🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 15 Kỹ Năng Sinh Tồn Trong Công Sở - Debra Fine full prc pdf epub azw3 [Kỹ năng sống] Ebooks Nhóm Zalo 15 Kỹ Năng Sinh Tồn Trong Công Sở Lời cảm ơn Lời nói đầu PHẦN 1: XÂY DỰNG CÁC KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI Chương 1: Tiếp cận kĩ năng đối thoại Chương 2: Thấu hiểu người nghe Chương 3: Làm chủ cuộc trò chuy ện Chương 4: Im lặng là công cụ giao tiếp hiệu quả Chương 5: Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm Chương 6: Nhận biết nguyên nhân mâu thuẫn Chương 7: Kiểm soát thời gian Chương 8: Truyền năng lượng tích cực Chương 9: Gây dựng nền tảng giao tiếp Chương 10: Giữ bí mật Chương 11: Đi đến hồi kết PHẦN II: ÁP DỤNG KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI Chương 12: Quan sát hình ảnh của chính mình Chương 13: Thăng tiến Chương 14: Xóa tan nỗi sợ hãi nói trước đám đông Chương 15: Sử dụng công cụ giao tiếp trực tuy ến hiệu quả Lời cảm ơn Xin cảm ơn các thành viên của Hiệp hội Diễn giả Hoa Kỳ, đặc biệt là các đồng nghiệp thuộc chi hội Colorado, đã luôn sát cánh và giúp đỡ tôi. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Steve Tilliss – người chồng yêu dấu và nhẫn nại của tôi. Có những lúc anh phải kiềm chế bản thân mình để không yêu cầu tôi phải giải thích về việc tôi viết về những kĩ năng cũng như diễn thuyết về những hành vi giao tiếp cụ thể trong khi tôi lại không để tâm tới việc áp dụng vào thực tế như thế nào. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới các con vô cùng yêu dấu của tôi, Jared Fine Holst và Sarah Fine Holst – bởi vì chúng biết rằng Mẹ nói về diễn thuyết tốt hơn Mẹ thực hành nhiều. Lời nói đầu Trong một ngày, chắc chắn bạn phải thảo luận với nhiều người, có thể bạn phải bắt đầu cuộc họp, chủ trì một cuộc đàm phán, va chạm với một đồng nghiệp, làm dịu lại không khí tranh luận của một tiểu ban, bán hàng hay hội ý với người khác để đưa ra một dự án mới. Có thể bạn có cuộc phỏng vấn, lâm vào tình huống khó xử với khách hàng hay giúp ai đó giải quyết chuyện xích mích. Hoặc bạn có thể đưa bọn trẻ đến trường, tham gia buổi họp phụ huynh hoặc ăn trưa với bọn trẻ. Chúng ta có thể gọi những thảo luận này là “những cuộc trò chuyện”, nhưng liệu bạn có thực sự trò chuyện không? Bạn có thực sự thu hút người khác vào cuộc trò chuyện không? Bạn có thể dành cả ngày để trò chuyện nhưng cuối cùng thì bạn đã giải quyết được vấn đề gì? Khi bạn phải đối mặt với những tranh chấp và bất đồng trong quá trình thực hiện một dự án thì tình trạng căng thẳng ngày càng tăng. Sự thật là hầu hết chúng ta đôi khi chẳng có cuộc trò chuyện ý nghĩa nào với người khác như đồng nghiệp, khách hàng hay thậm chí là gia đình và bạn bè. Đối thoại dường như chỉ dừng lại ở việc tán gẫu về các vở kịch, những người nổi tiếng, chương trình ti vi đang thịnh hành, thể thao và thời trang. Thậm chí có thể coi một số cuộc đối thoại kiểu này chỉ là những cuộc trò chuyện. Tôi không hề có ý định bác bỏ tầm quan trọng của trò chuyện. Có rất nhiều trường hợp không có gì thích hợp hơn là trò chuyện, như khi bạn ngồi đợi khai mạc một cuộc họp, tìm hiểu một vị khách hàng hoặc một vị trưởng phòng ban nào đó hay khi xếp hàng. Trò chuyện rất quan trọng – nó giúp chúng ta xóa tan khoảng cách với người lạ và tìm hiểu thêm những người mình chưa có nhiều dịp tiếp xúc. Chuyện trò cũng giúp tạo lập sự tương đồng với những người mình gặp, tạo dựng quan hệ và sự liên kết cần thiết để gây dựng nền tảng cho đối thoại. Và khi thích hợp, trò chuyện cũng mở đường cho cuộc đối thoại trở nên thân mật hơn và tạo dựng nền tảng cho những mối quan hệ gần gũi, lâu bền. Thường thì điểm khởi đầu tốt đẹp (giống như món khai vị) sẽ khiến những cuộc đối thoại sâu sắc, có ý nghĩa hơn. Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta – bạn, tôi và những người chúng ta nói chuyện hằng ngày – quá ngán món khai vị và chẳng còn bụng dạ nào để ăn món chính nữa? Lúc này, tôi hi vọng bạn đã đọc cuốn The Fine Art of Small Talk của tôi và đã áp dụng những kĩ năng, kĩ xảo tôi đã đề cập đến trong sách cũng như hiểu được giá trị của việc phát triển các mối quan hệ, tạo dựng sự nghiệp và khuyến khích sự hòa hợp trong giao tiếp. Thế nên, nếu trò chuyện là món khai vị thì chúng ta có thể gọi món ăn chính là Đối thoại. Đối thoại giúp chúng ta đạt được những mục tiêu trong giao tiếp. Khi chúng ta bị cuốn vào cuộc Đối thoại, chúng ta sẽ cố gắng thông báo, truyền đạt, chia sẻ phản hồi hoặc đưa ra ý kiến, nhận phản hồi, học hỏi điều gì đó, tránh mâu thuẫn, đề nghị điều gì hoặc khuyến khích hay động viên ai nghĩ hay làm gì. Có vài điều bạn nên biết về Đối thoại – đó là… nó… rất… quan trọng. Và còn đôi chút khó khăn nữa. Đối thoại thường yêu cầu sự suy tư, tranh luận, tôn trọng và sự khéo léo trong giao tiếp với một hay nhiều người và những kĩ năng lắng nghe tốt cùng với sự kiên nhẫn. Đó là lý do vì sao nhiều người trong chúng ta lại hứng thú với trò chuyện và thường lảng tránh Đối thoại. Đôi khi chúng ta đưa ra những ý kiến vu vơ về những chủ đề vô thưởng vô phạt vì chúng ta hiểu những ý kiến đó chẳng chống lại mình hay vì chúng ta không muốn câu chuyện đi xa hơn. Chúng ta có thể e ngại cuộc đối thoại của mình không thích hợp hay bất tiện, hoặc chúng ta có thể lo lắng vì mình đã khiến câu chuyện trở nên quá nghiêm trọng. Đôi lúc chúng ta né tránh Đối thoại để giữ khoảng cách an toàn với người khác và để có thể trò chuyện thoải mái về những gì chúng ta có thể đã hoặc chưa học được, những gì được hay chưa được dạy. Trên thực tế, có bốn lý do chính khiến chúng ta không muốn chuyển Trò chuyện (Small talk) thành Đối thoại (Big talk), đó là (1) thời điểm ấy chỉ thích hợp cho trò chuyện, (2) chúng ta là người sáng tạo ra thói quen trò chuyện, (3) chúng ta có thể phát hiện ra mình sai lầm đôi chút hoặc hoàn toàn, và (4) chúng ta lo sợ tiết lộ quá nhiều hoặc tiết lộ thông tin không thích hợp. Đối thoại – là chìa khóa để bạn đạt được mọi yếu tố quan trọng trong nghề nghiệp và cuộc sống. Đối thoại là nơi bạn thể hiện khả năng thực hiện điều mình muốn và đạt được vị trí mình mong đợi trong thế giới này. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn học được cách chuyển từ Trò chuyện thành Đối thoại? Nếu bạn có thể từ bỏ thói quen và cuốn vào những cuộc Đối thoại có ý nghĩa hơn thì sao? Nếu bạn làm chủ được những tình huống đối thoại khó xử và những ý kiến khác nhau bằng sự nhẹ nhàng và khéo léo? Nếu bạn có thể nhìn nhận đôi lúc mình sai hay ít nói nước đôi hơn mình muốn? Trong cuốn 15 kỹ năng sinh tồn trong công sở (The Fine Art of the Big Talk), chúng ta sẽ thảo luận những câu hỏi để minh họa rõ ràng lợi ích cực kì to lớn của Đối thoại. Vì Nghệ thuật Đối thoại là một phần không thể thiếu của Nghệ thuật trò chuyện, chúng tôi cũng tạo ra con đường giúp bạn chuyển từ trò chuyện thành Đối thoại và làm sao để có một cuộc Đối thoại vào thời điểm và hoàn cảnh thích hợp. Những kĩ năng Trò chuyện và Đối thoại sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu trong nghề nghiệp và cuộc sống, giúp bạn tạo ra và đi theo chính con đường do bạn thiết lập nên. PHẦN 1: XÂY DỰNG CÁC KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI Chương 1: Tiếp cận kĩ năng đối thoại Học cách chuyển từ Trò chuyện sang Đối thoại và nâng giao tiếp của bạn lên một tầm cao mới. Hãy tưởng tượng bạn đang đi vào phòng hội nghị vài phút trước khi cuộc họp bắt đầu và thấy khách hàng của mình đã ngồi vào bàn. Bạn đi qua, mỉm cười, bắt tay và hỏi thăm vị khách đó. Không chỉ dừng lại ở cuộc trò chuyện với bạn trong chốc lát, vị khách ấy bắt đầu một cuộc thảo luận sâu hơn về những vấn đề kĩ thuật sẽ được đề cập đến trong cuộc họp. Chắc chắn đã có lần bạn làm việc với ai đó – cấp trên, đồng nghiệp, hay khách hàng – họ bỏ qua trò chuyện phiếm mà bắt đầu đối thoại ngay. Chẳng có câu hỏi nào rằng bạn dạo này ra sao, công việc thế nào. Cũng chẳng có câu chuyện ngoài lề nào về sở thích, bạn bè, thể thao, phim ảnh hay kì nghỉ với gia đình. Hãy suy nghĩ xem những cuộc đối thoại như vậy làm bạn cảm thấy thế nào. Đôi khi mọi người quên (không biết hoặc chẳng quan tâm) rằng việc chuyện trò thường mở đầu cho Đối thoại. Cuộc nói chuyện đi ngay vào Đối thoại thường làm cho người nghe cảm thấy áp lực và căng thẳng. Có thể thấy người vào thẳng chuyện chính không muốn gây dựng một mối quan hệ giao tiếp hoặc không muốn tìm ra sự tương đồng để củng cố mối quan hệ lâu dài. Đối thoại không phải là một đường đua cần đi tới đích. Khi lái xe, bạn không cần tăng tốc từ 0 lên 60 km/h trong vòng 5 giây. Việc trò chuyện giống như lúc bạn khởi động động cơ ô tô và từ từ đi ra khỏi khu vực lái xe. Trong khi Đối thoại lại giống quá trình lái xe trên đường hơn. Khi nói chuyện với người khác, bạn thường đặt một mục tiêu cụ thể nào đó và cố gắng đạt được mục tiêu ấy. Có thể bạn đang tham dự một sự kiện lớn để gây dựng các mối quan hệ hoặc bạn đang thu thập thông tin để chuẩn bị một báo cáo. Tuy nhiên, bạn không thể đạt được mục tiêu nếu bạn không biết mình muốn gì và phải thực hiện điều đó ra sao. Mục đích của đối thoại là gì? Bạn có thể nói vòng vo với người khác về quan điểm của mình, nói át người khác rằng bạn không quan tâm tới ý kiến của họ, cãi lại bằng cách đáp trả đầy khiêu khích, lên giọng với ai đó qua cách nói rất hạ mình, nói mãi về một vấn đề nào đó đến từng chi tiết, nói khoác một tấc lên trời hay nói lí qua các lập luận. Với rất nhiều kiểu nói như trên thì chúng ta cần phải phân biệt Đối thoại với những kiểu nói đó. Thực chất Đối thoại là một cuộc nói chuyện quan trọng. Đối thoại là một cuộc hội thoại khó khăn khi người ta không được thăng chức hoặc công việc mình kì vọng không như ý. Đó là những cuộc trao đổi, tìm hiểu sâu về kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa hay những khía cạnh khác hoặc những chủ đề có khả năng gây tranh cãi, hoặc tạo cơ hội để yêu cầu điều gì đó, bán được cái gì, khuyến khích ai, học được điều gì từ ai đó hay truyền đạt được cho người khác điều gì đó. Các doanh nhân có thể nhìn nhận Đối thoại là cuộc đàm phán về vụ sáp nhập trị giá nhiều triệu đôla. Các bậc phụ huynh lại coi Đối thoại là “cuộc trò chuyện” với con cái của họ về