Người Hoa Tiêu Trên Sông Danube

Người Hoa Tiêu Trên Sông Danube

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Jules Verne sinh ngày 8 tháng hai năm 1828 tại Nantes, mất ngày 24 tháng Ba năm 1905 tại Amiens (Pháp. Ông là nhà văn Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong lịch sử thể loại Khoa học viễn tưởng. Năm 1863, cuốn tiểu thuyết đầu tay Năm tuần trên khinh khí cầu của Jules Verne được xuất bản tại nhà xuất bản Pierre- Jules hetzel, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong ngành xuất bản Pháp thời bấy giờ và đã gặt hái thành công vang dội vượt ra ngoài biên giới nước Pháp. Sau thắng lợi đầu tiên đó, Jules Verne đã ký với hetzel hợp đồng 20 năm sáng tác các tiểu thuyết cho tờ Tạp chí giáo dục và giải trí chuyên dành cho giới trẻ. Trong vòng 40 năm, Jules Verne đã sáng tác loạt tiểu thuyết Những chuyến du hành kỳ thú (Voyages extraordinairesbao gồm 62 tiểu thuyết và 18 truyện ngắn. Các tiểu thuyết của Jules Verne được đánh giá rất cao; chúng tiên đoán về cuộc sống hiện đại và các thành tựu khoa học kỹ thuật. Jules Verne đã viết về những chuyến du hành bằng máy bay hay tàu ngầm trong không gian, dưới lòng đất hay dưới nước… trước khi những phương tiện này được phát minh. Theo Index Translationum, ông là tác giả thứ hai được dịch nhiều nhất trên thế giới với tổng số 4.702 bản dịch các thứ tiếng, chỉ sau Agatha Christie. Năm 2011, ông là tác giả Pháp được dịch nhiều nhất trên thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của tác giả, năm 2005 được gọi là “Năm Jules Verne”. *** Vào ngày đó, thứ bảy 5 tháng tám 1876, cả một đám đông người ồn ào tụ tập tại quán rượu “Cuộc gặp mặt của các ngư dân”. Những tiếng hát, tiếng ly tách, tiếng hoan nghênh, tiếng la hét trộn lẫn thành sự ồn ào kiinh khủng, chốc chốc lại bật lên những tiếng thét to: “Hô!” bộc lộ niềm vui tràn ứ. Những ô cửa sổ nhỏ của quán rượu trông thẳng ra sông Danube, ven sông là một thành phố nhỏ tuyệt diệu của Ditmaringen, thủ phủ cua triều đại Phổ, tọa lạc bên nguồn sông vĩ đại vùng Trung Âu. Sau khi đeo xong tấm biển, được kẻ bằng những kiểu chữ Gô-tích thật đẹp, treo trên cửa ra vào, các hội viên của “Hội vùng sông Danube” đi vào quán rượu. Đây là một hội quốc tế bao gồm những ngư dân thuộc nhiều quốc gia khác nhau nằm ở ven sông Danube. Nếu không có sự đánh chén thì cuộc nhóm họp nào cũng mất đi phần náo nhiệt vui tươi – thức uống phải ngon nhất hạng. Thế nên ở đây người ta uống bia Huyn-khen hảo hạng và rượu ngon Hungary – ly cốc nào cũng luôn đầy tràn. Họ phì phà thuốc lá và những ống điếu dài lúc nào cũng nhả khói thơm lựng ngập tràn cả gian phòng lớn mời tố. Nếu những người nói chuyện không nhìn thấy mặt nhau, ắt họ cũng nghe được tiếng nhau, nhất là đối với những người không bị nặng tai. Là những con người điềm tĩnh và lặng lẽ khi bắt tay vào việc, những ngư dân này sẽ hóa thành những người ồn ào nhất trên đời, khi họ đã xếp mọi dụng cụ đồ lề của mình sang một bên. Họ không chịu thua bọn thợ săn trong các câu chuyện về những chiến công vĩ đại, mà đây là điểm mạnh của cánh săn bắn. Đến lúc tàn tiệc sáng khá là ngon lành, mà tụ hội quanh những cái bàn là hàng trăm khách được mời đến – những dũng sĩ của cái cần câu, những người ủng hộ nhiệt tình con nước, những lẻ si mê cái móc câu. Khỏi phải nói, những chiến công giờ sáng này đã hong khô cổ họng của họ, cứ theo số lượng chai đặt ra trong phiên tráng miệng. Sau đó đến lượt hàng lố chai rượu mùi được quyết định dùng đồ uống thay cho cà phê. Đồng hồ gõ ba tiếng – khi khách khứa rời bàn. Thật tình mà nói, trong số họ đã có vài người loạng choạng và họ không thể cất bước nổi nếu không có tay dìu của bạn bè. Nhưng số đông vẫn còn cứng cựa, như những vị khách quen mắt dũng mãnh và bướng bỉnh của các phiên họp thần thánh kéo dài mà hàng năm đều tái diễn vài lần nhân các cuộc thi của “Hội vùng sông Danube”. Danh tiếng của những cuộc thi (đã chuyển thành những cuộc chè chénnày vang dội trên suốt chiều dài con sông trứ danh, không kém gì những âm điệu luân vũ của Strauss. Tụ hội lại đây là các đấu thủ từ công địa Bađanh, từ Vuốctemhéc, Bavaria, Áo, Hungary, từ Rumani, Xecbi và thậm chí từ những tỉnh thuộc Thổ – Bungary và Bexarabia. Hội đoàn này tồn tại đã năm năm. Dưới sự cai quản của vị chủ tích Micletxcô, người Hungary, hội đoàn rất phát đạt. Tài lực của Hội tăng tiến đã cho phép đưa ra những giải thưởng lớn tại các hội thi, và lá cờ của hội nổi bật lên nhờ vô số những huy chương giành được trong sự đấu tranh bền bỉ với các hội đoàn những người câu cá khác. Ban chấp hành các giám đốc của hội, những người rất am hiểu các đạo luật về sự câu cá trên các vùng sông, đã ủng hộ những người đồng chí khi thì chống lại nhà nước, lúc lại chống phía tư nhân và bảo vệ các quyền hạn, đặc lợi của họ bằng một sự kiên trì đáng kể, dám nói rằng, bằng một sự bướng bỉnh hết sức chuyên nghiệp, vốn là đặc tính của giống hai chân trội hẳn trong giống người đặc biệt say mê sự đánh bắt cá bằng cần câu. Cuộc thi vừa được diễn ra, đây là lần thứ hai trong năm 1876. Vào lúc 5 giờ sáng, những đối thủ đã rời khỏi thị trấn và tụ tập trên bờ trái sông Danube gần Ditmarigen. Họ thảy đều ăn bận theo đồng phục của hội đoàn: áo choàng ngắn không làm gò bó các cử động, quần dài được nhét ống vào đôi ủng đế cao, mũ với phần lưỡi trai lớn. Đương nhiên, họ có trong tay cả bộ các loại dụng cụ khác nhau mà đã được liệt kê trong “Sách chỉ nam của người câu cá”. Những cần câu, những vợt phụ, chỉ câu được bó lại trong các túi da nai, những cái phao đủ mọi độ sâu, những hạt chì đủ mọi kích thước cho hòn chì, những con ruồi nhân táo, những sợi dây nhỏ, dây gân Florentina. Sự câu cá được tự do, bất cứ con cáo nào câu được cũng được tính điểm, và mỗi người câu cá đều có thể cho nó ăn thêm gì cũng được. Khi đồng hồ điểm sáu giờ, chín mươi bảy đấu thủ đều vào chỗ với cần câu trên tay, chuẩn