🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 19 Điều Cần Biết Khi Đến Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục:
1. Giới thiệu.
2. Đổi tiền ở Việt Nam.
3. Chọn sim 4g ở Việt Nam.
4. Giao thông Việt Nam.
5. Hãy cẩn thận với Taxi.
6. Cẩn thận khi ở ATM.
7. Làm gì khi bị công an bắt.
8. Passport của tôi đâu ???
9. Đánh giày hay cướp giày ???
10. 5 đô cho một cây nhang.
11. Kinh nghiệm thưởng thức quán lề đường Việt Nam. 12. Cướp giật nơi hè phố.
13. Xem đi, rồi phải mua !!!
14. Cẩn thận với tour giá rẻ.
15. Kinh nghiệm đặt phòng.
16. Cẩn thận với các Club.
17. Tập lắc đầu.
18. Thuê Local Guide
19. Vừa du lịch vừa kiếm tiền.
Đừng bỏ lỡ chương nào, vì cái nào bạn cũng cần hết !!!
https://thuviensach.vn
1. Giới thiệu
Chào mừng các bạn đã đến với cuốn sách này, nếu bạn đang có dự tính đi du lịch Việt Nam thông qua kỳ nghỉ đông, hoặc một khóa thực tế Đông Nam Á nào đó, trước hết tôi muốn bạn đọc kỹ những gì mà tôi sắp chia sẻ ở đây. Tôi là một local Guide ở Việt Nam,
đúng hơn là miền Trung (South Midside), tôi hoạt động trong nghề không ít, cũng chẳng gọi là nhiều so với người khác, nhưng để có được những kinh nghiệm đi du lịch tại Việt Nam, đó là cả một quá trình dài, bản thân trong nghề tôi được xã hội và khách hàng uốn nắn theo một cách nào đó, tôi đã trở nên sành sỏi và khôn ngoan hơn rất nhiều. Và ở đây tôi muốn chia sẻ cho các bạn hầu hết những vấn đề còn mắc phải khi đến Việt Nam. Hãy cùng bắt đầu với tôi nào, đừng bỏ qua chương nào nhé, ở bìa tôi có dặn một lần rồi.
https://thuviensach.vn
2. Đổi tiền ở Việt Nam
Tỉ giá đồng Việt Nam hiện tại đang mất giá, và luôn luôn như vậy, tôi nhớ khi còn nhỏ, 1 đô la đã đổi được 18.000 đồng rồi, rồi lên 20.000đ, và giờ ngất ngưỡng là 23.348đ. Còn tùy thuộc vào bạn cầm tờ 1 đô, 2 đô, 5 đô, hay 100 đô la. Ở cương vị là khách du lịch, tôi cũng chẳng muốn đổi tiền ở sân bay chút nào, vì tỉ giá nó khá thấp, 1 đồng đô la chỉ có khoảng 22.500, bạn sẽ đổi bao nhiêu ??? chắc chắn không phải là 100 đô rồi, mà là nhiều hơn rất nhiều, tầm 500 đô bạn đã bị lỗ mất kha khá tiền rồi đấy.
Đổi đô ở khách sạn cũng là một cách không khả thi lắm, tỉ giá cũng tương tự như ở ngoài sân bay, và phí chênh lệch này được chuyển vào nguồn thu của lễ tân, bellman cùng một số bộ phần tiền sảnh khác. Tuy nhiên, để tiện cho thời gian và hỗ trợ cho họ, bạn hãy cứ xem như đó là tiền Tip cho việc đón tiếp bạn nồng hậu của họ. Họ phải luôn tươi cười, phục vụ tận tình, xách hành lý giúp bạn, điều đó thật xứng đáng để nhận tiền tip từ bạn.
Dành cho những bạn đến Việt Nam muốn đổi đô la suýt soát nhất, bạn có thể đến các tiệm vàng ở Việt Nam, chúng tập trung hầu hết ở chợ, hoặc khu trung tâm thành phố, ở đây người bán sẽ đưa cho bạn xem tỉ giá đồng đô la, đồng won, đồng yên và đồng thái, họ thu tất cả ngoại tệ và đưa lại cho bạn tiền Việt Nam. Để check đúng tỉ giá, bạn có thể lên web https://vi.currencyconvert.online/usd/sgd/12 tham khảo, nếu chỉ lệch một khoản nhỏ, hãy yên tâm vì họ là nơi kinh doanh, chênh lệch như vậy chẳng đáng là bao, họ đổi một ngày có khi lên đến 10.000 đô la.
