đàng Trong; từ năm 1687, chúa Võ vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát) (1738-1765) chọn làm Đô thành Phú Xuân và vua Quang Trung (1788-1792) chọn làm Kinh đô của nước Việt dưới thời Tây Sơn (1788-1801). Đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long xây dựng Kinh đô mở rộng trên đất của 8 làng nhưng vẫn lấy tên là Phú Xuân kinh. Sau này Phú Xuân kinh chỉ là khu vực phía bắc của thành phố Huế. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Ngày nay, người ta hiểu Thuận Hóa là đất cũ của hai châu Ô và Ry xưa, Thuận Hóa đọc gọn lại và trại ra thành Huế. Nói đến Huế là ám chỉ vùng văn hóa trong phạm vi hai tỉnh Trị Thiên và một phần phía bắc Đà Nẵng, khác với thành phố Huế chỉ là một đơn vị (tỉnh lỵ) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Còn Phú Xuân là nơi đặt Kinh đô của vua Quang Trung và nhà Nguyễn nằm trong thành phố Huế bây giờ. Trong lịch sử cận đại, khi nhà Nguyễn đã suy sụp, người Pháp thắng thế không gọi triều đình nước Đại Nam mà gọi là triều đình Huế. Chữ Huế được dùng ở đây có nghĩa rộng đến cả Trung kỳ. Tên sông Hương có tự bao giờ? Vì sao đặt tên là sông Hương? Không rõ hồi còn nằm trong vương quốc Chăm-pa, con sông Hương hiện nay mang tên gì. Theo Ô châu cận lục - ra đời năm 1553(1) - và Phủ biên tạp lục, viết năm 1776 đều gọi là sông Linh Giang. Nhiều tài liệu khác cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, Yên Lục, sông Huế v.v... Chưa tìm được tài liệu để biết đích xác năm khai sinh cái tên sông Hương. Thơ văn đề cập đến sông Hương sớm nhất có lẽ là của Nguyễn Du - nhà thơ, làm quan đầu triều Nguyễn. Trong một bài thơ chữ Hán, Sông Hương nhìn từ đồi Vọng Cảnh 1 Ô châu cận lục - Dương Văn An nhuận sắc, Bùi Lượng phiên dịch, Văn hóa Á Châu, SG 1961 tr. 17 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Hoàng hôn trên dòng Hương iangƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ Nguyễn Du viết: “Hương Giang nhất phiến nguyệt, kim cổ hứa đa sầu” Tạm dịch: Sông Hương là một mảnh trăng, xưa nay đã gợi lên bao mối sầu. Đến Huế sau Nguyễn Du mấy chục năm, Đào Tấn - nhà soạn tuồng vĩ đại thời Tự Đức - cũng trong một bài thơ chữ Hán đã viết về sông Hương. “Cộng ẩm Hương Giang thủy Vô nhân thức thủy hương” Tạm dịch: Cùng uống nước sông Hương Không có (mấy) người cảm được cái mùi thơm của nước. Mùi thơm của nước sông Hương không phải là mùi hương tưởng tượng của các nhà thơ. Mùi hương của nước sông Hương là có thật. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Cụ Vân Bình Tôn Thất Lương (1887-1951) - một vị hoàng tộc, uyên thâm sử học và văn học cổ điển Việt Nam, tác giả bài Hương Giang hành(1) - đã cho biết nguồn gốc của mùi thơm đó khi nói về con sông xinh đẹp này. Vân Bình viết: “Hương Giang phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa - Thiên, quanh co gành bãi ruộng vườn, chảy lần qua Kinh thành, đến cửa Thuận An rồi ra Đông Hải. Hai bên bờ tả hữu trạch có giống Thạch xương bồ là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương giang (sông Thơm) bởi đó mà có danh vậy. Cỏ thơm có giống Thạch xương bồ, Sanh ở hai nguồn tả, hữu trạch Hơi thơm dầm nước, nước trong veo Hợp thành sông thơm chảy róc rách. Con sông nhỏ chảy qua hai huyện Hương Thủy và Phú Vang là sông Thọ Lộc hay sông Như À? Từ bờ nam sông Hương về thôn Vỹ Dạ nổi tiếng ở phía Đông thành phố Huế, người ta phải đi qua Đập Đá. Cái đập bằng xi măng này chắn ngang cửa nhánh sông Hương chảy về hướng đông nam giữa hai huyện Hương Thủy và Phú Vang. Sau năm 1975, một số bản đồ và văn thơ đăng trên báo chí ở Thừa Thiên Huế gọi con sông nhỏ này là sông Như Ý. Được biết tất cả sông núi, làng xã, di tích ở phủ Thừa Thiên trước kia đều đã được Quốc sử quán triều Nguyễn đưa vào sách Đại Nam nhất thống chí. Tìm trong bộ sách quan trọng này không thấy có con sông nào có tên là Như Ý cả. Trong lúc đó con sông mà ngày nay gọi là Như Ý thì Đại Nam nhất thống chí gọi là sông Thọ Lộc(2). Sông Thọ Lộc chảy qua 26 dặm rồi hiệp với sông Lợi Nông chảy vào vùng phá Hà Trung. 1 Hoàng Trọng Thược - Hương Bình thị phẩm Huế 1962 tr. 125 2 Tập Thượng, bản dịch của Nguyễn Tao NGUYỄN ĐẮC XUÂN Sông Bồ bắt nguồn từ đâu? (·ng Phan HŅu D. CLB Văn hóa Huế tĀi Hà Nội hỏi)" Bồ là tên dân gian có từ thời Ô, Ry của Chiêm Thành. Tên chính thức ghi trong trong Đại Nam nhất thống chí gọi là sông Phú ůc. Sông Bồ ở phía bắc huyện Hương Trà 20 dặm (theo Huỳnh Tịnh Của, một dặm = 135 trượng, mỗi trượng = 10 thước mộc. So với thước Tây (metre), mỗi thước mộc tương đương 0, 4 thước Tây. Vậy một dặm: 135 ⋅ 10 ⋅ 0, 4 tức khoảng 540m bây giờ); bờ phía nam của sông thuộc huyện Hương Trà, bờ phía bắc (thượng lưu) thuộc huyện Phong Điền và (hạ lưu) thuộc huyện Quảng Điền. Phần mở đầu ¸ài Phú rc iang ƺtức sông Bồƻ trong sách Đại Nam nhÕt thống chíƑ đời Duy TânƑ tập Thừa Thiên phủ ƺthưķngƻ trƔʽ˄¸ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Một Áhúc sông Bồ đoạn chảy Çua thị trÕn Sịa Sông Bồ có bốn nguồn: Nguồn thứ nhất: từ phía đông thác Lỗ Mộ núi Sơn Hồ chảy đi 6 dặm đến khe Trái. Nguồn thứ hai: từ núi Bồng Trượng (hay Bồng Bạt) chảy qua phía bắc 7 dặm rồi hiệp với khe Trái, lại chảy qua đông 25 dặm đến ngã ba Hiền Sĩ. Nguồn thứ ba: từ phía đông khe Để ở núi Sơn Quả chảy quanh co chừng 1 dặm đến Bến Than, lại chảy 12 dặm hiệp với sông Hiền Sĩ. Nguồn thứ tư: từ phía nam núi Thị Toại qua ấp Xuân Lộc 19 dặm đến sông Cổ Bi, 12 dặm hiệp với sông Hiền Sĩ rồi chảy về phía đông 8 dặm đến con sông có tục danh là sông Phú ůc. Đến đây sông Phú ůc chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất, qua phía bắc chợ Thanh Lương, lại chảy 9 dặm qua khe Hương Cần, rồi 7 dặm đến khe Vân Cù, chảy thêm một dặm qua xã Thanh Hà và chảy thêm 3 dặm nữa đến ngã ba Thanh Phước mà vào sông Hương. Nhánh thứ hai: qua phía đông xã Bác Vọng đến đầm An Xuân mà vào phá Tam Giang. NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tên núi Ngự có tự bao giờ, vì sao gọi là núi Ngự? Trong Ô châu cận lục (1553) - cuốn địa chí đầu tiên của vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - không viết gì về núi Ngự Bình ngày nay. Khi viết về sự kiện chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái dời dinh phủ từ Kim Long về làng Phú Xuân (1687), Lê Quí Đôn trong Phủ biên tạp lục (1776) mới cho biết: “Người ta lấy hòn núi tròn Mạc Sơn cao chính làm tiền án (bình phong ở phía trước) ngôi phủ mới”(1). Các sử thần triều Nguyễn viết Đại Nam thực lục Tiền biên, khi thuật lại chuyện năm 1687, chúa Nghĩa dời dinh phủ về Phú Xuân ở Quyển VI, tr.51 chỉ cho biết: “... dời dựng phủ mới sang Phú Xuân, lấy núi đằng trước (tức núi Ngự Bình) làm án...”(2) mà không cho biết tên cũ của hòn núi làm án (sau này có tên là Ngự Bình) là tên gì. Như vậy, theo Lê Quý Đôn, núi Ngự xưa có tên là Mạc Sơn. Núi Ngự Bình 1 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Quyển I, tr. 35a, bản dịch của Lê Xuân Giáo, Phủ QVKDDTVH xuất bản, Sài Gòn 1972, tr. 97 2 Đại Nam thực lục tiền biên, Tập I, Nxb Sử học, Hà Nội 1962, tr. 134 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Hình ảnh sông HươngƑ núi Ngự Çua nét cọ của họa sĩ Tôn ThÕt Đào ƺʼ˄ˀˁƻ Núi Ngự Bình bằng thẳng, vuông vức, đột khởi lên như một chiếc bình phong nằm ở bờ nam sông Hương. Cho nên trước thế kỷ XIX, dân gian gọi nó là Bằng Sơn. Khi thiết kế Kinh thành Huế (1803-1804) ở bờ bắc sông Hương, vua Gia Long chọn hòn núi này (Mạc Sơn hay Bằng Sơn) làm tiền án giữ trước kinh thành và đặt cho tên mới là Ngự Bình Sơn (núi Ngự Bình). Suốt hai thế kỷ qua, núi Ngự Bình nằm bên bờ nam sông Hương là biểu tượng văn hóa sang trọng nhất của vùng Thuận Hóa xưa. Núi Ngự sông Hương đã gợi hứng cho biết bao bài thơ, bản nhạc, tranh vẽ tuyệt vời dành cho thành phố Huế đẹp và thơ. Núi Bạch Mã được phát hiện từ năm nào, có gì đặc biệt? Bạch Mã ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên, cách Huế 55km, do một kỹ sư người Pháp tên là Gérard tìm thấy ngày 28-7-1932, Bạch Mã là một vùng rừng núi diện tích khoảng 15km2, chỗ cao nhất là 1.450m tại NGUYỄN ĐẮC XUÂN đình Lâm Viên và chỗ thấp nhất là Thác Bạc 1.050m, có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, nhờ ảnh hưởng của gió bể và độ cao, về mùa nắng nhiệt độ lên xuống từ 19oC đến 20oC như Đà Lạt. Bạch Mã là một nơi nghỉ mát lý tưởng ở Việt Nam. Vì thế, ở đây đã có 139(1) biệt thự xinh xắn được xây cất theo những lối kiến trúc đặc biệt (như khách sạn Morin, các biệt thự của các viên chức cao cấp họ Thân, họ Hồ Đắc...) tạo cho Bạch Mã một bộ mặt rất mỹ lệ trên núi đồi phóng khóang, giữa cây cao rừng rậm. Những thắng cảnh nổi tiếng của Bạch Mã có thác Đỗ Quyên, đồi Bảo An, suối Hoàng Yến, Ngũ Hồ v.v... Tuy nhiên, vì chiến tranh, nhà cửa ở đây hầu hết đã đổ nát, các thắng cảnh bị hoang phế. Bạch Mã, ngoài giá trị là một khu nghỉ mát, còn là một khu rừng nguyên sinh với nhiều thảo mộc, chim thú quí hiếm. Năm 1986, núi Bạch Mã đã được công nhận là vườn quốc gia, đường nhựa đã lên đến đỉnh. Một số kiến trúc cũ đã được trùng tu làm nơi ăn ở cho khách tham quan. Đường lên Áhu nghđ dưĵng trên núi Bạch MÙ 1 Theo Tỉnh Thừa Thiên, Địa phương chí in năm 1973, tr. 15 cho biết có đến 300 biệt thự 