🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 10 Đại Mỹ Nhân Trung Quốc - Huyền Cơ full prc pdf epub azw3 [Lịch Sử]
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
1. Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P1)
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P2)
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P3)
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P4)
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (End)
2. Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P1)
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P2)
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P3)
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P4)
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (End)
3. Vương Chiêu Quân - Hồng Nhan Bạc Mệnh Xứ Người (P1) Vương Chiêu Quân - Hồng Nhan Bạc Mệnh Xứ Người (P2) Vương Chiêu Quân - Hồng Nhan Bạc Mệnh Xứ Người (P3) Vương Chiêu Quân - Hồng Nhan Bạc Mệnh Xứ Người (P4) Vương Chiêu Quân - Hồng Nhan Bạc Mệnh Xứ Người (End) 4.Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (P1) Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (P2) Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (P3) Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (P4) Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (P5) Triệu Phi Yến - Mỹ Nhân Loạn Cung Đình (End) 5. Điêu Thuyền - Mỹ Nhân Vì Nước Diệt Gian Thần (P1) Điêu Thuyền - Mỹ Nhân Vì Nước Diệt Gian Thần (P2) Điêu Thuyền - Mỹ Nhân Vì Nước Diệt Gian Thần (P3) Điêu Thuyền - Mỹ Nhân Vì Nước Diệt Gian Thần (P4) Điêu Thuyền - Mỹ Nhân Vì Nước Diệt Gian Thần (End) 6. Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P1) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P2) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P3) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P4) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P5) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P6) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (P7) Võ Tắc Thiên - Mỹ Nhân Tham Vọng Điên Cuồng (End) 7. Dương Quỳnh Chi - Họa Mỹ Nhân Thời Tây Tấn (P1) Dương Quỳnh Chi - Họa Mỹ Nhân Thời Tây Tấn (P2) Dương Quỳnh Chi - Họa Mỹ Nhân Thời Tây Tấn (End) 8. Trương Lệ Hoa - Mỹ Nhân Hát Khúc Hậu Đình Hoa (P1) Trương Lệ Hoa - Mỹ Nhân Hát Khúc Hậu Đình Hoa (P2) Trương Lệ Hoa - Mỹ Nhân Hát Khúc Hậu Đình Hoa (End) 9. Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P1) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P2) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P3)
Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P4) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P5) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P6) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (P7) Dương Ngọc Hoàn - Mỹ Nhân Thiên Cổ Hận Tình (End)
10. Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (P1) Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (P2) Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (P3) Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (P4) Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (P5) Trần Viên Viên - Mỹ Nhân Để Lụy Anh Hùng (End)
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
1. Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P1)
Sau khi Chu Vũ Vương khởi binh tiêu diệt Trụ Vương, kiến lập nên chế độ mới với nhiều chính sách hướng về lợi ích nhân dân. Sở dĩ nhà Tây Chu đạt được những thành tựu ấy, là nhờ sự phò tá đắc lực của Chu Công, và cái gương nữ họa Đắc Kỷ còn rõ ràng trước mắt, trở thành 1 triều đại an thịnh và phồn vinh, nhân dân ấm no hạnh phúc. Trải qua mấy đời, từ Thành Vương cho đến Lệ Vương, thế nước dần dần suy đồi, hầu như không có 1 nhân tài nào kiệt xuất đứng ra phò tá cho các vua nhà Chu. Vì vậy, bá quan văn võ chỉ toàn bọn vô tài bất tướng, thi nhau theo gương nhà vua hưởng lạc. Tiếp đến đời Tuyên Vương lại càng hủ bại, bởi vì Tuyên Vương không những ham mê chơi bời, mà còn chẳng màng gì đến chính sự, mặc cho bọn quần thần dưới quyền lộng hành, hà hiếp dân đen. Tuy các chư hầu vẫn nhớ đến ân nghĩa phong hầu, cấp đất của nhà Chu; theo lệ cũ hàng năm vẫn tiến cống, nhưng đa số đều ngấm ngầm phẫn uất, bởi vì nhà Chu mỗi năm lại đòi hỏi tăng thêm để có đủ chi dụng cho việc hưởng lạc vô cùng xa hoa tổn phí. Dù là hôn quân mê ám, nhưng Tuyên Vương cũng biết lòng người không phục, nên trong lòng cũng rất lo lắng. Tuy không ngừng ăn chơi xa xỉ, song đồng thời lại cho tiến hành việc tăng cường binh lực để trấn áp mọi sự chống đối. Nhà vua hy vọng với quyền lực của mình, sẽ không có một chư hầu nào dám có ý nghĩ sẽ xâm phạm đến nhà Chu. Thế nhưng, nước Khuyển Nhung lại nghĩ khác, cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để thống nhất Trung Nguyên, nên ồ ạt kéo quân xâm phạm biên giới. Quân tướng nhà Chu tuy đông chẳng kém Khuyển
Nhung, nhưng liên tiếp mấy trận đều đại bại, bởi vì quân sĩ không hết lòng vì nước, tướng soái thì bất tài, chỉ giỏi ăn chơi hơn là thao lược.
Nghe tin dữ, Tuyên Vương vội triệu bá quan đến thương thảo kế sách. Đa số đại thần từ trước đến nay, nhờ vào nịnh bợ mà tiến thân, không hề có thực tài, nên đồng thanh tâu: "Sở dĩ Khuyển Nhung thắng trận là vì bọn chúng dồn hết lực lượng tấn công, trong khi đó chúng ta lại phải bảo vệ suốt một miền biên giới quá dài. Nay bệ hạ chỉ cần ban lệnh trưng dụng thêm quan binh, là thừa đủ tiêu diệt Khuyển Nhung như như trở bàn tay".
Tuyên Vương nghe vậy rất hài lòng, lập tức xuống chiếu tuần du đất Thái Nguyên để kiểm điểm trai tráng trước khi quyết định số lượng quân binh sẽ được tăng cường. Khi việc đã xong, trở về gần đến Cảo Kinh thì trời đã sụp tối. Đoàn xa giá vừa vượt qua phố chợ để vào cổng kinh thành, thì chợt nghe văng vẳng có tiếng con trẻ vỗ tay, cùng nhau hát đồng dao:
"Thỏ mọc thì ác phải tà
Giang hồ ki phúc ấy là mất Chu"
Trong lòng đang sẵn mối lo, Tuyên Vương nghe câu đồng dao ấy hết sức giận dữ, lập tức truyền lệnh truy bắt những đứa trẻ con đã hát đồng dao. Bọn trẻ con sợ hãi bỏ chạy tán loạn, rốt cuộc quân binh chỉ bắt được 2 đứa, dẫn đến trước mặt nhà vua. Tuyên Vương giận dữ phán hỏi: "Người nào đã bày cho bọn ngươi câu đồng dao đó, các ngươi nói thật thì ta tha cho, bằng không sẽ bị chém đầu!".
Hai đứa trẻ hết sức sợ hãi, không dám giấu giếm, giương giọng trả lời: "Tâu Đại vương, ba ngày trước đây có một đứa trẻ mặc áo
đỏ, chẳng biết từ đâu đến, dạy câu hát này cho tất cả chúng con, không riêng một đứa nào. Sau khi dạy xong, đứa trẻ mặc áo đỏ ấy đi đâu mất, không ai gặp lại nữa. Chúng con trẻ người non dạ, không ai hiểu ý nghĩa ra sao, nên vô tình phạm tội. Xin Đại vương tha chết cho."
Tuyên Vương biết là bọn trẻ nói thật, lo lắng im lặng hồi lâu, rồi truyền tha cho bọn chúng. Sau khi về triều, nhà vua vẫn bị ám ảnh bởi câu hát này, hạ lệnh cho quan Tư vụ, nếu còn nghe ai hát, lập tức sẽ khép vào tội phản nghịch, chém đầu cả cha mẹ. Thật ra nhà vua không hiểu rõ lắm ý nghĩa sâu xa của câu đồng dao, nên mấy hôm sau, triệu 2 đại thần trụ cột, có học vấn rộng rãi, là Đại tông Bá Chiêu Hổ, Thái sử Bá Dương Phụ vào cung hỏi cho rõ. Đại tông Bá Chiêu Hổ suy nghĩ rồi tâu: "Thần được biết, "giang" là tên cây dâu mọc trên núi, "giang hồ" tức là lấy cây dâu ấy làm thành cánh cung, "ki"là tên một loại cỏ có tính chất dai, bền, "phúc" là cái bao đựng tên. Như vậy "ki phúc" là lấy cỏ ki làm bao đựng tên. Cả hai câu này ngầm ý nói đến cung tên, tức là báo trước nước ta sắp có họa đao binh".
Tuyên Vương càng lo sợ hỏi: "Câu đồng dao là do đứa trẻ mặc áo đỏ bày ra, vậy đứa trẻ ấy ý nghĩa ra sao?".
Thái sử Bá Dương Phụ đáp: "Sắc đỏ thuộc hỏa tinh, vì vậy theo thần suy đoán thì đứa trẻ mặc áo đỏ tức là sao Huỳnh Hoặc hay Hỏa tinh".
Tuyên Vương hết sức kinh sợ, bởi vì thông thường sao Hỏa tinh xuất hiện thì chắc chắn không thoát khỏi nạn binh đao, vội vàng nói: "Nếu vậy, trẫm không tính đến việc trừng trị Khuyển Nhung nữa, cho quân án binh bất động và đốt bỏ toàn bộ cung tên, thì có thể tránh được tai nạn hay không?".
Bá Dương Phụ lắc đầu, tâu: "Theo thần thì họa lớn không phải bắt nguồn từ cung tên, bởi câu "thỏ mọc thì ác phải tà" có nghĩa âm thịnh dương suy; nếu là âm thịnh dương suy, tất cả họa phát sinh từ trong cung cấm hoặc là nữ họa, khiến đất nước nghiêng ngả".
Thấy Tuyên Vương có vẻ không vui, Bá Dương Phụ cúi đầu tâu tiếp: "Họa là do nữ nhân gây ra, cung tên binh đao từ đó mà ra, vì vậy có thể tránh được. Chỉ cần bệ hạ tu nhân tích đức, làm điều lành, giúp dân no ấm, thì họa sẽ tự tiêu tan".
Thực ra Bá Dương Phụ không dám nói thẳng, là nhà vua nên dẹp bỏ ăn chơi hưởng lạc, đừng xa hoa dâm sĩ thì sẽ chẳng còn lo đến tai họa nữ nhân nữa. Riêng Tuyên Vương có chút mừng rỡ, cho 2 người lui ra, rồi vào trong triệu Khương hậu đến bàn bạc mọi việc, đề phòng. Chẳng ngờ khi vừa gặp mặt, Khương hậu đã vội tâu ngay: "Trong cung bất ngờ có việc rất quái dị, thần thiếp đang định diện kiến hoàng thượng để tâu bày. Thật đúng việc dị".
Tuyên Vương thất sắc hỏi dồn: "Trong cung kín cổng cao tường, hàng ngàn cấm binh canh giữ, vả lại từ trước đến nay hậu cai quản cấm cung rất nghiêm minh, làm sao có việc gì quái lạ xảy ra được?".
Khương hậu tâu: "Trong cung có một lão cung nhân của Tiên đế ngày trước, nay đã 50 tuổi, mang thai hơn 38 năm mà không thấy dấu hiệu gì sắp sinh nở. Chẳng biết vì sao hôm qua chợt chuyển dạ, sinh được 1 đứa con gái, chẳng là điều quái dị, không thể tưởng tượng ra được hay sao?".
Tuyên Vương càng thêm kinh hoảng, vội hỏi: "Đứa con gái ấy hình dạng ra sao, còn sống hay đã chết?".
Khương hậu đáp: "Đứa bé ấy bình thường như mọi đứa trẻ khác, tuy thần thiếp thấy nó có vẻ xinh đẹp, nhưng vì là vật quái lạ nên lập tức sai người mang ra Thanh Thủy vứt đi rồi".
Tuyên Vương thở phào, trong lòng bớt lo lắng. Muốn biết sự thật, Tuyên Vương truyền cung nữ già ấy vào hỏi han thêm. Lão cung nữ cứ thật sự tâu bày: "Tâu bệ hạ, vào đời nhà Hạ vua Kiệt, một ngày kia chợt có 1 con rồng bay xuống sân cấm, miệng nhỏ nước dãi, Hạ Kiệt vội triệu quan Thái sử đến hỏi ý kiến; Thái sử bói được 1 quẻ rất tốt, cho rằng rồng giáng hạ là điềm lành, bệ hạ nên thì giữ lấy nước dãi của nó để làm vật quốc bảo thì hay hơn. Hạ Kiệt nghe theo, truyền lấy 1 cái hộp bằng vàng, đựng nước dãi rồng ấy, cất vào kho. Sau khi lấy xong, chợt trời nổi lên sấm chớp, mưa to, rồi con rồng theo gió bay mất. Trải qua mấy đời Hạ, Thương rồi Chu, chưa hề có ai mở chiếc hộp vàng đựng nước dãi rồng ra lần nào. Đến đời Tiên vương (tức Lệ Vương), bất chợt 1 hôm, chiếc hộp phát ra ánh hào quang chói lọi, khiến quan nội khố rất kinh ngạc, tâu lên Tiên vương. Tiên vương liền sai mang hộp vàng đến, tò mò mở ra xem thử rồi lỡ tay đánh rơi hộp vàng xuống đất, nước dãi rồng chảy xuống sân cung cấm, biến thành con dãi nhỏ chạy thẳng vào hậu cung, khi ấy thần thiếp mới 12 tuổi, thấy nhốn nháo liền chạy ra, vô tình đúng hướng con dãi chạy tới, đến chân thần thiếp thì chợt biến mất. Do vậy, thần thiếp hoài thai nhưng trải qua 38 năm vẫn không động tĩnh gì, chẳng biết nguyên nhân vì sao đến hôm qua mới chuyển dạ. tuy là việc quái lạ nhưng không phải do thần thiếp gây nên, vả chăng đứa bé đó đã bị hoàng hậu đem vứt bỏ rồi thì không còn gì lo lắng nữa. Xin hoàng thượng tha tội cho".
Tuyên Vương nghe xong, truyền cho lão cung nữ lui ra, rồi hạ lệnh cho quân binh đi dọc theo sông Thanh Thủy, tìm xem có thật đứa bé gái đã chết chưa. Sau mấy ngày mệt nhọc, bọn quân sĩ về
tâu báo: "Tuy chúng tôi không tìm thấy xác, nhưng có lẽ đứa baes gái ấy đã chìm xuống lòng sông hoặc đã bị cá ăn thịt mất rồi".
Tuyên Vương không sao hết lo lắng, truyền Thái sử Bá Dương Phụ vào bàn soạn. Bá Dương Phụ theo lệnh, bói được 1 quẻ có lời hào:
"Nước biếc chảy về đông, khí hồng ở phía tây
Giang hồ ki phúc vẫn còn, nên cẩn trọng".
Bá Dương Phụ giải thích: "Theo lời quẻ, thì yêu khí tuy đã ra khỏi cung nhưng chưa bị tiêu diệt, cũng theo lời hào, thì bệ hạ chỉ cần cẩn trọng trong việc cung tên thì có thể tránh được đại nạn".
Tuyên Vương không sao yên tâm được, lập tức xuống lệnh: "Trong phạm vi nội ngoại kinh đô, bất cứ ai tìm được 1 đứa trẻ gái sơ sinh, dù sống hay chết đều trọng thưởng. Ai nuôi trẻ sơ sinh gái không có nguồn gốc thì bị tội chém đầu toàn gia". Đồng thời Tuyên Vương cũng triệu Thượng đại phu Đỗ Bá và Hạ đại phu Tả Nho vào ra lệnh, truyền 2 người đốc thúc các quan, cấm tuyệt đối không cho ai chế tạo hay buôn bán cung làm bằng gỗ dâu núi hoặc bao đựng tên làm bằng cỏ ki, trái lệnh chém đầu không cần xét xử.
Tả Nho phụ trách việc khám xét nội ngoại thành, còn Đỗ Bá dẫn quân dọc theo sông Thanh Thủy, phải tìm bằng được đứa bé gái sơ sinh, dù chết hay sống cũng đều trọng thưởng. Các quan cấp dưới biết đây là việc hệ trọng nên không dám chần chừ, mau chóng dán cáo thị khắp nơi và ngày đêm tuần tra xét hỏi. Tiếc rằng lệnh ra quá gấp, chỉ những người trong thành biết rõ, đa số dân chúng ở ngoại thành không hề biết đến lệnh cấm này. Vì vậy hôm sau có đôi vợ chồng ở gần chân núi, chưa biết lệnh cấm, cùng nhau gùi 1 số cung
làm bằng gỗ dâu núi và 1 ít bao tên bằng cỏ ki vào thành, định bán đổi lấy gạo ăn. Vừa đến cửa thành, quan quân đã phát hiện ra, lập tức xông vào bắt trói. Vì là người miền núi, giỏi săn bắn luồn lách, nên người chồng tuy hốt hoảng, vẫn mau chân chạy thoát được; quân sĩ chỉ bắt được người vợ và tất cả số cung tên họ mang theo, giải về trình lên cho Tả Nho xét xử. Hạ đại phu Tả Nho thầm nghĩ: "Theo lời đồng dao thì vừa có cung tên bằng gỗ dâu núi vừa có nữ họa. Nay ta đã bắt được mụ đàn bà cùng số cung và bao tên thì tức là chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Chắc chắn hoàng thượng sẽ hài lòng, nếu đừng nhắc đến việc tên chồng đã chạy thoát, cũng đừng cho Đỗ Bá biết để tranh công với ta".
Vì vậy Tả Nho mau chóng vào cung tâu báo với Tuyên Vương, không hề nhắc đến sai sót của mình. Tuyên Vương cả mừng, ngay lập tức truyền lệnh đốt bỏ số cung và bao tên, đồng thời chém đầu người đàn bà; trong lòng hoàn toàn yên tâm là nữ họa đã bị tiêu diệt tận gốc.
Thế nhưng việc đời không đơn giản như suy nghĩ thiển cận của nhà vua hôn ám. Khi thấy vợ bị bắt , tuy chẳng biết nguyên do tại sao, nhưng người đàn ông quen với việc săn bắn phản ứng rất mau lẹ, ngay đêm đó chạy thật xa kinh thành, chờ tới trời sáng mới dò ra hỏi dân cư tin tức. Người đàn ông nghe được tin vợ mình chết oan ức vì 1 đứa con gái sơ sinh vứt bỏ nào đó thì khóc lóc thảm thiết. Hai người vốn chưa có con cái, bao nhiêu năm nay sống gắn bó với nhau nơi chân núi biết mấy ân tình. Cơn hoảng loạn này chưa hết, đã tiếp đến nỗi đau thương khó tả, người đàn ông nhất thời không cầm được cảm xúc, đi thẳng tới dòng sông Thanh Thủy với ý định cùng chết với vợ cho trọn nghĩa tình. Chẳng ngờ, đến bờ sông, hắn chợt nghe có tiếng con nít khóc, liền chạy đến nhìn xem; hóa ra tiếng khóc từ trong 1 cái chiếu cuốn tròn vọng ra. Vốn đã được nghe
người ta kể lại, sở dĩ Tuyên Vương ra cáo thị giết chóc bừa bãi dân lành, chẳng qua là vì 1 bé gái sơ sinh nào đó. Người đàn ông động tâm cơ suy nghĩ: "Có khi đây chính là đứa bé mà hôn quân tìm giết, chi bằng ta cứu nó, vừa làm phúc vừa trả mối hận cho người vợ
hiền phần nào".
Nhờ vậy, trong lòng ông ta nguôi xúc động, tìm 1 cây sào dài, khều cái chiếu vào bờ mở ra xem. Quả nhiên trong cái chiếu là 1 đứa bé gái rất xinh xắn, được quấn bằng cái khăn sang trọng, chắc chắn là vật từ hoàng cung. Thấy đứa bé vẫn tiếp tục khóc mặc dù âm thanh khô khốc và nhỏ như sắp đứt hơi thở, người đàn ông đau khổ, vội vàng bụm ít nước mớm cho nó, hồi lâu đứa bé mới im tiếng, ngủ thiếp đi. Hiện tại ông ta biết có lệnh cấm nuôi bé gái không nguồn gốc nên quyết định rời bỏ quê hương, nhắm đường sang nước Bao, tìm người chị họ xin cứu giúp. Tiếc rằng người chị họ cũng quá nghèo lại già lão nên không có sữa cho đứa bé. Người đàn ông phải ngậm ngùi mang cho 1 người trong làng tên là Bao Tiều. Bao Tiều lấy vợ đã lâu nhưng chưa có con, nay được đứa bé gái đẹp như thiên thần thì mừng lắm, đặt tên là Bao Tự. Câu chuyện dần dần phai nhạt, chẳng ai còn nghĩ tới việc nhỏ nhặt ấy nữa, riêng Chi Tuyên Vương đã yên tâm, tiếp tục ăn chơi sa đọa.
Mấy năm sau nhân đến ngày tế lễ ở Thái miếu, Tuyên Vương theo lệ cũ thân hành ra miếu chay tịnh. Vào đêm khuya, nhà vua chợt nhìn thấy 1 nữ nhân, từ hướng tây chạy thẳng vào trong miếu. Thái miếu là chốn trang nghiêm, từ trước đến nay cấm tuyệt phụ nữ lai vãng. Vì vậy Tuyên Vương rất giận, lớn tiếng truyền cho quân sĩ bắt nữ nhân ấy lại. Thế nhưng, mặc cho nhà vua kêu gọi mấy lần, chẳng hề có tên quân nào xuất hiện. Người con gái huyền bí này tiến tới trước linh vị tiên vương nhà Chu, cười 3 tiếng, khóc 3 tiếng rồi gom toàn bộ thần chủ trong Thái miếu mang đi. Tuyên Vương vô
cùng kinh sợ, nhỏm dậy định đuổi theo thì chợt giật mình tỉnh dậy, mới biết mình vừa nằm mơ. Trong lòng vẫn chưa hết hồi hộp, Tuyên Vương lập tức triệu Thái sử Bá Dương Phụ vào bói 1 quẻ xem tốt xấu ra sao. Sau khi gieo quẻ, Bá Dương Phụ trầm ngâm tâu: "Mộng thấy nữ nhân, thật hợp với điềm báo nữ họa trước kia. Nữ nhân từ hướng tây chạy đến, gom hết thần chủ, rồi chạy về hướng đông, đúng với câu đồng dao "nước biết chảy về đông, khí hồng ở phía tây"".