Một vài bạn nước ngoài khi đến Việt Nam thấy có quá nhiều số 0 trên mỗi tờ tiền, bạn sẽ quen dần với chúng vì ở Việt Nam tỉ giá nghìn đồng là mức giao dịch ở đây. Nếu bạn muốn mua một món đồ lưu niệm nào đó, hãy cứ chia lại cho 20.000, nó sẽ ra lại tiền đô la cho bạn, bạn sẽ biết chúng đắt hay rẻ.
https://thuviensach.vn
3. Chọn sim 4G ở Việt Nam
Việt Nam khác với một số nước du lịch khác như Thái Lan, Singapore, hoặc Dubai, wifi miễn phí không có hầu hết ở những khu vực trung tâm thành phố, nói cách khác là wifi thành phố. Hiện tại họ đang bắt đầu triển khai ở các thành phố lớn (Da Nang, Ha Noi, SaiGon), nhưng không hẳn là tất cả, bạn chỉ có thể dùng wifi free ở khu vực khách sạn và các trung tâm thương mại lớn như VinCom, Lotte, Center Mall, và đặc biệt bạn không cần phải mua như ở Dubai. Để tiện cho việc đi lại và luôn luôn check in nơi đến, bạn hãy chuẩn bị cho mình một sim 4G. Nhà mạng Viettel là lựa chọn tốt nhất cho các bạn vì cột sóng của nó phủ đầy khắp mọi nơi, giá chỉ từ 90.000 đến 150.000, đăng ký theo cú pháp của nhân viên hướng dẫn, bạn sẽ được kích hoạt nhanh chóng.
Một lựa chọn khác là mua cục phát wifi di động, lắp sim 4G vào và xài, điều đó thật tốt cho điện thoại của bạn, sử dụng được lâu hơn rất nhiều vì thiết bị phát đã chịu tải lưu lượng giúp điện thoại bạn rồi.
Hãy đến mua sim ở những nơi có uy tín, có giá niêm yết sẵn, tôi xin chia sẻ những nơi tin cậy như thegioididong, FPT shop v.v…
4. Giao thông ở Việt Nam
https://thuviensach.vn
Giao thông ở Việt Nam là một mớ hỗn độn, đầy rẳ rối, bạn có thể thấy kẹt xe ở khắp nơi, xe bus, xe máy, xe đạp, thậm chí là xe chở hàng đi đầy phố xá, bất kể đoạn đường đó là khu du lịch hay không. Người Việt Nam có một tập tính đặc thù khi đi xe là luôn chen lấn, dành phần đường đi của mình lên phía trước, ai nhanh hơn thì người đó thắng, mọi thứ không có trật tự. Một số bạn đến Việt Nam thấy giao thông họ đều rất sợ hãi, mỗi lần đi sang đường, họ nói đó là một nghệ thuật, phải tập trung quan sát cực độ, vì xe phóng lên lúc nào, ở làn đường nào họ không thể nào biết trước được. Bạn hãy làm quen với giao thông nước tôi, hãy đảm bảo mọi thứ đều được an toàn, luôn đi sát lề và quan sát hai bên. Ở đây mọi luật lệ dành cho người nước ngoài rất khó để giải quyết, vì bạn không biết nói tiếng Việt, và cảnh sát cũng không nói được tiếng Anh. Cách tốt nhất là hãy tự bảo vệ bản thân mình trước, còn những vấn đề khác, hãy xử lí theo cách bạn thấy hợp lý. Hãy đi chậm khi ở trong thành phố !!!
5. Hãy cẩn thận với Taxi
https://thuviensach.vn
Một du khách Hàn Quốc khi tôi bắt dùm cho anh ấy một chiếc Taxi, với một quãng đường ngắn chỉ khoảng 3km, họ đòi 150.000 đ, từ đó anh ấy chỉ đi Grab hoặc đi bộ, tôi thật xấu hổ. Cũng một lần khác, một nhóm gia đình người Úc khi đi Daily Tour của tôi về, họ đi ăn hải sản, họ gọi cho tôi và phàn nàn về việc tôm hùm và cua của mình bị tráo đi khi chế biến, tôi lại thấy xấu hổ. Và còn nhiều lần khác, tỉ lệ phần trăm không đếm được nhưng cứ một tháng đi với khách nước ngoài như vậy, tôi lại gặp ba đến bốn lần du khách bị nạn, tôi chẳng thể giải quyết được vì đó hẳn là một thế lực ngầm, cách tốt nhất là nói không với Taxi, sẽ thật tội nghiệp cho những anh tài xế chân chính, nhưng hãy đề phòng.