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Thác ĐĨ Quyên Xin nói cụ thể hơn về di tích trên đËo Hải Vân để có sự thống nhất khi hướng dẫn du lịch? Một số tư liệu của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo cho rằng: Hải Vân quan chỉ là một cái cửa trên đèo Hải Vân, con đường Cái quan (đường xuyên Việt) ngày xưa đã đi qua cửa đó. Nhiều người lại viết phía trên cái vòm cửa Hải Vân, mặt phía Nam có biển đá đề ba chữ Hán lớn Hải Vân quan, mặt phía Bắc vòm cửa đề 6 chữ Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Nhiều tài liệu khác viết ngược lại cho rằng ba chữ Hải Vân quan ở mặt Bắc (nhìn về phía Huế) và Thiên hạ đệ nhất hùng quan nằm ở mặt Nam (nhìn về Đà Nẵng) Có người viết 6 chữ Thiên hạ đệ nhất hùng quan ở mặt Bắc vòm cửa đã mất từ lâu; có người cải chính rằng 6 chữ ấy vẫn còn nằm ở NGUYỄN ĐẮC XUÂN chỗ cũ, phải lên trên cao một chút mới thấy. Vậy nên hiểu như thế nào cho chính xác? Để trả lời vấn đề này xin trích dẫn ở đây một số tư liệu như sau: “Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), triều Nguyễn cho xây đắp cửa Hải Vân, ở đỉnh núi Hải Vân, phía trước phía sau đều đặt một cửa quan, (ngạch trước viết 3 chữ Hải Vân quan, ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (cửa ải hùng mạnh nhất thiên hạ). Cửa trước bề cao và bề dài đều 15 thước, bề ngang 17 thước 1 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, bề ngang 8 thước 1 tấc, hai bên là tả hữu cửa quan xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Sai Thừa Thiên và Quảng Nam thuê dân làm, vài tháng làm xong” Tài liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn, công trình nghiên cứu của ông H, Cossarat (BAVH, 1921) cùng với tài liệu điền dã cho biết di tích tại đỉnh đèo Hải Vân là đồn ải kiên cố gồm có một hệ thống phòng thành, các ụ đặt súng thần công, doanh trại dành cho sĩ quan và lính giữ ải, kho thuốc súng... đặc biệt là đoạn đường giao thông nối hai cửa ải chạy giữa hai bức thành đá kiên cố hình vòng cung dài trên 60m. Cửa trước (hướng Nam Bắc, nhìn về phía Đà Nẵng, hiện còn gần như nguyên vẹn), chiều cao và bề dài đều 15 thước. Bề ngang 17 thước(1) 1 tấc. Cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc. Cửa tò Toàn cảnh đòo Hải Vân 1 1 thước ta 0,425m 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ ập ghềnh uốn Áhúc đường lên đòo Hải Vân ƺphía BÞcƻ vò (cũng gọi là cửa vòm) của hai cửa trước và sau đều cao 10 thước 8 tấc, bề ngang 8 thước 1 tấc. Phía trên cửa vòm mặt trước cửa trước có gắn một phiến đá hình chữ nhật chạm nổi theo chiều ngang 3 chữ Hải Vân quan, Phía trái phiến đá chạm theo chiều dọc 7 chữ nhỏ Minh Mạng thất niên cát nhật tạo (xây dựng vào một ngày tốt năm Minh Mạng thứ 7). Phía trên cửa vòm mặt trước cửa sau (hướng về Huế) có gắn một phiến đá cũng có hình chữ nhật chạm nổi theo chiều ngang 6 chữ: “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (cửa ải hùng mạnh nhất thiên hạ). Di tích cửa sau mang 6 chữ Hán này vẫn còn. Phế tích đồn ải Hải Vân thuộc quyền quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và đang được nghiên cứu để trùng tu. Sau khi được trùng tu tôn tạo chắc chắn di tích đồn ải Hải Vân sẽ được giới thiệu chính thức cho khách tham quan. NGUYỄN ĐẮC XUÂN Cửa nhìn về phía Huế cĤ gÞn ¸iển ơThiên hạ đệ nhÕt hùng ÇuanƢ ƺchụp năm ʼ˄ʼ˃Ƒ tư liệu của HƔ CossaratƻƔ TÕm ¸iển chạm nổi sáu chữ ơThiên hạ đệ nhÕt hùng ÇuanƢ vÖn còn nguyên vĂn trên phế tích cửa ải nhìn về phía HuếƔ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Gọi là đËo Ải Vân hay Hải Vân? Tên đó có từ bao giờ? Vì sao người ta nói Ải (hay Hải) Vân là “Đệ nhất hùng quan”? Trên đỉnh đèo Hải Vân còn có di tích cửa Hải Vân với biển đề năm Minh Mạng thứ 7 (1826) với 3 chữ Hải Vân quan rõ ràng. Như vậy tên của cái đèo cao nhất Việt Nam nầy là Hải Vân chứ không phải là Ải Vân. Không rõ thời còn thuộc vương quốc Chăm-pa núi Hải Vân được mang tên gì? (1). Và từ sau ngày về với đất Đại Việt (1306) tên Hải Vân do ai đặt và đã xuất hiện từ bao giờ thì chúng tôi chưa tra cứu được. Chúng tôi chỉ mới biết được năm Nhâm Dần (1602), mùa thu tháng 7, chúa Tiên Nguyễn Hoàng: “Đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thể, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (Duy Xuyên) xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ”(2) Mát Nam cửa ải Hải Vân ngày nay 1 Ngay cả hai ông Dohamide và Dohamie đồng tác giả Dân tộc Chàm lược sử in lần thứ nhất 1965 cũng không biết tên cũ là gì nên dùng tên đèo Hải Vân, xem tr. 75 2 ĐNNTC (Tiền biên), bản dịch, T1, Nxb Sử học, Hà Nội 1962, tr. 42 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Hoàng tử thứ sáu trấn giữ Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên. Hơn mười năm trấn giữ Quảng Nam (1602 - 1613), Nguyễn Phúc Nguyên đã giúp chúa Tiên mở mang bờ cõi về phía nam và tổ chức Hội An thành một đô thị cửa biển quan trọng. Người có công đầu mở mang phố Hội An để hôm nay được công nhận là Di sản thế giới có thể nói chính là Nguyễn Phúc Nguyên. Đèo Hải Vân và phố Hội An có một quan hệ lịch sử bắt đầu từ thời điểm ấy (1602). Thời quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân (1774 - 1786), Lê Quí Đôn viết sách Phủ biên tạp lục đã cho biết trên tại đỉnh đèo Hải Vân có một “đồn tuần quán Ải”(1) và quân Trịnh “đã cho làm đỉnh đèo Hải Vân một dẫy lũy kiên cố, để chống giữ với những bất trắc ở phía nam”(2). Khoảng trung tuần tháng năm năm Bính Ngọ (1786), đạo quân chủ lực của Tây Sơn không đánh lũy Hải Vân từ phía đông nam lên (bờ biển Đà Nẵng) mà đi đường thượng đạo phía tây nam Phú Lộc leo lên đỉnh núi Hải Vân rồi từ trong mây mù trên cao tấn công xuống. Bị đánh bất ngờ, quân Trịnh phải bỏ lũy tháo chạy nhưng cũng bị bắt và bị giết gần hết. Chủ tướng Trịnh là Hoàng Nghĩa Hồ phải bỏ mạng chốn sa trường (3) Thời Tây Sơn không rõ có xây dựng lại lũy Hải Vân hay không vì cho đến nay chưa tìm được một tư liệu nào để khẳng định việc này. Thời Gia Long (1802 - 1819), theo Đại úy Rey, trên đỉnh Hải Vân không có sự phòng thủ nào quan trọng. Chỉ có một cơ quan thu thuế nhỏ, vài quán ăn, nơi ở bình dân.(4) Việc phòng thủ lớn tại đèo Hải Vân chủ yếu thực hiện dưới thời Minh Mạng. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), triều Nguyễn cho “Xây đắp cửa Hải Vân, ở đỉnh núi Hải Vân, phía trước phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ “Hải Vân quan”, ngạch sau viết sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.(Cửa ải hùng mạnh nhất thiên hạ). Cửa trước bề cao và bề dài đều 15 thước, (5) bề ngang 17 thước 1 tấc, 1 Phủ biên tập lục tập 1 - bản dịch Lê Xuân Giáo, phủ QVKĐTVH xb, SG, 1972, tr. 204 2 Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, Nxb QDND, Hà Nội 1977 - tr. 114 3 Nguyễn Lương Bích... Sđd, tr. 116 4 Theo H. Cossarat, Le )ortin du col des nuages, BAVH 1921, tr. 72 5 1 thước ta 0,425m 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, bề ngang 8 thước 1 tấc, hai bên tả hữu cửa quan xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Sai Thừa Thiên và Quảng Nam thuê dân làm, vài tháng làm xong. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cổ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng) theo viên tấn thủ đóng giữ. Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quản hạt Quảng Nam”.(1) Đoạn tư liệu chính thức vừa trích trên lấy trong sách Đại Nam thực lục chính biên. So với thực tế do người Pháp khảo sát hồi đầu thế kỷ X thì hệ thống phòng thủ ở ải Hải Vân quan có thêm một vài chi tiết nữa. Hệ thống ải Hải Vân có mục đích bảo vệ cho Kinh đô Huế được xây dựng từ đỉnh đèo Hải Vân xuống tận làng biển An Cư (người Pháp đọc trại L’An Cư ra thành Lăng Cô). Ngoài Hải Vân quan là đồn nhất, còn có Đồn nhì ở lưng chừng đèo (theo H. Cosserat ở gần km71) và Bia đá ¸ên trong cửa ải Hải Vân ngày nay 1 ĐNTLCB, tập VIII, Nxb KHXH, Hà Nội 1964, tr. 22 và 23 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Sơ đồ tổng thể ải Hải Vân do HƔ Cassarat thực hiện năm ʼ˄ʼ˃ và HVV sao lại Đồn ba tại một trái đồi ở Lăng Cô - nơi sau nầy vua Khải Định xây nhà nghỉ mát (1). Tên gọi Đồn nhì ngày nay vẫn còn được giới tài xế Huế - Đà Nẵng dùng. Tài liệu của triều Nguyễn cho biết có 5 khẩu súng quá sơn (canon), nhưng theo C.Paris thì có đến 6 khẩu bằng đồng (bronze) và bằng gang (fonte), được đặt mỗi bên 3 khẩu, chế tạo từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826). C.Paris đã cho biết kích thước của 2 khẩu tiêu biểu: Khẩu thứ nhất dài 1m77, lòng súng có đường kính 0m11, khẩu thứ hai dài 1m89, lòng súng cũng có đường kính 0m11. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), vua “Sai các quân Thị nội Thần sách đều cử một suất đội và 50 biền binh đi thú Hải Vân quan mỗi tháng thay phiên nhau một lần”.(2) Năm Minh Mạng thứ 11 (1930) “Đặt thêm một phòng thủ úy ở Hải Vân (trước đặt một viên). Lệ trước: Biền binh trú phòng mỗi tháng một lần thay phiên, còn phòng thủ úy đóng giữ mãi. Vua cho rằng nơi ấy lam chướng hơi nặng, đổi lại: biền binh 15 ngày một lần thay phiên, phòng thủ úy một tháng một lần thay phiên”.