Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén – Isador Henry Coriat full mobi pdf epub azw3 [Tâm Lý Học]

Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén – Isador Henry Coriat full mobi pdf epub azw3 [Tâm Lý Học]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén của tác giả Isador Henry Coriat.

ĐÂY LÀ CHÌA KHÓA GIÚP CON NGƯỜI TỰ THẤU HIỂU NHỮNG NỖI ẤM ỨC VÔ HÌNH BÓP NGHẸT TRÁI TIM MỖI NGÀY

Đi vào thẳm sâu những bí mật ngóc ngách của linh hồn

Chưa bao giờ một bản đồ nội tâm sinh động và nhói lòng đến thế

Một người chỉ trở nên mạnh mẽ và sáng suốt khi đã thực sự nhận biết và thấu hiểu tất cả những cái Xấu, cái Ác trong mình, những nỗi đau khổ và bất hạnh của mình, chấp nhận chúng và lôi chúng ra ánh sáng, chứ không phải tự ru mình bằng những lời hô hào suông, hay bằng việc tìm đến trú ngụ trong những trò tiêu khiển, giải trí. Mọi sự trốn mình trong một nơi chốn nào đó đều không có tác dụng. Mọi sự vỗ về đều bất khả trước cái Xấu, cái Ác của con người. Bằng ý chí dám đối diện với bóng tối trong mình, con người dần trở nên hùng mạnh hơn. Người ta chỉ có thể đẩy lùi bóng tối tâm cảm bằng ánh sáng của Trí huệ, của Lí trí sáng suốt và hướng đến điều cao thượng.

Chúng tôi sẽ cùng bạn đi con đường gian nan này!

Chào mừng bạn đến với tủ sách

Tâm lí kinh điển của iBooks!

***

HÀNH TRÌNH TẠO LẬP MỘT LÍ TRÍ MẠNH MẼ VÀ SÁNG SUỐT

Trong quá trình tinh thần con người chịu đau khổ1, ý thức2 xảy ra một cơ chế phòng vệ bằng cách dồn nén cảm xúc. Cảm xúc bị dồn nén như một bức tường, một tấm khiên bảo vệ tinh thần con người khỏi nỗi khổ đau. Rủi thay, nếu nó thất bại, sẽ gây nên chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Các cảm xúc nguyên sơ của con người được chuyển vào trong vô thức. Ý thức – với những gì nó nhận biết được, tưởng đó là tất cả con người mình – có một sự đàn áp mạnh mẽ với các cảm xúc nguyên sơ đó.

1 Ở đây chỉ nói đến khía cạnh tinh thần, song cũng gợi nhắc ta nghĩ đến những nỗi đau thể xác. Liệu có hay không sự liên đới giữa thể xác với tinh thần, và những nỗi đau thể xác thực ra có tầm quan trọng thế nào trong quá trình hình thành nên nỗi đau tinh thần, có hay không, rất ít hoặc rất nhiều?

2 Thứ mà rất có thể ta dùng để định nghĩa chính ta, gọi tên cái Tôi của chính mình.

Như vậy là ngay từ đầu, giữa ý thức và vô thức đã có một cuộc tranh đấu liên miên, một sự khống chế liên miên mà kẻ thắng đương nhiên là ý thức. Nhưng vô thức hùng mạnh đến nỗi, nó gây nên những bất ổn từ nhỏ đến lớn ở con người, mà dù con người có ý thức được hay không, nó vẫn cứ diễn ra và điều khiển hành vi của con người. Đó là cuộc trả thù đầy ngoạn mục của vô thức, của những cảm xúc đau khổ và chống đối, với ý thức. Chừng nào ý thức còn đè nén cảm xúc, đẩy cảm xúc vào lãnh địa của vô thức, chừng đó con người còn tiếp tục bị thôi đẩy bởi những luồng lực vô hình không thể lí giải nổi.

Có thể bạn thích sách  Từ Năm 1858 Đến Năm 1896 - Vũ Duy Mền full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Dĩ nhiên không thể nói vô thức bao chứa toàn bộ các phẩm chất hèn hạ và hung ác hơn của con người, với tính không lí trí, hung dữ, độc ác, thiếu khả năng kiểm soát. Vẫn có những sự thăng hoa của vô thức thể hiện trong (các biểu hiện của) chủ nghĩa anh hùng siêu phàm trong chiến tranh hoặc các cuộc cách mạng. Nhưng so với những hành động thuộc về thứ chủ nghĩa lí tưởng đó, cái ác và sự hung hiểm, hèn hạ trong vô thức con người lại là thứ thường trực tồn tại và mạnh mẽ hơn hẳn nơi con người thế gian.

