Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga PDF EPUB

Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga PDF EPUB

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu thuyết
Nguồn: https://ebookvie.com
EPUBMOBIPDFAZW3ĐỌC ONLINE

Cuốn sách “Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga” dựa trên cuốn hồi ký của nghệ sĩ hài Yoshichi Shimada. Cuốn sách kể về tuổi thơ của tác giả bên người bà ngoại tại vùng đất Saga cằn cỗi, nghèo khó.

Câu chuyện xoay quanh Akihiro, cậu con trai út trong gia đình có hai anh em. Bố mất sớm, mẹ cậu làm việc ở một quán rượu tại Hiroshima, vất vả trang trải để nuôi lớn hai anh em. Thế nhưng Akihiro thường hay quấy khóc và nhõng nhẽo, khiến mẹ và anh trai bao phen khốn đốn. Sợ rằng cứ để như vậy sẽ không tốt cho việc dạy dỗ cậu, mẹ của Akihiro đành gửi con trai về quê sống với bà ngoại.

Tại vùng đất Saga, Akihiro được sống trong sự yêu thương và chăm sóc của bà ngoại. Bà là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và vô cùng tài giỏi. Bà dạy cho Akihiro cách sống tự lập, biết quý trọng những gì mình đang có và luôn lạc quan, vui vẻ trong mọi hoàn cảnh.

Cuốn sách “Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga” không chỉ là câu chuyện về tuổi thơ của tác giả mà còn là những bài học cuộc sống quý giá. Cuốn sách dạy cho chúng ta biết rằng:

  • Gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời.
  • Luôn lạc quan, vui vẻ trong mọi hoàn cảnh.
  • Biết quý trọng những gì mình đang có.
  • Sống tự lập và không ngừng học hỏi.

“Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga” là một cuốn sách ý nghĩa và cảm động, phù hợp với mọi lứa tuổi. Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn những giây phút thư giãn và những bài học cuộc sống quý giá. Mời các bạn đọc cuốn sách Người Bà Tài Giỏi Vùng Saga của tác giả

MỞ ĐẦU

Một bữa tối nọ ở nhà tôi.

“Bà ơi, hai ba ngày nay nhà mình toàn ăn cơm trắng, chẳng có thức ăn gì nhỉ?”

Nghe tôi nói, bà cười ha hả đáp: “Mai đến Cơm cũng chẳng có mà ăn đâu.”

Hai bà cháu tôi lại nhìn nhau, cùng phá lên cười.

Đó là chuyện xảy ra cách đây 40 năm.

Giờ nhìn lại mới thấy, từ đó đến nay, xã hội đã thay đổi chóng mặt.

Hết kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân, kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế tốc độ cao đến biểu tình sinh viên, cú sốc dầu lửa, bong bóng bất động sản, bạo lực học đường, đồng yên tăng – đô la Mỹ giảm, rồi bong bóng vỡ, giá cả tụt dốc không phanh, kỷ băng hà tuyển dụng1…

Mọi người đều nói rằng “Nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng, nhưng tôi không nghĩ thế.

Mọi thứ chỉ trở về giống như xưa. Thứ duy nhất đã thay đổi chính là con người.

Vì không có tiền.

Vì không được ăn uống trong khách sạn.

Vì không thể vi vu du lịch nước ngoài.

Vì không mua được những món đồ hiệu…

Cảm thấy bất hạnh vì những lý do như thế thì thật có vấn đề.

Đương nhiên, tôi rất lấy làm tiếc cho những người vừa mất việc làm, nhưng kể cả như thế, cách chúng ta nhìn nhận sự việc thế nào mới là điều quan trọng.

Này nhé. Nếu bình thường, bạn tỉnh dậy lúc tám giờ, chen chúc trên những toa tàu đông chật người, len chặt như nêm để đến công ty, vùi đầu vào công việc, làm thêm giờ, miễn cưỡng góp mặt bên bàn nhậu rồi bắt chuyến tàu cuối về nhà… thì bạn hoàn toàn có thể coi đây là cơ hội mới giúp mình thoát khỏi cuộc sống đó, đúng không nào?

Chưa hết, vợ chồng, gia đình bạn sẽ cùng ngồi xuống bàn bạc với nhau nên làm gì tiếp theo, thế là chẳng phải cả nhà lại có cơ hội trò chuyện cùng nhau sao.

“Vì nghèo nên tôi mới khổ thế này.”