giới tính. Một cặp vợ chồng thì coi đây là cuộc bàn bạc về tình hình tài chính của cả gia đình hoặc việc nuôi dạy con cái. Theo Giáo sư Ron Carter của trường Đại học Nottingham, Đối thoại nghĩa là thảo luận về những ý kiến trái ngược của chúng ta và chúng ta phải biết sàng lọc, mở rộng hoặc bổ sung so với những ý kiến ban đầu. Qua đó, chúng ta có thể định nghĩa Đối thoại là sự thể hiện những ý nghĩ hay cảm xúc bằng lời nói, sự trao đổi suy nghĩ hay ý kiến qua đàm thoại, một cuộc họp bàn hay đàm phán, một bài diễn thuyết để duy trì sự cân bằng giữa các bên tranh luận, hoặc là một phương tiện để tác động đến ai đó hoặc đạt được điều chúng ta mong muốn. Với cách hiểu như vậy, cuốn 15 kỹ năng sinh tồn trong công sở (The Fine Art of the Big Talk) sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận thức về ngôn ngữ, tiếp nhận các quy tắc giao tế hiệu quả và đạt được kĩ năng giao tiếp cần thiết để bạn tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống. Nếu bạn thực hiện theo những kĩ năng được giới thiệu trong sách, bạn sẽ học được cách làm theo những điều sau: ¾ Kiểm soát được mâu thuẫn bằng việc đáp lại chứ không phải cự lại. ¾ Định hình những thông điệp rõ ràng và mạch lạc. ¾ Đưa ra những thông điệp đi thẳng vào vấn đề. ¾ Định hướng cho những cuộc nói chuyện để kiểm soát và sử dụng thời gian cũng như các nguồn lực hiệu quả. ¾ Tham gia vào những cuộc trao đổi chuyện trò nơi công sở và nâng cao tính hiệu quả của nó. ¾ Lắng nghe để lấy thông tin và tạo ra cầu nối giao lưu để cuốn hút người khác cùng giải quyết rắc rối. ¾ Có được khả năng giải quyết những tình huống khó xử trong giao tiếp. ¾ Tạo ra được những thông điệp chứa đựng thông tin quan trọng để tăng ảnh hưởng và tạo dựng lòng tin. ¾ Tạo lập mối quan hệ và theo đuổi bằng các cam kết để củng cố các mối quan hệ ấy. ¾ Giữ liên lạc và phản hồi ý kiến trên tinh thần thẳng thắn, có tính xây dựng và thân thiện. ¾ Đối thoại liên quan tới việc gây dựng những nhóm hội thoại, nó có thể khiến những mối quan hệ cả công việc lẫn riêng tư trở nên bền chặt hơn. Điểm bắt đầu của Đối thoại là điểm kết thúc của trò chuyện. Bạn được gì khi trở thành người đối thoại giỏi? “Trong xã hội, chẳng có người nào nói nhiều nếu họ biết mình thường xuyên hiểu nhầm người khác.” - Johann Wolfgang Von Goethe Bạn càng cố gắng để hiểu ý tưởng, cảm giác và mong muốn của người khác bao nhiêu thì người khác càng muốn hiểu và đánh giá cao về những ý tưởng, cảm giác và mong muốn của bạn bấy nhiêu. Có một cách dễ dàng hơn, đó là đảm bảo rằng tất cả những người tham gia đối thoại đều trong một nhóm và cùng hướng tới những mục đích giống nhau. Khi làm việc và sống chung với người khác, bạn càng cần phải thường xuyên Đối thoại. Nói cách khác, bạn càng ít tỏ ra quan tâm đến quan điểm của người khác thì chắc chắn họ cũng không quan tâm chia sẻ những mối bận tâm của bạn. Khi trở thành người Đối thoại tốt hơn, bạn được nhiều hơn, ít lo lắng và căng thẳng hơn. Bạn được nhiều người kính trọng hơn, có sức ảnh hưởng tới người khác, tâm trí thanh thản và cảm thấy thoải mái ứng phó với những bất đồng mâu thuẫn. Bạn tạo ra nhiều mối giao thiệp hơn với người khác và tạo dựng được cuộc sống lành mạnh hơn cho chính mình. Được kính trọng hơn. Giao tiếp hàng ngày phần lớn dựa trên sự bắt chước (ví dụ như tôi cao giọng thì anh cũng cao giọng; tôi cười, anh cũng cười). Điều này làm người ta thấy thoải mái hơn. Khi bạn tỏ thái độ thân ái và kính trọng hơn với người đối thoại với mình, như thế là bạn đã tác động đến họ để họ cũng có thái độ tương tự với mình. Có sức ảnh hưởng lớn hơn tới người khác. Khi bạn chân thành và chú tâm, bạn chắc chắn thu hút người khác và đạt được sự đồng tâm nhất trí với mọi người. Bạn cũng chắc chắn hiểu mình muốn gì để sau này không phải hối tiếc. Thoải mái hơn khi đối diện với bất đồng, mâu thuẫn. Mọi người đều có những tài năng khác nhau nên họ sẽ đạt được nhiều thành quả nếu biết cộng tác với nhau. Tuy nhiên, sống và làm việc với người khác luôn luôn làm nảy sinh nhiều trạng thái mâu thuẫn vì mỗi người có nhu cầu và quan điểm khác nhau. Khi bạn hiểu rõ điều gì diễn ra trong cuộc đối thoại thì bạn có thể trở thành người giải quyết rắc rối và kiểm soát mâu thuẫn trong nhóm. Học cách lắng nghe người khác có thể giúp bạn tăng khả năng có được cuộc đối thoại chân thành, đồng thời cũng giúp bạn nảy ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu của mọi người. Tâm trí thanh thản hơn. Mọi hành động của bạn đối với người khác đều tác động trở lại tới đầu óc và cơ thể bạn, cho nên một thái độ ôn hòa và sáng tạo với người khác sẽ giảm bớt căng thẳng của chính bạn. Thậm chí trong trường hợp khó khăn nhất, bạn có thể học cách phản ứng bình tĩnh và tích cực. Có mối quan hệ tốt hơn với người khác. Học cách trở thành người đối thoại tốt hơn sẽ giúp bạn khám phá hai câu hỏi lớn: “Điều gì đang diễn ra trong đầu tôi?” và “Điều gì đang diễn ra trong đầu bạn?” Ngày nay, người ta bị nhiều thứ làm sao nhãng và “cuốn đi” nên nhiều người thậm chí không hiểu nổi mình, chứ chưa nói tới hiểu được người khác. Lắng nghe có thể giúp bạn thực sự hiểu những gì người khác nói và một lần nữa đảm bảo với người đối thoại rằng bạn luôn tìm cách hiểu những gì họ đang trải qua. Đồng thời, bạn có thể đề nghị điều mình muốn rõ ràng và bình tĩnh hơn. Có được cuộc sống lành mạnh hơn. Trong cuốn sách Tình yêu và sự sống sót (Love and Survival), Tiến sĩ Dean Ornish đã nêu ra nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh những mối quan hệ tương hỗ giúp con người vượt qua những bệnh tật đe dọa cuộc sống. Xét ở mức độ nào đó, bạn đang sử dụng những kĩ năng giao tiếp hợp tác để cho và nhận được sự hỗ trợ về mặt cảm xúc nhiều hơn, và khi đó bạn sẽ tạo ra cho chính mình những cơ hội tuyệt vời để có được cuộc sống lâu dài và lành mạnh hơn. Nghệ thuật đối thoại tích cực Cuộc đối thoại mang tính xây dựng duy trì mối quan hệ tích cực giữa những người giao tiếp với nhau đồng thời giúp nhận diện khó khăn, đối mặt với thách thức, tìm kiếm các giải pháp và đánh giá kết quả. Nói cách khác, giao tiếp kém có thể làm nảy sinh khó khăn hoặc khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như bạn khuyên bảo một nhân viên có thái độ tiêu cực, có mâu thuẫn cá nhân với đồng nghiệp hoặc làm việc không tốt. Nhân viên rất dễ lui vào thế thủ nên nhiều vị giám đốc có xu hướng lờ đi và tránh nhắc đến rắc rối ấy trước mặt mọi người. Những vị giám đốc khác có thể chọn cách tiếp cận dứt khoát, không chấp nhận hoặc không quan tâm đến cảm xúc hay mối bận tâm của nhân viên. Có thể dùng cách hay hơn để tiếp cận vấn đề một cách trực diện, chân thật và khéo léo, đó là làm theo những kĩ năng dưới đây. Đối thoại nhằm giải quyết khúc mắc tập trung vào một vấn đề có thể giải quyết được chứ không phải người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề ấy. Nói cách khác, kiểu giao tiếp hướng vào cá nhân sẽ khiến người nghe thấy lo lắng và chú tâm vào việc đổ lỗi hơn là tìm cách tránh sai lầm hoặc giải quyết những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai. Ví dụ như vị chủ tịch một ủy ban có thể nói với một ủy viên rằng chủ đề của người đó “không nằm trong chương trình họp ngày hôm nay” chứ không nên phê bình trực tiếp rằng: “Anh nói lạc đề rồi.” Hãy tĩnh tâm để suy nghĩ xem nếu bạn phải nghe lời nhận xét ấy thì bạn sẽ cảm thấy thế nào, đặc biệt câu nói ấy lại được phát ngôn từ sếp. Bạn không phải trau chuốt tất cả những điều mình nói nhưng hãy chú ý rằng việc tình cờ đổ lỗi cho người khác cũng làm nảy sinh mâu thuẫn không cần thiết. Đối thoại tương hợp truyền tải đúng những điều người nói suy nghĩ và cảm nhận. Trong khi sự cẩn trọng được đề cao hơn sự vạch trần hoàn toàn trong một số tình huống chúng ta cũng có xu hướng nói thẳng thắn mang tính xây dựng, do đó cũng khuyến khích người nghe tin tưởng những gì chúng ta nói. Nói cách khác, giao tiếp không tương hợp có thể làm người nghe hiểu nhầm. Ví dụ như khi chúng ta nói không quan tâm đến vấn đề quan trọng nào đó trong khi chúng ta lại làm ngược lại, điều đó sẽ dẫn tới những rắc rối tiềm ẩn sau này. Đối thoại có tính mô tả thể hiện những nhận định khách quan về vấn đề hơn là đánh giá chúng, trong khi giao tiếp có tính đánh giá lại thể hiện sự phán xét đối với người nghe, luôn đặt người nghe vào thế phòng thủ. Đây là một ví dụ rõ ràng về câu nói có tính đánh giá: “Anh đã bòn rút chuyến hàng cuối cùng.” Cách biểu đạt có tính mô tả hơn, cách nói có tính xây dựng hơn sẽ là: “Anh đã bỏ sót một thứ quan trọng trong chuyến hàng cuối cùng.” Đối thoại hợp lý giúp người ta cảm thấy được thấu hiểu, được đánh giá cao và chấp nhận. Ngược lại, giao tiếp bất hợp lý làm người ta cảm thấy bị hiểu lầm, thấy mình thật vô dụng hay kém cỏi. Giao tiếp bất hợp lý là sự cầu toàn, máy móc, bảo thủ hay thờ ơ. Chúng ta hãy nói về một vị giám đốc marketing đang khuyên một nhân viên liên quan tới việc xuất hàng chưa được tung ra chính thức. Để tự bảo vệ mình, nhân viên ấy sẽ nói: “Việc giới thiệu cứ kéo dài mãi, chính vì thế nên tôi nghĩ tốt hơn là cứ gửi mọi thứ đi ngay hơn là chờ cho đến việc giới thiệu hoàn tất. Tôi đã viết thư điện tử cho các đại diện bán hàng để bảo họ giám sát việc chuyển hàng.” Nếu vị giám đốc marketing có những phản ứng như sau thì đó là sự giao tiếp bất hợp lý: ¾ “Hãy rút ngay lời anh nói lại. Anh phải biết là gửi hàng chưa hoàn thiện đi có thể gây ra nhiều rắc rối lắm đấy.” (kiểu cầu toàn) ¾ “Chúng ta chưa bao giờ chuyển đi những gói hàng chưa hoàn thiện.” (kiểu máy móc) ¾ “Tôi cho rằng anh nghĩ sai rồi.” (kiểu bảo thủ) Giao tiếp bất hợp lý làm người nghe thấy mình như kẻ kém cỏi trong khi sự giao tiếp hợp lý lại thể hiện sự tôn trọng suy nghĩ và cảm giác của người nghe. Giao tiếp hợp lý tập trung vào việc tìm ra điểm hòa hợp. Giám đốc marketing có thể nói: “Tôi đồng ý là việc xuất hàng cho kịp thời gian là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chuyển hàng chưa hoàn thiện đi có thể gây ra nhiều rắc rối và phức tạp hơn so với việc chuyển hàng chậm. Hãy gọi cho các đại diện bán hàng, nói với họ là chúng ta chưa thuyết trình về sản phẩm.” Đối thoại cụ thể làm người nghe hiểu rõ những điều họ cần. Nói cách