🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Điều Tạo Nên Số Phận Ebooks Nhóm Zalo Mười điều tạo nên số phận PHAN HOÀNG LỆ THỦY biên dịch NHÀ XUẤT BẢN TRẺ-2002 Type: minhchaufiri Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Tương lai của bạn sẽ ra sao, thành công hay thất bại? Bạn có sẵn sàng chịu thất bại không? Bạn phải chuẩn bị gì để có thể vượt qua những khó khăn, thất bại phía trước? Đây là những điều bạn cần quan tâm và học hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời: - Xác định niềm say mê - Làm việc cho ai và với ai? - Mỗi cách cư xử của ta đều để lại hậu quả - Sẵn sàng chịu thất bại. - Có nên trông chờ người khác hỗ trợ tài chính? - Tiếng cười. - ....................... Hãy học hỏi từ cuốn sách này những kinh nghiệm, những điều bạn cần biết trước khi bước vào lời (Lời nhà xuất bản) Lời tựa Tôi chưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên , rồi thổi bay bài phát biểu của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, làm sao tôi có gan đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi không thể thấy bất kỳ ai trong số họ). Những suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”. À, trong trường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha và mẹ tôi đều nhận học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi. Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh tôi gọi điện dọa tôi. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ. Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời. Thế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi, không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm. Thế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi, áp lực tăng dần – cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu trong lễ phát bằng. Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử và quay trở lại tình trạng cực kỳ căng thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy làm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do đó. Tiếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy nghĩ. Tôi có thể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt – hình như tôi đã có quá nhiều quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay khi tôi đọc nó ở một mỹ viện, nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo. Tôi hãnh diện vì được phát biểu tại lễ phát bằng ở Holly Cross. Tôi hãnh diện vì họ mời tôi và tôi đã nhận lời, tự hào là mình đã thực sự nghĩ ra một bài diễn văn khiến mọi người xúc động. Trên hết, tôi hãnh diện là mình đã không bỏ cuộc. Thật tình, khi tôi nói xong, người ta đứng cả dậy hoan hô. Đứng dậy vỗ tay là chuyện phổ biến trong lễ phát bằng, dĩ nhiên. Vì người ta thường thấy được giải thoát khi diễn giả kết thúc, họ tự động đứng dậy vỗ tay. Nhưng những gì diễn ra sau đó thực sự làm tôi kinh ngạc. không chỉ các sinh viên đến gặp tôi xin bản photo. Các vị phụ huynh gặp tôi mắt ngấn lệ nói, họ từng ao ước biết bao nhiêu giá được biết những điều tương tự khi ra trường. Sau khi bài diễn văn được phát trên chương trình nhịp cầu C và vài bản tin khác, tôi nhận được tràn ngập các yêu cầu về nó. Mọi nơi tôi qua, nam giới và phụ nữ đều chặn tôi lại giữa đường để nói về nó, trích dẫn một hai dòng gây ấn tượng cho họ. không xạo đâu nhé. ( Tôi thấy sửng sốt. Người ta thường ngăn tôi lại giữa đường hỏi về bắp tay của chồng tôi, hoặc nhái giọng” Tôi sẽ quay lại “ pha giọng Áo). Thế là để đáp ứng tất cả những yêu cầu nhận được về bài diễn văn tôi chưa bao giờ muốn đọc, đây là cuốn sách mà tôi chưa bao giờ định viết. Tất cả các vấn đề đều giống như vậy. Tôi chỉ phát triển thêm ra. Bỏ cái gì vào đó giữa hai tờ bìa không phải chuyện đơn giản. Khi người ta đề nghị trả tiền để phát triển bài diễn văn thành sách – tôi chạy ngay về nhà ói một trận. Vậy hãy ngồi lại cùng tôi trong một ngày đẹp trời ở Massachusets. Bài diễn văn ở lễ tốt nghiệp bắt đầu thế này: Thưa toàn thể các thầy cô, các bậc cha mẹ, gia đình, bạn bè và các sinh viên tốt nghiệp. Có thể thành thật nói rằng, tôi chưa bao giờ xúc động đến mức này từ sau cái lần học được cách phát âm từ Schwarzenergger. [ Câu này gây ra một trận cười lớn]. Hai tháng trước, Cha Reedy gọi điện cho tôi hỏi:” Maria, con có tin vào tự do ngôn luận không?”. Tôi nói: “ À, có, thưa Cha, con tin”. “Được rồi, tuyệt lắm”, Cha nói, “Vì con sẽ được phát biểu tại Holy Cross vào tháng Năm tới”. Tài tình thật, tôi nghĩ bụng. Tôi gọi điện cho anh tôi và những người bạn lỗi lạc của anh ấy từng tốt nghiệp tại Holy Cross “ Cho tôi biết thông tin về Đức cha này đi”. Họ nói: “ Ối chao, Cha là người cao quý. Cha là người sáng tạo, khôi hài, nhanh trí. Cha là nhà gây quỹ giỏi kỳ lạ”. Rốt cuộc, khi gặp cha hôm nay, tôi không biết nên bắt tay Cha hay hôn nhẫn nữa. Thưa Cha Reedy, con muốn cảm ơn Cha vì đã mời con đến đây. Con vô cùng vinh dự. Trước khi tiếp tục, tôi muốn dành một phút tỏ lòng biết ơn tất cả các bậc cha mẹ có mặt ở đây hôm nay. Tôi biết các vị đang ngập lòng tự hào, và tôi chắc các vị cũng thấy vô cùng nhẹ nhõm, vì sẽ không phải trông thấy những hóa đơn học phí kinh hoàng nữa. với tư cách bản thân cũng là mẹ của những đứa trẻ, ý kiến của tôi về việc các vị đưa con cái đến học ở đây là – yêu thương nhiều, chịu đựng nhiều, hiểu biết nhiều và tốn cực kỳ nhiều công sức. Vì vậy, tôi rất thán phục tất cả các bậc cha mẹ ở đây. Chúc mừng các vị. V ề phần cá nhân, tôi muốn tỏ lòng biết ơn cha mẹ mình vì ông bà đã bay thẳng từ cuộc họp ủy ban Olympic đặc biệt ở Châu Âu đến đây và lúc nửa đêm. Thưa Cha, thưa Mẹ, không có gì làm con tự hào hơn là được đứng đây, trước mặt cha mẹ, nhận học vị danh dự của một trường Thiên chúa giáo và đọc diễn văn khai mạc. Con yêu cha mẹ lắm. Tôi rất vinh dự được có mặt ở đây hôm nay, nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi lăm năm ngày ra một quyết định sáng suốt nhất vê chính sách mà trường Holy Cross từng làm. Ý tôi muốn nói về hành động chói sáng từ một phần tư thế kỷ trước, đã nâng cao phẩm chất và tầm cỡ của nhà trường, đó là chấp nhận cho phụ nữ vào học. [ Câu này tạo ra cả một tràng pháo tay]. Phụ nữ có ảnh hưởng to lớn ở bất cứ chỗ nào họ có mặt. Tin tôi đi, tôi biết mình đang nói gì mà. Tôi là đứa con gái duy nhất trong gia đình có bốn con trai, và tôi biết tôi đã nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ đến mức nào – kệ họ muốn nói gì thì nói. Tôi cũng từng được cho ăn học ở trường dòng Tên trước kia chỉ dành cho nam giới, Đại học Georgetown. V ấn đề thật sự là, thưa các quý ông, để tôi tra tấn các vị một chút nhé. Hãy nhắm mắt lại và thử hình dung Holy Cross mà thiếu phụ nữ. Kinh khủng lắm, đúng không? Chaaán lắm! Cũng như thế, hãy thử hình dung cuộc sống của các vị thiếu phụ nữ, một thời gian thôi. Cá là các vị không thể! Không có phụ nữ xung quanh, các vị sẽ không biết phải làm gì với chính mình nữa. Và tệ nhất là, các vị thậm chí còn không biết là mình không biết – vì không có ai đứng đây nói cho các vị biết!. Vì vậy, hãy thừa nhận chúng tôi. Phụ nữ chúng tôi đôi khi có thể than vãn và làm ra vẻ hoàn toàn thiếu tự tin, luôn sợ hãi và lo lắng. Nhưng thực ra, chúng tôi biết rõ mình dọn ra bàn món gì: cả sự Dí dỏm lẫn trí Thông minh, cả Tài năng lẫn sức Sáng tạo và Trực giác siêu phàm. Chưa kể đến Sắc đẹp, sự Tinh nhạy, Thị hiếu – và, hãy tha thứ cho tôi, cha mẹ ơi – Sáng tạo tình dục đến mức đáng kinh sợ. [ Câu này làm tất cả sinh viên đứng dậy vỗ tay.]. Tóm lại, Holy Cross, các vị đã làm một việc tốt khi để cho phụ nữ vào học. Nhưng tôi không đến đây để nói về phụ nữ. Mục đích của tôi hôm nay là mang đến cho mỗi người các bạn một điều gì đó mà các bạn có thể mang theo mình. Một câu hỏi sáng suốt. Một ý kiến có thể giúp các bạn trong cuộc sống sau khi rời Holy Cross. Tôi phải vật lộn mãi mới tìm ra cách thể hiện thông điệp đó. Có vài sinh viên viết thư đề nghị tôi nói về mục đích và nỗi lo lắng của họ về cuộc sống sẽ ra sao ở thế kỷ tới. Cha Reedy đề nghị tôi nói về những mánh lới trên con đường công danh, trong bổn phận làm mẹ và trong hôn nhân. Chỉ mới nghĩ đến một trong những đề tài ấy thôi là tôi đã hoảng rồi. Cha mẹ tôi đề nghị nói về công tác phục vụ cộng đồng. Anh trai tôi, Mark, từng tốt nghiệp Holy Cross, đề nghị nói toàn về anh ấy thôi là đủ. Sau bao nhiêu khổ sở, tôi quyết định chia sẻ với các bạn danh sách mười điều đứng đầu mà tôi ước có người nói cho tôi biết khi ở vị trí của các bạn, ngồi dự lễ tốt nghiệp, tự hỏi khi nào thì bài diễn văn kết thúc quách đi cho rồi. Vậy chúng ta bắt đầu: mười điều mà tôi ước có người nói cho tôi biết trong lễ tốt nghiệp- trước khi tôi bước vào đời. Đó là bài diễn văn. Còn đây là cuốn sách. Điều thứ nhất: Xác định niềm say mê của mình Phải trung thực với chính mình về điều này. Hãy thực sự suy nghĩ về cái bạn quan tâm. Bạn thích công việc gì, cái gì luôn thu hút trí tưởng tượng, bắt đầu óc bạn suy nghĩ. Việc bạn muốn làm – không phải việc bạn tin rằng cha mẹ, hay thầy cô, hay xã hội, hay bốn ông anh trai của bạn nghĩ bạn nên làm. Tốt nghiệp năm 1977, tất cả những gì tôi muốn là điều phối một chương trình truyền hình. Mọi người đều bảo tôi là gàn. Bạn bè của cha mẹ nói, tôi phải làm chủ bản thân, nên đi học luật cho đến chừng nào có thể nhận ra thực sự mình muốn làm gì. Những người khác đề nghị, nên theo phong trào tìm việc ở phố Wall. Tất cả bạn gái của tôi đều muốn lên thành phố lớn, thuê chung một căn hộ và " bật lên". Có người thì bảo, thôi đừng phủ nhận, đừng đi ngược lại truyền thống gia định nữa hay hoạt động chính trị đi. Tất cả những lời khuyên đó đều có lí nhưng đó không phải mục đích của tôi. Tôi muốn làm một công việc có tác động đến cuộc sống của mọi người nhưng không thông qua cả luật pháp, kinh doanh, chính trị lẫn phục vụ cộng đồng. Tôi muốn kể những câu chuyện của thời đại trên phương tiện truyền thông của thời đại - truyền hình. Trình bày cho thế giới những tư tưởng đưa lên những chuyện có thực bằng lời nói và hình ảnh. Vậy thì, tại sao tôi lại thiết tha làm phóng viên truyền hình đến thế? Tôi đã say mê nó từ hồi năm 1972, khi còn học trung học. Năm đó, cha tôi được Đảng Dân chủ giới thiệu ra ứng cử phó Tổng Thống. Tôi đi giúp ông trong chiến dịch tranh cử và may mắn có cơ hội du hành bằng máy bay đi vận động tranh cử.( Lưu ý: Nếu các bạn có sở thích hoặc cơ hội làm việc trong một chiến dịch tranh cử thì hãy chộp ngay lấy. Đảm bảo các bạn sẽ học được nhiều điều về con người và chính trị gia nước ta gần như nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác mà các chuyến đi mang lại cho các bạn). Nhân viên c ủa cha tôi giữ chặt tôi bên "họ" ở đằng sau máy bay – "con của ứng cử viên hả, rõ là một con nhãi". Té ra đó là chuyện hay nhất mà tôi từng tham dự. Chắc chắn các bạn cũng biết, đằng sau máy bay là chỗ thú vui, vì "họ" là cánh báo chí, những anh chàng (và một vài cô nàng) lém lỉnh, làm việc tích cực chu đáo của các hãng truyền thông quốc gia lớn, các báo đài và TV. Đa số họ theo dõi đời sống chính trị suốt nhiều năm nay. Họ quan sát cuộc diễu hành của các ứng cử viên bằng con mắt đầy kinh nghiệm ( một số có thể nói là ghen tức). Họ không ngừng nhận xét bình luận với những lời lẽ châm biếm, và những tin tức vô tận của họ - thậm chí cả biếm họa nữa – đã khoác lên cuộc vận động tranh cử tổng thống một bình diễn hoàn toàn mới đối với tôi. Thật đấy. Tôi đã sống và hít thở đời sống chính trị suốt cả đời – bàn cãi và tranh luận chính trị thường xuyên như ăn món khoai tây nghiền mỗi tối từ khi là một đứa trẻ. Về nhiều phương diện, chính trị và tạo nên lịch sử là những công việc họ hàng với nhau. Nhưng trong chiến dịch tranh cử năm đó, tôi đã được nếm mùi trực tiếp những chuyện khiến tôi sửng sốt: Tôi đã thấy phóng viên để lại dấu tay của họ trên lịch sử trước khi nó trở thành lịch sử. Họ ghi lại những điều vừa diễn ra ngay trước mắt tôi và đưa nó vào bối cảnh. Những gì mà công chúng nhìn thấy không phải là những sự kiện "nguyên chất" mà tôi đã trải qua trong chiến dịch tranh cử. Nó đã được các phóng viên sàng lọc, giải thích và định hình trước. Và khi chúng tôi đi khắp đất nước, cái nhóm tuyệt vời đầy màu sắc gồm các nhà giải nghĩa và định hình thông minh và vui nhộn này không ngừng thay đổi. Các phóng viên và các nhóm truyền thông địa phương nhảy bổ lên máy bay một thời gian rồi lại lần lượt bỏ đi - những người đó mang theo mối quan tâm của từng vùng, như nông nghiệp ở Wichita hoặc công đoàn ở Dettrot, họ chỉ tham dự cuộc dạo chơi ngắn bằng máy bay. Tôi còn kết thân và quan sát được một số tay tổ thực sự của nghề báo chính trị. Họ đi theo đoàn vận động tranh cử theo từng giai đoạn, tôi hăm hở chờ những mẩu tin của họ trên các tờ New York Time, Whasington Post hoặc CBS Evening News rồi cắt chúng ra. Nhưng sự khác biệt giữa các phóng viên địa phương và phóng viên quốc gia không phải là những điều duy nhất mà tôi nhận thấy. Các phóng viên bình thường đưa tin những gì họ nghe thấy – sàng lọc và lựa chọn các chi tiết cho phóng sự của họ từ những gì có thật, nhưng sau đó chỉ trình bày và mô tả chúng, còn thì để người đọc người nghe tự rút ra kết luận riêng. Trái lại các nhà bình luận có tên tuổi sẽ diễn giải và phân tích, đưa ra nhận xét cá nhân về sự kiện đang diễn ra tại chiến dịch 72. Dù b ằng cách nào đi chăng nữa tôi cũng thấy người quyết định đưa phần nào bài diễn văn, nếu có lên mặt báo hoặc phát đi là các phóng viên chứ không phải cha tôi hay các nhân viên báo chí của ông. Bằng cách tranh cãi một vấn đề nào đó hoặc đặt ra các vấn đề tranh cãi của ứng cử viên, hoặc tập trung vào một cuộc chay đua, các phóng viên nắm trong tay thế lực to lớn. Riêng với tôi thì hình như truyền hình là nổi nhất. Nó có tính tức thì, có khả năng nắm bắt và truyền đi sự nhộn nhịp (hoặc buồn tẻ) của chiến dịch – và tính chân thật (hoặc bất chấp đạo lý) của các ứng cử viên. Và chính ở đằng sau máy bay này trong khi ngồi nhai đậu phộng, một ý nghĩ đã loé trong óc tôi, rằng truyền hình nhất định sẽ là đời sống chính trị của tương lai. Truyền hình nhất định sẽ là cách tiếp cận tốt nhất với mọi người, làm họ cảm động, kích động họ, chọc cho họ tức giận và chỉ cho họ thấy phương pháp mà các chính trị gia sử dụng khi tiếp xúc cử tri trên đường phố. Tôi biết điều đó theo bản năng và tôi muốn nó. Nhớ lại đó là cuộc bầu cử năm 1972, ngay trước vụ xì căng đan Watergate bị bóc trần. Trước khi Bob Wood – ward và Carl Bernstein (mặc kệ Robert Redford và Dustin Hoffman đi )say sưa với thế hệ mới có lý tưởng của các nhà báo muốn đấu tranh bóc trần những kẻ xấu xa trước ánh sáng sự thật. Vào năm 1972 ngành truyền thông không phải là sự lựa chọn nghề nghiệp sáng sủa nhất là đối với một thiếu nữ. Thế là tôi ngồi phía sau máy bay, ăn rất nhiều đậu phộng (tôi sẽ nói thêm về chuyện này sau) và nghĩ "Đúng rồi, đây là công việc dành cho mình". Tôi cũng thế, sẽ đi khắp cả nước thậm chí cả thế giới, gặp gỡ mọi người, của mọi tầng lớp xã hội ở khắp nơi. Sẽ nghe những câu chuyện của họ, rồi dựng lên làm nhân chứng, chia sẻ nó với những người còn lại trên cả nước. Tôi sẽ là một bộ phận của cái đám người sôi nổi và những tay nhà nghề có ý thức tranh đua cao này. Công việc chắc sẽ không bao giờ nhàm chán. Tiếng cười là một phần quan trọng của nó. Mà chẳng phải tôi luôn nói tôi không muốn làm việc bàn giấy đó sao? Những anh chàng trên máy bay này thậm chí còn không có bàn viết. Ngày qua ngày tôi đặt cho các bạn đồng hành của tôi mọi câu hỏi có thể nghĩ ra. Các anh học trường nào? Các anh học ngành gì? Làm cách nào các anh có được kinh nghiệm như ngày nay? Các anh xử lý chuyện cạnh tranh như thế nào? Giới hạn công việc phải làm xong mỗi ngày có làm kiệt sức các anh không? Mỗi ngày các anh đọc bao nhiêu tờ báo? Năm à? Các anh lấy tin sốt dẻo bằng cách nào? Làm sao các anh có thể tán chuyện vô tư với các phóng viên khác trong khi mục đích của anh lại là đánh bật họ hàng đêm? Các anh gặp con cái khi nào? Tôi "hấp thụ" mọi câu trả lời và ước mơ của riêng tôi thành hình rõ nét hơn. Khi chiến dịch 72 kết thúc tôi đã biết tôi muốn làm gì với cuộc đời mình – nhưng không nói cho ai biết cả. Tôi không nói cho ai biết vì tôi nghĩ họ sẽ coi chuyện đó là ngớ ngẩn, và tôi thì không muốn tranh cãi để cô thuyết phục họ là không phải như vậy. Tôi biết không phải vậy, thế là đủ. Ngoài ra là một phần công việc đó ít liên quan đến gia đình tôi, những người về nhiều mặt coi báo chí như đối thủ qua một dải phân cách lớn- luôn tọc mạch cuộc sống của chúng tôi, ghi chép lại mọi động tĩnh của chúng tôi. Cũng giống như nhiều thanh niên khác thích giữ bí mật về ước mơ của họ, tôi nghĩ gia đình tôi hẳn sẽ thất vọng không thể tưởng được cho lựa chọn của tôi. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ vì bạn nghĩ mình phải đáp ứng lòng mong đợi của người khác không có nghĩa là bạn phải làm như vậy. Và đây là điều sẽ khiến bạn sửng sốt: Thực sự bạn có thể nhầm. Tôi đã nhầm. Khi rốt cuộc tôi cũng phải nói cho bố mẹ biết việc tôi muốn làm, ông bà không hề ngăn cản tôi đừng làm. Cha mẹ chưa một lần bảo tôi không thể, hoặc không nên, hoặc không có khả năng thành công trong ngành truyền thông. Ông bà chỉ gật đầu nói rất tiếc không thể giúp tôi trong nghề đó được, và chúc tôi may mắn. Có thể ông bà nghĩ tôi ngớ ngẩn hoặc gàn dở nhưng không bao giờ cho tôi biết. Ông bà để tôi lớn lên, và mọi thái độ hoài nghi của ông bà đều biến thành lòng tự hào. Rốt cuộc là thế. Dĩ nhiên, cha tôi mất phiếu trong cuộc bầu cử năm 1972 nhưng tôi thì không. Tôi đã thắng - một ước mơ mà tôi có thể theo đuổi trong tương lai, một đam mê tôi có thể thực hiện đến cùng. Nó định hình mọi quyết định mà tôi đưa ra sau đó - chỗ ở, nơi làm việc, và những người mà tôi muốn quan hệ. Tôi quyết tâm học mọi thứ có thể về truyền hình và quyết tâm làm tay tổ trong nghề. Bài học: Hãy tin vào quyết tâm của mình, dù không biết ý kiến của cha mẹ, thầy cô hay bất kỳ ai khác về lựa chọn của bạn ra sao cũng không thành vấn đề. Có nhiều người không biết bắt đầu từ đâu. Vậy hãy cố xác định lĩnh vực, phạm vị, những kiểu người mà bạn muốn quan hệ. Đó là cuộc sống của bạn. Hãy tiến lên với quyết tâm của mình. Điều thứ hai: Không có việc gì không xứng với ta Cha mẹ bạn bè người quen có thể thường xuyên nói với bạn rằng bạn thông minh hơn Bill Gates, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn. Nhưng mọi việc bắt đầu từ việc bạn sẵn sàng tự lập có thể từ những công việc bình thường. Thậm chí cả Bill Gates cũng bắt đầu từ một công việc bình thường là một lập trình viên. Tự lập tạo nên tính cách khiến bạn có nhiều ham muốn và quả quyết. Đó còn là cách tốt nhất để hiểu điều có thể làm bạn choáng váng, rằng bạn không thông minh như bạn nghĩ. Và đó là cách tốt nhất để HỌC. Bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần học thêm ở ngoài đời. Bạn chỉ có thể học bằng cách thừa nhận là mình không biết những điều đó, nghĩa là phải bắt đầu từ đầu. Đó là cách mà tôi đã bắt đầu, rất nhiều lần. Sau khi t ốt nghiệp đại học, tôi tập trung vào việc biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi xin học chương trình huấn luyện truyền thông Westinghouse – một kiểu chương trình thực tập nội trú nhằm tô điểm thêm cho hãng dành cho các trạm phát địa phương mà hãng sở hữu trên khắp đất nước Được chấp nhận tham gia chương trình, rời khỏi trường, tôi tiến thẳng đến KYW – TV ở Philadelphia làm công việc đầu tiên trong ngành truyền hình. Lương khởi điểm trong thế giới tin truyền hình đầy quyến rũ: 12.000$. Tôi đến phòng tin tức mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, với bằng tốt nghiệp loại xuất sắc mới tinh, và ngờ nghệch. Rất ngờ nghệch! Tôi tự giới thiệu với trưởng phòng tin tức – anh chàng quản lí điều hành tin tức thời sự của đài. Anh ta là một tay kỳ cựu trong tin thời sự địa phương. Anh ta cứng rắn và quyết tâm cho tôi biết ngay lập tức rằng phòng tin tức của anh ta không phải là chỗ cho những kẻ tài tử oắt con con nhà giàu như tôi tiêu khiển trước khi lấy chồng. Anh ta không biết chắc tôi đã dùng bao nhiêu ô dù để giành lấy được công việc mà năm mươi đứa choai choai xứng đáng khác đang chết thèm đi được, nhưng tôi đã chiếm được chỗ, vậy đừng có nghĩ là anh ta vui mừng vì điều đó. Anh ta giải thích cho tôi hiểu rằng anh ta không muốn và không thể chấp nhận cho bất kỳ ai trong phòng tin tức này thiếu nghiêm túc, không sẵn sàng làm việc 24h mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, kể cả ngày lễ, ca đêm, ca sáng, và cả tăng ca nữa?. Anh ta không cần một kẻ hai mươi mốt tuổi nào đó tốt nghiệp từ một trường hạng sang - một nhãi ranh con nhà giàu ở đó - đến đây và nói: "Ồ ngộ quá! Em có thể chơi với cái máy quay này không? Này, em muốn được lên hình cơ! ". Anh ta nói với tôi như thể chưa có ai nói với tôi và từ trước đến giờ chưa có ai nói với tôi như vậy. Anh ta cũng chẳng thèm quan tâm đến chuyện đó vì anh ta hoàn toàn chắc chắn rằng tôi sẽ không ở lâu. Tôi sẽ phải đi khỏi trước khi có người nhận ra là tôi đã đến – vì tôi là người lạ mặt, một kẻ xâm phạm quyền lợi của những người khác, và không thuộc về cái thế giới chai sạn, thẳn thắn quá mức, lạnh lùng và nặng nhọc của tin tức truyền hình. Và anh ta muốn tôi đừng quên rằng tôi chỉ là một con nhãi con. R ầm- Ô này!?.Tôi bỏ ra khỏi phòng, xuống đại sảnh bước thẳng vào nhà vệ sinh, nhốt mình trong đó và khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi khóc ở nơi làm việc (Không phải lần cuối cùng khóc vì công việc. Chỉ là lần cuối cùng khóc nơi làm việc) Sau đó, tôi nhận ra tay trưởng phòng tin tức đã cố tình nói oang oang vào cái mặt hớn hở của tôi những điều mà nhiều người đang nghĩ: "Làm việc á? Nó đâu cần phải làm việc! Đúng ra thì nó đang làm cái quái quỷ gì ở đây thể?”