🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt Ebooks Nhóm Zalo 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt Sean Covey Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Mục Lục Lời giới thiệu Tạo thói quen Vậy tôi - Thói Quen, là gì mà quan trọng đến thế? Những quan niệm và nguyên tắc sống Đặt trọng tâm vào bạn bè Đặt trọng tâm vào vật chất Đặt trọng tâm vào việc học hành Đặt trọng tâm vào bố mẹ Đặt trọng tâm vào những điều khác Lập tài khoản cá nhân Khởi sự với chính bản thân mình Những dấu hiệu của một tài khoản “giàu”: Những dấu hiệu của một tài khoản “nghèo”: GIỮ LỜI HỨA VỚI BẢN THÂN LÀM NHỮNG VIỆC TỐT HÃY ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẢN THÂN HÃY TRUNG THỰC HÃY TỰ LÀM MỚI BẢN THÂN ĐÁNH THỨC TÀI NĂNG CỦA MÌNH Tài khoản quan hệ GIỮ LỜI HỨA NHỮNG CỬ CHỈ TỐT BỤNG LÒNG TRUNG THÀNH BIẾT LẮNG NGHE BIẾT NÓI LỜI XIN LỖI TẬP TÍNH RÕ RÀNG, BỎ THÓI ĐÃI BÔI SỰ THÁCH ĐỐ GIỮ LỜI HỨA CÓ NHỮNG CỬ CHỈ TỐT BỤNG TRUNG THÀNH CHỊU LẮNG NGHE THÓI QUEN 1 Có thái độ sống tích cực THÓI QUEN 1: Có thái độ sống tích cực Tích cực hay tiêu cực... là do bạn chọn HÃY TRỞ THÀNH TÁC NHÂN CỦA SỰ ĐỔI MỚI THÓI QUEN 2 Biết định hướng tương lai THÓI QUEN 2: Biết định hướng tương lai VÒNG XOAY CUỘC ĐỜI LẬP BẢN NHIỆM VỤ CHO BẢN THÂN KHÁM PHÁ TÀI NĂNG CỦA BẢN THÂN BA ĐIỀU CẦN CẢNH GIÁC THÓI QUEN 3 Việc hôm nay không để ngày mai THÓI QUEN 3: Việc hôm nay không để ngày mai LÊN KẾ HOẠCH Kế hoạch tuần THÓI QUEN 4 Tư duy cùng thắng THÓI QUEN 4: Tư duy cùng thắng TÔI THẮNG - BẠN THUA TÔI THUA - BẠN THẮNG CẢ HAI CÙNG THUA CẢ HAI CÙNG THẮNG THÓI QUEN 5 Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu THÓI QUEN 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu Lơ đãng Giả vờ nghe Nghe có chọn lọc Chỉ nghe lời nói Nghe một cách chủ quan Nghe một cách xét đoán Nghe và khuyên bảo Nghe và thăm dò THÓI QUEN 6 Có tinh thần hợp tác THÓI QUEN 6: Có tinh thần hợp tác THÓI QUEN 7 Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng THÓI QUEN 7: Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng QUAN TÂM ĐẾN CƠ THỂ Dinh dưỡng cho cơ thể QUAN TÂM ĐẾN TRÍ ÓC QUAN TÂM ĐẾN TRÁI TIM QUAN TÂM ĐẾN TÂM HỒN Trở về với thiên nhiên Viết nhật ký Những bữa ăn tinh thần Rèn luyện cơ thể Dành cho trái tim Dành cho tâm hồn Dành cho trí óc Lời giới thiệu Bạn đọc thân mến, Bước vào tuổi mới lớn, bạn sẽ bớt đi sự ngây ngô, hồn nhiên của trẻ thơ nhưng cũng chưa có được sự chững chạc, trải nghiệm của người đã trưởng thành. Trước mắt bạn, giờ đây cuộc sống mở ra trăm ngàn nẻo đường khác nhau. Có con đường bằng phẳng, êm ái. Nhưng cũng có con đường quanh co, khúc khuỷu. Làm sao bạn chọn được con đường tới đích bình an mà vẫn có thể tránh được những mối nguy rình rập bên đường? Cuốn sách này chính là kim chỉ nam giúp bạn tìm ra con đường đó. Với phong cách viết tươi vui, dí dỏm, ngắn gọn... cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt trên khắp thế giới và được xếp vào những cuốn sách được bạn trẻ yêu thích nhất với số lượng phát hành lên đến hàng triệu bản trong một thời gian ngắn. First News và NXB Trẻ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách được xem như một quyển cẩm nang quý giá đưa bạn đến thành công, giúp bạn đạt được uớc mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội. Chúc bạn thành công! First News - Nhà Xuất Bản Trẻ “Những giá trị và nguyên tắc sống của Sean rất cần thiết cho sự trưởng thành và trải nghiệm của giới trẻ ngày nay. Bạn càng sớm xây dựng những thói quen tốt thì bạn càng sớm thành đạt. Chính những ý tưởng trong cuốn sách này sẽ giúp bạn làm được điều đó.” - Mick Shannon Giám đốc điều hành Children’s Miracle Network “Cách tốt nhất để biến ước mơ thành hiện thực là có được những thói quen đúng đắn ngay từ thời niên thiếu. “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” giúp mọi người hiểu được rằng chính những thói quen, suy nghĩ và tầm nhìn là nền tảng chủ yếu tạo nên thành công cho dù quá khứ hay hiện tại của bạn có thế nào đi chăng nữa.” - Stedman Graham Tác giả cuốn “You can make it Happen” Tạo thói quen 1 tháng 1 T ôi luôn đồng hành cùng với bạn. Tôi có thể trở thành người trợ giúp đắc lực cho bạn, nhưng cũng có thể là gánh nặng cho bạn. Tôi có thể đưa bạn đến thành công nhưng cũng có thể biến bạn thành kẻ thất bại. Tôi luôn làm theo ý muốn của bạn. Hãy cho tôi biết chính xác bạn muốn ứng phó một vấn đề nào đó ra sao, rồi sau một vài lần thực hiện, tôi sẽ tự động thực hiện đúng như vậy. Với những người vĩ đại, tôi cùng họ tạo nên những điều vĩ đại. Với những ai chủ bại, tôi sẵn sàng đẩy họ đến đường cùng, điều mà chính họ cũng không hề hay biết. Vậy tôi - Thói Quen, là gì mà quan trọng đến thế? 2 tháng 1 Đầu tiên, tôi chỉ là một suy nghĩ hoặc là một hành động tình cờ của bạn, Rồi tôi trở thành một thói quen của bạn, Và cuối cùng, tôi là người điều khiển bạn! 3 tháng 1 Thói quen là những việc làm thường xuyên lặp đi lặp lại và đôi khi bạn không ý thức được điều đó. Có những thói quen tốt như tập thể dục điều độ, lên kế hoạch trước khi hành động, tôn trọng người khác... nhưng cũng có những thói quen xấu như nói xấu người khác, suy nghĩ tiêu cực, tự ti... Một vài thói quen khác vô thưởng vô phạt như tắm đêm, ăn trễ, đọc báo ngược từ trang cuối đến trang đầu... Tùy theo thói quen nào mà nó có thể giúp bạn nên người hoặc hủy hoại bạn. 4 tháng 1 Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận. - Samuel Smiles 5 tháng 1 May mắn thay, con người lại mạnh mẽ hơn thói quen và do đó chúng ta có thể thay đổi được thói quen. Tuy sẽ có những thói quen rất khó thay đổi nhưng không phải là không làm được. Vào bất cứ lúc nào, bạn hoàn toàn có thể thay đổi một thói quen xấu bằng một thói quen khác tốt hơn - nếu muốn. Tập được những thói quen tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. 6 tháng 1 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt Thói quen 1: Có thái độ sống tích cực Thói quen 2: Biết định hướng tương lai Thói quen 3: Việc hôm nay không để ngày mai Thói quen 4: Tư duy cùng thắng Thói quen 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác Thói quen 7: Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt 7 tháng 1 Có được 7 thói quen này, bạn sẽ: Kiểm soát được cuộc đời của mình Cải thiện mối quan hệ với bạn bè Có những quyết định sáng suốt hơn Hòa thuận với cha mẹ Vượt qua sự nghiện ngập Xác định giá trị của bản thân và quyết định điều gì quan trọng nhất Làm được nhiều việc hơn mà lại tốn ít thời gian hơn Nâng cao lòng tự tin Sống hạnh phúc Tìm được sự cân bằng giữa trường lớp, bạn bè và mọi thứ khác 8 tháng 1 7 thói quen xấu thường thấy ở những bạn trẻ 1. Thụ động, có thái độ sống tiêu cực 2. Lười suy nghĩ 3. Nước đến chân mới nhảy 4. Chỉ nghĩ đến thắng thua 5. Thích nói trước rồi mới nghe sau 6. Không hợp tác với mọi người 7. Sống mòn Những quan niệm và nguyên tắc sống 9 tháng 1 N hận thức là cách bạn nhìn nhận một sự việc, là quan điểm, thậm chí là niềm tin của bạn. Như bạn cũng biết, nhận thức của chúng ta thường tạo ra những giới hạn. Điều đó cũng giống như việc bạn một mực tin rằng mình không thể vào đại học, cũng như Ptolemy cũng đã từng khăng khăng tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. 10 tháng 1 Quan niệm cũng giống như một cặp kính đeo mắt. Có những quan niệm không đúng về bản thân hoặc về cuộc đời cũng giống như bạn đang đeo một cặp kính không đúng độ. Cặp kính đó ảnh hưởng đến cách bạn nhìn mọi sự vật khác Nếu bạn tin rằng mình ngốc, chính niềm tin ấy sẽ làm cho bạn ngốc. Nếu bạn tin rằng nhỏ em gái của mình ngu ngơ, bạn sẽ tìm chứng cứ để củng cố niềm tin đó, và cô bé sẽ vẫn mãi ngu ngơ trong mắt bạn. Nếu tin rằng mình có thể, bạn sẽ tìm thấy một sức mạnh vô hình. 11 tháng 1 Nếu những quan niệm tiêu cực về bản thân làm hạn chế khả năng của bạn, thì những quan niệm tích cực lại mang đến cho bạn những kết quả tốt đẹp. 12 tháng 1 “Làm sao điều chỉnh nếu nhận thức của tôi bị méo mó?”