Kinh nghiệm khi đi Taxi, bạn hãy hỏi họ có bật đồng hồ kilometer chưa, nếu họ không bật, thì chia tay, chúng ta không hợp nhau rồi. Nếu họ bật lên mà vẫn kỳ kèo giá tiền, hãy gọi về số hotline tổng đài phàn nàn, mọi thứ phải rõ ràng, tiền nào ra tiền đó.
Khi leo lên xe, tốt nhất là đừng nói gì nhiều, rất có thể họ sẽ dẫn bạn đi đến nhà hàng với giá khá cao để có tiền hoa hồng, hãy đi đến nơi bạn muốn, check google map để xem họ có đang đi đến đó hay không, một lần nữa, hãy cẩn thận.
Bắt Grab cũng là một cách an toàn nhất, tôi thấy buồn cười khi một anh tây to hơn cả con xe mà để một anh Việt Nam Grab chở đi, như cha và con vậy, nhưng đó là cách tốt hơn để toàn vẹn túi tiền của mình, bạn có thể book grab 4 chỗ, 7 chỗ, giá tiền luôn được hiện lên rõ ràng, nếu có điều gì bất thường, hệ thống sẽ khóa tài khoản anh chàng đó, thế là xong.
6. Cẩn thận khi ở ATM
https://thuviensach.vn
Ở Việt Nam chẳng có gì nói trước được, những nước khác cũng vậy, và đây là một lời chia sẻ chung cho bạn, bất kể bạn đến một đất nước nào đó, hãy cẩn thận khi ở cây rút tiền của mình. Chẳng ai lấy thẻ của bạn làm gì, chúng chỉ đợi bạn rút tiền ra và cướp, ở một nơi lạ lẫm như Việt Nam, bạn chẳng thể kêu cứu được ai, kể cả là chính quyền, đó là sự thật. Cách tốt nhất là bạn hãy đến thẳng ngân hàng nào đó, họ luôn luôn có ATM ở trước ngân hàng, bạn được rút tiền trong sự an toàn của an ninh ngân hàng, một vài ngân hàng lớn còn có thể cho nhân viên ra hỗ trợ bạn rất nhiệt tình.
Hiện nay các ngân hàng đã mở rộng hệ thống giao dịch, bạn có thể mang Master Card, Visa đến ATM rút thoải mái, hãy tìm trên google map để xem ngân hàng nào gần nhất với bạn, đề xuất của tôi là ngân hàng Vietcombank, Sacombank, Dong A Bank.. Hãy cùng tiếp tục nào.
7. Làm gì khi bị công an bắt
https://thuviensach.vn
Một vài bạn nước ngoài qua Việt Nam chỉ thích lấy xe máy đi phượt, tôi cũng thích loại hình này vì nó được trải nghiệm nhiều thứ hơn. Đa phần thì khi đi trên cao tốc, ít bạn nào đi chậm cả, và cũng không cho phép họ đi chậm, cứ thế mà đi, nhưng khi quen với điều đó rồi, nhiều bạn vẫn chạy nhanh khi đi trong phố, vào thị xã, vào khu vực đông dân, điều này chẳng hay chút nào. Có lần đi Quy Nhơn gặp anh Tây kia chạy vào chợ, bị mất đà và tông thẳng vào cửa hàng rau, một anh khác khi đi lên đường đèo đi Đà Lạt cua không kịp, bị thương ở phần thân rất nhiều. Đó chỉ là một mặt khi đi bằng xe máy, nếu cẩn thận, bạn sẽ chẳng bị làm sao cả, yếu tố thứ hai mà tôi muốn nói đó là bị công an bắt.
Một vài lý do mà bạn không thể lường trước được, công an Việt Nam có thể vẫy tay bạn bất cứ lúc nào và bạn sẽ vi phạm vì bất cứ lý do nào, điều đó thật nực cười, tôi chỉ muốn nói được đến đây. Có thể bạn không phải là xe chính chủ (dĩ nhiên rồi vì bạn thuê xe đi mà), có thể bạn không có bằng lái xe, xe bạn không có đèn, không có gương hợp quy định v.v...Mọi thứ đều ập đến, và cách tốt nhất là đưa tiền ra.
