Pháp luật Trung Quốc

Pháp luật Trung Quốc

Tác giả:
Thể Loại: Luật Pháp
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Pháp luật là chế độ và chuẩn mực không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cơ chế pháp trị là biểu tượng đánh dấu nền văn minh chính trị của nhân loại phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định. Chính phủ Trung Quốc và người dân vẫn luôn nỗ lực trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, nỗ lực xây dựng một xã hội pháp trị hiện đại hóa.Trung Quốc là một quốc gia có mấy nghìn năm văn minh lịch sử, cũng giống như những thành quả văn minh đạt được trong các lĩnh vực khác, quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Trung Quốc và con đường phát triển tư tưởng pháp trị cũng có lịch sử lâu đời. Thời cổ đại, Trung Quốc đã từng có những cống hiến quan trọng cho nền văn minh pháp trị của nhân loại. Bắt đầu từ thời cận đại, Trung Quốc đã trải qua quá trình phát triển độc đáo đầy gian nan, khó khăn và thử thách. Có thể nói, hơn trăm năm nay, dân tộc Trung Hoa trước sau vẫn theo đuổi và tìm hướng đi cho sự nghiệp pháp trị. Hơn một trăm năm trước, từ khi chính phủ Mãn Thanh bị buộc ban hành “Khâm định hiến pháp đại cương”, nhất là từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập cho đến nay, nhân dân Trung Quốc đã phấn đấu không mệt mỏi để giành lấy nền dân chủ, tự do, bình đẳng và cũng là để xây dựng một nhà nước pháp trị hiện đại.Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, trên nền tảng tổng kết kinh nghiệm và bài học lịch sử, Trung Quốc bắt đầu đặt nhiệm vụ xây dựng nền pháp chế dân chủ lên một mức cao hơn. Sau 30 năm xây dựng và nỗ lực, thể chế pháp luật Trung Quốc cũng ngày càng hoàn thiện, lý luận và giá trị thực tiễn của cơ chế pháp trị ngày càng trưởng thành, Chính phủ và người dân Trung Quốc cũng rất trân trọng thành quả đáng quý của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp và cơ chế pháp trị.Là một sản phẩm của xã hội, chế độ pháp luật và cơ chế pháp trị có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, quan niệm luân lý đạo đức của một quốc gia. Điều này có nghĩa là, luật pháp Trung Quốc trưởng thành trong bối cảnh lịch sử phức tạp của Trung Quốc, sẽ có những đặc trưng khác với hệ thống luật pháp phương Tây như Anh, Mỹ, v.v…

Có thể bạn thích sách  Luật hôn nhân và gia đình

Chỉ có hiểu rõ bối cảnh lịch sử mà hệ thống luật pháp Trung Quốc ra đời mới có thể thật sự lý giải được ý nghĩa và tác dụng của những điều khoản trong đó.Xây dựng một quốc gia pháp trị hiện đại luôn là chủ trương và nguyên tắc mà nhân dân Trung Quốc theo đuổi, và cũng là phương hướng thực tiễn mà người dân Trung Quốc chọn lựa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc dần đi lên con đường xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Năm 1997 là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng nền pháp trị của Trung Quốc. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “trị nước theo luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa” đã trở thành phương châm cơ bản trong công cuộc điều hành và quản lý hành chính của Trung Quốc. Tại Hội nghị lần thứ 2 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa IX, toàn thể đại hội nhất trí thông qua phương án sửa đổi Hiến pháp, chính thức ghi phương châm cơ bản “trị nước theo luật” vào Hiến pháp nước này và công bố như một điều khoản trong Hiến pháp nhà nước, Trung Quốc sẽ xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xóa bỏ chế độ nhân trị, xây dựng một nước Trung Quốc năng động và hiện đại hơn.Hiện nay, chính phủ và nhân dân Trung Quốc đang dốc sức thực thi phương châm “trị nước theo luật”.
Ý thức pháp luật và lý luận pháp trị đang ngày càng đi vào lòng dân, lý luận pháp trị dân chủ không ngừng phát triển đa dạng, phong phú thêm. “Trị nước theo luật” trở thành phương châm cơ bản trong công cuộc quản lý và điều hành đất nước, và đã đạt được nhiều thành quả thực tiễn tại Trung Quốc. Những thành quả thực tiễn này được thể hiện rõ trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, quá trình không ngừng hoàn thiện các bộ luật như Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Thương mại Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, v.v., và còn được thể hiện thông qua sự phát triển của công cuộc cải cách tư pháp, bồi dưỡng ý thức pháp luật và lý luận pháp trị, luật pháp công ích, nghiên cứu luật học, v.v…