Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ PDF EPUB

Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://ebookvie.com
PDFĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ” của tác giả Trương Tiếu Hằng tập trung vào hai khía cạnh quan trọng của giao tiếp: “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”. Thông qua 12 chương, sách chia sẻ cách nói chuyện với đối tác khác nhau, trong các tình huống đa dạng, và cách phát triển kỹ năng giao tiếp để nói chuyện một cách khôn khéo.

Cuốn sách nêu bật rằng người biết nói chuyện không chỉ có kỹ năng ăn nói xuất sắc, mà còn mang trong mình lòng tốt, sự tôn trọng đối với người khác, trí tuệ sâu sắc và lòng kiên nhẫn. Mặc dù họ không nhất thiết là những diễn giả giỏi, nhưng mỗi lần mở miệng, họ tạo ra ấn tượng tích cực và tạo nên sự thoải mái cho người nghe.

Người biết giữ miệng, theo sách, là những người có khả năng nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối tác, và luôn giữ cho lời nói của mình có chừng mực. Họ hiểu cách tạo cơ hội cho cảm xúc và ý kiến của người khác, tạo ra môi trường thoải mái và chào đón mọi người.

Cuốn sách cũng khẳng định rằng biết giữ im lặng là một nghệ thuật. Việc không nói những điều không cần thiết, không hỏi những câu không cần đặt, hiểu ý mà không phải lúc nào cũng phải bày tỏ, đều là những bước tiến về trí tuệ và sự thông thái.

Các cuốn sách khác có thể bạn sẽ thích

Lời nói đầu

Sự khác biệt giữa người biết nói chuyện và người không biết nói chuyện lớn đến mức nào? Chúng ta hãy cùng cảm nhận.

Giả sử bố mẹ bạn đã lâu không về quê, sắp tết, bạn được nghỉ phép nên về quê một mình, bà hàng xóm liền hỏi: “Ôi, chỉ có một mình cháu về sao, cháu có nhớ mẹ không?”

Đối với một người phải ăn tết một mình như bạn, câu hỏi này sẽ làm bạn rất khó chịu. Hoặc là bạn sẽ không biết trả lời thế nào rồi bật khóc, hoặc là bạn sẽ tỏ ra lạnh nhạt, chỉ đối đáp qua loa rằng không nhớ”. Sau đó, đôi bên đều bối rối, bà hàng xóm vào nhà, đóng cửa lại.

Về sau, bạn thay đổi cách trả lời, đáp rằng: “Tuy bố mẹ cháu chưa về, nhưng gặp được cô cũng không khác gì gặp bố mẹ cháu”. Bà hàng xóm nghe thấy vậy, liền vui mừng ra mặt, nhất định sẽ mời bạn đến nhà bà ấy ăn cơm

Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đứng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng nợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét.

Nội dung cuốn sách ebook này xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, thông qua 12 chương sách nói rõ cách nói chuyện với những người khác nhau, cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp vói đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.

Ví dụ, khi chúng ta nói chuyện với người khác về một số “vấn đề mở” thì thường là họ sẽ yêu thích. Bởi vì một loạt những câu hỏi mà câu trả lời chỉ có thể là “phải” hoặc “không phải” sẽ rất dễ khiến đối phương cảm thấy giống như mình đang bị chất vâh. Còn những vâh đề mở, sẽ khiến đối phương cảm thấy chúng ta thực sự quan tâm đến họ, vì thế mới hỏi những vấn đề này, từ đó làm họ cảm nhận được ý tốt của chúng ta.

Trong cuộc sống, chúng ta đều sẽ gặp những tình huống như: người nhà thất nghiệp, bạn bè thất tình, bạn học thi trượt… Lúc này, họ cảm thấy rất hụt hẫng và đau khổ. Với tư cách là người nhà, bạn bè của họ, chúng ta đều muốn an ủi họ, chia sẻ bớt nỗi đau trong lòng họ, cho dù không thể làm gì để giúp họ, thì có lúc những lời an ủi sẽ khiến họ dễ chịu hơn một chút.