Tôi nghĩ mọi người bây giờ bị trói chặt trong suy nghĩ đó một cách thái quá.

Chừng nào người lớn còn nghĩ như thế thì chừng đó, trẻ em chưa thể lớn lên “khoẻ mạnh”.

Chúng sẽ không kính trọng bố mẹ vì không được dẫn đi Disney Land2 , không được mua cho những bộ quần áo đúng mốt.

Chúng sẽ nghĩ thành tích bết bát cỡ này thì mơ gì vào trường tốt, tương lai sẽ toàn một màu xám xịt. Chúng sẽ lớn lên như thế – mệt mỏi, chán chường, hoàn toàn mất hy vọng vào tương lai.

Hậu quả là tỷ lệ tội phạm vị thành niên ngày một tăng.

Thật ra, kể cả khi không xu dính túi, chúng ta vẫn có thể chọn sống một cuộc đời vui vẻ.

Tại sao tôi dám nói vậy ư? Vì bà ngoại tôi là một người như thế.

Hồi nhỏ, tôi được gửi về ở với bà.

Bà sinh năm Minh Trị (Meiji) thứ 33 (tức năm 1900).

Có thể nói, bà thuộc lớp người cũ – lớp người đồng hành cùng thế kỉ 20.

Sau khi chồng hy sinh trong chiến tranh vào năm Chiêu Hòa (Showa) thứ 17 (tức năm 1942), suốt thời hậu chiến đầy gian khổ, bà đã một tay nuôi dạy bảy người con – năm gái hai trai bằng cách làm lao công ở trường Đại học Shiga và trường tiểu học và trung học cơ sở trực thuộc.

Tôi được gửi về với bà năm Chiêu Hòa (Showa) thứ 33 (tức năm 1958). Khi ấy, bà đã năm mươi tám tuổi nhưng vẫn cần mẫn tiếp tục công việc đó.

Dù không hề dư dả, bà lúc nào cũng vui vẻ, lạc quan.

Như đã nói lúc đầu, sống cùng bà, tôi học được đâu mới là hạnh phúc thực sự của con người.

Chín năm trước, bà ra đi ở tuổi chín mươi mốt. Từ đó trở đi, tôi càng thấm thía hơn về những bài học bà để lại cho mình.

Con người ngày nay nhầm lẫn hết cả rồi!

Tôi có cảm giác chúng ta đang tự tay phá bỏ những hạnh phúc cho tới bốn mươi năm trước còn hiện hữu để ngày càng ngày càng lún sâu vào con đường bất hạnh!

Mọi người, đừng lạc đường thêm nữa!

Hãy nghe câu chuyện về người bà tài giỏi vùng Saga của tôi!

Hạnh phúc không phải là thứ được định đoạt bằng tiền.

Hạnh phúc phải được định đoạt bằng tâm thế của mỗi chúng ta.

CHƯƠNG 1: CÚ ĐẨY
Ngày 6 tháng 8 năm Chiêu Hòa (Showa) thứ 20 (tức năm 1945). Hiroshima hứng chịu quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới.

Có thể, quả bom đó cũng là khởi nguồn cho toàn bộ câu chuyện này.

Bởi vì nếu nó không được ném xuống Hiroshima, ba tôi đã không chết trẻ.

Sau khi lấy nhau, ba mẹ tôi sống ở Hiroshima. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, cả hai đã sơ tán về nhà bà ngoại tôi ở Saga. Vì vậy, thật may mắn khi cả nhà không ai bị trúng bom.

Thế nhưng, tin tức về việc Hiroshima bị ném quả bom nguyên tử thế hệ mới đã lan tới Saga. Vì lo lắng nhà cửa, một tuần sau đó, ông quyết định một mình trở về Hiroshima để xem xét tình hình.

“Đâu hết cả rồi?” Chứng kiến thành phố bị san bằng, ba thẫn thờ thốt lên như vậy.

Hẳn là Hiroshima trước mắt ông chẳng còn gì nên ông mới đến mức như thế. Mọi thứ đã bị huỷ hoại, mọi người đã chết hết cả. Chuyến trở về đó cũng là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ba tôi. Bởi Hiroshima khi ấy còn dày đặc phóng xạ, và ba đã trở thành nạn nhân của nó.

Ông chỉ đi xem xét tình hình một chút thôi mà… Cũng vì vậy, khi tôi chào đời, ông đã luôn phải nằm trên giường bệnh.