(3) Cũng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), tháng 10, ải Hải 1 Theo H. Cossarat, Le )ortin du col des nuages, BAVH 1921, tr. 75 2 ĐNTLCB, tập IX, Nxb KHXH, HN 1964, tr. 330 3 ĐNTLCB, tập XVII, Nxb KHXH, HN (?), tr. 252 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Vân được phát “Bản vẽ các hiệu cờ các nước ngoại dương”(1) để tiện theo dõi tàu nước ngoài vào vùng biển Hải Vân. Năm Minh Mạng thứ 18 (1937) mùa thu, sức dân đến ở hai bên đường đèo Hải Vân để “cho từ đỉnh núi đến chân núi, đoạn nào cũng có nhà ở nối liền nhau, cho người đi đường có nơi dừng chân tạm trú, đói có chỗ ăn, khát có chỗ uống...”(2) Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), vua dụ bộ Công rằng: “Núi Hải Vân là núi rất có tiếng ở nơi kỳ điện, thực là đất thiêng, chuẩn bị cho xây dựng đền thờ thần núi ấy về giới phận phủ Thừa Thiên, do kinh doãn thuê dân làm, hàng năm đến tế vào tháng trọng xuân (tháng 2) (sau tế Nam Hải Long Vương 1 ngày) (3). Năm Minh Mạng thứ 21 (1839), tháng 5, vua dụ: “Hải Vân là chỗ hiểm trở thiên nhiên. Trước đây trẫm ngự chơi Quảng Nam, thấy đường sá gập ghềnh, đi lại không tiện, đã sức sai mở rộng sửa sang. Nay nghĩ trải qua năm tháng đã lâu, tất gai góc đã um tùm. Vậy đều phải chiểu theo địa phận từng hạt liệu thuê dân phu phụ cận, phàm chỗ nào bậc đá đổ khuyết thì xây vá lại, chỗ nào cây cỏ mọc xen vào thì phát bỏ đi. Cần trong Cửa nhìn về phía Đà Nßng gÞn ¸iển ơHải Vân ÇuanƢ ƺchụp năm ʼ˄ʼ˃Ƒ tư liệu của HƔCassaratƻƔ 1 ĐNTLCB, tập XVIII, Nxb KHXH HN (?), tr. 297 2 ĐNTLCB, tập XIX, Nxb KHXH, HN 1968, tr. 246 3 ĐNTLCB, tập XXI, Nxb KHXH HN 1969, tr. 31 NGUYỄN ĐẮC XUÂN hàng tuần hàng tháng phải sửa xong hoàn chỉnh để tiện cho người đi lại”. (1) Tháng 6 năm Minh Mạng thứ 21 (1840), đồn Hải Vân quan được phát một ống kính thiên lý (ống dòm).(2) Hai tháng sau, lại được cấp kính “vạn lý” cùng một lúc với Kỳ đài ở Huế.(3) Năm Thiệu Trị thứ hai (1842) nhận thấy: “Ở Hải Vân quan, dọc núi chạy dài, đường nhỏ nhiều ngả, những kẻ trốn tránh phần nhiều do đó lẻn đi. Bèn sai Kinh doãn và quan tỉnh Quảng Nam khám lại ở những chỗ giáp giới, đều sai lấp bằng đất đá, mỗi chỗ rộng một hai trăm trượng(4) trồng chặn ngang những thứ cây gai góc để lấp lối kẻ gian lẩn lút. Người nào lẻn qua chỗ ấy sẽ bị bắt tội” (5) Tuy vua Thiệu Trị tổ chức phòng thủ kiểm soát chặt chẽ đến thế nhưng “kẻ gian” vẫn trốn qua được. Ví dụ vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), “Hai người con cháu nhà Lê an sáp ở tỉnh Quảng Nam, vì nghèo trốn về nguyên quán”. Hai người nầy về được nguyên quán ở miền Bắc vì sự sơ suất của “người coi giữ đèo Hải Vân và cửa biển Quảng Bình”. Những người có trách nhiệm ở hai nơi nầy đã phải bị tội.(6) Tô sứ hiệu Thanh Ngoạn vû cảnh đòo Hải Vân cĤ ghi ¸ài thơ NgÙi Linh xuân văn của Minh vương Nguyễn Phúc ChuƔ ƺTư liệu của TĐSƻƔ 1 ĐNTLCB, tập XXII, Nxb KHXH HN 1969, tr. 168 2 ĐNTLCB, tập XXI, Nxb KHXH HN 1969, tr. 168 3 ĐNTLCB, tập XXI, Nxb KHXH HN 1969, tr. 209 4 1 trượng 1,70m 5 ĐNTLCB, bản dịch tập XXIV, Nxb KHXH, HN 1971, tr. 101 6 ĐNTLCB, bản dịch tập XXVI, Nxb KHXH, HN 1972, tr. 254 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Qua sử sách được trích dẫn trên chúng ta có thể khẳng định: Hệ thống phòng thủ cho Kinh đô Huế tại đèo, núi và ải Hải Vân là một công trình quân sự tiêu biểu của vua Minh Mạng. Cửa Hải Vân ở vị trí cao nhất, hiểm trở nhất và được vua Minh Mạng cho phòng thủ qui mô nhất (so với các cửa ải khác) vì thế mà nó được mệnh danh là “Đệ nhất hùng quan” chăng? Cửa Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào? Cửa Thuận An là cửa biển chính của Thừa Thiên Huế dẫn nước hệ đầm phá Tam Giang ra biển Đông. Theo tài liệu, ngày nay được biết, cửa biển cũ nhất dẫn nước phá Tam Giang ra biển Đông là cửa Tư Hiền ở vùng cực nam của phá (thuộc huyện Phú Lộc). Vào năm Giáp Thân (1404), một trận lũ đột phát, nước sông Yên Lục (cũng gọi là Lô Giang, sau là Hương Giang) chảy mạnh xói ngang lưng lưỡi cát nằm giữa phá Tam Giang và biển Đông tạo thành một cửa biển thứ hai. Cửa biển mới này cắt rời làng Thai Dương và làng Hòa Duân (thuộc huyện Phú Vang ngày nay). Vì cắt ngang lưng một lưỡi cát nên cửa biển mới này mang tên Yêu Hải môn (yêu là cái lưng), cũng có tên Noãn Hải môn, Nhuyễn Hải môn. Dân gian thường gọi là cửa Eo, cửa Bạt Thác, cửa Thai Dương. Cửa Eo cắt ngang lưỡi cát gây trở ngại cho việc lưu thông, đời nhà Hồ, đời nhà Lê đã bắt dân Thuận Hóa gánh đất lấp. Nhưng sức người lúc đó không chọi nổi với trời đất nên việc lấp biển không thành. Cửa Eo đã tồn tại song song với cửa Tư Hiền cho đến cuối thế kỷ XIX. Tháng 6-1801, Đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Tạ cho quân triệt ngang cửa Eo không cho quân Nguyễn ở Gia Định tiến vào phá Tam Giang để lên chiếm lại Phú Xuân. Tướng Nguyễn Văn Trương phải khó nhọc lắm mới phá được hệ thống phòng ngự tại cửa biển của quân Tây Sơn. Do đó, sau ngày chiến thắng hoàn toàn quân Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi tên cửa Eo thành cửa Thuận An (1813). Từ cửa Thuận An này, nhà Nguyễn đã làm chủ được Phú Xuân mở ra thời kỳ độc lập hùng cường cho nước Việt Nam (từ 1838 gọi là Đại Nam). Nhưng 40 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Cửa ¸iển Thuận An ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ cũng chính qua cửa biển này, vào cuối đời người cháu gọi vua Gia Long bằng cố là Tự Đức, quân Pháp cũng vào cửa biển Thuận An để hoàn thành việc chiếm đóng Việt Nam, mở ra thời kỳ thuộc Pháp hơn 80 năm. Đến cuối thế kỷ XIX, vào ngày 15-10-1897, một trận sóng thần nổi dậy, thu hẹp cửa Eo cũ và mở thêm một cửa mới với cái tên dân gian là cửa Sứt. Rồi chẳng bao lâu sau, với trận bão năm Thìn (11-9-1904), cửa Eo cũ (mang tên Thuận An từ năm 1813) hoàn toàn bị bồi lấp, cửa Sứt được đào sâu thành cửa Thuận An của thế kỷ XX. Nhưng thật không ngờ, với trận đại hồng thủy vừa diễn ra vào đầu tháng 11-1999, cửa Thuận An cũ ở làng Hòa Duân lại xuất hiện trở lại. Đồng thời cửa biển Tư Hiền đã cạn từ lâu lại được mở rộng và đào sâu cùng tồn tại với Hòa Duân và Thuận An. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 41 Quê tôi ở gần chùa Túy Vân (huyện Phi Lộc, tỉnh Thừa Thiên) có cửa biển Tư Hiền nổi tiếng. Nhưng trong một số sách báo tôi được đọc gần đây thì có người viết cửa biển ấy đã từng có tên Tư Dung, Tư Khách. Tôi hỏi vì sao vậy thì được giải thích là vì húy kIJ nên phải đổi như thế. Xin cho biết húy kIJ là gì và ngoài tên cửa Tư Hiền, còn có tên người tên đất nào của Việt Nam vì húy kIJ mà phải đổi nữa không? Bây giờ không còn sợ húy kIJ nữa có nên đổi lại để gọi cho đúng tên cũ không? (Hū Minh TÝy, Tân BÏnh, TP.HCM) Trước tiên xin nói về húy kIJ là gì? Húy là kiêng không nói đến tên của người đã chết. Húy ky nghĩa là kiêng tránh. Thời quân chủ, húy ky là một vấn đề hết sức khắc nghiệt. Chỉ cần hiểu một cách đơn giản: húy ky là tránh nói, tránh viết tên vua, tên cha mẹ, ông bà... nhà vua. Các sĩ tử đi thi phải nhớ hết những tên cần Của ¸iển Tư Hiên ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ NGUYỄN ĐẮC XUÂN phải tránh để khỏi phạm trường quy (luật lệ ở trong trường thi). Nếu phạm nhẹ bị đánh rớt, bị đánh đòn, phạm nặng có thể bị tù. Chuyện phạm trường quy là chuyện lịch sử dành cho các nhà nghiên cứu. Ở đây chỉ đề cập đến những gì còn tồn tại trong đời sống dân chúng, trong sử sách đang lưu hành mà thôi. Chẳng hạn vì tránh tên Cam của ông triệu tổ dòng họ Nguyễn nên phải đọc tên ông Nguyễn Cam là Nguyễn Kim. Vì tránh tên Hoàng của chúa Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) mà họ Hoàng phải đổi thành họ Huỳnh. Tránh tên Nguyên (tên chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) nên phải đổi là Ngươn. Tránh đọc chữ Anh hay Ánh, tên vua Gia Long, nên phải đọc thành yên (yên em thay vì anh em) hay yến. Vì kỵ chữ Đảm tên vua Minh Mạng phải đọc là Đởm; hoặc chữ Hoa (bà Hồ Thị Hoa mẹ vua Thiệu Trị) thành Huê, Ba, hay Bông (cửa Đông Hoa thành cửa Đông Ba, cầu Hoa thành cầu Bông); cũng như vậy thì chữ Thật thành Thực, Miên thành Mân, Tự thành Tợ, Hương thành Nhang, Hồng thành Hường, Nhậm thành Nhiệm, Hoàn thành Hườn, Mạng thành Mệnh... Tên niên hiệu các vua dùng để viết, để đọc nhưng dân chúng vì sợ húy ky cũng kiêng luôn như chữ Kim Long (tránh âm Long của niên hiệu Gia Long) đọc thành Kim Luông, sông Hàm Long thành sông Hàm Luông. Cửa Tư Hiền ngày nay, thời Lý có tên Ô Long, đời Trần thấy Ô Long còn hơi hám Chăm nên đổi lại thành Tư Dung. Qua đời Mạc, tránh tên Mạc Đăng Dung nên đổi thành Tư Khách. Đời Lê trung hưng lấy lại Tư Dung. Dân gian lại đặt thêm tên riêng là Cửa Ông, Cửa Bạn. Thời nhà Nguyễn, chữ Dung là tên húy của vua Thiệu Trị nên đổi một lần nữa thành Tư Hiền. Tên Tư Hiền đã được dân chúng chấp nhận hơn một thế kỷ rưỡi qua, thiển nghĩ không nên lấy lại tên cũ. Mà có lấy thì lấy tên gì? Lấy tên Ô Long chăng? Chắc chắn không ai chấp nhận như thế cả. Chuyện tránh nói, viết tên vua đã ăn sâu vào nếp nghĩ của dân chúng. Ngày xưa người Việt Nam còn tránh tên của cha mẹ, tránh 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ tên của cả những người mình kính trọng, thậm chí tên hàng xóm láng giềng chứ không riêng gì những tên có liên quan đến các đời vua. Người miền Nam thời Nguyễn không nói duyệt võ, duyệt binh mà nói là dợt binh, dợt võ vì tránh tên ông Tả quân Lê