🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Động Vật Ebooks Nhóm Zalo LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu một khối lượng lớn các khái niệm, các phạm trù khoa học, các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và con người, giúp cho người đọc hiểu được các lí lẽ khoa học tiềm ẩn trong các hiện tượng, quá trình quen thuộc trong đời sống thường nhật, tưởng như ai cũng đã biết nhưng không phải người nào cũng giải thích được. Bộ sách được dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhà xuất bản Thiếu niên Nhi đồng, Trung Quốc xuất bản. Do tính thiết thực, tính gần gũi về nội dung và tính độc đáo về hình thức trình bày mà ngay khi vừa mới xuất bản ở Trung Quốc, bộ sách đã được bạn đọc tiếp nhận nồng nhiệt, nhất là thanh thiếu niên, tuổi trẻ học đường. Do tác dụng to lớn của bộ sách trong việc phổ cập khoa học trong giới trẻ và trong xã hội, năm 1998 Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao đã được Nhà nước Trung Quốc trao "Giải thưởng Tiến bộ khoa học kĩ thuật Quốc gia", một giải thưởng cao nhất đối với thể loại sách phổ cập khoa học của Trung Quốc và được vinh dự chọn là một trong "50 cuốn sách làm cảm động Nước Cộng hoà" kể từ ngày thành lập nước. Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao có 12 tập, trong đó 11 tập trình bày các khái niệm và các hiện tượng thuộc 11 lĩnh vực hay bộ môn tương ứng: Toán học, Vật lí, Hoá học, Tin học, Khoa học môi trường, Khoa học công trình, Trái Đất, Cơ thể người, Khoa học vũ trụ, Động vật, Thực vật; ở mỗi lĩnh vực các tác giả vừa chú ý cung cấp các tri thức khoa học cơ bản, vừa chú trọng phản ánh những thành quả và những ứng dụng mới nhất của lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó; Các tập sách đều được viết với lời văn dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, hình vẽ minh hoạ chuẩn xác, tinh tế, rất phù hợp với độc giả trẻ tuổi và mục đích phổ cập khoa học của bộ sách. Do chứa đựng một khối lượng kiến thức khoa học đồ sộ, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, lại được trình bày với một văn phong dễ hiểu, sinh động, Mười vạn câu hỏi vì sao có thể coi như là bộ sách tham khảo bổ trợ kiến thức rất bổ ích cho giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và đông đảo bạn đọc Việt Nam. Trong xã hội ngày nay con người sống không thể thiếu những tri thức tối thiểu về văn hóa, khoa học; Sự hiểu biết về văn hóa, khoa học của con người càng rộng, càng sâu thì mức sống, mức hưởng thụ văn hóa của con người càng cao và khả năng hợp tác, chung sống, sự bình đẳng giữa con người càng lớn, càng đa dạng, càng có hiệu quả thiết thực; Mặt khác khoa học hiện đại đang phát triển cực nhanh, tri thức khoa học mà con người cần nắm ngày càng nhiều, do đó, việc xuất bản tủ sách phổ biến khoa học dành cho tuổi trẻ học đường Việt Nam và cho toàn xã hội là điều hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn rộng lớn; Nhận thức được điều này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho xuất bản Bộ Mười vạn câu hỏi vì sao và tin tưởng sâu sắc rằng bộ sách này sẽ là người thầy tốt, người bạn chân chính của đông đảo thanh, thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên trên con đường học tập, xác lập nhân cách, bản lĩnh để trở thành công dân hiện đại, mang tố chất công dân toàn cầu. NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Sự sống ra đời từ bao giờ? Trái Đất mà chúng ta đang sống là muôn hình muôn vẻ, đầy những sự sống đang sinh sôi. Cho đến nay, các loài sinh vật đã biết trên thế giới có khoảng hơn 1.400.000 loài, thêm vào đó có nhiều chủng loại mới vẫn chưa được phát hiện, các nhà khoa học dự đoán, trên cả Trái Đất tồn tại khoảng 10 triệu - 30 triệu loài sinh vật. Kì diệu là những loài này có số lượng lớn, hình dáng khác nhau nhưng lại do cùng một tổ tiên tiến hoá thành. Vậy thì tổ tiên cổ xưa này ra đời từ bao giờ, phát triển như thế nào? Muốn giải đáp vấn đề này, chứng cứ chủ yếu nhất chính là hoá thạch. Ngày nay, hoá thạch cổ xưa nhất mà loài người được biết đến là loài vi khuẩn nguyên thuỷ được phát hiện ở Australia, niên đại sinh tồn của nó cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, căn cứ vào suy đoán này, tổ tiên của sự sống có thể xuất hiện cách đây 3,5 tỉ năm. Bốn tỉ năm trước đây, trên Trái Đất đã hình thành hải dương nguyên thuỷ, lúc đó nhiệt độ của nước biển rất cao, cùng với sự giảm dần của nhiệt độ nước đã xuất hiện những điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự ra đời của sự sống mới. Tuy nhiên, tình trạng khí quyển vẫn rất tồi tệ, trong không khí hầu như không có oxi, như vậy, sự sống nguyên thuỷ xuất hiện sớm nhất chỉ có thể là sinh vật sống không cần oxi. Ngoài ra, do thiếu oxi, không gian trên Trái Đất không thể hình thành tầng ozon, không có tầng ozon ngăn cản, tia tử ngoại như đi vào nơi không người, cùng một lúc giết sạch và uy hiếp những sự sống non nớt, vậy là sự sống nguyên thuỷ đành phải sống thu nhỏ dưới biển sâu mười mấy mét, thậm chí mấy chục mét. Cùng với sự phát triển chậm chạp của sinh vật, 2,6 tỉ năm trước đây, loài tảo màu lam lục đã xuất hiện. Loài tảo này có chất diệp lục, có thể tạo ra oxi thông qua tác dụng quang hợp. Do vậy, các sinh vật đơn bào thích hợp với môi trường có oxi đã bước lên được vũ đài lịch sử. Phần lớn oxi lúc đó đều kết hợp với sắt trong nước biển hình thành nên oxit sắt. Do vậy, đã hình thành nên các mỏ sắt, ngày nay vẫn còn phổ biến trên thế giới, đó là tài nguyên, đã đảm bảo cung cấp được 70% nhu cầu sắt cho xã hội. Có thể nói, Trái Đất trong thời cổ đại xưa đã để lại một di sản to lớn cho loài người hiện nay. Một số người hiểu biết về quy luật di truyền có thể sẽ hỏi, sự tiếp diễn của sự sống được tiến hành thông qua một thông tin mật mã di truyền ADN, vậy thì mật mã di truyền đầu tiên của sự sống là do đâu truyền lại? Bởi vậy rất nhiều nhà khoa học đã làm nhiều cuộc nghiên cứu lớn, trong đó hai nhà khoa học Mĩ Oley và Miler đã làm một cuộc thực nghiệm rất nổi tiếng nhằm giải đáp vấn đề này. Họ trộn nước và các thành phần khí quyển như amoniac, CH4, hiđro... của thời kì Trái Đất nguyên thuỷ vào bình thuỷ tinh chịu nóng, và dùng hình thức phóng điện để mô phỏng chớp. Sau một tuần, trong bình thuỷ tinh đã sinh ra các phân tử hữu cơ như HCOOH, CH3COOH, CH3CHOHCOOH..., và các thành phần axit amin cấu thành protêin. Hiển nhiên những hiện tượng tự nhiên như chớp có thể tạo ra các phân tử hình thành nên sự sống, nhưng từ phân tử phát triển thành sự sống nguyên thuỷ là một quá trình rất dài, không thể làm một thực nghiệm đơn giản mà có thể đưa ra kết quả được. Nhưng bất luận như thế nào thì cuộc thực nghiệm đã đem đến quỹ đạo mà sự sống có thể phát triển, đồng thời đã làm cơ sở cho việc nghiên cứu cao hơn nữa. Sự sống phát triển đến 1,6 tỉ năm trước, các sinh vật đa tế bào đã hình thành từ đó, sự biến đổi của sự sống được thay đổi ngày càng nhanh chóng. Đến khoảng 700 triệu năm trước, động vật không có xương sống sinh sống ở biển đã xuất hiện và phát triển rất nhanh chóng, quần thể sinh vật nổi tiếng ở Australia chính là sản phẩm của thời kì này. Khoảng 570 triệu năm trước, sinh vật phát triển thành những kết cấu tổ chức cứng, nó khác so với sinh vật tổ chức mềm là chúng rất dễ biến thành hoá thạch. Bởi vậy, dấu vết hoá thạch ở các nơi trên thế giới từ thời kì này bắt đầu gia tăng nhanh chóng, địa chất học gọi thời kì này là kỉ tiền Cambri. Kỉ Cambri đến đã đánh dấu sự đa dạng hoá nhanh chóng của sinh vật, do vậy, thời kì này cũng được gọi là thời kì bùng nổ của sự sống. Ngày nay, các sinh vật đại biểu nhiều lớp trên thế giới mà chúng ta có thể liệt kê ra đều có thể tìm được trong quần thể hoá thạch của thời kì đó. 2. Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng? Chim Đô Đô và chim bồ câu Bắc Mĩ là những sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất với số lượng lớn và sớm đã trở thành di vật của lịch sử. Những loại động vật quý hiếm khác như hổ Đông Bắc, voi Châu Phi, hắc tinh tinh... hiện nay cũng đã đến thời điểm mấu chốt của sự tồn vong. Các nhà khoa học dự đoán, thời đại mà chúng ta đang sống chính là thời đại tai hoạ của sinh vật, tốc độ tuyệt chủng của nó tương đương gấp 4000 lần của thời đại khủng long. Vậy thì tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng khi mà rất khó biến hoá thành công? Tại sao hiện nay tốc độ tuyệt chủng lại nhanh như vậy? Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn xem chim Đô Đô bị tuyệt chủng như thế nào? Chim Đô Đô thân dài 1 m, có thể nặng tới 20 kg, đã từng sống trên đảo Mađagasca - Châu Phi. Tuy được gọi là chim nhưng nó lại giống gà, vịt nuôi ở nhà mà hiện nay chúng ta thường thấy. Chúng không có khả năng bay lượn. Khi dấu chân của loài người đặt lên mảnh đất màu mỡ này thì thịt của chim Đô Đô đã nhanh chóng xuất hiện trên bàn ăn. Vậy là trong thời gian không đầy 200 năm, chim Đô Đô đã bị loài người tiêu diệt sạch. Chim bồ câu Bắc Mĩ cũng có số phận tương tự như vậy, chỉ khác là tốc độ tuyệt chủng nhanh hơn. Năm đó, giữa Mĩ và Mêhicô có khoảng mấy tỉ con chim bồ câu Bắc Mĩ tự do bay lượn, số lượng nhiều đến nỗi khiến người ta cảm thấy khiếp sợ. Ngay sau đó, những tiếng súng vang dội lên không trung không ngớt và đến năm 1914 thì loài động vật nhỏ bé này đã bị đi vào con đường tuyệt chủng. Từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động của loài người là nguyên nhân chủ yếu làm cho một số động vật bị tuyệt chủng. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người khi con người bắt đầu sử dụng các loại công cụ hiện đại để chặt cây, phá rừng thì những cánh rừng hoang dã xưa kia dần dần bị những toà nhà cao tầng chiếm lĩnh, phá huỷ nơi sinh sống vui chơi của rất nhiều loài động vật. Loài người phát triển đã trực tiếp gây ra các nguồn ô nhiễm cùng với không gian sinh sống của chính mình. Việc xả nước bẩn và nước thải đã làm cho sự sinh sôi của động vật bậc thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng gây khó khăn đến nước uống cho động vật bậc cao. Ngay sau đó, chúng ta nhìn thấy một số khu vực có trình độ công nghiệp hoá tương đối cao, không chỉ là động vật hoang dã, có khi cả những vật nuôi trong nhà cũng sẽ biến thành dị dạng. Nếu tiếp tục như vậy, sự tuyệt chủng của các loài động vật này chỉ còn là vấn đề thời gian. Loài người còn đưa nhiều động vật lên bàn ăn, ví dụ như ếch. Từ sau khi trở thành món hàng thường xuyên có mặt ở chợ thì việc quản lí đồng ruộng ngày càng ỷ lại vào thuốc trừ sâu. Sự ô nhiễm của thuốc trừ sâu ngược lại đã phá hoại môi trường sinh thái của ếch, sự tuần hoàn ác nghiệt này chắc chắn sẽ đưa loài ếch đi vào con đường tuyệt chủng. Thực ra, không chỉ có loài ếch mà cả loài bò sát, loài chim, loài động vật có vú, thậm chí cả côn trùng cũng đều trở thành đối tượng truy đuổi của các thực khách. Sự xuất hiện của một loài sinh vật phải trải qua sự biến hoá mấy vạn năm, mấy chục vạn năm, vậy mà muốn tiêu diệt nó có lẽ chỉ cần thời gian mấy năm. Đương nhiên, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật là một sự tất nhiên trong lịch sử tiến hoá sinh vật. Ví dụ như quần thể sinh vật cách đây 600 triệu năm, do sự phát triển của động vật đã xuất hiện quần thể mô cứng như loài giáp xác...; những sinh vật chỉ có kết cấu mô nhuyễn thể không chống lại được sự tấn công đành phải trở thành miếng mồi ngon cho các động vật khác; có thể nói đây là một loài sinh vật kế thừa của đời trước. 3. Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì? Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác. Chất xúc tác quan trọng như vậy, trên thực tế là một loại protêin1có tác dụng xúc tác trong cơ thể sinh vật. Dưới tác dụng của chất xúc tác mới có thể có hoạt động sự sống như tiêu hoá, hô hấp, vận động, sinh trưởng, phát dục, sinh sôi... mới có thể xuất hiện sự biến đổi hoá học như sự trao đổi vật chất... Chất xúc tác có tác dụng xúc tác rất mạnh, có thể nâng tốc độ phản ứng sinh hoá trong cơ thể sinh vật lên 100 triệu ~ 10 tỉ lần. Ví dụ loài người hay một số động vật bậc cao thì trong thức ăn có một lượng tinh bột lớn, những tinh bột này được đưa vào trong cơ thể, nếu như không có chất xúc tác tinh bột tham gia vào xúc tác thì không thể thuỷ phân thành monosacarit mà cơ thể sinh vật có thể sử dụng được. Có thể nói, động vật đưa thức ăn vào đường ruột tiêu hoá phân giải, sau đó, vật chất phân giải ra sau khi được hấp thu, trong các tổ chức tế bào tiến hành sự biến đổi phức tạp và biểu hiện ra thành các hiện tượng của sự sống thì đều được tiến hành dưới tác dụng của chất xúc tác. Thực ra, không chỉ là động vật và loài người mà hạt giống của thực vật qua nảy mầm, khai hoa, kết quả và tiến hành tác dụng quang hợp cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của chất xúc tác được. Chất xúc tác phát huy được tác dụng quan trọng trong cơ thể sinh vật và cũng đặc biệt thích hợp "sinh tồn" trong cơ thể sinh vật. Đây là do chất xúc tác đặc biệt mẫn cảm đối với nhiệt độ cao, mà phản ứng sinh hoá trong cơ thể sinh vật đều là được tiến hành dưới nhiệt độ thường, áp suất thường, làm cho chất xúc tác thường ở trạng thái hoạt tính. Nếu như chất xúc tác bị đốt nóng lên thì chúng sẽ mất đi hoạt tính. 4. Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không? Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu tỉ mỉ thì có thể phát hiện, đối với vi khuẩn và đại đa số động vật nguyên sinh thì chết không phải là một kết quả tất nhiên, điều này là như thế nào? Tại sao sự sống lại phải chết? Chúng ta đều biết, bản chất của sự sống là gen di truyền. Do tác dụng của các nhân tố bên ngoài như tia tử ngoại, ô nhiễm v.v. và sự thay đổi bên trong của các tế bào, kết cấu gen sẽ không thể tránh được phát sinh tổn thương nhất định. Thông thường, tổn thương này có thể bị loại bỏ thông qua chức năng phục hồi của chính tế bào, nhưng nếu như sự tổn thương đã đạt đến mức độ nhất định thì sự phục hồi là rất khó khăn hoặc không thể phục hồi được hoàn toàn, dẫn đến sự lão hoá của các cơ quan, của các tế bào, cuối cùng dẫn đến cái chết của sinh vật. Chết là một kết cục không thể tránh được. Vậy thì tại sao còn có sinh vật không bao giờ chết? Nguyên nhân của cái gọi là những vi khuẩn hay một số động vật nguyên sinh không chết là vì chúng có một khả năng tự phục chế rất mạnh. Lấy trùng biến hình amíp làm ví dụ. Sinh vật loại nhỏ này trong thời gian rất ngắn, thông qua phân tách có thể tự phục chế với số lượng lớn. Như vậy, cho dù một vài cá thể có thể lão hoá, có thể chết, nhưng cá thể khác vẫn đang phục chế, chỉ cần điều kiện dinh dưỡng cho phép thì chúng vẫn có thể phục chế không ngừng. Bởi vậy, người và động vật đa tế bào khác sở dĩ có thể chết là do trong tế bào có cơ chế ngăn chặn sự phân tách không hạn chế, giống như lắp một bộ phanh xe tốt. Nếu không phải như vậy thì loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi sẽ đông đến như thế nào. Nếu như bộ phanh xe nào đó mất tác dụng, tế bào ở đó cứ liên tục phân tách, sinh sôi không hạn chế, cuối cùng sẽ hao mòn hết toàn bộ chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật, tế bào đó sẽ trở thành tế bào ung thư. 5. Tại sao sinh vật cũng có thể khai thác quặng? Nói đến hầm mỏ chúng ta nghĩ ngay sẽ một cảnh tượng máy móc chạy ầm ầm trên công trường, những chiếc cần cẩu to lớn chuyển một số lượng lớn quặng lên những chiếc xe tải... Song phương thức khai thác mỏ kiểu này chỉ thích hợp với khai thác quặng giàu, còn đối với một số quặng nghèo thì chi phí máy móc khai thác quặng và tinh luyện kim loại phải trả rất cao, mất đi giá trị kinh tế của khai thác. Trong trường hợp như vậy, các nhà khoa học liền lợi dụng sinh vật để giải quyết vấn đề khó này. Ví dụ như có một số quặng đồng có hàm lượng đồng rất thấp, không có giá trị chiết xuất, nhưng cũng không thể để lãng phí. Lúc này vi khuẩn có thể phát huy được tác dụng đặc biệt của mình. Người ta để quặng chất đống trong nước ao, để một số vi khuẩn đặc biệt sinh sôi nhiều trong nước ao, chúng biến sunfuarơ (đioxit lưu huỳnh) thành axit sunfuric, mà dung dịch axit sunfuric có thể hoà tan đồng trong quặng đồng thành dung dịch sunfat đồng. Như vậy, việc chiết xuất đồng từ trong sunfat đồng đơn giản hơn nhiều. Sinh vật khai thác quặng có khi còn cần sự tham gia đồng thời của động vật và thực vật. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có một thành viên gọi là tanta, nó thuộc vào kim loại hiếm, chiết xuất khó, do vậy giá cả rất đắt. Trước đây, con người chỉ có thể chiết xuất được số lượng ít tanta từ trong phòng thí nghiệm, được coi là vật liệu nghiên cứu quan trọng. Sau đó phát hiện ra có một loại thực vật gọi là cỏ tử linh lăng có thể hấp thu được tanta, đem lại hi vọng mới cho việc sản xuất số lượng tương đối lớn tanta. Nhưng trong sản xuất thực tế, con người đã gặp phải rắc rối, bởi vì cỏ tử linh lăng là một loại cỏ nuôi súc vật rất tốt, nếu như đem toàn bộ chúng đốt thành than, lại từ trong than chiết xuất tanta thì sẽ lãng phí mất một số lượng lớn cỏ nuôi súc vật. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà khoa học lại tiến hành nghiên cứu sâu hơn, kết quả phát hiện ra rằng, trong phấn hoa của cỏ tử linh lăng có lượng tanta rất cao. Vậy là người ta đã tìm ra được một biện pháp tốt đạt được cả hai mục đích. Ở vùng cỏ tử linh lăng nuôi súc vật, người nuôi thả nhiều ong mật, lợi dụng ong mật làm "tay truyền bá thứ hai" chiết xuất tanta. Như vậy lấy cỏ tử linh lăng hấp thu tanta từ trong đất, lấy ong mật thu thập phấn hoa và gây mật, cuối cùng con người chiết xuất ra tanta quý hiếm từ trong mật ong. Kết quả là cỏ tử linh lăng không cần phải thiêu huỷ, mật ong qua chiết xuất vẫn rất thơm, ngọt và còn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Phương pháp mới để sinh vật khai thác quặng càng ngày càng được sự hoan nghênh, do nó có nhiều ưu điểm. Phương thức khai thác quặng này không cần nhiều thiết bị phức tạp, có thể kết hợp việc khai thác quặng với tinh luyện thành một, không chỉ thao tác thuận tiện và giá thành thấp, còn đặc biệt thích hợp với quặng nghèo, quặng phế liệu, quặng còn lại và xử lí quặng cặn, đã có tác dụng thần kì biến quặng phế thải thành quặng quý hiếm. 6. Động vật khác với thực vật ở điểm nào? Động vật và thực vật đều thuộc về sinh vật nhưng chúng lại là hai loại sinh vật lớn khác nhau hoàn toàn, hầu như mọi người đều có thể phân biệt được chúng. Nhưng có một số loại vừa giống động vật lại vừa giống thực vật, ví dụ như san hô mà mọi người đều rất quen thuộc, cách đây hơn 100 năm về trước, do nó nhìn giống như có rễ cây, thân cây, lá cây và cành cây nên dễ nhận nhầm nó là một loại thực vật. Vậy thì rốt cuộc động vật và thực vật có những sự khác biệt chủ yếu nào? Các nhà khoa học quy nạp thành bốn phương diện. Hầu như tất cả thực vật đều nảy mầm sinh trưởng, khai hoa kết quả cùng một chỗ, cũng có thể nói là nếu không động đến gốc đất thì sống được cả đời. Đương nhiên, bên trong này cũng có chút ngoại lệ, như thực vật thuỷ sinh loại nhỏ sống trôi nổi trên nước. Trái ngược lại với thực vật, đại đa số động vật để tìm thức ăn, tránh địch hay nguyên nhân khác thường chạy đi chạy lại, nằm ở trạng thái vận động. Thực vật từ nhỏ đến lớn, các khí quan vẫn phát sinh thay đổi tăng giảm không giống nhau, ví dụ như thời kì nhỏ chỉ có rễ cây, thân cây, lá cây, sau khi trưởng thành mọc ra hoa, sau khi hoa héo tàn lại kết thành quả. Mà đại đa số động vật (trừ động vật bậc thấp) bất kể là bé hay lớn thì các khí quan như ngũ quan, tứ chi không tăng không giảm, chỉ có thể tích là to nhỏ không giống nhau. Ví dụ sư tử con hay hổ con vừa được sinh ra đã có đầy đủ các khí quan giống như cha mẹ của chúng. Về đặc tính thói quen sinh sống của hai loài thì thực vật có đặc điểm rất quan trọng, là ngoài một số ít thực vật kí sinh và ăn ruỗng ra, chúng đều có thể tiến hành tác dụng quang hợp, có thể tự tạo ra "lương thực" nuôi sống chính mình. Động vật lại không thể làm được điều này, chúng chỉ có thể dựa vào thức ăn thực vật hoặc thức ăn động vật khác để nuôi sống bản thân. Sự khác biệt giữa thực vật và động vật còn có một tiêu chuẩn rất rõ rệt. Quan sát tế bào của chúng dưới kính hiển vi thì sẽ phát hiện tế bào của thực vật đều có một tầng vách tế bào vừa dày vừa cứng, mà tế bào động vật thì chỉ có màng tế bào lại không có vách tế bào. 7. Vi sinh vật có những đặc điểm gì? Trong vương quốc của sinh vật có một loại sinh vật đơn bào đặc biệt nhỏ, do vậy các nhà khoa học gọi chúng là vi sinh vật. Vi sinh vật ngoài cá thể nhỏ ra, còn có điểm nào khác nữa? Thứ nhất, vi sinh vật có khả năng sinh sôi đáng kinh ngạc, chỉ cần điều kiện thích hợp, trong thời gian 20 phút, thậm chí ngắn hơn, nó có thể sinh ra một thế hệ mới. Nếu như không có sự hạn chế của điều kiện tự nhiên, một vi sinh vật chỉ cần sinh sôi trong thời gian 2 ngày, con cháu đời sau tập hợp lại thì trên Trái Đất này có nhiều đến mức không thể tưởng tượng được, sức sinh sôi quá lớn như vậy là sự lạc hậu của các vi sinh vật. Khả năng thích ứng sinh tồn của các vi sinh vật cũng vượt xa các sinh vật khác. Ví dụ, có một loại vi khuẩn có thể tiến hành tác dụng quang hợp dưới ánh sáng Mặt Trời, có thể sống không dựa vào khí oxi, nhưng một khi để chúng trong môi trường tối thì chúng có thể lập tức thay đổi lợi dụng khí oxi để sống. Nếu như đặt chúng ra nơi có ánh sáng thì chúng lại có thể lập tức tiến hành tác dụng quang hợp, sống không cần khí oxi. Các nhà khoa học khi nghiên cứu khả năng thích ứng của các vi sinh vật đã phát hiện một khi chất dinh dưỡng mà chúng hấp thu có thay đổi thì nó sẽ phát sinh biến hóa tương ứng trong 1/1000 giây. Nếu như điều kiện môi trường thay đổi xấu đi nhanh chóng thì có một số vi sinh vật sẽ đi vào trạng thái ngủ đông để chống lại môi trường tồi tệ bên ngoài, chờ điều kiện môi trường được cải thiện thì nó sẽ tỉnh lại. Ví dụ như bào tử vi khuẩn nằm ở trạng thái ngủ đông, không sợ nhiệt độ cao, áp suất cao, khô và đói, có thể nói là bào tử hầu như có thể sinh tồn dưới bất kì điều kiện tồi tệ nào. Vi sinh vật còn có một đặc trưng kì diệu là dễ thay đổi, cũng có thể nói là chúng dễ thay đổi theo sự thay đổi của tự nhiên, làm cho chúng có thể an cư lạc nghiệp trong môi trường mà các sinh vật khác không thể tồn tại được. Ví dụ, có một số vi sinh vật có thể sống trong nước nóng 90oC hoặc trong axit sunfuric loãng và axit clohiđric loãng. Chính vì vậy các vi sinh vật nhỏ bé mới trở thành một loại sinh vật phân bố rộng rãi nhất trên Trái Đất. 8. Vi sinh vật có thể tự nhiên sinh sôi không? Một đĩa thức ăn để lâu thì sẽ sinh ra một số sinh vật nhỏ bé. Có khi chúng ta chỉ biết thức ăn bị biến chất nhưng lại không thể nhìn thấy những sinh vật nhỏ bé này. Đó chính là bởi vì thị lực của chúng ta chưa đạt đến mức đó. Nếu như đặt thức ăn dưới kính hiển vi để kiểm tra thì kết quả sẽ khiến mọi người ngạc nhiên. Hoá ra trong đó có hàng nghìn hàng vạn sinh vật nhỏ bé. Chúng ta gọi những sinh vật nhỏ bé này là vi sinh vật. Vậy thì vi sinh vật trong thức ăn xuất hiện bằng cách nào? Thực tế đặt ra trước mắt chúng ta là, trong thức ăn vốn không có vi sinh vật, sau này chúng mới sinh sôi ra. Bởi vậy, lúc đầu mọi người cho rằng vi sinh vật là tự nhiên xuất hiện từ trong thức ăn, học thuyết này được gọi là thuyết sản sinh tự nhiên của vi sinh vật. Vào thế kỉ XVII, nhà nghiên cứu sinh vật của Italia phủ nhận cách nói này. Ông đã làm một cuộc thực nghiệm. Cuộc thực nghiệm như sau: trong hai bình đều để thịt, một bình mở nắp, còn bình kia dùng miếng vải mỏng bịt kín. Sau một thời gian thì có ruồi bay vào trong bình mở nắp, tiếp sau đó sinh ra dòi, còn bình bịt vải kia lại vẫn không thấy ruồi và dòi. Rõ ràng thịt thiu thối không thể xuất hiện ruồi. Ruồi chỉ có thể là kết quả sinh sôi của đời trước. Cuộc thực nghiệm này của Leidy đã phủ nhận thuyết sản sinh tự nhiên. Nhưng những người giữ ý kiến ngược lại thì cho rằng, ruồi là loài động vật ở bậc cao tương đối nên không thể tự nhiên phát sinh, nhưng không có nghĩa là vi sinh vật cũng không thể tự nhiên phát sinh. Tạm thời thì ý kiến của hai bên giằng co vẫn chưa ngã ngũ. Ít lâu sau, khi bước vào thế kỉ XVIII. Cha cố của đạo Thiên chúa đồng thời là nhà nghiên cứu sinh vật của Anh, John - Niderhan cũng đã làm một cuộc thực nghiệm để ủng hộ thuyết sản sinh tự nhiên. Ông để nước thịt cừu đun nóng trên lửa 5 phút, cho vào trong bình và dùng gỗ mềm đậy kín. Theo lí thuyết thì trong trường hợp này, vi sinh vật và ruồi trong không khí không có cách nào chui vào trong bình được, cũng không thể có vi sinh vật nào sinh sôi được. Nhưng sau vài ngày, kết quả kiểm tra lại hoàn toàn trái ngược lại: trong nước thịt cừu có rất nhiều vi sinh vật đang hoạt động. Vậy là thuyết phát sinh tự nhiên đã tìm ra được những chứng cứ mới. Chính vào thời điểm này, ở Italia đã xuất hiện một nhà khoa học tên là Lazzaro Spallanzani. Spallanzani cho rằng, khuyết điểm của Niderhan có thể xuất hiện ở khâu đun nóng trong 5 phút này, nếu như 5 phút không đủ để giết chết tất cả các vi sinh vật ở trong bình, vậy thì kết quả này là bình thường. Bởi vậy, ông Spallanzani đã phỏng theo phương pháp của Niderhan để làm một cuộc thực nghiệm, ông đổ nước thịt cừu vào trong mấy bình, sau khi đun nóng bịt kín miệng bình, trong đó một bình đun nóng 5 phút, các bình còn lại đun nóng 1 giờ. Vài ngày sau, Spallanzani đã kiểm tra, nhận thấy trong bình đựng nước thịt cừu đun nóng 5 phút thì có đầy vi sinh vật, còn trong bình đựng thịt cừu đun nóng 1 giờ thì không có sự tồn tại của bất kì vi sinh vật nào. Sự việc đến đây đã được chứng minh rất rõ ràng rồi, nhưng Niderhan đã phản kích lại: "Đun nóng 1 giờ khó mà làm cho vi sinh vật sinh sôi tự nhiên sợ mà chết hết sạch được, hơn nữa, Spallanzani dùng phương pháp khi đun nóng bịt kín bình, e rằng đã đẩy hết không khí trong bình ra ngoài, trong trạng thái chân không thì vi sinh vật tồn tại làm sao được”? Hiển nhiên là Niderhan đã đuối lí, do vi sinh vật đã có thể phát sinh tự nhiên thì sẽ không cần tới điều kiện nước đã đun nóng bao lâu, vấn đề chỉ là trong trạng thái chân không thì kết quả thực nghiệm liệu đem lại cùng một kết quả không. Trong trường hợp này, Spallanzani khi tiến hành cuộc thực nghiệm tiếp theo, đặc biệt chú ý khi bịt kín bình tránh để không khí lọt ra ngoài, kết quả chứng minh là hoàn toàn giống nhau, như vậy, cuối cùng Niderhan đã không thể nói vào đâu được nữa. Năm 1860, nhà khoa học kiêm nhà vi sinh vật học nổi tiếng người Pháp, Louis Pasteur đã thiết kế một cuộc thực nghiệm hợp lí hơn. Ông đổ nước thịt đun nóng vào bình chịu nhiệt cổ dài và cong, vừa không hạn chế sự ra vào của không khí, cũng không đun nóng bình, kết quả phát hiện ra vi sinh vật đều dính lại phần cong ở cổ bình, còn trong bình không có sự xuất hiện của vi sinh vật. Rõ ràng, vi sinh vật xâm nhập vào từ trong không khí, từ đó đã phủ định triệt để thuyết phát sinh tự nhiên. Đương nhiên, vi sinh vật và tất cả các sinh vật khác cũng giống nhau, đều phải trải qua năm tháng dài mới dần dần biến hoá thành, nhưng quá trình tiến hoá với thuyết phát sinh tự nhiên nói ở trên có sự khác nhau về bản chất. 9. Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều? Nếu như từ trong một miếng đất màu mỡ, bạn lấy ra một ít đất đặt dưới kính hiển vi kiểm tra thì sẽ phát hiện có rất nhiều vi sinh vật hình thù kì lạ, đủ kiểu sống ở trong đất, tưởng như là đi vào trong một thế giới muôn màu muôn vẻ. Trong 1 gam đất như vậy, số lượng các vi sinh vật có thể nhiều tới mấy tỉ, do vậy con người gọi đất là "ngôi nhà" mà các vi sinh vật thích cư trú nhất. Tại sao trong đất lại có nhiều vi sinh vật đến như vậy? Nguyên nhân chủ yếu nhất là do đất đã cung cấp đầy đủ cho vi sinh vật thức ăn và môi trường sinh sống thích hợp. Chúng ta đã biết, sau khi các loài động thực vật chết đi, thi thể của chúng được chôn trong đất. Điều này làm cho vi sinh vật có nguồn thức ăn không bao giờ cạn. Ngoài ra, trong đất còn có nhiều chất khoáng, như kali, natri, magiê, sắt, lưu huỳnh, photpho..., những khoáng chất này đều là những vật chất cần thiết để bảo đảm cho vi sinh vật có thể sinh trưởng bình thường. Đối với vi sinh vật mà nói thì đất là một môi trường sống đặc biệt thích hợp. Bởi vì trong đất có hàm lượng nước nhất định có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của vi sinh vật, có lượng không khí vừa phải để cung cấp cho vi sinh vật thở, độ axít trong đất gần như trung tính, làm cho đại đa số vi sinh vật đều có thể thích ứng. Ngoài ra còn có một điểm rất quan trọng nữa là sự thay đổi nhiệt độ của bốn mùa trong một năm dưới lòng đất không nhiều, mùa hè không phải chịu cái nóng của Mặt Trời chói chang, mùa đông không có gió lạnh thổi. Do đất có điều kiện môi trường ưu việt như vậy, nó chính là môi trường sống lí tưởng cho nhiều vi sinh vật, do vậy, rất nhiều vi sinh vật muốn sinh sống trong lòng đất. 10. Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất? Nếu như nói đến các thành viên có thân hình lớn nhất trong thế giới sinh vật thì hầu như tất cả mọi người đều biết dưới hải dương có cá voi, trên mặt đất có voi và còn có loại cây thông lớn thân cao đến 100 m. Nhưng nếu muốn hỏi hình dáng của sinh vật nào là nhỏ nhất thì rất khó trả lời. Trước đây, mọi người đều cho rằng vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé nhất, bởi vì mắt thường của con người không nhìn thấy được, mà phải sử dụng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy được. Năm 1892, nhà khoa học người Nga Ivanovoski đã phát hiện ra một loại siêu vi trùng, hình dáng thực sự quá nhỏ, kính hiển vi thông thường về cơ bản không thể tìm được tung tích của nó, phải dựa vào kính hiển vi phóng lớn mấy vạn lần hoặc mấy chục vạn lần mới có thể làm cho siêu vi trùng đó hiện hoàn toàn nguyên hình. Lúc đầu, mọi người cho rằng siêu vi trùng đó không thuộc về sinh vật, bởi vì kết cấu của nó quá đơn giản, ngay cả một tế bào hoàn chỉnh cũng không có. Ngoài ra, nó cũng không giống như các vi sinh vật khác, có thể phát triển và sinh sôi trong nơi nuôi cấy. Sau khi con người lấy siêu vi trùng ra từ trong tế bào, dường như không biểu hiện ra hiện tượng có sự sống, nhưng sau khi đưa chúng vào tế bào thì lại hiện ra đặc trưng của sự sống hoàn toàn. Siêu vi trùng hầu như nằm ở giáp ranh sinh vật và phi sinh vật. Sau khi siêu vi trùng được phát hiện thì tất cả các nhà khoa học đều công nhận siêu vi trùng là vi sinh vật nhỏ nhất. Nhưng đến năm 1971, các nhà khoa học phát hiện ra kẻ đầu sỏ gây ra bệnh thân củ hình cọc sợi cho củ khoai tây là một loại vật chất sinh vật nhỏ hơn, đơn giản hơn so với siêu vi trùng. Nó còn nhỏ hơn 80 lần so với siêu vi trùng nhỏ nhất đã biết lúc đó. Do vậy, các nhà khoa học đặt tên nó là "virut". Virut không có protêin, chỉ có axit nucleic, ngoài ra khối lượng phân tử (phân tử lượng) của cả cơ thể gần như bằng với một số phân tử hữu cơ không có sự sống. Bởi vậy, virut chính là vi sinh vật nhỏ nhất hiện nay mà loài người phát hiện được. 11. Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc? Trong ấn tượng của chúng ta, sa mạc là một mảnh đất rất cằn cỗi, đặc trưng chủ yếu nhất của nó chính là thiếu nước. Ngoài lạc đà được coi là "con thuyền của sa mạc" bởi vì nó có khả năng dự trữ nước đặc biệt để có thể đi lại tự do trong sa mạc, thì ở đó quả thật là không có bất kì sự sống nào. Nhưng sau khi chúng ta tiến hành tìm kiếm kĩ trong sa mạc thì có thể phát hiện, tuy ở đây không có rừng rậm tươi tốt nhưng chủng loại thực vật lại không ít, mà ở đây nhìn giống như là một đầm nước tù lại có rất nhiều động vật sinh sống. Vậy trong môi trường khắc nghiệt như vậy thì những động vật này đã tồn tại và sinh sống như thế nào? Chúng ta hãy đi tìm hiểu sa mạc Namibia nổi tiếng ở Châu Phi để xem các loài động vật đã thích ứng ngoan cường với môi trường sa mạc như thế nào? Động vật muốn tồn tại được ở sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi động vật; hai là khả năng trữ nước, khi rời khỏi nước thì bất kì sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết. Về hai phương diện này thì con thằn lằn có thể coi là một điển hình nguyên thuỷ, phần trước tứ chi của nó mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể của nó đi lại thoải mái trong sa mạc; khi màn đêm buông xuống, sương mù bao phủ trong sa mạc thì cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương, ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên xe ô tô vậy. Về phương thức vận động rắn lao cũng nhập gia tuỳ tục. Nó ở trong sa mạc không giống như đồng loại sống ở môi trường khác vận động về phía trước. Để ngăn chặn bị cát chôn vùi bất cứ lúc nào, rắn lao cong người sang trái sang phải hết sức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và đã hình thành thói quen vận động nghiêng. Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh trong loài giáp xác cũng là một loài rất đặc biệt. Để thu gom tới mức tối đa những giọt nước, mỗi khi bắt đầu có sương xuống thì thằn lằn đuôi vểnh bò lên trên đỉnh của núi cát, quay lưng về phía sương từ hướng Đại Tây Dương bay tới, đuôi của nó vểnh cao lên, làm cho thân của nó nghiêng một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật, thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, những giọt nước men theo lưng trượt vào mồm, thằn lằn đuôi vểnh có thể hưởng được những giọt sương từ xa bay tới như mong muốn. Đương nhiên, động vật trong sa mạc không dừng lại ở những đặc điểm này. Mỗi con đều có phương pháp tồn tại riêng, có khả năng kì lạ riêng của mình. Có một số động vật chuyên sống ỷ lại vào thực vật ở sa mạc, một số thì thường ngày giấu mình vào trong hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất sử dụng thế võ toàn thân, bổ sung hàm lượng nước để sinh sống. Bởi vậy, sa mạc kì thực không phải là cấm địa của sự sống, cũng giống như vùng Nam Bắc Cực, biển sâu, trong những môi trường đặc biệt này, tự sinh vật có phương thức sinh hoạt đặc biệt riêng của chúng. 