Tuyên Vương kinh hãi nói: "Trước đây mấy năm, trẫm đã giết người đàn bà bán cung gỗ dâu và đốt hết bao tên bằng cỏ ki rồi. Chẳng phải đã trừ được nữ họa hay sao?".
Bá Dương Phụ lắc đầu tâu: "Theo hạ thần, thì người đàn đàn bà quê mùa ấy không liên can gì đến câu đồng dao cả, một người như vậy chắc chắn không thể làm nghiêng ngả nước nhà. Khi ấy bệ hạ quá mừng, nên quên mất việc Thượng đại phu Đỗ Bá có tìm thấy tung tích đứa bé gái sơ sinh hay không. Hạ thần đã toan nói, nhưng sợ như vậy phật lòng Hạ đại phu Tả Nho nên lại thôi".
Tuyên Vương ngẩn người ra 1 lúc, lập tức hạ lệnh triệu Đỗ Bá vào hỏi. Đỗ Bá tâu rằng: "Hạ thần cùng quan binh truy tìm dọc theo dòng sông Thanh Thủy, trải dài mấy chục dặm mà không tìm thấy vật gì khác lạ. Sau lại nghe Tả Nho đã bắt được yêu nhân, nên yên lòng cho quân rút về, sợ kéo dài sẽ làm cho lòng dân chúng không tốt".
Tuyên Vương nghe xong, nổi trận lôi đình, lập tức xuống lệnh mang Đỗ Bá ra chém đầu. Lúc đó Tả Nho cũng đã nghe tin, chạy đến hết lời cầu xin, nhận tội về phần mình, nhưng chỉ làm cho Tuyên Vương thêm tức tối: "Đỗ Bá không làm tròn quân lệnh, chết là đáng
lắm, còn bênh vực nỗi gì! Ngươi cũng có phần tội trong đó, nay xem trọng bạn hữu, khinh khi quân vương, thì còn đáng chết trăm lần".
Tả Nho nghe vậy, biết không thể làm gì khác hơn, trước sau gì cũng phải chết, nên khi Đỗ Bá bị chém đầu, Tả Nho về phủ trăn trối với vợ con, rồi tự vẫn chết theo. Trong 1 ngày, 2 vị đại thần cùng lìa đời là 1 chấn động lớn, vì vậy trong lòng Tuyên Vương cũng có đôi chút hối hận; từ đó thường hay mơ thấy Đỗ Bá và Tả Nho về đòi mạng, tinh thần và thể xác sa sút thấy rõ. Một đêm kia, Tuyên Vương không còn chịu nổi nữa, thấy Đỗ Bá và Tả Nho xuất hiện, liền rút bảo kiếm trấn quốc ra mắng lớn: "Ta là thiên tử, dù có giết trăm ngàn người vẫn là theo mệnh trời. Các ngươi chưa biết tội hay sao mà còn đeo đẳng ám ảnh ta".
Hai oan hồn cũng mắng lại: "Hôn quân giết người vô tội, nay còn muốn giết chúng ta lần nữa sao?". Quát xong, Đỗ Bá lấy cung ra bắn 1 phát, trúng vào bụng Tuyên Vương. Nhà vua đau quá, gào lên 1 tiếng rồi giật mình thức dậy, vẫn còn đau nhức không sao chịu nổi, nên ngã ra bất tỉnh. Từ đó Tuyên Vương nằm liệt giường, dù thuốc thang hết mức, bệnh tình vẫn không thuyên giảm, chẳng bao lâu thì băng hà. Đó là năm 784 TCN. Thái tử Cung Niết lên nối ngôi nhà vua, xưng hiệu là Chu U Vương.
Quả thật cha nào con nấy, U Vương còn ăn chơi phóng túng u mê dâm loạn, bạo ngược hơn cả cha. Trong cung không bao giờ ngớt xướng ca đàn địch, gái đẹp hàng ngàn. Thoạt đầu, U Vương còn có chút nể nang Doãn Cát Phủ và Chiêu Hổ. Nhà vua không màng gì đến triều chính, chỉ trọng dụng các gian thần biết chiều theo ý thích của mình nên quốc gia ngày 1 suy tàn. Lúc ấy, Khương hậu và các đại thần chính trực như Doãn Cát Phủ, Chiêu Hổ đều đã qua đời, không còn ai dám đứng ra can gián, nên U Vương càng thêm
tha hồ tự tung tự tác. Đã vậy, 2 vị đại thần trụ cột là con của Doãn Cát Phủ và Chiêu Hổ là Doãn Cầu và Oắt Công, tính nết trái ngược hẳn với những người đã sinh thành ra mình, đều là những tên gian tà nịnh bợ. Do được U Vương tin cậy, nắm quyền thế ngất trời ở trong triều đình, 2 tên này ra sức diệt trừ những quan lại chống đối, trù dập người có lòng trung trinh, ngày đêm tìm mưu kế giúp cho U Vương ăn chơi thỏa mãn. Vì quá hoang phí, chẳng bao lâu quốc khố nhà Chu đã cạn kiệt, ngay cả đến loại rượu ngon nhất, nấu từ lúa mạch đen, xuất xứ từ nước Bao cũng phải hạn chế. U Vương hết sức tức giận, gọi Doãn Cầu và Oắt Công vào hỏi: "Trẫm nghe quan nội khố trình báo là quốc khố rất cạn kiệt, không đủ cho hoàng thất chi dùng. Tại sao lại như vậy?".
Doãn Cầu vội đáp: "Trước kia các bậc tiên đế có lòng trung hậu, quy định số phẩm vật tiến cống quá ít; thêm vào đó, các chư hầu đều ngại cớ mất mùa, thiên tai để rút bớt một ít nữa; thành ra càng ngày càng thiếu hụt trầm trọng".
U Vương sầm mặt hỏi: "Theo các ngươi, thì phải đối phó ra sao?".
Oắt Công bước ra tâu: "Theo thần thì rất đơn giản, chỉ cần bệ hạ xuống chiếu tăng số lượng tiến cống lên gấp 3 thì mới đủ chi dùng. Các chư hầu đã chịu nhiều công ơn của nhà Chu, vả chăng e sợ binh lực hùng mạnh của nước ta, thì chẳng ai dám trái lệnh đâu!".
Doãn Cầu gật đầu bàn thêm: "Quả đúng là đơn giản như Oắt Công tâu bày. Tuy nhiên, theo thần thì trước khi hạ chiếu tăng thêm phẩm vật tiến cống, bệ hạ nên có động thái uy hiếp chư hầu để bọn
chúng khiếp sợ mà răm rắp tuân theo, không dám phản kháng. Nhân cơ hội trong cung đang thiếu rượu ngon, bệ hạ có thể viện cớ này mà hạch tội nước Bao trước, đòi hỏi phải tiến nộp ngay loại lúa
mạch đen thượng hảo hạng. Nếu nước Bao chống lệnh, lập tức đem quân thảo phạt, thu góp của cải đem về nước. Bằng như nước Bao phục tùng, thì các chư hầu kia chẳng còn lí do gì mà chống đối được cả".
U Vương nghe bàn rất mừng, lập tức hạ chiếu gọi Bao Hướng - là vua nước Bao về kinh thành hạch tội. Bao Hướng nghe tin sét đánh, hết sức lo sợ, vội họp quần thần lại thương nghị; 1 vị đại thần bước ra tâu: "Tuy nhà Chu là thiên tử, nhưng ngày càng u tối sa đọa, các chư hầu đều không phục. Nay họ ỷ vào binh lực hùng mạnh, lấy cớ nhỏ nhen xâm chiếm nước ta, thì chưa chắc các chư hầu ngôi yên. Vả chăng, ngay từ đầu lập quốc đến nay, nước Bao chúng ta đồng lòng một dạ, nên tuy quân số ít ỏi, vẫn có thể thừa sức chống trả một thời gian..."
Chưa dứt lời, 1 đại phu bước ra ngăn cản: "Không nên! Không nên! Quân tướng nhà Chu đông gấp 10 lần chúng ta, lại lấy danh nghĩa thiên tử trừng phạt chư hầu, sẽ chẳng nước nào dại đột vì chúng ta mà đắc tội với thiên triều. Theo hạ thần, sở dĩ U Vương chỉ vì chuyện nhỏ mà hạch sách, là vì quốc khố không kham nổi sự xa hoa quá mức. Nay chỉ cần Đại vương chấp nhận tiến cống thêm châu ngọc là xong. Lúa mạch đen chỉ là cái cớ, bởi vì nhà Chu biết chắc chắn, mùa này chúng ta không thể thu hoạch được".
Bao Hướng gật đầu khen phải, truyền quan nhưng vị đại thần quản lý quốc khố vội bước ra thưa: "Tâu Đại vương, thực sự quốc khố nước Bao hiện nay cũng trống rỗng, bao nhiêu vàng ngọc vừa rồi đã đem cứu tế nhân dân mất mùa cả rồi".
Nghe vậy Bao Hướng mới giật mình, nhíu mày nhớ lại chính mình vài tháng trước kia đã hạ lệnh xuất hết châu ngọc cùng số thóc lúa dự trữ để cứu tế toàn dân, nay lấy đâu ra để tiến cống. Bao
Hướng thở dài u uất, nói với quần thần: "Chống không xong, lùi không được. Bây giờ chỉ còn mỗi cách, ta phải thân hành sang Cảo Kinh nói sự thật, may ra thiên tử có động lòng chút nào hay chăng?".
Đại phu ngự sử vội bước ra, cúi đầu thưa: "Theo hạ thần, thì Đại vương không nên làm vậy, hạ thần vốn nghe U Vương là người bạo ngược, nay lại tửu sắc quá độ, chắc chắn tính tình càng thêm nóng nảy. Đại vương đến Cảo Kinh thì có khác chi đưa thân vào miệng cọp".
Bao Hướng lại thở dài, trầm ngâm nói: "Ta cũng biết như vậy, nhưng nước nhà đang lâm nguy, không phải ta đứng ra gánh vác thì là ai đây? Chuyến đi này quả thật lành ít dữ nhiều, nhưng ý ta đã quyết; nếu có bất trắc thì tất cả chính sự sẽ giao cho Hồng Đức đảm đương. Các ngươi đừng ngăn trở nữa."
Quần thần nghe vậy đều rơi lệ, đồng loạt cúi đầu nghe lệnh. Vốn phong cách giản dị, không sử dụng nghi tiết xa hoa, chỉ trong vài ngày đã sửa soạn xong. Bao Hướng cùng đoàn tùy tùng đem 1 số vàng ngọc ít ỏi, nhắm hướng Cảo Kinh thẳng tiến, hy vọng việc mình tự thân đến kinh đô cầu xin sẽ có tác dụng. Chẳng ngờ khi ấy ở đất Chu, núi Kỳ Sơn đột ngột bị sạt lở, U Vương đang có tâm trạng không vui, cho đây là điềm trời báo trước việc mình phải trải qua chiến tranh nên kiên quyết bỏ qua những lời trần tình của Bao Hướng.Tuy Bao Hướng hết sức biện minh, đến lúa kê, lúa nước nhân dân còn không đủ ăn, thì làm sao đủ số lúa mạch đen để tiến cống. Nhưng U Vương đã rắp tâm sẵn, không nghe lọt tai lời nào, lập tức truyền giam Bao Hướng vào đại lao, đuổi hết tùy tùng về nước, bao giờ có đủ số lúa mạch đen thì mới tha người.
Doãn Cầu là người dâng kế sách, nếu nhà vua mềm lòng thì có thể thất bại, mang họa vào mình, càng ra sức gièm pha nói xấu Bao
Hướng: "Theo hạ thần thì nước Bao mới trải qua một cơn hạn hán ngắn ngày, không thể nào kiệt quệ đến như vậy được! Chắc chắn Bao Hướng cố tình lừa gạt bệ hạ mà thôi. Thói đời người ta chỉ thích nặng chứ không thích nhẹ, bệ hạ chỉ cần giam giữ Bao Hướng vài tháng là nước Bao có phẩm vật ngay!".
U Vương rất tin dùng Doãn Cầu, nghe vậy càng thêm tức giận.
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P2)
Đại thần Thái Thúc Đái vốn là người chính trực, tan triều về phủ mà trong lòng không yên, tự nghĩ: "Trời đất vốn rộng lượng, tuy thấy nhà Chu sa đọa, không xứng đáng thay mặt Trời chăn dắt muôn dân, nhưng vẫn cho Hỏa tinh xuống trần đưa lời cảnh báo. Nay hoàng thượng lại làm việc mất hết lương tâm, thì nhà Chu còn đứng vững sao được? Ta đã già rồi, dù có mệnh hệ nào cũng không thể khoanh tay ngồi yên nhìn cảnh mất nước trước mắt".
Nghĩ xong, Thái Thúc Đái ngồi viết 1 bản biểu can gián, ngay sáng hôm sau dâng vào triều. U Vương chưa hết cơn giận hôm trước, đọc bài biểu của Thái Thúc Đái thì không sao dằn được, nổi trận lôi đình, ra lệnh trừng trị. Vì Thái Thúc Đái là hoàng thân quốc thích, U Vương không thể giết chết được, đành phải hạ chiếu cắt hết chức tước, đuổi về làm thường dân. Do vậy, dù trong triều vẫn còn 1 số quan lại công minh chính trực, nhưng hầu như chẳng ai dám mở miệng để rước họa vào thân.
Ở nước Bao nghe tin sét đánh, thái tử Bao Hồng Đức vội hội quần thần lại thương nghị. Triều thần bàn cả ngày trời vẫn không sao tìm ra kế sách nào vẹn toàn, đành phải chia tay về nghỉ ngơi, hầu như không ai ngủ được. Trong số các đại thần ấy, có 1 vị tên là Bao Quýnh, ngày thường hay phàn nàn về thói xa hoa, dâm dật của U Vương; nay chợt nghĩ ra: "Thiên tử nhà Chu là người ham mê sắc đẹp, sao chúng ta không lấy độc trị độc trị độc bằng cách tiến cống mỹ nữ cho hắn. Đây có lẽ là kế sách vẹn toàn nhất, vừa cứu được
Đại vương về, vừa làm suy nhà Chu. Nước Bao tất sẽ không lo lắng bị xâm phạm nữa!".
Sáng hôm sau, Bao Quýnh tất tả vào triều dâng lên kế sách của mình. Hồng Đức nghe xong, như người vượt qua mây mù, mừng rỡ, chấp nhận và hạ lệnh cho các đại thần chia nhau đi khắp nước Bao tuyển chọn mỹ nữ, đồng thời gom góp thêm 1 số vật thực, vàng ngọc để tiến cống. Nước Bao vốn nhỏ bé, các đại thần lại lo lắng cho nước nhà, cật lực thi hành theo lệnh nhà vua, nên chẳng mấy ngày tuyển chọn được 10 mỹ nhân. Trong số 10 mỹ nhân ấy, có 1 cô gái con của Bao Tiều có nhan sắc nổi trội, tên là Bao Tự, chính là người con gái ngày trước đã bị Khương hậu cho thả trôi sông. Bao Tự tuy là dân dã, nhưng nét ngọc mày ngài, sắc nước khuynh thành, dáng điệu thanh thoát uyển chuyển, tự nhiên khiến ai ai nhìn thấy cũng ngẩn ngơ không chớp mắt. Tâm trí của thái tử Hồng Đức đang ngổn ngang trăm mối, thế mà gặp Bao Tự cũng nhen nhóm chút rung động. Hồng Đức tự nghĩ: "Ta vẫn tự phụ là người quân tử, không bao giờ bị nữ sắc mê hoặc, thế mà hôm nay cũng cảm thấy thật lạ lùng. Chắc chắn U Vương sẽ rất hài lòng và hy vọng nhờ đó sẽ cứu được hoàng phụ khỏi chốn giam cầm".
Đây là việc chung của quốc gia, gia đình nào có con gái được tuyển chọn đều vui mừng hãnh diện, hoàn toàn không đòi hỏi gì tiền bạc. Riêng Bao Tiều đã có công lao nuôi dưỡng Bao Tự, được Hồng Đức ban thưởng 300 lượng vàng và 300 xấp lụa. Số mỹ nhân được tuyển chọn ấy cấp tốc được quan lại cung đình huấn luyện các nghi tiết cung đình, từ lời ăn tiếng nói cho tới những bước đi, cả những mánh khóe liếc mắt, làm sao để chiều chuộng bậc quân vương. Trong 1 tuần lễ, 10 mỹ nữ đều được chăm sóc chu đáo, tắm bằng nước thơm, trang điểm lộng lẫy, nhan sắc càng tăng thêm bội phần. Riêng Bao Tự đặc biệt hơn, nàng được chính Bao Quýnh dặn dò
những thủ thuật làm cho U Vương say mê, không còn nghĩ gì tới triều chính, thì mới khuynh đảo được nhà Chu đến chỗ mất nước. Vốn là người thông minh, Bao Tự càng ra sức học tập những ngón nghề có thể làm mê muội lòng dạ U Vương như đàn địch, múa hát, chiều chuộng. Hồng Đức cũng biết triều đình nhà Chu thối nát, tất cả đề do bàn tay lộng quyền của bọn nịnh thần; vì vậy khi đưa mỹ nhân đến Cảo Kinh, trước hết dùng vàng bạc mua chuộc Oắt Công. Tên này lập tức vào cung cấm, gặp riêng U Vương, ỏn thót: "Theo hạ thần bí mật điều tra, thì nước Bao vừa rồi bị thiên tai rất nặng nề. Tuy nhiên, Bao Hướng bị bệ hạ giam cầm, họ vẫn một mực trung trinh, không hề ca thán nửa lời. Họ còn muốn tỏ lòng trung thành với bậc thiên tử, nên ngày hôm nay, sai sứ thần đến Cảo Kinh xin được tiến dâng một số mỹ nữ và phẩm vật thay cho số lúa mạch đen phải tiến cống".
Thấy U Vương không phản ứng gì, Oắt Công tiếp tục thuyết phục: "Hạ thần thấy rằng, nếu chúng ta cứ cố chấp, quyết phải lấy được số lúa mạch đen ấy, thì rốt cuộc đẩy họ vào đường bế tắc, dù có muốn cũng chẳng đào đâu ra được. Chi bằng nhân cơ hội này, bệ hạ tỏ lượng khoan dung, càng khiến cho nước Bao và các chư hầu nể phục. Trong cung còn thiếu gì loại rượu ngon, nay được thêm mỹ nhân và xuống ơn mưa móc cho chư hầu, thì chẳng phải là lợi đôi bề hay sao?".
U Vương vốn tính háo sắc, vừa nghe 2 tiếng "mỹ nhân", trong lòng đã có chút vừa ý, nên mặt rồng tươi tỉnh, truyền ngày mai cho sứ thần nước Bao vào cấm cung bệ kiến. Sắc đẹp của Bao Tự quả là có sức mạnh kinh người. Ngay khi vừa mới thấy mặt, U Vương như bị hớp hồn, chẳng còn để ý gì đến các mỹ nữ cùng đi theo. Qua vài phút sững sờ, U Vương hớn hở, truyền lệnh ban 9 mỹ nữ kia cho các đại thần; đồng thời lập tức tha Bao Hướng về nước. Doãn Cầu
thấy Oắt Công chỉ dùng 3 tấc lưỡi đã được lòng U Vương, thì không sao chịu nổi, bước ra tâu: "Xin chúc mừng bệ hạ được diễm phúc thần tiên. Tuy nhiên bệ hạ đã có Thân hậu danh chính ngôn thuận cai quản lục cung, nay Bao mỹ nhân chưa có danh phận gì mà lập tức đưa vào cung thì e rằng..."
U Vương mất cả hứng thú, sầm mặt quát lớn: "E rằng cái gì? Ta là thiên tử khắp bốn phương trời, chẳng lẽ Thân hậu là làm khó dễ được ta à? Ngươi là kẻ hai dạ, muốn lấy lòng Thân hậu chăng? Hay là muốn bắt chước mấy tên ngu trung, tìm đủ cách ngăn cản bậc đế vương vui chơi?"
Doãn Cầu đã có ý định sẵn, trong lòng rất bình tĩnh, giả như sợ hãi, quỳ sụp xuống tạ tội, rồi mới tâu tiếp: "Hạ thần thật chẳng dám hai lòng, chỉ vì sự thực mà tâu bày. Việc đưa mỹ nhân vào cung vượt qua nghi lễ, chắc chắn sẽ khiến Thân hậu bực tức và quần thần dị nghị. Vì vậy, theo hạ thần, bệ hạ nên đưa Bao mỹ nhân đến Quỳnh Đài một thời gian. Quỳnh Đài tuy vẫn nằm trong cấm cung nhưng là nơi tiêu khiển của quân vương, không thuộc về lục cung. Như vậy Thân hậu không có lý do để cản trở được cả".
U Vương đổi giận làm vui, cười ha hả khen: "Ha ha ha, khanh thật là người khéo léo, biết nghĩ xa xôi và trung thành với trẫm. Trẫm cho ngươi toàn quyền sắp xếp mọi việc sao cho ổn thỏa, sau này sẽ hậu thưởng".
Doãn Cầu cả mừng, lập tức bái tạ lui ra, truyền quân sĩ cấp tốc trang hoàng lại Quỳnh Đài cho thật rực rỡ, đưa Bao Tự vào sửa soạn đón tiếp U Vương ngay đêm hôm đó. Đối với U Vương, trong cung có đến hàng mấy ngàn mỹ nhân thì việc ái ân có gì là lạ. Thế nhưng riêng đêm hôm ấy, vị thiên tử nhà Chu hoàn toàn bị mùi da thịt và cử chỉ yêu kiều của Bao Tự làm thần trí mê mệt, truy quang
suốt sáng mà vẫn thấy chưa đủ. Ngày hôm sau, truyền lệnh bãi triều, khiến bá quan đều kinh ngạc không hiểu vì sao. Thông thường mỗi lần U Vương ban ơn mưa móc cho các phi tần chỉ 1 đêm là chán ngán, hôm sau truyền chỉ tìm người khác thay thế; riêng Bao Tự càng gần gũi bao nhiêu, U Vương càng cảm thấy háo hức bấy nhiêu, đến nỗi việc thiết triều từ đó lúc có lúc không. Suốt 3 tháng trời, chưa 1 lần đến Bắc cung của Thân hậu. Vốn là người đoan trang, hiểu rõ lễ phép của bậc mẫu nghi thiên hạ, Thân hậu đã nghe các quan bàn tán xôn xao về việc U Vương say mê Bao Tự, nhưng trong lòng tự nghĩ: "Đàn ông nào mà chẳng vậy, vừa mới nếm được mùi mỹ nhân sắc nước hương trời, thì việc triều chính tất nhiên phải trì trệ đôi chút. Dù họ Bao kia có là tiên thiên giáng thế, cũng chỉ mê hoặc được hoàng thượng vài ba ngày là cùng".
Chẳng ngờ sự tiên đoán của Thân hậu hoàn toàn sai lạc. Gần 3 tháng trời, U Vương chỉ thiết triều hơn 10 ngày, nghe các quan tâu báo mà như người mất hồn, mau mau hạ lệnh bãi triều rồi lui về Quỳnh Đài ngay. Theo lệ thường, nhà vua mỗi tháng ít nhất phải 1 lần đến Bắc cung thăm hỏi hoàng hậu, thế mà 3 tháng này hầu như U Vương không hề đặt chân đến thăm hỏi 1 lời chiếu lệ. 1 phi tần họ Triệu vốn rất thân cận với Thân hậu, nhân cơ hội ấy, ỏn thót: "Con tiện tì họ Bao kia chưa có danh hiệu, chỉ là một đứa dân đen biết chút ít xướng ca múa hát làm mê lòng người. Hoàng thượng không đáng trách, bởi vì dễ gì quân tử vượt qua được ải mỹ nhân. Nhưng tiện tì họ Bao kia, đã ba tháng nay không hề đến cung hoặc thỉnh an nương nương thì quá lắm. Nương nương là bậc mẫu nghi cai quản lục cung, cũng nên cho nó biết chút phép tắc trong cung mới phải".
Bao nhiêu phẫn uất trong lòng Thân hậu bị ghìm nén, nay như được lửa tưới thêm dầu, đùng đùng nổi giận, lập tức dẫn theo 10 cung nữ thẳng đến Quỳnh Đài. Bọn nội thị canh giữ ngoài Quỳnh
Đài hết sức bất ngờ, không dám ngăn cản Thân hậu, mà cũng không kịp cấp báo cho U Vương biết. Vì vậy khi Thân hậu xông vào hậu đài thì bắt gặp 1 cảnh tượng mê hồn lạc phách: U Vương tay cầm chén rượu, ngả nghiêng nói cười, còn Bao Tự chỉ có chiếc áo mỏng che thân, ngồi trong lòng nhà vua uốn éo lả lơi. Thân hậu không sao kìm được cơn ghen tức, chân tay run lẩy bẩy đã toan phát tác, nhưng trước mặt đấng đế vương vẫn không dám quá đáng, sợ sơ suất thì sẽ mạo phạm khó biện minh được.. bà nghiến răng, trợn mắt, chỉ Bao Tự, quát lớn: "Tiện tì kia, giữa ban ngày ban mặt, sao dám làm loạn phích nước, mê hoặc quân vương".
U Vương qua phút bất ngờ, vội vàng khoác hoàng bào tử tế, rồi đẩy Bao Tự về phía sau, lấy thân mình che chắn, đỡ lời: "Đây là Bao mỹ nhân vừa được trẫm kết nạp, tuy nhiên vì chưa có danh phận nên mấy lần nàng định đến triều kiến ái khanh mà trẫm không cho, không phải vì nàng cố ý khinh dễ lễ nghi. Tất cả tội đều do trẫm dạy!".
Thân hậu nghe vậy, hết sức bối rối, tuy cơn giận vẫn còn nhưng không dám mạo phạm U Vương, uất ức nhỏ 2 dòng lệ rồi bỏ đi. Bao Tự thừa biết đó là hoàng hậu, giả vờ sợ hãi hỏi: "Bà già ấy là ai mà hung hăng quá vậy?Bà ta lại dám bỏ đi không thèm bái tạ bệ hạ thì thật là to gan quá!".
U Vương cười trừ đáp: "Hà hà..Đó chính là chính cung hoàng hậu, khanh đã biết rồi thì ngày mai nên thu xếp chút thời giờ bái kiến cho đúng lễ".
Bao Tự dùng giằng nói xẵng: "Hóa ra hoàng hậu cũng không biết lễ nghi đối với bậc quân vương, còn trách tiện thiếp sao được. Đã vậy, bệ hạ cho tiện thiếp trở về nước Bao, kẻo có ngày mất mạng với bà già hung ác đó!".
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P3)
U Vương cực kì bối rối, hết sức an ủi hồi lâu Bao Tự mới vui vẻ trở lại. Hai người truyền đàn ca hát xướng nổi lên, cùng nhau vui vầy như chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngày hôm sau, Bao Tự biết chắc mình nắm được lòng yêu mến của U Vương, nhất quyết không thèm nhắc đến việc triều kiến Thân hậu. Trong khi đó, Thân hậu suy nghĩ chín chắn, thấy rằng dù sao trong cung cấm cũng có hàng ngàn phi tần cung nữ, sao có thể vì 1 đứa con gái mà làm lớn chuyện được; vả chăng Bao Tự chịu đến triều kiến thì mình còn được coi là người cai quản tam cung lục viện. nếu làm lớn chuyện, Bao Tự không đến triều kiến, thì còn ra thể thống gì nữa. Vì vậy, Thân hậu hơi nguôi ngoai, chỉ mong chờ Bao Tự đến triều kiến, khi ấy mới sử dụng chức phận làm bẽ mặt đối phương 1 trận. Chẳng ngờ, Thân hậu chờ gần nửa tháng vẫn không thấy tăm hơi Bao Tự, trong lòng vừa nóng nảy vừa phiền muộn, nửa muốn làm cho ra lẽ, nửa sợ mất lòng U Vương. Vì vậy, trong lòng không vui, nét mặt nhàu nhàu, biếng ăn, chán ốm.
Một hôm, thái tử Nghi Cửu vào vấn an, nhìn thấy nét buồn rầu của mẹ thì kinh ngạc vô cùng. Vốn là người con chí hiếu, thái tử không sao dằn được lòng, hỏi ngay: "Mẫu hậu cai quản lục cung được nhiều người ngưỡng mộ, chẳng hay đã xảy ra việc gì không thể giải quyết được hay sao?".
Tâm sự u uất bấy lâu nay có chỗ phát tiết, Thân hậu liền đem chuyện Bao Tự kể lại cho Nghi Cửu nghe. Kể xong, Thân hậu thở
dài nói: "Mẹ đã bị người khinh dễ, sau này không những khó cai quản được lục cung mà còn lo lắng sợ cha con nổi giận, có những quyết định không hay liên quan đến cả mẹ lẫn chức phận thái tử của con. Từ ngày đó đến nay, cha con vẫn không thèm gặp mặt mẹ để nói lời nào, làm sao mẹ vui vẻ cho được".
Thái tử Nghi Cửu 1 lòng tôn kính mẹ, nghe vậy không dám nói gì, nhưng trong lòng hết sức tức tối. Vả lại với thân phận thái tử, 1 ngày nào đó sẽ lên ngôi cửu ngũ, mà để cho mẹ bị 1 đứa tiện tì làm nhục, thì còn ra thể thống gì. Sau khi bái từ mẹ ra về, Nghi Cửu liền dẫn
theo vài tên bộ hạ thân tín, thẳng đến Quỳnh Đài, tìm phụ hoàng phân biện giúp mẹ mấy lời. Hôm ấy bất ngờ trong triều có nhiều chính sự cần phải giải quyết, U Vương cần phải nấn ná bàn soạn với các đại thần, chưa thể về Quỳnh Đài như mọi ngày. Thái tử Nghi Cửu đi đến cửa đài, nghe văng vẳng từ trong tiếng đàn phách rộn rã vọng ra thì trong lòng càng thêm tức tối. Chợt có 2 tên thị vệ bước ra bái chào, mở lời ngăn cản: "Chúng thần được hoàng thượng dặn dò, không để bất cứ ai vào đài khi người vắng mặt. Vì vậy xin đắc tội với thái tử".
Cơn giận của Nghi Cửu càng tăng thêm mấy phần, gằn giọng hỏi lại: "Cả ta là thái tử đương triều cũng không được vào nữa hả?".
Hai tên thị vệ cúi đầu, nhưng giọng nói vẫn cương quyết: "Chúng thần chưa được hoàng thượng nói rõ thái tử được đặc quyền riêng. Do đó dù có đắc tội cũng cam lòng, nhất thiết không thể trái lời hoàng thượng được. Chúng thần chiều ý thái tử, rồi sau này bị chém đầu, thì liệu thái tử có che đỡ nổi không?"
Nghi Cửu đuối lý, đành phải nói khéo: "Ta sẽ không để các ngươi mang vạ vào thân đâu. Hôm nay nhân tiện qua đây, chỉ muốn vào
Quỳnh Đài ngắm hoa một chút mà thôi. Các ngươi cứ tâu với hoàng thượng như vậy là được!".
Hai tên thị vệ vẫn khăng khăng lắc đầu khiến Nghi Cửu hết sức tức giận, lớn tiếng quát mắng. Nghe tiếng ồn ào ngoài cửa, Bao Tự vốn chưa hiểu hết những phiền phức của cung đình, thay vì sai tì nữ hỏi han, nàng lại tò mò bước ra xem thử. Thấy Bao Tự quả là sắc nước hương trời, lồng trong vẻ đẹp mê hồn ấy có chút gì ủy mị, thái tử Nghi Cửu càng thêm tin tưởng lời mẹ nói. Tuy nhiên, với thân phận là thái tử 1 vương triều, Nghi Cửu chưa vội tỏ thái độ. Thế nhưng Bao Tự đã được dặn dò sẵn, nhận ngay người trước mặt chính là thái tử nhà Chu. Nàng giả như không biết hỏi lớn: "Ngươi là ai mà dám tự tiện xông vào đây làm náo loạn?".
Nghe vậy, bao nhiêu kìm nén tan biến, Nghi Cửu giận dữ xông tới, định tát cho Bao Tự mấy cái: "Tiện tì, ngươi quả thật có mắt không tròng. Trước mặt ta mà dám mở lời láo xược như vậy sao? Ta phải dạy cho ngươi một bài học mới được!".
Các tì nữ của Bao Tự thấy vậy, vội chia nhau đứng che cho chủ nhân, người thì quỳ xuống thưa: "Bẩm thái tử, đây là Bao nương nương vừa được hoàng thượng thu nạp. Bao nương nương chưa biết thái tử bao giờ nên có chút mạo phạm, xin thái tử vì hoàng thượng mà bao dung cho!".
Nghi Cửu vốn là người điềm đạm, thế nhưng nghe bọn thị tì 1 lời xưng hô là nương nương, 2 lời gọi là Bao nương nương, tức ngang hàng với cả mẹ mình thì không sao chịu đựng nổi, gằn giọng quát lớn: "Tiện tì kia, ngươi chưa có danh phận gì mà dám xưng bằng nương nương thì thật quá lắm. Lần này ta không thể tha thứ được!".
Bao Tự thấy màn kịch đã diễn ra theo đúng ý mình, nếu nán lại lâu tất khó tránh khỏi hành hung, vì vậy vừa giả vờ khóc vừa khôn khéo dẫn theo các tì nữ lui vào trong cung. Tuy cơn giận vẫn chưa hả, nhưng Nghi Cửu cũng biết rằng đuổi theo Bao Tự thì sẽ mang tội rất nặng. Trong cung, việc tự tiện xông vào chỗ cấm, lại có cả hành động hành hung thì tất khó tránh khỏi mất đầu, dù là thái tử cũng không thể biện minh bằng bất cứ lý do nào được. Vì vậy, Nghi Cửu đành hậm hực dẫn bọn thị vệ trở về, hy vọng việc vừa rồi sẽ làm cho Bao Tự bớt kiêu ngạo, loạn quyền. Thái tử có biết đâu, đây chính là cơ hội tốt đầu tiên để Bao Tự thi hành kế hoạch làm suy yếu nhà Chu. Nàng chờ U Vương sắp về tới, lấy dầu thoa vào mắt cho đỏ mọng lên, xổ tung đầu tóc rồi ấm ức gục xuống bàn khóc lóc. U Vương đang nóng nảy, muốn mau mau chạy về Quỳnh Đài cùng người đẹp vui vầy, bất chợt thấy cảnh tượng như vậy thì không khỏi ngỡ ngàng, vội vàng ôm lấy Bao Tự, nhẹ nhàng hỏi nguyên do. Bao Tự nhất định không ngẩng mặt lên, càng khóc to hơn khiến U Vương vô cùng bối rối, đành quay qua quát hỏi bọn thị tì: "Hôm nay ở cung có việc gì mà nương nương xúc động như vậy?"
Bọn thị tì không dám đặt chuyện, cứ sự thực mà kể; chờ kể xong, Bao Tự mới nấc lên vài tiếng, ngẩng khuôn mặt hoa đầm đìa nước mắt, ai oán nói: "Nếu như hôm nay, không có các thị tì hết lòng che đỡ, thì có lẽ thiếp không còn tính mạng mà đón bệ hạ nữa rồi!".
Trong lòng U Vương đã nhen nhóm chút giận, nhưng ngoài mặt vẫn cố khuyên giải: "Có lẽ ái khanh không đến triều kiến Thân hậu nên thái tử bất bình đó thôi. Dù thế nào đi nữa, thái tử cũng không dám mạo phạm tới ái khanh đâu. Ngày mai, trẫm sẽ trách phạt!"
Bao Tự rất khôn ngoan, thấy đã đạt được bước thắng lợi đầu tiên thì không bức bách U Vương nữa, tạ từ vào trong thay đổi xiêm
y,chải gỡ đầu tóc rồi bước ra truyền mang rượu thịt, cùng nhà vua yến ẩm cho đếntận khuya mới đi nghỉ. Để vừa lòng Bao Tự, ngay ngày hôm sau, U Vương không thiết triều nhưng cho quan thị nội viết chiếu trách phạt thái tử. Riêng Nghi Cửu khi về đến cung, suy
nghĩ lại mới thấy mình quá nóng nảy, đã toan vào cung trần tình với phụ hoàng, nhưng chưa kịp thì chiếu chỉ đã đến, đành uất hận chịu đựng,nghiến răng nói với tả hữu: "Tiện tì họ Bao chưa có danh phận gì, còn ta đây đã chính thức làm thái tử. Thế mà chỉ vì mộtcuộc xô xát nhỏ, phụ hoàng đã bênh vực, thì tiện tì ấy sẽ còn lộng hành đếnđâu. Nếu các ngươi biết hôm nào phụ hoàng vắng mặt, báo lại, ta sẽ đến Quỳnh Đài mắng cho tiện tì vài câu mới được!".
Trải qua vài tháng yên ả, Bao Tự biết mình đã hoài thai với U Vương, thì càng quyết tâm lợi dụng cơ hội khuynh đảo triều chính nhà Chu. Nàng cũng biết thái tử Nghi Cửu vẫn còn tức giận, thể nào cũng tìm cơ hội mắng chửi mình, nhưng có lẽ vì suốt ngày đêm, U Vương chưa rời nửa bước nên chưa có cơ hội đấy thôi. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bao Tự nhất định tiến thêm bước nữa; nhân lúc U Vương tiết triều, nàng giả như chán ngán, gọi mấy thị tì sang Ngự Uyển ngắm hoa. Bao Tự cùng bọn thị tì tha hồ chơi đùa, ồn ào cả 1 góc vườn, thấy hoa nào đẹp là hái luôn. Bao Tự cố ý dần dần đi đến Đông cung, cố ý cùng bọn thì tị cười nói luôn miệng, náo động cả 1 khoảnh vườn yên tĩnh. Quả nhiên, không ngoài dự tính của Bao Tự, thái tử đang đọc sách ở thư phòng, nghe tiếng ồn ào thì liền sai nội thị ra ngoài xem thử, khi biết đó là Bao Tự, bao nhiêu cơn giận dồn nén từ bấy lâu nay đùng đùng nổi dậy. Thái tử đỏ mặt tía tai, chạy ra Ngự Uyển, chỉ mặt Bao Tự, mắng lớn: "Tiện tì kia, cứ tưởng ngươi chỉ dám hung hăng ở Quỳnh Đài mà thôi, chẳng ngờ còn dám đến đây gây náo loạn. Ngự Uyển là nơi thưởng ngoạn của thiên tử và bậc mẫu nghi thiên hạ, ngươi chưa có danh phận chính thức mà vào
đây đã là có tội rồi, còn làm náo động thì không thể tha thứ được. Ta thay mặt phụ hoàng, trừng trị ngươi một phen vậy!".
Mắng xong, thái tử Nghi Cửu lập tức truyền thị vệ xông vào bắt trói Bao Tự. Bọn này thừa biết U Vương đang sủng ái Bao Tự hết mực nên không dám trái lời thái tử, mà cũng không dám xem thường Bao Tự, chỉ giả vờ hung hăng xông lại nhưng lúng túng để cho Bao Tự cùng bọn cung nữ chạy thoát. Thấy cả bọn Bao Tự quần áo tả tơi, vẻ mặt hớt hải, Nghi Cửu cũng phần nào được thỏa mãn, không sai quân đuổi theo nữa, vui vẻ trở về Đông cung. Riêng Bao Tự đã sắp đặt sẵn, không những để nguyên quần áo tơi tả, mà còn ôm bụng kêu la đau đớn. Thấy U Vương vừa từ triều trở về, nàng khóc lớn, rồi ôm bụng giãy giụa, khiến nhà vua hết sức kinh hoảng, run giọng hỏi: "Ái khanh bị bệnh hay sao, đừng làm trẫm phải sợ?".
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (P4)
Bao Tự giả gắng gượng chùi nước mắt, nức nở nói úp mở: "Thần thiếp nào có bệnh gì đâu, chỉ không tiện nói ra cho bệ hạ biết mà thôi!".
U Vương nghe vậy, biết ngay có điều gì uẩn khúc, quay sang bọn thị tì hạch hỏi. Dĩ nhiên bọn này cứ sự thực mà tâu, nhân dịp ấy, Bao Tự lấy giọng oán hờn, sụt sùi than thở: "Tất cả đều do tiện thiếp không biết lễ nghi trong cung, dám tự tiện vào vườn Ngự Uyển. Nếu như tiện thiếp không kịp thời chạy trốn, thì có lẽ cả mẹ lẫn con không còn tính mệnh nữa. Tiện thiếp xin bệ hạ đừng trách thái tử vì không có gì sai. Nhưng xin bệ hạ tìm cách thu xếp cho tiện thiếp được sống yên lành, dù cơm xấu gạo hẩm cũng vui lòng".
U Vương nghe xong, nghiến răng gầm lên giận dữ, lớn tiếng quát mắng: "Thật là bất hiếu, dù nhỏ tuổi, nhưng ái khanh vẫn đứng vào hàng trưởng thượng của hắn. Tuy danh phận chưa định, nhưng vào Ngự Uyển thưởng ngoạn một chút có hại gì. Chắc chắn đứa con bất hiếu đã nhân cơ hội này trả thù riêng. Thật không xứng đáng làm thái tử của nước Chu!".
Mắng xong, U Vương lựa lời an ủi Bao Tự rồi truyền nội thị triệu các đại thần tới Quỳnh Đài thương nghị việc riêng. Tuy các đại thần hết lời can gián, nhưng đang lúc giận dữ, U Vương nhất định thẳng tay xuống chiếu, ghép Nghi Cửu vào tội ngang ngược, vô lễ với trưởng thượng, lấy phép công trả thù riêng, vô cớ toan hành hung
người. Với những tội danh nặng nề như vậy, không những Nghi Cửu tạm thời bị đình chỉ danh phận thái tử, mà còn bị phát lạt đến nước Thân. Các quan Thái phó, Thiếu phó là thầy dạy của thái tử đều bị giáng chức về nhà làm thường dân. Sự trừng phạt của U Vương hết sức nghiêm khắc, vì vậy kể từ đó, không còn ai dám vô lễ với Bao Tự nữa. U Vương còn xuống 1 chiếu chỉ truyền cho Thân Hầu - là ngoại tổ của thái tử phải hết lòng dạy dỗ, bao giờ cảm thấy thái tử đã thành người xứng đáng thì mới được tâu báo về triều phục chức, bằng không sẽ làm người dân nước Thân vĩnh viễn. U Vương cũng ngại thái tử vào cung phân trần gây rắc rối, nên trong chiếu chỉ ấn định phải lên đường nội trong ngày, bao nhiêu tài sản trong phủ đệ đã có người tiếp quản sóc.
Biết phụ vương đã quá nghe lời yêu mị của Bao Tự, Nghi Cửu đành gạt nước mắt, uất hận ra đi, không có cả thời gian vào cung từ biệt mẹ là Thân hậu. Thân hậu vô cùng uất hận, nhưng thấy U Vương đang lúc giận dữ, phân trần cầu xin chỉ làm cho sự việc thêm nặng nề mà thôi, đành phải im lặng chờ cơ hội diệt trừ Bao Tự, và đưa con trai mình về nắm lại quyền hành. Cấm cung được bình yên cho đến ngày Bao Tự khai hoa nở nhụy, đặt tên là Bá Phục. U Vương càng thêm sủng ái Bao Tự, trong lòng ngầm đã có ý định truất ngôi Nghi Cửu, nhưng khi ấy Thân Hầu vẫn tâu báo là thái tử không phạm lỗi gì, ngày đêm ăn ăn hối lỗi. Vả chăng Bá Phục chưa trưởng thành, nếu vội vàng tất quần thần không phục. Vì vậy, dù Bao Tự hết lời cầu xin, U Vương vẫn chần chừ chưa thể quyết đoán. Hai tên nịnh thần là Oắt Công và Doãn Cầu thấy thời thế có thể đổi thay, lập tức ngả sang nịnh bợ Bao Tự, nhiều lần nói bóng nói gió sẽ giúp đỡ nếu Bao Tự muốn làm nên đại sự. Thoạt đầu Bao Tự không muốn nhờ tới 2 tên này, nhưng sau nhiều lần ỏn thót mà U Vương không đưa ra quyết định lập thái tử mới, nàng đành phải bí mật gọi Oắt Công và Doãn Cầu bàn đại sự.
