🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 36 Mưu Kế Và Xử Thế (Trong Chiến Trường, Thương Trường, Thắng Bại Không Phải Dùng Sức) - Trần Trường Minh & Đình Hoa (Biên soạn) full mobi pdf epub azw3 [Ứng Dụng] Ebooks Nhóm Zalo TRŨNG CHIẾN TRUONG. THỨŨNG TRIÍẾNG THẮNG BẠI ĐỀU ũũ KHÉŨ DÙNG Mtítl EHÚ' RH0NG PHfll DUNG SUE NHÀ m Ấ T BĂN VĂN tì EM THÕNE TIN 36 MƯU KẾ VÀ XỬ THẾ 36 MƯU KẾ VÀ XỬ THẾ ĐÌNH HOA (Biên soạn) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN CHIẾN THẮNG KẾ KÊ' THỨ NHẤT: ÂN UY SONG HÀNH A. N guồn gốc: Từ sách "Đại hữu đệ thập tứ. Lục ngủ Chu dịch". Nguyên văn: "Quyết phù giao như, uy như cát". "Tượng từ" viết: "Quyết phù giao như, tín dĩ phát trí dã. Uy như chi cát, dị nhi vô bị dã". Nghĩa là: Thành tín và uy nghiêm luôn đi với nhau thì may mắn thuận lợi; ngưòi ngay thẳng, thực thà và giữ chữ tín là ngưòi lấy thành tín để biểu hiện chí hưống của mình. Uy phục mọi người thì sẽ được thuận lợi vì mọi ngưòi kính sợ, như vậy thì bình an vô sự mà không phải lo lắng gì. Trên dưới lấy thành tín mà đối đãi vối nhau, tin tưởng lẫn nhau thì có thể kích thích sĩ khí để tạo nên nghiệp lốn. Thế nhưng, làm người lãnh đạo không thể thiếu sự cương nghị. Quá nhu thuận thì khó tránh khỏi lỏng lẻo pháp luật, kỷ cương. Vì vậy, cần phải lấy sự uy nghiêm để duy trì trật tự, ân uy song hành thì mới có được sự hanh thông, thuận lợi. "Tượng từ" nói: "Uy nghiêm" hoàn toàn không phải là một bộ mặt sa sầm lạnh giá 5 khiến cho kẻ dưới nơm nốp lo sợ, mà là ở thái độ bình dị gần gũi người khác để toát ra sự uy nghiêm, không làm người đối diện phải lo lắng sợ hãi. Kế này nhấn mạnh: việc trị quốc, an bang nên lấy sự thành tín và kỷ cương, phép tắc làm cơ bản, cương nhu kết hợp, ân uy song hành thì mối hiệu quả. B. Chú bình: Ân uy song hành tức là kết hợp chặt chẽ hai mặt ân và uy, đồng thòi áp dụng đúng lúc, đúng chô. An trạch nên ban như mưa, nhưng trừng phạt thì phải làm như sấm sét. Đây là kinh nghiệm quý của những ngưòi làm chính trị trong xã hội có giai cấp từ xưa. "Ân" là ân đức, nhân từ; Uy là phép tắc, kỷ cương, thưởng phạt nghiêm minh. Nói về phương diện lãnh đạo, quản lý, hai mặt này đều rất cần thiết, không thể thiếu mặt nào. Nếu chỉ có "uy" mà không có "ân" thì nhu cầu vật chất và tinh thần của dân chúng không được thỏa mãn, dân oán mà không theo, không phục. Từ đó, người lãnh đạo, nhà quản lý khó mà thu phục được quần chúng, khó mà lãnh đạo, quản lý được. Nếu chỉ có "ân" mà không có "uy" thì dân chúng sẽ kiêu ngạo nông nổi, tự do vô kỷ cương phép tắc, không coi pháp luật, trật tự ra gì. Như vậy, ngưòi lãnh đạo, nhà quản lý cũng sẽ mất đi quyền uy của mình, khiến cho xã hội hỗn loạn. Cho nên, có kết hợp hài hòa hai mặt trên thì mới thu phục được lòng người, lại giúp người lãnh đạo có uy quyền tối cao, dân chúng tuân thủ kỷ cương luật pháp, xã hội có trật tự an bình. Hàn Dũ thòi Đường nói: "Uy hành như thu, ân hành như xuân"; Tô Đông Pha cũng nói: "Uy dữ tín bính 6 hành, đức dữ pháp tương tế" (uy nghiêm và thành tín phải luôn đi với nhau, ân đức và phép tắc phải cùng vẹn toàn như nhau). Bằng Mộng Long đời Minh thì chỉ ra: "Đức nhi bất uy, kỳ quốc ngoại tước, uy nhi bất đức, kỳ dân nội hối" (có đức mà không có uy, thì nưốc đó suy yếu; có uy mà không có đức thì dân đó tan tác). Tất nhiên, vì thòi đại, lịch sử thay đổi, chế độ xã hội khác nhau, thuộc tính giai cấp của kẻ lãnh đạo, nhà quản lý cũng không giống nhau nên nội dung và hình thức cụ thể của ân và uy cũng như cách thể hiện của "ân uy song hành" cũng không giống nhau. Là một mưu kế, "ân uy song hành" không chỉ giới hạn trong quan hệ trên dưối, mà còn thích dụng trong mọi hoạt động, quan hệ xã hội, ngoại giao... c. D ẩn truyện: 1. Quản Trọng bày mưu cho Vương Tử dẫn đại quăn tuần thị Kỷ Thành Nưốc Chương vốn là một nước phụ thuộc của nước Kỷ. Ngay từ năm 693 TCN, nưốc Tề đã thôn tính nước Chương, nhưng do nhiều nguyên nhân, nước Chương vẫn độc lập. Qua 27 năm, Tề Hoàn Công không muốn để nưốc Chương tiếp tục tồn tại như vậy, muốn thôn tính bằng vũ lực. Nhưng Tướng quốc Quản Trọng cho rằng Tề Hoàn Công vừa mối được phong Chư hầu, địa vị bá chủ vừa mới hình thành, nếu như dùng vũ lực mà thôn tính một nưóc nhỏ như bàn tay như vậy sẽ bất lợi cho việc củng cố địa vị bá chủ và lấy lòng dân. Thế là ông nói khéo vối Tề Hoàn Công rằng: nước Chương chỉ là bậc chư tôn của Thái Công, nước Tề cũng là hậu đại của 7 Thái Công. Cùng là tôn thất mà đụng chuyện gươm đao e rằng không hợp với đạo nghĩa". Tề Hoàn Công nghe rồi tỏ vẻ không vui: Vậy thì có kê gì thượng sách? - Quản Trọng đổi lòi nói: Quân có thể lệnh cho Vương Tử Thành Phụ dẫn đại quân đi tuần thị Kỷ Thành, thị uy cho họ thấy rằng ta sắp động binh với họ, nước Chương tất sẽ sợ mà đến đầu hàng, như vậy ta vừa được nước Chương lại không để bị tiếng tàn sát anh em". Lòi nói của Quản Trọng khiến Tề Hoàn Công hồ hởi tấm lòng, lập tức sai Thành Phụ cứ theo kế đó mà làm. Quả đúng như dự đoán của Quản Trọng, Thành Phụ dẫn 300 chiến xa khí thế hùng dũng tiến về Kỷ Thành như muốn đạp bằng đất Chương. Quốc quân nước Chương hoảng sợ trước khí thế của đại quân lập tức phái người tỏ ý thần phục nước Tề. Và như vậy, nước Tề chẳng mất một tên quân mà thu phục được nước Chương. 2. Đoàn Tú Thực nghiêm trị quân lính của con trai Quách Tử Nghi Đoàn Tú Thực làm Thứ sử Kinh Châu. Khi đó Quách Tử Nghi làm Phó Nguyên soái, đóng ở Bồ Châu. Con trai ông ta là Quách Hy giữ chức Kiểm hiệu Thượng thư kiêm Doanh Tiết Độ sứ, đóng quân ở Mân Châu. Vì Quách Hy quản lý bộ hạ không nghiêm nên việc binh lính quấy nhiễu dân lành thường xuyên xảy ra. Đoàn Tú Thực tự tiến cử vào thay thế chức Đô Ngu Hầu trong quân đội. Không lâu sau, quân đội Quách Hy có 17 tên lính tới chợ cướp rượu, giết chủ nấu rượu, đập phá đồ nghề. Đoàn Tú Thực bô' trí binh sĩ bắt gọn bọn này, chặt đầu bêu giữa chợ thị chúng. Trong quân 8 doanh của Quách Hy, binh sĩ náo loạn, toàn bộ mặc giáp. Đoàn Tú Thực biết chuyện bèn tháo bỏ gươm đao bên người, chọn một ông già ốm yếu dắt ngựa cho mình tiến thẳng tối cửa quân doanh của Quách Hy. Bọn lính mặc áo giáp nhất loạt xông ra. Đoàn Tú Thực vừa cưòi, vừa đi thẳng vào trong và nói: "Giết một người lính già thì việc gì phải mặc giáp vũ trang như vậy? Tôi mang cái đầu của tôi đến đây". Bọn lính áo giáp thấy một ông già cả gan như vậy mới vô cùng kinh ngạc. Một lát sau, Quách Hy ra, Đoàn Tú Thực trách mắng rằng: "Công lao của Phó Nguyên soái Quách Tử Nghi cha anh trải khắp thiên hạ này, vậy mà bây giò anh dung túng binh lính quấy nhiễu dân lành, làm điều tầm bậy. Nếu vì đó mà làm cho vùng biên của Thiên tử động loạn thì quy tội cho ai? Khi đó thì tội chắc chắn là sẽ liên luỵ đến Phó Nguyên soái chứ đâu chỉ có anh. Bây giờ quân lính sát hại biết bao dân lành, ngưòi người đều nói "Quách Thượng thư dựa vào thế lực của Phó Nguyên soái để dung túng binh lính mình làm càn". Nếu cứ như vậy thì công lao của Quách gia còn lưu được bao lâu". Quách Hy nghe thấy những lòi lẽ như vậy, bái Đoàn Tú Thực rồi nói: "Tạ ơn ông đã chỉ giáo". Nói rồi ra lệnh cho thủ hạ cởi hết vũ trang. Đoàn Tú Thực nói: "Tôi vẫn chưa ăn bữa tôi, xin hãy chuẩn bị bữa tối cho tôi". Binh lính Quách Hy chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn. Ăn xong, Đoàn Tú Thực lại nói: "Tôi muôn nghỉ lại đây một đêm". Và ông ngủ lại trong quân doanh của Quách Hy. Quách Hy bỗng cảm thấy kính sợ vị trung thần già này, kính sợ lòng khổ tâm và phương pháp lấy nhu trị cương của ông, trong lòng cảm 9 thấy lo lắng, sợ rằng thủ hạ của mình hồ đồ thích sát. Quách Hy truyền lệnh cho binh lính canh gác suôt đêm bảo vệ an toàn cho Đoàn Tú Thực. Ngày hôm sau, Quách Hy tối dinh Thứ sử tạ tội. Từ đó, Mân Châu nhò sự chấn chỉnh của Đoàn Tú Thực mà được an định. 3. Chu Nguyên Chương g iả thần dọa con Quách Tử Hưng Trước khi Chu Nguyên Chương phát tích, ông phải nương nhờ Quách Tử Hưng, rất được Quách Tử Hưng yêu mến. Sau khi Quách Tử Hưng tự xưng là Trừ Dương Vương, thủ hạ nhà họ Quách tôn Chu Nguyên Chương làm thủ lĩnh. Hai con trai của Quách Tử Hưng vô cùng ghen ghét Chu Nguyên Chương mới ngấm ngầm bàn cách bỏ thuốc độc vào rượu hãm hại ông. Chu Nguyên Chương đã linh cảm được âm mưu của họ nên luôn luôn đề phòng. Một lần, hai con trai của Quách Tử Hưng mòi Chu Nguyên Chương cùng đi du ngoạn, đi được nửa đưòng thì Chu Nguyên Chương đột nhiên vung roi cho ngựa chạy nhanh rồi ngửa mặt lên trời như trông thấy vật gì, chửi to: "Ta đã làm gì hại đến các người? Vừa rồi thần trên trời nói với ta rằng hai người âm mưu dùng rượu độc để hãm hại ta". Hai con trai Quách Tử Hưng làm việc xấu lòng lo ngay ngáy, nghe thấy vậy mới hoảng sợ run lẩy bẩy, toàn thân ướt đầm mồ hôi, cúi đầu van xin Chu Nguyên Chương tha tội. Từ đó, họ không dám nghĩ tới chuyện mưu hại Chu Nguyên Chương nữa. 4. Trịnh H òa dùng k ế thu phụ c nước Tích Lan Thòi Minh Thành Tổ, lần thứ 3 Thái giám Trịnh Hòa đi sứ tối thăm các nước Phật giáo vùng Ấn Độ Dương. 10 Ông dẫn một đoàn thuyền lốn mang theo binh lính, ngọc ngà châu báu và các sản vật quý giá khác với mục đích vừa thi ân, vừa bố uy làm cho những nước này phải thần phục nhà Minh. Đến Tích Lan, Trịnh Hòa và đoàn tùy tùng vào làm lễ ỏ một ngôi chùa lớn, bô" thí rất nhiều vàng bạc, tơ lụa, lại lập một tấm bia lốn ghi nhớ bằng ba loại văn tự. Một số người Trung Quốc sống ở đó nói với Trịnh Hòa rằng Quốc vương nước này rất kỳ thị ngưòi Trung Quốc, thường ngược đãi hòa thượng Trung Quốc đến lễ Phật ở đây. Để giải quyết trở ngại này, Trịnh Hòa đặc phái người vào yết kiến Quốc vương, nhưng Quốc vương vẫn không hề lay chuyển, lại còn nghĩ cách thị uy Trịnh Hòa. Một mặt, ông ta giả vờ mời Trịnh Hòa vào thành để gặp mặt rồi thừa cơ hạ thủ. Mặt khác, lại chiêu tập 5 vạn quân, chuẩn bị bất ngờ cướp đoàn thuyền châu báu. Sớm nhận ra được âm mưu quỷ kế của Quốic vương Tích Lan, Trịnh Hòa bèn tương kế tựu kế, một mặt đồng ý vào thành, thừa cơ quân đội đốỉ phương huy động toàn bộ lực lượng cho tiền tuyến, hậu phương trống rỗng, ông tập trung 3 ngàn tinh binh vũ trang nhẹ theo đường vòng tập kích Vương thành, một mặt mai phục đại quần giữa đưòng, chặt đôi cánh quân chủ lực của địch. Quốc vương Tích Lan bài binh bô' trận xong, ở trong cung đợi nghe tin thắng trận. Không ngờ, Vương thành đột nhiên náo loạn, quân đội của Trịnh Hòa đã phá thành tràn vào, thực lực trong thành trống rỗng, không còn khả năng chống đỡ và Quốc vương bị bắt sống. 5 vạn quân đi được nửa đưòng thì nhận được tin Vương thành bị tấn công, vội vã quay về cứu viện, bị phục binh của Trịnh Hòa 11 chia cắt thành mấy đoạn, đánh cho tan tác. Từ đó Quốc vương nưốc này một lòng thần phục nhà Minh. 5. N apoleon: "Có lúc tôi là cáo, có lúc tôi là sư tử". Ngày 19 tháng hai năm 1799, Napoleon trở thành chúa tể nước Pháp. 5 năm đầu trong 15 năm thông trị nước Pháp, Napoleon được gọi là "Đệ nhất chấp chính", 10 năm sau xưng là Hoàng đế. Tương ứng với việc này, nước Pháp lúc đầu là nước Cộng hòa, về sau là Đế quôc. Tuy nhiên, về bản chất vẫn là nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Sự phát triển của xã hội tư sản cần sự bảo hộ của nền chuyên chính Napoleon. Napoleon nắm trong tay những nguyên tắc thống trị quổic gia tương lai. Để xác lập những nguyên tắc này, ông đã đem hết tài năng làm cho mình trở* thành vị chúa tể của đất nưốc, đồng thời biến bộ máy Nhà nưốc thành công cụ thực hiện ý chí của ông. Ông nói: "Tôi có lúc là cáo, cũng có lúc là sư tử. Toàn bộ bí mật của việc thông trị là ở chỗ cần phải biết khi nào là con cáo, khi nào là con sư tử". Thòi kỳ đầu khi Napoleon nắm quyền, việc kinh động đầu tiên ông làm là thực hiện chê độ độc tài. Kẻ có quân đội m ạnh luôn là kẻ đúng đắn nhất. Sau chính biến tháng 2, Napoleon cùng vối Sieyes tổ chức chính phủ mới, Sieves được ủy thác phác thảo hiến pháp mâi. Bản dự thảo hiến pháp của Sieyes có ý hạn chế nền thông trị độc tài. Nhưng mặc cho Sieves trong khi soạn thảo hiến pháp phải lao tâm tốn sức nhằm mục đích hạn chế quyền lực của Napoleon, Napoleon lại càng cho rằng, đại đa số giai cấp tư sản thành thị nông thôn hiện nay rất cần một chê độ cảnh sát được củng cô vững chắc, việc ổn định quvền lực có quan hệ trực tiếp tới tự 12 do công thương nghiệp; cái mà người nông dân cần là niềm tin vào sự ổn định của phần đất đai mình mới giành được. Những điều này đều cần một chê độ chuyên chế, tập quyền. Vì vậy, ngoài dự liệu của Sieyes, Napoleon đã sửa lại phần lốn bản thảo hiến pháp của Sieyes, đồng thời trong cuộc biện luận về bản thảo hiến pháp diễn ra liên tục 11 buổi tối trong hội trường cung Luxembourg, dựa vào ưu thế về thể lực và sự minh mẫn của mình, bằng chiến thuật cô' tình kéo dài thời gian thảo luận để làm mệt mỏi đôi phương, Napoleon cuối cùng đã thắng Sieyes, từ đó thâu tóm về mình gần như toàn bộ quyền hành lẽ ra phải giành cho hai người chấp chính. Đầu năm 1800, bộ hiến pháp đã được Napoleon sửa đổi này được thông qua qua bỏ phiếu biểu quyết toàn dân. Hiến pháp mới được ủng hộ rộng rãi. Những người đi bỏ phiếu cho rằng, Napoleon là người mà ngày 13 tháng 2 đã giải cứu cho nước Cộng hòa từ tay đảng Bảo Hoàng, chỉ có ông mối có khả năng đẩy lùi các nước Anh, Úc, Nga luôn luôn uy hiếp nước Pháp. Napoleon cho rằng: toàn bộ quyền lực đều nên tập trung trong tay một mình ông, cái ông cần là sự phục tùng và chấp hành. Ồng cho rằng: kẻ nào có quân đội manh, kẻ đó sẽ luôn là người đúng. Một đội quân lớn mạnh đã giành được toàn bộ nước Pháp cho ông và sau này còn phải giành lấy toàn bộ châu Âu cho ông. Vì vậy, ông không cho phép một kẻ nào khác cùng chia sẻ chính quyền với ông. K hông cần mủ đỏ, củng chẳng cần gót giày đỏ. Trưốc chính biến tháng 2, hoạt động của quân phiến loạn thuộc đảng Bảo Hoàng đã lan ra rất nhiều vùng khắp nưốc Pháp, uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh của 13 nưóc Cộng hòa non trẻ. Sau khi Napoleon chấp chính, ông ngay lập tức sử dụng nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm dẹp yên quân phiến loạn, thực hiện hòa bình và ổn định trong nưốc. Napoleon sử dụng biện pháp kêt hợp giữa trấn áp và vỗ về làm yên lòng dân chúng. Ong ban bố pháp lệnh chiêu an, phân biệt rõ ràng những phần tử cầm đầu quân phiến loạn và những kẻ đi theo thông thường, đồng thời điều chinh một sô biện pháp không thích đáng của chính phủ tiền nhiệm đôi với những phần tử phiến loạn. Pháp lệnh chỉ rõ: "Chính phủ sẽ đặc xá cho những kẻ tội phạm, hễ kẻ nào hối cải sẽ được tha tội hoàn toàn, nhưng sau tuyên bô" này, kẻ nào dám chống lại chủ quvển quốc gia, chính phủ sẽ nghiêm trị không tha thứ". Pháp lệnh chiêu an có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phân hóa và làm tan rã quân phiến loạn. Chính phủ và quân phiến loạn đã tiến hành đàm phán và đạt được thỏa thuận cụ thể. Để thuyết phục các phần tử đảng Bảo Hoàng đầu hàng, Napoleon đã không quản nguy hiểm tính mạng, một mình đàm phán trong một thời gian dài vối người cầm đầu quân phiến loạn nổi tiếng George Kadutar cường tráng khỏe mạnh. KẾ THỨ HAI: TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN (Ra tay trước để chế phục người khác) A. N guồn gốc: Kế này xuất phát từ cuốn "Sử ký Hạng Vũ bản kỷ”. 