khác, nhận xét toàn diện về rắc rối thường có vẻ quá rộng và mơ hồ, trình bày vấn đề sai và làm cho vấn đề trở nên quá nghiêm trọng khiến cho vấn đề không giải quyết được. Trong ví dụ trước, nếu vị giám đốc đó nói với nhân viên của mình: “Anh đã làm khó bộ phận bán hàng rồi,” thì người nhân viên đó có thể suy nghĩ tiêu cực: “Chỉ những thằng ngốc không đọc thư của mình mới thấy khó xử thôi.” Nói cách khác, nhận xét của vị giám đốc quá chung chung nên không thể hiểu chính xác tuyệt đối hay nhận được phản ứng tích cực. Nhận xét của vị giám đốc đó cũng không hướng dẫn nhân viên của mình cách cải thiện tình hình. Một nhận xét chi tiết hơn sẽ lí giải những gì vị giám đốc đó mong muốn: “Gửi hàng chưa hoàn thiện sẽ gây nhiều rắc rối hơn so với việc chuyển hàng đến muộn, nên lần sau đừng có gửi hàng chưa hoàn thiện đi.” Đối thoại nghĩa là bạn phải cố gắng mới nói ra được về điều gì đó. Có những người có khả năng truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng và đầy thuyết phục nhưng lại lúng túng khi chia sẻ những cảm xúc của người khác hoặc gặp khó khăn trong việc thông báo những thông tin không tốt lành. Một ông chủ có thể tặng thưởng cho nhân viên có phản ánh về những vấn đề tiêu cực và không làm tổn hại tới đạo đức. Thế nhưng, có thể ông ta sẽ gặp khó khăn để giải quyết những va chạm cá nhân giữa các nhân viên của mình. Đối thoại có trách nhiệm là khi chúng ta chịu trách nhiệm về lời nói của mình và thừa nhận chính chúng ta chứ không phải người khác là khởi nguồn của các ý tưởng được truyền đạt. Chúng ta “chối bỏ” sự giao tiếp khi nói nhận xét của mình với bên thứ ba. Vị giám đốc ở trên lẽ ra đã chối bỏ giao tiếp bằng cách nói: “Bộ phận bán hàng muốn tôi yêu cầu anh ngừng gửi sản phẩm chưa hoàn thiện đi.” Chúng ta sẽ tôn trọng những người có trách nhiệm với ý tưởng cũng như yêu cầu họ nêu ra. Đối thoại là một công cụ quản lý tuyệt vời. Việc lắng nghe hai chiều hiệu quả là việc chủ động tiếp nhận thông tin được người nói chia sẻ và thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và hứng thú, sau đó có phản hồi với người nói, cho họ biết mình đã tiếp nhận thông tin ấy. Chương 2: Thấu hiểu người nghe Chủ động xác định và điều chỉnh giao tiếp với từng đối tượng người nghe – khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, cấp trên, nhân viên và người thân trong gia đình. Cân nhắc xem người khác lắng nghe mình đến đâu, mình nên nói những gì và điều quan trọng hơn là tập trung tìm hiểu người nghe nhiều hơn. Thật ngớ ngẩn khi nói về những kĩ thuật săn bắn với một nhóm các nhà hoạt động vì động vật hoặc thuyết trình về việc đan len tại một đại hội đấu vật. Thấu hiểu người nghe và tùy theo đó để điều chỉnh giao tiếp luôn là những nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi sự tinh tế. Rất khó để có thể biết trước người sẽ nghe bạn nói chuyện trong thời gian tới là đối tượng nào. Bạn cần phải lường trước về quan điểm của một ai đó thậm chí trước cả khi bạn gặp người đó. Mỗi đối tượng nghe - một cá nhân hay một nhóm người – mỗi khác. Họ có những tính cách, mong muốn, nhu cầu và đòi hỏi khác nhau. Nhưng tất cả bọn họ đều có một điểm chung đó là: họ muốn được lắng nghe. Đây chính là lý do cho việc đặt câu hỏi đúng đắn, lắng nghe cẩn thận và trả lời xác đáng. Bạn có thể làm theo một số nguyên tắc tiêu chuẩn dưới đây khi nói chuyện với những đối tượng khác nhau. Nói chuyện với khách hàng Nhìn chung, bạn trò chuyện với khách hàng để xây dựng, củng cố mối quan hệ đã có hoặc để bán sản phẩm nào đó. Vì cuộc nói chuyện với khách hàng có chủ đích nên càng hiểu họ thì bạn càng có cơ hội để đạt được mục đích của mình. Cách tốt nhất để gây thiện cảm với khách hàng là thể hiện bản thân mình thật khiêm tốn, nhún nhường và cầu tiến nhưng vẫn lịch sự. Bạn hiểu rõ công việc của mình hơn khách hàng nên hãy làm cho khách hài lòng bằng cách đứng trên quan điểm của họ để giải thích các thông tin. Quan sát xem khách hàng có bối rối và hỏi họ xem có cần giải thích kĩ hơn không. Khi bàn về những chi tiết kĩ thuật với vị khách hàng không hiểu về kĩ thuật, cần quan tâm nhiều đến khách và thái độ của họ hơn là chăm chăm giải thích mã số, thuật ngữ hay hệ thống. Khách hàng của bạn cần biết những gì và cách hiệu quả nhất để đảm bảo rằng họ hiểu điều ấy là gì? Hãy đặt ra những câu hỏi hợp lý. Tìm hiểu khách hàng và công việc của họ, phân tích những thông tin này khi thảo luận về sản phẩm hay dịch vụ của mình. Đưa đến cho khách hàng những thông tin xác thực và đưa ra lý do vì sao họ cần quan tâm đến thông tin ấy. Sản phẩm của bạn có tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc của khách hàng không? Dịch vụ của công ty bạn có đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí hơn những sản phẩm của công ty đối thủ hay không? Càng hiểu nhu cầu thiết thực của khách hàng thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu của mình. Dịch vụ chăm sóc khách hàng nghĩa là mang đến cho khách hàng những gì họ muốn chứ không phải là những lời hứa suông. Hãy cố gắng thực hiện những điều dưới đây: ¾ Đưa ra những câu hỏi mở như “Tôi có thể giúp gì được cho anh?” để mở đầu cuộc trò chuyện theo hướng tích cực và để khách hàng có cơ hội cho bạn biết bạn có thể đạt được mục tiêu của mình bằng cách nào. ¾ Khách hàng tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ để giải quyết một vấn đề nào đó nên nếu bạn làm được điều đó thì chắc chắn bạn có thể thành công. ¾ Thể hiện cam kết liên tục của mình với khách hàng qua việc cho họ thấy sự phát triển của công ty. Cho họ biết thời điểm họ có thể được phục vụ sản phẩm mới. ¾ Để gây dựng mối quan hệ tin cậy và sâu sắc, hãy hỏi xem khách hàng có thắc mắc nào không. Tránh gây áp lực cho khách hàng. Thay vì nói “Chúng tôi không thể khắc phục sự cố này trong một tuần được” thì hãy đề nghị: “Tuần tới chúng tôi sẽ sửa cái máy này”. Thay vì nói “Đơn đặt hàng của quý khách sẽ bị chậm trễ” thì hãy nói: “Chúng tôi sẽ chuyển hàng theo yêu cầu của quý khách càng sớm càng tốt.”... Tìm hiểu việc kinh doanh của khách hàng càng nhiều càng tốt và bạn sẽ có thêm lợi thế bán được sản phẩm hay phục vụ được vị khách đó. Đối thoại với đối tác Cuộc thương lượng với các đồng nghiệp – có thể cùng hay khác công ty – chắc chắn là một cuộc đối thoại. Cũng như khi tìm hiểu khách hàng, bạn cần hiểu càng nhiều điều liên quan đến cuộc thương lượng càng tốt. Khi luôn tâm niệm điều này, bạn sẽ nghĩ đến hai loại dữ liệu cần phải tập hợp là: thông tin liên quan đến nhiệm vụ và thông tin cơ bản. Cần thu thập thông tin liên quan đến nhiệm vụ vì một mục đích cụ thể và chỉ liên quan đến vấn đề trước mắt. Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện một kế hoạch kinh doanh thì bạn cần tìm hiểu những xu hướng của thị trường lao động trong phạm vi dự án để tìm những người có kĩ năng thích hợp. Nếu thời gian là yếu tố có ý nghĩa thiết yếu thì chỉ cần thông tin liên quan đến nhiệm vụ là đủ. Tuy nhiên, thường thì bạn cũng cần tìm hiểu những thông tin cơ bản khác để hiểu rõ hơn về những người liên quan, môi trường làm việc và cách làm việc của họ trước đây. Nếu bạn không có những thông tin này thì có thể có người sẽ đưa ra một thông tin bạn không biết để đánh bại luận điểm của bạn và vụ đàm phán sẽ bất thành. Cần đánh giá vụ thỏa thuận và quyết định xem thời gian cho việc nghiên cứu là bao lâu. Nếu vụ thỏa thuận hứa hẹn đem lại những kết quả tốt thì bạn cần càng nhiều thông tin càng tốt. Để có được thông tin cần thiết, bạn hãy thường xuyên: ¾ Đọc một tờ báo hay website tin tức có độ tin cậy cao, chẳng hạn tờ The Economist. ¾ Đọc các tạp chí có liên quan tới ngành của mình để hiểu cách thức hoạt động của lĩnh vực đó. ¾ Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực đó. ¾ Tìm hiểu đối tượng khách hàng đang được công ty phục vụ và tìm kiếm điểm tương đồng giữa những khách hàng này. ¾ Nghiên cứu mục tiêu và mục đích của công ty. ¾ Đọc những bài báo hay bản tin về công ty ấy xem mình phải đối mặt với vấn đề gì. ¾ Nếu bạn thực sự cần biết điều mà mình chưa tìm hiểu được thông qua nghiên cứu thì hãy hỏi. Những cuộc đối thoại khó khăn Khi thảo luận, mục tiêu của bạn là gì? Hãy nghĩ đến một mục tiêu hợp lý. Bạn có thể tin tưởng là bạn có những mục tiêu xác đáng như làm rõ vấn đề với một thành viên trong hội đồng quản trị hoặc củng cố mối quan hệ với đứa con sắp lên đại học của mình, và cần ý thức là lời nói của bạn không có vẻ phán xét hoặc không thể hiện thái độ kẻ cả. Bạn muốn khích lệ nhưng rốt cuộc lại thành khiển trách người khác. Có một số mục tiêu hữu ích hơn các mục tiêu khác. Thuyết phục bản thân tham gia vào một cuộc nói chuyện là một mục đích đáng khuyến khích. Bạn có thể cảm thấy sự coi thường, thờ ơ hoặc thiếu tôn trọng mặc dù cảm nhận đó có thể không phải là ý định của người đối thoại với bạn. Định kiến của bạn đối với việc đối thoại khó khăn ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về điều đó ra sao? Nếu bạn nghĩ việc nói chuyện sẽ cực kì khó khăn thì chắc chắn nó sẽ như thế. Nếu bạn tin dù kết quả thế nào thì vẫn có những điều tích cực trong đàm phán, chắc chắn sẽ như thế. Hãy kiểm nghiệm dự đoán của bạn và thay đổi thái độ để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy cân nhắc về người đối thoại với bạn. Bạn nghĩ người đối thoại của mình nhận thức vấn đề ra sao? Họ lo lắng, nghi ngờ và sợ hãi điều gì? Họ sẽ đưa ra giải pháp nào để giải quyết vấn đề? Dưới đây là một số gợi ý để mở đầu cho những cuộc thảo luận khó khăn: ¾ “Có điều này tôi muốn nói với anh, đó là tôi hi vọng chúng ta sẽ hợp tác tốt hơn.” ¾ “Tôi muốn thảo luận với anh về…, nhưng trước tiên tôi muốn nghe suy nghĩ của anh đã.” ¾ “Anh có thời gian trò chuyện không? Tôi cần anh giúp đỡ trong chuyện vừa mới xảy ra.” ¾ “Tôi muốn bàn với anh về… Chúng ta có thể có những ý kiến khác nhau về cách tốt nhất để…” ¾ “Tôi muốn đi đến thống nhất về… Tôi thực sự muốn nghe ý kiến của anh về vấn đề này đồng thời cũng muốn chia sẻ ý kiến của tôi.” Đối thoại với đồng nghiệp Giao tiếp tốt nơi công sở là một cuộc đối thoại có tính cộng tác giữa hai hay nhiều người. Nói cách khác, nếu có tình trạng không hiểu ý khi giao tiếp đồng nghĩa với việc cả hai đều thất bại. Hãy tập trung vào cách bạn đối thoại để giải quyết vấn đề hơn là làm tình hình xấu đi bằng cách “chỉ tay năm ngón”. Nếu bạn cần thảo luận một vấn đề với một đồng nghiệp thì hãy yêu cầu nói chuyện với người đó khi cả hai đều bình tĩnh. Khi bạn thảo luận đến rắc rối nào đó, hãy lựa chọn từ ngữ thật cẩn thận để đảm bảo truyền đạt thông tin rõ ràng và giảm bớt những chi tiết rườm rà không cần thiết. Đây chính là tình huống khiến những cách đối thoại như tôi đề cập trong Chương một trở nên có ý nghĩa. Đối thoại nhằm giải quyết khúc mắc, đối thoại có tính mô tả, đối thoại cụ thể, đối thoại hai chiều rất cần thiết để giao tiếp nơi công sở. Ngược lại, đối thoại mơ hồ, máy móc hay đổ lỗi cho nhau sẽ có thể gây những tác hại khôn lường. Bạn hãy nói vừa đủ – không hơn, không kém. Đừng kết tội ai. Hãy thừa nhận điểm bạn không đồng ý đồng thời cũng nhấn mạnh những điểm bạn đồng ý. Gạt bỏ những câu nói đầy cảm xúc và làm việc dựa trên cơ sở đồng thuận sẽ giúp bạn đưa ra yêu cầu và có được những gì mình muốn một cách dễ dàng hơn. Có lẽ điều quan trọng nhất là hãy giữ cho những cuộc nói chuyện thật riêng tư cũng như có thái độ tôn trọng và chân thành. Hãy nhớ rằng bạn phải làm việc với người này hàng ngày và có thể là đến ngày mai, tuần sau hay thậm chí tháng sau đồng nghiệp của bạn cũng không quên sự phản đối hay chỉ trích công khai của bạn đâu. Hãy chú ý đến đồng nghiệp để nhìn nhận thái độ không hay của họ và tránh xa những thái độ ấy. Điều quan trọng nhất là đừng làm vấn đề xấu đi bằng cách kể lại cho người nọ người kia. Hãy để những người ngoài cuộc đứng “ngoài cuộc”. Nếu bạn cần nói về chuyện đó thì hãy kể cho những người ngoài công ty. Tập trung vào việc bạn muốn hoàn thành (mục tiêu ngắn hay dài hạn của mình) và từ đó xem cuộc chuyện trò nghiêm túc sẽ ra sao. Đối thoại với cấp trên Đối thoại với cấp trên nơi công sở có thể là sự đối đầu đầy cảm xúc. Có lẽ rất khó khi bạn nỗ lực hết sức để kiểm soát cảm xúc. Cao giọng hay khoát tay có thể là dấu hiệu của sự gây hấn nên hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh. Đề nghị với sếp là bạn muốn thảo luận một vấn đề thì sẽ nhẹ nhàng hơn so với việc nói là bạn cần bàn một vấn đề cực kì nghiêm trọng về cách quản lý của ông ta/bà ta. Thậm chí, nếu bạn trực tiếp phàn nàn hoặc chỉ trích sếp của mình một cách chính đáng đi nữa thì đó cũng vẫn là một thách thức với họ, nhất là khi bạn chỉ trích sếp trước mặt đồng nghiệp hay khách hàng. Vì thế hãy luôn để những cuộc trò chuyện quan trọng với sếp phải bí mật, thảo luận mọi việc bằng những từ ngữ trung tính và lưu ý đến trách nhiệm của mỗi người trong từng sự việc chứ đừng cứ chăm chăm đổ lỗi cho sếp hay đồng nghiệp. Hãy luôn có thái độ tích cực và hành động như một cầu thủ trong một đội chơi ngay cả khi bạn không còn giữ được tâm lý như bình thường nữa. Khi tiếp cận một vấn đề, thái độ của bạn nên nghiêng về việc tìm giải pháp hơn là phân tích rắc rối ấy. Ví dụ như bạn có thể nói “Thủ tục làm việc bằng điện thoại có vẻ như không hiệu quả lắm và tôi có một số ý kiến về vấn đề này để nâng cao hiệu suất làm việc. Chúng ta có thể lên lịch để thảo luận vấn đề này hay không?” Nếu bạn bị chỉ trích trực tiếp thì ngay lập tức bạn sẽ lâm vào thế phòng thủ và điều này làm cho cuộc đối thoại thất bại. Hãy hít thật sâu, tĩnh tâm và tiếp tục lắng nghe. Khi sếp nói xong, hãy nhận trách nhiệm liên quan đến phần việc của mình và bắt đầu nghĩ đến giải pháp. Bạn có thể nói: “Vâng, tôi chỉ có ý nghĩ tránh cho khách hàng khỏi có ý tưởng sai hướng, nhưng tôi có thể thấy tôi đã không thực hiện được như mình mong muốn.” Nếu bạn có giải pháp cho vấn đề ấy thì hãy trình bày với sếp. Nếu bạn chưa nghĩ ra cách khắc phục vấn đề thì hãy hỏi xem sếp có ý kiến gì không, bởi lẽ ai cũng được lợi khi vấn đề đã được giải quyết xong. Bạn có thể nói: “Tôi thực sự muốn cải thiện quy trình làm việc này nhưng tôi không chắc đây có phải cách hay nhất không. Chúng ta có thể hội ý đưa ra giải pháp khả thi hay không?” Hãy thể hiện rằng bạn luôn sẵn sàng hợp tác trước khi bạn tự mình nghĩ ra cách giải quyết khả thi nhất. Tuy nhiên, đừng khẳng định với sếp rằng bạn không thể làm được. Điều này có thể đem lại hiệu ứng ngược. Hãy chân thật khi nói với sếp mình có thể làm những gì và đảm bảo thực hiện những điều bạn đã hứa. Đối thoại với nhân viên Nhân viên rất nhạy cảm với thái độ của những người quản lý hay giám sát viên. Cho nên, bạn hãy cực kì cẩn thận, đừng bao giờ ngắt lời nhân viên của mình, chắc chắn điều này sẽ tạo nên mâu thuẫn. Nếu bạn có cuộc nói chuyện rành mạch, rõ ràng với nhân viên của mình, nói về những giá trị và tiêu chuẩn của bạn thì họ có thể có quyết định tốt hơn và tránh được sai lầm. Luôn để họ tập trung vào các chủ đề ở văn phòng và các quyết định ảnh hưởng đến họ. Và trong khi việc gửi một bức thư điện tử dễ hơn trò chuyện trực diện thì những cuộc đối thoại cần phải diễn ra giữa hai người. Luôn giữ tâm trạng thật thoải mái. Sắp xếp thời gian để có cuộc họp và chuyện trò riêng để thể hiện mối quan tâm của mình với nhân viên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà một vị giám đốc có thể làm là đưa ra phản hồi chi tiết cho nhân viên. Bạn không thể mong chờ thái độ tích cực của nhân viên tiếp tục phản hồi ý kiến khi vấp phải thái độ tiêu cực của bạn trừ phi bạn nói ra những kì vọng của mình. Hãy nói với nhân viên của bạn chính xác những điều bạn muốn họ thực hiện cũng như bạn muốn họ làm điều đó vào thời điểm nào và như thế nào. Sau đó, bạn hãy lắng nghe xem họ phản ứng ra sao. Các nhân viên luôn sẵn sàng đoàn kết thực hiện công việc khi giám đốc dành thời gian lắng nghe họ. Mở đầu và kết thúc cuộc trò chuyện khó khăn bằng một câu thật tích cực, sử dụng đại từ “chúng ta” thay vì dùng “anh”. Điều này sẽ giúp cuộc nói chuyện của bạn không có vẻ đổ lỗi và cũng nhấn mạnh thêm sự tôn trọng của bạn với nhân viên. Hãy đối thoại một cách hợp lý với nhân viên để tránh tạo áp lực cho họ khi nói chuyện với giám đốc hay cấp trên. Ví dụ như bạn có thể nói: “Tôi đánh giá cao nỗ lực của anh trong việc sắp xếp lại những danh sách thư tín phức tạp này. Tôi hiểu đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng gì, nhưng tôi tin chúng ta cần phải xem lại cách theo dõi những danh sách này. Bây giờ anh có thể giúp tôi liên lạc kiểm lại toàn bộ những con số trong từng danh sách và báo cáo cho tôi hàng tuần không?”. So sánh với cách nói: “Anh chẳng theo dõi những danh sách này chính xác gì cả. Từ giờ trở đi phải kiểm tra liên tục nghe chưa.” Bạn sẽ cảm thấy ra sao khi người khác nói câu này với mình? Người nhân viên đó không chỉ bị mắng vì đã làm sai mà còn chẳng được hướng dẫn xem sẽ phải kiểm tra thường xuyên như thế nào và phải chuyển các số liệu đi đâu. Phê bình ai đó làm điều gì không tốt không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nêu ra thực trạng (“Sản lượng giảm và có vấn đề với…”), cùng với một thông điệp đầy cảm thông đối với phản ứng của nhân viên (“Đây chắc chắn không phải điều anh muốn nghe nhưng cần phải cải thiện và nên bắt đầu bằng…”). Hãy thẳng thắn nhưng đừng gay gắt. Cách duy nhất để trở thành người đối thoại tài ba khi nói chuyện với nhân viên là đặt mình vào tình huống dễ bị tổn thương của họ và nói như thể cho chính bản thân mình nghe vậy. Dù bạn đối thoại với một khách hàng, cấp trên, một nhân viên hay một nhóm người thì cũng cần tìm hiểu từng đối tượng trong cuộc nói chuyện ấy. Ai là người làm chủ cuộc nói chuyện? Điều này tạo nên sự khác biệt trong cách bạn nói chuyện. Một khách hàng hay cấp trên là người làm chủ trong khi một nhân viên thì không. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, dù bạn có là người làm chủ hay không thì điều này cũng giúp bạn hiểu cuộc nói chuyện của mình. Chương 3: Làm chủ cuộc trò chuyện Giữ cho cuộc nói chuyện đi đúng hướng và gắn nội dung cụ thể cho cuộc đối thoại. Bạn từng tham gia bao nhiêu cuộc họp không đem lại kết quả gì? Nếu không có một chương trình hay không có ai kiểm soát thời gian dành cho từng chủ đề thì cuộc đối thoại sẽ đi chệch quỹ đạo. Trước khi bạn hiểu điều này thì cuộc họp đã kết thúc mà chỉ đạt được rất ít kết quả hoặc không giải quyết được chuyện gì cả. Những cuộc họp trực tiếp có thể thu được nhiều kết quả hơn so với những cuộc bàn thảo qua điện thoại hay e-mail, nhưng nếu không có mục đích rõ ràng thì những cuộc họp như vậy cũng chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc mà thôi. Giữ cho cuộc họp đúng hướng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho cuộc họp đi đúng chương trình định sẵn mà vẫn cho phép phát huy những ý tưởng sáng tạo. Câu hỏi đặt ra cho bạn là: làm sao bạn có thể giữ được cách tiếp cận cân bằng và hoàn thành những mục tiêu công việc của mình? Chủ trì cuộc họp Yếu tố quan trọng nhất để một cuộc họp thành công là cần có chương trình làm việc. Để cuộc họp diễn ra suôn sẻ, hãy viết mục tiêu cho từng mục lên chương trình cuộc họp và cần ghi chú thêm nếu việc bàn thảo đó cần đi đến quyết định cuối cùng. Điều này giúp những người tham gia chú tâm vào những nhiệm vụ trước mắt. Ngược lại, có thể xảy ra tình trạng mọi người trình bày những vấn đề không liên quan khiến cuộc họp có thể đi lạc hướng và không trở lại vấn đề quan trọng cần bàn bạc nữa. Trước khi bắt đầu cuộc họp, hãy phát cho mọi người chương trình họp để họ chú ý đến những điều cần thảo luận và hỏi xem có ai muốn bổ sung vấn đề gì không. Điều này tránh để mọi người phát biểu những vấn đề không liên quan trong buổi họp. Tuy nhiên, những mục trong chương trình họp có thể có những phần trùng nhau khiến cho một số người nêu vấn đề vào đầu chương trình. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể nói: “Vâng, cảm ơn anh đã nêu ra vấn đề đó nhưng đề nghị anh dành phần đó bàn vào lúc thích hợp được không? Chúng ta sẽ đề cập đến phần đó khi sang mục số bảy.” Cần dự tính xem mỗi chủ đề bàn bạc mất bao lâu và sau đó cộng thêm khoảng thời gian dành cho những thảo luận phát sinh. Thêm thời gian cho mỗi mục trong bản kế hoạch để quyết định xem cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu. Bạn không cần chia thêm thời gian của chương trình họp cho những người tham dự nhưng cần ghi chú thông tin này vào để cuộc họp được tập trung. Tuy nhiên, nếu những người khác muốn trình bày trong cuộc họp thì hãy cho họ biết họ có bao nhiêu thời gian. Nếu bạn muốn đưa những mục quan trọng vào đầu chương trình họp thì hãy chú ý đừng để hai vấn đề khó khăn và mất nhiều thời gian liền nhau. Hãy khéo léo xen những mục dễ và ngắn hơn vào giữa để mọi người được thư giãn. Những mục ít quan trọng hơn có thể để đến cuối buổi họp nhưng nếu những mục này chưa giải quyết xong thì bạn nên đánh dấu ưu tiên cho buổi họp sau. Tránh phục vụ ăn uống giữa giờ trong buổi họp vì mọi người sẽ uể oải sau khi ăn uống. Luôn ghi nhớ rằng mọi người muốn bạn điều hành cuộc họp một cách tập trung. Trách nhiệm của bạn là phải tổ chức cuộc họp hiệu quả. Điều này đòi hỏi bạn phải có nhận xét trực tiếp như: “Chúng ta đang đi lạc đề. Chúng ta cần làm theo chương trình cuộc họp để giải quyết những việc cần làm. Chúng ta cần bàn bạc vấn đề này nhưng cũng có thể để vấn đề này lại cho cuộc họp sau.” Trước cuộc họp, bạn cần kiểm tra lại để đảm bảo tất cả đều ổn. Bạn không được để bất kỳ điều gì khiến bạn mất tập trung, chẳng hạn sự cắt quãng do một phút xao nhãng, khi soát lại xem còn gì thiếu sót. Nếu bạn phải dừng lại giữa chừng để nghe điện thoại hay làm gì đó cần kíp thì hãy trở lại cuộc họp càng nhanh càng tốt. Khi cuộc họp bắt đầu, chỉ thay đổi thời gian đã định trong chương trình họp trong trường hợp cuộc họp rất hiệu quả và hoàn thành những mục tiêu đề ra. Khi cuộc thảo luận đi lạc hướng, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở mọi người bàn vấn đề cần kíp, đặc biệt là khi cần đưa ra quyết định nào đó. Nếu ai đó nêu ra một vấn đề không có trong lịch họp thì hãy gợi ý thảo luận vấn đề ấy trong cuộc họp sau. Sau cuộc họp, hãy đảm bảo ai cũng theo dõi được nội dung cuộc họp bằng cách gửi biên bản đến tất cả các thành viên tham gia. Nếu có những phần việc cụ thể chỉ định cho người nào đó thì phải đảm bảo là họ được giao nhiệm vụ bằng văn bản. Ứng biến với những người chất vấn khi thuyết trình Ứng biến với những người chất vấn khi thuyết trình Bạn sẽ làm gì nếu ai đó cứ cố tình làm gián đoạn bài diễn thuyết của mình? Vấn đề thường gặp nhất khi thuyết trình là cả chuỗi câu hỏi của khán giả. Cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề này là thông báo trước với mọi người rằng bạn sẽ giải đáp thắc mắc của họ sau khi trình bày xong. Điều này giúp bạn đảm bảo khán giả theo dõi được thông tin bạn đưa ra và tránh lãng phí thời gian với những câu hỏi không liên quan hoặc sẽ được làm rõ trong phần trình bày của bạn. Nếu ai đó đưa ra một câu hỏi hay giơ tay trước khi kết thúc hãy lịch sự nhắc nhở người đó chờ đến khi bạn trình bày xong mới nêu câu hỏi. Tất nhiên, thậm chí nếu bạn dành phần đặt câu hỏi vào cuối bài thuyết trình thì ai đó vẫn có thể đưa ra những câu hỏi không liên quan. Khi điều này xảy ra, hãy lịch sự yêu cầu người hỏi giải thích xem câu hỏi đó liên quan đến chủ đề của bạn thế nào. Nếu câu hỏi vẫn không liên quan thì hãy yêu cầu người đó hỏi sau. Nếu người hỏi vẫn chưa chịu thôi với những câu hỏi lạc đề ấy thì hãy đề nghị gặp riêng người này sau buổi thuyết trình để bạn có thể tiếp tục thuyết trình vì lợi ích của những người khác. Đôi khi có hai người vẫn nói chuyện trong khi bạn thuyết trình. Cách tốt nhất để xử trí sự xao nhãng này là vừa tiếp tục trình bày vừa đi về phía hai người đó, đồng thời nhìn thẳng về phía họ. Bạn không cần nhìn chằm chằm vào họ nhưng cuối cùng mọi người sẽ đổ dồn con mắt về phía họ và họ sẽ không nói chuyện nữa. Bạn có thể thực hiện điều này thật khéo léo để gửi đi một thông điệp rõ ràng nhưng nhẹ nhàng. Nếu điện thoại của bạn reo trong khi bạn đang thuyết trình. Hãy bước ra chỗ khác sao cho khán giả vẫn tập trung vào bạn chứ không phải vào điện thoại. Nếu bạn có cơ hội chỉ vào hình minh họa phía sau bạn hoặc một hình chiếu thì hãy tận dụng cơ hội ấy. Điều này cũng sẽ đảm bảo khán giả vẫn hướng về phía bạn. Giữ tập trung trong những cuộc phỏng vấn việc làm Dù bạn là người phỏng vấn hay được phỏng vấn thì bạn cũng phải có trách nhiệm để cuộc phỏng vấn ấy không bị lạc đề. Nếu bạn là người phỏng vấn thì bạn cần đảm bảo hỏi tất cả những câu cần thiết để hiểu một cách toàn diện về tính cách, tiểu sử và kĩ năng của ứng viên. Trước đấy, cần chuẩn bị câu hỏi dành riêng cho từng người. Đặt ra những câu hỏi chung chung không chỉ làm cho người được hỏi nhàm chán mà những câu hỏi như vậy chưa chắc đem lại những thông tin cần thiết cho bạn. Xem qua bản sơ yếu lí lịch của ứng viên sẽ giúp bạn đặt được câu hỏi cụ thể và làm cho ứng viên cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ. Khi bạn muốn thu hút những ứng viên xuất sắc nhất thì điều này cũng làm cho các ứng viên dễ dàng tiếp nhận yêu cầu của công ty bạn hơn nơi khác. Nếu bạn là người được phỏng vấn, hãy đảm bảo mình có cơ hội thể hiện những thông tin quan trọng nhất về bản thân. Hãy nói đến những điều bạn không ghi trong sơ yếu lí lịch và thể hiện sự nhiệt tình của mình với công việc đó cũng như với cơ hội được làm việc cho công ty. Nếu bạn nói dài dòng thì cuộc phỏng vấn sẽ đi chệch hướng. Chuẩn bị càng kĩ càng tốt và ghi ra những câu trả lời cho câu hỏi bạn muốn được trả lời. Hỏi bạn bè xem trước đây họ đi phỏng vấn được hỏi những gì và coi câu trả lời của họ là điểm khởi đầu để mình lên danh sách những câu hỏi có nhiều khả năng được đưa ra. Cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều cần lắng nghe thật cẩn thận để luôn tập trung vào cuộc nói chuyện. Đôi khi, người phỏng vấn có một ngày không thoải mái và cảm thấy khó nói đúng trọng tâm được. Trong trường hợp này, khi bạn ở vị trí của người được phỏng vấn, bạn có thể tìm cách quay trở lại chủ đề chính của buổi phỏng vấn bằng cách nói đại loại như: “Tôi muốn đề cập đến một điều khác nữa là kinh nghiệm làm việc của mình ở Tập đoàn XYZ.” Nếu bạn là người phỏng vấn thì trách nhiệm của bạn là phải hướng người được phỏng vấn đang nói lan man quay trở lại trọng tâm của vấn đề. Bạn có thể thực hiện điều này thật lịch thiệp bằng cách nói nhẹ nhàng: “Đó là một câu chuyện tuyệt vời nhưng tôi muốn mình chắc chắn nắm được mọi thông tin cần thiết về bản thân anh. Hãy cho tôi biết kinh nghiệm của anh khi làm điều phối viên dự án.” Để đi đúng trọng tâm của cuộc đối thoại, bạn cần tập trung nhưng công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn không chỉ hoàn thành mục tiêu của mình nhanh và hiệu quả hơn mà đó cũng là cách tốt nhất để tránh những mâu thuẫn không cần thiết. Khi cuộc đối thoại vượt quá giới hạn kiểm soát sẽ nảy sinh hiểu nhầm và lộn xộn. Làm việc có tổ chức và tập trung vào cuộc đối thoại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và thu được lợi nhuận bền vững. Chương 4: Im lặng là công cụ giao tiếp hiệu quả Trong đàm phán, tại sao im lặng là vàng? Một diễn giả được giới thiệu và ông ta tiến về phía sân khấu. Tràng vỗ tay kết thúc nhưng ông ta vẫn chưa nói gì. Ông ta đứng im lặng, đưa mắt nhìn mọi người trong khán phòng. Lúc này, mọi sự chú ý đổ dồn vào ông ta vì mọi người đang đoán lời nói đầu tiên của ông là gì. Đây chính là sức mạnh của sự im lặng. Tận dụng khoảng lặng này, người diễn giả đã truyền được sức mạnh và sự tự tin của mình đến mọi người. Ông ta đã điều khiển cả khán phòng. Nhưng đó mới chỉ là một lợi thế của im lặng trong thuyết trình mà thôi. Im lặng có thể coi đó là công cụ cực kì hiệu quả trong tất cả các loại giao tiếp. Vấn đề ở chỗ là hầu hết chúng ta đều cảm thấy lúng túng khi cuộc đối thoại rơi vào im lặng. Bạn phản ứng thế nào khi điều này xảy ra? Bạn có cố gắng xóa tan sự im lặng bằng cách nói bất cứ điều gì nảy ra trong đầu hay không? Bạn có ngọ nguậy trên ghế, hi vọng người khác sẽ nói điều gì đó… bất cứ điều gì hay không? Tìm hiểu chính xác mình cảm thấy thế nào khi phải đối mặt với im lặng là một điều hữu ích. Bạn hãy yêu cầu ai đó cùng giữ im lặng với mình trong khoảng 20 giây. Điều này như kéo dài bất tận? Bạn có thể giữ bình tĩnh để không nhảy lên nói điều gì đó để phá tan sự im lặng hay không? Việc tập cách đối phó với sự im lặng có thể hữu ích đấy, nhất là khi bạn thấy mình đang suy nghĩ vẩn vơ, mất tập trung. Hãy rèn luyện cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái với sự im lặng trong 40 giây. Đối với hầu hết mọi người, đây có vẻ là một quãng thời gian dài nhưng vì hầu hết thời gian im lặng giữa những cuộc đối thoại thường dưới 40 giây nên luyện tập thế này giúp bạn thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nếu bạn đã sẵn sàng thì sự im lặng có thể là bạn chứ không phải kẻ thù của bạn đâu. Cuộc họp đầu tiên Thường thì có một khoảng lặng diễn ra ngay sau khi bạn được giới thiệu với người nào đó. Có thể các bạn phải đi bộ cùng nhau dọc đại sảnh từ khu vực lễ tân trước khi bước vào cuộc họp. Trong những lúc như thế, khi im lặng là điều bình thường thì bạn có cơ hội ngàn vàng để bắt đầu xây dựng mối quan hệ với người đi cùng mới quen này. Trò chuyện (small talk) là cách hay để thiết lập mối quan hệ trước khi bạn tập trung vào mục đích của cuộc họp, tức là cuộc đối thoại (big talk). Tận dụng khoảng lặng để nhận xét về tình hình xây dựng, mối quan hệ với hàng xóm hay vấn đề nào đó thú vị (nhưng không gây tranh cãi) mà bạn đọc được trên báo. Hãy chắc chắn là bạn đưa ra câu hỏi yêu cầu người nghe phải trả lời chứ không chỉ là đồng ý hoặc không có phản ứng gì. Điều này sẽ làm cho cuộc đối thoại lại tiếp tục. Luôn luôn thực hiện nỗ lực thứ hai nếu nỗ lực thứ nhất không hiệu quả. Bạn có thể tập trung vào một chủ đề không ai hứng thú. Đừng bối rối khi chỉ nhận được phản ứng yếu ớt từ người khác và hãy chuyển chủ đề cho cuộc nói chuyện. Nghệ thuật đàm phán trong im lặng Bạn vừa xem mấy bộ phim của diễn viên Al Pacino hay Robert De Niro. Người đàn ông đáng sợ nhất trong căn phòng chính là người có thể ngồi bất động lâu nhất trong khi những người khác bắt đầu ngọ nguậy. Bạn không nên tham gia một cuộc thi ngồi bất động như vậy nếu bạn không đủ tự tin, nhưng bạn cần chuẩn bị tinh thần khi có ai đó mời bạn chơi trò này. Một cuộc thi ngồi bất động thường bắt đầu khi bạn hỏi người khác một câu hỏi nào đó và bạn phải đối mặt với sự im lặng ghê người. Một