Cuốn sách “Nhập Môn Lý Thuyết Trò Chơi” mang đến một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về lý thuyết trò chơi, một lĩnh vực quan trọng trong nhiều bối cảnh cuộc sống. Dưới đây là một số điểm chính và lợi ích của cuốn sách:
Tóm lại, “Nhập Môn Lý Thuyết Trò Chơi” là một nguồn tư liệu hữu ích cho những người quan tâm đến lý thuyết trò chơi và muốn hiểu rõ hơn về ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
—
Cuốn sách này giới thiệu tổng quan về lý thuyết trò chơi. Sách được viết cho những ai có ít hoặc không có tri thức tiên nghiệm về lý thuyết này và muốn học nhiều hơn mà không bị sa lầy vào hàng ngàn ví dụ hoặc “vùng cát lún” toán học. Lý thuyết trò chơi là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích các vấn đề chiến lược trong những môi trường đa dạng. Những ứng dụng của nó không bị giới hạn vào một môn học đơn lẻ nào như kinh tế học hoặc nghiên cứu kinh doanh và cuốn sách này phản ánh tiềm năng liên ngành của nó. Những ví dụ và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực được sử dụng bao gồm cả những vấn đề ra quyết định mà các công ty, người sử dụng lao động, các nghiệp đoàn, những cầu thủ bóng đá, người tham gia hội họp, chính trị gia, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các cộng đồng phải đương đầu. Do đó, sinh viên trong những ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác nhau mà ở đó lý thuyết trò chơi là một phần của chương trình học cũng tìm thấy ích lợi từ cuốn sách này. Nó sẽ đặc biệt hữu ích cho những sinh viên nào đôi khi cảm thấy nản lòng với những mô tả và ngôn ngữ toán học. Tôi luôn ghi nhớ những điều đó và cố giữ toán học ở mức tối thiểu để ngăn nó đừng trở nên quá lấn át.
Ngôn ngữ toán học có thể là một chướng ngại ngăn trở việc ứng dụng những lý thuyết có nguồn gốc toán như lý thuyết trò chơi vào nhiều lĩnh vực khác. Cuốn sách này cố gắng vô hiệu hóa những chướng ngại đó và trình bày chủ yếu dựa vào cách tiếp cận logic với sự trợ giúp của các bảng biểu và sơ đồ. Trong nhiều trường hợp, đây là tất cả những điều cần thiết nhằm truyền đạt những khía cạnh thiết yếu của kịch bản đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, mọi chuyện không hẳn luôn đúng như thế, đôi khi để đến gần thực tế hơn, ngôn ngữ toán học tỏ ra hữu ích trong việc mang lại sự chính xác cho những thứ có thể được giải thích rất dài dòng và thiếu mạch lạc.
Trong bốn chương đầu của cuốn sách này, bạn sẽ biết được nhiều ý tưởng quan trọng trong lý thuyết trò chơi: các khái niệm như trò chơi tổng-không (zero-sum game), thế lưỡng nan của người tù (prisoners’ dilemma), cân bằng Nash (Nash equilibrium), những đe dọa đáng tin, và còn nhiều nữa. Trong các chương kế đó, sự phân tích sẽ được phát triển từng bước để gắn kết chặt chẽ với những đặc trưng thú vị của thế giới mà chúng ta đang sống, như rủi ro, thông tin không đối xứng, những tín hiệu, các mối quan hệ lâu dài, việc học tập, và đàm phán. Tất nhiên, sự sáng suốt mà lý thuyết mang lại có khả năng càng hữu ích hơn khi mức độ thực tế được kết hợp vào phân tích càng lớn. Sự đánh đổi ở đây là việc phân tích càng phản ánh thế giới thực sát bao nhiêu thì nó càng rắc rối bấy nhiêu. Để giúp bạn tìm lối ra giữa những điều rắc rối này, một vài ví dụ nhỏ sẽ được nêu ra và phân tích chi tiết. Một cách tiếp cận khác là có thể dựa vào chất liệu trong những chương trước đó bằng cách áp dụng nó vào một vài hoàn cảnh cụ thể nhưng được xác định một cách tương đối hẹp hơn. Sự đối chọn này có thể bỏ qua nhiều công dụng tiềm tàng của lý thuyết trò chơi và, tôi nghĩ, gây thiệt thòi cho cả bạn lẫn lý thuyết trò chơi.