14 Tháng 7, năm thứ nhất, đời Tần Nhị thế (209 TCN), Trần Thiệp và một số người khởi nghĩa ở vùng Đại Trạch. Khi đó, Hạng Lương và cháu ông ta là Hạng Vũ đang trôn tránh sự trả thù của một thù gia ở Ngô Trung. Tháng 9 năm đó, quan địa phương ở quận Hội Kê là Ân Thông nói vối Hạng Lương: vùng phía bắc Trường Giang đều đã làm phản, đây chính là lúc mà Tròi muốn diệt Vương triều nhà Tần. Tôi nghe nói, nhanh tay hành động trưốc thì có thể chế phục (dùng sức mạnh để buộc phục tùng) ngưòi khác, ra tay chậm thì bị ngưòi khác chế phục. Tôi muốn nhanh chóng phát binh, ông và Hoàn sở sẽ dẫn quân. Lúc này, Hoàn sỏ đang trấn chạy ở vùng Đại Trạch. Hạng Lương nói: Hoàn sở trốn chạy rồi, không người nào biết ông ta ở đâu, chỉ có Hạng Tịch biết". Hạng Lương ra, nói vối Hạng Vũ tay cầm bảo kiếm ngồi ngoài đợi. Hạng Lương lại vào, ngồi vối Ân Thông, nói: xin ông hãy gọi Hạng Vũ vào, để nó nhận lệnh của ông, đi gọi Hoàn sỏ về. Ân Thông nói: được. Hạng Lương gọi Hạng Vũ vào, một lát sau, nháy mắt với Hạng Vũ, nói: có thể hành động rồi. Hạng Vũ rút bảo kiếm, chặt đầu Ân Thông. Hạng Lương tự xưng làm quận thú quận Hội Kê, Hạng Vũ làm phó tưống, rồi phái quân đi chiếm lĩnh các huyện thành của quận Hội Kê. Dưối ảnh hưởng của cuộc đại khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng, chú cháu Hạng Lương dùng cách tấn công bất ngò, giết chết quận thú Hội Kê Ân Thông, rồi giương cao lá cờ lớn diệt Tần. về sau, cánh quân này trỏ thành 15 đội quân chủ lực để lật đổ vương triều nhà Tần. B. Chú bình: Quận thú Hội Kê là Ân Thông dẫn lời người khác: "Hành động trưốc thì chế phục người khác, hành động sau thì bị người khác chế phục", ý nói: nhanh tay làm trưốc thì chiến thắng kẻ khác, chậm tay thì bị đối phương áp đảo. Từ đó về sau hình thành nên cách nói: "Tiên phát chế nhân", chỉ kẻ nhanh tay là kẻ mạnh. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong chiến đấu. Cuốn "Binh kinh bách tự. Thượng quyển trí bộ. Tiên" viết: "Binh hữu tiên thiên, hữu tiên cơ, hữu tiên thủ, hữu tiên thanh.... tiên vị tối, tiên thiên chi dụng ưu vị tối, năng dụng tiên giả, năng dụng toàn kinh hĩ". (phép dụng binh, coi trọng mấy cái "tiền" (trưốc), biết trưốc, nắm thòi cơ trước, tạo thanh thế trước... Việc binh coi trọng nhất là yếu tố "trước tiên" biết nắm được yếu tố này là người biết làm việc binh). c. D ẩn truyện: 1. Người phụ nữ xấu xí Vô D iệm dùng thuật "tiên p h át chê' nhân" khiến T ề Tuyên vương nhận bà làm Vương hậu. Thòi Chiến quốc, ở nưốc Tề có người phụ nữ tên là Vô Diệm được coi là người đàn bà xấu xí nhất trong thiên hạ, đã 30 tuổi mà không lấy được chồng. Mặc dù Vô Diệm xấu xí, nhưng bà luôn quan tâm đến sự hưng vong của thiên hạ, thấy Tề Tuyên vương suốt ngày chỉ nghĩ tới chuyện ăn uống chơi bài mua vui, bà rất muôn có cơ hội đến khuyên giải. 16 Một hôm, Vô Diệm mặc áo ngắn, đến trưóc cửa cung vua, nói với người lính gác: xin hãy báo vối vua, ta là ngưòi đàn bà xâu xí nhất nước Tề không lấy được chồng, nghe nói Quốc quân thánh hiền, ta nguyện làm phi tần cho Quốc quân. Tề Tuyên vương nghe báo, cảm thấy người đàn bà này không tầm thường mới cho gọi Vô Diệm vào, rồi mở yến tiệc khoản đãi. Các đại thần trong triều trông thấy bộ dạng xấu xí của người đàn bà này, không ai là không bịt miệng cười. Tề Tuyên vương nói: "Phi tần trong cung ta đã đủ, ngươi muốn vào cung ta, xin hỏi ngươi có tài năng gì đặc biệt?" Vô Diệm thẳng thắn trả lòi: "Thần chẳng có tài cán gì đặc biệt cả, duy chỉ có chút năng khiếu về ám ngữ". Nói rồi Vô Diệm trợn mắt nhe răng, vung tay tứ phía, lấy tay vỗ đùi, rồi hét to: "Nguy hiểm, nguy hiểm", nói đi nói lại tới 4 lần. Tề Tuyên vương ngạc nhiên và thấy khó hiểu, vội hỏi hàm nghĩa của những hành động đó, Vô Diệm giải thích: thần trợn mắt là ý thay đại vương quan sát sự biến hóa của phong hỏa, nhe răng là thay đại vương trừng phạt những kẻ không nghe lòi khuyên răn, vung tay là thay đại vương đuổi bỏ bọn a dua nịnh hót, vỗ đùi là cần phải dỡ bỏ những nơi phục vụ Đại vương du lạc. - Vậy còn bốn từ "nguy hiểm" của ngươi? - Tề Tuyên vương hỏi. Vô Diệm chậm rãi trả lời: - Nay Đại vương thống trị nưốc Tề, phía tây có nưốc Tần to lốn luôn đe dọa, phía nam có mối thù của nước sở hùng mạnh, ngoài thì có 17 nạn ba nưốc, trong triều đình thì còn gian thần mà đại vương thì chỉ ưa bọn a dua nịnh hót. Như vậy thì quôc gia xã tắc có ổn định được không? Đó là nguy hiểm thứ nhất. Đại vương xây dựng biết bao nhiêu lâu đài, đình các, cung điện, tập trung bao nhiêu ngọc ngà châu báu, khiến cho trăm họ khốh cùng, oán hận chê trách, đó là cái nguy hiểm thứ hai. Người hiền tài thì ẩn trong rừng núi, kẻ nịnh thần thì bao quanh Đại vương, gian tà đầy triều đình, ngưòi muốn khuyên giải Đại vương thì không gặp được Đại vương, đó là cái nguy hiểm thứ ba. Ngày này qua ngày khác đại vương chìm đắm trong yến tiệc vui vầy, chỉ nghĩ đến vui chơi hưởng thụ trước mắt, ngoài thì không chú ý đến lễ của chư hầu, trong thì không quan tâm đến trị lý quốc gia, đó là cái nguy hiểm thứ tư. Cho nên tôi mới nói: nguy rồi, nguy rồi. Tề Tuyên vương cảm thấy người đàn bà xấu xí trước mặt mình quả không tầm thường, những điều bà ta nói đều là đạo lý lốn để trị quốc an bang, chỉ trích cái được, cái mất của việc triều chính, câu nào cũng trúng chỗ hiểm cả. Nghĩ đến 4 điều nguy hiểm mà Vô Diệm nói, Tề Tuyên vương không thể không giật mình, mối cảm thán rằng: lòi phê bình của Vô Diệm quả là sâu sắc, đúng là ta đang trong tình trạng nguy hiểm rồi. Và thê là Tể Tuyên vương ngay lập tức làm theo lòi khuyên can của Vô Diệm, ngừng xây đền đài lầu các, bãi bỏ các lạc thú vui chơi, chăm nghe lòi than kêu của dân chúng, tuyển chọn binh mã, cầu lòi nói thẳng, đồng thời lập Vô Diệm làm Vương hậu, từ đó, nước Tề có được sự thái bình thịnh trị. 18 2. B an Siêu nhanh tay h ạ thủ sứ giả Hung Nô đê thoát hiểm Đời Hán có một thanh niên tên là Ban Siêu sức khỏe phi thường, võ nghệ cao cường, được phái làm võ quan tùy tùng cho sứ đoàn ngoại giao, dẫn theo 36 người, cùng sứ giả nhà Hán đi sứ ở các nước Tây Vực. Trạm dừng chân đầu tiên là ở nước Thiện Thiện. Quốc vương Thiện Thiện mấy ngày đầu còn đón tiếp nhiệt tình, nhưng mấy ngày sau thì bắt đầu lạnh nhạt dần. Thì ra nưóc Thiện Thiện nằm giữa Hán và Hung Nô, thuộc khu vực luôn bị tranh giành giữa hai nước. Ban Siêu linh cảm nhận thấy rằng nhất định là Hung Nô đã phái sứ giả tới. Sự lạnh nhạt này tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng của sứ giả nhà Hán và bản thân Ban Siêu. Lập tức họ đe dọa ngưòi phụ trách tiếp đãi họ của nưốc Thiện Thiện, điều tra làm rõ sô" người trong đoàn sứ giả Hung Nô và nơi ở của họ. Ban Siêu cùng 36 võ sĩ thủ hạ của mình phân tích tình hình; lúc đó chỉ có 3 cách: hạ sách là ngồi đợi chết; trung sách là chạy trốn, nhưng chạy trốn chẳng được bao xa thì vẫn vào đưòng chết; chỉ còn thượng sách là ra tay trưốc. Tất cả đều đồng ý phương án này, và thế rồi ngay trong đêm đó họ tập kích nơi ở của sứ giả Hung Nô. Sứ giả Hung Nô hoàn toàn bị bất ngò, toàn bộ hơn 100 ngưòi bị giết khi đang ngủ say và trong cơn hoảng loạn. Nước Thiện Thiện từ đó cũng biết điều, thân thiện vối nhà Hán hơn. Ban Siêu nhanh tay hơn người vừa thoát hiểm lại lập được kỳ công cho đất nước. 3. Sự biến Lý T h ế Dân và cửa Huyền Vũ Đường Cao Tổ Lý Uyên có 4 người con trai, con cả là 19 Kiến Thành, con thứ hai là Thế Dân, con thứ ba là Hạng Bá (chết sớm) và con thứ tư là Nguyên Cát. Theo chế độ tông pháp phong kiến, Đưòng Cao Tổ lập Kiên Thành làm Thái tử thừa kế ngai vàng, phong Thê Dân làm Tần vương, phong Nguyên Cát làm Tể Vương. Thái tử Kiến Thành thường chi sống trong thành Trường An, luôn ở bên Đường Cao Tổ giúp cha xử lý đại sự quốc gia. Còn Tần vương Lý Thê Dân thì thường xuyên phải dẫn quân đánh trận ỏ bên ngoài, lập nhiều chiến công lừng lẫv, lại giỏi mưu lược, Thái tử Kiến Thành lo ngại rằng Tần vương Thê Dân sẽ UV hiếp ngai vàng của mình mối cùng với Tề Vương Nguyên Cát tìm mọi cách làm suy yếu và trừ khử Thế Dân. Kiến Thành và Nguvên Cát một mặt ở trong cung cô gắng lấy lòng hậu phi để hậu phi nói tốt vể họ và bôi xấu Thê Dân trước mặt Cao Tổ, khiến Cao Tổ giảm bớt tin yêu và trọng dựng đối vối Thê Dân, mặt khác lại tích cực lôi kéo một số đại thần trong triều và ở các địa phương để mở rộng lực lượng, củng cố địa vị của họ. Lý Thê Dân nhò chinh chiến lập nhiều công, lại được lòng người nên nhận được sự che chở và bảo vệ của nhiều đại thần. Phủ Tần vương của ông tụ tập được rất nhiều văn võ bá quan trung thành. Ông cũng không ngừng phát triển thế lực của mình ở nhiều địa phương. Vì vậy, cuộc đua tranh quyền lực giữa Thái tử Kiến Thành và Tần vương Lý Thế Dân đã khiến cho nội bộ giai cấp thống trị triều Đường hình thành hai tập đoàn lớn. Bên nào cũng lăm le hòng làm suy yếu và tan rã đối phương. Thái tử nhiều lần tìm cách lôi kéo, mua chuộc người trong phủ Tần vương, nhưng đều không thành công. Nhưng Tần 20 vương thì lại làm cho một sô người trong tập đoàn Thái tử dần dần hướng vê phía mình, làm việc cho mình. Cứ như vậy, cuộc đấu tranh giành giật ngôi vị giữa Thái tử và Tần vương ngày càng kịch liệt và càng lộ rõ. Một buổi chiều, Thái tử mời Tần vương vào Đông cung dự yến. Trong bữa tiệc, Thái tử và Tề Vương Nguyên Cát không ngớt lòi ca ngợi võ công của Tần vương Thế Dân, luôn tay chúc rượu. Đang lúc vui vẻ thì Tần vương thấy choáng váng đầu óc, mắt hoa chân mềm, biết là trúng độc, đứng dậy muốn đi nhưng lại ngã lăn ra đất, Thái tử vội sai người đưa Thế Dân về Phủ Tần vương, sau nhò cấp cứu mà qua cơn nguy kịch. Thái tử không đạt được mục đích, lại xúi giục Hoàng đế Lý Uyên đi săn, yêu cầu Thê Dân dẫn trước, trước đó đã ra hiệu cho bộ hạ chuẩn bị cho Thê Dân một con ngựa bất kham. Đúng lúc Thê Dân buông ngựa giương cung đuổi theo một con hươu, ngựa bất kham nổi tính hoang dã lồng lên, hất Thê Dân ngã suýt chết. Cho tới khi quân Đột Quyết tràn vào cửa ải, bao vây và tấn công Ồ Thành, Thái tử tiến cử Tề Vương Nguyên Cát thay Thê Dân dẫn quân bắc chinh và điều Uất Trì Kính Đức của tập đoàn Tần vương đồng hành, lại lựa chọn các binh sĩ tinh nhuệ trong trại Tần vương bổ sung vào quân đội Nguyên C á t. Trưốc khi xuất chinh, Vương Điệt ở Đông cung Thái tử mới ngầm tiết lộ bí mật cho Thê Dân rằng: "Thái tử và Tề vương bàn bạc, đợi khi Thái tử và Tần vương mở tiệc tiễn Tề vương, sẽ sai võ sĩ kéo Tần vương ra giết dưới trướng, đồng thòi giết cả bọn người Uất Trì Kính Đức". Thế Dân nghe tin, giật mình mới bàn bạc vối mưu thần Trưởng Tôn Vô Kỵ. Vô Kỵ 21 chủ trương phải ra tay sớm. Thế Dân nói: "Tôi đã sớm biết họa sẽ trong một sốm một chiều, nhưng tôi muôn đợi cho ông ta gây loạn trước, sau đó tôi sẽ lấy nghĩa mà đi thảo phạt ông ta". Sau đó, Thế Dân lại gọi một số người khác vào hỏi ý kiến, mọi người đều chủ trương phải hành động ngay lập tức. Uất Trì Kính Đức nói: "Đợi đến khi Thái tử hành động, thì chúng ta cũng vô phương ứng phó rồi, nếu không hành động ngay thì thà tôi đi làm kẻ cướp để tránh cái họa này". Cuối cùng, Tần vương nói: "Đã vậy thì tôi cũng không dám trái ý mọi người". Thê là Tần vương ngay lập tức phái hơn 1000 tinh binh đang đêm mai phục trong và ngoài cửa Huyền Vũ. Sáng hôm sau, Thái tử và Tề vương cưỡi ngựa, dẫn theo vệ sĩ tiến vào cửa Huyền Vũ. Khi họ lên đến điện Lâm Hồ thì phát hiện thấy quân Tần vương mai phục, họ vội quay đầu chạy về phía cửa Huyền Vũ thì cửa đã bị đóng chặt, phục binh nhất loạt xông lên, giết chết Thái tử và Tề vương. Đội cận vệ của Đông cung Thái tử hơn 2000 người được tin vội ào tới, một trận hỗn chiến xảy ra. Uất Trì Kính Đức dùng trường mâu giương cao đầu của Thái tử về phía bọn cận vệ, nói lốn: "Ta phụng sắc chỉ của Hoàng thượng giết Thái tử và Tề vương. Bọn ta chỉ giết kẻ chủ mưu làm loạn, các người hãv mau chóng dừng chém giết lẫn nhau". Nghe vậy, bọn tướng sĩ của Đông cung Thái tử hoặc bỏ chạy, hoặc hạ vũ khí. Vì lúc thường Tần vương luôn tỏ ra nhún nhường trước Thái tử, bị bức phải hành động nên được dư luận rộng rãi đồng tình. Đối vối văn thần, võ tướng của Thái tử, ông cũng đãi ngộ và trọng dụng như người của mình, vì vậy nhận được sự vêu mến và ủng hộ của triều thần. 22 Một thòi gian sau, Đường Cao tổ Lý Uyên lập Lý Thế Dân làm Hoàng Thái tử và tuyên bố vối triều thần: "Từ nay về sau, mọi việc lớn nhỏ quốc gia đểu giao cho Thái tử xử lý, sau đó tấu cho ta biết". Từ đó, Lý Thế Dân nắm mọi quyền lực của Hoàng đế, năm sau chính thức đăng quang, đổi hiệu là Trinh Quán. 4. Thuật ra tay trước người của Trương Dịch Trương Dịch làm Thông phán ở Hấp Châu. Thứ sử Tống Khuông Nghiệp thường mượn cớ say rượu để ăn hiếp ngưòi khác, thậm chí mượn rượu giết người, nhưng không ai dám động chạm gì đến ông ta. Một lần, Trương Dịch đi dự tiệc nhà Tống Khuông Nghiệp, dự định sẽ cố ý uống say rồi cho ông ta một bài học. Yến tiệc vừa bắt đầu, Trương Dịch đã đến gần Tống Khuông Nghiệp chúc rượu, rồi cũng tự mình uốhg rất nhiều, sau đó thẳng tay đập cốc, lật bàn, múa may quay cuồng, lại kêu gào, hát to. Sau đó nghiêm giọng chửi rủa Tống Khuông Nghiệp, kể hết tội này đến tội khác của ông ta. Tống Khuông Nghiệp bị bất ngờ, ngỡ ngàng kinh ngạc, không dám nói một lòi, một lát sau mới ấp úng: Thông phán uống say rồi, say quá rồi... Trương Dịch chính nghĩa hừng hực, tự do chửi bối một hồi lâu, sau đó rũ áo bỏ đi. Tông Khuông Nghiệp vội ra lệnh cho ngưòi dìu ông lên ngựa. Từ đó về sau, Tống Khuông Nghiệp cứ trông thấy Trương Dịch là càng thêm kính sợ, không dám giở trò say rượu quấy nhiễu nữa. Mọi việc trong quận cũng yên ổn trở lại. Chuyện này tuy nhỏ, nhưng từ đó có thể học được mẹo "Tiên phát chế nhân". Đốĩ vối nghề thuốíc thì gọi là thuật: lấy độc trị độc, còn đối vối nhà quân sự thì đây là chiến thuật: dùng cái đạo của người để trị lại người. 