Ngày đó, ba mẹ tôi đều mới ngoài hai mươi.

Quá đau lòng.

NHƯNG!

Sau này, khi lớn lên, tôi cứ ngờ ngợ một chuyện. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hồi mẹ đẻ con ba đã nằm viện chưa?”

“Rồi”

“Thế hồi con còn trong bụng mẹ, ba vẫn còn khoẻ chứ?”

“Không. Hồi đó ba đã nằm viện rồi.”

“Ba có được về nhà lần nào không?”

“Không. Ba nằm viện suốt”

“Thế ạ. Mà ba nằm phòng riêng hả mẹ?”

“Ôi trời. Thời đó bệnh viện nào cũng kín chỗ, lấy đâu ra phòng riêng

Lạ thật. Nếu tôi gặng hỏi thêm, gương mặt mẹ sẽ đỏ bừng. Bà sẽ lúng búng gì đó rồi biến đi ngay. Vậy là rõ rồi. Tôi là đứa trẻ mồ côi không biết mặt cha.

Vì vậy, trong ký ức của tôi không có hình bóng của ông. Nhưng thực sự, tôi vẫn nhớ rằng khi còn nhỏ xíu, mình đã từng vẫy tay chào khi ai đó rời đi. Nếu ba nằm viện suốt và chưa từng về nhà, thì “ai đó” chắc chắn không phải là ông.

Hay là chồng dì nhỉ? Có một dạo tôi thường xuyên được mẹ gửi sang bên đó.

Dù sao thì, từ lúc chuẩn bị lên lớp một, ký ức của tôi mới thực sự rõ ràng. Ngày ấy, mẹ là tất cả thế giới của tôi.

Sau khi ba mất, mẹ mở một quán rượu ở Hiroshima, một mình nuôi dạy tôi và anh hai.

Quán rượu ban đầu được mở ở căn nhà cũ, nơi ba mẹ từng sống. Nhưng vì nằm ngay cạnh “nhà mái vòm bom nguyên tử3” nên sau trận bom, nó trông không khác gì một khu ổ chuột. Người ta mặc sức mở hàng bán rong, quán xá cũng đua nhau mọc lên.

Nhà đã thành quán rượu nên chúng tôi chuyển đến sống ở một căn hộ rộng sau chiếu4 gần đó. Ngày nào tôi và anh hai cũng phải trong nhà. Nhưng vì còn quá nhỏ, nên tôi bám mẹ lắm. Đêm nào chờ mẹ về cũng dài vô tận. Buồn quá, tôi khóc ngắn ngặt, làm anh hai khổ sở vô cùng.

Tôi còn nhớ, hễ nghe tiếng tôi khóc, thế nào bà chủ nhà cũng đến, cho tôi ngồi vào lòng, xoa đầu tôi và nói: “Ngoan, nín đi nào?

Có thể bạn thích sách  Tất cả cho Em PDF EPUB

Thời đó, chủ nhà nào cũng nắm rõ gia cảnh từng người thuê nhà của mình. Họ không chỉ biết nhà đó có những ai mà còn tường tận cả việc mỗi tháng thu nhập bao nhiêu, có nợ nần gì không nữa.

Hẳn là vì biết rõ hoàn cảnh nhà tôi nên bà mới đến dỗ tôi như thế.

Có điều, nếu tôi chỉ ngằn ngặt khóc nhè, quá lắm cũng chỉ làm phiền hàng xóm là cùng. Vấn đề là khi lên lớp một, vào buổi tối, tôi bắt đầu lẻn ra ngoài mò tới quán tìm mẹ.

Như đã nói, cả khu đó đều là khu ổ chuột. Vậy mà thằng nhóc bé tí là tôi cứ lang thang, tha thẩn khiến mẹ rất lo. Có lẽ đó cũng là lúc mọi người giữ bí mật với tôi mà tiến hành kế hoạch.

Đương nhiên, tôi không hề hay biết.

*

Một ngày nọ, khi tôi học lớp hai. Dì Kisako – em gái mẹ từ Saga lên chơi.

Dì rất giống mẹ, hay đưa anh em tôi đi chơi để mẹ đi làm, còn cho tôi nằm gối lên đùi dì và ngoáy tai cho tôi nữa. Chẳng mấy chốc, tôi đã quấn lấy dì không chịu rời.

Có dì, những tối trông nhà không còn buồn nữa.

Có dì, bữa tối cũng thịnh soạn hơn hẳn.

