🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Phút Kỳ Diệu Mỗi Ngày Thắt Chặt Tình Cha Con Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mục lục 10 phút kỳ diệu mỗi ngày thắt chặt tình cha con Lời mở đầu Bạn có nói chuyện với con được hơn 10 phút không? 1. “Cơm trưa ở trường hôm nay có món gì hả con?” - Bắt đầu câu chuyện. 2. “Bố con mình cùng tắm đi!” - Bố rủ con. 3. “Hôm nay bố sẽ chiêu đãi con” - Bố cùng con đi ăn hàng. 4. Chuyện xảy ra ở cơ quan bố. 5. “Sa _ shi _ su _ se _ so” - Con sẽ nói rất nhiều chuyện. 6. Lắng nghe _ Khi con cao hứng nói chuyện. 7. “Con biết chào hỏi rồi đấy!” - Khen con. 8. “Bố con mình cùng tìm hiểu xem tại sao nhé!” - Khi trẻ hỏi “Tại sao?”. 9. “Con làm Bộ trưởng X nhé” _ Giao nhiệm vụ. 10. “Con giúp bố một tay đi nào!” - Cùng con làm. 11. “Thú vị nhỉ” _ với con trai, “Xinh xắn nhỉ” - với con gái. 12. “Bố luôn luôn ủng hộ con.” _ Thông điệp thường xuyên. “Cách khen, cách mắng” được lòng con 1. “Hò dô ta nào!” - quyết định 90% thành công trong việc dạy con. 2. “Mỗi ngày 3 lời khen” - Thực hành. 3. “Là con thì chắc chắn con làm được ấy mà” - Hiệu quả bất ngờ. 4. “Con nghĩ xem vì sao mà kết quả học tập tăng cao thế?” - Hỏi cho con nghĩ. 5. “Là bố thì bố chịu rồi đấy.” - Khích tướng con. 6. “Giọng con mượt ghê!”, “Con chịu khó thật đấy!” - Khen cụ thể. 7. “Tuyệt vời!” _ Đánh giá điểm trung bình các môn đạt 50/100. 8. “Bố biết hết đấy.” - Rất quan trọng. 9. “Con nghĩ xem tại sao lại như vậy?” - Cho con trình bày lý do. 10. “Cái đồ ngu!”, “Ngu quá con ạ!” - Cấm kị. 11. “Nếu con vẫn muốn tiếp tục học môn ngoại khóa thì phải cố gắng cả hai nhé.” - Giao hẹn. https://thuviensach.vn 12. “Con làm ngay bây giờ đi!” - Yêu cầu dứt khoát. Cách nói chuyện khéo léo giúp con học giỏi 1. Con bị điểm kém, thấy thế bố lại vui là khác. 2. Cách nói chuyện cho con giỏi văn và toán hơn. 3. Nói chuyện với người nước ngoài khi cùng con du lịch nước ngoài. 4. “Bố con mình mua củ hoa về trồng đi!” - Khơi gợi sự quan tâm của con tới môn khoa học. 5. Xem truyền hình trực tiếp môn thể thao nào đó - Giới thiệu về đất nước đăng cai. 6. Chương trình thể thao - Niềm vui thực sự của thắng bại. 7. Chương trình thời sự - Bố con cùng xem. 8. Nếu con hỏi “Vì sao con phải học mới được?”. 9. Chuyện tự hào của bố. 10. “Cùng làm nhé!” _ Lời đề nghị luôn đắt giá. 11. Vì sao “Con mà không học thì sẽ lại giống bố đấy!” là câu cấm kị? 12. Không khất lần “Để lần tới nhé”. Nghệ thuật nói chuyện để con tự tin tuyệt đối 1. “Bàn học thì để khi nào con vào cấp II nhé!” 2. “Trông sắc mặt con không ổn rồi.” - Bắt con ngừng chơi game. 3. “Con quan sát thật kỹ công việc của bố nhé.” _ Cho con xem nơi làm việc. 4. “Bây giờ, bố vừa tới khách sạn A.” - Báo tin từ nơi công tác. 5. “Tình hình học của con thế nào?” - Khi cùng đi dạo bộ. 6. “Bố con mình cùng nấu bữa tối đi!” - Bắt tay vào việc. 7. Giải tỏa căng thẳng hằng ngày bằng các hoạt động ngoài trời. 8. “Đi du lịch với con cưng là đương nhiên”. 9. Tìm ra sở thích chung với con. 10. “Bố con mình đến sân bóng chày xem quả home-run1 đi!” _ Tới hiện trường. 11. Học lực của con và điện thoại di động _ Mối liên hệ không ngờ. 12. Bố mẹ phối hợp nhịp nhàng. 12 Câu nói dạy con thành người có phẩm cách 1. “Con hãy tiết kiệm tiền quà vặt để mua nhé!” 2. “Bố cũng sẽ tiết kiệm cho đủ tiền đã.” 3. Kinh nghiệm bản thân bố đã chịu đựng. 4. “Đồ đạc của con thì con tự cầm lấy nhé.” https://thuviensach.vn 5. Dạy con đứng trong các phương tiện giao thông công cộng. 6. Bạn có nói với con là “Con làm như thế này có phải hơn không?” không? 7. “Không nói trước” - nói hết phần của con. 8. “Bố không bỏ cuộc đâu nhé” - để dạy con tính kiên trì. 9. “Thật thế là được rồi chứ?” - sử dụng chiêu khích tướng. 10. Dạy con thái độ kính trọng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn và thầy cô giáo. 11. Bố và con cùng học thành ngữ, tục ngữ. 12. “Chúng ta xả hơi thôi!” _ thỉnh thoảng nên nói. Lời kết https://thuviensach.vn 10 phút kỳ diệu mỗi ngày thắt chặt tình cha con B ạn có con trai hay con gái đang trong lứa tuổi đi học? Bạn nghĩ có thể dành bao nhiêu thời gian trong một ngày bình thường của mình cho con? 10 phút theo bạn là quá ngắn? Nhưng bạn có thực sự đã dành được trọn vẹn 10 phút mỗi ngày cho con mình cùng với tình yêu thương và sự quan tâm dựa trên phương cách giáo dục hợp lý nhất? Thực tế ở Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, việc người cha quá bận rộn với công việc mà sao nhãng, không quan tâm đến những thay đổi, biến động tâm lý của con cái diễn ra một cách thường xuyên. Có thể hôm nay trẻ buồn vì những lý do nghiêm trọng như bị bắt nạt hay trấn lột ở trường; hoặc chỉ là những lý do dễ gặp phải như bị cô giáo mắng vì chậm trễ xếp hàng chào cờ hay kết quả thi không được tốt. Trẻ muốn tâm sự với bố, nhưng vì quá mệt mỏi với những bộn bề cuộc sống thường ngày nên bố không lắng nghe hoặc nghe với thái độ hờ hững, thậm chí còn bực dọc và quát mắng thêm. Họ không biết và cũng không nghĩ được rằng cách hành xử với con mình như vậy sẽ mang lại những hệ quả tồi tệ tới mức nào. Theo thống kê, số trẻ ở độ tuổi đi học có tâm sinh lý bất ổn, khi được phỏng vấn, trả lời lý do các em trở nên bất cần, nghiện game, hút thuốc, quan hệ trước tuổi vị thành niên và nhiều hành vi không phù hợp với lứa tuổi, phần lớn bắt nguồn từ việc gia đình không quan tâm sát sao, cá biệt có những trường hợp trẻ còn bị bố mẹ mắng mỏ thậm tệ và đánh đập. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ rõ những sai lầm còn tồn tại của các bậc phụ huynh, họ luôn tự tin cho rằng phương pháp dạy con của mình là đúng mà chưa bao giờ đặt mình vào góc độ của trẻ nhỏ để từ đó cân đối và đưa ra được những cách thức giáo dục trẻ hợp lý. 10 phút kỳ diệu mỗi ngày thắt chặt tình cha con tổng hợp những kỹ năng được đúc rút từ những tình huống thực tế thường ngày, nói lên sự cần thiết trong việc tương tác giữa cha và con sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến lực học, cũng như phương pháp rèn luyện khả chịu đựng của trẻ trước những áp lực cuộc sống sau này. Dù cho công việc của bạn có bận rộn thế nào đi nữa, 10 phút bạn dành ra cho con mình có thể thay đổi rất nhiều điều. Vậy người bố – người có vai trò chủ chốt trong việc xây dựng nền tảng của gia đình, họ cần phải làm gì để thỏa mãn những nhu cầu tâm lý cần được chia sẻ của các con, giúp con rèn luyện tốt những điều cơ bản trong quá trình trưởng thành? Thông qua cuốn sách này các bậc phụ huynh sẽ tìm được tất cả những kỹ năng cần thiết để tiếp cận, chia sẻ cũng như động viên khích lệ và phát triển tư duy cho trẻ. CÔ NG TY CỔ PHẦN SÁ CH ALPHA. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn "Nếu con bạn nói với bạn ‘Con cũng muốn được giống bố’ thì bạn thực sự đã ghi điểm tối đa. Không cần bạn phải hoàn hảo trong mắt con, chỉ cần xây dựng được trong con lòng kính trọng và yêu thương bố mình." Lời mở đầu C hỉ một lời nói của bố khiến con thay đổi nhiều đến nhường nào! Hằng năm, mỗi khi đi phỏng vấn các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng khu vực ngoại thành Tokyo hay vùng Kansai, tôi đều có chung một cảm nhận rất sâu sắc, đó là sự thay đổi rất lớn về lực học của các con nhờ người bố. Cho dù kết quả là rất tốt “Con đã đỗ vào trường nổi tiếng rồi” nhưng khi tôi thử hỏi chuyện thực tế mới thấy nội tình thật muôn hình muôn vẻ. Có nhiều con học lực vượt trội hẳn lên từ những năm học cuối cấp tiểu học, thi đỗ những trường khó mà chỉ mấy năm trước không dám mơ ước đến. Cũng có nhiều con khi học những năm đầu tiểu học thì đứng đầu lớp, đi học thêm thì thầy cô giáo tin chắc rằng “Với thành tích như hiện nay thì con nhắm vào trường nào cũng được!”, nhưng sau đó học lực không tiến bộ, kết cục con chỉ đỗ vào những trường kém xa so với những trường nằm trong mục tiêu mơ ước ban đầu. Tất nhiên, nguyên nhân khiến cho học lực của con tiến bộ vượt bậc hay giậm chân tại chỗ cũng rất đa dạng. Con và thầy cô ở lớp học thêm có hợp nhau không? Mối quan hệ giữa con và các bạn cùng học thêm có tốt đẹp không? Nội dung học ở trường tiểu học có ảnh hưởng đến tính cách của con? Hơn nữa, bố mẹ quan tâm đến việc học của con cái mình ở nhà như thế nào? Đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến lực học tốt hay yếu của con. Ở những gia đình “Con có lực học tiến bộ” hay “Con đã đỗ vào trường khó ngoài sức tưởng tượng”, tôi được biết thêm nhiều yếu tố khác nữa, như là “Khi việc học của con gặp khó khăn, cách khích lệ của bố có thể giúp con cố gắng học tốt hơn.” “Những câu chuyện của bố có tác dụng rất lớn trong việc hướng con xây dựng mục tiêu một cách khoa học, nâng cao tinh thần phấn đấu.” “Khi mẹ con tôi đang còn buồn nản vì thành tích học tập của con không tiến bộ thì chỉ bằng một câu nói của bố cháu đã cải thiện được tình hình. Đã nhiều lần như thế rồi.” Trong số các bạn đọc, có lẽ sẽ nhiều bạn cho rằng “Con nhà tôi có định thi vào trường trung học nổi tiếng đâu!” Các bạn nên xem xét lại suy nghĩ “Ý kiến của những gia đình có con thi đỗ vào trường nổi tiếng chẳng liên quan gì đến nhà tôi cả.” Kỳ thi vào trung học hiện nay không chỉ đòi hỏi khả năng làm toán hay lượng kiến thức, mà còn yêu cầu khả năng tư duy và khả năng diễn đạt của các con. Chẳng hạn https://thuviensach.vn như các con hiểu về sự vận động của xã hội, các con có thể trình bày ý kiến của mình theo đúng độ tuổi thiếu niên một cách mạch lạc. Đặc biệt càng là các trường nổi tiếng, nếu chỉ học nhồi nhét ở lớp học thêm thì con sẽ không thể cạnh tranh được khi mà các trường đó thường soạn ra những dạng bài kiểm tra kiến thức tổng hợp của trẻ, rồi tuyển sinh chọn lọc từ trong số các thí sinh có cùng nguyện vọng vào trường. Tôi nghĩ rằng, các bậc phụ huynh dù có ý định cho con mình dự thi vào các trường nổi tiếng hay không cũng đều nên tham khảo ý kiến của các gia đình có con thi đỗ trong các kỳ thi trước đó. Điều cần phải tham khảo nhất như tôi vừa mới nói trước đó là sự giao tiếp giữa bố và con trong các gia đình đó. Theo thống kê gần đây thời gian bố – con tiếp xúc với nhau đang có khuynh hướng giảm dần. Mời các bạn xem kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản. Nhìn vào số liệu trên, ta thấy cứ bốn ông bố thì có một người hầu như không tiếp xúc với con vào ngày thường. Mà đây chỉ là tỉ lệ so sánh với thời điểm năm 2007. Thực tế cho đến thời điểm năm 2013, chỉ số này đã tăng gần 10%. Tôi là phóng viên đài truyền hình nên công việc cực kì bận rộn. Vì đặc thù công việc như vậy nên tôi hoàn toàn hiểu công việc tạo ra áp lực lớn thế nào đối với các phụ huynh. Nhất là những ông bố đi làm ở các công ty trả lương theo ca kíp – mô hình đãi ngộ khi trước tăng dựa trên thâm niên thì giờ đây đã thay đổi theo hướng quan tâm đến tính hiệu quả; những ông bố đi làm ở các công ty đang thiếu nhân công trầm trọng vì sa thải hàng loạt, hoặc vì nhân lực sau Chiến tranh thế giới thứ hai đồng loạt đến tuổi về hưu. Những ông bố đó luôn luôn phải đặt những việc như nâng cao thành tích làm việc và kiêm nhiệm nhiều vị trí khác trong công ty lên hàng đầu. Vì thế, họ không làm sao còn thời gian để giao tiếp với con mình nữa. Thế nhưng, những đứa trẻ không được nói chuyện với bố hằng ngày thường có học lực yếu. Thực tế, trong báo cáo điều tra học lực trên toàn quốc tiến hành năm 2007 của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản cho thấy rõ ràng: những gia đình mà bố mẹ và con cái nói chuyện với nhau hằng ngày và những gia đình mà bố mẹ ít nói chuyện với con cái, trẻ có sự chênh lệch về lực học rõ rệt. https://thuviensach.vn Cuộc điều tra này không giới hạn đối tượng giao tiếp với trẻ chỉ là người bố, nhưng chí ít, những trẻ thường xuyên được trò chuyện cùng bố mẹ vẫn có tỉ lệ giải bài đúng cao hơn những trẻ không mấy khi được trò chuyện cùng bố mẹ. Nhất là trong việc giải những bài Toán nâng cao, hay bài Tiếng Nhật nâng cao, mức độ chênh lệch càng rõ nét. Nói chuyện với con rất quan trọng. Cụ thể hơn, trong môi trường bố mẹ đi làm nhưng vẫn dành thời gian để gần gũi với con cái thì con cái của họ sẽ thông minh hơn. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò của các ông bố. Và bây giờ, chúng ta cùng đi vào nội dung chính của sách. Tầm quan trọng của việc bố mẹ nói chuyện với con cái là điều tôi muốn nói tới trong cuốn sách này. Nhất là các ông bố hằng ngày đã cực kì bận rộn, song vẫn tìm mọi cách tạo ra một khoảng thời gian nói chuyện với con, họ nên nói gì và nói như thế nào? Hơn nữa, vào những ngày nghỉ dễ thu xếp thời gian cho con cái thì họ nên nói chuyện gì để cho lực học của con tiến bộ nhiều hơn? Trong cuốn sách này, dựa trên những thông tin thu thập được từ các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng và rất nhiều người làm trong ngành giáo dục, tôi sẽ trình bày về các vấn đề như: “Cách thu xếp thời gian nói chuyện”, “Cách tiếp cận trong khoảng thời gian ngắn ngủi hằng ngày”, “Cách khen ngợi, cách trách mắng”, “Cách làm cho con có hứng thú với việc học” và “Phương pháp dạy con giỏi chịu đựng” Tôi thực sự mong rằng cuốn sách 10 phút kỳ diệu mỗi ngày thắt chặt tình cha con sẽ trở thành những gợi ý thực tiễn cho các phụ huynh đang muốn xây dựng tương lai tốt đẹp cho con mình ngay từ hôm nay. Shimizu Katsuhiko https://thuviensach.vn "Mỗi khi các con nhận được từ bố mình những lời khuyên, những lời nói chân thành là một lần các con định vị được mình trên bản đồ trưởng thành của cuộc đời." Chương 1 Bạn có nói chuyện với con được hơn 10 phút không? Không phải dễ để bắt đầu một cuộc nói chuyện với trẻ 1. “Cơm trưa ở trường hôm nay có món gì hả con?” - Bắt đầu câu chuyện. Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ thông minh thì hằng ngày người bố cần phải dành ra ít nhất 30 phút để nói chuyện với con. Đầu tiên, tôi muốn các bạn hãy xem kết quả điều tra mà Viện Nghiên cứu và phát triển Giáo dục Nhật Bản đã tổng kết. Bản điều tra này chia các ông bố thành hai nhóm: xem bài vở của con hằng ngày và gần như không xem bài vở của con; phỏng vấn họ về ấn tượng, đánh giá với con mình. Chúng ta hãy xem tỉ lệ trả lời như thế nào nhé. Nhìn vào chỉ số phản ánh trên, nếu chỉ nghĩ “Cái này chẳng qua là ý kiến chủ quan của các ông bố thôi” thì cũng không sai, nhưng chúng ta thấy sự đánh giá về con mình của nhóm các ông bố hầu như hằng ngày đều xem bài vở của con cao hơn so với sự đánh giá của nhóm các ông bố không xem bài vở của con. Chỉ điều đó thôi đã đủ cho thấy việc xem bài vở của các con ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ thế nào. Các phụ huynh có con đang học tiểu học thường là những người ở độ tuổi lao động sung sức, tích lũy từ thu nhập nên hằng ngày họ đi làm sớm, sau giờ làm lại làm thêm giờ, hầu như ai cũng trong tình trạng “Hằng ngày tôi không thể xem bài vở cho con được.” https://thuviensach.vn Ở những gia đình có con thi đỗ vào những trường trung học nổi tiếng tôi đã phỏng vấn, các ông bố nhiều nhất mỗi tuần chỉ xem bài vở của con được một, hai buổi. Vì vậy các bạn cũng không cần phải sốt sắng quá. Tuy nhiên, lực học của con họ vẫn có sự tiến bộ vượt bậc. Đáng ngưỡng mộ là những gia đình có con vào được trường điểm đều có chung đặc điểm là các ông bố rất ý thức việc tăng cường trò chuyện với con. Phỏng vấn gia đình nào tôi cũng nhận được câu trả lời: “Đúng thế đấy ạ. Bố con tôi nói chuyện với nhau hằng ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút.” Từ khóa ở đây là: “Cơm trưa ở trường hôm nay có những món gì hả con?” Nếu là người bố luôn dành 10 phút mỗi ngày để trò chuyện với con từ những năm đầu của bậc tiểu học thì đã dễ dàng. Trong những gia đình mà người bố luôn bận túi bụi với công việc, thời gian dành cho việc trò chuyện với con không nhiều, có muốn dành một khoảng thời gian nhỏ cho con cũng rất khó, ta có thể dễ dàng nhận ra khoảng cách giữa bố và con. Những ông bố ấy luôn ở trong tình trạng “Không biết nên nói chuyện gì với con bây giờ.” Khi đó, nên mở đầu cho cuộc giao tiếp giữa hai bố con bằng câu hỏi “Cơm trưa ở trường hôm nay có những món gì hả con?” Ngay từ đầu người bố đã hỏi “Học hành thế nào con? Có tiến bộ không đấy hả?” thì trẻ nào có điểm số không tốt rất có thể sẽ im lặng không nói gì. Trẻ nào học hành thuận lợi, tiến bộ thì nhiều khi cũng chỉ “Vâng” một câu rồi im lặng. Chuyện đó thật dễ hiểu, nếu ngay từ đầu cha con nói chuyện đã vấp phải chủ đề học thêm hay kết quả kiểm tra, trẻ sẽ nghĩ ngay “Rốt cuộc cũng chỉ có chuyện đó thôi” và hoàn toàn không hào hứng với phần hội thoại tiếp sau đó. Nếu chủ đề câu chuyện là cơm trưa ở trường thì sẽ dễ nói hơn cả. Cũng như người lớn, mỗi khi thương thảo với đối tác, hay nói chuyện với làng xóm láng giềng, thường mở đầu câu chuyện bằng chủ đề thời tiết, như là: “Hôm nay trời đẹp thật!” hay “Tự nhiên trời lạnh thế nhỉ!” Hơn nữa, nếu hỏi “Có những món gì?” thì con sẽ chỉ còn cách trả lời liệt kê các món ra, như là “Súp kem với bánh mì nho…” Dựa vào câu trả lời đó, bạn có thể phát triển câu chuyện thêm bằng những câu hỏi: “Súp kem à, có ngon như mẹ nấu không?”, “Ở trường có vui không con?” Các con vốn dĩ rất thích kể về những chuyện mình gặp hằng ngày cho bố mẹ nghe. Nếu người bố chủ động tạo ra một bầu không khí vui vẻ để con có thể thoải mái tâm sự thì sẽ rất dễ dàng để biết về những khúc mắc trong việc học hành, về mối quan hệ với bạn bè ở trường, lớp học thêm và cả những trường hợp khó nói nữa. Trong thời gian phát triển nhận thức, trẻ sẽ đối mặt với một số khó khăn, có thể là trong vấn đề sinh hoạt câu lạc bộ, trong học tập, trong quá trình ôn luyện thi vào trung học, v.v... Trường hợp trẻ bị bắt nạt ở trường cũng đang là một vấn nạn. Để con trưởng thành, thông minh, người bố cần phải giải quyết ổn thỏa những khó khăn đó. Song, để được như vậy, trước tiên cần phải làm một việc quan trọng: tạo cho https://thuviensach.vn con niềm tin vào bố mẹ – “Dù có là chuyện gì đi nữa, bố mẹ cũng sẵn sàng lắng nghe và đứng về phía mình.” Mỗi ngày gộp cả thời gian gặp con buổi sáng trước khi bố đi làm và thời gian buổi tối sau khi bố đi làm về để được 30 phút cũng được. Nên tạo thói quen bố con nói chuyện với nhau, chắc chắn các con sẽ tiến bộ nhiều hơn. 2. “Bố con mình cùng tắm đi!” - Bố rủ con. Thầy Kageyama Hideo – phó hiệu trưởng trường tiểu học Ritsumeikan, một người nổi tiếng với phương pháp giáo dục tự lập đã nói: “Để con trở thành đứa trẻ thông minh, mỗi tuần ít nhất một lần, người bố đi làm về cần trò chuyện và ăn cơm cùng con.” Là phó hiệu trưởng của một trường tiểu học công lập, với kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với trẻ, thầy Kageyama đã giúp các con có lực học tốt hơn. Ông nói: “Trong sáu năm học tiểu học(1), sự ảnh hưởng từ bố mẹ đối với con cái đã lớn như vậy, nhưng kể cả khi học lên trung học, trẻ nào có lực học tiến bộ đều và liên tục thường là con của các gia đình có người bố quan tâm, gần gũi con.” Ô ng Ueda Kyoshi – Chủ tịch tỉnh Saitama, một tỉnh rất quan tâm đến giáo dục trong nhiều cuộc điều tra lấy ý kiến – đã nói: “Để cho các con trưởng thành thì không thể thiếu sự tham gia của người bố trong việc giáo dục con.” Ông kêu gọi công chức không làm thêm giờ, đề nghị các công ty tư nhân có trụ sở tại 8 thành phố lân cận thủ đô Tokyo hợp tác để cho phụ huynh đi làm được về nhà sớm hơn. Thế nhưng rất ít đàn ông Nhật Bản chấp nhận nghỉ làm thêm để về nhà sớm hoặc hết giờ làm về nhà ngay. Khi họ về đến nơi thì vợ con đã ăn cơm xong rồi… Đó là trường hợp thường thấy trong xã hội Nhật hiện đại. Khi đó, tôi muốn các bạn chấp nhận ăn muộn một chút, không ăn cơm tối ngay mà rủ con: “Bố con mình cùng đi tắm đi” để cùng con có khoảng thời gian trò chuyện trong buồng tắm. Theo bản điều tra của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản mà tôi đã giới thiệu trong lời mở đầu thì độ thấu hiểu của người bố đối với trẻ rất thấp. Cũng trong bản điều tra này, tỉ lệ những ông bố trả lời quan tâm nội dung học tập, các mối quan hệ xã hội của con chỉ đạt hơn 50%. Điều này cho thấy một sự thực là các ông bố chỉ quan tâm đến kết quả học tập ở trường của con, ngoài ra không biết nhiều lắm về con mình. Để cải thiện thực trạng này, nếu như việc cùng con ăn cơm tối khó thực hiện thì hãy vớt vát bằng việc bố con cùng nhau đi tắm. Ở trong bồn tắm nước nóng, lúc đó các ông https://thuviensach.vn bố hãy hỏi chuyện ở trường của con mình, việc học thêm, những điều trẻ đang băn khoăn hay những điều mà chúng quan tâm. Thời gian đi tắm đó sẽ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong cơ thể và tâm hồn trẻ với hiệu quả không kém gì việc bố con cùng nhau ăn tối. Với tâm trạng thoải mái, trẻ dễ cởi mở hơn. Trong bồn tắm lúc đó không có mẹ, con sẽ dễ dàng bộc bạch cả những chuyện không muốn bị mẹ nghe thấy nữa. Trên bàn ăn, nếu bố mẹ hỏi con là “Ở trường thế nào? Vui không con?” thì nhiều khi con chỉ trả lời ậm ừ “Dạ, cũng bình thường” thôi. Nhưng nếu là ở trong bồn tắm, nhiều trẻ sẽ thật lòng trả lời “Không vui gì cả. Vì… (một loạt lý do)” “Ở trường, con hay chơi với bạn nào?” “Thầy cô giáo thế nào? Con thích thầy cô nào nhất?” “Con vừa đi học thêm vừa học piano, lại còn cả bơi nữa. Con bận quá đấy nhỉ?” Với cách gợi chuyện như vậy, trẻ sẽ tự kể hết chuyện về bạn bè, về thầy cô, về việc học chính khóa, về việc học ngoại khóa, thậm chí cả những chuyện trẻ bất đồng với mẹ nữa. Khi đó, cho dù câu chuyện con nói có không mạch lạc đi nữa, bạn phải lắng nghe đến cùng và không phê phán con, ví dụ như: “Con nói cái gì thế? Bố chẳng hiểu con đang nói gì cả.” Lưu ý một điểm nữa: nếu anh chị em của trẻ bắt đầu nói chen vào thì người bố không nên dập tắt bằng những câu “Điếc tai quá!” hay “Thôi đủ rồi!” mà hãy chậm rãi trả lời con “Con nói lại từ đầu thật từ tốn cho bố nghe xem nào!” hoặc “Bố con mình nói theo thứ tự nhé.” Dù chỉ là một không gian rất bình thường trong nhà nhưng nếu được sử dụng hợp lý, bồn tắm cũng có thể trở nên hữu hiệu trong việc tăng cường giao tiếp giữa bố và con. 3. “Hôm nay bố sẽ chiêu đãi con” - Bố cùng con đi ăn hàng. Trước đây, đã có lần tôi phỏng vấn những trẻ từng bỏ học. Khi tôi hỏi lý do, thực tế có rất nhiều trẻ trả lời rằng: “Con rất ghét trường học. Nhiều lần con nói ra điều đó, nhưng mẹ con chỉ gắt gỏng ‘Con muốn bố mẹ xấu hổ với hàng xóm láng giềng hay sao?’ còn bố con thì không tiếp chuyện với con vì ‘Bố bận việc lắm’.” Nhìn vào một số vụ án do tội phạm vị thành niên gây ra gần đây, như là vụ học sinh lớp 6 giết bạn cùng học xảy ra ở thành phố Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki; hay là vụ phóng hỏa đốt nhà giết bác sĩ xảy ra ở thành phố Taharahonchou thuộc tỉnh Nara thì https://thuviensach.vn thấy rằng trong những gia đình đó, người bố chỉ chú trọng đến việc cải thiện điểm số của con mà coi nhẹ những nỗi băn khoăn mà chúng đang vướng phải. Phải chăng những vụ việc trên là hậu quả tất yếu của quan điểm đó. Tôi nghĩ rằng, các bạn càng muốn tìm phương pháp giúp con trưởng thành và phát triển hết tiềm năng càng cần phải quan tâm sâu sát đến con mình. Con đang quan tâm đến chuyện gì? Con đang băn khoăn điều gì? Con muốn làm gì? Những vấn đề đó quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ quan tâm đến điểm số của con. Câu trả lời cho những câu hỏi đó là nền móng để xây dựng nên tính cách kiên định, không chịu khuất phục trước khó khăn. Sự kiên định được biểu hiện