Oắt Công cho rằng: "Nếu Nghi Cửu không phạm tội gì lớn, rất khó cho hoàng thượng phế trưởng lập thứ. Vì vậy, theo hạ thần thì nương nương nên nhẫn nhịn một thời gian, đừng nôn nóng quá mà hỏng việc".
Doãn Cầu gật đầu tán thành: "Oắt Công nói rất đúng, từ vài tháng nay, thần đã cho tay chân thân tín bí mật theo dõi mọi hành tung của hoàng hậu, chắc chắn bà ta không thể để cho con mất ngôi. Chỉ cần một chút sơ hở là chúng ta có thể ra tay. Khi đó nương nương
đường đường chính chính là mẫu nghi thiên hạ, danh phận thái tử chẳng cần tranh giành cũng sẽ đến tay Bá Phục".
Bao Tự nghe vậy, thở dài nói: "Tất cả mọi chuyện ta trông cậy vào hai ngươi. Một khi đại sự thành công, hai ngươi sẽ được đền bù xứng đáng".
Trong khi ấy, Thân hậu không hề ngờ tới, ngày đêm thương nhớ xót xa, chỉ mong thấy lại mặt con. Các cung nữ hết sức an ủi nhưng Thân hậu không sao nguôi ngoai được. Thân thể tiều tụy, tinh thần sa sút càng làm cho U Vương chán ngán, suốt 6-7 năm trời không hề héo lánh tới Bắc cung. 1 cung nữ thân cận vốn thông minh nhất trong số người gần gũi Thân hậu, 1 hôm đành đánh bạo hiến kế: "Hiện tại hoàng thượng quá sủng ái tiện tì họ Bao, vì vậy nếu không có người cầu xin, thì tất hoàng thượng chẳng còn nhớ đến thái tử nữa. Nương nương ngày đêm than khóc chẳng ích gì, chi bằng bí mật gởi thư cho thái tử, kêu Người hạ mình dâng biểu tạ tội, may ra có thể chuyển đổi được tình thế. Để lâu Bao tiện tì đủ lông đủ cánh, thì muộn mất rồi".
Thân hậu suy nghĩ hồi lâu, nhận ra chỉ còn kế sách ấy là hay nhất trong tình thế hung hiểm này, gật đầu hỏi: "Ta và thái tử đều bị dòm
ngó nghiêm ngặt, mỗi người lại ở 1 phương trời, thì làm sao sao mà liên lạc?"
Cung nữ kia liền tâu: "Tiện nữ có người mẹ họ Ôn tên Chu, cũng có chút danh tiếng về y thuật ở thôn làng. Nương nương chỉ cần giả như bệnh phụ nữ, không cho thái y xem mạch, mà mời mẹ tiện nữ vào cung. Nhân cơ hội ấy, nương nương bí mật nhờ bà gởi cho thái tử 1 lá thư. Như vậy chẳng có ai biết được!".
Thân hậu hết sức vui mừng, lập tức sai nội thị ra ngoại thành mời Ôn Chu. Cung nữ lại dặn dò: "Xin nương nương nhớ dặn thái tử dù thật tình là không có tội, nhưng cũng nên thống thiết cầu xin, đừng biện minh, thì mới mong hoàng thượng động tâm tha thứ".
Thân hậu gật đầu, rơi nước mắt, viết là mật thư, dặn dò Nghi Cửu làm theo kế sách. Vào hôm sau, Ôn Chu vào thăm mạch, Thân hậu lấy cớ đau đớn rên la, đuổi hết bọn cung nữ ra ngoài, rồi đưa lá thư cho bà ta cùng với 1 số vàng nhỏ làm lộ phí, thì thầm dặn nhỏ: "Đây là việc cực kì hệ trọng, số mạng của ta và thái tử đều nằm trong tay của ngươi. Ngươi qua nước Thân nhớ cẩn thận dọc đường, sau này ta không quên ơn ngươi đâu!"
Ôn thị sụp lạy, xin vâng theo lời, giả vờ viết mấy thang thuốc rồi theo nội thị ra khỏi cung. Chẳng ngờ tai mắt của bọn Doãn Cầu và Oắt Công có mặt ở khắp nơi, chúng thấy Thân hậu đuổi hết cung nữ ra ngoài, thì liền nảy sinh nghi ngờ, vội cấp báo cho 2 tên nịnh thần hay biết. Doãn Cầu cùng Oắt Công lập tức đến Quỳnh Đài cùng Bao Tự bàn soạn. bao Tự lo lắng nói: "Chưa có chứng cứ xác thực mà tự tiện bắt giữ người của hoàng hậu thì tội rất nặng. Nếu Thân hậu nhân chuyện này phản công lại thì thật nguy cho chúng ta. Các ngươi có thể chờ cơ hội khác được không?".
Oắt Công cười thâm hiểm nói: "Theo tôi thì có chứng cứ hay không cũng đều nên bắt giữ mụ họ Ôn. Có chứng cứ càng tốt, mà không thì ta ngụy tạo ra, cũng đều có tác dụng như nhau mà thôi!".
Doãn Cầu cả cười, khen Oắt Công là người lắm mưu nhiều kế, mau chóng sai bọn thị vệ thân tín chận đường bắt Ôn Chu. K.hi ấy Ôn Chu chưa ra khỏi cung, thấy bọn thị vệ gươm giáo sáng quắc xông đến bắt giữ thì hồn vía lên mây, riu ríu để mặc bọn chúng bắt đến Quỳnh Đài cho Oắt Công và Doãn Cầu tra hỏi, Bao Tự thì lánh mặt sau bức mành để tránh tiếng. Thật sự thì Oắt Công cũng chưa biết phải tiến hành tra hỏi ra sao, nhưng con người nham hiểm của hắn ứng phó rất nhanh nhạy vừa thấy mặt Ôn Chu đã quát lớn phủ đầu: "Qùy xuống mau! Ngươi làm tay sai cho ai?"
Ôn thị như người mất hết hồn vía, lảo đảo quỳ sụp xuống, lắp bắp nói không ra lời. Chỉ cần nhìn thái độ của Ôn thị, Oắt Công đã nhận ra chín phần mười là có việc khuất mắc, trong lòng tự nghĩ: "Ta chỉ sợ không tìm ra chứng cứ thì mất đời. Nay mụ già tỏ vẻ run sợ tất trong người phải có vật gì riêng tư của Thân hậu, nếu thu thập được thì chuyển nguy thành an ngay".
Oắt Công không chần chừ nữa, truyền tì nữ đè Ôn Chu ra ngay định lục soát. Vì là người dân dã, không có kinh nghiệm làm những việc lén lút, lại thấy gươm đao sáng ngời, Ôn Chu không dám giấu giếm, lập cập phân bua: "Xin đại quan tha chết cho, thật tình lão chỉ giúp hoàng hậu đưa lá thư tới nước Thân, nghe đâu là cho Thái tử. Lão cho rằng mẹ gởi thư cho con thì đâu có tội gì nên vô tình nhận lời. Xin đại quan xem xét khoan dung cho"
Oắt Công cười gằng: "Lão già thật bẻm mép. Mẹ viết thư cho con tất nhiên là không có tội, thế nhưng ngươi có biết tại sao thái tử lại phải đến nước Thân không?".
Ôn Chu ngơ ngác đáp: "Tiện dân thật không biết!".
Oắt Công cười ruồi: "Vậy là có tội rồi đó! Không biết mà dám tư thông, thì có khác gì đồng lõa. Còn không mau đưa lá thư cho ta hay sao?".
Ôn Chu tái mét mặt mày, run run lấy trong yếm ra lá thư của Thân hậu, 2 tay dâng lên, kêu oan luôn miệng. Oắt Công cả mừng, lập tức xé bỏ niêm phong, cũng Doãn Cầu chụm đầu vào đọc. 2 tên tỏ vẻ thất vọng vô cùng bởi vì lá thư hoàn toàn không có câu nào đề cập đến việc phản loạn hay bất kính với U Vương, chỉ là những lời Thân hậu tha thiết dặn dò thái tử thành tâm hối lỗi cũng phụ hoàng mà thôi. Nếu đem lá thư này ra trình báo thì có khi còn khiến U Vương cảm động vì sự hiếu thảo của Nghi Cửu nữa là khác. Bây giờ lại còn thêm tội bắt người không có chứng cứ, vừa phạm vào vương pháp vừa vô lễ với Thân hậu, không có cách giải quyết ổn thỏa thì tai họa khó mà lường được. Bao Tự ở sau bức mành, thấy cả Doãn Cầu và Oắt Công nhìn nhau bối rối, im lặng rất lâu thì đoán ra được phần nào nguyên nhân, nói vọng ra: "Bất độc bất trượng phu. Chẳng lẽ ngươi không biết điều đó hay sao. Các ngươi là người mưu trí, chẳng lẽ một chuyện nhỏ này mà đành bó tay, không nghĩ ra cách giải quyết sao?".
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Bao Tự - Nụ Cười Làm Mất Giang Sơn (End)
Doãn Cầu ngẩn người ra 1 chút rồi hiểu ngay, cười khả ố, chỉ mặt Ôn Chu mắng: "Trong thư toàn những lời lẽ phản loạn như vầy, mà ngươi bảo là thư hỏi thăm của mẹ với con hay sao?".
Ôn Chu còn đang kinh hoảng, chưa tìm được lời biện hộ, thì Doãn Cầu đã mau mắng quát gọi: "Người đâu, giam mụ già vào đại lao chờ triều đình nghị xử, tuyệt đối không cho ai biết việc này!".
Mặc cho Ôn Chu van cầu khóc lóc, Doãn Cầu mời Bao Tự ra ngoài, cười hỏi: "Chắc nương nương đã có kế sách gì vẹn toàn phải không?".
Bao Tự thản nhiên đỡ lấy lá thư, xé thành nhiều mảnh nhỏ, 1 phần sai cung nữ đốt bỏ, còn lại phần lớn những câu chữ hết sức mập mờ, tuy ai đọc cũng sẽ hiểu ngay đó là thư của Thân hậu gởi cho thái tử, còn ý tứ ra sao thì khó mà đoán được như nguyên văn. Doãn Cầu và Oắt Công nhìn Bao Tự thi hành độc kế, trong lòng rất thán phục. Khi U Vương về tới Quỳnh Đài, Bao Tự bước ra tiếp đón, mà mặt hoa vô cùng tiều tụy, buồn thảm, 2 hàng lệ dường như còn đọng lên đôi má hồng đào. U Vương kinh ngạc gặng hỏi nhiều lần, Bao Tự mới tỏ vẻ bất đắc dĩ kể việc Doãn Cầu và Oắt Công vô tình bắt được mật thư. Bao Tự thưa: "Hai vị đại thần đã đưa thư ấy cho thiếp, đọc xong thiếp rất tức giận về lòng người đàn bà độc ác, chỉ vì muốn con chiếm được ngai vàng mà không từ thủ đoạn nào. Tuy nhiên, nếu thiếp đưa cho bệ hạ xem, thì có khác gì đứng ra tố cáo.
Thiếp và Thân hậu vốn có sẵn hiềm khích, làm như vậy tất miệng đời cười chê. Vì không muốn tiết lộ chuyện này, vừa rất tức giận cho thói đời, tiện thiếp đã xé mất bức thư đó đi rồi!".
U Vương thất sắc hỏi ngay: "Sao ái khanh dại dột như vậy, đó là vật chứng quan trọng. Dù có dị tình Thân hậu, thì cũng không nên tiêu hủy nó đi. Hiện tại lá thư còn sót lại không, mau giao cho trẫm giao cho đình thần xem xét".
Bao Tự giả như miễn cưỡng, vào trong lấy chiếc hộp gỗ đựng lá thư đã bị xé thành nhiều mảnh nhỏ. U Vương cũng chẳng mất thời gian sắp xếp lại như nguyên vẹn, lập tức sai nội thị cầm hết đưa cho bộ hình với lời dặn dò: "Phép nước không dị tình riêng, cứ theo chứng cớ mà tra xét".
Đêm hôm ấy, Bao Tự vẫn chưa hoàn toàn yên tâm, bởi nếu bộ hình còn nhiều quan lại cố ý bênh vực cho Thân hậu thì sự việc sẽ chẳng đi tới đâu. Nhân lúc cùng U Vương nồng nàn chăn gối, Bao Tự thỏ thẻ: "Dù Thân hậu và thái tử có tội hay không, thì trước sau tính mạng của mẹ con thiếp cũng như nằm trên lửa đỏ. Bệ hạ có cách nào thu xếp cho mẹ con thiếp vẹn toàn hay không?".
U Vương chậm rãi nói: "Thật ra trẫm cũng có ý định nâng đỡ ái khanh từ lâu, nhưng việc bỏ trưởng lấy thứ khó mà được triều thần thuận theo. Trẫm cần phải có thời gian, tìm thêm một số chứng cứ quan trọng nữa thì mới thuyết phục được tất cả đại thần".
Bao Tự rất lo lắng, ỏn thót: "Thiếp cũng biết, bệ hạ là bậc thiên tử anh minh chính trực, nhưng sao bệ hạ không tiến hành hỏi ý kiến bá quan một lần xem sao, biết đâu sự việc có thể dễ dàng hơn".
U Vương phân vân rất lâu mới chấp thuận ngay sáng mai sẽ họp triều thần bàn việc phế lập. Bao Tự chỉ chờ có vậy, lén cho tay chân thân tín báo cho Oắt Công và Doãn Cầu biết. 2 tên gian thần không ngại đêm khuya, lập tức đi đến các phủ đại thần khác, nửa dùng lời hăm dọa, nửa ép buộc hoặc dụ dỗ. Vì vậy sáng hôm sau, khi U Vương kể lại việc Thân hậu viết mật thư cho thái tử, tỏ ý muốn phế bỏ Nghi Cửu, lập Bá Phục lên ngôi thái tử thì chẳng ai có ý kiến gì khác. Oắt Công thấy vậy đắc chí vô cùng, bước ra tâu với U Vương: "Giang sơn nhà Chu truyền đời mấy trăm năm nay chưa hề có việc phản loạn bao giờ; bốn phương thần phục, tám cõi bình yên. Tuy nhiên trong đời Tiên vương, hạ thần có nghe về con trẻ hát đồng dao, được quan Thái sử đoán rằng nữ họa sẽ từ trong cung phát ra. Nay lại có việc này thì rất trùng hợp. Bệ hạ mau mau tiêu trừ, đừng để họa loạn này ngày một lớn mạnh, khi ấy có hối cũng không kịp nữa".
Doãn Cầu cũng không chịu để Oắt Công chiếm công lao, tiến ra sân rồng tâu: "Hạ thần cũng ý kiến với Oắt Công, tuy nhiên ngôi hoàng hậu làm chủ lục cung, ngôi thái tử được triều thần công nhận, không thể vì chứng cớ chưa rõ ràng mà trị tội được. Theo hạ thần thì thái tử chưa chắc đã liên quan tới bức thư. Do vậy chỉ nên phế bỏ thân phận của hoàng hậu, chọn người khác thay vào".
Bá quan nghe Doãn Cầu tâu, thì đều rùng mình ghê sợ cho lòng dạ thâm độc của hắn. Ngoài miệng Doãn Cầu như bênh vực cho Nghi Cửu, nhưng thật sự vị thái tử non trẻ này đang ở nước Thân, không nắm chút quyền thế nào trong tay; nếu Thân hậu mất ngôi thì cái danh thái tử chỉ còn là hư danh mà thôi. U Vương có thể dần dần tính việc phế trừ danh hiệu thái tử sau mà không làm cho nước nhà náo loạn. Đây là kế sách từng bước đưa địch thủ vào cửa tử nên U Vương rất hài lòng, phán hỏi: "Thân hậu hai lòng, đáng đưa vào
lãnh cung hối lỗi, riêng Bao ái phi đã sinh cho trẫm một người nối dõi, cũng rất đáng được ban thưởng bằng danh phận hoàng hậu. Các khanh nghĩ sao?".
Doãn Cầu và Oắt Công lập tức lớn tiếng tung hô, 1 số quan hùa theo, còn 1 số quan chính trực tuy không đồng ý nhưng cũng không dám phản đối. Thế là sự việc quan trọng này được thông qua mau lẹ, nội trong ngày hôm ấy ngôi hoàng hậu đã thay đổi; lúc đó Bá Dương Phụ vẫn còn sống, ông hết sức bất mãn nhưng biết rằng chống lại chỉ hại vào thân. Ông về phủ viết biểu từ quan, lấy cớ già lão bạc nhược, 1 số đại thần khác cũng theo gương, càng làm cho bọn nịnh thần được dịp lộng hành, đề cử cho nhau thăng quan tiến chức.
Sau vài năm, khi ngôi hoàng hậu của Bao Tự đã vững chắc, Oắt Công và Doãn Cầu 1 lần nữa nhắc lại việc phế lập thái tử. Lần này hết sức thuận lợi, bởi vì chẳng còn ai đứng ra chống đối. Nghi Cửu bị truất xuống làm thường dân, suốt đời ở nước Thân không được về Cảo Kinh, còn Bá Phục đương nhiên lên ngôi thái tử. Từ khi tiến vào cung, hơn 6-7 năm trời, với nhan sắc tuyệt thế và cách cư xử khéo léo, Bao Tự rất được lòng U Vương, nhưng chỉ có 1 lần nàng nở nụ cười, đó là ngày lễ đăng quan của thái tử Bá Phục; ngoài ra U Vương chưa thấy giai nhân ban cho 1 nụ cười, dù nhà vua đã tìm đủ mọi cách chiều chuộng. Nhan sắc của nàng vốn đã chinh phục được hoàn toàn tâm hồn của U Vương, nay mặt hoa lại thêm nụ cười tươi như như đóa hoa phù dung mới nở, càng làm say mê lòng người. U Vương lần đầu tiên được thưởng thức nụ cười ấy, ngày đêm không bao giờ quên được. Thế nhưng dù dùng đủ mọi cách thức, đủ mọi trò vui do 2 tên nịnh thần Doãn Cầu và Oắt Công bày ra, vẫn không làm cho Bao Tự nở 1 nụ cười thứ 2. Không còn cách nào khác, 1 hôm U Vương thở dài nói với Doãn Cầu: "Bất cứ người nào trong
thiên hạ làm cho Bao ái khanh cười được thì dù có tốn ngàn vàng, trẫm cũng không hề tiếc rẻ".
Vốn tính tham lam, nghe vậy Doãn Cầu chợt nghĩ ra 1 trò vui mới lạ, sợ Oắt Công chiếm phần nên vội vàng tâu với U Vương: "Theo thần biết thì từ đời Tiên vương đã cho dựng 1 phong hỏa đài ở Ly Sơn để đề phòng Khuyển Nhung xâm phạm, nơi này cách Cảo Kinh không xa. Nếu bệ hạ cùng Bao hoàng hậu đến phong hỏa đài uống rượu, cho đốt lửa gọi các chư hầu đến cứu giá. Sau khi biết mình bị lừa, chắc chắn mặt mũi quân tướng chư hầu rất buồn cười. Có khi nhờ vậy mà Bao hoàng hậu có dịp nở nụ cười chăng!".
Trong lòng đang ham muốn, U Vương không hề nghĩ gì đến cái hại sâu xa của việc lừa dối các chư hầu, làm trò mua vui; truyền cho lập tức thi hành. Phong hỏa đài là 1 dãy đài cao dựng liên hoàn, chạy dọc theo biên thùy nhà Chu, chính giữa có đài cao nhất để quan sát được mọi diễn biến, mỗi đài cách nhau vài chục dặm, có chứa củi khô và, dầu dẫn lửa và trống lớn. Mỗi khi đài thứ nhất thấy quân Khuyển Nhung xâm phạm, lập tức nổi lửa đánh trống vang trời động đất, đài thứ 2 theo đó mà làm theo; chỉ trong chớp mắt đã truyền đến đài trung ương, thừa đủ thời gian cho viên tướng trấn thủ ở đó báo về kinh thành, đồng thời ngọn lửa bốc cao cũng báo cho các chư hầu biết nhà Chu đang lâm nguy, kéo binh đến cứu trợ.
Ngày hôm sau, U Vương dặn Doãn Cầu tuyệt đối giữ bí mật, mời Bao Tự đến Ly Sơn đại yến, dẫn theo hàng trăm cung nữ múa hát dưới ánh đèn rực rỡ như đêm hội hoa đăng. Dù tiệc rất vui, nhưng cũng như bao lần khác, Bao Tự hết sức tán thưởng mà vẫn không sao nở được 1 nụ cười. Lần này, U Vương không tỏ ra vẻ thất vọng, hớn hở chờ cho màn đêm bắt đầu hạ xuống, mới truyền cho quân sĩ ở đài thứ nhất nổi lửa, đánh trống rầm trời. Dĩ nhiên các đài tiếp
theo không cần biết nguyên do, lập tức nổi lửa đánh trống theo quân lệnh từ trước. Ánh lửa của mấy chục đài chiếu sáng cả 1 vùng biên giới, khói đen cuồn cuộn bốc cao. Lúc đó, Tư đồ Trịnh Bá đang phụ trách việc bảo vệ ở dưới đài, nhìn thấy cảnh tượng thì không khỏi hoảng sợ, vội lên đài tâu với U Vương: "Phong hỏa đài là nơi trọng yếu, nay không có quân địch xâm phạm mà tự tiện đốt lửa đánh trống, thì chỉ làm các chư hầu mệt nhọc kéo quân đi rồi lại kéo quân về. Hạ thần chỉ sợ sau này nếu có quân địch thật, thì phong hỏa đài mất hiệu nghiệm, nguy hiểm tới quốc gia mà thôi".