Thông thường bạn vẫn cứ trả giá tiền phạt xuống, số tiền đó không đi vào kho bạc nhà nước mà là vào túi của cảnh sát giao thông, nên hãy cứ deal một cách hợp lý nhất, tôi hay bị bắt khi đi cung đường vào Dak Lak, và tôi thường đưa cho họ từ 200.000 - 500.000. Thế là xong, xem như hôm nay bạn không gặp may, cái chính là bạn vẫn được tự do đi tiếp theo lịch trình. Tôi thật xấu hổ khi nói ở đoạn này.
8. Passport của tôi đâu ???
https://thuviensach.vn
Trước khi nói về vấn đề này, tôi xin khuyên bạn hãy chụp hình Passport của mình rồi cất chúng ở đâu đó thật kĩ, trừ những việc quan trọng như check in khách sạn, mua vé dịch vụ hoặc thuê xe, còn không cứ hãy cất nó đi. Chỉ mang theo hình chụp trong điện thoại, thẻ và tiền mặt thôi (chỉ một ít thôi nhé).
Việt Nam không giống như những nước khác, việc bạn mất một thứ gì đó, có nghĩa là bạn đã mất nó luôn rồi, vì chẳng thấy nó ở đâu cả, người Việt Nam không có thói quen nhặt được đồ giá trị và đem trả cho người mất, bạn cũng không thể đến phòng cảnh sát địa phương và hỏi, điều đó thật khó. Thà mất tiền mặt, chứ mất thẻ và Passport thì mọi thứ cứ rối tung lên. Cách tốt nhất là bỏ trong phòng, giấu nó đi.
Nếu bạn rơi vào trường hợp mất Passport, hãy liên hệ với lãnh sự quán nước bạn tại Việt Nam, tôi ví dụ lãnh sự quán Hoa Kỳ https://vn.usembassy.gov/vi/visas-vi/ . xin cấp cho bạn giấy chứng nhận công dân tạm thời, hoặc lúc này bạn có ảnh chụp trong passport, rất có khả năng bạn sẽ được giải quyết ngay trong chốc lát, và bay về nước nhanh chóng.
Và theo như tôi nói ở trên, hãy chụp hình và cất Passport thật đi.
9. Đánh giày hay cướp giày ???
https://thuviensach.vn
Bạn có thể lên youtube xem phóng sự chặt chém khách khi sử dụng dịch vụ đánh giày ở Việt Nam, chính xác hơn là ở Hà Nội. Một vài tỉnh thành nữa cũng có nhưng không được lên báo, chỉ được biết qua các trang mạng xã hội. Điều nực cười ở đây là giày gì họ cũng đánh, dù là giày da hay giày cỏ, giày chạy cũng đều bị thành phần chặt chém khách du lịch giành giật, chèo
kéo khách và đánh đôi giày đó. Khi bạn nói không thì không có nghĩa họ buông tha cho bạn, phải im lặng và né tránh những thành phần này ngay khi có thể, hoặc vào khu đông người. Một đôi giày, bất kể giày gì họ cũng đều lấy giá 500.000, có nhiều trường hợp lên đến 1000.000, tương đương với 50 đô la. Tôi không gọi đó là dịch vụ đánh giày, mà là cướp, sẽ rất khó tránh khỏi nhưng cứ tốt nhất tránh đi thì hơn. Ở xã hội hiện tại dịch vụ này đã không còn, ở Việt Nam người ta cũng chỉ dùng giày cỏ để đi du lịch, chẳng ai mang giày da bóng để đi cả, và giành giật khách, bắt họ tháo giày ra, đánh phủi vài cái và đòi tiền, điều đó thật không đáng chút nào. Một vài trường hợp khách du lịch biết trước, họ đã chọn phương án mang dép, đối với tôi đó là cách ứng phó hay nhất. Thật tiếc khi bạn phải đề phòng quá nhiều thứ khi đến với đất nước tôi. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong xã hội, sẽ có nhiều thứ tốt đẹp hơn và những con người thân thiện hơn.