Văn Duyệt, không nói cây cảnh mà nói cây kiểng vì tránh tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, không nói Cần Đức mà nói Cần Đước vì tránh tên ông Nguyễn Huỳnh Đức. Trên đây chỉ là phần trả lời hết sức sơ lược, có tính khái niệm thôi. Bạn muốn biết kỹ hơn về húy ky các địa danh ở Thừa Thiên Huế và trên toàn quốc phải thay đổi như thế nào xin đọc bài Quốc húy của triều Nguyễn của Tạ Quang Phát đăng trong Việt Nam khảo cổ học tập 4, (SG.1966) và các sách Esquisse sur les Interdits che] les Vietnamiens của Nguyễn Thẩm (Bộ QGGD SG 1965), Chữ húy Việt Nam qua các triều đại của Ngô Đức Thọ (Nxb Văn hóa, 1997). Những cung điện nào nổi tiếng từ thời các chúa Nguyễn? Chùa Thiên Mụ là di tích cổ nhất còn lại ở Huế ra đời vào năm 1601. Xuôi theo sông Hương, phía dưới chùa Thiên Mụ có dinh phủ Kim Long được chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan xây dựng vào năm 1635, và trải qua 2 đời chúa Thượng và Hiền vương (1635-1687). Không thấy sử sách nói đến những dinh thự cung điện đã ra đời ở Kim Long. Đến khi chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (Trăn) dời dinh phủ về làng Phú Xuân lấy núi Ngự Bình ngày nay làm tiền án thì cung vàng gác ngọc mới bắt đầu được xây dựng và lưu danh vào sử sách. Sau ngày chúa Ngãi về Phú Xuân 90 năm (1687-1776), Lê Quý Đôn vào làm trấn thủ Thuận Hóa vẫn còn thấy: “... Trên thì có phủ từ (đền của phủ Kim Hoa và Quang Hoa) ở giữa thì có nhà hành lang phủ trạch (nhà của phủ), ở dưới thì có những ngôi đường vũ phủ ửu (những ngôi nhà của phủ được tráng men như đồ sứ)”(1). Đến thời Nguyễn Phúc Chu, đền phủ Kim Hoa và Quang Hoa đổi thành hai điện, lại có những ngôi nhà Tựu Nhạc, nhà Chánh Quan, 1 Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh giải thích tên các kiến trúc cổ như sau: am là cái nhà tranh nhỏ để thờ Phật các là cái gác hay lầu đài là cái nền cao điện là cái nhà cao lớn đình là cái nhà nhỏ và có từ đồng âm đinh là cái sân hiên là mái tre hiên của ngôi nhà, phủ: ngôi nhà to trạch là nhà ở 44 NGUYỄN ĐẮC XUÂN nhà Trung Hòa, nhà Di Nhiên. Có đài Sướng Xuân, gác Diêu Trì, gác Triều Dương, gác Quang Thiên, đình Thụy Vân, hiên Đồng Lạc, am Nội Viện, đình Giáng Hương. Ở bờ nam sông Hương có phủ Cam, phủ Dương Xuân, lên phía trên nữa có điện Trường Lạc, phủ Tập Tượng, hiên Duyệt Võ... Lê Quý Đôn nhận xét: “Đâu đâu cũng đều là nhà lớn nguy nga, đài cao rực rỡ”. Trong tất cả những kiến trúc trên, chúng tôi quan tâm nhất 3 kiến trúc sau đây: 1. Phủ Dương Xuân: Qua nghiên cứu của chúng tôi được biết phủ tọa lạc trong khu vực chùa Thiền Lâm - chùa Vạn Phước và suối Tiên chảy thẳng góc với đường Điện Biên Phủ (Huế) ngày nay. Phủ Dương Xuân được vua Quang Trung sửa chữa thành cung điện Đan Dương và cuối cùng là lăng Đan Dương của vua Quang Trung. 2. Điện Trường Lạc: Hiện còn nền cũ và nhiều hiện vật kiến trúc bằng đá tại cánh đồng Bầu Vá thuộc Phường Đúc - Huế. Chùa Thiên Mụ - di tích cổ nhÕt còn lại ở Huế ra đời vào năm ʼˁʻʼƔ Ảnh: Hải Vân 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 45 Chùa Vạn Phước nÝm trong Áhuôn viên của cung điện Đan Dương xưaƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 3. Gác Triều Dương: Không rõ nằm ở vị trí nào nhưng chính đó là nơi Lê Quý Đôn ở và viết cuốn Phủ biên tạp lục vào năm 1776 và cũng cuối năm đó, Phan Huy Ích đã được vua Lê cử vào Thuận Hóa phong cho “Trưởng hiệu Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm Lưu thủ Quảng Nam, tước Cung quận công”, cũng lưu lại ở đây mươi ngày. Phủ Dương Xuân hay cung điện mùa đông của các chúa Nguyễn ở đâu? Đại Nam nhất thống chí, tập Thừa Thiên phủ (thượng) khi viết về gò Dương Xuân cho biết hai thông tin: - Phía nam gò có đàn Nam Giao. - Trên gò có dựng phủ Dương Xuân. Ta có thể hiểu rằng: phía nam phủ Dương Xuân có đàn Nam Giao, hay ngược lại, phủ Dương Xuân nằm ở phía bắc đàn Nam Giao. Trong thực tế và trên bản đồ giải thửa ấp Bình An lập cuối thế kỷ XIX, ta 46 NGUYỄN ĐẮC XUÂN thấy chùa Thiền Lâm cũng tọa lạc ở phía bắc đàn Nam Giao. Như vậy phủ Dương Xuân nằm cùng một hướng với chùa Thiền Lâm so với đàn Nam Giao. Theo Lê Quý Đôn, tác giả sách Phủ biên tạp lục cho biết, phủ Dương Xuân được xây dựng từ “năm Canh Thân (1680)”. Theo thông tin đó thì phủ Dương Xuân đã được xây dựng từ thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần. Không rõ lúc ấy chúa đang ở phủ Kim Long vì yêu cầu gì mà đi xây thêm phủ Dương Xuân. Phải chăng vì tháng 8 năm đó “gió bão, nước lụt ngập, mặt đất sâu hơn trượng, người và súc vật bị thương và chết nhiều” mà Hiền vơng phải dựng thêm phủ mới ở nơi đất cao để tránh lụt? Trải qua thời gian trị vì ngắn ngủi của chúa Nguyễn Phúc Thái (cũng có sách viết là Trăn) từ 1687 đến 1691, đến đời Nguyễn Phúc Chu, năm Canh Thìn (1700), phủ Dương Xuân được trùng tu. Lý do trùng tu phủ Dương Xuân năm Canh Thìn (1700), L. Cadière giải thích: “Năm 1698 ngày thứ hai trong tháng 11, một cơn bão lớn đã xảy ra, kèm theo mưa lớn và lụt. Minh vương (tức Nguyễn Phúc Chùa Kim TiênƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 47 Chu) cảm thấy nguy nan khi đang ngự trong cung, đã tìm đến chỗ an toàn trên một ngọn núi nhỏ. Ngọn núi này phải chăng là nơi ở cũ tại Dương Xuân, nơi Võ vương sau đó đã ở trong những tháng mùa đông, trong một cung điện, mà theo lời của Poivre, được xây dựng trên một cái gò. Phải chăng vì sự báo động (lũ lụt) trong năm 1698 đã khiến Minh vương có ý định xây dựng lại phủ Dương Xuân vào năm 1700”. Sách Đại Nam nhất thống chí lại viết: “Lúc đầu bản triều khai quốc thì có dựng phủ ở gò Dương Xuân này. Đời vua Hiển Tông năm Canh Thìn thứ 9 (1700) thì trùng tu. Cơ Tả thủy đào đất được một cái ấn đồng có khắc chữ: “Trấn Lỗ tướng quân chi ấn”, là ấn của Trấn Lỗ tướng quân. Nhân đó đặt tên là Ấn phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích, không biết ở vào chỗ nào”(1). Qua nghiên cứu của chúng tôi, phủ cũ Dương Xuân (cũng có tên là phủ Ấn) tọa lạc trong khu vực chùa Thiền Lâm - chùa Vạn Phước và suối Tiên thuộc phường Trường An ngày nay. Công chúa Ngọc Hân sáng tác “Ai tư vãn” ở đâu? Ai tư vãn là tiếng khóc chồng. Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân khóc hoàng đế Quang Trung. Tác phẩm này được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1792 (năm vua Quang Trung qua đời) đến 1799 (năm Ngọc Hân quy tiên). Xác định được nơi bà đã ở và sáng tác nên tác phẩm này sẽ góp phần nâng cao tính hiện thực của tác phẩm Ai tư vãn. Sử sách đã viết nhiều về sự kiện sau khi vua Quang Trung mất (1792), Quang Toản mới trên 10 tuổi lên nối ngôi, mời ông cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư. Bùi Đắc Tuyên chiếm chùa Thiền Lâm trên gò Dương Xuân để ở, “nha thuộc” của triều đình cũng phải dọn lên ở trong các chùa chung quanh dinh của ông ta (khu vực chùa Từ Đàm - chùa Vạn Phước ngày nay). Phan Huy Ích lúc ấy cũng ở trong một cái chùa dùng làm nhà trọ ở Kinh đô, có ghi lại câu ca dao: “Thiền Lâm có đá cheo leo Ai thương sư phụ thì trèo Thiền Lâm”. Vua Quang Toản lúc 1 Đại Nam nhất thống chí. Bản dịch của Nguyễn Tạo, do Nha Văn hóa bộ Quốc gia giáo dục, SG, 1960, tr. 56. Lý cho vì sao mất tích xin đọc thêm Dấu tích nhà Tây Sơn ở Huế (số 35). 48 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tiến sĩ Sử học Thu Trang trước ngôi lăng ¸à thân mÖu của cụ Phạm Liệu xây dựng ¸Ýng đá tận dụng liên Çuan đến phủ Dương uân và lăng Đan Dương của Hoàng đế Quang TrungƔ Ảnh: NĐ này ngự ở Kinh thành Huế phía bắc sông Hương. Bà Ngọc Hân theo nguyên tắc phải ở tại lăng Quang Trung để hàng ngày hương khói cho chồng. Qua nghiên cứu của chúng tôi, vua Quang Trung không có ý định đóng đô ở Huế nên chỉ tạm dùng Kinh thành Huế. Ngoài ra ông còn sử dụng thêm phủ Dương Xuân để làm một hành cung ở gần núi. Nhà vua cho sửa sang phủ Dương Xuân làm cung điện Đan Dương. Khi Quang Trung đột ngột băng hà, triều Quang Toản muốn giữ bí mật với các lực lượng thù địch nên đã chôn nhà vua ngay trong điện Đan Dương. Vì thế, theo Ngô Thì Nhậm thì từ ấy điện Đan Dương trở thành Đan Dương lăng hay Đan lăng (lăng Đỏ). Đan lăng qua nghiên cứu của chúng tôi nằm ở bờ bắc suối Tiên trước mặt chùa Thiền Lâm ngày nay (số 150 Điện Biên Phủ, Huế). Như thế, bà Ngọc Hân phải ở gần chùa Thiền Lâm, gần Đan lăng, vậy bà ở chỗ nào? Như trên đã nói qua, từ Bùi Đắc Tuyên xuống đến quan đại thần Phan Huy Ích, các nha thuộc trong bộ máy cai trị của Bùi Đắc Tuyên đều ở trong các chùa; đặt giả thuyết bà Ngọc Hân cũng ở trong một ngôi chùa là phù hợp với thông tin đã đưa trong tiểu sử của bà. Nhờ đã xác định được khu vực của chùa Thiền Lâm - Đan lăng nên chúng 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 49 tôi đã khảo sát các chùa ở chung quanh tọa độ ấy và thấy rằng di tích chùa Kim Tiên với những biểu hiện còn ghi trong Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân là đáng lưu ý nhất. Sách viết: “Ở ấp Bình An, tương truyền chùa này do hòa thượng Bích Phong làm ra, đời vua Thế Tôn (Nguyễn Phúc Hoạt, 1738-1765) bản triều trùng tu sơn thiếp vàng xanh rực rỡ, trước dựng lầu vọng tiên, quy chế tráng lệ. Sau gặp binh hỏa bỏ hoang phế, nay (tức thời Thành Thái - Duy Tân) người trong ấp ấy nhân theo nền cũ làm