U Vương vỗ bàn, mắng lớn: "Ngươi biết một mà không biết hai, ngày trước Tiên đế vốn dùng nhân nghĩa, không phát triển binh lực, nên mới cần các chư hầu tới cứu giá. Nay chúng ta quân tướng hiền hậu, dù Khuyển Nhung có xâm phạm thì cũng chẳng cần tới phong hỏa đài làm gì. Ngươi mau lui xuống đi!".
Trịnh Bá liền tâu: "Bệ hạ ban dạy rất đúng, thế nhưng nội chỉ việc đem quân tướng chư hầu ra làm trò mua vui, thì đã làm tổn thương đến oai đức của bậc thiên tử mất rồi. Đó là không kể đến vì quá căm giận, có khi một hai chư hầu ngầm giúp bọn Khuyển Nhung thì lại càng nguy hơn nữa".
U Vương nghe Trịnh Bá giằng dai ngăn trở thì rất sợ Bao Tự nghe được, không còn yếu tố bất ngờ, giúp làm nàng bật cười nữa; nên chẳng nói chẳng rằng lập tức sai quân lôi Trịnh Bá xuống đài. Quả nhiên, các chư hầu thấy 1 loạt phong hỏa đài đều cháy sáng rực trời, thì vội vã điểm quân tướng, cấp tốc vượt đường dài đến phong hỏa đài chờ lệnh. Chưa tới nửa đêm, dưới đài đã có hàng vạn quân mã, cờ xúy xôn xao, giáp mũ sáng ngời, tiếng võ khí chạm nhau vang động. Tất cả ngước lên đài cao, ngơ ngác nhìn đèn nến sáng choang, mỹ nữ giai nhân áo quần lộng lẫy múa hát véo von
như trong tiên cảnh, còn U Vương cầm chén lớn, mặt rồng hớn hở, ôm tấm thân yêu kiều của Bao Tự vào lòng, chẳng hiểu mình đang mơ hay đang tỉnh. U Vương sai nội thị ra trước đài truyền lệnh: "Thiên tử ban lệnh cho các ngươi trở về, chỉ vì Bao hoàng hậu lỡ tay châm lửa mà thôi. Hiện nay thiên hạ thái bình, làm gì có giặc xâm phạm. Tất cả khó nhọc đường xa đều được thiên tử ban thưởng, hãy bái tạ rồi lui khỏi cấm địa, đừng làm mất cuộc vui của bậc chí tôn".
Quân tướng chư hầu nghe vậy, ai cũng hiểu ngay mình đã bị lừa, làm con rối cho U Vương và Bao Tự vui chơi, chứ làm sao có việc lỡ tay châm lửa ở nơi trọng yếu bậc nhất này. Ai ai cũng căm tức, nhục nhã nhưng không biết ứng phó ra sao, đều hạ lệnh hạ cờ dẹp trống, người cởi giáp ngựa, tháo yên, thất thểu kéo nhau về nước. Cảnh tượng trái ngược hoàn toàn giữa lúc đến và lúc đi, người người ngơ ngác, khiến Bao Tự bật lên tiếng cười khúc khích. U Vương thích quá, ngắm nhìn mặt hoa không chớp mắt, say đắm ngẩn ngơ như vừa uống xong cả mấy chục cân rượu. Khi quân tướng chư hầu rút đi hết, quang cảnh trở lại yên tĩnh, niềm vui cũng đã cạn, U Vương mới truyền lệnh hồi cung mà lòng chưa hết bồi hồi xúc động vì vẻ kiều diễm không sao tả nổi khi mỹ nhân nở 1 nụ cười. Đêm hôm ấy, trần gian chẳng khác chi thượng giới mà Bao Tự là tiên nữ đẹp nhất đối với U Vương. Ngày hôm sau, U Vương giữ đúng lời, xuất ngân khố thưởng cho Doãn Cầu 1000 lượng vàng mà không biết tai họa đang đến với mình chỉ trong thời gian ngắn ngủi.
Cùng lúc ấy, Thân hầu sau nhiều năm toan tính đã liên kết được với Khuyển Nhung, quyết định điều động bí mật hơn 3 vạn quân binh đến sát biên giới, chỉ chờ hiệu lệnh là xuất phát. Thân hầu phó ước với Khuyển Nhung là sẽ tôn phò Nghi Cửu lên ngôi thiên tử, giải cứu cho Thân hậu, còn lại Khuyển Nhung có toàn quyền vơ vét bao
nhiêu của cải tùy ý trước khi rút quân về. 2 bên đều có mục đích rất riêng tư nên khí thế rất mạnh mẽ, chỉ nội trong 1 ngày đã vượt qua biên giới, thẳng đường uy hiếp Cảo Kinh. Bọn gian thần theo gương U Vương, cũng suốt ngày ăn chơi trác táng, không chú ý gì đến biến chuyển khác lạ nên hoàn toàn bất ngờ, tên nào tên nấy xám xanh mặt mũi, kéo nhau vào triều, quỳ xuống tâu báo: "Thân hầu bội phản, cùng bọn Khuyển Nhung tiến đánh, khiến chúng ta không kịp trở tay. Xin bệ hạ xuống chiếu, nổi lửa phong hỏa đài để các chư hầu mang quân đến giúp, trì hoãn một thời gian thì mới kịp chỉnh đốn binh mã".
U Vương không hề lo lắng, thản nhiên chấp nhận lời đề nghị của quần thần, sai người ra phong hỏa đài nổi lửa đánh trống. Lần này có lệnh của thiên tử, hơn 10 phong hỏa đài đồng loạt đốt lửa, khói lửa bốc lên tận mây xanh, tiếng trống vang động tới cả kinh thành; thế nhưng quân giặc tiến như vũ bão, chẳng mấy chốc đã bao vây Cảo Kinh, vòng trong vòng ngoài mà quân tướng chư hầu không hề xuất hiện. Lúc đó U Vương mới bắt đầu lo sợ, truyền cho Oắt Công tập hợp binh tướng, mở cửa thành giao chiến. Chẳng ngờ, Oắt Công đã từ lâu không luyện tập kiếm cung, quân sĩ thì đói khát nên hết tinh thần chiến đấu, chỉ giao tranh 1 trận đã đại bại. Quân nước Thân và Khuyển Nhung thừa thế chiếm cứ cửa thành, ồ ạt tiến vào, giết chết Oắt Công và Tế Công. U Vương cả sợ, không còn lòng dạ nào chống cự nữa, sai Doãn Cầu và Trịnh Bá hộ giá, cùng Bao Tự và Bá Phục chạy ra Ly Sơn. Thấy quân Khuyển Nhung vẫn đuổi theo, U Vương cả sợ, nói với Doãn Cầu: "Ngươi mau nghĩ cách giúp ta! Mau lên! Chậm một chút thì không kịp nữa đâu!".
Doãn Cầu mặt xanh như tàu lá vì sợ hãi và mệt mỏi, thểu não tâu: "Hạ thần ngu tối, thật chẳng biết làm sao. Bây giờ chỉ còn một
cách, sai Trịnh Bá huy động quân sĩ, đốt các hỏa đài lên. Nếu chư hầu tới kịp thì mới hy vọng đánh đuổi được bọn Khuyển Nhung".
U Vương nghe theo, bởi không còn con đường nào khác, tiếc thay các chư hầu tuy thấy Ly Sơn hầu như chìm trong biển lửa nhưng vẫn tưởng U Vương lại bày trò mua vui, cùng nhau án binh bất động. Chỉ cần 1 chút chậm chạp, quân Khuyển Nhung đã mau chóng đuổi kịp tới Ly Sơn, vây chặt dưới chân đài. Trịnh Bá mấy lần dùng toàn lực đột phá vòng vây, nhưng đều thất bại, trúng tên chết ngay dưới núi. Doãn Cầu không còn hồn vía nào nữa, bỏ mặc U Vương, cải trang thành tên quân, lén trốn ra ngõ sau đài, nhưng cuối cùng không giữ được tính mạng, chết nhục nhã trong đám loạn quân đang tháo chạy. Quân Khuyển Nhung như nước vỡ bờ, tràn lên Ly Sơn, gặp ai chém nấy, không phân biệt dân chúng hay thường dân. Bọn chúng quá say máu, có thể bắt sống U Vương dễ dàng, nhưng vẫn tàn bạo chém chết cả nhà vua và thái tử Bá Phục, riêng Bao Tự thì bị chúa Khuyển Nhung mang về làm của riêng, không giao lại cho Thân hầu như trong giao ước. Thật tiếc thay cho tấm thân vàng ngọc 1 thời đã làm điên đảo triều đình nhà Chu. Thân hầu vì mải lo giải cứu Thân hậu, nên khi đưa quân đến Ly Sơn thì U Vương đã chết rồi, đành ngậm ngùi sai người làm lễ an táng rất hậu. Chúa Khuyển Nhung không hề ngăn trở, để mặc Thân hậu trọn nghĩa, chỉ chăm chăm vào việc tìm kiếm vàng ngọc cất giấu trong cung điện nhà Chu.
Theo giao ước, Thân hầu để cho Khuyển Nhung lấy hết châu báu vàng ngọc, chở về nước ngần mấy mấy chục xe mà vẫn chưa ngớt. Thời gian trôi qua, bọn Khuyển Nhung vẫn tiếp tục lộng hành, chém giết nhân dân vô tội, cướp bóc chẳng nương tay, khiến ai ai cũng đều oán hận, mắng nhiếc Thân hầu không tiếc lời. Thân hầu mấy lần đến quân doanh quân Khuyển Nhung hỏi tin tức bao giờ rút về,
nhưng bọn chúng chỉ trả lời ỡm ờ, thậm chí có tên còn nói thẳng là muốn chiếm cả Trung nguyên. Thân hầu vô cùng tức giận, biết không sao chống nổi bọn Khuyển Nhung, nên 1 lần nữa bí mật tính toán kế hoạch diệt trừ. Thân hậu cho người lén sang các nước lân cận là Tấn, Tần, Vệ, Trịnh cầu viện, hẹn ngày mở cửa thành tiếp ứng. 1 phần vì Khuyển Nhung đắc chí không đề phòng, 1 phần nhờ Thân hầu làm nội ứng, mấy tháng sau liên quân 4 nước đã chiếm lại được Cảo Kinh. Chúa Khuyển Nhung không còn lòng dạ nào nữa, kéo đàn quân chạy trốn như đàn chuột gặp lửa hồng, đến nỗi quên cả mỹ nhân.
Bao Tự vừa mất con vừa tủi nhục, tự thắt cổ chết chứ không còn mặt mũi nào trở về nước Bao nữa. Cuộc đời của nàng khiến người đời sau không khỏi ngậm ngùi, thương cảm cho số phận của kiếp hồng nhan. Về phần các chư hầu đánh tan Khuyển Nhung, cùng Thân hầu tôn phò Nghi Cửu lên ngôi thiên tử, xưng hiệu là Chu Bình Vương. Đó là năm 770 TCN. Bình Vương lên ngôi xong, ban thưởng cho 4 nước chư hầu trọng hậu, truyền truy phong cho Trịnh Bá và gia phong cho Thân hầu, nhưng ông xin nhận tội đã để cho Khuyển Nhung tàn phá Cảo Kinh mà từ chối. Cảo Kinh mấy đời nay là đất chăn vật, nhà cửa trù phú. Trải qua 1 thời gian, dưới sự cướp bóc thẳng tay của Khuyển Nhung đã điêu tàn không sao hồi phục lại được. chu Bình Vương mắt nhìn thấy bao nỗi tang thương, nhìn lại cảnh cũ càng thêm đau lòng, nên cùng quần thần bàn nghị, nhất định dời đô về Lạc Dương, bỏ hoang phần đất phía tây. Từ đó, Tây Chu diệt vong, mở đầu 1 chương lịch sử mới với nhà Đông Chu.
.
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
2. Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P1)
Vào thời Đông Chu liệt quốc, vì kế thừa chế độ phân phong của nhà Chu, nên dần dần phân chia ra làm hàng trăm nước nhỏ, trong đó 2 nước Ngô và Việt địa lý kế cận nhau và cùng thời gian phát triển rất mạnh lẫn quân sự và kinh tế. 2 nước đều sản sinh những anh hùng, mưu sĩ tài ba, nên bắt đầu dòm ngó, chỉ muốn thôn tính, mở rộng đất đai, nuôi mộng bá chủ thiên hạ. Khi ấy, làm vua nước Ngô là Hạp Lư, 1 người có nhiều tham vọng lớn lao, lại được sự phò tá của 2 danh tướng nổi tiếng là Ngũ Viên và Tôn Vũ, nên chẳng bao lâu đã trở thành 1 nước hùng mạnh về quân sự. Ngũ Viên vốn có mối thù với nước Sở nên ngày đêm cầu xin Hạp Lư trả thù cho mình. Chính Hạp Lư cũng muốn thôn tính nước Sở để ra uy với chư hầu nên chấp thuận ngay.
Dưới sự chỉ huy tài ba của Tôn Vũ và Ngũ Viên, chẳng bao lâu đại quân nước Ngô đã tràn vào Sính đô. Ngũ Viên nhân dịp báo thù rất tàn nhẫn, thậm chí cho người đào mồ Sở Bình Vương lên, đạp chân lên bủn mắng chửi rồi sỉ nhục bằng nhiều cách khác nữa. Thế nhưng chính nội bộ nước Ngô xảy ra tranh giành, bất đắc dĩ Hạp Lư phải chấp nhận cho Sở Chiêu Vương cầu hòa, rút khỏi Sính đô, về chống trả với quân Tần do Thân Bao Tư cầu viện. Tuy chưa chiếm được nước Sở hoàn toàn, nhưng chiến thắng này làm cho Hạp Lư trở nên tự đắc, sai người cầu hôn công chúa nước Tề cho thế tử Ba, nếu không sẽ tiến đánh. Tề Cảnh Công đã già yếu, đành gạt nước mắt chấp thuận điều kiện nhục nhã này. Thế tử Ba ăn ở với công
chúa nước Tề sinh 1 con trai, đặt tên là Phù Sai. Qua thời gian, Phù Sai trở thành người có tướng mạo hiên ngang, thân thể hùng tráng, chí khí lớn lao. Khi Hạp Lư quyết định thôn tính nước Việt, Phù Sai đã 26 tuổi, xin theo trong quân. Thời điểm đó, vua nước Việt là Câu Tiễn cũng có hùng tài tráng khí, thấy quân Ngô tràn sang thì lập tức
dàn binh chống cự mãnh liệt. 2 bên cầm cự mấy tháng trời ở Ngũ Đài Sơn, giao tranh nhiều trận long trời lở đất mà không phân thắng bại. Thấy vậy, 1 tướng nước Việt là Chư Kế Dĩnh hiến kế: "Hiện giờ hai bên đồng sức đồng tài, nhưng nếu lâu dài thì tấc quân Ngô hơn hẳn. Do vậy cần phải tốc chiến tốc thắng!".
Câu Tiễn ưu tư hỏi lại: "Ta cũng muốn như vậy, nhưng quân số của ta còn ít hơn địch, làm sao tốc chiến tốc thắng?".
Chư Kế Dĩnh liền nói: "Đại vương hãy cho thả hết các tù nhân trọng tội ra, truyền xung phong đi đầu, người nào chết thì gia đình được trợ cấp, người nào sống sẽ được tha hết tội. Bọn chúng không còn đường nào khác là phải hết lòng chiến đấu. Chỉ cần quân Ngô loạn xạ hàng ngũ thì chúng ta có thể lấy ít thắng nhiều".
Câu Tiễn rất mừng, lập tức thi hành theo kế. Quả nhiên, quân nước Ngô thấy bọn tù nhân chẳng coi cái chết vào đâu, thì tinh thần hoảng loạn, thi nhau bỏ chạy. Tướng nước Ngô là vị vương tôn tên
Lạc cố sức hò hét, gọi quân giữ hàng ngũ, không có thời gian bảo vệ cho Hạp Lư. Tướng Việt là Linh Cô Phù thấy vậy cả mừng, xông tới toan giết. Hạp Lư sợ hãi bỏ chạy nhưng cuối cùng cũng bị Linh Cô Phù chém đứt 1 ngón chân, rơi cả giày. Nhờ có Chuyên Nghị đến cứu kịp, Hạp Lư rút quân an toàn. Đi được mấy dặm thì máu ra nhiều mà chết. Khi rút quân về nước, thái tử Phù Sai nuôi mối hận này, sai các nội thị hễ thấy mình đi qua đều phải hỏi: "Phù Sai,
ngươi có nhớ mối thù nước Việt hay không?". Mỗi lần như vậy, Phù Sai đều khóc mà thưa: "Tôi chẳng bao giờ dám quên!".
Nuôi mộng báo thù, Phù Sai cho Ngũ Viên và Bá Hy toàn quyền chiêu mộ quân binh, tập luyện quân sĩ; chờ khi hết tang, thì sẽ tiến đánh nước Việt. 3 năm trôi qua rất mau, Phù Sai làm lễ cáo tế ở Thái Miếu rồi phong cho Ngũ Viên làm đại tướng, Bá Hy làm phó tướng, rầm rộ tiến qua Thái Hồ xâm phạm nước Việt. Dưới trướng của Việt vương Câu Tiễn có 2 đại thần nổi danh mưu trí đó là Văn Chủng và Phạm Lãi. Khi Câu Tiễn cho hội họp quần thần hỏi kế sách chống đỡ, thì Văn Chúng thưa: "Thật ra mối thù giết cha không phải là chính. Sở dĩ Phù Sai tiến đánh chúng ta là vì có mộng làm bá chủ thiên hạ. Nay nước Việt vừa mới qua chiến tranh, thực lực còn yếu kém, nếu chiến tranh lâu dài với Ngô, tất thất bại. Vì vậy, theo thần thì nên cầu hòa, mười phần đến tám chín, Phù Sai sẽ chấp nhận, bởi như vậy cũng đủ tiếng tăm rồi".
Câu Tiễn sầm mặt, có ý không vui, quay qua hỏi Phạm Lãi: "Theo ngươi thì nên hòa hay chiến?"
Phạm Lãi bình tĩnh đáp: "Không hòa mà cũng không chiến. Tuy quân ta ít hơn nhưng nếu cố thủ thì quân Ngô cũng không sao ngày một ngày hai đạt được ý đồ. Thêm nữa, lương thảo phải chuyên chở đường xa, nếu cầm cự được lâu dài tất quân tướng nước Ngô sẽ chán nản mà xin Phù Sai rút về. Đó là kế lấy yếu thắng mạnh, lấy nhàn nhã thắng mệt mỏi mà người xưa đã nhiều lần áp dụng thành công".
Câu Tiễn qua mấy lần thắng trận, trong lòng có ít nhiều kiêu ngạo, nghe vậy không hài lòng chút nào, sầm mặt nói: "Hai ngươi đều là người tài trí mà sao khi đối mặt với quân thù đều tỏ ra nhát sợ, đề cao đối phương như vậy? Theo ta thì quân mã nước ta thì ít,
nhưng một lòng chiến đấu, được luyện tập tinh nhuệ, thì chưa chắc đã kém thế quân Ngô. Vả chăng quân Ngô đang hừng hừng khí thế, chỉ cần ta đánh cho một trận đầu tơi bời là sa sút nhuệ khí, khi đó mạnh cũng thành yếu, yếu trở thành mạnh".
Mặc cho Văn Chủng và Phạm Lãi can ngăn, Việt vương Câu Tiễn nhất định dồn toàn lực đón đánh quân Ngô ở Tiêu Sơn, kết quả là Câu Tiễn đại bại, các tướng như Linh Cô Phù, Tư Hãn đều tử trận. Câu Tiễn không có cách nào khác, phải dẫn tàn quân chạy về cố thành. Phù Sai nhân đà thắng thế, công thành rất gấp, có khi một đánh thúc trống công phá 3-4 lần, khiến Câu Tiễn hết sức kinh hoảng, bối rối nhờ cậy tới Văn Chủng và Phạm Lãi. Văn Chủng vốn là nhà chính trị đại tài, tuy đang lúc chiến tranh nhưng vẫn theo dõi triều đình nước Ngô rất chính xác, ông biết hiện nội bộ nước Ngô không phải đồng tâm nhất trí, trong đó việc Bá Hy đầy lòng ganh ghét với Ngũ Viên có thể lợi dụng được. Văn Chủng liền cho người tuyển chọn 8 mỹ nữ đẹp như tiên thiên, mang theo 1 số châu báu bí mật mang đến quân doanh, xin cầu kiến Bá Hy. Bá Hy đã toan từ chối, nhưng thấy lễ vật quá nhiều, người đưa lại là mỹ nữ nhan sắc như ngọc thì lòng háo sắc tham lam nổi lên, nói với tả hữu: "Các ngươi cứ cho Văn Chủng vào, nghe nói hắn là tay kiệt hiệt đầy mưu kế, thử xem hắn nói năng ra sao. Được hay không ta đuổi ra cũng chẳng muộn".
Gặp mặt Bá Hy, Văn Chủng tỏ ra rất khiêm khung, lấy nhiều lý do nhờ Bá Hy thuyết phục Phù Sai cho nước Việt cầu hòa. Bá Hy vờ giận dữ, đập bàn nói: "Ngươi thật là vô lý, nước Việt hiện giờ sắp rơi vào tay của nước Ngô, tất cả tài vật mỹ nhân của nước Việt sắp sửa là của riêng nước Ngô. Vậy mà ngươi tưởng chỉ có một chút châu báu mỹ nữ này mà toan dụ dỗ ta làm điều xằng bậy hay sao? Khi
Đại vương chiếm được nước Việt rồi, ta quyền cao chức trọng, muốn bao nhiêu châu báu mỹ nữ mà chẳng được".
Văn Chủng bình tĩnh đối đáp: "Đại nhân nói rất đúng, nhưng còn sai một điểm, quân nước Việt tuy ít ỏi nhưng vẫn có thể chiến đấu vài ba trận nữa, chưa biết kết quả ra sao. Vả chăng, nếu chúng tôi thua, tất sẽ đốt bỏ tất cả kho tàng, tướng quân có chiếm được đất đai thì cũng chẳng được bao nhiêu tài vật. Thêm nữa thế cùng thì tắc biến, Đại vương của tôi đã toan tính đến việc thần phục nước Sở, nhờ họ cứu viện; khi ấy châu ngọc không có, mỹ nhân thì dành hết cho nước Sở, mà nước Ngô còn bị tổn hại không biết đâu mà kể".