qua sự mạnh mẽ không khuất phục trước mọi khó khăn dù lớn hay nhỏ, là nền tảng cho những ý thức cơ bản mà sau này khi trẻ trở thành người lớn ra ngoài xã hội, trẻ sẽ học được triết lý thành công “ba không”: không trốn tránh, không nản chí, không dễ dàng bỏ cuộc. Tôi nghĩ rằng, người bố đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính kiên định cho con qua các cuộc trò chuyện hằng ngày ngay từ khi con còn học tiểu học. Không có gì quá khó khăn. Chỉ cần bạn nói chuyện một cách tình cảm với con. Ví dụ như mẹ bận việc gì đó thì bố có thể nói với con rằng: “Mẹ bận việc lắm, không nấu được cơm. Con ăn pizza nhé? Hay con muốn ăn cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi(2)?” Nếu lấy lý do là “bận” ở tình huống này thì con sẽ nghĩ rằng “Công việc của bố mẹ còn quan trọng hơn con.” Nếu người bố có mặt ở đó thì phải sẵn sàng thay thế vợ mình chăm sóc con, không để con phải chịu ảnh hưởng vì việc mẹ đi vắng không nấu được cơm. “Tối nay hai bố con mình đi ăn hàng nhé? Bố sẽ chiêu đãi con.” “Hơi muộn một chút nhưng mà bố con mình cùng nấu bữa tối nhé?” Chắc chắn dù người bố sử dụng cách nói nào như trên cũng sẽ khiến con thích thú vô cùng. Đi ăn hàng hay cùng bố nấu nướng đều là những việc giúp con cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của bố dành cho mình. Thêm một ví dụ nữa, chẳng hạn khi người mẹ hỏi “Con làm xong bài chưa?” mà con – bình thường là đứa trẻ ngoan ngoãn – bỗng trả lời gay gắt: “Mẹ hỏi nhiều quá!”, khi đó chắc chắn là con muốn đưa ra một tín hiệu cho bố mẹ. Người bố cần cố gắng nắm bắt được những tín hiệu đó. Bố: “Sao thế con? Ở trường có việc gì à?” Bố: “Con kể bố nghe xem có chuyện gì nào? Bố không giận đâu. Bố luôn là đồng minh với con mà”. Các ông bố hãy xoay hẳn người về phía con, nhìn vào mắt con và hỏi nhẹ nhàng. https://thuviensach.vn Người mẹ thường có nhiều thời gian bên con hơn. Tuy ít có thời gian ở bên con nhưng chính vì thế các ông bố lại dễ nhận thấy những biểu hiện bất thường dù rất nhỏ ở con. Nếu cảm thấy “Ơ? Con hơi có gì đó khác thường kìa” thì các ông bố hãy nhớ theo dõi sự việc ngay nhé. Như vậy sẽ tạo cho con cảm giác thực sự yên tâm rằng “Mình có đồng minh thật là mạnh mẽ.” 4. Chuyện xảy ra ở cơ quan bố. Có lần tôi được nghe một câu chuyện thú vị từ thầy Koshimura Seiji: Thầy Koshimura đã nói rằng “Xác suất đứa con trong gia đình bác sĩ sẽ trở thành bác sĩ, đứa con trong gia đình luật sư sẽ trở thành luật sư là rất cao.” Lý do là vì sao? Thông qua việc trò chuyện với bố, các con sẽ nâng cao hiểu biết về xã hội, nghề nghiệp. Cho dù mơ hồ nhưng trong con cũng sẽ dần hình thành mơ ước về tương lai. Nếu bố là bác sĩ, câu chuyện trên bàn ăn nhiều khi tự nhiên xoay quanh chủ đề về y học ngày nay, về bệnh nhân. Dù người bố là luật sư – nghề cần phải giữ bí mật nhất định – vẫn sẽ có nhiều câu chuyện quanh chủ đề ở tòa án, về người bị nạn. Trẻ lắng nghe những câu chuyện đó một thời gian dài liên tục sẽ tự nhiên xây dựng được hiểu biết khái quát về công việc của bác sĩ như thế nào, công việc của luật sư có giá trị với xã hội ra sao. Và rồi khi suy nghĩ về nghề nghiệp mà mình muốn theo, trẻ có thể sẽ nghĩ theo hướng: “Mình cũng muốn trở thành người như bố mình.” Tất nhiên, ngược lại cũng có trường hợp khi nghe những câu chuyện của bố về công việc, bọn trẻ sẽ nghĩ rằng “Mình muốn làm công việc khác cơ.” Những câu chuyện bố nói với con trên tư cách một người trưởng thành trong xã hội cũng gây ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành suy nghĩ về nghề nghiệp tương lai đối với trẻ. Con gái nhỏ của tôi khi mới vào tiểu học nói rằng muốn trở thành bác sĩ. Thế nhưng, khoảng năm lớp 4, con tôi lại muốn trở thành bình luận viên thời sự hoặc giáo viên tiểu học. Tôi nghĩ, lý do vì bản thân tôi là kí giả, hằng ngày nói chuyện với con gái, tôi thường nhắc đến những vấn đề chính trị trong nước, tình hình quốc tế, thỉnh thoảng tôi cũng đến trường đại học thỉnh giảng nữa. Gần đây, ở các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc (Nhật Bản) nhất là các trường tư thục, ngày càng tổ chức nhiều những buổi mời học sinh đã tốt nghiệp hay phụ huynh học sinh đến trường để thuyết trình về nghề nghiệp họ đang làm cho các con nghe. Đây là việc làm để dạy cho các con ý thức được trách nhiệm bản thân cần https://thuviensach.vn lao động để chung tay xây dựng xã hội, để trong tương lai các con không bị NEET(3) hóa, làm những công việc bán thời gian sống qua ngày. Trong gia đình tôi, không thể thiếu cách luyện tập như thế này: Khi ngồi quanh bàn ăn, hoặc là khi cùng con ngồi trong bồn tắm, tôi nói rất nhiều chuyện, bắt đầu từ việc hôm nay đã làm công việc như thế nào, ở cơ quan có chuyện gì, niềm vui hay những khó khăn trong công việc… “Hôm nay, toàn bộ nhân viên phòng kế hoạch ở công ty bố đã nghĩ ra một mô hình bán hàng rất thú vị đấy.” “Doanh số bán hàng của công ty bố tháng này lại thua đối thủ cạnh tranh rồi.” Nếu là gia đình có bố mẹ đều đi làm thì cả bố và mẹ hãy cùng nhau chia sẻ với con về chuyện công việc của mình. Qua bố mẹ, các con biết thêm về cách thức xã hội vận hành, giúp các con hướng tầm nhìn ra xã hội, ấp ủ một giấc mơ về tương lai cho mình. Nếu có thể định hướng phần nào cho trẻ tạo lập ước mơ về một nghề nghiệp trong tương lai thì tinh thần học tập của trẻ nhờ đó cũng được nâng cao. Tôi thử phỏng vấn các con vừa thi đỗ vào những trường trung học có điểm đầu vào cao về nghề nghiệp tương lai thì các con trả lời rõ ràng mạch lạc “Con muốn trở thành bác sĩ ngoại khoa chỉnh hình” hoặc “Con muốn trở thành nhà báo và đi thu thập tin tức các sự kiện ở nước ngoài” làm tôi khá ngạc nhiên trước những mơ ước cụ thể của các con. Những mơ ước đó có thể biểu hiện khá rõ ràng như vậy chắc hẳn đến từ những cuộc nói chuyện của phụ huynh. 5. “Sa _ shi _ su _ se _ so” - Con sẽ nói rất nhiều chuyện. Để nghe được con nói nhiều chuyện, cần phải là người bố biết lắng nghe. Con vừa bắt chuyện “Bố ơi con bảo này, có chuyện này hay lắm nhé” mà đã trả lời “À, thế à”, “Vậy hả?” Nếu người bố cứ lặp đi lặp lại những câu trả lời vô vị như vậy thì mỗi ngày dù có cố gắng dành ra 30 phút để bố con nói chuyện với nhau cũng không đem lại giá trị gì. Vì vậy, để con mình trở thành đứa trẻ thông minh, các ông bố không được quên lập trường của một người giỏi lắng nghe. Giáo sư Kawashima Ryuta của Đại học Tohoku là một giáo sư đầu ngành về nghiên cứu não bộ. Theo ông, thùy não trước có chức năng ghi nhớ tạm thời và sắp xếp kế hoạch sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bố mẹ và con cái trò chuyện với nhau, nhiều hơn khi con ngồi làm bài tập toán hay luyện chữ Kanji. Vì vậy, đối với mục tiêu rèn luyện nhận thức cho con, những ông bố cần phải nghĩ cách để cuộc trò chuyện không bị kết thúc đột ngột hay cụt lủn. https://thuviensach.vn Là phóng viên Đài truyền thanh Zaikyo và cũng là một nhà sản xuất chương trình, công việc thường xuyên của tôi là nghe những câu chuyện từ người nổi tiếng. Từ những kinh nghiệm đó, tôi ứng dụng vào việc dạy dỗ con gái mình. Tôi có hai lời khuyên với các phụ huynh, cũng như những cuốn sách nổi tiếng hay những buổi thuyết trình liên quan đến giáo dục thường khuyến khích, đó là: “Hãy để cho đối phương nói nhiều hơn” và “Thể hiện sự đồng tình để khuyến khích đối phương nói.” Với lời khuyên “Hãy để cho đối phương nói nhiều hơn”, nếu trong khi con kể chuyện mà bố lại nói ngang bằng với con thì nhiều khả năng trẻ sẽ cảm thấy “Bố mẹ không muốn nghe đầy đủ điều mình muốn.” Trong những chương trình tương tác mà tôi phụ trách, có trường hợp khách mời ra về phản ánh rằng: “Hôm nay tôi không thể nói hết được suy nghĩ của mình.” Lý do dễ nhận ra ở đây là phát thanh viên với vai trò người nghe trong chương trình đã nói bằng thời lượng với khách mời. Khi mới vào nghề dẫn chương trình, tôi đã được những người đi trước hướng dẫn phải làm sao để kiềm chế cho thời lượng mình nói chỉ chiếm khoảng 30% tổng thời gian, 70% thời gian còn lại phải nhường cho đối phương, như vậy mới tạo được ấn tượng với khách mời rằng “Chương trình thực sự dành thời gian cho bài thuyết trình.” Tương tự trong trường hợp trò chuyện cùng con, bố không nên thao thao bất tuyệt về những chuyện của mình mà việc quan trọng đầu tiên là phải lắng nghe, qua đó nắm bắt được nội dung câu chuyện con nói. Một điểm nữa, đó là “Thể hiện sự đồng tình để khuyến khích đối phương nói”. Tôi nghĩ rằng, khi trò chuyện với con, nếu các bạn áp dụng đúng nguyên tắc “Sa – shi – su – se – so” thì câu chuyện sẽ rất sôi nổi. “Sa – shi – su – se – so” là viết tắt của những từ dưới đây: ❶ "Sa": Sasuga (Đúng là X có khác) (Ví dụ như: "Đúng là Lan của bố có khác") ❷ "Shi": Shinjirarenai (Không thể tin được) (Ví dụ như: "Hả? Thật á? Không thể tin được!") ❸ "Su": Sugoi ("Cừ quá!") (Ví dụ như: "Thế thì cừ thật đấy!") ❹ "Se": Sekkaku (Cất công làm gì) (Ví dụ như: "Đã cất công chuẩn bị thế rồi mà!" ❺ "So": Sonotouri (Đúng là như thế) (Ví dụ như: "Đúng là như thế đấy!") Đó đều là những từ ngữ biểu cảm mạnh, nhưng nếu người bố sử dụng “Sa – shi – su – se – so” một cách khéo léo trong buổi trò chuyện với con, trong đầu con sẽ nghĩ “Bố rất hiểu mình” và chuyện gì con cũng muốn kể cho bố nghe. Vài năm trở lại đây, số vụ trẻ em tự tử do bị bắt nạt ở trường và tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhưng nếu như ngay từ đầu, người bố – trụ cột trong gia đình chịu khó lắng nghe con thì chúng ta đã không phải đối mặt với những tình huống “Vì sao con không nói sớm cho bố mẹ biết?” https://thuviensach.vn 6. Lắng nghe _ Khi con cao hứng nói chuyện. Bố đi làm về. Con đang chờ ngóng, thấy bố liền vui mừng bắt chuyện. “Hôm nay, ở trường, lần đầu tiên con chơi bóng rổ đấy bố ạ!” “Trong tủ lạnh nhà mình có cả há cảo Trung Quốc đấy bố ạ.” Không để ý gì đến việc bố đang mệt, đang đói, con cứ thế cao hứng rót chuyện vào tai bố không ngớt. Hoặc ngược lại, con nói cụt lủn “Bố đã về đấy ạ!” rồi lại cắm cúi học bài, làm thủ công, tập đàn hay giúp mẹ nấu cơm. Thực ra, khi con nhiệt tình kể về những điều con quan tâm, hay khi con buồn rầu vì chuyện gì đó, dù trong trường hợp nào thì tại những thời điểm ấy thùy não trước sẽ hoạt động với tần suất cao hơn, làm cho đầu óc con trở nên thông minh. Đầu tiên, khi con hưng phấn bắt chuyện, đó là biểu hiện cho thấy con đang rất có hứng thú. Dù nội dung câu chuyện con nói có thể bị người lớn cho là “Con quan tâm nhiều đến việc học tập hay phụ giúp mẹ có phải hơn không!” nhưng trừ khi đó là những câu chuyện quá tồi tệ, tôi muốn các bạn hãy phản ứng một cách tích cực hơn. “Bóng rổ á? Con thấy thế nào? Có vui không? Ngày xưa bố cũng chơi đấy!” Cho dù bản thân người bố không đam mê bóng rổ, và “há cảo Trung Quốc ở trong tủ lạnh” cũng không phải thứ người bố quan tâm, nhưng tôi muốn các bạn hãy coi đó là ngọn lửa khơi nguồn cho cảm hứng nói chuyện của con. Khi đó, dù đã sốt ruột lắm rồi, nhưng các bạn vẫn nên vừa nói chuyện vừa truyền đạt những lời nhắn nhủ đến con. Câu mà người bố nên nói với con: “Trong mỗi trận thi đấu bóng rổ, tinh thần đồng đội là trên hết đấy. Nếu đọ sức từng người, từng người một với đối phương thì chắc chắn không thể thắng được, nhưng nhờ vào tinh thần đồng đội, toàn đội vẫn có thể thắng được”; “Trong số thực phẩm đông lạnh được bày bán ở siêu thị Nhật Bản thì rất nhiều hàng nhập từ Trung Quốc. Nhật Bản là nước phụ thuộc vào nước ngoài rất nhiều về nguồn cung thực phẩm.” Nếu như trẻ tỏ ý quan tâm nhiều hơn đến những chủ đề đó thì người bố có thể bỏ chút thời gian dắt con đi xem trận thi đấu bóng rổ vào một dịp nào đó, cùng xem chương trình thời sự, hoặc là cùng con nhìn qua cửa kính quầy bán hàng ở siêu thị gần đó. Với cách tiếp cận trực quan như vậy, nhận thức của trẻ sẽ ngày càng được nâng cao. Cũng tương tự như vậy khi trẻ quá tập trung vào một chuyện gì đó. Nếu đối tượng thu hút sự tập trung của con là chương trình vô tuyến hay game – những thứ khiến trẻ https://thuviensach.vn bị động trong suy nghĩ – thì sẽ không làm cho não hoạt động tích cực được. Nếu là những hoạt động có tính sáng tạo, cần dùng đến trí óc như lắp ghép, người bố phải khuyến khích con mình bằng cách khen: “Ồ! Con làm món đồ thú vị thật đấy!” “Thú vị nhỉ, bố phải chờ xem lúc con hoàn thiện trông nó sẽ thế nào mới được!” hoặc tùy vào trường hợp cụ thể có khi lại cần phải phê bình con. Nếu đã đến giờ con phải đi ngủ, không cần biết sự tình ra sao, người bố thúc ép “Con còn định ngồi làm đến bao giờ nữa hả?” sẽ đồng nghĩa với việc ức chế hoạt động não bộ của con, bắt nó phải dừng lại, cũng giống như ta thẳng thừng ngắt bỏ cái mầm sở thích của con đi vậy. 7. “Con biết chào hỏi rồi đấy!” - Khen con. Quan điểm của tôi là: “Đứa trẻ thông minh cơ bản là đứa trẻ biết chào hỏi lễ phép. Bố mẹ mà là người biết chào hỏi lễ phép thì các con sẽ nhìn vào đó để học tập và sẽ trở thành người biết chào hỏi lễ phép.” Mỗi khi đi phỏng vấn các gia đình có con thi đỗ vào những trường trung học nổi tiếng, tôi thường bị bất ngờ với việc: hầu như tất cả các cháu đều chào tôi bằng những câu chào rất lễ phép “Chào bác ạ!”, “Lần đầu tiên cháu được gặp bác đấy ạ!” Thế rồi, tiếp đón tôi là những ông bố, bà mẹ rất dễ mến, hầu như họ đều nhìn vào mắt tôi khi chào hỏi. Phỏng vấn các gia đình như vậy, ngay lập tức tôi đã hiểu ra: ở các gia đình đó, bố mẹ không hề bắt con phải học thêm tối ngày bằng mọi giá. Nói rõ hơn, trẻ em trong những gia đình mà bố mẹ xây dựng được nền tảng tinh thần tốt cho con thường có lực học tiến bộ, thành công trong kỳ thi chuyển cấp vào trường trung học hơn là con của những gia đình chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để nâng được điểm trung bình các môn của con mình lên. Tôi nghĩ rằng các bạn nên vận dụng điều này vào chính gia đình mình. Trước tiên, buổi sáng ngủ dậy, người bố sẽ là người đầu tiên hô “Chào buổi sáng” thật to, rõ ràng với cả nhà. Cách làm ấy khiến ngay bản thân người bố cũng có tâm trạng hứng khởi “Mình cũng bắt đầu một ngày cố gắng nào!” Nếu mẹ và các con cũng chào “Chào buổi sáng!” thì dù buổi sáng đó có âm u, hay lạnh cóng thì cả nhà vẫn sẽ có cảm giác hứng khởi và tràn đầy năng lượng. Chào to vào mỗi buổi sáng còn có một ưu điểm khác nữa, đó là: xem biểu hiện chào của con là chào to, vui vẻ hay không chào lại. Từ cách chào của con, bố mẹ có thể phán đoán “Con có gì khó chịu trong người không?”, “Trông con có vẻ không khỏe, ở trường có việc gì không vậy?” Cũng tương tự như vậy, người bố có thể chủ động (làm hình mẫu thói quen cho con) với những câu chào khác như “Con đi nhé!”, “Con đã về rồi đấy à?”, “Cảm ơn con” và “Ngủ ngon con nhé!” https://thuviensach.vn Giao lưu tình cảm trong gia đình như vậy nếu nhìn từ góc độ của các con, đồng nghĩa với việc con cảm nhận được rằng “Mình được mọi người trong nhà ủng hộ”, “Mình được cả nhà yêu thương.” Đó còn là phép thử để bố mẹ có thể nhận biết được sự thay đổi, dù là rất nhỏ ở con mình. Nói đến chào hỏi, tôi muốn các phụ huynh, trong đó gồm cả các ông bố, hãy lưu ý dạy con biết sử dụng ngôn từ phù hợp trong giao tiếp thường ngày. Nghe tới “sử dụng ngôn từ phù hợp” có lẽ sẽ có bạn nhíu mày lại: “Dạy con biết chào, phân biệt thái độ với từng đối tượng sao?” Đúng là trong thế giới người lớn, những người khắt khe với cấp dưới, trong khi đó lại nịnh bợ với cấp trên thì thường bị oán ghét. Những người hay xun xoe quấn lấy những mối quan hệ có lợi cho mình và khinh rẻ người khác thì cũng bị ghét không kém. Tuy nhiên, “sử dụng ngôn từ phù hợp” ở đây không có nghĩa là dạy con thành người “lá mặt lá trái” mà nhằm giúp con trở thành người biết ứng xử. Khi chơi với các bạn cùng trang lứa, dùng những từ ngữ thân mật một chút cũng được. Nhưng khi bố mẹ bạn nào đến đón, con sẽ phải chào hỏi bố mẹ bạn ấy cho lễ phép: “Cháu chào cô ạ! Cô là mẹ bạn A ạ?” Trước đây trong tiếng Nhật, từ KY – viết tắt của cụm từ Kuuki wo Yomenai, có nghĩa là “không biết đọc tình huống” – đã từng rất thịnh hành. Lấy ví dụ là trẻ học tiểu học, nhất là những trẻ học năm cuối mà không rèn luyện để biết “Chào buổi sáng!”, “Cháu chào cô/chú/anh/chị…”, “Cháu cảm ơn” với người lớn thì con sẽ không phân biệt được “thời gian – địa điểm – tình huống” (viết tắt là TPO = Time, Place, Occation), trở thành đứa trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp với xã hội. Chúng ta nên giúp con hiểu rằng, cách nói với bạn bè khác hẳn với việc phải thưa gửi người lớn – như bố mẹ bạn hay thầy cô giáo từ chính cuộc sống hằng ngày. Muốn vậy, bố mẹ – trước tiên là người bố – phải làm gương trong việc chào hỏi trong gia đình, trong quan hệ với hàng xóm láng giềng. Mỗi khi con mình chào hỏi lễ phép với người lớn, bạn phải khen ngay “Con đã biết chào hỏi rất ngoan rồi đấy!” 8. “Bố con mình cùng tìm hiểu xem tại sao nhé!” - Khi trẻ hỏi “Tại sao?”. Trong hội thoại hằng ngày, trẻ hay hỏi “Bố ơi, cái này là cái gì?” “Sao lại thế?”, “Hiện tượng Trái Đất nóng lên nghĩa là gì?”, “Tại sao cầu thủ Nhật Bản lại đá bóng ở nước ngoài?” https://thuviensach.vn Khi đang xem ti vi ở nhà, hoặc trong những buổi cả nhà quây quần nói chuyện trẻ thường hỏi nhiều câu như vậy một cách rất tự nhiên. Khi đó, tuyệt nhiên không được từ chối trẻ thẳng thừng “Chuyện đó để sau đi!”, “Hôm nay bố mệt quá rồi.” Càng là những câu hỏi vừa bật khỏi miệng trẻ như “Cái gì?”, “Tại sao?”, “Như thế nào?” càng là cơ hội tốt để trẻ chịu khó tư duy, học hỏi. Thời điểm con nghĩ ra câu hỏi là lúc con hứng thú và tiếp thu tốt nhất – “Con muốn biết rõ hơn về chuyện đó nữa cơ!” Nếu người bố lắng nghe, trả lời con không để sót một câu hỏi nào thì sẽ giúp tăng khả năng tập trung và mức độ tiếp thu của con. Thực tế là khi tôi phỏng vấn lấy tin tại các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng, các ông bố tuy hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng vẫn có chung câu trả lời: “Với các câu hỏi, thắc mắc của con, tôi luôn luôn có trả lời ngay trong phạm vi hiểu biết của mình”, “Kể cả đang phải dọn dẹp nhà cửa mà con hỏi gì, tôi cũng đều ngừng tay để trả lời ngay.” Trong số những thắc mắc mà con không hiểu đó, có nhiều câu rất khó trả lời. Ví dụ như: Vì sao mặt trăng có lúc tròn, lúc khuyết? Vì sao có thủy triều lên, thủy triều xuống? Tắc kè hoa và thạch sùng khác nhau những gì? Dù những kiến thức này đã được học hồi nhỏ rồi nhưng vì thời gian quá dài nhiều khi các bạn cũng không thể nhớ hết. Những khi như vậy, bạn hãy thử rủ con “Bố cũng không biết nữa. Bố con mình cùng thử tìm hiểu xem nhé!” Nếu không có thời gian thì bạn có thể sử dụng Internet, còn nếu được thì tôi muốn các bạn hãy chịu khó cùng con tra từ điển hay cẩm nang bằng tranh. Như vậy con sẽ có cảm giác “Bố con mình nỗ lực nên đã tìm ra câu trả lời rồi.” và con sẽ học được thói quen “Mỗi khi thắc mắc nếu chịu khó tìm hiểu thì sẽ có câu trả lời”. Trong trường hợp tìm hiểu các trang web trên mạng, hoặc tra từ điển và cẩm nang bằng tranh, ta cũng không nên làm theo kiểu cho xong việc mà vừa làm vừa hỏi chuyện con, chẳng hạn: “Hai bố con mình bắt đầu tìm kiếm từ chữ cái nào nhỉ?”, “Con nghĩ là vì sao nào?” Làm như vậy, ta đã khơi gợi lòng hiếu kỳ nhằm phát triển trí óc và đề cao tinh thần hợp tác, làm việc nhóm của con. Làm bài tập ở trường cũng vậy. Con đem bài ra hỏi bố “Con không hiểu chỗ này.” Có phụ huynh trả lời: “Cái gì? Bài có thế thôi mà con không hiểu à? Hôm trước bố vừa dạy rồi còn gì!” Con mà đã không hiểu bài thì sẽ cứ thế giậm chân tại chỗ, tốn thời gian mà không giải quyết được vấn đề. Bố mẹ cần phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem “Con không hiểu ở chỗ nào?” Ví dụ như, nếu bố mẹ đã giảng qua rồi mà khi kiểm tra lại con vẫn không làm được bài thì phụ huynh cần tìm phương án khác, không nên mắng mỏ con. Với những đứa trẻ như vậy, nếu người bố mắng: “Chả ra làm sao cả!”, “Con đã quên mất rồi hả?” thì trẻ sẽ sợ hãi và rất có thể sẽ không bao giờ hỏi bài nữa. Từ không hiểu https://thuviensach.vn bài sẽ dẫn đến việc con sẽ không theo kịp được bạn bè. Vì thế, bạn nên bỏ dự định làm việc tiếp, hay ngừng xem chương trình ti vi yêu thích để trả lời trẻ. Có ba điểm như sau: 1. Trẻ muốn được bố mẹ giảng bài thì bố mẹ phải giảng ngay lúc đó. 2. Tìm xem vướng mắc của con ở đâu. 3. Hướng dẫn trẻ, khéo léo gợi ý để trẻ tự tìm hướng giải được bài. Thỉnh thoảng, bạn hãy thử đọc những đề bài tập trẻ phải làm, có lẽ sẽ gặp phải những bài mà bạn phải thốt lên “Bài này đáng gờm đây”, “Bố mà không giải được thì mất thể diện lắm” Bạn hãy luôn đứng về phía trẻ chứ không làm trẻ rối thêm với những câu nói như “Có mỗi thế thôi mà, con tự nghĩ lấy đi.” Hãy cho trẻ thấy là mình cũng rất cố gắng thử sức “Trông khó nhỉ. Bố cũng có khi không giải được ấy. Nhưng bố con mình cùng thử làm xem nhé.” 9. “Con làm Bộ trưởng X nhé” _ Giao nhiệm vụ. Để con trở thành đứa trẻ thông minh, trước hết bố mẹ phải dạy cho con có tinh thần trách nhiệm, tự mình suy nghĩ. Như trong phần trước tôi đã trình bày, việc bố con cùng làm một việc gì đó cũng là một phần trong quá trình. Nhưng ở phần này, tôi muốn người bố làm công việc của một trưởng phòng tổ chức. Trong cuốn sách đã xuất bản trước đó, tôi từng viết rằng tôi đã giao nhiệm vụ cho con gái tôi – lúc đó đang học – tiểu học làm “nhân viên dự báo thời tiết” của gia đình. Mỗi sáng, cháu có nhiệm vụ ra ngoài hòm thư lấy báo buổi sáng. Bằng các giác quan con phải đưa ra cảm nhận về thời tiết và nhiệt độ, từ đó dự đoán cho cả ngày. Rồi cháu đọc báo, xem ti vi buổi sáng để xác nhận lại phần trăm khả năng có mưa, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất, cuối cùng là thông báo lại cho mọi người trong gia đình “Hôm nay là một ngày…” Trước đó, cũng có những lần cháu quên, thỉnh thoảng lại nhầm sang thông tin dự báo thời tiết của khu vực khác chứ không phải khu vực nhà mình. Nhưng cứ liên tục như vậy trong gần hai năm, con gái tôi đã tiến bộ từng chút một, cháu đã biết cảm nhận bằng các giác quan, biết quan sát trạng thái cây cỏ ngoài vườn “Hôm nay chắc chắn sẽ nóng hơn nhiệt độ ghi trong báo buổi sáng. Vì không có tí gió nào cả mà” “Hôm nay lạnh hơn hôm qua. Nhưng không có sương đọng trên nóc xe ô tô nhà mình. Hôm nay khả năng trời sẽ hanh khô.” Đến bây giờ cháu còn có thể tự thêm phần dự báo mùa nữa “Mùa xuân đến gần rồi đấy! Chồi non của cây hoa Thủy mộc đang nhú ra tua tủa rồi.” “Hoa Tường vi rụng hết cả. Mùa thu đến rồi.” https://thuviensach.vn Tất nhiên, nếu không ngái ngủ thì có lẽ con gái tôi đã không truyền đạt nhầm thông tin sang tận phía Nam Kyushu trong khi chúng tôi đang sống ở khu vực ngoại ô Tokyo đâu. Không những thế, con gái tôi còn quan tâm đến hiện tượng Trái Đất nóng lên. Mỗi khi truyền tải thông tin thời tiết cho mọi người trong gia đình, cháu lại còn thêm thắt những thông tin tự phân tích theo kiểu riêng của mình nữa. Xin lỗi các bạn vì câu chuyện “thổi kèn khen lấy” này, nhưng ở gia đình tôi, việc con gái trở thành nhân viên dự báo thời tiết cho thấy hiệu quả rõ rệt về sự tiến bộ trong giáo dục cảm quan hay giáo dục trách nhiệm đối với trẻ. Giống như bao người bố khác, tôi luôn mong muốn con gái mình thi vào trường đại học danh tiếng hơn là vào trường đại học không có tên tuổi. Không vào Đại học Tokyo hay Đại học Kyoto thì cũng là trường đại học đủ tốt để điền vào hồ sơ, như vậy sẽ không đến nỗi quá vất vả chạy đi chạy lại khi xin việc. Nói rõ ràng hơn thì kiểu mẫu trường đại học mà bố mẹ muốn con cái thi đỗ đó là trường đại học tập trung nhiều sinh viên ưu tú, nơi có môi trường cạnh tranh đòi hỏi trẻ phải biết tự nỗ lực. Tôi thực sự muốn hướng con gái tôi vào những trường đại học như thế. Thế nhưng, phụ huynh không nên chỉ yêu cầu ở trẻ điểm số trung bình các môn cao hay kỹ năng tốt để thi đỗ trong kỳ thi vào đại học. Danh tiếng của trường đại học nơi người ta học không đánh giá được khả năng của người đó. Để vững vàng bước chân vào xã hội, thì tôi nghĩ con gái tôi cần phải có “lực học tiềm năng” nữa. Muốn vậy, trong sinh hoạt hằng ngày, tôi nghĩ cần phải dạy cho trẻ đầy đủ năng lực tư duy, năng lực phán đoán, năng lực sáng tạo, năng lực tập trung, và hơn thế nữa là tinh thần trách nhiệm, khả năng nhìn xa trông rộng. Tôi xin được nhắc lại về bài học “Cho con làm nhân viên dự báo thời tiết”. Ngoài ra, tôi cũng xin giới thiệu công việc phòng chống thiên tai. Đã sống trên quốc đảo Nhật Bản này rồi thì luôn luôn phải dự trù tình huống xấu nhất có thể: một trận động đất cực lớn sẽ xảy ra. Vì thế, chúng ta có thể phân công cho trẻ đảm nhiệm công việc phòng chống thiên tai cho cả nhà. Nếu chẳng may thiên tai có xảy ra, hàng xóm, láng giềng vẫn thường cùng nhau chia sẻ, nhưng chí ít mỗi nhà cần phải dự trữ một lượng nước tối thiểu, như vẫn được tuyên truyền là mỗi người 3 lít nước một ngày. Nếu như tích nước uống vào các chai nhựa hay xô đựng nước thì vài ngày lại phải thay nước mới một lần. Đèn pin và radio để dưới gối cũng phải kiểm tra xem có còn pin không, và hàng tháng đều phải kiểm tra một lần. Những công việc này, các bạn hãy thử giao cho các con của mình xem. Khác với công việc của nhân viên dự báo thời tiết, đây là công việc không cần phải làm hằng ngày nên trẻ rất khó ghi nhớ. Nếu như con bạn làm nghiêm chỉnh được thì đã đủ tư cách trở thành một người trưởng thành rồi. https://thuviensach.vn Hơn cả nhân viên dự báo thời tiết, “nhân viên phòng chống thiên tai” sẽ có tinh thần trách nhiệm rất cao, vì đó là công việc bảo đảm an toàn cho những thành viên trong gia đình. Và từ việc suy nghĩ làm như thế nào để đảm bảo tính mạng cho cả mình nữa thì ý thức tự vệ trong trẻ cũng sẽ được phát huy cao độ. Ngày 1 tháng 9 năm 1923 đã từng xảy ra Đại thảm họa động đất Kanto, hay ngày 17 tháng 1 năm 1995 đã xảy ra thảm họa động đất Hanshin – Awaji, từ đó hằng năm các địa phương đều tổ chức những buổi diễn tập phòng chống thiên tai. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng hay đưa tin về hoạt động này. Vì vậy, đây là cơ hội để cho bố con cùng xem và hiểu rõ hơn về việc chuẩn bị sẵn sàng chẳng may động đất xảy ra. Ngoài ra, với những gia đình có nhiều con, nên định kỳ mỗi tuần hay mỗi tháng lại giao nhiệm vụ cho trẻ “Tháng này, anh A sẽ là bộ trưởng dọn dẹp. Em B sẽ là bộ trưởng báo chí nhé.” Mỗi năm lại quyết định lại công việc trẻ sẽ đảm nhận. Hoặc là, quyết định nhiệm vụ theo từng năm, lên kế hoạch cho cả phần “lực học tiềm năng” chứ không chỉ có lực học vẫn dễ dàng nhận thấy qua điểm số và các môn học cơ bản Đọc - Viết - Toán. 10. “Con giúp bố một tay đi nào!” - Cùng con làm. Ngày thường, thời gian bố con tiếp xúc với nhau cũng hạn hẹp nhưng có một việc sẽ giúp ta rút ngắn khoảng cách đó lại. Đó là rủ con cùng làm chung việc gì đó, bắt đầu bằng câu “Con giúp bố một tay đi nào!” Nếu là ngày nghỉ, có nhiều công việc bố con có thể cùng làm với nhau, như: cùng nhau làm món ăn tối, cùng nhau làm vườn. Những công việc này, việc nào cũng khiến trẻ phải tự động não. Ví dụ như nấu ăn, sẽ phải làm món gì với những nguyên liệu đang có; rồi phải cẩn thận thế nào để không đứt tay, không bị bỏng mà vẫn hoàn thành được món ăn. Nếu là cùng làm vườn thì hãy gợi cho con nghĩ xem mùa này có hoa gì, màu sắc đan xen thế nào để làm đẹp cho tổng thể cả khu vườn. Điều này có nghĩa là nấu ăn hay làm vườn đều là những công việc bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng tập trung, những điều hay ho và bổ ích trong những công việc đó nếu chỉ học tập thụ động thôi thì không thể nào cảm nhận được. Hơn nữa, trong gia đình có nhiều hơn hai con, sẽ có trải nghiệm quan trọng từ việc cả nhà cùng hội ý, từ đó tìm ra một công việc thú vị cho mọi người cùng chung sức. Khi phỏng vấn lấy tin ở các trường trung học nổi tiếng, tôi thấy hiệu trưởng các trường đó cùng chung ý kiến: “Nếu muốn tăng lực học của con cái, hãy tạo nhiều cơ hội để bố con cùng chung sức làm việc”, như vậy sẽ có hiệu quả kép: vừa làm cho tình cảm bố con sâu sắc hơn, vừa làm con trở nên thông minh hơn. https://thuviensach.vn Tuy nhiên, nếu là ngày thường thì khó tìm được khoảng thời gian nào. Nhưng nếu như bạn vẫn muốn cùng làm việc gì đó với con, muốn trẻ có những kiến thức tổng hợp chứ không chỉ dừng lại ở những kiến thức học được ở trường, tôi có ba gợi ý như sau: ∙ Rửa bát, dọn buồng tắm Bố con vừa rửa bát, dọn buồng tắm vừa cùng nói chuyện với nhau về những chuyện xảy ra trong ngày ở cơ quan và ở trường. Nhất là việc rửa bát – công việc giúp khả năng tư duy và tập trung đều được nâng cao: con sẽ phải nghĩ làm sao tiết kiệm nước mà bát đũa vẫn được rửa sạch; cẩn thận làm sao cầm đĩa không để rơi xuống sàn. ∙ Chăm sóc vật nuôi Nếu là nhà có nuôi chó hay mèo, có rất nhiều việc khác nhau như: cho chúng ăn, thay tấm trải lót dưới đáy chuồng, chải lông cho chúng. Nếu là nuôi chuột lang cần phải giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ. Nếu là nuôi cá vàng, phải thay nước trong bể. Đó là những công việc nuôi dưỡng khả năng quan sát, sự trân trọng đối với sinh mệnh của những sinh vật nhỏ. ∙ Đổ rác buổi sáng Bằng cách giao cho trẻ việc phân loại rác thành hai loại rác tái chế được và rác không tái chế được, sẽ giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ. Cũng thêm cơ hội cho trẻ tiếp xúc với hàng xóm láng giềng. Làm công việc gì đi nữa, ban đầu người bố chỉ cần nói với con “Con giúp bố một chút đi nào!” Khi bố không nhờ nữa, trẻ sẽ vẫn nghĩ công việc đó là của mình. Như vậy, trong trẻ đã bắt đầu hình thành tinh thần trách nhiệm. Trẻ sẽ suy nghĩ về tuần tự công việc, tự tập cho mình thói quen làm mọi việc có kế hoạch, ngay cả trong học tập. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đã phân công việc nhà cho trẻ, người bố vẫn cần nói “Để bố giúp con nào!” và tham gia cùng con, nói chuyện với con, dù là khoảng thời gian ngắn song đây là khoảng thời gian cần thiết giữa bố và con. 11. “Thú vị nhỉ” _ với con trai, “Xinh xắn nhỉ” - với con gái. Khi phỏng vấn các gia đình có con thi đỗ vào các trường có tỉ lệ cạnh tranh cao, tôi hay được nghe các bà mẹ nói: “Con nhà tôi đúng là dính bố lắm. Tôi nói thì nó không chịu nghe đâu, nhưng bố nó nói thì nghe ngay.” Người bố tuy không phải lúc nào cũng ở sát bên con nhưng đối với các con, tiếng nói của người bố luôn rất quan trọng. Dù rằng người mẹ ở nhà suốt đấy(4), nhưng muốn kể chuyện gì, muốn hỏi điều gì, nhiều khi trẻ lại chờ đến tận lúc người bố đi làm về. Thời gian chờ đợi ấy đối với trẻ vừa hào hứng vừa hồi hộp. Như vậy, dù chỉ là một khoảng thời gian tiếp xúc ngắn ngủi nhưng lời người bố nói với con vẫn mang một ý nghĩa rất lớn. https://thuviensach.vn Tôi có một lời khuyên, đối với bé trai thì hãy trả lời nhiều lần “Thú vị nhỉ”, với bé gái thì nói “Đáng yêu nhỉ” vào mọi lúc, mọi nơi khi trò chuyện với trẻ. Từ lớp 3 hoặc lớp 4, trẻ thể hiện ý thức giới tính rõ ràng hơn, các bé trai bắt đầu hành xử nam tính giống bố, còn các bé gái gái lại nữ tính giống mẹ. Khi đó, từ khóa để được lòng các con là: “Thú vị nhỉ!” hoặc “Đáng yêu nhỉ!” ∙ Với các bé trai Phần lớn các cậu bé rất hiếu động. Thầy Matsunaga Nobufumi, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản, trong việc tư vấn xây dựng môi trường giáo dục đã đặt tên cho hiện tượng trên là “Sức mạnh Ochinchin”, là biểu hiện mà bé trai phải có, xuất phát từ trí tò mò dẫn tới những hành động nghịch ngợm, muốn khám phá; đó là dấu hiệu phản ánh khả năng tiềm ẩn của trẻ. Tôi hoàn toàn đồng cảm. Tôi nghĩ những bậc phụ huynh chúng ta phải biết rằng các cậu bé hiếu động lúc nào trong tâm trí cũng luôn suy nghĩ một cách bản năng xem “Có cái gì thú vị? Phải tìm thứ gì đó thú vị mới được!” Với những cậu bé như vậy thì từ khóa “Thú vị nhỉ” rất có hiệu quả. Giả sử cậu bé đó học hành không tiến bộ đi nữa, nhưng nhờ vào câu nói của người bố giúp gợi mở trí tò mò, tìm hiểu mà nhiều khi những suy nghĩ tiêu cực của trẻ về sự vật, hiện tượng từ “Chuyện chán phèo”, “Cái đồ rắc rối” bỗng chuyển thành hăng say “Mình phải tìm hiểu kỹ hơn” “Cái đó có vẻ thú vị.” Nếu con ghét những bài tập viết chữ Kanji(5) mà được bố khéo léo hướng dẫn: “Chữ Kanji thực sự rất thú vị đấy. Bộ bên trái là ‘ngư’ kết hợp với chữ bên phải thì sẽ ra tên của bao nhiêu loại cá đấy. Ví dụ như ‘cá hồi’, ‘cá thu đao’, ‘cá chích’, ‘cá điêu hồng’… Đấy! Con thấy không!” bé trai chắc hẳn sẽ thấy hứng thú hơn và tập trung vào bài tập. Giả dụ đứa con hoàn toàn không hứng thú gì với môn thiên văn mà được bố rủ “Bố con mình thử ra sân nhìn lên trời nhé!” “Kia là chòm sao Orion. Ngôi sao đang nhấp nháy ở kia là Betelgeus. Ngôi sáng nhất trong chòm sao là Rigel. Nó màu trắng và đỏ nên còn có tên tiếng Nhật là sao Heike, hoặc là sao Genji nữa. Rất thú vị phải không nào?” Có nhiều khi nghe bố giải thích xong, con bắt đầu trở nên hứng thú với môn thiên văn. Chỉ cần như vậy thôi, câu nói “Thú vị lắm đấy” của bố sẽ rất hiệu quả đối với cậu con trai hiếu động mắt vẫn thường nhăm nhăm xem có gì “thú vị”. Không phải chỉ có học hành mà trong cuộc sống hằng ngày, khi nào con trai bạn dùng đầu óc suy nghĩ tập trung vào một vấn đề gì đó, hoặc đưa ra một ý tưởng nào đó https://thuviensach.vn thì bạn nên khuyến khích con bằng câu “Cái đó hay đấy. Thú vị nhỉ!” Thiết nghĩ như vậy sẽ giúp cho cậu bé thoải mái và có thể phát huy tốt nhất những tiềm năng của mình. ∙ Với các bé gái Đối với bé gái, từ khóa hiệu quả là “Đáng yêu nhỉ!” Thông qua từ “đáng yêu”, thông điệp được gửi từ bố mẹ đến con sẽ là “Có con ở bên, bố mẹ rất vui”, “Bố mẹ luôn rất trân trọng con.” Trong số những nữ sinh ở trường đại học tôi đang giảng dạy, thành tích học tập của các em khá tốt nhưng vẫn có nhiều em tạo cho người đối diện cảm giác về sự thiếu nữ tính. Sau này khi các em trở thành một người trưởng thành trong xã hội, và phải gánh thiên chức của người mẹ trong tương lai, nếu vẫn giữ nguyên tính tình như vậy sẽ khó được xã hội coi trọng. Muốn không như vậy, ngay từ khi con gái còn học tiểu học, ở mọi lúc mọi nơi, bạn hãy dùng từ “đáng yêu” với con gái mình thật nhiều lần. Khi con tự buộc tóc gọn gàng, khi con mặc bộ quần áo mới lên người, khi con trả lời chân thành, hãy nói với con rằng “Con thật là đáng yêu!” Nếu một trong số các điều kiện cần để những cậu bé trưởng thành là tinh thần cầu thị, lòng ham hiểu biết thì đối với những bé gái là những cảm xúc tươi mới, luôn luôn muốn bản thân mình trong mắt mọi người đáng yêu, xinh xắn. 12. “Bố luôn luôn ủng hộ con.” _ Thông điệp thường xuyên. Gần đây, tuy thời gian trò chuyện cùng nhau không nhiều, vậy nhưng ngày càng có nhiều những ông bố quan tâm nhiệt tình với việc nâng cao lực học cho con mình. Ti vi, tạp chí bây giờ vẫn thường xuyên đề cao vai trò của người bố trong việc tham gia giáo dục con cái nên số lượng các ông bố tham gia vào việc đưa đón con trong ngày thi, hay đi họp phụ huynh còn nhiều hơn cả các bà mẹ. Trong số những người bố nhiệt tình với việc dạy con như vậy, có nhiều người đã tốt nghiệp đại học, hoặc đã học xong thạc sĩ ở các trường đại học tư thục có tiếng tăm. Đối với những người bố có trình độ học vấn cao, sai lầm họ hay mắc phải là: chỉ nhìn vào thành tích học tập của con để rồi nhiều khi cuối cùng lại mắng mỏ, chỉ trích con thậm tệ. “Bố lúc còn nhỏ không bao giờ bị điểm 3 môn Toán cả. Xấu hổ quá!” “Điểm trung bình các môn mà thế này, bố chưa bao giờ thấy! Con có học hành cẩn thận không đấy hả?” Nhiều ông bố giỏi giang có phản ứng sốc với những học bạ ghi kết quả học tập của con, hay điểm trung bình môn các bài thi thử như vậy. Không phải là tôi không hiểu tâm trạng đó, nhưng ở đây, dù người bố đó đã mất công từ chối đi nhậu với đồng nghiệp để dành khoảng thời gian ít ỏi tiếp xúc với con, hay dù https://thuviensach.vn đã cố gắng nâng cao hiệu quả công việc để có thể ngồi nói chuyện quây quần với gia đình thì với cách nói chuyện như vậy, khoảng thời gian đó đối với cả hai bố con chỉ trở nên nặng nề mà thôi. Về phía trẻ, sẽ nảy sinh tư tưởng chống đối lại “Bố chẳng nghĩ gì đến con mà chỉ biết mắng mỏ. Kết quả thấp một chút đã cáu”, “Con đã cố hết sức mình rồi. Chỉ là không có kết quả như bố mong muốn. Nhưng bố có định hiểu cho con đâu mà.” Tôi xin giới thiệu một vài ví dụ thực tế cho những người bố như vậy. Người bố có con trai thi đỗ vào trường điểm trung học cơ sở ở khu vực ngoại thành Tokyo như Trường trung học cơ sở Kaisei, Trường Makuhari thuộc Học viện giáo dục Shibuya: “Tôi là bác sĩ ở bệnh viện nên thời gian làm việc rất bất thường. Vì vậy, vợ tôi là người đánh giá, theo dõi việc học tập hay tình hình cuộc sống của con mỗi ngày. Chỉ có ít thời gian tiếp xúc với con, vậy nên tôi hay hỏi vợ tôi để nắm bắt được tình hình của con trai. Dù vậy, khi con tôi đem kết quả học tập không tốt về nhà, tôi thường sẽ nói với vợ (trước mặt con): ‘Gần đây, con bởi vì căng thẳng quá, thành ra ngủ không đủ thời gian đấy thôi. Cho con ngủ đủ thể nào điểm cũng cao hơn. Con không sai nên em đừng mắng con nhé!’ Riêng đối với con, tôi tập trung nói về phương diện cuộc sống nhiều hơn.” ‘Chỉ cố gắng lên một chút nữa chắc chắn sẽ ổn thôi!’” Người bố có con gái cùng thi đỗ vào hai trường khó là Trung học cơ sở Eitou và trường Trung học cơ sở Akenohoshi Urawa: Kết quả học tập của con mà thấp, đương nhiên là tôi để ý. Tùy vào mức độ sa sút mà có khi tôi thấy sốc. Khi đó, nếu tôi mắng mỏ, gây áp lực thì con gái tôi sẽ cảm thấy như đang bị dồn ép, như vậy có khi còn hỏng việc thêm. Vì vậy, tôi chỉ bình tĩnh động viên con: ‘Trước đây con chẳng học tốt đấy thôi? Con nhìn bạn A không chịu cố gắng nên điểm số chưa được tốt kìa, bố thấy con chỉ cố gắng lên một chút nữa chắc chắn sẽ ổn thôi!’” Điểm chung của hai ông bố này là: cách họ tiếp xúc với con không bị ảnh hưởng vì kết quả học tập tiến bộ hay sa sút của con mà họ luôn gửi thông điệp tình yêu thương tới con rằng “Bố luôn bảo vệ con, mãi mãi sau này cũng như vậy”, “Con đừng quên là bố luôn ủng hộ con, mãi mãi.” https://thuviensach.vn Không chỉ giới hạn trong mục tiêu học tập mà với các hoạt động khác ở trường cũng vậy. Kể cả nhiều khi các bạn không hiểu con mình đang làm gì nữa nhưng nếu các bạn vẫn kiên định với quan điểm “Bố đang dõi theo con”, “Bố đang cổ vũ cho con đấy” thì trẻ sẽ thấy bố đáng tin, và hiểu rằng “Nhất định bố luôn đứng về phía mình.” https://thuviensach.vn "Có mắng té tát ngay tại thời điểm con mắc lỗi thì cũng chẳng giúp cho lần sau khả quan hơn, thậm chí còn gây nên tâm lý ức chế cho trẻ. Vì vậy, ngay cả cách mắng, cách khích lệ cũng cần chú ý vào mục tiêu giúp con tiến bộ." Chương 2 “Cách khen, cách mắng” được lòng con Chỉ cần một lời nói thôi đã khiến con thay đổi đến nhường nào! 1. “Hò dô ta nào!” - quyết định 90% thành công trong việc dạy con. Phương pháp dạy con có thành công hay không có đến 90% được quyết định qua cách cổ vũ, khích lệ của bố mẹ. Từ khi đi phỏng vấn các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng, tôi phát hiện ra một điểm chung: ở các gia đình mà trẻ có lực học vượt trội đều có những người bố rất giỏi khen con. Khi bị bố mẹ liên tiếp thúc giục, mắng mỏ trẻ: “Con học bài đi!” “Con làm cái trò gì thế hả? Con đúng là cái đồ bỏ đi!”, trẻ thường rất dễ thất vọng, bị tổn thương và nảy sinh tâm lý hoặc hành vi chống đối. Để động viên trẻ, muốn trẻ có tinh thần cố gắng thì “Hò dô ta nào!” vẫn là phương pháp tốt nhất. Thực tế, ở trong các gia đình có con thi đỗ vào trường chuyên nổi tiếng, gặp trường hợp bài kiểm tra môn Toán của con không đạt điểm cao, phụ huynh vẫn khen: “Lần trước con đạt có 60 điểm, lần này như vậy là có tiến bộ hơn đấy chứ!” Một ví dụ khác, khi con có bức tranh được chọn treo ở triển lãm của trường, bố cũng phải hòa vào niềm vui chung với con: “Con cừ lắm!” dù trong thâm tâm có thể vẫn nghĩ “Con phải cố đạt cho được 80 điểm chứ!”, hay là “Bố muốn con rinh giải bạc về cơ!” Vì vậy, nếu như con trả lời “Con được mỗi 60 điểm thì có gì đáng nói” hay là “Có mỗi bức tranh được treo trên tường thôi mà” thì bố cũng phải cổ vũ, khích lệ dù thành tích con đạt được chỉ rất nhỏ bé, không đáng kể. Hãy xét thử bản thân chúng ta trong công việc thường ngày thôi nhé. Thay vì lúc nào chúng ta cũng bị cấp trên chê trách “Kế hoạch của cậu hoàn toàn không ra gì!” “Đây là cách cậu giải quyết vấn đề đó hả?” nếu chúng ta được khen “Cậu lên kế hoạch tốt hơn lần trước rồi đấy!” hay được cảm thông cho sự nỗ lực của bản thân “Cậu chịu khó quá! Cố gắng lên nhé!” thì đương nhiên là chúng ta cũng sẽ có tinh thần cố gắng hơn nữa đúng không nào? https://thuviensach.vn Con người, nhờ được khích lệ mà cảm thấy “Mình được mọi người hiểu cho”, “Mình được chấp nhận” Tức là “Nếu được khích lệ đúng cách, con người sẽ trưởng thành.” Tháng 2 năm 2008, trong trận chung kết quốc tế Delray Beach – Mỹ, tay vợt Nishikori Kei đã chiến thắng, từ đó có biệt danh “Hoàng tử tennis”. Bố của cậu ấy cũng là một người nổi tiếng trong việc khích lệ hơn là chê bai. Bố của Kei – ông Kiyoshi – nhận thấy con trai mình là kiểu người nếu bị mắng sẽ trở nên yếu đuối, nên ông đã dùng phương pháp cảnh tỉnh. Ví dụ như khi Kei cãi nhau với cô chị lớn hơn bốn tuổi, ông sẽ mắng cô chị cho cậu nhìn thấy và hiểu ra vấn đề. Khi trả lời phỏng vấn báo chí về các trận đấu của con mình, ông luôn chú ý trả lời theo hướng khích lệ nhiều hơn là chê bai. Tay vợt thiên tài, khó bị khuất phục trước các tuyển thủ sừng sỏ của thế giới đã được bố mẹ nuôi nấng trong môi trường “Dạy mà không mắng”, “Dạy con trưởng thành bằng những lời khen”. Học lực hay thể thao cũng vậy, bước đầu tiên rất quan trọng để bước tiếp những bước vững vàng sau đó. Vì vậy, các bạn hãy đổi phương pháp dạy con từ chê bai mắng mỏ sang khen ngợi ngay từ hôm nay nhé. Tôi sẽ liệt kê các điểm lưu ý như sau: ∙ Chỉ cần con tiến một bước nhỏ hãy khen con Ví dụ trong bài kiểm tra, lần trước con đứng thứ 10 trong lớp mà lần này được lên thứ 9 thì hãy khen “Con đã được đứng ở vị trí cao hơn. Thế là tốt rồi!” Lúc nào con cũng ngủ dậy muộn, sáng nay hiếm hoi con lại dậy sớm, hãy khen “Con người lớn ghê!” ∙ Rộng rãi trong lời khen Khi khen con, tôi muốn các bạn hãy khen hào phóng một chút. Dù điểm trung bình các môn của con chỉ tăng từ 45 điểm lên 46 điểm, bạn cũng khen thật rộng lượng, con sẽ có động lực cố gắng “Lần tới con sẽ cố đạt 47 điểm, mà không, con sẽ đạt 50 điểm cho bố xem”. Con gái tự nấu ăn, tự đổ khuôn sô-cô-la để tặng bạn nhân ngày Valentine thì tôi muốn các bạn hãy phản ứng như các chuyên gia trong chương trình Gurume(1) trên ti vi “Cái này ngon quá!” “Vị rất ổn!” ∙ Lời khen ngắn gọn, và hãy ôm con thật chặt Với những ông bố vụng nói, hay ngại ngùng, cũng không cần thiết phải dùng nhiều từ ngữ, chỉ cần những câu ngắn gọn, ví dụ như “Tốt quá!” “Cừ quá nhỉ!” “Đáng ngưỡng mộ!” “Siêu quá!” là đủ. Sau đó hãy ôm con một cái thật chặt. 2. “Mỗi ngày 3 lời khen” - Thực hành. https://thuviensach.vn Mời các bạn xem bản điều tra về sinh hoạt và ý thức của thiếu nhi của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản dưới đây, để biết trẻ cho rằng bố hay mẹ mình nói nhiều hơn. Rõ ràng là có một tỉ lệ lớn các bé cảm thấy mẹ mình – người có thời gian tiếp xúc trung bình với con dài hơn – là người nói nhiều. Câu chuyện hay thấy ở nhiều gia đình, đó là các mẹ cứ nhìn thấy con lại giục liên tục “Con đánh răng cẩn thận chưa đấy?”, “Con làm bài tập xong chưa hả?”, “Con đã chuẩn bị hết đồ đạc để mai đến trường chưa?” Các con đang nghĩ “Thôi, mình đi đánh răng nào!” “Mình đi làm bài tập cái đã”, “Mình đi kiểm tra đồ dùng cho vào cặp sách mới được!” thì đã bị mẹ giục rồi, chỉ còn cách đáp lại “Con biết rồi!” Nếu chỉ có vậy thôi thì không sao. Có điều trong khi phỏng vấn các gia đình có con đỗ vào trường trung học nổi tiếng, tôi thấy các bà mẹ rất khắt khe khi xem xét việc học tập của trẻ. Nếu như đã thế rồi mà các ông bố vẫn còn cằn nhằn mắng mỏ thêm thì thế nào? Trẻ sẽ không biết trốn vào đâu nữa mất. Vậy các ông bố hãy thử thực tập mỗi ngày khen con ba lần xem sao nhé. ∙ Buổi sáng, nếu con ngủ dậy đúng giờ thì bố hãy chào và khen con: “Chào buổi sáng! Con cừ thật đấy, đã biết ngủ dậy đúng giờ rồi!” ∙ Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, nếu thấy con tự dọn dẹp phần bát đũa của mình, bố hãy khen: “Con đúng là ra dáng người lớn rồi, biết tự dọn dẹp đồ đạc của chính mình rồi đấy!” ∙ Thấy con đọc to bài trong sách giáo khoa ở nhà với giọng đọc diễn cảm, không vấp váp thì bố phải khen: “Con tập đọc giỏi ghê rồi đấy. Con của bố có khác!” Trong khoảng thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với con vào ngày thường, các ông bố cũng nên khen con theo cách như vậy. Trong số các bạn, có lẽ cũng có người bảo “Con nhà tôi cả ngày không tìm đâu ra điểm tốt để mà khen đủ ba lần.” Nhưng dù điểm kiểm tra của trẻ có thấp thì vẫn có thể cổ vũ: “Con làm được đến thế này là khá rồi. Lần tới, con thử làm tốt thêm 5 điểm nữa xem nhé.” Dù con cãi nhau với bạn về thì bố vẫn có thể khen: “Con đã hiểu thế nào là những người bạn nên chơi hay không nên chơi rồi. Tốt lắm!” Nếu như người mẹ có trách nhiệm kèm cặp, bảo ban con mọi chuyện trong cuộc sống hằng ngày và trong việc học thì người bố có trách nhiệm khen ngợi con, như vậy sẽ có tác dụng dung hòa. https://thuviensach.vn Khi đó, đối với con, thời gian ở bên bố là khoảng thời gian đẹp đẽ. Còn đối với người bố, riêng việc khen ngợi con cũng giúp cho tâm trạng trở nên vui vẻ, xoa dịu những mệt nhọc trong công việc, thời gian dành cho gia đình sẽ là nguồn năng lượng tiếp sức cho ngày làm việc hôm sau. 3. “Là con thì chắc chắn con làm được ấy mà” - Hiệu quả bất ngờ. Có nhiều trẻ đạt được kết quả cao hơn khả năng của mình trong các kỳ thi chuyển cấp. Trong những bài thi thử, trẻ chỉ đạt điểm trung bình từ 50 đến 55 điểm thôi. Thế mà trong kỳ thi thật trẻ lại đỗ vào trường khó với điểm số trung bình trên 60 điểm. Khi thử hỏi thăm, tôi được biết có những kết quả như vậy là vì niềm tin người bố dành cho con mình đã phát huy tác dụng. Một người bố biết con trai mình là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, thích ganh đua. Những đứa trẻ như vậy thường rất cố gắng thể hiện mình trong các hoạt động như lễ hội thể thao. Ông đã cho con làm bài thi thử vào trường Trung học Komabatohou – trường trung học điểm đầu vào cao bậc nhất Tokyo và cậu bé đã thi đỗ. Niềm tin chắc chắn của ông vào con trai, đó là “Con rất vững vàng khi làm thật. Kết quả thi thử chỉ là bước đà thôi. Chắc chắn trong bài thi thật, con sẽ đạt kết quả tốt hơn.” Một người bố khác thì nói với con gái đang định thi vào trường chuyên là: “Ngày 1 tháng 2 là ngày tập trung thi toàn các trường khó, các bạn học rất giỏi đều đến các trường đó. Không có các bạn ấy thì con thi đỗ dễ ý mà.” Kết quả là cô con gái đã thi đỗ vào trường thực nghiệm Waseda, niềm mơ ước của nhiều người một cách ngoạn mục. Đây