10. 5 đô la cho một cây nhang
https://thuviensach.vn
Việt Nam là nước thuộc Đông Nam Á, theo Phật và Công Giáo, do du nhập đa dạng về văn hóa nên ở nước tôi cũng rất nhiều chùa và nhà thờ, nhưng chỉ duy nhất khi vô chùa người ta mới cầm nhang thắp hương cho Phật. vài khách phương Tây thấy cầm nhang và cầu nguyện thì cũng làm theo, và sau đó là 5 đô cho một cây nhang. Những thành phần này luôn đứng chực trước sảnh chùa để mời gọi mua nhang. Vào năm 2010 khi đi với nhóm khách Anh, tôi cũng từng chứng kiến cảnh 100.000 một bó nhang rồi, và luôn luôn dặn khách phải chú ý, mãi đến tận hôm nay tôi thấy kinh khủng hơn, là họ đốt nhang đưa cho mình cầm, ai cầm thì lấy tiền, một cây 100.000đ, càng ngày càng đắt đỏ theo kiểu luật ngầm.
Nhìn chung khi bạn đi đến nơi nào đó, thì chỉ để tham quan chụp hình mà thôi, trong chùa có sẵn nhang, bạn cứ lấy mà dùng, mỗi người một cây, mọi thứ đều miễn phí, còn những ai ngoài kia đưa thì đừng cầm, bất kể đó là vật gì, nhang hay tràng hạt.
11. Thưởng thức ẩm thực đường phố Việt Nam
https://thuviensach.vn
Bạn đã đọc qua các tạp chí du lịch, các trang báo mạng và các thư quảng cáo về du lịch Việt Nam, kèm theo đó là những hình ảnh ẩm thực đường phố cực kỳ đa dạng, nhưng nhìn chung khi đi tour, bạn ít bao giờ được ăn đúng khẩu vị của chúng do chính người địa phương của vùng miền đó nấu. Cảm giác bạn ngồi ở lề đường với chiếc ghế gỗ, ăn cùng với người Việt Nam ở một góc phố nào đó, mới thực sự là một trải nghiệm. Hãy cùng tôi chia sẽ kinh nghiệm đi ăn lề đường nào.
Hầu hết những quán rẻ và ngon đều tập trung ở khu vực chợ, hoặc khu vực người dân sinh sống, những quán này không hề có trên tạp chí, bạn phải lùng sục hoặc hỏi người dân địa phương, hoặc lên các diễn đàn du lịch để tham khảo thêm, các quán này không có ghế nệm, bàn xoay hoặc nhân viên dọn bàn, bạn tự đến, tự ăn và tự trả tiền luôn cho người bán. Quán nào càng đông thì chắc hẳn nơi đó sẽ có uy tín cao, cứ đến đó mà ăn. Giá của những quán lề đường sẽ từ 15.000 đến 30.000, gần 1,5 đô la, quá rẻ phải không, Những món ăn như bánh mì, bún cá, bánh canh, bánh xèo, bánh cuốn, nem cuốn v.v… chắc chắn sẽ làm bạn thích thú khi đến Việt Nam.
Ngược lại, những quán ở quanh khu du lịch, gắn bảng hiệu trưng bày nhưng ít khách vào, họ chỉ nhái lại công thức và làm với mục đích kinh doanh, cái hồn ẩm thực Việt Nam không nằm ở đây, cho dù bạn ăn thấy ngon, nhưng không gian ở đây sẽ không làm bạn trải nghiệm hết được.
12. Cướp giật nơi hè phố
https://thuviensach.vn
An ninh ở Việt Nam không được an toàn, quyền lợi của các bạn khi đến với đất nước tôi không được bảo toàn cho lắm, một vài trường hợp được chăm sóc và hỗ trợ cho đến khi về nước, nhưng đó chỉ là số ít, hầu hết họ phải nhờ đến những người thân của họ phía bên kia địa cầu gửi tiền, thẻ và làm lại giấy tờ để bay về nước.
Nạn trộm cắp, cướp giật xuất hiện hầu hết ở mọi quốc gia, Việt Nam cũng không thoát khỏi trường hợp này. Đa phần những du khách đến Việt Nam quá vô tư về việc giữ gìn tài sản của mình, nên đã bị cướp giật mất, và bạn biết rồi đấy, mất passport thì rất kinh khủng, trong khi mình chỉ du lịch vài ngày ở đây.