. Cách điều chỉnh tốt nhất là tâm sự với một người nào đó tin tưởng và muốn làm điều tốt cho bạn. Mẹ là một người như thế đối với tôi. Mẹ luôn tin tưởng và thường động viên tôi: “Sean này, con có thể làm lớp trưởng được đấy!”, hay “Sao con không mời cô ấy đi chơi, mẹ nghĩ là cô ấy rất muốn được đi chơi với con”. Bất cứ lúc nào muốn khẳng định mình, tôi đều trò chuyện với mẹ, và mẹ sẽ lau sạch đôi mắt kính mờ tối giùm tôi. 13 tháng 1 Mỗi người thành công thường có một người cố vấn bên cạnh. Người đó có thể là thầy cô giáo, bố mẹ, anh chị, ông bà hay cũng có thể là một người bạn... Chỉ cần có một người, việc người ấy là ai không hề quan trọng. Quan trọng là bạn có thể tìm thấy sự định hướng, nguồn động viên và nuôi mầm lạc quan từ họ. 14 tháng 1 Không những phải nhận thức đúng về bản thân, chúng ta còn phải biết nhận thức đúng về người khác để tránh những sai lầm đáng tiếc. Nhìn nhận vấn đề từ một quan điểm khác giúp chúng ta có thể hiểu tại sao người khác lại hành động như vậy. Chúng ta thường phán xét người khác khi chưa có đủ thông tin để có thể hiểu đúng về họ. 15 tháng 1 Một bạn trẻ tên là Monica kể: Khi sống ở California, tôi có nhiều bạn tốt và tôi không bao giờ để ý tới những người hàng xóm mới dọn tới. Rồi khi chuyển đi nơi khác, tôi trở thành một “ma mới”. Lúc đó tôi ước gì có ai đó quan tâm đến tôi. Giờ đây tôi đã hiểu cảm giác không có ai làm bạn là như thế nào. Từ đấy trở đi, bạn có nghĩ rằng Monica sẽ đối xử với những người mới theo một cách khác không? 16 tháng 1 Nhận thức của chúng ta thường chưa đầy đủ, thiếu chính xác, hoặc rất lộn xộn. Do đó đừng nên hấp tấp xét đoán, chụp mũ hay có những ý kiến khắt khe về người khác hoặc về bản thân mình. Vì cái nhìn của chúng ta còn hạn chế nên chúng ta hiếm khi nhìn thấy được toàn cảnh của bức tranh thực tế, hoặc không có đầy đủ dữ kiện cho việc phán xét. 17 tháng 1 Nhìn nhận sự việc từ một quan điểm khác có thể đưa đến một khác biệt lớn trong thái độ của chúng ta đối với mọi người. Do đó, chúng ta nên cởi mở với những thông tin mới, trải lòng ra với những quan điểm sống khác và sẵn sàng thay đổi nhận thức khi biết rõ rằng mình đã sai. “Ồ, TA ĐÃ THAY ĐỔI NHẬN THỨC!” 18 tháng 1 Quan trọng hơn, nếu muốn tạo ra một sự thay đổi lớn trong cuộc đời của bạn sau này thì trước tiên phải thay đổi những nhận thức sai lầm trong hiện tại. Cũng như khi thay cặp kính nhìn đời, mọi thứ sẽ thay đổi theo khi được nhìn qua một cặp kính mới. 19 tháng 1 Xét cho cùng, tất cả những khó khăn trong cuộc sống (về những mối quan hệ, về cách tự nhìn nhận mình, về tâm trạng, cảm xúc...) cũng là kết quả của những nhận thức sai lệch. Ví dụ nếu bạn có mối quan hệ không tốt với cha bạn, có lẽ là do cả hai đã có quan niệm chưa đúng về nhau. Có thể bạn đang nghĩ rằng ông ấy là một ông già lỗi thời, lạc hậu, sống biệt lập với thế giới hiện đại. Còn ông ấy lại cho rằng bạn là một đứa con hỗn xược, bất hiếu, vô ơn. Thật ra, quan niệm của cả hai đều chưa đúng và điều đó cản trở hai bên cảm thông lẫn nhau. 20 tháng 1 Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi thường mất thời gian suy nghĩ về điều gì?”, “Ai hay điều gì thường xâm chiếm suy nghĩ của tôi nhất?”. Đó chính là nhận thức của bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất đối với bạn chính là quan niệm sống của bạn, cặp kính nhìn đời của bạn, hay như tôi vẫn thích gọi là: trọng tâm cuộc đời của bạn. 21 tháng 1 Vậy tuổi mới lớn đặt trọng tâm của cuộc đời vào đâu? Thường thì vào bạn bè, cha mẹ, vật chất bên ngoài, các môn thể thao, sở thích cá nhân, thần tượng, bản thân, công việc... mỗi thứ đều có một ưu điểm riêng nhưng tất cả đều chưa đầy đủ dưới những khía cạnh khác nhau. Và do đó, khi có một sự thay đổi, cuộc sống của bạn thường bị rối tung lên. 22 tháng 1 Đặt trọng tâm vào bạn bè Không gì tốt hơn là có được một nhóm bạn tốt, và không có gì tệ hơn là bị bạn bè xa lánh. Bạn bè là quan trọng nhưng chúng ta không nên đặt trọng tâm vào đó. Vì sao ư? Bởi vì họ hay thay đổi. Cũng có khi họ nói xấu sau lưng bạn hoặc khi có một tình bạn mới thì lại bỏ quên bạn. Bạn có tin không, một ngày nào đó, bạn hữu không còn là điều lớn nhất trong đời bạn. 23 tháng 1 Hãy kết bạn càng nhiều càng tốt, nhưng đừng lấy họ làm nền tảng của đời bạn. Đó là một nền móng không vững chắc. 24 tháng 1 Đặt trọng tâm vào vật chất Đôi khi chúng ta nghĩ chiếc xe đẹp nhất, một bộ đồ hiệu, chiếc máy nghe nhạc hiện đại nhất, kiểu tóc hợp thời trang nhất... sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc. Vật chất đôi khi còn núp dưới hình thức danh vọng như chức lớp trưởng, đóng vai chính trong một vở kịch... Không có gì sai trái nếu chúng ta đạt được thành quả và hưởng thụ nó, nhưng đừng bao giờ đặt trọng tâm vào vật chất. Về lâu về dài, giá trị vật chất chắc chắn sẽ mất đi. 25 tháng 1 Tôi đã từng đọc được một câu rất hay: “Nếu như những gì tôi có hôm nay giúp khẳng định tôi là ai, vậy khi những thứ đó mất đi, thì tôi là ai?”. 26 tháng 1 Đặt trọng tâm vào việc học hành Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải là ưu tiên hàng đầu. Nhưng chúng ta nên cẩn thận, đừng để cho những danh hiệu này nọ chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Có những thiếu niên bị ám ảnh bởi việc phải đạt thứ hạng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết. Đã có nhiều người học rất xuất sắc nhưng vẫn duy trì được sự cân bằng trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta! 27 tháng 1 Đặt trọng tâm vào bố mẹ Bố mẹ có thể là nguồn thương yêu và định hướng tốt cho bạn. Bạn nên kính trọng và tin yêu bố mẹ, nhưng việc đặt trọng tâm vào bố mẹ và sống chỉ để làm vui lòng các bậc phụ mẫu hơn là sống vì mình chưa chắc đã hay lắm đâu. 28 tháng 1 Đặt trọng tâm vào những điều khác Danh sách những trọng tâm có thể kéo dài ra mãi: chơi một môn thể thao nào đó, chọn cho mình một thần tượng, chú tâm vào bản thân mình, hay lấy công việc làm trọng tâm...Thế nhưng tất cả các quan niệm nêu trên không mang đến một sự ổn định bền vững mà chúng ta cần. Không phải bạn không nên cố gắng trở nên thật giỏi trong một lĩnh vực như khiêu vũ hay hùng biện - những việc này nên làm lắm chứ! Nhưng nên có một ranh giới giữa việc say mê với việc đặt cả cuộc đời mình vào đó. Đó chính là lằn ranh mà chúng ta không nên vượt qua. 29 tháng 1 Vậy có một trọng tâm nào thật sự là chỗ dựa không? Có đấy! Đó chính là nguyên tắc sống đúng đắn. 30 tháng 1 Nguyên tắc là gì? Hãy thả một trái banh từ trên cao, nó sẽ tự rơi xuống. Đó là một nguyên lý tự nhiên hay còn gọi là một nguyên tắc. Có nhiều nguyên tắc chi phối thế giới tự nhiên và thế giới loài người. Những nguyên tắc này không phụ thuộc vào bất kỳ ai và luôn công bằng với tất cả mọi người. Sự chân thật là một nguyên tắc; đạo đức tình yêu là một nguyên tắc; giúp đỡ người khác là một nguyên tắc; tinh thần trách nhiệm, sự điều độ, trung thành... là những nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống. Cũng như một la bàn luôn chỉ đúng hướng Bắc; trái tim bạn sẽ nhận ra đâu là nguyên tắc sống đúng đắn. 31 tháng 1 Đặt trọng tâm vào nguyên tắc sống đúng đắn. Bạn nhìn nhận, suy nghĩ như thế nào thì bạn sẽ đạt được đúng như vậy. 1 tháng 2 Cần phải tuyệt đối giữ vững niềm tin để sống theo các nguyên tắc sống mà bạn đã chọn, nhất là khi bạn đang phải chứng kiến đầy rẫy những người tiến thân trong cuộc sống bằng sự giả dối, lừa đảo, cơ hội, ích kỷ. Tuy nhiên điều mà bạn không nhìn thấy được - đó là những nguyên tắc đạo đức bị phá vỡ cuối cùng luôn làm hại họ. 2 tháng 2 Nguyên tắc sống đúng đắn không bao giờ làm bạn thất bại. Nguyên tắc sống không nói xấu sau lưng bạn, nó không lớn lên và rời xa bạn, nó không cảm thấy đau buồn khi bị thất nghiệp. Nó cũng không phụ thuộc vào màu da, giới tính, sức khỏe hay ngoại hình bên ngoài. Lấy nguyên tắc sống đúng đắn làm trung tâm cuộc sống là nền tảng bền vững, ổn định và chắc chắn nhất mà bạn có thể dựa vào, và tất cả chúng ta đều cần có nó. 3 tháng 2 Nếu bạn sống với nguyên tắc sẵn lòng giúp đỡ, tôn trọng người khác, sống tình cảm thì bạn sẽ dễ dàng có nhiều bạn bè và bạn sẽ trở thành một người bạn tốt. Đặt ra những nguyên tắc sống đúng đắn cũng là một cách để trở thành một con người có tư cách tốt. 4 tháng 2 Hãy quyết định ngay từ bây giờ những nguyên tắc nào xứng đáng để bạn đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào đó. Ở bất kỳ tình huống nào bạn cũng nên tự hỏi: Bây giờ tôi nên áp dụng nguyên tắc nào đây? Sau đó, kiên trì đi theo nguyên tắc đó và đừng ngoái đầu lại. 5 tháng 2 Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay gặp phải thất bại, hãy thử áp dụng nguyên tắc cân bằng cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy không ai tin mình thì nguyên tắc chân thật là điều bạn cần nhất trong lúc này. 6 tháng 2 Hãy từng bước áp dụng những thói quen này vào cuộc sống bạn nhé: 1. Hãy nghĩ về những mặc cảm gây cản trở cho bản thân, hãy làm những gì để phản bác lại quan điểm đó. 2. Hãy nghĩ về những cư xử lạ lùng, khó hiểu của một người quen và tìm hiểu xem điều gì khiến họ trở nên như vậy. 3. Bắt đầu từ ngay hôm nay, hãy cư xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Đừng nổi nóng, đừng than phiền hay chỉ trích ai, trừ phi bạn muốn bị đối xử như vậy. 4. Khi làm một việc gì đó, hãy nghĩ về nguyên tắc làm việc siêng năng - cố thêm chút nữa, thêm chút nữa và bạn sẽ thấy kết quả cuối cùng còn hơn cả mong đợi. Lập tài khoản cá nhân 7 tháng 2 Khởi sự với chính bản thân mình Trước khi chiến thắng những khó khăn trong cuộc sống thì bạn phải chiến thắng được chính bản thân mình. Mọi thay đổi đều bắt nguồn từ chính bản thân bạn. Đừng bao giờ quên điều này, bạn nhé! Hãy tự tin để chiến thắng bản thân mình trước tiên. 8 tháng 2 Chúng ta biết bò trước khi biết đi, học môn số học trước môn đại số. Chúng ta phải sửa đổi bản thân trước khi muốn thay đổi người khác. Nếu muốn đổi thay đời mình thì điểm khởi đầu là chính bản thân bạn chứ không phải cha mẹ hay bạn bè, thầy cô. Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ bạn: từ trong ra ngoài chứ không phải từ ngoài vào trong. 9 tháng 2 Một vị linh mục đã từng nói rằng: Khi còn trẻ, với sự tự do và trí tưởng tượng không có giới hạn, tôi thường mơ một ngày nào đó tôi có thể thay đổi được thế giới này. Khi trưởng thành và hiểu biết hơn, tôi biết rằng thế giới này không thể thay đổi được. Và tôi quyết định rút ngắn ước mơ của mình: đó là thay đổi quê hương của mình. Nhưng đó cũng là điều không tưởng. Bước vào tuổi trung niên, trong những nỗ lực cuối cùng, tôi muốn thay đổi gia đình tôi - những người mà tôi yêu thương nhất - nhưng vẫn không hề có một sự biến đổi nào. Giờ đây, khi cận kề với cái chết, lần đầu tiên tôi nhận ra rằng: nếu tôi tự thay đổi bản thân mình, rồi mới tác động đến gia đình; với sự giúp đỡ của gia đình, quê hương tôi sẽ trở nên tốt hơn và biết đâu tôi có thể thay đổi được cả thế giới này. 10 tháng 2 Những gì bạn làm được cho chính bản thân cũng giống như việc lập ra một tài khoản cá nhân. Cũng như việc gởi tiền vào và rút tiền ra ở ngân hàng, bạn có thể gửi vào và rút ra từ tài khoản cá nhân những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói, những gì bạn làm. Ví dụ, khi tôi vượt qua được chính bản thân tôi, tôi cảm thấy mình tự chủ: vậy là tôi đã có một khoản gởi vào trong tài khoản cá nhân của tôi. Nếu tôi thất hứa với chính mình và cảm thấy thất vọng: tài khoản của tôi đã bị rút ra một khoản. 11 tháng 2 Nếu quỹ tiết kiệm của bạn không còn nhiều thì cũng đừng thất vọng. Ngay từ hôm nay, hãy dành dụm từng chút một, dần dần bạn sẽ trở nên “giàu có” cho mà xem. 12 tháng 2 Những dấu hiệu của một tài khoản “giàu”: Bạn tự chịu trách nhiệm về mình và chống lại các áp lực. Bạn không quá quan tâm tới việc được nhiều người biết đến. Bạn nhìn đời qua lăng kính lạc quan. Bạn sống có mục đích. Bạn hạnh phúc với thành công của người khác. 13 tháng 2 Những dấu hiệu của một tài khoản “nghèo”: Bạn dễ dàng bị bạn bè tác động. Bạn thường phải đánh vật với những cảm giác thất vọng và tự ti. Bạn quan tâm quá mức tới những gì người khác nghĩ về bạn. Bạn tỏ ra ngạo mạn để che giấu sự bất an của mình. Bạn tự hủy hoại bản thân bằng ma túy, phim khiêu dâm, sự phá phách hay tham gia các băng nhóm xấu. Bạn dễ ghen tức, nhất là khi ai đó thân cận với bạn có được thành công. 14 tháng 2 Tôi mách nhỏ bạn một vài cách tiết kiệm nhé, dĩ nhiên với mỗi cách gởi vào cũng có một cách rút ra tương ứng: 15 tháng 2 GIỮ LỜI HỨA VỚI BẢN THÂN Bạn đã từng bị ai thường xuyên thất hứa chưa? Dĩ nhiên đối với bạn, người đó sẽ chẳng còn chút uy tín nào cả phải không? Điều này sẽ xảy ra với bạn nếu bạn thất hứa với chính bản thân mình. 16 tháng 2 Chúng ta nên xem trọng lời hứa với bản thân mình như lời ta đã hứa với những người quan trọng trong đời ta. Đó chính là bạn đang giữ lời hứa với chính bản thân mình đấy. 17 tháng 2 Nếu bạn đánh mất sư tự chủ trong cuộc sống, hãy bắt đầu ngay với điều đơn giản nhất mà bạn có thể tác động đến - đó chính bản thân bạn. Hãy đặt ra lời hứa với chính bản thân mình và quyết tâm thực hiện. Bắt đầu gởi “tiết kiệm” những khoản nhỏ thôi như tự hứa sẽ dậy sớm, rồi sau đó tăng dần như dậy sớm hơn và tập thể dục mỗi ngày. 18 tháng 2 LÀM NHỮNG VIỆC TỐT Tôi chợt nhớ đến lời của một nhà tâm lý học: Nếu bạn đang cảm thấy chán nản thì tốt nhất là tìm cách giúp đỡ một ai đó. Vì sao ư? Vì khi giúp đỡ họ, bạn sẽ hướng tâm hồn ra bên ngoài và nhận được niềm vui. Khi cảm thấy vui, bạn sẽ quên chuyện buồn của mình. 19 tháng 2 Việc cho đi không chỉ là giúp đỡ người khác mà còn làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn. 20 tháng 2 Ở Palestine có hai biển. Một biển nước ngọt có nhiều đàn cá tung tăng. Ven bờ là một màu xanh tươi tắn. Chim chóc từ khắp nơi tụ về. Con người đến đây và xây tổ ấm trong những ngôi nhà ven biển. Đó là biển Galilee. Rồi sông Jordan chảy về hướng nam đổ vào một biển khác. Ở đây không có những đàn cá, không có những lá cành rung động, không có tiếng chim ca hót líu lo, không có tiếng cười con trẻ. Sự khác biệt là vì ở chỗ biển Galilee đón nhận nhưng không giữ lại cho riêng mình. Mỗi giọt nước chảy vào, biển Galilee lại cho đi một giọt khác. Sự cho và nhận bằng nhau. Biển kia ích kỷ hơn. Nó không chia sẻ bất kỳ giọt nước nào cho ai cả. Nó được gọi tên là biển Chết. Có hai loại người ở trên đời, cũng như ở Palestine có hai loại biển như thế. 21 tháng 2 HÃY ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẢN THÂN Chúng ta không thể nghĩ rằng mình sẽ trở thành người hoàn hảo ngay vào sáng hôm sau, và nếu bạn chưa được hoàn hảo thì hãy kiên nhẫn và tự cho bản thân mình thời gian để biến điều đó thành hiện thực. 22 tháng 2 Hãy học cách cười vào những điều ngu xuẩn mà mình đã làm. Ngoài ra, bạn còn phải biết tha thứ cho bản thân khi mình có lỗi. 23 tháng 2 Những con tàu đi biển thường bị những con hào bám vào đáy, có thể làm mục nát tàu. Cách dễ nhất là cập bến vào một cảng nước ngọt, lũ hào sẽ rơi ra khỏi đáy tàu. Còn bạn, bạn có những “con hào” lỗi lầm, hối hận và nỗi đau trong quá khứ không? Hãy cho bản thân một cơ hội để rũ bỏ những “con hào” ấy. Và đó là một cách gởi tiền vào tài khoản cá nhân của bạn. 24 tháng 2 HÃY TRUNG THỰC Sự trung thực xuất hiện dưới nhiều hình thức: Đầu tiên là trung thực với bản thân. Tôi nhận thấy rằng cứ khi nào mình giả tạo hoặc cố trở thành một ai đó là tôi lại cảm thấy thất vọng. Vậy là tôi đã bị rút một khoản ra khỏi tài khoản cá nhân của mình rồi! 25 tháng 2 Kế đến là trung thực trong hành động của chúng ta. Bạn có chân thật với những người xung quanh không? Khi xung quanh bạn, bạn vẫn thấy rất nhiều người sống giả dối; bạn vẫn thấy có người nói dối cha mẹ, thầy cô, gian lận trong thi cử..., thì việc giữ cho mình luôn luôn chân thật quả thực là một điều dũng cảm và rất can đảm. 26 tháng 2 Hãy luôn nhớ rằng: Mỗi hành động trung thực sẽ là một khoản gởi vào tài khoản cá nhân của bạn và đó chính trung thực là tài sản của bạn đấy. 27 tháng 2 HÃY TỰ LÀM MỚI BẢN THÂN Bạn nên dành thời gian cho bản thân để tự làm mới mình và thư giãn đôi chút. Nếu không, bạn sẽ đánh mất niềm vui đang đến với bạn ấy 28 tháng 2 Bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần một nơi để bộc lộ cảm xúc, để làm sảng khoái tinh thần. Không bắt buộc đó phải là một vườn hoa thật thơ mộng, trên đỉnh cao của một ngọn núi hay đó phải là một bãi biển vắng lặng, chỉ có tiếng sóng vỗ rì rào, mà đó có thể là căn phòng ngủ, phòng tắm hay một nơi vắng vẻ, yên tĩnh nào đó. 29 tháng 2 Ngoài việc tìm một nơi yên tĩnh, có nhiều cách khác để đem lại sảng khoái cho bản thân như tập thể thao, khiêu vũ, thêu đan... Vài người còn hay xem phim cổ điển, chơi nhạc, vẽ, hay nói chuyện với một người bạn thân. Viết nhật ký cũng là một cách tốt lắm đấy! 1 tháng 3 ĐÁNH THỨC TÀI NĂNG CỦA MÌNH Phát huy tài năng, sở trường, hay tìm thấy niềm vui trong mỗi việc bạn làm cũng là một cách rất hay để gởi thêm một điểm vào tài khoản cá nhân của bạn. 2 tháng 3 Không nên nghĩ rằng tài năng chỉ bó gọn trong những dạng như thể thao, khiêu vũ, hay đoạt được học bổng... Thật ra, tài năng còn thể hiện ở nhiều điều khác nữa: bạn có thể đọc, viết hay nói một ngoại ngữ nào đó; bạn có thể tự tay làm một món quà tặng người thân, bạn rất lanh trí, dễ hòa đồng, có khả năng tổ chức... Đó là một hình thức tự bộc lộ mình và xây dựng lòng tự tin. 3 tháng 3 Hãy cùng tôi từng bước tạo dựng lòng tin cho mình, bạn nhé: Giữ lời hứa với bản thân 1. Dậy sớm như dự định trong 3 ngày liên tục. 2. Xác định một công việc khá dễ để thực hiện ngay hôm nay (như giặt đồ, đọc xong một quyển sách). Làm những việc tốt 1. Hãy làm những việc tốt như đổ rác cho gia đình, dọn phòng giúp người thân. 2. Tìm một việc gì làm để tạo sự thay đổi: tình nguyện làm công tác xã hội, hay đọc sách cho người mù nghe. 4 tháng 3 Đánh thức tài năng của bạn 1. Liệt kê những tài năng mà bạn muốn mình phát huy, viết ra từng bước thực hiện. 2. Liệt kê những tài năng mà bạn ngưỡng mộ ở người khác Đối xử tốt với bản thân 1. Nghĩ về điều gì đó mà bản thân cảm thấy còn thua kém bạn bè, rồi thở sâu và tự nhủ: “Cũng chưa đến nỗi nào!”