cũng là kết quả có được từ niềm tin người bố dành cho con. Một người bố nữa thì biết rõ con trai mình rất sợ ngày thi thật. Một tháng trước ngày thi, ông bố đó đã gợi ra suy nghĩ tích cực cho cậu bé thấy qua con số cụ thể: “Trường mà con thi vào ấy, hằng năm có tỉ lệ một chọi ba đúng không nào? Nếu như trong ba người con đã học tốt hơn hẳn một người rồi, vậy thì con chỉ cần cố gắng để vượt qua một người nữa thôi là đỗ rồi.” Và cuối cùng, cậu con trai đã thi đỗ cả hai trường trung học nổi tiếng. Theo đánh giá của thầy cô ở lớp luyện thi trước đó thì khả năng cậu thi đỗ rất thấp. Qua những ví dụ trên, có thể thấy sự thấu hiểu tâm lý con cái của người bố có ý nghĩa rất quan trọng và cách diễn đạt sự thấu hiểu đó cho con cũng có tác động rất tích cực đến con. Nếu chỉ là lời nói không có cơ sở thì cũng chỉ là vô nghĩa. Nhưng đôi khi, lời khích lệ “đơn giản với con thế này, hay bố luôn tin chắc thế kia” đó lại phát huy tác dụng. Không chỉ giới hạn trong việc thi cử, mỗi kỳ thi đấu bóng chày, hay biểu diễn piano cũng tương tự như vậy. https://thuviensach.vn “Nếu là con, chắc chắn con sẽ vụt được quả đẹp đấy. Bố nghĩ trận hôm nay đội con sẽ thắng chắc.” “Hôm nay con đàn hay lắm. Bố nghĩ là con sẽ đàn hay như vậy đến tận nốt nhạc cuối cùng đấy.” Những lời nói động viên như vậy sẽ tạo ra kết quả tốt hơn tưởng tượng. Khi ta nói “Nếu là con, chắc chắn con sẽ làm tốt”, “Chỉ có con mới làm được chuyện đó thôi!” cũng có hiệu quả như vậy. Đối với người bố, không nhất thiết phải có bằng chứng cho cái “chắc chắn làm được” đã nói mà các con vẫn thấy yên lòng đến kỳ lạ, chúng sẽ tự nhủ rằng “Thế à, có lẽ mình cũng làm được đấy!” “Có khi chỉ có mỗi mình mình làm được thôi!” Câu tục ngữ của Nhật Bản “Lợn được khen cũng biết trèo cây” có nghĩa là, trẻ con cũng vậy, có nhiều trường hợp các con trở nên tự tin hơn để hiệu quả hơn trong học tập nhờ vào những câu khen ngợi, niềm tin tưởng chắc chắn của các bậc phụ huynh. Câu chuyện sau đây tôi đã từng nghe bác sĩ tâm lý Wada Hideki, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng liên quan đến nuôi dạy con kể lại: Trong số các con đã thi đỗ vào những trường trung học nổi tiếng có nhiều trẻ bị chững lại trong thời gian sáu năm trung học. Nhiều khi đó lại là những trẻ trong gia đình có người bố làm những công việc thu nhập cao như bác sĩ hoặc luật sư. Lý do là vì trẻ cho rằng bản thân gia đình mình vốn đã sung túc, có cuộc sống khá giả rồi, “chẳng cần phải đỗ vào Đại học Tokyo hay Đại học Kyoto, cuộc sống vẫn chẳng gặp khó khăn gì.” Càng là con của các gia đình khá giả lại càng dễ tụt hậu trong thời gian học từ trung học lên đến đại học, trong khi phụ huynh – nhất là người bố – đều không hay biết gì. Họ thường tự hào nói về sự đầy đủ của gia đình cho con mình, nói rằng tất cả tài sản họ làm ra sau này sẽ thuộc về trẻ. Có lẽ đây chính là nguyên nhân chính gây ra vấn đề. Trở lại với câu chuyện của thầy Wada. Thầy Wada có hai cô con gái. Thầy đã nói với con mình: “Bố sẽ không để lại tài sản gì cho các con đâu, các con hãy sống bằng chính sức lực của mình.” Tôi nghĩ rằng tư tưởng này không chỉ phù hợp với những gia đình có cuộc sống dư dả mà còn hiệu quả với cả những gia đình bình thường như gia đình tôi. Nếu gia đình có cuộc sống dư giả, hãy cho con thấy “Tài sản của nhà mình không phải để chia. Các con phải sống bằng chính bàn tay lao động của mình đấy.” Mặt khác, nếu không phải là gia đình khá giả, tùy vào tính tình của trẻ và từng hoàn cảnh cha mẹ hãy cho trẻ biết nỗi lo lắng của mình “Nhà mình không cho con đi học trường tư được đâu. Chỉ có thể học công lập thôi. Con phải cố gắng học nhé” hoặc là ngược lại, an ủi cho con yên tâm “Con đừng lo. Bất cứ điều gì con thực tâm muốn làm thì bố mẹ cũng đều ủng hộ con.” https://thuviensach.vn 4. “Con nghĩ xem vì sao mà kết quả học tập tăng cao thế?” - Hỏi cho con nghĩ. Khi khen con, bạn cần biết cách khen mạch lạc, không bị rời rạc. Có nhiều trường hợp đơn thuần ngẫu nhiên, lời khen chỉ mang tính thời điểm, như kết quả học tập trong bảng điểm; như thành tích về nhất trong cuộc thi chạy của con... Để dạy con thành đứa trẻ thông minh, tôi nghĩ hằng ngày người bố nên tạo điều kiện cho con tự nhận thức. Ngay cả khi khen, tôi cũng thử ứng dụng cách đó. Số lần bố cần khen con như phần trước tôi đã trình bày là mỗi ngày ba lần. Nhưng có một cách khen hiệu quả hơn nữa, đó là hỏi để cho trẻ tự suy nghĩ trả lời nguyên nhân tạo nên những thành tích đó: “Con nghĩ như thế nào mới tốt?” “Con nghĩ xem vì sao mà con có kết quả học tập tốt?” “Các môn học chính con đều đạt điểm tối đa 5/5, vì sao con làm được như vậy?” “Con phải vào nhóm với những bạn chạy rất nhanh, thế mà con lại về nhất. Là vì sao nhỉ?” Các bạn hãy hỏi con theo cách giống như vậy. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu tự phân tích để trả lời theo suy nghĩ của riêng mình. Nếu trả lời về điểm số trên học bạ, chắc chắn sẽ có trẻ trả lời: “Vì bài kiểm tra Toán và Tiếng Nhật có câu khó, nhưng con không bỏ dở.” “Dù hằng ngày có chơi nhiều thế nào đi nữa, con cũng vẫn ôn thêm bài, dù chỉ là một chút thôi.” Khi con đã nói ra các suy nghĩ đó của mình, người bố phải tỏ ra trân trọng và ghi nhớ chúng, hãy khẳng định lần nữa với con: “Hằng ngày con đều cố gắng nên mới có kết quả tốt thế đấy.” Bạn cũng nên dạy cho con tầm quan trọng của việc “Không bỏ dở giữa chừng”, “Không nản chí”, “Chịu khó làm từng chút một”. Nếu như con trả lời rằng con không hiểu vì sao, hay cho rằng kết quả học tập tốt chỉ là ngẫu nhiên đạt được, người bố có thể giao hẹn với con: “Để lần sau cũng đạt kết quả tốt như vậy, hằng ngày con nhớ chịu khó ôn tập và làm bài tập nhé.” https://thuviensach.vn Nếu nói về thành tích tốt trong lễ hội thể thao, có thể con sẽ trả lời là: “Vì hằng ngày con vẫn tập xuất phát ở công viên gần nhà mình”, “Vì con tập trung sức lực từ nửa vòng chạy trước, để cho góc cua cuối cùng không bị ngắt quãng đứt hơi.” Khi đó, người bố mới khéo léo dựa trên những lý do của con, lập nên quy tắc chung áp dụng cho những trường hợp sau này: “Làm việc gì thì bước khởi đầu cũng rất quan trọng đấy!” “Thế hả, con chịu khó tập luyện thật đấy! Nỗ lực của con cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng rồi”, “Ngay từ đầu mà đã chạy quá sức thì nửa sau sẽ rất khó để bứt phá. Nếu không có chiến thuật ban đầu thì khó mà thắng được.” Khi trách mắng cũng giống như vậy, hãy cho trẻ tự nhận thức xem trẻ đã làm điều gì không phải. Không nên trách “Có mỗi chuyện chào buổi sáng thôi, phải chào chứ!” mà hãy hỏi “Con nghĩ là vì sao mà lời chào buổi sáng lại cần thiết?” Không thúc giục “Con học bài chăm chỉ hơn nữa đi!” mà hỏi “Con nghĩ xem vì sao mà kết quả học tập sa sút thế?” Có mắng té tát ngay tại thời điểm con mắc lỗi thì cũng chẳng giúp cho lần sau khả quan hơn, thậm chí còn gây nên tâm lý ức chế cho trẻ. Vì vậy, ngay cả cách mắng, cách khích lệ cũng cần chú ý vào mục tiêu giúp con tiến bộ. 5. “Là bố thì bố chịu rồi đấy.” - Khích tướng con. Tôi đã nói rằng trong phương pháp dạy con tầm quan trọng của việc cổ vũ, khích lệ chiếm tới 90%. Nói cách khác, người bố phải tìm hiểu thế mạnh của con, cổ vũ khích lệ để trẻ phát triển tự nhiên các khả năng tiềm tàng của mình. Ở phần trước, tôi đã khuyên các bạn hãy khen ngợi điểm tốt của trẻ, cho trẻ tự nhận thức về thế mạnh và lý do có được kết quả tốt của mình. Nhưng ở phần này, tôi muốn nêu phương pháp khích tướng để khơi dậy sự hứng thú trong trẻ cao hơn nữa. Thủ thuật đầu tiên, đó là người bố so sánh con với mình. Như phần trên tôi đã nói, càng là những người bố có học vấn cao, đang làm việc trong những công ty hàng đầu, cứ hễ so sánh mình hồi nhỏ là học sinh xuất sắc với đứa con không đạt tới mức đó lại càng là những người hay mắng con bằng lời lẽ gay gắt. Tuy nhiên, nếu bố cứ thao thao trước mặt con rằng “Hồi bố còn nhỏ, bố học giỏi hơn nhiều” thì sẽ chẳng đem lại hiệu quả tích cực nào cho con hết. Những lời như vậy ngược lại càng làm con thêm dè dặt với bố, hoặc cũng có thể khiến chúng nổi khùng lên với ý nghĩ “Con có cố gắng mấy thì cũng có giỏi bằng bố đâu mà” và mọi thứ sẽ đi theo chiều hướng xấu. Để không như vậy, tự bản thân người bố – dù cho trước kia đã từng rất xuất sắc – cũng phải nói với con là: “Con giỏi hơn bố nhiều!” Ở nhà, con gái tôi hay hỏi “Hồi xưa bố thế nào?” với ý định so sánh ngày xưa của bố với bản thân con bây giờ. Tôi nghĩ rằng nhiều phụ huynh ở đây cũng gặp phải những tình huống tương tự như vậy. Ví dụ như, khi con đem học bạ từ trường về, nếu là kết quả tốt thì con sẽ vui vẻ đặt câu hỏi “Hồi bố học tiểu học thì thế nào ạ?” Hoặc là, khi https://thuviensach.vn con về nhất trong cuộc thi chạy, con cũng hỏi tôi “Hồi xưa, bố chạy thế nào?” Đó là tâm lý thích được khen ngợi của trẻ “Bố thấy thế nào? Con cừ đấy chứ? Con chả giỏi hơn bố hồi nhỏ ý chứ!” Nếu tôi không để ý và vô tư trả lời con: “Kết quả của con tốt đấy nhưng học bạ ngày trước của bố còn xuất sắc hơn cơ” “Chúc mừng con đạt giải nhất! Nhưng mà hồi xưa bố còn chạy nhanh hơn cơ.” thì con gái tôi sẽ thất vọng lắm, tất cả nỗ lực, thành quả mà con đã cố gắng đạt được đều sẽ trở nên nhạt nhòa. Trong trường hợp này, các bạn hãy nói với con rằng: “Ừ! Con giỏi quá! Hồi còn nhỏ, bố không đạt được kết quả tốt như thế này đâu”, “Chúc mừng con đạt giải nhất! Đoạn tăng tốc góc cuối cùng của con rất cừ đấy! Bố cũng đã từng đạt giải nhất rồi đấy, nhưng không chạy nhanh bằng con đâu. Bố mà chạy thi với con, chắc là thua mất”, “Con giỏi thật đấy. Đứng trên sân khấu lớn thế mà vẫn rất bình tĩnh. Bố không tài nào bắt chước được”, “Con chịu khó quá nhỉ! Không đạt kết quả nên chắc con buồn và khó chịu lắm, nhưng nếu là bố thì bố đã đầu hàng sớm hơn cả con rồi.” Như vậy, dù kết quả học tập của trẻ có thế nào đi nữa, miễn đó là kết quả của sự cố gắng, người bố hãy biểu dương sự cố gắng đó của con, chí ít cũng ngang bằng như sự cố gắng của bản thân họ ngày xưa. Làm vậy, sự quyết tâm trong con như được thắp lửa, con sẽ có thể vươn lên mạnh mẽ hơn. 6. “Giọng con mượt ghê!”, “Con chịu khó thật đấy!” - Khen cụ thể. Từ khi nhận công việc thu thập tin tức về những vấn đề giáo dục, tôi được làm quen với nhiều bậc trí thức, doanh nhân, những người thành đạt. Tôi thường đặt câu hỏi với họ là: “Bố mẹ của anh/chị đã dạy con như thế nào?” Các câu trả lời thường có điểm chung “Tôi thường được bố mẹ khen ngợi nhiều hơn trách mắng.” Ngoài ra, có khá nhiều người tâm sự “Có lẽ vì tôi được bố mẹ khen một cách cụ thể như ‘Điểm này của con rất tốt/Việc này của con làm rất giỏi.’” “Tôi luôn được bố mẹ khen một cách cụ thể từng việc nhỏ như ‘Giọng hát con rất mượt’, ‘Sự nỗ lực của con thật đáng nể’... Từ những lời khuyên như vậy, tôi ý thức được ‘Sức khỏe - Lòng dũng cảm - Nguồn cảm hứng’, những thứ đó rất cần thiết để mỗi người có thể sống với một niềm tin đầy hứng khởi vào cuộc sống, nhất là với những ai không có khả năng gì đặc biệt.” Có thể thấy, khen ngợi trẻ một cách cụ thể là phương pháp hiệu quả trong việc dạy trẻ trưởng thành. Mời các bạn xem ví dụ dưới đây: Đều là khen ngợi, nhưng nếu bạn đặt mình vào vị trí của trẻ thì bạn thấy vui với lời khen nào hơn? 1. “Bố nghe mẹ con bảo là kết quả học tập của con có tiến bộ à. Bài kiểm tra tới cũng cố gắng làm tốt đấy nhé!” https://thuviensach.vn 2. “Bố nghe mẹ con bảo là kết quả học tập của con có nhiều tiến bộ à. Là vì hàng sáng dù trời lạnh con cũng cố gắng dậy sớm một chút, làm đều đặn không thiếu bài tập. Bố rất nể con đấy.” Cách khen như trường hợp B chắc chắn khiến đứa con cảm thấy “Bố quan tâm đến mình thật!” và con tin chắc rằng “À hóa ra buổi sáng dậy sớm làm bài đã tốt còn được bố khen ngợi nữa” để rồi sau đó ngay cả khi bố mẹ không cần nói gì cả, con cũng dậy sớm để làm việc này việc kia. Tôi cũng xin lấy thêm một vài ví dụ khác nữa: “Kết quả cao lên là tốt rồi, nhưng phần bài làm con viết chữ đẹp làm bố thấy vui ghê cơ. Con cẩn thận, tỉ mỉ từ chữ viết nên chữ vừa đẹp lên mà kết quả học tập cũng tốt hơn nhỉ.” “Gần đây, con chơi đàn piano tiến bộ hẳn lên nhỉ. Bố nghe mà thấy các âm thanh rất mềm mại đấy. Chắc chắn là con tập đàn rất chăm chỉ.” “Bóng chày con chơi giỏi lên đấy! Thấy con biết né người đỡ những pha ném thẳng bố phục quá!” Cứ như vậy, nếu khen một cách cụ thể “Con giỏi ở điểm này” thì trẻ sẽ trở nên hứng thú với việc mình đang làm. Nếu được khen: “Trông con đối xử tốt với người gặp khó khăn bố thấy rất thích đấy!” Con sẽ nghĩ rằng “Mình nên thường xuyên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.” Nếu được khen: “Bố thấy rất tuyệt khi con luôn tươi cười như thế này”, con sẽ nghĩ “Thế thì mình phải luôn tươi cười mới được.” Dần dần trẻ sẽ nhận biết được ưu điểm của bản thân và phát huy ưu điểm đó trở thành thế mạnh cho mình trong tương lai. Bên cạnh đó, khi chê trách nhược điểm của con cũng tương tự như vậy. Khi trẻ có kết quả học tập sa sút không nên nói “Tệ quá! Thế này không được rồi. Con phải học nhiều hơn nữa!” mà hãy nói “Bài tập toán của con làm tốt hơn trước rồi. Con chỉ hơi vướng môn hình học đúng không? Chủ Nhật, bố con mình thử giải lại bài nhé?” Với trẻ bị loại khỏi danh sách cầu thủ chính thức trong đội bóng không nói “Con mà không chịu khó tập luyện thêm là không được đâu đấy” mà hãy nói “Tiếc nhỉ. Những đường rê bóng của con giỏi lên nhiều lắm rồi đấy. Ở vị trí dự bị mà con đã cố gắng thế, rồi con sẽ trở lại vị trí chính thức sớm thôi. Bố nghĩ thế.” Nếu chỉ đơn thuần mắng “Thế là hỏng rồi”, “Con làm cái trò gì thế? Không thể hiểu được” thì con sẽ cảm thấy tất cả mọi nỗ lực của bản thân bị phủ nhận. Tôi nghĩ rằng thay vì chê bai, người bố phải chỉ ra cho con thấy chỗ nào không được, sửa ở chỗ nào thì được. https://thuviensach.vn 7. “Tuyệt vời!” _ Đánh giá điểm trung bình các môn đạt 50/100. Các đồng nghiệp cùng công ty hay người quen đang định cho con thi vào các trường trung học tư thục hoặc công lập thường hỏi tôi như thế này: “Con nhà tôi có điểm trung bình các môn chỉ trên dưới 50 điểm thôi. Thế thì không dám mơ vào trường nổi tiếng đâu nhỉ?” Hỏi ra mới biết nguyện vọng của con là những trường điểm khó thi như Trung học Kaisei, Trung học Azabu, Trung học Musashi, Trung học Ouin, Trung học Futaba và các trường trung học trực thuộc các trường đại học lớn. Thực sự khi điểm trung bình các môn thi thử ở các lớp học luyện thi chất lượng cao chỉ đạt mức 50 điểm thì khả năng trẻ có thể thi đỗ vào các trường khó kể trên là không cao. Mỗi khi gặp phải những câu hỏi nghi ngờ khả năng của trẻ như vậy, tôi thường nói lại với họ rằng “Thi chuyển cấp lên trung học không phải là tất cả. Điểm trung bình các môn mà cháu nhà đạt hơn 50 điểm chẳng phải là quá tuyệt rồi đấy sao?” Nơi tôi đang làm việc, người tốt nghiệp Đại học Waseda, Đại học Keio nhiều nhan nhản, còn việc tốt nghiệp những trường đại học công lập danh tiếng như Đại học Tokyo, Đại học Kyoei, các trường đại học điểm đầu vào cao như Đại học Hitotsubashi, Đại học Jouchi thì gần như là hiển nhiên. Cũng giống những ông bố làm việc ở các cơ quan cao cấp như cơ quan trung ương, cơ quan tiền tệ lớn, v.v… mà tôi đã trình bày ở phần trước, họ luôn đặt kì vọng rất cao ở con mình, chí ít cũng tương đương với học lực của các vị ấy ngày trước. Thực sự có rất nhiều người trở nên bực dọc và lo lắng thái quá: “Khi tôi còn nhỏ, không bao giờ có điểm trung bình các môn xuống đến mức 50. Con tôi liệu có gặp vấn đề gì về đầu óc không?” Nếu nghĩ rằng “Con mình hỏng rồi”, “Thế này thì tương lai tăm tối rồi!” thì không chỉ gây ra áp lực đối với con mà ngay cả người bố nữa. “Education” dịch ra là “giáo dục”, có nguồn gốc tiếng Latin là “phát triển tiềm năng”. Thay vì buồn thảm với điểm số trung bình các môn của trẻ chỉ đạt 50, bạn hãy tự tin rằng “con mình đang ở nhóm dẫn đầu”, hãy luôn nỗ lực tìm ra điểm nổi trội của con mình và đề cao nó. Sau khi học xong sáu năm trung học, không phải đứa trẻ nào cũng có thể vào được ngay những trường nổi tiếng như Đại học Tokyo hay Đại học Kyoto. Những thí sinh có xuất phát điểm từ các trường trung học nổi tiếng thi đỗ ngay lần thi đầu chỉ chiếm không đến một nửa, còn thí sinh thi lại lần một, lần hai mới đỗ thì càng không hiếm. Ngược lại, học sinh của các trường trung học khác tuy điểm đầu vào thấp https://thuviensach.vn hơn nhưng về sau lại trúng tuyển vào Đại học Tokyo và Đại học Kyoto, thật ngạc nhiên, phần nhiều trong số các thí sinh đó lại thi đỗ ngay từ lần đầu. Tóm lại, kỳ thi chuyển cấp lên trung học đối với trẻ chẳng qua chỉ là một bước trong cả quá trình học tập. Trong sáu năm tiếp sau đó, trẻ hoàn toàn có thể cố gắng lội ngược dòng. Khi đã cho con dự thi, tôi rất hiểu tâm lý muốn cho con thi vào trường chuyên lớp chọn. Nhưng không nên chỉ vì kết quả bài thi thử ấy mà nói với con những điều tiêu cực như: “Bố cảm thấy xấu hổ vì con!”, “Nếu con không học tốt được thì thôi, sau này thích thành người như thế nào cũng được.” Tôi đã từng chứng kiến không ít trường hợp con học rất tốt trước kỳ thi vào trung học nhưng khi bắt đầu đi học ở các lớp luyện thi, các con không còn đạt kết quả tốt như trước nữa. Nguyên nhân nhiều khi chỉ vì bố mẹ tự đòi hỏi trách nhiệm của mình dựa trên kết quả học tập của con, cho rằng đó cũng là thước đo đánh giá bản thân mình. Điểm trung bình các môn trên 60 điểm đã đủ để chứng tỏ lực học của các con rất khá rồi. Như vậy khả năng đỗ vào các trường khó là không hề nhỏ. Tuy nhiên, như lúc trước tôi đã trình bày, 50 điểm cũng là tuyệt vời. Thậm chí, 45 điểm nhìn chung so với số đông cũng không tệ. Dù gì thì việc thi đỗ vào trường trung học cũng không phải là cái đích duy nhất trong cuộc đời con. Nếu các bạn suy nghĩ thoáng hơn rằng “Con mình sẽ làm được. Có lẽ con mình học chậm mà chắc”, “Có lẽ không đỗ vào trung học nổi tiếng, nhưng nhìn tổng quan thì con cũng thêm trưởng thành.” Như vậy các bạn sẽ không dồn ép con vì điểm trung bình các môn nữa, sẽ để mắt tới điểm tốt của con nhiều hơn, có nhiều cơ hội để khen ngợi con tích cực hơn là chê bai, nhiếc móc. 8. “Bố biết hết đấy.” - Rất quan trọng. Tháng 6 năm 2006 có một vụ án phóng hỏa giết người xảy ra ở nhà một bác sĩ ở Taharahonchou thuộc tỉnh Nara. Hành vi phạm tội của cậu thiếu niên 16 tuổi, một học sinh theo học một trung tâm luyện thi nổi tiếng nhất nhì vùng Kansai đã làm chấn động dư luận và tất cả các phụ huynh trên toàn nước Nhật. Tôi vẫn còn nhớ y nguyên vụ án này. Nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội này theo như các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, bắt đầu từ tâm trạng bất ổn của cậu thiếu niên: “Điểm bài thi giữa kì của môn tiếng Anh kém 20 điểm so với điểm trung bình trong lớp. Chuyện này mà bị bố biết thì sao đây…” Sự vụ này bắt đầu từ những mâu thuẫn xảy ra giữa người bố và cậu con trai. Người bố vì quá mong muốn cho con tương lai trở thành bác sĩ mà luôn khắt khe quá mức đối với việc học của con, đi kèm với đó là nhiều hình phạt nghiêm khắc. Và cậu bé cảm thấy run sợ trước những hình phạt ấy. Tuy đây là một ví dụ cực đoan song trên thực tế, có khá nhiều trẻ cũng suy nghĩ như thế này: “Mình bị điểm kém mất rồi. Không thể cho https://thuviensach.vn bố mẹ biết được”, “Mình cãi lộn với bạn ở trường mất rồi. Thầy cô mà báo cho bố mẹ thì gay.” Trong những năm đầu tiểu học, khi con về nhà sẽ kể mọi chuyện gặp phải hằng ngày cho bố mẹ, nhưng khi học các lớp lớn hơn, chúng thường sẽ không nói với bố mẹ những chuyện không có lợi cho mình. Có những trường hợp tồi tệ, trẻ còn xé vụn bài làm thầy cô vừa trả về rồi cho vào bồn cầu xả cho nước trôi đi. Hoặc thông đồng với bạn để giấu nhẹm chuyện gì đã xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì tôi cũng nghĩ, nguyên nhân khiến cho các con muốn giấu giếm như vậy là ở bố mẹ chúng. Ví dụ, người vợ kể với chồng tìm thấy bài kiểm tra của con bị vứt trong sọt rác ở nhà. Khi đó, người bố không được quát con bằng những câu như “Con định giấu bố mẹ mãi sao hả?”, cũng không nên chìa tận mắt con bài kiểm tra đã bị vứt đi và hỏi “Cái gì đây?” Bởi dù lúc đó trẻ có khóc và xin lỗi “Con xin lỗi bố, con xin lỗi mẹ” thì lần sau chúng sẽ tìm cách giấu giếm một cách khéo léo hơn. Đặc biệt là trong các gia đình trẻ đem bài kiểm tra với điểm cao về thì phụ huynh vui vẻ, trẻ đem bài kiểm tra với điểm kém về thì phụ huynh lập tức thúc giục “Con học bài đi! Không thì không vào được trường tốt đâu đấy”, con của họ sẽ ngày càng đi theo chiều hướng xấu hơn. Suy nghĩ từ những điểm như vậy, khi nhận ra con trẻ muốn giấu giếm cái gì, người bố cần phải rộng lượng hơn. Và điều quan trọng là gây cho con ấn tượng “Con làm gì bố cũng nhìn thấy hết đấy.” Ví dụ như thế này: ∙ “Bài kiểm tra vừa rồi khó thật đấy nhỉ. Mẹ con nghe mẹ bạn A nói thế đấy. Chắc là các bạn trong lớp bị điểm kém, đều muốn vứt nó đi thôi.” ∙ “Hôm nay trông mặt con có vẻ lạ lắm. Nào! Có chuyện gì vậy con? Bố biết rồi đấy nhưng bố muốn nghe con kể ra cho bố nghe.” Nếu nói vậy với người lớn thì đây giống như là cách “bắt thóp” nhưng các con chắc chắn sẽ chỉ đơn giản nghĩ “Mình có giấu cũng bị lộ”, “Bố mẹ mình cái gì cũng biết.” Nếu trẻ tự thú nhận “Bài làm kém quá, con vứt bài đi rồi”, “Con cãi nhau với cậu A, bị thầy giáo phạt đứng” thì mọi chuyện đã rõ ràng. Khi đó, không nên vặn vẹo gay gắt mà chỉ cần nói “Con dũng cảm nói cho bố biết rồi đấy. Nhưng vứt bài đi là không được nhé”, “Con cãi nhau với bạn đến mức bị phạt đứng là không nên đâu.” Người bố hãy nói chuyện nhẹ nhàng với con nhưng vẫn khẳng định rõ ràng quan điểm của mình. 9. “Con nghĩ xem tại sao lại như vậy?” - Cho con trình bày lý do. Nếu chúng ta mắng con theo cảm tính thì con sẽ sợ rúm lại, không thể chia sẻ được gì. Ví dụ trong trường hợp con bị điểm kém trong bài kiểm tra, như phần trước tôi đã https://thuviensach.vn trình bày, bố mẹ chỉ nhìn vào kết quả rồi mắng con, cho nên sau đó cứ xảy ra những chuyện có thể bị mắng là trẻ sẽ giấu nhẹm đi. Ngay cả các trẻ đã thi đỗ vào các trường trung học tư thục hoặc công lập nổi tiếng, trong suốt mấy năm học, chắc chắn chúng cũng có vài lần giấu kết quả kiểm tra. Hỏi thì phụ huynh nào cũng trả lời là đã từng băn khoăn về việc học của con “Không biết con nhà tôi rồi sẽ học hành ra sao đây”, rồi sau đó khi con đạt kết quả tốt họ lại khen ngợi con mình một cách ầm ĩ. Tuy nhiên, khi tôi thử hỏi chuyện cụ thể với các gia đình biết xử lý khéo léo để vượt qua căng thẳng và có con thi đỗ vào trường như nguyện vọng, tôi thấy một đặc điểm chung: “Người bố là một người rất chịu lắng nghe.” Tôi xin giới thiệu một vài ví dụ: Người bố có con gái thi đỗ vào cả ba trường trung học cơ sở nổi tiếng: trường Ouin, trường nữ sinh Toshimagaoka và trường Eitou: “Nếu bài kiểm tra ở trường của con bị điểm kém, tôi tất nhiên cũng rất lo lắng. Trong trường hợp rõ ràng con không nỗ lực, tôi cũng chỉ biết bối rối ‘Không biết con cần gì nữa’. Nhưng thay vì mắng mỏ con, tôi hỏi con xem vì sao không làm được bài, con làm sai ở chỗ nào. Tôi luôn chú trọng vào phần trình bày lý do hơn là chỉ xem kết quả. Ta thường nghe câu nói ‘Thất bại là mẹ thành công’ nhưng kết quả của bài thi thử sẽ cho biết đâu là điểm yếu của con, liên quan tới điểm mạnh của con. Đối với con, có thể tự nói lên nguyên nhân không làm được bài, đó là cơ hội tốt để con biết nhược điểm của chính mình để dần dần khắc phục.” Người bố có con trai thi đỗ vào cả ba trường