Tìm hiểu về hiếm muộn – vô sinh là gì?
Hầu hết các chuyên gia xác định vô sinh là khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai.
Hiếm muộn không phải hoàn toàn là do nguyên nhân từ phía người phụ nữ. Khoảng 40% nguyên nhân từ người chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, chúng ta thấy rằng việc đi khám và tìm nguyên nhân của hiếm muộn cần thiết phải có mặt của cả hai vợ chồng. Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải là của riêng vợ hay chồng.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm:
Không có tinh trùng
Tinh trùng quá ít
Tinh trùng di động yếu
Tinh trùng bị dị dạng
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ gồm:
Tắc vòi trứng
Không rụng trứng hay rụng trứng không đều
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh u xơ tử cung…
Dấu hiệu hiếm muộn được xác định như thế nào?
Hiếm muộn được xác định khi hai vợ chồng giao hợp đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.
Khả năng có thai của một cặp vợ chồng khỏe mạnh, tuổi dưới 30, quan hệ tình dục thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/tuần), không sử dụng biện pháp tránh thai là 20 – 25% mỗi tháng, do đó đa số các cặp vợ chồng sẽ có thai trong một năm đầu.
Hiếm muộn là một tình trạng bệnh lý của cặp vợ chồng, gồm hai loại là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát:
Hiếm muộn nguyên phát được sử dụng đối với một cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào.
Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn tiếp tục sinh đẻ nhưng không thể có thai được.
Đã có rất nhiều cuốn viết về trường sinh trong suốt 50 năm qua (1963 – 2010) và đây là cuốn căn cốt cô đọng nhất với chủ đề Ohsawa đặc trị hiếm muộn.
Sách bao gồm các nội dung:
Chương 1: Hiếm muộn và dinh dưỡng.
Chương 2: Hệ sinh sản.
Chương 3: Vô sinh – hiếm muộn.
Chương 4: Chế độ ăn uống, lối sống và sức sinh sản.
Chương 5: Y học và khoa học hiện đại.
Chương 6: Vô sinh và nền văn minh hiện đại.
Chương 7: Hóa giải bệnh tật.
Chương 8: Tiến trình bệnh họan.
Chương 9: Thực phẩm tiêu chuẩn.