🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 300 Thói Quyen Rèn Luyện Nhân Cách Cho Trẻ - Shichida Makoto full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo] Ebooks Nhóm Zalo • h ic K id a ^ a k o to / nh ư thê 'nào? -TẬP1 - 300thói quen rèn luyện nhẽn cách cho trẻ Shichida Mokoto CHA MẸ NHÂT NUÔI DẬY CON NHƯ THẾ NÀO? 300 thói quen rèn luyện nhân cách cho trẻ Bản quyền tiếng Việt © 2014 Công ty cổ phần Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ Lời nhà xuất bản Bạn đọc thân mến, Giai đoạn 0-6 tuổi là thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời để giúp trẻ phát triển tiềm năng trí tuệ. Những bậc làm cha làm mẹ hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn này và có ý thức nuôi dạy con đúng đắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong tương lai. Nếu không biết tận dụng mà bỏ bẵng đi việc giáo dục sớm, sau 6 tuổi việc tiếp thu của trẻ kém dần đi, thì xem ra chúng ta đã lãng phí rất nhiều trong việc khơi dậy tố chất thiên tài ở con mình. Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng ở Nhật và thế giới, được sáng lập bởi tiến sĩ Shichida Makoto. Phương pháp này đã được ứng dụng trong các trường học hệ thống Shichida và nhiều nước trên thế giới. Điểm đặc biệt của phương pháp này là thay vì nhồi nhét kiến thức, tiến sĩ Shichida chú trọng đến sự phát triển não bộ. ông nói rằng nếu chúng ta cố gắng nhồi nhét nhiều kiến thức, thì sẽ khó khăn hơn trong việc kích hoạt các khả năng mạnh mẽ của não phải. Theo lý luận của Shichida, não phải phát triển mạnh mẽ nhất vào giai đoạn con người ở độ tuổi 0-6 tuổi, từ 6 tuổi trở đi não trái sẽ phát triển hơn. Trong cuốn sách 300 thói quen rèn luyện nhản cách cho trẻ theo phương pháp Shichida mà chúng tôi hân hạnh được giới thiệu tới bạn đọc, bạn sẽ thấy tiến sĩ Shichida đưa ra những hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể từng cách thức nuôi nấng và giáo dục con, sao cho có thể khơi dậy tiềm năng ở con nhiều nhất. Phương pháp này không quan tâm xem con bạn thật sự biết gì về chữ/ số/ hình dạng/ màu sắc/ động vật/... hoặc những kiến thức cụ thể như người sáng tác bức họa đó là ai... Những kiến thức thực tế được sử dụng cốt nhằm luyện tập não bộ. Tiến sĩ Shichida nói rằng: “Chúng tôi không nhằm cung cấp cho trẻ em kiến thức đơn thuần mà cung cấp cho các em sức mạnh của sự tập trung, để trong những năm sau này, trẻ có thể tự tìm hiểu mọi thứ dễ dàng hơn.” Vì thế, việc rèn luyện sự tự chủ, rèn luyện trí thông minh cũng như tính cách của trẻ được kết hợp hài hòa. Chúng tôi rất tâm đắc với quan niệm giáo dục như thế, vì thay vì cho đứa trẻ một con cá (tức cho trẻ học các kiến thức đơn thuần), phương pháp này lại dạy trẻ bắt cá (tức học cách tư duy). Cho đứa trẻ một con cá chỉ nuôi sống chúng được một ngày. Dạy trẻ cách bắt cá mới nuôi sống chúng một đời. Bởi vậy, điều cốt yếu ở mỗi bậc làm cha làm mẹ chúng ta là giúp trẻ biết cách tư duy chủ động. Đó cũng là cái đích mỗi chúng ta hướng tới khi giáo dục con. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ sách thiết thực và hữu ích này. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 CÔNG TY CP SÁCH ALPHA Cha mẹ nuôi con tốt thường đặt mục tiêu cao Bí quyết để trẻ có chí lớn Cha mẹ nuôi dạy con thường có xu hướng chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt và sự trưởng thành về mặt tri thức của con, nhưng đó chưa phải là phương pháp nuôi dưỡng một nhân tài. Phải làm sao để con tự biết suy nghĩ mới là điều quan trọng nhất. Muốn làm được điểu này, chúng ta cần phải có bí quyết, đó là cha mẹ không chỉ nên dạy con học mà còn cần dạy cả phương pháp học tập và cách biểu đạt. Mục đích của giáo dục là dạy con tự lập, để khi trưởng thành con có thể dễ dàng hòa mình vào xã hội, như thế thì con mới có thể trở thành người tự tin và có ý chí. Không phải cha mẹ nào ngay từ khi sinh con ra đã nghĩ đến tương lai của con. Nhưng cũng có người đã biết đặt mục tiêu ngay từ đầu và phấn đấu nuôi dạy con thành công, tiêu biểu là cha của Tiger VVoods, một vận động viên Golf chuyên nghiệp của Mỹ. Mục tiêu chúng ta đặt ra cho con càng cao càng tốt, vì không ít trường hợp mục tiêu đặt cao như núi nhưng kết quả đạt được chỉ nhỏ như cây kim. Cha mẹ hãy làm sao để mục tiêu không bao giờ kết thúc, để con trẻ ngay từ nhỏ đã hiểu rõ và biết cách tự phấn đấu theo đuổi mục tiêu. Khi trẻ tự nhận thức rằng mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai thì đứa trẻ đó sẽ có động cơ học tập thích hợp để đạt mục tiêu đó. Kể cả những trẻ chưa có ý chí phấn đấu, mục tiêu sẽ thôi thúc ý thức nỗ lực dần dần. Cha mẹ của những đứa trẻ trưởng thành tốt thường xây dựng kế hoạch từ sứm Vì thế bạn hãy nhanh chóng chọn lấy một “kế hoạch gia đình”, chẳng hạn mong muốn con mình sẽ trở thành một tài năng âm nhạc, một tài năng ngoại ngữ, một vận động viên thể thao nổi tiếng... Cha mẹ không nên bó hẹp trong một mục tiêu đơn giản như phải có thành tích học tập tốt hay con làm được những công việc bình thường... Hãy cố gắng để con có được “một cái gì đó thật đặc biệt”. Chẳng hạn như múa ba-lê, bơi lội, hội họa... đều được. Xác định mục tiêu rõ ràng và bắt đầu hướng trẻ phấn đấu hoàn thành mục tiêu ấy. Hãy để trẻ được trở thành người mà trẻ cũng mong muốn. Đê trẻ trử thành người tự tin và tốt bụng Nuôi dưỡng những khả năng cơ bản từ lúc còn nhỏ và hướng con suy nghĩ độc lập là điều hết sức cần thiết. Có hai điều cần bạn cần chú trọng khi nuôi dạy con: • Nuôi dưỡng sự tự tin. • Nuôi dưỡng khả năng dẹp bỏ những suy nghĩ vị kỷ. Một con người có nhân cách trước tiên phải biết cảm thông với người khác. Năm 1926, Thủ tướng Nhật Bản đã phát biểu: “Cốt lõi của nền giáo dục là gia đình”, “Hãy dạy con bạn, để chúng không có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến người khác.” Triết gia - nhà giáo dục Morishinzo đã từng nói: “95% trách nhiệm nuôi dạy trẻ thuộc về cha mẹ, bởi vậy phương pháp cha mẹ nuôi dạy con cái thế nào là điều rất quan trọng.” Đừng quên dạy cho trẻ sự tự tin và lòng vị tha. Nuôi dưỡng chí lớn cùng với giáo dục tri thức Ngày nay, phần lớn các gia đình đều mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị hành trang tri thức con có thành tích học tập tốt trước mắt mà không để biết rằng bồi đắp ý chí cho con còn quan trọng hơn nhiều. Ý chí mà chúng ta đề cập trong cuốn sách này là mong ước trở thành người tài giỏi và có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Nếu cha mẹ cứ để mặc con cái tự lớn lên thì chúng sẽ có tâm lý ích kỷ, coi mình là trung tâm, trong đạo phật gọi đó là sự tăm tối. Giáo dục để trẻ không có suy nghĩ ích kỷ này là việc cực kỳ cần thiết, nhất là trong thời đại rất nhiều trẻ nhỏ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, biểu hiện của người không có đức. Ngay từ nhỏ, trẻ con cần phải được dạy dỗ từ những việc nhỏ nhất để biết thông cảm và biết nghĩ cho người khác. Mục đích cuối cùng của giáo dục chính là để con trẻ sau này sẽ trở thành người có ích và mong muốn góp sức mình cống hiến cho xã hội. Biết tôn kính người trên Khi xây dựng một gia đình hạnh phúc không thể thiếu chữ “kính”. Càng có chí lớn càng không thể không biết đến “kính”. Trong giáo dục có hai nhân tố quan trọng: yêu và kính. Con