Kaijou, trường Sugamo, trường Saibu: “Đối với bất cứ chuyện gì con nói, nhà tôi cũng triệt để dựa trên tinh thần ‘Nghe lý do trước khi mắng’. Đúng là cũng có lúc con lý sự cùn, có lúc lý do lý trấu vòng vo. Nhưng khi tôi nghĩ theo hướng ‘Còn bé thế mà nó cũng biết lý sự, biện hộ cho bản thân’ thì nhiều khi tôi chẳng thấy giận mà còn buồn cười nữa. Trước tiên tôi cứ để cho con nói hết, trong lúc nói con tự khắc nhận ra bản thân lời nói mình mâu thuẫn, cuối cùng chỉ biết nói ‘Con xin lỗi bố ạ.” Cả hai ví dụ có chung đặc điểm là: trước khi mắng con, họ lắng nghe suy nghĩ, ý kiến của con mình trước tiên. https://thuviensach.vn Gần đây, trong giới doanh nhân có một quan điểm chung gọi là “măng tây” – từ khóa cho một quan hệ xã hội được tốt đẹp. (Asparagus có nghĩa là măng tây, nhưng khi đọc tách ra As-Par-Gas là viết tắt của 3 từ: As (Ask – đầu tiên là hỏi con); Par (Parallel – song song – đặt mình vào địa vị của con để suy nghĩ); Gas (hơi khí – xả giận đúng lúc). Nếu muốn tăng cường giao tiếp với con để củng cố mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, có một biện pháp như thế này: trước khi khiển trách, các bạn đừng quên hỏi để cho trẻ nói. Chẳng hạn như “Con nghĩ xem vì sao lại thành như thế này?”, “Nên làm như thế nào thì hơn?” Trong giới doanh nhân, trình tự lý tưởng mà người cấp trên giỏi dùng để khiển trách nhân viên cấp dưới vẫn hay dùng là: “Nghe xem nhân viên nói rõ lý do làm sai. Cho họ tự suy nghĩ phương án giải quyết”, “Đưa ra lời khuyên với tư cách là cấp trên” và “Dùng lời khen ngợi, hoặc động viên lòng tự tin của nhân viên và tiếp tục theo dõi tình hình.” Tôi muốn các bạn hãy áp dụng trình tự này vào gia đình mình. 10. “Cái đồ ngu!”, “Ngu quá con ạ!” - Cấm kị. Ở nội thành Tokyo có một trường trung học công lập đang thực hiện giờ học trau dồi khả năng tư duy và khả năng diễn đạt. Đó là Trung học cơ sở công lập Wada trực thuộc quận Suginami. Trường Wada trở nên nổi tiếng toàn nước Nhật kể từ sau khi thầy hiệu trưởng cũ của trường – thầy Fujihara Kazuhiro – giảng bài môn “Thế gian”. Đây là một trường công lập có những quy định rất mở và đặc biệt, được biết đến với những việc như: cho các con thoải mái vào phòng hiệu trưởng; thực hiện giảng dạy tiếng Anh sau giờ học chính khóa với nội dung tiến bộ, gần đây trường còn kết hợp với trung tâm luyện thi chất lượng cao SAPIX, đưa vào chương trình học khiến dư luận tranh cãi có tên là “Buổi tối đặc biệt”(2). Tạm khoan nói đến cái đúng sai của giờ học “Buổi tối đặc biệt” này, điều làm tôi cảm động khi đến lấy thông tin là: phương pháp khen ngợi nhiệt tình dành cho các con phát biểu ý kiến của mình mà chính thầy Fujihara dùng trong giờ học môn “Thế gian”. Môn “Thế gian” là môn học trong đó cho học sinh chọn từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội hiện đại, những chủ đề gần với mình, và yêu cầu học sinh phải phát biểu cảm nghĩ riêng của mình về chủ đề đó. Kể cả với những học sinh nào phát biểu lủng củng thì thầy Fujihara cũng nói “Được rồi, tất cả vỗ tay vì lời phát biểu của bạn”, và mời tất cả mọi người cùng vỗ tay. Trong số các học sinh tham gia “Buổi tối đặc biệt”, có trẻ rụt rè, có những trẻ hay ngượng, trước mặt người lạ không nói to được. Và cũng có những trẻ không trình bày gãy gọn được suy nghĩ của mình, làm trình tự của các câu nói trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, trong lớp học, thầy Fujihara luôn nói: “Con đã https://thuviensach.vn rất cố gắng rồi đấy!” “Cách nhìn nhận như vậy là rất quan trọng đấy!” Cách động viên như vậy khiến cho nét mặt các con bừng sáng, muốn bày tỏ suy nghĩ của mình hơn. Trẻ sẽ có được sự tự tin khi được tôn trọng và được đánh giá tốt về bản thân “Thế thì từ lần sau, nghĩ ra điều gì, trước tiên mình sẽ thử nói mạch lạc điều ấy ra.” Tôi rất muốn ứng dụng mô hình này vào gia đình mình. Trong sinh hoạt hằng ngày, nhiều khi người bố cáu với con “Con sao mà làm được!” “Con là đồ ăn hại.” Đó là cách mắng phủ nhận nhân cách của trẻ, chúng ta không được mắng con bằng những lời như vậy. Còn nhìn về khía cạnh khơi dậy hứng thú học tập, lao động của trẻ, điều đó thực sự tồi tệ. Sau đây, tôi xin giới thiệu tóm tắt lời khuyên của thầy cựu hiệu trưởng Fujihara và những nhà giáo dục siêu việt ở cấp tiểu học. Khi muốn khiển trách trẻ, người bố phải làm thế nào? ∙ Người bố phải hiểu rõ tâm trạng bản thân khi đó. Nếu người bố đang có việc gì khó chịu ở cơ quan hay vợ chồng vừa mới cãi nhau, đồng thời xảy ra sự vụ cần phải khiển trách con, trước tiên nên hít thở thật sâu để bình tĩnh lại đã. ∙ Người bố cần tránh cách trách mắng phủ định nhân cách của con. Tuyệt nhiên không được dùng các câu “Đồ bỏ đi!”, “Thật là ngốc quá cơ!” “Sao mà chậm hiểu thế hả?” “Không phải con của bố!” “Kém cỏi như con thì sao mà làm được chứ!” Ví dụ, sau khi ăn cơm xong, con không đánh răng. Khi đó, bố mẹ chỉ nên nhắc nhở con. Chứ nếu người bố mắng “Con là đồ bỏ đi”, “Đồ ngu” sẽ làm tổn thương con. ∙ Không so sánh con với anh chị em trong nhà. Nếu so sánh “Anh con làm được, tại sao con lại...” thì con sẽ sinh ra tâm lý tự ti “Đằng nào con cũng chả làm được rồi mà”, hoặc sẽ oán ghét bố mẹ chỉ biết khen anh trai, và oán ghét cả anh trai nữa. ∙ Không buông xuôi Lời qua tiếng lại rồi thường người bố hay nói “Muốn làm gì thì làm!” Đứa con sẽ cảm thấy “Mình không được yêu thương”, “Không có ai che chở cho mình.” ∙ Không cằn nhằn chuyện nhỏ nhặt Đối với các con, bị mẹ mắng những chuyện nhỏ nhặt đã đủ lắm rồi. Người bố cần bao dung không cằn nhằn những lỗi nhỏ của con nữa. https://thuviensach.vn Cần nhấn mạnh vào điểm mạnh của con nhưng không kể chung với điểm yếu, chẳng hạn như: “Con là đứa trẻ không chủ động nhưng rất tốt bụng”, “Môn Toán của con hơi yếu, nhưng môn thể dục rất khá.” Nếu những điểm đó con suy diễn thành “Con tốt bụng với người khác, nhưng thiếu chủ động quá”, “Môn thể dục con khá nhưng mà môn Toán lại hoàn toàn không ra gì cả” thì con sẽ chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ thông minh, thay vì tìm khuyết điểm ta nên tìm ra điểm mạnh của con thì hơn. 11. “Nếu con vẫn muốn tiếp tục học môn ngoại khóa thì phải cố gắng cả hai nhé.” - Giao hẹn. Gần đây, có nhiều phụ huynh cho con mình vào các đội bóng chày hay bóng đá gần nhà nhằm rèn luyện thể lực; hay cho con theo học piano, violin, vẽ tranh từ nhỏ để luyện cho con biết cảm thụ nghệ thuật. Con gái tôi cũng tham gia đội bóng rổ mini. Vào thứ Bảy, Chủ Nhật tuần nào cũng đi tập hoặc đi thi đấu với các đội trong khu vực. Còn ngày thường con học piano. Thời buổi hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị, tôi thấy ngoài việc học thêm ở lớp luyện thi ra, các con thường theo học một môn thể thao hoặc nghệ thuật nào đó. Thế nhưng, nếu như thành tích học tập ở trường hay ở các lớp học thêm của các con mà sa sút, hoặc là thời điểm sát kỳ thi vào trung học thì các con học sinh lớp 5, lớp 6 đều bị bố mẹ cắt hết những môn ngoại khóa: bóng chày, bóng đá, piano, violin. Thực tế là nhiều bố mẹ đã làm như vậy. “Cả Văn và Toán đều sa sút… Bóng với chả bánh, con nghỉ luôn đi!” “Kết quả học tập thế này thì không đỗ vào trường con muốn được đâu con ạ. Piano cứ để đấy thôi.” Tôi hiểu tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh nhưng cách nói như vậy là phản tác dụng. Tháng 6 năm 2004, vụ án học sinh lớp 6 tiểu học giết bạn cùng khóa, ở thành phố Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki đã làm chấn động cả xã hội. Trong vụ án này, thủ phạm là một nữ sinh, chỉ vì cô bé bị bố bắt phải bỏ môn thể thao mình yêu thích là bóng chuyền, bố cô bé còn bắt ép cô phải học nhiều hơn. Cho dù đây là một ví dụ hy hữu, nếu bắt con phải bỏ môn học ngoại khóa mà con thích vì lý do làm cản trở đến việc học sẽ gây nên sự căng thẳng không đáng có, hay sự phản kháng mạnh mẽ từ phía con chống lại bố mẹ. “Tôi không định cho con mình trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay nhạc công piano. Khi con còn học lớp nhỏ, tôi nghĩ những giờ ngoại khóa cần thiết nên đã cho con học thử thể thao và âm nhạc. Nhưng thực sự tôi chỉ muốn con vào được trường tốt để thi đỗ vào đại học.” https://thuviensach.vn Tôi nghĩ, có nhiều phụ huynh cũng nghĩ như vậy. Nhưng trong số các con thi đỗ vào trường trung học nổi tiếng thì có nhiều con vẫn tiếp tục chơi bóng chày; có nhiều con cách ngày thi chuyển cấp vài tháng vẫn còn tham gia thi biểu diễn piano. Người bố có con trai thi đỗ vào 3 trường Trung học Komaba trực thuộc Đại học Tsukuba, Trung học Kaisei và Trung học La Salle: “Nếu chỉ nghĩ đến kỳ thi vào trung học thì chính tôi cũng đã định cho con nghỉ tạm môn bóng chày một thời gian rồi đấy. Nhưng tước mất thời gian mà con trai tôi yêu thích nhất, tôi cảm thấy rằng việc học tập của con cũng sẽ gặp khó khăn. Vì thế, tôi đã giao hẹn trước với con, cho con tiếp tục ở đội bóng chày nhưng với điều kiện là con phải cố gắng đạt kết quả tốt cả việc học trên lớp nữa. Người bố có con gái thi đỗ vào Trung học Toshimagaoka và Trung học trực thuộc Học viện Khoa học Xã hội Seibu: “Tôi nghĩ piano sau này sẽ là phần không thể thiếu trong cả cuộc đời con gái tôi. Khi kết quả học tập sa sút, vợ tôi đã từng đề nghị ‘Hay là cho con nghỉ piano một thời gian?’ Nhưng nhờ có piano giảm áp lực học tập mà con mới có những phút giây vui vẻ nên tôi không đồng ý cho nghỉ.” Là bố mẹ, ai cũng mong muốn làm mọi thứ để con đạt kết quả học tập cao nhất. Nhưng vì thế mà đơn phương tước mất niềm say mê của trẻ là không được. Với hình thức giao hẹn như: “Con cứ tiếp tục học môn A cũng được, nhưng đến kỳ thi thì rút bớt thời gian của môn A một chút nhé?” Chỉ có cách nói chuyện để cho con ưng thuận mới đem lại hiệu quả phát triển tốt nhất cho con. 12. “Con làm ngay bây giờ đi!” - Yêu cầu dứt khoát. Khi nói thế nào con cũng không chịu nghe thì ta cần phải yêu cầu dứt khoát. Nhất là người bố, nhiều khi cần tỏ thái độ cương quyết đối với con. Nếu không bao giờ có cơ hội để khiển trách một cách dứt khoát đối với hành vi mà con đã làm thì con không phân biệt được việc mình làm là đúng hay sai, e rằng chúng sẽ nhờn với bố mẹ. https://thuviensach.vn Tất nhiên, kể cả trong trường hợp đó, như tôi đã trình bày: ∙ Người bố phải thật bình tĩnh suy xét trước khi mắng con. ∙ Không trách mắng gây tổn thương lòng tự trọng của con. ∙ Không so sánh con với các anh chị em trong nhà. ∙ Không buông xuôi “Muốn làm gì thì làm!” ∙ Không cằn nhằn những việc nhỏ nhặt. ∙ Tôi muốn các bạn đừng quên 5 điều này. Ngoài ra, các ông bố cũng phải lưu ý một vài điều như “Không mắng đi mắng lại một lỗi sai”, “Không moi móc những chuyện đã cũ ra”, “Tránh cách mắng không nhất quán” Vậy thì, chúng ta phải trách mắng dứt khoát như thế nào? Ô ng Satoru, cha của cầu thủ bóng chày Matsuzaka Daisuke đang chơi cho giải chuyên nghiệp Mỹ, không bao giờ ông chỉ trích khuyết điểm mà luôn cố gắng phát triển ưu điểm của con, từ lớp 3 khi Matsuzaka mới bắt đầu chơi bóng chày. Thế nhưng, chỉ có 3 điều “Không nói dối”, “Quý trọng bạn bè”, “Không khóc trước mặt người khác” là ông nghiêm khắc rèn con. Khi con làm phiền gì đó đến người khác, hay khi con không chịu sửa sai, cũng có lần ông phải dùng đến roi vọt. Về roi vọt, tôi nghĩ rằng tùy theo từng gia đình, tùy theo giới tính trẻ là trai hay gái sẽ có những cách áp dụng khác nhau. Thông thường, để phát huy điểm tốt của con, chúng ta thường cố gắng khen ngợi. Nhưng những chuyện liên quan đến nếp sinh hoạt hay cách sống của một con người, nếu như nói mãi con không nghe thì đến lúc cùng lắm có lẽ chúng ta cũng sẽ phải sử dụng biện pháp mạnh với con như ông Satoru vậy. Ví dụ như trường hợp liên quan đến nếp sinh hoạt: nói bao nhiêu lần mà con vẫn không xếp gọn giầy, không chịu tự giác đi đánh răng. Ngày nào người mẹ cũng nói “Con đã xếp giầy ngay ngắn vào chưa?”, “Con đánh răng chưa hả?” mà con chỉ trả lời lấy lệ, ậm ừ. Trông thấy con tỏ thái độ “Gớm, mẹ nói nhiều thế, mình trả lời qua loa cho xong thôi” thì người bố phải hành động ngay. Đầu tiên, bố xếp lại giầy của mình cho ngay ngắn; ăn cơm xong bố cũng làm gương đi đánh răng ngay. Sau đó, phải luôn luôn làm gương nghiêm túc cho đến khi con tuyệt đối làm theo. Trong trường hợp này, người bố cần phải nói với con thật rõ ràng “Con làm ngay bây giờ đi!” Sau đó người bố hãy dạy con là: ở những gia đình có giày dép để lộn xộn, khi khách đến chơi, cả nhà đều bị khách chê cười. Hay là: nếu ăn cơm xong mà không chịu đánh răng, đến khi lớn lên sẽ phải mất nhiều tiền để trồng răng giả, ăn cơm thì mất ngon, v.v... https://thuviensach.vn Cũng tương tự như vậy với trường hợp buổi sáng nếu trẻ không chịu dậy, ta cũng phải dạy trẻ: Nếu con không dậy sẽ như thế nào? Tùy từng trường hợp cụ thể, cũng có thể đưa ra quy ước, ví dụ như “Ai không để gọn giầy dép sẽ phải cọ rửa nhà vệ sinh” chẳng hạn. Phần liên quan tới cách sống của con người cũng là một phần quan trọng. Gần đây, ngày càng nhiều các bậc phụ huynh thờ ơ, không nhắc nhở con mình khi chúng không cư xử đúng mực ở những nơi công cộng như tàu điện, xe buýt. Vin vào lý do “Khen ngợi hơn là mắng mỏ” để cho trẻ phát triển, cách dạy con thiếu kiên quyết như vậy chỉ khiến trẻ được nuông chiều mà thiếu đi những kỹ năng sống cần thiết khi lớn lên, ra ngoài xã hội. Ví dụ các trường hợp: “Bị bạn trêu chọc làm phật ý, con đã đánh bạn”, “Trong thư viện con mất trật tự và bị nhắc nhở.” Người bố khi đó cần phải mắng con thật nghiêm khắc mới được. Thế rồi, người bố sẽ phải giảng giải cho đến khi con mình hiểu ra tùy từng trường hợp, thời điểm và hoàn cảnh con nên làm gì. Mắng dứt khoát nhưng cuối cùng có những câu kèm theo như “Đánh người khác là xấu, nhưng con biết nhận khuyết điểm là tốt.” Dù sớm hay muộn, rồi cũng tới thời kì trẻ biết phản kháng, thích tự làm theo ý mình nên từ khi trẻ còn học tiểu học, chúng ta hãy gieo sẵn trong trẻ tư tưởng “Nếu con làm sai, bố sẽ ra tay nghiêm khắc.” https://thuviensach.vn Dù chỉ là một không gian rất bình thường trong nhà nhưng nếu được sử dụng hợp lý, bồn tắm cũng có thể trở nên hữu hiệu trong việc tăng cường giao tiếp giữa bố và con. Chương 3 Cách nói chuyện khéo léo giúp con học giỏi “Câu nói thần kì” giúp con học tốt môn trước đó con học kém 1. Con bị điểm kém, thấy thế bố lại vui là khác. Người lớn hiểu được cần phải có niềm vui trong lao động mới có thành quả tốt, nhưng trẻ thì chưa hiểu được điều này. Tất nhiên, nếu như không biết “Thất bại là mẹ thành công” thì cũng không biết trải nghiệm thực tế từ việc sửa chữa sai lầm, khắc phục nhược điểm để đạt được thành công. Vì vậy bố mẹ phải tích cực tìm hiểu “Chỗ nào chưa được?”, “Con sai ở chỗ nào?”, “Phần nào con chưa hiểu?”, “Cần nhất là để cho con tự do phát triển.” Cách suy nghĩ như vậy tôi hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng nếu mong muốn “Con mình trở thành đứa trẻ thông minh” thì bạn cần phải có những tác động chính xác lên các con. Giả sử con đem về một bảng tổng kết điểm, hoặc kết quả thi thử rất tệ. Nhìn thấy kết quả đó, bố mẹ thường rất dễ cáu: “Con có học hành cẩn thận không đấy hả?”, “Bố/Mẹ không hiểu là con đang làm gì?” Lúc đó các phụ huynh nên nín nhịn và ngồi lại cùng nhau phân tích lý do vì sao con lại bị điểm kém. Thay vì mắng con, các bạn hãy nắm lấy cơ hội này để gần gũi với con và giúp con khắc phục nhược điểm. Đặc biệt là người bố, không mắng con mà cho con thấy mình vẫn tin tưởng vào con: “Kết quả kém à con? Đó chẳng phải là cơ hội lớn cho con tiến bộ hay sao?” Trong số các ông bố, có người quát nạt con rất thậm tệ; ngược lại có người chỉ động viên con “Lần tới, con cố gắng sẽ được thôi.” Cả hai thái độ đó đều không tốt đối với con vì nếu không biết nguyên nhân trẻ bị điểm kém thì sẽ không rút kinh nghiệm cho lần sau được. Kết quả học của trẻ có sa sút, chắc chắn phải có lý do. Có thể trẻ chuẩn bị cho kỳ thi chưa tốt, cũng có thể đúng hôm thi điều kiện sức khỏe, tâm lý của con không tốt, có thể đề bài cho nhiều câu khó, có thể do con không cẩn thận nên mắc lỗi. Trước tiên chúng ta nên hỏi con về nguyên nhân: “Con nghĩ vì sao mình lại bị điểm kém như vậy?” https://thuviensach.vn Nếu con trả lời đã học cẩn thận rồi mà kết quả vẫn kém; hoặc có nhiều khi con không làm kịp giờ thì hai bố con cần lật giở lại đáp án, sau đó người bố hướng dẫn con kỹ hơn cách làm bài đó. Ở vị trí của con, có lẽ con không muốn nhìn lại bài kiểm tra đã bị điểm kém. Nhưng các bạn hãy xác định bài làm đã được chấm rồi là “tư liệu quan trọng để nắm rõ nhược điểm” của con mình, sau đó cho con làm đi làm lại các bài tập tương tự để củng cố thêm. Nếu như vậy con cũng vẫn không làm được, người bố hãy giao cho con làm những bài dễ hơn một chút. Tức là cho con học lại những bài trước, sẽ có hiệu quả hơn. Nếu như con có biểu hiện khắc phục được điểm yếu thì động viên con lấy lại tự tin bằng cách nói “Đấy! Con làm được mà!”, “Chỉ vì con đọc không kỹ đầu bài thôi. Con đọc kỹ sẽ ổn.” 2. Cách nói chuyện cho con giỏi văn và toán hơn. Từ khi đứng trên bục giảng của nhiều trường đại học trong ngoài khu vực Tokyo, tôi tin chắc một điều: đọc kỹ bài giảng sau đó có thể viết một bàiluận mạch lạc là cơ sở chứng minh được lực học của sinh viên có tốt hay không. Lớp trẻ ngày nay, nhìn những biểu hiện bên ngoài rất giống nhau, đi theo một trào lưu nhất định. Từ cách nói chuyện cho đến cách dùng nhiều từ thời thượng, nói chung là giống nhau. Thế nhưng, giữa sinh viên các trường đại học dân lập tốt như Đại học Waseda và Đại học Keio so với những trường đại học tầm trung thì khả năng đọc hiểu, tốc độ viết luận và giá trị nội dung của bài viết có khoảng cách rõ rệt. Nếu mục đích cuối cùng của việc dạy con thành trẻ thông minh là để con trở thành người có ích khi ra xã hội, trưởng thành thích ứng được với những thay đổi thường xuyên của thời cuộc thì đây là một vấn đề rất đáng quan tâm. Khi ra ngoài xã hội, khả năng đọc hiểu và khả năng diễn đạt trở thành hai kỹ năng quan trọng nhất. Nếu các bạn muốn con mình trở thành người có ích khi ra xã hội, tôi nghĩ trước tiên các bạn phải chú trọng trau dồi tiếng mẹ đẻ cho con đầu tiên. Cụ thể là những việc gì? Đó là việc tạo cho con thói quen đọc sách từ khi còn học tiểu học. Ở nhiều gia đình, tôi biết khi các con còn nhỏ, thế nào bố mẹ cũng đã từng đọc sách cho con nghe, như là đọc sách tranh chẳng hạn. Tôi muốn các bạn hãy duy trì thói quen đó, ít nhất cho đến khi con học lớp nhỏ của tiểu học. Nếu làm như vậy rồi mà con vẫn không thích sách thì khi con học lớp 3, lớp 4, bố mẹ vẫn cần tiếp tục đọc sách cho con nghe. Con gái tôi cũng vậy, có điều con tôi rất nhập tâm vào nhân https://thuviensach.vn vật chính của truyện nên nhiều khi không dám nghe đọc truyện rùng rợn. Tuy nhiên, nếu có tôi ở bên cạnh, cháu sẽ yên tâm hơn và nhiều khi nghe tới cùng tất cả các truyện, kể cả những truyện không kết thúc có hậu. Chính vì vậy, con gái tôi đã được nghe rất nhiều thể loại truyện. Hơn nữa, người bố đọc bằng những âm điệu khác nhau, diễn cảm thì sẽ có tác dụng cho con học tập để sau này mỗi khi con đọc diễn cảm một bài văn, không phải chỉ đọc suông, sẽ nhập tâm hơn vào nhân vật xuất hiện trong truyện và cuốn hút theo diễn biến của truyện. Nếu làm vậy rồi mà con cũng không thích sách hơn hay vì lý do con đã lên lớp lớn rồi thì cũng không nhất thiết phải cho con đọc sách khó. Sách cho học sinh các lớp dưới cũng được. Miễn là duy trì thói quen tiếp xúc với sách cho con. Các ông bố, bà mẹ hãy thử tặng con những cuốn sách về chủ đề khiến con thích thú. Nếu con thích bóng chày, có thể tặng cuốn “Battery – cục pin” (hoạt kịch giáo dục) của Asano Atsuko, trong đó nhân vật chính là một cậu bé tiểu học chơi bóng chày. Nếu con thích các món đồ của Disney thì có thể tìm những cuốn có nữ nhân vật chính là các nàng công chúa cổ tích của Disney. Bố: “Hôm nay bố mới mua về một cuốn sách hay lắm con ạ.” Bố: “Thế nào? Con đọc thử không? Hay là bố đọc cho con nghe nhé!” Chỉ cần những câu nói như vậy, dần dà con sẽ quan tâm đến sách nhiều hơn. Vào ngày nghỉ, bố con dắt nhau đến hiệu sách ở gần nhà cũng hay. Người bố thích đọc sách sẽ dạy nên đứa con ham học hỏi. Tôi muốn các bạn hãy xây dựng môi trường sách vở bằng cách mỗi tháng đầu tư một khoản tiền chỉ vài ngàn Yên (khoảng vài trăm ngàn đồng) làm khoản mua sách truyện cho cả nhà. Cụ thể hơn một chút, sách bố con bạn mua về không nên để luôn vào giá sách ở từng phòng mà cứ để ở bàn ăn, phòng khách, những nơi cả nhà hay ngồi tập trung, để đó cho đến khi sách được đọc xong. “Quyển này có hay không con? Đoạn nào làm con cảm động?” Hỏi con những câu hỏi như vậy, bố con có thêm chủ đề về nội dung sách để nói chuyện, dễ gần gũi hơn. Với môn Toán – môn học chính có tầm quan trọng ngang hàng với môn văn người bố cần giải quyết như thế nào? Đến khoảng lớp 3, lớp 4, môn Toán bỗng trở thành môn học phân biệt rõ học sinh giỏi và học sinh yếu. Nếu chỉ nhìn vào đây để nghĩ “Sao mà con mình kém toán thế nhỉ?” thì các ông bố cũng không nên vội vàng mà hãy cho con học lại một phần đã học trước đó. Càng là những người bố có học vấn cao lại càng có khuynh hướng: khi vừa mới nghe vợ nói môn Toán của con có điểm số không cao, lập tức đi mua rất nhiều sách luyện tập về bắt con làm giống như đi học thêm. Nhưng với cách dạy như vậy, chỉ có https://thuviensach.vn gieo thêm cho con sự tự ti, càng làm con ghét môn Toán hơn thôi. Vì thế, hãy cho con làm bài đơn giản hơn, ví dụ con học lớp 5 nhưng cho con làm lại bài trình độ lớp 4, cho con có cảm giác “Làm được rồi!” Bố: “Đích thị là con làm được mà. Thế bài này thì sao?” Cứ làm như vậy để động viên con, từng bước một nâng dần trình độ của trẻ lên. Theo những lần tôi đi phỏng vấn bên ngoài, kể cả các con thi đỗ vào trường trung học Kaisei hay trung học Nada – những trường trung học tư thục nổi tiếng – cũng không phải lúc nào việc học tập cũng dễ dàng. Tuy nhiên, những lúc đó, phụ huynh cần làm sáng tỏ phần khó khăn là gì. “Nếu con vấp một lần là một lần cho con quay lại cơ bản”, chúng ta cũng vậy, để tránh làm cho trẻ ghét Văn hay Toán, không nên nôn nóng đưa ra những bài tập nâng cao. Nếu trẻ vẫn cảm thấy khó khăn thì không được quên việc cho trẻ học lại từ cơ bản. 3. Nói chuyện với người nước ngoài khi cùng con du lịch nước ngoài. Ở Nishikasai Ichitai thuộc quận Edogawa, Tokyo có một khu phố nổi tiếng có nhiều người Ấn Độ làm việc trong ngành công nghệ thông tin, tạo nên một quần thể xã hội Ấn Độ thu nhỏ. Ở khu phố này đang có một sự thay đổi nhỏ. Đó là việc ngày càng nhiều phụ huynh muốn cho con cái mình theo học ở trường tiểu học công lập Nishikasai Ichitai – nơi nhiều con em của những người Ấn Độ giỏi tiếng Anh cũng đang theo học. Thời buổi quốc tế hóa, bố mẹ có suy nghĩ “Gì chứ môn tiếng Anh, con phải học cho giỏi.” cũng là tâm lý tự nhiên. Nhưng các bạn chuyển nhà đi đâu? Các bạn đầu tư bao nhiêu cho lớp tiếng Anh dành riêng cho trẻ em? Nếu trẻ không hứng thú, yêu thích thì cũng thành công cốc. Vậy thì, làm thế nào để hướng niềm say mê của trẻ vào môn tiếng Anh? Tôi nghĩ phương pháp nhanh gọn nhất, đó là cả nhà cùng đi du lịch nước ngoài. Đó phải là những nơi dùng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, như Mỹ, như Hawai, Singapore, Hongkong. Có lẽ sẽ có bạn kêu lên “Đi du lịch nước ngoài? Tôi lấy đâu ra tiền?” Nhưng đi du lịch trong nước Nhật mà đi xa bằng máy bay hay tàu siêu tốc thì cả nhà bốn người cũng