lại. Trước chùa có giếng xưa, sâu hơn 30 thước, nước rất trong sạch (nay vẫn còn). Tương truyền xưa có tiên nữ ban đêm tắm ở giếng ấy nên cũng có tên là giếng Tiên”(1). Công chúa Ngọc Hân đã ở tại chùa Kim Tiên nên bà từng có mỹ hiệu là bà chúa Tiên. Sau khi bà mất (1799), ít người lui tới chùa Kim Tiên nữa. Các nhà sư chùa Kim Tiên ngày nay còn nhớ câu ca dao chỉ sự kiện lịch sử này: Chùa Kim Tiên ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 1 Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch Nguyễn Tọa - Sử - 1961 - tr. 86 50 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Chùa Thiền Lâm ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ “Vì ai nên nỗi sầu này Chùa Tiên vắng khách,tớ thầy xa nhau” Sau ngày vua Quang Trung mất, những người thân xuất thân nông dân của vua Quang Toản chung quanh Thái sư Bùi Đắc Tuyên nắm hết quyền hành. Hoàng hậu Ngọc Hân con vua Lê, có ăn học, lại có con trai với vua Quang Trung là một đối tượng dễ dàng bị phe Bùi Đắc Tuyên tiêu diệt để trừ hậu họa tranh giành chiếc ngai vàng của Quang Toản - cháu gọi Bùi bằng cậu. Biết thế nên bà Ngọc Hân xa lánh hết các thế lực chính trị thời đó để tu hành và gởi gắm nỗi lòng thương nhớ của mình vào tác phẩm Ai tư vãn. Ai tư vãn là tiếng than khóc chồng của tác giả Ngọc Hân. Khóc trong hoàn cảnh bi đát của mình. Đây là một nỗi đau có thực; trong hoàn cảnh cụ thể, tính ước lệ sáo ngữ giả tạo không bao giờ có thể gây được cảm xúc mạnh như chúng ta đã cảm nhận qua Ai tư vãn. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 51 Ta có thể tìm thấy những địa danh có thực, những hoàn cảnh có thực của công chúa Ngọc Hân trong Ai tư vãn: “Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo, Trước thềm lan hoa héo ron ron Cầu Tiên khói tỏa đỉnh non Xe rồng thăm thẳm bóng loan rầu rầu” “Cầu Tiên” là chiếc cầu bắc qua suối Tiên nối liền con đường đi từ điện Đan Dương - chùa Thiền Lâm qua chùa Kim Tiên. Đó cũng là cây cầu trên con đường Thiên lý đi từ bến đò Trường Súng vào các tỉnh phía Nam. Sử nhà Nguyễn gọi là cầu ván Dương Xuân Hạ, dài 51 thước 5 tấc, rộng 6 thước 4 tấc (dài 12 mét, rộng 1,5 mét)(1). “Đỉnh non” là đỉnh gò Dương Xuân phía sau điện Đan Dương và chùa Thiền Lâm. Trong một đoạn khác, Ngọc Hân viết: “Trông mong luống những mơ màng, Mơ hồ bằng mộng bàng hoàng như say Khi trận gió lung lay thấp thoáng, Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu. Vội vàng sửa áo lên chầu, Thương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng. Khi bóng trăng lá in lấp lánh, Ngỡ tàng vàng nhớ cảnh dạo chơi. Vội vàng dạo bước tới nơi, Thân ôi vắng vẻ, giữa trời sương sa” Đoạn trích trên cho những thông tin: - Bà và Quang Trung ở xa nhau, thỉnh thoảng nhà vua (cung điện Đan Dương) mới đến thăm bà (chùa Kim Tiên). - Chỗ bà ở có lầu (lầu Vọng Tiên chùa Kim Tiên). - Chỗ bà ở có sân vườn rộng rãi để cho hai người đi dạo (Chùa Kim Tiên sân vườn rất rộng vẫn giữ đến ngày nay). 1 Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn, t. Thừa Thiên Phủ (thượng), tr.118-119 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Trong bài Văn tế nhà vua, bà Ngọc Hân cũng từng nhắc đến điện Đan Dương (cung Đỏ). “Sương pha cung Đỏ phấn mờ gương”. Mặc dù tài liệu lịch sử, văn thơ, văn học dân gian và thực tế ở địa phương có nhiều điểm trùng khớp có thể tin được chùa Kim Tiên là nơi công chúa Ngọc Hân đã ở và sáng tác Ai tư vãn nhưng dù sao đây cũng chỉ là một kiến giải ban đầu. Để được xác nhận chính thức, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu. Trước điện Cần Chánh có hai dãy hoa đại và hai dãy tượng đá không? Đọc sách Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của cụ Phạm Khắc Hòe (Nxb Thuận Hóa, 1987, tr. 33) thấy có đoạn viết: “Giữa sân điện Cần Chánh rất rộng, đôi bên có những tượng đình thần bằng đá đứng cúi đầu dưới bóng những cây đại, da sù sì, cành cong queo, hoa lác đác...” nhưng nhiều lần đi tham quan đến trước sân điện Cần Chánh trong Đại nội Huế chúng tôi không thấy hai dãy quan tượng bằng đá và hai dãy hoa đại như cụ Phạm viết. Phải chăng do chiến tranh các thứ ấy đã bị triệt hạ, nếu có thì những quan tượng bằng đá đó đã di chuyển đi đâu? (Một giáo viên Văn tại Hà Nội hỏi) Sân điện Cần Chánh trước tháng ˀ năm ʼ˄ʿˀ hoàn toàn Áhông cĤ dÕu tích gì chứng tİ đÙ từng cĤ hai dÙy hoa đại và hai dÙy Çuan tưķng ¸Ýng đá cảƔ ƺẢnh:BAVHƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Câu hỏi nầy đã có người nêu lên trên báo Đại đoàn kết và đã được cụ Phạm Khắc Hòe trả lời cũng trên báo Đại đoàn kết (số ngày 10.4.1985) rằng: “Những tượng đình thần bằng đá vốn có ở sân điện Cần Chánh từ lâu. Nhưng cùng với cả điện nầy những tượng đá ấy đã bị chiến tranh tàn phá, hủy hoại, chỉ còn lại hai pho đã được đưa ra đặt ở Viện Bảo tàng Khải Định cũ và hiện nay vẫn còn ở sân Viện Bảo tàng ấy...”. Thực ra, trước sân Viện Bảo tàng (số 3 đường Lê Trực) hiện nay còn giữ không những hai mà đến năm pho tượng đá (ba tượng quan văn võ và hai lính thị vệ). Ngôi nhà chính của Viện Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế trước kia là điện Long An trong khu vực cung Bảo Định (tức khu vực sân bay Tây Lộc thời tạm chiếm) xây dựng năm 1845 và sau đó (1847) vua Tự Đức dùng làm đền thờ vua cha. Trong Bảo Định cung còn có Minh Trưng các (gác Minh Trưng) rất nguy nga. Năm 1885, giặc Pháp chiếm khu vực nầy, đền thờ trên phải dẹp bỏ, những cơ sở bằng gỗ ngói dỡ ra cất ở nơi khác. Đến năm 1908, vua Duy Tân cho đem vật liệu của điện Long An và gác Minh Trưng ra dựng lại trên khu đất của Phong cảnh Ba Viên (vườn chơi của các ông Hoàng bà Chúa), phía bên tay phải bên trong cửa Thượng Tứ ngày nay. Điện Long An dùng làm thư viện Hoàng gia, từ năm 1923, dùng làm Bảo tàng Khải Định. Còn Minh Trưng các trở thành nhà Di Luân của trường Quốc Tử giám(1). Theo Thạc sĩ Phan Thuận An - cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô - và đồng chí giới thiệu Bảo tàng thì những tượng đá để trước viện Bảo tàng ngày nay mới đưa từ trường Hàm Nghi cũ qua (tức là của Trưng Minh các trước đây) chứ không phải ở chỗ khác đem tới. Đặc biệt là không thể đem từ điện Cần Chánh ra. Bởi vì từ xưa đến nay việc di chuyển các di tích trong Đại nội ra đều bị cấm kỵ. Còn cuộc binh lửa tàn phá điện Cần Chánh xẩy ra từ đầu năm 1947 (lúc nầy cụ Hòe đã đi xa Huế). Vật liệu chính của điện Cần Chánh là gỗ cho nên đã bị ngọn lửa xóa sạch. Tuy nhiên, ngay trong năm 1947, trường Viễn Đông Bác Cổ một cơ sở nghiên cứu về văn hóa Đông Dương của Pháp ở Hà Nội đã cử một cán bộ là Hoàng Bá Chí vào Trung Bộ xem 1 Trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn dùng cơ sở của Quốc Tử giám làm trường Trung học Hàm Nghi. 54 NGUYỄN ĐẮC XUÂN xét tình hình các cung điện nhà Nguyễn ở Huế. Trong phúc trình ngày 14.9.1947 về tình trạng Hoàng cung Huế (đăng trong Le Peuple Việtnamien - Dân Việt Nam) số 1, tháng 5, 1948, ông Chí có cho biết: “Cần Chánh điện - Ngôi nhà nầy, nơi mà xưa kia các quan đại thần, mỗi tháng hai kỳ vào họp hội đồng do vua chủ tọa thì nay đã bị phá hủy hoàn toàn; bây giờ chỉ là một đống gạch vụn và các đồ quý báu đều thiêu ra tro cả. Trước sân chỉ còn có hai cái đỉnh đại bằng đồng, mỗi cái nặng trên 1.500 ký - lô” (tr.78). Sau Tết Mậu Thân, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc viện Khảo cổ Sài Gòn ra điều tra về thiệt hại trong Đại nội ra sao, trong bài đăng trên Văn Hóa tập san số 1 (9.1968) đoạn nói về sân điện Cần Chánh (tr.15) cũng không hề đề cập đến cái gì khác ngoài hai cái vạc đồng. Trong cuốn Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm đoạn nói về sân điện Cần Chánh (tr.64) cũng không hề nhắc đến một cái gì khác ngoài hai cái vạc đồng. Ngay cả những tài liệu có thời gian khá xưa, viết vào thời kỳ các vua nhà Nguyễn còn tại vị, chẳng hạn thầy của vua Duy Tân là Ph.Eberhardt, tác giả cuốn Guide de L’Annam, xuất bản ở Paris năm 1914, đoạn nói về điện Cần Chánh (từ tr. 139 đến tr.142) cũng không hề đề cập đến một cái gì khác ngoài hai cái vạc đồng. Hoặc nhà Huế học Cardière trong bài La Porte Dorée du Palais de Hué et les Palais adjacents (Đại cung môn trong Hoàng thành và những cung điện kế cận), B.A.V.H. năm 1914, tr. 315 - 335 chi chép rất rõ những gì có trên sân điện Cần Chánh song cũng không hề đề cập một cái gì có thể tưởng đó là hai dãy tượng đình thần bằng đá. Đó là những sách người Tây phương viết, còn Đại Nam nhất thống chí (tập Kinh sư) do Cao Xuân Dục soạn từ thời Duy Tân, được Tu Trai Nguyễn Tạo dịch và xuất bản năm 1960 tại Sài Gòn, đoạn nói về sân điện Cần Chánh (tr.21) cũng chỉ đề cập đến Đại cung môn và hai cái vạc đồng, ngoài ra không còn một vật gì nữa. Vậy có thể cụ Phạm Khắc Hòe đã nhớ nhầm chăng? Thực sự trước điện Cần Chánh chưa bao giờ có hai dãy hoa đại và hai dãy tượng đá cả. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 55 Điện Càn Thành trước thời Khải Định không được sơn son thếp vàng. Tôi nghĩ rằng không hẳn các vua đầu triều Nguyễn không có khả năng tài chính làm việc đó. Có lẽ các ông vua nầy bản thân là Nho sĩ nên chuộng sự trang nhã ở nơi làm việc hay nơi ăn ở của mình. Khác với miếu thờ hay điện Thái Hòa nơi tổ chức các đại lễ của triều đình, cần sự trang trọng uy nghi có đúng không? (Nguyễn Mai miNH01#yahoo.com) Chưa có tài liệu nào bảo rằng các vua Nguyễn chọn sự trang nhã nên không sơn son thếp vàng chỗ ở của mình. Theo nhân chứng và tài liệu cho biết: Điện Càn Thành được vua Khải Định giao cho ông Nguyễn Văn Khả sửa chữa lần cuối cùng vào đầu năm 1924 để chuẩn bị tổ chức lễ Tứ tuần đại khánh. Công việc sửa chữa sắp xong thì do mấy anh thợ nấu dầu rái trét trên xối thượng đã vô ý làm đổ dầu, lửa phựt cháy thiêu rụi cả công trình. Thật là chuyện xưa nay chưa từng có. Triều đình nghị tội ông Khả, nhưng vua Khải Định đã xin tha để Nền cō điện Càn Thành còn lưu lại đến ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 56 NGUYỄN ĐẮC XUÂN cho ông Khả có cơ hội “đái công chuộc tội”. Ông Khả được tha về nhà dồn hết vốn liếng, vật liệu thợ giỏi làm trong ba tháng ngôi điện mới ra đời, kịp đưa vào sử dụng theo yêu cầu của nhà vua. Vì quá gấp, nếu muốn sơn thếp cũng không kịp. Sau lễ Tứ tuần đại khánh, vua Khải Định không được khỏe và cuối năm sau (1925), ông qua đời, điện Càn Thành không còn cơ hội sơn thếp nữa. Do đó Càn Thành vẫn là một ngôi điện gỗ trần tồn tại cho đến ngày bị hủy diệt bởi ngọn lửa chiến tranh vào đầu năm 1947. Long sàng (giường ngủ) của vua đặt ở đâu trong điện Càn Thành? (Nguyễn Mai: mike01#yahoo.com) Theo thông tin mà tôi biết được qua ông Nguyễn Đắc Vọng – Ngũ đẳng thị vệ đời Khải Định – Bảo Đại và gia đình ông Nguyễn Văn Khả – “Công trình sư” xây dựng điện Càn Thành vào cuối đời Khải Định thì việc thờ tự tổ thiết lập ở các miếu và điện Phụng Tiên, còn điện Càn Thành dành riêng làm nơi ở của vua. Long sàng của nhà vua đặt ngay gian chính giữa của điện Càn Thành gồm 7 gian hai chái. Long sàng của vua Khải Định ƺẢnh: ĐHNƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 57 Duyệt Thị đường là một nhà hát quốc gia tiêu biểu của thế kỷ XIX, vì sao sử sách ít khi đề cập đến? Hát tuồng (cũng có tên là hát bội) là môn nghệ thuật sân khấu được các vua chúa ngày xưa rất ưa thích. Vào thế kỷ XVII, XVIII các quốc khách đến thăm Việt Nam, sau những buổi yến tiệc họ đều được xem hát tuồng. Nhưng mãi đến năm 1826, vua Minh Mạng mới chính thức xây dựng một nhà hát tuồng của quốc gia ngay trong khuôn viên Đại nội Huế, với tên gọi là Duyệt Thị đường. Sách Đại Nam nhất thống Chí cho biết “Duyệt Thị đường ở ngoài tường phía đông điện Quang Minh, xây mặt hướng đông, quy chế vuông vức rất cao rộng”. Ngày xưa các bậc vua quan vừa xem hát vừa ẩm thực, vừa chữa bệnh cho nên ở hai bên phía sân trước có xây thêm sở Thượng thiện (nhà bếp nấu cho vua ăn) và viện Ngự y (lo chữa bệnh cho vua). Khi còn chế độ quân chủ, các nhà sử học không được mô tả các cung điện đài các trong Tử cấm thành. Vì thế sách Đại Nam nhất thống chí Duyệt Thị đường xưa 58 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Duyệt Thị đường ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ (tập Kinh sư) chỉ viết sơ lược mấy dòng như trên. Cho đến cuối thế kỷ XIX, nhân lễ sinh nhật thứ 17 của vua Thành Thái, ông Marcel Mon nier được vua Thành Thái mời xem hát tuồng trong Duyệt Thị đường. Sau đó Marcel Monnier đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe buổi xem hát ấy trong cuốn Le tour d’Asie (Plon, Paris 1898). Xin trích đoạn ông mô tả sân khấu Duyệt Thị đường như sau: “Sân khấu hình chữ nhật, mái cong như mái đình chùa được chống đỡ bởi mấy hàng cột gỗ to lớn, sơn son. Nhà hát được xây dựa lưng vào Hoàng cung - ở đó có cung điện dành cho nhà vua và các bà. Các bà này xem hát ngồi trên một khán đài cao chiếm gần hết phần cuối của nhà hát. Phía trước khán đài của các bà có treo một tấm màn trúc. Xuyên qua cái “bình phong” mềm mại di động đó, các bà thu mình trong một thứ ánh sáng nhờ nhờ, từ đó các bà nhìn ra và không sợ ai nhìn thấy dung nhan các bà. Họ nói chuyện huyên thuyên nhè nhẹ. Xen vào tiếng thỏ thẻ như trong lồng chim ấy là tiếng quạt phành phạch giống như tiếng chim vỗ cánh. Tiếng xào xạc của quần áo lụa, tiếng kim khí của đồ nữ trang chạm nhau, tiếng lanh canh 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 59 của những sợi dây chuyền vàng, thỉnh thoảng một tiếng cười lại phá lên, tiếng cười của trẻ thơ, tiếng cười sớm được hãm lại và theo sau là một sự im lặng kéo dài. Cách trang trí nhà hát thật hài hòa: con rồng Việt Nam được thể hiện khắp nơi trên những khung gỗ hoặc bám quanh những thân cột. Trần nhà sơn màu xanh lơ (couleur azur), tinh tú với những dấu hiệu của hoàng cung nổi lên. Đồ gỗ sắp đặt rất tương xứng. Ở chân đài dành cho các bà hoàng thái hậu và các bà ở hậu cung, ngai vàng đặt trên một cái bệ đứng riêng một mình. Ở bên phải và bên trái đặt hai hàng ghế dành cho các vị quốc khách, cho các vị chức sắc ở tòa Khâm, cho các tướng lãnh quân đội và bộ tham mưu của họ. Xa hơn một chút nữa, ở hai bên sân khấu đặt hai dãy ghế dài trải vải điều sẫm dành cho các quan trong triều, các vị trong hội đồng Nhiếp chính và hội đồng Cơ mật. Tọa vị tại đó là người cuối cùng và đáng kính đại diện cho triều Gia Long, ông hoàng Tuy Lý - con thứ 11 của vua Minh Mạng. Ngồi bên cạnh ông là cụ Nguyễn Trọng Hợp - đệ tam phụ chánh, người thực sự nắm quyền hành pháp. Tất cả những người có chức tước đều đeo thẻ bài Bên trong nhà hát Duyệt Thị đường ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 60 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Sân ÁhÕu nhà hát Duyệt Thị đường ngày nayƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ trước ngực. Đó là một loại kim khánh đeo với một sợi dây bằng lụa màu đỏ. Y phục bằng gấm được thêu hoa với đủ màu sắc sặc sỡ. Cảnh quan được tô điểm thêm bằng bữa cơm chiều dọn trên một cái bàn dài. Có nhiều thứ bánh rất ngon do chính tay các bà làm để dành cho vua và các vị khách quý. Người phục dịch mặc áo ngắn màu đỏ, đi qua đi lại rất nhẹ nhàng, dáng đi uyển chuyển với đôi bàn chân không. Họ rót rượu mời khách thận trọng như các em giúp rót rượu lễ trong nhà thờ. Sân khấu thật sự không có, không có gì ngăn cách giữa thế giới hiện thực với các diễn viên. Diễn viên di động đồng bộ với khán giả trong khung hình vuông rộng được tổ chức ngay phía trước ngai vàng và chỗ dành cho các quan lại. Trang trí theo lối cổ: một bức tường có trổ hai cửa, đi ra bên trái, đi vào bên phải. Sân khấu như thế, người xem được dự vào cái thế giới của nghệ thuật” (tr.186 - 189) 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 61 Đời Gia Long có dựng nhà hát gọi là đài Thông Minh trong cung Ninh Thọ dành cho vua và các hoàng hậu, thời Tự Đức có lập nhà hát ngay trong lăng Tự Đức với tên gọi là Minh Khiêm đường, đời Khải Định dựng Cửu Tư đài trong cung An Định. Tất cả những nhà hát ấy nhỏ và chỉ phục vụ cho hoàng gia mà thôi. Riêng Duyệt Thị đường là nhà hát quốc gia lớn nhất. Theo học giả Lelièvre trong bài Le Théatre annamite (France Asie 1931, pp. 228) cho rằng Duyệt Thị đường là nhà hát đầu tiên ở nước ta. Sau năm 1945, Duyệt Thị đường bỏ trống. Sau năm 1954, được chính quyền miền Nam cải tạo làm cơ sở chính của trường quốc gia Âm nhạc Huế. Trường Âm nhạc từ đó tồn tại cho đến những năm gần đây. Hiện nay, bộ Thông tin và truyền thông đã dời trường Âm nhạc qua một vị trí khác ở bên ngoài Hoàng thành, cơ sở Duyệt Thị đường đang được trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô sửa sang để phục hồi lại vai trò của Duyệt Thị đường - một di tích văn hóa trong quần thể di tích Huế. Chúng tôi đọc những quyển dịch của bộ BAVH: những ngày đản kIJ của các vua và hoàng hậu đều tổ chức ở điện Phụng Tiên và các bà hoàng thái hậu, hoàng thái phi có thể đến bái tạ. Không thấy tổ chức ở Thế Miếu. Mong được nói rõ hơn về chức năng của hai ngôi điện nầy? Thế Miếu là nơi thờ tự các vua Nguyễn kể từ vua Gia Long trở về sau. Đây là ngôi quốc miếu thờ các vua – những người đứng đầu nhà nước thời quân chủ.Việc tế lễ ở các quốc miếu do triều đình lo liệu. Gia đình vợ con của các vua không được đến quốc miếu. Vì thế nhà Nguyễn đã phải làm một biệt miếu gọi là điện Phụng Tiên (điện thờ phụng tổ tiên tức là thờ các vua Nguyễn) để mọi người trong gia đình, đặc biệt là các bà nội, mẹ, các con của đấng kim thượng đến thi lễ trong những ngày cúng giỗ. Còn một lý do khác nữa, các bà trong cung cấm không được tiếp xúc với người ngoài, do đó các bà chỉ đến điện Phụng Tiên để khỏi gặp bá quan trong các ngày sóc vọng ở quốc miếu. NGUYỄN ĐẮC XUÂN Thế MiếuƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ Điện Phụng Tiên ngày xưaƔ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ Vừa qua các báo Tuổi Trẻ, Thương Mại, Lao Động Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tranh luận về vấn đề quảng trường Ngọ môn – Kỳ đài vốn là thảm cỏ xanh hay được lát đá Thanh và gạch Bát Tràng, rất sôi nổi nhưng chưa có kết luận. Vậy sự thực lịch sử như thế nào, thảm cỏ hay đá Thanh và gạch Bát Tràng? (Một nhóm hưu trÐ ĺ phưĹng Thuận Hóa y Huế) Để làm rõ vấn đề, tôi đặt lại thành hai câu hỏi kèm theo hai câu trả lời: 1. Dựa trên cơ sở tư liệu nào để TTBTDTCĐ Huế chủ trương “quảng trường Ngọ môn – Kỳ đài vốn được lát đá Thanh và gạch Bát Tràng”? 