Đối diện với thế giới tâm lí học, chúng ta phải gạt bỏ tất cả những ý niệm về cái Xấu, cái Ác nơi con người qua việc nghĩ rằng họ đã bị một thế lực siêu nhiên điều khiển, bị quỷ ám hoặc là một con người dị thường. Chúng ta phải đối diện thẳng thắn với tất cả những cái Xấu và Ác đó nơi con người, bằng việc bóc trần các cảm xúc bị dồn nén vào vô thức ngay từ thời thơ ấu của họ.

Nền văn minh hiện đại phải gánh chịu một lời nguyền khủng khiếp (do nó tự gây ra): Đối diện với những cảm xúc bị dồn nén quá mức, chừng nào con người còn ban hành các bộ luật hành vi – ứng xử và các chuẩn mực xã hội, chừng đó con người còn sống liên miên trong những mâu thuẫn tinh thần, giữa lí trí và cảm xúc, ý thức và vô thức. Và cái Ác càng trở nên hùng mạnh hơn. Những người lớn dường như chưa bao giờ có thể chế ngự thành công cái Ác bị dồn nén này để chuyển hóa nó thành hoạt động xã hội hữu ích hơn. Họ giữ lại khoái cảm thơ ấu của mình bằng cách tìm kiếm thích thú từ việc đau khổ gây ra cho người khác.

Bi kịch cho tất thảy loài người trên thế gian này là, những kẻ thực hiện và gieo rắc cái Ác lên người khác đều không ý thức được cái Ác bị dồn nén trong họ. Vô thức tìm kiếm những phương tiện để có thể thỏa mãn cái Ác bị dồn nén này. Như vậy, cả người bị hại lẫn kẻ gây hại trong trường hợp này đều chỉ là nạn nhân của một ‘‘kẻ’’ khác vô hình mà bạo ngược hơn: Những cảm xúc đau khổ bị nén lại trong con người. Sự thật sau cùng là tổn thương. Quả là vậy!

Các cảm xúc bị dồn nén tìm kiếm sự thỏa mãn trong phương tiện xả thoát có tính nguyên thủy: chứng rối loạn thần kinh chức năng, chẳng hạn như rối loạn lo âu, sợ hãi, trầm cảm, suy nghĩ cưỡng ép, v.v. Người nào nén các cảm xúc của họ, trở thành nạn nhân của sự hướng nội thu mình và đóng cửa tính cách của mình bằng cách xây lên một bức tường phản kháng xung quanh nhân cách đó sẽ không thể tìm thấy lối thoát thích đáng khỏi các mâu thuẫn quá sức chịu đựng. Họ là những bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng bất hạnh.

Thể xác và tinh thần con người có khuynh hướng vượt qua các khiếm khuyết của nó bằng cách bù trừ. Nếu một quả thận bị lấy mất, quả thận còn lại sẽ to ra và thực hiện chức năng của cả hai. Nếu một cá nhân bao chứa trong mình cảm giác tự ti, tinh thần theo đó được bù trù theo nhiều cách khác nhau: họ trở nên tự cao tự đại, khoe khoang khoác lác, ghen tị, xem thường mọi người và mọi thứ ngoại trừ bản thân mình, phát triển những suy nghĩ lớn lao và tuyệt đối. Con người phải chăng thật quá đáng thương?

Có thể bạn thích sách  Vợ Yêu Của Ông Trùm Mafia của tác giả Lan Hồ Điệp 134 full prc pdf epub azw3 [Hắc Bang]

Nhà phân tâm học – nhà trị liệu khi tiếp cận vấn đề dồn nén này, cần phải có một tâm trí trong sạch như bàn tay của nhà giải phẫu trước khi phẫu thuật. Thái độ của ông là giúp đỡ bệnh nhân chứ không phải đưa ra bất kì bình phẩm, phán xét nào về bệnh nhân như một nhà đạo đức học. Không chỉ vậy, nhà trị liệu phân tâm còn hướng đến việc thấu hiểu các khiếm khuyết tính cách nhất định trong con người, giúp họ ý thức về những dồn nén của mình thay vì đóng tâm trí trước chúng, tận dụng sự hiểu biết có được để phát triển tính cách của anh ta. Một cuộc điều trị phân tâm là một cuộc chữa lành, một hành động định hướng. Phân tâm học thực sự có thể thay đổi bản chất và những động lực thôi đẩy con người, làm cho thể vô thức của cá nhân những điều mà giáo dục làm cho con người xã hội. Một cuộc phân tâm trọn vẹn là một lần cải biến trọn vẹn con người.