23 5. Hitle tấn công Phán Lan, Liên Xô Trong quân sự, thuật "Tiên phát chế nhân" biểu hiện ở các tầm chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, ơ tầm chiến lược, "Tiên phát chế nhân" tức là mau chóng tập trung binh lực vối ưu thế tuvệt đôi về hướng chiên lược chủ yếu, bằng phương thức tập kích bất ngờ, đánh trưốc, một trận làm cho đối phương tê liệt ngay lập tức, hoặc làm cho quân đội đổi phương mất phương hướng, mất đi phần lốn khả năng chốhg trả, từ đó mà giành quyền chủ động ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiên. Mùa thu năm 1938, để che giấu hoạt động quân sự chuẩn bị tấn công Ba Lan của mình, Phát xít Đức đã cô ý tạo dựng ra sự biến Đăng Dích, bọn cầm quyền tối cao nước Đức với khẩu hiệu "Đăng Dích phải thuộc về nưốc Đức" đã phát động cuộc tấn công về chính trị và ngoại giao đối với Ba Lan. Nửa đầu năm 1939, Hitle nhiều lần phát biểu các bài diễn thuyết khiêu khích Ba Lan, từ đó đã thu hút hai nưốc đồng minh của Ba Lan là Anh và Pháp về phía mình, bắt đầu cuộc đàm phán ngoại giao hòa giải tranh chấp Đức - Ba Lan. Mục đích khác của cuộc đàm phán ngoại giao giữa Hitle với 3 nước Anh, Pháp, Ba Lan là kiểm chế Anh và Pháp không can thiệp vào cuộc xung đột giữa Đức và Ba Lạn. Đe đạt được điều này, chính phủ Đức còn lợi dụng Mutxôlini thực hiện hoạt động ngoại giao với Anh và Pháp. Ngày 31 tháng 8 nám 1939, dưới sự đạo diễn của Hitle và Mutxôlini, Bộ trưởng Ngoại giao Ý đưa kiến nghị với chính phủ Anh, Pháp tổ chức hội nghị đại biểu 4 nước Đức, Ý, Anh, Pháp, thảo luận cái gọi là "Những khó khăn của hiệp ước không xâm phạm" (Đức và Ba 24 Lan ký năm 1934). Điều vô cùng hài hước là, ngày 01 tháng 9, trong khi 4 nước phương Tây vẫn còn vòng vo tranh cãi chưa rõ ràng về điều kiện của hội nghị thì quân đội Đức đã phát động cuộc tấn công Ba Lan rồi. Dưối sự che đậy của tấn trò ngoại giao này, quân đội Đức đã giành được mọi điều kiện khách quan để thực hiện mưu đồ quân sự "Tiên phát chế nhân" (nhanh tay hơn người) của mình. Thu đông năm 1940, bầu không khí chiến tranh đã bao trùm eo biển Anh, từng đoàn xe lửa chất đầy vật tư, quân dụng của nước Đức nối đuôi nhau tiến về đây. Các trang thiết bị đổ bộ và vật tư tác chiến chất cao như núi ở bò đông eo biển. Chiến hạm quân đội Đức trong tình trạng luôn sẵn sàng chiến đấu đỗ đầy trên eo biển, các buổi diễn tập tác chiến đổ bộ quy mô lớn diễn ra hàng ngày. Máy bay Đức bay kín bầu trời eo biển và khắp nước Anh, thả bom phá hủy nhiều mục tiêu quan trọng của Anh. c ả nưốc Anh tràn ngập không khí lo lắng sợ hãi. Đại chiến Anh, Đức sắp xảy ra, nhưng giữa Liên Xô và Đức vẫn là một cảnh hòa bình hữu hảo. Hai nước ký kết "Hiệp ước hòa bình hữu nghị", v ề ngoại giao, Hitle bằng rất nhiều hình thức đã nhiều lần biểu thị tình hữu nghị với Liên Xô, tích cực ký kết hiệp định thương mại vối Liên Xô, thậm chí cho đoàn đại biểu Liên Xô tham quan trung tâm kỹ thuật hàng không tiên tiến của Đức, và đồng ý bán cho Liên Xô máy bay chiến đấu đòi mới nhất của mình. Tháng 4 năm 1941, nhà lãnh đạo Liên Xô còn ôm hôn thắm thiết đại sứ Đức tại Liên Xô và nói: Chúng tôi sẽ luôn là người bạn tốt của các bạn. 25 Thế nhưng, đây cũng lại là một vố lừa mà trùm phát xít Hitle đã đạo diễn để tấn công Liên Xô. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, chiến tranh nổ ra không phải ở nưốc Anh mà là ở biên giới Liên Xô. Đức bất ngò phát động tấn công toàn diện Liên Xô với 3 tập đoàn quân sự lớn. Quân đội Liên Xô thời kỳ đầu chiến tranh đã hoàn toàn bị động và gặp phải tình cảnh vô cùng khó khăn. Như vậy, Hitle coi như đã đạt được mục đích chiên thuật "Tiên phát chế nhân". KẾ THỨ BA: THỈNH QUÂN NHẬP UNG (Mời ngài vào hũ) A N guồn gốc: Kế này có nguồn gốc từ sách: "Tự trị thông giám , Đường Kỷ Tắc Thiên Hoàng hậu, thiên thụ nhị niên''. Đe chiếm đoạt và củng cố ngôi vị, Tắc Thiên Hoàng hậu đã cổ vũ phong trào tô" giác lẫn nhau, lại lợi dụng những tên quan lại tàn ác như Lai Tuấn Thần, Chu Hưng..., trấn áp tàn khốc những kẻ phản đối. Một thời gian sau, việc tô" cáo, hãm hại đã trở thành phong trào lan rộng khắp nước. Sự bạo ngược của bọn Lai Tuấn Thần, Chu Hưng... và phong trào tố cáo hãm hại khiến cho các vụ án oan lan tràn khắp nơi, quần thần căm phẫn, lòng người nơm nớp lo sợ. Sau khi củng cố vững chắc ngôi vị của mình, Võ Tắc Thiên cũng cảm thây bất an trước tình trạng như vậy, bà bắt đầu dùng một số đại 26 thần chính trực, tra xử một sô" án oan, đồng thòi trừng trị những viên quan tàn ác để ổn định chính cục. Không lâu sau, tên quan ác Khâu Thần Tích đã bị đem chém, có người tố cáo rằng Chu Hưng đã thông đồng với Khâu Thần Tích. Võ Tắc Thiên liền lệnh cho Lai Tuấn Thần thẩm tra vụ án này. Mặc dù là đồng bọn với nhau, nhưng bản thân Lai Tuấn Thần hiếu sát, lại muốh lấy lòng Tắc Thiên Hoàng đế nên không từ một thủ đoạn nào để hạ thủ Chu Hưng. Hắn mòi Chu Hưng tới nhà uống rượu. Đang cuộc vui thì giở bộ mặt đăm chiêu nói vối Chu Hưng: đệ gặp phải một vụ án mà tên tội phạm không chịu nhận tội thì bây giờ biết làm thế nào? Chu Hưng cưòi: nhiều mưu mẹo như ông mà còn sợ hắn không nhận tội à, trưốc tiên cứ chém hắn đi đã rồi lập một cái án giả bẩm tấu là được. Lai Tuấn Thần nói: việc này đốỉ với những tên tù cứng đầu cứng cổ cũng không ăn nhằm gì, dù có chết chúng cũng không nhận tội. Chẳng phải là huynh cũng đã gặp phải kẻ như Hách Tượng Hiền rồi sao?" (Hách Tượng Hiền trưốc lúc chết vẫn còn chửi rủa không ngốt). Chu Hưng nghĩ một lát rồi nói: tôi có một diệu kế, dám chắc sẽ làm cho hắn mở miệng. Dùng một cái hũ lốn đốt lửa xung quanh, nó không nói thì quẳng nó vào trong hũ. Lai Tuấn Thần gật đầu đắc ý. Thế là lập tức sai người mang đến một cái hũ đồng lớn, đặt giữa sân, làm đúng như lòi Chu Hưng. Chu Hưng không hiểu hỏi: tội phạm ở đâu vậy? Lai Tuân Thần nói: chẳng giấu gì người anh em, có 27 người đã tố cáo người arứi em, tôi đã nhận mật chỉ của Hoàng thượng, Hoàng thượng phái tôi thẩm tra, xin mời người anh em mau chui vào hũ? Chu Hưng hoảng sợ, hồn bay phách lạc, quỳ lạy xin tha tội, trưốc cái hũ lớn, chỉ biết cúi đầu nhận tội mà thôi. B. Chú bình: Tư tưởng trung tâm của kê này là dùng cái lý của người khác để trị lại người khác, cũng có nghĩa là dùng phương pháp mà anh ta đối xử với người khác để đối phó lại, trả miếng anh ta. c. D an truyện: 1. Ôn Kiều chửi Tiến Phượng trước m ặt người khác Thời Minh đế Đông Tấn, Trung thư lệnh Ôn Kiểu chủ trì chính sự trong triều đình, Vương Đôn dẫn binh bên ngoài, ngang ngược, tàn ác ghen ghét, đô' kỵ, tìm mọi biện pháp để lôi Ôn Kiểu về bên mình làm chức Tử tư mã. Nhận lời mời của Vương Đôn, Ôn Kiều tối thăm doanh trại của ông ta, Vương Đôn mời ở lại nhưng Ôn Kiều không đồng ý ỏ lại lâu và nói rằng chuẩn bị tới Đan Dương (Nam Kinh, Giang Tô ngày nay) để làm Trưởng quan. Ôn Kiều lo rằng mưu sĩ của Vương Đôn là Tiền Phượng cản trở hãm hại, bèn giở mánh khóe trong bữa tiệc tiễn đưa. Ôn Kiều đứng dậy đi chúc rượu từng người một. Khi đến trước Tiền Phượng, giả vò đã uống say, dùng tay hất khăn đội đầu của Tiền Phượng xuống đất, nghiêm giọng quát: "Tiền Phượng, mi là cái thá gì mà ta chúc rượu mi không dám uống?" Đợi khi Ôn Kiều đã lên đường, quả nhiên Tiền 28 Phượng tìm đến Vương Đôn nói: ôn Kiều có quan hệ mật thiết vối triều đình, chưa chắc đã là người có thể tin tưởng. Ý của Tiền Phượng là muốn Vương Đôn đuổi Ôn Kiều về để tránh sau này oán hận sâu sắc sẽ gặp họa, nhưng Ôn Kiều đã bỏ đi xa từ lâu rồi. 2. Vương Doãn lập k ế "mời ngài vào hủ" đê trừ Đổng Trác Đổng Trác làm Thái sư, uy quyền lừng lẫy. Vương Doãn sau khi dùng mưu "xúi giục ly gián" để khiêu khích con nuôi của Đổng Trác là Lã Bố và mưu thần của ông ta là Lý Túc làm phản, lại dùng kế giả chiếu Thiên tử cho gọi Đổng Trác nhập triều để nhường ngôi. Đổng Trác cậy thế lực của mình lớn, không ai dám lừa, không nghi ngò và đề phòng, thể hiện đúng uy thế của một Hoàng đế, ngồi trên xe, nhập triều. Vừa đến cửa cung, Vương Doãn hô to: "Tên phản tặc đã đến, võ sĩ đâu?" Phục binh ở hai bên nghe vậy, nhất loạt xông ra, đâm giáo mác về phía Đổng Trác. Đổng Trác mình mặc áo giáp sắt, giáo mác không đâm qua được, kêu to: "Con trai Phụng Tiên (Lã Bố) của ta đâu?". Tức thì Lã Bố xuất hiện từ phía sau xe, hô lớn: "Có chiếu chỉ thảo phạt tên phản tặc". Rồi đâm kích nhọn vào đúng yết hầu của Đổng Trác, giết hắn chết ngay lập tức. Đây được coi là một điển hình của kế "mòi ngài vào hũ", dụ đốì phương tự chui vào lưối. 3. Tô B ất Vi ngậm đắng nuốt cay đê báo thù cho cha Thời Đông Hán, có một ngưòi tên là Tô Bất Vi, bô' là Tô Khiêm từng làm Tư lệ Hiệu uý. Lý Hạo vì hiềm khích cá nhân vối Tô Khiêm nên phán ông ta tội tử hình. Tô Bất Vi khi đó mới 18 tuổi, đưa linh cữu bô" về 29 quê chôn, nhưng không chính thức làm lễ mai táng mà quyết báo thù cho cha trước đã. Bất Vi ngửa mặt lên tròi mà than rằng: ta quyết một phen trả thù cho cha. Sau đó anh ta giấu mẹ vào trong núi, cải trang, thay tên, đổi họ, dùng tài sản trong nhà để chiêu mộ thích khách, ở trong khe núi, đợi Lý Hạo đi qua để chặn hắn giữa đưòng. Nhưng rồi không gặp. Sau đó, Lý Hạo lại thăng chức làm Đại tư nông. Khi đó, kho chứa cỏ cho quân đội nằm cạnh tường phủ quan Đại tư nông, Tô Bất Vi và một số anh em thân hữu khác bí mật chui vào kho cỏ và cứ đêm thì đào hầm, ngày thì nấp kín, cứ như vậy hơn một tháng, cuối cùng hầm đã đào tới buồng ngủ nhà Lý Hạo. Một hôm, Tô Bất Vi cùng anh em chui ra từ phía dưới giường của Lý Hạo, vừa gặp lúc Lý Hạo đi nhà vệ sinh, bèn giết thiếp và con ông ta, để lại một bức thư rồi bỏ đi. Lý Hạo trở về phòng, kinh hoàng, nhưng sau đó trấn tĩnh lại, trải gai tẩm độc khắp phòng rồi ngả tấm gỗ ra, ngủ tiếp. Trong đêm mấy lần đổi chỗ. Tô Bất Vi biết Lý Hạo sẽ có chuẩn bị để đổi phó với mình, thê là ngay đêm đó tới Ngụy Quận, đào mộ bố Lý Hạo là Lý Chuỳ, lấy đầu về tế Tô Khiêm. Sau đó lại đem đầu lâu tới chợ thị chúng, còn viết một tấm biển: "Đây là đầu Lý Chuỳ, bô' Lý Hạo". Lý Hạo nghe được chuyện này, uất ức thổ máu mà chết. Tô Bất Vi khi đó mới phát tang và mai táng lại bố mình. 4. Tri huyện Trình Dĩnh lấy cái lý của người đ ể trị người Thời Tông Thần Tông, ở huyện Phù Câu có một con sông đi qua. Ven sông nổi lên bọn vô lại chuyên làm nghề cưốp bóc thuyền bè qua lại. Mỗi năm, chúng cướp 30 tiền của và đốt đi hàng chục chiếc thuyên để tỏ uy phong. Trình Dĩnh làm Tri huyện Phù Câu, vừa lên chức, ông đã lệnh cho bắt luôn một tên trong bọn để hắn khai ra đồng bọn mình, tổng cộng bắt được hơn chục tên. Trình Dĩnh không điều tra về tội ác trưốc đây của chúng mà tách riêng cả bọn, cho mỗi tên sống ở một nơi khác nhau và bắt làm nghề kéo thuyền kiếm sống, đồng thòi cử người giám sát bọn họ. Từ đó, trong huyện không còn xảy ra những vụ đốt, cướp thuyền. Bắt bọn cưóp thuyền phải làm nghề kéo thuyền để chúng nếm được sự vất vả của người kéo thuyền mà cải tà quy chính. Đó chính là mẹo của Trình Dĩnh. KẾ THỨ TƯ: NHẤT VÕNG ĐẢ TẬN (Nhổ cỏ sạch gốc) A. N guồn gốc: "Nhất võng đả tận" xuất phát từ sách "Đông Hiên bút lục" của Ngụy Thái đòi Tống, cũng có trong quyển "Tống sử. P hạm Thuần Nhân truyện". Tư tưởng trung tâm của kế này là: tóm gọn hoặc tiêu diệt toàn bộ kẻ đối lập với mình (kẻ xấu, quân địch), không để sót một tên nào. B. Chú bình: Thời Bắc Tống, có một nhà thơ nổi tiếng họ Tô, tên Thuấn Khâm, tự Tử Mỹ. Người này thời niên thiếu rất 31 có chí khí, về sau đảm nhiệm chức Đại lý Bình sự, được Phạm Trọng Yêm đề đạt thăng lên chức Tập hiền Hiệu lý và tham gia tập đoàn cách tân chính trị do Phạm Trọng Yêm đứng đầu. Thuấn Khâm nhiều lần trình tấu thư lên Tống Nhân Tông, bình luận về thời chính được mất, phê bình viên Tể tướng lúc đó là Lã Di Giản, khiên cho Lã Di Giản rất căm ghét. Thêm vào đó, nhạc phụ của Tô Thuấn Khâm là Đỗ Diễn (giữ chức Đồng bình Chương sự kiêm Khu mật sứ), là một nhân vật quan trọng của phái cải cách. Vì vậy, tập đoàn phái bảo thủ, đứng đầu là Lã Di Giản âm mưu hãm hại Tô Thuấn Khâm để trả đũa Đỗ Diễn và tập đoàn cải cách. Quan Thị chế Lưu Nguyên Du để lấy lòng Lã Di Giản và phái bảo thủ đã trình tấu thư vu cáo hãm hại Tô Thuấn Khâm, khiến cho Tô Thuấn