bị ném móc câu. Khi kèn trỗi nhạc hiệu, thí chín mươi bảy sợ chỉ câu đồng loạt vút lên trên mặt sông. Vài giải thưởng đã được công bố tại hội thi, hai giải đầu, mội người được 100 phloring, được quy định phát cho người câu cá câu được số cá nhiều nhất, và cho người câu được con cá lớn nhất. Hoàn toàn không có diễn biến gì xảy ra cho đến hồi kèn hiệu thứ hai. Hội thi kết thúc vào lúc 11g. Số cá câu được của mỗi người đều được giao lại cho ban giám khảo gồm chủ tịch Micletxco và bốn hội viên của “Hội vùng sông Danube”. Dù rằng những người đánh cá bằng cần câu là những người nóng nảy nhất trên đời, song hoàn toàn không có một ai nghi ngờ đến sự hết sức công bằng của những nhân vật cao cấp và có uy thế này, nên không có một sự phản kháng nào xảy ra. Chỉ phải trang bị bằng lòng kiên nhẫn để nhận biết kết quả của cuộc thẩm xét tận tâm: sự phân chia các giải thưởng khác nhau căn cứ theo số cân hay số lượng cần phải đươc giữ trong bí mật cho đến tận lúc phát giải mà trước đó là bữa tiệc hữu nghị giữa những người dự thi. Giờ ấy đã đến. Những người câu cá – đó là không nói đến những người Ditmaringen tò mò – ngồi yên lặng chờ đợi trước bục diễn đàn gồm vị chủ tịch và các hội viên khác của hội đoàn. Quả thật, nếu có đủ ghế tựa, ghế dài và ghế đẩu, thì sẽ có khá đủ những chiếc bàn, mà trên cac bàn đã bày ra những vại bia, những chai rượu đủ các loại, những ly, cốc đủ cỡ lớn và nhỏ. Khi mọi người đã yên vị, và các ống tẩu đã bắt đầu nhả khói, vị chủ tịch đứng lên. – Nghe nào! Nghe nào! Những tiếng hoan hô vang động. Ngài Micletxco uống cạn cốc bia, bọt bia vẫn còn lòng thòng trên ria mép ông ta. – Thưa các bạn đồng nghiệp – ông nói bằng tiếng Đức, thứ ngôn ngữ mà các hội viên đều biết; không phân biệt các dân tộc – các bạn đừng mong mỏi ở tôi lời lập luận cấu trúc theo cách cổ điển với lời vào đề, phần nội dung chính, rồi đến đoạn kết bài. Không, chúng ta có mặt ở đây không phải để thưởng thức những ngôn từ nghi thức trang trọng mà tôi sẽ chỉ nói đến các công việc nhỏ bé của chúng ta theo tình bằng hữu, thậm chí sẽ nói, theo tình anh em, nếu như cách diễn đạt như thế lại thích hợp hơn đối với một hội đoàn quốc tế. Đáp lại hai câu nói quá dài này – như thường lệ mỗi khi bắt đầu diễn từ, thậm chí khi người phát ngôn không muốn làm người lắm lời – là tràng vỗ tay đồng lòng vang lên kèm theo với hàng loạt những tiếng la “Hay lắm!”, “Hô!” bị đứt quãng bởi những tiếng nấc cục. Tiếp đó ngài chủ tịch nâng cốc và toàn bộ những cái cốc cùng cạn sạch. Tiếp tục bài diễn văn, ngài Micletxco đã sắp xếp những người đánh cá bằng cần câu lên hàng đầu của nhân loại. Ông ta nhấn mạnh tất cả những phẩm chất, tất cả những đức tính mà những người câu cá đã được thiên nhiên hào phóng ban cho, ông ta chỉ rõ ràng phải cần đến biết bao nhiêu là sự nhẫn nại chịu đựng, sự nhanh trí, tính lạnh lùng, trình độ trí thức cao, để đạt được thành tích trong nghệ thuật bắt cá, bởi lẽ đây là cái