người mà chỉ có yêu thôi thì không đủ. Luận ngữ dạy: “Chỉ yêu mà không kính”, hay là “Thiếu chữ kính thì không thể phân biệt ở cái gì.” Chỉ biết yêu mà không biết kính thì chúng ta không khác loài động vật là mấy. Trẻ sinh ra tự nhiên đã “yêu” mẹ và “kính” cha. Trẻ nhìn cha bằng con mắt kính trọng và cũng mong muốn được cha tôn trọng. Không có ai ở trên đời này không mong muốn được người khác tôn trọng mình, bởi vậy việc nuôi dưỡng và duy trì chữ “kính” trong tâm hồn trẻ là hết sức cần thiết. Đứa trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân là đã thiếu mất chữ “kính”. Phải giáo dục trẻ bỏ thói ích kỷ và trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Một đứa trẻ biết yêu thương cha mẹ mình mới nghĩ được cho người khác và giữ được chữ “kính”. Người giữ được đạo đức của mình cũng chính là người sống để cho những người xung quanh kính trọng mình. Bài học để trẻ hiểu về chữ “kính” chính là sự tôn trọng lẫn nhau của cha mẹ trong gia đình. Có như vậy thì cha mẹ mới có thể làm gương cho con cái noi theo. Giáo dục phải bỏ đưực tính vị kỷ Hoạt động tinh thần của con người được phân chia ra làm ba lĩnh vực: “Trí - tình - ý”. Trong trái tim thì không có chữ “trí”, chỉ có “tình” và “ý”. Trái tim quyết định tính cách của con người thông qua “tình” (tình cảm) và “ý” (ý chí). Giáo dục trái tim tức là giáo dục để bỏ được thói cá nhân chủ nghĩa. Để trở thành con người chân chính phải hội tụ được hai yếu tố: Biết thông cảm với người khác và quyết tâm cố gắng đến cùng. Khi đó giáo dục tách thành giáo dục IQ và giáo dục EQ, trong đó, giáo dục IQ là giáo dục nâng cao tri thức, còn giáo dục EQ là giáo dục khả năng kiềm chế tình cảm, nhu cầu của bản thân, có lòng cảm thông sâu sắc với người khác. Nhiệm vụ của giáo dục tinh thần trước tiên là làm cho tinh thần lành mạnh, không có những cảm xúc bất thiện, lương tâm luôn trong sáng. Điều thứ hai tưởng như đơn giản nhưng cũng không thể thiếu, đó là biết chào hỏi tất cả mọi người bằng thái độ niềm nở tự nhiên. Điều thứ ba là biết trả lời “vâng” một cách chân thành. Tóm lại, ba điều cần giáo dục cho tâm hồn là trong sáng, vui vẻ và chân thành. Dạy trẻ cách giữ gìn tâm hồn Con trẻ cần được dạy cách gìn giữ tâm hồn mình trong suốt cuộc đời. Vậy phải sống như thế nào mới là tốt? • Dạy trẻ hiểu rằng mỗi người đều có một vai trò nhất định. Sự tồn tại của mỗi người đều quan trọng, không gì có thể thay thế được. • Giúp trẻ nhận thức được rằng sống trên đời nhất thiết phải có mục đích. Nói cho trẻ biết tại sao một số người lại thành công. • Dạy trẻ tầm quan trọng của việc học và ý nghĩa của “tu thân trị nhân” - tức là cố gắng học tập để trở thành người tài giỏi, có ích thì có thể chỉ đạo được người khác. • Dạy trẻ: “Thuyết thành công”. Nói với trẻ về những người thành công có chí lớn. Đọc, kể cho trẻ nghe những câu chuyện thực về họ, vẽ nên cho chúng những hình ảnh cụ thể và tạo ra sức ảnh hưởng tới tâm hồn trẻ. Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều tiểu sử của những người thành công, và cùng nhau tìm ra những nhân tố khiến họ đạt được như vậy. Theo tác giả có 10 điều kiện sau: • Có mục đích rõ ràng. • Không bị thất bại làm cho gục ngã. • Phải trả giá cho thành công (không làm, không nỗ lực không thể có được.) • Luôn sống với cảm giác biết ơn. • Luôn có suy nghĩ lạc quan. • Hướng tới những gì mình mong muốn. Học tập từ “thuyết thành công.” Biết rõ những quy tắc của Tinh thần. Biết rằng sẽ phải chịu đựng. Có thói quen ghi chú. Giáo dục từ 0 tuổi là tốt nhất cho sự trưởng thành của trẻ Trẻ được giáo dục từ 0 tuổi sẽ trưởng thành tốt Giáo dục 0 tuổi là việc chú trọng giáo dục cho trẻ ở giai đoạn từ 0 - 6 tuổi. Khi đi nhà trẻ, mẫu giáo cũng như khi học tiểu học đểu cần phải nỗ lực học tập. Giáo dục 0 tuổi không phải chỉ tập trung vào giáo dục tri thức mà còn phải nuôi dưỡng tâm hồn, lễ nghĩa và các phương diện xã hội khác cho trẻ. Giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi, cần chú trọng việc dạy trẻ học ngôn ngữ, đọc sách, vẽ tranh mà không được bỏ giữa chừng, vì nếu vậy coi như không thu được kết quả. Cha mẹ nên tin tưởng vào sự trưởng thành của con, cố gắng đều đặn mỗi ngày dạy trẻ một chút, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Thông thường, các trường mẫu giáo, nhà trẻ vẫn giữ lối suy nghĩ cũ rằng để trẻ chơi là chính, việc dạy các kiến thức như dạy học chữ, học số cho trẻ chủ yếu thực hiện ở gia đình. Nếu cha mẹ không biết điều đó mà phó mặc tất cả cho nhà trẻ, mẫu giáo, thì khi đến tuổi đi học, kết quả học tập kém cỏi của con sẽ khiến cha mẹ vô cùng khổ sở. Để không rơi vào tình trạng đó, hãy cùng con cố gắng học tập ngay từ 0 tuổi. Sau 2 tuổi sẽ nhìn thấy sự tiến bộ trẻ Sự trưởng thành vượt bậc ở những đứa trẻ đã nỗ lực phấn đấu sẽ được nhìn thấy rõ sau 2 tuổi. Trước đó, hiệu quả của những gì đã được dạy trong giai đoạn 0-2 tuổi sẽ không được biểu hiện rõ ràng, nhưng hãy giữ niềm tin vào sự trưởng thành của trẻ để không ngừng cố gắng. Mỗi ngày một chút, không ngừng nghỉ sẽ là những điều hết sức quan trọng với trẻ. Suy nghĩ “có thời gian là được” là sai lầm Nếu cho trẻ thời gian, tự nhiên chúng sẽ có hứng thú để ghi nhớ, đó là một suy nghĩ sai lầm. Suy nghĩ này sẽ bỏ phí mất thời kỳ quan trọng của trẻ. Cha mẹ phải là người điều khiển hứng thú của con một cách khéo léo. Nếu cha mẹ không muốn làm thì chắc chắn con cũng sẽ không muốn. Phương pháp cụ thể cho vấn đề này sẽ được giới thiệu ở chương 3. Ban đầu hãy cho trẻ học dưới hình thức chơi các tấm thẻ để giúp trẻ ghi nhớ. Cứ qua một ngày rong chơi là trẻ mất thêm một ngày không lớn. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút, con bạn sẽ lớn thêm rất nhiều. Vậy nên hãy cố gắng để việc học tập liên tục, không bị gián đoạn. Quan điểm “không được dạy trẻ trước tuổi đi học” sẽ khiến trẻ không thể tiến bộ được. Hãy coi đó là trách nhiệm bắt buộc của cha mẹ. Hãy nhìn lại lịch sử, những tài năng ưu việt hầu hết đều là những người được giáo dục rất tốt. Như lời một số nhà phê bình, cứ để cho trẻ thỏa sức chơi đùa, còn bố mẹ chỉ việc ngồi đó và kỳ vọng, là không được. Một cái cây được biết đến nhờ quả, vậy hãy đánh giá việc giáo dục dựa vào kết quả của nó. Khi so sánh năng lực của những đứa trẻ được giáo dục theo quan niệm thấp kém hơn so với những đứa trẻ giỏi giang khác, bạn sẽ thấy sự kém cỏi đó là vô cùng đáng thất vọng. Đừng để những phát ngôn vô trách nhiệm khiến ý nghĩa và bản chất của việc giáo dục bị che lấp và bẻ cong một cách hoàn toàn. Nói tính cách bị biến dạng là không có căn cứ Giáo dục tri thức cho trẻ từ sớm làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, khiến trẻ ích kỷ, tự mãn là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu như có việc như vậy, tức là cha mẹ không chú ý đến giáo dục nhân cách mà chỉ tập trung vào học tập. Giáo dục 0 tuổi bao gồm cả giáo dục nhân cách và tri thức trẻ mới phát triển toàn diện được. Điều này phải được các bậc phụ huynh xác định rõ ràng, nhất thiết không được chỉ dạy trẻ học mà còn phải quan tâm nhiều đến tinh thần của trẻ. Chỉ tập trung vào việc học của con, so sánh con mình với con người khác, sốt ruột la mắng con, không nhìn nhận đúng con mình, đó là điều tối kỵ. Trẻ dù chỉ tiến bộ chút ít cũng nên