. Những lời nói của anh ta đã theo tôi hơn hai thập kỷ nay, và tôi vẫn còn ở nguyên trong thế giới tin tức truyền hình, vượt qua mọi thăng trầm, một phần để xoa dịu cái giọng nói trích vang mãi trong đầu ấy. Nghe gàn quá phải không. Được, chắc tay trưởng phòng tin tức muốn làm tôi nhụt chí. Nhưng thay vào đó anh ta đã giúp tôi bởi vì sau khi xi mũi, lau nước mắt bước ra khỏi nhà vệ sinh - và, phải thừa nhận, gọi điện mách cha mẹ về những điều mà gã khó chịu đó nói với tôi - tôi bắt tay vào chứng minh rằng anh ta sai lầm. Không có việc gì mà tôi không làm trong cái phòng tin tức đó. Tôi làm việc như trâu. Đi tua buổi sáng, làm ca đêm. Tăng ca hả? Được thôi. Tôi làm việc ngày thường, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, liên tục ngày lại ngày. Tôi ngồi làm việc bất kỳ chỗ nào có thể trong phòng vì không có bàn làm việc. Tôi lục tìm sự kiện trên các đường dây dịch vụ điện thoại để người khác thực hiện. Làm phân cảnh lúc 4h sáng. Nghe tổng đài cảnh sát nhiều giờ liền để tìm manh mối những chỗ xảy ra lộn xộn. Dùng điện thoại kiểm tra lại các sự kiện và chuẩn bị cảnh quay, vào sổ các băng ghi hình thật của các phóng viên để họ khỏi phải làm, nhấc điện thoại khi nó vừa reo lên tiếng đầu. Còn pha cà phê cho cái tay trưởng phòng chết tiệt ấy nữa chứ! Thậm chí còn mỉm cười. Đó là trường học nghề phóng viên của tôi ,và tôi xây dựng chương trình học tập cho riêng mình bằng cách tìm ra những việc không ai muốn làm và làm lấy. Chắc các bạn cũng thấy, điều mà tay trưởng phòng không nhận ra là tin tức chính là niềm say mê của tôi. Tôi có mặt ở KYW không phải để láng cháng, lấy chồng hay trở nên nổi tiếng. Tôi ở đó vì một lí do duy nhất: Bắt đầu theo đuổi niềm say mê ấy. Và anh ta đã gián tiếp cung cấp nhiên liệu cho nó bằng cách thách thức nó. Anh ta khiến tôi phải tự hỏi mình ngay ngày đầu tiên rằng tôi có thể chấp nhận sự căng thẳng hay không. Liệu tôi có thể nhìn đến phần phần thưởng ở phía cuối con đường không? Liệu tôi có lửa nhiệt tình trong lòng không? Bởi vì bạn cần niềm tin vững chắc nếu định phớt lờ những lời chỉ trích tiêu cực do những người như anh ta tung ra. Mà tôi biết anh ta không phải là người cuối cùng. Vậy là anh ta đã đụng đến lòng tự trọng của tôi, thì sao? Tôi sẽ sử dụng anh ta. Sẽ học anh ta. Sẽ cho anh ta thấy. Và tôi đã làm được. Các bạn biết không có lẽ anh ta đúng. Có lẽ tôi đúng là một con nhãi ương ngạnh. Khi điều tôi muốn nằm ngoài tầm với, tôi sẽ vươn lên mãi cho đến khi đạt được mới thôi. Tôi có cái kiểu quyết tâm ấy từ nhỏ. Và khi phải mất công sức để vượt lên, nó thực sự có ý nghĩa khi ta đạt được. Tôi ở đài Philadenphia cho tới khi hoàn tất chương trình huấn luyện.( Nhân tiện kể luôn, nhiều năm sau này, khi làm phóng viên cho một mạng lưới tin tức tại New York, nay không còn tồn tại nữa, tôi đã gặp lại tay trưởng phòng đó một lần nữa. Anh ta làm chủ nhiệm cùng chương trình. Tôi kinh hãi khi gặp anh ta. Chúng tôi chào nhau, chỉ thế thôi, và tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữa). Sau Philadenphia, tôi xin được một công việc mới khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất tại WJZ, đài Westinghouse ở Baltimore. Tôi thu dọn đồ đạc rồi lái xe về hướng nam, vẫn mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, nhưng lần này thì bớt ngờ nghệch hơn một chút. Vậy đấy, một trong những cái lợi của việc bắt đầu từ tự lập trong nghề làm tin là làm việc ở các đài địa phương - những chỗ không có công đoàn, nơi người ta được phép làm mọi việc, nhờ đó có thể học hỏi đủ thứ kinh nghiệm. Tôi được thuê làm kỹ thuật viên; âm thanh; ánh sáng; trợ lý; chủ nhiệm... Tôi rùng mình khi bốc lên với WJZ rằng đương nhiên tôi có thể phụ trách âm thanh cho nhóm quay phim, bổ sung vào mớ những việc vặt của tôi trong việc sản xuất. Thành thật mà nói, tôi không hề có khái niệm gì về kỹ thuật âm thanh, tôi đã phóng đại lên. Nhưng công việc có thể nặng nhọc đến cỡ nào chứ? Rất nặng nhọc! Công cuộc học hỏi kinh nghiệm của tôi ở Baltimore bắt đầu như điên. Tôi không nhớ gì về những tháng đầu tiên, ngoại trừ chuyện làm việc suốt ngày đêm, ở khắp mọi nơi, tất cả chỉ có một vết mờ và tiếng kêu ù ù trong ký ức. Có một phần giống một thoáng mất trí nhớ hoặc có thể là một trong những ký ức bị kìm nén – vì quá buồn phiền khi phải nhớ lại. Có thể tôi cường điệu quá chăng, nhưng tôi nghĩ là không đâu. (thời kỳ làm việc tại Baltimore, tôi làm việc nhiều đến mức không tìm đâu ra thời gian mở những thùng carton đựng đồ trong căn hộ của tôi ra nữa.) Trong vai trò c ủa một kỹ thuật viên âm thanh tôi làm việc rất tệ, tệ một cách nguy hiểm. Chắc chắn là tôi luôn có thể làm nhiều việc nhiều giờ liền, nhưng tôi hoàn toàn không biết xử lý thế nào với cái thiết bị âm thanh nặng ba mươi pao trên một bên vai. Cảm giác phải nặng cả tấn.( Dĩ nhiên, bây giờ, khi đã làm mẹ bốn lần thì không thành vấn đề !).Mà đâu chỉ di chuyển thôi đâu. Tôi phải chạy như điên để bắt kịp nhà quay phim dính chùm với tôi bằng sợi cáp âm thanh dài. Tin tôi đi, tôi không phải là một con bé nhút nhát. Tôi là cái thứ mà chúng ta thường gọi "to xác và vụng về". Có cơ man nào cáp, nào ổ điện, nào phích cắm, nào đầu nối, nào micro, nào kính chắn gió – mà tôi thì hoàn toàn không có khái niệm cái nào gắn vào cái nào, và hình như tôi không thể hiểu được. Tôi không thể giữ thiết bị âm thanh đứng thẳng, tôi luôn kéo lê dây dẫn. Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn về đề tài bản chất nhạc rock thuần tuý. Khi trở về đài, không hề nghe được một âm thanh nào trong băng hết. Không một tiếng ợ, không một tiếng rít, không một tiếng bốp...Không gì hết! Mà đó mới chỉ là lần đầu tiên tôi quay về không có âm thanh. Dù có c ố gắng đến đâu tôi cũng chưa bao giờ làm tốt được. Nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi cái lần làm kỹ thuật viên âm thanh tệ nhất trong lịch sử ấy, đó là một trong những bài học tốt nhất của tôi về sự khiêm tốn và thừa nhận nhược điểm của chính mình. Lưu ý: Mọi thứ không đến một cách dễ dàng. Bất kể cha mẹ nói gì với bạn, bạn không thể làm được mọi điều dù bạn quyết chí. Tôi làm việc với những người có thể làm được những việc mà tôi hoàn toàn không thể làm được, và tôi chấp nhận nhược điểm của mình. Nghề phóng viên đòi hỏi sự nỗ lực của đồng đội để phát hình đi. Tôi vô cùng kính trọng các kỹ thuật viên, các nhà quay phim, và đặc biệt là các kỹ thuật viên âm thanh. Công việc của họ đòi hỏi nhiều cả nghệ thuật lẫn kỹ năng và hiểu biết về âm thanh, micro, điện tử, nhiễu sóng... đủ mọi thứ - và toàn là những thứ tôi không đủ khả năng thể chất để làm hay học. Tôi hết sức xin lỗi những nhà quay phim đã phải chịu đựng tôi làm kỹ thuật âm thanh cho họ ở Baltimore. Tôi biết họ vừa làm cùng tôi vừa run, cho tới khi chủ nhiệm quản trị, trong một hành động tự bảo quản - thực ra là một phát súng ân huệ đã lôi phắt tôi ra khỏi vị trí phụ trách âm thanh. Thế là tôi tự do tập trung vào lĩnh vực sản xuất – xác định sự kiện, tìm cách kể lại, ra ngoài cùng phóng viên và nhóm thu thập tất cả các tình tiết quay về viết và nộp chung tất cả lại đưa đến phòng biên tập. Tôi làm việc như trâu, và ngày càng tiến bộ hơn trong công việc sản xuất. Tôi ở lại Baltimore hai năm, và tôi yêu thích từng giây sau cái thời kỳ phụ trách âm thanh. Tôi thích những người bạn mà tôi đã kết thân, thích những công việc tôi làm, thích những cơ hội mà tôi có được. Chính Baltimore là n ơi mà tôi đã bắt đầu thấy tự tin rằng, nếu tôi có thể viết và sản xuất các sự kiện cho những người khác đọc, tôi cũng có thể tự đọc lấy. Tôi vẫn chưa muốn lên hình cho đến khi cảm thấy mình đã học đủ các chi tiết cơ bản ở hậu trường, đảm bảo làm tốt khi bước ra trước máy quay. Tôi không muốn làm người thụ động góp thêm một khuôn mặt xinh xắn, xuất hiện đọc những lời người khác viết, thuật lại những sự kiện do người khác hình dung. Tôi muốn đủ khả năng tự thực hiện việc đó – hình dung các sự kiện, thuật lại, viết ra, gom lại, và đọc lên với tên của tôi trên đó. Tôi tự hứa thầm với mình: Ở nơi làm việc tới, tôi sẽ thử ra trước ống kính. Tôi không biết mình đã thực sự sẵn sàng chưa, nhưng phải thử xem. Tôi rời Baltimore để tham gia chiến dịch tranh cử - lần này, chú Teddy ra ứng cử tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1980. Khi chiến dịch kết thúc ( sớm hơn mong muốn của chúng tôi, nhưng đó là cuốn sách khác) , tôi đi gặp vài đại diện truyền hình tìm một công việc trước ống kính. Các cuộc gặp gỡ thật đáng ghi nhớ vì không đại diện nào khích lệ tôi lấy một câu. Khích lệ ấy hả? Nghe thử xem nhé. Một trong những đại diện lớn nhất trong ngành – bây giờ vẫn còn - nói thẳng vào mặt tôi rằng quên đi. Ông ta không bao giờ có thể tìm việc cho tôi chừng nào tôi chưa giảm bớt hai mươi lăm pao và chưa làm gì đó cải thiện cái giọng mũi của tôi. ( các bạn còn nhớ không , tôi đã nói chúng ta sẽ quay lại với mớ đậu phộng đó mà. Tôi chẳng bao giờ thôi ăn đậu phộng). Chừng nào còn sống tôi sẽ không bao giờ quên cuộc gặp gỡ ấy. Tôi rời khỏi văn phòng đầu ngẩng cao rồi khóc nức nở trong xe. Tôi xấu hổ quá. Tôi thấy mất thể diện quá. Tôi quá giận người đại diện vì sự tàn nhẫn vô tình của ông ta. Tôi gọi cho cha mẹ, ông bà và họ đã choáng váng: "Dĩ nhiên là con không hề mập! Giọng con không hề the thé! Cha mẹ chưa bao giờ nghe bất kỳ ai nói thế về giọng của con! Con hoàn toàn không mập và nói chẳng the thé gì hết". Đương nhiên những người yêu quý bạn luôn muốn làm vui lòng bạn, họ không muốn bạn buồn. Nhưng trong thâm tâm tôi biết một lần nữa có người trung thực một cách thô bạo đã nói với tôi những điều mà tôi phải nghe. Nếu đang theo đuổi niềm say mê của mình, đôi khi bạn phải đối diện với những điều khó chịu về bản thân và thay đổi nó. Tôi có thể tiếp tục ăn uống theo cách tôi vấn ăn hoặc thay đổi. Một lần nữa tôi phải xì mũi tiến lên – rút ra tính khiêm tốn từ những lời khiến mình bẽ mặt. "Thôi được nếu công việc đòi hỏi như thế thì ta sẽ làm như vậy". Tôi luôn phải vật lộn với trong lượng của mình – lên lên, xuống xuống – nhưng bây giờ tôi coi giảm cân là công việc chính, một chiến dịch. Tôi thực hiện chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Tôi tập luyện như điên, viết ra những thứ đã ăn, dài cả chục thước. Tôi học với giáo viên luyện giọng một tuần sáu bẩy buổi. Tôi tự cải tạo mình như phát rồ, mắt hướng thẳng tới mục tiêu. Vài tháng sau tôi quay lại văn phòng đại diện, yêu cầu ông ta giúp đỡ vì tôi đã theo lời khuyên của ông ta. Ông ta cũng đã cố gắng tìm, nhưng thật ra những công việc mà ông ta tìm được cho tôi thực sự cần nhiều khả năng và kinh nghiệm trước ống kính hơn mà tôi thì không có chút nào. Nếu tôi muốn tôi phải bắt đầu từ đầu. Thêm một lần nữa. Mấy tháng sau, tôi vớ được một cơ hội nhỏ. Có nghiệp đoàn tố chức biểu diễn âm nhạc mới thành lập họ cần một người đến hiện trường phỏng vấn các huyền thoại trong ngành ca nhạc – các ngôi sao như Aretha Franklin và Alice Cooper. Dù là người chỉ đạo các cuộc phỏng vấn tôi không hề xuất hiện trên màn hình. Nhưng tôi đã có một đoạn phim về mình quay ở hiện trường để thử giọng. Truyền hình cũng giống như mọi công việc khác. Phải chộp lấy bất cứ thứ gì có thể đưa ta tiến lên. Vừa đúng lúc đó, Westinghouse tiến hành phát chương trình tạp chí truyền hình riêng đã thành công lớn tại đài địa phương. "Tạp chí buổi chiều" lên toàn quốc gọi là "Tạp chí PM". Thật may mắn tôi đã làm chủ nhiệm chương trình địa phương cho họ ở Baltimore. Vì đã là thành viên của gia đình Westinghouse rồi, nên các chủ nhiệm nhận xem cuộn phim thử giọng mới của tôi. Họ sẵn sàng cho tôi thử trước ống kính. Xét cho cùng họ đã biết tôi là người hoạt động mạnh mẽ, rồi thuê tôi rẻ và rằng nếu không đâu tôi vẫn luôn có thể quay ra sản xuất. (Lưu lý: Cẩn thận đừng qua cầu rút ván khi bỏ việc. Bạn không bao giờ biết được khi nào thì sẽ phải nhờ chính những người đó giúp đỡ thêm lần nữa đâu). Thế là cuối cùng cũng được lên hình, tôi run quá chừng. Làm phóng viên quốc gia cho chương trình "Tạp chí PM" hai năm, làm việc ở Los Angeles và tôi đã bật lên. Không phải chỉ là từ chương trình 60 phút, nhưng còn gì khác vào thời điểm đó nữa đâu? Có vài người đã từng bắt đầu với 60 phút – và khó có ai bật lên được. Vậy nếu tôi không theo dõi đưa tin về chiến tranh và chính trị mà chỉ đưa những nét nổi bật thôi thì sao nhỉ? Có rất nhiều việc, nhiều chuyến đi, nhiều cơ hội. Tôi đã lên hình và lên theo cách của tôi. Thấy thích thú, cứ học, học nữa, học mãi – Tôi trưởng thành hơn, thấy thoải mái hơn với cách thể hiện của mình. Tôi luôn cười thích thú mỗi khi các bạn trẻ đến gặp tôi và nói: "Em muốn làm đúng như những gì chị đang làm". Họ giải thích rằng, dĩ nhiên họ biết là phải mất vài năm. Họ hoàn toàn chắc chắn rằng họ có thể là Tom Brokaw hoặc Barbara Walters khi đến tuổi ba mươi. Nghe này: ta không thể bỏ qua quá trình học tập được. Phải mất thời gian mới lên được đỉnh cao, đó là điều tốt – vì trong khi vươn lên đó bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm cần phải biết để trụ lại. Vậy thì hãy nghỉ ngơi, cứ thong thả đừng quá vội vã. Và hãy nhớ: Không việc gì không xứng với bạn. Nhưng cũng phải biết rằng, trên con đường đi lên bạn có thể đụng phải người hay chỉ trích và phán xét, những kẻ đố kỵ - những người có thể nói bạn đạt được những gì đang có là vì bạn là ai, hoặc là cái gì, vì cha bạn, vì bạn quen biết ai đó... Không thành vấn đề. Phớt lờ nó đi. Nếu họ có vấn đề với bạn, thì đó là chuyện của họ, không phải của bạn. Hãy để lòng tự ái sang một bên, hãy cúi đầu và gan lì tiến lên, san bằng mọi trở ngại. Không có cách nào để có được sự tôn trọng và lòng tự trọng tốt hơn bằng cách nỗ lực làm việc. Bài học: “Bắt đầu từ tự lập” không có gì phải xấu hổ. Nó có ý nghĩa khiêm tốn – đánh giá thực tế vị trí của bạn trên đồ thị kiến thức. Và hãy trung thực với chính bản thân. Hãy học những gì còn kém cỏi và đánh giá đúng giá trị các đồng nghiệp. Có điều hãy tránh xa các thiết bị âm thanh ra nhé, và cả đậu phộng nữa. Làm việc cho ai và với ai cũng quan trọng như đang làm gì. Thật thế. Làm công việc tầm thường cho một ông chủ lớn tốt cho sự nghiệp và tâm hồn bạn hơn là làm lãnh đạo của - Ồ, như chương trình được xếp hạng cao Jerry Spinger chẳng hạn. Tôi học được điều đó qua kinh nghiệm. Sau khi nai lưng ra ở đài Philadenphia, rồi làm đến nổ óc ở Baltimore và Los Angeles, tôi vớ được một cơ hội lớn. Hãng CBS thuê tôi là phóng viên cấp dưới cho chương trình Bản tin Sáng CBS, làm việc tại văn phòng L.A. Đó là mạng tin tức mà tôi vẫn luôn nhắm tới! Tôi đã đặt được chân vào! Đặt chân vào với công việc ngập đầu và cảm giác kinh hãi. Phải nói với các bạn rằng tôi trụ nổi ở đó – thậm chí còn phát triển lên – không phải nhờ tôi vĩ đại, mà nhờ vị chủ nhiệm khó tính, nghễnh ngãng, lém lỉnh, lỗi lạc có tâm trạng vui vẻ khi tôi nhờ chị ấy giúp đỡ. Đó là con người từng trải, hiểu biết, xuất thân từ Brooklyn, còn tôi thì – thế nào nhỉ, cứ nói là không phải từ Brooklyn đi. Chúng tôi không thể nào khác nhau hơn được nữa. Tôi nghĩ không ai biết một trong hai chúng tôi lại hình dung được rằng, chúng tôi có thể hòa thuận với nhau, làm bạn bè thì còn lâu. Khi lãnh đạo văn phòng CBS ở L.A bảo, họ phân công chị chủ nhiệm kỳ dị này làm việc với tôi, tôi hết sức cảm kích. Họ nói, chị bắt đầu làm cho CBS từ thời còn là mạng lưới phát thanh, rằng chị là một cây viết và là một chủ nhiệm cừ khôi. Chị từng làm việc với Walter Cronkite và Hughes Rudd. Ái chà! Chị quen tất cả các diễn viên và biết hết các thủ tục làm việc. Chị rất giỏi xử lý hạn chót, biết rành rẽ về sóng ngắn, về xe truyền vệ tinh. Chị sẽ luôn cho tôi lên hình. Điều quan trọng nhất là, chị sẽ dạy tôi mọi thứ về cách viết và cách kết cấu phóng sự. Tôi điên lên vì phấn khởi. CBS thích tôi!. Họ quan tâm, vun đắp, ủng hộ, dạy dỗ tôi! Họ đang đầu tư thời gian và tài năng cho sự nghiệp của tôi!. Khi nào thì tôi có thể gặp người phụ nữ tuyệt vời ấy? Ồ, chỉ vài tuần nữa thôi, họ nói. Chừng nào chủ nhiệm của cô từ chỗ cai nghiện ma túy ở sa mạc trở về, thì cả hai vị có thể bắt đầu làm việc ngay. Cha mẹ ơi!. Điều mà họ không nói cho tôi biết về chủ nhiệm của tôi là chị đã tự biến người chủ nhiệm huyền thoại của chương trình Tin Phát Thanh thành ra trông giống bị mộng du. Cuộc sống của chị xoay như chong chóng, đến mức CBS phải đưa chị ấy đi “ tẩy rửa”. Ôi trời ơi! Thế mà tôi từng nói với các bạn rằng tôi sẽ không bao giờ chán. Còn một điều cũng mãi đến sau này tôi mới biết, là những gì cùng lúc đó xảy ra ngoài sa mạc, khi chị biết tin sắp làm việc cùng tôi. Chị ngồi cùng nhóm liệu pháp ở trung tâm điều trị, nghe luật sư đọc bức thư của CBS thông báo rằng khi quay lại làm việc, chị sẽ không còn phải làm một chủ nhiệm tin vất vả nữa. “ Chúng tôi thuê Maria Shriver, chị sẽ giúp cô ấy trở thành một ngôi sao”. Ch ị nhảy dựng lên và bắt đầu la hét.” Con nhà Kennedy? Họ thuê một đứa con nhà Kennedy hả? Họ ghét tôi đến mức bắt tôi phải làm việc với một đứa con nhà Kennedy sao? Họ trừng phạt tôi. !