12. Tại sao nói: “Quần thể sinh vật kì diệu không gì sánh được”? Có một loài sinh vật có hình dáng hoặc hình tròn, hoặc hình lá, có loại thậm chí giống như kết cấu của thực vật có rễ, thân, lá, nhưng chúng chắc chắn không phải là thực vật, bởi vì nhìn về cấu tạo tổ chức, loài sinh vật này có kết cấu giống như động vật xoang tràng. Nhưng nếu nói chúng là động vật thì hình như cũng không có lí, bởi vì cả đến miệng, hậu môn chúng cũng đều không có, thậm chí cũng không có khả năng vận động. Vậy thì, rốt cuộc, những loài này là loài gì? Năm 1946, khi nhà khoa học Australia tiến hành kiểm tra địa chất ở vùng miền trung Châu úc, một địa phương ở phía Bắc Adelaide, đã phát hiện một loại quần thể sinh vật hoá thạch đặc biệt. Điều khiến mọi người cảm thấy kì lạ là những sinh vật này không có bất cứ cấu tạo bộ xương nào, cơ thể xác mềm, ngoài ra trong đó đại bộ phận, không ít cơ thể dài trên 1 m. Khi gặp sự tấn công đột ngột của gió bão, những sinh vật này đã bị cát vùi trong lớp đất. Lâu ngày, trong điều kiện môi trường đặc biệt, các hạt cát đã khắc hình dạng của chúng lên trên hoá thạch, khiến cho con người ngày nay có cơ hội nhìn thấy loại sinh vật không thể tưởng tượng nổi này. Qua nghiên cứu kĩ, các nhà khoa học đã phát hiện, đây là một loại quần thể sinh vật tồn tại cách đây khoảng 600 triệu năm, địa chất học gọi là kỉ Venđi (đại nguyên sinh). Do lúc đó còn chưa có kẻ thù tự nhiên nào uy hiếp đến sự sinh tồn của chúng, bởi vậy, những sinh vật không có bộ xương này có thể nằm dưới đáy biển cùng với sự dập dờn của sóng biển, lợi dụng tác dụng của da, hoặc hấp thu chất hữu cơ và oxi từ trong nước biển, hoặc là cộng sinh với sinh vật bậc thấp khác, sống bình yên qua ngày. Cùng với sự kết thúc của kỉ Venđi (đại nguyên sinh) là đến kỉ Cambri, động vật đa tế bào đã xuất hiện, chúng đã mọc ra vũ khí cứng như móng vuốt, càng..., bắt đầu cuộc sống bắt mồi. Như vậy thì quần thể sinh vật đặc biệt này đã trở thành thức ăn ngon cho những động vật mới xuất hiện, và đã biến mất rất nhanh trên Trái Đất. Quần thể sinh vật đã cho chúng ta biết rằng, cách đây rất lâu, trên Trái Đất đã từng có một loài sinh vật rất đặc biệt, chúng khác rất xa với các động vật, thực vật, vi sinh vật mà chúng ta nhìn thấy ngày nay, các nhà khoa học đã đặt cho chúng một cái tên rất đặc biệt, gọi là "giới sinh vật Venđi". 13. Mùi hôi của động vật có tác dụng gì? Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau. Sự khác biệt về mặt kết cấu này đã làm cho giới tự nhiên càng đẹp rực rỡ đa dạng hơn, trong khi chúng ta ca ngợi thiên nhiên thì cũng nên tìm hiểu một chút về những điều kì diệu của những khả năng đặc biệt này? Thải mùi hôi chính là một phương thức độc đáo trong những khả năng kì diệu này. Côn trùng hình gáo có biệt hiệu là "chị hoa" và loài bọ xít được đặt biệt hiệu là "hoàng hậu hôi" chính là tên hiệu của mùi hôi. Đặc điểm then chốt của côn trùng hình gáo là đều giấu một tuyến hôi, khi kẻ địch trước mặt, côn trùng hình gáo sẽ chuyển động cơ quan này, thì trong tuyến hôi lập tức tiết ra chất lỏng màu vàng có mùi rất hôi, làm cho "kẻ địch" ngửi thấy mùi hôi mà chạy mất. Miệng của tuyến hôi của loài bọ xít ở phần bụng của cơ thể, nó toả ra mùi hôi khủng khiếp thường ngày có thể chống địch ở bên ngoài, khi chúng sinh con đẻ cái thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như xây lên một bức tường vây bảo vệ con cái tránh sự xâm hại của "kẻ địch". Dáng vẻ đường hoàng của chim chào mào (chim đầu rìu) có ích cho nông lâm cũng có một "khả năng hôi". Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ để chim con ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến mồ hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen, một thời gian sau tổ chim có mùi hôi khó thở. Dù có một số động vật chuyên môn ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng đành phải nhượng bộ rút lui. Chim chào mào chính là dựa vào phương thức kì lạ này để bảo vệ đứa con của mình ra đời được an toàn. Trong động vật còn có một số loài có khả năng tiết hôi rõ ràng, như cáo lông đỏ, chồn sóc và chồn hôi mà tất cả mọi người đều biết và nhiều loài tiết hôi ở Châu Mĩ mà mọi người ít biết v.v.. Những động vật này bất cứ lúc nào cũng có thể thải mùi hôi, không những khi chống địch có công hiệu đặc biệt mà cũng là một kí hiệu của cá tính hoá. Tính chất khác nhau của mùi "hôi" còn có thể dựa vào để liên lạc tình cảm và tìm được người bạn đời lí tưởng. Xem ra giới tự nhiên thực sự kì diệu vô cùng. Ngay cả mùi hôi cũng có công hiệu mà chúng ta không ngờ tới. 14. Khi động vật ngủ đông, suốt cả mùa đông không ăn gì, tại sao không bị chết đói? Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi. Động vật ngủ đông, suốt cả mùa đông không ăn gì cũng không bị chết đói. Bởi vì trước khi ngủ đông chúng đã sớm bắt đầu công việc chuẩn bị ngủ đông, để vượt qua được thời kì khó khăn này. Công tác chuẩn bị trước khi ngủ đông của những động vật này rất đặc biệt. Bắt đầu từ mùa hè trong cơ thể của chúng đã dần dần tích trữ chất dinh dưỡng, đặc biệt là tích trữ mỡ. Khi kì ngủ đông sắp đến, chất dinh dưỡng tích trữ trong cơ thể tương đối nhiều, động vật béo hẳn lên. Những chất dinh dưỡng được tích trữ này đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong cả quá trình ngủ đông. Dù trong cơ thể tích trữ một lượng lớn chất dinh dưỡng nhưng kì ngủ đông kéo dài nhiều tháng như vậy thì làm sao mà đủ dùng được? Hoá ra trong thời gian ngủ đông, động vật nằm ở trong hang ổ, không ăn cũng không hoạt động, hoặc chỉ hoạt động rất ít, số lần thở giảm bớt, thân nhiệt cũng hạ thấp, máu tuần hoàn chậm chạp, trao đổi chất rất yếu, chất dinh dưỡng bị tiêu hao cũng ít. Bởi vậy, chất dinh dưỡng được tích trữ đủ để cung cấp cho cơ thể. Đợi đến khi chất dinh dưỡng được tích trữ trong cơ thể sắp dùng hết thì kì ngủ đông cũng gần kết thúc. Cơ thể của động vật sau kì ngủ đông gầy yếu rõ rệt. Sau khi tỉnh dậy, động vật ngủ đông phải ăn một lượng lớn thức ăn để bổ sung dinh dưỡng, và nhanh chóng khôi phục lại trạng thái bình thường của cơ thể. 15. Động vật trút giận như thế nào? Khi hai động vật không quen biết nhau hoặc sớm đã có "thù hận" với nhau, thường sẽ có thái độ đối với kẻ địch, thái độ này từ doạ dẫm dần dần phát triển thành tấn công, vẻ mặt trở nên hung dữ. Song có khi chúng sẽ đưa ra một số động tác kì lạ, chuyển thái độ phẫn nộ được tích trữ trong lòng lên kẻ thứ ba không hề có liên quan. Đó chính là "hành vi thay đổi" của động vật, còn gọi là "hành vi giận cá chém thớt". Ví dụ có một loài hải âu, khi hai con đều bị kích thích tấn công lẫn nhau, trong đó một con sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu bay bên cạnh mình, ngoài ra còn mổ cỏ một cách rất tức tối. Đó chính là cách hải âu chuyển sự phẫn nộ bị kìm nén trong lòng trút lên cỏ mà không có liên quan gì đến mình. Chim công ở Châu úc khi yêu đương hoặc khi tranh đấu sẽ xuất hiện những hành vi thay đổi với nhiều kiểu như chải lông, vươn vai, lắc mình, gãi gãi đầu, ngáp, ngủ gật, lấy thức ăn, xây tổ... Khi hai con căngguru lớn đánh nhau, do trong lòng xuất hiện tâm trạng phức tạp, có khi chúng đột ngột dừng đánh nhau, hành vi thay đổi được thể hiện ra giống như đang chải lông trên người. Khi mèo tấn công con mồi có thể đột ngột dừng lại để liếm cơ thể. Một con cá hung hãn khi doạ nạt các loài cá khác cũng sẽ đột ngột dùng mồm để đào cát hoặc trong lúc tuyệt vọng sẽ xuất hiện hành vi thay đổi như mở to mồm. 16. Tại sao động vật biết áp dụng "chính sách nhượng bộ"? Trong thế giới động vật, hiện tượng tranh đấu là hiện tượng không có gì mới. Song chúng cũng có nguyên tắc tranh đấu của chính mình, đó chính là áp dụng "chính sách nhượng bộ" để tránh hết mức việc đổ máu và ngăn chặn xuất hiện cuộc tranh đấu "một mất một còn". Tại sao vậy? Các nhà khoa học cho biết có hai nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, động vật cũng biết suy nghĩ đến hậu quả. Bởi vì khi động vật tranh đấu, kẻ bại chắc chắn sẽ bị thương, thậm chí có thể mất mạng, và kẻ thắng cũng có thể bị thương. Do vậy, kẻ mạnh sẽ hết sức tránh bị thương, để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường sau này của mình, nên khi đánh nhau thường sẽ "không chấp kẻ yếu". Thứ hai, động vật cũng có cách ngừng tranh đấu giữa chừng. Nói chung, nếu như sức lực của hai bên khác nhau xa, chúng sẽ không đánh nhau nữa, cùng lắm chỉ là xung đột một chút. Chỉ khi sức lực của cả hai bên chênh lệch không bao nhiêu thì mới có thể nổ ra cuộc tranh đấu kịch liệt. Song sau khi hai bên qua mấy hiệp đọ sức, sức mạnh yếu sẽ dần dần thay đổi rõ rệt. Lúc này thường là kẻ yếu có khả năng tự biết mình sẽ tự nhận thua hoặc thể hiện tư thế đầu hàng để cầu mong đối phương khoan dung, đó chính là đầu hàng. Ví dụ, khi hai con sư tử đánh nhau, chỉ cần một bên vươn cổ sang phía địch thủ, thì đối phương biết đây là tín hiệu của "khuất phục" liền áp dụng chính sách "nhượng bộ", lập tức ngừng tấn công. Ví dụ như khi hai con chó đang cắn lẫn nhau, chỉ cần một con nằm ngã xuống đất ngửa bụng lên trời, thể hiện "bái phục chịu thua" thì trận tranh đấu này sẽ kết thúc. 17. Màu đỏ và màu vàng của động vật nói cho chúng ta biết điều gì? Màu đỏ là một màu gây kích thích, phấn chấn, nhiệt tình và sức mạnh, nhìn các vật thể có màu đỏ dường như hiện rõ sự lớn mạnh hơn các vật thể có màu sắc khác, do vậy trên thân của một số động vật tương đối bé nhỏ thường có thể nhìn thấy màu sắc này. Một loài chim sinh sống ở Pê-ru, phần đầu và trước ngực của chim trống này có màu đỏ tươi, thường thường có rất nhiều con sống cùng với nhau xoay quanh một con chim mái, thể hiện tình cảm mãnh liệt của mình. Chim cốc biển sống ở trên đảo và vùng ven biển nhiệt đới, đến kì sinh sản, vết hầu của chim trống sẽ phình ra rất to và lộ rõ màu đỏ thẫm, nhìn thẳng trông như một quả khí cầu lớn màu đỏ dùng để dụ dỗ chim mái. Khi mùa sinh sản qua đi thì yết hầu của chúng sẽ thu nhỏ lại, màu đỏ cũng sẽ biến mất. Màu đỏ còn có tác dụng cảnh giới. Đại đa số loài trong họ cá sư tử, toàn thân đều có dịch màu đỏ, hình dạng đáng sợ này thường làm cho kẻ địch nhìn thấy sợ mà tránh xa. Trứng của một số cá sư tử sinh ra có màu đỏ tươi, và liên kết thành mảng trứng rất lớn, dường như để nó cảnh cáo với kẻ xâm phạm rằng "không được ăn đồ vật này". Đối với sinh vật, màu vàng là một màu có sức hấp dẫn kì lạ. Có một loài chim gọi là chim mỏ dài, mỏ của nó do ba màu sắc hợp thành: phần trước sau là màu đỏ thẫm; phần giữa là màu xanh thẫm, phía trước mắt có màu vàng sáng rất dễ nhìn thấy. Đến kì sinh sản, khi một con chim trống vỗ cánh trước mặt chim mái sẽ lộ rõ ra mảng màu vàng chấm tươi sáng, dường như để ra hiệu ngầm với đối phương rằng: "Tôi đang còn là kẻ độc thân !". Cá bướm và cá thiên sứ có màu sắc rất kì lạ, màu vàng sáng trên thân của chúng nổi lên rất rõ trên đá san hô ngầm dưới đáy biển, một số nhà khoa học cho rằng, màu vàng này có thể giúp chúng liên lạc với nhau, là một ngôn ngữ "gọi nhau" không lời. 18. Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ? Con người biết nằm mơ, còn động vật có biết nằm mơ không? Đây là câu hỏi rất thú vị. Trước đây, khi các nhà khoa học quan sát thói quen sinh hoạt của hươu cao cổ hoang dã và hươu cao cổ ở trong vườn bách thú đã phát hiện ra rằng, cách ngủ của chúng rất thú vị, có hai cách ngủ nông và ngủ sâu. Khi ngủ nông, cơ thể nằm ngang, nhưng chiếc cổ dài lại vẫn cao thẳng đứng, một phần đại não vẫn nằm ở trạng thái hưng phấn như trước, làm cho người ta có cảm giác nó vẫn "chưa ngủ". Chỉ khi ngủ sâu, hươu cao cổ mới để đầu đặt nằm lên phần đuôi, tuy nhiên thời gian kéo dài không quá 20 phút. Vậy thì rốt cuộc là tại sao? Các nhà khoa học căn cứ vào khảo sát thực địa đối với hành vi của hươu cao cổ đã giải thích rằng, do sư tử là kẻ thù chính của hươu cao cổ, nó thường đột ngột tấn công hươu cao cổ, vì vậy hươu cao cổ trong thời gian dài đấu tranh với kẻ thù mới dùng bí quyết "vươn cổ khi ngủ" kết hợp với "ngủ sâu trong thời gian ngắn" để đề phòng sư tử tấn công đột ngột, đạt được mục đích vừa an toàn lại vừa có thể nghỉ ngơi thích hợp. Điều thú vị là một nhà nghiên cứu động vật người Mĩ khi khảo sát hươu cao cổ ở vùng Đông Nam Châu Phi đã phát hiện ra rằng: một con hươu cao cổ bị theo dõi toàn thân nằm xuống ở tư thế ngủ say "khò khò". Nhưng đột nhiên nó bỗng đứng phắt dậy, lồng lộn điên cuồng, hiện ra một bộ dạng rất kinh khủng. Đối với hành vi kì quái không thể hiểu nổi này, ban đầu các nhà khoa học suy đoán, có lẽ là xung quanh có cái gì đã kích động đến nó, nhưng qua kiểm tra tỉ mỉ thì tất cả mọi thứ ở xung quanh đều rất yên ổn. Điều này làm cho các nhà khoa học cảm thấy kì lạ không thể giải thích nổi. Sau đó, qua nhiều lần phân tích mới nhận ra rằng, ban ngày chú hươu cao cổ này đã từng chịu sự tấn công của sư tử, suýt nữa là rơi vào móng vuốt của sư tử, do vậy suy ra là giữa đêm nó nằm mơ thấy ác mộng là có liên quan với sự việc ban ngày. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành cuộc nghiên cứu sâu hơn và đã phát hiện ra, khi động vật ngủ, đại não có thể phát sóng điện từ giống như não người khi nằm mơ, do vậy động vật cũng có thể nằm mơ. Họ sử dụng "máy điện não đồ" để kiểm tra động vật, phát hiện ra rằng có động vật nằm mơ nhiều, thời gian dài, có động vật lại nằm mơ ít, thời gian ngắn hơn. Ví dụ, sóc và dơi thường nằm mơ, còn loài chim lại nằm mơ tương đối ít, động vật bò sát hầu như không nằm mơ. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến việc chúng bất cứ lúc nào cũng phải giữ cảnh giác đối với kẻ thù của tự nhiên để có thể kịp thời chạy thoát. 19. Tại sao có một số động vật thích cuộc sống bầy đàn? Có một số động vật có bản năng tự nhiên sống độc lập. Ví dụ như hổ chúa sơn lâm nổi tiếng, ngoài lúc sinh sản ra thì luôn không thích làm bạn cùng với đồng loại, thậm chí không chịu đến gần đồng loại. Vì vậy, trong thành ngữ có câu "một núi khó có thể sống hai hổ". Nhưng cũng có rất nhiều động vật lại không chịu đựng được cô độc và lạnh lẽo, trời sinh ra đã thích sống bầy đàn… Ví dụ như chim cánh cụt, voi biển, kiến... Vậy thì tại sao những động vật này muốn sống thành bầy đàn? Muốn trả lời câu hỏi này, có thể đi ngược trở lại một chút, tại sao hổ có thể sống đơn độc? Điều này đương nhiên liên quan đến bản lĩnh của hổ. Hổ có móng vuốt sắc nhọn, khả năng chạy nhanh, dù cho là vồ bắt những đối thủ gan góc, nó cũng có thể tự nhiên thoải mái, thức ăn kiếm được như vậy cũng không cần chia cho bất cứ đồng loại nào. Đa số các loài trong động vật họ mèo như báo, mèo, báo xali... dựa vào sự linh hoạt và hung hãn của mình để sống nên không muốn làm bạn với đồng loại. Nguyên nhân mà giới tự nhiên có sức hấp dẫn chính là sự đa dạng. Có một số động vật, bản lĩnh của chúng không đủ khả năng đánh nhau một chọi một với những động vật khác, đành phải nhờ sức mạnh của cả bầy. Sói chính là một loài động vật như vậy. Một con sói đơn độc khi nhìn thấy lợn rừng thì sợ hãi đến chạy cũng không kịp, nhưng cả bầy sói thì dường như lại không sợ gì cả, đây chính là ưu điểm khi sống bầy đàn kiếm ăn. Ngoài ra, sống bầy đàn cũng có tác dụng khác, như chim cánh cụt sống ở địa cực thường là hàng ngàn hàng vạn con sống cùng nhau. Bởi vì nơi chúng sống là thế giới băng tuyết tràn ngập, tuy trên mình có lớp mỡ dày, nhưng hiển nhiên sống thành bầy có thể sưởi ấm được cho nhau, cuộc sống bầy đàn này có tác dụng chống lạnh rất tốt. Khỉ cũng có cuộc sống bầy đàn, tuy sự linh hoạt và thông minh của khỉ ai cũng nhìn thấy nhưng sự yếu đuối của chúng cũng rất dễ thấy. Rất nhiều động vật lớn ăn thịt như hổ, báo... thường muốn đem khỉ làm thành một bữa tiệc ngon của chúng, điều này làm cho các con khỉ không thể không liên kết lại với nhau để đề phòng. Trên cành cây cao, một con khỉ tay đưa lên trán, thì ra nó đang canh gác đấy, đó chính là cuộc sống bầy đàn an toàn và có lợi. Bất luận là sống bầy đàn dưới hình thức nào thì mục đích của chúng đều là cùng có lợi, về mặt ý nghĩa mà nói thì kẻ yếu càng dễ sống bầy đàn hơn. Song quy mô sống bầy đàn còn phải căn cứ vào không gian sinh tồn, sự phong phú về thức ăn hay không, cùng với số lượng và sự mạnh yếu của kẻ săn mồi để quyết định. Nếu như số lượng cá thể trong bầy đàn quá nhiều, thức ăn có hạn, không thể phân phối được, không gian có hạn không cùng hưởng được thì sống bầy đàn kiểu này rõ ràng là không cần thiết. Ngược lại, nếu như số lượng cá thể trong bầy đàn quá ít, cũng không đạt được mục đích sống bầy đàn thì sống bầy đàn không có ý nghĩa gì. Vì vậy, bầy đàn lớn hay nhỏ cũng phải căn cứ vào nhu cầu, như vậy mới có thể có tác dụng nhất định đối với sự sinh tồn. Chủng loại không giống nhau, căn cứ vào nhu cầu của bản thân thì sẽ hình thành quy mô bầy đàn hoàn toàn khác nhau. Con mồi có thể tạo thành quần thể lớn trên 1 triệu con, cá sác-đin cũng thường là hàng ngàn, hàng vạn con tụ tập sống cùng nhau, nhưng đại đa số động vật sống bầy đàn chỉ là mấy con, mấy chục con hoặc là mấy trăm con sống cùng nhau. Thỉnh thoảng, sau khi số lượng quần thể của động vật sống bầy đàn đạt được quy mô nhất định thì sẽ xuất hiện tình trạng phân đàn. Châu chấu như tất cả chúng ta đều biết, khi mật độ trong đàn đạt đến giới hạn cao nhất thì cánh của bộ phận cá thể sẽ dài ra, khả năng bay sẽ nâng cao, vì lợi ích của cả đàn thì bộ phận châu chấu này sẽ chủ động di chuyển đi tìm không gian sinh tồn mới. Cần phải nói rõ là có một số cá thể nhỏ bé, chủng loại khác nhau, vì lợi ích chung chúng cũng sẽ tạm thời tụ tập lại với nhau, lợi dụng thính giác, thị giác và khứu giác của mỗi bên để đề phòng kẻ thù chung. 