lấy đó làm mừng, cốt sao để bố mẹ và con cái đều vui vẻ mới là quan trọng. Nếu trẻ không hứng thú học mà bị ép buộc thì việc học sẽ trở thành một thứ áp lực và vẫn không mang lại hiệu quả. Bởi vậy, cần phải hiểu được cảm giác của con, từ đó đưa ra những đối sách phù hợp. Những điểm cần lưu ý đê trẻ luôn đáng yêu Muốn trẻ đi học có thành tích xuất sắc nhưng bản thân không tự cho là mình hơn người, không kiêu ngạo, có tính cách trong sáng, được mọi người quý trọng, thì ngay từ 4, 5 tuổi trẻ đã cần được chú ý dạy bảo. Làm được điều đó, trẻ đến tuổi đi học sẽ không có tính tự phụ, được thầy cô và bạn bè yêu quý. Một điểm quan trọng nữa là không được coi giáo dục ở trường học là trung tâm mà phải coi giáo dục tại nhà là chính. Những người tài giỏi có cống hiến lớn cho xã hội, được nhận giải Nobel, khi còn nhỏ đều được giáo dục rất tốt. Cha mẹ hãy giúp cho trẻ có ước mơ, càng vĩ đại càng tốt và ngay từ thời thơ ấu hãy cố gắng hướng đến việc phấn đấu thực hiện ước mơ đó. Không khoe khoang vứi mọi người xung quanh Việc trẻ được giáo dục sớm, tốt nhất là không nên nói với những người xung quanh. Thực tế có những người hàng ngày chỉ dành ra 20 phút dạy con học, nhưng đã bị người khác cho là kỳ cục. Bậc phụ huynh hiểu biết sẽ chỉ giáo dục con cái trong nhà chứ không phô trương việc đó. Đến nhà trẻ, mẫu giáo cũng không nói, với ngay cả bản thân trẻ cũng không cần phải nói. Những điểm cơ bản cần nhớ khi nuôi dạy trẻ Hãy chấp nhận trẻ như nó vốn có Nuôi dạy trẻ cần phải: • Hiểu được sự hiện diện tuyệt vời của trẻ. • Thừa nhận những điểm tốt của trẻ. • Khen ngợi những nỗ lực và tiến bộ của trẻ. • Tiến được một bước cũng lấy làm vui mừng. • Tôn trọng cá tính của trẻ. • Yêu thương trẻ vô điều kiện. Cha mẹ hãy chấp nhận cá tính của con như thể đó là một tính cách hoàn hảo. Không cần phải phỏng theo một mẫu nào, thẳng thắn nhìn nhận con mình, như thế sẽ xóa được tất cả những phiền muộn và lo âu. Rộng lượng với con, tin tưởng con, chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ dần dần biểu hiện. Đầu tiên hãy yêu thương trẻ, sau đó hãy nghiêm khắc với trẻ Nuôi dạy trẻ, trước hết phải để trẻ cảm nhận được tình yêu sâu sắc của cha mẹ, điều quan trọng tiếp theo là sự nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc dựa trên tình yêu vững chắc sẽ khiến trẻ vâng lời, còn sự nghiêm khắc không dựa trên tình yêu thương sẽ làm biến dạng tính cách trẻ. Khi con ngoan, hãy ôm con thật tình cảm vào lòng và nói: “Con ngoan lắm, mẹ rất yêu con.” Khi đó, cái cảm giác sợ mẹ khi mẹ nghiêm khắc tự nhiên sẽ bay mất. Đứa trẻ sẽ thấy mẹ thật hiền, thật dịu dàng. Không mắng trẻ, hãy khen và nói thật nhẹ nhàng Tuyệt đối không mắng trẻ, không đánh trẻ. Việc đó sẽ phá hỏng hạt giống được gieo mầm, phá hỏng sự trưởng thành của trẻ. Không cha mẹ nào lại có ác ý với con, bởi vậy, chỉ cần nói nhẹ nhàng với con là đủ. Thời kỳ trẻ từ 1 - 2 tuổi không cần áp dụng hình phạt. Đánh mắng trẻ sẽ sinh ra cho trẻ một phản ứng tự nhiên, khiến trẻ ngày càng cứng đầu, khó dạy. Hãy sử dụng lời khen và thái độ nhẹ nhàng để uốn nắn trẻ. Mẹ luôn có thời gian Nuôi dạy trẻ theo chủ nghĩa lý tưởng, hay còn gọi là chủ nghĩa cầu toàn, nhưng trẻ lại không trở nên lý tưởng, thường sẽ làm cho người mẹ có thể cảm thấy bất mãn, sốt ruột. Nhưng chính sự lo lắng sốt ruột đó là thứ tệ nhất, kìm hãm sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sẽ không còn vui vẻ, hay tè dầm, khóc nhiều, đặc biệt là về đêm. Bởi vậy, người mẹ hãy tự tìm cách từ bỏ cảm giác đó, bình tĩnh chờ đợi trẻ, miễn là trẻ đã làm hết khả năng của mình là được. Trong tim người mẹ hãy luôn có chỗ cho sự chờ đợi, không vội vàng, đó là điều kiện tối quan trọng. Khi ấy trẻ cũng sẽ cảm thấy thảnh thơi, không có phản ứng tiêu cực, việc học tập sẽ nhanh chóng tiến bộ. Tóm lại, điều kiện để trẻ có thể phát triển là không được giục giã, làm sao cho trẻ được thư thái, quan hệ cha mẹ con cái được tốt nhất, như vậy giáo dục trẻ mới có hiệu quả. Không so sánh, không thúc giục nhưng cũng không nghỉ ngưi Mỗi trẻ có một tố chất khác nhau, việc nuôi dạy vì vậy cũng phải khác nhau và kết quả của việc giáo dục do đó cũng khác nhau. Cho rằng trẻ 1 tuổi khác làm được thì con mình cũng phải làm được là cách nghĩ hết sức tùy tiện, cần phải bỏ ngay. Con mình là con mình, chọn lấy một phương pháp nuôi dạy để phát huy thế mạnh của con, như vậy mới là đúng đắn. So sánh con mình với trẻ khác rồi lo lắng sốt ruột sẽ chẳng ích lợi gì. Hãy luôn tin tưởng con, tin vào sự trưởng thành của con. Giáo dục trẻ 0 tuổi phải tâm niệm: “Không so sánh, không thúc giục, nhưng cũng không nghỉ ngơi.” Cứ tiến hành một cách thoải mái và hài lòng khi nhìn thấy sự tiến bộ của con dù chỉ là rất nhỏ. Tự nhiên trẻ sẽ lớn lên một cách không ngờ. Chỉ cần nỗ lực, mọi việc sẽ thay đổi. Trẻ có năng lực ESP (giác quan cảm nhận đặc biệt), vì vậy nếu cha mẹ giục giã, không thoải mái, trẻ hiểu ra và sẽ ngay lập tức từ bỏ. Cha mẹ hãy nhớ rằng phải cho con thời gian, phải kiên nhẫn trông đợi mới có kết quả. Không nên “cái gì cũng muốn” Việc gì cũng muốn con làm, trong khi thời gian không đủ, cả cha mẹ và con cái đều bị bận rộn quá sức, không được nghỉ ngơi, sẽ dẫn đến cả hai cùng căng thẳng. Khi đó hãy cân đối thời gian với các việc cần làm để giảm stress. Không cần phải theo đuổi tất cả mọi thứ, nên chọn những điều trong khả năng của con để làm, cho con có thể thư giãn đầu óc, thì việc học tập của con sẽ càng có hiệu quả. So với việc muốn con làm tốt mọi phương diện, thì một điều gì đó khiến con khác với trẻ khác sẽ tốt hơn nhiều. Mục tiêu cần đạt và thời gian của con đều quan trọng Để cho khỏi tẻ nhạt, hàng ngày cho con đi nhiều nơi khác nhau, cùng hướng về mục tiêu đã có, hoàn thiện dần dần mục tiêu này. Trong sinh hoạt hàng ngày nếu luôn có mục đích để đạt được, chẳng phải dần dần có thể “mài sắt nên kim” hay sao? Đừng để mỗi ngày trôi qua vô ích, hãy cố gắng tìm lấy một mục tiêu nào đó để theo đuổi. Cha mẹ không nên tạo ra thời gian cho con, hãy để con tự điều chỉnh thời gian của mình. Sử dụng thời gian theo cách đó, cả cha mẹ và con cái sẽ đều thấy thoải mái. Đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ, nói với con rằng hãy nghe mẹ đọc sách và ngủ ngon đến sáng. Có thể dùng băng ghi âm lời đọc sách cũng được. Dùng băng ghi âm tiếng mẹ đọc sẽ giúp người mẹ tiết kiệm được thời gian và con trẻ cũng sẽ không thấy chán. Cố ý bỏ qua một vài chi tiết Cha mẹ hãy tạo một chút khoảng cách với con, để từ đó có thời gian suy nghĩ cho riêng mình, bản thân trẻ cũng có thời gian chơi một mình và phát huy sức sáng tạo. Làm hộ con tất cả sẽ làm giảm sức sáng tạo của con, đó không phải là biện pháp giáo dục hay. Bởi vậy hãy cân nhắc bỏ qua một phần và để con tự làm. Con được hoạt động theo suy nghĩ riêng của mình sẽ cảm thấy thú vị hơn là dưới sự sắp đặt của cha mẹ. Việc ăn uống nếu được làm hộ toàn bộ cũng sẽ không thú vị. Để con được giúp đỡ mẹ, dạy con làm cùng với mẹ những việc đơn giản sẽ khiến con vui thích hơn nhiều. Nói với những người mẹ nghiêm khắc Không gì tốt hơn là hãy cố gắng thay đổi bản thân. “Tôi sẽ thay đổi, không chỉ với con mà còn với tất cả mọi người. Tôi sẽ trở thành người rộng lượng, không nổi nóng, sẽ là người mẹ dịu hiền