Cướp giật ở Việt Nam luôn luôn nhắm đến đối tượng nữ có giỏ xách, nam cầm ví trên tay, càng lộ thì chúng càng dễ hành động, cách tốt nhất để bạn được thoải mái là hãy mang một ít tiền mặt ra đường kèm với điện thoại, hãy chụp lại ảnh passport của mình khi cần. Nếu được thì chỉ cần mang theo thẻ tín dụng hoặc 100 đô la trong túi, đối với tôi điều đó là quá đủ.
Ở những nơi công cộng và khu mua sắm, bạn nên đi tay không và dấu mọi thứ trong quần hoặc áo khoác, đừng ăn mặc lòe loẹt hoặc cố khoe mình là một ai đó thật nổi trội, như vậy chỉ làm cho bạn trở thành điểm ngắm mà thôi.
13. Xem đi, rồi phải mua
https://thuviensach.vn
Đó là phong cách bán hàng thiển cận của mốt số thành phần tiểu thương Việt Nam, họ không quan tâm nhiều về việc chào hàng thân thiện, về lý do mình phải mua chúng, họ chỉ quan tâm đến tiền của bạn và giá của chúng ắt phải gấp 4 lần giá thị trường chung, chỉ đơn giản bạn là khách du lịch.
Một số hàng lưu niệm ở các trung tâm không có trường hợp này, bạn có thể xem, kiểm tra thoải mái và có quyết định mua hay không, vì ở đó được đào tạo tốt, kỹ năng bán hàng của nhân viên được cân nhắc hơn rất nhiều.
Một vài tiểu thương ở Việt Nam có mặt tại các chợ du lịch thì ngược lại, cứ bạn cầm lên là họ báo giá liền, đưa máy tính lên và bấm số đôla, chẳng ai đồng ý mua với thái độ đó, một vài thành phần còn chửi khách, đuổi khách đi khi họ chỉ xem, sờ một chút rồi bỏ đi khi thấy giá tới 200 đô la, họ nghĩ 200 đô la là nhỏ, không ảnh hưởng gì. Bởi khách họ ít mua, nên họ bán giá cao, và khách đến họ xem như con mồi, không thể để thoát, nếu bạn rơi vào trường hợp này, cứ lặng lẽ mà đi thật nhanh, đừng phí thời gian cho những việc không đáng như vậy.
Tôi dẫn khách đi mua áo dài, khách đã chọn và tính 150 đô la, tương đương 3.000.000đ, tôi biết giá đó là khá cao và không cho khách mua, thế là họ chửi tôi, điều đó thật nực cười. Cũng may là những kinh nghiệm tôi có đã giúp tôi thoát khỏi nơi này nhanh chóng.
14. Cẩn thận với tour giá rẻ
https://thuviensach.vn
Tour 0 đồng là một điển hình của các hãng du lịch Trung Quốc, họ bao hết tiền vé và phòng cho khách, sau khi đi xong thi về nước trả lại tiền cho công ty thông qua chính sách của nhà cầm quyền. Nhưng thực tế không dừng lại ở đó, khách không đi tour đúng nghĩa, mà là đi vào shop, mall của công ty mua đồ, hầu hết là trang sức đắt tiền, nguồn thu này là vô tận nếu họ vẫn còn tiếp tục. Giờ đây chính sách đã giảm bớt vì ai cũng đã nhận ra điều vô lý của nó, tôi cũng chỉ nêu ra ví dụ ở đây để cảnh báo bạn rằng, những gì quá rẻ, gần như free thì cũng đều có nguyên do của nó.
Khi bạn đọc chương trình tour và mức phí phải đóng cho công ty du lịch, hãy hỏi kỹ lại rằng quyền lợi của mình như thế nào, về hợp đồng, bảo hiểm, dịch vụ đi kèm, giá vé tham quan, có shopping ở đâu không, các điều khoản bồi hoàn v.v… Mọi thứ phải được chắc chắn và bạn là người chủ động được hưởng, chứ không phải phung phí tiền bạc cho một nhóm lừa đảo nào đó.
Hãy cẩn thận với những lời mồi chài, giới thiệu các shop, các chương trình không nằm trong tour do hướng dẫn viên đề ra, tôi nói ở đây không phải mọi thứ đều xấu, mà chỉ để cho bạn an toàn, cũng có vài chương trình đi thêm rất hấp dẫn nếu lịch trình còn dư thời gian. Hãy xem xét và kiểm tra lại rõ ràng.