Bá Hy nghe vậy biến sắc mặt, trầm ngâm suy nghĩ 1 hồi, dịu giọng nói: "Được rồi, vì lợi ích hai nước, ta sẽ cố cầu xin thử xem sao".
Sau khi Văn Chủng về rồi, Bá Hy lập tức đến quân doanh Phù Sai, mang những lý lẽ của Văn Chủng ra thuyết phục. Phù Sai vẫn chưa hết căm thù, lớn tiếng mắng Bá Hy: "Nước Việt với ta có mối thù không đội trời chung, không khi nào ta lại buông tay cho bọn chúng. Bao giờ ta chiếm được nước Việt, bắt Câu Tiễn làm tôi mọi thì mới hả lòng".
Bá Hy bèn lui ra, bí mật báo cho Văn Chủng biết. Văn Chủng liền thưa với Câu Tiễn: "Phù Sai nuôi lòng báo thù đã lâu, nay chỉ vài ba tiếng nói suông thì tất chẳng bao giờ chịu rút quân. Đến tình thế này, Đại vương chỉ còn cách thi hành khổ nhục kế, sang nước Ngô chịu đựng gian khổ một thời gian. Người xưa nói, quân tử trả thù mười năm vẫn chưa muộn. Trước kia Phù Sai nhịn nhục ba năm mới có ngày hôm nay, Đại vương là người có chí khí anh hùng nên chúng
tôi mới theo phò tá, chẳng lẽ không bằng được Phù Sai hay sao? Xin Đại vương lấy đại sự làm trọng".
Câu Tiễn thở dài nói: "Trăm sự tại ta không theo lời các ngươi. Nay đã đến nước này đành phải chịu nhục mà thôi".
Văn Chủng cả mừng, sai người báo cho Bá Hy biết. Bá Hy liền vào yết kiến Phù Sai, thưa: "Câu Tiễn đã bằng lòng đến nước Ngô làm trâu ngựa cho Đại vương. Vua đã thần phục thì coi như chiếm được nước người rồi. Thần thấy quân tướng cũng bị tổn hại quá nhiều, nếu nay phải đối phó với nước Sở thì nguy lắm. Xin Đại vương chấp thuận việc cầu hòa. Nước Việt tuy vẫn còn vua nhưng mỗi năm phải tiến cống, làm tôi thần thì chẳng khác gì Đại vương đã chiếm được mà lại mang tiếng nhân nghĩa. Chắc chắn từ nay trở đi, các chư hầu đều kiêng nể; mộng bá chủ không thể ngày một ngày hai mà đạt được, Đại vương giết được Câu Tiễn thì chỉ thỏa mãn trong chốc lát, sao bằng hành hạ hắn suốt cả đời, sỉ nhục đủ điều, làm cho hắn sống không ra sống, chết không ra chết".
Phù Sai khoái trá, gật đầu ưng thuận: "Được lắm! Mỗi ngày ta nhìn thấy Câu Tiễn làm tôi mọi vất vả thì mới hả lòng. Dù sao Câu Tiễn cũng là vua một nước, ta cho một đại thần nước Việt đi theo hầu hạ. Ngươi báo cho hắn biết, nước Việt từ nay là phiên thuộc của ta, ta cho phép con cháu hắn giữ được mồ mả tế tự là may lắm rồi".
Bá Hy cả mừng, lập tức sai người báo tin cho Văn Chủng sửa soạn. Ngũ Viên nghe tin, liền chạy vào, hầm hầm trách móc Phù Sai. Bá Hy đã ăn đút lót nên hết lời bênh vực. Cuối cùng Phù Sai nghe theo, đuổi Ngũ Viên ra ngoài. Hôm sau, Phù Sai sai Dương Tôn Phùng vào thành nước Việt, giám sát và thúc giục, mau mau đưa vợ con đến nước Ngô thần phục. Đồng thời Phù Sai vẫn để Bá Hy giữ
1 vạn quân đóng ở Ngô Sơn để đề phòng Câu Tiễn bội ước thì tiến đánh ngay lập tức. Trong khi ấy, triều đình nước Việt vốn đầy buồn thảm, bá quan văn võ tề tập đông đủ bên cạnh Câu Tiễn, ai nấy đều rưng rưng nước mắt, thương cho người anh hùng bại trận. Câu Tiễn nén lòng hỏi bá quan: "Ta đi rồi, ai trong các ngươi có đủ tài năng bảo vệ quốc gia, vì ta mà củng cố binh lực chờ ngày báo thù?".
Văn Chủng thưa: "Ở lại nước xem xét quốc chính thì Phạm Lãi không bằng tôi, còn đi theo Đại vương để tùy cơ ứng biến thì tôi không bằng Phạm Lãi. Xin để Phạm Lãi đi theo Đại vương, tôi ở lại quyết không quên trọng trách giữ nước".
Nghe Văn Chủng thành thực nhận xét, các quan nước Việt đều xúc động, tự mình đứng ra nhận nhiệm vụ để Câu Tiễn yên lòng ra đi. Theo kế của Văn Chủng, Câu Tiễn ra mắt Phù Sai với bộ dạng thật hèn hạ, vai áo để trần, chân không đi giày; còn phu nhân cũng ăn mặt toàn bằng thứ vải khô mà không được lành lặn, Phạm Lãi theo hầu thì y phục mặc giống kẻ nô bộc khiến Phù Sai cũng có chút thương hại. Tuy nhiên, mối thù 3 năm qua không thể vì vậy mà nguôi ngoai. Phù Sai lệnh cho Công Tôn Hùng xây 1 cái nhà bằng đá, bên cạnh mộ Hạp Lư, bắt vợ chồng Câu Tiễn phải săn sóc, nhổ cỏ, tưới nước, đồng thời phải chăn 1 số ngựa; trong khi mỗi ngày chỉ được bát cơm hẩm, mỗi năm chỉ được cấp cho 1 bộ quần áo bằng vải xấu, còn khổ sở hơn cả người dân nghèo nhất nước Ngô. Phù Sai cho rằng sống như vậy, dù có sức chịu đựng đến đâu, Câu Tiễn cũng yểu mệnh, nên yên tâm ăn chơi hưởng lạc. Thật ra Văn Chủng vẫn lén lút đút lót cho Bá Hy, nên tên này thỉnh thoảng giấu cho 1 ít thực phẩm, không đến nỗi chết đói như Phù Sai tính toán.
Phù Sai hành hạ Câu Tiễn hết mức, mỗi lần đi đâu đều bắt nhà vua nước Việt ở trần, chân đất, dắt ngựa đi trước cho dân chúng
nước Ngô cười nhạo. Câu Tiễn nghiến răng chịu đựng được mấy năm, quần áo toàn là mùi phân ngựa; phu nhân thì rách rưới, túi bụi đi kiếm củi cắt cỏ mà không hề bộc lộ 1 lời oán hận nào, dần dần làm cho Phù Sai không chú ý dò xét gì nữa.
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P2)
Trong khi đó, ở nước Việt, Văn Chủng thay mặt Câu Tiễn cai quản bá quan, ngày ngày cùng nhau bàn luận kế hoạch, vừa giúp nhà vua mau về nước về phá hoại nội bộ nước Ngô. Văn Chủng tập hợp ý kiến của bá quan, quyết định tiến hành 1 kế hoạch thoáng trông thì có vẻ hết lòng thần phục nước Ngô, cam chịu làm tôi thần, nhưng thật sự là để làm hại toàn bộ mọi mặt, không những làm suy sụp ý chí chiến đấu của quân tướng mà còn khiến kinh tế nước Ngô kiệt quệ. Văn Chủng nói với bá quan: "Việc trả thù cần phải tiến hành bí mật, đừng để Phù Sai nghi ngờ mà hỏng việc. Trước tiên, chúng ta nên chấp nhận dè xẻng, tiết kiệm để lấy của cải cung phụng cho từ vua đến quan nước Ngô tha hồ ăn chơi phè phỡn, không còn thiết gì đến chính trị nữa. Mỗi người dân Việt nếu đồng lòng ủng hộ, mỗi người ăn bớt đi một chén cơm, góp về triều đình thì chẳng bao lâu sẽ thành số lớn. Thứ hai, chúng ta âm thầm thu mua lúa gạo nước Ngô với giá cao, khiến trong nước thiếu hụt lương thực, số lúa gạo đó sẽ được tích trữ cẩn thận, chu cấp cho quân mã sau này. Thứ ba, cung cấp thợ giỏi nghề cùng với các loại danh mộc cho nước Ngô, chắc chắn họ phải tốn kém tương đương để xây dựng cung điện nguy nga tráng lệ. Thứ tư, có cơ hội là đút lót cho quan lại nước Ngô, xúi giục làm những điều trái nhân tâm, dần dần triều đình nước Ngô sẽ rối loạn kỷ cương, nhân dân oán trách."
Bá quan hết sức vui mừng vì kế hoạch này, hăng hái góp sức bằng cách gia tăng việc tích trữ lương thảo, bí mật chiêu mộ và
luyện tập quân mã. Một hôm, Văn Chủng nói với bá quan: "Ta còn quên một điều cực kì hệ trọng, không những làm cho vua tôi nước Ngô điên đảo, chính trị suy đồi, mà còn là đầu mối thông tin cho chúng ta biết chính xác nội bộ triều Ngô ra sao. Để làm được điều hệ trọng này, tấc phải nhờ đến một mỹ nhân vừa tuyệt sắc, vừa thông minh, biết hy sinh cho đất nước".
Bá quan đều hiểu ngay Văn Chủng muốn đề cập đến mỹ nhân kế, gật đầu tâm đắc, cùng bàn luận rồi chia nhau đi khắp nước Việt. 1 số lựa chọn thợ mộc giỏi, điều động hơn 3000 dân phu vào các rừng già tìm gỗ tốt, 1 số thì chuyên về tuyển lựa mỹ nhân, mang về triều dạy dỗ lễ nghi, ca múa cùng các ngón nghề làm mê hoặc lòng người. Quân dân nước Việt hăng hái theo lệnh, chẳng quản ngày đêm, lặn lội rừng sâu núi thẳm, cố tìm cho được loại danh mộc. May sao, 1 toán chợt thấy 2 thân cây to lớn khác thường, gỗ vừa cứng rắn vừa tỏa mùi hương thơm ngát, chẳng ai biết được tên loại cây này nên Văn Chủng đặt là "gỗ nam", ghi nhớ đã tìm được ở phía nam. Văn Chủng thân hành đến làm lễ tế, rồi mới cho hạ cây, mang về chạm trỗ rất tinh xảo, hoa mỹ. Sai 5000 dân phu đem 2 cây gỗ đó đem tiến cống. Phù Sai nhận được gỗ tốt, lại chạm trỗ cầu kì đẹp mắt thì rất mừng, khen nước Việt trung thành, rồi lập tức hạ lệnh xây dựng Cô Tô đài, không thèm nghe lời can gián của Ngũ Viên. Phù Sai muốn chứng tỏ sức mạnh và sự phồn vinh của nước Ngô nên đốc thúc dân phu mau mau hoàn thành Cô Tô đài, làm chỗ cho mình ăn chơi trác táng. Dù vậy, Cô Tô đài cũng phải mất đến gần 5 năm mới hoàn thành bởi quy mô quá tráng lệ, cao đến 300 trượng, nhìn xa được 200 dặm, phía trong bài trí toàn là vàng ngọc, gấm vóc. Phù Sai còn sai đắp con đường vào đài lượn quanh 9 khúc, chạy lên tận đỉnh núi, dân phu vì vậy lao khổ chết chóc rất nhiều. Tiếng oán than dậy đất nhưng Bá Hy đều giấu tất cả. Phù Sai không hề hay
biết, những công trình xây dựng hoang phí này làm cho ngân khố hao tổn không biết bao nhiêu.
Trong khi đó ở nước Việt, khi các quan đến 1 làng nhỏ tên là Trữ La thì tuyển được 2 mỹ nhân, nhan sắc tuyệt thế: 1 mỹ nhân ở làng phía tây nên được gọi Tây Thi, còn mỹ nhân kia tên là Trịnh Đán ở làng phía đông nên còn được gọi là Đông Thi. Văn Chủng là người trang nghiêm đạo đức, mà khi thấy mặt 2 mỹ nhân cũng phải kinh ngạc. Sau khi hỏi han vài câu, thấy cả 2 đều có trí tuệ, biết ứng biến, rất mau thành thuộc các ngón nghề ăn chơi, thì càng giật mình thốt lên: "Quả là trời cao phù hộ nước Việt, có được mỹ nhân như vầy, lo gì Đại vương chẳng thoát được hang hùm".
Văn Chủng liền thưởng cho 2 gia đình 100 miếng vàng rồi sai người đưa về Thổ thành. Nơi đây 2 nàng được dạy dỗ rất cẩn thận, từ việc ca múa cho đến đàn địch đều là những bài ủy mị mê hồn. 2 nàng thật không để cho Văn Chủng thất vọng, chẳng bao lâu đã trở thành giai nhân vừa sắc nước hương trời vừa khéo léo khôn ngoan.
Qua thời gian xem xét, Văn Chủng quyết định chọn Tây Thi làm người dâng cho Phù Sai. 1 hôm, Văn Chủng mời riêng Tây Thi đến phủ, đuổi tả hữu ra ngoài rồi trầm giọng hỏi: "Ngươi là nữ nhân, đáng lẽ không phải lo toan đến việc quốc gia, thế nhưng nhân dân nước Việt đang sống trong cảnh lầm than, Đại vương thì làm trâu làm ngựa cho người ta sỉ nhục, cho nên ai ai cũng phải có trách nhiệm đối với quốc gia. Ngươi có hết lòng muốn giúp triều đình hay không?"
Tây Thi vội quỳ xuống, thong thả thưa: "Người ta thường nói, nữ nhân chúng tôi là kẻ bất tri vong quốc hận, nhưng nước mất nhà tan, chẳng lẽ tiện nữ lại có thể ngồi yên được hay sao? Kể từ khi tiện nữ được đưa về triều thì trong lòng đã biết sẽ gánh vác một trách nhiệm
quan trọng liên quan đến vận mệnh nước nhà. Xin đại nhân cứ nói rõ ra đi!".
Văn Chủng gật đầu khen ngợi nàng là người thông minh rồi nói hết kế sách của mình, và cầu xin Tây Thi vì nước nhà mà ra sức lũng đoạn triều chính nước Ngô, đồng thời nếu có thể hãy phối hợp với Bá Hy xin cho Câu Tiễn về nước. Tây Thi cúi đầu xin nghe theo. Mọi việc sửa soạn xong, Văn Chủng lệnh cho đoàn tiến cống mỹ nhân lên đường, giong cờ giống trống rầm rộ, nhắm hướng kinh thành nước Ngô thẳng tiến. Nhà vua nghe nói, nước Việt đem tài vật và mỹ nữ tới dâng, thì rất hài lòng, lập tức cho vào bệ kiến. Mọi người làm lễ triều kiến xong xuôi, 1 viên nội thị đứng ra đọc danh sách các tài vật tiến cống, Phù Sai nghe tới đâu, gật đầu đắc ý tới đó, vui vẻ phán: "Ta đã chứng kiến Câu Tiễn một lòng một dạ phục tùng, không hề than trách một lời. Nay các quan nước Việt lại còn cống nạp nhiều như vậy thì thật quả có lòng trung thành, xứng đáng được ban thưởng".
Viên chánh sứ nghe vậy liền bước ra tâu: "Chúng thần ở nước Việt hằng ngó trông lên ân đức cao vời của Đại vương, nay ngoài phẩm vật còn tuyển chọn được một số mỹ nữ. Dù mỹ nhân nước Việt không thể yêu kiều bằng nữ nhân Ngô quốc, nhưng chỉ cần Đại vương ban cho làm nô tì thì cũng là ân đức cho nước Việt chúng tôi lắm rồi".
Phù Sai càng thích thú, truyền người đưa Tây Thi vào. Thấy mỹ nhân thân hình thanh tú, bước đi uyển chuyển, đôi mắt long lanh đa tình, dung nha sắc nước hương trời, không 1 mỹ nhân nào trong cấm cung có thể sánh kịp. Phù Sai ngây ngất cả người, say mê nhìn không chớp mắt. Khi Tây Thi bái chào, Phù Sai nghe như tiếng oanh tiếng phượng thánh thót, thì càng điên đảo, lập tức xuống chiếu
phong làm quý phi. Viên chánh sứ thần thấy Phù Sai đang vui vẻ, lựa lời tâu thử: "Đại vương đã nhìn ra lòng trung thành của nước Việt, nếu ban lượng hải hà cho Câu Tiễn trở về cố quốc, an hưởng tuổi già, chôn nắm xương tàn nơi quê hương xứ sở thì toàn thể nước Việt chúng tôi muôn kiếp chẳng dám quên ơn".
Phù Sai đã toan gật đầu, chợt Ngũ Viên bước ra nói: "Đại vương không thể tha được! Nước Việt lâm vào cảnh đói khổ, không người cầm đầu, mà vẫn ráo riết tiến hành thu góp dân nạp thì chắc chắn có ý đồ không tốt. Nhiều lần trước kia, Ngũ Viên tôi không dám can ngăn, nhưng lần này quyết phải nói ra lời trung thực. Mỹ nhân là cái hại trước mắt, tha cho Câu Tiễn là cái hại sau lưng; Đại vương không nên nhận mỹ nữ mà cũng không nên thả Câu Tiễn về nước!".
Phù Sai suy nghĩ 1 hồi, quyết định phán: "Dâng mỹ nữ là hảo ý của nước Việt, nếu ta không nhận thì là hẹp hòi, cố chấp. Riêng việc tha cho Câu Tiễn thì nhất quyết không thể được!".
Ngũ Viên cố khuyên can, nhưng Phù Sai nhất quyết phất tay áo đứng dậy, đi thẳng vào hậu cung. Ngũ Viên đành trợn mắt, nhìn thẳng sứ thần nước Việt rồi hậm hực bỏ ra về. Về nhan sắc, Tây Thi và Đông Thi cũng ngang ngửa như nhau, nhưng Tây Thi đã được Văn Chủng phó thác thi hành kế sách mê hoặc Phù Sai. Nàng trổ tài ỏn thót, hết sức chiều chuộng nhà vua, nên được sủng ái hơn. Trịnh Đán vì vậy rất buồn bã, lại thêm mối sầu xa quê hương, nên lâm bệnh;rồi 1 năm sau qua đời. Phù Sai cũng thương xót cho hồng nhan bạc mệnh, nên sai người an táng Trịnh Đán rất trọng hậu, chôn cất ở Hoàng Mao sơn và lập cả miếu thờ cho vong linh được ấm áp. Khi đó, Cô Tô đài đã xây xong, Phù Sai lại có mỹnhân bên mình thì tha hồ ăn chơi hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Về đêm, tiếng sinh phách từ Cô Tô đài vẳng xuống chung quanh mấy dặm còn nghe
được. Về đêm,ánh đèn rực rỡ chiếu khắp 1 vùng. Tây Thi vẫn chưa vừa ý, thỉnh thoảng nhân lúc Phù Sai đang vui vẻ, xin lập thêm cung điện ở nhiều nơi, lấy cớ rằng đi đến đâu cũng có nơi vui chơi, không bị gò bó. Phù Sai quá say mê Tây Thi, nên nhất nhất việc gì cũng
nghe lời nàng, xây dựng các cung điện nguy nga tráng lệ như Quán Khuê cung ở Linh Nham sơn, Ngoạn Hoa trì, Ngoạn Nguyệt trì, Tây Thi động, Thái Liên hình, Cẩm Phàm hình, Tiên Hạ loan... tính ra không biết bao nhiêu mà kể.Vì vậy quốc khố nước Ngô mỗi ngày càng thêm thiếu hụt. Phù Sai nghe quan nội khố báo, chỉ hờ hững phán bảo: "Quốc khố cạn kiệt là do triều đình quá nhân nhượng với dân chúng, có thiếu hụt thì các ngươi cứ tăng thêm là xong, cần gì phải trình báo cho thêm lôi thôi".
Nói xong, Phù Sai lập tức quay đi, về thẳng Cô Tô đài tìm Tây Thi, không muốn nghe các quan tâu bày gì nữa. Từ đó nhân dân nước Ngô đều oán hận, người người rên xiết vì tô thuế, kinh tế mỗi ngày thêm suy sụp.
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P3)
Một lần kia, Phù Sai ngồi với Tây Thi trên Cô Tô đài, nhìn xuống thấy vợ chồng Câu Tiễn ngồi cạnh đống phân ngựa, còn Phạm Lãi cặm cụi quét tước; người nào cũng tiều tụy, quần áo rách rưới thì có ý thương cảm. Tây Thi nhân cơ hội ấy nói: "Câu Tiễn trước kia là Đại vương của thiếp thần, nhưng bao nhiêu năm nay đã biết an phận. Đại vương hãy nhìn xem, chí anh hùng thuở nào nay đã bay biến, chỉ còn lại là một tên thất phu nghèo hèn mà thôi, Đại vương còn giữ lại làm gì để các chư hầu có chỗ chê trách Đại vương thiếu lòng khoan dung".
Bá Hy đứng hầu bên cạnh nghe vậy cũng góp thêm vào, nên Phù Sai phân vân nói: "Các ngươi đã nói vậy thì ta bằng lòng cho hắn về nước, nhưng đây là việc quan trọng, cần phải nhờ quan Thái sử bói một quẻ xem sao?".
Bá Hy cả mừng, sau khi yến tiệc xong, lập tức cho người bí mật báo tin vui cho Phạm Lại và Câu Tiễn. Tiếc rằng Phù Sai chưa kịp quyết định, thì Ngũ Viên nghe biết, vào yết kiến Phù Sai, ngỏ lời khuyên can: "Trước kia Kiệt vương giam giữ vua Than, Trụ vương giam giữ Văn Vương vì muốn được tiếng nhân nghĩa hảo mà không giết chết. Sau đó Kiệt vương bị vua Than đuổi chạy khỏi kinh thành, Trụ vương bị Văn Vương và Võ Dư tiêu diệt. Cái gương trước mắt ấy chẳng lẽ Đại vương không nhìn thấy. Nếu tha cho Câu Tiễn về nước, tôi e rằng nước Ngô chẳng còn miếng đất cho mồ mả tổ tiên yên nghỉ".