Khâm bị Hoàng đế cách chức, phải về ẩn cư ở Tô Châu. Lúc đó, người vì Tô Thuấn Khâm mà bị liên luỵ rất đông. Những người này hoặc bị cách chức, hoặc bị giáng chức, hoặc bị điều tới một vùng xa xôi, khiến cho phái cách tân bị tổn hại nặng nề. Có một lần, Lưu Nguyên Du gặp tể tướng Lã Di Giản đã đắc ý nói: "Khanh vị tướng công nhất võng đả tận" (Khanh đã tiêu diệt cả bọn Tô Thuấn Khâm cho Tưống công, không sót một tên nào). c. D an truyện: 1. Ồn Tạo khéo lập vòng vây trừ quân phiến loạn Thòi Đưòng Hiến tông, tộc Nhung và tộc Hạt xâm phạm Trung Nguyên. Chiếu thư của Hoàng đế truyền tới Nam Lương, lệnh cho vùng này phải điều 5000 quân về kinh đô. Lúc sắp khởi binh thì dân chúng bỗng nổi 32 loạn, đánh đuổi thủ lĩnh quân triều đình và tụ tập chống lại lệnh vua. Tình trạng này kéo dài đến hơn một năm. Đường Hiến tông vô cùng lo lắng. Thấy vậy, Ôn Tạo xin được đi xử lý vụ việc, vua đồng ý. Ôn Tạo một mình một ngựa đến khu vực Nam Lương, người Nam Lương trông thấy chỉ có một nho sinh cưỡi ngựa đến mới chúc mừng nhau, cho rằng sẽ không có tai họa gì. Sau khi Ôn Tạo đến nơi, ông chỉ tuyên đọc chiếu thư của Hoàng đế, vỗ an dân chúng, thăm hỏi ân cần, không một lòi nói đến vụ việc làm phản triều đình. Những người cầm đầu phản loạn trong quân đội Nam Lương thì vũ trang đầy mình, ngang nhiên đi lại, Ôn Tạo cũng không cảnh cáo họ. Hôm sau, ông tổ chức một đội nhạc biểu diễn ở một sân bãi lớn, toàn bộ tưổng sĩ đều tối đó xem tấu nhạc. Ôn Tạo mòi họ tới ăn uống trong một ngôi nhà xung quanh có một hành lang dài, bàn ăn đốỉ diện vói các bậc lên hành lang, hai hàng phía nam, bắc bô" trí hai sợi dây thừng dài, Ôn Tạo khéo nhắc tướng sĩ treo đao kiếm của họ lên sợi dây trước mặt, sau đó ăn uổng cho thoải mái. Yến tiệc vừa bắt đầu thì đột nhiên nổi lên một tiếng trông, những người thủ hạ của Ôn Tạo đứng trên bậc hành lang kéo đầu hai sợi dây lên, thế là tất cả đao kiếm mà quân lính Nam Lương mang theo phút chốc bị nâng khỏi mặt đất đến 3 trượng. Quân tướng Nam Lương không lấy lại được vũ khí của mình, phút chốc náo loạn, không còn cách nào để tỏ uy dũng của mình nữa. Lúc này, Ôn Tạo mới sai người đóng cửa lại rồi hạ lệnh cho thủ hạ chặt đầu hết bọn phản loạn. Từ đó ở Nam Lương không còn kẻ nào dám mưu phản. (Sự kiện Quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc năm 33 1989 cũng có thể coi là một minh chứng cho kê "nhất võng đả tận" -ND). 2. Trận Trường Bình quân Triệu bị diệt sạch Trong các chiến sự thòi cổ đại, nếu như chọn khe núi làm trận địa mai phục thì chỉ cần dùng một lực lượng nhỏ vẫn có thể chặt đứt đường rút lui của địch. Chỉ cần đợi quân địch bị dụ vào khe núi, phục binh từ trên núi sẽ đồng loạt lăn đất đá, cây gỗ xuống, chặn đường rút chạy là lập tức tạo nên thê "đóng cửa bắt trộm", "bắt cá trong chum". Theo "Sử ký", mùa hè năm 206 TCN, Quốc quân nước Triệu trúng kê ly gián của nước Tần, tước binh quyền của Liêm Pha, phong Triệu Khoát - người chỉ biết bàn chuyện quân sự trên sách vỏ - làm chủ tướng. Tướng Tần là Bạch Khởi bèn chuẩn bị một trận địa mai phục hình núi (thắt nút) ở Trường Bình, dùng cách trá lui để dụ đối phương. Ông chọn một nhóm tinh binh dụ Triệu Khoát dần vào "túi", sau đó dùng 2,5 vạn kỵ binh bất ngò chặn đứng từ phía sau, chặn đường rút lui, lại tổ chức 5000 khinh kỵ để chia cắt quân Triệu, nhóm quân chủ lực thì bám giữ thành luỹ đã bô" trí sẵn hình thành thế "bắt cá trong chum". Sau đó, quân Tần lại dùng chiến lược vây mà không đánh khiến cho quân Triệu cạn kiệt lương thảo. Cuối cùng, Bạch Khởi hạ lệnh chôn sống toàn bộ 40 vạn quân Triệu, chỉ thả 240 người trẻ tuổi nhất. Sau trận này, nưốc Triệu bị tổn thương nghiêm trọng, không lâu sau thì diệt vong. 3. Lưu B á Thừa bô' trí th ế trận hìn h túi, tiêu diệt quăn Nhật Trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, quân 34 giải phóng nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra rất nhiều cách thức vận dụng "thực hư biến hoán" để dụ địch vào lưới. Những mưu kế kỳ diệu này đã làm phong phú tư tưởng quân sự của Trung Quốc, trỏ thành tài sản quý giá trong kho tàng lịch sử quân sự Trung Quốc. Thòi kỳ chiến tranh chống Nhật, Lưu Bá Thừa chỉ huy Sư đoàn 128 trong trận phục kích ở phía nam Tích Dương chính là một điển hình của việc vận dụng kế "minh hư ám thực" (sáng tối hư thực). Ngày 2 tháng 11 năm 1937, Sư đoàn 109 quân Nhật qua Bắc Giới Đô, Hoàng Nhai Để, tiến quân vào Tích Dương. Lưu Bá Thừa chỉ huy bộ đội ngày đêm hành quân gấp, nhanh chóng cơ động binh lực về hưởng Tích Dương rồi bô" trí thế trận hình túi tại vùng địa thế hiểm trở Hoàng Nhai Để. Trung đoàn 771 mai phục ở sườn núi phải. Trung đoàn 772 mai phục ở sườn núi trái. Phó Sư đoàn trưởng Từ Hưống Tiền dẫn Trung đoàn 769 đánh chặn ở cánh bên phải. Quân Nhật tiến vào Hoàng Nhai Đe, rất cảnh giác với vùng địa thế hiểm trở, núi cao rừng rậm, trước khi tiến quân đã dùng hỏa lực lớn để trinh sát. Nhưng Bát Lộ Quân Trung Quốc không động tĩnh gì, dùng sự tĩnh lặng để nhử địch. Quân Nhật cho rằng không có phục binh, mới dương dương tự đắc tiến quân về hưống Hoàng Nhai Đe. Khi quân Nhật tiến vào Hà Cốc, Bát Lộ Quân lập tức tập trung hỏa lực hình thành một lưối lửa dày đặc, đột ngột tấn công, khiến cho quân Nhật trở tay không kịp, thiệt hại nặng nề. 4. Chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, quân Ixrael sa vào lưới phục kích của Ai Cập bị thiệt hại nặng nề Dụ được đối phương vào lưối là mấu chốt của kê 35 "nhất võng đả tận". Muốn phục kích thành công, cần phải tốn nhiều công sức mưu kế cho việc dụ địch vào lưới, trước tiên cần lựa chọn địa hình phục kích thuận lợi, tiện cho việc hình thành thế bô" trí hình túi, làm cho hỏa lực ở hai bên trận địa phục kích có thể đan chéo lẫn nhau và tạo nên một mật độ hỏa lực cần thiết. Thứ hai là, khi đốì phương cậy thế mạnh ngạo mạn tung hoành, cần phải dùng nhiều thủ đoạn để địch thấy rằng mình ở vào thế yếu, làm cho họ vì khinh địch mà mất sáng suốt. Với đối tượng ham cái lợi nhỏ thì cần lấv mồi mà câu. Với những kẻ hữu dũng vô mưu thì cần mê hoặc, lừa bằng nhiều kiểu nghi binh. Còn vối những kẻ tính tình bạo ngược thì phải nghĩ cách mà chọc tức... Tóm lại, cần dùng nhiều thủ đoạn để dụ địch sa lưới và thực hiện "diệt cỏ sạch gốc". Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, quân đội Ixrael thừa cơ bộ phận tiếp hợp của Quân đoàn 2 và 3 của quân đội Ai Cập vượt qua hồ Đại Khổ, đã xuất hiện ngay phía sau quân đoàn thứ ba, đặt quân đội Ai Cập ở vào thế "Lưỡng đầu thọ địch". Sau khi tiến quân vào vùng binh lực trông rỗng của quân Ai Cập, quân Ixrael phá hủy toàn bộ trận địa pháo binh, tập kích trận địa tên lửa và pháo cao xạ của quân đội Ai Cập, phá hoại tuyến cung cấp, tiếp viện từ hậu phương, khiến quân Ai Cập bị uy hiếp nặng nề. Tướng Sharon nổi tiêng kiêu ngạo, không coi ai là đối thủ đã chỉ huv quân Ixrael men theo tuyến đưòng sắt tới thành phố Suez của Ai Cập. Trưốc khi tấn công, quân Ixrael thực hiện trinh sát bằng hỏa lực thành phô' Suez, thấy trong thành không có bất kỳ phản ứng nào, cho rằng lực lượng phòng 36 ngự mỏng yếu hoặc quân canh giữ hoảng sợ đã bỏ chạy hết, thế là cho xe tăng ung dung tiến vào thành, và kết quả là sa vào trận địa phục kích của quân đội Ai Cập. Chỉ trong vòng hơn một giờ, đại bộ phận xe tăng bị phá hủy, quân đội Ixrael tổn thất nghiêm trọng. Trong cuộc chiến này, quân Ai Cập trước hết lợi dụng tâm lý cậy mạnh, kiêu ngạo, khinh địch của đổi phương, khi đốĩ phương trinh sát bằng hỏa lực vờ tỏ thế yếu, dụ đối phương vào trận địa bố trí sẵn, đánh cho địch một trận ngoài dự liệu. Thứ hai là, lựa chọn được địa điểm phục kích tốt, tiện cho binh lính ẩn nấp, tiện phân cắt và tiêu diệt địch, và bất lợi cho xe tăng địch triển khai tấn công, khiến quân Ixrael không còn cách nào phát huy được thế mạnh của mình và nghiễm nhiên trở thành "cá trong chum". KẾ THỨ NĂM: TIỂN TRẢM HẬU TẤU A. N guồn gốc: Kê này xuất phát từ sách "Hán thư. Thân Đồ Gia truyện". Truyện kể rằng, thòi Hán Văn đế (179 TCN), Thân Đồ Gia làm Thừa tưống, Thân Đồ Gia công minh liêm chính, không chút riêng tư trong xử lý việc công, rất được Hán Văn đế coi trọng. Nhưng không lâu sau, Hán Văn đế mất, cảnh đê kế vị. Thân Đồ Gia mặc dù vẫn giữ chức Thừa tướng, nhưng vai trò của ông không 37 còn được như trưốc. cảnh đế sủng ái Tiểu Thô, phong Tiều Thố làm quan Nội sử, thực hiện sửa đôi rất nhiều những pháp lệnh trước đó. Còn ý kiên và đê nghị của Thân Đồ Gia thì thường không được chấp nhận. Vì vậy, ông vô cùng thù hận Tiều Thố. Một lần, Thân Đồ Gia nghe nói Tiều Thô" chui qua tường vào Tông miêu (miêu thờ tổ Hoàng đễ), bèn căn cứ vào luật pháp lúc đó, chuẩn bị khởi tấu cảnh đế đem chém đầu Tiều Thô". Tiều Thô" nghe tin, vội đến báo cáo tnlớc vối Canh đế, Cảnh đê nghe Tiểu Thố báo cáo, bác bỏ bản tấu của Thân Đồ Gia. Sau khi bãi triều, Thân Đồ Gia vô cùng giận dữ nói với mọi người "ngộ hôi bất tiên trảm nãi thinh chi" (tôi hối hận vì đã không đem chém Tiều Thố trước rồi tấu với Hoàng Thượng sau). Một viên quan là Nhan Sư Cố mới nói thêm vào: "Đúng là nên chém trưốc rồi báo sau mối phải". Thân Đồ Gia nghe vậy càng thêm uất hận về tới nhà thì thổ huvết mà chết. B. Chú bình: Từ tích này, người đời sau mói dẫn ra thành ngũ: "Tiền trảm hậu tấu". Nguyên nghĩa là chém trước tâu sau. Ngày nay thường được dùng trong khi làm việc, nêu xảy ra vấn đề gì thì tự mình giải quvết xong rồi mới báo cáo cấp trên. Đối vối những việc nhỏ, thì không nhất thiêt việc gì cũng phải thỉnh thị cấp trên rồi mới làm, có những việc vì thời gian gấp gáp, không kịp xin chỉ thị, để tránh kéo dài, lỡ thòi cơ, thì cũng cần "Tiền trảm hậu tấu", có thể xử lý ngay rồi báo cáo sau. 38 c. Dan truyện: 1. Trương Giản Chi giết anh em Trương Dịch Chi, Trương Tông Xương rồi ép Võ Tắc Thiên nhường ngôi Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên những năm tháng về già rất sủng ái hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Tông Xương. Hai anh em nhà này thường xuyên phục dịch bên cạnh Võ Tắc Thiên, tìm mọi cách thỏa mãn ham muốn của bà ta và lấy Võ Tắc Thiên làm chỗ dựa, tham của mà làm càn, coi thường luật pháp, lăng nhục quần thần. Trưốc cảnh Võ Tắc Thiên yêu chiều anh em nhà họ Trương, quần thần cũng không có cách nào. Võ Tắc Thiên sủng ái hai người này hơn cả con cháu ruột thịt của mình. Con trai bà ta là Lý Hiển mặc dù đã được lập làm Thái tử, nhưng vẫn phải nhàn cư trong Đông cung, không được tham gia triều chính. Lý Hiển nhu nhược, bất tài, rất sợ Võ Tắc Thiên. Có một lần hai đứa con nhỏ của Lý Hiển thầm thì với nhau về chuyện Trương Dịch Chi, Trương Tông Xương, không ngờ bị Võ Tắc Thiên biết được, truy hỏi Lý Hiển, Lý Hiển sợ quá vội trở về Đông cung, bắt hai đứa con của mình uống thuốc độc mà chết. Năm đầu niên hiệu Thần Long (705), Võ Tắc Thiên bệnh nặng, bà ta chỉ cho hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Tông Xương ở bên mình, trao toàn bộ quốc sự cho hai người xử lý, không cho phép đại thần đến gần. Các đại thần lo ngại rằng hai anh em nhà Trương sẽ cưốp quyền đoạt vị, vội bàn -mưu tính kế. Tể tướng Trương Giản Chi đã 80 tuổi quyết tâm mạo hiểm, tổ chức kế hoạch trừ khử anh em nhà Trương. Ông bàn tính với quân Vũ Lâm bảo vệ Hoàng cung, liên lạc với võ 39 tướng, và một số vị quan chính trực trong triều đình, bàn bạc kế hoạch hành động. Nhưng không ai dám mắc cái tội "phạm thượng", nên cuối cùng quyết định ép Thái tử tham gia, lấy danh nghĩa Thái tử, hiệu triệu quần thần. Thòi gian dự định đã đến, Trương Giản Chi và các võ tướng dẫn hơn 500 quân võ lâm đến cửa Huyền Vũ ngoài cung đình, rồi phái Lý Đa Tộ và một sô người tối Đông cung đón Thái tử, nhưng Thái tử Lý Hiển nghĩ tối mấy người anh em của mình vì phản đối Võ Tắc Thiên mà bại giết hại, hoảng sợ toát mồ hôi, run lập cập không dám quyết. Lý Đa Tộ và mấy người thuyêt phục mãi, thống thiết khuyên Lý Hiển: nếu như chần chừ kéo dài thì sẽ không kịp nữa. Sự việc đã vậy, nếu trì hoãn mà thất bại thì không những đánh đổ cơ nghiệp tổ tông Thái tử mà tính mạng của thân gia Thái tử và quần thần cũng khó mà bảo toàn. Thái tử bất đắc dĩ phải đi theo mấy người tới cửa Huyền Vũ. Thế là dưới sự chỉ đạo của Trương Giản Chi, quân sĩ xông vào chém chết anh em nhà họ Trương, Võ Tắc Thiên ở trong nghe thấy ồn ào muôn dậy xem thì Trương Giản Chi tiến vào khởi tấu: Trương Dịch Chi và Trương Tông Xương mưu phản, tôi phụng mệnh Thái tử đã giết chết hai tên nghịch tặc". Võ Tắc Thiên choáng váng, một lát sau trấn tĩnh lại mới yếu ớt hỏi Thái tử Lý Hiển: việc này có phải do ngươi chỉ đạo không? Lý Hiển gật đầu thừa nhận. Võ Tắc Thiên mặc dù rất oán hận quần thần đã giết hai anh em họ Trương của mình nhưng vì họ làm theo ý chỉ của Thái tử nên cũng không có cách nào giáng tội cho họ được. Các đại thần thừa cơ kiến nghị Hoàng đế Võ Tắc Thiên truyền ngôi 40 cho Thái tử. Võ Tắc Thiên bệnh ngày càng nặng, biết mình không sống được bao lâu nữa đành phải nhường ngôi. Như vậy, Trương Giản Chi và quần thần mượn quyền uy Thái tử để trừ bè đảng Trương Dịch Chi, đã mau chóng ổn định được thế cục. 2. S ài K hắc Hoang chém sứ giả, p há địch đê bảo toàn tính mạng Sài Khắc Hoằng đòi Hậu Đường là một người có tài thao lược của bậc đại tưóng. Lúc ông phụng mệnh đi cứu Thường Châu, Khu mật sứ Lý Chinh cổ vì ghen ghét ông nên chỉ cấp cho ông mấy ngàn binh sĩ toàn người ốm yếu, áo giáp, binh khí cũng đểu bị han gỉ, mục nát. Khi ông sắp đến Thường Châu, Lý Chinh cổ lại phái Chu Uông Nghiệp dẫn quân tối thay ông đi cứu Thường Châu, phái sứ giả truyền gọi Sài Khắc Hoằng về. Sài Khắc Hoằng nghe sứ giả báo vậy mới nói: "Ta giết giặc chỉ trong có mấy ngày mà ông đến gọi ta về, ông nhất định là kẻ không tốt". Thế rồi lập tức lệnh cho bộ hạ chém đầu sứ giả. Sứ giả nghe vậy kêu la nói: "Đây là mệnh lệnh của Khu mật Lý". Sài Khắc Hoằng đáp: Dù có là Lý Khu mật đến đây thì ta cũng chém đầu". Sau khi chém đầu sứ giả, Sài Khắc Hoằng lệnh cho bộ hạ dùng vải bạt che kín đoàn thuyền, cho binh sĩ đã được vũ trang núp kín trong thuyền, bất ngò tập kích doanh trại địch và đã đánh bại quân Ngô Việt, đắc thắng trỏ về. Như vậy, nếu như Sài Khắc Hoằng mà nghe lời sứ giả trồ về để người khác thay thê mình thì rất có thể đã bị gian thần tâu vua xử tội "xuất binh không công" mà chém đầu. Ông đã không nghe lệnh gian thần, đánh bại quân địch, giữ được thành trì, vừa lập công lại bảo toàn 41 tính mạng khiến kẻ gian thần không còn lý gì để hãm hại ông nữa. 3. Ca Thư Hàn, Lý Quang B ật cương trực giết gian rồi tấu triều đinh Ca Thư Hàn đời Đường làm Tiết độ sứ Tây An, phái khiển Đô Binh mã sứ Trương Trạc đên kinh đô Trường An tấu sự, Trương Trạc xong việc không về ngay mà ở lại Trường An rất lâu, ông ta công biếu lễ vật cho Dương Quốc Trung và kết giao vối ông này. Ca Thư Hàn sau đó cũng đến kinh đô, muôn vào triều để gặp Thiên tử. Trương Trạc sợ Ca Thư Hàn hỏi tội, trong lòng lo lắng không yên mới thỉnh cầu Dương Quốc Trung bổ nhiệm ông ta làm quan Ngự sử kiêm chức Tây Xuyên Tiết độ sứ. Sau khi chiếu thư bổ nhiệm ban xuống, Trương Trạc đến nơi Ca Thư Hàn ỏ để bái kiến, Ca Thư Hàn ngay lập tức lệnh cho bộ hạ trói ông ta vào cột, vạch tội, rồi dùng gậy đánh chết, sau đó mới trình tấu với Hoàng đế. Đưòng Huyền tông sau khi biết chuyện bèn ban chiếu thư ban thưởng cho Ca Thư Hàn đã xét xử đúng theo luật pháp rồi lại lệnh cho Ca Thư Hàn cho quân lính đánh tiếp 100 gậy nữa lên thị thể của Trương Trạc. Thái Nguyên Tiết độ sứ Vương Thừa Nghiệp quản lý không tốt quân đội và chính sự mình phụ trách. Hoàng đế ra lệnh cho quan Ngự sử Thôi Chúng giao quân đội cho Tiết độ sứ Hà Đông là Lý Quang Bật. Thôi Chúng vốn đã coi thường Vương Thừa Nghiệp, thậm chí có lúc còn vũ trang đầy mình xông vào dinh thất Vương Thừa Nghiệp, lại còn cười chế nhạo ông ta. Lý Quang Bật đã sớm nghe được điểu này, cảm thấy rất bất bình, v ề sau, Thôi Chúng dẫn quân lính đến, Lý Quang Bật ra 42 nghênh tiếp. Cờ của hai quân gặp nhau, nhưng Thôi Chúng không lệnh cho cò của mình tránh cờ tướng của Lý Quang Bật, lại không giao ngay quân cho ông. Lý Quang Bật vô cùng tức giận trước hành động vô lễ của Thôi Chúng mối hạ lệnh trói Thôi Chúng lại. Không lâu sau, sứ giả của Hoàng đế đến báo chiếu thư nâng Thôi Chúng lên chức Ngự sử Trung thừa. Sứ giả giấu chiếu thư trong ngực, hỏi Thôi Chúng ở đâu. Lý Quang Bật nói: Thôi Chúng có tội, đã bị bắt tù rồi. Sứ giả trao chiếu thư của Hoàng đế cho Lý Quang Bật xem, ông nói: bây giờ ta chém Ngự sử, dù người có tuyên đọc chiếu thư của Hoàng đế thì ta cũng chém Ngự sử Trung thừa, mà dù có bổ nhiệm ông ta là Tể tưống thì ta cũng chém cả Tể tướng. Sứ giả sợ hãi vội quay về, ngày hôm sau, Lý Quang Bật lệnh cho quân đội xử chém Thôi Chúng. Ngày trước, khi xảy ra chiến tranh, cứ ở lại hậu phương mà không trở về hoặc nắm giữ quân đội mà không giao ngay thì đều bị xử tội chết theo quân pháp. Hai vị tướng Lý Quang Bật và Ca Thư Hàn xử lý bằng quyền hạn của mình mà đúng theo luật lệ, thần dân không ai dị nghị họ được. 4. Đinh B ảo Trinh chém An Đắc Hải Thái giám An Đắc Hải phụng mệnh Từ Hy Thái hậu xuất kinh đi kết giao với các ngoại thần. Khi đó Tây Thái hậu Từ Hy và Đông Thái hậu Từ An đều buông rèm nghe chính sự và ngấm ngầm đấu đá lẫn nhau. Từ Hy căn dặn An Đắc Hải cứ lặng lẽ mà đi rồi kín đáo trở về. Không ngò An Đắc Hải kiêu ngạo ngang ngược đã quen, xuất kinh chưa được bao lâu đã hạ lệnh kéo cờ lớn trên thuyền, phô trương khí thế để quan lại các vùng 43 trên đường đi qua thấy mà tấp nập đón tiếp, biếu xén, đút lót, đoàn đi đến đâu là dân tình nơi đó bất an. Khi đoàn thuyền đi vào vùng Đức Châu - Sơn Đông, Tri phủ Đức Châu ra đón tiếp và biếu 200 lạng bạc. Nhưng An Đắc Hải chê ít và ra hạn trong 3 ngày phải nộp đủ 5000 lạng. Lấy đâu ra số bạc lốn như vậy? Tri phủ Đức Châu không còn cách nào khác, chợt nghĩ tới quan trên của ông ta là Tuần Phủ Sơn Đông Đinh Bảo Trinh. Người này làm quan rất thanh liêm, lại là người mưu lược. Ngay trong đêm đó, Tri phủ Đức Châu cưỡi ngựa tới Tê Nam, khóc lóc kể lể với Đinh Tuần phủ mọi sự tình. Đinh Tuần phủ hỏi Tri phủ có trông thấy Thánh chỉ không, Tri phủ nói không nhìn thấy. "Hay lắm" Đinh Tuần phủ vỗ đùi đắc ý, rồi lệnh cho Tri phủ Đức Châu ngay lập tức quay về và bắt trói hết bọn An Đắc Hải. Tri phủ vừa nghe vậy, hoảng SỢ: Đại nhân, như vậy chẳng phải là "đào đất trên đầu Thái tuế" hay sao? (ví vối việc vô cùng phạm thượng). Đinh Bảo Trinh cười lốn: mọi việc hãy để ta lo liệu. Tri phủ Đức Châu tuân mệnh quay về. Thì ra, trong cung nhà Thanh từ xưa đã có quy định: nội giám không được phép lén đi xa ra ngoài cách kinh thành 40 dặm, kẻ vi phạm, quan địa phương được xử phạt theo luật của địa phương mình. Đinh Bảo Trinh nắm lấy quy định này, quyết trừng trị cho tên cận thần bạo ngược này một phen. Ông nghĩ, tên An Đắc Hải mặc dù không phụng theo minh chiếu, nhưng nhất định phải nhận được ám lệnh của Tây Thái hậu. Tây Thái hậu không ban minh chỉ chứng tỏ là Đông Thái hậu và Tây Thái hậu có mâu 44 thuẫn. An Đắc Hải là người của Tây Thái hậu, tại sao ta không thỉnh chỉ Đông cung xét xử? Nghĩ vậy, lập tức sai thân tín phóng ngựa vào kinh trình tấu. Không lâu sau, ý chỉ của Đông Thái hậu được ban xuống: hạ lệnh cho Đinh Bảo Trinh chém đầu An Đắc Hải. Vừa khi đó thì nghe tiếng loan báo: ý chỉ Tây Thái hậu đến. An Đắc Hải mừng rỡ khôn cùng, nói: này tên quan nhà Đinh kia, bây giò xem ngươi bỏ chạy như thế nào? Không ngò, Đinh Bảo Trinh nói lớn: "Cửa trưốc nhận chỉ, cửa sau chém đầu?". Quả nhiên, Tây Thái hậu sau khi biết tin đã sai hỏa tốc áp giải An Đắc Hải vể kinh. Nhưng đến lúc đọc chỉ thì đầu An Đắc Hải đã lìa khỏi thân. KẾ THỨ SÁU: TƯƠNG KẾ TỰU KẾ A. N guồn gốc: Hồi 46, "Tam quốc diễn nghĩa" kể: sau khi Gia Cát Lượng dùng kế "thuyền cỏ mượn tên", Tào Tháo trong lòng vừa buồn, vừa tức giận. Tuần Du mới hiến kế rằng: Giang Đông có Chu Du, Gia Cát Lượng hai người hợp mưu vối nhau, khó lòng mà phá nổi. Ta hãy nên sai người đến Giang Đông trá hàng, làm tay trong cho ta để thông tin tức thì mới có thể phá được. Tháo nói: nói phải lắm, nhưng ngươi thử xem có ai sang trá hàng được? 45 Tuần Du thưa: Sái Mạo bị giết, em V là Sái Trung, Sái Hòa hiện đang làm phó tướng. Thừa tướng nên dụ hai người ấy cho được lòng rồi sai sang trá hàng, tất Đông Ngô không phải nghi ngà gì nữa. Tháo y lời làm theo. Hôm sau, hai người đem 50 quân, chở vài chiếc thuvền thuận gió xuôi xuống phía nam. Chu Du đang lo liệu việc quân, chợt có tin báo rằng có hai tướng Giang Bắc đến hàng. Du gọi vào hỏi. Hai người vừa khóc vừa lạy rằng: anh chúng tôi là Sái Mạo, không có tội tình gì, tự dưng bị Tào Tháo giết oan mất. Chứng tôi là Sái Trung, Sái Hòa đến hàng Đô đốc, để báo thù cho anh chúng tôi, nhờ lượng Đô đốc rộng lòng mà thu dụng cho, chúng tôi xin làm tiền bộ. Du mừng rỡ, trọng thưởng cho hai người, sai dẫn quân theo Cam Ninh làm tiền bộ. Hai người lạy tạ, mừng vui hớn hở. Du gọi Cam Ninh vào dặn ràng: hai thằng nàv đến hàng mà không mang theo vợ con, chứng tỏ không phải là hàng thật, tất là Tào Tháo sai đến trá hàng để dò xét quân ta. Nay ta muốn nhân đó mà tương kê tựu kế, cho nó thông báo tin tức giả của ta. Ngươi phải ân cần khoản đãi chúng, mà lại phải có ý giữ gìn, đợi khi nào ta cất quân đi, thì sẽ giết hai đứa ấy để tê cò, phải cẩn thận mới được. Thế là vì những tin tức Sái Trung, Sái Hòa đưa về mà Tào Tháo mắc lừa, cho là thật. Kết quả, bị Hoàng Cái hỏa công và thảm hại trong đại chiến Xích Bích. Tào Tháo sử dụng kế giả hàng nhưng lại bị trúng kế giả hàng "tương kế tựu kế" của Chu Du. Quả là đa nghi như Tào Tháo vẫn bị mắc mưu. 46 B. Dẩn truyện: 1. H ải Thuỵ tương k ế tựu k ế H ồ Công tử Năm Gia Tĩnh đời Minh, gian thần Nghiêm Tung nắm giữ triều chính, đưa thân tín của ông ta là Hồ Tôn Hiến giữ chức Tổng đốc phủ Triết Giang. Con trai Hồ Tôn Hiến là Hồ Công tử dựa vào quyền thế của bố hoành hành ngang ngược, tác oai tác quái. Một hôm, Hồ Công tử cùng bọn tay chân đi chơi, qua dịch trạm Thuần An, chê rằng dịch trạm đón tiếp bọn họ không chu đáo, thế là vạch tội quan dân ở đó, rồi sai bọn tùy tùng trói hết quan lại trong vùng, treo ngược lên cành cây rồi dùng gậy đánh. Binh lính ở đây hoảng sợ mới chạy tới cửa huyện báo với Tri huyện Hải Thuỵ. Hải Thuỵ nghe tin vô cùng giận dữ, quyết định phải nghiêm trị bọn người này. Nhưng suy nghĩ một hồi thấy rằng: bố của Hồ Công tử là Tổng đốc tỉnh mình, là quan trên của mình, nếu xử phạt Hồ Công tử thì Hồ Tổng đốc sẽ không buông tha, cho rằng mình không nể mặt quan trên mà gây khó dễ. Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng tìm ra một diệu kế, vừa nghiêm trị được Hồ Công tử lại dễ bẩm báo với trên. Hải Thuỵ dẫn nha dịch đến dịch trạm, trông thấy gã công tử đang vung chân múa tay chửi bối đám người dưới gốc cây, ông lệnh cho nha dịch: hãy bắt trói tên côn đồ kia cho ta, xử phạt nghiêm khắc. Hồ Công tử giận dữ kêu lên: ta đường đường là con trai Hồ Tổng đốc, bọn ngươi dám làm gì? Hải Thuỵ coi như không biết, giận dữ quát: một tên côn đồ nhãi ranh chui đâu ra mà dám cả gan xưng danh con trai Hồ Tổng đốc làm ô uế danh tiếng Hồ Tổng đốc. 47 Lần trưốc Tổng đốc tới đây tuần thị đã nhắc đi nhắc lại với ta rằng, nghiêm cấm phô trương lãng phí, chiêu đãi quan khách qua đây phải tiết kiệm, Tổng đốc đại nhân thấu hiểu dân tình đến vậy mà nhà ngươi một thằng vô danh tiểu tốt cưốp của, đánh người bạo hành ngang ngược lại dám xưng là Hồ Công tử. Đúng là phạm thượng, quân lính, lấy gậv to nghiêm phạt cho ta. Bọn tùy tùng không ngớt lòi giải thích: quả đúng đó là Hồ Công tử. Nha dịch xông tối, tát tới tấp vào mặt rồi chửi: bọn mày còn cố giả danh Hồ Công tử để dọa người à, vừa chửi, vừa đánh cho tới lúc không còn kẻ nào dám mở miệng nữa. Hồ Công tử cũng bị đánh cho ê ẩm thân thể không còn dám nhận mình là con Hồ Tổng đốc, mà khai mình là một tên côn đồ tên là Trương Tam, giả danh Hồ Công tử để đi cướp bóc, quấy nhiễu dân lành. Hải Thuỵ cho người ghi lại lời khai nhận của "Trương Tam" rồi bắt hắn điểm chỉ vào, sau đó viết một bức thư cho Hồ Tổng đốc, thư viết: "Thưa Tổng đốc đại nhân, có một bọn côn đồ đứng đầu là Trương Tam dám giả danh lệnh lang Hồ Công tử đi lừa lọc cướp bóc khắp nơi, chúng tới dịch trạm, cướp rượu thịt, tiền bạc, đánh quan lại trong vùng, bản quan đã cho bắt xử phạt theo luật pháp. Nay đưa phạm nhân, lời khai của chúng và tang vật áp giải lên tỉnh, chò quan Tổng đốc xử lý". Tổng đốc Hồ Tôn Hiến nhận được thư của Hải Thuỵ mở ra đọc, cứng miệng không nói được lời nào. Nhìn thấy con trai mình máu me bê bết, thâm tím khắp người mà khóc dở mếu dở vội lệnh cho sai nha của Tri huyện ra về còn để phạm nhân lại mình xét xử. Hồ Tổng đốc và Hồ Công tử được một bài hạc nhớ đòi. 48 2. Giả Hủ tương k ế tựu k ế đánh bại Tào Tháo Mùa hè năm Kiến An thứ 3 (198 CN), Tào Tháo giả danh Thiên tử, lần thứ hai xuất quân chinh phạt Trương Tú ở Nam Dương. Trương Tú không địch nổi Tào Tháo bèn rút quân vào trong thành Nam Dương, cô' thủ trong thành. Tào Tháo nhiều lần tấn công không được bèn tự mình cưỡi ngựa đi quanh thành Nam Dương 3 ngày. Tào Tháo phát hiện thấy: gạch tường ở gốc đông nam của thành có màu sắc mới cũ khác nhau, góc tường này đến hơn một nửa là bị phá hủy mới nảy ra một kế, công khai truyền lệnh: tích trữ lương thảo, chiêu tập chư tưống về góc thành phía tây bắc, tỏ rõ thế sẽ tấn công vào khu vực này, nhưng thực tế lại lệnh cho quân lính bí mật chuẩn bị các dụng cụ tấn công thành như cuốc, xẻng, mai, thuổng.... mưu đồ sẽ tấn công vào thành từ góc phía đông nam. Nhưng không ngờ, 3 ngày Tào Tháo đi quanh thành thì cũng là 3 ngày Giả Hủ ở trong thành quan sát ông ta, hiểu rõ được ý đồ của Tào Tháo. Ông bày mưu cho Trương Tú, tương kế tựu kế, lệnh cho toàn bộ tinh binh khỏe mạnh nấp trong các trại ỏ phía đông nam thành, lại cho dân chúng giả trang thành quân sĩ trèo lên góc thành tây bắc phất cờ gào thét thị uy. Tào Tháo thấy cảnh như vậy, cười thầm chắc mẩm: đã trúng kê của ta. Ban ngày, ông ta cho phô trương thanh thế, tấn công vào góc thành tây bắc, ban đêm lại bí mật dẫn tinh binh trèo lên từ góc thành phía đông nam. Nhưng kết quả trúng kế của Giả Hủ, bị đánh cho phải chạy tháo thân xa tới mấy chục dặm, hơn 5 vạn tinh binh bị giết. Kết cục là: câu không được cá lại lỗ mất mấy túi mồi. 49 3. Tưởng Thiên Thành dùng "lễ" đáp "lễ" Thòi Minh có một phú ông họ Tiền cưới vợ. Ông ta gửi một thiếp mời tối ngưòi thân thích nghèo của mình là Tưởng Thiên Thành, lại cố ý ghi hai hàng chữ nhỏ dưối thiếp: "Mòi thì tôi đã mòi, đến hay không là tùy anh, anh đến thì chứng tỏ anh tham ăn, anh không đên thì chứng tỏ anh lòng dạ hẹp hòi. Đến hay không thì tùy". Tưởng Thiên Thành xem tấm thiếp, cười nhạt. Đợi đến ngày họ Tiên tổ chức hôn lễ, anh dùng một bao giấy hồng, gói kín rồi ung dung đến nhà họ Tiền đánh chén no say rồi đưa lễ phẩm. Anh chàng họ Tiền hớn hở mở phong bao ra xem, thì phía trong chỉ bọc một đồng tiền và một tò giấy ghi: "Lễ tôi đã tặng, anh nhận chứng tỏ anh tham tiền, anh không nhận chứng tỏ anh chê ít. Nhận hay không tùy". Tưởng Thiên Thành tương kê tựu kế, vừa chửi vừa được đánh chén no say. 4. Gia Cát Lượng dùng nói dôi đối lại nói dối, giành được Kinh Châu Năm 210 TCN, sau khi Chu Du đánh bại Tào Tháo trong đại chiến Xích Bích, lập tức phái Lỗ Túc tới thăm Lưu Bị để đòi lại đất Kinh Châu đã cho mượn. Gia Cát Lượng biết tin bèn bàn vói Lưu Bị: nếu như Lỗ Túc nhắc tối chuyện đòi lại Kinh Châu thì anh phải khóc thật to, khóc cho thảm thiết, khi đó, tôi sẽ có cách. Lỗ Túc tỏi Kinh Châu gặp Lưu Bị, sau một hồi hàn huyên, Lỗ Túc đi thẳng vào vấn đề, nói rõ mục đích của chuyến này tói là đòi lại Kinh Châu. Vừa nói tới chuvện Kinh Châu thì Lưu Bị đột nhiên ôm mặt khóc lớn. Lỗ Túc ngạc nhiên hỏi: Lưu Hoàng thúc tại sao lại khóc 50 thảm thiết đến vậy?". Gia Cát Lượng xuất hiện đỡ lời: khi chúng tôi mượn Kinh Châu, từng hứa là sau khi giành được Tây Xuyên sẽ trả lại. Nhưng nghỉ kỹ thì Lưu Chương ỏ ích Châu là em Lưu Hoàng thúc, đều là anh em cốt nhục nhà Hán, nếu như dùng vũ lực mà chiếm đất đai của ông ta thì e rằng người đòi chửi rủa; nếu không giành được Tây Xuyên mà lại phải giao lại Kinh Châu cho Đông Ngô thì chẳng còn chỗ dung thân, việc đó khó cả hai bề, cho nên buồn bã mà khóc đó". Sau đó lại nói tiếp: "Phiền tiên sinh hãy về gặp Ngô hầu, nói khéo giúp vài lòi, truyền đạt những khó khăn của chúng tôi tới Ngô hầu, xin hãy thư thả cho một thời gian, chúng tôi sẽ tìm cách trả lại". Lỗ Túc tỏ vẻ khó khăn nói: "Nếu như Ngô hầu không đồng ý, thì biết làm sao?" Gia Cát Lượng nói: "Đến ngay cả em gái mình Ngô hầu cũng đã gả cho Lưu Hoàng thúc rồi, làm sao lại có thể không đồng ý, hy vọng tiên sinh nói khéo giúp cho thì chắc là được". Lỗ Túc là một quan văn thực thà trung hậu, nên dễ dàng tin lòi Gia Cát Lượng. Lỗ Túc về đến Đông Ngô, kể lại toàn bộ sự việc cho Chu Du. Vừa nghe xong, Chu Du đã trách mắng: Ông lại trúng quỷ kê của Gia Cát Lượng rồi. Khi Lưu Bị còn nhờ cậy vào Lưu Biểu đã có ý đồ thôn tính, huống hồ là đốỉ với Lưu Chương ỏ Tây Xuyên, làm gì có chuyện vì nghĩa ruột già mà thôi ý đồ thôn tính? Đó chỉ là cái cớ để không trả lại đất Kinh Châu mà thôi. Bây giò tôi có một cách có thể lừa được Gia Cát Lượng, chỉ cần ông chịu khó đi một chuyến nữa". Lỗ Túc hỏi là kế gì, Chu Du nói: Ông cũng không phải đi gặp Ngô Hầu nữa, mau 51 quay lại đất Kinh Châu nói vối Lưu Bị, nếu như Lưu Bị không nỡ lòng đi đánh đất Tây Xuyên thì Đông Ngô ta sẽ xuất binh đi lấy, lấy được Tây Xuyên, sẽ làm "món quà cưới" tặng cho Lưu Bị, đổi lại đất Kinh Châu, như vậy là được cả hai đường". Lỗ Túc nói: Đường tới Tây Xuyên xa xôi, địa thế hiểm trở, không dễ mà lấy được, kế hoạch này của Đô đốc liệu có làm được chăng". Chu Du nhìn điệu bộ nghiêm túc thật thà của Lỗ Túc, cười nói: "Ông quá lo lắng suy nghĩ làm gì, ông nghĩ rằng Chu Du này sẽ đi lấy Tây Xuyên cho hắn ta à? Chẳng qua là ta mượn cớ đi lấy Tây Xuyên, thực tế là đi cướp lại Kinh Châu đó thôi. Quân ta sẽ giả đi qua Kinh Châu để tới Tây Xuyên, đòi lương thảo của họ, Lưu Bị tất ra ngoài thành mà uý lạo tướng sĩ ta, ta sẽ nhân cơ hội đó mà giết ông ta, giành lại Kinh Châu, để rửa mối hận trong lòng, bõ bao nỗi lao khổ của ông anh". Lỗ Túc cứ theo kế đó làm, lại trèo đèo, lội suối ngày đêm tối đất Kinh Châu gặp Lưu Bị. Gia Cát Lượng được biết Lỗ Túc quay lại nhanh như vậy, nghi tất có mưu mô gì đó, bèn nói với Lưu Bị: "Tôi đoán rằng Lỗ Túc về nhưng chưa gặp Ngô hầu, chỉ tới Sài Tang để bàn bạc với Chu Du kế sách gì đó, lại đến quấy rầy chúng ta. Khi tiếp kiến Lỗ Túc, Hoàng thúc phải tùy cơ mà ứng biến, những lời ông ta nói, chỉ cần tôi gật đầu, thì phải đáp ứng liền". Vừa bàn bạc xong thì Lỗ Túc vào. Sau khi gặp Lưu Bị, quả nhiên Lỗ Túc cứ theo lòi dặn của Chu Du mà báo cáo: Ngô hầu rất khen ngợi phẩm đức của Lưu Hoàng thúc, bèn bàn bạc với các bộ tướng rồi quyết định, Đông Ngô sẽ thay Hoàng thúc xuất binh 52 đi thu phục Tây Xuyên, sau đó lấy Tây Xuyên để đổi lại Kinh Châu, coi như làm quà cưới tặng lại Hoàng thúc, như vậy, hai bên cùng có lợi. Chỉ có một chút yêu cầu nhỏ là, khi quân Ngô qua Kinh Châu để vào Tây Xuyên, hy vọng Lưu Hoàng thúc cung cấp cho ít lương thảo, để phục vụ cho cuộc chinh chiến đường dài". Gia Cát Lượng nghe vậy vội nháy cho Lưu BỊ đồng ý. Sau đó ông lại nói: "Nếu đội quân quý quốc qua Kinh Châu, chúng ta sẽ ra nghênh tiếp, uý lạo ba quân, xin chuyển lời tới Ngô hầu và Đô đốc hãy yên tâm". Lỗ Túc về đến Đông Ngô, bẩm báo vối Chu Du, Chu Du đập bàn cười lốn: "Lần này thì Gia Cát Lượng đã trúng kế của ta", ngay sau đó bẩm báo với Ngô hầu, lệnh cho Cam Ninh làm tiên phong, còn mình đích thân dẫn Từ Thịnh, Đinh Phụng, Bàng Thống, Lã Mông và năm vạn thủy lục đại quân, khí thế hùng hùng tiến về hướng Kinh Châu. Đến Hạ khẩu, Chu Du hỏi: "Kinh Châu đã có người đến nghênh tiếp chưa? " Thám báo nói: Lưu Bị đặc phái Mi Chúc tới gặp Đô đốc". Mi Chúc đến, nói với Chu Du: Hoàng thúc đang đợi ngoài cổng thành để đón tiếp Đô đốc". Chu Du đắc ý, nói lớn: "Hôm nay vì việc của các người mà ta phải xuất binh viễn chinh, uý lạo quân tưống cũng phải nhiều nhiều chút". Mi Chúc gật đầu đồng ý, rồi cáo biệt về. Chu Du dẫn các tướng, ra roi ngựa phi thẳng tối trước cửa thành Kinh Châu, không thấy Lưu Bị ra nghênh tiếp, bèn lệnh cho sĩ tốt gọi cửa, từ trên thành có tiếng hỏi: "Ai ngoài đó? " Quân Đông Ngô đáp: "Đô đốc Đông Ngô đích thân tối đây, mau mở cửa". Chợt phục binh trên thành đồng loạt xuất hiện, gươm giáo 53 tua tủa, từ trên thành, Triệu Vân hỏi: "Đô Đôc xuất quân tới đây làm gì? " Chu Du quát: "Ta đi đoạt Tây Xuyên cho các người, làm sao ngươi không biết?" Triệu Vân nói: "Quân sư Gia Cát Lượng của ta đã biêt rõ mưu đồ" ngoài thì lấy Tây Xuyên, nhưng thực thì đi cướp lại Kinh Châu" của các người, vì vậy để ta Triệu Vân ở đây giữ thành, xem tên nào dám khinh xuất mà vào thành". Chu Du biết tình hình đã thay đổi, ra roi ngựa quay về. Lúc này, chỉ nghe tứ phía tiếng nổ ầm ầm, Quan Vũ từ Giang Lăng xông tới, Trương Phi từ Tử Quy ào vào, Hoàng Trung từ Công An ập lại, Ngụy Diên từ Sán Lăng xông về, tiếng hò hét kinh thiên động địa, tứ phía hô hào bắt sông Chu Du, khiến cho Chu Du trên ngựa hét lớn một tiếng, vết thương bị trúng tên cũ lại bật máu, ngã quay xuống ngựa, may mà được quân lính vội cứu về thuyền. Đoàn thuyền về đến Ba Khâu thì bị Lưu Phong, Quan Bình dẫn quân chặn đường. Chu Du tức giận muôn đánh Lưu, Quan thì đột nhiên Gia Cát Lượng phái người đưa tới một bức thư, Chu Du mở ra xem, bức thư châm chọc vào nỗi đau của Chu Du, lại có lòi lẽ hết sức thuyết phục. Chu Du đọc rồi tự than không bằng Gia Cát Lượng, vội viết thư cho Ngô hầu và để lại di ngôn, rồi ngẩng mặt lên trời mà than rằng: "Trời đã sinh ra ta Chu Du này, sao lại còn sinh ra Gia Cát Lượng", kêu được mấy lời thì lăn ra bất động. Chu Du lừa rằng thay Lưu Bị đi đoạt đất Tây Xuvên, thực tế muốn nhân cơ hội để giết Lưu Bị đoạt Kinh Châu, không ngò bị Gia Cát Lượng đọc hết mưu kế, rồi lại tương kế tựu kế, lấy lừa để chọi lừa, bề mặt thì nhận lòi yêu cầu uý lạo quân đội, nhưng thực tế thừa cơ mưu 54 sát, từ đó mà giành được thắng lợi to lốn trong cuộc chiến bảo vệ Kinh Châu. 5. Vụ đán h cắp máy bay chiến đấu "Mirage" và 3 triệu USD Được NATO phối hợp giúp đỡ, Libăng đã phá hủy hoàn toàn kế hoạch cưốp máy bay chiến đấu "Mirage" của KGB Liên Xô. Đó chính là điển hình của thuật tương kê tựu kế. Năm 1969, máy bay chiến đấu "Mirage" do Pháp chế tạo đã tỏ rõ ưu thế nổi trội trong chiến tranh Arập, Ixrael, bắn rơi máy bay Mig kiểu mối nhất lúc đó của Liên Xô. Đây là loại máy bay chiến đấu phản lực siêu âm hàng đầu thế giới được thiết kế và chế tạo dưới sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle. Các nưâc NATO đã được trang bị gần 300 máy bay này, Ixrael cũng đã đặt mua loại máy bay này và dùng nó bắn rơi máy bay Mig (Liên Xô) của Ai Cập trên sa mạc Trung Đông. Vì máy bay Mirage được trang bị các thiết bị điện tử đặc biệt, có thể dễ dàng thâm nhập vào nội địa Liên Xô, phát động tập kích hạt nhân, nên nhà lãnh đạo Liên Xô cảm thấy lo ngại, chỉ thị cho KGB phải nhanh chóng thu thập tin tức có liên quan đến loại máy bay này. Để hiểu rõ được các trang bị kỹ thuật trên máy bay. KGB quyết định đánh cắp một máy bay Mừage. Nhưng địa điểm đột phá ở đâu? Tây Âu? Tất nhiên là không thể được, Ixrael, cơ bản cũng không làm được. Qua nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng, KGB quyết định ra tay ở Libăng. Vì Libăng là một nước nhỏ, hơn nữa các thế lực chính trị nổi lên rất nhiều, dễ bề lợi dụng mâu 55 thuẫn. Đồng thời, tình báo Liên Xô cũng có nội tuyên ở Libăng, có thể giúp đỡ. Thế là sau đó, gián điệp KGB lần lượt bay tối Bâyrut (thủ đô Libăng). Vừa tối Bâyrut, họ đã "câu" được một người có tên là Badavi, người này vốn là sĩ quan giảng dạy đội bay của Libăng, vì buôn lậu và làm việc bất chính nên bị cách chức, v ề sau lại vào Công ty Hàng không Trung Đông làm đội trưởng đội bay. Sau khi biết được KGB đồng ý trả một khoản tiền lớn để mua được một máy bay chiến đấu Mirage, ông ta lập tức mời một viên trung uý không quân Libăng là Matal đến nhà mình, nói thẳng với anh ta rằng: "Người anh em, cơ hội thành triệu phú đã đến rồi" - Matal ngạc nhiên hỏi lại: "Cơ hội nào vậy?". Badavi nói nhỏ: "Chỉ cần lấy được một máy bay Mirage thì 3 triệu USD sẽ nằm trong tay chúng ta, tiêu cả đời cũng không hết. Đến lúc đó, cậu có thể chu du khắp thế giói, hưởng phú quý một đòi". Matal nghe xong, có chút do dự, nói rằng cần phải suy nghĩ kỹ rồi mới trả lòi: 8 ngày sau, Badavi không đợi được nữa, gọi điện hỏi Matal, lúc này Matal mối nói với anh ta rằng: "Đồng ý điều kiện anh đưa ra, quyết định làm". Hai ngày sau, Matal đánh xe đến nhà Badavi. Lúc này, trong nhà Badavi đã có một vị khách lạ. Qua giới thiệu, Matal biết được ông ta là thành viên đoàn đại biểu thương mại của Liên Xô ở Bâyrut: Vladiamia Vasiliev. Vasiliev hỏi han kỹ lưỡng về lai lịch cá nhân, tình cảnh gia đình và tình hình bay của Matal. Nghe xong, Vasiliev thấy hài lòng. Tiếp đó là giao nhiệm vụ cho anh ta: "Chúng tôi chỉ cần anh thực hiện một việc này: trong một buổi luyện tập bay bình thường, anh hãy 56 bay ra biển, sau đó thông báo qua vô tuyến điện về trung tâm rằng máy bay của anh gặp sự cố. Vài phút sau, phát tín hiệu cấp cứu, tiếp đó, anh sẽ bay lao xuống rồi cứ bay sát mặt biển lẩn tránh sự theo dõi của mạng rađa, sau đó chuyển hướng, bay về Baku (Liên Xô). Họ sẽ nghĩ rằng máy bay của anh gặp sự cô" và đã lao xuống biển. "Vậy số tiền thưởng 3 triệu đô la thì sao?". Matal có vẻ đặc biệt quan tâm tới khoản tiền. "Ai nói 3 triệu đô la, chúng tôi chỉ trả 1 triệu đô la thôi". Vasiliev ngạc nhiên. Thì ra để mau chóng xong việc, Badavi đã nói khoác số tiền lên 3 triệu đô la. Matal nghe nói chỉ trả 1 triệu đô la thì giãy nảy lên không làm. Thấy sự việc xấu đi, hai bên cùng nhượng bộ. Vasiliev xin ý kiến của nhân viên đại sứ quán Kamianov. Phía Liên Xô đồng ý trả 2 triệu đô la. Thế là một ngày trung tuần tháng 9, Vasiliev hẹn Matal đến gặp nhau ở phòng làm việc của đoàn thương mại cách đại sứ quán Liên Xô không xa. Trong phòng khách, Matal nói ngày 3 tháng 10 sẽ có một buổi huấn luyện bay, Kamianov quyết định ngày hôm đó hành động. Tiếp đó, ông ta nói vối Matal: vì sự an toàn của vợ và con anh, tốt hơn hết là trong mấy ngày này, anh nên đưa họ tới Maxcơva, từ nay về sau, anh có thể sống một cuộc sống thoải mái ở Liên Xô". Matal từ chối, muốn cùng vỢ tới sống ở Thuỵ Sĩ. Kamianov đã sớm dự liệu được điều này, ông ta nửa đùa nửa dọa nói: "Chỉ cần anh làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ lo lắng phần đồi còn lại cho anh, nhưng nếu anh lừa chúng tôi, thì chúng tôi cũng sẽ lo lắng nửa đời còn lại của anh, và tính mạng 57 của anh". Matal giả vò không hiểu, lạnh nhạt nói: "Tôi sẽ làm tốt việc này. Nhưng dù thế nào, trước khi tôi cất cánh, tôi cũng phải nhận được 200 nghìn đô la trước đã". "Được, đồng ý, anh sẽ nhận được sô" tiền đó, yên tâm". Kamianov lộ rõ vẻ mặt khinh thường, cho rằng gã Arập này chỉ biết đến tiền, anh ta nói tiếp: "Chiều ngày 30 tháng 9, chúng ta sẽ gặp nhau một lần nữa tại đây, thảo luận lần cuối cùng kế hoạch. Lúc đó, tôi sẽ chuẩn bị ngân phiếu cho anh". Tiễn Matal đi, Kamianov cười đắc ý, anh ta nghi rằng công lớn sắp thành. Buổi chiểu ngày 30 tháng 9, Matal có phần lo lắng bước vào phòng của Vasiliev, chuẩn bị lần thảo luận cuối cùng trước khi bay. Để Matal yên tâm, trước tiên Kamianov đưa cho anh ta một ngân phiếu 200 ngàn đô la để anh ta chi phí cho vợ con đi châu Âu. Tiếp sau đó, bắt đầu nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong chuyến bay. Vasiliev nói vâi Matal: "Khi bay xuống, anh hãy bay sát mặt biển, tránh mạng rađa, sau đó bay về phía Liên Xô. 4 phút sau khi anh bay vào biên giới Liên Xô, sẽ có 3 máy bay tiêm kích đến đón anh, dẫn đưòng cho anh tới Baku. Đúng vào lúc họ đang chăm chú nghiên cứu bàn bạc kê hoạch hành động "to gan" này, thì đột nhiên có tiếng gõ cửa dồn dập. Mấy tên hiến binh xông vào, Vasiliev nhặt lấy một chiếc tạ tay ném về phía mấy hiến binh. Đúng lúc này, Matal phi thân bổ nhào về phía Vasiliev, hai người vật lộn vối nhau, Kamianov thì nô súng vê phía hiến binh, mặc dù trúng đạn, nhưng anh ta vẫn 58 ngoan cường phản kháng. Lúc này, anh biết rõ mình bị trúng kế của cơ quan gián điệp Libăng, nhưng đã muộn. Hai hiến binh đã bắt lấy anh ta, toàn bộ kế hoạch phi hành và tò ngân phiếu nằm trong tay một hiến binh khác, người và tang vật đều có đủ, không còn cách kháng lại. Vào 1 giò sáng ngày 1 tháng 10, Chính phủ Libăng thông báo tin ngắn, tuyên bô' đã bắt 3 người, Kamianov, Vasiliev, Badavi. Và kết cục: KGB phải chịu hậu quả vừa mất ngưòi, vừa mất của. 59 CƯỜNG CHIẾN KẾ KẾ THỨ BẢY: Dĩ VU VI TRỰC Lấy đường vòng làm đường thẳng A N guồn gốc: Kế này có rút từ sách "Tôn Tử. Quân tranh thiên": Cái khó nhất trong cuộc chiến giữa ta và địch là ở chỗ làm thế nào để thông qua con đưòng "vu hồi, khúc triết" (ngoằn ngoèo, phức tạp) để đạt được mục đích mà lẽ ra phải đi thẳng. Biến bất lợi thành có lợi, cố ý đi vòng vèo và