Nhật Ký Phi Thường:
– Tiểu thuyết tâm lý giới tính đầu tiên của sinh viên đại học Trung Quốc đương đại.
– Cuốn sách cần đọc của thanh niên đương đại.
– Một trong mười chủ đề nóng của các trường đại học Trung Quốc năm 2002.
– Một trong các tác phẩm bán chạy được sinh viên yêu thích nhất năm 2002.
– Một trong các gương mặt sách quen thuộc nhất của người Trung Quốc năm 2002.
– “Nếu các tác phẩm như thế này ra đời sớm hơn, cùng với sự đánh giá và hướng dẫn của xã hội, những kẻ bi quan, kẻ tự ti, kẻ tự tử, kẻ thủ dâm sẽ giảm đi rất nhiều, trong đó bao gồm cả bản thân tôi, phương pháp giáo dục mở đã phát huy vai trò quan trọng như thế đối với sự hình thành của nhân cách lành mạnh và sự vun đắp thế giới tinh thần cao đẹp. Xét về ý nghĩa này, có lẽ Nhật Ký phi thường có thể giúp những con người tự ti lạc quan, yêu đời hơn rất nhiều” (Trích trong bài viết Phân tích tiểu thuyết tâm lí giới tính đầu tiên của sinh viên Trung Quốc đương đại – Nhật ký phi thường trên báo Thanh niên Bắc Kinh ra ngày 24 tháng 6 năm 2002).
– “Nhật ký phi thường được giới xuất bản gọi là “tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của sinh viên Trung Quốc”, Bộ giáo dục Trung Quốc gọi nó là “Nỗi đau của chàng Werthwer mới”. Tác giả mượn lời của tiến sĩ Tâm lý học Dư Vĩ mới du học từ Mỹ về, kêu gọi phải nhanh chóng tiến hành giáo dục giới tính cho sinh viên. Sau đó tôi mới đọc cuốn sách này và cảm thấy rất cảm động về sự can đảm và tinh thần trách nhiệm của tác giả. Vấn đề giáo dục giới tính cho sinh viên đại học đã được kêu gọi từ những năm 1980, hiện nay vấn đề này đã được coi trọng hơn, một số trường đại học đã có môn học giáo dục giới tính cho sinh viên. Trong này có công lao của Nhật ký phi thường” (Lời bình của giáo sư Lưu Đạt Lâm – nhà xã hội học, nhà tình dục học nổi tiếng của Trung Quốc).
“Tiếu Nhân kể cho Dư Vĩ nghe một chuyện kì lạ. Ký túc xá nữ của cô gần đây liên tục xảy ra hiện tượng trộm cắp; quần lót, áo con của nữ nghiên cứu sinh vừa phơi ra ngoài là bị mất ngay. Cô cũng bị mất một chiếc áo con.
“Thật ghê tởm! Lấy gì không lấy, lại đi lấy ba cái thứ đó của người ta!” Tiểu Nhân lắc đầu, cảm thấy không sao hiểu nổi.
“Anh không nghĩ như thế. Hồi anh còn ở nước ngoài…..”
“Anh có thể không nói câu “Hồi anh còn ở nước ngoài” được không, nghe cứ thế nào ấy!” Tiểu Nhân càu nhàu. Đây là ngày thứ bảy sau khi họ quyết định chính thức yêu nhau. Quen nhau qua mạng được một tuần thì họ gặp nhau. Cả hai đều rất hài lòng. Điều duy nhất khiến Tiếu Nhân không thích là Dư Vĩ, cứ mở miệng ra lại nói câu “anh ở nước ngoài”. Lúc đầu, cô cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện, nhưng sau bạn bè cùng phòng nói Dư Vĩ giống nhân vật trong tiểu thuyết Vi Thành, cô lại thấy Dư Vĩ hơi buồn cười. Dư Vĩ cũng không giận, anh nói tiếp:
“Ở nước ngoài, hiện tương này rất hay xảy ra, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và một số quốc gia khác. Ý của anh không chỉ nói số vụ xảy ra nhiều hơn ta, mà còn muốn nói rằng họ coi trọng nghiên cứu và trị liệu vấn đề này hơn chúng ta. Anh đã từng tiếp xúc lâm sàng với rất nhiều đối tượng. Lúc đầu, anh cũng cảm thấy hành vi của những người này thật ghê tởm; song sau này anh không nghĩ như thế nữa. Chẳng qua họ bị mắc các chứng bệnh về tâm sinh lý, do không thể làm chủ được mình nên hành động như vậy.”
“Em không tin là họ không làm chủ được hành vi của mình. Em thấy đó là họ thiếu đạo đức, không biết thế nào là xấu hổ, hành vi của họ đủ để kết tội rồi đấy, cần phải trừng trị trước pháp luật.”