đã phải dự phòng trên dưới 200 ngàn Yên (khoảng 40 triệu đồng) rồi. Mặt khác, đi du lịch nước ngoài đúng là tốn kém hơn đi du lịch trong nước, nhưng nếu chịu khó săn vé máy bay giá rẻ, tham gia chương trình du lịch giárẻ thì cũng không quá tốn kém như chúng ta tưởng. Cảm nhận của người thích đi du lịch nước ngoài như tôi thì thấy như vậy. https://thuviensach.vn Tôi rất muốn khuyến khích các bạn thay vì đi du lịch trong nước hai lần, hãy dẫn con cái đi du lịch nước ngoài một lần. Khi tới nơi, người bố thử xử lý hết mọi việc: đặt bàn ăn tối, đăng kí tour du lịch, mua sắm, v.v…người bố đều dùng tiếng Anh để giao tiếp cho các con thấy. Các con sẽ dõi theo những hành động ấy của bố vì nước ngoài có môi trường khác hẳn với Nhật Bản. Nếu như ở Nhật Bản, mọi khi các con không thích bám dính lấy bố mẹ nhưng đến khi địa điểm là một nơi lạ lẫm với con thì câu chuyện sẽ khác hẳn, các con sẽ theo sát bố mẹ, nhất cử nhất động của bố mẹ đều không lọt khỏi mắt các con. Nếu là người bố thạo tiếng Anh, các con sẽ nghĩ “Bố cừ thật đấy! Mình cũng muốn được như thế.” Nếu là người bố còn kém tiếng Anh, chỉ biết ghép các đơn từ vào nhau, các con sẽ hiểu rằng “Không nói được tiếng Anh thì sống ở nước ngoài vất vả lắm. Mình phải cố gắng mới được.” Bố: “Thế nào? Con có muốn thử nói chuyện bằng tiếng Anh với người bán hàng không?” Bố: “Chào hỏi thôi cũng được, từ hôm nay chúng ta sẽ bắt chuyện bằng tiếng Anh nhé?” Sẽ rất hiệu quả, nếu người bố thử hướng con nói như vậy. Đặc biệt người Anh hay người Mỹ, khi đã tiếp chuyện dù tiếng Anh của đối phương không tốt nhưng nếu chúng ta bắt chuyện, có nhiều người trong số họ rất chú ý lắng nghe, chắc chắn các bạn không phải lo các con mình bị tổn thương. Tuy rằng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của con còn hạn chế, nhưng vẫn được giao tiếp với người bản xứ, các con sẽ có được trải nghiệm thích thú về việc nói tiếng Anh. Trước đây, có lần tôi đi phỏng vấn lấy tin ở một trường liên cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông thuộc Viện Hàn lâm Quốc tế Gunma. Ở đó, họ thực hiện chế độ giảng dạy với hơn nửa số giờ học ở trường là giờ học tiếng Anh. Khi đó, người đưa ra ý kiến thành lập trường này – Thị trưởng thành phố Ohta – ông Shimizu Masayoshi đã nói với tôi thế này: “Chỉ nói suông với con là học tiếng Anh đi thì không hấp dẫn, sôi nổi đâu. Bạn phải dẫn con ra nước ngoài, cho con thấy bố nó sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt như thế nào, rồi con tự mình cố gắng nói chuyện hay diễn đạt cái gì đó với người nước ngoài, bất kể vốn từ của con còn thiếu sót. Trải nghiệm như vậy rất quan trọng.” https://thuviensach.vn 4. “Bố con mình mua củ hoa về trồng đi!” - Khơi gợi sự quan tâm của con tới môn khoa học. Trong việc học hành, có một vài môn học bằng các trải nghiệm thực tế làm tăng lực học của con lên. Tiêu biểu có thể kể đến các bộ môn khoa học và xã hội. Môn xã hội thì tôi xin được trình bày kỹ hơn ở phần sau, như “Cùng xem chương trình thể thao hoặc truyền hình thể thao trực tiếp”, “Cùng xem chương trình thời sự”. Vào các ngày nghỉ, cả nhà cùng đi thăm viện tư liệu lịch sử, bảo tàng ở gần nhà thì mối quan tâm của các con sẽ khác đi rất nhiều. Ở phần này, tôi sẽ nói về môn khoa học, môn học rất cần đến sự hợp tác từ người bố để giúp con phát triển nhận thức. Gần đây, vấn đề trẻ em không hứng thú với các bộ môn khoa học đang bị chỉ trích. Khác với chế độ giáo viên giảng dạy khác nhau theo từng bộ môn ở bậc trung học, ở trường tiểu học giáo viên chủ nhiệm hay phải dạy nhiều môn cùng một lúc, rất khó có thể soạn được bài giảng hấp dẫn để khơi gợi sự hứng thú cho các con; thí nghiệm trực quan cũng không đạt kết quả như mong đợi. Môn khoa học mà các con đang theo học tại các lớp luyện thi cũng chỉ là những nội dung để đối phó với kỳ thi tuyển vào trung học, chưa đủ để tạo cho các con hứng thú với khoa học tự nhiên. Các con học ở trường và lớp học thêm thì chỉ có lý thuyết mà không có trải nghiệm thực tế, tức là chỉ dừng lại ở giảng dạy lý thuyết. Nếu chỉ tiếp thu những kiến thức trên giấy, đối với trẻ đó là một sự thiếu xót. Lúc này là lúc cần đến các ông bố ra tay. Trải nghiệm đơn giản nhất mà bố và con có thể cùng nhau thực hiện được đó là việc trồng cây. Rất nhiều trường tiểu học, trong giờ khoa học, các con được gieo hạt hoa bìm bìm, rồi quan sát nó lớn lên. Các bạn thử tham khảo trồng hoa theo mùa: trồng bằng củ thì có hoa Tulíp hay hoa Nghệ Tây; nếu gieo hạt thì có hoa Pansy hay Viola, đều là những loại hoa dễ trồng. Người bố vừa tạo ra bầu không khí bằng cách nói “Môn khoa học thú vị thật đấy. Bố cũng thích lắm!” vừa rủ con “Bố con mình đến trung tâm mua sắm dụng cụ gia đình mua củ hoa về trồng đi!” Chỉ trong thời gian vài tháng thôi nhưng để có được thành quả sẽ cần chăm nom rất vất vả. Bắt đầu từ việc xới đất, hằng ngày tưới nước, bón phân, đều quan trọng và đòi hỏi tính cẩn thận. Tưới nhiều nước hoặc bón nhiều phân quá thì cây héo, phân và nước vừa lượng rồi thì lại tới nạn sâu cắn lá. Không hề dễ dàng! Chỉ cần hoàn thành một chuyện nhỏ như trồng cây cũng có ưu điểm giúp cho trẻ hiểu tầm quan trọng của sự nghiêm túc, cần cù trong công việc và hướng cho con biết quan https://thuviensach.vn tâm, quý trọng sinh mệnh; nếu hoa nở, con còn có được cảm giác đạt được thành quả rất to lớn. Con: “Nó nảy mầm rồi!” Con: “Cái nụ nó nhú ra rồi!” Quanh bàn ăn, những câu hội thoại sôi nổi như vậy cho thấy trong con khái niệm thời gian, sự vận hành của tự nhiên ngày càng hình thành rõ nét hơn và cảm quan càng ngày càng được nâng cao hơn. Không chỉ trồng cây cỏ mà nuôi côn trùng như bọ cánh cứng cũng rất tốt. Bạn nên giao cho các con việc theo dõi tấm thảm côn trùng – vừa là chỗ ở, vừa là thức ăn của chúng. Khả năng quan sát, cũng như tinh thần trách nhiệm sẽ ngấm dần vào con. Ở các trường tiểu học tư thục nổi tiếng ở Tokyo, từ mùa thu cho tới mùa xuân, trong bể bơi luôn có nhiều động vật thủy sinh như bọ nước, nhện nước, bọ cánh cứng dưới nước cho các con quan sát. Cứ vào tháng 5 hằng năm, học sinh được quan sát ấu trùng chuồn chuồn ngoi lên, tập trung nơi chúng sinh sống ngay trong khuôn viên trường. “Công việc của người lớn chúng ta là khơi gợi cảm xúc của trẻ, giúp trẻ có niềm hứng thú với học tập. Đặc biệt là môn khoa học, bộ môn đòi hỏi thực hành dựa trên những điều mắt thấy tai nghe.” Đây là câu nói tôi nghe được trong lễ khai giảng của trường mẫu giáo Keio.Chúng ta hãy thử noi gương trường mẫu giáo này, tạo môi trường cho các con phát triển cảm xúc, hứng thú hơn với các bộ môn khoa học. Nếu là ngày thường với quỹ thời gian eo hẹp, bạn có thể cùng con vừa xem từ điển thiên văn bằng tranh vừa quan sát các chòm sao, độ tròn khuyết của mặt trăng. Nếu là ngày nghỉ, bạn và con có thể tham gia vào các hoạt động của tổ dân phố, hội nông nghiệp tổ chức như thực hành việc gieo mạ, đào khoai chẳng hạn. Nếu có viện bảo tàng khoa học tự nhiên nào trong phạm vi gần, có thể đi xe ô tô tới được thì bạn hãy tìm hiểu qua website trước rồi đăng kí cho con tham gia các chương trình, trải nghiệm mà các viện bảo tàng đó thường xuyên tổ chức. Khi đó, nếu các con nhìn thấy bố mình cùng vui vẻ tham gia thì chúng sẽ càng quan tâm đến các hoạt động đó. Thực hiện những hoạt động đó một cách định kỳ, trẻ sẽ có hứng thú với khoa học tự nhiên. 5. Xem truyền hình trực tiếp môn thể thao nào đó - Giới thiệu về đất nước đăng cai. Không chỉ chương trình thời sự mà các chương trình truyền hình thể thao trực tiếp cũng là những tư liệu hữu ích. Ngồi cùng con xem thể thao, người bố vừa giảng giải https://thuviensach.vn cho con về đất nước, con người nơi diễn ra sự kiện đó vừa giải đáp những câu hỏi của con, như vậy nhiều khi con dễ hiểu bài hơn là mở sách giáo khoa và sách tham khảo môn xã hội ra bắt con học thuộc. Từ trước, trong các buổi diễn thuyết, tôi vẫn luôn đề nghị các bậc phụ huynh “Để quả địa cầu, hoặc cuốn sách bản đồ thế giới ở sẵn gần ti vi.” Ví dụ như mỗi khi xem truyền hình thể thao quốc tế cỡ như World Cup hay Olympic và thi đấu quốc tế, người bố vừa xem bản đồ, vừa nói cho con nghe xem nước đăng cai giải đó là ở đâu trên bản đồ thế giới, đất nước đó như thế nào, từ đó hướng sự quan tâm của con ra thế giới. Bố: “Chạy ở làn số 1 là vận động viên Jamaica, làn số 2 là vận động viên Bahamas. Nào! Bố con mình thử tìm xem các nước này ở đâu trên bản đồ nhé!”; “Đối thủ tiếp theo của đội tuyển bóng đá Nhật Bản là Ả Rập Saudi. Ả Rập Saudi là nước mà Nhật Bản nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất đấy con ạ!” Nếu con hỏi “Bố ơi! Jamaica là nước như thế nào ạ?”, “Nước nào có nhiều dầu mỏ tiếp sau Ả Rập Saudi hả bố?” thì có khi bạn cũng bí rị. Nhưng tranh thủ lúc quảng cáo, bạn có thế bảo con là “Thế thì ta thử tìm hiểu xem nhé” và có thể tra cứu trên Internet để có ngay lời giải đáp cho câu hỏi của con. Mục đích của cách làm này là hướng sự quan tâm của trẻ ra thế giới, chúng ta không cần thiết phải giải thích quá tỉ mỉ. Chỉ cần hiểu được những thông tin tối thiểu cơ bản của đất nước đó như “Ở đâu?”, “Thủ đô là gì?”, “Dân số bao nhiêu?”, “Nổi bật với ngành nghề gì?” Giáo dục trong các trường tiểu học và trung học hiện nay đều chưa thực sự quan tâm giảng dạy cho các con được hiểu biết thêm về các nước trên thế giới. Chính vì thế, khi bạn vừa xem truyền hình thể thao trực tiếp, vừa nói chuyện về các đội tuyển tham gia thi đấu cho con nghe, bạn đã trao cho con cơ hội được cảm thấy thế giới ở rất gần mình. Hơn nữa, các bạn có thể hy vọng vào một hệ quả tốt – các con sẽ thích tiếng Anh. Người mẹ nói: “Con tôi thích tiếng Anh có lẽ vì ảnh hưởng của chồng tôi. Chồng tôi không nói với con ‘Thời buổi này, tiếng Anh tuyệt đối cần thiết, nên con học tiếng Anh đi!’ mà chồng tôi cùng con xem truyền hình thể thao trực tiếp và thường nói với chúng ‘Nếu con nói được tiếng Anh, con đi khắp nơi trên thế giới đều có thể kết bạn dễ dàng’ hay ‘Làm phát thanh viên chương trình thể thao phải nói chuyện được với các cầu thủ ngoại quốc mà không cần phiên dịch mới được.’ Đó mới là những ảnh hưởng lớn đấy ạ.” Trên đây là lời chia sẻ tôi được nghe từ một phụ huynh có con thi đỗ vào trường Trung học Komaba nổi tiếng. Đúng là các con có hứng thú hơn khi được hình dung ra viễn cảnh xán lạn “Nếu con nói được tiếng Anh, sẽ có nhiều niềm vui chờ đón con”, hơn là bị thúc giục “Cần lắm, con học đi!” https://thuviensach.vn Tỉ lệ người xem truyền hình thể thao rất cao nên các hãng truyền hình ở Tokyo đều tập trung phát triển rất đa dạng, mở rộng nhiều kênh truyền hình trực tiếp. Vì thế, không chỉ có bóng chày hay bóng đá mà bạn có thể xem được rất nhiều chương trình thể thao quốc tế khác nữa. Bố con bạn hãy vui vẻ xem các trận đấu sôi nổi và trò chuyện với nhau nhé! 6. Chương trình thể thao - Niềm vui thực sự của thắng bại. Xem một chương trình thể thao, hay truyền hình thể thao trực tiếp hấp dẫn nào xong, có lẽ chẳng bao giờ chúng ta chỉ đơn giản nói mỗi một câu “Thi đấu hay quá nhỉ” đâu nhỉ. Bố: “Đã tuyên bố giải nghệ vì chấn thương trước đó rồi mà giờ lại có thể thi đấu chuyên nghiệp, Kuwata cừ thật đấy!” Bố: “Đúng là Mao có khác! Động tác đâu ra đấy nhỉ!” Nếu bạn ngồi cùng con xem truyền hình mà chỉ khen ngợi bằng những câu “Cừ thật!” và “Đúng là hay thật” như vậy thì vẫn chưa thể khơi gợi hứng thú tìm hiểu của con. Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ thông minh, bạn cần phải bỏ nhiều công hơn sức một chút nữa. Bạn cần phải kể về ý chí, quá trình của những vận động viên thể thao hàng đầu đã nỗ lực để đạt được thành tích tuyệt hảo đó. Kuwata không chỉ có niềm đam mê cháy bỏng với bóng chày chuyên nghiệp mà còn có ý chí vượt qua các chấn thương, nỗ lực tập luyện vượt qua những giai đoạn khó khăn.Nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Asada Mao cũng vậy, nhờ khổ công luyện tập mà cô mới hoàn thiện được kỹ thuật nhảy xoay ba vòng trên không. Không đơn thuần chỉ là vấn đề kẻ thắng, người thua, bạn phải nói với con về những nỗ lực của những vận động viên ấy, những khó khăn họ phải vượt qua để đi đến thành công. “Cầu thủ Kuwata ấy mà, đầu tiên phải nói đến ý chí không từ bỏ của anh ý. Khi mới bước chân vào môn bóng chày, không phải đơn giản ai cũng ném tốt ngay được đâu. Thế mà anh ấy đã được thi đấu trong giải bóng chày chuyên nghiệp mà ai cũng mơ ước đấy.” “Con có biết vì sao mấy năm gần đây, chị Mao lại được đứng vào hàng những vận động viên xuất sắc nhất thế giới không? Là bởi vì chị ấy luôn chăm chỉ luyện tập các cú nhảy, xoay tròn của mình đấy.” Các bạn hãy kể cho các con nghe như vậy. Các vận động viên hàng đầu trong và ngoài nước là những người hùng mà các con cảm thấy gần gũi với mình nhất. Người bố đem các câu chuyện về cuộc sống của những nhân vật đó kể cho con theo cách dễ https://thuviensach.vn hiểu nhất, chắc chắn các con sẽ nghĩ theo hướng “Mình cũng sẽ chăm chỉ chịu khó, có thể một ngày nào đó mình sẽ làm được giống như họ.” Nhìn vào những tấm gương đó, các con sẽ đặt ra mục tiêu, trở nên tập trung với việc học văn hóa và cả học ngoại khóa. Điều này không chỉ đúng với những người thắng mà kẻ thua cũng như vậy. Ở một phương diện khác, dù cố gắng nỗ lực nhưng không phải mọi lúc đều có kết quả như ý muốn. Cũng có khi trên màn hình ti vi xuất hiện hình ảnh những vận động viên khóc vì thua trận, không đạt được thành tích mình muốn. Tuy vậy, những hình ảnh đó vẫn đầy tính nhân văn, qua đó ta thấy được tinh thần cống hiến hết mình, thành quả của nỗ lực đáng giá đến mức nào. Tiếp đó, người bố hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại để dạy trẻ biết khiêm nhường và tự nhìn nhận bản thân. Lớn hơn tất cả chính là lòng nhiệt huyết hướng tới “lần sau”, muốn vượt qua bản thân sau khi thất bại. Trên đây là những điều mà tôi muốn các bạn dạy cho con. “Làm thế để tôn vinh người thắng, thật tuyệt vời” “Bản thân luôn luôn khiêm tốn là điều rất quan trọng” “Tinh thần luôn hướng về phía trước, sẵn sàng ‘Lần tới tôi sẽ cố gắng hơn! Chỉ cần nhìn thấy những vận động viên kiên cường như vậy là đã muốn cổ vũ rồi nhỉ.” Trên đây là những điều người bố nên nói cho các con khi thấy hình ảnh người thua trên màn hình. Nếu gặp phải hoàn cảnh bất lợi trong tương lai, những gì được trui rèn trong quá khứ của các con sẽ phát huy tác dụng. 7. Chương trình thời sự - Bố con cùng xem. Trong điều tra chỉ số giáo dục đạt được do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tiến hành thì Phần Lan là nước dẫn đầu, vượt xa Nhật Bản. Ở Phần Lan, các môn học hay sách giáo khoa được lựa chọn để giảng dạy được quyết định tùy theo từng trường. Còn ở Nhật Bản Bộ Khoa học và Giáo dục nắm quyền chủ đạo trong việc quyết định. Tuy vậy, số tiết học ở các trường của Phần Lan lại ít hơn so với của Nhật. Cho đến lúc học xong phổ cập giáo dục, họ cũng không có bài kiểm tra xếp thứ hạng. Vậy thì, vì sao trẻ em Phần Lan lại có lực học đứng đầu thế giới? Câu trả lời nằm ở sự tương tác của thầy cô giáo hay bố mẹ đến các con. Thầy cô giáo ở Phần Lan không giống như các đồng nghiệp người Nhật nói với học sinh khi giao bài tập “Các con phải làm những bài này” mà họ nói “Con nào muốn học thêm thì giải bài này nhé!” Ở nhà cũng vậy, bố mẹ không hỏi con “Bài kiểm tra hôm nay con được bao nhiêu điểm?” mà hỏi “Hôm nay ở trường, con học được gì nào?”. Tức là, không dồn các con vào chân tường mà triệt để quan điểm “Để con vừa học vừa thấy vui vẻ”, “Để con tự giác học bài”. https://thuviensach.vn Tôi muốn các gia đình Nhật áp dụng trong thực hành những kinh nghiệm giáo dục tốt của Phần Lan. Trong đó có một phương pháp rất tốt: bố con cùng nhau xem chương trình thời sự. Vừa xem tin tức, bố con vừa nói chuyện với nhau về các sự kiện xảy ra trong xã hội. Vừa thư giãn trên sofa xem ti vi, vừa có thêm những hiểu biết mới từ các tin thời sự. Ở Phần Lan, rất ít ông bố phải làm việc thêm giờ. Thực tế, đàn ông Phần Lan có thói quen đi làm về nhà sớm, xem chương trình thời sự rồi thảo luận cùng con. Thực hiện thường xuyên như vậy, trẻ sẽ dần dần trở nên nhạy bén với tình hình xã hội, ngoài ra cũng học được khả năng tư duy, khả năng diễn đạt. Nếu như gia đình nào muốn cho con dự thi vào vào các trường trung học nổi tiếng, gần đây bài thi của các trường điểm thường có xu hướng ra nhiều đề bài sử dụng kiến thức khoa học xã hội. Ở nhà tôi, mỗi tuần vài lần tôi và con gái lại cùng xem ti vi. Tôi để con phát biểu cảm tưởng hoặc đưa ra những câu hỏi, và rồi tôi sẽ giải thích cho con hiểu. Khi con gái tôi còn học lớp nhỏ ở tiểu học, bố con tôi vẫn thường xuyên duy trì cách làm như vậy. Lúc mới đầu, cháu còn không biết diễn tả ý kiến của mình như thế nào, từ ngữ còn ngắc ngứ ở trong đầu, thế mà bây giờ, con gái tôi đã nói rành rọt như một người lớn thế này: “Bầu cử tổng thống Mỹ, đáng chú ý là tương lai bang California đông dân số. Nhưng chính quyền mà thay đổi thì mối quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản cũng sẽ thay đổi.” “Olympic và triển lãm quốc tế. Con nghĩ đây là cơ hội để Trung Quốc bán được nhiều hàng hóa ra thế giới. Nhưng vệ sinh môi trường ở đó không tốt. Con nghĩ là thế giới và Nhật Bản cần phải kiểm soát Trung Quốc gay gắt hơn.” Sau đó, con gái tôi còn hỏi tôi để biết thêm về cơ cấu bầu cử tổng thống ở Mỹ và hiện trạng của Trung Quốc. Được như vậy, không phải vì tôi là một phóng viên. Tôi thực sự nghĩ rằng đó là thành quả của thói quen bố con tôi nói chuyện với nhau về các chủ đề theo chương trình thời sự. Các bài báo viết cũng là giáo cụ trực quan rất tiện lợi. Gần đây, ở nhiều trường tiểu học trên toàn quốc (Nhật Bản), chủ trương lấy tờ báo giáo dục NIE (Newspaper In Education) làm tài liệu giảng dạy trở nên phổ biến và rầm rộ. Nhưng ở nhà, chỉ cần trong phạm vi hiểu biết của người bố thôi cũng được, như “Động đất lớn ở Tứ Xuyên – Trung Quốc”, “Quốc hội với Thượng nghị viện quá nửa là Đảng đối lập”, “Vấn đề lương hưu”. Mở tờ báo ra, trang nhất cho đến trang thứ ba là những trang viết về những vấn đề xã hội, người bố sẽ giải thích cho con nghe. Sau đó hỏi: “Con thấy thế nào?”, “Giải quyết như thế nào mới được nhỉ?” Làm như vậy, ý thức của con với xã hội, độ hiểu biết của con về các hoạt động bên ngoài sẽ rất khác. https://thuviensach.vn Nếu bạn thấy đọc trang nhất báo buổi sáng trẻ khó cảm thụ thì có thể dùng các tạp chí nhi đồng làm tài liệu. Báo nhi đồng được viết với từ ngữ đơn giản, hợp với lứa tuổi nên trẻ cũng dễ đọc. Hầu như không có đứa trẻ nào ngay từ đầu đã quan tâm đến các vấn đề thời sự. Vì thế, để thu hút sự quan tâm của các con, người bố phải thể hiện cảm xúc rõ rệt, mạnh mẽ hơn thì mới hiệu quả. “Cái này siêu thật!”, “Ôi! Ngạc nhiên quá!”, “Hả? Cái này khủng khiếp quá!”. Vừa đọc các bài báo, người bố vừa thốt lên những lời như vậy khiến các con đang không để ý lắm cũng phải tò mò mà bật ra các câu hỏi “Cái gì cơ?”, “Sao thế ạ?”, “Có chuyện gì xảy ra hả bố?” 8. Nếu con hỏi “Vì sao con phải học mới được?”. Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ thông minh thì người bố cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập của con lên. Để làm được như vậy, người bố phải trả lời được đầy đủ và rõ ràng câu hỏi “Vì sao con phải học mới được?” Cách trả lời “Kết quả học mà cao, bố sẽ tăng thêm tiền tiêu vặt cho con”, “Con có kết quả học tốt, bố sẽ mua cho con game con thích.” Có thể các con sẽ cố gắng nỗ lực trong một thời gian ngắn để đạt được nguyện vọng tăng tiền tiêu vặt, hay được mua cho game con đang thích. Nhưng cách nói “treo phần thưởng” như vậy thì giá trị tích cực không kéo dài, không giúp con xây dựng được ý thức học tập thực sự. “Trước mắt, con hãy cố gắng học đi!”, “Nếu vào được trường tốt, sau này con đỡ khổ.” cũng là cách truyền đạt giá trị quan sai lệch cho các con “Bây giờ mà học sẵn đi thì sau này đỡ phải học.” Tôi thường nghe các thầy cô giáo ở trường liên cấp trung học nói rằng: “Những con ban đầu vào trường với điểm số tốt, nhưng không có nghĩa là chúng luôn đứng trong số các bạn dẫn đầu lớp trong suốt sáu năm bậc trung học. Có không ít trường hợp các con học đến giữa chừng thì chững lại và tụt hậu.” Đây là hệ quả của việc bố mẹ áp đặt mong muốn của mình lên con, chỉ chú ý vào kết quả mà không quan tâm cả quá trình, làm mọi chỉ nhằm vào mục tiêu cho con thi đỗ kì tuyển sinh vào trường điểm trung học. Bố mẹ thường muốn con học cao. Ở một khía cạnh nào đó, thế giới của người lớn cũng vậy: hồ sơ xin việc nếu điền thông tin một trường đại học có tiếng tăm sẽ dễ dàng hơn trong tuyển dụng và ít bị gây khó dễ hơn nhiều so với một trường đại học không tên tuổi. Tôi muốn con gái tôi vào học ở một trường đại học tốt, nơi có môi trường học tập thu hút anh tài từ mọi miền đất nước, những lý do khách quan đó sẽ giúp con tôi tiến bộ. https://thuviensach.vn Nhưng điều quan trọng nhất khi sống là một công dân, không phải vấn đề trên lý lịch đã học qua những trường nào mà là quá trình học tập thường xuyên và quá trình tu dưỡng rèn luyện bản thân. Tuy có ý nghĩa như vậy, các bạn cũng không được chỉ chú trọng vào việc “Ngay lập tức, phải cố gắng bằng được.” Hơn nữa, trong giáo dục học đường hiện nay, học đến một mức độ nào đó, tiếp thu được kiến thức giảng dạy, nhưng trong tương lai những kiến thức đó có tác dụng thực tế gì không? Và người ta cũng không dạy các con nên vận dụng những tri thức đã được học đó vào cuộc sống của bản thân như thế nào cho tốt. Vì thế, với tư cách một công dân, hằng ngày, người bố đang sống ở trong một xã hội khắt khe, phải truyền đạt rõ ràng những nguyên tắc sống, cả lý thuyết cũng như thực tế cho các con của mình. Học đến lớp cuối cấp của tiểu học, trẻ hay hỏi: “Học xong con sẽ làm nghề gì ạ?” “Những gì bố học ngày xưa, giờ có dùng đến không ạ?” Khi đó, các bạn hãy trả lời cho con rằng những kiến thức con học được dù cho không có tác dụng trực tiếp thì cũng có tác dụng gián tiếp lên công việc của con sau này; và khẳng định với con rằng những điều con đang học hiện nay có ý nghĩa thực sự với xã hội. Ví dụ “Khi đi học con giải rất nhiều bài toán, đến khi gặp một công việc khó, con cũng biết suy nghĩ thật nhiều và tìm ra cách giải quyết”, “Tiếng Nhật à? Nhờ việc con đọc rất nhiều bài văn mà con có khả năng diễn đạt phong phú hơn bố nhiều, khi nói chuyện với người khác, hoặc khi con soạn thảo văn bản ở công ty, tiếng Nhật tốt sẽ phát huy tác dụng lắm đấy.” Ngoài ra còn có cách nói như thế này: phần trước tôi đã nhắc tới Matsunaga Nobufumi – một nhà giáo dục ưu việt, khi các học sinh nhỏ hỏi ông “Tại sao phải đi học?”, ông đã trả lời lại bằng một câu hỏi khác: “Thế trong xã hội thông tin hiện nay, con có nghĩ là người đầu óc không thông minh liệu có sống ổn được không?” Với cách đặt câu hỏi phản vấn như vậy, các con sẽ tự nghĩ theo hướng “Đầu óc không thông minh sẽ bị người khác lừa mất.” “Nếu không học tập tốt sẽ không được làm công việc mà mình thích.” Thầy Matsunaga dạy trẻ rằng học không phải là để tăng điểm trung bình các môn lên hòng cố chen chân được vào một trường tốt; mà là để chính con người con tiến bộ và trưởng thành khi ra ngoài xã hội. Nhờ lời thầy dạy như vậy, học sinh của thầy đều học lên các trường trung học có điểm đầu vào cao, đứng vào hàng nhất nhì khu vực ngoại thành Tokyo như Trung học Azabu, Trung học Komabatohou, Trung học thực nghiệm Waseda, Phổ thông Keiou. 