🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Môi Trường - Nguyễn Văn Mậu full prc pdf epub azw3 [Tự Nhiên Học] Ebooks Nhóm Zalo LỜI NHÀ XUẤT BẢN Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên, dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu một khối lượng lớn các khái niệm, các phạm trù khoa học, các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và con người, giúp cho người đọc hiểu được các lí lẽ khoa học tiềm ẩn trong các hiện tượng, quá trình quen thuộc trong đời sống thường nhật, tưởng như ai cũng đã biết nhưng không phải người nào cũng giải thích được. Bộ sách được dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do NXB Thiếu niên Nhi đồng Trung Quốc xuất bản. Do tính thiết thực tính gần gũi về nội dung và tính độc đáo về hình thức trình bày mà ngay khi vừa mới xuất bản ở Trung Quốc, bộ sách đã được bạn đọc tiếp nhận nồng nhiệt, nhất là thanh thiếu niên, tuổi trẻ học đường, Do tác dụng to lớn của bộ sách trong việc phổ cập khoa học trong giới trẻ và trong xã hội, năm 1998 Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao đã được nhà nước Trung Quốc trao "Giải thưởng Tiến bộ khoa học kĩ thuật Quốc gia", một giải thưởng cao nhất đối với thể loại sách phổ cập khoa học của Trung Quốc và được vinh dự chọn là một trong "50 cuốn sách làm cảm động Nước Cộng hoà" kể từ ngày thành lập nước. Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao có 12 tập, trong đó 11 tập trình bày các khái niệm và các hiện tượng thuộc 11 lĩnh vực hay bộ môn tương ứng: Toán học, Vật lí, Hoá học, Tin học, Khoa học môi trường, Khoa học công trình, Trái Đất, Cơ thể người, Khoa học vũ trụ, Động vật, Thực vật và một tập hướng dẫn tra cứu. Ở mỗi lĩnh vực, các tác giả vừa chú ý cung cấp các tri thức khoa học cơ bản, vừa chú trọng phản ánh những thành quả và những ứng dụng mới nhất của lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó. Các tập sách đều được viết với lời văn dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, hình vẽ minh hoạ chuẩn xác, tinh tế, rất phù hợp với độc giả trẻ tuổi và mục đích phổ cập khoa học của bộ sách. Do chứa đựng một khối lượng kiến thức khoa học đồ sộ, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, lại được trình bày với một văn phong dễ hiểu, sinh động, Mười vạn câu hỏi vì sao có thể coi như là bộ sách tham khảo bổ trợ kiến thức rất bổ ích cho giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và đông đảo bạn đọc Việt Nam. Trong xã hội ngày nay, con người sống không thể thiếu những tri thức tối thiểu về văn hóa, khoa học. Sự hiểu biết về văn hóa, khoa học của con người càng rộng, càng sâu thì mức sống, mức hưởng thụ văn hóa của con người càng cao và khả năng hợp tác, chung sống, sự bình đẳng giữa con người càng lớn, càng đa dạng, càng có hiệu quả thiết thực. Mặt khác khoa học hiện đại đang phát triển cực nhanh, tri thức khoa học mà con người cần nắm ngày càng nhiều, do đó, việc xuất bản Tủ sách phổ biến khoa học dành cho tuổi trẻ học đường Việt Nam và cho toàn xã hội là điều hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn rộng lớn. Nhận thức được điều này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho xuất bản bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao và tin tưởng sâu sắc rằng, bộ sách này sẽ là người thầy tốt, người bạn chân chính của đông đảo thanh, thiếu niên Việt Nam đặc biệt là HS, SV trên con đường học tập, xác lập nhân cách, bản lĩnh để trở thành công dân hiện đại, mang tố chất công dân toàn cầu. NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Vì sao phải bảo vệ môi trường? Ngày nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của mọi người. Nhưng vì sao lại phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường như thế nào? Để trả lời những vấn đề này ta phải bắt đầu từ vấn đề nghiên cứu môi trường. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, sức sản xuất xã hội tăng vọt. Việc sử dụng rộng rãi các loại máy móc đã tạo ra một lượng lớn của cải cho loài người, nhưng một lượng khổng lồ các chất phế thải công nghiệp cũng đã gây nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Một lượng lớn các chất độc hóa học sau khi thải vào môi trường, do khuếch tán, chuyển dời, tích lũy và chuyển hóa làm cho môi trường không ngừng xấu đi, uy hiếp nghiêm trọng đến sự sống của loài người và các sinh vật khác. Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Rachel Carson người Mỹ đã xuất bản tác phẩm “Mùa xuân lặng lẽ”. Cuốn sách miêu tả tỉ mỉ sự phá hoại sinh thái do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: “Những bệnh tật kì lạ không lường được đã giết chết hàng loạt chim muông; bò, cừu lâm bệnh và chết đột tử. Trẻ em đang chơi đùa bỗng nhiên ngã quỵ, sau mấy giờ chết ngay không chữa nổi... Trên mặt đất chỉ còn sót lại một vài con chim lẻ loi thoi thóp... Đó là một mùa xuân không có sự sống”. Quyển sách đã gây chấn động dư luận trên toàn thế giới. Người ta bỗng kinh ngạc phát hiện ra rằng: trong một thời gian ngắn chỉ mấy chục năm mà sự phát triển công nghiệp đã mang lại cho nhân loại một môi trường độc hại. Hơn nữa môi trường bị ô nhiễm đã gây nên sự tổn thương toàn diện, lâu dài và nghiêm trọng. Loài người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Do đó những năm đầu thập kỉ 60 ở những nước công nghiệp phát triển đã dấy lên “phong trào bảo vệ môi trường”, yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Bài học nhân loại không bảo vệ tốt môi trường thực ra đã có từ xưa. Ở thời cổ đại, những vùng kinh tế tương đối phát triển như Hi Lạp, Trung Cận Đông, v.v... do việc khai hoang và tưới nước không hợp lí nên đã gây ra những vùng không có cây cỏ. Ở Trung Quốc thời kì cổ đại, lưu vực Hoàng Hà là vùng đất tốt nhưng do chặt phá rừng bừa bãi, đất bị xói mòn nghiêm trọng nên nạn lũ lụt và hạn hán xảy ra liên miên, chất đất ngày càng nghèo đi. ý thức bảo vệ môi trường cũng không phải ngày nay mới có. Trung Quốc thời kì cổ đại đã có tư tưởng bảo vệ môi trường rất đơn sơ như câu nói “Không tát cạn mà chỉ bắt cá, không đốt rừng mà chỉ săn bắn”. Ngày nay, bảo vệ môi trường không những phải làm cho môi trường không bị ô nhiễm mà còn phải kế thừa tư tưởng bảo vệ môi trường trước đây, tức là khai thác tài nguyên một cách hợp lí để đảm bảo có thể tiếp tục khai thác mãi. Chúng ta cần hiểu rằng: vấn đề then chốt để giải quyết ô nhiễm môi trường là bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để bảo vệ chúng ta. Để bảo vệ môi trường được tốt hơn, nhiều nước đang ra sức tuyên truyền rộng rãi ý thức bảo vệ môi trường, chế định những chính sách và pháp luật để bảo vệ môi trường. Tháng 9/1979, Chính phủ Trung Quốc cũng đã ban bố “Dự thảo Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Cuối năm 1983, Chính phủ đã triệu tập Hội nghịBảo vệ môi trường toàn quốc lần thứ 2. Hội nghị đó đã xác định bảo vệ môi trường là một trong những quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Từ khoá: Môi trường; Bảo vệ môi trường; Rachel Carson. 2. Ai là người đầu tiên đưara yêu cầu bảo vệ môi trường? Người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường là nhà nữ sinh vật học người Mỹ Rachel Carson. Bà Carson sinh năm 1907 ở một thịtrấn phong cảnh rất đẹp thuộc bang Penncylvania. Từ nhỏ bà đã rất yêu thiên nhiên. Bà là sinh viên trường Đại học Penncylvania. Ban đầu học chuyên ngành Anh văn. Năm thứ ba, chuyển sang học khoa Sinh vật vì bà rất say mê rừng, biển và các sinh vật hoang dã, về sau bà chuyển sang học Sinh thái học. Năm 1929, tốt nghiệp loại xuất sắc và nhận được học vịthạc sĩ Sinh thái học, sau đó bà làm giáo sư sinh thái học ở Đại học Malilan. Bà thường dành các kì nghỉ hè để đi sâu nghiên cứu sinh thái học biển. Từ những năm 40, bà bắt đầu biên soạn và lần lượt cho xuất bản những tác phẩm có liên quan tới biển và sinh vật biển, như “Dưới gió biển”, “Biển xung quanh chúng ta”, “Ven bờ biển” v.v... Những tác phẩm này đã lần lượt ra đời, trong đó cuốn “Biển xung quanh chúng ta” đã nhận được Giải thưởng Quốc gia, trong một thời gian ngắn số lượng phát hành lên đến 20 vạn bản. Từ thập kỉ 40, bà Carson đã cùng đồng nghiệp đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hiểm do tình trạng lạm dụng thuốc DDT và những loại thuốc diệt côn trùng khác. Bắt đầu từ năm 1955, bà đã bỏ ra 4 năm để nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với môi trường sinh thái. Bà đã chịu đựng muôn vàn vất vả, có mặt ở các vùng có dùng thuốc trừ sâu, tự mình quan sát, lấy mẫu, phân tích và trên cơ sở đó viết nên tác phẩm “Mùa xuân lặng lẽ”. Tác phẩm này đã miêu tả một cách sinh động cảnh tượng môi trường sống của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng; chứng minh con người có mối quan hệ mật thiết với không khí, biển, sông ngòi, đất đai và các sinh vật xung quanh; vạch trần sự phá hoại môi trường sinh thái của thuốc trừ sâu. Nó cảnh báo hoạt động của con người đã làm ô nhiễm môi trường. Điều đó không những uy hiếp sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật mà còn làm nguy hại đến bản thân cuộc sống của con người. Cuốn sách đã nêu lên một vấn đề quan trọng trong cuộc sống nhân loại trong thế kỉ XX, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cuốn sách “Mùa xuân lặng lẽ” sau khi xuất bản đã gây nên một tiếng vang trên thế giới, rất nhanh nó được dịch thành nhiều thứ tiếng và có một ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Không lâu sau, phong trào bảo vệ môi trường được dấy lên rầm rộ ở khắp mọi nơi. Đầu thập kỉ 60, bà Carson tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu của mình. Do lao động quá mức và vì tiếp xúc lâu dài với các thuốc bảo vệ thực vật, bà đã bị mắc bệnh ung thư. Năm 1964, bà Carson qua đời. Bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu vãn môi trường. Từ khoá: Rachel Carson;“Mùa xuân lặng lẽ”. 