Việt Nam ở vị trí chiến lược quan trọng trên con đường từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, thuận lợi cho việc giao thương và tiếp nhận nhiều nền văn hoả của thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành đối tượng xâm lược của nhiều kẻ thù từ nhiều phong kéo đến. Các đội quân xâm lược thường đồng, được vũ trang đầy đủ, mạnh, do những tên tướng dày dạn chiến chính mà võ ngựa của chúng từng dày xéo nhiều nước khác.
Vì vậy, trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến phương Bắc, bọn thực dân, quân phiệt, đế quốc ở châu Âu, châu Á, châu Mĩ và nhiều nước đồng minh của chúng. Cuộc chiến đấu rất gay go, ác liệt, hy sinh, tổn thất không ít và nhiều lần chúng ta đã thất bại, bị đô hộ hơn nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật và hơn hai thập kỷ dưới chế độ thực dân mới của đế quốc Mĩ. Thời gian bị chiếm đóng dài gần bằng những thế kỷ được độc lập dưới chế độ phong kiến dân tộc và ngay trong những năm tháng được độc lập, tự do cũng phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đấu tranh chống những âm mưu, hoạt động phá hoại, lật đổ của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
Thất bại trong kháng chiến chống ngoại xăm là tạm thời (dù có lúc bị đô hộ hơn mười thế kỉ), cục bộ, vì nhân dân Việt Nam liên tiếp khởi nghĩa vũ trang, không chịu đồng hoa, và cuối cùng đã đánh đuổi kẻ thù phải tháo chạy về nước hay “vẫy đuôi xin hàng”. Với lòng nhân đạo cao cả, tổ tiên ta đa “mở rộng lòng hiểu sinh”, “tha tội chết”, cấp lương thực, thuyền, ngựa xe cho kẻ xâm lược về nước.
Đồng thời trong chế độ phong kiến dân tộc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân cũng nổ ra chống sự áp bức, bóc lột của các triều đại ở vào mạt kì hay khi chế độ này đã suy yếu. Một số cuộc khởi nghĩa nông dân đã trở thành chiến tranh nông dân, rồi chiến tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn. Nguyên nhân thắng lợi cuối cùng của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “…Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiếu vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v…. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong tương, trong hơn. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mỗi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế…”.
Ý kiến dẫn trên của Hồ Chí Minh là một cơ sở phương pháp luận để chứng tôi tổ chức biên soạn bộ sách “Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam”, gồm nhiều tập.
Hiểu biết về những trận đánh trong lịch sử dân tộc để xây dựng lòng tự hào chính đáng với dân tộc, nuôi dưỡng lòng yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế đúng đắn, củng cố tinh thần đấu tranh chống mọi ách thống trị, bóc lột. Từ đó, củng cố lòng tin vào dân tộc, cách mạng và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất định sẽ đưa nhân dân tới thắng lợi trong việc xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Qua hiểu biết các cuộc chiến đấu, chúng ta càng biết ơn những anh hùng, chiến sĩ có tên tà không tên, toàn thể nhân dân đã hy sinh cho đất nước, dân tộc, cách mạng, Chúng ta ghi nhớ mãi công lao to lớn của Bác Hồ, các chiến sĩ yêu nước, cộng sản, đã kế thừa và phát huy tinh thần, ý chí, tài thao lược của tổ tiên đã làm nên những chiến thắng huy hoàng trong thời đại ngày nay – thời đại Hồ Chí Minh, kế tiếp các thời đại Văn Lang – Âu Lạc, Đại Việt. Trên cơ sở nhận thức như vậy, chúng ta xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Cần nhận thức rằng, trong công cuộc chống ngoại xâm và chống các thế lực phản động, thống trị trong nước, cuộc đấu tranh của ông cha ta bao giờ cũng mang tính chất một cuộc chiến tranh nhân dân mà hình tượng tiêu biểu đầu tiên là cảnh “cả dân làng Phù Đổng theo Gióng đi đánh giặc Ân”. Tiếp đó, là việc huy động lực lượng của hơn sáu mươi thành của Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ tàn khốc của phong kiến Hán, Kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của chiến tranh nhân dân là cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ xâm lược, do Đảng ta lãnh đạo.
Cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, chống áp bức bóc lột không chỉ diễn ra trong các trận thắng lợi mang tính quyết chiến chiến lược, mà còn thể hiện ở nhiều hình thức khác cũng rất quan trọng, như các trận đánh trong một cuộc khởi nghĩa, trong một phong trào đấu tranh rộng lớn, những cuộc chiến đấu thầm lặng song không kém phần ác liệt, đòi hỏi trí lực, sự khôn ngoan, dũng cảm của những chiến sĩ, anh hùng trong trận tuyến tình báo, biệt động… giữa lòng địch. Do đó, các tập sách “Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam” không chỉ trình bày những trận đánh lớn mà tất cả những trận đánh trên nhiều trận tuyến khác nhau (trù lĩnh vực văn hóa, ngoại giao chưa được đề cập ở đây). Những trận đánh lớn hay nhỏ, nhưng có tác dụng, ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh cho mục tiêu chiến đấu, đều là chủ đề của việc biên soạn.
Khi trình bày những trận đánh lớn, diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định, chúng tôi cũng đề cập đến những trận đánh tiêu biểu trong một cuộc khởi nghĩa, như trận thắng Vụ Quang trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 1895) do Phan Đình Phùng, Cao Thắng lãnh đạo, trận chống còn ở Cao Thương (tháng 11-1890) trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, hay những trận đánh trong một phong trào, như phong trào Đồng Khởi (1959-1960); Trọng tâm của sách vẫn nói về những trận đánh, chứ không phải trình bày cuộc khởi nghĩa hay phong trào yêu nước, cách mạng, song sự hiểu biết của một hay các trận đánh sẽ góp phần hiểu rõ hơn cuộc khởi nghĩa hay phong trào đấu tranh.
Qua tìm hiểu “Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam”, chúng ta sẽ nhận thấy rõ rằng, nhân dân ta vì bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc, chống các thế lực áp bức, thống trị trong nước phải cầm vũ khí đấu tranh; kẻ thù buộc ông cha ta cầm vũ khí. Điều này thể hiện rõ trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”..
Nội dung các tập sách sẽ thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội, song rất yêu chuộng hoà bình, biết tiết kiệm xương máu, giàu lòng nhân đạo, biết nhân nhượng, song nhân nhượng có nguyên tắc, không vi phạm mục tiêu chiến đấu.
Các tập trong bộ sách “Những trận đánh trong lịch sử Việt Nam” được biên soạn trên cơ sở tài liệu khoa học, chính xác, khách quan, không “nói một chiều”, song bảo đảm quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu giáo dục, chủ yếu cho thế hệ trẻ.
Các tập sách không phải là một chuyên khảo về lịch sử quân sự mà mang tính chất một tài liệu phổ biến khoa học, nên không sa vào các chi tiết rườm rà mà chỉ nêu những kiến thức cơ bản về sự kiện, nhân vật, không gian, thời gian, những khái quát, nhận định cần thiết. Để sách gây hứng thú cho bạn đọc, các tác giả sử dụng nhiều loại tài liệu tham khảo, tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ. phù hợp với nội dung sách. Chúng tôi cố gắng thể hiện nội dung sách mang tính chất lịch sử – văn hoá – du lịch (về nhận thức và di tích tham quan du lịch các di tích – thắng cảnh).
Mong bạn đọc góp ý kiến. Trân trọng cảm ơn.
GS.TS –NGND Phan Ngọc Liên
(Người chỉ đạo biên soạn)