Tôi thậm chí đã nghĩ, giá mà dì ở đây luôn thì hay biết mấy. Nên ít lâu sau, khi dì nói: “Akihiro, mai dì phải về Saga. Cháu cùng mẹ tiễn dì ra ga nhé!” tôi đã gật đầu cái rụp.

Hôm sau, tôi cùng mẹ tiễn dì Kisako ra ga Hiroshima. Gọi là đi tiễn dì nhưng lâu lắm rồi tôi mới được cùng mẹ ra phố. Tôi được đóng bộ bảnh tỏn, mang đôi giày da láng coóng, nắm tay mẹ và dì tung tăng trên đường.

Xình xịch. Xình xịch. Xình xịch.

Chúng tôi đặt chân lên sân ga. Đoàn tàu phả khói nghi ngút vừa trờ tới.

“Chuyến tàu nhanh số hiệu “Tsubame đi Nagasaki đang tiến vào ga”

Đó là chuyến tàu dì sẽ lên. Dì đã lên, nhưng tàu vẫn chưa rời ga.

“Tạm biệt chị Yuko?”

“Kisako, chào mẹ giúp chị nhé.” Giọng mẹ ngậm ngùi.

Buồn vì phải chia tay dì, tôi cũng ngước mắt nhìn dì nói: “Dì Kisako, lần sau dì lại lên chơi nữa nhé”.

“Ừ.”

Dì hờ hững gật đầu, như thể được ra hiệu, hồi còi báo hiệu tàu rời ga vang lên.

Và, khoảnh khắc ngay trước khi cửa tàu đóng lại. Tôi nghe một tiếng “bịch”, và thấy cả người mình sóng soài, bổ nhào về trước.

Đương nhiên, chẳng có tiếng còi tàu nào kêu “bịch”, và chẳng tiếng tàu nào có thể đẩy một người như thế.

Bị dì Kisako ôm chặt, tối ngoảnh đầu lại… Thì ra, người vừa đẩy tôi là mẹ.

“Mẹ à, mẹ làm gì thế?”

Lúc ấy, tôi đã ở trên tàu. Hệt như nhận được “ám hiệu” từ “đồng bọn”, cánh cửa tàu ì ạch khép lại. Đoàn tàu phả từng cột khói đen ngòm, từ từ chuyển bánh.

Đương nhiên, tôi vẫn ở trên tàu. Nhìn qua cửa kính, tôi thấy mẹ đang khóc.

“Hóa ra mẹ đẩy cháu”

Vừa nói tôi vừa quay đầu lại. Dì Kisako cũng đang nước mắt giàn dụa.

Tàu cao tốc hồi đó đương nhiên không nhanh bằng tàu điện cao tốc shinkansen bây giờ. Vì vậy, tôi vẫn thấy mẹ đang đứng khóc dưới sân ga. Hết nhìn mẹ rồi lại nhìn dì, ai nấy đều đang nức nở, tôi cười: “Không sao dì ơi. Đến ga tiếp là cháu xuống. Dì đừng lo”

Nhưng dì vẫn không ngừng khóc, nói với tôi trong nước mắt: “Akihiro, từ giờ cháu sẽ về Saga ở với bà.”

Trong tích tắc, tôi giật thót người. Dì đang nói gì thế?

“Dì xin lỗi vì đã giấu cháu. Nhưng nếu nói ra từ đầu chắc gì cháu chịu? Mọi người đã bàn bạc kĩ rồi. Ở Hiroshima không tốt cho việc nuôi dạy cháu, nên mọi người đã quyết định sẽ gửi cháu xuống Saga ở với bà.”

Hiểu được tình cảnh của mình, giờ tới lượt tôi oà khóc.

Tôi đã bị lừa.

Tưởng đâu hai mẹ con đi tiễn dì, hoá ra là mẹ tiễn tôi. Giờ tôi mới hiểu tại sao mình lại được đóng bộ và đi giày đẹp thế này.

Việc này đã trở thành nỗi ám ảnh trong tôi. Đến giờ, dù là bộ phim giả tạo đến mấy đi nữa, hễ bắt gặp cảnh mẹ con chia tay là tôi không thể nào không rơi nước mắt.

Khi nghe chuyện về những tấm gương nghèo vượt khó, nhân vật chính thường hay nói: “Ngày đó, nhờ có anh A/chị B/cô C thúc đẩy mà tôi đã hạ quyết tâm” Mỗi lần nghe thế, tôi đều nghĩ.