3. Vì sao nói "Chỉcó một Trái Đất"? Câu nói “Chỉ có một Trái Đất” xuất hiện sớm nhất trong Hội nghị môi trường nhân loại do Liên hợp quốc triệu tập năm 1972. “Chỉ có một Trái Đất” là tiêu đề của bản báo cáo phi chính thức do nhà kinh tế học người Anh B. Utto và nhà vi sinh vật học người Mỹ R. Tupos đưa ra trong hội nghị với tiêu đề phụ là “Hãy quan tâm và bảo vệ một hành tinh nhỏ”. Tác giả không những xuất phát từ tiền đồ của bản thân Trái Đất mà còn tổng hợp từ các góc độ: xã hội, kinh tế, chính trị, tăng trưởng dân số, lạm dụng tài nguyên môi trường, ảnh hưởng tiêu cực của kĩ thuật công nghệ, từ sự phát triển mất cân bằng và những khó khăn của các thành phố trên thế giới, từ đó mà bàn về vấn đề môi trường, kêu gọi nhân loại phải quản lí Trái Đất một cách tỉnh táo hơn. Vì sao nói “Chỉ có một Trái Đất”? Nhân loại từ khi ra đời, tất cả: ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất và sinh hoạt không có cái gì không dựa vào Trái Đất này để tồn tại và phát triển. Bầu không khí, rừng núi, biển cả, sông ngòi, đầm hồ, đất đai, thảo nguyên, các động vật hoang dã trên Trái Đất này đã tạo thành một hệ thống sinh thái tự nhiên vô cùng phức tạp và quan hệ mật thiết với nhau, đó chính là môi trường cơ bản để con người dựa vào nhau mà sinh sống. Đã từ lâu tiến trình văn minh của nhân loại luôn ngừng lại ở sự tước đoạt và chinh phục thiên nhiên, hầu như xưa nay chưa ai nghĩ đến phải bảo vệ và báo đáp lại Trái Đất, cái nôi đã nuôi dưỡng con người. Loài người đồng thời với việc tạo ra những thành quả văn minh cũng đã tước đoạt thiên nhiên, gây ra cho Trái Đất – nơi chúng ta sinh sống, đầy thương tích. Sự tăng trưởng dân số và mở rộng sản xuất đã xung đột môi trường, gây nên những áp lực to lớn. Ngày nay môi trường đang xấu đi, tài nguyên bị cạn kiệt đã trở thành mối trở ngại lớn nhất cho tiến trình văn minh của nhân loại. Diện tích rừng toàn cầu năm 1862 ước có khoảng 5,5 tỉ ha, đến thập kỉ 70 của thế kỉ XX chỉ còn không đến 2,6 tỉ ha. Vì mưa rừng nhiệt đới có vai trò rất quan trọng đối với điều tiết khí hậu toàn cầu, cho nên một diện tích lớn rừng bị chặt phá sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho khí hậu. Do chế độ canh tác không hợp lí nên diện tích đất đai trên thế giới bị phong thực, kiềm hóa ngày càng tăng. Căn cứ dự đoán của các cơ quan Liên hợp quốc, vì đất đai bị xâm thực nên hàng năm trên thế giới bị mất đi 24 tỉ tấn đất màu, diện tích sa mạc hóa hàng năm tăng thêm 6 triệu ha. Nếu tiếp tục phát triển với tốc độ đó cộng thêm diện tích do phát triển đô thị và giao thông lấn chiếm thì toàn thế giới sau 20 năm nữa sẽ mất đi 1/3 tổng diện tích canh tác, sản lượng lương thực sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Ngoài ra vì diện tích sinh sống của sinh vật hoang dã ngày càng bịthu hẹp, con người lại săn bắt tự do, cộng thêm nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nguồn gien di truyền của động, thực vật trên thế giới chắc chắn bị giảm sút nhanh chóng. Đó là một tổn thất không gì bù đắp được đối với loài người. Dù là nước phát triển hay nước đang phát triển đều nhận thức được rằng: vấn đề môi trường đang gây cản trở to lớn đến khả năng phát triển. Không giải quyết vấn đề môi trường thì không những tiến trình văn minh của nhân loại bị ảnh hưởng mà ngay bản thân sự sống của con người cũng bị uy hiếp nghiêm trọng. Năm 1992 ở Brasilia – thủ đô Braxin, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị môi trường và phát triển. Trong hội nghị này tất cả các đại biểu đã mặc niệm hai phút vì Trái Đất. Hai phút mặc niệm đó thể hiện nhân loại đang sám hối, phản tỉnh và nghĩ về Trái Đất: chúng ta chỉ có một Trái Đất ! Từ khoá: Vấn đề môi trường. 4. Vì sao có "Ngày Trái Đất"? Trong những thập kỉ 50 – 60 của thế kỉ XX, ở phương Tây một số nước công nghiệp phát triển đã liên tiếp xảy ra nhiều sự kiện gây tổn hại chung, chấn động toàn thế giới. Ngày càng có nhiều người cảm thấy chúng ta đang sống trong một môi trường thiếu an toàn. Năm 1962, nhà nữ sinh vật học Mỹ Rachel Carson đã xuất bản cuốn sách nhan đề: “Mùa xuân lặng lẽ”. Trong sách bà miêu tả tỉ mỉ các loại thuốc bảo vệ thực vật đã đem lại những nguy cơ nghiêm trọng cho môi trường và chỉ rõ không những nó gây hại cho môi trường sinh sống của các loài sinh vật mà còn nguy hại cho cả con người. Cuốn sách đó rất nhanh được dịch và xuất bản thành nhiều thứ tiếng, gây nên ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới. Nó khiến cho người ta thức tỉnh, dấy lên một phong trào bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, chống gây tổn hại chung. Ngày 22/4/1970, dưới sự lãnh đạo của một số nghị viên quốc hội ở một số nước, những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng và những người bảo vệ môi trường, một vạn trường trung và tiểu học, 2.000 trường đại học ở Mỹ và hơn 2 triệu người thuộc các đoàn thể ở nhiều nước khác nhau đã tiến hành một cuộc mít tinh và diễu hành rầm rộ để tuyên truyền, yêu cầu các chính phủ phải có biện pháp bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng của phong trào này rất nhanh lan rộng ra toàn cầu, do đó ngày 22/4 trở thành một ngày quan trọng trong lịch sử bảo vệ môi trường – “Ngày Trái Đất”. Người mở đầu cho hoạt động “Ngày Trái Đất” là nghị viên Nelson - đảng viên đảng Dân chủ Mỹ. Những năm đầu thập kỉ 60, ông là một người chưa có địa vị chính trị đáng kể gì ở Mỹ, nhưng vì vấn đề môi trường mà ông cảm thấy bất an. Hồi đó Tổng thống, Quốc hội, các xí nghiệp Mỹ đều không hề quan tâm đến vấn đề môi trường. Vậy làm thế nào? Năm 1963, ông đã thuyết phục Tổng thống Kennơđi diễn thuyết một vòng quanh nước Mỹ, chỉ rõ mức độ môi trường đang bị xấu đi cho công chúng biết, nhằm gây nên sự quan tâm và theo dõi của công chúng Mỹ đối với môi trường. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nên những hoạt động này chưa thu được kết quả là bao. Mùa hè 1969, ông Nelson một lần nữa lại đề nghị các trường đại học Mỹ tiến hành các buổi diễn thuyết về vấn đề môi trường ngay tại các trường và thành lập ngay các tổ chức nghiên cứu, vạch kế hoạch hành động. Haixơ sinh viên của Viện pháp học Đại học Havard đang ở độ tuổi 25, lập tức hưởng ứng nhiệt liệt. Anh ta đã gặp ông Nelson và quyết định tạm thời nghỉ học, toàn tâm toàn ý đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường. Không lâu sau, Haixơ lại mở rộng ý tưởng của ông Nelson, trù bịtiến hành một loạt hoạt động mang tính xã hội triển khai khắp nước Mỹ. Nelson đã tiếp thu kiến nghị của Haixơ. Nhưng để tránh kì thi cuối học kì, Haixơ đề nghị lấy ngày 22/4 năm sau làm “Ngày Trái Đất”. Vào ngày đó sẽ triển khai những hoạt động bảo vệ môi trường với quy mô lớn trên khắp nước Mỹ. Tháng 9/1969, trong một lần diễn thuyết ở Xêatô, ông đã công bố kế hoạch này. Mặc dù đã cảm nhận được trước, nhưng không ngờ công chúng Mỹ hưởng ứng nhiệt tình và mạnh mẽ đến thế, khiến cho họ cảm thấy kinh ngạc và được cổ vũ rất nhiều. Hoạt động “Ngày Trái Đất” lần thứ nhất đã thành công rực rỡ. Nó thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường ở nước Mỹ phát triển mạnh mẽ. Chỉ mấy năm sau, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua một Luật bảo vệ môi trường quan trọng gồm 28 điều và năm sau đã thành lập Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia. Trên thế giới, hoạt động “Ngày Trái Đất” cũng đã thúc đẩy Liên hợp quốc triệu tập Hội nghịMôi trường nhân loại lần thứ nhất vào năm 1972 và đã thành lập Cục quy hoạch môi trường. Về sau hàng năm người ta đều tổ chức hoạt động “Ngày Trái Đất”. Ngày 22/4/1990, nhân dịp kỉ niệm 20 năm “Ngày Trái Đất”, trên thế giới có 200 triệu người thuộc 140 quốc gia đã tham gia “Ngày Trái Đất” với các hình thức khác nhau. Ở Mianma có hoạt động phản đối giết voi; ở Braxin, người ta đến các sông vùng Amazon để trồng cây; người Luân Đôn ở Anh tổ chức các hoạt động khuyến khích khách hàng trả lại cho cửa hàng những bao gói hàng không cần thiết; người Nhật tiến hành hàng trăm hoạt động làm sạch môi trường; người Pari cưỡi xe đạp đi phố để khỏi thải ra khí ô nhiễm. Tích cực nhất vẫn là người Mỹ. Ở Oasinhtơn người ta đặt ra ngày “Hiệu suất năng lượng cao”, “Ngày tái tuần hoàn”, “Ngày tiết kiệm nước”, “Ngày thay thế vận tải”, v.v... ở vùng Malilen tổ chức người tình nguyện quét đường công cộng và tham gia trồng cây, vùng Phunia tổ chức “Ngày lễ âm nhạc vì Trái Đất”; học sinh tiểu học bang California thả côn trùng ra đồng để giết loài côn trùng có hại thay cho thuốc bảo vệ thực vật; trẻ em thành phố Pantima mặc quần áo bằng vải tái sinh đi diễu hành. Từ khoá: “Ngày Trái Đất”; Rachel Carson. 