Mấu chốt nằm ở chỗ, bạn có thực sự biết an ủi người khác không? Có một số người khi an ủi người khác, tuy rằng họ có ý tốt nhưng cách nói chuyện lại như đang dội một gáo nước lạnh vào đầu đối phương, điều này sẽ khiến cho quan hệ giữa đôi bên trở nên xấu đi.

Có thể bạn thích sách  Thuật Đàm Phán

Về vấn đề này, nhà triết học, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ William James đã từng nói: “Trong bản chất của con người, nhu cầu bức thiết nhất của họ dúnh là được công nhận”. Bởi vì ngoài nhu cầu về vật chất ra, nhu cầu về mặt tinh thần của con người cũng rất lớn. Ví dụ, mọi người đều muốn được hưởng thụ niềm vui về mặt tinh thần, muốn được mọi người công nhận, tôn trọng, khâm phục, sùng bái…, vì muốn được hưởng thụ những điều đó, một số người thậm chí chấp nhận bỏ mạng. Cho nên, khi nói chuyện với người khác, chúng ta nên tránh dội nước lạnh vào đầu họ, mà nên khen ngợi họ nhiều hơn, công nhận một số mặt tốt của họ, mới có thể dễ dàng chiếm được cảm tình của người khác.

Ngoài ra, chứng ta không chỉ cần biết cách nói chuyện, mà còn phải biết nói những lời hóm hỉnh, thú vị mới có thể làm cho cuộc nói chuyện trở nên hấp dẫn. Một người thú vị thì bất kể là kiến thức, lòng dạ, tầm nhìn hay tác phong đều rất khoáng đạt, rộng rãi. Những người này thông thường đều có đặc điểm là rất hóm hỉnh, bản tính lạc quan, cởi mở. Hon nữa, cuộc sống của một người thú vị thường đầy ắp niềm vui và ngập tràn sức sống, trái lại, người vô vị, nhạt nhẽo thường chìm đắm trong khổ não và buồn phiền.

Ngoài ra, lúc nói chuyện còn phải nhìn rõ tình huống. Có thể sử dụng những câu nói đùa giữa bạn bè với nhau ở nơi làm việc hay không? Có thể nói chuyện với người nhà như nói chuyện với cấp dưới hay không? Một số câu nên nói vào trường hợp nào, không nên nói vào trường hợp nào, chúng ta nhất định phải nắm rõ.

Không thể nghi ngờ, ngôn ngữ có một sức hút không thể thay thế. Có lúc ba tấc lưỡi còn có sức mạnh hơn cả mười vạn quân. Ngôn ngữ có thê’ gây ra hiểu lầm, cũng có thể hóa giải thù hận. Cũng giống như vậy, cách diễn đạt khác nhau sẽ dẫn đến những phản ứng khác nhau, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sự việc.

“Hiểu rõ việc đời là một loại học vấn, đối nhân xử thế cũng là một nghệ thuật”. Mỗi người từ lúc xin việc đến khi được thăng chức, từ lúc tham gia tiệc từng đến lúc tán gẫu, từ việc phê bình đến thuyết phục người khác, làm việc gì cũng cần phải biết giữ miệng, nâng cao khả năng giao tiếp. Biết nói chuyện khôn khéo, cái lợi nhỏ trước mắt là được người khác yêu thích, cái lọi lớn hơn đó là có thể giữ mình, còn nói chuyện không khôn khéo, nhẹ thì gây thù chuốc oán, nặng thì đánh mất sự nghiệp. Tài ăn nói có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều cái lợi cả trong cuộc sống lẫn trong công việc.

Tóm lại, một người có thể gây dựng sự nghiệp thành công hay không, có quan hệ tốt với mọi người hay không, có thể khiến người khác làm theo ý mình hay không, có cuộc sống gia đình hạnh phúc hay không, đều phụ thuộc vào việc người đó có biết điều hay không, có biết cách ăn nói hay không. Cho nên, trong xã hội, chỉ có những người vừa biết điều vừa biết cách ăn nói mới có thể đạt được mọi điều mình muốn trong khi giao tiếp.

