Chim bồ câu rất gần gũi với con người. Cũng là một loại gia cầm nhưng chim bồ câu khác hơn gà, vịt ở chỗ con người dành cho nó một số biểu tượng:
– Cứ vào mỗi buổi sáng sớm khi mặt trời mới ló dạng thì những cánh chim bồ câu bay lượn trên không trung khiến ta nghĩ tới sự thanh bình, sự êm ả tươi mát của một ngày bắt đầu.
– Hoặc như nhìn cặp chim bồ câu dùng mỏ tỉa lông cho nhau với vẻ âu yếm gợi lên một cuộc sống lứa đôi mùi mẫn, rồi có cả tiếng “gà” của chim trống trổ tài “nhảy múa” cạnh bạn tình, lại có cả hình ảnh cả “vợ chồng nhà chim thay nhau như con thoi tìm rơm rác làm ổ, luân phiên ấp trứng, và khi chim con nở ra, chim lại thay nhau tìm mồi nuôi con, trông sao mà “hạnh phúc” và “đầy bổn phận” (dù chỉ là một bản năng).
Trong hội họa, cũng như trong cuộc đấu tranh, chim câu là biểu tượng cho hòa bình, như trong tranh vẽ nổi tiếng của họa sĩ tài danh Picasso.
Rồi trong thơ, ca có nguyện ước: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng” !
Vì vậy, lẽ ra cuốn sách này phải đề cập tới nhiều loại hình chăn nuôi khác nhau: nuôi chim bồ câu làm cảnh; nuôi chim bồ câu hướng về mục đích liên lạc như bồ câu đưa thư hoặc hướng về mục đích thể thao thi bay xa và cuối cùng là nuôi chim câu nhằm sản xuất ra một thứ thịt ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Dù với một nghịch lý là, một mặt thấy chim bồ câu là loài chim dễ thương không nỡ ăn thịt nhưng mặt khác cũng từ xa xưa, con người đã sớm biết và khai thác ở loài chim này một loại thịt phẩm lượng cao dùng tẩm bổ sức khỏe cho con người. Và hơn nữa, nghề nuôi chim bồ câu là một trong những nghề sản xuất có hiệu quả kinh tế.
Trên thực tế, ở nước ta (cũng như ở nhiều nước trên thế giới), có thể phân chia ra các loại hình chăn nuôi chim bồ câu như sau:
Nuôi chim bồ câu chỉ để làm chim cảnh, hay nói khác đi, cùng với cây cảnh, cá cảnh và các loại chim cảnh khác, chim bồ câu cảnh tạo nên một “khoảng thiên nhiên nho nhỏ ngay trong căn nhà hoặc mảnh vườn của mình. Tiếng chim hót, tiếng “gừ em dịu; những động tác âu yếm của chim bồ câu cùng với cuộc sống cần mẫn của chúng gợi nền dáng vẻ trìu mến và không gian thanh bình.
Có thể nói nuôi chim bồ câu cảnh là một sở thích một “hobby” (một từ quốc tế hóa). Như vậy lối chăn nuôi này không nhằm mục đích thu lợi. Phương pháp nuôi chim bồ câu cảnh có một số khác biệt so với các loại hình chăn nuôi khác, miễn sao tạo ra được những con chim bồ câu cảnh thật đẹp, thật duyên dáng và đa dạng (hình bìa 3).
– Nuôi chim bồ câu lấy thịt để ăn, hình thức này phổ biến hơn cả. Có thể phân chia ở các mức độ khác nhau:
Chăn nuôi từ vài cặp chim tới bầy một vài trăm con, vừa để kết hợp thú vui chăn nuôi vừa thỉnh thoảng có vài chim bồ câu non ra rằng ăn thịt. Bất cứ ở đâu từ thành thị tới thôn quê, từ miền đồng bằng trù phú qua đất trung du tới miền cao nguyên, đâu đâu ta cũng thấy những cánh chim bồ câu… Sự thích thú của người nuôi loại chim này là đã biết khai thác sự khác biệt với các loài cầm khác ở chỗ chim bồ câu “biết” những vòng bay lượn đẹp mắt, và tập tính sinh sống của chúng đượm vẻ đằm thắm âu yếm, và cuộc sống trống mái tương đối chung thủy.
Lớn hơn nữa là hình thức chăn nuôi khó, tập trung từ vài trăm con tới cả ngàn con nhằm sản xuất chim bồ câu non ra ràng và có lợi tức chăn nuôi. Số chim này nuôi dưới dạng thả tự do hoặc nuôi nhốt. Cạnh đó, từ vài chục năm trước cho tới ngày nay, đã có lối chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp và công nghiệp (hình bìa 4).
Dù có nhiều hình thức từ nuôi nhốt tới nuôi thả tự do, từ quy mô vài chục tới hàng trăm, ngàn con thì về sinh lý học chim bồ câu, nhu cầu dinh dưỡng như nhau (dù rằng cách thức cung cấp có khác nhau đôi chút) ở các loại hình chăn nuôi là như nhau.
Hy vọng những tư liệu trong cuốn sách nhỏ này giúp ích cho những người nuôi chim bồ câu.
TÁC GIẢ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com