Thứ khiến cuộc đời tôi thay đổi hoàn toàn chính là cú đẩy của mẹ.

CHƯƠNG 2 NGHÈO VẪN HOÀN NGHÈO

Lục cục, lục cục, lục cục, lục cục…

Mỗi lần đoàn tàu rung lên, tôi lại cách xa dì Kisako thêm một chút. Tôi vẫn khóc i ỉ. Còn dì có lẽ đang áy náy vì đã lừa tôi nên chỉ lặng im ngồi bên cạnh, không dỗ dành một câu nào.

Tôi buồn quá. Buồn hết sức. Vì phải xa mẹ. Có lẽ suốt phần đời còn lại sẽ không có nỗi buồn nào hơn nỗi buồn này. Có điều, như người ta vẫn nói, đời người đâu chỉ có một khúc quanh.

Và một khi biến cố xảy đến, nó sẽ đến dồn dập.

“Chỗ này… là sao?” Đặt chân xuống ga Saga, tôi bất giác hỏi.

Vừa mới về chiều nhưng cảnh vật đã tối om. Hiroshima tuy xập xệ không khác gì khu ổ chuột nhưng vẫn là một thành phố. Nhờ các cửa hàng mở cửa đến khuya nên đường không hề tối, vì vậy, tôi mới dám đi từ nhà tới quán của mẹ. Nhưng ở đây, ngay cả một ngọn đèn lồng cũng chẳng thấy chứ đừng nói đến bóng người qua lại.

Trước cửa ga chỉ có dăm ba quán ăn trông đến đìu hiu.

Chưa cần biết ở đây sẽ “tốt cho việc nuôi dạy tôi” thế nào, chỉ cần nghĩ đến việc từ mai mình phải sống ở thị trấn heo hút này là đủ để tôi lo. Phải, nãy giờ tôi chỉ buồn thôi, còn giờ thêm cả vừa sợ vừa lo.

Ấy thế mà dì tôi cứ phăm phăm tiến vào bóng tối trên con đường để dọc ven sông. Dì cứ đi, đi mãi, đi mãi. Chắc phải mất bốn mươi phút, nhưng với một thằng nhóc như tôi, bốn mươi phút dường như dài vô tận.

Trời đang vào thu. Cánh đồng hai bên mọc đầy cỏ lau, khiến khung cảnh càng nhuốm màu buồn bã. Tôi thấy mình không khác nào một đứa trẻ bị bắt cóc rồi đem bán trong một câu truyện cổ tôi đọc từ xưa.

Có điều, hình như phải rơi vào tình thế ngặt nghèo, bản năng động vật trong con người mới trỗi dậy thì phải.

Đến giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác của mình lúc ấy. Vì quá lo lắng nên tôi chẳng buồn ngó ngàng gì xung quanh thì một ngôi nhà hiện lên, đập vào mắt.

Lập tức, não tôi gióng chuông cảnh báo. Đừng, miễn không phải là ngôi nhà này… Căn nhà tranh xập xệ vô địch hệt như được bưng ra từ một câu truyện cổ Nhật Bản tình cờ lại hợp với con sống và đồng cỏ lau một cách lạ lùng. Chưa kể, phân nửa mái rạ đã bị sút, được thay bằng ván ép.

“Akihiro, đây rồi” Cuối cùng, dì Kisako đã dừng chân trước căn nhà đó.

Lúc ấy, đầu óc tôi đột nhiên trống rỗng. Tưởng tượng về người bà sống trong căn nhà xập xệ này là đủ khiến tôi sởn gai ốc.

Thật tình, ở được nhà này cũng phải cỡ bà kẹ5 chứ chẳng chơi.

“Mẹ ơi, tụi con tới rồi”

Cánh cửa kêu kèn kẹt dưới tay dì bật mở. Từ bên trong, một bà lão cao lớn trong bộ đồ trắng trông khá tươm tất xuất hiện.

“Akihiro, bà đấy”

Dì đứng giữa bà và tôi nói. Và còn cười tươi họa thêm một câu với thằng tôi còn đang đứng ngây người. “Cháu từng gặp bà một lần hồi còn bé tí rồi. Nhớ không?”

Hẳn dì đã thấy gượng lắm khi nói câu đó, nhưng khổ nỗi, hồi đó tôi còn bé tí, nhớ làm sao được.