. 2. Mỗi khi bắt gặp mình đang có những suy nghĩ dao động, thay ngay vào đó bằng ba ý nghĩ tích cực về bản thân. 5 tháng 3 Đổi mới bản thân 1. Tìm một hoạt động vui vẻ, hào hứng và làm ngay trong ngày: như bật nhạc lên và nhảy... 2. Nếu cảm thấy buồn chán, hãy dậy và đi dạo một vòng trong công viên. Hãy trung thực 1. Nếu mẹ bạn có hỏi bạn đang làm việc 1 gì: Hãy kể lại sự thật, đừng quanh co. 2. Trong một ngày, cố gắng đừng phóng đại hay tô điểm cho bản thân mà hãy nhìn một cách thẳng thắn vào những gì mình đã làm được và chưa được. Tài khoản quan hệ 5 tháng 6 Một trong những câu danh ngôn mà tôi thích là: “Không ai trong giờ phút lâm chung của mình lại đi ước ao phải chi mình đã dành nhiều thời gian hơn cho công việc”. Tôi thường tự hỏi: “Vậy họ muốn dành thời gian nhiều hơn cho việc gì?”, và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình: “Dành nhiều thời gian hơn cho những người họ yêu thương”. 6 tháng 6 Những mối quan hệ tốt đẹp chính là chất liệu tạo nên sự thi vị của cuộc sống. 7 tháng 6 Cũng như với tài khoản cá nhân, tài khoản quan hệ của bạn sẽ thể hiện mức độ đáng tin cậy và sự chân thật của bạn trong những mối quan hệ của bạn với thế giới xung quanh. Tài khoản quan hệ cũng giống như một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Bạn có thể gửi thêm vào hay rút bớt ra. Một mối quan hệ mạnh mẽ và tốt đẹp là kết quả của những khoản gửi vào kiên trì qua một thời gian dài. 8 tháng 6 Không giống như ở ngân hàng, chỉ có thể mở một hoặc hai tài khoản. Bạn có thể mở tài khoản quan hệ với tất cả mọi người mình gặp. Nếu bạn cười và chào hỏi với người láng giềng mới thì bạn đã mở được một tài khoản với anh ta. Nếu bạn lờ đi thì bạn cũng mở một tài khoản nhưng là tài khoản âm. 9 tháng 6 Khác với tài khoản tiền gửi, một khi bạn đã mở tài khoản quan hệ với ai đó thì bạn không thể đóng lại được. Đó là lý do tại sao bạn có thể mừng rỡ khi gặp lại một người bạn đã từ lâu không gặp. Đó cũng là lý do tại sao một người có thể giữ trong lòng một mối hận thù suốt nhiều năm. 10 tháng 6 Trong tài khoản tiền gửi, 10 đô la là 10 đô la. Còn trong tài khoản quan hệ, các khoản gửi vào có xu hướng bốc hơi và các khoản rút ra có xu hướng hóa thạch. Nghĩa là bạn cần tiếp tục gửi những khoản nhỏ vào các mối quan hệ quan trọng để giữ cho chúng luôn ở trạng thái tích cực. 11 tháng 6 Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tạo nên một tài khoản quan hệ mạnh hay vực dậy những tài khoản quan hệ yếu? Rất đơn giản. Nhưng chúng ta không thể thực hiện chỉ trong một lần, cũng như chúng ta không thể ngay lập tức ăn hết một chú voi vậy. Nếu tôi có một tài khoản quan hệ âm 5.000 điểm với bạn thì tôi cần phải gửi vào những khoản có tổng số là 5.001 điểm để giữ cho tài khoản quan hệ được dương. 12 tháng 6 Thông thường thì có 5 cách cơ bản để duy trì hoặc làm mất đi một tài khoản quan hệ, đó là: 13 tháng 6 Phần thưởng lớn nhất mà người khác dành cho bạn là gì? Đó là: Khi một người bạn, người thân.. nói "bạn thật tốt bụng", câu nói ấy cứ làm tôi vui mãi Khi tôi phạm sai lầm, không những tôi được tha thứ mà còn được cảm thông và giúp đỡ. Một người bạn bảo vơ ái tôi rằng anh ấy rất quý mến và tin tưởng tôi vì tôi sống chân thành. Tôi cảm thấy mình có ý nghĩa quan trọng với anh ấy. 14 tháng 6 GIỮ LỜI HỨA Giữ lời hứa là yếu tố cần thiết nhất để tạo dựng lòng tin. Bạn phải làm những gì mình đã nói. Nếu bạn nhận ra bản thân không thể giữ lời vì những lý do đặc biệt thì hãy giải thích với người khác vì sao mình không giữ được lời hứa. 15 tháng 6 Nếu tài khoản quan hệ của bạn với ba mẹ bạn thấp, hãy gửi thêm vào tài khoản đó bằng cách giữ lời. Khi ba mẹ đã tin tưởng bạn thì mọi việc sẽ tốt đẹp và trôi chảy hơn. 16 tháng 6 NHỮNG CỬ CHỈ TỐT BỤNG Có khi nào bạn đang gặp toàn là chuyện xui xẻo và cảm thấy vô cùng buồn bực, rồi đột nhiên có ai đó nói với bạn một lời tốt đẹp, thế là ngày hôm đó bừng sáng trở lại? Đôi khi những điều nhỏ nhặt như gửi đến ai đó một lời chào hỏi, một nụ cười, một lời khen tặng, một cái ôm... lại tạo ra một sự thay đổi rất lớn. 17 tháng 6 Nếu muốn tạo dựng tình cảm với người khác, hãy cố gắng từ những điều nhỏ nhặt, vì trong mối quan hệ, một cử chỉ quan tâm nhỏ bé có thể đem đến những ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mark Twain đã nói: “Tôi có thể sống ba tháng nhờ vào một lời khen ngợi chân thành”. 18 tháng 6 “Một lời nói tốt đẹp có thể sưởi ấm ba tháng mùa đông.” - Ngạn ngữ Nhật 19 tháng 6 Nếu bạn có điều gì đó dễ thương muốn nói với ai đó thì đừng chần chừ, dù chỉ một lát thôi. Như Ken Blanchard viết trong quyển “Vị giám đốc một phút”: “Những ý tưởng tốt đẹp mà không được thể hiện thì cũng chẳng đáng một xu”. Xin đừng đợi đến khi người khác lìa đời rồi mới mang hoa đi tặng. 20 tháng 6 LÒNG TRUNG THÀNH Một trong những khoản gửi vào tài khoản quan hệ lớn nhất bạn có thể làm được là hãy trung thành với người khác. Sự trung thành đó không chỉ được thể hiện khi có sự hiện diện của họ mà còn ngay cả những khi họ vắng mặt. 21 tháng 6 Khi nói xấu sau lưng người khác, bạn đang tự làm hại mình ở hai mặt: - Thứ nhất, bạn đã thực hiện một khoản rút ra với tất cả những ai đang nghe bạn nói. - Thứ hai, bạn đã thực hiện cái mà tôi gọi là “những khoản rút vô hình” từ người mà bạn đang nói về. 22 tháng 6 Điều gì tạo nên một con người trung thành? Người trung thành luôn giữ bí mật Khi mọi người chia sẻ với bạn điều gì đó và yêu cầu giữ bí mật, bạn đừng rêu rao với một kẻ thứ ba. 23 tháng 6 Điều gì tạo nên một con người trung thành? Người trung thành không ngồi lê đôi mách Điều này không có nghĩa là bạn không được nói về người khác, mà chỉ nên nói theo phương diện góp ý xây dựng. Hãy nhớ “Bộ óc sáng suốt luôn nghĩ về những ý tưởng, còn bộ óc tối tăm chỉ biết bàn tán về những người khác”. 24 tháng 6 Điều gì tạo nên một con người trung thành? Người trung thành luôn bảo vệ người khác Nếu có một nhóm bắt đầu nói xấu về một người khác, bạn hãy từ chối tham gia vào cuộc tán phét hoặc mạnh dạn đứng lên bênh vực người đó. 25 tháng 6 BIẾT LẮNG NGHE Lắng nghe người khác là một trong những cách hay nhất để tạo nên một khoản gởi vào tài khoản quan hệ của mình. 26 tháng 6 Người ta cần được người khác lắng nghe cũng như cần ăn uống vậy. Nếu chịu dành thời gian lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có được những tình bạn thắm thiết. 27 tháng 6 BIẾT NÓI LỜI XIN LỖI Biết nói câu xin lỗi mỗi khi cư xử quá đáng hay mắc sai lầm chính là bạn đã có thể cứu vãn một khoản rút ra từ tài khoản quan hệ của mình. 28 tháng 6 Lời xin lỗi sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, đồng thời cũng làm giảm cơn nóng giận của người khác. Thông thường khuynh hướng của người bị xu ác phạm là tìm một thanh gươm để tự vệ và cũng là để bảo vệ mình sau này. Nhưng khi bạn ngỏ lời xin lỗi, nghĩa là bạn đã làm tan biến sự thù hận trong lòng họ và đánh rơi được thanh kiếm đó. 29 tháng 6 TẬP TÍNH RÕ RÀNG, BỎ THÓI ĐÃI BÔI Nhiều khi để làm vui lòng người khác, để đạt được việc trước mắt, chúng ta thường có khuynh hướng đãi bôi và không rõ ràng. Để người khác tin tưởng mình, bạn nên tránh đưa ra những thông điệp mù mờ, hứa hẹn ỡm ờ. 30 tháng 6 Để làm đầy tài khoản quan hệ của mình, bạn nên tỏ ra rõ ràng, đừng để người khác hiểu lầm hay hy vọng vào những điều không có thật. Bởi vì để một người thất vọng tức là bạn đã rút ra một khoản lớn trong tài khoản quan hệ rồi đó! 1 tháng 7 SỰ THÁCH ĐỐ Hãy tìm một người nào có mối quan hệ với bạn đã bị tổn thương - co á thể đó là một người bạn. Hãy tự thách thức bản thân xây dựng lại mối quan hệ với họ. Hãy nhớ rằng cần phải mất nhiều thời gian để xây dựng lại những gì đã bị sụp đổ. Từ từ họ sẽ hiểu ra và các bạn sẽ thật sự làm lành lại với nhau. 2 tháng 7 Hãy thực hiện từng bước sau đây để xây dựng tài khoản quan hệ cho bản thân, bạn nhé! GIỮ LỜI HỨA 1. Nếu có đi chơi vào buổi tối, hãy hứa với bố mẹ là khi nào bạn