Khi đọc qua các chương trong sách này, bạn sẽ thấy có nhiều cơ hội để thực hành lý thuyết trò chơi bằng cách giải những câu đố, hoặc chính thức hơn theo ngôn ngữ trường lớp, các bài tập và vấn đề. Các bài tập được lồng ghép vào nội dung của các chương và các vấn đề, câu hỏi thảo luận được thêm vào cuối chương. Học thông qua vấn đề là cách thực sự tốt để kiểm tra hiểu biết của bạn và bạn có thể thấy rằng học lý thuyết trò chơi cũng khá giống như học bơi hoặc học đi xe đạp, tức là bạn chỉ có thể thực sự hiểu bằng cách thực hành.
Cấu trúc của cuốn sách này là như sau. Chương 1 sẽ phác họa một vài ý tưởng và khái niệm cơ bản làm cơ sở cho lý thuyết trò chơi và giới thiệu một vài ví dụ về các kiểu kịch bản mà lý thuyết trò chơi có thể được ứng dụng một cách hữu ích. Các mục tiêu của việc sử dụng lý thuyết trò chơi vào những tình huống này cũng sẽ được thảo luận. Chương 2 sẽ phân tích các trò chơi đồng thời hoặc có bước đi ẩn và định nghĩa các khái niệm chiến lược khống chế hoặc chiến lược áp đảo (dominant strategy) và cân bằng Nash. Một vài hạn chế của những khái niệm lời giải này cũng sẽ được thảo luận.
Chủ đề của chương 3 là thế lưỡng nan của người tù, một trò chơi có bước đi ẩn nổi tiếng. Bạn sẽ thấy thế lưỡng nan của người tù được tạo ra và ăn sâu vào nhiều bối cảnh khác nhau như thế nào. Bạn sẽ thấy thế lưỡng nan của người tù làm xuất hiện một số câu hỏi quan trọng liên quan đến lý thuyết ra quyết định nói chung và quan niệm về tính duy lý (rationality) nói riêng. Chúng ta sẽ khảo sát những ví dụ về thế lưỡng nan của người tù trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như xã hội, kinh doanh và chính trị. Một vài vấn đề chính sách có liên quan đến sản phẩm công và tiếp cận mở, và hiệu ứng người ăn không (free rider effect) sẽ được phân tích sâu thông qua các ví dụ.
Trò chơi động sẽ được phân tích trong Chương 4 và bạn sẽ học cách mô hình hóa việc ra quyết định tuần tự bằng cách dùng lý thuyết trò chơi và các dạng mở rộng. Những ví dụ được dùng để chứng minh tại sao ý tưởng về một cân bằng Nash tự bản thân nó có thể không đủ để giải quyết trò chơi động. Truy toán lùi (backward induction) được sử dụng để cho thấy rằng chỉ một sự tinh vi hóa khái niệm cân bằng Nash, được gọi là cân bằng Nash hoàn hảo trong trò chơi con (subgame perfect Nash equilibrium), là loại bỏ được những đe dọa không đáng tin. Những trò chơi gồm những đe dọa khởi kiện kẻ vi phạm và đấu tranh chống gia nhập được sử dụng để nghiên cứu ý tưởng về sự cam kết. Trò chơi chân rết (centipede game) cũng sẽ được phân tích và một số câu hỏi về phạm vi của phương pháp truy toán lùi cũng được nêu ra.