của các con...” - hàng ngày, trước khi đi ngủ, hãy tự nhủ như vậy, tự xây dựng lại hình ảnh của một người mẹ mới. Có thể ghi lại những lời đó vào băng, nghe đi nghe lại mỗi tôi. Khi người mẹ thay đổi, chắc chắn con cái sẽ thay đổi theo. Chương 1. Cha mẹ làm gì đê phát triển trí lực và nhân cách cho con Bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa Trẻ ngoan phải biết kiềm chế Khi trẻ khóc, cha mẹ ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của trẻ sẽ khiến chúng chỉ biết đến bản thân mình và không có khả năng tự kiềm chế cảm xúc. Nếu không dạy trẻ biết chịu đựng ngay từ những việc nhỏ nhất thì khi lớn lên sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp khác. Đặc trưng của những trẻ có hành vi phạm pháp là không có khả năng tự chế ngự bản thân, luôn nghĩ đến mình trước tiên. Khi trẻ khóc, hệ thần kinh ức chế sẽ hoạt động và qua đó chúng sẽ học được cách kiềm chế. Việc chịu đựng xét trên khía cạnh xây dựng nền tảng trí lực là một việc rất tốt, cha mẹ hãy dạy con biết chịu đựng. Mẹ nghiêm khắc, còn bố thì hiền hơn một chút, như thế con sẽ có cảm giác được giúp đỡ. Nếu cả hai đều quá nghiêm khắc, con sẽ không biết bấu víu vào đâu. Tuy nhiên, được bố hiểu cũng không có nghĩa là yêu cầu của con sẽ được đáp ứng ngay, mà thông qua đó dạy cho con biết chịu đựng từng chút một. Dạy trẻ ý thức tự kiểm chế Giáo dục ý thức không phải là chỉ trích, bắt bẻ hành động của con từng ly từng tý, mà cơ bản là phải để cho con được tự do. Tuy nhiên, dù con có khóc lóc, cha mẹ cũng phải giữ nguyên thái độ kiên quyết, buộc con phải chấp nhận. Cơ bản của việc giáo dục ý thức kiềm chế là cha mẹ không được thỏa hiệp, vì nếu thỏa hiệp, trẻ sẽ trở nên tệ hơn. Còn đối với những hành động tự nhiên tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ (như giành giật đồ, đẩy người khác, ném mọi thứ...), cha mẹ không nên xem đó là sai phạm cố ý mà quát mắng con. Cho trẻ 1 tuổi tập chịu đựng những việc nhỏ Trẻ được 13 tháng tuổi trở ra, nhất thiết không được đáp ứng ngay mọi yêu cầu mà phải để cho trẻ chịu đựng từng chút một. Trả lời con bằng những câu như: “Đợi mẹ một chút, mẹ chưa rảnh tay...”, qua đó bắt đầu tập cho trẻ biết kiềm chế. Khi trẻ kiềm chế được, hãy khen ngợi trẻ thật nhiều. Kể cả trẻ có khóc lóc ăn vạ, hãy bế trẻ đi, để cho trẻ chịu đựng. Những việc không được phép làm phải dạy cho rõ Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, với những việc “không được làm”, dù trẻ khóc đến đâu cũng vẫn phải nói cho trẻ hiểu rằng nhất định không được. Sau đó, hãy ôm trẻ vào lòng và nói thật nhẹ nhàng: “Không phải là mẹ mắng con, mẹ dạy con là không được làm vì mẹ nghĩ điều đó là cần thiết. Mẹ rất yêu con và muốn giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan đấy thôi!” Như vậy, dần dần trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn. Đầu tiên là mắng thật nghiêm (chỉ trong 30 giây), sau đó ôm trẻ, dịu dàng giải thích cho trẻ nghe rằng việc mắng là không tránh khỏi - cha mẹ hãy nhớ cách làm này. Trẻ 2 tuổi phải biết giữ lời hứa Trẻ 2 tuổi đã hình thành một ý thức nhất định, vì vậy điều gì đã hứa với trẻ thì phải giữ lời. Khi đi chơi, hãy cùng quy định xem mấy giờ về và dạy trẻ phải giữ lời. Không được cho phép trẻ chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, phải kiên quyết dạy trẻ biết nghe lời. Đọc sách trước khi đi ngủ cũng thế. Hãy hứa trước xem “Đọc đến trang bao nhiêu thì dừng” hoặc là “Đọc đến 9 giờ thì đi ngủ”. Nếu để cho trẻ nhắm mắt trong khi nghe, trẻ sẽ ngủ ngay. Bắt đầu tập chịu đựng từ những việc nhỏ nhặt, dần dần sẽ có thể huấn luyện trẻ chịu đựng những việc lớn hơn. Độc lập từ khi lên 3 Trẻ được 3 tuổi là hoàn toàn có thể tự lập, vì vậy giữa mẹ và con hãy có những cam kết với nhau kèm theo một lời hứa: “Nếu phá vỡ những gì đã cam kết thì mẹ sẽ mắng đấy.” Khi mắng con không phải ghét con nên mắng, mà là “hành động không giữ lời hứa là một hành động rất xấu cần phải mắng.” Để quan hệ cha mẹ và con cái được thoải mái, nên thực hiện theo cách này ngay. Tính cách được hình thành muộn nhất là 3 tuổi Những trẻ mà đến tận 3 tuổi chưa từng bị mắng sẽ không có khả năng chịu đựng và sẽ là một đứa trẻ ích kỷ. Nếu trẻ hơn 3 tuổi mà cha mẹ không nghiêm khắc với những điều không được phép làm thì sau 4 tuổi, việc đó sẽ không có hiệu quả. Tính ích kỷ sẽ không thể thay đổi được. Trước 3 tuổi, nếu trẻ đã có ấn tượng về việc bị cha mẹ mắng thực sự thì điều đó sẽ có giá trị kìm hãm trẻ trước những mong muốn ích kỷ và sẽ khiến cho trẻ không trở thành người chỉ biết nghĩ đến bản thân. Nuôi dạy trẻ về cơ bản phải có thái độ nhẹ nhàng hết sức, nhưng bên cạnh đó vẫn cần phải nghiêm khắc, điều này cũng là rất cần thiết, không thể thiếu được. Không mắng trẻ bằng lời mà bằng thái độ, bằng sự biểu cảm Những việc nguy hiểm tính mạng, không được phép làm thì rất cần phải làm cho trẻ hiểu. Nhưng không được mắng bằng những lời lẽ nặng nề. Khi trẻ mắc phải điều cấm kỵ đã nói từ trước đó, không dùng lời để mắng trẻ mà hãy thể hiện bằng thái độ. Tuy nhiên, không phải là thái độ tức giận mà là thái độ buồn bã. Ngược lại, nếu cha mẹ dùng cách đánh trẻ thì sẽ ngày càng khó dạy trẻ. Tuyệt đối không dùng tất cả những biện pháp xử phạt thân thể, ép buộc trẻ. Trẻ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ, vì vậy muốn trẻ thay đổi, cha mẹ hãy thay đổi bản thân. Khi trẻ ăn vạ Khi trẻ khóc lóc ăn vạ, nếu xử trí không đúng sẽ rất nghiêm trọng, khiến cho về sau trẻ sẽ càng cứng đầu và khó dạy hơn. Trong trường hợp đó, nhất định không được thỏa hiệp. Mặc kệ trẻ khóc, hoặc là hướng trẻ chú ý đến thứ khác, qua đó dạy trẻ học cách chấp nhận. Nếu mặc kệ cho trẻ khóc, thì khi trẻ nín, hãy ôm trẻ vào lòng và khen: “Con đã chịu đựng rất tốt.” Với cách xử trí này, trẻ sẽ dần dần bỏ được thói ăn vạ. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến cảm giác của trẻ, thỏa hiệp với thói ích kỷ, về sau trẻ sẽ luôn luôn làm như vậy. Nói chuyện với trẻ khi tắm bổn Muốn trẻ cải thiện thái độ thì hãy dùng cách nói chuyện trong khi cùng tắm bồn. Không phải nói thái độ thế nào là đáng ghét hay phải làm thế nào để được mọi người yêu quý, mà chỉ nói chuyện một cách bình thường. Cũng không phải nói như với trẻ con, hãy làm như đang nói chuyện với người lớn, nội dung là kể về những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời, cả chuyện về những đứa trẻ chưa ngoan. Như thế trẻ sẽ dễ tiếp thu. Khi trẻ đúng phải nghiêm túc thừa nhận Khi lời nói của con hợp lý hơn, cha mẹ phải thẳng thắn nhìn nhận cái sai của mình. Không dùng quyền uy của người lớn để đối xử với con. Khi cha mẹ có thể tự hạ mình xuống thấp hơn để lắng nghe con cái nói, sẽ giúp con lớn lên, biết bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cha mẹ cho phép con muốn gì được nấy. Điều gì không được, phải dứt khoát là không được, điều gì con có lý thì phải thừa nhận, như vậy mới là cách nuôi dạy đúng đắn. Tách trẻ ra xa những chỗ không được chưi Tất cả những việc trẻ làm là thực nghiệm, là học tập, vì vậy nhất định không được mắng trẻ. Nếu là những chỗ trẻ không được chơi thì tốt nhất nên tách trẻ ra xa để chúng không thể động vào được. Còn không thì cứ để trẻ làm, chứ đừng nghiêm khắc cấm đoán. Tuyệt đối không dùng cách mắng mỏ. Nếu cha mẹ tức giận mắng mỏ, có thể bắt con nghe lời nhưng thực tế trẻ không nhận thức được gì cả. Thay vì mắng mỏ, hãy bế con ra khỏi nơi đó. Luôn ghi nhớ rằng tức giận và mắng mỏ sẽ tạo ra một đứa trẻ cứng đầu và không biết nghe lời. Hãy dùng cách khen ngợi để uốn nắn trẻ. Lễ nghĩa trong nhà và khi ra ngoài cần thống nhất Khi ở nhà cũng như khi đi nhà hàng, lễ nghĩa không được thay đổi. Ví dụ như khi trẻ làm đổ đường, không cần phải mắng, nhưng người mẹ sẽ xin lỗi vì làm phiền người phục vụ và con cũng sẽ phải làm như vậy. Việc không may thiếu thận trọng với ai cũng có thể xảy ra, không nên vì thế mà mắng trẻ, mà qua đó dạy trẻ cách xin lỗi vì làm phiền người khác. Không bận tâm nếu người xung quanh chê bai Việc nuôi dạy con nếu vấp phải sự chê bai của những người xung quanh sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng nếu vì thế mà người mẹ lo lắng, sốt ruột thì rất không tốt cho con. Bởi vậy, người mẹ hãy cố gắng để luôn như mặt trời tỏa ánh sáng ấm áp. Để làm được như vậy, từ những việc nhỏ nhặt, người mẹ cũng không được có tâm lý bồn chồn, sốt ruột mà phải luôn giữ thái độ bình thản. Nếu bị thúc giục, trẻ sẽ không học được và cũng sẽ không đạt được kết quả gì. Cho nên, không bận tâm đến miệng tiếng thế gian, giữ vững phương châm giáo dục của gia đình mình là cách tốt nhất. Tính cách và ý thức của trẻ, có thể nói có những điều rất khác biệt, cũng có cả những điều không thể nói hết được, về cơ bản, có đứa trẻ rất sáng dạ, cũng có đứa trẻ lại hơi “tăm tối” và ý thức của trẻ cũng theo đó mà khác nhau. Có những trẻ rất ngoan, lại có những trẻ không biết nghe lời - cái đó là do ý thức của mỗi người. Thế nên, nếu quá chú ý đến lời người khác thì sẽ chẳng làm được gì cả. Hãy bình tâm và lạc quan. Hóa giải những tính cách chira tốt trẻ Cách nhìn nhận và cách phát triển nhân cách Tính cách của mỗi người là khác nhau, không theo một khuôn mẫu chung nào cả, vì thế hãy nhìn nhận con mình như tính cách vốn có. Cha mẹ không nên săm soi khuyết điểm của con, hãy nhìn vào những điểm tốt và khen ngợi, trẻ sẽ tự nhiên trở nên tiến bộ. Nếu cứ ép con theo một chuẩn mực nào đó con sẽ không phát triển được. Khi trẻ có tâm lý ỷ lại Trẻ có tâm lý ỷ lại cao là do người mẹ đã xen vào quá nhiều, nói cách khác là làm hộ con quá nhiều, cần phải để con tự vận động. Hãy tìm đọc những cuốn sách viết về biện pháp để dẫn dụ trẻ, khơi dậy mong muốn tự mình làm ở trẻ. Trẻ không tự mình suy nghĩ Trẻ không tự mình suy nghĩ thông thường là do cách tiếp cận trong phương pháp giáo dục của cha mẹ. Biện pháp là hãy lắng nghe ý kiến của trẻ, cha mẹ càng ít xen vào ý kiến của trẻ càng tốt. Nếu trẻ đã quen với việc hành động theo mệnh lệnh thì sẽ không còn khả năng tự suy nghĩ. Hãy để trẻ tự thân vận động thật nhiều, để trẻ được miệt mài với thứ mình thích, ví dụ như ô tô hay trò chơi xếp hình... Như vậy, trẻ sẽ có thể tự mình suy nghĩ. Tuyệt đối không được cho trẻ xem tivi. Tivi sẽ làm cho trẻ lười suy nghĩ. Cho trẻ tiếp cận với những thứ mới, những trải nghiệm khác biệt như chơi gấp giấy chẳng hạn. Trò chơi kiểu này không tư duy không thể chơi được, do đó trẻ sẽ được rèn luyện tư duy và sự khéo léo. Cha mẹ có thể dạy trẻ chơi cờ hoặc giải câu đố đơn giản, chúng sẽ giúp ích rất nhiều vể mặt tư duy của trẻ. Trẻ hay ghen tỵ Trẻ có tinh thần cạnh trạnh là rất tốt. Điều đó sẽ tạo động lực để trẻ tiến xa hơn sau này. Với những trẻ tự tin rằng mình có khả năng, không nóng vội, không than vãn, cha mẹ chỉ cần quan sát từ xa là được. Tuy nhiên, những trẻ có tính hiếu thắng, hay ghen tỵ, luôn luôn cố gắng để mình vượt lên trước, nếu không may bị thua cuộc sẽ trở nên chán nản, điều này lại là không tốt. Trên thực tế không ai có thể đứng đầu trong mọi lĩnh vực, vậy hãy chọn lấy một thứ mà mình vốn hơn người, để có thể tự tin về lĩnh vực đó. Trẻ không chịu thua cuộc Trẻ có tinh thần cạnh tranh lành mạnh sẽ là những trẻ có thể tiến xa. Khi thua cuộc, trẻ có thể phát khóc, đó cũng là một trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu được rằng thua cuộc là như thế nào, tạo động lực để sau này cố gắng hơn. Vì vậy không nên cho rằng khóc là xấu. Trong hoàn cảnh đó, cách xử lý của cha mẹ là hãy cố gắng để hiểu cảm giác của con “Quả thực, cảm giác thua cuộc đúng là tồi tệ. Cha mẹ cũng nghĩ vậy.” Từ đó, khuyến khích con cố gắng luyện tập nhiều hơn để thay đổi tình hình. Làm được như vậy là cha mẹ đã giúp con rất nhiều. Giả dụ con muốn chạy nhanh, hàng ngày hai cha con hãy cùng nhau luyện tập, chắc chắn con sẽ có thể dẫn đầu. Hãy làm cho con tin tưởng vào điều đó và dốc sức luyện tập. Điều này cũng sẽ góp phần nuôi dưỡng bản tính gan góc cho con. Có những đặc điểm tính cách tưởng như không tốt, nhưng ngược lại có thể biến thành nhân tố giúp trẻ trưởng thành hơn. Tinh thần cạnh tranh là một loại như vậy, vì thế cha mẹ hãy khéo léo hướng dẫn con. Trẻ hay cáu giận Nếu trẻ thực sự nhận được tình yêu của người mẹ, thì sẽ không có tính hay cáu giận. Cha mẹ hãy tự suy ngẫm lại xem có mắng mỏ con hay không, có quá nặng lời với con hay không. Nếu câu trả lời là có, tức là chính cha mẹ đã truyền cho con cái tính nóng nảy và việc trẻ hay cáu giận là do nguyên nhân từ cha mẹ. Khi đó, bản thân người lớn hãy cố sức thay đổi, tự nhiên trẻ sẽ thay đổi theo. Trẻ hay khóc Trẻ có tính hay khóc thường là do bị cha mẹ mắng nhiều, vì thế thay vì mắng mỏ trẻ, hãy động viên, khen ngợi để giúp trẻ tự tin hơn. Khi trẻ biết rằng mình được yêu thương chúng sẽ trở nên mạnh mẽ. Hãy đối xử với trẻ như người lớn, nhờ trẻ giúp những việc nhỏ, cảm ơn và khen ngợi, trẻ sẽ trở nên người lớn hơn và không hay khóc. Tích cực khen ngợi và tôn trọng trẻ, đây là hai yếu tố để thay đổi tính hay khóc. Ngược lại, nếu cứ xem trẻ như trẻ con, dùng mệnh lệnh để sai khiến trẻ, không lắng nghe cảm xúc của trẻ, thì trẻ sẽ luôn luôn có xu hướng hay khóc. Cha mẹ hãy hạn chế can thiệp bằng lời mà hãy chú ý tới cảm nhận của trẻ. Trẻ dễ bị kích động Khi trẻ khóc to, cha mẹ không được hốt hoảng, cứ để cho trẻ khóc, và khi trẻ ngừng khóc thì khen: “Con đã kiềm chế giỏi lắm.” Nếu trẻ không có ý thức tự kiềm chế thì sẽ dễ bị kích động. Trong cách nuôi dạy con cái hàng ngày, nếu cha mẹ tôn trọng và khen ngợi trẻ, trẻ sẽ có năng lực lý giải tốt và chắc chắn sẽ không bị kích động. Khi trẻ vui vẻ, hãy nhờ trẻ giúp và hết lời khen ngợi trẻ, khiến cho trẻ càng vui thích hơn. So với việc cố gắng sửa những điểm chưa tốt, thì biện pháp này có hiệu quả hơn. “Đứa trẻ cứng đầu” Trong quá trình lớn lên sẽ có thời điểm trẻ trở nên bướng bỉnh đến nỗi phản ứng lại cha mẹ tất cả mọi việc. Đó là giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, vì vậy hãy lấy đó làm vui mừng chứ không nên mắng mỏ trẻ. Nếu giai đoạn này vượt qua một cách khéo léo, thì sau đó trẻ sẽ trở lại là đứa trẻ ngoan ngoãn như trước. Ngược lại, nếu mắng mỏ, gây sức ép cho trẻ, trẻ sẽ không những không tiến bộ mà còn phát triển lệch lạc và việc nuôi dạy sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Cha mẹ hãy ghi nhớ rằng nuôi dạy con không phải là bắt con làm theo mệnh lệnh mà phải lắng nghe cảm nhận của con để đưa ra các giải pháp phù hợp. “Đứa trẻ quá ngoan” Có những người thấy con mình quá ngoan, quá hiền lành, chẳng