về và hãy giữ lời. 2. Trong ngày hôm nay, trước khi đưa ra lời tuyên bố nào, hãy suy nghĩ và tự hỏi mình có thể thực hiện đúng như vậy không. Đừng nói “Tôi sẽ gọi cho bạn” hay “Mời bạn đi ăn tối với mình” nếu bạn thực sự không thể thực hiện được. 3 tháng 7 Hãy thực hiện từng bước sau đây để xây dựng tài khoản quan hệ cho bản thân, bạn nhé! CÓ NHỮNG CỬ CHỈ TỐT BỤNG 1. Để dành món ăn ngon cho một người vắng mặt trong nhà. 2. Nói lời cảm ơn với những người mà bạn muốn cảm ơn từ lâu. 4 tháng 7 Hãy thực hiện từng bước sau đây để xây dựng tài khoản quan hệ cho bản thân, bạn nhé! TRUNG THÀNH Hãy suy nghĩ xem khi nào và ở đâu mình khó tránh khỏi những buổi tán gẫu về người khác. Với một người bạn thân, trong một căn phòng khóa kín hay khi đang ăn cơm? Hãy vạch kế hoạch để dần tránh xa và từ bỏ nó. 5 tháng 7 Hãy thực hiện từng bước sau đây để xây dựng tài khoản quan hệ cho bản thân, bạn nhé! CHỊU LẮNG NGHE 1. Ngày hôm nay, bạn thử không nói nhiều về người khác mà hãy dành thời gian lắng nghe nhiều hơn nữa. 2. Hãy nhớ lại xem trước giờ bạn ít khi lắng nghe ai nhất? Bà nội, ba, mẹ hay anh trai? Hãy thử một lần lắng nghe họ xem! THÓI QUEN 1 Có thái độ sống tích cực BẢN THÂN TÔI LÀ NGỌN NGUỒN SỨC MẠNH 6 tháng 3 THÓI QUEN 1: Có thái độ sống tích cực Đây chính là chìa khóa để thực hiện những thói quen khác và cũng là lý do để thói quen này được nói đến đầu tiên. Thói quen thứ 1 nói: “Bản thân tôi là ngọn nguồn của mọi sức mạnh. Tôi là người định hướng cho đời mình. Tôi tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay bất hạnh của đời mình. Tôi là người lái con tàu số mệnh chứ không phải là một hành khách nào khác”. 7 tháng 3 Có hai loại người trên đời: Người tích cực, chủ động: Là những người luôn tự chịu trách nhiệm về mọi việc và chủ động tạo ra hoàn cảnh cho mình. Người tiêu cực, thụ động: Là những người chỉ biết đổ lỗi, và luôn chờ hoàn cảnh xảy đến với mình. 8 tháng 3 Tích cực hay tiêu cực... là do bạn chọn Mỗi ngày tôi và bạn có cả trăm cơ hội để chọn cho mình thái độ sống tích cực hay tiêu cực Có bao nhiêu lần một người băng qua đường khiến bạn phải thắng gấp? Khi đó bạn phải làm gì? Hoảng hốt? Tức giận và dừng lại gây sự? Hay bạn cứ bình thản đi tiếp? Sự chọn lựa là của bạn. 9 tháng 3 Người tiêu cực thường lựa chọn thái độ ứng xử dựa trên sự bốc đồng. Cũng như một chai soda, nếu cuộc sống lắc họ vài cái, áp lực tăng lên và thế là cái nút chai bị văng ra. 10 tháng 3 Còn người tích cực chọn cách ứng xử dựa trên nhận thức. Họ luôn suy nghĩ trước khi hành động. Họ biết mình không thể điều khiển những gì sẽ xảy đến, nhưng họ tin rằng mình có thể quyết định rằng nên làm điều gì. 11 tháng 3 Không như người tiêu cực chứa đầy hơi ga, người tích cực giống như nước. Bạn cứ tha hồ lắc cũng chẳng có gì xảy ra: không xì bọt, không trào bong bóng, không áp lực. Người tích cực luôn biết tự làm chủ bản thân mình 12 tháng 3 Bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa người năng động, tích cực và người thụ động, tiêu cực qua ngôn ngữ mà họ sử dụng. Ngôn ngữ tiêu cực: “Tôi là vậy đó. Tôi quen vậy rồi”. Điều họ thật sự muốn nói là: Tôi không chịu trách nhiệm gì về cung cách hành động của tôi. Tôi không thể thay đổi được. Tôi sinh ra đã là như vậy rồi. Bạn hãy để ý xem, như vậy là ngôn ngữ tiêu cực đã tước bỏ sức mạnh bản thân của chúng ta. 13 tháng 3 Khi bạn rơi vào trạng thái thụ động thì giống như bạn đã đưa bộ điều khiển từ xa của cuộc đời mình cho ai đó và bảo: “Này, hãy điều khiển tôi khi nào anh thích”. Trái lại, ngôn ngữ tích cực sẽ có tác dụng giống như việc đặt bộ điều khiển từ xa đó vào tay bạn và như thế, bạn được tự do chọn kênh mà bạn muốn. 14 tháng 3 15 tháng 3 Có một số người mắc phải một loại vi rút mà tôi gọi là “vi rút nạn nhân”. Có lẽ bạn đã nhìn thấy nó. Những người bị nhiễm loại vi rút này tin rằng mọi người khác đều có lỗi và thế giới này nợ họ một điều gì đó. Tôi thích cách nói của Mark Twain: “Đừng luôn nói rằng thế giới này mắc nợ bạn. Cuộc sống không nợ bạn điều gì cả. Cuộc sống vốn dĩ đã như vậy rồi”. 16 tháng 3 Một anh bạn của tôi không may bi nhiễm loại vi rút này. Những lời than phiền của anh làm tôi phát chán: “Lẽ ra tớ có thể chơi khá hơn, nhưng mấy ông huấn luyện viên đều cố tình chơi ép tớ”. Tớ sắp đón được bóng, vậy mà có thằng cha nào đó lại chắn ngang”. Trong đầu anh chàng, vấn đề luôn “ở ngoài kia”. Cậu ta chẳng bao giờ nhận ra chính thái độ của mình mới có vấn đề, và điều duy nhất cản trở cậu ta chính là bản thân cậu ta. 17 tháng 3 Ngoài việc xem mình là nạn nhân, những người có phản ứng tiêu cực còn: Dễ bị tổn thương. Đổ lỗi cho người khác. Nổi giận và nói ra những điều mà sau đó họ phải hối tiếc. Hay than vãn, rên rỉ. Thụ động chờ cho mọi việc đến với mình. Chỉ thay đổi khi bị bắt buộc. 18 tháng 3 Người năng động, tích cực là mẫu người: Trầm tĩnh, không dễ bị xúc phạm. Tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Suy nghĩ trước khi hành động. Luôn chủ động tìm ra cách để tạo ra hoàn cảnh mà họ muốn. 19 tháng 3 Đúng là chiều theo cảm xúc tiêu cực thì rất dễ, cũng như người ta dễ mất tự chủ hơn là giữ được sự tự chủ. Nhưng điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ là không cần phải tỏ ra hoàn hảo. Thực sự không có ai là hoàn toàn tích cực hay tiêu cực, mà có lẽ nằm đâu đó giữa hai trạng thái này. Do đó bạn phải tạo thói quen từ từ. Mỗi ngày chỉ cần thay đổi một chút, bạn sẽ thấy kết quả thật là lớn lao. 20 tháng 3 Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được duy nhất một điều: đó chính là thái độ sống. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta luôn mất thời gian lo lắng, suy nghĩ về những điều mà bản thân không thể kiểm soát được? Cảm giác đó giống như chính chúng ta là nạn nhân của mọi vấn đề. Lâu dần bạn sẽ trở nên bị lệ thuộc vào nhận xét của những người xung quanh - và khi đó, bạn đã đánh mất sức mạnh bản thân của mình. 21 tháng 3 Cuộc sống luôn tồn tại những thử thách và khi đó bạn phải biết tự chủ về thái độ của mình. Mỗi khi chúng ta gặp phải một “bước lùi” thì hãy xem đó chính là cơ hội để chuyển bại thành thắng. 22 tháng 3 HÃY TRỞ THÀNH TÁC NHÂN CỦA SỰ ĐỔI MỚI Bởi thuộc nhóm người tích cực, nên bạn có thể ngăn những thói quen xấu xa ãy đến và xây dựng cho mình những thói quen tốt. Chính bạn phải trở thành một người tốt để làm gương cho con của bạn sau này. 23 tháng 3 Trong bản thân bạn luôn có một sức mạnh tiềm ẩn, chính sức mạnh đó sẽ giúp bạn vượt lên những biến cố “ập” đến cuộc đời bạn. Nếu biết sử dụng, sức mạnh đó sẽ giúp bạn trở thành một tác nhân của sự đổi mới, tạo ra một cuộc sống mới cho chính bản thân bạn cũng như cho những người xung quanh. 24 tháng 3 Người chủ động, tích cực biết tự chịu trách nhiệm về đời mình và luôn suy nghĩ theo hướng mình có thể làm được, như bảng so sánh dưới đây: 25 tháng 3 Để đạt được mục đích của cuộc sống, bạn phải trở thành người chủ động. Nhiều người tưởng như vậy là trở nên độc đoán, hung hăng hay khó chịu. Nhưng bạn đã sai, đó chính là bạn đang rất hăng hái, thể hiện sự quyết tâm của mình. 26 tháng 3 George Bernard Shaw, nhà viết kịch người Anh đã nghiên cứu về hiệu quả của cách suy nghĩ có thể làm được, ông nhận xét: “Người ta thường đổ thừa cho hoàn cảnh sống. Riêng tôi, tôi hoàn toàn không tin vào hoàn cảnh sống. Những người có thể tiến thân trên thế giới này là những người luôn chủ động đi tìm hoàn cảnh mà họ mong muốn. Nếu không tìm được thì họ sẽ tự tạo ra hoàn cảnh đó”. 27 tháng 3 Nếu có ai đó xúc phạm thì sức mạnh nào sẽ giữ cho bạn được bình tĩnh để không phản ứng lại theo những cách mà sau này chính bạn sẽ là người phải hối tiếc? Với những người mới bắt đầu thì có thể hãy nhấn nút tạm dừng. Vâng, hãy bấm nút này với cuộc sống cũng như bạn bấm nút trên bộ điều khiển từ xa của ti vi vậy (nếu tôi nhớ không lầm, thì nút này nằm ở giữa trán bạn!). Chắc chắn bạn sẽ có những quyết định đúng đắn hơn. 28 tháng 3 Khi đã tạm dừng, hãy sử dụng 4 dụng cụ là nhận thức, lương tâm, óc tưởng tượng và ý chí để giúp bạn ra quyết định một cách đúng đắn hơn: Nhận thức: khách quan xem xét những suy nghĩ và hành động của bản thân mình Lương tâm:lắng nghe tiếng nói của lòng mình và biết đâu là đúng, là sai Óc tưởng tượng:nhìn thấy trước những khả năng sắp sửa xảy ra Ý chí:để có được sức mạnh thực hiện sự lựa chọn 29 tháng 3 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể sử dụng hay bỏ xó bốn công cụ đó. Nhưng bạn hãy nhớ rằng càng được sử dụng nhiều, các công cụ này càng trở nên mạnh mẽ và chúng ta càng có nhiều phản ứng tích cực. Ngược lại, nếu không được dùng đến, chúng sẽ khiến cho chúng ta có xu hướng phản ứng một cách tiêu cực theo bản năng, chứ không phải hành động theo sự lựa chọn của con người. 