“. Chị thấy nhục nhã, choáng váng, tức điên người. Đối với chị, và tôi chắc với hầu hết tất cả những gì không thích hợp với ngành truyền thông. Không phải chỉ vì tôi xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, mà còn vì tôi không học trường báo chí ra, không làm việc trong ngành nhiều năm trước khi bước vào mạng lưới này, và tệ nhất là tôi lại trẻ, trông không đến nỗi tệ, đang hẹn hò với một vận động viên thể hình người Áo, người cho rằng mình có thể trở thành một ngôi sao điện ảnh. Không có gì lạ khi chị chủ nhiệm nghĩ CBS mất trí, và sự nghiệp của chị thế là chấm hết. Nhìn lại, tôi chắc các ông chủ CBS đã tính, cả hai chúng tôi hoặc sẽ tiêu diệt nhau, hoặc sẽ cùng rời khỏi hãng. Cả hai vấn đề đều quá nhỏ đối với họ. Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên gặp gỡ chị. Tôi run quaaá chừng. Chờ chị ra khỏi văn phòng giám đốc ngày đầu tiên đi điều trị về, chìa tay ra, tôi nói,” Xin chào, tôi là Maria. Rất vui được gặp chị”. Chị nhìn tôi, đảo mắt rồi đi tiếp. Tôi bám theo như con chó con. Có lẽ chị không nghe thấy. Tôi tự giới thiệu lại và lảm nhảm rằng, được làm việc cùng chị thật thú vị, rằng chúng tôi đã tạo nên một nhóm chết người. Chờ đến khi tôi kết thúc, nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, chị giải thích rằng chị chẳng nghe được lời nào tôi nói, vì chị bị nặng tại, mà máy trợ thính lại tắt mất rồi. Chị nói tiếp- tôi diễn ý thôi, vì hầu hết là những lời lẽ không thể kể ra được- rằng chị sẽ làm việc với tôi chỉ vì chị phải làm, thế thôi. Rằng chị coi đó là sự giáng chức, nhưng chị cho rằng chị phải trả giá vì cách cư xử điên rồ của mình trong những năm qua. Rằng ưu tiên hàng đầu của chị trong cuộc sống không phải là biến tôi thành một ngôi sao, mà là sống trong sạch, học cách sống không có ma túy, trang trải nợ nần do ma túy. Dạy dỗ tôi nằm ở tận cùng danh mục. Tự nhiên tôi thấy tay trưởng phòng tin tức ở Philadenphia đúng là người dễ chịu. Tôi nhớ một số sự kiện tin tức đầu tiên chúng tôi làm rất tốt. Chị chủ nhiệm không hề tôn trọng tôi, cũng không thèm quan tâm tôi có biết điều đó không – mà hình như còn muốn cho mọi người khác biết điều đó. Mỗi lần chúng tôi ra ngoài làm phóng sự, tôi đề xuất – “ Sao chúng ta không quay cảnh này?” hoặc “ Sao chúng ta không tổ chức phỏng vấn ở đây?”– vì xét cho cùng tôi cũng từng làm chủ nhiệm vài năm. Đáp lại, chị trình diễn một màn tắt máy trợ thính để có thể “ giả bộ” không nghe thấy gì- ngụ ý tôi làm gì có sáng kiến nào mà đưa ra. Quay về văn phòng, tôi viết kịch bản và đưa chị biên tập. Chị nhăn mặt rồi bắt đầu mở máy tuôn ra các chỉ thị: “ Kịch bản này thì….Cô che mất vai chính ở đoạn ba rồi. Đưa nó lên đây này. Phải luôn đặt thuộc tính ở đầu mỗi câu. Đừng có đưa mồi nhử bằng cách nói cho chúng tôi biết ý của một người trước khi họ nói ra. Và đừng có bảo tôi rằng, tôi đang thấy một quả táo. Đây là đài truyền hình, tôi có thể thấy quả táo bằng mắt của tôi. Hãy nói cho tôi biết điều gì khác kia. Đừng nói với tôi, người cha đang khóc trong khi cô chiếu cảnh ông ấy khóc. Hãy kể tôi nghe những điều cô biết về ông ấy, vì cô có mặt ở đó”. Chị gạch bỏ các phần trong kịch bản với những nét lớn bằng cây viết đỏ, la hét , “Cái này ba hoa quá!” chị vẽ các mũi tên chuyển câu đi khắp nơi. Chị la to sao cho mọi người trong cả văn phòng đều có thể nghe thấy. rồi chị bảo tôi về phòng viết lại, sau khi đã viết lại, rồi lại viết lại, cho đến khi chị nói ”Được rồi, không còn ba hoa nữa, chặt chẽ rồi. Tôi có thể dựng cái này thành một tác phẩm được rồi. “. Chị gào lên về giọng thuyết minh của tôi: ”Giọng cô nghe y như trong chương trình châm biếm Cuộc sống đêm thứ bảy!” Chị la khi chúng tôi được phân công đi dựng tin giải trí: ”Cô cho sự nghiệp của tôi trôi tuột xuống cống rồi” Chị đuổi theo tôi quanh phòng tin tức bằng tiếng hét, “ Chính xác vào! Nếu chúng ta không có sự chính xác, chúng ta không có siiiiì !” Chị tống cổ tôi ra khỏi phòng biên tập với “Để tôi yên. Tôi đang cố làm cho cô trông khá hơn đây!” Mà chị làm thế thật. Còn tôi thì quan sát, và tôi học. Chúng tôi ở bên nhau rất nhiều thời gian, tôi biết, đến một thời điểm nào đó chị sẽ thực sự nói với tôi. Cho nên tôi vẫn chờ. Tôi giỏng tai lên trong xe, khi chị bảo cả đội rằng chị vẫn luôn nghĩ tới ma túy, và không thể ngủ được khi đêm đến. Tôi chợt nhận thức được việc chị ấy đang làm – ngày ngày đấu tranh để sống trong sạch- đó là chuyện to tát hơn nhiều so với cái mà tôi đang làm là học làm tin truyền hình. Tôi chỉ cúi đầu lắng nghe, quan sát chị và chạy đến nhờ chị giúp đỡ. Không lâu sau, m ọi cái thay đổi. Một hôm, chị ào vào phòng tôi, đóng sầm cửa lại và khóc “Tôi không thể thế này hơn được nữa. Chắc tôi phải ra ngoài mua thuốc thôi”. Tôi nạt lại: “ Đừng có lố bịch thế! Chị có biết là chị can đảm lắm không? Chị có biết cần bao nhiêu lòng can đảm mới làm được những gì chị đang làm không?”. “Tôi chẳng có chút cam đảm nào hết. Tôi thấy quá căng thẳng. Tôi sắp chịu hết nổi rồi”. “ Thôi nào, ch ị sắp vượt qua được rồi. Hãy đứng dậy, đến một trong những nơi tư vấn ẩn danh mà chị vẫn đến đi” Chị làm theo. Tôi nghĩ, ngay lúc ấy chúng tôi đã thừa nhận rằng, cả hai chúng tôi đều có điều gì đó phải chứng tỏ cho bản thân mình và cho hãng thấy- nhưng không cần phải chứng tỏ cho nhau thấy. Hơn nữa, chúng tôi còn có rất nhiều điều có thể học của nhau. Từ đó trở đi, mỗi chúng tôi đều không chịu để cho người kia mòn mỏi đi vì nỗi sợ hãi của mình, lòng tin cứ lớn dần lên. Chúng tôi l ập thành một nhóm khiến người ta kinh ngạc. chị vẫn đập tơi bời các kịch bản của tôi, vẫn kêu ầm lên ”Ba hoa! Ba hoa nhiều quá!” nhưng sau đó, chúng tôi lại cùng cười- cả những người khác trong văn phòng cũng vậy. Mà khi chúng tôi làm việc và cười, tôi làm tin khá hơn, còn chị ấy sống khá hơn. Chúng tôi đi vòng quanh thế giới, tường thuật đủ thứ sự kiện: ám sát, hội nghị chính trị, Olympic, Liên hoan phim Cannes. Bất cứ ở đâu, chúng tôi đều có mặt ngay tại hiện trường. Quyền Anh chẳng hạn. Khi lãnh đạo phân công chúng tôi đến trận đấu quyền Anh hạng trung tranh giải vô địch thế giới, giữa Marvelous Marvin Hagler và Roberto Duran ở Las Vegas, cuộc trao đổi diễn ra thế này: “Em có biết tí gì về quyền Anh không? Không, còn chị? Không Lên đường thôi!” Ở Las Vegas, chị chủ nhiệm đòi cho được một biên tập viên là chuyên gia về quyền Anh. Vì không được quyền quay trận đấu, chị phải mang theo một phóng viên nhiếp ảnh và thu xếp tráng phim ngay lập tức sao cho có thể đưa tin giờ chót vào chương trình buổi sáng ở Bờ Đông, cùng với bài bình luận của tôi. Bình luận về trận đấu ư? Tôi bình luận bằng cách nào đây? Trong hầu hết các ngày, bạn thường học khi làm việc, nhưng trong ngành truyền thông bạn phải học thật nhanh, thậm chí tức khắc trở thành một chuyên gia. Bạn bị quẳng vào sự kiện trong ánh đèn chớp nháy, và bỗng thấy trời đất quay cuồng. Bạn phải đặt đúng câu hỏi với đúng người, rồi lắng nghe và học hỏi. Khi tôi đến Caesar Palace ( Tôi đi một mình, vì chúng tôi chỉ có một thẻ ra vào cửa cho báo chí) tôi nghĩ, “ đúng người” ở đây là các phóng viên coi việc theo dõi tin quyền Anh là mục đích sống. Tôi đến chỗ một số người ngồi gần võ đài, như Dick Schapp của hãnh ABC và các anh chàng của tờ Sports Illusstrated. Tôi nhờ họ giúp kỹ thuật mô tả trận đấu: “ Có tờ giấy đây, các anh có thể làm ơn ghi nhanh vài lời chú giải- ai đánh ai bằng cú đánh nhanh bên trái hoặc cú móc bên phải ở vòng mấy không? Viết được bao nhiêu cũng xin cám ơn rất nhiều. Tôi sẽ quay lại lấy tờ giấy khi trận đấu kết thúc”. Họ rất sẵn lòng. ( Các bạn biết không, những người thực sự giỏi trong công việc thường hào phóng chứng tỏ năng khiếu của mình, không hề hà tiện với chúng”. Trận đấu đó được gọi là “trận đấu của năm”, và hẳn nhiên đối với tôi cũng thế. Mười lăm hiệp đấu cuồng nhiệt- đó chỉ là những gì diễn ra trong phòng biên tập thôi. Chúng tôi cùng biên tập viên nghiên cứu các ghi chép và tìm ra những điểm nổi bật- Ví dụ, Hagler thắng Duran ở hiệp một bằng một cú đánh mạnh bên phải, Duran đánh trung Hagler một cú mạnh thẳng giữa mặt ở hiệp mười hai. Biên tập viên ghép các bức ảnh lại, chúng tôi xâu chuỗi các sự kiện bằng những điều tôi quan sát được, và nối tất cả lại thành trận đấu. Nó đã gây được ấn tượng mạnh, đúng là ấn tượng mạnh về tiền bạc. Nhân tiện kể luôn, đêm đó máy biên tập của chúng tôi được đặt trong phòng tắm ở đài Las Vegas. Tôi phải ghi âm bài tường thuật của mình giữa các lần giật nước toilet, tin tức truyền hình thật là quyến rũ. Kết cục, Marvelous Marvin giữ được danh hiệu của mình, còn chị chủ nhiệm tuyệt vời của tôi và tôi thì thành một cặp đưa nhiều tin quyền Anh trong các chương trình của mình hơn. Suốt những năm sau này, chúng tôi vẫn là những người bạn thân thiết nhất, và tôi vẫn nói rằng, hầu như mọi thứ tôi học được về làm tin truyền hình đều là từ chị. Có thể nói thế này: tôi được CBS thuê làm việc, nhưng thực ra tôi làm việc cho chị. Chị thách thức, khuyến khích, dẫn dắt tôi- và khi tôi không đương đầu nổi với những vấn đề khó khăn, chị hét vào mặt tôi, thường bằng những từ có bốn chữ. Chị cảnh báo tôi về những cám dỗ, cạm bẫy và những tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng chị còn đổ thêm nhiên liệu vào ngọn lửa đang cháy trong tôi: moi móc các sự kiện, tìm ra sự thật, rồi dựng thành phim và kể nó cho công chúng nghe một cách chính xác, sắc sáo, sâu sắc, theo đúng luân thường đạo lý. Đó là những gì chị dạy, và là những nguyên tắc mà tôi cố tôn trọng triệt để cho đến ngày nay. Chắc chắn rằng, nếu tôi không khiêm tốn nhờ chị giúp đỡ hết lần này đến lần khác, và nếu tôi không lắng nghe khi chị nói- tôi sẽ không bao giờ trụ nổi những năm đầu tiên làm việc trong mạng truyền thông. Ngay đến bây giờ- tôi thường gọi cho chị nhờ hướng dẫn. Chị vẫn là một trong những người bạn tốt nhất của tôi, và tôi rất đỗi tự hào là chị vẫn sống trong sạch cho đến hôm nay. Bài học: Chúa đặt những người thầy thông thái trên đường đi của bạn. Có thể trông họ không giống bạn, không suy nghĩ như bạn, hoặc không như những gì bạn đang mong đợi. Nhưng họ luôn biết nhiều hơn bạn, toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó. Hãy sử dụng họ. Nếu không tìm thấy ai khi bắt đầu sự nghiệp, không sao hết. hãy mở to mắt ra mà nhìn. Những người thầy thông thái sẽ xuất hiện trước mặt bạn ở giai đoạn sau. Họ truyền cho bạn những bài học mà bạn phải nắm bắt. giống như điều tiếp theo đây. Mỗi cách của ta đều để lại hậu quả. Ôi!. Chào m ừng đến với tuổi trưởng thành. Cha mẹ, bạn bè, xã hội, giới kinh doanh – không ai ngoài bạn chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Bạn không phải là vật tế thần. Bạn chính là nhân tố xác định quan trọng duy nhất cuộc đời mình. Và mang những hành vi đạo đức đi theo không bao giờ là quá sớm. Hãy kiên quyết với những gì bạn tin tưởng. Vững vàng về việc thực sự bạn là ai – cả ưu thế lẫn bất lợi. Biết những việc bạn sẽ làm và sẽ không làm để vươn lên. Biết những gì bạn có thể và không thể chấp nhận. Tin tôi đi, đây là một vấn đề lớn. Công việc sẽ thử thách đạo đức của bạn và vì vậy hãy rèn luyện đạo đức mỗi ngày. Hãy thừa nhận rằng, cuộc sống sau khi ra trường hoàn toàn khác, với một chữ KHÁC viết hoa. Bạn sống trong đời thực toàn bộ thời gian, và mọi người trông đợi bạn cư xử sao cho phù hợp. Nhưng bạn không phải là cái nút lie vụt bay ra một đại dương hoang vu, khắc nghiệt, bập bềnh, xoay vòng vòng bởi những quyền năng vượt quá tầm kiểm soát của bạn- mặc dù có cảm giác là như thế. Đạo đức của những người khác không nhất thiết phải là của bạn. Bạn và chỉ riêng bạn chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Đúng, bạn phải học những nguyên tắc ràng buộc trong lĩnh vực mà bạn chọn. nhưng nếu bạn lờ đi sự khác nhau giữa cái đúng và cái sai mà bạn biết, thì bạn sẽ trả giá đắt. Không phải chỉ là chuyện mất ngủ thôi đâu. Giả như nếu bạn có một chỗ làm tốt, chợt có người cũng để mắt đến nó. Bạn sẽ làm gì để giữ được cái chỗ làm đáng sợ ấy? Bạn sẽ làm được đến đâu? Tôi đã bắt gặp mình tự hỏi câu hỏi ấy không lâu sau khi được làm bản tin CBS. Khi tôi b ắt đầu lên hình khá hơn thì có thêm một nữ điều phối nổi tiếng nữa, tình cờ cũng là bạn tôi. Hãng đã phô trương ầm ĩ khi thuê chị, cũng như thường lệ thôi, nhưng hóa ra chị không mang lại sự ưa thích cho khán giả. Chuyện đó không có gì lạ đối với chương trình tin tức buổi sáng- nó như cái cối xay thịt nghiền nát con người và phun họ ra – nghĩa là hãng muốn đẩy chị ra. Lạy trời đừng để họ nói thẳng vào mặt chị. Tự nhiên tôi thấy mình được phân công làm những sự kiện đáng lẽ là của chị. Tôi biết đó là ý đồ làm cho chị cảm thấy không được tin cậy. Họ bắt tôi ngồi thu hình ngay cạnh chỗ chị. Bất cứ việc gì tôi làm cũng đều ở ngay sát đằng sau lưng chị, mang đến cho chị cảm giác lo sợ. Nên nhớ, những người đã trưởng thành, đang giữ vai trò quan trọng ấy đang hy vọng người phụ nữ này sẽ phải oằn xuống vì sức ép và tự bỏ đi. Còn tôi rõ ràng là điều phối viên sẵn sàng thế chỗ sẽ đến ngồi phịch vào đúng cái ghế của chị. Từ lâu, tôi đã biết loại thủ đoạn này là cách phổ biến của nhiều ủy viên quản trị. Họ phát kiến ra chiến lược “ ổn định nhanh” mà có lẽ quên mất những ngày sau của chính họ. Nhưng đối với tôi, trò này còn quá mới, nó gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Đi gặp một người trong số họ, tôi nói : “ Anh biết không, đây không phải là tác phong của tôi. Tôi muốn có việc làm, nhưng không phải bằng cách này”. Không, tôi không phải là mẹ Teresa. Tôi thừa nhận, tôi cũng khoái được tăng giờ lên hình và được chú ý. Và hoàn toàn dễ dàng hợp lý hóa bằng lời giải thích : Những người này nắm được những vị trí quyền lực của hãng là vị họ lớn tuổi hơn và sáng suốt hơn tôi, và rằng công việc thì phải như thế. Nhưng sự thật không phải như vậy. Tôi không thể đổ lỗi cho chủ hoặc cho công việc nếu chân tôi vượt quá giới hạn đạo đức. Nếu bản năng nói với tôi rằng việc đó là sai, đó là dấu hiệu đừng làm thế. Tôi không thể biết sai mà vẫn làm, rồi đổi lỗi cho phong cách của công ty để cho qua mọi chuyện. Tôi là người chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Điểm chủ yếu là: tôi đã cự tuyệt không gây sức ép cho bạn tôi. Dù sao đi nữa chị cũng đã tiến lên, còn tôi thì không bao giờ phải lúng túng khi nhìn vào mắt chị, cũng không cảm thấy mình đã làm điều gì đó có hại cho chị. Còn những người đề nghị tôi làm chuyện đó? Họ không còn được nắm những vị trí quan trọng nữa. Có một chuyện khác minh họa cho quan điểm của tôi. Nhiều năm sau, một chủ nhiệm cử tôi đi thực hiện tiếp phóng sự mà chúng tôi đã làm cùng nhau. Sau một tháng chuẩn bị, tôi gọi điện cho các đối tượng trong phóng sự xác nhận sắp đặt các cảnh quay. Họ vô tình tiết lộ rằng, người chủ nhiệm đó đã mua bản quyền câu chuyện của họ, hy vọng sẽ dựng thành một bộ phim truyền hình rồi bán ra. Trời đất ! Ngay lúc ấy, tôi nhận ra anh ta đang lợi dụng tôi và chương trình để quảng cáo cho kế hoạch riêng của mình. Tôi biết thế là sai. Trên thực tế, chúng tôi không được phép dùng các sự kiện thời sự cho lợi ích cá nhân- và bản năng của anh ta hẳn cũng phải bảo anh ta rằng việc đó sai, vì anh ta đã giữ bí mật. Tôi thấy bị xúc phạm và bối rối. Tôi điên tiết lên, nếu tôi đưa tên và mặt tôi vào sự kiện ấy, người ta sẽ nghĩ, chắc tôi phải biết vụ thỏa thuận kinh doanh đó nên mới bỏ qua. Tôi lập tức bỏ công việc được phân công. Hậu quả là: một sự kiện lớn tiêu tan, một quan hệ công tác bị tổn thương, còn vị chủ nhiệm thì tạo được tiếng tốt- mà trong ngành truyền thông, cũng như trong nhiều ngành khác, danh tiếng của ta là tất cả. T ất cả chúng ta đều ngày càng bộc lộ rõ những tiêu chuẩn đạo đức riêng, biết chính xác đâu là giới hạn mà mình sẽ không vượt qua. Bản năng thường cho tôi biết những nguy cơ hơn là chuyện đúng hay sai. Có lẽ đó là do bản chất Ailen da đen trong con người tôi, nhưng tôi cũng trung thành với điều mê tín rằng gieo gió gặt bão. Vì vậy hãy dè chừng. Khi sự cạnh tranh trong ngành truyền thông ngày càng mạnh hơn, áp lực dần trở thành mãnh liệt đến mức không tưởng được. Có nhiều chương trình hơn, nhiều chủ nhiệm hơn, nhiều người giống tôi tranh đua giành những “vụ “ lớn ( cuộc phỏng vấn đối tượng quan trọng trong ngày). Ai cũng có một cám dỗ là muốn đạp đổ ai đó nhằm đưa mình lên. Tôi đang muốn nhắc tới những lời bôi nhọ mà một kẻ cạnh tranh dùng cốt giành lấy đối tượng đang định trả lời phỏng vấn của tôi: “ Ồ, ông không cần lên chương trình của cô ta đâu. Chẳng đem lại thanh thế gì! Khán giả của tôi đông hơn nhiều ! dù sao thì , cô ta cũng chẳng ngại phỏng vấn ông sau tôi đâu”. Tin hay không tùy các bạn, những chuyện như thế đôi khi xảy ra giữa những phóng viên nổi tiếng, lương cao cốt tranh giành các cuộc phỏng vấn quan trọng. Không, tôi không muốn làm ra vẻ trong sạch. Trung thực mà nói, tôi đã giành được đối tượng đó bằng cách nói: “ Nếu ông không lên chương trình của tôi trước thì coi như quên nó đi, tôi không thể làm sau được”. Cái kiểu vận động ấy đã phát ra từ miệng tôi nhiều lần hơn là tôi muốn thừa nhận. Thật ra, tôi đã không chịu thừa nhận cho đến khi một phụ nữ có tiếng trong ngành bảo tôi, chị đã nghe một phóng viên nổi tiếng khác nói rằng,” tôi đã thật sự bắt đầu dè chừng lời ăn tiếng nói khi phát ngôn về chị rồi”. Chiến thắng bằng cách bôi nhọ đối thủ của mình không phải là loại người mà tôi muốn trở thành. B ắt bản năng nói cho bạn biết về đạo đức bằng cách nào? Bạn đã biết rồi đấy. Những bài học tinh thần và đạo đức học từ cha mẹ, thầy cô, và tôn giáo đã hấp thụ vào bản năng sẽ nói lại cho bạn, dẫn dắt bạn suốt cuộc đời. vấn đề là biết lắng nghe. Khi bị áp lực đè nặng, bạn phải dành thời gian dừng lại trò chuyện với chính mình, suy ngẫm xem đạo đức của riêng bạn là gì, bạn đã được dạy những gì. Và quá trình đó không bao giờ dừng lại, đó là lý do tại sao chúng ta cần những người thầy thông thái. Họ không chỉ dạy chúng ta cách làm việc, mà còn dạy chúng ta những nguyên tắc đạo đức đặc biệt của nghề nghiệp. Ngày đầu tiên đến làm việc ở CBS, họ bắt tôi đọc đi đọc lại những quy định của hãng CBS và sổ tay hành nghề. Còn chị chủ nhiệm điên khùng của tôi lại có cách hay hơn: chị nện chúng vào đầu tôi, sao cho tôi có thể học được những việc đúng sai trong nghề phóng viên. “ Đừng có dàn bất kỳ cảnh nào về một sự kiện. Chúng ta chỉ ghi lại những chuyện diễn ra. Chúng ta không làm cho chúng diễn ra”. “ Đừng nói rằng cô đang thực hiện bản tin về một vấn đề, trong khi thực sự nó nói về vấn đề khác. “ “ Đừng để cho đối tượng mua hay đưa cho cô bất cứ thứ gì.” “ đừng,,,đừng,,,đừng”. đó là nền tảng của tôi. Khi ra đời, hãy xác định rõ người nào có cuộc sống nghề nghiệp và những lựa chọn đạo đức mà bạn khâm phục. Để đến khi được yêu cầu làm gì đó nguy hiểm hay đáng ngờ và thấy lượng tâm hơi bị giày vò – thì HỎI HỌ!. Họ sẽ có những hướng dẫn thêm cho bạn về đạo đức và tinh thần mà bạn cần khi theo đuổi thành công. Đôi khi người thầy của ta xuất hiện bất ngờ không cần cầu cứu. Sau khi ở CBS một thời gian, tôi đã làm vài mẩu tin cho một tạp chí truyền hình nay không còn tồn tại nữa ( một tạp chí khác nữa). Hôm đó, chúng tôi đến Quận Cam, California, bãi đậu nhà lưu động đã tồn tại ở đó từ khi phần lớn quận còn là những khu rừng cam. Nhưng bây giờ, các công ty chiếm lấy đất và quẳng mọi người ra ngoài. Trong cuộc mitting ban đêm của các cư dân ở đó, một trong những nhà tổ chức nói “ Chúng ta có một vị khách rất đặc biệt đến thăm- Maria