“Thế thì thật quá đáng. Em tưởng những người này không đau khổ hay sao? Em tưởng họ muốn như thế sao? Họ cũng biết làm vậy là không được, nhưng họ không thể làm chủ được mình. Hơn nữa, tại sao họ lại ra nông nỗi đó? Một trong những nguyên nhân là do sự trói buộc của đạo đức khiến họ mắc các chứng bệnh tâm lý, chẳng hạn chứng thị dâm – thích nhìn trộm ngực, cơ quan sinh dục của người khác giới, chứng phơi bày cơ quan sinh dục – em chưa bao giờ nghe thấy chứng phơi bày cơ quan sinh dục đúng không, tức là chuyện để lộ cái đó ra trước mặt bạn khác giới.”
Tiểu Nhân cười, mặc dù không trả lời Dư Vĩ, nhưng cô lại nhớ đến thời còn học cấp hai, hằng ngày phải đi xe bus. Trong lớp có mấy cậu bạn nghịch ngợm, cứ giờ giải lao lại tụ tập một chỗ, nói chuyện bậy bạ. Thực ra, có lúc họ cố ý nói cho bạn gái như Tiểu Nhân nghe. Bọn họ nói hay mấy gã đàn ông trên xe bus lôi cái đó ra ngoài và quệt lên người phụ nữ. Thật ghê gớm! Đám con gái hiếu kỳ, họ vừa không dám nhìn, vừa muốn xem thực hư ra sao. Cuối cùng cũng không nhìn thấy. Thời học đại học, trong khu ký túc xá nữ có một tầng dành cho nam sinh. Cầu thang nằm ngay bên cạnh nhà vệ sinh, có rất nhiều sinh viên nam, tối mùa hè thường cởi trần đi đi lại lại, thấy con gái đến là lại giở trò đó. Có mấy cô sinh viên cũng thích nhìn. Phòng Tiểu Nhân có một cô bạn, cứ tối đến lại kể chuyện về con trai. Thực lòng mà nói, mặc dù Tiểu Nhân cảm thấy ghê tởm, nhưng được nghe, kể ra cũng thích………”
“Thật ghê tởm! Lấy gì không lấy, lại đi lấy ba cái thứ đó của người ta!” Tiếu Nhân lắc đầu, cảm thấy không sao hiểu nổi.
“Anh không nghĩ như thế. Hồi anh còn ở nước ngoài…”
“Anh có thể không nói câu “Hồi anh còn ở nước ngoài” được không, nghe cứ thế nào ấy!” Tiếu Nhân càu nhàu. Đây là ngày thứ bảy sau khi họ quyết định chính thức yêu nhau. Quen nhau qua mạng được một tuần thì họ gặp nhau. Cả hai đều rất hài lòng. Điều duy nhất khiến Tiếu Nhân không thích là Dư Vĩ, cứ mở miệng ra lại nói câu “anh ở nước ngoài”. Lúc đầu, cô cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện, nhưng sau bạn bè cùng phòng nói Dư Vĩ giống nhân vật trong tiểu thuyết Vi thành1, cô lại thấy Dư Vĩ hơi buồn cười. Dư Vĩ cũng không giận, anh nói tiếp:
1 Tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Tiền Trung Thư, nhân vật chính Phương Hồng Tiệm là một du học sinh ở châu Âu về ‐ ND.
“Ở nước ngoài, hiện tượng này rất hay xảy ra, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và một số quốc gia khác. Ý của anh không chỉ nói số vụ xảy ra nhiều hơn ta, mà còn muốn nói rằng họ coi trọng nghiên cứu và trị liệu vấn đề này hơn chúng ta. Anh đã từng tiếp xúc lâm sàng với rất nhiều đối tượng. Lúc đầu, anh cũng cảm thấy hành vi của những người này thật ghê tởm; song sau này anh không nghĩ như thế nữa. Chẳng qua họ bị mắc các chứng bệnh về tâm sinh lý; do không thể làm chủ được mình nên đã hành động như vậy.”
“Em không tin là họ không làm chủ được hành vi của mình. Em thấy đó là do họ thiếu đạo đức, không biết thế nào là xấu hổ, hành vi của họ đủ để kết tội rồi đấy, cần phải trừng trị trước pháp luật.”
“Thế thì thật quá đáng. Em tưởng những người này không đau khổ hay sao? Em tưởng họ muốn như thế sao? Họ cũng biết làm vậy là không được, nhưng họ không thể làm chủ được mình. Hơn nữa, tại sao họ lại ra nông nỗi đó? Một trong những nguyên nhân là do sự trói buộc của đạo đức khiến họ mắc các chứng bệnh tâm lý, chẳng hạn chứng thị dâm ‐ thích nhìn trộm ngực, cơ quan sinh dục của người khác giới, chứng phơi bày cơ quan sinh dục ‐ em chưa bao giờ nghe thấy chứng phơi bày cơ quan sinh dục đúng không, tức là chuyên để lộ cái đó ra trước mặt bạn khác giới.