9. Chuyện tự hào của bố. https://thuviensach.vn Đã có lần tôi có cùng ý kiến với một giáo viên ở trường tiểu học tư thục nổi tiếng trong nội thành Tokyo về chuyện “Phương pháp giáo dục lý tưởng nhất trong gia đình mà người bố làm được là kể cho con nghe những chuyện tự hào của bố.” Nếu muốn nâng cao lực học của con lên, cần làm cho con vui với việc học. Trong quá trình đó, nếu người bố kể cho con nghe những chuyện tự hào của mình (những trải nghiệm thành công) một cách sôi nổi thì vừa làm cho các con vui vẻ, vừa có thể dạy cho con tinh thần học tốt hơn, lại có thể dạy thêm cho con cách sống có nguyên tắc và đạo đức. Tôi và giáo viên kể trên đã thống nhất đưa ra ba bí quyết để bạn kể những chuyện đáng tự hào của mình, đó là: ∙ Kể một cách vui vẻ “Kể một cách vui vẻ”: Bạn có thể kể bất cứ câu chuyện gì mình đã từng tự hào. Ví dụ câu chuyện lần đầu tiên lộn ngược được trên xà đơn; hay câu chuyện lần đầu tiên đạt điểm cao nhất trong bài kiểm tra nấu ăn. Bạn hãy kể nguyên vẹn niềm vui mà bản thân trong quá khứ đã cảm nhận được từ tận đáy lòng ấy cho con nghe. Khi bạn nói chuyện một cách vui vẻ, các con sẽ cuốn hút theo câu chuyện. ∙ Kể một cách cụ thể Bố: “Ngày xưa, bố đoạt giải trong thi đấu tennis đấy. Cừ khôi không?” Bố: “Ngày xưa bố đã từng thắng cây toán xuất sắc nhất trong lớp đấy.” Nếu bạn chỉ kể như vậy thì không truyền đạt được gì cho con cả. Phải kể cụ thể, bố đã kì công luyện tập như thế nào, cây toán xuất sắc trong lớp của bố đáng gờm ra sao, để thắng được đối thủ đó bố đã phải làm những gì, thành hẳn một câu chuyện như vậy. ∙ Chọn câu chuyện kết thúc có hậu Từ câu chuyện của bố, các con sẽ nhận ra một chân lý: mọi hành động tốt đều sẽ sinh ra những kết cục tốt đẹp. Còn đối với những chuyện có nội dung “Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả không như mong muốn” thì trẻ nhỏ sẽ không thích thú mà còn khi lại nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực: “Mình có cố gắng mấy, có lẽ cũng lại như bố mình, không đạt kết quả như ý muốn…” “Chẳng phải lúc nào nỗ lực cũng đem lại kết quả tốt đâu mà…” Vì vậy, các bậc bố mẹ hãy kể chuyện về những trải nghiệm thành công của mình như: cố gắng hết sức, học hành, thể thao và đạt được kết quả tốt đẹp sau quá trình nỗ lực. Giả sử câu chuyện có kết thúc không như mong muốn thì các bạn hãy nói cho con biết bạn đã cố gắng nhiều như thế nào. Với những phụ huynh “Tôi không có chuyện gì đáng tự hào để kể cho con nghe cả" thì có thể kể về các nhân vật lịch sử, những người anh hùng xuất hiện trên phim ảnh, đều hoàn toàn được. Ví dụ, tại sao Oda Nobunaga chỉ là một lãnh chúa của một vùng đất nhỏ bé gọi là Owari mà đánh thắng được lãnh chúa vùng đất bên cạnh như Imagawa. https://thuviensach.vn Hoặc là trong phim “Simsons”, được dựng theo câu chuyện có thật về các thiếu nữ lớn lên ở vùng quê Hokkaidou, hầu như đều chưa có kinh nghiệm gì với môn khúc côn cầu trên băng, vậy mà được tham gia thi đấu trong giải Thế vận hội Mùa đông. Vì sao các cô gái chỉ mới 16-17 tuổi còn đang theo học trung học phổ thông lại có thể nỗ lực tới mức đó? Từ những câu chuyện có tính giáo dục này, trong phạm vi hiểu biết của mình, dù là trên bàn ăn hay trong buồng tắm, người bố hãy kể cho con nghe để làm kim chỉ nam cho tương lai của con. 10. “Cùng làm nhé!” _ Lời đề nghị luôn đắt giá. Trong bản điều tra “Sự liên quan giữa người bố với giáo dục trong gia đình” do Viện Nghiên cứu và phát triển Giáo dục nghiên cứu và tiến hành vào tháng 6 năm 2006 cho thấy: hơn 40% số người bố trả lời rằng họ không bằng lòng với việc học tập của con cái ở nhà. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của người bố tới việc học của con, song nó cũng cho thấy tình trạng nhiều trẻ không chịu học bài ở nhà. Nếu như cảm thấy cách con học bài không đúng thì người bố hãy cho con thấy cách thức học bài đúng sẽ như thế nào. Tức là người bố cũng thử học cùng với con. Các bạn hãy thử rủ con “Thế nào? Con học bài cùng với bố nhé?” hay “Thế à, con lại bị môn Toán bắt nạt à? Nhưng mà giải được con sẽ thấy rất thích đấy.” “Con hãy coi bài toán đó như một trò chơi ý, con giải bài cùng với bố nhé.” Trong bản điều tra của Viện Nghiên cứu và phát triển Giáo dục thì nghiên cứu tôi vừa nói ở trên cho kết quả cứ mỗi ba người bố thì có một người hầu như xem bài tập ở nhà cho con hằng ngày. Từ con số này cho thấy, ở một phương diện nào đó ngày càng có nhiều người bố chịu khó dành thời gian giao tiếp với con, cũng có khá nhiều người bố cùng con làm bài trong sách giáo khoa và sách tham khảo. Trong các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng, có nhiều gia đình trong thời gian trẻ còn học những năm đầu của bậc tiểu học, người bố đã quan tâm rất nhiều tới bài vở của con. Khi đi phỏng vấn, tôi thu thập được ý kiến của các bà mẹ như: “Đối với con, câu gợi ý của người bố ‘Bố con mình cùng làm nhé!’ là một lời đề nghị đắt giá. Khi tôi nói giống như thế thì con tôi không buồn đáp lại, nhưng chỉ cần bố nó vừa nói là cháu lập tức làm ngay.” “Làm bài tập cùng bố đối với trẻ nhỏ có gì đó giống như là một trò chơi ấy. Từ khi chồng tôi xem con học bài, thời gian tự học ở nhà của con tôi dần tăng lên so với trước.” Ở nhà tôi, tôi vẫn cùng con gái giải toán đố, tập làm văn, nhờ đó con gái tôi càng lớn càng tự giác mở sách vở ra học bài. Không biết là vì con thích cùng tôi làm bài hay là con thấy thích thú khi bố thỉnh thoảng cũng phải mắc kẹt trước bài khó. https://thuviensach.vn Nếu người bố chịu khó làm mẫu học bài cùng thì các con sẽ nhìn theo và học tập. Con bắt đầu học với tinh thần thoải mái như là chơi, trước đây con thấy việc học là áp lực, nay nhờ có bố đã trở nên vui vẻ hơn nhiều rồi. Trong khi bố con cùng học bài, con hỏi nhiều câu “Tại sao?”, “Sao lại thế?” mà bố không trả lời được thì bố hãy tra từ điển, tra cẩm nang luôn để sẵn đó ngay. Các bạn đừng quên trả lời câu hỏi của con nhé. 11. Vì sao “Con mà không học thì sẽ lại giống bố đấy!” là câu cấm kị? Khi cho con thấy “hình ảnh” của người bố, có một số câu tuyệt đối không được nói. Đó là câu nói “Con mà không học thì sẽ lại giống bố đấy!” Nếu nói câu đó, con sẽ nghĩ “Bố mình chẳng ra gì.” và mọi lời nói sau này của người bố trở nên không còn tính thuyết phục với con nữa. Dù trong thâm tâm người bố có nghĩ “Bố không học hành gì nên bây giờ mới phải vất vả. Vì thế, con phải học cho hẳn hoi vào nhé!” hay “Học vấn không cao nên bố không được đề bạt lên chức. Bố không muốn con cũng khổ sở vì điều ấy như bố nữa.” thì những lời đó đặc biệt cũng không nên nói với con. Cũng có người bố nghĩ rằng cách nói đó sẽ dạy con tính khiêm tốn. Nhưng thực sự, tôi muốn các bạn hãy tránh làm điều đó. Bạn có từng tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, hay bạn đang làm việc ở một công ty hàng đầu nhưng bạn lại cho con thấy hình ảnh thấp kém của bản thân, trẻ sẽ hiểu ngay rằng “Học giỏi, vào trường đại học tốt thì cũng vậy”, “Nghĩ cho cùng thì học hành vất vả cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.” Sự tồn tại của người bố là hết sức to lớn đối với các con. Gia đình nào cũng vậy, có thể người bố không có một quá khứ huy hoàng nhưng trước mắt các con, ông bố ấy cần phải tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về vai trò của mình trong gia đình. Tệ hại nhất là khi người mẹ dè bỉu “Con mà giống bố là không có được đâu đấy!” Một vài lần còn có thể bỏ qua nhưng nếu đó là câu cửa miệng của người mẹ thì sẽ khiến các con nảy sinh ý nghĩ coi thường bố của chúng. Công việc của tôi là làm sao để cho con có ấn tượng tốt về mình: “Bố thật là cừ khôi!”, “Bố đúng là phong cách quá!” bằng cách kể cho con nghe những chuyện đáng tự hào của mình. Không kể đến những môn học chính, dù chỉ là những môn phụ như nhạc hay thể dục, các ông bố thế nào cũng có một hay hai lần đạt kết quả tốt. https://thuviensach.vn Ví dụ, cho dù không tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng hay không học lên đến thạc sĩ, tiến sĩ nhưng đã có lần bố được nhận giải thưởng văn học nào đó, đạt điểm tối đa trong bài kiểm tra môn xã hội chẳng hạn. Bạn hãy kể cho con về những câu chuyện đáng tự hào đó. Nếu được thì người vợ, người mẹ trong gia đình nên nhân đó nhấn mạnh thêm “Đúng thế đấy! Bố của con hồi trước siêu lắm đấy!” sẽ càng hiệu quả hơn. Hãy cho con thấy hình ảnh người bố hăng say làm việc. Về tới nhà, người bố chắc cũng muốn phàn nàn về công việc, nói ra những gì khó chịu với cấp trên của mình, nhưng thay vì để con nhìn thấy hình ảnh tiêu cực “Vì cấp trên kém cỏi mà bố phải làm bao nhiêu việc dở hơi, ngày nào về cũng bực mình”, người bố hãy nói về việc đó theo một cách tích cực với con “Hôm nay, sếp giao cho bố rất nhiều việc, nhưng cố gắng làm xong bố cũng thấy nhẹ người.” Nếu con nói với bạn rằng “Con cũng muốn được giống bố” thì bạn thực sự đã ghi điểm tối đa. Không cần bạn phải hoàn hảo trong mắt con, chỉ cần xây dựng được trong con lòng kính trọng và yêu thương bố mình là đủ. 12. Không khất lần “Để lần tới nhé”. Trong chương này, tôi trình bày về cách người bố nói chuyện với con để nâng cao lực học của con. Nếu không được con tin cậy thì dù bạn có nói chuyện gì cũng không làm con động lòng. Để lời người bố nói ra có sức thuyết phục hơn, tôi nghĩ điều rất cần thiết ở đây: quan điểm của họ phải nhất quán, trước sau như một. Người bố vừa nói với con là “Sống trong thời buổi quốc tế hóa thì không gì tốt bằng có vốn liếng tiếng Anh.” xong lại nói thêm “Con học tiếng Nhật không tốt thì làm thế nào? Con càng lớn thì tiếng Nhật càng quan trọng đấy!”, như vậy sẽ chỉ khiến con bối rối thêm “Vậy học tiếng Nhật hay tiếng Anh quan trọng hơn?” Khi cả nhà bàn bạc xem con nên vào học trường trung học nào, người bố vừa mới nói “Trường công lập hay tư thục, con tự quyết định đi!”, rồi không vì lý do đặc biệt gì, người bố lại thay đổi quan điểm “Trường đấy không được đâu. Con hãy làm như bố nói đi!” Chỉ cần một vài lần như vậy chắc chắn rằng con sẽ không còn tin tưởng vào ý kiến của bố nữa. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng vậy. “Con lớn rồi, từ giờ buổi sáng cứ 6 giờ 30 con phải tự dậy chuẩn bị ăn sáng rồi đi học. Bố mẹ không đánh thức con nữa đâu nhé!” Mắng con vì dậy muộn thì như vậy, nhưng một hôm khác người bố lại nói “Để mai bố đánh thức con dậy.” Cách giáo dục con không nhất quán như vậy, nguyên nhân bởi vì các bậc phụ huynh đang quyết định phần nhiều dựa trên cảm tính. Cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ coi thường những lời người bố nói vì “Đằng nào thì bố cũng chỉ nói thế vào hôm nay thôi. Mai lại thay đổi ngay ý mà.” https://thuviensach.vn Việc giao hẹn giữa bố và con cũng tương tự. “Thứ bảy tuần tới chúng ta sẽ đi viện bảo tàng nhé!” Trường hợp người bố đã hẹn với con thế rồi nhưng ngày thường đi làm về mệt mỏi mà hủy hẹn thì con sẽ nghĩ “Giao hẹn với bố chỉ là việc vớ vẩn đến thế này thôi.” Trong trường hợp này, chỉ cần dời cuộc hẹn buổi sáng sang buổi chiều, miễn sao đáp ứng được lòng mong mỏi của con. Ô ng Suzuki Nobuyuki – cha của Ichiro – cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp giải MLB của Mỹ– là một người luôn luôn giữ lời hứa với cậu thiếu niên Ichiro. “Người lớn hay từ chối con bằng những câu ‘Bố có việc đột xuất, để lần sau con nhé’, ‘Bố đang mệt’. Khi người bố đã dạy con rằng ‘Con đã hứa thì phải giữ lấy lời’ rồi mà chính bản thân mình lại không giữ lời hứa thì sẽ đánh mất tính thuyết phục trong những lời khuyên của mình sau này.” Ô ng Nobuyuki là một doanh nhân có một xưởng sản xuất phụ tùng ô tô, công việc ngày thường rất bận rộn, dù vậy ông luôn giữ lời hứa với cậu con trai Ichiro “Hằng ngày, bố con mình chơi bóng chày với nhau nhé!” Chúng ta phải học tập ông Nobuyuki nhất quán trong những lời nói với con và đặc biệt chú ý giữ lời hứa. https://thuviensach.vn "Cơ hội tuyệt vời để con chia sẻ về những nỗi băn khoăn của mình là thời gian hai bố con nói chuyện với nhau." Chương 4 Nghệ thuật nói chuyện để con tự tin tuyệt đối Một chút kì công để cho con thấy “Bố thật cừ khôi!” 1. “Bàn học thì để khi nào con vào cấp II nhé!” Tôi vẫn thường nói với các bạn là học sinh tiểu học chưa cần phải có bàn học. Nói rõ hơn, sau khi phỏng vấn lấy tin từ các gia đình có con thi đỗ vào các trường trung học nổi tiếng, tôi đã đi đến kết luận: với học sinh tiểu học, các con chưa cần phải có phòng học riêng đầy đủ tiện nghi với nào bàn học, nào điều hòa không khí, nào ti vi, nào máy tính. Nếu như ta xây dựng một không gian riêng thoải mái, all-in-one (tất cả trong một) cho con rồi thì các con rất dễ ở lỳ ở trong phòng đó. Nếu ở trong đó, con học bài thì còn yên tâm, nhưng cũng có thể con xem các trang mạng độc hại; nếu con chỉ sử dụng Internet để giao lưu với các bạn thì tốt, nhưng con còn có thể trao đổi tin nhắn với những người hoàn toàn xa lạ, mạng có thể là nơi con bắt đầu phạm tội và trở thành tội phạm. Không đến mức tiện nghi đầy đủ, nhưng các bạn vẫn cho con phòng riêng; trong khi con còn chưa xây dựng được cho mình phương pháp học, thế mà phải một mình đối mặt với sách giáo khoa, sách bài tập. Như vậy việc học của con sẽ không có hiệu quả cao. Nói xa hơn nữa, càng là những năm cuối tiểu học con càng bận rộn ôn tập, thời gian con ở lỳ trong phòng riêng sẽ càng nhiều hơn, bởi vậy mà dần dần giao tiếp giữa bố mẹ và con cái sẽ ít đi. Như vậy khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình. Dù các bạn luôn sẵn sàng tạo không gian học tập tiện nghi nhất cho con, theo tôi các bạn cũng không nên cho con phòng riêng. Giả sử đã cho rồi thì phải thay đổi để ít nhất mỗi khi học bài, con sẽ ngồi học ở bàn ăn – nơi cả nhà đều có mặt. “Con muốn có bàn học riêng hả? Chờ đến khi con vào trung học đã nhé? Lúc đó, bố sẽ mua cho con một cái bàn học thật to”, “Bây giờ, con ra ngoài bàn ăn để ngồi học bài https://thuviensach.vn nhé, không học ở trong phòng riêng nữa. Bố mẹ không nhìn thấy mặt con thì buồn lắm.” Bạn hãy thử nói với con theo cách đó để rủ con ra ngoài, không ở lỳ trong phòng riêng của con nữa. Người bố có con trai thi đỗ vào trường Trung học cơ sở Kaijo và Trung học cơ sở Johoku: “Con trai tôi bắt đầu học luyện thi vào trung học cơ sở từ lớp 3. Từ đó, tôi cho con chuyển ra học ở bàn ăn chứ khôn g phải ở trong phòng riêng của con. Làm như vậy, khi con tôi hỏi gì là tôi trả lời câu hỏi được ngay. Từ đó bố con tôi cũng nói chuyện với nhau nhiều hơn.” Người bố có con gái thi đỗ vào Trung học cơ sở trực thuộc Học viện nữ sinh Urawa Akenohoshi: “Các con tôi, cả cháu lớn và cháu bé, ngay từ đầu đều ngồi học ở bàn ăn. Cũng là vì nhà tôi chật nữa, nhưng như vậy tôi nghĩ sẽ trả lời thắc mắc bài vở của con dễ dàng hơn và mọi người trong gia đình nói chuyện được với nhau. Thực tế, tôi thử làm thì thấy đúng là như vậy.” Nếu coi các gia đình đạt được nguyện vọng con thi đỗ vào trường trung học nổi tiếng là gia đình thành công trong việc phát triển học lực của con thì trong số các gia đình thành công tôi đã phỏng vấn có đến 70-80% số gia đình cho con học bài ở bàn ăn chứ không phải ở trong phòng riêng. Nếu như bạn mua bàn học cho con thì thà bạn mua một chiếc bàn ăn rộng rãi còn hơn. Cũng tùy diện tích từng ngôi nhà rộng chật khác nhau, nhưng nên có chiếc bàn rộng rãi một chút, khoảng 150cm hay 160cm, có thể để được một vài cuốn sách tham khảo, bản đồ, từ điển. Như vậy, các con luôn ở trong tầm mắt bố mẹ có thể nhìn thấy, có thể xem bài học ở trường và bài ở lớp học thêm cho con. Con có câu hỏi gì thì trả lời được ngay, hay con có băn khoăn gì trong lòng, chỉ cần nhìn qua biểu hiện là bố mẹ có thể đoán biết được. Và hơn hết là hằng ngày, thời gian giao tiếp hạn hẹp giữa bố và con được tăng lên, cả nhà có thể nói với nhau rất nhiều chuyện, từ việc xảy ra trong xã hội cho tới chuyện xảy ra ở trường lớp, cơ quan bố mẹ, về kế hoạch kì nghỉ hè của cả nhà, về chuyện học thi lên lớp… https://thuviensach.vn 2. “Trông sắc mặt con không ổn rồi.” - Bắt con ngừng chơi game. Điều tra được thực hiện bởi tập đoàn Diamond đã cho ra một số kết quả rất đáng quan tâm. Từ kết quả điều tra này cho thấy, nếu quy ước mà không ghi ra rõ ràng thì hiệu quả rất mờ nhạt. Mục đích cho con dùng điện thoại di động, ví dụ để đảm bảo an toàn khi con đi học thêm, nhưng trong quá trình dùng, mục đích ban đầu dần dần thay đổi. Nếu chỉ là giao ước bằng miệng, dần dần dễ trở thành vô tác dụng, các bạn đừng quên viết lời giao ước ấy ra giấy. Theo tôi nghĩ, trong tờ giao ước viết ra với con, các phụ huynh cần ghi rõ ràng ở cuối cùng một câu: “Nếu con không giữ lời giao ước, bố mẹ sẽ tịch thu điện thoại di động hay máy tính mà con không được kêu ca gì.” Một điều nữa, cần phải lưu ý tới ảnh hưởng của truyền thông đối với con, đặc biệt đó là game. Rất nhiều bản điều tra tư nhân cho thấy rõ ràng một hiện trạng là có đến 80% trẻ em chơi game thường xuyên mỗi ngày, số lượng trẻ có máy chơi game cầm tay cũng là số nhiều và ngày càng tăng lên. Không phải game nào cũng mang lại hiệu quả tiêu cực, cũng có những game tích cực và có tính giáo dục như “Sim City” – người chơi vào vai thị trưởng thành phố phải suy nghĩ làm sao để xây dựng thành phố ảo với các hoạt động như ngoài đời thật. Nhưng nếu mỗi ngày trẻ dành ra tới mấy tiếng đồng hồ để chơi game thì bản thân trò chơi đã không còn mang tính tích cực nữa. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở hiện nay mỗi ngày dùng từ 1 đến 3 tiếng đồng hồ cho ti vi, máy tính, game gia đình, điện thoại di động… Nếu tiếp diễn trong một năm, trung bình mỗi trẻ sẽ tiêu tốn tổng cộng gần 1,000 tiếng cho hoạt động này, vượt quá cả thời gian dành cho các tiết học và thời gian giao tiếp với bố mẹ. Tại các trường học ở Nhật Bản, từ năm 2011 có yêu cầu mới về thời lượng giảng dạy, trong đó số giờ giảng dạy và học tập các môn chính tăng cao. Giờ đạo đức cũng được tăng lên, dù vậy bố mẹ vẫn phải quản lý giới hạn thời gian xem-nghe của các con, nếu không ti vi và Internet sẽ ảnh hưởng đến con nhiều hơn những điều được học ở trường hay lời bố mẹ dặn. Nếu như con mê mẩn chơi game quá, các ông bố hãy thử nói như sau xem nhé: https://thuviensach.vn “Con à, gần đây sắc mặt con trông có vẻ không ổn chút nào đâu. Có vẻ như con chơi game quá nhiều đấy.” Làm găng lên rồi tịch thu máy chơi game của con thì đơn giản thôi, nhưng làm vậy chỉ là một hình thức cưỡng chế, có khi còn khiến con phản ứng tiêu cực. Khi đó, câu nói hiệu quả sẽ là “Gần đây, trông sắc mặt con không ổn.” Các bé trai, dù chỉ là học sinh tiểu học, nhưng đã “thích thể hiện”, các bé gái thì luôn thích mọi người xung quanh khen mình đáng yêu. Không bé gái nào lại không muốn mình xinh đẹp trong mắt người khác nên khi nghe bố nói vậy con sẽ bớt thời gian chơi game. Nếu như nói thế rồi mà con vẫn mải mê thì người bố hãy kêu gọi mọi người trong gia đình cùng hợp tác. Ví dụ như: “Này, em nhìn xem, có phải gần đây con gái xem ti vi nhiều quá, thế nên trông sắc mặt tệ nhỉ?” “Bố sẽ hỏi thêm chị nữa. Con có thấy bởi em chơi game nhiều quá nên sắc mặt rất nhợt nhạt, đúng thế không nhỉ?” Ngoài ra, câu nói “Thần đang nhìn con đấy” cũng rất hiệu quả. Đối với con, bố là người rất đáng tin cậy, nhưng ngược lại, đôi khi lại là người đáng sợ, khó gần. Thế nhưng, trên mức đó còn có thế lực vô hình gọi là “vị thần”. Gần đến kỳ thi rồi mà con còn cứ dán mắt xem ti vi. Kết quả thi không cao nhưng con vẫn cứ chơi game mải miết. Những khi đó, nếu người bố nói với con “Con à, bố thì không sao, nhưng các vị thần thì đang dõi theo con đấy”, con sẽ nghĩ “Mình mà không nỗ lực thì có khi bị thần phạt cho gặp phải chuyện gì mất.” Tuy vậy cách nói “Sắc mặt con không ổn” hay “Vị thần đang nhìn con đấy” vẫn chưa phải là phương pháp thuyết phục tích cực. Đối với những trẻ nghiện xem ti vi và game quá đáng, bố mẹ có khiển trách trực tiếp thì cũng chỉ được lúc tạm thời. Nếu các bạn ưu tiên việc dừng ngay các con lại thì cần phải khéo léo hướng các con đến suy nghĩ “Nguy rồi!” 3. “Con quan sát thật kỹ công việc của bố nhé.” _ Cho con xem nơi làm việc. Các bạn đã bao giờ cho con đến nơi mình làm việc chưa? Dù các bạn làm ở các công ty, tổ chức, cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện... không câu nệ là ngành nghề gì, hãy cho con xem nơi mình làm việc. Như tôi vẫn trình bày từ trước cho đến giờ, người bố kể về sự vận động của xã hội, về công việc, về sự việc xảy ra ở cơ quan cho con nghe là cách giúp các con tương tác với xã hội tốt nhất. Thêm vào đó, nếu như cho con tận mắt chứng kiến tòa nhà nơi bố mình làm việc hay hình ảnh bố mình đang làm việc, khi đó hình ảnh người bố sẽ càng được khắc sâu trong tâm trí các con, câu chuyện với người bố khi ở nhà sẽ càng sôi nổi hơn. https://thuviensach.vn Người bạn tôi làm công việc sản xuất chương trình truyền hình. Hằng ngày, anh ấy rất bận rộn, hầu như không có thời gian để chuyện trò riêng với các con. Tuy nhiên, đôi khi đài truyền hình tổ chức sự kiện, anh ấy lại đưa các con đến và cho chúng xem anh ấy chỉ đạo chương trình. Công việc rất căng thẳng nên anh cũng không có thời gian thư thả ngồi với các con. Anh ấy chỉ nói: “Các con nhìn kỹ bố đang làm việc nhé!” Chỉ hành động đơn giản vậy thôi nhưng đã đạt được kết quả rất tốt: con trai lớn phát huy sở trường lãnh đạo, làm cán bộ lớp; con trai thứ hai thì viết trong bài làm văn ở trường rằng “Con muốn lớn lên được làm nghề đạo diễn.” Một người bạn khác của tôi làm việc trong một công ty xây dựng. Những hôm anh ấy phải đi làm vào ngày nghỉ, anh ấy dẫn hai con mình đến công ty và giới thiệu về công ty cho các con. Khi giới thiệu với các con về mô hình tòa nhà văn phòng công ty chuẩn bị xây, anh ấy nói: “Không chỉ hài hòa với môi trường, chịu được động đất mạnh, tòa nhà này còn có kiến trúc hài hòa với khu phố xung quanh nó.” Kì nghỉ hè, cô giáo cho bài tập viết luận môn xã hội, các con anh ấy đã đặt tên cho chủ đề của mình là “Dubai – đô thị sẽ xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới” và “Khu phố xinh đẹp của chúng tôi”. Bố của bọn trẻ sau đó có nói lại với tôi: “Đúng là việc cho các con xem nơi mình làm việc có ý nghĩa to lớn thật.” Tất nhiên, mức độ kiểm soát an ninh khác nhau tùy từng nơi làm việc, nên không phải ông bố nào cũng dẫn con vào bên trong trụ sở nơi mình làm việc được. Tuy nhiên, chỉ cần tới gần tòa nhà có nơi làm việc của người bố thôi cũng được. Mở đầu câu chuyện “Đây là công ty nơi bố làm việc đấy” và khơi gợi trí tưởng tượng bằng việc kể cho các con: bàn làm việc của bố ở tầng mấy, công việc của bố là gì (sơ qua thôi cũng được). Cũng có những ông bố cho rằng “Công ty tôi nhỏ, chỉ là nhà xưởng cũ kỹ. Tôi không muốn cho các con xem” hoặc “Tôi không muốn cho các con nhìn thấy mình phải cúi đầu trước cấp trên hay khách hàng của công ty.” Nhưng các ông bố đó không biết rằng trong khi họ nói chuyện về công việc của mình với các con, chúng không hề sử dụng thước đo phán xét của người lớn như “nhỏ”, “cũ” hay “rỗng tuếch”. Mà các con sẽ hiểu ý nghĩa của công việc theo hướng tốt như “Bố làm việc rất chăm chỉ vì gia đình, vì xã hội!” hoặc “Kiếm được tiền thật là vất vả!” 4. “Bây giờ, bố vừa tới khách sạn A.” - Báo tin từ nơi công tác. “Con à? Bố đây! Bây giờ, bố vừa mới tới khách sạn ở Sapporo.” Một cuộc điện thoại từ nơi công tác về cho con có ý nghĩa rất lớn. Khi người bố đi công tác vắng, đứa con sẽ để ý “Bây giờ, bố đang làm gì nhỉ?”, đồng thời trẻ còn nghĩ “Hôm nay mình