bao giờ đùa cợt, nên đâm ra lo lắng. Chỉ cần không dùng cách mắng mỏ, nhìn nhận đúng và khen ngợi hợp lý, trẻ sẽ trở thành đứa bé ngoan, nên việc lo lắng con mình “ngoan quá” là không cần thiết. Nếu vẫn không yên tâm, có thể cho con vận động cơ thể thông qua việc tham gia một số hoạt động, các môn thể thao như kiếm, nhu đạo, karatedo... là được. Trẻ quá cam chịu Trẻ biết chịu đựng, biết chế ngự bản thân là điều rất tốt. Nhưng nhiều khi cha mẹ lại lo lắng rằng sự chịu đựng đến một lúc nào đó sẽ bùng phát, nhưng thực ra, thông qua học tập, chơi thể thao, âm nhạc,... căng thẳng sẽ được giải tỏa giúp trẻ tránh khỏi stress. Với trẻ có tính sáng tạo cao, hãy suy nghĩ đến việc cho trẻ học hội họa, học các môn có tính nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu, điều đó sẽ giải tỏa căng thẳng rất tốt. Suy nghĩ tiêu cực Trẻ có suy nghĩ tiêu cực là do trong quá trình được nuôi dạy trẻ cảm thấy có nhiều áp lực. Giải pháp là hãy khuyến khích trẻ “có mong muốn gì thì cứ nói ra”, tuy nhiên nếu làm quá thì sẽ lại dẫn đến nguy cơ khiến trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân, vì vậy phải cố gắng điều hòa là tốt nhất. Tưởng mình hưn người Muốn sửa tính đó, hàng ngày hãy cho con chơi với các đứa trẻ xung quanh nhiều hơn. Thời gian hai mẹ con ở nhà với nhau nhiều sẽ khiến trẻ có tâm lý hướng nội, không hướng ngoại, nên sinh ra như vậy. Cho trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài sẽ cải thiện được tình hình. Khi thói quen sinh hoạt thay đổi, tính cách cũng sẽ thay đổi. Tính thận trọng thái quá Hiện tại cha mẹ thấy trẻ không thân thiện với những trẻ khác, không có nghĩa là sẽ vĩnh viễn như vậy. Trẻ con thường thận trọng, qua thời gian dần dần sẽ trở nên thân thiện hơn. Đối diện với tính cách đó, cha mẹ cũng chỉ cần quan sát là đủ. Ngược lại nếu quá đốc thúc con phải nhanh chóng thay đổi, mọi việc sẽ chỉ xấu đi. cần có cái nhìn ấm áp và tình cảm trong chuyện này. Tóm lại, cha mẹ mong muốn con thân thiện với tất cả mọi người thì hãy cho con thời gian và bình tĩnh quan sát, không cần phải lo lắng. Quá nhạy cảm Với những trẻ quá nhạy cảm, cần giúp con cân bằng trở lại, trong đó chú ý hai điều sau: • Người mẹ phải tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương. Khi con cần mẹ, không được lờ đi mà hãy ôm con âu yếm. • Chú ý đến vấn đề thức ăn: Nếu sử dụng quá nhiều chất đạm, sữa bò, đồ ngọt (kem, sô cô-la, nước ngọt...) sẽ khiến đầu óc bị mẫn cảm, sinh bệnh. Khi đó cần cải thiện chế độ ăn, tăng cường rau củ quả. Trẻ hay sợ hãi Trẻ có lúc sợ những thứ như tivi, điều đó cũng không đáng ngại, cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ thời kỳ đó qua đi, để trẻ trưởng thành hơn. Không nên tùy tiện mua những công cụ giáo dục về áp dụng một cách tùy tiện. Khi nào thì giai đoạn này qua đi, điều đó tùy vào từng đứa trẻ. Có thể sau 2, 3 tháng, hoặc sau 1 năm. Cha mẹ không quá chú ý, trẻ sẽ tự nhiên thay đổi. Trẻ hay xấu hổ Lại có thời kỳ, trẻ đặc biệt hay xấu hổ. Thời kỳ đó cũng sẽ tự nhiên qua đi, sẽ chẳng có vấn đề gì. Tốt nhất là cứ mặc kệ. Ngược lại, nếu cứ cố tìm cách này cách khác buộc trẻ phải giao tiếp, gặp gỡ người này người khác thì hậu quả là trẻ sẽ càng cố thu mình lại hơn. Thời điểm này, chỉ cần cho trẻ giao tiếp với những người thường gặp xung quanh nhà, những người thân thích, đặc biệt, để cho trẻ được chơi với bố nhiều hơn. Trẻ quá nghịch ngợm Khi thấy trẻ quá nghịch ngợm, thay vì nhìn vào khía cạnh nghịch ngợm, hãy quan sát trẻ ở khía cạnh học hỏi. Ngay như con của tác giả, lúc 2 tuổi đã làm hỏng tới bốn chiếc máy ghi âm. Nhưng chính đứa trẻ này về sau lại giỏi giang nhất ở lĩnh vực cơ khí. Cho rằng trẻ nghịch ngợm và mắng mỏ, thì sau đó trẻ sẽ thành ra nghịch ngợm thật và trẻ sẽ thích lấy việc khiến cha mẹ bực mình làm trò đùa. Trong giai đoạn thực nghiệm này, không mắng mỏ mà khéo léo vượt qua, trẻ sẽ lại trở nên ngoan ngoãn. Người mẹ nếu thấy con thích thú với việc lôi tất cả giấy ăn trong hộp ra, thì cho con cả hộp là hơn. Trẻ thiếu bình tĩnh Trẻ bị mắng nhiều sẽ mất khả năng tập trung và không thể trở nên ngoan ngoãn. Người mẹ đối xử dịu dàng đầy tình yêu với con, sẽ giúp cho trẻ có thái độ bình tĩnh và chịu khó học hành. Trẻ không chịu lắng nghe Quá chú ý vào việc dạy trẻ học mà không dạy về ý thức sẽ khiến trẻ không có khả năng tập trung lắng nghe người khác, khi đến trường sẽ rất vất vả. Giáo dục trẻ từ 0 tuổi không phải là giáo dục nên những đứa trẻ không tập trung, không biết lắng nghe, không giữ được bình tĩnh. Giải pháp là phải triệt để giáo dục ý thức cho trẻ. Muốn trẻ thay đổi, hãy ôm trẻ trong 8 giây, buổi tối khi đi ngủ dùng phương pháp ám thị trong 5 phút để tự nhủ với bản thân là sẽ làm được. Trẻ không tập trung, đãng trí Thi thoảng trẻ mải suy nghĩ gì đó mà không chú ý xung quanh, có thể là dấu hiệu của tài năng lớn sau này. Người như thế có thể có khả năng liên tưởng và sức sáng tạo rất cao, là người đáng ngưỡng mộ. Nếu được đánh giá đúng, chúng sẽ thực sự trở thành tài năng lớn, nhưng nếu bị cho là xấu, chúng sẽ không tiến xa được. Einstein khi còn đi học cũng là một đứa trẻ đãng trí, vậy nên không cần lo lắng nếu con mình như vậy. Hãy luôn nghĩ thật tốt, thật tích cực về con. Trẻ chỉ vùi đầu vào một việc Nếu trẻ chỉ chuyên tâm vào một việc duy nhất, đó hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng ngại. Khi trẻ có khả năng tập trung cao trong một vấn đề, trẻ có thể suy nghĩ một cách sâu sắc, dẫn đến thành thục. Thường thì trẻ con không có khả năng đó, nên có nhiều cha mẹ nôn nóng muốn con mình đạt được. Còn những phụ huynh thấy con chuyên tâm quá vào một việc gì lại sợ rằng con không có thời gian vui chơi giải trí. Cho trẻ được tập trung làm việc mình thích là cách để trẻ có thể tiến xa hơn. Bắt trẻ từ bỏ để hướng sang thứ khác sẽ dẫn đến sự phản kháng, nặng hơn nữa là cự tuyệt. Giả sử trẻ hứng thú với ô tô, có thể mua đồ chơi ô tô, sách ô tô, thẻ card ô tô, tranh ô tô,... hiểu biết sâu về một điềusinh ra thành quả. Trẻ có thể nhớ được hàng trăm loại ô tô, các bộ phận cấu tạo của ô tô, nhờ đó khả năng quan sát, so sánh, tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ, đều sẽ hơn hẳn những trẻ khác. Tóm lại, không dùng cách cấm đoán trẻ mà hãy để cho trẻ được hướng đến những gì trẻ thực sự ham thích. Trẻ hỏi suốt ngày Giai đoạn từ 2 - 4 tuổi là thời kỳ nhìn thấy cái gì trẻ cũng hỏi. Khi đó, cha mẹ không được mắng trẻ là “ồn ào quá”, mà phải khéo léo gợi ý thêm để cho trẻ suy nghĩ tiếp. Ví dụ có thể nói “ừ nhỉ, không biết là làm thế nào nhỉ?”, “Con nghĩ là phải làm sao?” Chỉ cần trẻ trả lời được một chút, hãy khen ngợi.Nếu sai, hãy nói với con: “Chà, con nghĩ như thế à? Mẹ thì cho là thế này....” Cứ như vậy, trẻ sẽ biết suy nghĩ ngay từ nhỏ, càng ngày sẽ càng giỏi giang hơn. Trẻ tưởng tượng và nói chuyện một mình Không được cho rằng việc con nói chuyện một mình là xấu và mắng con. Phải tôn trọng, không được phá vỡ thế giới tưởng tượng của con. Có rất nhiều việc phải lo lắng nhưng việc này thì không cần. Trẻ con còn hay chơi trò tưởng tượng mình là một nhân vật khác, điều đó cũng không có gì là kỳ quặc cả. Các thiên tài thường được kể là lúc nhỏ rất hay chơi trò này. Nếu có thể, cha mẹ cũng vờ như mình là một người khác và cùng chơi với con. Trẻ nói dối, tọc mạch Hãy luôn nói với trẻ rằng sự trung thực là cần thiết. Trẻ hiểu được điều đó, sẽ không nói dối. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng luôn phải chú ý giáo dục ý thức. Kể cho con nghe những truyện ngụ ngôn Ê-sốp như “Rìu vàng rìu bạc”, “Cậu bé chăn cừu và con sói”... thông qua đó giáo dục con về lòng trung thực. Đọc cho con nghe về tiểu sử của những người vĩ đại, nhờ đó sẽ làm cho tâm hồn trẻ trở nên cao đẹp hơn. Cha mẹ tuyệt đối không được thất hứa với con trẻ, làm như vậy sẽ khiến trẻ coi sự dối trá là điều bình thường. Cha mẹ phải hứa với con là không nói dối. Nếu con hay tọc mạch, hãy nghĩ ra một câu chuyện gì đó về một đứa trẻ hay tọc mạch và kể cho con nghe. Làm thế nào đó để con hiểu được sự khó xử khi rơi vào tình cảnh bị người khác bới móc chuyện của mình, để con thấy là không nên làm như thế. Phát triển nhiều đức tính tốt trẻ Thích tìm hiểu Nếu trẻ ham hiểu biết, không nên vì lý do “khác với mong muốn của cha mẹ” mà ngăn cản trẻ. Hãy để trẻ tự do phát triển, như thế trẻ sẽ nhanh tiến bộ. So với việc đưa ra cho trẻ nhiều hình mẫu, để trẻ được tìm tòi sâu vào cái mà trẻ ham thích sẽ tốt hơn. Khi trẻ quan tâm sâu sắc đến một vấn đề, sức tập trung và khả năng suy nghĩ của trẻ sẽ tăng lên, khả năng tiếp thu cũng tăng. Với trẻ thích quá nhiều thứ, cha mẹ hãy giúp đỡ để trẻ tìm thấy phương hướng riêng. Tâm hồn phong phú Làm thế nào để có thể nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ? Việc này phải làm ở giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi. Giai đoạn trẻ ở 0 tuổi nên cho trẻ ra ngoài xem các trẻ khác chơi, khi trẻ 1 - 2 tuổi, cho đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. Nếu không có những trải nghiệm đó, chỉ chơi loanh quanh trong nhà, thì trẻ sẽ chỉ biết đến mẹ, tâm hồn trẻ sẽ bị giới hạn. Hãy cho trẻ đi chơi những nơi như thủy cung trên cạn, vườn bách thú, về quê, càng nhiều càng tốt. Cha mẹ có thể nhờ trẻ đi mua đồ, mua rau quả, dạy trẻ tự đi xe buýt, xe điện trên một chặng nào đó, nếu có nhầm lẫn cũng là một trải nghiệm thú vị. Hãy bắt đầu từ những nơi gần nhất. Tính tình vui vẻ Trẻ luôn vui vẻ là do được hưởng đầy đủ tình yêu của mẹ, được chú ý phát triển năng lực, bản thân trẻ cũng thấy tự tin. Khi hòa nhập vào tập thể được người khác tôn trọng, bản thân trẻ cũng biết giúp đỡ người khác, có tính cộng đồng cao. Người mẹ hãy cho con tình yêu trọn vẹn, hãy cố gắng tạo điều kiện cho trẻ phát triển càng nhiều khả năng càng tốt, bên cạnh đó cũng nên cho trẻ giao lưu thật nhiều. Biết thông cảm Sự cảm thông không phải là thứ có thể học được từ sách vở, mà là từ giáo dục ý thức. Biện pháp là hãy nhờ trẻ giúp đỡ những việc phù hợp ngay từ nhỏ. Để trẻ có thể hiểu được tâm tư người khác thì đầu tiên hãy cho trẻ thấy rằng việc giúp đỡ người khác là mang lại niềm vui cho họ và nhận được lời cảm ơn cũng là một niềm vui. Bản thân trẻ cũng sẽ dần dần cảm nhận được niềm vui từ đó. Kỹ lirỡng, tỷ mỉ Đức tính này có thể rèn luyện được nhờ việc cho trẻ tự chơi ghép hình. Không được cho trẻ chơi các hình đã được ghép sẵn, vì như vậy trẻ sẽ không có khả năng tập trung, sẽ quen với việc “ăn sẵn”. Hãy cho trẻ chơi những đồ chơi mà phải tự mình bỏ công sức mới chơi được. Chú ý mua cho trẻ nhiều sách có hình ảnh. Làm việc cẩn thận Làm mọi việc cẩn thận là đức tính có thể huấn luyện trẻ ngay từ nhỏ. Ví dụ, ngoài vẽ tranh, có thể cho trẻ chơi những trò có tính tỉ mẩn như dán tem, ghép hình... cũng rất có tác dụng. Cho trẻ làm cả những việc cần theo dõi quan sát kỹ lưỡng như trồng hoa, nuôi con vật. Có cá tính Đứa trẻ cá tính là đứa trẻ có một tài năng đặc biệt nào đó. Có thể là ngoại ngữ, bơi lội, âm nhạc, múa,... Hãy giúp trẻ phát triển kỹ năng đó thật tốt. Ngoài ra, những trẻ này có tính cạnh tranh, không muốn thua kém bất kỳ ai. Cha mẹ hãy để trẻ được hướng đến lĩnh vực mà trẻ rất thích, rất giỏi và rất chuyên tâm. Tính sáng tạo Tính cách của trẻ chủ yếu hình thành ở nửa sau của giai đoạn 2 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất để phát huy tính sáng tạo ở trẻ. Để trẻ phát huy tính sáng tạo, cha mẹ hãy luôn tỏ ra thích thú với những thứ con đã làm ra. Với những thứ mà con đã bỏ nhiều công sức, hãy chụp ảnh lại, treo lên tường hoặc cho vào album. Sau đó hãy khuyến khích con làm cái khác đẹp hơn nữa. Với cách làm này, dần dần sẽ có được 1,2, rồi 5, 10 cuốn album, như vậy, trí sáng tạo của trẻ đã được nuôi dưỡng rất tốt. Tóm lại, nếu cha mẹ thường xuyên chỉ cho con làm thế này, thế kia, thì sẽ tạo cho con thói quen nhờ vả, vì vậy nhất thiết không được làm giúp mà để con tự làm, sau đó khen ngợi thành quả của con. Tính tích cực Người mẹ hãy suy nghĩ xem ở nhà có nói quá nhiều không, có sai bảo con bằng mệnh lệnh không? Hãy thử đặt mình ngang hàng với con, rồi nhờ con giúp đỡ xem. Khi làm như vậy, trẻ sẽ rất hứng thú, sẽ cố tự suy nghĩ, dần dần làm được nhiều việc, trở thành một đứa trẻ tích cực. Nếu cha mẹ xen vào quá nhiều, chăm lo cho con quá mức cần thiết, sẽ dẫn đến tình trạng không có chỉ dẫn của cha mẹ thì con không biết phải làm thế nào. Trẻ luôn nghĩ cha mẹ sẽ bảo mình làm và cứ thế chờ đợi, dần dần sinh ra không tự giác. Thói quen đó phải sửa càng sớm càng tốt. Biết nói lên cảm giác của mình Để trẻ có thể nói lên cảm nhận của mình và có cách ứng xử tích cực thì phương pháp lặp Yamabiko (Yamabiko nghĩa là tiếng vọng) rất có hiệu quả. Phương pháp Yamabiko là phương pháp mà người mẹ bỏ hẳn những câu mệnh lệnh dành cho con, thay vào đó là lắng nghe lời nói của con. Con nói gì thì mẹ sẽ lặp lại gần như thế. Giả sử con nói: “Mẹ ơi, anh con tệ lắm!” Người mẹ sẽ nói: “Anh con tệ lắm? Tệ như thế nào nhỉ?” “Anh đánh con.” “Vậy là anh con đã đánh con đấy! Sao anh lại đánh con?” “Chẳng có gì cả mà anh lại đánh con.” “À, chẳng có gì cả mà anh lại đánh con! Tại sao chẳng có gì cả mà anh lại đánh con nhỉ?” Cứ như vậy, dùng phương pháp Yamabiko lặp lại những gì trẻ đã nói và tiếp tục hội thoại theo cách đó. Nhờ phương pháp này, đối thoại giữa hai mẹ con được hình thành, trẻ sẽ dần biết cách đối đáp. Trẻ cũng sẽ tích cực phát ngôn khi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Tính tự chủ Tính tự chủ thể hiện qua việc tự làm và tự chịu trách nhiệm, xuất phát từ tính độc lập của trẻ. Tính cách này không tự nhiên có mà phải nhờ vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Người luôn suy nghĩ đến những điều có ích cho người khác, khiến người khác nghe theo ý kiến của mình, được cho là người có tính tự chủ. Rèn luyện tính tự chủ, đầu tiên là phải tuân theo các quy tắc chung, phải học các luật lệ xã hội. Nếu không có ý thức nghiêm chỉnh tuân thủ trật tự chung, tự do làm những điều mình thích, thì khi lớn lên sẽ trở thành người không có khả năng tự kiểm soát. Giáo dục trẻ nhỏ, ban đầu phải theo một khuôn khổ nhất định. Học các việc khác cũng như thế. Tiếp sau đó mới là vượt ra khỏi khuôn khổ và tự tạo ra hình ảnh của chính mình. Đó là căn bản của việc giáo dục ý thức tự chủ. Có hứng thú Muốn trẻ có hứng thú, phải quan sát thật kỹ lưỡng để tìm ra những khả năng nổi bật của trẻ để khen ngợi và khuyến khích. Hãy cố gắng ghi lại những điểm đặc biệt trong hành động của trẻ. Cha mẹ thường