30 tháng 3 Từng bước sử dụng bốn dụng cụ của con người vào hành động 1. Nếu ai đó chọc tức bạn thì hãy trả lời bằng những cử chỉ thân thiện. 2. Hãy nhẩm xem bao nhiêu lần bạn sử dụng ngôn ngữ tiêu cực như: “Anh làm tôi...”, “Tôi bị buộc phải...”, “Tôi không thể...” 3. Hãy rời khỏi “vùng an toàn”, thử hỏi giờ một ai đó, giơ tay trong lớp học hay mặc một cái áo ngộ nghĩnh. 31 tháng 3 Tiếp tục sử dụng bốn dụng cụ vào trong từng hành động của mình: 1. Vào buổi liên hoan kế tiếp, hãy chủ động đứng dậy tự giới thiệu mình với những người chưa quen. 2. Khi nhận được một điểm số mà bạn cho là không công bằng thì hãy tìm thầy cô để cùng xem lại điểm số này. 3. Nếu bạn gây gổ với bố mẹ hay bạn bè thì hãy là người đầu tiên nói câu xin lỗi. THÓI QUEN 2 Biết định hướng tương lai CHÍNH BẠN LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA MÌNH 1 tháng 4 THÓI QUEN 2: Biết định hướng tương lai Thói quen này sẽ giúp bạn phác họa một bức tranh rõ ràng cho tương lai của bạn. Nếu Thói quen 1 nói rằng bạn là người lái con tàu định mệnh của mình chứ không phải là một hành khách trên đó, thì Thói quen 2 nói rằng khi đã là người lái tàu thì bạn cũng sẽ là người quyết định hướng đi của con tàu. 2 tháng 4 Bạn đã bao giờ chơi trò ráp hình chưa? Dễ ợt! Nhưng mà là xếp hình với một tấm hình mẫu bên cạnh chứ gì, và lại còn ít mảnh nữa. Vậy còn xếp cả ngàn mảnh không có hình mẫu bên cạnh? Gay go nhỉ, biết lần từ đâu ra bây giờ? Bạn nghĩ xem, nếu bạn không nghĩ vê ì tương lai thì cũng giống như bạn chơi trò ghép hình mà không có hình mẫu vậy đó. 3 tháng 4 Tôi nói thế cũng không hẳn là bạn phải quyết định từng chi tiết cụ thể cho tương lai, như chọn nghề gì hay sau này sẽ cưới ai. Mà ý tôi muốn nói rằng bạn nên suy nghĩ về tương lai và định hướng cuộc đời mình để hướng mọi việc bạn làm theo một hướng nhất định. 4 tháng 4 Tại sao định hướng cho tương lai lại quan trọng đến như vậy? Có hai lý do: Một là bạn đang đứng ở một vòng xoay của cuộc đời: từ đây bạn phải chọn một con đường để đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn sau này; Hai là nếu bạn không tự quyết cuộc đời mình thì người khác sẽ quyết định thay bạn. 5 tháng 4 VÒNG XOAY CUỘC ĐỜI Bạn đang còn rất trẻ. Bạn đang đứng giữa vòng xoay cuộc đời và bạn phải chọn con đường để đi: Bạn có muốn vào đại học hay chỉ tốt nghiệp trung học? Bạn muốn có những người bạn như thế nào? Bạn sẽ chọn người bạn trai/bạn gái như thế nào? Bạn sẽ nhậu nhẹt, hút thuốc, “chơi” ma túy? Bạn sẽ đóng góp được gì cho xã hội? 6 tháng 4 Về bạn bè thì sao? Bạn bè có những ảnh hưởng lớn đến thái độ, cách nhìn và phương hướng trong cuộc đời bạn. Nhu cầu được chấp nhận và được là thành viên của một nhóm rất mạnh mẽ. Nhưng rất thông thường chúng ta hay chọn những người bạn dựa vào sự chấp nhận của họ đối với chúng ta. Và điều này không phải lúc nào cũng tốt. Ví dụ, nếu được một đám trẻ “chơi” ma túy chấp nhận, điều chắc chắn xảy ra là bạn cũng “chơi” ma túy. Nên nhớ rằng tương lai của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn kết bạn cùng ai đấy! 7 tháng 4 Thế còn sex? Bạn đừng cho rằng nói điều này với bạn là quá sớm. Đây là một điều vô cùng hệ trọng. Và bạn phải quyết định ngay từ bây giờ “chủ trương” của bạn: Có nên quan hệ tình dục trước khi kết hôn không? Đây là chuyện ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và cả danh tiếng của bạn. 8 tháng 4 Chính bạn là người quyết định tương lai của mình, chứ không phải người khác. 9 tháng 4 LẬP BẢN NHIỆM VỤ CHO BẢN THÂN Vậy nếu định hướng tương lai quan trọng như thế thì chúng ta nên làm gì để định hướng tương lai cho mình? Cách tốt nhất là lập ra một bản nhiệm vụ cho bản thân. Nó cũng giống như bức phác họa cuộc đời bạn vậy hay tương tự như chức năng của các thể chế của những quốc gia. Các công ty lớn như Microsoft hoặc Coca-Cola cũng có những bản nhiệm vụ như vậy. 10 tháng 4 Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà chưa lập bản nhiệm vụ của riêng mình? Những bạn trẻ khác cũng đã làm rồi đấy. Bản nhiệm vụ có thể dài hay ngắn, có thể là một bài thơ hoặc là một bản nhạc. Có những bạn lại chọn một câu danh ngôn làm bản nhiệm vụ cho mình, trong khi người khác lại chọn một bức tranh hay một tấm hình. 11 tháng 4 Một bản nhiệm vụ cho bản thân cũng giống như một cái cây có rễ sâu: khi gặp mưa giông, bạn có thể nương náu dưới bóng cây này - nó sẽ giữ cho bạn vững vàng và không bị cuốn đi. 12 tháng 4 Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bản nhiệm vụ của Beth Haire: Đầu tiên, tôi phải luôn có niềm tin. Tôi không được phép xao lãng các mối quan hệ, nhưng cũng không quên dành thời giờ cho bản thân. Tôi luôn đón nhận những thách thức bằng một thái độ lạc quan hơn là nghi ngờ. Tôi luôn tự trọng và nhận thức rõ giá trị của bản thân. 13 tháng 4 Còn đây là bản nhiệm vụ của Steven Strong: 14 tháng 4 KHÁM PHÁ TÀI NĂNG CỦA BẢN THÂN Một phần quan trọng của việc đề ra nhiệm vụ cá nhân là phát hiện ra mình có khả năng ở lĩnh vực nào. Tài năng không chỉ là có một giọng hát thiên thần. Đó có thể là có tài chọc cười người khác, hoặc là có năng khiếu hội họa. 15 tháng 4 Đôi khi tài năng chỉ xuất hiện theo từng thời kỳ. Nếu tài năng của bạn nở muộn thì cũng đừng vội, cần có thời gian để phát hiện ra tài năng của bản thân. 16 tháng 4 Sai lầm lớn nhất của các bạn trẻ là dành quá nhiều thời giờ để lập ra một bản nhiệm vụ hoàn hảo và khó đến nỗi chẳng bao giờ có thể thực hiện được. Cũng có bạn cố làm cho bản của mình giống với bản của người khác. Bạn quên rằng bạn viết nó cho chính bạn mà. Hãy cứ viết tạm một bản, rồi sau đó sẽ hoàn chỉnh dần trong khi thực hiện. 17 tháng 4 Khi viết xong, hãy đặt nó vào một nơi bạn có thể dễ dàng lấy được, ví dụ trong cuốn nhật ký hoặc trên tấm gương. Hoặc bạn có thể thu nhỏ, ép nhựa và cất vào ví, rồi thường xuyên xem lại nó, hoặc tốt hơn nữa, hãy học thuộc lòng nó. 18 tháng 4 BA ĐIỀU CẦN CẢNH GIÁC 1. Những biệt danh tiêu cực Hãy quên nó đi. Cho dù có lúc bạn như thế, nhưng phải nhớ là bạn còn có thể thay đổi được. 2. Hội chứng “thế là hết” Ai mà chẳng có lúc phạm lỗi. Nếu bạn có mắc lỗi gì đó thì cũng là việc bình thường thôi. Bạn có thể sửa lỗi được cơ mà. 3. Định hướng sai Không định hướng cho tương lai mới là vấn đề, còn định hướng sai và nhận ra được là mình sai thì bạn vẫn còn cơ hội đấy. 19 tháng 4 Để tiến đến mục tiêu, bạn cần phải ước lượng cái giá phải trả. Có bao nhiêu lần bạn đặt ra mục tiêu trong lúc đang hứng chí rồi sau đó thấy rằng ta không có đủ sức để tiến hành? Tại sao điều này xảy ra? Đó là vì bạn không ước lượng được cái giá phải trả. 20 tháng 4 Ví dụ bạn đưa ra mục tiêu đạt điểm số cao trong năm học này. Để đạt mục tiêu này, bạn sẽ phải làm bài tập thay vì đi chơi với bạn bè, phải thức khuya dậy sớm, không xem ti vi, đọc báo vì dành thời gian học bài. Chúng ta cùng nhau đánh giá thử nhé. Điểm cao mang lại cho bạn những điều như: được khen tặng, được bạn bè nể phục, được học bổng vào đại học, có việc làm tốt... Bạn có thích không? 21 tháng 4 Cách tốt nhất là nên chia mục tiêu đó ra thành từng phần nhỏ. Chẳng hạn như nếu muốn có điểm tốt trong tất cả các học kỳ thì bạn nên đề ra mục tiêu là từng học kỳ, rồi cứ thế tiếp tục cho các học kỳ còn lại. Khi đó bạn sẽ cảm thấy “nhẹ nhàng” hơn. 22 tháng 4 Để tiến đến mục tiêu, bạn cần phải viết ra giấy các mục tiêu của mình. “Mục đích mà không được viết ra cũng sẽ chỉ là một điều ao ước mà thôi.” Viết ra giấy giúp khả năng đạt được mục tiêu tăng gấp 10 lần so với việc chỉ nghĩ trong đầu. 23 tháng 4 Để tiến đến mục tiêu, bạn cần phải hành động ngay. Khi chúng ta đã thực sự quyết tâm thực hiện một điều gì đó thì khả năng hoàn thành của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều. Chỉ có làm hay không làm - chứ không có chuyện làm thử. 24 tháng 4 Để tiến đến mục tiêu, bạn cần phải biết nắm bắt những thời cơ quan trọng. Trong đời ta, đôi khi có những thời cơ mà ta phải biết tận dụng. Có những thời cơ giúp chúng ta thực hiện những mục tiêu mới như vào dịp năm học mới, bắt đầu một mối quan hệ mới, cơ hội thăng tiến, một cách nhìn mới, lễ tốt nghiệp... 