20. Kĩ thuật nhân bản là gì? Nhân bản vốn là một kĩ thuật sinh vật rất ít gặp, cho dù là các nhà sinh vật học cũng chưa chắc đã hiểu hết về nó. Bởi vì sự phân công khoa học kĩ thuật lại càng ngày càng kĩ lưỡng, người cùng ngành cũng sẽ có cảm giác "khác ngành như anh em cùng cha khác mẹ". Nhưng tháng 2 năm 1997, sau khi tin tức một chú cừu là Đô-li thông qua kĩ thuật nhân bản đã ra đời được truyền đi, lập tức nhận được sự chú ý ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, nhân bản đã trở thành chủ đề hấp dẫn đối với mọi người. Nhân bản là dịch theo từ tiếng Anh clone. Nguyên nghĩa của nó là chỉ những mầm non và những cành non dùng phương pháp sinh sản vô tính hoặc sinh sản dinh dưỡng để cấy thực vật. Cùng với sự chuyển dịch của thời gian, nội hàm của nhân bản đã được mở rộng. Chỉ cần là do một tế bào cá thể đạt được trên 2 tế bào, lớp tế bào hay một sinh vật, do một loạt nhân bản sản sinh ra hàng loạt ADN. Đó chính là sinh sản vô tính. Có thể thấy rằng nhân bản là một phương pháp sinh sản vô tính. Thực ra, nhân bản không xa lạ gì đối với chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng thường phải dùng đến phương pháp sinh vật sinh sản vô tính này. Ví dụ, mỗi khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, người thích trồng hoa cỏ sẽ làm thử nghiệm giâm cành thực vật. Từ trên một cây, cắt cành cây xuống, thông qua giâm cành sẽ được rất nhiều cây có cùng vật chất di truyền, đó chính là nhân bản. Sinh sản vô tính ở động vật bậc thấp là thường thấy hơn cả. Sinh sản phân tách ở vi khuẩn, ấu trùng là tách dọc hoặc tách ngang cơ thể của chính bản thân chúng, sau đó thoát khỏi cơ thể của chúng để trở thành cá thể độc lập, đây cũng thuộc về nhân bản. Nhưng sinh sản vô tính ở động vật bậc cao có tồn tại hay không? Các nhà khoa học cho rằng, do một thể tế bào trưởng thành sinh sản vô tính trở thành một động vật hoàn chỉnh là không có khả năng. Tuy trong một thể tế bào, có đủ thông tin di truyền của một động vật hoàn chỉnh, nhưng thể tế bào đã được chuyên biệt hoá. Nói một cách thông thường là tế bào gan chỉ có thể sinh ra tế bào gan, tế bào tuyến sữa chỉ có thể sản sinh ra tổ chức tuyến sữa... nhưng sự ra đời của cừu Đô-li đã thay đổi hoàn toàn nhận thức này của con người, nó đã mở ra thời kì động vật bậc cao cũng có thể nhân bản được. Có thể nhận thấy rằng nhân bản là một ngành kĩ thuật của thể sinh vật thông qua thể tế bào tiến hành sinh sản vô tính. Nói một cách thông thường thì những sinh vật do kĩ thuật nhân bản sinh sản ra chỉ cần có cơ thể mẹ, chứ không cần cơ thể bố. 21. Mẹ của cừu "Đô-li" là ai? Cừu "Đô-li" có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ. Tại sao nói như vậy? Chúng ta hãy nhìn toàn bộ quá trình ra đời của cừu "Đô-li". Đầu tiên, các nhà khoa học lấy ra một tế bào từ trong tuyến sữa của một con cừu mẹ, đây là một tế bào bình thường mà bản thân không có khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng tế bào ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó lại tách nhân tế bào của nó ra dùng cho bước thứ hai. Tiếp theo các nhà khoa học lại lấy ra tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác, loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa ở con cừu mẹ thứ nhất. Cuối cùng thông qua phóng điện kích hoạt làm cho nhân tế bào này bị tế bào trứng "bướng bỉnh" có thể tiến hành tách tế bào như trứng thụ tinh bình thường vậy. Khi tiến hành tách tế bào đến một giai đoạn nhất định cũng chính là đã hình thành phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba. Quá trình sau này hoàn toàn giống với giai đoạn sau của quá trình mang thai thông thường, phôi thai ở trong cơ thể cừu mẹ thứ ba không ngừng phát triển cho đến khi sinh nở. Về góc độ khoa học thì mẹ đẻ của "Đô-li" chỉ là một con, đó chính là cừu mẹ cung cấp gen nhân tế bào tuyến sữa. "Đô-li" từ chỗ mẹ đẻ đã kế thừa toàn bộ đặc trưng của gen ADN, cũng có thể nói rằng, "Đô-li" là sản phẩm phục chế 100% của con cừu mẹ đó. Sau khi "Đô-li" trưởng thành, hình dáng giống y hệt mẹ đẻ. Hai con cừu mẹ cung cấp tế bào trứng và giúp đỡ phôi thai lớn lên, nếu như cũng là mẹ của "Đô-li", cùng lắm chỉ có thể tính là "mẹ mang thai hộ". Ngày 13 tháng 4 năm 1998, chính "Đô-li" cũng đã làm mẹ, nó giống như tất cả những cừu mẹ thông thường đã đẻ ra một chú cừu con một cách thuận lợi, đặt tên là "Banny", còn cha của "Banny" là một chú sơn dương đực bình thường ở xứ Wales (Anh). 22. Tại sao động vật có thể trở thành "xưởng chế tạo thuốc" sống? Xưởng chế tạo thuốc là nơi sản xuất dược phẩm, bãi chăn nuôi là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hai nơi dường như không có liên quan gì với nhau, nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nơi chăn nuôi lại cũng có thể trở thành một bộ phận của xưởng chế tạo thuốc. Gây ra sự biến đổi phương thức chế tạo thuốc này là kĩ thuật sinh vật hiện đại hoá, nó làm cho một số động vật biến thành "nhà máy" thuốc tổng hợp. Trên thực tế, nơi chăn nuôi ở trên nhắc đến phải gọi nó là "xưởng thuốc động vật" thì thích hợp hơn. Xưởng thuốc động vật có điểm gì ưu việt? Tất cả những người trong ngành y đều biết, protein C ở cơ thể con người có tác dụng chữa trị và phòng chống máu đông, là một loại thuốc chống đông máu. Loại thuốc như vậy trước đây do xưởng chế tạo thuốc áp dụng phương pháp tổng hợp nhân tạo sản xuất ra, tuy cũng có tác dụng chống đông nhất định nhưng so với protein C ở cơ thể người thì hiệu quả còn kém xa. Do chiết xuất nguyên liệu protein C ở cơ thể người chắc chắn phải lấy từ bản thân của cơ thể người, mà muốn sản xuất số lượng lớn thì khó khăn rất lớn. Để giải quyết vấn đề nguyên liệu protein C ở cơ thể người, các nhà khoa học đã quan sát đến lợn. Bởi vì lợn tương đối thích hợp với chăn nuôi quy mô lớn, giá thành chi phí sẽ không quá cao. Đương nhiên, đây không phải là lợn thông thường mà là lợn chuyển gen thông qua xử lí đặc biệt, cũng có thể nói rằng, những con lợn này đã khống chế gen protein C ở cơ thể người chuyển vào trong cơ thể lợn. Nhìn lợn chuyển gen chẳng có gì khác với lợn thông thường, nhưng trong sữa của chúng có protein C ở cơ thể con người. Điều người ta kinh ngạc khó hiểu là trong mỗi mililit sữa người chỉ có 5 mg protein C của cơ thể con người, còn trong sữa của lợn chuyển gen lại có thể cao đến 100 mg, thậm chí là nhiều hơn. Đương nhiên, một đàn lợn chuyển gen cũng giống như một xưởng chế tạo thuốc động vật. Chúng không chỉ có thể sản xuất ra protein C của cơ thể con người mà còn có thể sản xuất ra các dược phẩm sinh vật khác như hồng cầu, axit lactic CH3CHOHCOOH... Ngày nay, các nhà khoa học đang nuôi cấy động vật chuyển gen khác để cho xưởng thuốc động vật phát huy được tác dụng lớn hơn. 23. Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không? Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào? Một số nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật đã phát hiện, có một số động vật khi bị bệnh đã biết lợi dụng thực vật hoang dã vốn có ở xung quanh. Điều này cũng giống như con người khi sống ở trên núi cao rừng sâu, cách xa bệnh viện thành phố thường dùng thảo dược để chữa bệnh cho chính mình. Đã có một ví dụ thực tế như sau: Những người thợ săn ở vùng núi thường nhìn thấy một số con thú hoang bị thương chạy vào hang núi nào đó, họ rất lấy làm lạ liền theo dõi để biết nguyên nhân. Kết quả họ đã phát hiện ra những con thú hoang bị thương chạy đến một nơi gần vách núi dốc đứng, áp sát miệng vết thương lên vách núi, vẻ đau đớn trên mặt dần dần biến mất. Hiện tượng kì lạ này đã gây được sự chú ý của các nhà khoa học, họ cùng đến nơi vách núi dốc đứng kia, nhìn thấy có một dịch dính đặc giống như là mật ong rừng màu đen. Qua phân tích hoá học, họ phát hiện rằng, thể dịch này gồm có hơn 30 nguyên tố vi lượng dùng để chữa trị gãy xương rất hiệu quả. Hoá ra các con thú hoang bị thương đi đến đó là để lợi dụng thể dịch này tự chữa vết thương cho chính mình. Những ví dụ giống như vậy có rất nhiều. Ví dụ như khi con nai sừng hươu (mi lộc) bị đau bụng ỉa chảy sẽ đi gặm những cành non và vỏ cây sồi, cây tùng... Bởi vì ở bên trong đó có chứa Tanin, có tác dụng ngừng ỉa chảy. Mèo hoang tham ăn sau khi đã ăn phải thức ăn có độc, vừa bị nôn vừa đi ỉa chảy, lúc đó nó sẽ đi tìm một loại cỏ lau có vị đắng, sau khi ăn gây nôn oẹ, nôn hết những chất độc trong bụng ra ngoài. Hoá ra cỏ lau có một loại kiềm sinh vật, có tác dụng thúc đẩy nôn chất độc ra ngoài. 24. "Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào? Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Ví dụ, khu vực Giang Nam ở Trung Quốc thì nói tiếng Tô Bắc, tiếng Ninh Ba, tiếng Tô Châu, tiếng Thiệu Hưng v.v. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không? Vào đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, hai vợ chồng nhà nghiên cứu loài cá voi nổi tiếng ở Mĩ, khi khảo sát cá voi đã phát hiện ra rằng, tiếng kêu của cá voi sống ở vùng biển Đại Tây Dương rất khác so với cá voi sống ở vùng biển Hawai Thái Bình Dương, điều này có phải là do cá voi sống ở trong những khu vực khác nhau có "tiếng địa phương" khác nhau không? Nhà khoa học Nhật Bản chuyên nghiên cứu ngôn ngữ của các loài cá heo cho rằng, ngôn ngữ của loài cá heo rất giống với ngôn ngữ của loài người, không chỉ có "tiếng phổ thông" thông dụng, mà còn có "tiếng địa phương" đặc biệt của mình. Ông đã đưa ra một ví dụ, loài cá heo Quan Đông sống ở Đại Tây Dương có 17 loại ngôn ngữ, còn loài cá heo Quan Đông sống ở Thái Bình Dương có 16 loại ngôn ngữ, giữa chúng có 9 ngôn ngữ là thông dụng, chiếm khoảng một nửa, còn một nửa ngôn ngữ khác là mỗi bên tự có, đều không nghe hiểu lẫn nhau, đó chính là tiếng địa phương của loài cá heo. Cách đây không lâu, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hải dương thế giới ở San Diego của Mĩ và một nhà khoa học thuộc Trung tâm dịch vụ động vật hoang dã của Canađa, khi tìm hiểu về loài báo biển ở châu Nam Cực đã cùng phát hiện ra tiếng kêu của loài báo biển ở vùng biển bán đảo Nam Cực khác với tiếng kêu của loài báo biển sống ở vùng biển ở gần eo biển Mc Murdo. Gần đây, nhà nghiên cứu về loài chim ở Trường đại học của xứ Wales đã dùng khí cụ thanh phổ lần lượt thu tiếng hót của chim ở xứ Wales và vùng Sussex đã phát hiện ra rằng tuy chúng cùng một loại chim nhưng sự vận động hài hoà của thanh âm và âm điệu của tiếng hót khác nhau. Điều này đã cho thấy không chỉ có các con thú biển có tiếng địa phương mà loài chim cũng có tiếng địa phương, vấn đề là trước đây chúng ta chưa nghiên cứu qua. Vậy thì "tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng cùng một loài động vật sống ở nơi khác nhau tính từ ngày chúng vừa ra đời thì vẫn là tiếng kêu nghe được của động vật ở khu vực đó, trong quá trình trưởng thành sau này, chúng không ngừng mô phỏng âm thanh tự mình nghe được, lâu dần tiếng kêu của động vật ở khu vực này hình thành những đặc điểm nhất định, do vậy, "tiếng địa phương" của động vật dần dần xuất hiện. Điều này giống với trường hợp hình thành tiếng địa phương của loài người. 25. Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau? Các động vật khác nhau sẽ có đuôi không giống nhau, hình dáng lớn nhỏ của chúng có sự khác biệt lớn, tại sao đuôi có thể hình thành đa dạng, hình dáng lại không giống nhau như vậy? Đó chính là để động vật thích ứng với môi trường sống xung quanh, để sinh tồn tốt hơn, do vậy đã biến đổi thành các đuôi có hình dạng khác nhau, ngoài ra đuôi khác nhau cũng có tác dụng không giống nhau. Đại đa số loài cá để sống thích ứng trong môi trường nước nên hình dáng của đuôi đều giống cái quạt, khi quẫy mạnh trông giống như là chiếc máy đẩy để đẩy mạnh cơ thể bơi lên phía trước. Đồng thời, đuôi của loài cá còn có thể điều khiển phương hướng, có tác dụng bánh lái. Đuôi của chuột túi có tác dụng rất lớn, khi vận động có thể làm cho cơ thể giữ được thăng bằng, khi nghỉ ngơi, chiếc đuôi lớn đặt trên đất cùng với hai chân sau tạo thành một giá đỡ hình tam giác để nâng đỡ cơ thể một cách vững chắc. Loài khỉ nhện sống ở trong vùng rừng nhiệt đới Nam Mĩ có một đuôi còn dài hơn cả cơ thể, có tác dụng rất lớn so với bốn chân, do vậy người ta gọi nó là cánh "tay" thứ 5. Khi ăn, khỉ nhện quấn đuôi dài lại treo cơ thể vững chãi trên cành cây, còn chân tay dùng để ăn. Khi nghỉ ngơi, nó thường ngủ treo ngược lên, cho dù đã ngủ say, đuôi cũng sẽ không bị rơi xuống. Khi nhảy nhót giữa cây này với cây kia, đuôi có sức quấn chặt cũng phát huy được tác dụng rất lớn. Hổ được mệnh danh là "chúa tể của muôn loài", ngoài hàm răng sắc nhọn, chiếc đuôi đằng sau vừa to vừa dài là một vũ khí có sức mạnh khác của hổ. Khi hổ tấn công con mồi, nó sẽ vung đuôi rất mạnh như chiếc roi sắt quất mạnh về phía đối phương làm cho con mồi ngã lăn ra. Thường ngày chúng ta nhìn thấy ngựa không ngừng vẫy cái đuôi dài trông giống như là một động tác vô nghĩa. Thực ra ngựa bị sự quấy nhiễu của loài muỗi, vẫy đuôi giống như là khua phất trần đuổi những con côn trùng nhỏ bé đáng ghét đó. Sóc có chiếc đuôi rất lớn có rất nhiều tác dụng. Do sóc thường xuyên nhảy qua nhảy lại trên cây rất dễ ngã từ trên cây cao xuống, chiếc đuôi này có tác dụng giữ được cân bằng nên nó được an toàn hơn nhiều. Đương nhiên, nhỡ không chú ý bị ngã xuống thì lông trên chiếc đuôi lớn này sẽ xù tung ra giống như một chiếc dù làm cho tốc độ rơi xuống chậm lại, bảo vệ cho chúng không bị thương. Khi mùa đông giá lạnh, buổi đêm sóc ngủ trong hốc cây, cuộn tròn thân vào trong, chiếc đuôi lớn lại trở thành "cái chăn" giữ ấm cho cơ thể. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra, sóc coi sự thay đổi cách vẫy đuôi là ngôn ngữ trao đổi giữa chúng. 26. Động vật chơi đùa có phải chỉ là để vui hay không? Trong xã hội loài người, chơi đùa sẽ mang lại rất nhiều niềm vui cho chúng ta, đặc biệt là trẻ em, hầu như hằng ngày đều không thể rời xa trò chơi. Thực ra không chỉ có loài người mà nhiều loài động vật cũng rất thích chơi trò chơi. Ví dụ, mấy chú chó dễ thương tụ tập lại với nhau thường sẽ lăn đi lộn lại trên đất tiến hành trò chơi đánh, cắn lẫn nhau. Nhìn bề ngoài thì trận đấu rất quyết liệt, thực ra, chúng đã phối hợp thoả thuận ngầm với nhau, rất có chừng mực, chắc chắn sẽ không làm bị thương bất cứ một bên nào. Nói đến động vật chơi đùa thì không tránh khỏi sẽ liên tưởng đến một quy luật rất phổ biến trong sinh vật học. Đó chính là tiết kiệm năng lượng hết mức. Đã như vậy thì tại sao rất nhiều động vật phải tiêu hao một số lượng lớn năng lượng để chơi những trò chơi không có mục đích rõ ràng như vậy? Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng, động vật chơi đùa có thể là vì nhu cầu kiếm sống sau này. Khi hắc tinh tinh còn nhỏ thường chơi một trò chơi như sau: dùng bàn tay múc một chút nước, sau đó dùng răng nhai nát lá thành một nắm và dùng nó để hút nước trong lòng bàn tay. Sau khi hắc tinh tinh trưởng thành mỗi dịp mùa khô đến thì nó dùng phương pháp này để lấy nước trong hốc cây để giải khát. Vì vậy có người cho rằng, đối với cuộc sống tương lai, trò chơi giúp cho động vật từ nhỏ sớm biết học cách kiếm sống. Nếu như cho hắc tinh tinh một cái gậy, chúng sẽ dùng gậy đuổi nhau giống như người đuổi vịt vậy. Hắc tinh tinh chơi đùa như vậy để trong cuộc sống sau này dễ dàng biết cách sử dụng gậy, điều này có nghĩa là chơi đùa không chỉ là học tập mà còn là một cách rèn luyện. Nhưng động vật cũng có thể chơi một số trò chơi không hề liên quan đến kiếm sống. Ví dụ, hà mã thích thổi khí dưới nước, thổi những chiếc lá bập bềnh trên mặt nước. Có một số nhà khoa học cho rằng, động vật chơi loại trò chơi này là tự mình giải trí, đó là biểu hiện thiên tính của động vật. 27. Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào? Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau. Đối với động vật nhỏ thì phương pháp truyền thống trước đây là trong khu vực phân bố của chúng, vạch mẫu ra một phạm vi nhỏ, sau đó tiến hành đếm, cuối cùng tính ra số động vật trong khu vực phân bố này. Cách đây không lâu, nhà hoá học khí tượng - giáo sư ở Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Mĩ, khi nghiên cứu loài mối, đã phân tích rất nhiều tổ mối ở Đông Phi, và dùng máy vi tính ghi lại số con mối trong mỗi tổ mối. Họ cho rằng, bình quân một tổ mối có khoảng 2.000.000 ~ 3.000.000 con mối. Đối với động vật loại lớn có thể áp dụng phương pháp đếm trực tiếp. Số động vật được đếm như vậy chính xác hơn so với con số tính toán hoặc dự đoán. Những người như nhà sinh vật học Charles.A.Manen ở Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Mĩ, khi khảo sát loài cá sấu mồm rộng ở công viên quốc gia Manu vùng Đông Nam Pêru thuộc Châu Nam Mĩ, căn cứ vào đặc điểm, hai mắt phát sáng vào ban đêm của loài động vật này, khi ngồi thuyền độc mộc theo dõi bên hồ vào ban đêm thì có thể nhìn thấy điểm phát sáng màu đỏ to nhỏ không giống nhau. Những đôi mắt này đều là của cá sấu mồm rộng lớn nhỏ. Đếm con số và sự lớn nhỏ của những điểm sáng màu đỏ thì có thể biết được số lượng cá sấu mồm rộng và kích thước của chúng. 28. Động vật được phân loại như thế nào? Nếu như bạn có một bình thuỷ tinh nuôi một, hai con tôm nhỏ, sau giờ học, ngồi yên lặng quan sát nó bơi về phía trước bằng cách nào, nhảy lùi về phía sau như thế nào, và dùng càng lấy thức ăn cho vào trong mồm bằng cách nào thì có thể tăng thêm nhiều kiến thức về động vật học. Bạn xem cơ thể của tôm được phân thành rất nhiều đốt, trên bề mặt các đốt có khoác vỏ cứng, có rất nhiều đốt chân linh hoạt, trong thân còn có mang dùng để thở thích ứng với cuộc sống trong nước. Bạn có thể đã biết động vật nhỏ này có dòng họ tương đối lớn, tên gọi dòng họ của chúng là "động vật giáp xác". Không chỉ có các loại tôm mà còn có rất nhiều giống cua, thậm chí ấu trùng nuôi cá vàng đều thuộc dòng họ này. Bởi vì những động vật này đều có những đặc điểm của tôm, các nhà động vật học đã quy chúng thành một loài là động vật giáp xác. Giống với động vật loài này như bướm, rết, bò cạp, nhện..., tuy không sống ở trong nước, cũng không có vỏ cứng giống như tôm nhưng chúng cũng có chân linh hoạt và phân ra thành đốt, các nhà động vật học đã kết hợp những động vật này và động vật giáp xác thành một loài động vật tiết túc (chân đốt). Chủng loại động vật của giới tự nhiên rất nhiều, theo thống kê, ước tính sinh vật hiện nay có khoảng 1.500.000 loài thì động vật đã chiếm hơn 1.000.000 loài. Để nhận biết, nghiên cứu và sử dụng động vật thì phải phân loại chúng. Mặc dù các loài động vật khác nhau có hình thái không giống nhau, nhưng động vật cùng một loài về hình dáng thường có rất nhiều điểm giống nhau. Các nhà động vật học căn cứ vào sự đồng nhất và sự khác biệt, từ nhỏ đến lớn của động vật, phân chúng ra thành nhiều loại. Loài hay còn được gọi là "giống" là loại nhỏ nhất, cũng là đơn vị cơ bản trong phân loại động vật. Những loài gần giống nhau tập hợp thành chi, những chi gần giống nhau lại tập hợp thành "họ", "họ" tập hợp thành "bộ", rồi "bộ" lại tập hợp thành "lớp", "lớp" tập hợp thành ngành. Ngành tập hợp lại thành giới. Giới là đơn vị lớn nhất trong phân loại. Giới động vật, giới thực vật. Hiện nay giới động vật tất cả được phân thành 20 loại, trong đó chủ yếu có mấy loại sau: loại động vật nguyên sinh, như trùng đế giầy, amíp; động vật hải miên (bọt biển); loại động vật ruột khoang như sứa, san hô; loại giun dẹt, như oa trùng, trùng hút máu...; loại giun tròn, như giun đũa và trùng kí sinh khác sống kí sinh vào cơ thể thực vật và động vật; loại giun đốt, như giun đất, tằm cát, đỉa...; động vật nhuyễn thể, như ốc, cá mực...; loại động vật tiết túc, như tôm, cua, côn trùng...; loại động vật da gai, như hải sâm, hải hoàng...; loại động vật có xương sống, như cá, ếch, rùa, rắn, chim, thỏ... 1 Lớp bò sát 15 Lớp chân đầu 30 Lớp sán đốt 2 Lớp chim16 NGÀNH NHUYẾN THỂ31 Trùng hút máu 3 Lớp có vú 17 Lớp 2 mảnh vỏ 32 Trg xoáy trôn ốc 4 L. Hải đởm 18 Lớp đỉa 33 NGÀNH GIUN DẸT, SÁN 5 L. Hải sâm 19 Lớp chân bụng 34 NGÀNH RUỘT KHOANG 6 L. Sao biển 20 Lớp song kinh? 35 Lớp san hô 7 NGÀNH ĐV CÓ DÂY SỐNG 22 Lớp lông bụng 36 Lớp thuỷ tức 8 Lớp lưỡng cư 23 NGÀNH GIUN TRÒN 37 Lớp sứa 9 Lớp cỏ 24 Lớp nhiều chân 38 NGÀNH HẢI MIÊN 10 Loài đuôi rắn 25 Lớp giáp xác 39 L. Hải miên xoắn 11 NGÀNH ĐV DA GAI 26 Lớp đốt tròn 40 L. Hải miên 12 NGÀNH ĐV CHÂN ĐỐT 27 Lớp chân lụng41 NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT 13 PHÂN NGÀNH NHỆN 28 NGÀNH GIUN ĐỐT 14 PHÂN NGÀNH CÔN TRÙNG29 L. trùng bánh xe Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. sự gia tăng và tích luỹ kiến thức về động vật học, con người ngày càng đi sâu vào những biện pháp và phương pháp phân loại đặc trưng của động vật. Hiện nay, người ta không chỉ căn cứ vào hình dáng để tiến hành so sánh mà còn cùng các phương pháp như phôi thai học, hoá học sinh vật, toán học... để phân loại động vật. Các cấp nhóm loài động vật do xếp từ nhỏ đến lớn, không phải là con người sắp xếp theo sự thống nhất và sự khác biệt của bề ngoài động vật, mà là sắp xếp theo lịch sử phát triển của động vật. Động vật cùng một loài là động vật tương đối giống nhau, ví dụ như tôm với cua, không chỉ cùng là lớp động vật giáp xác, mà còn là bộ mười chân, chúng đều có 5 đôi càng dùng để bò, đôi càng thứ nhất, thông thường đều thành hình gọng kìm. Xếp tôm và cua vào cùng trong lớp động vật giáp xác, bộ mười chân, không chỉ do chúng giống nhau về mặt hình dáng, đồng thời cũng đã phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Các nhà khoa học đã phát hiện, trong hàng loạt quá trình, khi tôm, cua từ trứng biến thành thân hoàn chỉnh, có mấy thời kì ấu trùng đều có chỗ giống nhau. Sau đó thịt ở phần bụng của cua thoái hoá, và xếp phần dưới đầu bụng, yếm chính là phần bụng của cua. Điều này đã chứng minh quan hệ họ hàng của chúng là rất gần. Còn giữa các loài không giống nhau, có loài quan hệ họ hàng tương đối gần, có loài lại tương đối xa. Như tế bào biến hình ở trong cơ thể động vật xương xốp rất nhiều, tế bào thể vách có rất nhiều công năng, tuy chúng thuộc về động vật đa tế bào nhưng lại giống với hành vi đơn tế bào, nên quan hệ họ hàng của chúng tương đối gần. Còn như giun đất trong loại động vật giun đốt..., cơ thể của chúng đều có đốt, còn động vật trong loài động vật tiết túc, cơ thể cũng có đốt, vì vậy quan hệ họ hàng tương đối gần. Ngược lại, đặc trưng hình dáng của một số loài không giống nhau như vậy, thì quan hệ họ hàng tương đối xa. Căn cứ vào sự xa gần của quan hệ họ hàng, có thể xếp quan hệ của các loài động vật thành "cây hệ thống", động vật phía dưới "cây" là nguyên thuỷ, phía trên "cây" là động vật bậc cao. Nghiên cứu về sự phân loại của động vật, về mặt lí luận và thực tiễn đều rất hữu ích. Quan hệ họ hàng của động vật chính là quan hệ biến đổi của động vật. Sự xuất hiện và phát triển của thuyết tiến hoá trước sau vẫn có mối liên hệ với phân loại động vật. 29. Tại sao sứa có thể cắn người? Sứa là một loài động vật bậc rất thấp, thường nổi trên mặt biển, dập dềnh theo sóng. Trong cơ thể sứa chứa trên 95% nước. Bởi vậy nhìn nó trong suốt giống như không màu sắc, rất thú vị. Nhưng sứa lại không mềm yếu như dáng vẻ bề ngoài của nó, nếu như bạn chạm tay vào nó thì giống như chạm tay vào con sâu róm vậy, sẽ bị cắn đến vừa đỏ vừa sưng, đau đến khó mà chịu được. Sứa cắn người bằng cách nào? Hoá ra, cơ thể sứa chia thành 2 bộ phận, một bộ phận là phần "ô" nổi trên mặt nước, một bộ phận khác là giác quan bên mép chìm dưới nước. Có những con sứa xung quanh "ô" của nó có rất nhiều tua cảm nhỏ, có những con sứa lại mọc những tua dài ở giác quan bên mép. Những chiếc tua này rất quan trọng, bên ngoài của chúng phân bố vô số tế bào gai, trong tế bào gai có nang sợi gai, trong nang sợi gai chứa dịch độc và một búi sợi gai dài mảnh. Khi con mồi hay kẻ địch tiếp xúc phải con sứa thì sợi gai sẽ lập tức mở ra, đâm về phía đối phương. Đồng thời, dịch độc trong nang từ trong sợi gai của ruột rỗng phun ra, như tiêm vào trong cơ thể của đối phương. Một khi gặp phải sự tấn công của sợi gai thì đối tượng sẽ bị trúng độc và tê liệt rất nhanh. Loài sứa đáng sợ nhất phải tính đến là loài sứa hà Bắc Cực, đường kính "ô" của nó khoảng 2 m, mép dưới của "ô" có 8 cụm tua, mỗi cụm có 150 cái, trên mỗi tua lại có vô số tế bào gai. Điều đáng sợ hơn là tua của nó có thể vươn dài đến hơn 40 m, một khi tất cả các tua đều mở ra thì như một thiên la địa võng, tổng diện tích có thể đạt tới 500 m2. Lúc này, nếu như có người không may bơi vào phạm vi này thì hậu quả không thể tưởng tượng nổi. Rất may là loại sứa đáng sợ này chỉ phân bố ở trong vùng biển Bắc Cực mà ở đó rất hiếm dấu vết của con người. 30. Tại sao sứa có thể dự báo bão? Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt... Bình thường, sứa thường nổi trên mặt biển, sự phân bố của chúng chịu sự chi phối của hướng gió, sức gió nước biển và thuỷ triều. Thỉnh thoảng chúng tụ tập lại với nhau dài dằng dặc trên biển; có khi cả bầy sứa tụ tập với nhau, nửa đêm lại có thể trôi đi không thấy dấu vết đâu. Trong trường hợp gió yên sóng lặng, nước biển xanh trong, trời râm hoặc ánh nắng Mặt Trời không gay gắt và thuỷ triều bình lặng, sứa nổi lên trên nước hoặc bề mặt nước. Mỗi khi gặp sóng lớn, mưa bão, nước trở nên đục ngầu và thuỷ triều xuống hay ánh nắng Mặt Trời quá gay gắt thì nói chung nó thường lặn xuống dưới nước hoặc gần dưới đáy nước. Điều kì lạ là mỗi khi bão sắp đến, sứa lại có thể dự báo được, và sẽ nhanh chóng đưa ra phản ứng. Vậy thì, tại sao sứa có thể dự báo được bão đến? Các nhà khoa học đã phát hiện, trước khi gió nổi lên, sóng biển gào thét thành bản "nhạc giao hưởng của biển", sẽ có một loại sóng âm "có tần số là 8~13 Hz" truyền đến, tốc độ của nó nhanh hơn so với gió và sóng, con người không cảm nhận được loại sóng âm này, nhưng sứa lại có thể cảm nhận được. Sau đó, các nhà khoa học lại đi sâu vào nghiên cứu, hoá ra mặt trong cầu cảm giác ở ven "ô" của sứa có viên đá nghe nhỏ bé giống như là "cái tai" của con sứa. Do sóng biển ma sát với không khí mà sản sinh ra sóng âm đập vào đá nghe, kích thích cơ quan cảm thụ thần kinh xung quanh, làm cho sứa có thể bắt được âm thanh của bão trước hơn 10 tiếng đồng hồ. Sứa nhận được tín hiệu của bão lập tức chìm xuống dưới đáy biển để tránh bị gió bão và sóng biển lớn đập tan. Từ việc sứa có thể dự báo được bão, con người đã nhận được sự gợi ý, mô phỏng cơ quan cảm giác của chúng, đã chế tạo thành công máy dự báo thời tiết lắp trên boong của tàu chiến có thể tiếp nhận được sóng âm truyền đến trên biển trước 15 tiếng, báo trước phương hướng và thời gian của cơn bão sắp đến. 31. Tại sao nói san hô là động vật? Mọi người thường coi san hô, mã não là đá quý, giống như chúng là khoáng sản. Do nhiều san hô tự nhiên chưa qua gia công có hình cây, vì vậy từ trước đến nay rất nhiều người lại cho san hô là thực vật. Đến thế kỉ XVIII, còn có người coi tua cảm của san hô là hoa, tự cho đó là một phát hiện lớn. Hiện nay, những người đã học qua động vật học đều biết, san hô là động vật bậc thấp, nó thuộc về động vật xoang tràng chỉ có hai tầng phôi trong ngoài, giống như một chiếc túi hai tầng. Nó có một miệng, nhưng không có hậu môn. Thức ăn từ đó đi vào và những cặn bã cũng từ đó thải ra. Xung quanh miệng mọc ra rất nhiều tua cảm, đây chính là vật mà người xưa cho đó là hoa. Tua cảm có thể lấy thức ăn, hay rung động để đưa nước vào trong miệng và xoang tràng, giúp tiêu hoá những sinh vật nhỏ trong nước, do vậy nó là động vật. San hô gồm rất nhiều loại, đều có cuộc sống ổn định, ngoài ra chúng đều có đặc tính chung là sinh sống ở trong biển nông, đặc biệt thích sinh trưởng ở khu vực biển ấm có nước chảy nhanh, nhiệt độ cao, tương đối trong sạch. Do đại đa số san hô đều có thể sinh sản đẻ nhánh, mà những thể nhánh này không thể rời xa được cơ thể mẹ, tạo thành một quần thể liên kết với nhau, sinh sống cùng nhau, đây là nguyên nhân chủ yếu mà san hô trở thành hình cành cây. Mỗi một đơn chế của san hô, chúng ta gọi nó là "con san hô". San hô mà chúng ta thường nhìn thấy chính là bộ xương của quần thể còn sót lại sau khi thịt của những con san hô này bị rữa ra. Có những chất liệu của bộ xương thô ráp có thể dùng làm nguyên liệu nung vôi, chế tạo đá nhân tạo; chất liệu của bộ xương tốt thì có thể làm vật liệu xây dựng. Đại đa số đá ngầm san hô ở biển thường thấy là do những bộ xương này chất đống thành. Có một số chất liệu của bộ xương vững chắc, màu sắc rực rỡ, đặc biệt là màu đỏ, mọi người thường gọt giũa chúng thành nhiều loại đồ trang sức. 32. Giun đất có mắt hay không? Giun đất, còn được gọi là "khúc thiện", "địa long". Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái. Khi gặp hòn đá hay gốc cây cứng, chúng sẽ chuyển hướng rất nhanh, đi đường vòng qua. Vậy thì, bằng cách nào chúng biết phía trước có chướng ngại vật? Có người nói, giun đất có mắt, chúng dựa vào hai mắt để phân biệt phương hướng; cũng có người nói, động vật có đốt còn bậc thấp hơn côn trùng, tổ chức của chúng còn chưa phân hoá thành mắt. Theo nghiên cứu của các nhà động vật học thì giun đất do sống lâu ở dưới đất, phần đầu đã bị thoái hoá và không có mắt. Nổi lên ở phía trước phần đầu là mồm, gọi là mồm lá trước, không có tác dụng thị giác, chỉ dùng để tìm thức ăn và đào đất chui lỗ. Tuy giun đất không có mắt, nhưng cơ quan xúc giác lại rất phát triển, bao gồm giác quan biểu bì, giác quan khoang miệng, giác quan tia sáng..., đối với những vật thể và môi trường mà giun tiếp xúc trong khi tiến lên phía trước, chúng đều có thể phản ứng rất nhạy cảm. Các nhà khoa học đã làm hai cuộc thử nghiệm đối với xúc giác của giun đất như sau: cuộc thử nghiệm thứ nhất là đặt một tấm thép hoặc một hòn đá trên đường đi của giun đất, sau khi da của giun đất tiếp xúc với những vật thể này thì chúng lập tức chuyển hướng để lẩn tránh; cuộc thử nghiệm thứ hai là để giun đất ở những nơi có ánh sáng cường độ không giống nhau, kết quả là giun đất đi về phía ánh sáng yếu. Điều đó cho thấy giun đất dùng cơ quan xúc giác thay thế chức năng mắt, ngoài ra rất mẫn cảm đối với cường độ của ánh sáng, gặp ánh sáng mạnh thì sẽ lẩn trốn theo bản năng, điều này chứng minh rằng nó hoàn toàn thích ứng với cuộc sống trong đất. 33. Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người ? Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá của trẻ em từ 5 - 10 tuổi, hút chất dinh dưỡng trong cơ thể làm cho trẻ em thiếu dinh dưỡng, phát triển không tốt. Cùng với sự phát triển của ngành y học và sự coi trọng của con người đối với sức khoẻ, tỉ lệ bệnh kí sinh trùng mà loài người mắc phải trong các loại bệnh tật đã giảm xuống nhanh chóng. ở một số nước và thành phố, loại bệnh này hầu như không còn xuất hiện nữa. Điều này phải được coi là đáng mừng. Song các chuyên gia lại phát hiện, cùng với sự giảm xuống nhanh chóng của bệnh kí sinh trùng, một số bệnh dị ứng không ngừng tăng lên như bệnh dị ứng phấn hoa, nguyên nhân tại sao vậy? Hoá ra, trong cơ thể người có một loại kháng thể gọi là "cầu miễn dịch protein E" kết hợp cùng với các tế bào lớn như niêm mạc, da..., khi chúng ở trạng thái kết hợp, như gặp phải các kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet... xâm nhập vào cơ thể con người thì "cầu miễn dịch protein E" cũng vứt bỏ trạng thái vốn có để kết hợp với chúng, các tế bào lớn lại thừa cơ phóng ra các chất hoá học như tổ chức amin, từ đó dẫn đến nhiều chứng bệnh như hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy... Nhưng nếu như trong cơ thể con người đã có kí sinh trùng thì "cầu miễn dịch protein E" xuất hiện trong cơ thể sẽ có một chút thay đổi, chúng ta gọi nó là "cầu miễn dịch protein E không đặc biệt". Sự kết hợp giữa kháng thể loại này với các tế bào lớn rất bền vững. Khi những kháng nguyên như phấn hoa, ve-bet... xâm nhập vào thì chúng sẽ "dũng cảm xông ra". Như vậy thì các tế bào lớn cũng không có cơ hội phóng ra những chất hoá học như tổ chức amin và bệnh dị ứng cũng sẽ không xuất hiện nữa. Xem ra, kí sinh trùng cũng không phải là không có ích đối với loài người, ít nhất có một số kí sinh trùng có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của bệnh dị ứng. Đương nhiên, nếu như kí sinh trùng này vừa không có hại đối với loài người lại vừa có thể giúp loài người chống lại bệnh tật thì đó là điều rất tốt. 34. Tại sao trong trai, sò có ngọc? Hạt ngọc trai (trân châu) tròn vo, màu sắc rực rỡ. Ngọc trai xưa nay có thể được coi như là đá quý vậy ! Cái nôi sinh ra hạt ngọc trai là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc trên bờ biển và trai nước ngọt. Có rất nhiều người xuất hiện ý nghĩ như sau: trai, sò càng lớn thì hạt ngọc trai bên trong càng to. Thực tế không phải như vậy. Chỉ có kí sinh trùng sống kí sinh hoặc có vật bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể con sò, trai thì mới có thể có ngọc. Thử tách một vỏ trai hoặc sò ra thì thấy tầng trong cùng của vỏ có ánh sáng rực rỡ nhất, nhấp nhánh màu sắc như hạt ngọc trai, đây gọi là "tầng trân châu", nó là chất trân châu do màng ngoài tiết ra cấu thành. Khi kí sinh trùng chui vào vỏ sò, vỏ trai cứng, để bảo vệ thì màng ngoài của con sò, con trai sẽ nhanh chóng tiết ra chất trân châu bao quanh kí sinh trùng này, như vậy, thời gian lâu dần sẽ hình thành ra hạt ngọc trai. Có lúc khi một số hạt cát rơi vào trong con sò, con trai làm cho chúng nhất thời không có cách nào đẩy nó ra được, sau khi chịu nhiều sự kích thích đau đớn thì chúng đã nhanh chóng từ màng ngoài tiết ra chất trân châu để dần dần bao vây lấy nó. Thời gian lâu dần, bên ngoài hạt cát được bao bọc bởi chất trân châu rất dày, và cũng đã biến thành một hạt ngọc trai tròn vo. Loài động vật nhuyễn thể sản sinh ra hạt ngọc trai rất nhiều, có khoảng 20 - 30 loài. Hiện nay, người ta đã tổ chức nơi nuôi trồng nhân tạo ngọc trai, sau khi nuôi lớn, một số động vật nhuyễn thể (chủ yếu là trai ngọc), trong tổ chức kết đế màng ngoài cắm nhân vào vỏ trai, và trên nhân phủ một tấm màng ngoài nhỏ, qua một thời gian nhất định thì sẽ sinh ra hạt ngọc trai nhân tạo. Trong các khu vực duyên hải và hồ lục địa ở Trung Quốc đều dùng biện pháp này để nuôi trồng ngọc trai. Ngoài ra từ nuôi trồng hạt ngọc trai bình thường người ta đã phát triển nuôi trồng hạt ngọc trai màu và hạt ngọc trai hình tượng. 