“Vậy… dì về nhé. Còn lại nhờ mẹ ạ?” Chắc dì phải áy náy lắm nên mới không vào nhà mà bỏ về luôn, để lại hai bà cháu tôi – trong buổi gặp đầu tiên.

Tôi đã định ninh vì mình còn nhỏ nên chắc bà sẽ dịu dàng, ân cần hỏi han những câu đại loại như: “Chào cháu. Cháu đói chưa?” hay “Chắc cháu buồn lắm, nhưng hãy cùng bà cố gắng vượt qua nhé”

Nào ngờ, câu đầu tiên bà nói với tôi là: “Theo bà”

Rồi bà phăm phăm bước ra ngoài, tiến thẳng về phía căn nhà nhỏ. Trong căn nhà vỏn vẹn khoảng hai chiếu chỉ có nhõn một cái bếp lò to bự! Trong lúc tôi còn đứng nghệt ra, chưa hiểu mô tế gì thì bà đã tiếp:

“Từ mai Akihiro sẽ thổi cơm. Cháu nhìn kĩ nhé”

Nói đoạn, bà bắt đầu nhóm bếp. Giây phút đó, tuy nghe rõ từng lời bà nói nhưng tôi không hiểu thế nghĩa là sao, chỉ biết đứng im như phỗng nhìn bà nhóm lửa, nhồi rơm, củi vào bếp và điều chỉnh ngọn lửa lúc to lúc nhỏ.

Một lúc sau: “Đây, cháu làm thử đi.”

Bà vừa chia cho tôi chiếc ống tre thổi lửa dùng nãy giờ vừa nói. Dù chẳng hiểu gì, tôi vẫn nhận lấy, thổi phù phù.

Dần dần, bao câu hỏi cứ thế dấy lên trong đầu tôi:

Có thể bạn thích sách  Lai Lịch PDF EPUB

“Sao mình phải làm mấy chuyện này? Sao mình phải thổi cơm?”

Nhưng bà chỉ đứng bên cạnh ôn tồn: “Như vậy mạnh quá”

Hay “Cởi rỗng quá lửa tắt mất.”

Tôi tiếp tục làm theo lời bà, mắm môi mắm lợi thổi lấy thổi để, rốt cuộc chỉ thổi lửa thôi cũng đã bở hơi tai. Đến khi thấm mệt, sức thổi yếu dần, ngọn lửa suýt tắt.

Thấy thế, tôi lại cuống quýt tiếp tục thổi phù phù. Khổ nỗi, thổi mạnh thì tàn than lại bay lên, khói mù mịt, nóng rát.

Đối diện với ngọn lửa cháy bừng bừng, tôi dần ý thức được rằng từ giờ, mình sẽ phải sống đây.

Thôi thì sự đã rồi, biết làm sao được.

Phần vì khói, phần vì buồn, nước mắt cứ vậy tuôn trào. Đó là hiện thực xộc thẳng trước mắt thằng nhóc tôi tám tuổi khi ấy.

*

Sáng hôm sau, lúc tôi tỉnh dậy thì bà đã đi rồi.

Hằng ngày, bà phải đi làm từ bốn giờ sáng. Vì không đủ thời gian nấu cơm cho tôi nên ngay khi tôi vừa tới, bà đã phải dạy tôi cách nấu. Ngoài ra, hôm qua, bà còn giao cho tôi một trọng trách nữa.

Đó là nấu cơm xong phải mang cúng Phật trước tiên.

Hôm qua, bà đã kính cẩn chắp tay trước bàn thờ Phật báo cáo: “Từ ngày mai, Akihiro sẽ xới cơm cúng ngài. Nam mô, A di đà Phật. Nam mô, A di đà Phật…”

Tôi thổi lửa, nấu cơm như đã được dạy hôm qua. Nhưng không hiểu sai ở đâu mà nồi cơm trên thì càng cấc như còn sống, đáy thì khê cháy đen thui.

Chẳng còn cách nào khác, tôi đành xới bát cơm câng cấc đó đặt lên bàn thờ Phật, kính cẩn chắp tay niệm “Nam mô, A di đà Phật” như hôm qua bà đã dạy.

Rồi tôi ngồi ăn cơm một mình.

Chao ôi là nhớ bát cơm trắng nóng hổi mẹ thường nấu cho tôi. Bát cơm mới ăn sáng hôm qua mà giờ như đã trở thành ký ức xa xăm.