lớn hơn nghề nghiệp, đây chính là nghệ thuật, và nó còn cao hơn nhiều so với các chiến công mà những thợ săn đã huênh hoang một cách vô ích. – Có thể so sánh nghề đi săn với sự đánh bắt cá được hay sao? – ông ta lớn tiếng. – Không! Không! – những cử tọa đồng loạt ứng tiếng. – Công trạng như thế nào khi phải giết một chú gà gô hay một cô thỏ, khi các ngài nhìn thấy chúng trong tầm bắn và khi con chó – mà chẳng lẽ chúng ta có con chó? – đi tìm thú săn cho các ngài? Các ngài nhận định con thú săn ấy từ xa, các ngài không bắn ngay nó vội, và các ngài sẽ vãi ra một số lượng đạn chì không đếm xuể, phần lớn những viên đạn chì ấy bay đi một cách vô ích… Trái lại, để đánh bắt con cá thì các ngài sẽ không thể theo dõi bằng cái nhìn… con cá ẩn náu dưới mặt nước… Phải nhờ đến rất nhiều kỹ xảo, mưu mẹo, trí tuệ và sự lém lỉnh để buộc con cá phải cắn câu, để giật nó, để lôi nó lên khỏi mặt nước, lúc thì nó treo lơ lửng bất động trên đầu sợi cước, lúc thì rung rung giãu giụa tựa như đang hoan nghênh các ngài vì chiến thắng. Lời này, lời đáp lại là những tiếng hô muốn vỡ phòng: “Hoan hô!”. Nhất định la ngài chủ tịch biết làm rung nảy lên tình cảm của các hội viên. Hiểu rằng không thể đi quá xa trong những lời tán dương các bạn đồng nghiệp của mình, ông ta đã đánh bạo mà không sợ bị buộc tội cường điệu – đặt ra cho họ phần công việc tao nhã cao hơn mọi người khác, tâng bốc lên tận trời xanh các nghề đánh cá khoa học của những người nhiệt thành và thậm chí ông ta còn quay lại để tưởng nhớ vị nữ thần tuyệt vời được đưa lên hàng đầu bởi những người hâm một trẻ tuổi của cổ La Mã tại các kỳ hội lớn của những người đánh cá. Những điều ám chỉ này có hiểu ra được hay không? Có lẽ thế, bởi vì họ đã gây nên làn sóng phấn khởi thật tình. Sau đó, vừa lấy lại hơi thở và sau khi uống cạn thêm một cốc vại bia sủi bọt nữa. Ông ta tiếp tục; – Tôi chỉ còn một điều là chúc mừng các bạn nhân sự phát đạt của hội đoàn mà hang năm đều được bổ sung thêm nhiều hội viên mới và tiếng tăm của hội đã được lặp nên một cách vững chãi trên toàn Trung Âu. Tôi sẽ không nói với các bạn về thành tích của chúng ta. Các bạn đã biết rõ chúng, cac bạn đã tham gia làm nên chúng, và đó là vinh dự lớn để nhập cuộc thi. Báo cí Đức, Tiệp, Rumani đều không tiếc lời ca ngợi, đánh giá hết sức cao, và tôi xin nói thêm là, hết sức xứng đáng! Tôi xin nâng cốc chúc mừng, và xin các bạn hãy ủng hộ với tôi, các nhà báo đã hết sức tận tụy với công việc quốc tế của “Hội vùng sông Danube”! Tất nhiên, mọi người đồng thanh đáp lại lời của ngài chủ tích. Những chai rượu được dốc cạn vào các cốc, còn những cái cốc thì được lật úp vào những cái cổ họng cũng hết sức nhẹ nhàng như thế, như nước sông vĩ đại và ngọn nguồn của nó tuôn ra biển cả. Có thể chấm dứt được vào chỗ này, nếu như bài diễn văn của ngài chủ tịch đã được kết thúc bằng lời chúc rượu sau cùng. Nhưng những lời chúc rượu khác được tuôn ra có lẽ là rất ư hợp thời.