có khuynh hướng chỉ nhìn thấy những điểm chưa được ở con mà bỏ qua mất điểm tốt. Hãy quan tâm tới mặt mạnh của con, giúp con nhận thức được khả năng tuyệt vời của bản thân. Khi trẻ hiểu rõ điều đó, trẻ sẽ có thể phát huy năng lực của mình ngày càng tốt hơn. Động viên khen ngợi trẻ chính là để xóa đi màn sương mờ che phủ tâm hồn trẻ. Trẻ phải nhận thức được thế mạnh của mình thì mới cố gắng phấn đấu được. Đầu tiên trẻ chỉ có thể giúp được những việc rất nhỏ, nhưng không được chê cười trẻ. Nếu trẻ nói muốn tự mình làm việc gì đó, cũng không được trêu chọc. Hàng ngày, hãy ghi chép lại những việc khiến con thích thú và làm tốt, chắc chắn sẽ có ích. Ban đầu có thể không đến năm việc mỗi ngày, nhưng sau có khi sẽ lên tới 50 việc tốt. Bản thân người mẹ hãy thay đổi cách nhìn với con mình. Vô tư không lo lắng Hãy dạy cho trẻ rằng, nếu trẻ có ấn tượng mạnh với một việc gì đó, thì hãy nhất quyết thực hiện. Thực hiện điều mình ấp ủ là quy tắc quan trọng thứ nhất. Phần đông mọi người có thói quen suy nghĩ không tích cực, vì thế khó có thể thành công được. Nếu có thói quen suy nghĩ lạc quan thì sẽ làm được, ngược lại nếu luôn có thói quen bàn lùi thì sẽ không thực hiện được, đó là quy tắc quan trọng thứ hai. Theo quy tắc này, người hay lo lắng sẽ có kết cục thất bại. Quá lo lắng thì sẽ nhận được kết quả đúng như mình đã lo lắng, đó là quy tắc quan trọng thứ ba. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen không lo lắng. Với trẻ con, hãy dùng những câu nói kiểu như “Con chắc chắn sẽ làm được”, để tạo sự tự tin cho con. Nếu ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ luôn tự nhủ lạc quan, không từ bỏ giữa chừng, thì sẽ nuôi dạy con thành công. Những điểm cần chú ý khi con có anh chị em Giải pháp khi chuẩn bị sinh thêm em bé Khi đứa trẻ biết rằng mình sắp có em, tự nhiên nó sẽ quay trở lại cư xử giống như em bé. Bản năng trẻ nghĩ là em bé sẽ chiếm được tình yêu của mẹ, vậy nếu mình cũng là em bé thì sẽ giành được mẹ. Khi ấy, nếu chỉ nói: “Con là anh/chị của em đấy!” thì sẽ thất bại. Người mẹ phải cho con biết rằng con sẽ có em và khẳng định với con rằng: “Cho dù có em bé thì con vẫn là quan trọng nhất”, và bảo con hãy đối xử dịu dàng với em. Dạy con nói chuyện với em bé trong bụng, làm quen với em dần dần. Việc này nếu làm không khéo sẽ khiến trẻ lớn có tâm lý rằng em bé sẽ chiếm mất mẹ và sẽ đeo dính lấy mẹ. Nhưng nếu trẻ hiểu rằng mẹ vẫn luôn dành tình yêu cho mình thì sẽ cảm thấy yên tâm và dần dần sẽ có thể tách khỏi mẹ. Sau khi em bé được sinh ra Nếu chỉ quan tâm đến em bé sẽ khiến trẻ lớn không yên tâm, sẽ lại tè dầm, lại cư xử như thể mình là em bé. Cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến trẻ lớn. Khi chăm sóc em bé, trước tiên hãy nói chuyện với trẻ lớn thật nhẹ nhàng, xác nhận lại vị trí của trẻ, sẽ khiến trẻ không còn lo lắng nữa. vẫn thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe, khi trẻ cư xử đúng, hãy ôm trẻ vào lòng và khen ngợi “Con thật là đứa trẻ ngoan.” Chẳng hạn khi thay tã cho em bé, nếu trẻ lớn đến bên cạnh, hãy ôm trẻ lớn vào lòng, hỏi xem trẻ có vui lòng để mẹ sẽ thay tã cho em không, khi trẻ thoải mái thì mới làm. Như vậy, trẻ sẽ càng ngày càng vui vẻ và ngoan ngoãn. Cha mẹ thử nhừ sự giúp đữ của trẻ lứn Như đã viết ở phần trước, nếu luôn ưu tiên và làm cho trẻ lớn thoải mái thì trẻ sẽ dần dần có thể tách khỏi mẹ. Khi ấy, mẹ có thể nhờ trẻ giúp đỡ và trẻ sẽ vui vẻ làm bất cứ việc gì. Thay vì bắt buộc, hãy làm cho trẻ luôn tích cực và tự nguyện giúp đỡ. Khi được giúp, hãy cảm ơn trẻ: “Con đã giúp được mẹ rất nhiều, mẹ cảm ơn con. Mẹ rất yêu con.” Và nhớ ôm con (trong 8 giây), tình cảm sẽ truyền qua da và những bất ổn, căng thẳng sẽ tan biến, con sẽ ngày càng trở nên hiếu thảo với cha mẹ. Tối đến có thể kê giường cho con ngủ gần. Kể cho con nghe truyện cổ tích. Tốt nhất một gia đình nên có hai con Gia đình có nhiều hơn hai con dễ sinh ra cãi nhau. Một người mẹ có nhiều hơn hai con cũng sẽ không thể nào chăm sóc đầy đủ cho các con được. Và nếu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến vấn đề đó thì thần sẽ bị căng thẳng quá mức đến phát bệnh. Nếu cố sức làm cái việc không thể làm được, thì kết cục xấu là khó tránh, vì vậy hãy dứt khoát ngay từ đầu là không để tình trạng đó xảy ra. Chúng ta nên làm những việc khả thi với gia đình mình. Như vậy, cha mẹ sẽ được nghỉ ngơi, bầu không khí thoải mái trong gia đình sẽ truyền sang con, bản thân con cái sẽ được thư thả, không vội vàng. Chúng ta đừng để bị rơi vào “chủ nghĩa lý tưởng”, mà hãy theo “chủ nghĩa hai con”. Và nhớ không dùng cách mắng mỏ mà hãy khen ngợi thật nhiều. Không được để nảy sinh tính cạnh tranh Cha mẹ phải biết cách đối xử để anh chị em trong nhà luôn yêu quý nhau, duy trì tình cảm gia đình. Nếu so sánh hai đứa trẻ tức là cha mẹ đã thất bại. So sánh về mặt cá tính thì không sao, nhưng nếu cùng học một vấn đề mà so sánh ai hơn là không được. Không được để trẻ lớn lên với tâm lý cạnh tranh, hãy nuôi dạy các con trong sự thông cảm với người khác. Cha mẹ hãy luôn yêu thương và quan tâm đầy đủ đến trẻ lớn, bản thân trẻ sẽ không ghen tỵ với em, trong nhà sẽ không xảy ra sóng gió. Hãy nhớ luôn khen ngợi và đối xử dịu dàng với con. ôm con trong 8 giây. Và đừng quên áp dụng phương pháp ám thị 5 phút mỗi tối. Cần phải giáo dục con lứn thật tốt Giáo dục đồng thời cả hai trẻ một lúc thì không cha mẹ nào làm được. Trong trường hợp đó, hãy lấy việc giáo dục con lớn làm trọng tâm, con thứ sẽ thông qua đó mà học hỏi. Khi con lớn đã được giáo dục đầy đủ rồi, sẽ trở thành tấm gương tốt, có sức ảnh hưởng tự nhiên đến con thứ, và con thứ sẽ còn phát triển tốt hơn nữa, cha mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý để không xảy ra tình trạng con lớn là trung tâm của gia đình, con thứ lại bị thiếu hụt. Việc trông coi cả hai con là bất khả thi, vì vậy hãy nhờ chồng, ông bà, người giúp việc hoặc nhà trẻ giúp đỡ, trong thời gian đó thì người mẹ săn sóc đứa trẻ còn lại. Nếu không thể nhờ được ai khác, hãy cố gắng ở bên con lớn trong giờ ngủ trưa là được. Khoảng cách giữa hai trẻ Giữa hai trẻ nên có một khoảng thời gian nhất định thì tốt hơn. Nếu sinh thêm con trong khi con lớn mới 2 tuổi, thì trẻ đó rất có khả năng sẽ ghen tỵ với em, và sẽ muốn quay lại làm em bé, khiến người mẹ khó lòng xoay xở. Khi trẻ được 3 tuổi, sẽ có thể dần dần tách mẹ, không còn sốc với việc có em, đó là thời gian phù hợp để sinh thêm con. Nuôi con một Đứa trẻ là con một thường bị cho là “có vấn đề”. Nhưng không phải đứa trẻ con một nào cũng kỳ quặc. Có nhiều trẻ con một được giáo dục rất tốt. Nếu cha mẹ có thể khéo léo hiểu được tâm lý của con, nuôi dạy con đúng cách, thì con một cũng sẽ phát triển như các trẻ khác. Tuy nhiên, có những điều mà nếu là con một thì sẽ không thể học được, mà nhất thiết phải có nhiều hơn. Riêng cá nhân tác giả mong muốn nếu có điều kiện thì sinh hai con. Trẻ là con một trong gia đình vì không có ai là đối thủ, thông thường sẽ có vẻ trầm lặng. Nhưng khi lớn lên, hòa nhập vào tập thể, sẽ dần dần hiểu ra cách đối nhân xử thế, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy suy nghĩ để giúp con hòa nhập, biết thể hiện bản thân, biết phát huy năng lực và phát triển tài năng. Đứa trẻ