không được nói chuyện với bố. Chán thế chứ!” Khi đó, https://thuviensach.vn ở nơi công tác, nếu người bố tranh thủ lúc nghỉ gọi về nhà chỉ một cuộc điện thoại thôi thì các con sẽ rất yên tâm. Tự trong lòng các con sẽ cảm nhận được tình cảm của bố. Nếu là một chuyến công tác dài, người bố có thể viết tin nhắn cho các con “A và B có khỏe không?” Nhưng hiệu quả hơn, từ nơi công tác người bố hãy gửi bưu thiếp về nhà. Hiện nay, tin nhắn đã được sử dụng rộng rãi, vì vậy, khi nhận được bưu thiếp các con chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên. Đối với các con, đây là thứ gây thích thú hơn hẳn tin nhắn hay mail. Việc này phù hợp với cả chuyến công tác trong nước hay ngoài nước, đó là nếu gửi những bưu thiếp có in hình danh lam thắng cảnh của nơi bố đến sẽ khơi gợi sức tưởng tượng của các con hơn. “Trong bưu thiếp bãi cát dài thật! Tottori là nơi như thế nào?” “London cổ kính giống như thành phố trong truyện tranh, nước Anh là đất nước như thế nào?” Cách gợi chuyện như vậy có hai tác dụng: vừa làm cho các con nhớ đến người bố đang đi công tác, vừa gợi cho con sự tò mò, hứng thú với vùng đất nơi bố mình đang ở. Đương nhiên, khi bố về đến nhà, các con không chỉ có đòi quà mà sẽ quấn lấy bố để hỏi chuyện. Các bạn hãy trả lời cẩn thận, đầy đủ từng câu hỏi của các con. Không chỉ khi đi công tác, khi phải ở lại làm thêm giờ đến khuya, tôi khuyên các bạn hãy liên lạc thường xuyên với con “Bố vẫn còn đang ở công ty. Phải 11 giờ bố mới về nhà được. Hôm nay con đi học có vui không? Có chuyện gì mới không?” Chỉ cần điện thoại hoặc tin nhắn hỏi như vậy cũng khiến trẻ an tâm rồi. Nếu có chuyện gì làm con vui, hay có chuyện gì làm con buồn, hoặc con muốn kể cho bố nghe chuyện gì thì con chắc chắn sẽ tự nói. Nếu không thể gọi điện về trong lúc đang làm việc ngoài giờ ở cơ quan, người bố sau khi về nhà hãy đến bên giường con khi con đang chuẩn bị ngủ, ghé xuống gối nói khẽ lời nhắn với con: “Hôm nay bố xin lỗi nhé. Ngày mai, bố con mình tắm bồn với nhau nhé” hoặc “Công việc bận quá làm bố không giữ lời hứa với con được, bố xin lỗi. Ngày mai, bố về sớm, bố con mình chơi với nhau nhé.” Nếu như bạn đã hứa với con là “Chủ Nhật, bố con mình chơi bóng chày nhé” mà bỗng có công việc đột xuất phải làm thì bạn phải chân thành xin lỗi con “Chủ Nhật tuần sau, bố con mình chắc chắn sẽ chơi bóng chày cùng nhau”, cần phải làm như vậy để con không bị tổn thương. Dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn quan tâm đến con, tấm lòng đó của người bố chắc chắn sẽ được ghi nhận trong tâm trí trẻ. 5. “Tình hình học của con thế nào?” - Khi cùng đi dạo bộ. Có lần, tôi được nghe thầy Kato Takeo – Chánh văn phòng trường Trung học liên cấp Kaisei, trường dẫn đầu cả nước về số học sinh đỗ vào Đại học Tokyo – nói rằng: https://thuviensach.vn “Nếu muốn con mình phát triển tốt, gia đình phải ăn tối cùng nhau nhiều hơn. Nếu không thì chỉ còn cách giao tiếp vào ngày nghỉ, nhưng tôi khuyến khích các bạn cùng con đi dạo buổi tối ở gần nhà.” Tôi hoàn toàn đồng ý với biện pháp đó. Rất tiếc, thực tế ngày nay có rất nhiều người bố do công việc hằng ngày chồng chất, hầu như không có nhiều thời gian để giao tiếp với con cái. Nếu bạn là người bố bận rộn như vậy, tôi khuyên bạn hãy thử cùng con nấu nướng vào dịp cuối tuần, hoặc có thể cùng con đi dạo bộ như ví dụ thầy Kato vừa nêu ở trên. Đi dạo bộ có hai tác dụng lớn. Tác dụng thứ nhất là cảm nhận được sự biến đổi của thời tiết. Vừa đi vừa ngắm hoa trên ban công nhà hàng xóm, hoa trong công viên, hay cây hoa ngoài đường, ta có thể cảm nhận qua làn da được sự thay đổi qua bốn mùa của thời tiết: “Tường vi sắp tàn đến nơi rồi. Loài hoa này mà tàn là trời sang thu đây”, “Hoa mơ bắt đầu nở rồi đây này. Chẳng mấy mà sang xuân rồi.” Vào cuối tuần, chỉ cần bố con cùng nhau đi dạo bộ và nói chuyện với nhau như vậy, con sẽ nâng cao khả năng cảm thụ phong phú, đồng thời người bố lại vừa được thư giãn sau cả tuần bận rộn. Ở trường Tiểu học tư thục Zugao, nhận thấy hiệu quả của việc đi dạo bộ như vậy, hằng ngày, thầy hiệu trưởng và các học sinh cùng đi dạo bộ trong khuôn viên trường trước khi bắt đầu một ngày học mới. Tác dụng thứ hai, đó là cách tạo thêm cơ hội cho con tâm sự với bố về những điều khó nói ngay cả với mẹ. Nếu như lúc nào con cũng đã phải nghe mẹ cằn nhằn đủ thứ thì cơ hội tuyệt vời để con chia sẻ về những nỗi băn khoăn của mình là thời gian hai bố con nói chuyện với nhau. Người bố nên bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi như: “Ở trường con có chuyện gì bất ổn không?” hay “Gần đây, tình hình học của con thế nào?” Không phải chỉ đi dạo bộ, hai bố con có thể chạy thể dục ở gần nhà cũng tốt. Tôi biết có một ông bố cùng con tập chạy mỗi ngày 3km. Hỏi ra, người bố này muốn con mình không bị thiếu vận động, muốn rèn luyện thể chất của con thật tốt để nâng cao sức đề kháng. Ở nhà tôi, khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường cùng con chạy thể dục. Chạy thể dục rất tốt cho các con rèn luyện thể chất, đặc biệt là hiệu quả tăng cường mối liên hệ giữa bố và con. Bố hỏi “Thế nào? Con có mệt quá không?” hoặc nói “Không sao. Bố cũng không thấy mệt lắm đâu.” Vừa chạy thể dục, bố con vừa chuyện trò nhau như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn củng cố sợi dây liên hệ tình cảm bố con nữa. Đầu năm 2008, Cục Y tế dự phòng thực hiện xét nghiệm trao đổi chất (béo phì) trên toàn quốc với đối tượng là công dân thuộc độ tuổi trung niên. Nếu như người nào có kết quả chẩn đoán bất thường – có hội chứng trao đổi chất hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì họ bắt buộc phải điều trị sức khỏe đặc biệt. Thế nên, việc chạy thể dục vào ngày https://thuviensach.vn nghỉ vừa rèn luyện cơ thể cho con vừa là cơ hội để chính người bố chăm chút cho sức khỏe bản thân. Các bạn hãy áp dụng thử nhé! 6. “Bố con mình cùng nấu bữa tối đi!” - Bắt tay vào việc. Với những người bố có công việc bận rộn, hằng ngày khó có thể có cơ hội nói chuyện với các con thì tôi khuyến khích họ cùng con vào bếp nấu nướng vào các ngày cuối tuần. Gần đây, bắt đầu là các cơ quan trung ương như Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản, Bộ Nông lâm thủy sản, rồi tới các ban tự trị địa phương và doanh nghiệp tư nhân đều cố gắng thực hiện phương châm sao cho trẻ em được ăn uống đầy đủ cân bằng đúng quy định. Nhưng chỉ cần bố và con cùng đứng vào bếp thì hiệu quả của “giáo dục ẩm thực” đã được nâng lên một bậc cao rồi. Đầu tiên, người bố rủ con cùng nấu cơm tối. Đối với trẻ nhỏ, được cùng làm gì đó với bố là rất vui rồi, nên trong trường hợp này chắc chắn trẻ sẽ hưởng ứng một cách vui vẻ. Vậy việc bố con cùng vào bếp nấu nướng có liên hệ thế nào với sự phát triển của trẻ? Thời gian bố con nói chuyện với nhau tăng lên, bản chất công việc nấu nướng cũng có đóng góp rất lớn. Công việc nấu nướng cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đầu tiên bố con cần phải suy nghĩ xem nấu món gì. Nếu chỉ nấu bằng nguyên liệu có sẵn trong tủ lạnh thì cần phải sáng tạo. Nếu đi mua nguyên liệu về nấu thì cũng cần phải nghĩ sẵn trong đầu một chủ đề. Trong quá trình nấu nướng, có rất nhiều việc phải suy nghĩ như: các thao tác nên làm tuần tự như thế nào cho hiệu quả; đun lửa ở nhiệt độ nào là tốt nhất. Công thức nấu cơm cà ri rất đơn giản nhưng nếu muốn sáng tạo theo cách riêng thì không hề đơn giản. Công việc nấu ăn đòi hỏi khả năng tập trung cao để không bị đứt tay, không bị bỏng. Khi nấu xong, bày ra đĩa lại cần phải có khả năng sắp xếp, bày biện. Tóm lại, qua việc phải sắp xếp một chuỗi các thao tác nhất định, các con sẽ dần định hình được những kỹ năng cần phát triển: khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, tính sáng tạo, sự tập trung. Trong khi nấu cơm cùng bố, con sẽ phần nào hiểu được sự vất vả trong công việc của mẹ, cách tiết kiệm nước khi rửa rau, tiết kiệm điện, gas khi nấu nướng, ý thức gọn gàng, ngăn nắp với các dụng cụ nấu nướng, những quy củ như phân loại rác trước khi bỏ rác vào các thùng riêng biệt (rác không phân hủy và rác phân hủy được). “Nước thải từ nhà mình chảy ra sông là một trong các nguyên nhân làm cho sông bị ô nhiễm đấy”, “Để cho Trái Đất không nóng hơn nữa, chúng ta phải tiết kiệm điện, gas nhé!” Trong khi cùng con nấu cơm, nếu người bố nói chuyện liên quan đến môi trường, https://thuviensach.vn cơ cấu tổ chức xã hội như vậy câu chuyện sẽ sôi nổi hơn, đồng thời các con được học hỏi thêm những kiến thức trong cuộc sống. Ví dụ như: “Có rất nhiều người làm những công đoạn khác nhau để chúng ta có được thực phẩm sử dụng hằng ngày: có người chăn nuôi, người sơ chế, đóng gói, người vận chuyển thịt…” “Dầu mỏ lên giá cũng kéo theo giá thực phẩm nữa đấy. Con có biết vì sao không?” Hiện nay có khoảng gần 20% trẻ em Nhật Bản trong độ tuổi đi học nhịn ăn sáng đến trường. Các con sau khi đi học về còn bận đi học thêm, đi học ngoại khóa nên trong bữa tối nhiều khi sử dụng các món ăn nhanh. Dinh dưỡng mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến việc học của con. Vào ngày nghỉ, bố con bạn hãy vui vẻ cùng chuẩn bị bữa cơm tối, vừa nói chuyện với nhau xem thế nào nhé. “Buổi sáng con cũng phải ăn uống đầy đủ rồi mới đi học đấy nhé”, “Chúng ta đang lấy đi sinh mệnh quan trọng của động thực vật để làm thức ăn, vì vậy con bớt kén ăn đi nhé!” Ngay cả những trẻ bình thường hay bỏ bữa sáng, ăn uống kén chọn cũng sẽ thay đổi tốt lên khi nhận được những lời chia sẻ đầy quan tâm từ người bố. 7. Giải tỏa căng thẳng hằng ngày bằng các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn muốn có thêm thời gian giao tiếp với con, hoạt động ngoài trời là cách thức tốt nhất. Hoạt động ngoài trời là những hoạt động trải nghiệm ở ngoài trời, không thể thực hiện được trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. “Ăn” thì có thể nấu cơm bằng nồi trên bếp củi; hay món nướng ngoài trời; “Ở” thì có thể cắm trại ngủ lều; “Chơi” thì có thể câu cá, leo núi; “Học” thì có thể quan sát thiên văn, bắt côn trùng, cách cứu nạn ngoài trời. Nếu như bạn thấy “Gần đây, mình ít có thời gian với con quá!” hay “Gần đây, trông con có vẻ không khỏe, không biết có phải vì học nhiều quá không?” thì nên rủ con cùng hoạt động ngoài trời nhé. Đầu tiên, vì môi trường khác hẳn cuộc sống hằng ngày, nên những hoạt động trên sẽ làm trẻ thấy tò mò, thích thú muốn tìm hiểu. Ở giữa thiên nhiên phải làm thế nào để nhóm lửa; dùng số nước có được theo cách nào cho tiết kiệm; dựng lều trại ra sao để có thể ngủ lại thoải mái đều là những việc khiến ngay cả những trẻ hướng nội cũng có thể muốn được thử nghiệm và va vấp. Điều quan trọng bậc nhất là các con củng cố thêm niềm tin vào bố “Gió to quá nên củi không cháy được sao? Để bố xem nào.” “Con nhặt rau rồi à? Vậy để bố thái thịt cho. Thái miếng thật to ăn sẽ ngon hơn đấy!” Vừa nói chuyện với con, vừa thổi lại lửa, vừa chuẩn bị món nướng, hình ảnh người bố trở thành chỗ dựa đáng tin cậy hơn bao giờ hết. https://thuviensach.vn Tôi là người hướng nội, cho đến vài năm trước đây, tôi rất ít khi hoạt động ngoài trời. Những người hướng nội giống tôi thường rất khó xoay sở ở những nơi thiếu thiết bị, dụng cụ. Nhưng gần đây có những nơi cắm trại đã được trang bị sẵn đầy đủ các vật dụng cắm trại. Bạn có thể tìm hiểu những địa điểm như vậy trên mạng Internet, những kinh nghiệm được chia sẻ từ những người thông thạo được viết khá tỉ mỉ và chi tiết. Thế nhưng, có khi chính hình ảnh người bố với đôi tay không quen nhóm lửa, không quen thái thịt nướng trong mắt các con lại trở nên mới mẻ, sinh động. Hoạt động ngoài trời giờ đây không chỉ giới hạn ở hoạt động cắm trại. Gần đây, từ quan điểm “học-ăn” mà trên toàn quốc ngày càng xuất hiện nhiều những “nông trại giáo dục”. Chỉ cần lướt qua mạng Internet sẽ thấy rất nhiều nông trại giáo dục trên toàn nước Nhật, từ Hokkaido tới tận Kyushu. Đó là những nông trại thông qua hoạt động chăn nuôi gia cầm để hỗ trợ giáo dục về tâm hồn, giáo dục về sinh mệnh và giáo dục về “ẩm thực” nữa. Ví dụ như, nông trại giáo dục “Nơi trải nghiệm TryTryTry” ở thành phố Nasushiobara, tỉnh Tochigi. Những hoạt động chăn nuôi của trang trại này cũng giống như bao nông trại khác nhưng TryTryTry được chia thành các khu thực hành riêng như khu vực vắt sữa bò, khu nuôi động vật nhỏ, khu làm xúc xích, làm bánh bông lan mật ong để trẻ em được trải nghiệm thực tế. Vì vậy, nông trại TryTryTry được rất nhiều du khách, gia đình, trẻ em trên toàn quốc ưa thích. Đây còn là nơi cho trẻ trải nghiệm, như là: vừa mới vào nông trang, xộc ngay lên là mùi phân bò, các con chắc hẳn sẽ kêu lên “Eo! Phân bò à?” nhưng sẽ ngạc nhiên vì mùi của nó không đến mức kinh khủng như con nghĩ… Người ta nói “Núi rừng chữa bệnh, còn biển cả hồi sinh cho con người”, những hoạt động ngoài trời của bố và con như đi cắm trại hay đi thăm nông trang có tác dụng giải tỏa những căng thẳng tích tụ sau cả tuần làm việc của bố, hay trong việc học ở trường và ở lớp học thêm của con, những hoạt động đó làm cho cả bố và con thư giãn hơn hẳn. 8. “Đi du lịch với con cưng là đương nhiên”. Với những người bố không biết làm thế nào để tăng thời gian trò chuyện với con, tôi khuyên người bố đó hãy thử đi du lịch với con. Gần đây, các đại lý du lịch ngày càng mở thêm nhiều tour du lịch trong ngày, sáng đi tối về; hoặc những tour du lịch 2 ngày 1 đêm cho bố và con. https://thuviensach.vn Có nhiều chương trình du lịch theo hình thức mà bố và con có thể cùng trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn, cụ thể hơn nữa là du lịch làm gốm, làm mì sợi… Những khoảng thời gian ấy đem lại ý nghĩa khác biệt hẳn với cuộc sống thường nhật. Thầy Imamura Hiroaki – hiệu trưởng trường trung học Nishizawa đã nói: “Tôi thấy những em học sinh có trong những gia đình có nền tảng, cụ thể là những gia đình xây dựng được mối quan hệ bố con sâu sắc thì khi vào trung học đều có lực học tiến bộ rất nhanh. Khi trẻ nói trẻ quan tâm vấn đề gì, trẻ muốn thử đi đến nơi đâu, trẻ muốn thử làm việc gì, nếu người bố dẫn con đi thực tế ngay thì rất tốt. Tôi nghĩ đi du lịch cả gia đình đã tốt rồi nhưng thi thoảng cũng nên cố gắng tạo cơ hội riêng cho bố và con thân thiết với nhau hơn.” Được tiếp xúc với tư tưởng đó, tôi đã đi du lịch với con gái học lớp 4 của tôi, chỉ có hai bố con. Điểm đến của hai bố con tôi là tỉnh Ehime vùng Shikoku, một nơi không hẳn là nơi hấp dẫn đối với con gái tôi, cũng không theo hình thức trải nghiệm thực tế như hiện nay đang thịnh hành; đó là quê hương nơi tôi sinh ra. Tôi đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn. Sau đó, bố con tôi xem bảng giờ tàu, đi tuyến Zairaisen quanh các địa điểm kỷ niệm của tôi. Với con gái tôi, đây là lần đầu tiên con được đi du lịch dài ngày mà chỉ có hai bố con. Điểm đến lại là quê tôi nữa nên chuyến đi giống như một lời xác nhận những gì tôi kể với con về thời thơ ấu của mình. “Bố học tiểu học như thế nào?”, “Bố học giỏi môn gì nhất?” Hằng ngày, con đã hỏi rất nhiều lần rồi, nhưng đến khi con được trực tiếp nhìn thấy những gì bố kể, con vẫn hỏi lại đúng những câu đó. “Bố đi học bằng xe đạp trên đường này?”, “Con nghe ông nội kể bố nổi tiếng lắm, ai cũng biết đến bố. Mọi người nói về bố như thế nào?” Cứ như vậy, con tôi hỏi liền tù tì, nhưng tôi vẫn trả lời đầy đủ những câu hỏi của con. Rời khỏi nhà ông bà, chỉ còn hai bố con tôi với nhau nên có những câu chuyện bình thường chẳng mấy khi nói thì lúc đó lại nói ra một cách dễ dàng. Trước chuyến du lịch, tôi đã rất cố gắng xây dựng mối quan hệ thân thiết với con gái mình. Sau chuyến đi, tôi thấy sự gắn bó giữa hai bố con lại càng thêm mật thiết. Thật đúng đắn khi lựa chọn điểm đến cho chuyến du lịch của hai bố con là quê nội. “Lúc bố học lớp 4 nhé…” “Đường từ trường tới nhà dài 5km, nên bố phải đi học bằng xe đạp. Có lần bố còn bị rơi xuống ruộng ngay gần cái đập nước nữa.” “Cũng có thời gian bố học kém môn Toán lắm, không tự giải được bài tập đâu. Lúc ấy…” “Đây là trường trung học của bố đấy. Trong lớp bố có một bạn học rất giỏi mà bố thì không muốn bị thua kém bạn ấy, bố đã phải rất vất vả để vươn lên đấy.” https://thuviensach.vn Người bố kể những câu chuyện về những bước đường đã qua của chính bản thân mình phải gian nan rèn luyện ra sao, khả năng nắm bắt của các con đối với câu chuyện của bố sẽ cao hơn nhiều so với khi nói chuyện ở nhà. Thêm vào đó, vì đây là chuyến du lịch nên nếu để cho con có trách nhiệm trong việc tìm đường đi hay tính toán chi tiêu khi du lịch thì con sẽ càng chững chạc hơn. Như vậy, tình thân giữa bố và con càng sâu sắc, đồng thời các con càng chững chạc hơn. 9. Tìm ra sở thích chung với con. Để sẵn sàng giao tiếp với con, việc thích hợp là các ông bố hãy tìm ra sở thích chung với con. Dưới con mắt của bố, các sự việc làm cho con say mê có thể là những việc “vớ vẩn” hay “không cần phải quan tâm” nhưng đôi khi vẫn có một vài sự việc nghiêm túc. Một vài điểm chung thú vị khiến cả hai bố con vui vẻ sôi nổi trò chuyện với nhau, con có thể chia sẻ với bố nhiều hơn về những điều con thích. Nhưng không nhất thiết chúng ta phải cố gắng quá mức để hòa nhập với trẻ: không cần phải hứng thú với các nhân vật hoạt hình Disney, không cần phải có sở thích về se-ri phim siêu nhân, không cần phải thu thập hình dán hay đồ chơi về các nhân vật đó. Hoặc các bạn hãy hướng sự quan tâm của con vào sự vật/sự việc thuộc sở thích của người bố. Sơ thích của tôi là môn bóng chày cho học sinh trung học phổ thông. Trường cũ của tôi là một trường rất mạnh về mặt này, rất hay có mặt trong giải bóng chày cho học sinh trung học tổ chức ở Koushien. Từ lâu tôi vẫn là một cổ động viên trung thành của bóng chày trung học phổ thông. Dĩ nhiên nếu như con gái tôi không hiểu luật chơi bóng chày thì con hoàn toàn không thể hiểu được giá trị của việc có mặt tại trường đấu bóng chày Koushien là đáng giá đến thế nào. Vì thế, tôi bắt đầu từ việc dạy cho con gái về luật chơi bóng chày. Đầu tiên phải kể đến tỉnh Ehime nơi tôi lớn lên. Ở Ehime, đứng đầu là trường Matsuyama, rồi tới trường Imabarinishi, Saijou, Uwajimahigashi và Saibi – đông đảo các trường mạnh nổi danh toàn quốc chen vai thích cánh. Giải Koushien mùa hè thực sự là một sân khấu vinh quang khi chỉ có các trường trung học phổ thông xuất sắc nhất từ hơn 60 trường mạnh của cả nước có vinh dự được góp mặt tại đây. https://thuviensach.vn “Ví dụ như trong hội thi nhảy dây ở trường con, chỉ chọn được ra đúng một bạn để tham gia đại hội nhảy dây ở thủ đô Tokyo chẳng hạn. Nếu như con muốn thắng được đối thủ để tham gia đại hội lớn hơn thì phải làm thế nào? Con phải luyện tập thực sự tích cực, đúng không?” “Ở vòng đấu loại, chỉ cần thua một trận là hết hi vọng. Dù luyện tập rất chăm chỉ, nhưng cũng có lúc thua cuộc. Đó là sự khắc nghiệt của cách thức thi đấu loại trực tiếp. Vì vậy mỗi đội bóng đều phải luyện tập thường xuyên, không được lơ là. Giải bóng chày trung học phổ thông cũng như vậy đấy.” “Koushien là đại hội thi đấu của các đội bóng chày trung học phổ thông xuất sắc trên toàn quốc. Năm nay, đội của trường nào sẽ vô địch nhỉ? Liệu có phải là trường ở tỉnh Ehime của bố không? Hay là trường của Tokyo hoặc Saitama?” Nghe những câu chuyện này xong, dần dần con gái tôi cũng quan tâm đến giải bóng chày trung học phổ thông. Là người luôn luôn ưu tiên giáo dục thực tế làm hướng đi chính trong việc dạy con, tôi cũng đã hai lần đưa con gái đến Koushien. Có lẽ nhờ vậy mà con gái tôi bây giờ cũng có sở thích là bóng chày trung học phổ thông. Con gái tôi có thể ghi nhớ 49 đội bóng từ các tỉnh thành trong cả nước về tham gia giải Koushien mùa hè, con cũng có thể điểm tên từng cầu thủ chủ chiến, tay ném chính. “Ngành công nghiệp gì của tỉnh Nara mà có Học viện Chiben ấy bố nhỉ?”, “Tỉnh Miyazaki, nơi có Học viện Nichinan là nơi như thế nào?” Dựa vào những câu chuyện về bóng chày phổ thông trung học, bố con tôi có thể mở rộng nội dung học về địa lýNhật Bản. Nói thêm về khía cạnh giáo dục tốt khác của thể thao, khi đội bóng không được đánh giá cao lại hạ gục đội ứng cử viên chức vô địch, hay là đội bị dẫn trước lại bất ngờ lội ngược dòng thành công, điều đó cho thấy tinh thần đồng đội, tinh thần chiến đấu không mệt mỏi giành vinh quang. Sở thích, niềm đam mê của người bố sẽ trở thành tài liệu sống để giảng dạy cho các con. Nếu là người có sở thích về xe hơi, bạn có thể truyền đạt cho con mình nỗ lực trong việc phát triển dòng xe. Nếu có sở thích về golf, bạn có thể nói với con về trận đấu của hai vận động viên nữ nổi tiếng Miyazato Ai và Ueda Momoko. Trẻ có tâm lý thích bắt chước những điều người lớn hay làm nên rất dễ xây dựng cho trẻ có cùng mối quan tâm với sở thích của người bố. Chúng ta có thể khéo léo tận dụng những ưu điểm này biến nó thành sở thích chung của hai bố con. Như vậy, bạn và con mình sẽ có nhiều chuyện để nói với nhau hơn. Liên hệ với xã hội thì ngay cả những chuyện tưởng chừng không liên quan như nấu nướng cũng có khi kết nối được với các bài học đạo đức.(1) https://thuviensach.vn 10. “Bố con mình đến sân bóng chày xem quả home-run1 đi!” _ Tới hiện trường. Tôi xin lỗi vì muốn nhắc lại một chuyện như là hiển nhiên, nhưng tôi chủ trương sử dụng nhiều những bài học thực tế để giáo dục trẻ. Các trải nghiệm ngoài trời như: cấy lúa, đào khoai, nhặt cua ngao ốc khi triều xuống, bắt bọ dưa rất cần thiết. Nhưng nếu con thích những hoạt động sôi nổi hơn thì bạn có thể đưa con đi xem các buổi đấu thể thao như: võ su-mô, bóng chày chuyên nghiệp, trượt băng nghệ thuật, thi đấu bóng rổ. Hay các buổi trình diễn nghệ thuật ca múa nhạc, kịch nghệ, triển lãm tranh nổi tiếng châu  u, triển lãm điêu khắc. Các hoạt động đó trước đây chủ yếu được diễn ra ở những đô thị lớn. Nhưng đến giờ các trung tâm văn hóa cũng dần xuất hiện nhiều hơn ở các thành phố nhỏ. Nếu có hoạt động thể thao - văn hóa nào được tổ chức ở nơi các bạn sống, tôi khuyên các bạn hãy dẫn con đi tham gia. Nói đến thể thao, giả sử ta có mua ti vi màn hình lớn đến đâu cũng không mang lại được không khí thực tế trên sân đấu. Không khí đầy hào hứng và lôi cuốn khán giả ấy dù thế nào cũng không thể cảm nhận được nếu ta chỉ ngồi xem ở phòng ăn của gia đình. Trường hợp của con gái tôi cũng thế, mới đầu con tôi hoàn toàn không quan tâm gì đến các môn bóng chày chuyên nghiệp hay trượt băng nghệ thuật. Tôi đã thử rủ con “Bố con mình đi xem home-run ở sân bóng chày Jingu và thả bóng bay gắn còi đi!” “Bố con mình đi cổ vũ cho chị Asada Mao và chị Ando Miki nhé.” Bây giờ, đối với bộ môn bóng chày chuyên nghiệp thì con gái tôi là fan hâm mộ của đội Tokyo Yakult; trượt băng nghệ thuật thì cổ vũ cho nữ vận động viên Nakano Yukari. “Quả home-run bay hình vòng cung lên khán đài, cùng tiếng hát vang bài dân ca truyền thống của Tokyo.” “Sau cú nhảy xoay ba vòng trên không, khi tiếp đất, âm thanh giày trượt băng chạm xuống sân băng kêu “rầm” đầy áp lực. Hoặc khi xoay liên tục thì âm thanh lưỡi giày trượt cắt xé mặt băng kêu din dít.” Khi xem ti vi, các âm thanh thực tế ấy bị tiếng bình luận viên thể thao hay tiếng nhạc sắc nét trong đường truyền át đi mất. Chỉ có trên khán đài thì chúng ta mới cảm nhận được rõ rệt những âm thanh đặc biệt trên sân đấu. Chúng tác động mạnh mẽ lên năm giác quan của các con, câu chuyện trao đổi giữa bố và con vì thế cũng trở nên lý thú hơn nhiều. https://thuviensach.vn