Tiếu Nhân cười, mặc dù không trả lời Dư Vĩ, nhưng cô lại nhớ đến thời còn học cấp hai, hằng ngày phải đi xe bus. Trong lớp có mấy cậu bạn nghịch ngợm, cứ đến giờ giải lao lại tụ tập một chỗ, nói chuyện bậy bạ. Thực ra, có lúc họ cố ý nói cho các bạn gái như Tiếu Nhân nghe. Bọn họ nói hay gặp mấy gã đàn ông trên xe bus lôi cái đó ra ngoài và quệt lên người phụ nữ. Thật ghê tởm! Đám con gái rất hiếu kỳ; họ vừa không dám nhìn, vừa muốn xem thực hư ra sao. Cuối cùng cũng không nhìn thấy. Thời học đại học, trong khu ký túc xá nữ có một tầng dành cho nam sinh. Cầu thang nằm ngay bên cạnh nhà vệ sinh, có rất nhiều sinh viên nam, tối mùa hè thường cởi trần đi đi lại lại, thấy con gái đến là lại giở trò đó. Có mấy cô sinh viên cũng thích nhìn. Phòng Tiếu Nhân có một cô bạn, cứ tối đến lại kể chuyện về con trai. Thực lòng mà nói, mặc dù Tiếu Nhân cảm thấy ghê tởm, nhưng được nghe, kể ra cũng thích.
Dư Vĩ cho rằng không nên có thái độ đối địch với những người đó; do bị mọi người xung quanh kì thị, khinh bỉ, do tính cách tự ti, và còn do cuộc sống bất hạnh trong gia đình nên họ mới như vậy. Đây không chỉ là lỗi của riêng họ.
Nói thì như vậy, nhưng Tiếu Nhân vẫn cảm thấy rất bất bình. Nếu chuyện này xảy ra với người khác thì đã đi một nhẽ, đằng này lại xảy ra với chính cô, nên cô vẫn cảm thấy ấm ức.
Để thuyết phục Tiếu Nhân, Dư Vĩ lại kể cho cô nghe các câu chuyện biến thái, ngông cuồng mà anh từng gặp; càng nghe Tiếu Nhân càng sợ. Cuối cùng, cô đã hiểu ra vấn đề, nhưng cô không dám tiếp tục ở trong ký túc xá nữa.
Buổi tối, bố mẹ Tiếu Nhân muốn gặp Dư Vĩ. Dư Vĩ mời họ đến Trung tâm Âu Á ăn cơm. Bố Tiếu Nhân là một nhà văn, thuộc mẫu nhà văn nghiêm túc. Thời còn trẻ ông từng viết rất nhiều thơ trữ tình đậm màu sắc chính trị, sau đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, chủ yếu viết về thời Cách mạng Văn hóa, về nông thôn lao động, tức là loại tiểu thuyết kết hợp cả đề tài nông thôn và đề tài thành thị. Ông luôn nghĩ mình có mặt trên thế gian này là để gánh vác một trách nhiệm nặng nề; mặc dù bản thân ông không có tác phẩm gì thực sự nổi tiếng, nhưng tinh thần của ông vẫn khiến Dư Vĩ cảm động. Ông là một người ôn hòa, nói nhiều, thích chuyện trò. Mục đích của câu chuyện cũng rất rõ ràng, đó là phát biểu ý kiến về mọi vấn đề của xã hội. Bố Tiếu Nhân rất phấn khởi, ông từng đọc khá nhiều bài viết của Dư Vĩ, kể cả luận văn Tiến sĩ Tâm lý học của anh. Dư Vĩ cũng là một người yêu văn học; thời đại học, anh theo khoa Văn, đã từng được đăng một số tác phẩm. Khi còn học tiến sĩ ở nước ngoài, anh cũng gửi rất nhiều bài cho các tạp chí trong nước và đều được đăng. Chỉ có điều những bài đó viết theo lối phát biểu cảm nghĩ, giá trị tư tưởng lớn hơn giá trị nghệ thuật.
Trong bữa ăn, bằng một giọng hài hước, Tiếu Nhân đã kể cho bố mẹ nghe chuyện xảy ra trong ký túc xá của mình. Mẹ Tiếu Nhân phát hoảng, chỉ sợ sẽ có chuyện xảy ra với con gái. Bà là một công chức nhà nước, chưa nghe thấy những chuyện như vậy bao giờ.