Phù Sai nghe vậy, liền quyết định giết chết Câu Tiễn cho khỏi hậu họa. Bá Hy nghe được việc này, mật báo cho Tây Thi, nhờ vậy đêm hôm đó, nàng nhân lúc vui chơi thì nỉ non, nói xa nói gần khiến Phù Sai đâm ra phân vân. Do đó, hôm sau Câu Tiễn vào chầu, mà Phù Sai chẳng cho người giết ngay, mà chần chừ chẳng biết nghe lời Ngũ Viên hay Tây Thi. Câu Tiễn đã được Phạm Lãi dặn trước, bình tĩnh đứng chầu trước cửa luôn 3 ngày đêm, thái độ rất khiêm cung, không hề than vãn. Ngay lúc đó Phù Sai lại bị cảm hàn, nhân lúc đó Bá Hy liền vào cung vấn an, khéo léo tâu: "Việc giết Câu Tiễn như lấy đồ trong túi, Đại vương không nên vì vậy mà mệt tâm, làm bệnh lâu khỏi. Theo tôi thấy thì có lẽ Ngũ Viên muốn tỏ quyền uy, nên cứ bắt buộc Đại vương phải giết Câu Tiễn bằng được, mặc dù Câu Tiễn hết lòng thần phục Đại vương. Nếu chưa quyết được, Đại vương cứ cho Câu Tiễn về nhà đá vài ngày, bao giờ khỏi bệnh hãy tính sau. Hắn như cá trên thớt, Đại vương muốn bắt, muốn giết lúc nào lúc nào mà chẳng được!".
Phù Sai đang mệt mỏi, nghe theo Bá Hy, truyền cho Câu Tiễn về nhà đá đợi lệnh. Chẳng ngờ chỉ vì 1 cơn cảm hàn thông thường, mà Phù Sai nằm gần 3 tháng trời, không sao dậy nổi. Phạm Lãi lo lắng, không biết rằng sau khi hết bệnh có cho thi hành quyết định của mình hay không, bói 1 quẻ nhân độ để xem bệnh tình Phù Sai ra sao. Xem quẻ xong, Phạm Lãi vui mừng nói với Câu Tiễn: "Đây là cơ hội ngàn vàng để Đại vương lấy lòng Phù Sai, tôi chỉ sợ Đại vương không làm được mà thôi!".
Từ trước đến nay, Phạm Lãi rất quyết đoán, nay lại phân vân không nói rõ ngay thì chứng tỏ đây là việc khá hệ trọng. Câu Tiễn nhìn sắc mặt bối rối của Phạm Lãi, đoán ra vài phần, thở dài đáp: "Đã mấy năm nay ta nằm gai nếm mật, chịu đựng biết bao nhiêu sỉ
nhục, nhớ đến mối thù mà nghiến răng vượt qua. Nay dù việc khó khăn đến mấy ta cũng không sờn lòng. Ngươi mau nói ra đi!".
Phạm Lãi chần chừ rất lâu, cho rằng đây là cơ hội tốt nhất, nếu bỏ qua thì không biết bao giờ mới gặp lại, đành phải nói: "Theo quẻ bói thì bệnh tình của Phù Sai đến ngày Kỷ Tỵ thì sẽ bớt, đến ngày Nhâm Thân khỏi hẳn. Nếu Đại vương nén được sự ghê tởm, giả vờ vào thăm bệnh, nếm xem phân thế nào, rồi ngỏ lời chúc mừng. Khi khỏi bệnh, chắc chắn Phù Sai sẽ nghĩ tình mà tha cho về nước".
Câu Tiễn nghe vậy thì chảy nước mắt, nghẹn ngào nói: "Mấy năm nay ta đã chịu đựng nhiều cay đắng, nếu có thêm một lần hôi thối tính ra cũng không can gì. Nhưng nghĩ lại thân phận, dù sao ta cũng là vua một nước mà phải bị sỉ nhục đến như vầy, thì thật lòng trời không thương nước Việt".
Phạm Lãi cũng rơi nước mắt khóc theo: "Trước kia Trụ vương cũng giam Văn Vương, giết con là Bá Ấp khảo làm bánh bao đem cho ăn để thử lòng chân thành. Văn Vương nhịn nhục ăn thịt con rồi sau này kéo binh tiêu diệt nhà Thương. Nếu Đại vương bắt chước được như Văn Vương thì mới mong tung hoành thiên hạ".
Câu Tiễn gạt nước mắt, nghe theo Phạm Lãi, nói với Bá Hy tâu lại, xin Phù Sai cho mình được 1 lần vấn an. Phù Sai nghe Bá Hy tâu, đã có chút cảm động, gượng ngồi dậy nói: "Câu Tiễn nhớ đến ta như vậy thật đáng quý, ngươi hãy cho hắn vào xem thử".
Khi vấn an xong, Câu Tiễn cố chần chừ để đợi nội thị bưng thùng ra, nói luôn: "Trước kia tôi có theo học một y sư ở Đông Hải nên có biết được ít nhiều y lý, có thể biết được bệnh tình ra sao nhờ vào màu sắc và mùi vị của phân. Đại vương bệnh đã lâu ngày, làm cho tôi không sao yên tâm được, xin thử một phen".
Phù Sai không khỏi sửng sốt, nhìn Câu Tiễn chăm chăm hồi lâu rồi mới bằng lòng. Câu Tiễn cố nén ghê tởm, nếm xong liền phục xuống chúc mừng: "Bệnh của Đại vương đã đỡ nhiều, theo tôi thì đến ngày Kỷ Tỵ sẽ bớt, đến ngày Nhâm Thân thì khỏi".
Phù Sai mừng rỡ, nhưng vẫn còn chưa tin hẳn, cười hỏi: "Ngươi có chắc vậy không, vị y sư dạy ngươi y lý giải thích ra sao?".
Câu Tiễn giả vờ nghiêm trang đáp: "Phân chính là cốc vị nên thuận theo thời khí thì người sống, trái thời khí thì người chết. Tôi nếm thử thấy đắng lẫn chua, hợp với tiết xuân hạ hiện nay nên tính ra được ngày Đại vương khỏi bệnh. Nếu không đúng thì cũng bày tỏ được lòng thần phục của tôi luôn luôn cầu cho Đại vương sống lâu muôn tuổi".
Phù Sai nghe rất có lý thì rất hài lòng, cười mà hỏi Bá Hy đứng bên cạnh: "Ngươi có dám thử như vậy không?"
Bá Hy vội quỳ xuống, thành thật thưa: "Hạ thần không dám, dù Đại vương có trách phạt cũng đành chịu mà thôi".
Phù Sai cả cười, truyền Bá Hy cho vợ chồng Câu Tiễn qua mấy gian nhà lá gần đó, sạch sẽ hơn, và cũng được cung cấp thực phẩm khá hơn 1 chút. Vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi thấy bước đầu thành công thì hết lòng cảm tạ trời đất, hồi hộp đợi đến ngày Nhâm Thân. May sao Phù Sai khỏi bệnh thật, bá quan liền mở đại yến chúc mừng nhà vua. Thấy Phù Sai cho mời Câu Tiễn đến dự yến, Phạm Lãi liền bàn kế sách: "Đại vương cứ giả như không biết gì, cứ mặc quần áo rách rưới mà đến. Nếu Phù Sai quát mắng, bắt về tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo là điềm tốt, ngược lại hắn không nói gì thì Đại vương tạ ơn, lấy cớ không thể ngồi dự cùng các đại thần rồi cáo lui ngay tập tức".
Câu Tiễn nghe theo, Phù Sai không những bắt Câu Tiễn phải trở về tắm rửa, mà còn ban cho triều phục tử tế, nói với mọi người: "Câu Tiễn thật lòng thần phục, ta đã quyết cho về nước nên không thể đối đãi như tù nhân được. Các ngươi cũng phải theo phép vương gia mà đối xử".
Bá quan nhất nhất xin nghe theo, chỉ riêng Ngũ Viên bất mãn, hậm hực bỏ đi mà không nói lời nào. Bá Hy nhân dịp, buông 1 câu châm chọc: "Đại vương và Câu Tiễn đều là người biết nhân biết nghĩa, đều là bậc anh hùng nên Tướng quốc xấu hổ mà không dám ngồi chung bàn".
Phù Sai đang lúc vui vẻ, nghe vậy cười ha hả khiến bá quan cũng cười nịnh theo, yến tiệc càng thêm vui vẻ. Nhân lúc có mặt đông đủ, Phù Sai ra lệnh chọn ngày cho Câu Tiễn về nước. Hôm ấy Phù Sai còn ban ơn cho đặt tiệc nơi Sa Môn để tiễn đưa trọng thể. Bá quan nước Ngô đều tới dự chúc mừng, chỉ riêng ngũ Viên không tới. Trong lòng vẫn hồi hộp, chỉ sợ bất chợt Phù Sai đổi ý, Câu Tiễn cố ý không để lộ vẻ vui mừng ra mặt, giả vờ quyến luyến, mấy lần lạy ta mà chưa dứt đi được. Phù Sai càng thêm tin tưởng, tự thân vỗ về rồi đưa Câu Tiễn đến tận xe rồi mới trở lại hoàng cung. Khi đoàn xe về tới Tích Giang, Câu Tiễn mới thở phào thoát nạn. Khi đã thoát được gánh nặng tủi nhục rồi, nhìn non sông nước Việt mơn mởn màu xanh của đồng ruộng, Câu Tiễn không nén nổi tâm tình, rơi nước mắt cảm hoài. Văn Chủng, bá quan và người dân nước Việt đều khóc theo, đó là những giọt nước mắt trút hết nhục nhã, mừng cho những ngày tươi sáng sắp tới. Cối Kê là nơi thua trận ngày trước, nên Câu Tiễn sai quân đắp 1 cái thành ở đó để ghi nhớ. Phạm Lãi và Văn Chủng được nhà vua giao cho toàn quyền điều động bá quan và quân binh. Thành này 3 phía đều có tường cao, hào sâu. Ngọn núi phía bắc là Ngọa Tàng sơn thì có Phi Dục lâu,
phía nam thì có lâu Thạch Đậu, đều là những vọng gác nhìn được xa, xây đắp kiên cố. Chỉ riêng phía tây bắc là đường hướng về nước Ngô, hoàn toàn không che chắn gì.
Phạm Lãi sợ Phù Sai vẫn cho người dò xét, nên phao tin phía tây bắc để trống là tiện việc chuyển vận tài vật tiến cống cho triều đình nước Ngô. Phù Sai nghe quân thám thính về báo lại, càng tin tưởng hơn, ngày đêm vui chơi trác táng với Tây Thi ở Cô Tô đài. Nhờ có Văn Chủng chỉnh đốn quốc chính, Phạm Lãi luyện tập quân mã; chẳng bao lâu nước Việt đã trở nên cường thịnh, quân binh không những hùng hậu mà còn rất tinh nhuệ, chỉ mong tới ngày xuất chiến báo thù xưa. Tuy thế nước Việt đã đủ sức báo thù, nhưng Câu Tiễn rút kinh nghiệm kiêu ngạo ngày trước, quyết mở mang sao cho 1 lần ra trận là nắm chắc thành công, không để rơi vào tình trạng ô nhục như trước kia nữa. Nhà vua không bao giờ nghĩ tới việc vui chơi, ra sức lo cho dân cho nước. Câu Tiễn còn sai nội thị lấy cỏ lục đánh vào đánh vào mắt nếu thấy mình phê duyệt tấu chương mà ngủ gục. Mùa hạ ngồi gần lửa cháy để nung nấu lòng căm thù, mùa lạnh thì nhúng chân vào nước lạnh, nghiến răng chịu đựng để không quên những ngày gian khổ, đầy nhục nhã nơi xứ người. Muốn dân số tăng nhanh, Câu Tiễn còn đặt ra lệ thưởng. Trong khi chính mình thì nằm giường củi, cùng làm ruộng với dân; sai phu nhân làm vải, cực nhọc mà sản xuất, chứ không hề nghĩ đến nhàn hạ mà hưởng lạc. Chủ trương dân giàu thì nước mạnh, Câu Tiễn hạ lệnh miễn thuế 3 năm, nhưng đồng thời vẫn tích cóp để tiến cống cho nước Ngô đầy đủ. Phù Sai hết sức hài lòng, ban cho Câu Tiễn hơn 800 dặm vuông gồm đất Câu Dụng, Quề Lý, Cô Miệt và Bình Nguyên, nước Việt nhờ đó càng mở mang phát triển. Lần này Ngũ Viên thấy Phù Sai quá sai lầm, vào triều tâu: "Đại vương nhận lễ vật của Câu Tiễn là thu nhận lòng thành của hắn, chẳng nói làm gì. Nay lại ban thêm cho đất đai thì thật sai lầm. Nước Việt càng lớn mạnh bao nhiêu, nguy cơ mất
nước Ngô càng đến mau bấy nhiêu. Chẳng biết Đại vương có thấy không?".
Phù Sai kiêu ngạo đáp: "Ngươi nói gì vậy? Đất đai nước Việt cũng là đất đai của nước Ngô. Ta chỉ nhờ thêm Câu Tiễn cai trị một vùng đất của chính ta mà thôi. Sao lại còn phân biệt Ngô - Việt?"
Ngũ Viên nghẹn lời, hậm hực đi ra.
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (P4)
Để dò xét tâm ý của Phù Sai và tình hình triều thần nước Ngô, Văn Chủng tâu với Câu Tiễn sai sứ thần qua nước Ngô, lấy cớ nước Việt mất mùa, xin vay 1 vạn thạch thóc. Ngũ Viên nghe vậy tâu: "Giúp lương thực cho Việt như vậy tức làm suy yếu Ngô. Đại vương không nên quá rộng rãi như vậy! Ngày nào nước Việt đủ sức mạnh thì tấc sẽ đến chiếm nước Ngô chứ không nghĩ gì tình nghĩa đâu!".
Phù Sai cười nói: "Từ trước đến nay nước Việt tiến cống cho ta biết bao nhiêu phẩm vật. Nay chỉ có chút gạo cứu đói mà ta từ chối được sao. Nước Việt bị thiên tai hạn hán, nếu không cứu tế kịp thời sẽ sinh nghèo đói thì lấy đâu ra phẩm vật tiến cống nữa. Ngươi chỉ nhìn thấy cái hại trước mắt mà không nhìn thấy cái lợi sau lưng. Vả chăng Câu Tiễn là tôi thần, vua giúp cho tôi thần lúc ngặt nghèo thì là lẽ thường tình".
Ngũ Viên cố thuyết phục: "Tấm gương ngày trước Than đánh Kiệt, Võ Vương đánh Trụ, 2 người này chẳng phải là tôi thần mà đến giết nhà vua hay sao?".
Phù Sai bỏ ngoài tai những lời can ngăn của Ngũ Viên, vui vẻ ưng thuận ngay. Đến khi nước Ngô mất mùa, Văn Chủng chẳng cần đòi, sai người lấy thóc ngâm nước nóng rồi mang trả, số lượng gấp
mấy lần đã vay khiến Phù Sai khen ngợi Câu Tiễn là người thành tín. Khi người dân Ngô gieo loại thóc ấy, vất vả mấy tháng trời, chăm bón mà chẳng có cây lúa nào mọc thì lại càng lâm vào cảnh đói kém
hơn trước. Ngũ Viên nhân cơ hội này vào triều tâu: "Rõ ràng nước Việt cố tình trả lại thóc hư hỏng, Đại vương nên nhân việc này mà nhìn lại ý đồ của Câu Tiễn, cho nên tin tưởng quá mà vứt giáo cho giặc".
Bá Hy hằng năm đều được riêng Câu Tiễn tặng rất nhiều vàng ngọc, phẩm vật quý giá nên vội đứng ra bênh vực: "Tướng quốc nói sai rồi, tôi đã xem xét các loại lúa ấy đều là loại tốt. Có lẽ phong thổ Việt, Ngô khác nhau mà không phát triển thôi. Xin Đại vương đừng nghe lời Tướng quốc mà mất đi tình giao hảo Ngô, Việt mấy năm nay".
Phù Sai rất tin cậy Bá Hy, gật đầu tán thưởng rồi phất tay áo đi thẳng vào trong, không thèm nghe Ngũ Viên nữa. Trong khi ấy, ở nước Việt đột ngột có 1 người con gái tự xưng ở Nam Lâm vào triều xin dạy kiếm pháp cho quân tướng. Dạy xong thuật dùng kiếm hết sức lợi hại, người con gái tự nhiên bỏ đi mất. Người ta đồn rằng, đó chính là thần nữ được sai xuống nước Việt, nên tinh thần quân binh càng thêm hăng hái. Sau đó 1 người khác ở Trần Am cũng tự nhiên xin được phép dạy bắn nỏ liên châu, mỗi lần 3 mũi nhanh như tia chớp, khó ai tránh kịp cả 3. Dạy xong phép bắn nỏ, người ở Trần Am bất ngờ qua đời, khiến ai nấy đều cho đó cũng là người trời sai xuống.
Việc tập luyện binh mã dù có được giấu kín nhưng cũng không che mắt được Ngũ Viên. Sau khi nắm được 1 số tin tức về việc nước Việt ráo riết tập luyện, Ngũ Viên liền vào tâu với Phù Sai nên đề phòng. Lần này cũng chính Bá Hy đỡ lời, nói có vẻ chê Ngũ Viên quá lo xa: "Nước không có quân tướng thì lấy gì giữ gìn biên cương. Nước Việt có luyện tập binh mã cũng là việc thường tình. Chẳng lẽ mỗi lần có bạo loạn, lại chạy đi nhờ quân nước chúng ta!".
Phù Sai nghe theo Bá Hy nhưng trong lòng cũng đã có đôi chút nghi ngờ. Ngay lúc đó, có nhiều việc tranh giành giữa các nước Lỗ, Tề, Tấn có liên quan đến việc nhà Ngô. Để cứu nước Lỗ khỏi nạn binh đao, Cử Cống là học trò của Khổng Tử, liền sang Việt và Ngô, thuyết phục 2 nước liên kết trừng phạt Tề. Phù Sai nhân dịp này, không tính đến việc hỏi tội nước Việt nữa, hợp binh 2 nước tiến đánh nước Tề. Thấy Ngũ Viên cứ can gián mãi, Bá Hy liền bày kế để Phù Sai cho Ngũ Viên đi sứ nước Tề, toan dùng tay người Tề giết chết cho khỏi mang tiếng. May sao Tề Doãn Công được Bảo Tức nói rõ âm mưu, tha cho Ngũ Viên về nước. Đại quân nước Ngô sắp sửa động binh, thì chợt 1 đêm, Phù Sai mơ thấy nhiều việc kì dị, toàn là chết chóc. Sáng hôm sau, nhà vua gọi Bá Hy vào kể lại, hỏi giấc mộng ấy xấu hay tốt. Bá Hy liền bịa chuyện thưa: "Đại vương sẽ dẫn đại quân đi đánh nước Tề, mà mộng thấy cảnh chết chóc tang thương thì đúng là điềm lành. Những cảnh ghê gớm đó chính là cảnh Đại vương mang đến cho người nước Tề".
Phù Sai rất mừng, nhưng biết tài đoán quẻ của Bá Hy chẳng bao nhiêu, nên chưa tin tưởng lắm, gọi Dương Tôn Lạc đến hỏi xem. Dương Tôn Lạc khôn khéo từ chối, tiến cử 1 dị sĩ tên là Công Tôn Thánh. Khi thấy nội thị đến nhà triệu vào triều, Công Tôn Thánh phục xuống đất khóc 1 hồi, nói với người nhà: "Số ta đến đây là hết, ở nhà cứ sửa soạn tang phục trước đi".
Khi gặp mặt Phù Sai, Công Tôn Thánh không chịu quỳ, nghiễm nhiên giải thích: "Giấc mộng của Đại vương ứng vào việc thua chạy và chết chóc. Trong đó còn có điềm báo trước, nước Việt sẽ đào xới mồ mả tổ tiên nước Ngô, muốn tránh thì Đại vương nên bãi bỏ việc đánh Tề".
Bá Hy nghe vậy, hết sức kinh hoảng, vội mắng chửi Công Tôn Thánh, đặc điều trù ếm nhà vua. Dị sĩ này cũng chẳng ngán ngại, lớn tiếng mắng lại: "Từ lâu ta đã biết rõ nguyên nhân làm cho nước Ngô bị tận diệt đều do ngươi mà ra. Đại vương u mê cũng do ngươi nịnh hót, bày ra những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Sao lại còn dám mắng ta là đoán mộng càn dở".
Phù Sai cho đó là điềm xấu trước khi xuất quân, nổi trận lôi đình, sai người lấy dùi đồng đập chết Công Tôn Thánh. Khi về đến Cô Tô đài, Tây Thi hãy còn thấy vẻ mặt tức giận của Phù Sai, thì liền chạy lại quạt mát cho nhà vua, ngọt ngào hỏi han: "Chẳng hay hôm nay ở
triều có điều gì làm Đại vương nóng giận như vậy?".
Phù Sai được người ngọc săn sóc thì bớt giận, kể lại đầu đuôi câu chuyện. Tây Thi liền nói: "Đại vương là người anh hùng chí lớn có thể làm bá chủ thiên hạ, nay chỉ là một việc cỏn con trừng phạt nước Tề thì cần gì bàn luận lôi thôi, cứ tự mình quyết định là được rồi! Sau khi chiếm nước Tề, khi đó chẳng còn ai dám nói ra nói vào nữa. Đại vương được các chư hầu kiêng nể, mà thiếp cũng được thơm lây".