25 tháng 4 Bạn đã từng nghe truyền thuyết về loài chim phượng hoàng lửa? Sau mỗi vòng đời 500 hay 600 năm, loài chim phượng hoàng xinh đẹp lại tự thiêu nó trong đống lửa. Rồi từ tro tàn, nó lại hồi sinh. Tương tự như vậy, bạn có thể tái sinh từ “tro tàn kinh nghiệm” của bản thân lắm chứ. Được học hỏi kinh nghiệm cũng là một cơ hội. 26 tháng 4 Để tiến đến mục tiêu, bạn cần phải biết thắt chặt. Hãy nghĩ xem những ai đang có cùng mục tiêu như bạn? Tại sao những người có cùng mục tiêu không cùng nhau hành động - như thế sẽ nhanh chóng có kết quả hơn chứ! Bố mẹ có thể giúp đỡ nếu biết mục tiêu của bạn là gì. Những người đã từng thành công có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích. Chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn nếu biết cách thắt chặt với mọi người. 27 tháng 4 Những người thiếu các khả năng về thể chất tự nhiên, xã hội hay tinh thần phải đấu tranh nhiều hơn những người khác. và cuộc đấu tranh khó khăn đó có thể sản sinh ra những phẩm chất và sức mạnh mà họ không thể phát triển được bằng bất kỳ cách nào khác. Đó là lý do tại sao tôi nói chúng ta có thể biến nhược điểm của mình trở thành sức mạnh. 28 tháng 4 Loài gỗ tốt không trưởng thành trong sự dễ dàng. Gió càng mạnh, thân cây càng vững chãi. - Trích trong bài thơ của Douglas Malloch 29 tháng 4 Hãy làm cho cuộc sống của bạn thật đáng sống bằng cách sống hết mình vì người khác, vì những sứ mệnh do mình đặt ra. Có những con người thật vĩ đại với những cuộc đời hết sức lý thú bởi vì họ đã thực hiện được những sứ mệnh lớn. Đó là: Ông Gandhi giải phóng được 300 triệu người Ấn Độ. Mẹ Teresa xác định sứ mệnh của mình là đem lại áo quần và cơm ăn cho những người đói rách. Mục sư Martin Luther King đấu tranh cả cuộc đời mình cho quyền con người. 30 tháng 4 Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: “Nhưng nếu tôi không làm được việc lớn như vậy, thì chẳng lẽ cuộc đời tôi không vui, không thú vị hay sao? 1 tháng 5 Không phải vậy, như nhà sư phạm Maren Mouritsen đã nói: “Chỉ có một ít người làm được những điều vĩ đại. Nhưng tất cả chúng ta có thể làm những điều nhỏ bé theo một cách thức lớn lao.” 2 tháng 5 Từng bước thực hiện những việc nhỏ: 1. Xác định đâu là những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải có để thành công trong công việc. 2. Thường xuyên đọc lại bản nhiệm vụ để tin rằng bạn đang đi đúng hướng. 3. Bạn đã viết những mục tiêu ra giấy chưa? Nếu chưa thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không làm điều đó. 4. Nghĩ về những biệt danh xấu mà người ta đã gán cho bạn. Nghĩ về một số điều bạn có thể làm thay đổi biệt danh đó. 3 tháng 5 Bạn đã từng nghe nói về “Sức mạnh của ý chí”, nhưng bạn có biết gì về sức mạnh của từ “Không” và ảnh hưởng của từ “Không” chưa? THÓI QUEN 3 Việc hôm nay không để ngày mai 4 tháng 5 THÓI QUEN 3: Việc hôm nay không để ngày mai Thói quen này sẽ giúp bạn tạo thói quen sắp xếp công việc, giờ giấc hợp lý. Nếu Thói quen 2 đã giúp bạn xác định việc gì là việc quan trọng cần ưu tiên số 1 thì Thói quen 3 sẽ giúp bạn có thể làm việc đó đầu tiên, và biết để những việc ít quan trọng và cấp thiết hơn làm sau. 5 tháng 5 Thói quen 1 nói rằng: “Bạn là người lái chứ không phải là vị hành khách trên con tàu số phận của mình”. Thói quen 2 lại nói rằng: “Vậy thì hãy tự quyết định hướng đi và vẽ sơ đồ nơi đến đi”. Còn thói quen thứ 3 thì cho rằng: “Hãy cứ tiến về phía trước, đừng để bất kỳ điều gì cản trở cuộc hành trình của bạn cả”. 6 tháng 5 Hãy tưởng tượng lúc này bạn sắp xếp hành lý cho một chuyến đi chơi xa: Nếu sắp xếp gọn gàng, hợp lý thì có thể đem theo nhiều thứ tiện dụng, đúng không? Còn nếu chỉ đơn giản là bỏ tất cả vào túi xách một cách lộn xộn thì bạn sẽ chẳng mang được bao nhiêu cả. Cuộc đời bạn cũng thế. Khéo sắp xếp, bạn sẽ có thể được rất nhiều: Có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, trường học, và cho chính bản thân bạn nữa. 7 tháng 5 Bạn thuộc nhóm người nào? Có phải bạn là người lừng thừng, hay khất lần? Những người này thường không kiểm soát được việc gì nên làm trước, việc gì nên làm sau. Họ hay khất lần cho đến lúc nước tới chân mới nhảy. Chính tính khất lần đó khiến họ luôn ở trong tình trạng căng thẳng nhưng vẫn thiếu trách nhiệm, hời hợt trong công việc. 8 tháng 5 Có phải bạn là người ba phải? Những người này xem chuyện gì cũng cần làm ngay, nhưng không có việc gì quan trọng đối với họ cả. Do muốn được lòng nhiều người nên họ luôn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu. Tính cách này có vẻ giả dối vì làm cho mọi việc có vẻ khẩn cấp để người ta lầm tưởng việc đó là quan trọng. Nhưng thực tế thì không như vậy. Anh ta có xem việc đó là quan trọng đâu, dân ba phải mà, ai nói gì mà chẳng gật. 9 tháng 5 Có phải bạn là một kẻ lười biếng? Những người này luôn phí thời giờ cho những việc quá đáng như xem ti vi triền miên, ngủ nướng cả ngày, cà kê dê ngỗng trên điện thoại. Những người lười biếng thường thiếu trách nhiệm và hư hỏng. 10 tháng 5 Hay bạn là người biết dành quyền ưu tiên? Những người này luôn biết rõ việc gì là quan trọng và việc nào không gấp gáp. Dĩ nhiên đó không phải là những người hoàn hảo nhưng họ biết xem xét mọi việc và dành quyền ưu tiên cho những việc cần làm trước. Họ biết từ chối đúng lúc, đúng việc, từ đó có thể làm chủ cuộc đời, cân bằng cuộc sống và có phong thái ung dung. 11 tháng 5 Trong mỗi nhóm người đều có đủ tính tốt và tính xấu, vậy thì bạn hãy: - Bớt khất lần: Đừng có việc gì cũng ôm vào và việc gì cũng cho là quan trọng hết. - Biết nói “không” với những việc không cần thiết. - Từ bỏ tính lười biếng: Hãy để dành thì giờ cho những việc quan trọng hơn. Vậy để trở thành người biết dành quyền ưu tiên thì phải làm thế nào? Bạn phải biết lên kế hoạch. 12 tháng 5 LÊN KẾ HOẠCH Để bắt đầu một công việc gì đó suôn sẻ thì tôi thành thật khuyên bạn nên lên kế hoạch. Đừng nghĩ kế hoạch là một việc gì to tát, bạn có thể lên kế hoạch theo nhiều cách cơ mà: một số ghi chú, quyết định, việc cần làm được ghi trên quyển lịch, một quyển số nhỏ ghi những mục tiêu phải đạt được... 13 tháng 5 Kế hoạch tuần Cuối tuần hoặc đầu tuần, hãy suy nghĩ xem trong tuần này việc gì là quan trọng nhất cần làm. Tôi gọi đó là Hòn Đá Lớn, nó cũng giống như những chặng nhỏ trên đường đi đến mục tiêu lâu dài của bạn vậy. Nó có thể là đọc xong một quyển sách, viết xong một lá đơn xin việc, tập thể dục 3 lần/tuần, dự sinh nhật một người bạn... 14 tháng 5 Hãy tưởng tượng bạn có một cái chậu, bạn bỏ sỏi vào đầy nửa chậu, sau đó bỏ tiếp những hòn đá lớn vào, một số hòn đá sẽ bị dư ra. Nào bây giờ làm lại: Trút hết sỏi trong chậu ra, xếp những hòn đá lớn vào trước, sau đó mới cho sỏi vào - những viên sỏi gần như lấp đầy những khoảng trống giữa những hòn đá. Bây giờ thì tất cả đều nằm ở trong chậu: cả những hòn đá lớn, cả những viên sỏi. Bạn thấy chưa, nếu bạn không đưa những Hòn Đá Lớn vào thời khóa biểu trước tiên thì bạn sẽ chẳng làm hết được mọi việc đâu. 15 tháng 5 Sau khi đã lập xong kế hoạch tuần, giờ chỉ có mỗi việc thực hiện thời khóa biểu này thôi. Bạn có thể chỉnh lại đôi chút khi thực hiện. Cố tuân thủ theo đúng những gì đã dự định, nhưng nếu không làm hết được mọi thứ thì cũng không sao, bạn sẽ làm bù lại khi khác vậy. 16 tháng 5 Thời gian là thứ qua đi không bao giờ trở lại. Thời khóa biểu giúp ta đỡ phí thời gian và biết trân trọng từng khoảnh khắc cuộc sống. 17 tháng 5 Sau khi đã quản lý thời gian tốt, tiếp đến bạn cần phải vượt qua cảm giác sợ hãi và áp lực để lấy lại sự dũng cảm. Việc đặt các vấn đề quan trọng lên hàng đầu đòi hỏi ở bạn lòng dũng cảm và thường buộc bạn phải vượt ra khỏi Vùng An Nhàn của mình. 18 tháng 5 Vùng An Nhàn thể hiện những gì vốn quen thuộc đối với bạn: bạn bè, những việc bạn thích làm, những nơi bạn thường đến. Môi trường an nhàn không có rủi ro thì quá dễ, không đòi hỏi nỗ lực, trong đó bạn cảm thấy an toàn và dễ chịu. Nói cách khác, làm quen bạn mới, diễn thuyết trước đám đông... làm cho bạn cảm thấy lo sợ. Hãy bước vào Vùng Dũng Cảm xem nào. 19 tháng 5 Vùng Dũng Cảm: thử thách, rủi ro, mạo hiểm, mọi thứ đều làm bạn cảm thấy không dễ chịu chút nào cả. Ở đó đầy những áp lực, nguy cơ, sự bất ổn, khả năng thất bại đang chờ đón, nhưng nó cũng là nơi để tìm kiếm cơ hội và là nơi duy nhất bạn có thể đặt được tiềm năng trọn vẹn của mình. Bạn sẽ không bao giờ đạt được nó nếu cứ quanh quẩn trong Vùng An Nhàn. Đó là điều chắc chắn. 20 tháng 5 Bạn có thể sẽ hỏi: “Thích môi trường an nhàn thì có gì là sai đâu?”