35. Tại sao chỗ ốc sên vừa bò qua lại để lại một vệt nước dãi? Ốc sên là một thành viên trong loài động vật nhuyễn thể, khi nó bò thường là dùng chân dán chặt trên vật thể khác, thông qua bắp thịt ở phần chân làm thành những làn sóng ngoằn ngoèo để có thể chuyển động chậm rãi về phía trước. Trên chân của ốc sên có một loại thể tuyến gọi là túc tuyến. Túc tuyến có thể tiết ra một loại thể dịch rất dính để giúp ốc sên bò, do vậy chỗ nó vừa bò qua đều để lại vết dịch dính từ túc tuyến tiết ra. Sau khi vết dịch dính này khô đã hình thành một vệt nước sáng lấp lánh. Khi ngủ đông hoặc ngủ hè, loại dịch dính mà túc tuyến tiết ra này sau khi khô, ở miệng vỏ hình thành một lớp màng mỏng bịt kín cơ thể lại, đợi khi môi trường bên ngoài thích hợp thì phá màng chui ra. ốc sên nằm trong tiêu bản, do được lớp màng mỏng này bảo vệ, có thể sống nhiều năm không chết. Ngoài ra có một loại sên giống như ốc sên nhưng không có vỏ, còn gọi là con diên du (thereuonema tuberculata) hoặc là con sên, nơi nó bò qua cũng để lại một vệt nước dãi màu trắng sáng, nhưng tính chất của dịch dính mà con sên tiết ra so với dịch dính mà ốc sên tiết ra có một số điểm không giống nhau: Vết nước dãi của con sên bò qua trên giấy hoặc trên vải để lại sẽ làm cho tính chất của giấy hoặc vải trở nên giòn; vết nước dãi mà ốc sên để lại, lại làm cho giấy hoặc vải biến chất thành mềm. 36. Tại sao cá mực có thể phun ra mực? Cá mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang mực", bên trong chứa đầy mực. Khi chúng ta dùng dao mổ nó ra, mực sẽ chảy ra làm thành một mảng mực đen, nên người ta gọi nó là cá mực. Mực trong bụng của cá mực là một loại vũ khí để bảo vệ chính mình: Bình thường, cá mực ở biển lớn chuyên lấy tôm cá nhỏ làm thức ăn; một khi có kẻ địch hung hãn nào tấn công thì cá mực sẽ lập tức phun một dòng mực từ trong nang mực làm cho nước biển xung quanh nhuộm đen, trong màn nước màu đen này nó sẽ trốn chạy nhanh chóng. Ngoài ra loại mực này còn có độc tố có thể làm tê liệt kẻ địch. Để nang mực tích trữ được một túi mực cần một thời gian tương đối dài, do vậy cá mực khi chưa đến tình trạng nguy cấp thì nó sẽ không dễ dàng phun ra mực. 37. Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ? Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy? Hoá ra, trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có một loại gọi là màu đỏ tôm. Do nó trộn lẫn với các sắc tố khác, không thể hiện rõ màu sắc đỏ tươi vốn có, nhưng sau khi qua nấu chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, duy nhất có màu đỏ tôm không sợ nhiệt độ cao, sau khi các màu sắc khác biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra, do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ. Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Còn những chỗ có màu đỏ tôm ít, như phần dưới của chân cua thì hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy bất luận qua đun nấu bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không thể có màu đỏ được. Ngoài cua ra, còn có không ít loài cua và tôm khác cũng có màu đỏ tôm, sau khi nấu chín sẽ biến thành màu đỏ. 38. Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không? Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm. Tôm he mà các ngư dân bắt được thường là cái nhiều đực ít, ngoài ra còn chênh lệch rất xa, càng không thể nói là từng đôi một sống với nhau được. Vậy thì tại sao tôm he lại được gọi là tôm đôi? Trước đây khi các ngư dân thống kê thành quả bắt được, không phải là dùng "kilogam (kg)" để tính mà bất luận là cái đực thì cứ hai con tính là một đôi, lấy "đôi" để tính số lượng. Khi bán trên chợ, đặt hai con tôm với nhau giống như là một đôi cái đực, vừa mĩ quan lại vừa bắt mắt, tính giá theo "đôi". Lâu dần, cái tên "tôm đôi" được lưu truyền ra. Thân hình của tôm he to lớn, tôm he cái trưởng thành, tính từ đầu đến đuôi dài khoảng 18 ~ 23 cm, có một số "vóc dáng to lớn" có thể dài đến 26 cm. Bên ngoài cơ thể của nó ngoài có vỏ cứng ra, toàn thân đều là thịt tươi ngon, tôm he cái nói chung nặng khoảng 60 ~ 80 g, to hơn một chút thì khoảng 150 g, tôm he đực tương đối nhỏ, nhưng cơ thể cũng dài khoảng 15 ~ 20 cm, nặng 30 ~ 40 g. Tôm he thuộc loài động vật giáp xác, vỏ mỏng và trong suốt, từ bên ngoài của tôm he sống, xuyên suốt vỏ cứng, còn có thể nhìn thấy rõ "lục phủ ngũ tạng" của nó, thậm chí cả trái tim màu trắng vàng đập nhẹ nhàng cũng được nhìn thấy rõ ràng, do vậy, nó có một cái tên rất chính xác là tôm he. Tôm he sinh sống ở trong biển lớn, màu sắc cơ thể của tôm cái và tôm đực có chút không giống nhau, tôm cái có màu nâu ánh xanh, tôm đực mang màu nâu vàng, do vậy có nơi ngư dân gọi tôm cái là tôm càng xanh, tôm đực là tôm vàng. 39. Tại sao cua lại nhả bọt? Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy? Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá, cũng dùng mang để thở. Nhưng mang của cua và mang của cá không giống nhau, và không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng mang xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng. Khi cua sống ở trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (oxi hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng. Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên trên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước, nó cũng không bị chết khô. Đấy là do mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy, cũng có thể không ngừng thở, hít vào một khối lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan hai bên miệng. Bởi vì không khí mà nó hít vào quá nhiều, diện tích tiếp xúc giữa mang và không khí tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa nước cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt trắng. 40. Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ? Cua lông tơ, còn được gọi là cua sông, người ta đã từng đặt cho nó một tên gọi rất hay là "công tử không có ruột", còn các nhà khoa học căn cứ vào đặc trưng của nơi sinh ra và trên hai càng cua rải đầy lông tơ, nên đã đặt cho nó một cái tên làm cho người ta dễ nhớ - Cua lông tơ Trung Hoa. Cuối thu, cúc tàn cua béo chính là thời gian tốt nhất để thưởng thức những con cua tươi ngon. Nhưng trong vài năm cuối của thế kỉ XX, trên chợ, đại đa số là "cua con" dưới 100 g, vậy thì, tại sao lại xảy ra tình trạng loại cua này càng ngày càng nhỏ vậy? Điều này còn phải nhắc đến thói quen sinh sống của cua. Cua mà chúng ta thường biết, tuy là được bắt từ trong môi trường nước ngọt như hồ Dương Trừng, tỉnh Giang Tô, Nam Hồ, Chiết Giang; hồ Điện Sơn, Thượng Hải; Bạch Dương - Điện, Hà Bắc..., nhưng khi chúng sinh con đẻ cái lại phải về nước mặn gần ở biển. Do vậy, khi số lượng lớn "cua bố cua mẹ" trưởng thành tập trung lại từ sông, xuất phát đến gần biển, thì những người có kinh nghiệm chặn bắt ngay trên đường. Những con cua lớn may mắn thoát khỏi đã đến được nơi sinh sản để đẻ trứng, ấu thể sau khi qua một khoảng thời gian lột xác đã trở thành các con cua giống, các cua giống đã có đầy đủ khả năng thích ứng với môi trường nước ngọt. Lúc đó chúng lại tập hợp lại với nhau để bắt đầu chặng đường dài trở về với ao hồ, nhưng đội quân bắt cua lại một lần nữa giăng lưới trên đường đi của các cua giống. Có thể tưởng tượng được là bằng phương thức đuổi phía trước, chặn phía sau này thì nguồn cua sẽ ngày càng cạn kiệt, do vậy việc sinh sản nhân tạo đã được đưa vào trong việc nuôi cua. Về góc độ khoa học mà nói, sau khi đã giải quyết được nguồn cua giống, người nuôi chỉ cần khống chế được quy mô nuôi dưỡng của mình, nắm vững quy luật sinh trưởng của chúng thì loài cua sẽ "lớn" lên nhiều. Các chuyên gia cho rằng để làm cho loài cua lớn lên một cách thuận lợi thì lượng cua thả xuống mỗi mẫu1nước phải được khống chế dưới 1000 con, tốt nhất là 500 ~ 600 con. Nhưng do các hộ nuôi xuất phát từ lợi ích kinh tế, lượng thả thời kì đầu ở mỗi mẫu nước đạt khoảng 2000 con, khi các cua con lớn đến khoảng 50 g, không gian nuôi chật chội không chịu nổi thì họ sẽ bắt một lượng lớn "cua con" đưa ra thị trường, còn để các con cua còn lại tiếp tục lớn, như vậy sẽ tận dụng được đầy đủ mặt nước nuôi, do vậy số cua đợt đầu được bán ra chợ thường rất bé. Một nguyên nhân khác mà các con cua trở nên bé là giống thay đổi. Các con cua mà chúng ta nói đến chủ yếu là cua lông tơ ở Trường Giang. Mấy năm gần đây, do giá cua tăng vọt, thị trường cung không đủ cung ứng, cua Ôn Châu (thuộc tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc), cua Liêu Ninh nhỏ bé thừa cơ trà trộn vào trong đó, khi chúng ở giai đoạn cua giống, so với cua Trường Giang thì cũng tương đương, nhưng khi bước vào giai đoạn trưởng thành thì sự khác biệt về kích cỡ sẽ hiện lên rất rõ. Đương nhiên, muốn cua lớn nhanh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cua trở nên bé. Nói chung, thời kì sinh trưởng tốt nhất của cua Trường Giang vào khoảng 2 ~ 3 năm, nhưng hiện nay không ít những hộ nuôi áp dụng phổ biến biện pháp lợi ích trước mắt là thả giống cùng năm và bắt cùng năm, cua còn chưa kịp trưởng thành đã vội đưa ra chợ bán, như vậy thì cua có thể không nhỏ được sao? 41. Cua nhỏ có bao nhiêu biện pháp phòng thân? Cua là một loại động vật mà con người rất quen thuộc, bất kể là ở nước ngọt, nước mặn, bờ đê, bãi cát, hầu như khắp nơi đều có thể nhìn thấy bóng dáng của chúng. Ngoài một bộ phận nhỏ cua tương đối lớn như cua lông, cua biển mai hình thoi, cua càng lớn..., trong khoảng hơn 6000 loài cua trên toàn thế giới thì cua nhỏ chiếm tuyệt đại đa số, hầu như chúng mỗi giờ, mỗi khắc đều ở trong tình trạng bị bắt nguy hiểm. Tuy "cá lớn nuốt cá bé" vốn là quy luật trong giới tự nhiên, nhưng các con cua lại không cam tâm trở thành món ăn ngon trong miệng kẻ mạnh, trong quá trình sinh sống thời gian dài chúng đã hình thành rất nhiều kĩ xảo phòng thân làm cho các loại động vật khác phải sợ, chúng đã chiếm giữ được một vị trí vững chắc trong động vật không xương sống. Vậy thì cua có những biện pháp phòng thân xuất sắc nào? Thứ nhất, cua có con mắt rất đặc biệt - mắt thóp. "Trông mặt mà bắt hành dong", đôi mắt của nó được mọc trên thóp, phần gốc của thóp có các khớp hoạt động làm cho thóp hình dài này vừa có thể thẳng lên lại vừa có thể ngược xuống. Khi thẳng lên, cua giống như được lắp hai chòi canh gác có thể nhìn được khắp mọi nơi, khi ngược xuống thậm chí có thể cùng thóp giấu trong hốc mắt. Có một số cua cát có thể vùi cả cơ thể của chúng vào trong bùn cát, chỉ để lộ ra đôi mắt để quan sát tình hình xung quanh, đây là tấm lá chắn thứ nhất phòng thân của cua. Đương nhiên, chiếc càng lớn là vũ khí chủ yếu trên thân cua, vừa dùng để bắt con mồi lại vừa có thể đào hang giấu mình và còn là một biển chữ vàng để tìm tình yêu. Khi kẻ địch trước mặt, chiếc biển này lắc mình biến hoá, trở thành vũ khí chống kẻ địch, dù cho kẻ địch lớn mạnh, chiếc càng lớn ít nhất có thể phát huy tác dụng đe doạ nhất định. Đây là biện pháp phòng thân thứ hai của cua. Có một số con cua nhỏ, đối với việc đọ sức đối kháng không nắm chắc phần thắng liền áp dụng biện pháp bỏ chạy. Tư thế trốn chạy của cua rất đa dạng, không chỉ có thể bò ngang, có con cũng có thể bò thẳng, khi khẩn cấp, cua cát có thể trốn chạy vòng quanh với tốc độ 7 km/h, còn nhanh hơn so với người đi bộ. Đây là biện pháp phòng thân thứ ba của cua. Ba phương pháp kể trên là những biện pháp phòng thân thường dùng của cua. Có một số con cua lại không áp dụng những biện pháp thông thường này, mà dùng một số kĩ xảo nhỏ để bảo vệ mình. Nếu cua sống ở nơi biển nóng sẽ lợi dụng môi trường làm vật che đỡ, tiến hành nguỵ trang khéo léo, nếu như chỉ nhìn riêng con cua sẽ cảm thấy màu sắc của chúng rất sáng, hoa văn cũng đặc biệt bắt mắt, nhưng khi đặt vào môi trường mà chúng ở thì bạn sẽ phát hiện ra chúng và thiên nhiên rất hoà hợp với nhau. Như có một loại cua được gọi là cua lưng phẳng, màu sắc thay đổi làm cho mỗi bộ phận cơ thể của chúng đều phối hợp rất ăn ý với môi trường, đây là kĩ xảo phòng thân lấy môi trường làm vật che đỡ. Cua cũng lợi dụng các động vật có độc tố khác làm biện pháp bảo vệ chính mình. Do bản thân một số động vật xoang tràng có độc tố, vì vậy cá con khi nhìn thấy chúng thường là nhượng bộ lui binh. Cua sống nhờ vào việc lợi dụng đặc điểm này, dùng càng kẹp lấy chất độc mà hải quỳ phóng ra bơi lội khắp nơi, giống như mang theo thần bảo hộ bên mình, tuy là mượn oai hùm, nhưng rốt cuộc là an toàn có lợi cho bản thân. Cua vằn lại tiến bộ hơn, dứt khoát trốn vào trong mật của hải quỳ, ai dám dính vào mật có độc của hải quỳ chứ? Ngoài ra còn có cua sừng trâu sống cộng sinh với hải quỳ, cua đậu sống nhờ vào trong màng ngoài của loài động vật nhuyễn thể... Mỗi một loại cua đều có một bản lĩnh đáng kinh ngạc. Do vậy, những động vật tương đối bé nhỏ này mới có thể chiếm được một vị trí trong sông nước biển hồ. 42. Đa số động vật đều ngủ đông, tại sao hải sâm lại phải ngủ hè? Mỗi khi mùa đông đến, không ít những động vật do nguồn thức ăn khan hiếm liền chui vào những nơi như hốc cây, lòng đất, hang động..., để ngủ đông. Ví dụ như chuột hoang, rái cá cạn chuyên ăn phần màu xanh của thực vật, và loài nhím chủ yếu sống dựa vào sâu bọ, thậm chí là gấu chó chỉ ăn thực vật. Nhưng điều kì lạ là loài hải sâm sinh sống ở biển nông lại tiến hành giấc ngủ hè đặc biệt, đó là nguyên nhân gì vậy? Hoá ra, hải sâm sống nhờ vào việc ăn các sinh vật nhỏ dưới đáy biển. Tuy nhiên, các sinh vật dưới đáy biển cũng thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. Ban ngày nước biển ấm, thì chúng sẽ nổi lên trên; ban đêm nước lạnh thì chúng sẽ quay về dưới đáy biển. Ngày nổi đêm chìm chính là thói quen sinh sống của các sinh vật nhỏ dưới đáy biển. Sau khi vào hạ, tầng trên của nước biển do được Mặt Trời chiếu sáng mạnh, nhiệt độ tương đối cao. Lúc này, các sinh vật nhỏ dưới đáy biển đều nổi lên trên mặt biển, còn hải sâm lại rất mẫn cảm đối với nhiệt độ, khi nhiệt độ nước vượt quá 200C thì chúng sẽ di chuyển xuống dưới đáy biển sâu hơn. Do ở nơi mới thiếu thức ăn, hải sâm không có gì ăn được, đành phải đi vào trạng thái ngủ hè. Đây là thói quen của sinh vật được tạo thành do phải thích ứng với môi trường. 43. Hải sâm sau khi bị mất đi nội tạng tại sao không bị chết? Hải sâm là một loài động vật nhỏ sống ở biển, nhưng nó không linh hoạt như loài cá có thể bơi nhanh trong nước. Chính vì vậy, khi gặp phải kẻ địch đuổi theo, nó thường áp dụng thuật phân thân "vứt xe bảo vệ tướng", đó chính là đột ngột vứt đi nội tạng của mình, phân tán sự chú ý của kẻ địch để thừa cơ trốn thoát. Rất kì lạ là hải sâm mất đi nội tạng lại không chết, chỉ cần sau khi sinh sống ổn định nó lại có thể mọc ra "lục phủ ngũ tạng" mới. Tại sao loài người hay động vật bậc cao mất đi nội tạng sẽ bị mất đi sinh mạng, còn hải sâm lại không? Trên thực tế, đây là một vấn đề khả năng tái sinh mạnh yếu. Động vật bậc thấp, đồng thời cũng bao gồm cả thực vật có khả năng tái sinh tương đối mạnh. Sau khi chúng bị thương hay bị mất đi một bộ phận nào đó của cơ thể có thể làm kín miệng vết thương tương đối nhanh, hoặc làm sống lại phần thân thể bị mất đi. Hải sâm thuộc động vật bậc thấp, nó có thể mọc lại nội tạng chính là ví dụ điển hình về khả năng tái sinh mạnh. Còn động vật bậc cao sau khi bị thương, do khả năng tái sinh tương đối yếu, nói chung chỉ có thể làm kín miệng vết thương, chứ không thể mọc lại một phần thân thể và tứ chi nào đó hay một cơ quan nội tạng nào đó. Khả năng tái sinh mạnh của động vật bậc thấp đôi khi làm người ta kinh ngạc. Trước đây, có ngư dân nuôi con hàu và một số động vật nhuyễn thể khác có thể ăn được ở bờ biển. Do ở trong vùng biển này có một loại sao biển sinh sống, nó là kẻ địch của con hàu, thường ăn thịt bên trong của vỏ sò, làm cho ngư dân bị tổn thất hàu rất lớn. Để trừng phạt những kẻ đáng ghét này, người ngư dân chỉ cần bắt được con sao biển, xé chúng làm hai mảnh hoặc chặt thành mấy đoạn vứt xuống biển. Không ngờ "thi thể bị cắt nát" của sao biển không những không chết đi, trái lại mỗi đoạn đều thành một con sao biển hoàn chỉnh khác số lượng trở nên ngày càng nhiều. Sự phát sinh của bi kịch này chính là kết quả do ngư dân không hiểu rằng sao biển có khả năng tái sinh mạnh mẽ như vậy. Ngoài vấn đề này, sau khi giun đất bị cắt đoạn, qua khả năng tái sinh có thể làm cho mình khôi phục lại như cũ; một nhãn cầu của cua nếu như bị hỏng lại có thể mọc ra một nhãn cầu mới rất nhanh. Điều khiến người ta kinh ngạc là, đưa một loài thuỷ tức thuộc động vật xoang tràng chặt thành mấy đoạn nhỏ, không chỉ mỗi đoạn đều có thể sinh ra một con thuỷ tức nhỏ, mà sau khi đầu của nó bị bổ ra lại có thể thành một con thuỷ tức quái vật hai đầu. 44. Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa? Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được "tấm lưới" trên không trung. Hoá ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protêin, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi tiếp xúc với không khí, keo dán này lập tức trở nên cứng và trở thành tơ. Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc "cáp trời". Việc mắc cáp trời rất thú vị. Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước, vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung, sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện. Khi nó phát hiện có một sợi tơ không kéo nổi, nghĩa là một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang phía đối diện, đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác. Cáp trời đã được mắc như vậy. Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên, nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy, cáp trời cũng có thể mắc xong. Giống như cột cái của nhà phải lớn hơn các cột khác một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này. 45. Ve-bet có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta? Ve-bet (còn gọi là sán hạt hồng) là gì? Có thể rất nhiều người không biết tí gì về ve-bet, nhưng nếu như khi nói cho bạn biết rằng viêm mũi dị ứng, bệnh hen, viêm kết mạc dị ứng... đều có thể là kiệt tác của chúng thì bạn sẽ không cảm thấy xa lạ nữa. Trên thực tế, ve-bet hầu như mỗi ngày đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Về mặt phân loại động vật học, ve-bet thuộc ngành động vật tiết túc, cơ thể của nó hình bầu dục, đầu, ngực và bụng nối liền với nhau, chiều dài loại hơi lớn, có thể lên đến 3 cm, nhỏ không đến loại 1 mm, trừ phi nhìn chúng dưới kính hiển vi, nếu không thì chúng ta rất khó nhìn rõ sự tồn tại của chúng. Thông thường, chúng hợp lại thành loại động vật chủ yếu sống bằng việc hút máu của loài bò sát, loài chim và loài động vật có vú. Ve-bet có khoảng hơn 800 loài. Còn thành viên của họ ve-bet có hơn 3 vạn loài. Chúng không chỉ kí sinh trong cơ thể động vật, thực vật, mà còn xâm nhập vào từng xó xỉnh của đời sống chúng ta, trong nước, trên cơ thể, dưới đất, hầu như bất kì nơi nào cũng đều có hình bóng ẩn náu của chúng. Song, liên quan trực tiếp đến loài người của chúng ta là những con ve-bet, mà đa số là những cơ thể nhỏ dưới 1 mm sống quanh ta. Có lẽ sẽ có người hỏi, con vật nhỏ như vậy có thể có bao nhiêu khả năng chứ? Vậy thì chúng ta thử xem xem loài ve-bet gây hại cho loài người như thế nào nhé ! Con ve-bet ghẻ có thể đục một lỗ trong da để sống kí sinh thời gian dài; rận có thể đâm xuyên da đồng thời hút máu trong cơ thể người và động vật, sống một cuộc sống quý tộc "thức ăn đến tận miệng"; ve-bet biểu bì lại sống dựa vào da của cơ thể người, lấy gầu trên da đầu, chỗ bẩn và vi sinh vật làm thức ăn, nó là tên đầu sỏ gây nên bệnh hen (thở khò khè) ở trẻ em. Đặc biệt là kiến trúc hiện đại tương đối kín đã cung cấp một môi trường sinh trưởng tốt cho đội ngũ ve-bet phát triển, nơi nghiêm trọng một chút thì số lượng ve-bet trong mỗi 1 g bụi có thể lên đến trên vạn con, đến nỗi trong gần mấy chục năm, số người mắc bệnh dị ứng trên phạm vi toàn cầu có xu hướng không ngừng tăng lên. Chính vì trong tình trạng như vậy, loài người không thể không quan tâm gì đến loài ve-bet. Các nhà khoa học qua nghiên cứu đã phát hiện ở nhiệt độ 25 ~ 300C và độ ẩm tương đối 60% ~ 80% là môi trường sinh sống và sinh trưởng tốt nhất của loài ve-bet. Do vậy, thảm, chăn, đệm... trải trong nhà đều là nơi trú thân tốt của ve-bet. Ngoài những vấn đề trên, trong mùa hè nóng nực, ve-bet sau khi qua sinh nở đã lần lượt chết, một lượng lớn thi thể còn lưu lại cũng sẽ làm cho số người mắc bệnh hen vào mùa thu tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, việc quét dọn định kì nên trở thành công việc bắt buộc của mỗi gia đình, đặc biệt là đến mùa đông, tốt nhất nên quét dọn triệt để một lần để loại trừ những thi thể côn trùng còn sót lại. Như vậy, khi mùa hè, mùa sinh sôi sắp đến thì có thể giảm bớt sự nguy hại của ve-bet. Ngoài ra, quần áo, đồ ngủ... cũng phải thường xuyên phơi nắng để loại trừ độc hại. Hiện nay, đối với việc loại trừ triệt để ve-bet còn chưa có phương pháp gì đặc biệt có hiệu quả, con người chỉ có chú ý vệ sinh sạch sẽ nhà ở, thay đổi không khí hong gió trong nhà mới có thể giảm bớt sự gây hại của ve-bet đến mức độ nhỏ nhất. Nếu không thì những con vi sinh vật gây hại này sẽ tạo ra rất nhiều phiền phức cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. 46. Côn trùng có những điểm đặc biệt nào? Động vật sống trên Trái Đất của chúng ta, tổng cộng có khoảng 1,2 triệu loài, chúng bao gồm cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, thú dưới mặt đất, nhưng số lượng động vật chiếm nhiều nhất là các loài côn trùng. Theo các nhà sinh vật học thống kê, trong động vật có 80% là côn trùng, cũng có thể nói rằng số lượng côn trùng đạt xấp xỉ 1 triệu loài. Sâu bọ nào thì được gọi là côn trùng? Các nhà động vật học cho chúng ta biết rằng, ngoại hình của côn trùng rất đặc biệt, đó chính là ngoài cơ thể thường được bao bọc bởi vỏ cứng ra thì cơ thể của chúng được chia thành 3 phần rõ ràng: đầu, ngực, bụng. Tất cả các côn trùng đều có 6 chân và hai đôi cánh mọc ở phần giữa ngực của cơ thể. Có một số côn trùng nhìn chỉ có một đôi cánh hoặc không có, đó chính là để chúng thích ứng với môi trường xung quanh mà dần dần bị thoái hoá, nếu như bạn dùng kính phóng đại quan sát tỉ mỉ vẫn có thể tìm được vết tích của hai đôi cánh. Phần đầu của côn trùng đều có một đôi xúc tu có thể lay động một cách linh hoạt, nó không chỉ là đặc trưng của loài côn trùng, mà còn giống như một đôi ăng-ten đa công dụng, là cơ quan cảm giác xuất sắc. Ví dụ, con thiêu thân cái chỉ cần phát ra tín hiệu giới tính 0,05 ~ 0,1 micrô gam được truyền qua không khí thì sẽ được xúc tu của thiêu thân đực ở nơi xa tiếp nhận và lần lượt đến giao phối. Đại đa số côn trùng đều có mắt kép lớn, được tạo thành bởi nhiều con mắt nhỏ hình lục giác, mỗi con mắt kép tối thiểu có 5 ~ 6 con mắt nhỏ, tối đa được tạo thành bởi mấy vạn con mắt nhỏ. Ngoài những điều này, côn trùng còn có cơ quan lấy thức ăn đặc biệt của chúng - giác quan 2 bên miệng, và sống ở giai đoạn biến thái đặc biệt trong lịch sử. Rất nhiều người đều ngộ nhận rằng nhện là một loài côn trùng, thực ra nó khác biệt rất nhiều đối với côn trùng. Ví dụ, nhện có 8 chân, trên đầu không có xúc tu, cũng không có mắt kép, ngoài ra phần đầu và phần ngực hợp lại với nhau, không có 3 phần đầu, ngực, bụng. Ngoài nhện ra, con rết có mọc rất nhiều chân, con bọ cạp trên đuôi có nọc độc, ấu trùng nhỏ sống dưới nước, tuy hình dáng gần giống với côn trùng nhưng đều không thuộc loài côn trùng, chỉ là có quan hệ họ hàng tương đối gần với côn trùng mà thôi. 47. Tại sao một số côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc? Trong thế giới côn trùng, nhiều côn trùng có khả năng không thể tưởng tượng được. Ví dụ, độ nhảy cao của một con bọ nhảy nhỏ bé lại có thể vượt gấp 200 lần chiều cao của nó, còn dế và châu chấu thì khả năng nhảy của chúng cũng rất xuất sắc. Điều khiến mọi người kinh ngạc là con kiến có thể vác được vật tương đương với 52 lần thể trọng của bản thân nó. Đến cả loài bướm có cơ thể yếu ớt có con cũng có thể bay xa giống như loài chim di cư, nó có thể bay liên tục hàng trăm kilômét, thậm chí là xa hơn. Sở dĩ côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc như vậy, bí mật là ở chúng có tổ chức cơ thịt rất phát triển. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì cơ thịt của côn trùng không chỉ có kết cấu đặc biệt, mà còn có số lượng nhiều. Ví dụ, loài người có hơn 600 cơ thịt, còn cơ thịt của loài côn trùng lại có hơn 2000. Cơ thịt của côn trùng ngoài việc có thể giúp chúng nhảy cao nhảy xa, còn có thể giúp chúng bay lượn xa. Ví dụ, chuồn chuồn, bướm, ong, thiêu thân... có thể bay được rất xa, chính là dựa vào phần cơ thịt nối liền giữa ngực và lưng của chúng. Đặc biệt là loài bướm dựa vào cơ thịt phát triển khiến cho chúng có thể vỗ cánh lên xuống, kéo cả cơ thể tiến lên phía trước, lùi về phía sau hoặc bay vòng quanh. Khi chúng nghỉ, không bay nữa, cũng vẫn vỗ cánh không ngừng, đó là chúng lợi dụng cơ thịt vận động làm cho nhiệt độ của cơ thể tăng cao, để lúc nào cũng có thể bay được. Điều này cũng giống như máy bay trước khi cất cánh, động cơ đầu tiên phải chuyển động vậy. 48. Côn trùng có mấy loại "miệng"? Các nhà khoa học gọi "miệng" của côn trùng là giác quan hai bên miệng. Tuy trong vương quốc côn trùng có hơn 1 triệu thành viên, nhưng kiểu giác quan hai bên miệng của chúng lại không nhiều, các nhà khoa học phân chia giác quan hai bên miệng của côn trùng thành mấy kiểu lớn như: kiểu nhai, kiểu liếm hút, kiểu đâm hút, kiểu xi-phông (kiểu thông nhau), kiểu nhai hút... Đương nhiên, sự hình thành của những giác quan hai bên miệng này có quan hệ mật thiết với thức ăn mà côn trùng ăn. "Miệng" của con ong có nhiều chức năng, vừa có thể nhai nát nhỏ phấn hoa, vừa có thể vươn vào trong bông hoa để hút mật. Do vậy người ta gọi loại "miệng" đặc biệt này là giác quan hai bên miệng kiểu nhai hút. "Miệng" của ruồi là đại diện của giác quan hai bên miệng kiểu liếm hút. Bởi vì khi ruồi đậu vào sữa hay canh rau có thể trực tiếp dùng "miệng" hút, nếu gặp thức ăn thể rắn như kẹo và bánh ngọt lại dùng "miệng" để liếm, hoà tan thức ăn rắn vào trong nước bọt của mình, sau đó lại hút thức ăn vào trong bụng. "Miệng của muỗi rất đặc biệt, do một chùm vòi rất mảnh tạo thành. Những chiếc vòi này có cái cứng có cái mềm, cái cứng dùng để đâm xuyên da, hút máu trong cơ thể người và động vật, cái mềm lại trở thành thực quản và tuyến nước bọt... Do "miệng" của muỗi có đặc điểm đâm vào để hút thức ăn, do vậy gọi nó là giác quan hai bên miệng kiểu đâm hút. Ngoài muỗi ra, ve cũng có giác quan hai bên miệng kiểu đâm hút tương tự, nhưng khác là giác quan hai bên miệng của nó đặc biệt cứng dài và chỉ có một cái. Chúng ta biết rằng ve thích hút chất nước trong thân cây để đáp ứng nhu cầu thức ăn, "miệng" của nó đã biến thành một cái "kim" vừa cứng vừa dài. Nhờ vậy nó có thể xuyên qua vỏ cây để hút nhựa. "Miệng" của bướm và thiêu thân là chiếc vòi dài và mảnh. Bình thường chiếc vòi giống như chiếc đồng hồ được lên dây cót vậy, nhưng khi đến trước bông hoa nở, chiếc vòi bỗng chốc sẽ trở nên dài ra đủ để hút mật ở chỗ sâu trong cùng của bông hoa, sau khi ăn uống no đủ, chiếc vòi sẽ được cuộn lại như cũ. Loại "miệng" thú vị này chính là giác quan hai bên miệng kiểu xi phông điển hình. "Miệng" của châu chấu được gọi là giác quan hai bên miệng kiểu nhai, có điểm giống như miệng của động vật bậc cao. Hai bên trái phải của nó có hai hàm mang răng cưa, đặc biệt thích hợp cho việc gặm nhấm hoa màu. Phía dưới hàm còn có mấy chiếc xúc tu chuyên dùng để nhận cảm giác đồ vật của thế giới bên ngoài. 49. Côn trùng có "mũi" và "tai" không? Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao? Côn trùng thực sự là có "mũi". Nếu bạn bắt được các loại côn trùng, quan sát tỉ mỉ một chút thì sẽ phát hiện ra trên đầu chúng đều có một đôi xúc tu. Có điều xúc tu của các loài côn trùng không giống nhau: có cái thì dài giống như một đôi roi, có cái thì mọc rất nhiều nhánh giống như hai chiếc bàn chải; có cái rất ngắn, phía dưới là một cái cán, phía trên phình to, hai chiếc xúc tu giống như hai chiếc búa ngắn. Ngoài ra, phía dưới miệng của côn trùng còn có hai đôi râu ngắn nhỏ. Tuy bề ngoài của xúc tu và râu hoàn toàn khác so với mũi của động vật bậc cao, nhưng chúng lại có thể giống như chiếc mũi có tác dụng ngửi mùi. Bởi vì bề ngoài của xúc tu và râu có rất nhiều lỗ thủng nhỏ, có một số tế bào ẩn trong lỗ thủng có thể cảm thụ mùi. Khi côn trùng gặp phải không khí mang theo mùi, nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng phân biệt được rõ mùi. Đối với nhiều côn trùng, chiếc "mũi" đặc biệt này rất quan trọng. Ngoài ong và bướm ra, còn có không ít côn trùng đã lợi dụng khứu giác để tìm thức ăn hoặc tìm bạn đời để sinh đẻ con cái. Con kiến mà mọi người rất quen thuộc, có thể căn cứ vào khứu giác để nhận biết bạn đời của mình; nếu như thả vài con kiến ở tổ kiến này vào trong một tổ kiến khác, do mùi của chúng không giống nhau nên những con kiến ngoại lai sẽ nhanh chóng bị cắn chết. Côn trùng đã có khứu giác, vì vậy cũng có thể tránh được các loại mùi mà nó không thích. Căn cứ vào đặc tính có thể ngửi được mùi của côn trùng, con người đã chế tạo ra nhiều loại thuốc có mùi. Trong đó, có một số thuốc có thể dụ dỗ được côn trùng có hại đến, sau đó giết chúng; có một số thuốc có thể làm cho côn trùng có hại lảng tránh, có thể bảo vệ được người và động vật không bị sâu bọ gây hại, như hương đuổi muỗi, tinh dầu long não... có thể phát huy được tác dụng này. Côn trùng không chỉ có thể ngửi mùi, mà còn có thể phân biệt được âm thanh. Bởi vì trên cơ thể của chúng có một số bộ phận có tác dụng như đôi tai. "Tai" của côn trùng rất kì lạ, vị trí mọc rất khác nhau. "Tai" của côn trùng mọc ở hai bên trái phải của đoạn thứ nhất phần bụng, mỗi bên một cái, bề ngoài giống như vết nứt hình bán nguyệt, rất dễ nhìn thấy. "Tai" của muỗi mọc ở trên hai xúc tu của phần đầu, trong đoạn thứ hai của mỗi xúc tu ẩn giấu một cơ quan nghe âm thanh. "Tai" của con dế lại mọc ở trên đoạn thứ hai của một đôi chi trước. Còn "tai" của thiêu thân, cái thì mọc ở phần ngực, cái thì mọc ở phần bụng. Khả năng thính giác của côn trùng rất đặc biệt. Khả năng phân biệt đối với nhịp điệu và quy luật của âm thanh rất tốt, nếu như số lần đứt nối của âm thanh trong mỗi giây đồng hồ tương đối nhiều, thì tai người nghe không ra chỗ đứt nối, chỉ cảm thấy được là một chuỗi âm thanh liên tục. Nhưng nhiều côn trùng lại có thể phân biệt được rõ ràng sự thay đổi mấy chục lần mỗi giây của nhịp điệu và quy luật. Không chỉ như vậy, những người làm công tác khoa học đã phát hiện ra có rất nhiều côn trùng có thể nghe được siêu âm, thậm chí có con có thể nghe thấy siêu âm dao động 20 vạn lần mỗi giây (200 kHz). "Tai" của côn trùng chủ yếu là dùng để tìm "bạn đời". Ví dụ như côn trùng cái cô đơn, nó dựa vào âm thanh lạ phát ra thì dễ tìm được nơi ẩn náu của côn trùng đực để thực hiện hoạt động giao phối. "Tai" cũng phát huy được tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ an toàn bản thân. Như nhiều con thiêu thân có thể nghe được âm thanh của con dơi (loại âm thanh này gọi là sóng siêu âm, tai người nghe không được), làm cho chúng có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm để không bị rơi vào trong miệng con dơi. 50. Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không? Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng. Mùa xuân, những con tằm nhỏ bé ra đời, chúng không ngừng gặm món lá dâu, qua nhiều lần lột xác cơ thể lớn lên không ngừng, chúng ta gọi tằm ở thời kì này là giai đoạn ấu trùng. Khi ấu trùng của con tằm đủ lớn, chúng bắt đầu nhả tơ kết kén, cơ thể biến thành con nhộng màu nâu. Cơ thể của con tằm trốn trong kén lại có sự biến đổi lần nữa, trở thành con ngài phá kén chui ra, đồng thời sinh ra nhiều trứng. Đến mùa xuân năm thứ hai, trứng lại nở ra thành ấu trùng, bắt đầu một vòng đời mới. Tằm là thành viên trong bộ côn trùng, cả cuộc đời phải trải qua 4 giai đoạn rõ ràng, đó chính là ấu trùng, nhộng, côn trùng trưởng thành (con ngài) và trứng. Nhưng cũng có rất nhiều côn trùng cả cuộc đời lại không xuất hiện giai đoạn biến thành nhộng, bởi vì những côn trùng khác nhau về chủng loại, có loại hình biến hoá không giống nhau. Cái gọi là biến hoá, là chỉ một số động vật trong quá trình ấu thể phát triển thành cơ thể trưởng thành, hình dáng bên ngoài cơ thể, kết cấu sinh lí bên trong và thói quen sinh hoạt đã xảy ra một loạt sự biến đổi rõ rệt. Cả đời của con tằm trải qua 4 giai đoạn biến đổi, thuộc về loại côn trùng biến hoá hoàn toàn. Trong bộ côn trùng còn có không ít loài, trong chu kì sống chỉ có 3 giai đoạn: trứng, côn trùng non (ấu trùng) và côn trùng trưởng thành, không có thời kì nhộng. Đó là loại côn trùng biến hoá không hoàn toàn. Ví dụ như chấu chấu hầu như mọi người đều rất quen thuộc, trứng của nó nở ra châu chấu non. Hình dáng và thói quen sinh hoạt của châu chấu non gần giống như châu chấu trưởng thành, điểm khác biệt là cơ thể nhỏ và cánh phát triển chưa hoàn thiện, cùng với nhiều lần lột xác sau này, cơ thể dần dần trưởng thành, cánh mọc đầy đủ thì nó sẽ trở thành châu chấu trưởng thành. Ngoài hình dáng hoàn thiện và hình dáng chưa hoàn thiện ra, trong côn trùng còn có các loại hình biến hoá như biến hoá tăng thêm, không biến hoá (biến hoá bề ngoài), biến hoá như cũ... 51. Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào? Trong các loài vật hiện có trên Trái Đất, côn trùng chiếm khoảng 80%, có thể nói rằng, trong lịch sử biến hoá mấy tỉ năm của giới động vật, côn trùng là đông nhất. Nhưng chúng ta đều biết, so với loài động vật có vú, loài chim hoặc loài bò sát, lưỡng cư, loài cá thì đại đa số côn trùng thực sự là quá nhỏ bé. Vậy thì, những con vật nhỏ bé như vậy, đối diện với sự cạnh tranh sinh tồn tàn khốc trong giới tự nhiên, chúng đã tồn tại như thế nào và không ngừng phát triển lớn mạnh ra sao? Thứ nhất, nói chung chúng đều có khả năng sinh sản đến kinh ngạc. Lấy ví dụ là một đôi ruồi thông thường, trong điều kiện sinh sản thích hợp sẽ sinh ra, nếu như đều có thể tồn tại và sinh sản, tổng số cơ thể của chúng có thể lên tới 1020 con trở lên, cũng có thể vượt quá 100 ngàn tỉ con. Đương nhiên, tình hình thực tế không thể được như vậy, nhưng đã có cơ sở như con số thiên văn vậy, cho dù môi trường bên ngoài tương đối tồi tệ, thì vẫn sẽ có một bộ phận tồn tại lại và tiếp tục sinh sản. Thứ hai, việc sinh sản của côn trùng không phải là tuỳ ý. Nói chung chúng sẽ lựa chọn nơi nào an toàn, thức ăn đầy đủ, môi trường thích hợp để đẻ trứng. Thậm chí có một số côn trùng sẽ vì con cháu mà trang bị một số biện pháp bảo vệ. Ví dụ như loài gián mà chúng ta rất quen thuộc, trứng của chúng được bọc trong vỏ trứng, còn như trứng của côn trùng muỗi lại giống như là cấu trúc của một công trình vĩ đại, nó mất nhiều công sức cuộn chiếc lá thành hình ống tròn, và trứng được sinh ra ở trong lòng hình ống giống như chiếc nôi vậy. Những ấu trùng vừa được nở ra hầu như không có khả năng đề kháng, cơ thể non nớt của nó thường trở thành món ăn ngon cho động vật ăn thịt côn trùng. Vì vậy, rất nhiều ấu trùng phải trổ hết các loại kĩ xảo để bảo vệ chính mình. Ví dụ, khi chúng vừa nở ra sẽ tụ tập thành bầy làm cho khi thoạt nhìn trông giống như một vật lớn, hoặc khi nguy hiểm đến chúng sẽ giả vờ chết để trốn tránh sự tấn công của kẻ địch. So với ấu trùng, sự trang bị của côn trùng trưởng thành rất đầy đủ, biện pháp bảo vệ cũng hữu hiệu hơn. Xúc tu và mắt kép của côn trùng đã cho chúng cảm giác nhanh nhậy; giác quan hai bên miệng mà côn trùng dùng để kiếm thức ăn lại phát triển thành nhiều kiểu dáng đa dạng như kiểu nhai, kiểu đâm hút... Đối với côn trùng mà nói thì thiết bị bảo vệ mình thành công là đôi cánh dùng để bay lượn, ngoài số ít loài ra, đại bộ phận côn trùng đều có đôi cánh có thể mở rộng để bay lượn. Dễ dàng nhận thấy rằng bay không chỉ đã tăng thêm cơ hội kiếm ăn cho côn trùng, mở rộng không gian sinh tồn, mà còn làm giảm khả năng bị kẻ địch tiêu diệt. Có một số côn trùng còn có thể áp dụng "biện pháp nguỵ trang" khéo léo, làm cho chúng không bị phát hiện khi kẻ địch đi ngang qua. Phương pháp mà côn trùng dùng gọi là hình dáng mô phỏng (sinh vật có màu sắc giống màu sắc xung quanh để tự vệ), có thể bắt chước y hệt hình dáng của sinh vật khác. Ví dụ như côn trùng đốt tre nhìn rất giống một đoạn cành cây non màu xanh biếc, bướm lá khô giống y hệt một chiếc lá khô. Đương nhiên, côn trùng có thể phát triển nhanh chóng trên Trái Đất như vậy, còn có liên quan với tính năng và cấu tạo đặc biệt của chúng. Bởi vì hình dáng của chúng nhỏ, nên thức ăn và không gian sinh sống mà chúng cần cũng tương đối nhỏ; còn yêu cầu của chúng đối với môi trường không cao, và cơ thể của chúng có vỏ ngoài bảo vệ... Tóm lại, trong quá trình biến hoá thời gian dài của giới tự nhiên, côn trùng đã hình thành một phương thức sinh hoạt đặc biệt thích hợp với mình mới làm cho chúng đối diện được với vô số kẻ địch lớn mạnh trong thế giới “kẻ mạnh là kẻ thắng” này, vẫn có thể sinh sống và phát triển. 52. Tại sao đại đa số côn trùng lại không thể đi đường thẳng? Khi gà đi, một chân đưa lên trước, còn chân kia đỡ trọng lượng của cơ thể, chân đưa lên bước về phía trước, lại chạm đất, còn chân sau khi đỡ cơ thể lại nhấc lên, bước chạm đất. Như vậy, một chân trước, một chân sau liên tục, thay thế lẫn nhau để kéo cơ thể bước lên phía trước. Nếu như đứng ở phía sau nhìn gà đi, sẽ phát hiện ra cơ thể của gà trong quá trình thay thế ngắn ngủi giữa hai chân, lúc thì hơi nâng lên cao, lúc thì hơi hạ xuống. Cho dù đi một chân cao, một chân thấp, lắc la lắc lư, nhưng do độ dài hai chân của nó như nhau, khoảng cách bước đi bằng nhau, vì vậy, hướng của bước đi về phía trước vẫn trở thành một đường thẳng. Các động vật như lợn, dê, trâu, ngựa..., tuy đều có bốn chân, nhưng do độ dài của bốn chân bằng nhau và cũng do hai chân thay thế trái trước phải sau, phải trước trái sau để đỡ cơ thể bước về phía trước nên khi chúng bước đi cũng thường là thẳng về phía trước. Nhưng đại đa số côn trùng trưởng thành lại không phải như vậy, khi chúng bò trên đất, thường là bò về phía trước ngoằn ngoèo tạo thành hình zích zắc. Vậy thì tại sao côn trùng lại không thể đi được đường thẳng? Côn trùng là động vật có 6 chân, hai bên mỗi bên mọc 3 chân dài mảnh, mỗi chân lại phân thành 5 mấu nhỏ, 6 chân được bố trí thành một đôi chân ngắn phía trước, một đôi chân dài phía sau, một đôi chân ở giữa. Khi chúng bò, 6 chân vừa không thể đồng thời di chuyển, cũng không thể đồng thời di chuyển 3 chân ở một phía của cơ thể, nếu không thì sẽ làm cho cơ thể treo lơ lửng trên không hoặc là nghiêng ngả. Côn trùng khéo léo phân 6 chân thành 2 nhóm: một nhóm do một chân phải trước một chân trái giữa và một chân phải sau tạo thành; một nhóm khác lại do một chân trái trước, một chân phải giữa và một chân trái sau tạo thành. Côn trùng bò về phía trước một bước, cơ thể do một nhóm chân giữa của hai nhóm đỡ cơ thể, còn một nhóm chân khác hơi nhấc lên để thoát khỏi mặt đất, tiến về phía trước. Như vậy, cơ thể của côn trùng giống như được một chiếc giá tam giác rất vững chắc và cân bằng đỡ lên. Có người đã quan sát tỉ mỉ côn trùng bò, nó do một nhóm chân trước duỗi ra phía trước, và dùng móng vuốt ở phần trước của đốt cổ chân mang móc, bám chặt vào phần lồi lõm trên mặt đất, có tác dụng kéo về phía trước; chân giữa ở phía bên kia, đặc biệt là chân sau của cùng phía liền hết sức duỗi các đốt trên chân ra, đẩy cơ thể lên phía trước, do chiều dài của chân trước và chân sau không bằng nhau, khi chân sau dùng sức đưa về phía trước thì sẽ đẩy chân giữa và cơ thể rời khỏi mặt đất lệch khỏi đường thẳng, làm cho trục giữa của cơ thể nghiêng đi. Khi chân trước của nhóm kia nhấc lên, để làm cho cơ thể tiến lên phía trước thì duỗi theo hướng ngược lại với cơ thể, chân sau dùng sức đẩy lên, lại xoay cơ thể theo hướng khác. Như vậy, côn trùng đã bò về phía trước ngoằn ngoèo thành hình zích zắc như vậy đấy. Côn trùng rời khỏi mặt đất, khi bò lên trên thân cây tương đối xù xì cũng là ngoằn ngoèo không thành đường thẳng. Nếu như bò trên cành cây tương đối mảnh thì nó bò xoay tròn về phía trước trên cành cây. Đây đều là do khoảng cách giữa chân trước và chân sau đẩy về phía trước không giống nhau gây ra. 53. Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không? Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác, đặc biệt là nó có một đôi chân trước giống như chiếc "đao lớn", khiến cho nó trở thành kẻ thù đáng sợ đối với côn trùng có hại. Trong rất nhiều sách khi miêu tả hành vi hung ác của bọ ngựa đều nói rằng, sau khi bọ ngựa cái giao phối với bọ ngựa đực, sẽ lập tức quay người lại cắn vào cổ của "chồng", dần dần ăn thịt bọ ngựa đực đến khi còn thừa lại hai mảnh cánh mới thôi. Có sách khi giải thích hiện tượng này, thậm chí còn nói rằng hành vi này của bọ ngựa là bản năng tự nhiên vốn có, bọ ngựa đực tình nguyện xả thân làm thức ăn cho "vợ" là để cho "vợ" có đầy đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng con cái. Số phận của bọ ngựa đực sao mà bi thảm như vậy? Năm 1984, nhà khoa học người Đức Lask và nhà khoa học người Mĩ William Moris Davis đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài đối với thói quen sinh hoạt của bọ ngựa. Họ dùng máy quay phim ghi lại toàn bộ quá trình giao phối của 19 đôi bọ ngựa, kết quả phát hiện ra rằng không có một con bọ ngựa đực nào sau khi giao phối bị mất mạng vào trong bụng của bọ ngựa cái. Trái lại, bọ ngựa trong quá trình giao phối lại rất kéo dài tình cảm. Như vậy, tại sao lại xuất hiện ý kiến là bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực được? Bởi vì, vào thế kỉ XIX có một nhà côn trùng học nổi tiếng tên là Tean Henri Fabre (1823 - 1915), trong tác phẩm nổi tiếng "Nhật kí côn trùng" của ông đã miêu tả sinh động quá trình bọ ngựa cái sau khi giao phối đã quay đầu lại ăn bọ ngựa đực trên lưng như thế nào. Từ đó về sau, hầu như tất cả các quyển sách nói đến bọ ngựa đều có cách nói như vậy. Tình huống được miêu tả trong quyển sách của ông Jean Henri Fabre là sự tồn tại trong giới tự nhiên. Đó là bởi vì sau khi bọ ngựa cái giao phối, trong tình trạng không có đầy đủ thức ăn có thể lấy bọ ngựa đực đã hoàn thành sứ mệnh để bổ sung dinh dưỡng. Điều này giống với quy luật có một số côn trùng sau khi lột xác, ăn mất da đã lột, có một số loài động vật có vú giống cái sau khi sinh xong đã ăn mất bào thai của mình. 54. Tại sao trên cánh của chuồn chuồn có mắt? Chuồn chuồn là loài côn trùng mà con người thường thấy nhất. Nó có 4 cánh bằng phẳng, phần bụng dài mảnh, nhìn trông giống như một chiếc máy bay nhỏ. Nếu như bạn quan sát tỉ mỉ thì sẽ phát hiện ra phía trước của cánh chuồn chuồn có một vùng chất sừng dày màu thẫm, các nhà động vật học gọi nó là mắt cánh hay nốt ruồi cánh. Mắt trên cánh đối với chuồn chuồn có tác dụng gì? Các nhà động vật học cho biết, chuồn chuồn là nhà phi hành xuất sắc trong vương quốc côn trùng. Nó không chỉ bay nhanh, bay cao, mà còn có thể làm được nhiều động tác khó mà ngay cả máy bay hiện đại cũng không làm được, nó vừa có thể bay nghiêng, bay ngược hoặc treo lơ lửng giữa lưng chừng trời, khi bay nhanh cũng có thể hạ thấp đột ngột. Khi chuồn chuồn bay với tốc độ cao, mỗi giây đồng hồ phải vẫy cánh 30 ~ 50 lần, nhưng kì lạ là cánh của chuồn chuồn nhìn rất mỏng manh yếu ớt lại có thể vỗ cánh bình yên dễ dàng. Bởi vì mấy trăm năm trước, thiên nhiên đã trang bị cho chuồn chuồn bộ phận vỗ rất kì diệu, đó chính là mắt cánh, nó làm cho cánh vỗ với tốc độ cao mà không bị ảnh hưởng. Máy bay bay với tốc độ cao trên không trung cũng giống như chuồn chuồn, cánh của máy bay sẽ xảy ra hiện tượng rung, kết quả thường xuất hiện tai nạn như cánh máy bay đứt đoạn, máy bay nổ chết người. Sau đó, các nhà khoa học được sự gợi ý từ trong mắt cánh của chuồn chuồn, bắt chước cánh của chuồn chuồn, phần trước của cánh máy bay hàn thêm một thiết bị nặng, như vậy thì sẽ trừ bỏ được hiện tượng rung gây hại. 55. Tại sao chuồn chuồn phải "đạp nước"? "Chuồn chuồn đạp nước chầm chậm bay" là câu thơ cổ của Trung Quốc, có thể thấy rằng hiện tượng chuồn chuồn đạp nước đã được mọi người sớm chú ý đến. Nhưng rốt cuộc thì chuồn chuồn vì sao phải đạp nước? Người xưa không trả lời được. Hoá ra chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng của ấu trùng giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy, tuy có 3 đôi chân nhưng lại không có cánh để bay. Môi dưới của nó rất dài, có thể cong duỗi, đoạn đầu có kìm đã trở thành công cụ bắt mồi. Khi nghỉ ngơi, môi dưới có thể gập cong che kín toàn bộ miệng lại. Các loại ấu trùng như loài phù du hoặc loài côn trùng hút nhựa cây... ở trong ao là thực phẩm chính của nó. Loại ấu trùng của chuồn chuồn, chúng ta gọi nó là "ấu trùng sống dưới nước". Sau khi ấu trùng sống dưới nước trưởng thành chúng từ trên bèo rong nhảy ra khỏi mặt nước, lột xác biến thành chuồn chuồn. Do vậy, đôi khi chúng ta nhìn thấy nó đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước, trên thực tế, kiểu "đạp nước" này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn. 56. Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao? Vào sau những năm 80 của thế kỉ XX, khí hậu toàn cầu dần dần nóng lên, không ít những khu vực đã xuất hiện hiện tượng mùa đông nóng lạ lùng, điều này đã mang đến một loạt những hậu quả không tốt đối với xã hội loài người, vì vậy, cơ quan môi trường Liên hợp quốc quyết định chủ đề của "Ngày bảo vệ môi trường thế giới" ngày 5-6-1989 là "Hãy cảnh giác, toàn cầu đang nóng lên". Nguyên nhân nào làm cho nhiệt độ không khí của toàn cầu lên cao vậy? Giáo sư - nhà hoá học khí tượng thuộc Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Mĩ cho rằng, ngoài hoạt động của loài người làm tăng lên không ngừng hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển, tạo thành "hiệu ứng nhà kính" và các nhân tố như hiện tượng El Nino ra, loài mối trong bộ côn trùng cũng có liên quan đến việc tăng nhiệt độ toàn cầu. Điều này hình như đã làm cho mọi người không sao hiểu nổi, con mối nhỏ bé với nhiệt độ không khí lên cao, làm sao lại có thể liên quan được với nhau? Chúng ta biết rằng, trong bụng của con mối tồn tại khoảng hơn 100 loại vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Loài mối thích gặm đồ gỗ, sau khi nuốt số lượng lớn thức ăn chất xenlulô trong lõi gỗ vào bụng, nhờ các vi khuẩn, chất xenlulô có thể được tiêu hoá. Nhưng loài vi sinh vật này trong quá trình tiêu hoá phân giải chất xenlulô, tất nhiên sẽ sản sinh ra một loại sản phẩm phụ - mêtan. Mêtan chính là khí đốt mà mọi người thường nói. Nó ở trong tầng khí quyển tương đối thấp, sau khi qua phản ứng có thể hình thành cacbon đioxit, còn sự tăng thêm của cacbon đioxit trong khí quyển sẽ dẫn đến nhiệt lượng trong Trái Đất không dễ toả ra, hình thành nên "hiệu ứng nhà kính". Loài mối sinh ra mêtan, tuy đã có lịch sử hàng trăm triệu năm, nhưng giáo sư cho rằng, lượng mêtan mà chúng sản sinh ra mấy năm gần đây mới tăng lên, dự đoán mỗi năm thải ra khí quyển 150 triệu tấn mêtan. Đây là con số không nhỏ và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với sự tăng cao của nhiệt độ toàn cầu. 57. Con dế có kêu bằng miệng không? Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng "tuýt ! tuýt !", đây là tiếng kêu của con dế - loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích. Điều thú vị là tiếng kêu vang này không phải là được phát ra từ trong miệng của con dế, mà là được phát sinh thông qua sự ma sát giữa đôi cánh. Dế trưởng thành thường thấy đều có hai đôi cánh. Cánh trước tương đối cứng, có tác dụng phát tiếng kêu và bảo vệ cơ thể; cánh sau mềm có tác dụng bay lượn. Cánh trước của dế đực thông thường có các loại gân cánh đan xen ngang dọc hoặc song song, giữa gân cánh hình thành cửa số cánh trong suốt. Một đường gân của hai cánh trước rất to, trở thành cơ quan phát âm của loài dế: phía dưới gân ngang của cánh phải trước có mọc một loạt hình răng cưa nổi lên, hình thành răng phát âm. Khi dế đực kêu, răng phát âm của cánh phải trước và gân ngang của cánh trái trước không ngừng ma sát phát ra âm thanh, giống như chiếc cung của đàn viôlông không ngừng ma sát vào dây đàn, âm phát ra được cộng hưởng ở cửa sổ cánh trong suốt. Một con dế cơ thể chỉ dài có mười mấy milimét có thể phát tiếng kêu rất vang, khi dế sống ở trong hang, khe gạch, kẽ đá kêu, nhờ tác dụng phóng thanh của nơi ở, tiếng kêu sẽ càng vang hơn. 58. Tại sao châu chấu phải hoạt động thành đàn? Nói đến châu chấu, người ta sẽ liên tưởng ngay đến đàn châu chấu phủ rợp trời kín đất. Năm 1889, trên bầu trời của Biển Đỏ đã xuất hiện đàn châu chấu lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử, ước tính có khoảng 250 tỉ con, khi chúng bay giống như một đám mây đen lớn có sự sống che khuất ánh sáng Mặt Trời, làm cho mặt đất tối mờ mịt. Quả thực châu chấu cho dù là bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần, đây là thói quen sinh sống của chúng và là kết quả ảnh hưởng của môi trường. Châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng của chúng. Khi châu chấu đẻ trứng, chúng lựa chọn nơi đẻ trứng rất kĩ lưỡng. Nói chung thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào. Trên cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể phù hợp với những điều kiện này tương đối ít, do vậy,