5. Vì sao lấy ngày 5/6 làm"Ngày môi trường thế giới"? Dưới ảnh hưởng của những hoạt động “Ngày Trái Đất”, ngày 5/6/1972 ở Xtốckhôm Thụy Điển, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị nhân loại với môi trường. Hội nghị đã đưa ra khẩu hiệu: “Chỉ có một Trái Đất”. Hội nghị còn công bố “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” nổi tiếng. “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” đưa ra 7 quan điểm và 26 nguyên tắc chung, hướng dẫn và cổ vũ nhân dân toàn thế giới nỗ lực bảo vệ và cải thiện môi trường cho nhân loại. “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” quy định quyền lợi và nghĩa vụ của loài người đối với môi trường. Kêu gọi “Vì thế hệ ngày nay và các thế hệ mai sau mà nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường đã trở thành mục tiêu chung của nhân loại”. “Mục tiêu này sẽ được thực hiện đồng thời và hài hòa với hai mục tiêu bảo vệ hòa bình và phát triển kinh tế – xã hội của thế giới”, “Chính phủ và nhân dân các nước hãy vì bảo vệ và cải thiện môi trường chung của nhân loại, đưa lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân và các thế hệ sau mà cố gắng”. Hội nghị cũng kiến nghị lấy ngày khai mạc Đại hội lần này làm “Ngày Môi trường thế giới”. Tháng 10/1972, Liên hợp quốc khóa 27 đã thông qua đề nghị của Hội nghị môi trường nhân loại đề ra, đồng thời quy định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường thế giới” để nhân dân các nước mãi mãi ghi nhớ và yêu cầu Chính phủ các nước hàng năm vào ngày đó phải triển khai các hoạt động nhằm nhắc nhở mọi người trên thế giới chú ý đến tình trạng ô nhiễm của môi trường và những nguy hại do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ và cải thiện môi trường. “Ngày môi trường thế giới” tượng trưng cho môi trường của nhân loại chuyển sang giai đoạn phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. Nó phản ánh đúng đắn nhận thức và thái độ của nhân dân các nước đối với vấn đề môi trường. Tháng 1 năm 1973, Đại Hội đồng Liên hợp quốc căn cứ Quyết định của Hội nghịMôi trường nhân loại đã thành lập ra Cục quy hoạch Môi trường của Liên hợp quốc và lập Quỹ Môi trường. Cục quy hoạch Môi trường của Liên hợp quốc cứ đến ngày 5/6 hàng năm là tiến hành các hoạt động kỉ niệm “Ngày Môi trường thế giới”, công bố “Thông báo hàng năm về tình trạng môi trường” và tặng thưởng “500 Huy chương về bảo vệ môi trường toàn cầu”. “Ngày Môi trường thế giới” hàng năm đều có chủ đề riêng. Việc đặt tên những chủ đề này nhằm phản ánh các vấn đề chủ yếu về môi trường trong năm đó và những điểm nóng về môi trường. Vì vậy những chủ đề đó có tính thực tiễn rất cao. Những chủ đề đã được đưa ra như “Cảnh giác, toàn cầu đang nóng dần !”, “Chỉ có một Trái Đất”, “Vì sự sống trên Trái Đất”, “Cứu vãn Trái Đất tức là cứu vãn tương lai của chúng ta” v.v... Mấy năm qua, nhiều đoàn thể và nhân dân các nước đã triển khai các hoạt động bổ ích cho “Ngày Môi trường thế giới”, như tuyên truyền tầm quan trọng về bảo vệ và cải thiện môi trường. “Ngày Môi trường thế giới” đã trở thành ngày lễ chung của nhân dân toàn cầu. Từ khoá: Ngày môi trường thế giới. 6. Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì? Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày lễ khác mục đích nhằm kêu gọi mọi người phải bảo vệ Trái Đất. Ví dụ: Ngày 21/3 là “Ngày bảo vệ rừng thế giới”. Nhiều nước căn cứ vào đặc điểm môi trường và nhu cầu của mình còn đặt ra Tết trồng cây. Ví dụ Trung Quốc chọn ngày 12/3 làm ngày Tết trồng cây. Ngày 23/3 hàng năm là “Ngày Khí tượng thế giới”. Mục đích là để nhân dân toàn thế giới nhận thức rằng: bầu khí quyển là tài nguyên chung của nhân loại, bảo vệ khí quyển đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người. Tháng 12/1994, Liên hợp quốc khóa 49 đã quyết định lấy ngày 17/6 hàng năm làm “Ngày Thế giới chống hoang hóa và chống hạn, lụt” kêu gọi Chính phủ các nước phải coi trọng chống đất đai sa mạc hóa. Đó là vấn đề có tính toàn cầu và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngày 11/7/1987 là ngày sinh em bé thứ 5 tỉ của Trái Đất. Năm 1990, Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm là “Ngày Dân số thế giới”, hi vọng để nhân dân các nước chú trọng đến vấn đề dân số, tích cực tìm các biện pháp để hạn chế gia tăng dân số. Ngày 16/9 là “Ngày Bảo vệ tầng ôzôn quốc tế”. Ngày này nhằm kỉ niệm lễ kí kết “Nghị định thư Monrean về vấn đề sử dụng khí Freon”, yêu cầu tất cả các nước kí Nghị định thư căn cứ vào mục tiêu đã quy định để có những hành động cụ thể nhằm kỉ niệm ngày lễ đặc biệt này. Tổ chức Nông lương thực Khóa 20 của Liên hợp quốc lấy ngày 16/10 hàng năm làm “Ngày Lương thực thế giới”, yêu cầu các nước thành viên phải triển khai những hoạt động nhằm kêu gọi nhân dân toàn thế giới hãy coi trọng việc phát triển lương thực và sản xuất nông nghiệp. “Công ước tính đa dạng của sinh vật” bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/12/1993, do đó Hội nghịLiên hợp quốc lần thứ 2 đã tuyên bố lấy ngày 29/12 hàng năm làm “Ngày tính đa dạng sinh vật quốc tế”. Từ khoá: “Ngày Bảo vệ rừng thế giới”;“Ngày Khí tượng thế giới”;“Ngày Dân số thế giới. 7. Khoa học môi trường là gì? Khoa học môi trường là khoa học xuất phát từ tổng thể môi trường, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường trong quá trình nhận thức và cải tạo thiên nhiên. Là môn khoa học mang tính tổng hợp mới ra đời, được phát sinh và phát triển do vấn đề môi trường mấy chục năm nay ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trên Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống, con người do năng lực nhận thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất vật chất và cải tạo thiên nhiên đã gây nên ô nhiễm và phá hoại môi trường. Cùng với sự nâng cao năng lực cải tạo thiên nhiên, con người càng ngày càng phá hoại nghiêm trọng hơn môi trường mà mình đang sống. Vấn đề phá hoại môi trường do hoạt động của con người gây nên tuy từ ngàn xưa đã có, nhưng thực sự gây ra sự chú ý và làm cho nó trở thành một khoa học chuyên môn để tiến hành nghiên cứu thì mới chỉ xảy ra trong mấy chục năm gần đây. Bắt đầu từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX, lần lượt phát sinh ra các sự kiện: khói mù hóa học, sương mù ở Luân Đôn và loại bệnh nhiễm độc ở Nhật Bản, v.v... làm chấn động dư luận thế giới, khiến cho vấn đề môi trường trở thành vấn đề có tính toàn cầu. Nhiều nhà khoa học, bao gồm cả các nhà sinh vật học, hóa học, địa lí, y học và xã hội học đều vận dụng lí luận và phương pháp luận của môn khoa học môi trường để điều tra và nghiên cứu môi trường, do đó đã xuất hiện một số phân ngành khoa học mới như địa học, môi trường học, sinh vật học môi trường, y học môi trường v.v.. Khoa học môi trường chính là đã thai nghén và sản sinh ra trên cơ sở những môn khoa học này. Danh từ “Khoa học môi trường” được đưa ra sớm nhất do một học giả người Mỹ. Trước đó Khoa học môi trường chỉ mới nghiên cứu về vấn đề môi trường nhân tạo trong tàu du hành vũ trụ. Năm 1972, nhà kinh tế học người Anh B. Utto và nhà vi sinh vật học người Mỹ R. Tupos là chủ biên và xuất bản cuốn sách “Chỉ có một Trái Đất”. Cuốn sách được xem là tác phẩm có tính mở đầu cho Khoa học môi trường. Trong thời gian này, đại bộ phận các tác phẩm về môi trường đều nghiên cứu về sự ô nhiễm và những sự kiện gây tổn hại chung. Sau thập kỉ 70 dân số tăng cao; việc chặt phá rừng quá mức, diện tích sa mạc hóa không ngừng mở rộng, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng, cộng thêm nhiều nguồn tài nguyên không thể tái sinh bịtiêu hao quá mức, khiến cho con người ngày càng cảm thấy vấn đề môi trường còn bao gồm cả những vấn đề về bảo vệ thiên nhiên, cân bằng sinh thái cũng như các vấn đề về khai thác tài nguyên. Có học giả cho rằng sự ra đời của Khoa học môi trường là một tiêu chí quan trọng thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên bắt đầu từ thập kỉ 60, vì nó không những đã thúc đẩy sự phát triển của các môn khoa học tự nhiên mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hệ thống khoa học. Các lĩnh vực mà Khoa học môi trường nghiên cứu cũng bắt nguồn từ các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật công nghệ mở rộng sang các ngành khoa học xã hội như xã hội học, kinh tế học, luật học v.v... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu Khoa học môi trường, con người nhất định sẽ tìm ra con đường để phát triển môi trường một cách hài hòa, bảo đảm tài nguyên được tiếp tục khai thác và tạo ra một môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn. Từ khoá: Khoa học môi trường. 