cuộc thi như thế không phải là nơi dành cho kẻ yếu tim và nếu có ai đó quyết định ngồi bất động vài chục giây để quan sát bạn ngọ nguậy thì bạn hiểu là bạn đang đối mặt với người muốn kiểm soát mình. Trong tình huống này, bạn có hai lựa chọn: phá tan sự im lặng hay cố gắng chiến thắng trong cuộc thi đó. Có thể việc cố gắng đánh bại người khác trong cuộc thi rất hấp dẫn nhưng có lẽ không phải lúc nào người thắng cuộc cũng được coi là người đáng nể nhất trong căn phòng. Hãy sử dụng sự im lặng để suy ngẫm thật khôn khéo về điều mình vừa thảo luận. Sau đó, hãy đưa ra nhận xét như “Sau khi suy nghĩ điều này sâu sắc hơn, tôi thực sự tin rằng sẽ có lợi cho chúng ta khi…” Câu này sẽ kết thúc cuộc chơi và cuộc trò chuyện quay trở lại quỹ đạo như cũ. Một chiến thuật quan trọng khác nữa là nói chậm rãi. Làm được có thể sẽ khó khăn khi bạn phải đánh đổi nhiều điều nhưng cũng rất quan trọng khi bạn cần để nhiều khoảng lặng giữa những câu mình nói. Điều này tạo cơ hội để người khác nói xen vào, tỏ ý nhượng bộ và do đó bạn là người có lợi. Những khoảng lặng nhỏ này có thể giúp người nghe lấy lại cân bằng đủ để người đó đàm phán về điều nào đó trước khi bạn đặt câu hỏi. Ví dụ như đối tác của bạn có lẽ cũng đoán trước được những từ bạn đang nói chầm chậm có nghĩa là bạn đang e ngại điều gì đó. Lúc này người đó có thể nói: “Tất nhiên nếu các vị không thực hiện được điều này thì chúng ta có thể chuyển sang Kế hoạch B.” Nếu bạn im lặng sau khi ai đó hỏi điều gì thì người đó có thể sẽ cảm thấy không thoải mái vì phải tự trả lời câu hỏi mình vừa đặt ra ấy. Khi bạn tạo ra những khoảng lặng trong một cuộc đàm phán thì sẽ có cơ hội được lắng nghe những điều hữu ích. Quan sát và lắng nghe người khác trong phòng họp nói có thể giúp bạn điều chỉnh phản ứng của mình dựa trên phản ứng của người khác. Nếu bạn cứ gấp gáp, không để một khoảng lặng cần thiết nào để nhìn nhận tình hình thì bạn có thể bỏ qua những gợi ý vô hình và hữu hình để giải quyết vấn đề đấy. Sự gấp gáp có thể sẽ làm bạn nói cạnh khóe ai đó trong khi nếu dành thời gian để thở và quan sát người khác thì bạn cũng có cơ hội trò chuyện và bàn bạc với mọi người. Nói chậm lại và tạo khoảng lặng thì bạn sẽ có thời gian hiểu người khác và quyết định lựa chọn từ ngữ và hành động cẩn thận nhất để đạt được mục tiêu của mình. Im lặng có ảnh hưởng xấu tới bán hàng không? Bạn có thể nghĩ khoảng lặng trong một cuộc gọi để bán hàng là sự khởi đầu của thất bại nhưng những người bán hàng hàng đầu lại luôn coi trọng phương châm ít hơn chính là nhiều hơn. Họ biết cách tận dụng khoảng lặng để đạt được điều kì diệu. Nếu bạn lúc nào cũng chỉ chăm chăm chú ý đến lời chào hàng thì bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu cho thấy khách hàng tiềm năng đã có nhiều biểu hiện chấp nhận vụ mua bán. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này thì thương vụ có thể nhanh chóng tan thành mây khói. Khi bạn đặt câu hỏi khép lại đối thoại cho khách hàng tiềm năng của mình thì đồng nghĩa với việc bạn phải dừng cuộc trò chuyện ngay! Điều này đặc biệt chính xác vào thời điểm sau khi bạn nêu giá cả hoặc đề xuất một thỏa thuận. Khách hàng tiềm năng của bạn có thể muốn kết thúc câu chuyện hoặc sẽ từ chối thẳng thừng. Nhưng có thể đây cũng là lúc bạn cần lắng nghe. Có thể phải cần một khoảng lặng dài hơn để khách hàng tập trung suy nghĩ nhưng không được phép chen những vụ bán hàng khác vào, điều này chỉ càng làm cho khách hàng muốn từ chối bạn mà thôi. Nếu bạn đã thành thục và quen với 40 giây im lặng thì chẳng khó khăn gì khi chờ đợi một quyết định đâu. Chắc chắn bạn không muốn phải miễn cưỡng đưa ra một chiết khấu không cần thiết. Đây là chiến thuật im lặng được một số khách hàng áp dụng để bạn đề nghị bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với giá rẻ hơn đấy. Đôi khi hãy thử thực hiện cách này. Ví dụ như có người đề nghị đưa cho bạn một khoản tiền để làm một việc gì đó, bạn hãy im lặng và xem người ta có tăng khoản tiền vừa đề nghị lên không. Khi mở đầu một cuộc gọi để bán hàng, việc lắng nghe cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ai đó cứ tiếp tục thực hiện công việc của họ, không thèm đếm xỉa gì đến những điều bạn vừa nói. Nếu một vị khách cho rằng đó không phải là thời điểm thích hợp thì hãy nói một câu ca ngợi lợi ích quan trọng nhất của sản phẩm hay dịch vụ của mình và hỏi người đó lúc nào mình có thể sắp xếp thời gian thảo luận việc vừa nói đến. Khi tỏ ra nhạy cảm với yêu cầu của khách hàng, bạn có thể sẽ bán được hàng cho người đó vào thời điểm nào đó. Khi bạn đã thực hiện xong việc bán hàng và mọi người đều đã kí tên, bạn lại có cơ hội khác để tập im lặng. Hãy tỏ ra thân thiện, đừng đánh mất sự nồng nhiệt của mình. Hãy nói cảm ơn và ra về. Hãy tận dụng thời gian trong một cuộc phỏng vấn Năm giây im lặng trong một cuộc phỏng vấn lâu như một giờ, nhưng nếu bạn càng cảm thấy thoải mái với những khoảng lặng thì trông bạn càng tự tin. Khi người phỏng vấn hỏi bạn một câu, người đó cũng không mong bạn sẽ trả lời ngay lập tức. Một, hai giây suy nghĩ chứng tỏ bạn đang suy ngẫm về câu hỏi để trả lời một cách chân thành. Một số người phỏng vấn coi khoảng lặng là một kĩ năng khéo léo để xem bạn kiểm soát căng thẳng ra sao. Nếu bạn trả lời quá nhanh thì có khả năng bạn sẽ bị nói dài dòng, dông dài cho đến khi phải nói những điều chẳng liên quan gì. Tình huống xấu nhất là khi bạn biết mình vô ý tiết lộ điều gì đó không có lợi về bản thân chỉ vì bạn bị khoảng lặng trong đối thoại làm run sợ. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn một câu và sau khi bạn trả lời có một khoảng lặng dài thì bạn có thể hỏi lại: “Anh có muốn biết gì thêm nữa không?” Câu này giúp bạn lấy lại thế chủ động. Điều này giống như trò quần vợt trong giao tiếp. Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái trong lần phỏng vấn tiếp theo thì hãy đảm bảo chuẩn bị mọi thứ thật tốt. Bạn có biết chắc chắn người ta muốn hỏi mình về điều gì không? Đừng quên viết ra từng câu hỏi xuất hiện trong đầu và chuẩn bị câu trả lời thích hợp. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị câu trả lời tương ứng với một khoảng thời gian thích hợp. Nếu câu trả lời của bạn quá ngắn thì có vẻ như bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó. Nếu câu trả lời của bạn quá dài thì có vẻ như bạn đang hồi hộp. Hãy đặt thời gian để mỗi câu trả lời của bạn không nhiều hơn một hoặc hai phút. Nếu bạn hết sức căng thẳng trong khoảng lặng đó thì dù bạn đang làm bất cứ điều gì cũng hãy nhớ hít thở và mỉm cười. Đừng cố nín thở trong khoảng lặng vì các cơ của bạn sẽ bắt đầu căng lên. Những khoảng lặng cần thiết trong thuyết trình Bạn có thể dễ dàng nhận ra một diễn giả nghiệp dư. Chất adrenaline làm họ vội vã trình bày ngay, đến mức chỉ kịp lấy hơi để nói. Khán giả cố gắng bắt nhịp nhưng cuối cùng cũng hoàn toàn chịu thua vị diễn giả ấy. Như thiên tài Mozart từng nói: “Khoảng lặng giữa những nốt nhạc cũng quan trọng như chính những nốt nhạc ấy.” Nếu không có khoảng lặng trong âm nhạc thì cũng không có giai điệu. Diễn giả thành thục là người biết cách tận dụng khoảng lặng để sáng tạo ra một bản côngxéctô. Vài giây im lặng trong một bài thuyết trình có thể đem lại hiệu quả vì một số lí do sau: Khi bạn muốn nhấn mạnh điều gì, hãy dừng lại để nhấn mạnh điều bạn muốn nói. Ví dụ như bạn có thể đưa ra một thông tin đáng chú ý như “85% nhà cửa ở khu vực này quá đắt so với khả năng chi trả của 75% dân số.” Một khoảng lặng sau bài thuyết trình làm cho khán giả tập trung suy nghĩ về tầm quan trọng của bài thuyết trình ấy và sẽ khiến các con số gây ấn tượng sâu sắc hơn. Nếu bạn nói điều gì đó gây cười thì hãy dành thời gian để khán giả cười đã! Khi một thông tin phức tạp được đưa ra thì những khoảng lặng sẽ giúp khán giả tiếp thu được những điều bạn vừa nói. Khi bạn đang thuyết trình, một khoảng lặng ngắn sẽ làm cho khán giả biết là bạn đang bắt đầu nói đến một điểm mới. Khoảng lặng này cũng cho họ thời gian để nghiền ngẫm những điều bạn vừa nói trước khi chuyển sang những thông tin khác. Khi nào bạn nhận thấy sự hồi hộp lấn át bản thân mình thì hãy tìm một khoảng thời gian để tạm ngưng và giao tiếp bằng mắt với khán giả. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận rằng mình đang nói chuyện với một người chứ không phải với nhiều người. Nó cũng giúp bạn biết khán giả đang lắng nghe mình nói. Nếu không thì bạn có thể lựa chọn cách dừng hẳn lại bằng cách đưa ra tranh ảnh hoặc kể một câu chuyện để mọi người tập trung trở lại. Sử dụng khoảng lặng hiệu quả là một kĩ năng giao tiếp tuyệt vời. Hãy quan sát những người thực hiện điều này thành thục và bạn sẽ học được nhiều điều đấy. Hãy học cách yên lặng để cảm thấy thoải mái hơn. Rồi bạn sẽ không còn cảm thấy căng thẳng, mỉm cười nhẹ nhàng với chính mình và tự tin trở lại. Chương 5: Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm trong đối thoại – sự căng thẳng, những biểu hiện trên nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và những phản ứng với các chủ đề nhạy cảm. Trong bộ phim Rounders, nhân vật của Matt Damon chơi bài với một ông trùm bài bạc do John Malkovich thủ vai. Matt quan sát từng chuyển động của John cho đến khi khám phá ra “mánh lới” của ông. Nhờ hiểu rõ ngôn ngữ cơ thể tài tình của John, Matt thắng được rất nhiều tiền. Cũng giống các nhân vật trong phim, những người chơi bài poker giỏi trên thế giới cũng biến việc nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể thành một nghệ thuật. Đó là “cần câu cơm” của họ và cả của bạn nữa. Theo các nhà tâm lí học, điều bạn nói chỉ ảnh hưởng 7% đến người khác mà thôi. 93% còn lại là cách bạn nói điều đó, gồm có ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, cử chỉ và âm lượng giọng nói của bạn. Dù thông tin của bạn hay đến đâu mà bài thuyết trình của bạn kém hiệu quả thì bạn cũng không thành công được. Có thể bạn đã nhận thấy vấn đề này khi quan sát người khác. Bạn có bao giờ cảm thấy không hiểu vì sao lại không tin tưởng người khác chưa? Ngôn ngữ cơ thể chính là “thủ phạm” đấy. Nếu bạn không hiểu nét mặt và ngôn ngữ cơ thể nói lên điều gì thì bạn đã mắc phải một số sai lầm trong đối thoại rồi. Khi bạn tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể, bạn tự đặt cho mình những lợi ích nhất định trong tất cả các mối quan hệ với mọi người. Bạn có thể hiểu được người khác, biết được những động thái cơ bản của họ và biết họ có đang nói thật hay không cũng như bạn có khả năng biết rõ mình có đang thể hiện bản thân theo cách tốt nhất và bằng nguồn năng lượng thích hợp nhất hay không. Tuy nhiên, đừng quên rằng ngôn ngữ cơ thể không phải luôn chính xác. Những biểu hiện thông thường thường thể hiện những cảm giác cụ thể của hầu hết mọi người, nhưng không có nghĩa là nó đúng với tất cả mọi người. Thể hiện bản thân mình tốt nhất Bạn chắc chắn không nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của mình truyền đạt điều gì đến mọi người. Điều bạn không biết có thể làm tổn thương bạn vì bạn có thể tạo ra một hình ảnh đối lập với những gì mình muốn thể hiện. Nếu bạn muốn xuất hiện một cách tự tin, chân thành và chuyên nghiệp thì hãy thực hiện những bước này để mọi người cảm thấy thoải mái với bạn. Bạn có thể dùng máy quay ghi lại hình ảnh của mình để đánh giá ngôn ngữ cơ thể vô thức của bản thân. Giao tiếp bằng mắt. Thậm chí nếu bạn thấy không thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt người khác thì hãy học cách làm điều đó. Hãy cẩn thận đừng nhìn chằm chằm vào người ta nhưng nhìn vào mắt người khác thể hiện sự tự tin vào bản thân mình và rằng bạn đang lắng nghe chăm chú vào cuộc nói chuyện. Khi bạn đang nói thì giao tiếp bằng mắt liên tục đồng nghĩa với việc bạn yêu cầu sự đồng tình từ người đó. Hãy khuyến khích mọi người cùng làm điều này, tiếp tục giao tiếp bằng mắt cho đến khi có người cắt ngang. Bắt tay. Hãy bắt tay thật chặt nhưng tránh bị hiểu có ý khiêu khích. Nếu cái bắt tay của bạn quá ẻo lả, người ta có thể coi bạn là người không chắc chắn, thụ động, nhưng nếu bạn bắt tay chặt quá thì có vẻ như bạn đang muốn lấn át. Nếu bạn muốn thể hiện sự nồng ấm, hãy dùng tay kia đặt lên cái bắt tay của bạn với người kia. Ngẩng cao đầu. Gật đầu liên tục thể hiện sự đồng tình và có những nét mặt phản ứng lại những điều mình đang nghe. Nghiêng đầu sang một bên thể hiện sự hứng thú trong khi rụt cổ lại có nghĩa là bạn đang nghi ngờ điều người kia nói. Nếu bạn muốn thể hiện thái độ trung lập thì hãy nhìn thẳng, ngồi nghiêm. Làm theo hành động của người khác. Nếu đó là cuộc gặp giữa hai người thì hãy “bắt chước” biểu hiện của người đó. Mọi người đều cảm thấy thoải mái với những người thích họ nên bạn hãy lịch sự bắt chước điệu bộ, giọng nói và nét mặt của người khác, như thế sẽ khiến họ thấy thoải mái hơn. Tất nhiên bạn hãy làm điều này một cách khéo léo. Đừng thay đổi điệu bộ mỗi khi người khác thay đổi và đừng làm theo động tác của những người có vẻ không tự tin. Ngược lại, khi bạn thấy ai đó đang “bắt chước” điệu bộ và cử chỉ của mình thì có nghĩa là thương vụ bán hàng của bạn thành công hoặc bạn đạt được sự đồng thuận rồi đấy. Hãy tận dụng thời điểm đó để nói về điều bạn mong muốn. Hãy “bắt chước” người đối diện một cách hợp lí và quan trọng nhất là hãy đứng hoặc ngồi một cách thoải mái. Nếu không “bắt chước” chút nào cũng có thể thấy thoải mái, tất nhiên đó là khi bạn là một quý ông chuyện trò với một người phụ nữ, bạn sẽ không “bắt chước” điệu bộ của người đó. Nếu bạn là một phụ nữ chuyện trò với một người đàn ông thì bạn có thể không ngồi giống người kia được, đặc biệt là khi bạn diện một chiếc váy. Vắt chân là một cách hay đối với phụ nữ và một chân đặt trước chân kia một chút là cách hay nhất dành cho đàn ông. Ngồi yên. Nếu mắt bạn đảo qua đảo lại, chân bạn đung đưa hay ngón tay gõ nhịp thì người khác sẽ có ấn tượng bạn đang nói dối hay chí ít là bạn chẳng thích thú gì với cuộc trò chuyện ấy cả. Nếu tay bạn hoạt động liên tục hoặc bấu chặt vào ghế thì nhìn bạn rất thiếu tự tin. Đừng ngọ quậy nhưng cũng đừng ngồi im như tượng. Hãy có một số cử chỉ nhưng ít thôi. Nói to. Hãy đảm bảo những từ bạn nói chuẩn và phát âm thật chính xác. Tránh nói quá nhanh. Nếu bạn không chắc tốc độ nói của mình thế nào thì hãy ghi âm lại hoặc hỏi đồng nghiệp, bạn bè để có được nhận xét công bằng. Quan sát dáng điệu của mình. Hãy giữ vai thẳng và không ngồi sụp xuống. Một dáng điệu tốt là dấu hiệu của sự tự tin. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Bắt chéo chân là tốt nhưng bắt chéo tay hoặc cho tay vào túi lại thể hiện sự phòng thủ. Hãy để tay mình bình thường và thoải mái trong lòng mình hoặc trên bàn. Để tỏ ra tự tin, hãy đặt tay theo kiểu tháp chuông với các đầu ngón tay của hai tay chạm vào nhau. Mở lòng bàn tay trước mặt người khác thường xuyên khi thể hiện điều gì đó, nghiêng người về phía trước thể hiện sự thích thú và đặt lòng bàn tay vào ngực mình để thể hiện sự chân thành khi trình bày điều gì đó. Ngả người vào ghế với hai tay đặt ôm đầu có thể là một tư thế kiêu ngạo. Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa Tầm quan trọng của nét mặt được nói đến khi Jack Straw, nghị sĩ Hạ nghị viện Anh yêu cầu những người phụ nữ theo Đạo Hồi đến thăm văn phòng ông bỏ mạng che mặt khi nói chuyện với ông. Vài người cảm thấy yêu cầu đó là một sự xúc phạm nhưng ông Straw coi đó là sự cần thiết để giao tiếp một cách chân thành với phụ nữ. Yêu cầu của Straw chỉ ra một điểm quan trọng liên quan tới ngôn ngữ cơ thể, điều đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Chỉ ngón tay vào ai đó ở Thái Lan là một sự thô lỗ. Nếu bạn thực hành đối thoại với người từ các nền văn hóa khác nhau thì hãy dành thời gian để học phong tục ở đó, đấy là biểu hiện của sự tôn trọng. Mọi người có thể bỏ qua lỗi lầm của bạn nhưng người ta sẽ chấp nhận bạn nhanh hơn nếu bạn học những phép lịch sự ở quốc gia mình đặt chân đến. Ở Nhật Bản, gật đầu không có nghĩa là đồng ý. Nếu bạn có thương vụ ở nơi nào thì hãy tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể ở nơi đó để có những ứng xử thích hợp. Đánh thức khán giả Khi đang thuyết trình, dù tại bục thuyết trình bàn hội nghị hay văn phòng của đối tác, bạn cũng hãy theo dõi người nghe. Ngôn ngữ cơ thể của họ nói lên rất nhiều điều, cho biết bạn đang thuyết trình ra sao và bạn có cần làm điều gì đó để thu hút sự chú ý của họ hay không. Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ khán giả hoặc khách hàng của bạn đang chán nản hoặc bối rối: ¾ Mắt của họ đang nhìn vào đâu đó chứ không để ý đến bạn. ¾ Tay và chân khoanh lại một cách phòng thủ hoặc thủ thế. ¾ Miệng mím chặt. ¾ Lông mày nhướn lên hoặc mắt liếc qua liếc lại. ¾ Ngón tay đưa lên vuốt tóc. Nếu khán giả có một vài dấu hiệu trên thì việc bạn phóng đại ngôn ngữ cơ thể của chính mình không phải là giải pháp hay. Bạn có thể đi tới phía bên kia của sân khấu, thu hút ánh mắt của khán giả hoặc có thể cao giọng để tạo hiệu ứng kịch tính. Đây có lẽ là lúc hay nhất đề cập đến con số hoặc xu hướng nào đó làm ảnh hưởng đến khán giả của bạn, ví dụ như “65% khách hàng nói rằng họ không thích thư chào hàng trực tiếp. Nhưng, hỡi các quý ông và quý bà, đây chính là các phương pháp để chống lại rắc rối này!” Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo giọng nói và nét mặt của bạn thật sinh động và bạn rất hào hứng với chủ đề của mình. Sau đó, cuốn hút khán giả tiếp tục chú tâm vào bài thuyết trình. Ví dụ như nếu bài nói chuyện của bạn về các chiến thuật marketing qua Internet thì bạn có thể đề nghị khán giả nào từng dùng loại e-mail tự động trả lời giơ tay. Sau đó, hãy hỏi xem có bao nhiêu người trong số đó đã dùng loại thư tự động này thành công, có thể đề nghị một người trình bày ngắn gọn câu chuyện của mình. Một cách hay nhất để khuấy động khán giả là đặt câu hỏi. Hãy thử thể hiện điều gì đó với khán giả như các hình chiếu với nhiều hình minh họa, biểu đồ hay tranh ảnh gì đó. Bất cứ điều gì thu hút cũng giúp bạn làm cho họ chú ý đến bài thuyết trình của mình. Đây có thể là các bí quyết để bạn bỏ túi dùng trong tình huống khán giả bắt đầu sao nhãng. Bạn được chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và cứu vãn được bài thuyết trình của mình. Khi mọi người có vẻ sao nhãng trong cuộc họp, bạn hãy hỏi ý kiến họ. Ví dụ như bạn có thể thảo luận một mục trong chương trình họp về nơi tổ chức buổi hội nghị sau. Bạn có thể không muốn nói với riêng một người trông có vẻ buồn chán hay buồn ngủ nhưng bạn có thể đi quanh căn phòng yêu cầu mọi người phát biểu ý kiến về nơi bạn có thể tổ chức hội nghị. Trong một bài thuyết trình chỉ có hai người với nhau, câu hỏi của bạn cần cụ thể hơn để thu hút sự chú ý của người kia. Nếu bạn đang cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin cho một khách hàng thì bạn có thể hỏi về những khó khăn công ty khách hàng tiềm năng phải đối mặt khi phải giữ liên lạc với nhân viên của mình lúc họ đang đi trên đường. Điều này giúp bạn dẫn dắt người nghe chú tâm vào công nghệ không dây. Nếu cảm thấy không thích hợp để đặt câu hỏi thì hãy lặp lại lợi ích quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, ví dụ như nói rằng thuốc kháng sinh của công ty bạn giá thấp hơn so với công ty đối thủ. Hạ nhiệt những vấn đề bức xúc Ai cũng có “những vấn đề bức xúc” – những điều có thể làm người khác tổn thương hoặc tức giận. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý thì bạn có thể dập tắt mâu thuẫn trước khi nó bắt đầu. Những dấu hiệu nguy hiểm chứng tỏ bạn đã động chạm đến một vấn đề gây bức xúc là gì? Bạn có thể đã từng trải qua điều này rồi hoặc bạn cũng có thể quan sát biểu hiện của người khác – răng nghiến lại, lông mày nhướn lên, cao giọng, mồ hôi túa ra, mắt ươn ướt hay mặt đỏ tía tai. Nếu bạn thấy giận dữ, hãy dừng một lát để bình tĩnh lại trước khi nói. Khi không thể kiềm chế được cảm xúc thì bạn có thể dễ dàng làm hỏng cả mối quan hệ làm ăn lẫn quan hệ tình cảm. Khi bạn chạm trán với người tỏ thái độ hung tợn và giao tiếp đầy thù địch một cách cố tình hay vô ý, bạn hãy cố gắng bình tĩnh hết sức có thể. Nếu bạn để sự tức giận biểu lộ qua lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể thì cơn tức giận càng ngày càng bùng lên và sự tranh luận sẽ bùng nổ mà chẳng đi đến đâu cả. Đây là khởi đầu cho một thảm họa nên bạn cần phải kiềm chế, tránh không để cơn tức giận của người khác ảnh hưởng đến mình. Xu hướng tự nhiên của bạn là phản ứng theo kiểu cố gắng bảo vệ bản thân mình, nhưng hãy nhớ hít thở và tự nhủ rằng bạn sẽ tự vệ tốt hơn nếu bạn là người giữ được bình tĩnh. Tuy nhiên, tránh rắc rối hoàn toàn cũng không phải là giải pháp. Điều này thường dẫn đến sự oán giận từ người khác và cả hai bên đều dễ tổn thương. Bạn cần giữ bình tĩnh nhưng phải là người thực hiện trước. Điều này yêu cầu sự tự giác để tránh phản ứng lại sự tấn công của người khác. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của mình và cố gắng giãn cơ mặt càng nhiều càng tốt. Tránh mím môi hay khoanh tay, điều này chỉ làm tăng thêm cảm giác thù địch cho người kia mà thôi. Tiếp tục quan sát điều gì đang diễn ra bằng con mắt khách quan, công tâm hơn là cảm tính, thực sự lắng nghe điều người kia đang nói và đừng để cảm xúc đẩy bạn vào thế phòng thủ. Xoa dịu cảm xúc bằng cách giữ bình tĩnh, gật đầu khi đồng ý và nghiêng đầu thể hiện bạn đang lắng nghe. Hãy giữ cơ thể thật thoải mái, mở lòng bàn tay khi thực hiện một cử chỉ nào đó. Khẽ xoay người là một cử chỉ nhẹ nhàng, thể hiện rằng không phải bạn đang đối mặt trực diện với người khác. Tránh lên giọng hoặc chỉ tay mà hãy luôn tự nhủ rằng chắc chắn người kia sẽ nghe bạn khi tình hình lắng dịu. Đọc nét mặt của đối phương Một số người có kĩ năng của một người chơi bài điêu luyện khi phát hiện ra sự lừa bịp. Thường thì khi một người nói dối, người đó sẽ ngay lập tức cảm thấy lo lắng bị phát hiện. Sau đây là những biểu hiện chứng tỏ một người đang nói dối, nhưng hãy lưu ý là họ có thể có những biểu hiện khác. Thay vì kết luận vội vàng, hãy xem xét những gợi ý sau để xem liệu người đó có đang cố tình lừa bạn hay không. Mắt đảo qua đảo lại, từ nhìn bạn chằm chằm rồi chuyển sang nhấp nháy liên tục hoặc đảo khắp phòng. Nhìn sang phải trong khi nói chuyện với ai đó thể hiện sự không chân thành, trong khi liếc sang bên trái thường là dấu hiệu chứng tỏ người đó đang nói thật. ¾ Thở nặng nề hơn và mồ hôi túa ra. ¾ Giọng nói cao hơn hoặc trở nên đều đều. Người nói dối có thể cũng ngại ngần nói điều họ định nói ra. ¾ Cơ thể cứng đờ, mặt nhăn lại đặc biệt là trán và môi. ¾ Tay bắt đầu cựa quậy, xoa xoa vào nhau, gãi mũi hay đưa tay lên che miệng. Lòng bàn tay úp xuống hoặc che đi hoàn toàn. ¾ Giấy tờ, cốc chén hay những đồ vật khác có thể bị đặt giữa kẻ nói dối và những người khác như một thứ rào cản vô thức. ¾ Kẻ nối dối đột nhiên nghiêm lại, chờ đợi xem bạn có tin lời nói dối đó hay không. Bạn sẽ làm gì nếu nghi ngờ ai đó nói dối? Hãy chuyển sang câu chuyện khác càng nhanh càng tốt và quan sát phản ứng của người có vẻ như vừa nói dối kia. Người đó có thở phào hay có muốn quay lại câu chuyện vừa xong không? Kẻ nói dối thường rất thoải mái khi chuyển sang câu chuyện khác trong khi người nói thật lại muốn hướng bạn về câu chuyện ban đầu. Yếu tố hữu hiệu nhất để đánh giá xem ai đó đang nói dối hay đang nỗ lực bán hàng chính là ngôn ngữ cơ thể và bạn có thể học được nó để đối thoại thành công. Bạn có thể sử dụng yếu tố này trong từng khía cạnh của cuộc sống, từ các cuộc phỏng vấn tới cuộc họp quan trọng hay những vấn đề lớn trong cuộc đời. Chương 6: Nhận biết nguyên nhân mâu thuẫn Nhận biết nguyên nhân tiềm tàng của mâu thuẫn và sẵn sàng giải quyết tất cả những điều đó. Mâu thuẫn là điều không tránh được nhưng có một điều chắc chắn là: bạn càng có khả năng hiểu ngôn ngữ cơ thể, cuộc đối thoại của bạn càng thành công thì bạn càng có nhiều cơ hội dập tắt mâu thuẫn. Nếu bạn luôn muốn nhận biết dấu hiệu rắc rối thì bạn có thể dập tắt rắc rối ấy trước khi nó thực sự “rắc rối”. Dù làm bất cứ điều gì bạn cũng đừng phớt lờ mâu thuẫn. Mâu thuẫn nếu không được giải quyết triệt để sẽ làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Và một lần nữa, trò chuyện chính là chìa khóa giải quyết vấn đề. Điều này đúng trong một doanh nghiệp cũng như một cuộc hôn nhân. Quan trọng nhất là sự thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của mâu thuẫn ngay từ đầu. Dù bạn không bao giờ tránh hẳn được mâu thuẫn nhưng có những cách phòng ngừa để vấn đề không trở nên rắc rối hơn. Đối với mỗi tình huống, hãy chắc chắn rằng mọi thứ đều được giải quyết ổn thỏa. Đừng dự đoán suy nghĩ của người khác. Sau đây là một số hướng dẫn để tránh thất bại trong giao tiếp mà hậu quả là thường xảy ra mâu thuẫn: ¾ Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho những người có liên quan. ¾ Xác định mục tiêu chung của tất cả các dự án, cách giải quyết, chương trình đồng thời xác định rõ vai trò của từng người cũng như dự đoán vai trò của những người liên quan. ¾ Suy nghĩ kĩ càng về tính cách của từng người được chỉ định cho từng nhiệm vụ cụ thể. Tính cách của họ có thích hợp với vai trò họ đảm nhiệm hay không? Tính cách nào phù hợp nhất để mọi người làm việc cùng nhau? ¾ Suy ngẫm về cách giải quyết những vấn đề có khả năng phát sinh. ¾ Cố gắng có giải pháp phù hợp cho từng vấn đề. Hỏi những người liên quan để đưa ra chiến thuật mới, tìm hiểu điều gì đang diễn ra. Đưa ra một mốc thời gian cụ thể và đề nghị mọi người hợp tác với nhau trong cuộc thử nghiệm này. Sẽ dễ dàng hơn nếu thuyết phục mọi người rằng đó chỉ là một khoảng thời gian thử nghiệm thôi. Sau đó, đề nghị mọi người đưa ra phản hồi. Những người đã từng có mâu thuẫn có thể sẽ bắt đầu làm việc với nhau vì mục đích chung. Mâu thuẫn trong công việc Khi hai nhân viên có rắc rối với nhau, họ có thể coi bạn là người tư vấn. Trong những trường hợp thế này, bạn càng bình tĩnh, công tâm thì bạn càng có khả năng xoa dịu tình hình. Đầu tiên phỏng vấn từng người một để hiểu ngọn ngành từng mâu thuẫn. Lắng nghe họ một cách chăm chú với sự tôn trọng, đồng cảm và không cắt ngang lời, để họ bộc bạch nếu cần thiết. Khi mỗi người cảm nhận người khác lắng nghe mình, họ sẽ thấy khuây khỏa. Đề nghị từng người giãi bày nguyện vọng của họ và cảm giác của họ khi thấy sự bất công ra sao. Bạn cũng có thể yêu cầu họ nói cho bạn nghe định nghĩa “công bằng” là gì và nhận biết sự khác biệt giữa hai người đó. Phải hiểu rằng hai bên cảm nhận một tình huống khác nhau và không thể coi cảm nhận của bên nào là đúng hơn. Khi có cuộc gặp gỡ riêng với từng bên, bạn hãy khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc của mình. Nếu bạn có thể xác định sự dễ tổn thương hay nỗi sợ hãi do cơn giận dữ chế ngự thì có thể bạn sẽ xua tan được thế phòng thủ của họ và quay trở lại vấn đề chính được. Tuy nhiên, bạn cũng chú ý đừng làm người khác xấu hổ hoặc bóc mẽ người ta. Vào thời điểm và khi cần thiết tổ chức một cuộc họp giữa hai bên, hãy nói rõ vị trí của từng người một cách khách quan, không nên buộc tội bên nào cả. Ví dụ, bạn có thể nói: “Joe, tôi hiểu anh cảm thấy mình chưa được hỗ trợ đầy đủ để hoàn thành nhiệm vụ. Có phải vậy không?” Với bên kia, bạn có thể nói: “Allison, tôi hiểu chị cảm thấy mình đã “lấn sân” của Joe khi đề nghị giúp đỡ trong khi Joe không có ý kiến gì. Ý tôi vậy có sai không?” Thường thì nếu bạn nói rõ vị thế của từng người một cách bình tĩnh và đơn giản, không đổ lỗi cho ai thì bạn có thể tìm được giải pháp cho vấn đề. Bạn đang đóng vai trò một người truyền tin trong trường hợp có rắc rối trong giao tiếp. Lúc này cần một bên thứ ba khách quan đứng ra để giải quyết hiểu lầm. Hãy yêu cầu từng người suy nghĩ xem có thể cải thiện tình hình theo chiều hướng nào thậm chí xem người này có nghĩ đó là lỗi của người kia hay không. Cố gắng xác định xem có thể tìm được những mục tiêu chung nào giữa hai bên không và hướng sự tập trung giải quyết vấn đề trước mắt chứ không phải “chỉnh” người này hoặc người kia. Hãy tập trung vào vấn đề chứ không phải hướng vào người gây ra rắc rối. Cố gắng để hai bên làm việc cùng nhau. Khi hai nhân viên chỉ đơn giản là không ưa nhau mà phải làm việc cùng nhau, bạn hãy dành thời gian cùng họ thảo luận phương pháp giúp mỗi người tập trung vào mục tiêu chung của mình hơn là chú ý đến sự khác biệt trong tính cách. Hãy yêu cầu họ nghĩ ra các cách giúp bỏ qua mọi rắc rối, làm việc cùng nhau. Có lẽ họ có thể “đồng ý không tranh chấp” và tránh gây rắc rối cho nhau. Đàm phán đòi hỏi kĩ năng đối thoại thành thạo nhất Trước khi bạn ngồi xuống bàn đàm phán với ai đó – là một đối tác kinh doanh hay một thành viên trong gia đình – bạn cần tự hỏi một câu rất quan trọng: “Mình cần đạt được điều gì?” Nếu bạn không bao giờ muốn làm việc cùng với những người này nữa thì bạn có thể từ chối, ghi vào chương trình họp càng rõ càng tốt để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khi bạn vẫn phải tiếp tục làm việc cùng những người có liên quan thì đàm phán trở thành nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo. Tất nhiên, sự khéo léo không có nghĩa là bạn phải cố gắng lừa phỉnh người khác. Ngoại giao chân thành và công bằng là yếu tố cần thiết để giải quyết vấn đề - ngay cả trong hoặc sau khi giải quyết vấn đề đó. Hay nói cách khác đó chính là đối thoại. Cả hai bên đều cần thắng thế ở một vài điểm và nhượng bộ ở một vài điểm để duy trì mối quan hệ. Thỏa hiệp cần thiết đặc biệt đối với cả hai bên nếu không kết quả cuối cùng sẽ là sự đổ vỡ lòng tin và mối quan hệ bất hòa. Cố gắng đạt đến sự đồng thuận thực sự chỉ củng cố chứ không thể làm mối quan hệ xấu đi. Bây giờ chính là lúc thực sự cần đến đối thoại, nhưng không khó như bạn tưởng đâu. Bạn chỉ cần tìm hiểu căn bản sự việc trước khi bắt đầu buổi trò chuyện. Nếu bạn dành thời gian suy nghĩ về tất cả các khía cạnh khác nhau của tình huống thì bạn sẽ có được lợi thế và có khả năng đoán trước được rắc rối trước khi nó phát sinh. Nếu có sự bất đồng nào đó thì bạn nên chuẩn bị thật kĩ càng trước cuộc họp. Điều này giúp bạn hiểu rõ vai trò của mình cũng như hiểu rõ vai trò của đối phương. Sử dụng bảng sau để tự đặt những câu hỏi chính xác. Bảng ghi chép dành cho đàm phán 1. Rắc rối là gì? Tầm quan trọng của việc bạn và đối phương đi đến thỏa thuận? ________________________________________________ 2. Bạn và đối phương sẵn sàng thống nhất với nhau theo những cách nào? Hãy cân nhắc mở đầu cuộc họp của bạn bằng cách nhắc đi nhắc lại những điểm này để bày tỏ thiện chí. ________________________________________________3. Trong tình huống này bạn muốn gì?