HÃY BẮT ĐẦU TỪCHỦ ĐỀ MÀ ĐỐI PHƯƠNG YÊU THÍCH NHẤT

Chuyên gia về kỹ năng giao tiếp người Mỹ Dale Breckenridge Carnegie đã nói với mọi người: “Nếu chúng ta muốn kết bạn, đồng thời trở thành một người giỏi ăn nói, được mọi người yêu thích thì phải đối xử với mọi người bằng lòng nhiệt tình và sức sống của mình”. Mà một cách hay để hiểu thấu một người chính là nói chuyện vói người đó về chủ đề mà anh ta yêu thích.

Trong quá trình giao tiếp, nếu chúng ta có thể tìm ra được chủ đề mà đối phương yêu thích, để đối phương trở thành nhân vật chính của cuộc nói chuyện, thì chúng ta có thể biết được suy nghĩ thực sự của họ, từ đó đạt được điều mà chúng ta muốn. Khi nói chuyện với những người không quen biết càng phải tìm được chủ đề mà họ yêu thích thì họ mới vui vẻ nói chuyện với chúng ta.
Do đó, trước khi nói chuyện với đối phương; chúng ta phải bỏ ra chút thời gian công sức để tìm hiểu về những sở thích đặc biệt, tính nết của người đó. Có như thếmới đảm bảo chúng ta sẽ nói đúng chủ đề đối phương yêu thích trong cuộc nói chuyện đó.

Có thể bạn thích sách  Cẩm Nang Tư Duy Đặt Câu Hỏi Bản Chất - Richard Paul full prc pdf epub azw3 [Tư Duy]

Khi tìm hiểu chủ đề mà đối phương yêu thích, chứng ta phải chú ý một điều: muốn làm đối phương yêu thích chủ đề nào thì chúng ta cũng phải yêu thích chủ đề đó. Bởi vì trong cả quá trình giao tiếp, đôi bên phải tương tác với nhau, nếu chỉ có đối phương yêu thích chủ đề này, còn chúng ta lại không chút hứng thú, hoặc là trong lòng không thích nhung lại giả vờ tỏ ra yêu thích thì đối phương nhất định sẽ mất hứng, như thế thì cuộc nói chuyện sẽ rất khó đạt được hiệu quả tốt.
Do đó, thường ngày chúng ta nên tích lũy kiến thức về nhiều lĩnh vực, hoặc nuôi dưỡng những sở thích phù họp với đa số mọi người, ví dụ như thê’ thao hoặc các hình thức giải trí khác. Như thế, khi nói chuyện với người khác sẽ không đến nỗi chỉ quanh quẩn ở vài chủ đề, cũng không đến nỗi làm đối phương cảm thấy cuộc nói chuyện quá tẻ nhạt.

XIN Ý KIẾN LÀ HÌNH THỨC NÓI CHUYỆN Đưọc HOAN NGHÊNH NHẤT

Trước tiên chứng ta hãy xem thử hai tình huống sau:

  • Tình huống 1: “Anh có biết chuyện gì đang xảy ra không? Nói cho tôi biết rốt cuộc phải xử lý như thế nào?”
  • Tình huống 2: “Tôi muốn xin ý kiến anh một chút, vấn đề này tôi không biết phải xử lý thế nào”.

Trong hai cách hỏi trên, cách hỏi thứ nhất có vẻ tùy tiện, rất dễ bị coi là một câu ra lệnh, còn cách hỏi thứ hai lại là đặt mình ở vị trí thấp hơn, sau đó xin ý kiến của đối phương, như thế sẽ cho thấy người hỏi khiêm tốn hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi bắt đầu bằng việc xin ý kiến còn có một lợi ích đặc biệt, đó là có thể khơi gợi lòng hiếu kỳ của đối phương. Anh ta sẽ muốn biết “rốt cuộc đó là vấn đề gì?” Cho nên, thông thường trong tình huống này đối phương đều sẽ nói: “Xin ý kiến thì không dám, nhưng có việc gì anh cứ nói…” Lúc này, chúng ta đã có thể thuận nước đẩy thuyền nói ra vấn đề của mình rồi.

Khi nói chuyện vói người khác, có lúc chúng ta phải biết nói câu “tôi không hiểu”. Đây không phải là nịnh hót, mà là dùng hình thức “xin ý kiến” để chiếm được cảm tình của người khác, là một cách nói chuyện đem lại cho người khác cảm giác thỏa mãn.

Cho dù trình độ hoặc năng lực trên một số phương diện của đối phương rất bình thường, nhưng mỗi người đều có sở trường của mình. Hình thức “xin ý kiến” này không chỉ có thê’ nâng cao năng lực, mở mang kiến thức cho bản thân, mà còn để lại ấn tượng tốt trong lòng người khác. Đây gọi là một mũi tên trúng hai đích, vì sao lại không làm?

Đừng bao giờ nghĩ rằng: “Mình hỏi như thế liệu có bị đối phương chê cười không, có phải trông mình rất giống một kẻ ngốc, rất mất mặt không?” Nếu nghĩ như thế thì bạn đã suy nghĩ quá nhiều. Ví dụ, thông thường người làm lãnh đạo đều muốn cấp dưới đến xin ý kiến mình, điều này cho thấy trong khi làm việc, cấp dưới có chỗ không hiểu, mà lòi giải đáp của cấp trên sẽ giúp họ bớt phạm sai lầm. Nếu cấp dưới làm ra vẻ cái gì cũng hiểu, không cần hỏi gì, có thể cấp trên sẽ tự hỏi “Người này quả thật cái gì cũng biết sao?” Điều này sẽ khiến cấp trên hoài nghi năng lực của chúng ta.

Cho nên, người biết suy nghĩ, ham học hỏi mới dễ được sếp coi trọng. Một mặt, thỉnh giáo thể hiện chúng ta có lòng nhiệt tình và biết suy nghĩ trong khi làm việc; mặt khác, thỉnh giáo còn thể hiện thái độ khiêm tốn và thành khẩn của chúng ta. Người như thế thì có ai không thích?

Ngoài ra, khi giới thiệu sản phẩm hoặc bàn chuyện làm ăn vói khách hàng, chúng ta cũng có thê’ sử dụng hình thức “xin ý kiến”. Ví dụ nói: “Chủ tịch Vương, tôi rất thích bàn ghế thủ công mỹ nghệ của công ty ông, ông có thể nói cho tôi biết làm thế nào mà bề mặt bàn ghế bóng loáng lại không thấm nước như thế không?” Khi hỏi đối phương về lĩnh vực mà họ hiểu rõ và yêu thích, chúng ta sẽ càng nhanh chóng chiếm được cảm tình của họ.

Mọi người thường muốn nói về chủ đề mình hiểu rõ hoặc yêu thích. Do đó, khi chúng ta hỏi họ về phương diện này, sẽ “gãi đúng chỗ ngứa” của họ, từ đó chúng ta sẽ đạt được những gì mình muốn. Đồng thời, điều này cũng sẽ khiến quan hệ giữa đôi bên trở nên tốt hơn nhiều.

Có thể bạn thích sách  8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

KHI KHÔNG BIẾT NÓI CHUYỆN GÌ, HÃY NÓI VÊ CHUYỆN ĂN UỐNG

Khi chúng ta không biết nên nói chuyện gì với đối phương thì chủ đề ăn uống là một lựa chọn không tồi. Ví dụ buổi sáng ăn gì, buổi trưa ăn gì? Dưới lầu mới mở một quán lẩu rất ngon… Điều này sẽ khiến đôi bên từ chỗ xa lạ nhanh chóng trở nên thân thiết.

Khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là khi nói chuyện với người không thân hoặc người lạ, tốt nhất đừng bắt đầu nói đã hỏi những câu như “nhà anh ở đâu”, “tương lai anh có dự định gì không”, “ước mơ của anh là gì”… Thông thường những chủ đề này hoặc là dễ đi vào ngõ cụt hoặc là đối phương không muốn trả lời.

Ví dụ, khi đối phương nói ra quê mình, chúng ta lại không biết nơi đó, chẳng phải là tự cầm đá đập vào chân mình sao? Còn nữa, vừa gặp chúng ta đã hỏi đốì phương “sau này anh định làm gì?” thì tuy không nói ra miệng nhưng trong lòng họ sẽ cảm thấy không ổn, họ sẽ nghĩ: “Chuyện này có liên quan gì tói anh, chúng ta cũng chẳng thân thiết gì”.

Ngoài ra cũng không nên đề cập tới những vâh đề quá chuyên sâu, làm không khéo sẽ tự làm khó mình. Cách đơn giản nhất chính là nói về các món ăn như xúp cá cay, ngó sen chua cay, đây đều là những chủ đề rất dễ nói chuyện, vừa có thê’ tìm hiểu về hương vị các món ăn, vừa có thể biết được giá trị dinh dưỡng của chúng, chuyện tốt như vậy sao lại không làm?

Hơn nữa, người ta nói “dân dĩ thực vi thiên”1. Cho nên, một chữ “ăn” này có thể nói chính là việc lớn nhất trong đời tất cả mọi người. Đừng phủ nhận, phải biết rằng chúng ta có thê’ không quan tâm tới thời trang, không đi du lịch, không xem phim, nhưng tuyệt đối không thê’ không ăn được.

Trên thực tế, bất kể khoa học có phát triển tới đâu, xã hội văn minh tiến bộ tới đâu thì chủ đề “ăn” vẫn không bao giờ bị lãng quên.
Hơn nữa, thực ra trong cuộc sống đâu đâu cũng tiềm ẩn nguy cơ, đặc biệt là khi nói chuyện với người khác. Ví dụ như khi tiệc tùng, một người bạn đưa một người lạ đến buổi tiệc, lúc này, nếu chúng ta tùy tiện nói về quan hệ giữa hai người đó thì rất dễ gây ra hiểu lầm. Lỡ như bạn của bạn và người lạ kia là anh em mà chúng ta lại hiểu lầm là người yêu thì thật khó xử? Hoặc là, khi chúng ta nói chuyện với một phụ nữ trung niên mà tùy tiện nhắc tới chồng bà ta, trong khi hai vợ chồng đang định li hôn thì chẳng phải là chúng ta đang xát muối vào vết thương của người ta sao?

Khi nói về đồ ăn ngon thì lại khác, hễ nói đến “ăn”, bất kể là nam hay nữ, người trong nước hay người nước ngoài đều có thể nói ra cảm nghĩ của mình về các món ăn, có thể nói đây là một chủ đề không có vùng cấm. Những lời như “Gần công ty anh có món gì ngon không”, “Quê chị có món gì ngon”, “Tôi biết bánh đúc đậu ở quê anh rất ngon”… đều có thể khiến đối phương vừa nghe là sáng mắt, tự tin hẳn lên.

Tóm lại, nói về chuyện ăn uống tuy là một chủ đề thông tục, nhưng cũng là chủ đề dễ kéo gần quan hệ đôi bên nhất, là một công cụ hữu ích để duy trì cuộc nói chuyện. Chính như câu nói “hùa theo sở thích của người khác”, món ăn ngon chính là sở thích chung của nhiều người, chỉ là mức độ yêu thích khác nhau mà thôi. Cho nên, khi chúng ta vừa không biết sở thích của đối phưong là gì, vừa không biết nên nói gì, thì hậy nói về chuyện ăn uống.

Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ của tác giả Trương Tiếu Hằng