8. Vì sao Liên hợp quốc mở Hội nghị môi trường nhân loại? Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các nước phương Tây vì theo đuổi mục đích phát triển kinh tế nhanh, đã dùng phương thức “đầu tư cao” nên hình thành “tăng trưởng nóng”. Sự phát triển kinh tế khiến cho thế giới tuy bịtổn thương nhiều sau chiến tranh, nhưng chỉtrong một thời gian ngắn 20 – 30 năm đã chuyển sang thời đại điện tử phát triển cao và mới mẻ, tạo nên những kì tích kinh tế trước kia chưa từng có. Nhưng môi trường mà nền kinh tế dựa vào đó để tồn tại lại bị phá hoại và chà đạp nghiêm trọng. Vì môi trường bị ô nhiễm đã không ngừng phát sinh ra những sự kiện gây tổn hại chung, phạm vi và qui mô các sự kiện đó ngày càng mở rộng, sự ám ảnh về nỗi đau khổ khiến cho con người rơi vào nguy cơ của sự sinh tồn. Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân, loài người đã dấy lên phong trào bảo vệ môi trường để phản đối những sự việc gây tổn hại chung. Cùng với phong trào bảo vệ môi trường ngày càng phát triển, vấn đề môi trường cũng dần dần trở thành vấn đề xã hội trọng đại, công cuộc bảo vệ môi trường đã trở thành đời sống xã hội quốc tế. Ngày 5/6/1972, hơn 1.300 đại biểu thuộc 113 nước trên thế giới đã tập hợp ở Xtốckhôm, Thụy Điển, tham gia Hội nghị môi trường nhân loại lần thứ nhất do Liên hợp quốc triệu tập, cùng thảo luận về các vấn đề môi trường mà loài người đang phải đối mặt. Hội nghị đã thông qua “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” nổi tiếng, đưa ra lời khuyến cáo trịnh trọng đối với nhân dân toàn thế giới: “Nếu dân số thế giới tiếp tục tăng cao, nguồn tài nguyên bị khai thác theo kiểu tước đoạt, môi trường tiếp tục bị phá hoại và ô nhiễm, thì Trái Đất mà loài người đang sinh sống sẽ gặp tai họa vì cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm lan tràn, sinh thái bị phá hoại”. Tuyên ngôn còn kêu gọi “Chính phủ và nhân dân các nước hãy vì bảo vệ và cải thiện môi trường, đem lại hạnh phúc cho mọi người và các thế hệ mai sau mà nỗ lực phấn đấu”. Căn cứ vào các kiến nghị của Hội nghị này, Hội nghịLiên hợp quốc lần thứ 27 triệu tập cùng năm đó đã quy định lấy ngày 5/6 hàng năm làm “Ngày Môi trường thế giới”. Hội nghị môi trường nhân loại của Liên hợp quốc và “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” đều đã ghi vào lịch sử quá trình phát triển của nhân loại. Nó là bước đi cùng hành động chung đầu tiên của nhân loại để bảo vệ môi trường Trái Đất. Trong hội nghị này, Chính phủ các nước trên thế giới lần đầu tiên đã thảo luận chung về vấn đề môi trường hiện nay, nhằm tìm ra một chiến lược môi trường để bảo vệ toàn cầu. Mặc dù các nước ở những khu vực khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau, trình độ phát triển cũng khác nhau, nhưng Chính phủ của các nước trong lời cảnh báo chung “Chỉ có một Trái Đất” đã dần dần đi đến một nhận thức chung: vận mệnh của nhân loại liên quan chặt chẽ với vận mệnh của Trái Đất; môi trường ô nhiễm không có biên giới; công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu phải dựa vào sự hợp tác quốc tế trong một thời gian dài và rộng khắp. Nếu nhân loại phát triển một cách tự do, mù quáng thì không những môi trường sẽ ràng buộc con người mà cuộc sống sẽ ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Cho nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sinh tồn của loài người, liên quan đến sự phát triển và tương lai của xã hội. Chỉ có mọi người cùng quan tâm mới có thể cùng phát triển, tiền đồ chung mới tốt đẹp. Từ khoá: Hội nghị môi trường nhân loại; Ngày Môi trường thế giới; Tuyên ngôn môi trường nhân loại. 9. Vì sao Liên hợp quốc triệu tập Đại hội môi trường và phát triển? Vấn đề môi trường và phát triển quan hệ đến sự sinh tồn, phồn vinh, tiền đồ và vận mệnh của cả nhân loại, hiện đang ngày càng được toàn thế giới quan tâm theo dõi. Do nhiều nước đang phát triển có trình độ phát triển còn thấp, một số nước đã phát triển do phát triển không hợp lí nên dẫn đến nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất gay gắt. Nhà đương cục của các nước phát triển vì nôn nóng phát triển kinh tế nhanh để xóa bỏ sự nghèo nàn, do đó họ cần phải đảm nhiệm nghĩa vụ nhiều hơn trong việc giải quyết vấn đề môi trường. Chỉ có tăng cường hợp tác quốc tế mới có thể xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, mới có thể thực hiện đúng đắn và tiếp tục phát triển. Sau 20 năm, Hội nghị môi trường nhân loại do Liên hợp quốc tổ chức, vấn đề môi trường với phát triển đã trở thành một tiêu điểm mâu thuẫn lớn. Trong tình hình môi trường đang ngày càng xấu đi, tốc độ phát triển kinh tế lại rất mạnh mẽ, tháng 6– 1992 Liên hợp quốc đã tiến hành Đại hội môi trường và phát triển ở Rio de Janerio, Braxin. Tham gia hội nghị có các đoàn đại biểu của hơn 170 nước thành viên Liên hợp quốc, 102 nguyên thủ quốc gia và các vị đứng đầu Chính phủ cũng như các đoàn đại biểu của các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Hội nghị đã thông qua “Tuyên ngôn môi trường và phát triển” và hai văn kiện mang tính cương lĩnh “Chương trình nghị sự thế kỉ XXI”, ra “Tuyên bố về vấn đề rừng”, kí kết các công ước: “Công ước khung khí hậu biến đổi” và “Công ước tính đa dạng sinh vật”. Đó là hội nghị lớn nhất có ảnh hưởng sâu rộng nhất, thời gian trù bị dài nhất, số người tham gia nhiều nhất, cấp bậc đại biểu cao nhất và quy mô lớn nhất kể từ ngày Liên hợp quốc thành lập đến nay. Đó cũng là hội nghị lớn nhất trong lịch sử môi trường về phát triển của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng và ủng hộ hội nghị này. Ngoài việc cử đoàn đại biểu Chính phủ đến tham dự thì Thủ tướng cũng đã đích thân đến hội nghị và đọc bài phát biểu quan trọng. Chính phủ Trung Quốc cũng đã kí kết vào hai Công ước. Hội nghị phản ánh nhận thức chung về môi trường của mọi người phổ biến được nâng cao, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế gắn chặt với nhau, nguyên lí đó ngày càng được nhiều người tiếp thu. “Tuyên ngôn môi trường và phát triển Rio de Janerio” và “Chương trình nghị sự thế kỉ XXI” đã thiết lập “Mối quan hệ bạn bè mới trên toàn cầu” và “Chiến lược tiếp tục phát triển”, đó là nguyên tắc chỉ đạo và cương lĩnh hành động chung cho hợp tác quốc tế từ nay về sau trong lĩnh vực môi trường và phát triển. Trong hội nghị này, các nước đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc đã phát huy tác dụng vai trò chủ đạo của mình. Với sự nỗ lực của các nước đang phát triển, Hội nghị đã xác định trách nhiệm của các nước phát triển đối với môi trường toàn cầu, đồng thời họ phải cung cấp vốn và các điều kiện ưu đãi cũng như chuyển nhượng các kĩ thuật không gây hại đến môi trường cho các nước chậm phát triển. Điều đó đã mở ra một cục diện tốt đẹp cho việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường và phát triển. Từ khoá: Môi trường; Phát triển; Liên hợp quốc; Tiếp tục phát triển. 10. Hiện nay thế giớichú ý đến những điều gìcủa vấn đề môi trường toàn cầu? Ngày 18/11/1992, toàn thế giới có 1.575 nhà khoa học (trong đó bao gồm 99 người được giải thưởng Nobel) đã đưa ra lời cảnh báo đối với nhân dân toàn thế giới về môi trường như: “Hãy xoay chuyển tình thế khi mà chỉ còn không đầy mấy chục năm nữa, những bất hạnh lớn sẽ đến với con người và Trái Đất sẽ phát sinh đột biến”. Họ còn khởi thảo một văn kiện – “Lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đối với nhân loại”. Văn kiện mở đầu rằng: “Loài người và thế giới tự nhiên đang chuyển sang con đường đối kháng lẫn nhau”. Văn kiện này đã xem biến động của tầng ôzôn, không khí bị ô nhiễm, lãng phí tài nguyên nước, hải dương bị độc hóa, sự phá hoại đất canh tác, các loài động, thực vật bị mất dần cũng như sự tăng trưởng dân số là những nguy cơ nghiêm trọng nhất. Thực tế những nhân tố này đã gây nguy hại đến sự sống trên Trái Đất. Các nhà khoa học môi trường đã khái quát vấn đề ô nhiễm môi trường trên Trái Đất thành 8 yếu tố: 1. Mưa axit. Nó phá hoại các khí khổng (lỗ nhỏ) trên lá cây, làm cho thực vật mất dần sự cân bằng về quang hợp, nó còn khiến cho nước trong sông ngòi và ao hồ bị chua. 2. Nồng độ khí cacbonic trong không khí tăng lên khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, hệ sinh thái mất cân bằng. 3. Tầng ôzôn bị phá hoại, khiến cho tia tử ngoại của ánh nắng Mặt Trời uy hiếp sự sống trên Trái Đất. 4. Sự tổn hại chung do các chất hóa học gây nên. Có 670 ngàn chất hóa học đã bịthương phẩm hóa, trong đó có 15 ngàn chất gây tác hại chung. Mỗi năm có 500 ngàn người vì sử dụng không chú ý hoặc do xử lí chất phế thải không thích đáng mà bị ngộ độc. 5. Nước sạch bị ô nhiễm. Mỗi năm trên thế giới có 25 triệu người do dùng nước bị ô nhiễm mà bịtử vong, có 1 tỉ người không được dùng nước sạch. 6. Đất đai sa mạc hóa. Vì rừng bị phá hoại, chăn thả và canh tác quá mức làm cho đất đai không ngừng bị kiềm hóa và sa mạc hóa. Trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 7 triệu ha bị biến thành sa mạc. 7. Mưa rừng nhiệt đới không ngừng giảm thấp vì chặt phá rừng nhiều và những nhân tố cháy rừng do con người gây nên, do đó hàng năm có khoảng 17 triệu ha rừng nhiệt đới bị hủy diệt, chiếm khoảng 0,9% diện tích toàn cầu. 8. Sự uy hiếp về hạt nhân. Năm 1991, 26 nước có 423 nhà máy điện nguyên tử của 26 quốc gia đang vận hành, đến cuối thế kỉ XX lại tăng thêm 100 nhà máy nữa. Phế liệu hạt nhân đổ xuống biển đã trực tiếp uy hiếp môi trường biển. Trên Trái Đất có 50 ngàn đầu đạn hạt nhân phân bố khắp thế giới, thường xuyên uy hiếp hòa bình và sự sinh tồn của nhân loại. Từ đó có thể thấy những hành vi phá hoại môi trường của con người đã làm cho Trái Đất bị suy thoái, gây nguy hại đến sự sống trên mặt đất. Vì vậy trong lễ khai mạc Hội nghị môi trường và phát triển do Liên hợp quốc triệu tập, Tổng thư kí Butrôt Gali đã kiến nghịtất cả các đại biểu đứng im mặc niệm hai phút vì Trái Đất. Hai phút mặc niệm này thể hiện sự sám hối, phản tỉnh và tưởng nhớ của con người đến Trái Đất: chúng ta chỉ có một Trái Đất. Tương lai của nhân loại quyết định bởi sự lựa chọn của chúng ta hôm nay. Từ khoá: Vấn đề môi trường; Ô nhiễm môi trường. 11. Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên làcó hạn? Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v... Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu v.v... Chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... Chúng đều là tài nguyên hữu hạn. Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất, vì vậy chất lượng và số lượng của chúng bị hạn chế. Một khi một loài sinh vật nào đó bịtiêu diệt thì sẽ khó mà tái sinh lại được. Không gian phân bố của chúng cũng không đồng đều. Do đó nói chúng là hữu hạn. Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên không dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết. Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên. Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bịtiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa. Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bịthiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”. Từ khoá: Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên không thể tái sinh; Tài nguyên có thể tái sinh. 12. Dân số thế giớicó thểtăng trưởng vô hạn không? Cách đây 2.000 năm, dân số thế giới khoảng 200 – 300 triệu người. Đến năm 1850, dân số ước khoảng 1 tỉ người. Năm 1975, dân số toàn cầu có hơn 4 tỉ người. Sau thập kỉ 80, tốc độ tăng tưởng dân số ngày càng nhanh. Ngày nay mỗi phút trên thế giới có 4 trẻ em ra đời, mỗi ngày tăng thêm khoảng hơn 30 vạn trẻ sơ sinh. Dân số tăng nhanh khiến cho tài nguyên đất đai bình quân đầu người trên thế giới ngày càng giảm đi, tài nguyên nước càng thiếu hơn, vấn đề tài nguyên ngày càng trở nên quan trọng. Nó gây ra mâu thuẫn gay gắt đối với hệ thống sinh thái của Trái Đất, khiến cho không gian sinh tồn của loài người trên Trái Đất ngày càng bịthu hẹp. Vậy dân số thế giới có thể tăng vô hạn được không? Như ta đã biết, nguồn năng lượng để tất cả mọi sinh vật dựa vào đó mà tồn tại đều lấy từ Mặt Trời, mà diện tích mặt đất tiếp thu ánh nắng Mặt Trời là có hạn, do đó thực vật thông qua quang hợp để tiếp nhận năng lượng Mặt Trời cũng có hạn. Các nhà sinh thái học đã căn cứ vào lượng thực phẩm mà các sinh vật có thể cung cấp để tính toán ra Trái Đất có thể nuôi sống được bao nhiêu người. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm có thể sản sinh ra 1,65 x 1017 gam vật chất hữu cơ, tức là sản sinh ra một năng lượng khoảng 2,76 x 1018 Jun. Nếu như mỗi người mỗi ngày cần 919,6 Jun thì Trái Đất có thể nuôi sống 800 tỉ người. Nhưng trên thực tế loài người chỉ có thể lợi dụng 1/100 tổng năng lượng thực vật sản sinh ra, vì các loài động vật khác cũng phải trực tiếp hoặc gián tiếp lấy thực vật làm thức ăn, vì vậy toàn bộ năng lượng của thực vật sản sinh ra không phải được dùng hết để nuôi sống con người. Ngoài ra có rất nhiều loài động, thực vật không thể dùng làm thức ăn cho con người được. Do đó có thể nói: Trái Đất chỉ có thể nuôi sống nhiều nhất là 8 tỉ người. Nếu dân số thế giới mỗi năm tăng trưởng với tốc độ 2% thì cứ mỗi chu kì 35 năm dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi, tức là đến năm 3.500 khối lượng cơ thể toàn nhân loại đã ngang với khối lượng Trái Đất, đó quả là điều vô cùng đáng sợ. Sự thực là tốc độ dân số tăng nhanh đã dẫn đến sự khai thác tài nguyên sinh vật quá mức, làm cho nhiều loài sinh vật bịtiêu diệt, môi trường sinh thái bị phá hoại nặng nề. Ngày nay, nhân loại đang đứng trước nguy cơ sinh tồn bị uy hiếp. Cho nên dân số trên Trái Đất không thể tăng vô hạn, nếu không nhân loại sẽ tự chuốc lấy diệt vong. Từ khoá: Tăng trưởng dân số. 13. Vì sao phải hạn chếtăng trưởng dân số? Ngày nay, dân số tăng nhanh là một thách thức to lớn đối với loài người. Dân số tăng nhanh đưa lại hàng loạt áp lực đối với tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, nguồn năng lượng, môi trường đô thị, môi trường sinh thái. Cùng với dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực của loài người cũng tăng lên. Lương thực do nguồn thu hoạch mùa màng đưa lại. Song dân số tăng nhanh xung đột gay gắt với tài nguyên đất đai. Tốc độ tăng lương thực không đuổi kịp tốc độ tăng dân số, khiến cho việc cung cấp lương thực trên thế giới ngày càng căng thẳng. Ở Châu Phi, tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng lương thực. Ngay ở Trung Quốc, diện tích canh tác bình quân đầu người năm 1950 là 0,18 ha, đến năm 1980 giảm xuống còn 0,1 ha, chưa bằng 1/3 diện tích canh tác bình quân đầu người trên thế giới 0,37 ha. Đến năm 2000, diện tích canh tác bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ còn 0,08 ha. Cùng với diện tích canh tác bình quân đầu người giảm thấp thì số người mỗi ha canh tác cần phải nuôi sống không ngừng tăng lên. Năm 1950 là 5,5 người, năm 1980 tăng lên đến 9,8 người, đến năm 2000 là 12 người. Theo trình độ sản xuất của Trung Quốc hiện nay thì diện tích bình quân cần thiết cho một đầu người là 0,2 ha, như thế mới bảo đảm nuôi sống toàn bộ dân số đồng thời duy trì sự phát triển cho kinh tế và công nghiệp. Song diện tích đất đai bị sa mạc hóa, đất bị xói mòn, công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh đã làm mất nhiều diện tích, khiến cho diện tích canh tác của Trung Quốc mỗi năm giảm từ 470 – 670 ngàn ha. Để việc cung cấp lương thực đáp ứng tốc độ tăng trưởng dân số, người ta phải dùng nhiều biện pháp, như dùng một lượng lớn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao sản lượng, hoặc mở rộng diện tích khai hoang. Những biện pháp này đều phải trả giá bằng sự phá hoại môi trường, vì dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhiều sẽ làm cho đất khô cằn, môi trường bị ô nhiễm, lượng sử dụng thuốc diệt côn trùng tăng lên, cuối cùng làm cho sản lượng thu hoạch giảm thấp. Tăng trưởng dân số còn gây nên nhu cầu tiêu dùng về gỗ, khiến cho rừng bị chặt phá nghiêm trọng, diện tích rừng giảm xuống. Rừng là kho báu màu xanh để bảo đảm chất lượng môi trường cho con người, rừng cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống sinh thái lục địa. Từ năm 1850 đến nay 1 tỉ ha rừng đã bị chặt phá, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn một nửa. Trong thập kỉ 80, ở Braxin, Inđônêxia... rừng nhiệt đới mỗi năm bị chặt phá khoảng 2 triệu ha. Bờ Biển Ngà là một trong những vùng có tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới. Năm 1987, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng này là 3%, mỗi năm tỉ lệ diện tích rừng bịtổn thất là 5,9%. Ở Trung Quốc, tốc độ tăng dân số rất nhanh. Nhiều vùng nông thôn để giải quyết đất canh tác thiếu, đã san phẳng từng cánh rừng làm ruộng. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất là tỉnh Tứ Xuyên. Sau ngày giải phóng, tỉ lệ rừng che phủ của Tứ Xuyên là 19%, đầu thập kỉ 80 giảm xuống chỉ còn 13%, dẫn đến hệ thống sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng. Nước đối với nhân loại là loại tài nguyên cần thiết không thể thiếu. Nước trên Trái Đất vô cùng dồi dào. Trước đây loài người chưa bao giờ cảm thấy bị thiếu nước. Nhưng ngày nay, Trung Quốc do tăng trưởng dân số nhanh khiến cho nguồn nước trở nên vô vùng căng thẳng. Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến tổng lượng tài nguyên nước. Việc vây lấn mặt hồ biến thành ruộng đã làm giảm diện tích nước bề mặt, khai thác nước ngầm quá mức cũng làm giảm thấp trữ lượng nước. Nước phế thải công nghiệp gây ô nhiễm, khiến cho nguồn nước vốn đã thiếu càng thiếu hơn. Dân số tăng nhanh còn khiến cho việc cung cấp năng lượng thêm khó khăn, rút ngắn thời gian tiêu hao hết dự trữ các năng lượng hoá thạch. Vì năng lượng là cơ sở quan trọng để con người tiến hành sản xuất và nâng cao mức sống, nên mức tiêu hao năng lượng đã trở thành tiêu chí để đo trình độ tiến bộ và văn minh của nhân loại. Trong nguồn năng lượng đang sử dụng hiện nay có đến 95% là năng lượng hoá thạch. Theo tài liệu thống kê vào giữa thập kỉ 80, lượng tiêu hao năng lượng toàn thế giới quy ra than tiêu chuẩn mỗi năm ước khoảng 11 tỉtấn, sự tăng trưởng tiêu hao năng lượng tất nhiên sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Dân số tăng nhanh cũng gây nên sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, khiến cho số lượng và loài sinh vật giảm thấp, chủng loài sinh vật bịtiêu diệt nhiều. Ngày nay loài người đang đứng trước nguy cơ về môi trường trước đây chưa từng gặp, như hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính, tầng ôzôn bị phá hoại v.v... không vấn đề nào là không quan hệ đến do tăng dân số. Môi trường sinh thái bị phá hoại đã đưa lại những tai họa khủng khiếp, nguy cơ sinh thái sẽ trở thành mối hiểm họa lớn nhất cho nhân loại trong thế kỉ XXI. Con đường cứu thoát duy nhất là loài người hãy tự kiềm chế mình, bắt đầu từ bây giờ phải cố gắng khống chế tốc độ tăng trưởng dân số, trong một thời gian ngắn phải dần dần đưa dân số tăng trưởng xuống số 0. Từ khoá: Tăng trưởng dân số. 14. Vì sao Trung Quốc phải thực hiện chính sách hạn chế dân số? Dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới, chiếm trên 1/5 dân số toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng dân số của Trung Quốc rất nhanh, hàng năm số trẻ sơ sinh và con số tăng tuyệt đối đều vô cùng lớn. Sau ngày nước Trung Hoa thành lập, dân số đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng rất nhanh. Dân số Trung Quốc năm 1949 trên 500 triệu người, đến năm 1972 trên 800 triệu người, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,09%. Sau khi thực hiện chính sách hạn chế dân số, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1972 đến 1990 đã giảm xuống rất nhiều, thấp hơn mức bình quân của các nước đang phát triển. Nhưng vì cơ số dân số của Trung Quốc lớn, toàn quốc mỗi năm tăng khoảng 13,6 triệu người. Con số này bằng tổng số dân của hai nước Thụy Điển và Thụy Sĩ cộng lại. Tuy tài nguyên Trung Quốc không thiếu, nhưng do dân số đông nên tài nguyên bình quân đầu người rất thấp đến mức thảm hại. Vì vậy chính sách hạn chế dân số có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Hạn chế dân số có thể giảm nhẹ gánh nặng cho quốc gia về tích lũy. Ảnh hưởng trực tiếp của dân số đông là tiêu dùng lớn, nhất là dân số Trung Quốc người trẻ nhiều. Người trẻ là người thuần tiêu dùng, nên lượng tiêu dùng cả nước càng lớn hơn. Theo thống kê, một trẻ em từ lúc sinh ra đến 16 tuổi, ngoài kinh phí gia đình phải đảm nhiệm thì Nhà nước bình quân chi phí cho một người ở nông thôn là 1.600 đồng (Nhân dân tệ), ở thành phố là 4.800 đồng. Hạn chế dân số có lợi cho việc nâng cao trình độ văn hóa, khoa học cho toàn dân, có lợi cho cải thiện đời sống và giải quyết việc làm. Hạn chế dân số còn có lợi cho việc bảo vệ tài nguyên, phòng ngừa môi trường sinh thái bị giảm sút. Gần 20 năm nay để giảm nhẹ áp lực to lớn của dân số đối với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, Nhà nước đã thực hiện “Chính sách sinh đẻ có kế hoạch”, đó là một trong những quốc sách cơ bản. Xoay quanh phương châm “Hạn chế dân số, nâng cao chất lượng dân số” Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt biện pháp, mở rộng tuyên truyền giáo dục, khiến cho chính sách “Sinh đẻ có kế hoạch” đi sâu vào quần chúng, làm cho ý thức sinh đẻ có kế hoạch dần dần trở thành hành động tự giác của mọi người. Căn cứ kết quả điều tra dân số lần thứ 4, tính theo tỉ lệ tăng trưởng thực tế của năm 1970 thì đến năm 1987 Trung Quốc đã giảm sinh được 200 triệu người, tiết kiệm được số tiền nuôi dưỡng là 2.000 tỉ đồng, đồng thời giảm nhẹ rất nhiều áp lực đối với tiêu hao tài nguyên và môi trường, hiệu quả mang lại vô cùng to lớn. Tuy chính sách sinh đẻ có kế hoạch của Trung Quốc đã giành được những thành tích đáng kể, nhưng vì dân số Trung Quốc quá đông, người trẻ nhiều, cho nên nhiệm vụ khống chế dân số còn khá nặng nề. Trong vòng mấy chục năm tới mặc dù thực hiện chính sách “một con” nhưng dân số Trung Quốc vẫn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Từ khoá: Hạn chế dân số; Sinh đẻ có kế hoạch. 15. Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào? Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ, tàu hỏa, ô tô, chỉ có biển màu xanh, nước sông hồ tinh khiết, tuyết trắng, rừng nguyên thủy xanh tươi. Cả Trái Đất đầy tiếng chim ca, hoa thơm, sức sống sinh sôi nảy nở, là một môi trường sinh tồn tự nhiên không hề có dấu ấn của con người. Cách đây 2 - 3 vạn năm về trước, tổ tiên của con người là loài vượn cổ bắt đầu từ rừng nguyên thủy bước ra đồng bằng. Để sinh sống trong môi trường mới, người vượn cổ đã học biết sử dụng các công cụ tự nhiên như công cụ đồ đá để tìm kiếm thức ăn, đề phòng kẻ địch. Họ còn biết dùng lửa nên sản sinh ra nền nông nghiệp và chăn nuôi nguyên thủy. Tổ tiên loài người từ nền nông nghiệp nguyên thủy đã thu được các loại sản phẩm nông nghiệp khá phong phú, nhưng đồng thời cũng bắt đầu phá hoại môi trường. Từng mảng lớn đồng cỏ và rừng già bị phá đi, bề mặt Trái Đất mất dần sự bảo vệ nhờ thực vật che phủ, khiến nước xói mòn đất tăng lên, nạn đốt rừng, hun đốt thịt cầm thú sản sinh ra những đám khói gây ô nhiễm không khí. Như vậy tổ tiên loài người trong quá trình sản xuất và sinh sống đã bắt đầu gây nên ô nhiễm môi trường. Đương nhiên sức sản xuất của người cổ đại so với lực lượng tự nhiên còn rất bé, cho nên sự phá hoại môi trường chỉ mang tính cục bộ. Ngày nay loài người đã biết lợi dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để hoạt động sản xuất, nên sự ô nhiễm môi trường sinh thái vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy sự ô nhiễm môi trường từ ngàn xưa đã có, nhưng sự ô nhiễm đó trở thành nguy cơ nghiêm trọng thì chỉ mới xảy ra trong mấy trăm năm gần đây. Từ khoá: Ô nhiễm môi trường. 16. Có phải tấtcả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không? "Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô nhiễm môi trường gây nên. Khi những chất hoặc những mầm độc hại thâm nhập vào môi trường, chúng khuếch tán, di dời, chuyển hóa khiến cho cấu trúc và chức năng của hệ thống môi trường phát sinh biến đổi, gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sống và phát triển bình thường của con người và các loài sinh vật khác, chúng ta gọi hiện tượng này là “ô nhiễm môi trường”. Ô nhiễm môi trường luôn do hoạt động của con người gây nên, nhưng cũng có lúc là do hoạt động của thiên nhiên tạo ra. Hậu quả của nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng to lớn hơn so với hoạt động của con người và không thể nào tránh khỏi. Ví dụ điển hình nhất là núi lửa. Hoạt động của núi lửa là một hiện tượng địa chất đặc biệt. Hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng mấy trăm ngọn núi lửa. Chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Một khi núi lửa hoạt động thì sức phá hoại của nó thật đáng sợ. Ví dụ núi lửa Pinatupot ở Philippin lần bùng nổ gần đây nhất đã phun ra dòng phún thạch nóng chảy cao mấy trăm mét, trong đó chứa khí sunfurơ rất nhiều. Khi nó đông đặc thì gây thành bụi, trong bụi luôn chứa những chất có tính phóng xạ. Dòng phún thạch của núi lửa đã phủ lấp núi rừng, ruộng đồng, thôn ấp xung quanh và gây ra sự ô nhiễm trên một vành đai lớn, thậm chí là gây biến đổi khí hậu cục bộ, tạo nên khí hậu khác thường. Có thể khẳng định rằng sự uy hiếp của núi lửa hơn cả một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ. Ngoài núi lửa ra thì động đất, sóng ngầm, lốc bão, khí hậu khác thường, mặt đất sạt lở, nạn cháy rừng cũng là những tai họa thiên nhiên tạo ra sự phá hoại khôn lường đối với môi trường. Cho nên ô nhiễm môi trường không nhất định do hành vi của con người gây nên. Đương nhiên, nói chung ô nhiễm môi trường phần lớn là do những hoạt động kinh tế không hợp lí của con người gây ra. Do đó trong quá trình sinh sống và phát triển sản xuất, chúng ta không nên gây ra ô nhiễm, phá hoại môi trường thiên nhiên, dẫn đến những tổn hại chung mang tính toàn cầu và làm hại đến sức khỏe, hạn chế sự phát triển của chúng ta. Đối với mỗi người, nhân tố thiên nhiên gây ra ô nhiễm là hoàn toàn bất lực, nhưng giảm thiểu tối đa và đề phòng sự ô nhiễm do con người gây ra là hoàn toàn có thể làm được. Hãy nỗ lực chung để cùng góp phần bảo vệ mái nhà Trái Đất của chúng ta. Từ khoá: Ô nhiễm môi trường; Thiên tai; Núi lửa. 17. Thế nào làtổn hạichung và bệnh hạichung? Tổn hại chung là chỉ những trường hợp bị nước thải, khí thải, vật phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc vì những nguyên nhân khác làm cho môi trường tự nhiên phát sinh biến đổi, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người, phá hoại sản xuất công, nông nghiệp, thậm chí uy hiếp an toàn tính mạng của nhân dân, gây nên những tổn hại chung cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là một mặt chủ yếu của tổn hại chung xã hội. Ngoài ra tiếng ồn, chấn động, bụi bặm, bức xạ, sóng điện từ, tai nạn giao thông, mùi khó chịu, đất sạt lở v.v... cũng nằm trong phạm vi tổn hại chung của xã hội. Bệnh hại chung là do môi trường bị ô nhiễm gây nên những bệnh tật mang tính từng vùng. Bệnh hại chung mang tính nguy hại rộng rãi hơn so với bệnh nghề nghiệp. Những người nằm trong phạm vi có bệnh hại chung thì không kể già trẻ, trai gái đều bị ảnh hưởng, thậm chí thai nhi cũng không tránh khỏi. Bệnh hại chung có 4 đặc trưng: 1. Nó do hoạt động của con người gây ra ô nhiễm môi trường, dẫn đến bệnh tật. Ví dụ ở Nhật vì nhà máy thải ra nước độc và chất thải độc mà gây nên ô nhiễm nguồn nước, sinh ra bệnh. Ở Nhật có những vùng vì không khí bị ô nhiễm mà gây nên bệnh hen suyễn. 