15. Kinh nghiệm đặt phòng
https://thuviensach.vn
Đặt phòng cũng là một kinh nghiệm rất cần thiết, nếu bạn là người có nhiều tiền, hãy đặt phòng 4 sao trở lên và ở lâu hơn một đêm, bạn sẽ thấy mình được đối đãi rất tận tình, hệ thống phòng và các dịch vụ đi kèm luôn luôn tốt, vì các khách sạn lớn thường làm theo uy tín và có tầm nhìn lâu dài, chẳng ai chửi mắng khách hàng hoặc đòi tiền này nọ cả.
Xem review qua khách đã đến cũng là một cách để chứng thực khách sạn, bạn sẽ thấy những lời chia sẻ rất chân thành từ khách cũ đã ở khách sạn, thông qua đó bạn sẽ có niềm tin hơn chứ không phải qua những hình ảnh bắt mắt trên tạp chí hay báo đài giới thiệu.
Về Homestay, bạn có thể xem review tại các fanpage của họ, đặt phòng ở chung, hãy cảnh giác về đồ đạc của mình khi ở chung, vì đã là homestay thì chắc chắn phải có giường tầng, hãy bỏ tất cả đồ giá trị của mình vào trong tủ riêng, khóa lại khi đi chơi và đi ngủ. Tôi có khách gặp trường hợp mất đồ khi check out trong phòng, đang loay hoay soạn thì gã người Thổ Nhĩ Kỳ đã ôm vì chạy mất, đến phút chót bạn mới biết thì đó đã là quá muộn.
Danh sách đặt phòng uy tín:
https://booking.com
https://airbnb.com
https://www.agoda.com/vi-vn/
https://thuviensach.vn
16. Cẩn thận với các Club
Các Club luôn là những điểm vui chơi của du khách, bạn và tôi cũng vậy, cũng đều thích vào đây nghe nhạc, uống bia, nhảy nhót các kiểu. Nhưng kèm theo đó là những chất kích thích không rõ nguồn gốc được mời gọi giao dịch trực tiếp.
Ở Việt Nam tràn lan ma túy và thuốc lắc, những chất hóa học giờ còn ghê hơn những thứ ngày xưa rất nhiều, chúng phá hủy thần kinh của bạn, điều đó thật tệ. Vào club bạn chỉ có thể uống bia, hoặc sử dụng cần sa, ở nơi cho phép, ở Việt Nam thì điều đó là sai trái, nhưng tôi luôn ủng hộ cần sa vì nó mọc lên từ đất. Còn các loại chất kích thích khác là điều không nên, các club hiện nay có bán bóng cười và Shisha, bạn chỉ nhìn thôi chứ đừng sử dụng, độc hại hơn thuốc lá gấp nghìn lần.
Thỉnh thoảng có vài người đến giao lưu và làm quen, hãy cẩn thận, nhất là những cô gái quyến rũ, họ không thích bạn đâu, họ chỉ muốn tiền của bạn mà thôi. Hầu hết đi Club đều gặp những thành phần như thế này, tốt hơn hết hãy cảnh giác, bạn đi với ai thì chơi với người đó, tránh giao tiếp không đáng có.
17. Tập lắc đầu
https://thuviensach.vn
Ở Việt Nam luôn có các hoạt động trái pháp luật, có những chỗ kín, cũng có những chỗ công khai, nhưng nhìn chung chúng đều không lành mạnh và không có lợi cho túi tiền của bạn. Khi đi dọc khu trung tâm, bạn sẽ thấy có vài nhân viên đưa cho mình phiếu giảm giá nhà hàng, cắt tóc, club free bia, hoặc thậm chí là đi massage đen. Thường thì tôi không khuyến khích bạn đi vào những chỗ này, vì họ tìm mọi cách để có khách chứng tỏ nơi đó rất ít người đến, kinh doanh không lành mạnh sẽ dẫn đến việc khách đi một lần không trở lại lần hai, dịch vụ được mở ra bởi những người chỉ muốn lấy tiền của du khách, ngoài ra thì k còn có lý do nào khác, kinh doanh ngắn hạn là như vậy. Gặp những trường hợp như thế hãy tập lắc đầu, bỏ đi thẳng thừng, nếu bạn mở miệng nói thì bạn đã giao tiếp rồi, điều đó thật không tốt chút nào.