Ăn xong, không biết làm gì nên tôi chạy ra ngoài xem thử. Hôm qua khi tôi đến thì đã tối mịt. Khung cảnh buồn bã xung quanh nhà giờ đã sáng rõ nên đẹp hơn hẳn.

Trước cửa nhà bà là một con đường rộng cỡ bốn, năm mét; xa xa có một con sông. Sông rộng cỡ tám mét, nước trong vắt. Bên bờ đê, hàng có lau dập dìu trong gió thu. Bầu trời nơi đây xanh ngăn ngắt, cao vời vợi, hơn Hiroshima rất rất nhiều.

Chăm chú nhìn trời, tôi thấy một cánh chim ung dung chao lượn.

“Mẹ ơi, nhìn kìa, nhìn kìa!” Tôi buột miệng.

Mẹ làm gì có ở đây. Tôi thừa biết vậy mà. Đứng ngồi không yên, tôi bồn chồn nhặt một hòn sỏi, lấy hết sức bình sinh ném xuống sông.

Thêm một hòn. Lại thêm một hòn nữa. Cứ thế ném mãi.

*

Đứng trên bờ để nhìn con đường đông người qua lại bất ngờ vào buổi ban trưa, tôi thấy bóng bà thấp thoáng đằng xa.

Công việc của bà là lau dọn phòng giáo viên ở trường Đại học Saga và trường tiểu học trung học trực thuộc. Tuy phải đi làm sớm nhưng khoảng mười một giờ trưa đã có thể về.

Có điều, dáng đi của bà lạ quá.

Từng tiếng “xệt, xệt” kì cục vang lên theo từng bước chân bà.

Nhìn thật kĩ, tôi thấy sợi dây buộc quanh hồng bà kéo theo thứ gì đó lật xét dưới đất.

“Bà về rồi đây? Bà bước vào, tiếng lột xét cũng vào theo. Mặt thản nhiên như không. Tôi lót tót chạy theo, vừa lúc vào đến cửa thì thấy bà cởi sợi dây buộc quanh hồng.

“Bà ơi, cái gì thế?”

“Nam châm đấy”Bà vừa cho tôi xem đầu dây còn lại vừa đáp.

Quả đúng ở đầu dây đang buộc một cục nam châm, bên trên dính mấy mẩu đinh và sắt vụn.

“Đi bộ không thì uổng nên bà kéo nam châm. Đấy cháu xem, kiếm được biết bao nhiêu?

“Kiếm được á?”

“Sắt vụn bán được giá lắm. Thấy mà không nhặt sẽ bị trời phạt” Vừa nói bà vừa gỡ định và mấy mẩu sắt vụn ra, vứt vào một chiếc xô.

Trong đó đã có kha khá “chiến lợi phẩm”. Hình như khi đi ra ngoài, bà luôn buộc sợi dây kéo nam châm ở ngang hông.

Tôi chết lặng.

Bà trông vậy mà khoẻ thật.

Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh ngạc nhất. Sau khi bỏ hết sắt vụn vào xô, bà lại tất tả hướng về phía bờ sông.

Tôi cũng chạy theo. Không hiểu sao, bà vừa nhìn xuống sông vừa tủm tỉm.

“Akihiro, giúp bà một tay”

Quay lại nói với tôi xong, bà bắt đầu vớt từng cành cây, que củi từ dưới sông lên.

Có một cây gậy dài chắn ngang sông. Cành gãy, củi vụn mắc hết cả vào đó. Lúc nãy khi nhìn xuống tôi còn thắc mắc không biết cây gì. Thì ra đó là “cái bẫy” bà giăng ra để vớt cành cây hay mảnh gỗ trôi về phơi khô làm củi đốt.

“Vừa dọn sạch sông, vừa có củi đốt miễn phí. Nhất cử lưỡng tiện” Bà cười vui vẻ.

Giờ nghĩ lại mới thấy, thì ra từ hơn 45 năm trước, bà đã có ý thức bảo vệ môi trường như vậy.

Tuy nhiên, không chỉ mấy que củi “mắc bẫy” của bà. Từ chợ thượng nguồn, các loại rau củ không bán được như củ cải “mọc chân” hay dưa chuột “vẹo vợ” đều bị vứt xuống sông, trôi cả về đây.

Đương nhiên, chúng cũng bị chặn lại hết. Nhìn mấy loại rau củ kì quái, bà nói: “Củ cải mọc chân xắt ra kho lên cũng như nhau. Dưa chuột “vẹo vợ” thái nhỏ bóp muối cũng thế?