Shriver của hãng CBS”. Người ta vỗ tay hoan hô, và tôi cho đó là dấu hiệu phải đứng ra trước mọi người phát biểu đôi lời. Tôi bỗng lên cơn phấn khích, cư xử theo cái phương thức tranh cử “ đứng lên cùng mọi người” của đảng Dân chủ. Tôi nói với họ, tôi rất vui là có thể đưa câu chuyện từ phía họ lên, rằng họ đang bị những doanh nghiệp lớn chèn ép, rằng họ là những người thấp cổ bé họng xứng đáng được lắng nghe. Tôi được người ta đứng dậy vỗ tay. Phấn khởi vì chiến thắng, tôi quay lại với đội ở cuối căn phòng. Thế rồi nhà quay phim- một phóng viên tin tức kỳ cựu, một trong những nhà quay phim điện tử đầu tiên ở nước tôi- kéo tuột tôi ra ngoài. “ Cô đừng bao giờ làm như thế nữa nhé. Cô là một phóng viên, không phải một nhà chính trị. Cô không đến đây để ủng hộ sự nghiệp của bất cứ ai. Cô có mặt ở đây để lấy tin từ phía dân chúng, sau đó lấy tin từ phía các công ty, kể lại câu chuyện một cách trung thực và không thiên vị rồi đi khỏi đây. Thế đấy. họ hoan hô không phải vì cô là một phóng viên nổi tiếng. Họ hoan hô vì cô là một nhân vật danh tiếng. Cô làm thế thật không hợp với đạo đức nghề nghiệp chút nào. Hãy thôi ngay cái kiểu đó”. Tôi biết, nếu ông không quan tâm đến tôi, ông có thể quay thảm họa nho nhỏ ấy và khiến tôi bị đuổi việc. Ông đã không làm thế- và tôi đã rút thêm được bài học từ một người thầy thương mến nữa. Những bài học về cách sống mà cha mẹ dạy cho có lẽ là những điều tôi thường dựa vào nhiều nhất. Giá tôi biết mình cần chúng đến mức nào trong khi hành nghề thì tôi đã chú ý lắng nghe nhiều hơn. Cha tôi là người luôn được kính trọng, ông có cách xử sự hiểu biết, hóm hỉnh, đàng hoàng và thanh cao. Ông là người dạy tôi, đâm sau lưng người khác để vượt lên không bao giờ là việc đáng làm. Ông nói:tài năng và trí thông minh luôn thắng cuộc, nếu ta giỏi, ta sẽ luôn có việc làm tốt. Ông nói, đừng bao giờ để cho cái tôi dương dương tự đắc ra quyết định thay ta. Đó là một việc khó khăn! Nếu bạn cũng là người mạnh mẽ giống tôi, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ có cái tôi khá lớn. Ông dạy tôi, chắc chắn phải ở giữa những người đủ trung thực, để họ hói cho tôi biết khi cái tôi trong tôi sắp sửa chiến thắng. Mẹ là người dạy tôi làm người bền bỉ ngoan cường , tạo dựng con đường riêng vượt qua mọi vấn đề và mọi trở ngại. Giống như cha, mẹ là người ủng hộ triệt để tính trung thực và tinh thần trách nhiệm. Bà bảo- và dạy tôi bằng cách làm gương, rằng khi tôi xử lý một tình thế kém, tôi phải thừa nhận, chịu trách nhiệm về nó, không đổ lỗi cho bất kỳ ai khác, và rồi tiến lên. Cha m ẹ còn dạy tôi về đạo đức về công việc nặng nhọc. Họ dạy tôi kính trọng những người phải ngày ngày đi làm, khâm phục những người làm hai hay thậm chí ba việc một lúc để nuôi gia đình họ. Mẹ luôn nói, “ Con may mắn có việc làm và may mắn được làm điều mà con thích”. Cha mẹ tôi còn làm cho con cái hiểu sự cần thiết của phục vụ cộng đồng – chia lại bớt những gì chúng tôi được ban cho. Cha tôi đã thành lập Tổ chức hòa bình, Tổ chức Công ăn việc làm và Head Start, cùng nhiều chương trình khác vào những năm sáu mươi. Mẹ tôi dựa vào thuyết mà mọi người đều biết về khả năng thực hiện một số việc của người tàn tật về tinh thần để tổ chức ra Đại hội Olympic đặc biệt. Tất cả các chương trình của cha mẹ tôi đều mang đến cho mọi người một cơ hội tình nguyện tham gia, chia sẻ của dư dật. Đó là một truyền thống gia đình làm phong phú thêm tâm hồn của chúng tôi, vợ chồng tôi cũng đang cố gắng truyền lại món quà đó cho con cái- sao cho chúng trưởng thành biết quan tâm đến thế giới, thay vì chỉ quan tâm đến bản thân, với những tấm lòng hào hiệp như của ông bà chúng. M ẹ còn truyền thông điệp này cho tôi: “ Đừng phụ thuộc vào nhan sắc của con”. Mỗi lần người ta bảo trông tôi hấp dẫn, mẹ thường ở ngay sau họ cảnh báo tôi rằng, thế giới đầy những phụ nữ hấp dẫn, rằng nhan sắc đến rồi đi, và nếu tôi muốn đạt được điều gì đó trong cuộc sống, tôi phải thực hiện nó bằng đầu óc của mình. Thực ra thì chắc chắn nhan sắc đã giúp tôi, không còn phải nghi ngờ về điều đó. Trong ngành truyền hình, ngoại hình dễ coi luôn có ích. Nhưng tôi tin rằng đó cũng là một nghề, nơi ta chỉ có thể tồn tại và thành công nếu ta dẻo dai, kiên trì, thông minh và biết giữ gìn danh tiếng của mình. Ta không thể tồn tại nếu ta đi ngang về tắt, dối trá hoặc bẻ cong sự thất. Bài học: Không thể bỏ qua đạo lý trong công việc. mục đích ( công việc mơ ước) không biện minh cho phương tiện ( lừa đồng nghiệp). Tôi biết, đối với tôi, nói tất cả chúng ta nên giữ vững nền tảng đạo đức của mình nghe có vẻ dễ. Xét cho cùng, nếu có ai đuổi việc tôi vì lớn họng, tôi vẫn có đồ ăn dọn sẵn trên bàn. Tuy nhiên, tôi tin tất cả chúng ta sẽ thành đạt khi làm việc với những nguyên tắc mà chúng ta tin tưởng trước sau như một – và khi chúng ta làm việc với những người cũng tin và cư xử giống như vậy. Bỏ qua không làm những gì bạn biết là đúng, thì bạn đang đánh liều tên tuổi, danh tiếng của mình. Nó còn lớn hơn cả quảng cáo, tiền bạc hoặc một vụ giao dịch. Đó là bạn là người thế nào. Đừng vội bỏ qua nó nhé. Sẵn sàng chịu thất bại. Tôi rất tiếc phải nói với các bạn điều này, nhưng chắc chắn nhiều người các bạn sẽ thất bại trong khi theo đuổi niềm say mê của mình. Nhiều người trong các bạn sẽ thất bại, không đạt một số mục đích hoặc không thực hiện được vài giấc mơ mà ngay bây giờ các bạn đang có. Nhưng có một điều quan trọng ghê gớm là bạn nên hiểu rằng, THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG. Sợ thất bại có thể làm bạn tê liệt, nếu không liều trở thành lố bịch, vớ vẩn hay đôi khi thành ngớ ngẩn, bạn có thể thấy yên tâm, nhưng bạn cũng sẽ ở nguyên một chỗ. Tránh thất bại, bạn cũng tránh luôn cả sự phong phú của cuộc sống. Còn nếu thất bại thì sao? Đó có thể là sự giải phóng. Trong thực tế, tôi thấy hầu hết những người thành công vĩ đại đều trải qua vài thất bại lớn. Tôi ước có người nói cho tôi biết điều đó trong ngày tốt nghiệp. Thay vào đó, mọi người đều bảo, tôi có thể tiến lên, làm mọi điều tôi muốn, trở thành bất cứ ai tôi muốn, không hề có những khúc ngoặt hay cua chữ U trên con đường tôi đi. Ẩn ý là: Nếu cô thất bại, cô nên thấy xấu hổ. Thế nhưng, sự thật không phải như vậy. Các bạn có nhớ không, mục tiêu lớn đầu tiên của tôi khi tốt nghiệp là điều phối một chương trình tin thời sự. À, tôi đã thực hiện giấc mơ ấy tám năm sau, năm 1985, khi trở thành đồng điều phối viên của bản tin sáng CBS. Tôi nhớ rõ ràng từng phút về công việc đó như vẫn đang sống với nó vậy. Các bạn không thể hình dung tôi xúc động đến mức nào khi được điều phối chương trình đó đâu. Cũng không thể hình dung rằng, được quảng cáo và cạnh tranh bình đẳng với đồng điều phối của tôi, Forrest Sawyer, có ý nghĩa đến thế nào. Tôi cho rằng tôi đang đi trên đường của mình. Vì tôi đã được làm việc này, không gì đang hoặc sẽ có thể chặn tôi lại. Rốt cuộc, tôi đã là thành viên câu lạc bộ nữ phát thanh viên ưu tú của các chương trình quốc gia buổi sáng – mà đối với tôi, đó là thiên đường. Trên thực tế, tôi đã bay quá cao trên mây, đến mức lãng quên những thủ đoạn hậu trường tàn bạo của đám quản trị viên trong hãng trên mặt đất. Không, tôi không phải là một con ngốc hoàn toàn. Tôi biết khi Forrest và tôi tiếp quản Bản tin sáng CBS thì nó đang đứng thứ ba sau chương trình Chào Nước Mỹ Buổi sáng và Ngày nay. Tôi biết chúng tôi là lính mới, còn xa mới theo kịp những bước chân lớn hơn- những tên tuổi lớn hơn cũng chưa bao giờ có khả năng đẩy chương trình này lên vị trí đứng đầu. nhưng tôi tưởng chúng tôi được tham dự một cuộc chơi công bằng, nên đã xử sự một cách thẳng thắn và trung thực. Tôi vẫn còn ngờ nghệch lắm. Tôi đã cố không quá để ý đến những bài phê bình. Thôi được, nói dối đấy. làm sao tôi có thể không để ý, khi đọc được những lời lẽ như thế này trên tờ Washington Post: Trong chương trình, Forrest Sawyer…được hợp tác với tóc của Maria Shriver. Shriver không có vẻ chú ý đến câu trả lời của nhiều câu hỏi, ngoại trừ “ Lược của tôi đâu rồi?” và “ Mấy giờ Arnold sẽ có nhà?” Cô ta uốn cong tóc vào hai bên má làm khuôn mặt dẹt ra, trông hơi giống mặt một trong những nhân vật hoạt hình sau khi uống nhầm một liều phèn chua. Được thôôôi ! Sắp thành chuyện riêng tư rồi đấy. Phê bình tóc. Đó là cái mà chúng tôi thường phải đương đầu. chuyện vạch lá tìm sâu có thể khiến ta khó chịu, nhưng tôi đã cố vượt qua nó- kiểu giống như vượt qua thác nước quay tít bằng một cái bè nhỏ ấy mà. Tôi hoàn toàn hình dung được khi người ta rơi vào dòng chảy đặc biệt này, người ta sẽ phải chèo chống. Mà đúng là chèo chống. Trong cái năm tôi làm điều phối viên tin buổi sáng, có đến ba chủ nhiệm- hai nam một nữ, đều cố tự chứng tỏ bản thân bằng ba lịch trình công tác khác nhau, ba quan điểm tổ chức chương trình khác nhau và ba kế hoạch khác nhau cốt làm cho điều phối viên chúng tôi trông lôi cuốn hơn. Nói chung, họ nghĩ Forrest quá cứng, họ muốn anh ấy thả lỏng. Phần tôi thì họ muốn đại tu toàn bộ. Bắt đầu, dĩ nhiên là với tóc của tôi, mớ tóc làm tôi được lên Washington Post. “ Tóc cô. Dài quá. Cắt đi. Nó làm xao lãng sự chú ý quá.” “ Tóc cô. Màu tối quá. Nhuộm màu sáng hơn. Buổi sáng nhìn thấy tóc vàng thì hay hơn.” “ Tóc cô chỗ này nhiều quá. Mắt cô, giọng nói của cô – quá sức chịu đựng trong một buổi sáng”. “Đừng cười khi lên hình. Không chuyên nghiệp”. “ Đừng thêm màu sáng nữa . Trông cô quá đe dọa đối với phụ nữ. “ Đúng như các bạn hình dung, với nhiều thứ trong người cần sửa sang như thế, tôi cảm thấy hơi bấp bênh. Nhưng vì các chủ nhiệm là người chỉ huy tập trung các nhóm và nghiên cứu khán giả, tôi nghĩ họ phải biết mình đang nói gì. Tôi cố giữ mộ thái độ thật tích cực. Đến cuối năm, không biết bằng cách nào, cùng với sự dích dắc trong quản lý, chúng tôi vẫn nâng điểm xếp hạng lên con số chưa từng thấy. Tôi tự hào về công việc của chúng tôi và tôi đã học tập, phát triển, lớn lên. Sau khi ngồi yên một chỗ gần một năm, hãng cử toàn bộ nhân viên chương trình buổi sáng sang London làm tin đám cưới Hoàng tử Andrew và Sarah Ferguson. Đó là mùa hè năm 86, tôi còn nhớ rõ- không chỉ vì chúng tôi đã truyền hình trực tiếp hết giờ này sang giờ khác, không phải vì chúng tôi đã có những vị khách lớn, và cũng không phải vì chương trình sinh động, hồi hộp và hấp dẫn. Tôi nhớ vì những gì xảy ra sau đó. Các nhân viên làm ch ương trình tụ họp ở văn phòng London, chúc mừng lẫn nhau và bàn tán không biết cuộc hôn nhân hoàng gia này kéo dài được bao lâu. Điều chúng tôi không biết là cuộc hôn nhân đã tồn tại lâu hơn chúng tôi. Giám đốc hãng đến văn phòng London, và theo tập quán truyền thống của các ủy viên quản trị ở mọi nơi, ông ta khen ngợi chúng tôi, nói nhóm chúng tôi là một nhóm tuyệt vời, rồi đi. Sau đó, cùng ngày hôm ấy, chúng tôi nhận được lệnh – qua fax! – rằng Bản tin sáng bị cắt bỏ. không phải chỉ Forrest và tôi, mà toàn bộ cái chương trình chết tiệt này. Ầm, chỉ thế thôi, chấm hết. giống như một người tôi quen từng nói “ Hasta la vista, baby”. ( Hẹn gặp lại nhé, cưng). Lưu ý: người trong công ty sẽ nói dối bạn. có người thậm chí còn nói dối thẳng vào mặt bạn- một khái niệm gây shock khủng khiếp đối với tôi hồi ấy. Cứ gọi tôi là con ngờ nghệch- hay hơn nữa- một con ngốc- vì từ nhiều tháng trước tôi hẳn phải thấy dấu hiệu xấu khi tin này xuất hiện trên báo: Cô dâu mới Maria Shriver, đồng điều phối viên bản tin sáng CBS, sắp nghỉ việc trong vài tháng nữa “vì lý do cá nhân”, theo nguồn tin từ lãnh đạo hãng. Cô hăm hở rời bỏ công việc nặng nhọc ở CBS để trở về Bờ Tây dành hết thời gian ở bên chồng. Nguồn tin nội bộ cho biết, ban quản đốc Tin tức CBS không thử thuyết phục cô đừng bỏ đi. Sao? Tôi s ửng sốt. Tôi chưa bao giờ có cuộc trao đổi nào như vậy, chưa bao giờ nói điều gì như thế, thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ tới. họ lấy chuyện đó từ đâu ra chứ? Thật vớ vẩn. Tôi hỏi lãnh đạo hãng, và họ đã đóng kịch – đúng, “đóng kịch” là từ đúng nghĩa nhất ở đây - họ kinh ngạc. Họ không thể hình dung được báo chí lấy tin từ đâu ra. Thôi được, tôi tự nhủ, chắc đó không thể là chuyện thật, vậy đừng chú ý gì đến nó nữa. Phải, đúng thế. Tôi đã quá ngây thơ nên không biết rằng “ rò rỉ thông tin “ cho báo chí là một cách bắn tin của các ông chủ, một trong số họ đã phát biểu như sau: Chúng tôi rất lạc quan về bản tin sáng với Maria Shriver và Forreest Sawyer, tôi không thấy có lý do nào để phải thay đổi đội hình đó. “Thấy chưa?” Tôi tự nhủ. “Họ yêu quý chúng ta”. Thế mà mấy tháng sau, đó chính là một trong những người sa thải chúng tôi. Tôi choáng váng, bẽ mặt, và bực mình. Tôi chưa bao giờ thực sự thất bại trong bất cứ việc gì. Ồ, chắc rồi, cũng có vài thất bại nhỏ- có nhớ tôi đã thất bại thế nào khi làm kỹ thuật viên âm thanh không? Nhưng lần này là thất bại công khai. Chuyện cắt bỏ chương trình được đăng báo trên khắp cả nước. Chao ôi, đúng là gia đình đã dạy tôi rằng, các chính trị gia thất cử thì trở về nhà, nhưng thất bại trong tin truyền hình có vẻ như là thất bại vĩnh viễn. sao chuyện này lại có thể đến với tôi chứ? Ở bất kỳ chỗ nào tôi đi qua, tôi đều nghĩ người ta tránh ánh mắt của tôi. Tôi bị một căn bệnh chết người: Tôi bị loại bỏ! Người ta cư xử với tôi như thể tôi bị bệnh truyền nhiễm. Họ thương hại tôi! Tôi phải làm gì bây giờ đây? Công việc mơ ước của tôi đã tiêu tan. Tôi chắc rằng sự nghiệp của tôi, nếu không nói là đời tôi, đã chấm hết. Nhìn lại, tôi biết những cảm giác ấy nghe có vẻ bi thảm quá ức, nhưng khi ấy tôi cảm thấy đúng như thế. Tôi nghĩ, thế là hết và tin chắc rằng những người khác cũng nghĩ như thế. Nhưng rồi tôi sớm phát hiện ra mình sai lầm. nhờ thất bại, tôi bắt đầu được nghe những người cũng từng trải qua tình huống tương tự, họ cởi mở chia sẻ chuyện của họ. Walter Cronkite bảo tôi rằng, khi bị “ nghỉ hưu” khỏi chương trình Bản tin chiều CBS, anh nghĩ sự nghiệp của anh thế là hết, bây giờ các bạn có hình dung nổi chuyện ấy không. Barbara Walter kể cho tôi nghe những gì đã xảy ra khi chị là đồng điều phối viên của Tin thế giới ABC đêm nay rồi bị cắt bỏ- nhưng nó đã đưa chị đến sự nghiệp vĩ đại hôm nay. Biết bao người thành đạt nói cho tôi biết, họ đã trưởng thành trong thất vọng, bối rối và đã lớn mạnh về tinh thần nhờ thất bại đâu đó trên đường đời. Nó làm mất thời gian, nhưng vẫn thường xảy ra. Về phần tôi, bị sa thải không làm cho tôi sợ cho sự nghiệp của mình, nó cho tôi sức mạnh để theo đuổi quyết tâm của mình, là chính mình trong công việc. Thật tình, tôi cho rằng tôi đã làm được những việc tốt nhất trong khả năng trên chương trình Bản tin sáng CBS sau khi được tin nó sẽ bị cắt bỏ. Bản tin CBS được giao chương trình, thời hạn, đủ nguyên liệu làm món bánh ngô cho ban giải trí. Chúng tôi chỉ còn được phát hình một tháng nữa. trong một tháng ấy, tôi cóc cần quan tâm tới chuyện cấp trên đang nói gì về công việc của tôi, hay chuyện chúng tôi đang làm gì. Tôi đã mất hết sự tôn trọng đối với họ, ý kiến của họ và cách họ làm việc. Cuối cùng tôi đã được tự do là tôi trên màn hình, tôi cảm hấy thật tuyệt vời. Nếu cả Forrest và tôi đều cùng quan tâm đến một đối tượng phỏng vấn, thì chúng tôi sẽ cùng thực hiện – điều tối kỵ trong truyền hình, nhưng chúng tôi cóc cần. Nếu có cuộc phỏng vấn hay, chúng tôi dành thêm giờ cho nó. Chúng tôi trở nên tự nhiên hơn, ứng khẩu nhiều hơn. Chúng tôi nghe nhiều người nói, họ không thể hiểu nổi, tại sao chương trình lại bùng nổ như thế. Cả chúng tôi cũng không hiểu nổi. Ngày cuối cùng của Bản tin sáng rất cảm động đối với tất cả chúng tôi, những người đã cùng đi qua suốt cuộc chiến tin tức. Forrest tặng tôi chiếc vòng đeo tay có khắc chữ “ Tặng Bạn Chiến đấu của Tôi”. Ban giám đốc đề nghị tôi làm công việc khác cho CBS, nhưng tôi muốn đi khỏi đó. Phát xong chương trình CBS ở phố 57, và không bao giờ quay lại đó nữa. Tôi trở về nhà ở Los Angeles, thất bại, nản chí, phiền muộn, đắm chìm trong than vãn. Nhưng như tôi đã nói, tôi đã học được rằng khi người ta thất bại, điều quan trọng là học được nhiều kinh nghiệm. hãy sử dụng nó. Đừng để nó dẫn dắt hay tiêu diệt bạn. Quan trọng hơn cả, đừng để nó chặn đứng bạn. Hãy ngẩng cao đầu, phủi bụi cho cái tôi của mình, và làm cái việc mà bạn sợ phải làm nhất: quay lại với con ngựa đó và cưỡi lên nó. Một tháng sau, tôi nhận việc ở Bản tin NBC, hưởng lương 70 phần trăm mức cũ. Một lần nữa bắt đầu lại làm phóng viên. Ở một phương diện nào đó, một lần nữa trở lại từ đầu – và lần này không còn sự che chở của chủ nhiệm người thầy của tôi nữa. Tôi quyết tâm vươn lên tầm cỡ và mức lương cũ, về cơ bản tôi đã làm được. Có thể tôi không bao giờ được nổi tiếng và có nhiều giờ lên hình như ở Bản tin sáng, nhưng tôi đã lấy lại mức lương cũ và cả lòng tự trọng của tôi nữa. Nhưng hay hơn cả, ngày nay tôi trở thành con người khác là nhờ đã nếm trải thất bại đó. Tôi đã học được cách ngẩng cao đầu với sự thất vọng và hắt hủi. Tôi đã học được cách ngẩng cao đầu và kiên nhẫn tiếp tục. Giờ thì nếu có ai đề nghị tôi thay đổi kiểu tóc, sửa lại giọng nói- hay tệ hơn, vượt qua giới hạn đạo đức để bịa chuyện- Tôi sẽ trả lời KHÔNG với tư thế của người có sức mạnh nội tại, và dĩ nhiên, là vì họ làm gì được tôi chứ? Đuổi việc hay hủy chương trình của tôi? Tôi đã trải qua cả rồi. Ngày nay tôi thường hỏi đối tượng phỏng vấn về cái mà họ coi là thành công lớn nhất và thất bại lớn nhất của họ. những câu chuyện về thất bại thể hiện rõ tính cách họ hơn thành công nhiều. Thường thì họ tiết lộ rằng, thất bại lớn nhất của họ là để cho cuộc sống riêng tư bị tổn thương hoặc đổ vỡ trên con đường danh vọng. Sự chân thật và cởi mở của họ đã giúp tôi tập trung vào những ưu tiên của mình, những điều tôi muốn trong đời. Bài học: Trước khi thất bại, công việc là mục tiêu của đời tôi. Tôi đặt mọi tình cảm, trí tuệ và nỗ lực vào đó. Tôi sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm ấy nữa. Nếm mùi có thể bất ngờ bị mất việc ra sao, có thể bị thanh thế nhanh chóng thế nào, công việc vẫn dễ dàng tiếp tục mà không cần tôi ra sao, đã làm tôi quyết tâm thôi không tự khẳng định mình qua sự nghiệp. Ngày nay, công việc vẫn là phần lớn cuộc đời tôi, nhưng đó không phải là con người tôi. Con người tôi bây giờ khác xa với con người trước khi thất bại, và tôi không đời nào đánh đổi kinh nghiệm ấy. Nhưng cũng không có nghĩa là tôi không bị tổn thương đâu nhé. Thôi, kệ xác tờ Washington Post muốn nói gì về tóc tôi thì nói. Nữ siêu nhân đã chết…Còn Nam siêu nhân có thể đang uống Viagra. Không phải ai cũng thế, dĩ nhiên. Chồng tôi bắt tôi hứa sẽ nói với các bạn rằng, anh ấy là một siêu nhân, nhưng không hề có Viagra trong phạm vi 50 dặm quanh nhà tôi. Nhưng tôi hoàn toàn nghiêm túc khi nói Nữ siêu nhân đã chết. Nghĩa là, bạn không thể làm mọi việc. Mà điều này còn quan trọng hơn nữa: BẠN KHÔNG CẦN PHẢI LÀM MỌI VIỆC. BẠN KHÔNG CẦN PHẢI LÀM MỌI VIỆC Bạn KHÔNG THỂ vừa có sự nghiệp sôi động, thành công, quyền lực, vừa được nhận giải thưởng người mẹ trong năm, vừa làm người vợ và người tình tuyệt vời. Không ai có thể cả. Nếu bạn thấy những phụ nữ thành công, quyến rũ trên trang bìa các tạp chí tuyên bố họ làm được mọi việc, tin tôi đi, bạn không biết mọi chuyện đằng sau đâu. Phụ nữ đã tự hành hạ mình bằng ảo tưởng NỮ SIÊU NHÂN trong hơn hai mươi năm, phần tôi thì thấy việc đó rất tai hại. Khi tôi tốt nghiệp đại học, người ta tuyên truyền rằng, mọi việc đều nằm trong tầm tay mỗi người. Tôi