Phù Sai nghe lọt tai, ngay hôm sau nhất định hạ lệnh xuất quân tiến đánh nước Tề. Dù chểnh mảng trong việc luyện tập nhưng quân binh nước Ngô cũng rất thiện chiến. Dưới sự chỉ huy của Phù Sai chia làm 3 ngã, tiến nhanh như chẻ tre, đi đến đâu đánh cho quân Tề đại bại đến đó. Cuối cùng, Phù Sai đích thân bắn chết danh tướng Tôn Lâu, còn các tướng dưới quyền bắt sống và giết luôn mấy tướng khác của Tề. Quốc Thư hổ thẹn vì thất bại, tự đưa mình vào chốn loạn quân mà chết. Đại thắng này khiến nước Tề kinh hoảng, phải sai sứ thần sang cầu hòa, xin thần phục nước Ngô. Phù Sai không vội vã, cho quân rút quân về Câu Khúc nghỉ ngơi, còn
mình thì cùng Tây Thi thụ hưởng hoang lạc tại Ngô cung, mất mấy tháng trời mới về kinh thành. Về đến nơi, lập tức Phù Sai thiết triều, gọi Ngũ Viên đến mắng: "Trước kia ngươi cho là đánh Tề bất lợi, nay ta đã thắng trận thì ngươi còn nói gì không?".
Ngũ Viên vẫn giữ tính cương trực, nói luôn: "Thắng Tề là việc đáng mừng, nhưng tôi thật lo cho Đại vương đang có đại họa sau lưng".
Ngũ Viên còn toan nói tiếp, nhưng Phù Sai giận quá, bịt tai ngồi nhắm mắt không thèm nghe nữa. Chợt nhà vua mở bừng mắt ra, kêu mấy tiếng: "Quái lạ! Quái lạ!" khiến bá quan đều sửng sốt. 1 đại thần bạo gan bước ra hỏi, thì Phù Sai trầm ngâm kể lại: "Lúc nãy ta vừa nhắm mắt, thì đã có mộng rất quái lạ. Ta thấy bốn người chạy về bốn hướng, chỉ riêng một người ở phía nam giết chết người phía bắc. Ta thật không hiểu đó là điềm triệu gì?"
Ngũ Viên lập tức đáp lời: "Bốn người chạy đi bốn hướng là điềm báo cho nước Ngô biết trước sắp có ly loạn. Còn người phía nam giết người phía bắc thì chẳng ai khác là người dưới phản lại người trên. Theo tôi thì mười phần đến chín ám chỉ Câu Tiễn sẽ phản bội Đại vương".
Phù Sai nghe vậy có vẻ khó chịu, bởi vì đang lúc triều thần vào chúc mừng đại thắng nước Tề, giả như không nghe, quay đầu bắt đầu phân thưởng cho người có công rồi nói với quần thần: "Bá Hy là người có công lớn nhất, lại hết lòng phò tá ta nên xứng đáng được phong làm Thượng khanh, nắm đại quyền về chính sự. Nước Việt cũng có công đưa quân trợ giúp nên ta sẽ cân nhắc ban thưởng thêm cho một số đất đai, sau này sẽ quyết định".
Ngũ Viên nghe vậy, không sao chịu nổi, đứng bật dậy nói lớn giữa triều: "Trung thần thì không cho nói, kẻ nịnh hót thì được ban thưởng quyền cao chức trọng, nước mang ý định phản bội được cấp thêm đất. Gian tưởng ngay, phản tưởng trung thì nước Ngô sắp đến ngày mạc vận rồi!".
Phù Sai mấy lần bị Ngũ Viên ngăn trở, lúc nào cũng nói điềm gở thì đã căm tức trong bụng. Nay ở giữa triều mà Ngũ Viên chẳng nể nang, nói nước Ngô sẽ tiêu vong, thì không còn kìm được nữa, đập án quát mắng: "Ngươi thật vô lễ, tội phỉ báng quân thượng khó tha được. Ta nể ngươi có nhiều công lao giúp cho nước Ngô trở nên hùng mạnh, nên cho ngươi tự xử lấy. Đừng để ta thấy mặt nữa!".
Nói xong, Phù Sai hầm hầm rút thanh bảo kiếm Chúc Lâu bao giờ cũng đeo bên mình, vứt trước mặt Ngũ Viên. Ngũ Viên không hề biến sắc, chỉ lộ vẻ buồn rầu, thở dài rồi nhặt thanh Chúc Lâu lên, thong thả đi ra ngoài cửa cung. Ngũ Viên hết sức bình thản, quay qua nói với bộ tướng theo hầu: "Khi ta chết rồi, các ngươi hãy móc đôi mắt ta treo lên Đông Môn, để ta xem đại quân nước Việt kéo vào kinh thành tàn phá giang sơn".
Nói xong, Ngũ Viên dùng thành Chúc Lâu tự đâm vào cổ mà chết. Phù Sai thấy vậy cũng có lòng thương, nhưng khi nghe được lời dặn dò của Ngũ Viên trước khi chết thì cơn giận lại nổi lên, mắng lớn: "Ngũ Viên thật ngang ngược, đến chết vẫn còn mong mỏi cho nước Ngô bị tiêu diệt. Người đâu! Hãy cắt đầu hắn treo ngoài chợ, làm gương cho những tôi thần phản bội. Còn xác thì đem thả trôi cho cá làm mồi"
Nhân dân vốn oán hận Phù Sai, thương tiếc Ngũ Viên trung trinh thẳng thắn mà phải chết thảm, lén vớt xác đem chôn ở Ngô Sơn. Cái chết của Ngũ Viên không hề làm cho Phù Sai tỉnh ngộ, trái lại
càng thêm kiêu ngạo. Nhà vua tự cho nước Tề là của mình rồi, , hạ lệnh bắt mấy vạn dân phu phải đào kênh cho nước sông Giang, sông Hoài chảy vào sông Nghi cho nước Tề dễ thông thương, mỗi năm mang lễ vật tiến cống. Thế tử Hữu khi ấy đã lớn khôn, biết theo gương Ngũ Viên chỉ chuốc lấy thất bại, liền nghĩ ra 1 kế nhỏ. 1 hôm từ vườn chạy vào ra mắt phụ vương, quần áo ướt đẫm, tay còn cầm cung tên. Phù Sai nhìn thấy rất kinh ngạc hỏi: "Sao con tơi tả như vậy, có việc gì nguy biến chăng?"
Thái tử Hữu cúi đầu đáp: "Sáng hôm nay còn vào hoa viên phía sau sân bắn, con nghe có tiếng ve kêu vui vẻ trên cành cây, thích thú lắng tai thưởng thức. Nào ngờ phát hiện ra phía sau con ve có một con bọ ngựa đang rình rập, giương hai càng đầy gai nhọn sửa soạn vồ con ve làm thịt. Con bọ ngựa chỉ chú tâm bắt con ve, không đề phòng phía sau có một con chim sâu đang nhẹ nhàng nhảy đến định mổ. Con muốn cứu chú ve nên định bắn chim sâu nhưng xa quá nên phải âm thầm giương cung đi gần đến, chẳng ngờ vì chú ý con chim sâu mà không chú ý cái hố sâu, lọt xuống dưới nên mới ướt đẫm như vậy. Rốt cuộc chẳng cứu được ve mà cũng không bắn được chim sâu".
Phù Sai nghe xong liền nói: "Con người thường tham lam cái lợi trước mắt mà quên đề phòng cái hại sau lưng. Con đã là thái tử, sắp lên ngôi trị vì một nước mà không học được bài học đơn giản này, thì làm sao tròn trách nhiệm".
Thái tử Hữu cúi đầu vâng dạ xin nghe theo lời dạy, tiện dịp nói luôn: "Con thật ngu muội, nhưng kết quả chỉ là ướt đẫm trong chốc lát rồi sẽ khô ngay. Còn những việc quốc gia là phải cẩn trọng gấp trăm lần như vậy. Trước kia nước Tề vô cớ đem quân đánh Lỗ, không ngờ nước Ngô chúng ta đã sẵn sàng tiến đánh, kết quả là
nước Tề đại bại. Trước mắt thì thấy nước Ngô đang thôn tính nước Tề, nhưng thật sự nước Việt nhẫn nhục bao lâu nay là có ý muốn tiêu diệt nước Ngô, báo thù mối nhục năm xưa. Theo con thì đó mới là cái hại lớn cần đề phòng".
Khi ấy Phù Sai chưa bại trận nào, kiêu ngạo vô cùng, nghe thái tử Hữu kể chuyện bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau lưng thì không sao nhịn được tức giận, trừng mắt mắng: "Ngũ Viên đã chết, nhưng ngươi lại ăn phải bả của hắn. Nếu ngươi còn cả gan một lần nữa thì cứ xem cái gương của Ngũ Viên mà xử".
Cùng lúc ấy, nước Tấn cũng đang có ý muốn làm bá chủ chư hầu, Phù Sai muốn tỏ oai phong chính mình mới là bá chủ nên truyền hịch, truyền các nước đã thần phục, hội quân ở Hoàng Trì, quyết cùng nước Tấn tranh hùng 1 phen. Câu Tiễn thấy Phù Sai mang quân đi xa, khó trở về ngay được, bàn với Phạm Lãi và Văn Chủng đánh úp nước Ngô, tuy 2 tướng không bằng lòng nhưng Câu Tiễn nài nỉ: "Nay ta đã già yếu, đây đã là cơ hội tốt nhất, nếu không tiến đánh thì còn đợi bao giờ. Suốt bao nhiêu năm nay, ta dốc toàn lực ra chỉ mong ngóng có một ngày được tiến vào kinh đô nước Ngô tàn phá báo thù. Dù có gì đi nữa, ta cũng hài lòng mà nhắm mắt. Hai ngươi một lòng trung thành với ta thì nên tính cách cho ta được thỏa mãn một phen".
Phạm Lãi ưu tư thưa: "Tuy quân Ngô rời bỏ kinh thành, khó quay về ngay được, chắc chắng chúng ta sẽ đại thắng. Nhưng về lâu dài thì rất nguy hiểm, nếu Bá Hy khôn ngoan, giải hòa với Tấn, hợp binh trở về thì chúng ta khó chống cự nổi; bao nhiêu công lao đều bỏ đi hết".
Văn Chủng có ý kiến khác hơn, cho rằng: "Dù quân Ngô có quay trở về thì sĩ cũng đã suy yếu nhiều. Vả chăng chúng ta đã giữ chắc
những vùng đất sản xuất lương thực, thì quân Ngô cũng chẳng dựa vào đâu để chiến tranh lâu dài. Theo tôi thì có thể tiến đánh, đồng thời khôn khéo làm suy yếu quân nước Ngô, đưa đến tự tan rã, thì chẳng còn lo gì nữa!".
10 ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG QUỐC
Huyền Cơ
dtv-ebook.com
Tây Thi - Mỹ Nhân Nổi Tiếng Cổ Kim (End)
Câu Tiễn cả mừng, lập tức chia quân theo 2 đường thủy, bộ, rầm rộ nhắm hướng kinh thành nước Ngô mà đi. Vì đường xá đã được Văn Chủng chú ý sửa sang kĩ càng, nên quân Việt tiến rất mau, chẳng mấy chốc đã bao vây kinh đô nước Ngô. Vì quân thiện chiến đã theo Phù Sai đi gần hết, quân Ngô mất tinh thần chiến đấu, ngay trận đầu đã đại bại; quân Việt thừa thắng giết chết Dương Tôn Dị Dung, còn thế tử Hữu hăng hái chống cự, bị trúng lên mấy mũi tên, biết có sống cũng chỉ mang nhục nên tự vẫn chết tại chiến trường. Dương Tử Địa hết sức kinh hoảng, 1 mặt đóng chặt cửa thành cố thủ, 1 mặt cấp tốc cho người phi báo với Phù Sai. Câu Tiễn mấy lần xua quân tiến chiếm nhưng đều thất bại, đành cho quân đi đốt phá các cung điện, đền đài ngoài thành. Cô Tô đài lửa đỏ rực trời mà hơn 1 tháng sau chưa tắt hẳn, đủ biết quy mô của nó hoành tráng như thế nào. Bao nhiêu tiền bạc, công sức mà Phù Sai đổ vào đó trở thành tro bụi. Thu vét được bao nhiêu tài vật, Câu Tiễn cho quân mang xuống thuyền theo đường Thái Hồ về nước. Mỗi ngày, hàng đoàn chiến thuyền tấp nập chở đầy của cải, khiến nước Ngô tuy giữ được mà chẳng còn chút tài vật nào. Đây cũng là chủ trương của Văn Chủng, bởi nếu quân Ngô về, thì ít nhất cũng mất hàng chục năm mới phục hồi lại được. Khi đó, quân nước Việt đã hùng hậu thêm nhiều, không còn ngán ngại gì nữa.
Khi ấy, ở Hoàng Trì, Phù Sai tính thực lực của nước Tấn sai lầm. Vì vậy 2 bên giao chiến ác liệt nhiều trận mà không sao phân được
thắng bại. Còn đang lúng túng, chợt Phù Sai nghe tin quân nước Việt xâm lấn đến tận kinh đô thì rụng rời cả tay chân. Bá Hy lập tức chém chết quân báo tin, khiến Phù Sai kinh ngạc hỏi: "Sao ngươi lại làm vậy?".
Bá Hy bỏ kiếm xuống, tạ tội rồi thưa: "Sở dĩ tôi làm vậy, là vì không muốn tiết lộ quân tình. Hiện tại quân Tấn chưa biết việc nước Việt đánh phá, chúng ta phải lợi dụng cơ hội ngắn ngủi này mà kết thúc cuộc chiến mau mau, rút quân về nước cứu viện mới kịp!"
Phù Sai thở dài lo lắng hỏi: "Cứ theo tình hình thế này, muốn kết thúc là cả một việc khó khăn. Còn tự nhiên rút quân về, thì Tấn sẽ làm bá chủ, các như hầu đều theo. Sau này muốn lật ngược thế cờ còn khó hơn nữa. Tiến không được, lui không xong, ta chỉ trách mình không nghe lời Ngũ Viên mà thôi".
Bá Hy sợ Phù Sai nhắc tới Ngũ Viên rồi trách mắng mình bất tài, vội hiến kế: "Bây giờ chỉ còn mỗi cách vừa giương oai vừa nói khéo để nước Tấn cầu hòa. Đại vương lấy cớ quân hai nước đã cùng mệt mỏi, đưa thời hạn nội trong một ngày có ưng chịu hòa giải hay không thì trả lời ngay. Như vậy, nước Tấn không có thời gian tìm hiểu địch tình."
Bất đắc dĩ, Phù Sai phải nghe theo, dồn hết lực lượng đến gần đàn thề, thúc trống gõ chiêng vang trời dậy đất để phô trương thanh thế, 1 mặt cho người đưa điều kiện với Tấn Định Công, tỏ ra là mình
đang có thế mạnh. Tiếc là trong triều nước Tấn có 1 đại thần tên Đổng Các, rất tinh minh mẫn tiệp. Thấy tự nhiên quân Ngô hành động 2 việc trái hẳn nhau thì tâu với nhà vua: "Có lẽ nội tình nước Ngô đang có xáo trộn, Phù Sai tiến không xong mà lui cũng chết nên mới giở trò vừa phô trương vừa cầu hòa".
Tấn Định Công suy nghĩ rồi hỏi lại: "Nếu vậy ta nên đánh hay nên hòa?"
Đổng Cáp thưa: "Đánh cũng khó mà giải quyết nổi trong thời gian ngắn, mà hòa thì mắc mưu bọn chúng. Hay nhất là Đại vương nhịn Phù Sai một bước, đồng thời cũng bắt hắn lui một bước, không được xưng vương làm bá chủ chư hầu nữa".
Tấn Định Công nghe theo, cho người nói với Phù Sai điều như vậy. Phù Sai quá bối rối vì chần chừ ngày nào đất nước tan nát ngày ấy, lập tức ưng thuận, ban bố chiếu thư xin làm Ngô công rồi cùng chư hầu hội thề, khi vừa xong, cấp tốc kéo quân về nước ngay. Phù Sai thấy đất nước điêu tàn, trong khi quân Việt sĩ khí hừng hực thì rất chán nản, sai Bá Hy sang quân doanh nước Việt cầu hòa. Câu Tiễn toan từ chối nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng đều khuyên: "Nay nước Ngô đã suy yếu cùng cực, hà cũng chẳng sao. Đánh hổ cũng không nên dồn vào đường cùng. Nếu Phù Sai bị chèn ép quá, tất phải vận dụng hết sức lực chống lại. Khi ấy chưa chắc chúng ta đã thắng được".
Câu Tiễn nghe theo, cùng Phù Sai kí hòa ước, thế nhưng hòa ước này chỉ được thời gian rất ngắn. Câu Tiễn dò xét, biết nước Ngô đã quá suy nhược thì liền bàn cùng Phạm Lãi và Văn Chủng tiến đánh lần nữa. quả nhiên, Phù Sai lấy hết tàn binh chống cự nhưng đều đại bại. Các tướng trụ cột như Tào Cô, Tư Môn Sào tử trận nên quân binh càng mất ý chí chiến đấu. Phù Sai đành nhịn nhục, sai Công Tôn Lạc làm sứ thần qua lại 7 lần mà Câu Tiễn nhất định không chịu, lại còn chỉnh đốn quân mã, quyết đánh 1 trận cuối cùng. 1 đêm khuya, Phạm Lãi và Văn Chủng còn đang ngủ, bỗng thấy Ngũ Viên khăn áo chỉnh tề, bước vào nói: "Số trời đã định nước
Ngô bị tiêu diệt, các ngươi cứ kéo quân theo lối Đông Môn ắc sẽ thành công".
Giật mình tỉnh dậy, 2 người kể lại giấc mơ giống hệt nhau thì đều kinh ngạc, báo cho Câu Tiễn biết. Vua nước Việt liền thống lĩnh đại quân theo Đông Môn mà vào, bất ngờ đến nỗi Phù Sai không kịp ăn cơm, để bụng đói chạy ra Dương Sơn. Bá Hy thì mau lẹ đầu hàng để bảo toàn tính mạng. Nhưng Câu Tiễn chẳng dung kẻ phản bội, truyền xử trảm toàn gia. Phù Sai bị vây chặt ở Dương Sơn, không đường thoát thân nên lại chịu nhục bắn tên ra xin hàng. Ngờ đâu mối thù 10 năm làm trâu ngựa của Câu Tiễn chưa nguôi, nhà vua Câu Tiễn cũng cho bắn tên phúc đáp, hạch 6 tội lớn mà Phù Sai đã. Biết thế đã cùng, Phù Sai ngửa mặt lên trời, than dài: "Bởi vì ta không nghe lời Ngũ Tướng quốc nên mới ra nông nỗi này. Ta có chết cũng làm hại nước Ngô mất rồi!", nói xong dùng bảo kiếm đâm cổ tự vẫn.
Trước khi đó, Phù Sai lấy lụa che mặt lại, để khi xuống suối vàng không dám nhìn Ngũ Viên nữa. Câu Tiễn chiếm xong Dương Sơn, cho người mai táng Phù Sai ở đó theo nghi lễ công hầu rất tử tế. Khi rút quân về nước, Câu Tiễn đưa cả Tây Thi theo, nói với quần thần: "Tây Thi có công rất lớn trong việc làm suy yếu nước Ngô, nàng đã phải trải qua một thời gian bắt buộc phải yêu chiều Phù Sai, rất đáng ban thưởng. Vì vậy, ta định phong làm quý phi, tuy dưới ngôi hoàng hậu nhưng cũng được hưởng nhung lụa suốt đời. Các ngươi nghĩ sao?".
Quần thần đều ưng bằng lòng, nhưng Câu Tiễn chưa kịp tấn phong cho Tây Thi thì phu nhân nghe biết, nổi lòng ghen tuông, nghiến răng nói với tả hữu: "Tây Thi tuy có công thần, nhưng là loại yêu nữ ủy mị, chỉ trổ chút tài mê hoặc ra đã khiến Phù Sai mất
mạng, nước Ngô tan tành. Nay để Tây Thi trong cung thì có khác gì chứa quỷ trong nhà. Dù Đại vương có tức giận, thì ta cũng phải ra tay trừ mối họa ngầm này mới được!".
Sau đó tự nhiên Tây Thi tích, không còn ai gặp nàng 1 lần nào nữa. nhiều người đồn rằng, Tây Thi đã bị Câu Tiễn phu nhân lén sai người bắt giữ, rồi buộc đá vào, ném xuống sông giết chết. Thế nhưng lại có người cho rằng, Phạm Lãi từ quan không được, cũng lén bỏ đi, đúng với thời gian Tây Thi mất tích, chắc chắn 2 người đã có tình ý với nhau từ khi mới ở Trữ La thôn về triều. Phạm Lãi vì đại sự mà nén lòng để Tây Thi sang làm vợ Phù Sai. Khi xin với Câu Tiễn từ quan không được, Phạm Lãi lo lắng thế nào tính mạng Tây Thi cũng khó bảo toàn dưới bàn tay ghen tuông của Câu Tiễn phu nhân, nên cùng nàng âm thầm xuống 1 chiếc thuyền con, theo lối Tề Nữ môn mà vào Ngũ Hồ.
Từ đó, đôi trai tài gái sắc ấy rong chơi bốn biển, lấy danh sơn thắng cảnh làm nhà, suốt đời hưởng thụ hạnh phúc thiên nhiên, không tiếc nuối gì công danh ngày trước. Mãi sau này, khi con cái đã lớn khôn, Phạm Lãi mới cùng gia đình sang nước Tề, đổi tên là Chi Di Tử Bì, được trọng dụng, phong làm Thượng khanh, con cái cũng đều có danh phận. sau đó, Phạm Lãi từ quan, về Đào Sơn ẩn dật, xưng là Đào Chu Công, viết cuốn sách "Trí phú kỳ thư" thì mọi người mới nhận ra, đó chính là vị anh hùng kiệt xuất đã phò tá Câu Tiễn từ lúc còn làm tôi tớ cho Phù Sai cho đến khi tiêu diệt xong nước Ngô. Riêng số phận Tây Thi thì không nghe nhắc tới, trở thành câu chuyện nổi tiếng muôn đời.
Trước khi bỏ đi, Phạm Lãi có khuyên Văn Chủng: "Tôi ở gần Câu Tiễn hơn ông, lại trải qua khoảng thời gian cực khổ, nhục nhã nhất cuộc đời, nên hiểu rất rõ tâm ý của nhà vua. Nhà vua chịu nhịn nhục