Tất cả các trò chơi từ Chương 1 đến Chương 4 bao hàm một yếu tố rủi ro đối với những người tham gia vì họ thường không biết những gì mà người chơi khác dự định làm. Loại vấn đề thông tin này là cốt yếu cho sự phân tích trò chơi. Từ Chương 5 đến 7, sự phân tích được mở rộng để tính đến những rủi ro và những điều không chắc chắn vốn đầy rẫy trong thế giới mà chúng ta đang sống. Trong Chương 5, bạn sẽ thấy những bước đi ẩn và ngẫu nhiên được gắn kết chặt chẽ với lý thuyết trò chơi và lý thuyết ra quyết định một cách khái quát hơn. Giá trị kỳ vọng và lợi ích kỳ vọng cũng sẽ được so sánh. Thái độ đối với rủi ro được thảo luận và chúng tôi sẽ sử dụng các ví dụ để giải thích ý nghĩa của độ e ngại rủi ro và độ bàng quan với rủi ro. Bằng chứng thực nghiệm liên quan đến lý thuyết lợi ích kỳ vọng được xem xét một cách tường tận và những hàm ý của bằng chứng đó đối với năng lực tiên đoán và những khẳng định chuẩn tắc của lý thuyết này cũng được trình bày.
Trong Chương 6, khái niệm cân bằng Nash được mở rộng để gắn kết chặt chẽ với các chiến lược ngẫu nhiên hay hỗn hợp. Sự ngẫu nhiên hóa không hẳn luôn hấp dẫn những người chơi riêng lẻ nhưng có thể có ý nghĩa xét theo một nhóm hay một tổng thể người chơi. Khả năng này sẽ được khảo sát trong bối cảnh của lý thuyết trò chơi tiến hóa. Một vài ví dụ quen thuộc như trò chơi kẻ nhát gan (chicken game), phối hợp với sự đảm bảo trong trò chơi săn nai và thế lưỡng nan của người tù sẽ được sử dụng để nghiên cứu một vài nhận định then chốt của lý thuyết trò chơi tiến hóa. Khái niệm cân bằng tiến hóa ổn định được giải thích và sử dụng để khám phá những ý tưởng về chọn lọc tự nhiên và sự tiến hóa của các quy ước xã hội.
Trong Chương 7, sự phân tích của những chương trước sẽ được mở rộng bằng cách tính đến thông tin không đối xứng trong trò chơi một-lần. Những ví dụ, một số từ các chương trước đó (như trò chơi cản trở gia nhập và trận chiến giới tính) và một số là mới như trò chơi bánh trứng và bia, được phát triển để giải thích thông tin không đầy đủ về đặc tính của người chơi sẽ thay đổi kết cục của trò chơi như thế nào. Quy tắc Bayes và ý tưởng về cân bằng Bayes sẽ được giới thiệu. Vai trò của việc phát tín hiệu (signalling) trong trò chơi động với thông tin không đối xứng sẽ được khảo sát.
Trong Chương 8, nhiều khía cạnh thực tế hơn sẽ được đưa vào bằng cách tính đến khả năng người ta chơi một số trò chơi nhiều hơn một lần. Truy toán lùi sẽ được sử dụng để giải thế lưỡng nan của người tù lặp lại một số lần hữu hạn và trò chơi cản trở gia nhập. Một nghịch lý của truy toán lùi được giải quyết bằng cách tính đến sự không chắc chắn về thời điểm của lần lặp lại cuối cùng của trò chơi, những thu hoạch của người chơi hoặc trạng thái tâm trí của họ. Thế lưỡng nan của người tù và trò chơi cản trở gia nhập được phát triển để tính đến những kiểu không chắc chắn này.
Trong Chương 9, phương pháp luận dùng để phân tích trò chơi động trong Chương 4 sẽ được áp dụng cho các vấn đề thương lượng chiến lược. Ngoài ra bạn sẽ thấy một số lý thuyết trò chơi hợp tác. Lời giải thương lượng Nash và mô hình những đề nghị luân phiên đều được phác họa và những lời giải thương lượng được suy ra cho nhiều ví dụ. Bằng chứng thực nghiệm liên quan cũng sẽ được xem xét.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách Nhập Môn Lý Thuyết Trò Chơi của tác giả Fiona Carmichael do người dịch Phạm Văn Minh