tuyệt đối tin rằng, nếu tôi chuyên tâm, tôi sẽ giống Barbara Walters trong công việc ( đó là mơ ước của tôi) và Đất Mẹ khi ở nhà ( luôn sẵn sàng , luôn kiên nhẫn, luôn ân cần, mà vẫn tự tay dọn giường) cộng với lúc nào cũng ăn mặc như người mẫu ( chứ không mặc đồ ướt đẫm mồ hôi) và nhảy rock’n’roll với chồng trên giường khi đêm đến. Nếu Martha Stewart mà có thể làm hết những chuyện như thế, thì tôi cũng có quyền trông mong vào tài làm bếp của mình lắm. Nhưng như mẹ đã dạy tôi, đời là một cuộc đua maraton. Đó là một sự kiện diễn ra kéo dài. Mỗi khi tôi nổi khùng lên than phiền với mẹ về chuyện không thể làm tốt mọi mặt trong cuộc sống của mình. Mẹ nói : “ Maria, con có thể và có thể trở thành tất cả những gì con muốn. Có điều hãy thực hiện dần trong suốt cuộc đời. Đừng có cố làm mọi chuyện cùng một lúc, vì con không thể. Nếu con cứ cố, mọi người xung quanh con sẽ đau khổ, nhất là con đấy”. Phải mất rất lâu tôi mới bắt đầu tiếp thu được những lời lẽ sáng suốt ấy. Vậy thì các bạn có thể nói : “Maria đang nói về cái quỷ gì thế? Cô ta đã có mọi thứ, và cô ta đã làm mọi việc”. À, không đúng vậy đâu. Tôi không làm mọi việc đâu. Công danh sự nghiệp của tôi không xếp hạng cùng với Barbara Walters hay Oprah Winfrey được. Tôi thấy có những phụ nữ ở trường các con tôi còn khiến cho June Cleaver và Martha Stewart phải thấy xấu hổ vì hèn kém, nói gì đến tôi. Các con tôi kể, mẹ bạn chúng tự may trang phục lễ hội Halloween cho con cái. Tôi kính nể những phụ nữ ấy. Đến kim tôi cũng không biết xâu. Mẹ đứa khác thì nấu rất nhanh những bữa ăn ngon mỗi tối. Món tủ của tôi chỉ là bỏng ngô rang bằng lò vi sóng. Quên luôn chuyện giúp bọn trẻ giải môn toán và tích cực tham gia hội phụ huynh học sinh đi nhé. Nghe thử chồng tôi phát biểu này, anh ấy không thể nào hiểu được đầy đủ mọi việc ở nhà. Có quá nhiều lĩnh vực tôi không có khả năng thực hiện, đừng nói gì đến tinh thông. Nhưng tôi đã học được cách làm thật tốt vài ba việc khi cần và nhờ người khác giúp đỡ những việc còn lại. Điều quan trọng nhất là không tự hành hạ mình. Đó là trạng thái không hài lòng, nếu, bất kể hoàn thành được tới mức nào, tôi vẫn tự cho rằng chưa đủ. Tôi phải thôi không làm cho mình có cảm giác bất lực. Cách đầu tiên là thôi không so sánh bản thân tôi- bản thân các bạn- với bất kỳ ai khác. So sánh cảm giác nội tâm ( tồi tệ) của bạn với vẻ ngoài ( vĩ đại) của người khác là thừa nhận thất bại. Đó là chuẩn mực không chấp nhận được. Chúng ta sẽ luôn không đạt chuẩn. Đặc biệt, phụ nữ hiểu điều tôi đang nói : Chúng ta thường so sánh bản thân với những người khác nhằm làm cho ta cảm thấy kém cỏi. Đây là công thức của Maria để tự thấy mình kém cỏi: Tôi thận trọng chọn một người có địa vị thật cao làm cơ sở so sánh. Rồi lờ đi mọi vấn đề mà chị ta gặp phải, mọi hy sinh mà chị ta phải chịu đựng. Sau đó đánh giá thấp mọi vốn quý của riêng mình – tài ba, năng khiếu, và những khả năng mà Chúa đã ban cho. Cuối cùng, lắp bánh răng chuyển động một chiều những mong ước của mình vào và lên đường, con đường vượt quá khả năng của tôi. Và voilà ! Tôi thấy mình là đồ vô tích sự. Đó là công thức để tự hạ thấp mình. So sánh mình với người khác hiếm khi nào có ích cho tiến bộ bản thân. Nó thường đẩy chính ta vào tuyệt vọng. Đối với tôi, vượt qua được khuynh hướng này là một cuộc đấu tranh thực sự. Tôi biết tôi đã nói nhiều về sự khiêm tốn, nhưng bây giờ chúng ta sẽ nhắc lại lần nữa. Khiêm tốn nghĩa là tự chấp nhận mình – cùng với mọi ưu thế và bất lợi, mọi nhược điểm và ưu điểm, đúng như bạn đang có. Là bước lùi lại và đánh giá toàn bộ bức tranh: Hiện bạn đang ở đâu, đã làm gì, muốn làm gì. Khiêm tốn nghĩa là không hạ thấp mình, cũng không tô vẽ lên những khả năng tầm thường của mình. Bức tranh hiện tại không được khắc trên đá. Nó sẽ thay đổi. Đó là tự thừa nhận. Cha tôi luôn nhấn mạnh: “ Con là con, và con là duy nhất”. Ông nói, “ Bất cứ ai sống gần con, làm việc cùng con, hay chia sẻ cuộc đời với con đều rất may mắn”. Tôi cố mang những ý nghĩ ấy theo mình khi bôn ba trên đường đời. Bạn sẽ phải thường xuyên tự nhắc rằng, bạn là một bản thể có giá trị, bởi vì sẽ có những người trên đường đời của bạn sẽ làm bạn sụp đổ vì lợi ích của họ ( và nhất là nếu bạn là phụ nữ, bạn có thể tự muốn gây ra chuyện đó cho mình). Tôi viết một câu châm ngôn lên gương để đọc mỗi sáng và mỗi tối. Đó là, “ tôi là người sáng tạo, có năng lực, và tôi có thể điều khiển những năng lực ấy”. Thế nhưng, vẫn có những lúc tôi thấy bối rối hoặc thiếu tự tin. Tôi còn giữ trong ví một mảnh giấy màu vàng của cha viết cho tôi nhiều năm trước. Cha viết, tôi là một đứa con đặc biệt, là đứa khôn ngoan sáng suốt, và ông yêu thương tôi. Bất kể một ngày nào đó tôi thất bại chuyện gì, bất kể có ai làm tôi thấy thiếu tự tin, mỗi lần đọc mảnh giấy ấy tôi đều thấy thật tuyệt vời. Cảm thấy sức mạnh của bản thân chính là cái các bạn cần, bởi vì cuộc sống và phản ứng của riêng bạn đối với nó có thể làm bạn mất thăng bằng. Hãy tìm một câu châm ngôn, một tư tưởng hay một lời cầu nguyện giúp bạn thoát khỏi tình trạng ấy, dùng nó để lấy lại sức mạnh, trở lại là chính mình. Vậy nên đừng tự bắt mình thất bại bằng cách cố giành chiến thắng trong mọi lĩnh vực của cuộc đời. Nhưng hãy đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân. Tự xác định ý nghĩa thực sự của từ “xuất sắc” trong từng lĩnh vực và nhắm tới nó. Tôi không nói là phải sắp đặt. Tôi nói là phải đề ra những mục tiêu có thể đạt được khiến bạn phải vươn lên và trưởng thành. Khi tôi tự thấy mình sa vào sáo mòn, thấy có hơi hướng của sự nhàm chán, tôi cố đánh thức mình dậy để đánh giá lại. Ví dụ, mấy năm gần đây, tôi thấy mình không có khả năng sử dụng máy tính. Những suy nghĩ của một đứa trẻ lên năm của tôi cho rằng, tôi dị ứng với CD ROM ( quả thực có thế. Mỗi khi nhìn thấy đĩa CD, tôi lại thấy thiếu tự tin). Tôi mù tịt về internet. Thế mà tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong những năm “mù” máy tính ( con người tôi chỉ có thế thôi). Bởi vì tôi có thể tự phê, nên thấy thiếu hiểu biết một vấn đề nào đó là chuyện tự nhiên bình thường đến nỗi có thể chung sống với nó. Nhưng trong một công cuộc tự kiểm điểm, tôi đột nhiên nhận thức rõ ràng một thực tế là, tôi hoàn toàn có thể thay đổi. Đúng là một thiên tài nhé. Tôi làm cách mạng Năm mới, học máy tính nhiều hơn là chỉ biết xử lý văn bản trên cái máy tính xách tay mà hãng NBC phát cho. Và tôi quyết tâm lên mạng- cái việc khiến tôi cảm thấy rùng rợn, y như bị bắt phải khỏa thân biểu diễn xiếc trên xe đạp một bánh. Thế đấy, nếu là hồi trước, hẳn tôi sẽ suốt ngày bị ám ảnh vì cứ chúi đầu vào máy tính mười tám tiếng mỗi ngày, cho đến khi giỏi hết mức có thể trong một thời gian ngắn nhất. Giờ thì tôi suy nghĩ thực tế về bản thân và thời gian của mình hơn. Tôi không sẵn sàng hy sinh thời gian dành cho con cái hay công việc cho cái dự án máy tính ấy nữa nhưng tôi cũng không lấy những nghĩa vụ ấy làm lý do bào chữa cho sự tự thỏa mãn với khả năng tầm thường của mình. Cho nên tôi đặt tiêu chuẩn cho mình thật cao, rồi cố gắng vươn tới đó, chậm nhưng chắc. Tôi lấy đâu ra thời gian rảnh để trở thành người hiểu biết về điều khiển học? tôi không mất thì giờ loanh quanh với cảm giác khó chịu về bản thân nữa. Các bạn sẽ kinh ngạc với số thời gian rảnh có thêm nhờ đó đấy. Bí quyết là thôi không tập trung vào tiêu cực nữa mà trở nên tích cực. Tôi cố không bắt mình làm việc quá sức vì một mục đích mà mình không thể nào đạt được. Tôi vươn lên phía trước, vượt qua chính mình, vươn tới những gì mà tôi đạt được ngày nay. Phải thừa nhận rằng, tôi đã học được đôi điều từ chồng mình, không đờ người ra bối rối khi bản thân không làm được việc gì đó. Anh vẫn tiếp tục kiên trì. Và anh luôn học được điều gì đó. Anh tìm thấy sự thích thú và thỏa mãn ở đó. Anh tìm những hoạt động mà anh không thể và cố biến nó thành có thể, chậm, chắc, chẳng ngượng ngịu gì. Anh sẵn sàng để mình trông giống một chàng ngốc ở sân tennis và sân golf, chỉ cốt học được cách chơi. Anh rất thích tự giễu mình. Đơn giản là anh chấp nhận rằng, mình sẽ không bao giờ được bằng Peter Sampras hay Tiger Woods dù chỉ so với khi họ mới mười hai tuổi – và anh chấp nhận trình độ của mình, dù thấp kém đến đâu đi nữa. Đó là tính khiêm tốn đích thực, dù cả triệu năm nữa tôi cũng không bao giờ nghĩ mình lại dùng từ đó để tả “ổng”. Nhưng tôi sẽ dùng từ đó để nói về mẹ. Tôi hy vọng và mong đến lúc mình ở tuổi mẹ, tôi sẽ được nếm trải mọi thứ mà tôi muốn làm. Sẽ có một sự nghiệp tuyệt vời trong ngành truyền thông, và sẽ tự hào vì nó. Tôi sẽ nuôi dạy bốn cục cưng do Chúa bạn cho ( mà không bị chúng làm cho phải vào nhà thương điên ). Sẽ là bà vợ kinh hoàng ở mọi nghĩa của từ đó, chồng tôi sẽ thấy may mắn được chia sẻ đời mình với tôi. ( Tôi có cảm giác y như vậy về anh ấy, ít nhất là cho tới hôm nay). Tôi sẽ là một cô em tốt, và tôi sẽ kính trọng, ngưỡng mộ, khâm phục cha mẹ tôi vì cá nhân ông bà, vì ông bà là vợ chồng, và quan trọng nhất là vì ông bà là cha mẹ tôi. Tôi sẽ chấp nhận sự thật là không bao giờ thành đạt được giống những người như Oprah Winpray, không bao giờ viết được như Emily Dickinson, không bao giờ diễn xuất được như Meryl Streep, và không bao giờ nóng bỏng được như ( cứu tôi với! chỗ nào cũng có mặt cô ta !) Martha Stewart. Cu ộc sống của ta giống một bức tranh khảm, một trò chơi xếp hình. Ta phải tìm ra vị trí của các mảnh và ghép chúng lại cho chính mình. Tôi có một người bạn khi còn trẻ phát hiện ra rằng, cô ấy có thể viết tiểu thuyết, nhưng lại không được làm công việc viết lách. Cô ấy tự dằn vặt mình vì không thể trở thành văn sỹ. Nhưng đến năm ba mươi tuổi, cô gặp một người thầy nói cho cô biết, nếu viết văn không đủ tiền thanh toán các hóa đơn, thì hãy ở yên với công việc đang kiếm đủ tiền và viết tiểu thuyết sau giờ làm việc. Và đó chính là những gì cô ấy hiện đang làm – theo đuổi niềm say mê và yêu cuộc sống của mình. Tất cả Nữ Siêu Nhân chúng ta có thể tự đòi hỏi mình phải được nổi tiếng, hãy kiên trì với ý đó, nhưng hãy chung sống hòa bình với kết quả mà ta đạt được. Bài học: Thuyết hoàn hảo không làm cho bạn hoàn hảo. Nó khiến bạn thấy bất lực. Bạn không phải là người vô dụng chỉ vì không thể làm mọi việc. Bạn là con người. Bạn không thể tránh khỏi, cũng như không thể mong tránh khỏi sự thật ấy. Mục đích là tự chấp nhận. Nếu Shakespeare là một Nữ Siêu Nhân, có lẽ ông phải nói ,: “Tồn tại hay không tồn tại cần thời gian và sự sáng suốt”. Con cái sẽ thay đổi sự nghiệp của bạn ( không có nghĩa là cả cuộc đời bạn). Bạn không cần phải làm mọi việc tt Đây là phần mở rộng của chương sáu, nhắc lại rằng: Bạn không thể làm mọi việc. Một khi có con, bạn không chỉ làm mọi việc, bạn còn không thể làm theo cách mà bạn vẫn làm trước đó. Nói cách khác, một khi lập gia đình, đừng có mong được mải mê làm việc, làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu như trước. Bởi vì nếu làm thế, con cái bạn sẽ chịu thiệt thòi – và tin tôi đi, nếu bạn nghĩ rằng con cái mình chịu thiệt thòi, mặc cảm tội lỗi sẽ làm cho công việc của bạn thiệt hại theo. Tôi đã chờ rất lâu mới lập gia đình, sinh con gái đầu lòng năm ba mươi tư tuổi. Nói thật với các bạn nhé, trong chuyện nuôi dạy con cái, tôi cũng ngờ nghệch y như trong chuyện làm tin tức hồi còn ở đài Philadenphia. Thực ra, nuôi nấng con cái hóa ra là thách thức lớn hơn nhiều so với bất cứ thách thức nào khác trong nghề phóng viên. Thời kỳ tôi sinh con cũng là lúc tôi đang yêu thích công việc của mình. Tôi tự hào rằng, sau khi bị đuổi /hủy chương trình/bị gạt bỏ khỏi vị trí nổi bật ở Bản tin sáng CBS ba năm trước, tôi đã dựng lại được hình ảnh của mình trên một mạng truyền hình khác. Hai buổi phát tin tức NBC hàng tuần do tôi điều phối khiến tôi phải làm việc cật lực mới duy trì được. Ai cũng bảo lịch làm việc của tôi thật điên rồ, nhưng với tôi thì không. Tôi đang hạnh phúc tuyệt trần. Tôi điều phối cả tin tức cuối ngày phát ở New York, cả Chủ nhật ngày nay phát ở Washington DC. Không đến nỗi tệ, bạn nói thế chứ gì? Đúng đấy, thứ sáu tôi đi từ LA đến NY, đi DC vào khuya thứ bảy, rồi lại trở về bờ tây vào chủ nhật. Tôi thích tốc độ. Tôi thích tới tận hiện trường thực hiện chương trình, phỏng vấn những người như Cori Aquino, Fidel Castro, Vua Hussein. Tôi thích di chuyển, thích điều phối chương trình. Tôi thích những người cùng cộng tác, thích sự thách thức của công việc và tầm cỡ mà tôi đã đạt tới. Đó là kết quả của nhiều năm làm việc vất vả. Vì thế, khi có mang, tôi hoàn toàn mong rằng, tôi sẽ tiếp tục xuất hiện trên cả hai chương trình mà tôi điều phối, bởi tôi không thể hình dung khác đi được. À đúng, chắc chắn là tôi phải giảm nhịp độ xuống một chút, nhưng chẳng phải là tôi đã nói rằng tôi có thể/phải có khả năng làm mọi việc đó sao? Tôi không cho rằng mình sẽ bỏ bớt đi bất cứ việc gì. ( Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, để một cái xô bên cạnh bàn điều phối đề phòng những cơn buồn nôn buổi sáng là hoàn toàn tự nhiên. Hoặc đâm bổ vào nhà vệ sinh để ói trong khi phát quảng cáo, rồi đua trở lại bàn điều phối kịp lúc để mỉm cười nói “ Chào mừng quý vị đã quay lại với chương trình Chủ nhật ngày nay”). Thậm chí, có lần tôi trả lời phỏng vấn một tờ báo hỏi tôi về sự đối lập giữa nghĩa vụ với gia đình và công việc thế này, tôi là một tín đồ trung thành, một người sùng đạo…tôi tin rằng Chúa trông nom mọi việc, và tin rằng tôi có khả năng hoàn thành tốt cả hai”. Bây giờ viết lại, tôi không thể tin được mình lại ngu dốt đến thế. Hay có lẽ dùng từ “ngạo mạn” thì đúng hơn- hoàn toàn tin chắc rằng cái tôi muốn là cái Chúa muốn dành cho tôi. Thực tế bắt đầu hiện ra khi lần đầu ở nhà giữ con. Tôi yêu thương con bé tha thiết và không thể hình dung được chuyện phải xa nó một giây phút nào. Nhưng ngay cả như thế, lúc đầu, tôi vẫn bám chặt lấy những mong đợi phi thực tế của mình, dùng phần lớn thời gian nghỉ sanh để cố tính xem, làm cách nào xoay xở kết hợp trông con với đi lại và làm việc. Tôi biết chắc là có thể tính ra, nhưng khi nhìn quanh tìm những tấm gương để noi theo thì chẳng thấy gì hết. Dù không thể nhận công việc điều phối bản tin sáng, cái công việc đòi hỏi phải đi lại vất vả, vẫn còn vài việc làm tin của hãng hình như thích hợp với việc nuôi dạy con cái. Còn những tấm gương mẫu mực đâu cả rồi? Có nhiều phụ nữ thành đạt trước tôi phải hết sức chuyên tâm mới tiến lên được trong cái ngành do nam giới thống trị này. Một số vẫn sống độc thân. Số thì li dị. Số thì không có con. Nhiều năm sau, một nữ phóng viên tin tức thuộc hàng đỉnh cao cho tôi biết, chị vẫn cảm thấy có lỗi vì đã hy sinh chuyện nuôi dạy con cái cho việc tạo dựng sự nghiệp. Và còn thêm một sức ép khác nữa. Chồng tôi nói rõ rằng, anh không hề muốn sống ở New York, là nơi hoạt động chính của NBC. Sự nghiệp của anh lớn hơn của tôi nhiều, và nó nằm ở LA kia. Vậy là tôi ở lại đây với cô con gái xinh đẹp, người đàn ông tôi mà tôi yêu sống ở California, công việc mà tôi thích nằm ở New York và Washington, những sự kiện mà tôi muốn theo đuổi nằm ở khắp mọi nơi. Thế là tôi quay lại làm việc, vờ như không có gì thay đổi hết, vẫn di chuyển như cuồng. con tôi tích được cả đống thẻ lên máy bay. Nhưng cũng chẳng cần nhiều thời gian để nhận ra rằng, tôi đang tự lừa mình. Chẳng có việc nào nên hồn – cả làm mẹ lẫn làm việc. hễ làm việc này, tôi lại thấy lo lắng và thấy có lỗi với việc kia. Phải hy sinh một thứ thôi. Tôi cố thuyết phục lãnh đạo cho phép tôi điều phối ít nhất một chương trình ở LA. “Không cách nào”, họ nói. Tôi về nhà, ngồi khóc vì vỡ mộng. trên hết, lời khuyên của những người xung quanh lại càng làm tôi rối thêm. Người thì khuyên tôi nên nghỉ việc ở nhà nuôi con. May cho tôi, đó chỉ là sự lựa chọn về tài chính, không phải về tình cảm. người khác lại khuyên nên ở lại làm việc, mọi cái rồi cũng tự trôi qua thôi, vì tôi là người thật tài giỏi, xứng đáng được hưởng những gì mình muốn. Nhưng mọi cái hoàn toàn không diễn ra đúng như thế. R ốt cuộc, tôi đến gặp lãnh đạo hãng trình bày cái thế tiến thoái lưỡng nan của mình. Tôi bảo ông ta, tôi không thể cùng một lúc vừa điều phối hai chương trình ở mức tôi từng làm, vừa nuôi con, vừa duy trì cuộc hôn nhân của mình. Nhưng tôi vẫn không muốn mất tất cả những gì đã làm được. ông ta hiểu, nhưng cũng nói rõ rằng tôi phải lựa chọn. Ông ta bảo, nếu tôi chọn bỏ việc điều phối, những cơ hội khác chắc chắn lại đến thôi. Mặc dù ông ta là người chính trực, nhưng trong ngành tin tức truyền hình, một lời hứa kiểu như thế cũng có nghĩa như không. Nhưng tôi thì đang ở giữa ngã ba đường. với một nỗi buồn ghê gớm, tôi chia tay chương trình ở Bờ Đông, cả hai. Và dĩ nhiên, chỉ năm phút sau ghế điều phối đã được bổ khuyết. Cỗ máy tin tức truyền hình vẫn tiếp tục vận hành, còn tôi thì về nhà ở Los Angeles. Ước gì tôi có thể nói với các bạn rằng tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Thực ra thì tôi cảm thấy giống như thất bại thêm lần nữa- thật thất vọng, vì không có khả năng tính toán làm sao để có mọi thứ. Thật ra, tôi vẫn được hãng thuê làm các chương trình đặc biệt, nhưng đã mất đi cơ sở quyền lực của mình là các chương trình riêng hàng tuần. tôi trở lại làm phóng viên, trở lại vị trí số không. Khi nói vị trí số không, tôi biết mình hơi bi kịch hóa vấn đề. Tôi biết, rớt xuống đáy có nghĩa là bị quẳng ra đường, không nghề nghiệp, không có gì để nuôi con cơ. Tôi biết có hàng triệu phụ nữ thực sự ở trong những hoàn cảnh thảm khốc, mà chỉ có thể dựa vào chính bản thân họ. Thật ra tôi đã đi tìm những câu chuyện về các phụ nữ có con bị rơi xuống tận đáy xã hội mà vẫn tự vươn lên. Tôi khâm phục họ, và học lấy lòng dũng cảm và sức mạnh của họ. Bây gi ờ nhìn lại, tôi ước gì đã không lãng phí nhiều cảm giác có lỗi và nước mắt đến thế vì sự lựa chọn thực ra là của chính tôi. Tôi chính là người đã chọn dành hầu hết thời gian cho con cái và chỉ làm việc bán thời gian cho NBC. Đó chính là điều tôi vẫn làm hiện nay. Tôi điều phối và làm một số mẩu tin cho chương trình Dateline hàng năm. Lãnh đạo ở New York cùng tôi tìm các chủ đề không cần phải đi lại nhiều quá, để tôi có thể tự thuyết phục rằng, thời gian phải xa con cũng đáng giá. Tôi điều phối và làm các phóng sự đặc biệt riêng ít nhất mỗi năm hai lần, như chương trình một giờ về bốn phụ nữ ở Wisconsin cố gắng thôi không lãnh tiền trợ cấp xã hội nữa, mà lao đi tìm việc làm. Tôi vô cùng may mắn được góp phần đưa những tin tức đặc biệt: các hội nghị, các cuộc bầu cử, đại hội Olympic, lễ nhậm chức, và, phải rồi, cả những phiên tòa quan trọng. vừa làm tất cả những việc đó, tôi vừa tha hồ tự do thoải mái, chỉ đến trường quay khi nào cần thiết. Nhớ lại lúc dàn xếp việc này với NBC hơn một thập kỷ trước, tôi biết vẫn chưa có ai khác làm việc bán thời gian qua mạng máy tính ở nhà. Và lãnh đạo hãng lo rằng, nếu họ mở cánh cửa ấy cho tôi, thì những người khác cũng sẽ muốn làm như vậy. nhưng khi đó, tôi đã nai lưng ra ở chương trình tin truyền hình suốt mười ba năm, đôi khi bảy ngày một tuần, hai mươi bốn giờ một ngày. Không có chỗ nào mà tôi không đi phỏng vấn, không có sự phân công nào mà tôi từ chối. Vì vậy, khi tôi nói tôi muốn dàn dựng các sự kiện và làm việc ở nhà càng nhiều càng tốt, họ biết tôi không định lẻn ra bãi biển Malibu tắm nắng. rõ ràng tôi muốn tiếp tục nai lưng làm việc, nhưng chỉ là bán thời gian, vừa nuôi dạy cho cái và chăm sóc gia đình. Mà họ cũng tính rồi, nếu công việc không nên hồn, họ vẫn có thể sa thải tôi. Tôi may mắn tới cỡ nào nhỉ? May mắn lắm. Tôi đủ khả năng tài chính để có thể bỏ bớt công việc, tôi còn có những ông chủ thấu hiểu những ưu tiên của tôi, sẵn lòng cộng tác với tôi để duy trì cuộc sống gia đình lành mạnh, vững chắc mà tôi muốn. Mặc dù vậy, khi quyết định như thế, tôi vẫn thấy thật băn khoăn, mặc cảm. Giá tôi biết trước là chỉ một thập kỷ sau thôi, có biết bao người sẽ làm việc ở nhà, hẳn tôi sẽ khóc ít hơn và ít thấy cô đơn hơn. Có lẽ vẫn không bớt mặc cảm hơn. Cho tới hôm nay, tôi vẫn đau vì cảm giác có lỗi rằng, có cơ hội để hết tâm trí lo cho con cái, mà vẫn cứ cố làm cái nghề có trị số ốc tan cao này. Tôi biết, tôi có được đôi chút quyền lực và ảnh hưởng có thể giúp tôi tiến lên, là nhờ làm việc lâu dài và vất vả. Nếu hồi mới bắt đầu ở Philadenphia hay Baltimore mà tôi có bốn đứa con thì sao nhỉ, thôi đừng nhắc nữa. Phải nói rằng, tôi còn hơn cả biết ơn những phụ nữ đi trước tôi đã phá vỡ các rào cản. tôi dám chắc mình không thể làm việc bán thời gian và nuôi dạy con cái, nếu những phụ nữ đi trước không nai lưng ra làm việc để chứng minh rằng họ có thể đua tài, rằng họ xứng đáng với sự đầu tư của công ty. Chúng tôi xứng đáng được điều tiết các nhu cầu của mình. Lựa chọn của mỗi người đều khác nhau. Bạn phải thấy ra cái mình cần, sao cho có thể nhìn vào gương và cảm thấy dễ chịu với con người mà bạn nhìn thấy trong đó. Và bạn phải trung thực về những điều bạn sẵn sàng từ bỏ. Lựa chọn của tôi là được theo đuổi quyết tâm của mình và được ở nhà nhiều hơn. Tôi biết mình tốt số không tưởng được. nếu bản năng của tôi bảo tôi phải làm việc toàn bộ thời gian, chắc tôi sẽ tìm mọi cách để làm được điều đó. Ngày nay, tôi biết đầy phụ nữ không chỉ có con, mà còn làm việc hơn bốn mươi giờ mỗi tuần. Hôn nhân của họ tốt đẹp, con cái họ thành đạt, cả sự nghiệp của họ cũng thế. Tôi hoan nghênh họ. Có điều đó không phải là tôi. Có đủ kiểu mẹ tốt. Hãy suy nghĩ về kiểu cha mẹ mà bạn muốn làm, và đừng có so sánh bản thân với bất kỳ ai khác. Tôi đã phải tự trò chuyện với chính mình, cái gì làm tôi thấy tệ hơn: con cái tôi nói: “Mẹ chẳng bao giờ giúp con làm bài tập! Mẹ chẳng bao giờ ở gần con!” Hay “Diane Sawyer giành được cuộc phỏng vấn Boris Yeltsin?” Đối với tôi, điều thứ nhất tệ hơn, vì tôi không chịu được mặc cảm tội lỗi nếu con tôi nói như vậy. ( Hiện giờ tôi đang ở bên con suốt ngày, và chúng vẫn dùng kiểu nói ấy để lôi kéo sự chú ý của tôi. Nhưng điều khác biệt là, tôi để mặc cho chúng xoay mình, vì tôi biết đó không phải là sự thật. Nếu là thật, chắc tôi không thể chịu nổi mặc cảm có lỗi. À, tiện thể, tôi xin tự phụ mà nói rằng, tôi vẫn giành được cuộc phỏng vấn Yeltsin, chẳng liên quan gì tới chuyện tôi dành thời gian cho con cái nhiều hay ít). Dù sao, m ặc cảm tội lỗi vẫn là do bản năng cho tôi biết, nên tôi ra sức thu xếp cuộc sống tránh xa nó. Tôi thấy phải giành cho con cái một số sự chú ý và để tâm nào đó, và nếu làm ít hơn thế, tôi cảm thấy thật tồi tệ. Bây giờ thế giới của tôi cuốn quanh các chương trình học, những tổn thương, buồn bực của các con. Tôi phải tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra ở trường, bài tập về nhà ra sao, là bạn tốt thì nên làm gì, và lũ oắt con thường ganh đua với nhau như thế nào. Vợ chồng tôi đưa các con đi học, đón chúng, và đi lại như con thoi giữ các lớp nào bóng đá, nào khiêu vũ, nào các cuộc thi đấu và hẹn gặp bác sỹ. Nhưng tôi rất sung sướng được biết, nếu chúng tôi không thể làm hết, dịch vụ chăm sóc trẻ sẽ giúp theo nhu cầu. Nhìn chung, hiện tại thì thấy, tôi dành nhiều thời gian để làm mẹ hơn là cố gắng hẹn phỏng vấn Đệ nhất phu nhân. Cái giờ quan trọng nhất trên đồng hồ của tôi là 3:30 chiều, giờ tan trường. Tôi cố gắng tắt điện thoại từ bốn giờ đến tám giờ, để có thể tập trung vào chơi với con và kiểm tra bài vở của chúng. Thế đấy, vì lý do đó, đôi lần tôi quên cả bám theo các cuộc gọi hẹn phỏng vấn ( tạm biệt ông nhé, Yeltsin). Mặt khác thì có hôm, tôi phải chạy vã mồ hôi đưa con gái tới nhà trẻ, đầu tóc mặt mũi còn đầy hóa trang để lên TV, rồi thay quần áo trong xe của NBC trên đường đi nghe phán quyết về O.J.Simpson. Thế thì tôi vẫn không phải là một người mẹ bình thường. Và d ĩ nhiên, vì là người thành công quá mức, sống với những lựa chọn của mình đôi khi khiến tôi đau đầu. Ngay cả sau khi có bốn đứa con, tôi vẫn được phân công những việc quan trọng. Nhưng thực tế là tôi không có chương trình riêng của mình, và tôi không còn có quyền ấy nữa. Không, cái âm thanh chói lói mà bạn nghe thấy ấy không phải là những tiếng than vãn. Thôi được, cho là hơi rên rỉ đôi chút vậy. Tôi vẫn thấy đau quặn ruột khi mất cuộc phỏng vấn một tên tuổi lớn vào tay những nữ điều phối thương lên hình nhiều hơn, có những chương trình riêng, và vì thế có tầm cỡ lớn hơn. Giờ tôi đã bị loại khỏi bảng xếp hạng đó. Và tôi nổi cáu, khi những người thấy tôi cứ suốt ngày quanh quẩn bên con cái hỏi, tôi có còn đi làm không. Nhưng sau khi những cơn oán giận lắng xuống, tự ái qua đi, tôi tự nhắc mình rằng, chính tôi là người tự đưa mình ra khỏi bảng xếp hạng ấy. Đó là lựa chọn của riêng tôi, và đối với tôi, đó là lựa chọn đúng. Bây giờ vẫn vậy. Thật ra mà nói, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tôi lo lắng khi từ chối một phóng sự đòi hỏi phải đi lại nhiều. không biết đó có phải là giọt nước cuối cùng làm tràn ly chịu đựng của các ông chủ tôi không? Mỗi lần từ chối sự phân công vì nó đụng với buổi biểu diễn đặc biệt hoặc trận đấu bóng của con, tôi nín thở chờ họ phản ứng. Họ có đuổi việc tôi ngay không nhỉ? Vì mong muốn được ở nhà với con, có lúc tôi đã đưa ra những quyết định táo bạo. Ví d ụ như lần phỏng vấn Chủ tịch Phidel Castro cho chương trình đặc biệt dài hai giờ về “ Khủng hoảng tên lửa Cuba”. Đó là một chương trình lớn nên NBC cử cả một đội quân hùng hậu các chủ nhiệm và kỹ thuật viên để thực hiện. Chúng tôi chờ, chờ mãi. Không thấy Castro đâu. Chờ thêm vài ngày. Vẫn không thấy Castro. Gần đến cuối tuần rồi. Tôi bắt đầu lo vã mồ hôi, vì thứ Hai là ngày đầu tiên đi học của con gái tôi. Cha nó đang đi quay hiện trường ở xa, mà tôi đã hứa với nó là không có gì có thể ngăn tôi đưa nó đến lớp. Đối với tôi, ngày đầu tiên đi học của con cũng quan trọng chẳng kém bất kỳ sự kiện thế giới nào. ( lần đầu làm mẹ mà). Nhưng khi bình minh thứ sau vừa ló dạng ở Havana thì chúng tôi được thông báo rằng Castro bị bệnh, vì lý do thời tiết, họ nói thế, nên chưa thể trả lời phỏng vấn được. Sếp tôi nói chúng tôi sẽ chờ tiếp. Rồi thứ bảy, Castro gọi tôi đến gặp. trước kia tôi đã từng phỏng vấn ông, nên ông muốn đích thân cho tôi biết, ông còn thấy mệt nên không thể trả lời phỏng vấn trước thứ hai. Bao tử tôi quặn thắt lại, tôi buột miệng” Tôi không thể chờ được ! Tôi phải về nhà đưa con gái đi học”. C ả căn phòng như đông cứng lại. Sếp đá tôi một cái dưới gầm bàn rồi yêu cầu tôi ra ngoài. “ Cô có điên không đấy?” Ông ta hỏi ” Kiệt sức hoàn toàn rồi hả? Cô có biết chúng ta đã vất vả bao lâu mới có được cuộc phỏng vấn này không? Cô có nhận thức được rằng nếu cô bỏ đi, chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ có thể quay lại không? Castro là người hay thay đổi ý kiến, cô phải túm lấy ông ấy ngay khi có thể. Tôi hiểu hết những điều ấy, tôi bảo sếp thế, nhưng tôi không thể không về nhà. Nhìn lại, con gái bé bỏng của tôi chắc cũng chẳng bao giờ biết phân biệt ngày đầu tiên đi học là thế nào, nhưng tôi biết. tôi quay vào trong và nói cho Castro biết, đó là con đầu lòng của tôi nên tôi phải đi, nhưng tôi sẽ quay lại, nếu ông có thể làm ơn chờ tôi. Tôi nghĩ, chắc sếp tôi phải lên tăng xông mất. nhưng không chần chừ, Castro nói: “ Cứ đưa con gái tới trường đi, tôi sẽ sẵn sàng vào thứ bảy tuần sau”. Và ông đi ra. Tôi bay v ề nhà, đưa con gái đi học ( nó không khóc nhưng tôi thì có) rồi quay sang Cuba thực hiện một trong những cuộc phỏng vấn hấp dẫn nhất trong sự nghiệp. Nhân tiện nói luôn, điều đầu tiên mà Castro nói là: “Ngày đầu đi học thế nào rồi?”. Tôi đã đánh dấu câu ấy lại. Vậy lời khuyên tôi dành cho các bạn là, hãy thuyết phục chủ, nếu có thể. Hãy cố thuyết phục họ về những cách làm việc có lợi cho gia đình bạn, thời gian làm việc linh hoạt, công việc bán thời gian, chia sẻ công việc. Nếu bạn muốn nhưng họ không muốn, có thể bạn phải nghỉ việc. Hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp coi trọng cuộc sống gia đình bạn. Và hãy nhớ, mặc dù có thể bạn coi công việc là cuộc sống, là mục đích của đời bạn, nhưng không phải như thế mà cũng không nên như thế đâu. Ở nơi làm việc, bạn có thể bị thay thế. Tin tôi đi, tôi biết điều mình nói mà. Nhưng với tư cách làm cha mẹ thì bạn không thể bị thay thế được. Ý tôi muốn nói là cha và mẹ. Các ông bố cũng cần phải tổ chức lại cuộc sống của mình cho con cái. Tôi có cần nhắc các bạn nhớ rằng, cần có hai người mới sinh ra được đứa trẻ không? Chồng tôi có thể đã không thay đổi sự nghiệp tới mức như tôi đã làm từ khi chúng tôi có con, nhưng anh có thay đổi, và anh luôn làm cho những người cùng làm việc hiểu rõ những ưu tiên hàng đầu của mình. Anh đưa con cái tới chỗ làm việc bất cứ khi nào có thể, chơi thể thao với chúng, và anh có đôi tay mạnh mẽ, âu yếm để nâng đỡ chúng. Nhưng hãy để tôi nói rõ. Không ai trong chúng tôi nghĩ, hai chúng tôi có thể tự nuôi dạy con. Tôi sẽ tiêu đời nếu không có sự tham gia khuyên bảo của bạn bè. Bạn bè sẽ giúp ta, báo hiệu, hướng dẫn ta, họ khóc cùng ta khi gặp cảnh quẫn bách. Họ mở rộng cái kén yêu thương đùm bọc con cái họ quanh gia đình ta. Những điều tôi nói về việc tìm kiếm người thầy trong công việc cũng áp dụng được vào việc nuôi dạy con cái. Đừng bao giờ ngưng lắng nghe những lời khuyên tốt. Đừng bao giờ tỏ ra quá thông minh không cần nhờ ai giúp, hoặc kiêu ngạo nghĩ có thể làm lấy một mình. Quả thật, mở rộng vòng tay bè bạn tới những người mẹ khác là một trong những hạnh phúc đến với tôi sau khi sự nghiệp cảu tôi coi như tắt bóng. Tôi vẫn luôn mong được hoạt động một cách chuyên nghiệp trong cái lĩnh vực gần như là thế giới riêng của đàn ông này. Nhưng bây giờ, tôi còn là thành viên chính thức trong hội phụ nữ từ thiện của các bà mẹ, một món quà làm đời tôi thêm phong phú. Bài học: Con cái làm thay đổi sự nghiệp của bạn. Nhưng chúng còn mở ra những con đường mà bạn chưa bao giờ hình dung tới. Con cái dạy cho bạn những điều về bản thân mà bạn không thể tự học được. Những bài học về tính kiên trì, lòng vị tha, tình yêu thương và cách bỏ qua mọi chuyện. Tôi đã học cách kiểm soát mọi thứ trên đời. Nhưng con cái đã dạy tôi để mọi cái trôi đi sau lưng mình, trở nên linh hoạt hơn, chấp nhận chúng ngay cả khi chúng không suy nghĩ/hành động/cảm giác giống y như tôi. Tôi không thể kiểm soát chúng, nhưng tôi có thể chỉ đường và dẫn dắt chúng, tôn trọng và thừa nhận chúng. Và tin tôi đi, chúng thú vị hơn Boris Yeltsin nhiều. Hôn nhân là hàng lô công việc vất vả không chịu nổi. Ôi chúa ơi! Đó là sự thật. mà tôi thì không hề có tí khái niệm gì về điều này khi rời ghế nhà trường. Nếu không, tôi đã chẳng hao tốn những năm tuổi hai mươi của mình để lo không lấy được chồng. thật ra, nếu có ai trong số các bạn nghĩ rằng có thể không gặp được ai đó, đàn ông hoặc đàn bà, thích hợp với mình, thì cũng đừng có vội lo. Cứ thư giãn, tận hưởng tự do của mình, vì một khi đã kết hôn, bạn sẽ không còn thứ tự do đó nữa. Sau khi quýnh lên đi tìm bạn đời, có không biết bao nhiêu người phàn nàn về cái người mà họ đã kết hôn. Đúng là điên. Ấy, đừng hiểu lầm tôi. Tôi hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình, chúng tôi yêu nhau hơn hai mươi năm nay. Tôi cưới một người đàn ông thừa nhận rằng, đầu tiên và trước nhất, tôi là một cá thể, rằng đối với tôi, cuộc sống tách rời anh ấy cũng quan trọng như cuộc sống chung của chúng tôi. Bây giờ tôi biết, nếu tôi lấy phải người không muốn tôi theo đuổi sự nghiệp, không chấp nhận những gia đình Thiên chúa giáo Ailen đông đúc, không yêu con cái như điên, thì tôi đang phải nói với các bạn về chuyện ly hôn là hàng lô công việc vất vả không chịu nổi, chứ không phải hôn nhân. Nhưng như thế không có nghĩa là cuộc hôn nhân của tôi dễ dàng gì. Khi tốt nghiệp đại học, tôi mơ tưởng không chỉ về một sự nghiệp hoang đường, mà còn về một hôn lễ như trong tiểu thuyết. ta cú gọi nó là ảo tưởng đám cưới đi. Giống như nhiều thiếu nữ khác, tôi chỉ cho là, nếu tôi chọn được người đàn ông thích hợp, có trang phục lộng lẫy, có chiếc nhẫn đẹp chết ngất đi được, và có bữa tiệc cưới xa hoa, thì, ái chà! Tấm vé một chiều tới hạnh phúc vĩnh hằng đấy. Tóm lại, chỉ vì bạn biết cách lấy được chồng không có nghĩa là bạn biết cách sống với chồng. Diễn viên hài kịch Jay Leno có lần nói, ai mà nói hôn nhân của mình là công việc khó khăn thì gần như chắc chắn là người ấy không có cuộc sống gia đình tốt đẹp. Quả thật, cái từ ‘công việc” nhe như lao dịch và những việc vặt trong nhà vậy, giống như ta sẽ không làm trừ khi ta được trả công, mà phải có cả lương hưu nữa. Nhưng loại “công việc” đó không phải là thứ tôi muốn nói đến trong chương này. Không, ý tôi hôn nhân không đơn giản là tình trạng tồn tại. Nó đòi hỏi thời gian, suy nghĩ và cả sự quan tâm. Nó là hàng triệu hành động riêng biệt được thực hiện để sống, chia sẻ cuộc đời, cộng tác, tán thưởng, cổ vũ, nuôi dưỡng tình yêu với một người, những hành động được thực hiện một cách bền bỉ suốt cả quãng đường dài. Điều có thể giết chết một cuộc hôn nhân ngay sau tuần trăng mật là ảo tưởng về Hoàng tử ( công chúa) quyến rũ. (Tôi có cần cử nhạc hiệu ở đây không nhỉ?). Đó là chờ bạn đời của ta làm tất cả mọi điều cho ta: khiến ta hạnh phúc, sắp đặt mọi chuyện cho ta, đáp ứng mong muốn của ta, trọn vẹn với ta, hiểu rõ ta, sống thay cho ta, khiến cuộc đời đầy ý nghĩa hộ ta. Sai lầm khủng khiếp. Tôi may mắn học được điều đó trước khi kết hôn. Sau khi gắn bó với nhau không lâu, đức ông chồng tương lai của tôi nói: đừng có mong hay trông cậy rằng anh sẽ làm em hạnh phúc. Chà, tôi nghĩ, chắc là do anh không nắm vững tiếng Anh đáng tôn sùng đấy thôi. Anh không hiểu rõ điều mình đang nói. Còn ai có nhiệm vụ phải làm tôi hạnh phúc nữa, nếu không phải là anh? Nhưng anh vẫn cứng rắn : Em nhất thiết phải vui sướng với bản thân em trước tiên. Hãy hạnh phúc với cuộc đời em, tách khỏi những thứ mà người khác mang đến cho em. Điều này thì nghiêm túc. Anh bảo, anh có thể là lớp kem trên bánh ngọt, nhưng tôi không nên trông chờ anh là nguyên cả món tráng miệng. Ừ thì, đó dứt khoát không phải là bài thơ trữ tình cho một bản tình ca lãng mạn rồi, nhưng tôi biết anh nói đúng. Những bài học xương máu về tình yêu là : hỡi PHỤ NỮ, đừng trông chờ có người đàn ông tạo nên cuộc sống của ta và khẳng định ta. Ta phải tự tạo ra cuộc đời và cá tính của riêng mình. Nếu không, tôi cam đoan bạn sẽ có một người đàn ông lạnh nhạt, thờ ơ và đầy bực bội trong tay, và bạn sẽ giận dữ vì anh ấy không đáp ứng được những mong đợi của bạn. Nhưng vấn đề không nằm ở ông chồng bạn. Vấn đề nằm ở những mong đợi phi thực tế của bạn. Ở đây tôi cũng nói luôn cả với ĐÀN ÔNG ( nên nhớ, tôi có đến bốn ông anh trai đấy nhé), đừng trông chờ có người phụ nữ quản lý, thu xếp toàn bộ những lĩnh vực khác trong cuộc sống ngoài sự nghiệp thay cho bạn, cứ như thể công việc là trách nhiệm duy nhất của bạn trong cuộc sống gia đình vậy. Bạn không thể quyết định không tham gia vào tất cả những lĩnh vực khác trong đời sống riêng của bạn. Nếu bạn nghĩ như thế là quá nhiều, và bạn không thể nào giúp lo bất cứ chuyện gì ngoài công việc, thì hãy nghĩ lại. Vì nếu không, tôi cam đoan bạn sẽ có một người phụ nữ quá sức căng thẳng, lạnh nhạt và đầy bực bội trong tay, và bạn sẽ giận dữ, vì cô ấy không đáp ứng được những mong đợi của bạn. Nhưng vấn đề không nằm ở cô vợ, vấn đề nằm ở những mong đợi phi thực tế của bạn. Hỡi đàn ông và đàn bà: không có cách nào giết chết tình yêu nhanh hơn cách đổ lỗi cho bạn đời không làm được điều mà bạn phải tự làm cho mình. Đúng thế đấy, bạn có thể vui vẻ hạnh phúc với một người, nhưng không thể bắt anh ấy hay cô ấy chịu trách nhiệm tạo ra và giữ mãi cho bạn hạnh phúc. Thế là không công bằng, mà cũng không thể thực hiện được. Nếu bạn biến bạn đời của mình thành người có khả năng ban phép lạ cho mình, thì kết cục, bạn sẽ thất vọng khủng khiếp và nghĩ đó là lỗi của họ nếu họ không làm được thế. Thôi, bỏ đi. Tiến thẳng tới hạnh phúc vĩnh hằng. Đoán xem là gì nào? Không. Đó là một ảo tưởng khác, tạo ra những dự tính điên rồ. Cuộc hôn nhân của tôi thực sự bền vững, mà tôi vẫn không phải là một cô vợ bé bỏng hạnh phúc hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Chồng tôi làm những chuyện khiến tôi điên ruột, và có Chúa chứng giám, tôi cũng đối với anh ấy y như vậy. Có những căng thẳng và áp lực từ bên ngoài, từng phút từng giây đẩy ta tách xa nhau hoặc kéo ta lại với nhau. Ngay cả khi chẳng có gì to tát xảy ra, thì vẫn có những bất đồng, cãi vã, những lúc đó bạn chỉ muốn bỏ đi quách cho rồi. Cuộc sống lên rồi xuống, và trong quan hệ thì nước triều cũng lên xuống như vậy. Bạn không có nghĩa vụ phải tỏ ra âu yếm dễ thương suốt ngày. Điều gì xảy ra nếu ta không đối mặt với những tình huống và những tình cảm tiêu cực không thể tránh khỏi này? Ừ thì, ta có thể làm mình chết lặng bằng ảo tưởng hạnh phúc vĩnh hằng:” Mọi chuyện đều thật tuyệt! Bọn trẻ thật tuyệt! Anh ấy thật tuyệt! Mình thật tuyệt!” và chôn vùi mọi cảm giác tồi tệ xuống đất. Vấn đề là làm như thế không có tác dụng gì đâu. Rốt cuộc, khi ta chịu thừa nhận rằng, những cái đó không hoàn toàn ngọt ngào và tươi sáng, ta sẽ nghĩ có những sai lầm không thể sửa chữa được trong cuộc hôn nhân của ta. Và điều thực sự đáng buồn là, đáng lẽ ta đã có thể đối mặt với từng cảm giác và tình huống tiêu cực đã qua, không để cho những chuyện nhỏ nhặt nhức nhối lâu ngày thành ra chuyện lớn. Vâng, có thể bạn chẳng ảo tưởng gì về hôn nhân. Có thể cha mẹ bạn li dị khi bạn còn nhỏ nên bạn đã biết rằng, hạnh phúc vĩnh hằng chỉ tồn tại trong phim ảnh và trong truyện cổ tích thôi. Nhưng nhiều bạn bè của tôi, những người có cha mẹ li dị bảo, họ vẫn giữ mãi niềm mong ước sẽ cư xử khác cha mẹ. Họ vẫn muốn và vẫn mong một câu chuyện cổ tích có hậu. Trong gia đình tôi, cha mẹ tôi chỉ cố làm cho mọi chuyện có vẻ dễ dàng. Nếu ông bà lục đục với nhau, mà tôi biết là có, ông bà sẽ làm chuyện đó sau lưng tôi. Nếu ông bà bất đồng ý kiến về cách nuôi dạy con cái, ông bà làm cho ra lẽ một cách kín đáo, và chúng tôi không bao giờ được biết về điều đó. Ông bà đan xen những việc riêng tư với trách nhiệm của một cặp vợ chồng một cách trôi chảy, liền mạch, và tất cả chúng tôi có trách nhiệm với nhau vì là một gia đình. Nhưng vì ông bà không bao giờ nói chuyện với nhau về những việc mà một cuộc hôn nhân thường đòi hỏi, nên tôi đã mong cuộc sống gia đình riêng của tôi cũng sẽ đam chồi nảy lộc y như thế, một cách tự nhiên, tế nhị, êm ả, hạnh phúc. Cho nên đây là lời khuyên của tôi: Nếu bạn sống với cha mẹ, tôn trọng ý kiến của ông bà, thì hãy hỏi về những cái hay và cái dở trong cuộc hôn nhân của ông bà. Hỏi xem con cái ảnh hưởng tới quan hệ của ông bà tới mức nào. Ông bà quản lý tiền nong thế nào, chuyện đó có ảnh hưởng tới sự cân bằng quyền lực giữa hai người hay không, bởi vì có thể như thế lắm. Hỏi ông bà về tín ngưỡng, về tất cả mọi điều. Hãy làm cho ông bà hồi tưởng lại và tiếp thu lấy