2. Sự thật lịch sử: Quảng trường Ngọ môn - Kỳ đài là thảm cỏ hay được lát đá Thanh và gạch Bát Tràng? Dựa trên cơ sở tư liệu nào? Ông Phùng Phu (Phó giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế) cho phóng viên báo Tuổi Trẻ biết ông đã dựa trên các ảnh tư liệu mà cụ thể là bức ảnh chụp lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định năm 1924 và kết quả thám sát khảo cổ học. Ông Phùng Phu trưng cho phóng viên báo Tuổi Trẻ xem bức ảnh (trắng đen) được chụp từ lầu Ngũ Phụng, thấy có ba đường trắng kéo dài từ ba lối đi bắc qua cầu KimThủy nối đến chân Kỳ đài. Cùng với những mảnh vỡ của đá Thanh và gạch Bát Tràng phát hiện dưới những hố thám sát. Ông Phu giải thích thêm: “Có thể do ngày xưa đá chỉ lát trên cát không có vôi vữa qua thời gian dài việc mất mát các vật liệu rời đã xảy ra”. (Báo TT, 5.7.2001). Để có lời bình luận xác đáng tôi đã lục tìm tấm ảnh “chụp lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định năm 1924” trong bài Tình tiết lễ Tứ tuần đại khánh của vua Khải Định do H.Délétie viết và đăng trong BAVH số tháng Tư – Sáu/1925. Theo tấm ảnh thì ba đường trắng nối với nhau thành hình chữ Công (I), đường thứ nhất rộng nối ba đầu phía nam của cầu Kim Thủy, đường thứ hai song song với đường thứ nhất chạy sát chân Kỳ đài, đường thứ ba chạy từ cửa chính Ngọ môn nối hai 64 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Rút trong ¸ài Tình tiết lễ Tứ tuần đại Áhánh vua Khải Định của HƔ Déléti» ƺBAVH số tháng ʿ-ˁ năm ʼ˄ʽˀƻƔ Th»o tìm hiểuƑ ¸a đường trÞng nối với nhau thành hình chữ Công tạo ¸Ýng gĤtƔ đường thứ nhất và thứ hai ở đoạn giữa. Dọc theo chân Kỳ đài và hai bên phải trái của quảng trường người ta dựng nhiều đình thất để đón tiếp chiêu đãi quan khách ngoại quốc và đại diện các địa phương về dự lễ. Nếu căn cứ vào ba cái vạch trắng đó trên tấm hình và mấy hiện vật đá Thanh, gạch Bát Tràng dưới hố thám sát mà xây dựng phục hồi QTNM-KĐ bằng đá Thanh và gạch Bát Tràng thì thật quá dễ dãi. Nếu như thế thì phải xây dựng lại luôn ba dãy đình, thất có trong ảnh sao? Nếu QTNM-KĐ rộng 3,2 ha (3.000m2) được lát gạch Bát Tràng và đá Thanh thì phải sử dụng đến hàng vạn viên đá Thanh và gạch Bát Tràng. Với một số lượng như thế nếu có bị lấy cắp thì cũng không thể lấy hết được? Mà ví như dân có lấy hết thì số gạch Bát Tràng và đá Thanh ấy cũng không thể biến hóa đi đâu được? Hẳn phải còn sót lại ở đâu đó? Nhưng có một điều mà nay ít người biết rằng ngày xưa luật lệ của triều Nguyễn rất nghiêm ngặt. Lấy trộm vật hạng của nhà vua có thể bị chém đầu. Hơn nữa, trong dân gian tồn tại một quan niệm, lấy vật hạng của nhà vua đem về để trong nhà là gia đình ấy tàn mạt cho nên không ai dám cất dấu của ăn cắp của nhà vua. Trong khi đó, vào Xuân 1968, không lực Hoa Kỳ đã dội xuống khu vực Kỳ đài hàng tấn bom để triệt hạ lá cờ của Mặt trận Liên Minh trên đỉnh cột cờ, 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 65 tạo nên hàng trăm cái hố sâu. Sau đó người ta đã lấp nay bằng hàng trăm xe ben chở những giải hạ của cung điện Huế bị sụp đổ trong Tết Mậu Thân. Số giải hạ ấy chắc chắn có đá Thanh và gạch Bát Tràng. Sự thật những vệt trắng trên tấm ảnh lờ mờ rút ra từ BAVH mà trung tâm BTDTCĐ Huế dùng làm cơ sở khoa học để kết luận bề mặt QTNM – KĐ được lát đá Thanh và gạch Bát Tràng đó chính là gót Dã Lê. Người phụ trách đặt đan số gót Dã Lê ấy là Tiến sĩ, Tham tri bộ Hộ Nguyễn Viết Song (người Dã Lê, bạn đồng khoa của cụ Nguyễn Sinh Huy và Phan Châu Trinh). Những dẫn chứng vừa nêu để chứng minh những suy diễn của ông Phùng Phu là không có cơ sở. Vậy sự thật lịch sử về bề mặt QTNM – KĐ là cỏ xanh hay được lát đá Thanh và gạch Bát Tràng? Tôi xin dẫn chứng một số ảnh lịch sử chụp trước và sau thời điểm vua Khải Định tổ chức lễ Tứ tuần đại khánh (1924) sau đây để xem thử sự thật lịch sử như thế nào. Trong Đại Nam sử lược bằng chữ Quốc ngữ, Quốc sử quán triều Khải Định ghi rõ ở cuối sách “Sách nầy chỉ in một bản để dâng đức Đông cung hoàng thái tử”. Tức là cuốn sách được in trong thời gian Vĩnh Thụy làm hoàng thái tử từ năm 1922 đến đầu 1926. Tấm ảnh ƺBƻ Trong Đại Nam sử lưķc ra đời vào năm ʼ˄ʽʽƑ QTNM-KĐ đưķc phủ ¸a mảng cİ xanhƔ 66 NGUYỄN ĐẮC XUÂN ƺCʼƻ Tháng ˀ năm ʼ˄ʾʾƑ vua Bảo ĐạiƑ Thưķng thư ¸ộ Lại Nguyễn Hữu Bài và các sĩ Çuan hộ giá người Pháp đứng ơduyệt ¸inhƢ trên sân cİ Ngọ Môn Ư KŠ ĐàiƔ ƺSân đưķc phân ô ¸Ýng những viên gạch thĀ sÞp trên cİƻƔ Các đơn vị lính Pháp-Nam tham dự ơduyệt ¸inhƢƔ Ảnh chụp từ giữa QTNM-KĐ tuyền một màu cİ xanh ƺˀ-ʼ˄ʾʾƻƔ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 67 Ngọ môn và phần nửa QTNM – KĐ phủ ba mảng cỏ xanh. Mảng cỏ ở giữa cắt ngắn, thưa, thấp, hai mảng hai bên rậm, cao hơn. Không có bất cứ một biểu hiện nào chứng tỏ là đá và gạch Bát Tràng cả. Hai ảnh C1 và ảnh C2 rút trong bộ ảnh vua Bảo Đại và triều Nguyễn đón tiếp phái đoàn Toàn quyền Pasquier diễn ra vào tháng 5.1933 tại QTNM – KĐ(1). Ảnh C1 chụp từ giữa QTNM – KĐ, vua Bảo Đại, Thượng thư bộ Lại Nguyễn Hữu Bài và các sĩ quan hộ giá người Pháp đứng “duyệt binh” trên sân cỏ được phân ô bằng những viên gạch thẻ sắp trên sân cỏ. Ảnh C2, các đơn vị lính Pháp – Nam tham dự “duyệt binh” chụp từ giữa QTNM – KĐ tuyển một màu cỏ xanh. Ảnh C1 và C2 chứng tỏ QTNM – KĐ chỉ phủ bằng cỏ xanh. Ba tấm ảnh (B, C1 và C2) chụp trong thời gian từ 1922 đến năm 1933 chứng tỏ quảng trường Ngọ môn - Kỳ đài được phủ một lớp cỏ xanh. Thế thì năm1924, năm có lễ Tứ tuần đại khánh, quảng trường Ngọ môn - Kỳ đài không thể được lót bằng đá Thanh và gạch Bát Tràng. Hãy kể tên lăng mộ các vua Nguyễn và địa phương nơi các lăng ấy tọa lạc! (Nguyễn PhÝc Ái Huy, Tp. Hū ChÐ Minh hỏi) Đa số lăng mộ các vua Nguyễn đều ở Thừa Thiên Huế với tên gọi Thiện Thọ (lăng Gia Long), Hiếu lăng ( lăng Minh Mạng), Xương lăng (lăng Thiệu Trị), Khiêm lăng (lăng Tự Đức), An lăng (lăng Dục Đức), Bồi lăng (lăng Kiến Phúc), Tư lăng (lăng Đồng Khánh), Ứng lăng (lăng Khải Định). Vua Hiệp Hòa (vị hoàng đế thứ 6), vua Thành Thái (hoàng đế thứ 10), vua Duy Tân (vị hoàng đế thứ 11) bị truất và bị đày nên lăng mộ các ông do gia đình xây ở Thừa Thiên Huế và lấy niên hiệu các ông đặt tên cho lăng: lăng Hiệp Hòa, lăng Thành Thái, lăng Duy Tân. Vua Hàm Nghi (vị hoàng đế thứ 8) bị đày (1889) và mất (1944) ở Alger (Algérie), lăng mộ ngài táng ở Alger, về sau (1965) dời qua làng Thonac tỉnh Dordogne (Pháp). Riêng vua Bảo Đại (hoàng đế cuối 1 Bộ ảnh tư liệu gốc gồm 20 tấm của Nguyễn Đắc Xuân, chưa công bố trên bất cứ phương tiện truyền thông nào. 68 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Khiêm Cung tạ ¸ên trong lăng Tự ĐứcƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ Lăng vua Hiệp HòaƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 69 Đường lên lăng vua Khải ĐịnhƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ Lăng mộ Cựu hoàng Bảo Đại tại Paris do Hoàng nam Bảo n xây dựng lại vào năm ʽʻʻ˃Ɣ Ảnh tư liệu của NĐ 70 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Bản đồ lăng mộ vua chúa Nguyễn ở Huế ƺTrích Nguyễn Phúc tộc thế phảƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 71 cùng của triều Nguyễn) sống lưu vong ở Pháp (từ 1956), mất tại Paris (1997), mộ táng trong nghĩa địa Passy (Quận 16, Thủ đô Paris - Pháp), mộ không có tên riêng. Địa phương các lăng vua Nguyễn tọa lạc: 1. Lăng Gia Long, làng Định (hay Đình) Môn, huyện Hương Thủy (xưa thuộc huyện Hương Trà, TTH); 2. Lăng Minh Mạng tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, TTH; 3. Lăng Thiệu Trị, làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng TP Huế (xưa thuộc huyện Hương Thủy, TTH); 4. Lăng Tự Đức, Dương Xuân, xã Thủy Xuân, TP Huế (xưa thuộc huyện Hương Thủy, TTH); 5. Lăng Dục Đức, Thôn Tứ Tây, xã An Cựu, TT Huế (xưa thuộc huyện Hương Thủy, TTH); 6. Lăng Hiệp Hòa, vùng núi Ngũ Phong, thôn Ngũ Tây, phường An Tây, TP. Huế (xưa thuộc huyện Hương Thủy, TTH) 7. Lăng Kiên Phúc, Dương Xuân, Hương Thủy TTH (trong khuôn viên lăng Tự Đức); 8. Lăng vua Hàm Nghi, táng trên đồi El Biar Thủ đô Alger nước Algérie (1944), sau đó (1962) cải táng sang làng Thonac, Dordo gne, Pháp quốc; 9. Lăng Đồng Khánh, Dương Xuân, Hương Thủy TTH; 10. Lăng vua Thành Thái, thôn Tứ Tây, xã An Cựu, TT Huế (trong khu vực lăng Dục Đức); 11. Lăng Duy Tân, táng tại Cộng hòa Trung Phi, năm 1987 cải táng về thôn Tứ Tây, xã An Cựu, TT Huế (trong khu vực lăng Dục Đức); 12. Lăng Khải Định (Ứng Lăng), làng Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy (nay thuộc TP Huế); 13. Lăng Bảo Đại táng trong Nghĩa địa Passy, Quận 16, Thủ đô Paris. NGUYỄN ĐẮC XUÂN Vì sao gọi là lăng Sọ? Bên con đường dọc bờ nam sông Hương thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, cách cầu Trường Tiền hơn 8km về phía tây nam có một ngôi lăng mà người dân thường gọi là lăng Sọ. Vì sao có tên là lăng Sọ? Lăng Sọ có tên chữ là lăng Cơ Thánh táng cái sọ dừa của ông Nguyễn Phúc Luân (1733-1765) thân sinh của vua Gia Long. Nói đến sự tích lăng Sọ là nhắc đến một trang sử buồn cuối thế kỷ XVIII. Ông Nguyễn Phúc Luân là con trai thứ của chúa Võ vương Nguyễn Phúc Hoạt (1714-1765), được Võ vương đào tạo để nối nghiệp chúa. Nhưng sau khi Võ vương qua đời, Trương Phúc Loan chuyên quyền, tống Nguyễn Phúc Luân vào ngục và đưa cậu bé 12 tuổi Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi làm bù nhìn để y dễ dàng thâu tóm hoàn toàn quyền bính vào tay mình. Nguyễn Phúc Luân nằm trong ngục đau buồn mà chết, mộ táng tại triền núi Cư Chánh, mặt trước nhìn ra sông Hương. Năm 1790, theo chỉ dẫn của thuật phong thủy, trong đợt Toàn cảnh lăng Sọ - lăng Cơ ThánhƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ La thành lăng SọƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ triệt phá trù yểm mồ mả dòng họ Nguyễn, quân Tây Sơn đã quật mồ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt ném xuống sông Hương. Nguyễn Ngọc Huyến - một người dân địa phương thấy thế đêm đến lén vớt sọ dừa của Nguyễn Phúc Luân chôn vào một nơi bí mật. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh - con của Nguyễn Phúc Luân - khôi phục lại Phú Xuân, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ngọc Huyến đến bái yết và chỉ chỗ đã chôn cái sọ dừa của thân sinh nhà vua. Vua Gia Long mừng rỡ, cho người đào lên xem và cắt máu ở tay mình nhỏ vào sọ, thì thấy sọ hút hết máu. Vua Gia Long tin đó là sọ dừa của cha mình bèn ban thưởng cho Nguyễn Ngọc Huyến và cho xây lăng Cơ Thánh ở chỗ huyệt mộ cũ để táng cái sọ dừa. Vì thế nhân dân thường gọi lăng Cơ Thánh là lăng Sọ. Lăng Cơ Thánh gồm ba hình gần vuông, mỗi cạnh dài khoảng trên 30m, xếp theo thứ tự từ bờ sông Hương vào đến triền núi Cư Chánh. Hình vuông thứ nhất là sân cỏ, hình vuông thứ hai là bái đình cao hơn sân cỏ bảy bậc cấp, hình vuông thứ ba lấn sâu vào triền núi, có thành bao bọc, chính giữa sân là mộ táng di cốt của Nguyễn Phúc Luân gồm 74 NGUYỄN ĐẮC XUÂN có 3 bậc dưới bóng một bức bình phong lớn. Bức thành phía trước trổ cửa lớn hình vòm, với hai cánh cửa bằng đồng rất vững chắc. Như thường lệ, bên trong cửa là một bức bình phong đắp nổi hình rồng. Lăng Cơ Thánh không có tả hữu tùng viện và không có điện thờ như các lăng khác. So với các lăng vua Nguyễn, lăng Cơ Thánh có kích thước nhỏ nhất, không có mấy giá trị về nghệ thuật nhưng sự hiện hữu của ngôi lăng này nhắc nhở một trang sử ảm đạm của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII mà nhiều sử gia chưa động bút. Trong sách Huế Cité Imprériale du Viet Nam xuất bản năm 1995 tại Pháp, có đăng tấm ảnh phế tích bi đình lăng Gia Long. Trên phế tích còn lưu lại được tấm bia cao viết tiểu sử của vua Gia Long. Năm 2002, tròn 200 năm (1802-2002) Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Nhân sự kiện này xin cho biết đôi nét về cái bi đình ấy. Theo L.Cadière, BAVH năm 1923, thì nhà bia (Bi đình) lăng Gia Long xây trên hòn Thanh Sơn ở nửa phía bên trái Bửu thành lăng Gia Long. Đây là một ngôi nhà thanh nhã, mái kiểu trùng thiềm, xây trên nền cao. Muốn lên nhà bia phải trèo lên 14 bậc tam cấp rộng 6m, hai bên có tạc hình rồng, dáng điệu uy nghi dũng mãnh. Tiếp đến là một cái sân rộng 36m, sâu 7m, rồi lại một cái sân thứ hai hẹp hơn nhưng sâu hơn (24m ⋅ 30m), cuối cùng là đàn bia rộng 42m, sâu 30m. Đàn và sân đều có tường thấp bao quanh. Các bức tường nối liền nhau bằng các tầng cấp có bao lơn trổ hình rồng nằm uốn khúc. Giữa đình có một cái bệ đá rộng 1m95, sâu 1m65 dựng tấm bia Thánh đức thần công cao 2m96, rộng 1m05. Bia và bệ đều bằng đá Thanh chạm trổ rất tinh vi. Lòng bia từ trên xuống chia làm 4 khoản, khắc 879 chữ Hán, chữ đều thiếp vàng. Đây là tấm bia lăng vua Nguyễn nhỏ nhất so với các tấm bia lăng vua Nguyễn các đời sau. Tuy nhiên, giá trị về nghệ thuật của tấm bia không nhỏ. Nhà Huế học Phan Thuận An cho rằng: “Nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện những tấm bia đá này vượt 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 75 hẳn bia Vĩnh lăng của thế kỷ XV ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và những bia tiến sĩ của thế kỷ XVII ở Văn Miếu Hà Nội (Kiến trúc Cố Đô Huế, CT QLDTLS và VH Huế, 1990, tr.65). Ngày nay nhà bia đã đổ nát vì chiến tranh, bệ đá dựng tấm bia bị sứt bên góc trái, lòng bia bị rạn nứt nhiều nơi nhưng nội dung bia vẫn còn đọc được. Sau đây là bản dịch nghĩa và chú thích tấm bia lăng Gia Long: Bia Thánh đức thần công trong lăng ia Long Ư Thiên Thọ lăngƔ ƺẢnh: Hoài Hươngƻ 76 NGUYỄN ĐẮC XUÂN Ngự chế Thánh đức thần công bi ký Bài văn bia (do vua Minh Mạng) ngự chế (1) ghi đức thánh công thần (của vua Gia Long) (2) Năm thứ 13 niên hiệu Gia Long, năm Giáp Tuất (1814), có sức ban cho xây dựng sơn – lăng (3) Thiên Thọ(4), bên phía hữu cất di - hài(5) Hoàng – tỷ(6), Cao hoàng hậu(7), bên phía tả để Thọ - lăng(8). Hai mộ dù khác nhau, nhưng cùng chung một lăng, vì lấy nghĩa kiền khôn hợp đức(9). Qua ngày Đinh Tị tháng 12 năm thứ 18, năm Kỷ Mão (3-2-1820), Hoàng – khảo(10), thăng hà(11), hưởng thọ năm mươi tám tuổi, để di - chiếu(12) cho thần(13) lên nối ngôi hoàng đế. Thần ẩn náu trong nhà dực thất(14), chịu tang – chế, mặc tang phục. Về tang lễ, theo đúng lời dạy bảo của hoàng khảo, dùng những gấm thêu rất tốt đẹp, nhưng không trang sức bằng châu ngọc. Để xếp đặt việc lớn ấy, dù thần phải dùng hết của cải trong tứ hải(15), cũng chưa dám cho là quá đáng vậy. 1 Ngự chế: do vua làm ra. 2 Bài văn bia làm xong ngày Bính Thìn tháng 7 năm thứ nhất niên hiệu Minh Mệnh (ngày 10 tháng 8 năm 1820) nhưng đến ngày Ất TIJ, tháng 8 năm ấy (18 tháng 9 năm 1820) mới dựng bia tại lăng vua Gia Long (mệnh danh là lăng Thiên Thọ) ở làng Đình Môn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 Sơn lăng: phần mộ của vua chúa. 4 Chính âm chữ Hán là Thiên Thụ, nhưng có nhiều người đọc là Thiên Thọ, cũng như đọc niên hiệu Minh Mệnh là Minh Mạng. 5 Di hài: Hài cốt người chết. 6 Hoàng tỷ: MĊ vua đã chết. 7 Cao Hoàng hậu (tức là Thừa Thiên Cao hoàng hậu): Người làng Bùi Xá, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh hóa, theo cha làm quan Tả chưởng dinh Tống Phúc Khuông vào ở đất Gia Định. Năm Mậu Tuất (1778) chúa Nguyễn Phúc Ánh nạp làm nguyên phi. Ngày tháng ba năm canh tý (1870) bà sinh Hoàng trưởng tử Cảnh. (Trích dịch sách Đại Nam thực lục chính biên, quyển I, tờ 6). Thừa Thiên Cao hoàng hậu là vợ thứ nhất của vua Gia Long, đích mẫu của vua Minh Mệnh. Thuận Thiên Cao hoàng hậu là vợ thứ hai của vua Gia Long, sinh mẫu của vua Minh Mệnh, về sau cũng hợp táng tại lăng Thiên Thọ, (trích dịch sách Constitution de la famille impériale, trang 23). 8 Thọ lăng: Sinh phần của vua Gia Long. 9 Kiền: Hai quẻ trong kinh Dịch, biểu hiện cho trời và đất, cha và mĊ, vợ và chồng. Kiền khôn hợp đức: Kiền khôn cùng hợp chung một đức. 10 Hoàng khảo: Vua cha đã chết. 11 Thăng hà, nghĩa như băng hà: Vua chết. 12 Di chiếu: Tờ chiếu chỉ của vua đã chết. 13 Thần: Tiếng vua Minh Mệnh tự xưng đối với vua Gia Long, cũng như các quan tự xưng “bầy tôi” đối với vua. 14 Dực thất: Nhà làm bên trái hoàng cung để vua ở trong khi có tang cha mĊ. 15 Tứ hải: Bốn bể, nghĩa bóng là khắp trong nước. 700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ 77 Ngày Tân Sửu tháng tư năm Canh Thìn (27-5-1820), xong lễ sơn lăng(1), thần nhìn thấy những cây tùng, cây thông rậm rạp, đoái trông sông núi quây quần, lại tưởng nhớ đến đức thánh công thần của hoàng khảo, từng làm vẻ vang tổ tiên, mở mang bờ cõi, công nghiệp cao dày đã cùng cực, thật đáng sánh cùng Trời Đất. Nhưng giống như vua Hoàng(2), vua Chuyên(3), không bền bỉ như chất vàng đá, với ông Hoa(4), ông Huân(5) không sống lâu như cây kiều tùng(6); hoàng khảo đã xa chơi tiên cảnh, khiến thần kêu khóc, níu lấy nhưng không thể kịp. Vậy chỉ còn cách là thần kể lại những việc thiện mỹ, bày tỏ những công nghiệp vĩ đại của hoàng khảo, để chỉ bảo người đời sau nhớ đến muôn thuở, ngõ hầu làm giảm bớt lòng bi thương vô cùng và bày tỏ được đạo hiếu thảo vô tận của thần. Nay nhớ đến Thái Tổ hoàng đế ta(7), xây dựng nền móng công nghiệp đế vương, các liệt thánh kế tiếp nối nghiệp được hai trăm năm, chẳng khác gì cái nhà mới xây tường mà chưa lợp mái, gỗ mới đẽo mà chưa quét sơn. Vậy nên trời xét đến các người có đức, sinh ra hoàng khảo ta, Thế tổ Cao hoàng đế(8), bẩm thụ thư chất thông minh, chí khí anh hùng. Từ hồi tuổi trẻ, hoàng khảo đã gặp nhiều điều lo lắng, mưu sự sống còn trong cảnh nguy vong. 1 Xong lễ an táng vua Gia Long tại Sơn lăng Thiên Thọ. 2 Hoàng: Hoàng đế họ Hiên Viên đã làm vua nước Trung Hoa trong 100 năm (2697-2596 trước công nguyên). 3 Chuyên: Chuyên Húc, cháu vua Hoàng Đế, đã làm vua nước Trung Hoa 78 năm (từ năm 2513 trước công nguyên). 4 Hoa: Trùng Hoa, tên vua Ngu Thuấn đã làm vua nước Trung Hoa trong 48 năm (từ năm 2255 trước công nguyên), do vua Nghiêu truyền ngôi cho. 5 Huân: Phóng Huân, tên vua Đường Nghiêu, đã làm vua nước Trung Hoa trong 100 năm (từ năm 2356 trước công nguyên). Bốn vua trên đây đều được người Trung Hoa coi là những bậc thánh quân. 6 Kiều tùng: Cây tùng cao lớn sống rất lâu. Trong sách Sự loại phú (do ông Ngô Thục đời nhà Tống soạn, gồm 30 quyển, mỗi bài phú có một đề riêng như trời, đất, cây, cỏ, cầm, thú...) có câu: “Mỹ bỉ kiều tùng, mạo tư sương tuyết: Cây kiều tùng tốt đĊp kia, dãi dầu sương y tuyết ấy”. 7 Đoan Quận công Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1600-1613), về sau vua GiaLong truy tôn miếu hiệu: Thái tổ Gia Dụ Hoàng đế. 8 Thế tổ Cao Hoàng Đế: Miếu hiệu của vua Gia Long (1802-1820). Miếu hiệu: Cái hiệu truy tôn cho ông vua khi chết rồi, để đem thờ tại Thái Miếu. 78 NGUYỄN ĐẮC XUÂN