lấy cái lợi nhỏ để dẫn dụ đối phương, như vậy thì làm được cái việc: Hành động sau đốì phương nhưng lại chiếm được cứ điểm (yếu địa) mà hai bên đang tranh giành trưốc. Đó gọi là thực hiện được mưu kế "dĩ vu vi trực". B. Chú bình: Nhà lý luận quân sự người Anh Harte trong cuốn: ''Chiến lược: con đường gián tiếp" đã viết: v ề chiến lược, con đường vu hồi dài nhất thường là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích. Con đường gián tiếp tức là tránh đưòng tiến công hoặc mục tiêu mà địch vẫn chờ đợi theo tự nhiên, trước hết làm cho địch mất cân bằng 60 trưóc trận chiến" Luận điểm này có thể coi là một sự lý giải mới cho kế: "Dĩ vu vi trực" trên ý nghĩa rộng. Mục tiêu ở hưống đông, nhưng tiến quân về hướng tây, muốn tiến thì trưốc hết hãy lùi, đó là sự biểu hiện về mặt không gian của "dĩ vu vi trực". Để nhanh chóng đánh bại kẻ địch mạnh đang tiến công thì sử dụng chiến lược kéo dài, đó là biểu hiện về mặt thời gian của "dĩ vu vi trực". Hai bên đang đối kháng quân sự, cả hai đều cố tìm mọi cách để cản trở và phá hoại kế hoạch và hành động của đối phương. Cho nên, bất kỳ một quân đội nào, muốn đạt được mục đích của mình đều cần và nên phải thực hiện hành động "vu hồi" tạo thành "ảo giác khúc xạ" trong tư duy phán đoán của địch, chứ không thể tiến thẳng, lui thẳng khiến cho đối phương dễ dàng nắm được ý đồ của ta. Cũng như vậy, trong chính trị, ngoại giao, kinh tế... nếu chúng ta biết khôn khéo sử dụng kế "vu hồi" thì chúng ta có thể thu được hiệu quả tốt hơn nhiều so với các cách thông thường. c. D ẩn truyện: 1. Nước Thục trúng k ế diệt vong: Tháng 5 năm thứ 4 đòi Ngụy Nguyên đế (năm 263 TCN), nưốc Ngụy mở một trận quyết chiến cuối cùng diệt nước Thục. Trung Hội dẫn quân chủ lực của nước Ngụy hơn 10 vạn người tiến công chính diện, đánh Hán Trung và truy bức Thành Đô. Khương Duy dẫn quân Thục phòng thủ ở vùng đất yết hầu hiểm yếu Thiểm Xuyên. Quân Ngụy bị thương vong suy yếu nghiêm trọng. Kê hoạch diệt Thục của Ngụy đứng trước nguy cơ 61 thất bại. Lúc đó, Đặng Ngải hiến kế cho Tư Mã Chiêu: không nên cường công quyết chiến với địch, nên sử dụng chiến lược vu hồi về phía sau, từ Âm Bình, Giang Du, men theo Quảng Hán, Đức Dương chiếm lấy Miên Dương rồi tấn công Thành Đô. Âm Bình là cửa ngõ Lũng Nam vào đất Thục. Nằm ở giữa hai nhánh bắc nam của sông Bạch Thủy. Tháng 10 năm đó, Đặng Ngải dẫn hơn một vạn quân tinh nhuệ, vũ trang nhẹ tiến theo đường nhỏ sưòn núi khe suối, đi hơn 700 dặm đường, vượt qua những hẻm núi cao, tối đất Giang Du và tiến vào vùng hậu phương nước Thục. Nhờ Đặng Ngải sử dụng kế sách vu hồi chiến lược, ngoài dự đoán của quân Thục mà đã bí mật vượt Âm Bình thành công, làm thay đổi hoàn toàn chiến cục, từ đó đặt đại quân của Khương Duy vào thế bị tấn công từ phía sau và nưốc Thục nhanh chóng bị tiêu diệt. 2. K ế không cự m à tuyệt của Chu Thắng Phi Thòi Tông Cao tông, Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn làm phản, bức Cao tông cho phép Long Hựu Thái hậu buông rèm nghe chính sự. Quân đội cứu viện cho Hoàng đê bao vây kinh thành. Để bảo vệ Hoàng đế, Chu Thắng Phi đã thuyết phục Miêu, Lưu đầu hàng. Trong khi quẫn bách, Hoàng đế đã phải hạ chiếu thư phong Miêu, Lưu làm quan vùng Hoài Nam, cho nắm giữ toàn bộ quân đội. Triều đình hy vọng họ nhanh chóng đi nhậm chức, bộ hạ của Miêu Lưu là Trương Quỳ mới bày mưu rằng, phải yêu cầu Hoàng đế lập khế ước bằng đồng để làm chứng cho chắc chắn. Thế là, bọn Miêu Lưu mang theo chiếu thư đến phủ của Chu Thắng Phi yêu cầu thực hiện việc lập khế ước. Chu Thắng Phi gọi người 62 giúp việc đem bút ra, tấu xin Hoàng thượng cho phép làm khế ước bằng đồng, đồng thòi lệnh cho quan thuộc hạ tra tìm kỹ những chuyện tương tự như vậy trong lịch sử để thực hiện theo những cách làm trưóc đó. Miêu, Lưu vô cùng hồ hởi. Ngày hôm sau trưốc khi nhập triều, viên quan dưới của Miêu Phó là Phó Túc tới gõ cửa phủ Chu Thắng Phi, nói có việc gấp cần gặp Chu Thắng Phi, Chu Thắng Phi lệnh cho phép ông ta vào. Phó Túc nói: hôm qua đã nhận được thông tri của Hoàng thượng, chuẩn cho hai tướng Miêu, Lưu được lập khế ước bằng đồng, đây là dịp vui hiếm có, vậy hôm nay có thể tổ chức khao vui được chưa? Chu Thắng Phi nhận thông tri Phó Túc đem tối, gọi mấy viên quan giúp việc tới xem, đột nhiên, Chu Thắng Phi nhìn mấy viên quan đó, hỏi: sai các ông tra tìm những cách xử lý của người xưa, các ông đã tìm thấy chưa? Các quan đáp: việc này không có tiền lệ. Lại hỏi: làm khế ưốc bằng đồng theo cách trưốc đây, các ông có biết làm thế nào không? Các quan đều trả lồi: "Không biết". Thế là Chu Thắng Phi nói: "Như vậy có thể cho họ khế ưóc bằng đồng được không?" - Các quan đều cưòi. Phó Túc cũng cưòi, lắc đầu nói: vậy thì tôi cũng không còn cách nào khác. Nói rồi, ông ta quay về. Và thế là nhờ biện pháp vu hồi này. Chu Thắng Phi đã tránh được xung đột trực tiếp mà vẫn đạt được hiệu quả như ý muốn. 3. Mao Trạch Đông dùng k ế "vu hồi" p h á tan lần bao vây tấn công thứ ba của Tưởng Giới Thạch Tháng 7 năm 1931, Tưỏng Giối Thạch chiêu tập 30 vạn quân, tự phong chức Tổng tư lệnh, bắt đầu cuộc bao 63 vây tấn công lần thứ ba đối vối Hồng quân Trung Quốc. Tưởng Giối Thạch thề rằng: lần tiến công này, nêu không toàn thắng thì có chết cũng không trỏ về Nam Kinh. Khi đó quân chủ lực của Hồng quân có không quá 3 vạn người, lại chinh chiến gian khổ, không được nghỉ ngơi chỉnh đốn và bổ sung lại, đang phân tán ở miền tây Phúc Kiến làm công tác dân vận, địch mạnh, ta yếu, tình hình vô cùng nan giải. Trước tình thê như vậy, Mao Trạch Đông quyết định dùng phương châm né tránh quân chủ lực của địch, vòng lại phía sau đánh bộ phận mỏng yếu, phá vòng vây của địch. Ngày 31 tháng 7, khi Hồng quân tiến quân từ Hưng Quốc đến Phú Điền theo phương án đã định, bị đối phương biết được, hai sư đoàn địch đã tối Phú Điền trước, Hồng quân buộc phải quay trở lại đồi Cao Hưng phía tây bắc Hưng Quốc. Trước tình hình 3 mặt đông, nam, bắc đều bị địch bao vây, chỉ còn phía tây là sông Cán, Mao Trạch Đông quyết định dùng một bộ phận binh lực nghi binh hướng sông Cán để dụ dỗ và kiểm chê quân chủ lực của đôl phương. Bộ phận chủ lực còn lại lợi dụng đêm tối, luồn qua khe trông địch ở phía bắc và phía đông nam chui về phía sau, tấn công bộ phận mỏng yếu của địch ỏ đây. Từ 6 đên 11 tháng 8, liên tiếp đánh ba trận ỏ Liên Đường, Lương Thôn và Hoàng Phá, tiêu diệt được phần lốn sinh lực địch. Khi địch biết được tình hình liền vội vã quay về hướng đông, Mao Trạch Đông lại tiếp tục dùng một bộ phận binh lực nghi binh vể hưống Đại Kim Trúc rồi đích thân dẫn quân chủ lực lặng lẽ vượt qua 64 khe hỏ không đến 20 dặm (dặm Trung Quốc = 0,5 km) ở giữa lòng địch và lại một lần vượt vòng vây một cách tài tình. Sau đó, thừa cơ địch rút lui, Hồng quân liên tiếp đánh hai trận lốn tại Lão Doanh Bân đồi Cao Hưng và đỉnh Phương Thạnh. Như vậy trước kẻ địch hùng mạnh, Hồng quân không những không bị bao vây tiêu diệt mà ngược lại còn tiêu diệt được hơn 3 vạn quân Quốíc dân đảng, phá tan lần bao vây thứ ba của Tưởng Giởi Thạch. 4. M ao Trạch Đông luận “d ĩ vu vi trực” Binh gia Trung Quốc, đặc biệt là Đạo gia đều hết sức coi trọng "dĩ thối vi tiến, dĩ vu vi trực": có lúc để tiến thì rút lui là điều rất cần thiết, Mao Trạch Đông trong cuốn "Vấn đ ề chiến lược của chiến tranh cách m ạng Trung Quốc" có nói: kịp thòi rút lui, đặt mình vào vị thế hoàn toàn chủ động, rút về sau để chỉnh đốn đội ngũ, tích thêm quần lực và chuyển thành phản công... Toàn bộ tác dụng của việc rút lui chiến lược là ở chỗ chuyển thành phản công, rút lui chiến lược chỉ là giai đoạn thứ nhất của phòng ngự chiến lược, mấu chốt quyết định của toàn bộ chiến lược là ở chỗ giai đoạn phản công nối tiếp sau đó có thể giành thắng lợi hay không? Việc rút lui không phải là tùy tiện. Nhưng nhiều người không biết được bí quyết của việc rút lui ỏ chỗ nào, vì dưới con mắt của họ thì rút lui và bỏ chạy không có gì khác nhau cả. Chỉ nhìn về hình thức thì có thể là như vậy, vì thế yếu hơn, địa bàn mất, không còn khả năng chông trả thì có cách nào khác là sợ hãi mà bại trận bỏ chạy. Mao Trạch Đông cho rằng rút lui không phải là vô điều kiện. Khi địch mạnh, tương quan lực lượng cách 65 nhau quá lớn thì không thể cố’ gan mà liều chết. Tất nhiên rút lui thì chắc chắn sẽ mất một bộ phận địa bàn, thậm chí là quan trọng, nhưng đổi lại là sự chấn chỉnh quân đội và phản công sau đó. Rút lui cũng không phái là vô hạn. Địa hình có lợi và gặp phải lực lượng địch dê đánh là điểm cuối của rút lui, mà chung điểm của rút lui lại là khởi điểm của phản công. Rút lui thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến sĩ khí quân đội. Nhưng nếu được chuẩn bị tốt về tư tưỏng thì sẽ không có gì là hại cả, nội bộ đều biết rằng rút lui và thất bại là hai việc khác nhau. Tào Quệ đã từng xuống xe quan sát vết bánh xe rút lui của địch xem có hỗn loạn không để phán đoán địch có phải giả bại trận để dụ đối phương mắc lừa không. Thòi kỳ chiến tranh chống Nhật, sự rút lui của Bát Lộ Quân Trung Quốc là "đi sâu vế địch hậu" phát động lôi kéo quần chúng triển khai chiến tranh du kích độc lập tự chủ. Thời kỳ đầu chiến tranh giải phóng Trung Quốc, Hồ Tông Nam nhận lệnh của Tưởng Giới Thạch tấn công Thiểm Bắc. Trưốc khi xuất quân đã thề rằng không chiếm được Diên An quyết không cưới vợ. Mao Trạch Đông dẫn hai ba trăm người chủ động rút khỏi Diên An. Lúc đầu, có một bộ phận không đồng ý rút khỏi Diên An, yêu cầu "không bỏ rơi một tấc đất" "thề chết quyết bảo vệ Diên An, yêu cầu "bảo vệ Trung ương Đảng". Phía Matxcơva cũng cho rằng quyết định rút lui là sai lầm, từ đó sẽ dẫn đến thất bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng Mao Trạch Đông không cho như vậy, ông nói: mất một tòa thành không cũng chẳng hề gì, mục đích là đập tan quân đội địch. Tạm bỏ Diên An, 66 rồi sau quay lại. về sau, Mao Trạch Đông giải thích về việc này: Tưỏng Giới Thạch chỉ cần chiếm được Diên An là ông ta có thể bỏ tất cả. Chúng ta phải biết cái "thuật" của đấm bốc như thế nào, thu nắm tay về là để có sức mạnh nhiều hơn cho đòn tấn công tiếp theo. Chúng ta không sợ Tưởng Giới Thạch tấn công Diên An, mà chúng ta sợ điều ngược lại. Tưởng Giới Thạch đắc ý tới Diên An, phá hủy tất cả thành luỹ ở đó và tuyên bố: chỉ cần ba tháng là có thể tiêu diệt được toàn bộ Hồng quân. Nhưng sau 3 tháng, quân đội Tưởng chiếm lĩnh Diên An cứ bị tiêu diệt dần. Đây là điều ông ta không hề nghĩ tới trước đó. Một năm sau, Diên An lại trở lại tay Đảng cộng sản. Nhưng Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc không quay lại Diên An nữa mà tiến về phía Hoàng Hà theo sự phát triển của tình hình, tới Tây Bá Pha thuộc tỉnh Hà Bắc. Nơi đó có nhiều thuận lợi cho chỉ huy các chiến trường toàn quốic. Cuối cùng, Mao Trạch Đông đã đổi Diên An lấy toàn bộ Trung Quốc. KẾ THỨ TÁM: TỴ THỰC TỰU HƯ Né chỗ mạnh đánh chỗ yếu A. N guồn gốc: Sách "Hoài nam tử. Binh lược huấn'' viết: "Tị thực tựu hư, nhược khu quần dương" (né chỗ mạnh, đánh chỗ 67 yếu giống như là lùa đàn cừu vậy). Trong "Tôn Tử. H ư thực thiên" cũng có ghi: "Phu binh hình tượng thủy, thủy chi hình, tỵ cao nhi xu hạ; binh chi hình, tỵ thực nhi kích hư" (việc dùng quân giống như là thế nước; thê nước, tránh cao mà chảy xuống thấp; dùng binh, tránh thực mà tấn công hư). Đại ý là: quy luật dùng binh giống như nưốc, quy luật của nước là tránh nơi cao mà chảy xuống nơi thấp, quv luật dùng binh là tránh nơi địch mạnh (kiên cố, vững chắc) mà tấn công vào vùng mỏng yếu. B. Chú bình: Né chỗ manh, đánh vùng yếu là một nguyên tắc cơ bản để giành thắng lợi trong chiến đấu. Trong chiến tranh, thường sử dụng lực lượng không đểu nhau ở các hướng. Có hưống cần tập trung một lượng lớn binh lực, binh khí, tăng cường và bảo đảm về mọi phương diện giúp quân đội hướng đó có sức chiến đấu tương đối mạnh. Có hưống thì lực lượng được sử dụng mỏng yếu hơn. Bởi vì, vối cùng một lực lượng nhưng bố trí khác nhau thì có hiệu quả tác chiến khác nhau. Tránh mạnh đánh yếu, yếu bị phá thì mạnh cũng tiêu hao, vếu bị diệt thì mạnh cũng không còn. Phía tấn công khi lựa chọn mục tiêu tác chiến, xác định hướng tấn công và phương hướng chủ yếu, nếu kiên trì nguyên tắc né mạnh đánh yếu thì quá trình tác chiến sẽ như "gió thu quét lá rụng", nhanh chóng giành thắng lợi. Vì vậv, trước hết cần phán đoán chính xác sự phân chia lực lượng của đô'i phương. Từ cổ chí kim, binh gia không ai không hiểu quy luật "nưốc chảy.xuống dưới thì thuận, 68 quân đánh chỗ yếu thì lợi" nhưng trong thực tế chiến đấu, tấn công được vào vùng yếu của địch không phải là một việc dễ dàng. Kẻ tấn công vì phán đoán sai lầm cứ nghĩ rằng lợi dụng kẽ hở để tấn công điểm yếu, nhưng kết quả lại "vấp đinh" hoặc vì tấn công vùng yếu mà không chú ý kiềm chế vùng mạnh thì tình hình sẽ lật ngược hoàn toàn. Muốn "ăn thịt" nhưng rồi phải "gặm xương". Vì vậy, đánh vùng yếu và kìm chế vùng mạnh của địch luôn phải kết hợp hữu cơ, chặt chẽ với nhau, bô sung cho nhau, không thể thiếu đi một vế. Ngoài ra, theo nghĩa rộng trong quan hệ ngoại giao, cạnh tranh trên thương trường cho đến việc lựa chọn phương hướng nghiên cứu khoa học, muôn đạt được kết quả tốt nhất thì cũng nên học một chút thuật "tỵ thực tựu hư: trường hợp nhiều kẻ mạnh cùng tranh giành thì nên tránh, những đề tài hấp dẫn nóng bỏng thì nên nhưòng, đi tìm những vùng đất chưa khai phá, ít ngưòi quan tâm thì dễ có được thành tựu. Mục đích chân chính của né mạnh đánh yếu là chỗ chuyển sự chú ý của đối phương sang một hướng khác, khiến đối phương lơi lỏng phòng bị, còn ta thì lợi dụng chỗ yếu mà tấn công vào tất đạt được mục tiêu. c. D ấn truyện: 1. Thuật né m ạnh đánh yếu trong trận chiến Thành Bộc Năm 632 