kinh nghiệm của ông bà. Nếu cha mẹ bạn giống cha mẹ tôi, ông bà sẽ không thích nói gì về những nhọc nhằn trên đường đời. Sẽ cố che đậy mọi khó khăn đã gặp, có lẽ vì sợ bạn ít nghĩ đến ông bà hơn. Hãy nói với cha mẹ rằng, bạn cần ông bà thẳng thắn, cởi mở, và bạn sẽ không phán xét họ, rằng bạn muốn học những điều mà ông bà ước giá được biết trước, những điều mà ông bà có thể đã làm khác đi, những bài học ông bà đã rút ra. Nếu cuộc hôn nhân của cha mẹ bạn không tồn tại được, hãy hỏi xem tại sao. Nếu ông bà mắc sai lầm, bạn có thể học hỏi từ những sai lầm đó. Ngày nay, mỗi khi gặp một cặp đã cưới nhau được lâu, tôi hay hỏi họ xem họ làm thế nào mà được như vậy. ( Chồng tôi bảo lúc nào tôi cũng tiến hành phỏng vấn). Bất kể là ai, họ cũng có điều gì đó để tôi học tập. Điều tôi được nghe đi nghe lại từ những cặp đã sống với nhau hạnh phúc là, ta phải tôn trọng nghệ thuật tha thứ. Cô bạn thân của tôi có một gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc. Tôi hỏi cô ấy làm thế nào. Cô ấy bảo, hai vợ chồng cô rèn luyện cái mà họ gọi là tự động tha thứ. “ Nếu một trong hai chúng tôi làm tổn thương tình cảm của người kia hoặc làm gì đó khiến người kia giận điên lên, mà chuyện đó xảy ra rất thường xuyên, vì chúng tôi là những người rất nhạy cảm, thì cứ việc nổi điên lên, cứ để cho người kia nhận ra, lục đục ít nhiều, rồi cho qua để tiếp tục sống vui vẻ”. Đó là tha thứ. Không giữ mãi, không nuôi dưỡng cảm giác bị đối xử bất công, rồi diễu đi vòng vòng như một kẻ tử vì đạo bị hành hạ. Tha thứ không có nghĩa là phải duy trì cái đúng. Bạn thực sự có thể sống đúng, cứ thể hiện rõ như thế, nhưng đừng bắt bạn đời của mình phải theo mình. Hãy cho qua và sống tiếp. Bạn tôi nói: Mình luôn cố nhắc bản thân rằng, mình yêu người đàn ông này, và cho qua cơn giận, trở lại với tình yêu đó càng sớm càng tốt. Hãy sống với tình yêu. Cô ấy nói: đó là cách duy trì sự say mê chứ không duy trì sự khốn khổ. Một lời khuyên khôn ngoan có thể dùng được, có hiệu quả đấy. Vậy hãy rèn luyện cho thạo việc tha thứ trước khi nói: con đồng ý. Bạn cũng phải làm sao để có một giai đoạn tuyệt vời cho riêng mình trước khi kết hôn. Bạn sẽ có một giai đoạn tuyệt vời sau khi kết hôn, nhưng đó lại là một kiểu tuyệt vời khác, nếu bạn nắm được ý tôi. Hãy tận hưởng tự do của mình. Hãy tận dụng thật nhiều thời gian có thể có để tìm hiểu bản thân và tìm hiểu cái mà bạn muốn, cái mà bạn cần. Và rồi hãy mở to mắt ra mà chờ tình yêu vĩ đại xuất hiện, chờ cái người yêu bạn vì bản thân bạn. Mà nhân thể cũng xin nhắc, hãy chắc chắn rằng bạn cũng yêu người đó vì chính bản thân anh /cô ta. Cơ hội làm cho bạn đời của mình thay đổi được rất nhỏ nhoi ( nghĩa là một trên hàng tỷ tỷ). Họ sẽ không thay đổi đâu. Chắc chắn, những cái mà bạn thấy khó chịu và chướng tai gai mắt nhất sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Cái sẽ thay đổi dần theo thời gian chính là thiện chí chấp nhận những chuyện như thế của bạn. Hãy kể cho bạn đời nghe những ước mơ của mình về bản thân cũng như về cuộc sống lứa đôi của hai người. Hãy đảm bảo rằng các bạn có cùng tần số về con cái, tiền bạc, tín ngưỡng và cách sống mà bạn muốn. Nhưng, làm ơn, đừng mong bạn đời tương lai là quan trọng nhất, có tất cả mọi sở thích giống bạn, muốn nói về tất cả mọi điều giống hệt bạn. Không ai có thể làm được điều đó. Có bao giờ bạn để ý tại sao mình có đủ loại bạn bè không? Bạn bè là những người phản ánh các khía cạnh và sở thích khác nhau trong cuộc sống của bạn. Tôi thì tôi có các bà người mẹ khác, các cộng sự, bạn cùng ăn kiêng, bạn tán gẫu, chị em kết nghĩa. Đó là một mạng lưới hỗ trợ hoàn toàn thích hợp do tôi tự chọn cho mình, nó đặc biệt quan trọng, vì tôi không có chị em gái ruột. Họ giúp tôi trông nom con cái, bảo tôi không cần phải làm Nữ Siêu Nhân, và quát tôi rằng, không việc gì phải gầy thêm năm pao nữa. Bạn gái là người lấp đầy những thiếu sót và lên dây cót cho bạn bằng mối quan hệ thân tình. Bạn bè sinh ra để làm điều đó. Cu ộc sống riêng đã dạy tôi rằng, cho dù có làm tất cả những việc ấy trước khi kết hôn, cũng vẫn cần một chút may mắn, và phải sẵn lòng hy sinh 100 phần trăm. Mặc dù thế, hôn nhân của bạn vẫn có thể không đi đến đâu. Nếu như vậy, cũng làm ơn đừng tự hành hạ về nó trong suốt quãng đời còn lại. Hãy nhanh chóng nhờ giúp đỡ để trở lại bình thường. Có một cô bạn cùng làm việc với tôi đã làm như vậy. Cô và chồng thực sự chân thành đặt quyền lợi của các con lên trên hết. Họ giúp đỡ nhau và bây giờ thành những người bạn lớn của nhau, cùng chia sẻ việc nuôi dạy con, niềm vui, nỗi buồn. Họ chỉ không cùng chia sẻ cái giường thôi. Nhìn lại cuộc sống của mình, tôi biết ơn Chúa đã không để tôi lấy chồng trước tuổi ba mươi. Tôi gặp chông tương lai của mình khi mới hai mươi mốt tuổi, hai tháng sau khi tốt nghiệp, thật đấy. Tôi yêu anh ngay lập tức. ( Tôi sẽ nói thêm về chuyện này sau). Nhưng tôi vẫn không dám chắc mình đang làm gì và sẽ làm gì. Tôi vẫn sợ hãi, thấy bấp bênh,thấy vẫn chưa đủ sức xoay sở với những gì cái anh chàng này sắp mang đến cho tôi. Tiến dần lên trong sự nghiệp, tôi hiểu nhiều hơn về bản thân, thấy tự tin hơn. Và trong khi đó thì anh cũng thế. Qua sáu bảy năm, anh đã thực sự tôn trọng những điều tôi coi là quan trọng. Anh thấy rằng, giống như anh, tôi có cực kỳ nhiều tham vọng, rằng đối với tôi gia đình là tất cả, rằng tôn giáo là một phần lớn trong cuộc sống của tôi. Anh biết tôi thích trò chuyện, tôi hiếu kỳ, khỏe mạnh, nóng nảy, và quen đi con đường riêng của mình. Nói cách khác, anh nhận thức được tôi sẽ là một người vợ khó chịu ( Và tôi cũng phải điếc mù ngu không tin nổi mới không thấy rằng, anh còn hơn cả khó chịu). Và anh quyết lấy tôi cho bằng được. May cho tôi, anh không bắt tôi thay đổi. Dĩ nhiên, anh bóng gió rằng tôi nên hạ nhiệt bớt, rằng tôi nói quá nhiều, đặt quá nhiều câu hỏi, và là người thích chỉ huy. Nhưng anh không bao giờ yêu cầu tôi đừng là tôi. Và tôi đã đáp lại bằng thiện chí. Tôi rèn luyện nghệ thuật tha thứ, cả anh cũng vậy. Chúng tôi cùng phải rèn luyện. Có một chuyện lớn chúng tôi không phù hợp với nhau, nhưng đừng bắt tôi nói về nó nhé. Chắc chắn mọi cái sẽ dễ dàng hơn nếu tôi lấy anh chàng hàng xóm hoặc lấy một anh chàng nào đó người Mỹ. Nhưng tôi không lấy. Tôi phải lòng cái anh chàng người Áo không thể nào khác với những gì mà tôi hình dung hơn được nữa, nhưng tôi đã yêu. Yêu bằng bản năng của mình, và cho đến giờ mọi việc vẫn tốt đẹp. Bài học: Qua những năm làm việc ở các phòng tin tức, bao nhiêu đồng nghiệp của tôi đã li dị, mà nói thật với các bạn, điều đó làm tôi sợ. Một sự nghiệp chiếm hết thời gian thường không chừa chỗ trống cho một cặp vợ chồng. Hiện giờ thì tôi dành phần lớn thời gian cho cuộc sống gia đình. Tôi chăm sóc nó, tôi coi giao tiếp với chồng là ưu tiên hàng đầu và nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Làm ơn hãy tập trung vào cuộc sống gia đình bạn. Đừng coi đó là điều hiển nhiên. Hãy dành thời gian ở bên nhau khi có thể, cả trong những ngày bạn không muốn. Cuộc sống của cúng ta thật bận rộn, chúng ta không thể để cho quá nhiều cơ hội ở bên nhau trôi qua mất. Đó là một phần của “công việc”, hãy đưa nó vào chương trình. Đừng trông chờ người khác hỗ trợ tài chính. Có thể bạn may mắn có cha mẹ giàu. Có thể bạn kết hôn vì tiền. Nhưng xin đừng dựa vào đó. Hãy tự làm việc kiếm tiền. Làm theo cách của mình. Tiêu xài trong phạm vi mình kiếm được. Không cách xây dựng lòng tự trọng và chân giá trị con người nào tốt hơn cách ấy. Có thể bạn đang tự hỏi, ảnh hưởng gì tới tôi, hoặc bạn. Có thể bạn đang được vay cả đống tiền. có thể bạn đang làm việc hết sức mình, được học trường chính quy, hoặc xoay xở làm nhiều việc một lúc để thỏa mãn mục đích. Nếu thế, tôi thán phục bạn, bạn có thể bỏ qua chương này. Nhưng nó không dài lắm đâu, nên đọc cũng chẳng chết chóc gì. Tôi là một trong những người may mắn được cha mẹ cho tiền đi học. Tốt nghiệp ra trường, tôi biết mình muốn đi làm, biết mình phải đi làm, nhưng cũng biết rằng, ít nhất ở đâu đó trong đầu, rằng tôi cũng không chết đói nếu không kiếm được việc làm. Nhưng hóa ra niềm đam mê của tôi được trả công hậu hĩ, và tôi đã làm việc ở đó lâu đến mức có thể kiếm được một trong những việc được trả lương cao. Tôi gặp may mắn gấp đôi. Hiểu rõ cha mẹ mình, tôi biết, nếu niềm đam mê của tôi không thể kiếm đủ tiền thanh toán các hóa đơn, thì chắc chắn ông bà sẽ giúp đỡ tôi. Nhưng nhìn lại, tôi thật sự rất vui vì chưa bao giờ yêu cầu ông bà giúp. Thay vào đó, tôi đã học được một điều quan trọng: tôi có thể tự lo cho mình. Khi mới đi làm, người ta cho rằng tôi không cần làm việc kiếm tiền. Họ nghĩ, vì tôi xuất thân từ một gia đình giàu có, công việc chỉ là để cho vui thôi . ( Có nhớ tay trưởng phòng tin ở Philadelphia không?). Rồi khi lấy chồng, tôi không thể đếm có bao nhiêu người nghĩ tôi sẽ bỏ việc, thậm chí bảo tôi nên làm thế, vì tôi đã tóm được một anh chàng có thể lo cho tôi. Không thể tả được những chuyện đó làm tôi nổi khùng đến mức nào. Tôi nhớ cuộc nói chuyện với một đại diện nổi tiếng khoảng 6 tháng sau khi lấy chồng, lúc đó tôi đã bắt đầu công việc mới ở NBC sau khi bị đuổi cổ khỏi Bản tin sáng CBS. Anh ta hôn chào tôi,hỏi thăm về hãng mới, rồi lắc đầu:” Tôi không hiểu cô bận tâm tới cái trò làm tin tào lao này làm gì. Cô đã lấy một anh chàng giàu có. Sao không ở nhà mà thư giãn, có vài đứa con và một cuộc sống tốt đẹp cho rồi”. Tôi muốn dộng cho anh ta một cái. May mà tôi không làm thế, vì anh ta không phải là người cuối cùng nói câu ấy, mà ta không thể dộng tất cả mọi người được. Tôi không kết hôn để sống xa chồng. Tôi không làm tin truyền hình để kiếm tiền. Thật tình hồi mới đi làm, lương so với ngày nay chẳng là gì. Tôi làm việc vì tôi thích và thích được kiếm tiền riêng. Tôi cảm thấy mạnh mẽ, độc lập khi biết mình có thể kiếm tiền theo cách riêng. Nếu muốn cảm thấy độc lập, nên biết rằng vấn đề then chốt là có thể tự kiếm tiền riêng. Trong l ĩnh vực này, tôi hối hận là chưa bao giờ dành thời gian suy nghĩ thật không ngoan về tiền bạc. Bài học xương máu: Đừng làm như tôi. Tôi chẳng bao giờ chú ý mình đã làm gì với số tiền kiếm được. Khi tốt nghiệp, hầu hết đám con gái trong lớp tôi không nói chuyện tiền bạc. Chúng tôi có hoặc không có tiền. Đối với cả hai loại, chẳng ai thèm nghĩ đến tiền làm gì. Tôi chưa bao giờ giỏi toán, vì thế tôi tưởng có người sẽ lo chuyện đó cho tôi, hoặc giả nó tự lo cho mình. Lầm to. Đây dứt khoát là cái tôi nên thay đổi trong cách sống. Chắc tôi phải bắt đầu từ đầu, dành nhiều thời gian học cách quản lý tài chính cho đến khi thành tay tổ mới được. Thời buổi này, thật ngu ngốc khi làm người ngờ nghệch về những vấn đề tài chính. Kiếm được tiền cũng chẳng được tích sự gì nếu bạn không biết làm gì với nó ngoài chuyện tiêu xài. Một cô bạn gái kiếm được rất nhiều tiền mách lại tôi điều cô ấy học được từ một diễn viên già nổi tiếng hồi cô mới vào nghề. Ông ta nói, giàu có bao nhiêu không quan trọng, ta vẫn phải kiểm tra kỹ từng tờ sec thanh toán với cặp mắt diều hâu. Ông ta nói, việc đó sẽ làm cho ta sáng suốt về tiền bạc, khiến ta nhận thức được tiền của ta đang đi đâu, và ta muốn tiền làm gì cho ta. Gi ờ đây, khi tôi đang kiếm được nhiều tiền, quản lý tiền bạc trở thành một thách thức thật sự đối với tôi. Tôi đang cố gắng khôn ngoan hơn trong quản lý tiền nong, lên kế hoạch mua bất động sản, bất kỳ việc gì. Tôi đang chơi trò đuổi bắt trong cái thế giới thay đổi và vận động nhanh đến nỗi, khó mà không cảm thấy luôn bị tụt hậu. Tôi cho rằng, mình sẽ chẳng bao giờ có thể thông thạo trong lĩnh vực này được. Và nó thực sự khiến tôi điên ruột lắm. Vì vậy, xin hãy sáng suốt hơn tôi, nhất là các bạn phụ nữ. Đừng tưởng có một người đàn ông sẽ lo chuyện này thay bạn. Nếu bớt thời gian dành cho sự nghiệp hoặc từ bỏ hoàn toàn để chăm sóc con cái, công việc không ăn lương nặng nền nhất, ôi, đừng bắt tôi nhắc tới nó nữa, cũng xin đừng từ bỏ vũ đài này. Bạn sẽ không bao giờ biết được, có lúc nào mình bị cuộc đời quẳng vào một tình huống mà bạn sẽ phải biết cách tự lo cho mình hay không. Tin tôi đi, học cái trò này cũng mất thời gian, mà những người có thể dạy chúng ta không phải lúc nào cũng kiên nhẫn với những ai có đầu óc u tối. Bài học xương máu: hãy học cách sử dụng tiền và trò chuyện cởi mở với chồng về vấn đề này. Thế đấy, tôi là người kiếm tiền rất khá, nhưng như các bạn biết đấy, chồng tôi còn khá hơn nhiều. Anh nói, chính vì vậy mà anh không có nhiều quyền hành trong cuộc sống gia đình, nhưng tôi thì nghĩ anh vẫn có. Tôi không muốn hỏi tiền anh, và tôi không hỏi. Nghe có vẻ khùng quá, nhưng chỉ vì tôi sĩ diện thôi. Anh hào phóng lắm, lúc nào cũng nói, đó là “ tiền của chúng ta”, nhưng tôi vẫn thích được biết rằng tôi cũng có thể kiếm tiền mang về. Tôi chỉ ước tôi thông minh trong công việc như anh thôi. Còn một vấn đề nữa về kiếm tiền riêng: Có thể trong một tương lai không quá xa, sẽ đến lúc bạn muốn, hoặc bắt buộc phải, giúp đỡ tiền bạc cho cha mẹ mình. Nếu bây giờ các bạn sáng suốt về mặt tiền bạc, nai lưng ra làm kiếm tiền, và gặp may mắn, thì các bạn sẽ có khả năng đỡ đần cho ông bà. Lưu ý sau chót. Có thể bây giờ các bạn chưa nghĩ tới, nhưng tôi cá là các bạn sẽ không cần hết số tiền mà mình kiếm được. Tôi cá sẽ có lúc, bạn có thể đem một phần thu nhập của mình cho hội từ thiện. Tôi ngưỡng mộ cái câu lạc bộ thể thao nổi tiếng không chịu cho người ta ghi tên tham gia trừ khi đồng ý tặng mười phần trăm thu nhập của họ cho hội từ thiện. Tôi cũng khâm phục cô gái trẻ giúp trông con cho tôi. Cô ấy tên là Mormon, luôn hiến tặng mười phần trăm thu nhập của mình cho nhà thờ, chẳng bao giờ suy nghĩ về việc ấy, chỉ lên kế hoạch và thực hiện thôi. Tôi hết sức kính trọng cô ấy và rất nhiều bạn trẻ khác mà tôi đã gặp, những người bắt đầu với trái tim nhân hậu ngay từ ngưỡng cửa cuộc đời. Tôi tin các bạn sẽ thu lại được gấp mười lần những món quà tinh thần, như lòng biết ơn, sự kính trọng, và sự thư thái trong tâm hồn. Bài học: Tiền bạc cho bạn nhiều lựa chọn, nhưng chỉ khi bạn không phung phí nó. Hãy để ý xem tiền của bạn tiêu vào đâu, việc đó có thể giúp bạn thấy mình đang đi đến đâu. Và hãy nhớ: Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ có tất cả tiền bạc, nhưng cho đi một chút phần đang có sẽ có ích cho tâm hồn bạn. Tiếng cười. Cần phải có tiếng cười. Đây là điều cuối cùng trong danh sách, nhưng là điều làm cho chín điều trên có thể thực hiện được. Đời không suôn sẻ, nhưng bạn có thể vượt qua mọi khúc quanh của cuộc đời bằng cách cười vào chúng, và cười chính mình. Người ta luôn hỏi chồng tôi có gì cuốn hút. Đó chính là óc khôi hài của anh. Hãy nghe theo lời khuyên của tôi. Chọn bạn đời của mình không chỉ vì ham muốn, mà còn vì tiếng cười. Hãy tin tôi. Bạn sẽ cần óc hài hước hơn tiền bạc, hơn một công việc ngon lành, hơn một tủ quần áo vĩ đại, hay thậm chí một thân hình mảnh khảnh nhiều. Lần đầu tiên gặp chồng tôi bây giờ, anh đã nói một điều hết sức bất kính và khôi hài với mẹ tôi. Hầu hết mọi người đều sợ mẹ tôi. Nhưng khi người ta giới thiệu anh với bà, anh nói: “ Con gái bác có một cái mông thật vĩ đại”. Tôi không biết anh thường thoát khỏi những tình huống tương tự thế nào, riêng mẹ tôi thì cười nghiêng ngả. Chuyện đó xảy ra ở giải tennis chuyên nghiệp dành cho những người nổi tiếng hơn hai thập kỷ trước. Anh vẫn chưa phải là người nổi tiếng, nhưng đã bắt đầu có tên tuổi. Anh tôi nói, phải có người gan dữ lắm mới dám để cho cái anh chàng vận động viên thể hình chuyên nghiệp lạ lùng này thi đấu với các tay chuyên nghiệp dưới sân. Thế là anh phá lên cười. Anh tự giễu mình, giễu cái giọng pha nặng trịch, cái tủ quần áo kiểu Trung Âu, sự kém cỏi của mình trong môn tennis. Tôi cười nhiều đến nỗi đâm ra yêu anh. Những người quen tôi đều nói, tôi đúng là đồ ngang ngạnh, mê tít anh bất chấp bao nhiêu khác biệt giữa hai người. Còn tôi chỉ biết mỗi một điều là, mỗi khi ở bên nhau, chúng tôi đều rất vui vẻ. Anh thông minh, nhiều khát vọng, ham học, và anh giúp tôi chấp nhận bản thân mình, tính cách và số phận của mình một cách không quá nặng nề. Đến nay, chúng tôi đã chung sống suốt hai mươi năm. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng vui vẻ, bởi vì cuộc đời không chỉ có vui vẻ, nhưng tôi có thể thành thật nói rằng, không ai có thể làm tôi cười nhiều như anh. Không ai trong số người tôi quen nhìn đời theo cách của anh. Giờ đây, mỗi khi cuộc sống của chúng tôi gặp áp lực, mỗi khi anh giận điên lên vì công việc bị đảo lộn hay thất bại, mà anh thì hay bị thế lắm, tôi nói: “ Óc hài hước của anh đâu mất rồi? Em không thể tin được là anh lại không làm em cười vì những chuyện ấy”. Anh thường làm theo gợi ý của tôi và hồi phục lại. Tôi không biết ai có óc khôi hài hơn chồng tôi. Anh làm việc như trâu, nhưng có một khả năng tuyệt vời là có thể bỏ ngang đấy đi chơi. Xung quanh anh toàn những người mang lại cho anh tiếng cười ( hầu hết là những anh chàng với những trò đùa ngớ ngẩn mà tôi không hiểu), và anh đắm chìm vào những sở thích riêng. Thật ra, tôi rất khoái chòng ghẹo những thú vui của anh, cưỡi mô tô với bọn con trai, chơi billard với bọn con trai, hút xì gà với bọn con trai, trượt tuyết, đi bộ đường dài với bọn con trai, và gần đây nhất, chơi cái môn golf thấy mà ghê với bọn con trai. Tôi bảo tất cả những trò ấy làm anh xa cách tôi, rằng anh là người rất ích kỷ. ( Cứ như là mong được chung sống một cách buồn chán vậy). Tôi châm chọc rằng, lý do duy nhất làm anh có thể vui thú một mình là nhờ có tôi giữ pháo đài cùng bọn trẻ. Thật ra thì, tôi làm chồng tôi buồn vì ghen rằng, anh đã tìm ra cách sống tràn ngập tiếng cười. Anh chỉ chọn làm những việc mà thời gian cho phép, và có thể nói không với những việc anh không muốn làm. ( Đây là một vấn đề lớn đối với hầu hết phụ nữ). Thật ra thì tôi biết nhiều đàn ông có thể ăn cắp thời gian cho bản thân mình hơn phụ nữ. Ờ thì, dù sao đó cũng là cách tuyên truyền cho phái yếu. Sự thật về phụ nữ đây này: Chúng ta có sở thích riêng bí mật, mà nhín ( Từ điển: Dè dặt, không hoang phí: ăn nhín. 2. đg. Nhường lại: Nhín gạo cho nhau) thời gian để tán dóc. Đó là một trong những thú vui lớn nhất của chúng ta, và chúng ta chẳng bao giờ từ chối nó cả. Bạn gái với nhau cùng làm nhau cười. Chúng ta cười vào hoàn cảnh và thất bại của chính mình. Chúng ta cười vì con cái. Nhưng chủ yếu là, chúng ta cười bọn đàn ông của chúng ta, như cách họ vừa đi tản bộ trên một cánh đồng xanh ngắt, vừa nói đùa những câu tục tĩu, vừa đuổi theo một quả bóng trắng nhỏ xíu. Tiếng cười đem lại niềm vui cho cuộc sống của bạn. Hãy tin tôi khi tôi nói rằng biết nhiều người cùng tuổi tôi, không phải những người già đâu, đã mất niềm vui sống. Tôi không nói đến những bi kịch và phiền muộn xảy đến với tất cả chúng ta. Những trách nhiệm đáng ghê sợ trong cuộc sống thường mài mòn bạn, làm bạn kiệt sức dần, làm bạn nghiêm trang chán ngắt, cướp đi tiếng cười và niềm vui của bạn. Lúc nào tôi cũng nghe những câu như thế này từ những người cùng tuổi tôi. Họ nói: “ Tôi không còn niềm vui nào nữa. Tôi không thể nhớ ra lần cuối cùng mình cười trước khi bắt đầu khóc là lúc nào. Tôi không nhớ lần cuối cảm thấy thoải mái là lúc nào. “ Họ đã để cho niềm vui ra đi. Có nhớ ở đầu tiên, đoạn tôi nói về “ xác định niềm say mê của bạn” không? Tôi đã kể cho các bạn nghe, một trong những điều nuôi dưỡng niềm say mê của tôi với ngành tin tức , là tôi thấy các anh chàng ở đằng sau máy bay trong những chiến dịch tranh cử vui nhộn quá. Tôi hy vọng có những người cùng làm việc với các bạn làm cho các bạn cười. Tôi hy vọng các bạn có thể thấy ra sự khôi hài trong những tình huống thay đổi trong khi leo lên các bậc thang danh vọng. Các bạn có nhớ chủ nhiệm đầu tiên của tôi ở Bản tin sáng CBS không, thầy tôi ấy? À, tôi đã nói cho các bạn biết chị gàn thế nào, nhưng có lẽ chưa nói về óc hài hước của chị. Hay là tiếng cười của chị. Chị là một trong những người có tiếng cười to, giòn nhất mà tôi từng nghe. Tình huống càng khó chịu, chị càng làm cho nó thành buồn cười. Mỗi khi cùng làm việc, chúng tôi cười nhiều đến nỗi nhà quay phim già, cái ông đét đít tôi vì tội phát biểu đôi lời ở khu nhà ở lưu động ấy, từng gọi chúng tôi là Fluffy và Flako. Chúng tôi chẳng bao giờ nhận ra ai trong chúng tôi là nhân vật nào, và chúng tôi cười luôn cả chuyện ấy nữa. Chúng tôi có r ất nhiều chuyện để cười. Như chuyện này chẳng hạn: tự nhiên thấy mình ở giữa một đám đông nghẹt các phóng viên, các nhà quay phim, trong nghề, chúng tôi gọi nó là “ xếp hàng để ngủ với giai”, xin lỗi đã nói ra câu này, ở liên hoan phim Cannes. Đám báo chí châu Âu săn đuổi Robert DeNiro trong khi anh ta không có ý định trả lời phỏng vấn. Chủ nhiệm của tôi cáu vì cứ bị xô đẩy giữa đám đông, “vì tin tức giải trí, vì chúa”. Hơn nữa, chị ấy đang tập cho tôi làm một Hannah làm tin giỏi, và đó là những năm trước cả sự kiện O.J lẫn Di và Monica. Nhưng chúng tôi bị cuốn đi trong cả đám phóng viên, xô đẩy chen lấn, chợt tôi nhận ra mình đang bò bằng tứ chi dưới gầm bàn và bất ngờ thò đầu lên ngay cạnh DeNiro. Chị chủ nhiệm đẩy nhà quay phim từ bên kia bàn đến thẳng trước mặt DeNiro và hỏi anh ta một câu ngu ngốc nhất mà tôi từng được nghe từ miệng chị: “ Thế thì, anh có thích phim của anh không?” Cả hai chúng tôi cùng giải tán. (DeNiro nói không thích). Chúng tôi thấy mình thật tệ, và chúng tôi rửa nó bằng tiếng cười. Các bạn phải tự cười mình nếu có làm chuyện ngu ngốc hoặc ngớ ngẩn, nhất là nếu đó là cách duy nhất bạn có được tiếng cười trong suốt cả ngày. Tôi đã cười theo cách của mình khắp nơi mọi chỗ trên bản tin truyền hình. Quả thật, tôi đã cười cả trong lúc lên hình, dù như thế là không nên. Lần đầu tiên điều phối Bản tin sáng CBS, một kiểu làm thử, tôi bồn chồn lo lắng đến mức mấy phút trước chương trình, phải chui vào toa let ọe khan. ( Cái bao tử của tôi có chuyện gì thế không biết?). Tôi chưa có khái niệm gì về cách điều phối, đây là thông tin hay cho một phóng sự lớn đấy, mà chẳng ai nói cho tôi biết cách làm cả. Tôi là người bắt đầu chương trình. Các tin nổi bật được ghi chung trên một băng video, tôi phải đọc tóm tắt tin chính song song với hình phát. Nhưng hồi hộp quá, tôi đua phần tóm tắt như điên, không thèm để ý xem đang phát hình ảnh gì. Tôi kết thúc quá nhanh, và khi thấy hình ảnh câm tiếp tục chạy trên màn hình, tôi bật cười nghiêng ngả. Ngay trong khi đang phát. ( Tôi đoán chắc chuyện ấy không khiến ai bực mình, vì tôi được nhận việc. Nó có nói lên với bạn được điều gì không?). Một sáng, tôi định phỏng vấn một thông tín viên hàng đầu của chúng tôi ở Trung Đông về một số vấn đề nóng bỏng ở đó. Trong khi chờ phát quảng cáo, tôi bảo anh ta, khi kết thúc anh ta phải lập tức bước ra ngoài, vì chúng tôi phải làm tiếp ngay phần khác. Anh ta y lời. kết thúc cuộc phỏng vấn, khi quay sang máy quay thứ hai để giới thiệu chương trình tiếp theo, tôi thấy anh chàng thông tín viên cựu chiến binh quý mến của chúng tôi bò bằng tay và đầu gối dưới các máy quay để ra ngoài. Tôi phá lên cười không thể ngưng lại được. Tôi nhớ có rất nhiều chuyện làm tôi cười. Lại nói về Cuba. Lần đầu tiên ở đó, tôi nhớ mình đứng cạnh Castro trong khi ông gầm thét lên với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha nhanh như bắn liên thanh, vì tuần trước, Bản tin tối NBC đã làm phóng sự về một dải đất ở Cuba được dùng làm nơi chứa hàng buôn lậu và ma túy. Tất cả những gì tôi có thể làm được là không bật ra cười. Cười cảnh một người đứng đầu nhà nước dáng mệt mỏi, đi bốt quân sự cao cổ, đứng trong một lán trại ở Havana, hét lên với tôi bằng một thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu, về chính sách tuyên truyền không phải do tôi đề ra mà ở Trung tâm Rockefeller xa đây hàng ngàn dặm. Tôi không biết tôi buồn cười vì cảnh khôi hài hay để làm dịu đi sự căng thẳng. Thật sự tôi đã cười. Nếu có bao giờ bạn rơi vào tình huống tương tự, tôi không khuyên bạn làm thế đâu nhé. Tôi thật may mắn được làm việc với nhiều người khôi hài đến thế. Có thể không phải lúc nào họ cũng biết mình khôi hài, nhưng nhìn chung những người trong nghề của tôi có khả năng hài hước lớn. Tin tôi đi, khi bạn chạy đua với những hạn chót quỷ quái, tường thuật trực tiếp những cảnh tội ác hay những hội nghị, tòa án, đối mặt với sự cạnh tranh hạ nhục nhau, luôn cố làm những việc bất khả thi trong một thời hạn bất khả thi, bạn sẽ cần những người xung quanh có thể làm cho bạn cười. Vì nếu không, mọi thứ sẽ trở thành quyết liệt đáng sợ, có thể làm bạn phát bệnh. Tôi tự hỏi không biết mình học được ở đâu cả hai thứ, một mặt là nhiều khát vọng và mạnh mẽ, mặt khác sẵn sàng tự cười bản thân. Tôi đoán ra rồi. Mẹ tôi. Mẹ đã nói rõ với tôi đây là thế giới của đàn ông, và không được phàn nàn gì về nó. Từ khi tôi còn nhỏ xíu, mẹ luôn giục tôi làm tất cả những gì mà các anh tôi làm. “ Tham gia vào đó đi Maria. Tham gia đi con”. Nếu đó là trận bóng bầu dục dành riêng cho con trai, mẹ luôn làm sao cho tôi chơi cùng, bất kể đám con trai chán ngán cái viễn cảnh phải chơi chung với tôi ra sao. Nhưng thật ra chuyện có tham gia hay không là do tôi quyết định. “ Tham gia đi Maria. Tham gia chơi đi con.” Mẹ giục tôi, và tôi chen lấn giành chỗ cho mình. Suốt một thời gian dài các anh không ném bóng cho tôi. Họ chỉ nói với tôi mỗi lần tôi làm người phát bóng, chuyền bóng giữa hai chân cho một ông anh để bắt đầu cuộc chơi. Họ khoái thế, vì thấy tức cười cái cảnh mông tôi chổng lên trời. Cuộc chơi cứ cuốn đi xung quanh tôi, nhưng không thành vấn đề:mẹ bảo thế là tôi đã tham gia chơi, và đó mới là điều quan trọng. Hình như phải đến sáu bảy năm sau các anh ấy mới ném bóng cho tôi và túm chặn tôi. Rốt cuộc cũng được! Cũng chẳng khác mấy việc các anh ấy xúm lại cù tôi là mấy, nhưng tôi đã chơi được bóng bầu dục! So với các anh , tôi chơi tệ lắm, tôi cứ cười mình mãi. Dĩ nhiên là các anh tôi cũng thế. Và tôi đã lớn lên với giọng nói ấy trong đầu. “ Tham gia vào đi, Maria. Tham gia chơi đi con!”. Bài học mà tôi rút ra được là coi những việc mình làm một cách nghiêm túc, nhưng không coi bản thân mình quá nghiêm túc. Thỉnh thoảng khi nào rảnh, các bạn hãy viết ra những gì mang lại niềm vui cho mình trong cuộc sống. Bạn hạnh phúc nhất khi làm chuyện gì?Niềm vui của bạn là gì?Điều gì khiến bạn cười? Hãy giữ tờ giấy ấy và đọc nó mỗi năm một lần. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy sao mình chóng quên làm những việc ấy thế, bị nhiễm thói quen cứ lao đầu lên phía trước và coi mình quá nghiêm túc. Khi bạn thấy thiếu tiếng cười trong cuộc sống, hãy nhìn lại danh sách của mình và thực hiện một trong những điều ghi trong ấy. Hãy mang niềm vui trở lại. Mới năm ngoái tôi đã làm chuyện tương tự. Tôi thấy mình đang mất đi niềm vui đã nếm trải ở tuổi hai mươi, tôi cho rằng mình cần điều chỉnh lại thái độ. Tôi ngồi lại tự hỏi, làm lại việc gì khiến mình hạnh phúc. Cái gì khiến tôi cười? Trung thực mà nói, có nhiều việc tôi không thể làm lại lần nữa, mà cũng không trở lại hoàn cảnh ấy được. Nhưng tôi nhớ có thời gian dài tôi đã chơi thể thao. Thế là tôi bắt đầu chơi tennis và đi xe đạp với các con. Và tôi nhớ tôi vui tới mức nào khi ở bên các anh trai và đám anh em họ. Thế là tôi lên chương trình cho gia đình đi nghỉ với họ ở Bờ Tây mỗi mùa hè, nơi tôi sinh trưởng. Cái tuần lễ tràn ngập tiếng cười ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi suốt một năm dài. Và thay vì chuồn không họp lớp, tôi đã đến, cùng hồi tưởng lại những kỷ niệm và cười vang với đám bạn gái. Tôi đã tự nhắc mình phải khiêm tốn hơn. Tôi thấy, khi tự xét lại mình, khi chấp nhận và đánh giá vị trí hiện tại và mục đích sắp tới của mình trong đời, chính là lúc tôi thấy ra viễn cảnh và cách cư xử trong tương lai có thể làm tôi vui với bản thân và được cười thoải mái. Bài học: Thời con gái, nếu các bạn bảo tôi sẽ cưới một anh chàng người Áo, vận động viên thể hình của Đảng Cộng hòa đóng vai Connan xứ Barbarian gây đột phá lớn, chắc tôi phải cười phá ra mất. Nhưng đó chính là chuyện đã xảy ra, và tôi vẫn cười mãi. Tình yêu và tiếng cười chính là những thứ bạn cần nhất trên đời. Chúng sẽ lấp đầy mọi hố sâu trên đường đời. Và đó là mười điều đứng đầu danh sách những điều tôi ước tôi được biết, báo cáo của tôi từ chính trường về những việc mà một sinh viên tốt nghiệp sẽ làm từng ngày ở đó, trong một cuộc đời thực. Tôi ước gì mình có thể nói với từng người trong các bạn rằng, các bạn sẽ đạt thành công lớn nhất trong bất cứ chuyện gì. Thôi, hãy để tôi là người đầu tiên nói với các bạn, có thể các bạn sẽ không thành công. Nhưng bạn có thể hạnh phúc và có một cuộc sống phong phú bằng cách sử dụng thời gian của mình, để cho nó thật hồn nhiên, bình dị, và thỉnh thoảng xin được ban cho niềm tin, tình yêu, sự dìu dắt và tính khiêm tốn mà tất cả chúng ta đều cần để trải qua cuộc đời này. Khi các bạn ra khỏi trường học bước vào phần đời còn lại, tôi biết các bạn sẽ tự hỏi, không biết cái cảm giác bồn chồn trong lòng mình có phải là sự háo hức không, hay chỉ là sự lo sợ cho tương lai. Tin tôi đi, đó là sự lo sợ. Lo sợ những điều chưa biết và lo sợ thất bại, trong tình yêu và trong cuộc sống. Lo lắng không biết cái gì sẽ xuất hiện ở sau khúc ngoặt trước mặt là điều hoàn toàn bình thường tự nhiên. Nhưng đừng bao giờ để cho nó ngăn bạn dừng lại ở khúc ngoặt đó, nhìn xem cái gì sắp đến với mình. Mỗi người trong các bạn là một con người ghê gớm, mạnh mẽ, kiên cường, có khả năng sống cuộc đời mà bạn phác ra cho bản thân. Chính các bạn là người tạc nên tương lai, tạo nên số phận mình. Các bạn đang ở trong khoảng khắc huy hoàng, đầy triển vọng. Hãy cố giữ cho cảm giác về khả năng vô tận này tồn tại càng lâu càng tốt. Bất cứ khi nào cảm thấy giảm bớt, hãy gợi nhớ và làm nó sống lại. Đó là món quà mà bạn có thể tự tặng cho mình. Bạn xứng đáng được có cảm giác tuyệt vời về đời mình. Một người nhiều kinh nghiệm có lần đã bảo tôi, can đảm là vượt qua nỗi sợ hãi của mình cùng với niềm tin. Tôi cầu cho tất cả các bạn có niềm tin và sự can đảm để xác định rõ niềm say mê của mình. Thôi, bây giờ hãy bước vào đời, thoải mái và thực hiện ý nguyện. Xin chúc mừng! Lời bạt Tôi đã đọc bài diễn văn trên và viết cuốn sách này để các bạn có thể chia sẻ. Không phải để rút ra những bài học mà tôi đã học. Không ai có thể chia sẻ với các bạn việc ấy, vì học là thử nghiệm, và bạn phải tự làm lấy. Giống một người nhiều kinh nghiệm có lần bảo tôi, cũng là cái người mà tôi mới nói ở trên ấy: “Nếu tôi có thể chia sẻ những đau khổ mà cô đang chịu đựng, tôi cũng không làm, vì tôi không muốn cướp đi của cô sức mạnh và hiểu biết mà cô sẽ có được nhờ vượt qua nó.”. Vậy những gì mà tôi mong chia sẻ với các bạn là sự cô đơn và hổ thẹn của tôi. Tôi từng nghĩ mình là người duy nhất bắt đầu tự lập. Tôi từng nghĩ mình là người duy nhất sợ hãi. Tôi từng nghĩ mình là người duy nhất trải qua thất bại. Tôi từng nghĩ mình là người duy nhất không thể trở thành Nữ Siêu Nhân. Giờ thì tôi hy vọng các bạn biết đó là chuyện thường tình. Rất bình thường. Khi bạn nếm mùi thất bại hoặc bị loại ra, hoặc thất vọng, bạn có thể tự nói với mình:” Mình không đâm vào một bức tường. Mình chỉ đụng phải ụ giảm tốc trên đường thôi.”. Bạn có thể vượt qua và đi tiếp. Tôi cũng thế, và đây là thông điệp tôi hy vọng chuyển lại cho các bạn: Nếu tôi có thể, thì các bạn cũng có thể. Những bi kịch của mỗi người là của riêng họ. Nếu sáng suốt mở to tai mắt, bạn sẽ nghe được nhiều chuyện của những người vượt qua được những điều không thể tưởng tượng được, họ đã kiên trì chịu đựng, dù mất đi những người yêu thương, dù bệnh tật, ly hôn, phá sản, nghiện ngập. bất kỳ chuyện gì. “Nếu họ có thể, tôi cũng có thể”. Các bạn biết không, sau khi đọc bài diễn văn, tôi đã nêu ra cả một danh sách những điều khác mà tôi ước được biết: 1- Tôi ước được biết rằng, thời buổi này, đám cưới lớn, đắt tiền là một lãng phí ngớ ngẩn cả thời gian lẫn tiền bạc và cảm giác có lỗi. 2- Tôi ước được biết rằng rất dễ mất liên lạc với bạn học. Trước khi ta kịp nhận ra thì hai mươi năm đã trôi qua mất rồi, và ta để vuột mất bạn bè. Cố đừng để chuyện ấy xảy ra với bạn nhé. 3- Tôi ước được biết rằng, máy tính sẽ trở thành thước đo thế giới. Hẳn tôi đã cố sử dụng thành thạo nó sớm hơn. 4- Tôi ước được biết rằng, tình dục phải là sự sáng tạo, kiên trì và có tính quyết định. Dĩ nhiên là tôi không hề biết tôi sẽ nhiệt tình nói nhiều về nó đến thế. 5- Tôi ước được biết rằng, sự nghiệp tiếp quản đời con người ta nhanh đến thế. Tôi mải mê lao vào đó ngay sau khi tốt nghiệp. Tôi ước mình bỏ ra một năm để đi chơi khắp nơi, một năm không trách nhiệm, không hạn chót, không mục đích. Một khi đã lao vào công việc, ta không thể vô tư như trước được nữa. 6- Tôi ước được biết rằng, sức khỏe quan trọng tới mức nào. Tôi hẳn sẽ chăm lo cho mình sớm hơn. Giờ khi ta biết, vẫn có thể học hành lẫn trưởng thành và thay đổi ở tuổi bốn năm mươi và hơn nữa, thì để cho cơ thể tàn tạ đi vì bị bỏ bê hoặc bạc đãi đúng là một tội ác. 7- Tôi ước được biết sớm hơn về “ hành xử đơn giản” , những người cực kỳ sáng suốt thường đơn giản hóa cuộc sống của họ bằng cách tìm những nơi yên tĩnh, ngồi tính xem đâu là điều thực sự quan trọng, rồi vứt bỏ những thứ không cần thiết. ( Có lẽ tôi chưa thể thực sự làm điều đó, cho tới khi tôi bày bừa bãi khắp cả cuộc sống của mình, nhiều đến nỗi phải lo dọn dẹp lại). 8- Tôi ước được biết sớm hơn cách nói KHÔNG. Điều tôi nhận ra là những người thực sự sáng suốt không tự đè nặng mình bằng mặc cảm tội lỗi. Họ rất thoải mái nói: “ Không, tôi không thể làm thêm việc nào nữa”. Họ sử dụng thời gian của mình rất giỏi. Họ không làm mọi việc, nhưng một khi đã làm, họ sẽ làm tốt. Đó chính là mục tiêu của tôi hiện nay. 9- Tôi ước được biết tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái thay đổi thế nào. Hẳn tôi sẽ là một đứa con khác đối với cha mẹ mình, ân cần hơn, cởi mở hơn, chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn. Vì chỉ biết lo cho mình, tôi đã ngoảnh mặt quay lưng với cha mẹ quá nhanh, quá dễ dàng. Giờ thì tôi đã biết rằng, con cái có thể làm cha mẹ hết sức đau lòng. ( Mới đây, con gái tôi nói: Mẹ ơi, mẹ nên hẹn đi chơi với ai đó đi, vì bọn con chơi với mẹ nhiều quá rồi. Chúng con muốn chơi với các bạn nhiều hơn cơ !”. Tôi đau nói tận tâm can.). 10- Tôi công ước được biết rằng, đối với cha mẹ tôi, phải nhìn cảnh con mình lấy chồng và bỏ đi sống cách xa ba ngàn dặm khó khăn tới mức nào. Tôi đã sẵn sàng chuẩn bị cho mình lòng khoan dung, rộng lượng và tình yêu thương khi một trong bốn đứa con tôi làm điều gì giống như thế. 11- Tôi c được biết về cha mẹ thời trẻ. Tôi gặp hai người lúc họ đã đi được nửa đường đời. Tôi ước được thử là cha mẹ trước khi bị đám con cái chúng tôi đè nặng trách nhiệm lên vai. 12- Tôi c được biết rằng, bốn anh trai tôi rồi sẽ không còn làm bạn tốt nhất của tôi được nữa. Tôi sẽ ít châm chọc họ hơn khi chúng tôi còn nhỏ, ít xô họ ra khỏi phòng tôi hơn, ít đuổi họ đi và ít coi thường họ hơn. Bây giờ họ là một phần chủ yếu của đời tôi, luôn có mặt ở đó. Tôi không coi tình yêu thương của họ là điều hiển nhiên. Chúng tôi đã tạo ra những mối quan hệ riêng ngoài cha mẹ, chuyện ấy trở nên cốt yếu hơn khi chúng tôi về già. Quả thật, chúng tôi coi chuyện mỗi năm gặp nhau đôi lần là cần thiết, chỉ có năm chúng tôi trong một căn phòng, tìm hiểu vị trí hiện tại của mỗi người và cách mỗi người đang sống, cởi bỏ mọi oán giận, hiểu lầm, chỉ cần có mặt ở đó cho nhau. Quan hệ gia đình nuôi dưỡng tuổi trưởng thành của tôi, là cột trụ của đời tôi, là khung xương để những phần còn lại bám vào. 13- Tôi c được biết sớm hơn về sự quan trọng của việc nói ra những lời yêu thương. Bạn hẳn phải ngạc nhiên khi biết, có bao nhiêu người thực sự không biết rằng họ được yêu thương. Tôi đã học cách nói ra điều ấy, với con cái, với chồng, với cha mẹ, với các anh trai, bất cứ khi nào tôi thấy tình cảm ấy trong tim mình. Tôi còn nói với bạn bè rằng tôi yêu quý họ, rằng họ quan trọng đối với tôi, và tôi rất dễ chịu khi đánh bạn với họ. Các bạn biết không, tôi biết được một sự thật kinh khủng khi đi dự nhiều đám tang: Sau khi qua đời, con người ta được quá nhiều lời tán dương, ca tụng. Đáng lẽ chúng ta phải nói với họ sớm hơn. Tôi là một tín đồ cuồng nhiệt chuyên chúc mừng mọi người trong các dịp lễ sinh nhật, lễ kỷ niệm, họp gia đình, chúc mừng đức tính tốt, tình bạn, sự thông thái, sự khác thường của họ. Còn gì tốt hơn là được nghe thành tiếng một cách chân thật, trước mặt mọi người, rằng ta được yêu thương, được kính trọng, được cần đến, được hiểu rõ giá trị, và được quý mến. 14- Tôi c được biết rằng, Chúa sẽ ban cho tôi mọi sức mạnh và lòng tin mà tôi cần để vượt qua những giai đoạn khắc nghiệt, chồng bị mổ tim, bà con thân thuộc chết, con cái đau ốm, thì có lẽ tôi sẽ không phải hoảng sợ đến thế. 15- Tôi được biết, tôi thay đổi thường xuyên thế nào. Đang tập trung mọi năng lực và tinh thần để trở thành nữ phóng viên giỏi hết mức có thể, thì bùm! Đến tuổi bốn mươi ba, những mối quan tâm của tôi thay đổi đột ngột. Một hôm thức dậy, tôi ngồi vào viết một cuốn sách thiếu nhi. Bỗng nhiên tôi thành tác giả, một con người mới đối với tôi, và tôi lại bắt đầu từ đầu. Nó làm cho tôi hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình trở lại. Còn bây giờ, tôi ngồi đây, viết thêm một cuốn khác. Tôi thực sự ước được biết rằng, không chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi : “Lớn lên con muốn làm gì?”. Bởi vì hóa ra, tôi đã lớn lên thành một phụ nữ đam mê sự nghiệp ở tuổi hai mươi, thành vợ và mẹ ở tuổi ba mươi, và cộng thêm thành tác giả ở tuổi bốn mươi nữa chứ. Tôi rất vui là đã chạm được đến cái phần trong con người có thể học hỏi được, có thể đổi mới được, mạnh khỏe và trưởng thành. Chúng ta có thể thay đổi mình, tìm ra cả một thế giới bên ngoài, hoặc cả một thế giới mới bên trong chúng ta. Hết lần này đến lần khác. 16- Tôi c được biết cách thuận hòa với chính mình sớm hơn. Tôi chưa bao giờ thực sự tự hào về mình cho đến một ngày tháng Tư năm 1999, khi tôi được biết cùng lúc cả hai tin: được trao tặng giải Peabody dành cho phóng viên truyền hình và cuốn sách viết cho thiếu nhi của tôi được đưa vào danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Tôi ngồi trong phòng khách sạn và khóc. Sau bốn mươi ba năm tồn tại trên hành tinh này, tôi mới cảm thấy mình đã đạt được điều gì đó. Tôi được công nhận không phải vì gia đình tôi, vì chồng tôi, hay vì nhan sắc, mà vì bản thân và sự nỗ lực làm việc của tôi. Nó cho tôi biết, tôi có quyền tự hào về chính mình. Rốt cuộc là thế. Thế đấy. Tôi bắt đầu phát bệnh lên vì cứ nói về mình mãi rồi. Hãy nắm lấy những điều tôi đã học được và sử dụng nó. Sau một thập kỷ nữa tôi sẽ quay lại đưa cho các bạn phần cập nhật. Chúc các bạn may mắn!.