. Đúng là không có gì sai hết. Thật ra, phần lớn thời gian của chúng ta đều trải qua ở đó. Nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu bạn không bao giờ mạo hiểm đi vào những vùng xa lạ. Bạn cũng biết rõ như tôi rằng mọi người hiếm khi thử những điều mới lạ hay dám sải cánh bay ra khỏi vùng đời sống an toàn và tẻ nhạt của họ. 21 tháng 5 Có rất nhiều cảm giác tệ hại khác nhau nhưng tệ nhất vẫn là nỗi sợ hãi. Khi nghĩ về những thất bại, sai lầm trước đây của mình, tôi nhận ra rằng tất cả cũng chỉ bởi vì tôi đã quá sợ hãi. 22 tháng 5 Hãy nghĩ về hành động của những người anh hùng mà những người khác không dám làm vì sợ. Nelson Mandela - người đã từng đấu tranh chống lại tệ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông đã từng ngồi tù 27 năm trước khi trở thành vị Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. Hay Susan B. Anthony, người đã dũng cảm đấu tranh cho quyền phụ nữ được tham gia ứng cử ở Mỹ. 23 tháng 5 Khi trở thành người đầu tiên leo lên đến đỉnh Everest, nhà leo núi Edmund Hillary đã phát biểu: “Không phải là tôi chiến thắng được đỉnh núi, mà là tôi chiến thắng được bản thân mình”. 24 tháng 5 Vì vậy bạn nên mạnh dạn: Làm quen bạn mới, Thoát khỏi áp lực bạn bè, Từ bỏ thói quen cũ, Bồi dưỡng một kỹ năng mới, Thay đổi công việc, Tìm ra giải pháp, Tự thân vận động. Hoặc là thậm chí bạn có thể sẽ hát trước một đám đông... Hãy làm! Đừng ngại thất bại. 25 tháng 5 Một cách để vượt qua sự sợ hãi là luôn nghĩ trong đầu câu “Thành công là biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại”. 26 tháng 5 Rất nhiều danh nhân cũng đã từng thất bại nhiều lần: Albert Einstein đã không biết nói cho đến năm 4 tuổi. Thầy dạy nhạc của Beethoven đã từng nói:”Chẳng có chút hy vọng gì để Beethoven trở thành nhà soạn nhạc được”. Louis Pasteur luôn đạt điểm thấp nhất trong môn hóa khi còn đi học. Nhà khoa học về tên lửa Wernher von Braun thi trượt môn đại số năm lớp 9. Nhà hóa học Marie Curie đã bị khánh kiệt về tài chính trước khi phát hiện ra lĩnh vực hóa học nguyên tử. 27 tháng 5 "Trong cánh rừng rẽ ra hai con đường, tôi sẽ chọn con đường ít người qua lại. Vì điều đó sẽ làm cho mọi chuyện trở nên khác đi". Robert Frost 28 tháng 5 Thời điểm khó khăn là những lúc chúng ta phải chọn lựa giữa việc làm điều đúng và việc làm điều dễ dàng. Những khó khăn nhỏ xảy ra hàng ngày như phải dậy sớm khi đồng hồ reng, tự giác làm bài tập về nhà. Những khó khăn lớn cũng thường xảy ra như việc phải quyết định chọn bạn, phải từ bo ã mô åt áp lực xấu của bạn bè, giải quyết những việc rủi ro không ngờ... Nếu luôn phòng trước rằng những việc như vậy có thể sẽ đến và đã chuẩn bị trước cho những tình huống như vậy, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được thôi. 29 tháng 5 Một trong những khó khăn lớn nhất là phải đối diện với áp lực của bạn bè. Để nói “Không” khi tất cả bạn của mình nói “Có”, bạn sẽ phải rất can đảm. Tuy nhiên, nếu có thể đứng vững trước áp lực này, bạn đã có thể gởi một khoản lớn vào tài khoản cá nhân của bạn rồi đấy. 30 tháng 5 Không phải tất cả những áp lực của bạn bè là xấu cả, cũng có những áp lực tốt và tích cực. Nếu bạn có thể tìm ra một người bạn tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến bạn thì hãy cứ tiếp tục chơi với người đó. Chắc chắn bạn sẽ học được nhiều điều hay. 31 tháng 5 Nếu bản thân muốn không bị lệ thuộc, nhưng vẫn bị bạn bè lôi kéo thì bạn nên tích cực gửi thêm lòng tự tin và lòng tự trọng vào tài khoản cá nhân của mình. Nếu sự tự tin và lòng tự trọng của bạn thấp thì làm sao có thẻ chống cự lại sự lôi kéo? Do đó nên tạo "tài khoản cá nhân" bằng cách giữ lời hứa với bản thân, giúp đỡ người khác... Tự nhiên bạn sẽ có được nội lực để tìm ra lối đi của riêng mình thay vì theo đuôi người khác. 1 tháng 6 Albert E. Gray đã bỏ nhiều năm nghiên cứu trên những người thành đạt để tìm ra những nhân tố quyết định sự thành công của họ. Bạn nghĩ xem ông đã khám phá ra điều gì? Hẳn nhiên không phải cứ ăn mặc đẹp thì thành công, hay ăn uống đầy đủ hoặc có một thái độ, tinh thần lạc quan thì thành công, thay vào đó, những điều ông đã tìm ra là: Tất cả những người thành công đều có thói quen làm những việc mà những người thất bại không thích làm và họ biết rõ những việc làm đó sẽ dẫn họ đến mục đích của họ. 2 tháng 6 Đôi khi chúng ta phải sử dụng ý chí của mình để làm một việc gì đó cho dù chúng ta có thích việc đó hay không. 3 tháng 6 Để thực hiện được thói quen thứ ba đòi hỏi bạn phải dũng cảm. Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy làm theo những bước sau: 1. Đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch trong một tháng. Trung thành với kế hoạch đó. 2. Xác định xem bạn mất thời gian vào việc gì nhất, có cần thiết phí thời giờ vào những việc như vậy không? 3. Nếu có bài tập về nhà, đừng chần chừ để nước đến chân mới nhảy. Hãy làm ngay từ bây giờ, mỗi ngày một chút, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. 4 tháng 6 Bạn cũng phải nhìn nhận xem: 1. Bạn có là người “ba phải” không? Ai nói gì bạn cũng gật hết phải không. Nếu đúng như vậy, bạn hãy dũng cảm nói “không” trong những trường hợp cần thiết. 2. Quyết định ngay từ bây giờ bước ra khỏi môi trường an nhàn của bạn để dũng cảm đối mặt với những thử thách làm bạn tốt hơn. 3. Bạn có đang phải chịu một áp lực nào không? Hãy tự hỏi: Mình làm việc này vì mình muốn làm hay vì người khác muốn mình làm. THÓI QUEN 4 Tư duy cùng thắng 6 tháng 7 Chúng ta sống trên đời này là vì điều gì, nếu không phải là để làm cho cuộc đời của mỗi người xung quanh ta ít khó khăn hơn. - George Eliot 7 tháng 7 THÓI QUEN 4: Tư duy cùng thắng Đó chính là thái độ, là một trạng thái tinh thần luôn tự nhủ rằng tôi có thể là người chiến thắng, và bạn cũng vậy. Chiến thắng không phải chỉ dành cho tôi hoặc cho bạn, mà là cho cả hai. Tư duy này dựa trên cơ sở mọi người đều bình đẳng, không ai hơn hay kém người khác. 8 tháng 7 TÔI THẮNG - BẠN THUA Nếu cứ luôn mang tâm lý Tôi thắng - Bạn thua, bạn sẽ luôn phải căng thẳng với suy nghĩ đời là cuộc chiến mà trong đó chúng ta luôn phải cạnh tranh lẫn nhau. 9 tháng 7 Tâm lý Tôi thắng - Bạn thua thường có những biểu hiện như sau: Lợi dụng người khác, về tinh thần hay vật chất, để phục vụ cho mục đích ích kỷ của riêng mình. Có những hành động làm lợi cho mình mà gây thiệt hại cho người khác. Độc đoán trong hành động mà không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Trở nên đố kỵ và ganh ghét khi một người thân thiết với mình có những điều tốt. 10 tháng 7 Nói chung, suy nghĩ theo kiểu Tôi thắng - Bạn thua sẽ tác động ngược lại bạn, “gậy ông đập lưng ông”. Khi đó, bạn sẽ trở nên cô độc và không có bạn bè. 11 tháng 7 TÔI THUA - BẠN THẮNG Vậy có khi nào bạn suy nghĩ theo kiểu Tôi thua - Bạn thắng? Bề ngoài có vẻ kiểu suy nghĩ Tôi thua - Bạn thắng tốt hơn là Tôi thắng - Bạn thua, nhưng thật ra nó còn nguy hiểm hơn, vì đó là hội chứng nhu nhược. 12 tháng 7 Khi cho cách suy nghĩ Tôi thua - Bạn thắng làm căn bản của đời mình thì bạn sẽ bị người khác đứng lên trên bạn. Và bạn cũng sẽ không thể hiện được những suy nghĩ thật sự của mình. Hãy để người khác giành phần thắng trong những chuyện nhỏ và đó sẽ là một khoản gửi vào tài khoản quan hệ của bạn. 13 tháng 7 CẢ HAI CÙNG THUA Người có tâm lý Cả hai cùng thua nói rằng: “Nếu tôi thất bại thì anh cũng phải thất bại theo!”. Cả hai cùng thua thường xảy ra khi hai người cùng có tâm lý Tôi thắng - Bạn thua gặp nhau. Nếu bạn muốn thắng bằng bất cứ giá nào và người kia cũng vậy thì cả hai sẽ cùng đi tới thất bại. 14 tháng 7 CẢ HAI CÙNG THẮNG Cả hai cùng thắng chứa đựng niềm tin rằng ai cũng có thể thắng. Đây là một tư duy tích cực nhưng lại rất khó thực hiện. Tôi không giẫm lên bạn nhưng bạn cũng không thể giẫm lên tôi. Bạn quan tâm tới người khác và muốn họ chiến thắng nhưng bạn cũng nên tự quan tâm đến bản thân và muốn bản thân mình chiến thắng. Đó cũng như một buổi tiệc buffet luôn có đủ thức ăn cho tất cả mọi người. 15 tháng 7 Bạn cũng có thể luyện tập cho mình tâm lý Cả hai cùng thắng theo những ví dụ dưới đây: Bạn nhận được tiền thưởng từ công việc. Hãy chia sẻ niềm vui với những người đã giúp bạn. Bạn của bạn được nhận vào trường đại học mà bạn vẫn mong ước bấy lâu nay. Dù bạn cảm thấy mình thật tệ so với người ta nhưng bạn vẫn mừng cho người bạn đó. 16 tháng 7 Làm thế nào để nghĩ được “Cả hai cùng thắng”? Phải chiến thắng bản thân trước Nếu không chiến thắng được bản thân, bạn sẽ khó cảm thấy hạnh phúc với thành công của họ, khó thừa nhận hay ca ngợi thành quả của họ. Chính tâm trạng bất ổn sẽ khiến bạn dễ nổi lòng đố kỵ. Sự an tâm là nền tảng của Tư duy cùng thắng.