TCN, Tấn Văn Công dẫn quân Tấn, Tề, Tần đi cứu Tống, quyết chiến với quân sở đang Ẽao vây nưốc Tống ở Thành Bộc (phía tây nam huyện Quyên Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay). Khởi đầu trận chiến, 69 quân Tấn để tránh phải đối đầu với cánh trung quân chủ lực trong thế trận quân sở đã dùng chiên pháp né mạnh công yếu. Cách bố trí cụ thể là: quân Tấn trùm da hổ lên toàn bộ số ngựa và chiến xa của mình, trước tiên tấn công cánh bên phải quân sở. Vì cánh quân này do quân của hai nước đồng minh của sở là Trần và Thái ghép lại nên sức chiến đấu yếu, liên kết rời rạc, gặp phải sự tấn công của đoàn chiến xa giả hổ của quân Tấn, ngay lập tức tan tác. Chủ tướng cánh quân Tấn thượng là Hồ Mao, để dụ dẫn và tiêu diệt cánh quân sở phía trái tương đối yếu đã cố ý dựng thẳng 2 lá cò lớn (hành động thua chạy) rút lui nghi binh. Lúc này cánh quân hạ của Tấn sau khi đắc thắng liền tích cực hiệp đồng vối cánh quân thượng cho các chiến xa của mình kéo theo những cành cây lớn khiến bụi bay mù mịt giả trang bại trận. Chủ tưóng quân sở là Tử Ngọc không biết đó là mưu kế đã hạ lệnh truy kích. Nguvên soái quân Tấn đã chỉ huy trung quân chủ lực thừa cơ cắt ngang đội hình quân sở. Cánh quân Tấn thượng cũng quay lại giáp kích, cánh tả quân sở đại bộ phận bị tiêu diệt. Tử Ngọc vội hạ lệnh rút lui mới bảo toàn được trung quân chạy về nước sở. 2. Trận B ồ Bản, H àn Tín vượt H oàng H à Hàn Tín dẫn quân đánh Ngụy vương, cần phải vượt qua sông Hoàng Hà, theo địa thế vùng Hoàng Hà, Bồ Bản (miền tây huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây ngày nay) là vùng thuận lợi cho vượt sông. Ngụy vương sai tướng là Bách Trực dẫn toàn bộ quân Ngụy đến đóng quân ở Bồ Bản. Thấy tình hình như vậy, Hàn Tín biết rằng vượt sông ở đó sẽ rất khó khăn, bèn sử dụng kế "dương đông. 70 kích tây", đem lán trại và một số lượng lốn thuyền đóng ở Bồ Bản, hàng ngày đều cho đánh trông, gõ chiêng huyên náo, đêm đến thì thắp đèn lồng, đốt đuốc sáng rực, để quân Ngụy tưởng rằng Hàn Tín đang tích cực chuẩn bị để vượt sông ỏ Bồ Bản. Nhưng Hàn Tín lại để cho đội quân chủ lực lặng lẽ di chuyển tối vùng thượng lưu Hoàng Hà, ở nơi quân Ngụy không phòng bị, dùng gỗ, kết thành bè rồi làm cầu nổi trên mặt sông và vượt qua Hoàng Hà, từ phía bên sườn và phía sau tấn công đội quân chủ lực của Ngụy đang đóng ở Bồ Bản. Quân Ngụy bị bất ngờ, trở tay không kịp, đại bại. 3. Thuật né m ạnh công yếu trong hùng biện Khi gặp trở ngại trong tranh luận, để giữ được thực lực của mình, tránh tiêu phí thời gian và tinh lực cho những tranh cãi vô ích phí lời tốn sức thì hãy né tránh chưống ngại, tìm khe hở, điểm yếu của đối phương mà tấn công. Hoặc nói vòng vo, nói ngoài lề, né tránh đường hoặc mục tiêu tấn công mà đối phương mong đợi, bề ngoài nói tới những vấn đề dường như chẳng liên quan đến sự việc, khiến đối phương lơ là, mất tầm lý cảnh giác, rồi sau đó dần lật trở lại vấn đề chính mà ta đã chuẩn bị sẵn, tìm ra thế yếu của đối phương mà tấn công thì sẽ thu được hiệu quả. Đây không phải là biện luận chính diện vối đối phương mà là đi tuần tự từ cái này đến cái kia, đối phương thừa nhận sự việc này thì ta chuyển đến lý lẽ khác, lòng vòng 360 độ, đến khi đối phương phát hiện ra cái mình đồng ý lại là cái lẽ ra mình phải phản đối. Trong những năm cách mạng văn hóa Trung Quốc, một lần trong Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, hơn 71 chục đại biểu Hồng vệ binh quây quanh Thủ tướng Chu Ân Lai tranh luận, ngoan cô' cho rằng nhất định phải đánh đổ Trần Nghị. Tranh luận thỉnh thoảng lại trở nên kịch liệt, gay gắt, nhưng Chu Ân Lai trưốc sau vẫn vẻ mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, chậm rãi để ứng đối với những tên đại biểu được lựa chọn trong sô hàng vạn Hồng vệ binh khắp nưốc. Ông nói hết sức có lý, có tình. Ông không hề dao động, nhân nhượng một bước nào trong khi lập luận. Có những lúc hai bên tranh luận giằng co ở những điểm quan trọng, ông bình tĩnh nói: "Thôi được rồi, chúng ta hãy chuyển sang một chủ đề khác vậy". Đại biểu Hồng vệ binh tất nhiên là vui vẻ chấp nhận lòi để nghị mà họ cho rằng có lợi cho họ và lại tập trung tâm lực để tổ chức hỏa lực tấn công. Thê nhưng khi bắt đầu một chủ đề mới thì đại biểu Hồng vệ binh giật mình phát hiện thấy họ lại quay lại chủ đề cũ mà ông Thủ tướng dẫn dụ lúc nào không biết và mấy vị đại biểu này vô tình đã tiến gần thêm một bưốc tối quan điểm của Thủ tưống. Và cuối cùng, Thủ tướng Chu Ân Lai tỏ rõ quan điểm của mình mà vẫn nắm chắc trận địa ban đầu: Bây giò thì tất cả đã rõ, ai muốn ngăn cản xe của đồng chí Trần Nghị, tôi sẽ xuất hiện ngay lập tức. Các anh muốn lật đổ Trần lão tổng, thì sẽ không được với tôi. Linh hoạt nắm lấy mục tiêu của cuộc tranh luận và những sai khác nhỏ giữa các mẹo tranh luận, trong quá trình đó cần tỉnh táo ghi nhớ mục đích của tranh luận, linh hoạt vận dụng các cách thức tranh luận mà về hình thức nhiều khi rất xa với mục đích chính yếu, đồng thòi phối hợp điều chỉnh mục tiêu trước mắt, cần có dự kiến 72 đối với những bước tiếp theo của cuộc tranh luận, thích ứng vối sự thay đổi của tình hĩnh... đó là mấu chốt để giành thắng lợi. 4. Trần Nghị, Túc Dụ tránh m ạnh đánh yếu, diệt 3 lữ đoàn địch trong chiến dịch Túc Bắc Dùng lực lượng mạnh của mình, đánh lực lượng yếu của địch, đó là những kiến thức thông thường trong chỉ đạo chiến tranh. Dù địch có mạnh thế nào thì cũng có điểm yếu. Giỏi phát hiện được kẻ địch yếu và điểm yếu của kẻ địch mạnh là mấu chốt để giành chiến thắng của một đội quân không mạnh. Thời kỳ chiến tranh kháng Nhật của Trung Quốc, trong giai đoạn phòng ngự chiến lược, vào lúc quân Nhật tiến công mãnh liệt nhất, Bát lộ quần và Tân tứ quân Trung Quốc đã né tránh mũi nhọn tiến công của quân Nhật, kiên trì lốỉ đánh du kích ở địch hậu. Nếu cứ liều mình mà đối chọi với lực lượng tinh nhuệ của Nhật thì chỉ như trứng chọi vối đá. Thế nhưng, lực lượng ngụy quân do Nhật tổ chức lại đều ô hợp, nhiều chủng loại, trang bị kém, sức chiến đấu yếu, tương đốỉ dễ đánh. Vì vậy, Mao Trạch Đông đưa ra phương châm: tập trung phân tán và cô lập địch. Đánh địch yếu trưốc, đánh địch mạnh sau. Ngụy quân bị tiêu diệt dần và quân đội Nhật ngày càng cô lập, sức chiến đấu cũng yếu đi, không còn hùng mạnh như lúc đầu nữa. Vùng Tân Hải, Sơn Đông đã sử dụng linh hoạt phương châm này, từ 1942 đến 1944, liên tục đánh hạ các cứ điểm Đàm Pha, Cán Du, Doanh Huyện... tiêu diệt tổng cộng 3 lữ đoàn ngụy quân và liên kết 4 khu chiến lược Tân Hải, Lỗ Trung, Lỗ Nam, Giao Đông, hình thành một cục diện 73 mới cho căn cứ địa kháng Nhật vùng Sơn Đông. Chiến dịch Túc Bắc trong thòi kỳ chiến tranh giải phóng cũng là một ví dụ điển hình đánh địch yêu trước, đánh địch mạnh sau của quân giải phóng Trung Quôc. Tháng 12 năm 1946, Quốc dân đảng tập trung 25 lữ đoàn chia thành 4 mũi từ Đông Đài, Hoài Âm, Túc Thiên và Phong Huyện tấn công chiếm lĩnh vùng Tô Bắc, tiêu diệt lực lượng chủ lực giải phóng quân Hoa Đông. Quân Quốc dân đảng khí thê hùng mạnh lấn át Quân giải phóng Trung Quốc, nhưng họ lại có nhược điểm lớn là chính diện tấn công quá rộng, khe hở giữa các mũi tấn công quá lớn rất khó hiệp đồng giúp đỡ lẫn nhau. Nhược điểm này tạo điều kiện cho Quân giải phóng Trung Quốc thực hành tác chiến cơ động ở vùng giữa của đối phương. Chọn chỗ yếu mà đánh trước, Trần Nghị, Túc Dụ qua phân tích tình hình cho rằng: cánh quân từ Túc Thiên tấn công Mộc Dương và thị trấn Tân An do Ngô Kỳ Vỹ chỉ huy được biên chế sư đoàn 11 và sư đoàn 69, so vối những cánh quân khác tương đối dễ đánh. Trong đó, sư đoàn 11 là đội quân mạnh, là một trong 5 đội quân chủ lực của Tưởng Giới Thạch. Nhưng sư đoàn 69 chỉnh biên là đội quân liều lĩnh, trong đó có 3 lữ đoàn là đội quân ô hợp, sức chiến đấu không mạnh, nội bộ nhiều mâu thuẫn. Sư trưởng Đới Chi Kỳ xuất thân là mật thám. Mặc dù là phần tử liều chết chống cộng nhưng thiếu tài chỉ huy quân sự. Trong bô" trí chiến dịch, 3 lữ đoàn của ông ta triển khai thành đội hình kéo dài từ đông sang tây, Bộ chỉ huy Sư đoàn chỉ dẫn theo một trung đoàn, nằm ỏ mé đầu cánh phải, hai bên sườn rất hở, dễ cho 74 quân giải phóng đánh ép từ hai hướng nam, bắc. Ta trưốc tiên sẽ mở một cửa từ cánh trái của địch, sau đó thực hiện giáp kích hai mặt. Qua phối hợp bao vây chiến dịch và chia cắt chiến thuật khiến cho đầu và đuôi đôì phương không thể liên hệ được với nhau và không thể chi viện được cho nhau. Trần Nghị và Túc Dụ quyết định tập trung binh lực đánh sư đoàn 69 mới được chỉnh biên của Đới Chi Kỳ. Kết quả tiêu diệt tổng cộng 3 lữ đoàn, hơn 2000 quân. Đối Chi Kỳ không đường tháo chạy, phải tự sát. Trong điều kiện địch mạnh, ta yếu, chọn nơi yếu mà đánh không khác gì biến thế yếu về chỉnh thể thành thế mạnh cục bộ, biến phòng ngự chiến lược thành phản công cục bộ trong chiến đấu chiến dịch. Đó là điểm mấu chốt của thắng lợi. KẾ THỨ CHÍN: NHẤT TIỄN SONG ĐIÊU Một mũi tên trúng 2 đích A Nguồn gốc: Sách "Tùy thư. Trường Tôn Thạnh truyện", ghi: Thời Nam Bắc triều, (557-581 TCN) ở Bắc Chu có một võ tướng tên gọi Trường Tôn Thạnh, người Lạc Dương. Ông thông minh hiếu học, rất tinh thông về binh pháp, võ nghệ cao cường, đặc biệt là tài bắn cung, nổi tiếng khắp nơi. 75 Khi đó, thủ lĩnh dân tộc thiểu sô' Đột Quyết ở vùng tây bắc Trung Quốc là Nhiếp Đồ đến Bắc Chu cầu hôn. Quân chủ Bắc Chu quyết định gả một công chúa cho ông ta. Để đảm bảo an toàn, phái Trường Tôn Thạnh dẫn một đoàn quân hộ tông Công chúa đến Đột Quyết. Nhiếp Đồ rất kính trọng Trường Tôn Thạnh, thường cùng ông đi săn. Dân địa phương cũng vô cùng kính phục sức khỏe phi thường và võ nghệ tinh tuyệt của ông. Có một lần, Nhiếp Đồ cùng Trường Tôn Thạnh đi săn, Nhiếp Đồ ngẩng đầu nhìn, trông thấy trên cao có hai con đại bàng lớn đang tranh nhau một miếng thịt, để thử tài bắn cung của Trường Tôn Thạnh, Nhiếp Đồ đưa cho ông hai mũi tên, mời ông bắn hạ hai con đại bàng. Trường Tôn Thạnh nhận tên ra roi cho ngựa chạy lên phía trước, ngắm đúng thời điểm hai con đại bàng đang tranh giành nhau rất hăng, giương cung, "vút" một mũi tên bay đi và hai con đại bàng cùng rơi xuống. Về sau, ngưòi tắ dựa vào câu chuyện Trường Tôn Thạnh dùng một mũi tên bắn rơi hai đại bàng để khái quát thành thành ngữ "một mũi tên trúng hai đích", ý nói là dùng một biện pháp, nhưng được hai cái lợi hoặc làm một việc nhưng được hiệu quả cả hai mặt. B. Chú bình: Nhất tiễn song điêu - một mũi tên trúng hai đại bàng - còn gọi là: nhất thạch nhị điểu - một viên đá trúng hai con chim - tức là sử dụng một nước cờ (kế sách) mà diệt được từ hai đối thủ trở lên. Kế này ngay từ trước thòi Nam Bắc triều Trung Quốc đã được vận dụng rất rộng rãi trong đâ'u tranh chính trị và quân sự. Thực hiện 76 được mưu kế này không phải là đơn giản, cũng không phải dễ dàng, vì kẻ đối đầu vối ta rất nhiều, chỉ một chút không thận trọng là dễ gây rắc rối, tai họa, vì vậy trước và sau khi hành sự, không được lộ mình, lại càng không thể nóng lòng sốt ruột, cần có sự khảo nghiệm của thời gian, không gian, nếu không sẽ gặp phải kết cục bi thảm, hậu quả khôn lưòng. c. D ẩn truyện: 1. Tề Yến Anh dùng hai trái đào đ ể giết ba võ tướng Tề Cảnh Công khi còn tại vị, Yến Anh làm Tướng quốc. Đông triều cộng sự còn có "Tề bang tam kiệt", tức là Điền Khai Cương, cổ Trị Tử và Công Tôn Tiệp. Ba người này đều dũng mãnh phi thưòng, uy hùng bốn phương, được Tề Cảnh Công vô cùng quý mến. Một lần, Tề Cảnh Công đến nước Tấn, cổ Trị Tử cùng đi. Khi qua sông Hoàng Hà, cảnh Công buộc con ngựa quý của mình ở đầu thuyền. Thuyên đến giữa dòng, đột nhiên, một con ba ba lớn ngoi đầu lên khỏi mặt nưốc, đốp lấy cổ con ngựa rồi lôi xuống sông, cổ Trị Tử tay cầm kiếm nhảy ngay xuống nưốc đuổi theo con ba ba, đuổi tới 9 dặm, cuối cùng chém chết được ba ba, lấy lại được ngựa quý cho vua. Cảnh Công vô cùng mừng rõ mối thưởng cho cổ Trị Tử 5 xa mã, liệt vào hàng "ngũ thừa chi tân" (khách ngũ thừa). Điền Khai Cương cũng dũng mãnh không kém. Có một chư hầu là Từ Tử không chịu khuất phục nước Tề, không thừa nhận địa vị bá chủ của Tề hầu. cảnh Công lệnh cho Điền Khai Cương dẫn quân đi đánh. Quân Điền Khai Cương chiến đấu quyết liệt với quân Từ Tử ở 77 Bồ Tuỵ. Điền Khai Cương hăng hái dũng mãnh đi đầu, chém chết đại tưống của Từ Tử là Doanh sảnh, bắt hơn 500 giáp sĩ. Từ Tử khiếp sợ vô cùng mới vội thần phục Cảnh công. Tề cảnh Công cũng liệt Điền Khai Cương vào hạng "ngũ thừa chi tân". Lại nói về Công Tôn Tiệp: Tề cảnh Công cùng Công Tôn Tiệp đi săn trong núi. Đột nhiên một con hổ lớn từ trong núi chạy ra, con hô gầm lên rồi lao về phía cảnh Công. Chỉ thấy Công Tôn Tiệp tay không xông tối, một cú đấm trời giáng làm con hổ chết ngay lập tức, cứu sông được Tề Cảnh Công. Tề cảnh Công cũng liệt Công Tôn Tiệp vào hạng "khách ngũ thừa". Công Tôn Tiệp, Điển Khai Cương và cổ Trị Tử kết làm huynh đệ. Ba người rất gắn bó, thề cùng sống chết. Nhưng họ cậy vào công lao và dũng lực của mình mà huênh hoang hống hách, vô cùng ngạo mạn, vô lễ. Đại thần nước Tề là Trần Vô Vũ tán phát tiền tài khắp nơi, mua chuộc lòng người, ngấm ngầm chuẩn bị cưốp quyền thống trị nước Tể. Trần Vô Vũ và ba người bọn Điền Khai Cương kết thành bè đảng. Yến Anh vô cùng lo ngại. Nhiều lần ông định tìm cách giết chết mấy người này, nhưng lại sợ Tề cảnh Công nổi giận, không những không giết được 3 ngưòi mà lại khiến họ cảnh giác phòng bị sẽ dẫn đến đại loạn. Một hôm, Lỗ Chiêu Công cùng với Tưống quốc là Thúc Tôn Nhược tới thăm nước Tề. Yến Anh cùng Tê Cảnh Công mở tiệc chiêu đãi quân thần nước Lỗ. "Tê bang tam kiệt" cầm kiếm đứng gác ngoài cửa. Rượu được nửa tuần, Yến Anh nói với Tề cảnh Công: "Đào tiên trong vườn đã chín, có thể trẩy xuống thưởng thức 78