Bởi vậy, một người chỉ trở nên mạnh mẽ và sáng suốt khi đã thực sự nhận biết và thấu hiểu tất cả những cảm xúc dồn nén của mình, những nỗi đau khổ và bất hạnh của mình, chấp nhận chúng và lôi chúng ra ánh sáng, chứ không phải tự ru mình bằng những lời hô hào suông về một thứ sức mạnh ý chí, tinh thần nào, hay bằng việc tìm đến trú ngụ trong những tổ chức tôn giáo cực đoan. Mọi sự trốn mình trong một nơi chốn nào đó đều không có tác dụng. Mọi sự vỗ về đều bất khả trước cái Xấu, cái Ác của con người. Chính trong sự giúp đỡ của một nhà trị liệu chân thật, sau đó bằng ý chí dám đối diện với bóng tối trong mình, con người dần trở nên hùng mạnh hơn. Người ta chỉ có thể đẩy lùi bóng tối tâm cảm bằng ánh sáng của Trí tuệ, của Lí trí sáng suốt và hướng đến điều cao thượng hơn. Chính trong hành trình đó, con người cảm nhiễm được sức mạnh lớn lao của Thần và tìm đến Chúa Trời bằng niềm tin thuần lành nhất.

Đó là một hành trình vô cùng gian nan suốt cuộc đời, may mắn là, càng trẻ bạn càng có cơ hội để thanh tẩy bóng đêm trong mình hơn. Bạn có dám nhìn thẳng, đối diện với bóng tối đó, hay để nó chế ngự và dẫn lối bạn đến hố sâu nơi địa ngục tâm hồn?

Chính bạn, chứ không phải ai khác, được quyền lựa chọn con người mình trở thành.

iBooks & Nhóm dịch

***

Cuốn sách “Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén” của Isador Henry Coriat là một tác phẩm tâm lý sâu sắc, khám phá những góc khuất tối tăm nhất của tâm hồn con người. Tác giả, với kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về tâm lý học, đã đưa người đọc vào một hành trình khám phá và giải phóng những cảm xúc bị kìm nén – những thứ có thể bóp nghẹt trái tim và làm đau đớn tâm hồn mỗi ngày.

Có thể bạn thích sách  Sinh Học Kỳ Quái - John Townsend full prc pdf epub azw3 [Sinh Học]

Tóm tắt nội dung chính:

Cuốn sách mở đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu và đối diện với bản thân – nhận biết và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, bất hạnh, để từ đó có thể lôi chúng ra ánh sáng và vượt qua. Tác giả phân tích về cơ chế phòng vệ của ý thức khi dồn nén cảm xúc, và hậu quả của việc không giải quyết triệt để những cảm xúc này, dẫn đến rối loạn thần kinh và ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và cuộc sống của con người.

Điểm nổi bật:

  1. Sự tranh đấu giữa ý thức và vô thức: Cuốn sách mô tả cuộc chiến không hồi kết giữa hai lực lượng này trong tâm trí con người, nơi vô thức luôn tìm cách trả thù và chi phối hành vi khi nó bị ý thức đàn áp.

  2. Vai trò của văn minh hiện đại: Tác giả cho rằng văn minh hiện đại đã tạo ra một lời nguyền, khi con người phải sống trong mâu thuẫn giữa các bộ luật xã hội và cảm xúc cá nhân bị dồn nén, làm tăng cường sự mạnh mẽ của cái Ác.

  3. Giải pháp phân tâm học: Tác giả nhấn mạnh tới việc thấu hiểu và giải quyết các cảm xúc bị dồn nén thông qua liệu pháp phân tâm, giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân và phát triển một nhân cách tích cực hơn.

Đánh giá:

Cuốn sách “Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén” là một công trình quan trọng và sâu sắc trong lĩnh vực tâm lý học, giúp đọc giả nhận ra và đối diện với những nỗi đau, bất an trong tâm hồn mình. Thông qua việc khám phá và giải phóng những cảm xúc này, cuốn sách hướng dẫn chúng ta cách xây dựng một tâm trí mạnh mẽ và sáng suốt, đồng thời khuyến khích một cuộc sống tích cực và ý nghĩa hơn.

Mời các bạn mượn đọc sách Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén của tác giả Isador Henry Coriat.