2. Nguồn ô nhiễm gây nên bệnh hại chung thường đồng thời do nhiều nguồn. Ví dụ năm 1952, sự kiện sương mù ở Luân Đôn đã gây nên nguồn ô nhiễm sương mù độc hại chứa khí sunfurơ, bụi khói và những giọt axit sunfuric li ti. 3. Bệnh hại chung có đặc trưng là bệnh phát liên tục, kéo dài từ mấy chục năm trở lên, hoặc có thể còn gây hại cho thai nhi, để lại nguy hại cho đời sau. Có lúc nó cũng có thể phát thành bệnh cấp tính khiến cho nhiều người trong một thời gian ngắn đều phát bệnh. Ví dụ ở Nhật do ô nhiễm crôm dẫn đến bệnh đau mỏi. Sau khi bị ô nhiễm thì hàng chục năm sau nhiều người mới phát sinh bệnh. 4. Bệnh hại chung thường là một bệnh mới. Vì nó do môi trường trong khu vực bị ô nhiễm gây ra, cho nên mọi người không biết được để đề phòng, mãi tới sau khi phát bệnh mới đi tìm nguyên nhân. Từ khoá: Tổn hại chung; Bệnh hại chung. 18. Vì sao phải giám sát và đo ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của những người làm công tác bảo vệ môi trường là trừ bỏ ô nhiễm, làm cho môi trường trở thành trong sạch. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Muốn trừ bỏ ô nhiễm môi trường thì phải tìm hiểu nắm vững nó, chỉ có như thế mới lập được những kế hoạch hữu hiệu và sử dụng những biện pháp thích hợp để trừ bỏ. Ô nhiễm môi trường có rất nhiều dạng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm các vật thải, ô nhiễm sinh hoạt v.v... Sự ô nhiễm này lại có thể phân thành ô nhiễm có tính vật lý, tính hóa học và tính sinh vật. Nguồn gây nên ô nhiễm môi trường và các chất ô nhiễm luôn luôn biến đổi. Vì vậy muốn hiểu biết đúng và nắm vững bản chất sự ô nhiễm thì đó là điều không dễ. Để triệt để nắm bắt được “con ác quỷ” gây ô nhiễm, người ta phải nhờ đến “lưới trời” là sự giám sát và đo lường môi trường. Giám sát và đo lường môi trường tức là dùng các biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến để xác định mức độ chất lượng môi trường tốt hay xấu. Kết quả đo được có thể dùng các con số đặc trưng cho một ý nghĩa nào đó để biểu thị. Đo lường môi trường là cơ sở thực tế để nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Nếu thu thập lâu dài một lượng lớn những số liệu về đo lường môi trường, ta có thể nghiên cứu được quy luật về nguồn gốc, phân bố, di chuyển và biến hóa của các chất gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra những dự đoán về xu thế ô nhiễm, còn có thể dựa trên cơ sở này để triển khai các mô hình mô phỏng nghiên cứu, đánh giá chính xác chất lượng môi trường, xác định được đối tượng gây ô nhiễm cần khống chế, lấy đó làm căn cứ khoa học để nghiên cứu các đối sách khống chế ô nhiễm và tiến hành quản lí môi trường. Từ khoá: Ô nhiễm môi trường; Đo lường môi trường. 19. Vì sao nói ô nhiễm không có biên giới quốc gia? Trên Trái Đất mà chúng ta sinh sống từng giờ, từng phút đang xảy ra sự tuần hoàn vật chất và các dòng chảy năng lượng. Có những cái ta có thể nhìn thấy, nhưng có những cái không thể nhìn thấy được. Ví dụ thực vật màu xanh tiến hành quang hợp, chúng hút khí cacbonic, nhả ra khí oxi; thủy tảo hút các chất dinh dưỡng trong nước, các loài cá ăn cỏ dùng thủy tảo làm thức ăn, các loài cá ăn thịt lại ăn thịt loài cá này, v.v... Trong quá trình các chất và năng lượng này di dời, chuyển hóa, chất gây ô nhiễm cũng tham gia vào đó. Các chất ô nhiễm thải vào không khí, thông qua nước mưa thẩm thấu vào đất, được thực vật hấp thụ. Khi động vật ăn những thực vật này thì đồng thời cũng hấp thụ luôn cả chất ô nhiễm trong đó. Chất ô nhiễm có thể thông qua khâu thực phẩm không ngừng di dời, chuyển hóa và tích tụ lại trong cơ thể sinh vật. Chúng ta biết rằng vật chất trong vòng di đời, chuyển hóa trong cơ thể sinh vật là không có biên giới quốc gia, vì vậy ô nhiễm cũng không có biên giới quốc gia. Có thể bạn sẽ hỏi rằng, sông Hoàng Hà, Hoài Hà của Trung Quốc bị ô nhiễm, nhưng điều đó không gây ảnh hưởng đến các con sông khác. Nhưng trong thực tế tất cả mọi con sông đều chảy ra biển, vì vậy ô nhiễm của dòng sông làm cho biển tăng thêm ô nhiễm, khiến cho sự sinh tồn của các sinh vật phù du trong biển bị uy hiếp nghiêm trọng. Ôxi của khí quyển có đến ẳ là do các sinh vật phù du trong biển thông qua tác dụng quang hợp mà sản sinh ra. Do đó cho dù là sông ở vùng nào bị ô nhiễm đều ảnh hưởng đến “sản lượng” của oxi trên toàn Trái Đất. Thủy triều và những dòng hải lưu trong biển có thể mang các chất ô nhiễm đi rất xa. Ví dụ những đám nhựa đường trôi nổi từ một số đảo của Nhật, qua hải lưu vận chuyển đã không ngừng xuất hiện ở các bãi cát trên bờ biển Mỹ và Canađa. Vì vậy ô nhiễm biển thường không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay chỉ trong khu vực. Ô nhiễm biển không có biên giới, những ô nhiễm khác cũng thế. Ví dụ hàm lượng khí cacbonic trong không khí không ngừng tăng lên gây ra nhiệt độ toàn cầu tăng cao; một số khí phế thải của ngành công nghiệp và giao thông hiện đại thải ra, các máy bay phản lực bay trên cao gây nên sự phá hoại đối với tầng ôzôn; không khí bị ô nhiễm khiến cho nhiều nước và nhiều vùng trên thế giới bị mưa axit; dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không những phá hoại sinh thái ở những khu vực sử dụng, thậm chí ở Nam Cực cũng đã phát hiện thấy chất DDT. Những sự thật trên đây chứng tỏ ô nhiễm không có biên giới quốc gia, nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cần phải được mọi người cùng quan tâm và chú ý. Chỉ dựa vào một quốc gia hoặc một số người nào đó để ngăn chặn ô nhiễm là hoàn toàn không đủ. Từ khoá : Ô nhiễm. 20. Vì sao phải định ra Luật môi trường quốc tế? Luật môi trường quốc tế là một bộ phận cấu thành của luật quốc tế hiện nay, hơn nữa nó đang trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng. Vì môi trường toàn cầu là một thể thống nhất nên một quốc gia nào đó nhằm lợi dụng khai thác môi trường hoặc bảo vệ, cải thiện môi trường nhất định sẽ ảnh hưởng đến môi trường của quốc gia khác, thậm chí gây ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Ngược lại việc bảo vệ và cải thiện môi trường toàn cầu sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân tất cả các nước. Vì vậy đòi hỏi các nước phải hành động nhất trí và hài hòa với nhau. Luật môi trường quốc tế tiến hành điều chỉnh mối quan hệ quốc tế sản sinh ra do các nước tiến hành khai thác, bảo vệ và cải thiện môi trường, nó xác định những nguyên tắc và chế độ cơ bản các nước cần phải tuân theo. Định ra Luật môi trường quốc tế không những có vai trò thúc đẩy rất lớn đối với bảo vệ môi trường toàn cầu mà còn thúc đẩy Luật môi trường của mỗi nước phát triển và khiến cho các Luật đó tiếp cận tương ứng với các Điều ước môi trường quốc tế. Thông qua các cuộc đàm phán Điều ước môi trường quốc tế và cuối cùng gia nhập Điều ước môi trường quốc tế, các nước sẽ nhận được những thông tin của các nước khác có liên quan đến môi trường, tất nhiên nước đó sẽ xây dựng được những luật tương ứng, thông qua các biện pháp thực thi để các Điều ước có hiệu quả. Như vậy Luật môi trường của mỗi nước cũng sẽ tận dụng được các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và những chuẩn tắc quốc tế thông dụng khác. Luật môi trường quốc tế bao gồm những Điều ước có tính song phương, đa phương hoặc tính toàn cầu, như “Tuyên ngôn môi trường nhân loại”, “Tuyên ngôn môi trường Nairôbi”, “Tuyên ngôn môi trường và phát triển Rio de Janeiro” nổi tiếng v.v... Đến năm 1994 đã có 173 Công ước và Hiệp định môi trường toàn cầu, nếu tính thêm cả những Hiệp định có phạm vi ràng buộc hẹp và những Hiệp định song phương thì có tất cả hơn 900 Công ước. Trung Quốc cũng đã kí kết hoặc tham gia hàng loạt Công ước và Hiệp định môi trường quốc tế. Những Công ước đó đề cập đến bảo vệ tầng ôzôn, bảo vệ tính sinh vật đa dạng, phòng ngừa toàn cầu sa mạc hóa, phòng ngừa khí hậu nóng lên, phòng ngừa rừng nhiệt đới bị phá hoại, phòng ngừa các chất thải nguy hiểm chuyển dời quá cảnh v.v... và những vấn đề về các điểm nóng môi trường toàn cầu hiện nay. Từ khoá: Pháp luật; Luật môi trường quốc tế; Môi trường toàn cầu. 21. Vì sao phải lập quy hoạch môi trường? Thông thường, quy hoạch môi trường chính là hệ thống quy hoạch quy định chặt chẽ đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai. Quy hoạch môi trường là nội dung quan trọng để quản lí môi trường, cũng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội hoặc quy hoạch tổng thể đô thị. Nó dùng các thông tin khoa học