18. Thuê Local Guide
https://thuviensach.vn
Đây là cách rất tốt khi bạn đến Việt Nam, bạn có thể đi cùng Local Guide khi đến bất cứ tỉnh thành nào, làm hợp đồng thỏa thuận hai bên và anh ta sẽ đón bạn tại sân bay, giới thiệu cho bạn biết về nơi anh ta sống. Bạn sẽ rất thích thú khi được giải đáp mọi thắc mắc ở đây, anh ta sẽ dẫn bạn đi đến những nơi mới lạ, không có khách du lịch ghé thăm, cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn khi đến Việt Nam.
Mức phí của Local Guide thông thường sẽ là 40 đôla một ngày, anh ta sẽ đi cùng bạn suốt tuyến, đổi lại bạn sẽ được thông tin điểm đến, người dẫn đường đi, chi phí dịch vụ, giá cả, những điểm độc đáo khi đến nơi đó, tôi xem Local Guide là một nghề rất thân thiện và có cảm tình nhiều với du khách nước ngoài, đa phần Local Guide làm tự do freelancer nên để có được lịch đi cùng với bạn, hãy tìm trước đó khoảng 1 tuần, để lại thông tin trên group và app liên lạc, bạn sẽ nhận được phản hồi sớm hơn dự định. Và tôi cũng là một Local Guide ở Nha Trang.
Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/loc.laclu
Facebook Group Local Guide: https://www.facebook.com/groups/1978376419046145/
19. Vừa du lịch vừa kiếm tiền
Tôi có vài người bạn Tây, cứ 6 tháng họ lại qua một lần, Việt Nam đi cực kỳ dễ, đi đi đi về về thường xuyên cũng được, quan trọng hơn, bạn là khách nước ngoài, nên Việt Nam được miễn phí Visa cho tất cả các nước, do đó các khách Hàn, Trung, Nga, Mỹ qua đây và ở lại làm việc rất nhiều.
Bạn đã có vốn tiếng anh sẵn, chỉ cần tìm và thỏa thuận với một công ty dạy tiếng Anh ở Việt Nam thì bạn đã có thu nhập khá dư dả, khoảng 750 đô một tháng, đối với tôi, ở Việt Nam như vậy đã là đủ sống rồi, hơn nữa việc bạn đi dạy cũng chẳng áp lực gì nhiều, một khóa dạy như vậy bạn chỉ cần lên lớp 3 buổi một tuần, quá dễ dàng phải không nào.
Bạn là nghệ sĩ, ca sĩ, hoặc Vlogger, bạn có thể kiếm tiền trên Youtube hoặc biểu diễn ở đường phố để kiếm thêm thu nhập, người Việt Nam rất thích mấy anh Tây như thế, đây cũng là một cách, bạn biểu diễn đường phố thứ mà bạn rất giỏi, diễn cho họ xem và nhận quyên góp từ họ. Lúc tôi lên Đà Lạt, tôi vẫn thường hay thấy một anh Tây biểu diễn kèn Saxophone, khoảng 30p, người ta quyên góp cho anh ta rất nhiều, bạn cũng sẽ làm như vậy chứ.
Về việc gia hạn visa, cứ 6 tháng bạn lại về nước một lần, một số thành phần đã hết hạn nhưng vẫn cứ ở lại Việt Nam, nhưng đó chỉ là cách chịu đựng ngắn hạn, rốt cuộc bạn phải về nước trở lại. Cách tốt nhất là cứ về theo định kỳ, bạn sẽ có uy tín hơn, được chào đón hơn khi ở Việt Nam.
LỜI KẾT
https://thuviensach.vn
Đây là những gì tôi đã trải nghiệm và chứng thực khi còn là một Local Guide Việt Nam, hy vọng thời gian tôi soạn ra những dòng chữ trong cuốn sách này sẽ phần nào hiểu hơn về Việt Nam, rất mong bạn sẽ đến và cảm nhận được hết vẻ đẹp,con người chúng tôi. Với cương vị là một hướng dẫn viên mang lại niềm vui và trải nghiệm cho du khách, tôi rất mong bạn sẽ được an toàn trong chuyến đi, cảm ơn những vị khách đáng mến đã đồng hành cùng tôi trong suốt những năm vừa qua, cảm ơn những người bạn phương xa luôn gửi mail về cho tôi để tôi có động lực xây dựng nội dung cho cuốn sách này. Một lần nữa rất cảm ơn công việc này, cho tôi nhiều suy nghĩ, nhiều trải nghiệm mới mẻ hơn.
Đỗ Tiến Lộc biên soạn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn