“Amada Ripley đã có một quá trình quan sát, đánh giá tỉ mỉ và hết sức khách quan. Cô đã thấy một thế giới thực tại vô cùng phức tạp “ở ngoài kia” – những mô hình trường học với những bất cập và thiếu sót riêng, nhưng đồng thời cũng tìm ra những bài học đích đáng, rõ ràng và chân thực để có thể giáo dục những đứa trẻ chúng ta tốt hơn. Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới đã mang tới cho tôi một cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu, trên cả tư cách phụ huynh cũng như một nhà giáo dục, hơn bất kỳ cuốn sách nào mà tôi từng đọc trước đây.”
(Doug Lemov – tác giả cuốn Teach like a Champion)
***
Chế độ bảo hành cùng cách thức vận chuyển sản phẩm này thế nào?. Anh đang làm cái quái gì thế.
Để giải thích cho bí ẩn tại sao Mỹ – một siêu cường quốc kinh tế chính trị lại không phải là một siêu cường về giáo dục, tác giả của cuốn sách Amanda Ripley, một phóng viên nổi tiếng của tờ New York Times đã đi đến nhiều siêu cường quốc về giáo dục và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cũng như khảo sát trên những học sinh trao đổi. Và kết quả rất rõ ràng, động lực học tập và chất lượng đội ngũ giáo viên chính là 2 yếu tố giúp các siêu cường giáo dục làm được điều đó. Phần Lan là quốc gia có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 2 thế giới và cũng là nước có điểm PISA (1 bài test quốc tế cho học sinh tuổi 15 trên nhiều môn: toán học, đọc hiểu, khoa học,…) cao nhất nhì trong các nước. Phần Lan có những kỳ thi tốt nghiệp vô cùng nghiêm khắc và khó khăn – điều này tạo một động lực mạnh mẽ cho học sinh. Phần Lan cũng có đội ngũ những giáo viên chất lượng được đào tạo bài bản, được hưởng lương cao và có nhiều quyền lực vì chỉ một 1/3 số học sinh tốt nghiệp xuất sắc nhất mới được chọn học ngành này và chỉ có một vài trường nhất định trên cả nước mới được phép đào tạo giáo viên. ” Chỉ có những con người xuất sắc mới đào tạo ra những con người xuất sắc” đó là một quy tắc vô cùng hợp lý. Hàn Quốc – quốc gia xếp kế sau Phần Lan về điểm PISA cũng có những kỳ thi tương tự nhưng họ không có nhiều giáo viên giỏi và bí quyết của họ là các hagwon – một kiểu học thêm được tư nhân hóa thành dịch vụ. Một lối học y như của Việt Nam :v.
Trong khi đó, một nước giàu như Mỹ lại không có được thành tích tương tự. Xét về động lực, Mỹ có các kỳ thi diễn ra suốt năm, học sinh thi rớt có thể thi lại điều này làm động lực học giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa, giáo dục ở Mỹ lại rất chú trọng thể thao, học sinh dành rất nhiều thời gian để chơi thể thao thay vì học. Giáo viên ở Mỹ cũng không được đầu tư kỹ lưỡng như ở một số siêu cường giáo dục.
Mời các bạn đón đọc Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới của tác giả Amanda Ripley.