làm cơ sở để dự đoán ảnh hưởng của phát triển đối với môi trường và dự đoán xu thế biến đổi chất lượng của môi trường. Để đạt được mục tiêu dự đoán môi trường, nó đã tổng hợp và phân tích những phương án tốt nhất có tính pháp lệnh, mục đích là để đồng thời với phát triển sẽ chú ý bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, khiến cho xã hội có thể tiếp tục phát triển. Quy hoạch môi trường ngày càng có tác dụng quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vì quy hoạch môi trường vừa là biện pháp quan trọng để giữ được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, vừa là biện pháp ở tầng cao nhất, quan trọng nhất thể hiện lấy dự phòng bảo vệ môi trường làm chính. Quy hoạch môi trường còn là căn cứ khoa học cung cấp cho quy hoạch tổng thể các quốc gia lập quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể đô thị. Quy hoạch môi trường chia theo vùng có thể phân thành quy hoạch bảo vệ môi trường quốc tế, quy hoạch môi trường khu vực, quy hoạch môi trường đô thị, quy hoạch môi trường khu công nghiệp v.v...; theo nội dung có thể phân thành: quy hoạch khống chế ô nhiễm, quy hoạch bảo vệ sinh thái và quy hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên; căn cứ theo các yếu tố môi trường có thể phân thành quy hoạch: khống chế ô nhiễm nước, quy hoạch khống chế ô nhiễm không khí, quy hoạch xử lí ô nhiễm chất thải rắn, quy hoạch khống chế tiếng ồn v.v... Từ khoá: Quy hoạch môi trường; Quản lí môi trường. 22. Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường? Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì ô nhiễm môi trường và phá hoại sinh thái ngày càng nghiêm trọng. Rất nhiều vấn đề môi trường như mưa axit, ô nhiễm biển v.v... ngày càng có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Vì vậy căn cứ vào đề nghịtại Hội nghị môi trường toàn cầu do Liên hợp quốc triệu tập tháng 6/1972, cũng như Quyết nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 10 năm đó, tháng 1 năm 1973, Liên hợp quốc đã thành lập Cục quy hoạch môi trường. Chức năng chủ yếu của Cục quy hoạch môi trường là: chấp hành các quyết định của ủy ban quy hoạch môi trường, căn cứ sự chỉ đạo chính sách của ủy ban để đưa ra những quy hoạch chung và dài hạn về các hoạt động môi trường của Liên hợp quốc; xây dựng, thực thi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động của các dự án môi trường; trình ủy ban những sự việc cần thẩm định và các báo cáo liên quan đến môi trường; quản lí quỹ môi trường; căn cứ quy hoạch môi trường để tư vấn và góp ý cho các cơ quan trực thuộc Chính phủ các nước thành viên Liên hợp quốc; thông qua hệ thống thông tin của Liên hợp quốc thông báo với nhân dân thế giới về hiện trạng và xu thế phát triển của môi trường. Hoạt động chủ yếu của Cục quy hoạch môi trường là: thực thi việc đánh giá môi trường, bao gồm đo đạc môi trường, điều tra tư liệu và tổ chức đăng kí các sản phẩm hóa học độc hại, đưa ra những vấn đề ưu tiên cho môi trường như khu dân cư, vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng, biển, môi trường và phát triển, công nghiệp và phát triển, ngăn ngừa sa mạc hóa và ngăn ngừa thiên tai v.v...; tiến hành những biện pháp có tính trợ giúp và ủng hộ như thông báo thông tin, giáo dục và tập huấn; triển khai nghiên cứu, quản lí và xây dựng các luật môi trường, v.v... Ngoài ra Cục quy hoạch môi trường còn tiến hành tổ chức các Hội nghị chuyên ngành có liên quan đến môi trường, tiến hành các khảo sát, hoạt động tập huấn, biên tập và xuất bản các sách “Môi trường”, “Công nghiệp và môi trường”, “Chỉ có một Trái Đất duy nhất” và xuất bản các Tạp chí định kì, các tư liệu và báo cáo chuyên đề. Ngày nay nó đã trở thành cơ quan chuyên nghiệp về môi trường có đầy đủ thẩm quyền, là cơ quan không thể thay thế được trong việc chỉ đạo và điều chỉnh công tác bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới. Tổng bộ của Cục quy hoạch môi trường hiện đặt tại Nairobi – thủ đô của Kênia. Cục trưởng là Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc. Từ khoá: Cục quy hoạch môi trường; Liên hợp quốc. 23. Chất lượng môi trường có tiêu chuẩn không? Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác bảo vệ môi trường. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối với sự sinh tồn, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Nó có thể phân thành chi tiết hơn là: chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất đai, chất lượng môi trường sinh vật, chất lượng môi trường đô thị, chất lượng môi trường sản xuất, chất lượng môi trường văn hóa, v.v.. Ở thập kỉ 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề môi trường, thì vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày càng được quan tâm. Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm. Vậy làm thế nào để phán đoán chất lượng môi trường tốt hay xấu? Ở đây ta phải dùng đến tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là những quy định của quốc gia cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm, hoặc những chất khác có mặt trong môi trường chỉ đến mức nào đó để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân hoặc để bảo đảm những nhu cầu khác. Có 4 tiêu chuẩn chủ yếu về chất lượng môi trường: Tiêu chuẩn chất lượng nước, tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiêu chuẩn chất lượng đất đai và tiêu chuẩn chất lượng sinh vật. Mỗi loại tiêu chuẩn theo công dụng hoặc đối tượng phải khống chế lại được chia thành một số loại nhỏ, như tiêu chuẩn chất lượng nước được phân thành tiêu chuẩn chất lượng nước mặt đất, tiêu chuẩn chất lượng nước biển, tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, v.v.. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường thể hiện thành chính sách và yêu cầu bảo vệ môi trường của quốc gia, là thước đo môi trường có bị ô nhiễm hay không, cũng là căn cứ để quy hoạch môi trường, quản lí môi trường và xây dựng các tiêu chuẩn về thải các chất thải gây ô nhiễm. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường có một vịtrí rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Từ khoá: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường. 24. Vì sao phảicông bố các thông báo vềtình trạng môi trường? Thông báo về tình trạng môi trường là một loại chế độ đã sớm trở thành thông lệ ở nước ngoài. Rất nhiều cơ quan bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia hàng năm thường công bố các thông báo tình trạng môi trường của quốc gia và khu vực theo định kì để kịp thời báo cho dân chúng biết và tìm hiểu chính xác tình hình cơ bản của môi trường cũng như hiện trạng công tác bảo vệ môi trường ở khu vực đó. Nó có ích cho việc kêu gọi công chúng quan tâm đến hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, tăng cường ý thức môi trường của quần chúng tham gia giám sát môi trường. Điều thứ 11 “Luật bảo vệ môi trường của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa” quy định: “Thủ tướng và UBND các tỉnh, khu tự trị, các cơ quan chủ quản bảo vệ môi trường trực thuộc UBND phải định kì công bố thông báo hiện trạng môi trường”. Căn cứ điều quy định này, bắt đầu từ năm 1989 hàng năm vào ngày 5/6, trước “Ngày môi trường thế giới”, Trung Quốc đã công khai thông báo tình trạng môi trường của năm trước. Cục Bảo vệ môi trường quốc gia công bố thông báo tình trạng môi trường quốc gia đã được Chính phủ phê chuẩn. Còn các tỉnh, khu tự trị và các cơ quan bảo vệ môi trường trực thuộc các cấp thì công bố thông báo hiện trạng môi trường khu vực đã được UBND cấp đó thông qua. Các thông báo này do cơ quan bảo vệ môi trường của các ngành như nông nghiệp, thủy lợi, xây dựng, y tế, hầm mỏ, lâm nghiệp, thống kê, khí tượng, biển, đất đai v.v.. chủ biên biên soạn. Nội dung chủ yếu của Thông báo môi trường còn được phân thành: môi trường nước, môi trường không khí, phế thải chất rắn công nghiệp, môi trường đô thị, canh tác, lâm nghiệp, đồng cỏ, tính đa dạng sinh vật, khí hậu thay đổi và ngăn ngừa ô nhiễm khu vực, xử lí ô nhiễm môi trường, pháp chế về tiêu chuẩn xây dựng, xây dựng đô thị, giao lưu và hợp tác với bên ngoài. Công báo cũng nhấn mạnh các biện pháp và hành động đã sử dụng. Hình thức công báo là tổng thuật kết hợp với các chuyên mục, các hình vẽ, bảng biểu để thể hiện các nội dung được rõ ràng, đơn giản và trực quan. Để trao đổi với quốc tế, công báo được dùng 2 thứ tiếng: Tiếng Trung và Tiếng Anh. Từ khoá: Thông báo tình trạng môi trường. 25. Vì sao phải đánh giáảnh hưởng của môi trường? Trong công tác bảo vệ môi trường, xử lí ô nhiễm chỉ là hành vi “cứu vớt”, sự bảo vệ đích thực phải là công tác dự phòng. Đánh giá ảnh hưởng môi trường là một trong những biện pháp dự phòng có hiệu quả. Đánh giá ảnh hưởng môi trường còn gọi là phân tích ảnh hưởng của môi trường, là sự dự đoán và tính toán sau khi các công trình xây dựng xong, các kế hoạch khai thác khu vực và thực thi các chính sách quốc gia có thể gây nên ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Đối tượng đánh giá bao gồm các nhà