Tiếu Nhân kể xong, ông bố liền lớn tiếng chỉ trích đạo đức xã hội xuống cấp. Ông cho rằng không thể tha thứ hành vi đó, nhưng xét cho cùng là do xã hội gây ra. Ông nói:
“Thời còn lao động ở nông thôn, tôi đã từng nghe vài chuyện tương tự. Cũng do môi trường xã hội dạo ấy không tốt, những kẻ làm việc đó đều là người chẳng ra gì. Nhưng khi lên đại học, tôi không còn nghe thấy những chuyện như vậy nữa. Làm sao chuyện này có thể xảy ra trong học đường? Mọi người cùng vùi đầu vào sách vở, học hành bận rộn, quý trọng thời gian, đâu như sinh viên bây giờ, suốt ngày chỉ nghĩ đến chuyện yêu đương, lãng phí tuổi trẻ. Bà xem, thật không thể ngờ lại có chuyện như vậy!”
“Ông thì lúc nào chẳng nói thời đó tốt; môi trường xã hội bây giờ khác xưa rồi, đầu óc ông vẫn cổ hủ quá.” Mẹ Tiếu Nhân trách.
Nghe vậy, bố Tiếu Nhân càng bực mình hơn.
“Ông Chu, hàng xóm nhà mình – cái ông diễn viên kịch nói có thời đoạt giải Hoa Mai gì gì ấy, có một đứa cháu gái mới chín tuổi. Một hôm, ông bực tức kể đã gặp mấy đứa trẻ đứng ở cửa cầu thang đang bắt chước cảnh làm tình trên tivi, ông ấy không dám tin vào mắt mình. Ông ấy bảo rất lo cho đứa cháu gái, chỉ sợ xảy ra chuyện gì. Nhưng phòng tránh thế nào? Mình không thể theo sát nó ngày ngày, cũng không thể cấm nó tiếp xúc với xã hội. Thật đáng ngại quá!”
Dư Vĩ nói: “Ở nước ngoài thì khác; ngay từ nhỏ người ta đã tiến hành giáo dục giới tính cho trẻ. Không chỉ nhà trường dạy các kiến thức đó, mà cả phụ huynh cũng không né tránh; thế nên suy nghĩ của họ rất cởi mở, không thần bí hóa, cũng không kiêng kị nó như chúng ta ở đây. Cần phải hiểu một tâm lý phổ biến của con người là: càng cấm lại càng muốn lao đến.”
Dư Vĩ kể cho bố mẹ Tiếu Nhân nghe những chuyện mình được tận mắt chứng kiến ở nước ngoài, nhưng chắc bố Tiếu Nhân đã mất hứng từ lâu, ông ngắt khéo lời Dư Vĩ:
“Thanh niên bây giờ, động một tí là lại nói nước ngoài, cứ như nước ngoài cái gì cũng tốt, còn ta cái gì cũng xấu.”
Tiếu Nhân cũng lườm Dư Vĩ một cái. Dư Vĩ vừa ấm ức vừa ân hận, vội giải thích: “Dạ không phải thế, ý cháu muốn nói rằng, chuyện này ở nước ngoài là rất bình thường, nhưng ở trong nước thì mãi gần đây mới được mọi người chú ý. Thực tế ở nước mình, chuyện này không hiếm. Tuy nhiên từ trước tới nay, người ta mới chỉ nói về nó một cách bông đùa chứ chưa chú trọng nghiên cứu.”
“Nghiên cứu thì được, để cho thoải mái thì không được. Lấy ví dụ ở nước ngoài nhé, từ nhỏ đã coi những chuyện đó như chuyện thường nhật, thanh thiếu niên mới tí tuổi đầu đã có quan hệ tình dục. Cháu bảo như thế có hay không? Nước ngoài có rất nhiều người đang nghiên cứu về vấn đề này, kết quả nghiên cứu ra sao? Càng mở cửa thì càng nảy sinh nhiều vấn đề.” Rõ ràng bố Tiếu Nhân cũng đang cố gắng kìm chế mình.
“Nhưng mở cửa còn tốt hơn là không mở cửa.” Tiến sĩ Tây học không chịu nhường lời.
“Chưa chắc. Việc gì cũng phải có cái “độ”’ của nó. Đạo trung dung mà tổ tiên chúng ta nói chính là ám chỉ ý đó.”
“Chính vì phải chú trọng cái “độ” đó nên mới cần người nghiên cứu.”
Không khí có phần căng thẳng. Cả hai người phụ nữ đều cảm thấy khó xử. Lần đầu gặp nhau đã tranh cãi, bảo vệ ý kiến của mình, có thể thấy tư tưởng không phải là thứ hay. Nhưng hình như đàn ông lại không nghĩ như thế, cứ đòi phải thắng bằng được đối phương về mặt tư tưởng.
Mời các bạn đón đọc Nhật Ký Phi Thường của tác giả Từ Triệu Thọ.