Chính xác. Chưa hết.

Còn cả những loại rau, củ bị hỏng đến phân nửa người ta cũng vứt hết xuống sông.

Nhưng với bà thì: “Cắt phần bị hỏng đi là được.”

Chính xác luôn. Vậy là, phần lớn thức ăn ở nhà bà đều vớt từ dưới sông lên.

Thêm nữa.

“Mùa hè còn có cả cà chua ướp lạnh trôi đến nữa cơ”

Thi thoảng còn có cả các loại rau củ ngon lành là đằng khác. Thời đó, rau quả mới nhập về chợ đều lấm lem bùn đất nên các cửa hàng phải thuê người mang ra sông rửa mới đem bán được. Mấy chục con người vừa làm vừa chuyện trò rôm rả, thế nào cũng có người lỡ tay để vuột mất rau.

Chưa kể cải thảo thường khá nặng. Khi đem rửa rồi rảy nước, dù không cố tình vứt nhưng thế nào cũng có một ít bị văng rớt xuống sông.

Ngày lại qua ngày, rất nhiều thứ trôi tới, mắc vào cây gậy bà chắn ngang sông. Vì vậy, bà gọi con sông này là “siêu thị”.

“Hàng được giao đến tận nhà. Lại còn miễn phí” Bà vừa nhìn xuống sông vừa cười vui vẻ.

Nhưng cũng có khi chẳng có gì mắc vào gậy. Lúc ấy bà sẽ tiếc rẻ: “Hôm nay siêu thị đóng cửa mất rồi”

Và theo lời bà, siêu thị này có một nhược điểm.

“Ví dụ, hôm nay cháu muốn ăn dưa chuột cũng chưa chắc đã được ăn. Đồ ăn không do cháu mà do siêu thị chọn cho ta”

Thật không hiểu bà lạc quan đến mức nào.

Bình thường, nhà-người-ta sẽ xem sách nấu ăn rồi chọn món. Còn nhà tôi, bà chỉ việc nhìn xuống sông: “Xem hôm nay có gì nào” để lên thực đơn cho hôm đó.

Bà tường tận con sông này thật sự.

Lần nọ, có một thùng táo trôi tới. Trong thùng chất đầy trấu, bên trên là một quả táo thối.

“Bà ơi, đổ hết trấu đi lấy thùng làm củi nhé” Tôi nói, tay nhanh nhẹn với chiếc rìu. Bà liền đáp:

“Cháu thọc tay vào thùng trấu xem”

“Dạ?”

Tuy khá thắc mắc “làm vậy để làm gì”, nhưng tôi vẫn làm theo lời bà nói. Quả nhiên, bên dưới lớp trấu là một quả táo còn lành lặn.

Tôi kinh ngạc, cứ ngỡ bà là một nhà tiên tri. Lại có lần một chiếc guốc gỗ mới tinh trôi tới. “Một chiếc thì làm gì được. Bổ ra làm củi…”

Tôi chực vớ cái rìu thì bà lại nói: “Chờ hai, ba ngày xem. Thế nào chiếc còn lại cũng trổi tới.”

Đời nào mà may thế được, tôi trộm nghĩ nhưng vẫn chờ. Quả thực, hai, ba ngày sau, chiếc guốc còn lại trôi tới thật làm tôi thêm một phen kinh ngạc.

“Mới mất một chiếc người ta sẽ chưa bỏ cuộc ngay. Phải sau hai, ba ngày họ mới nản, vứt nốt chiếc còn lại. Thế là nhà mình đủ một đôi”

Trí tuệ của bà đưa tôi đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Càng nhìn cách bà sống, tôi càng thấm thía.

Quả thực, dự cảm không lấy gì làm tươi đẹp khi lần đầu trông thấy căn nhà đã trúng phóc. Nhà tôi ở Hiroshima đã nghèo, ở đây còn nghèo rớt mồng tơi…

Nhưng đây cũng là khởi đầu cho những ngày tháng vui vẻ không dễ gì có được.

CHƯƠNG 3 CẬU BẠN CHUYỂN TRƯỜNG “BÓNG LOÁNG”

gày đầu tiên chuyển đến trường mới ở Saga, tôi được bà đưa đi học.

Trùng hợp thay, nơi bà cháu tôi sinh sống là nội thành Saga. Lấy di tích thành Saga làm trung tâm, ba hướng bắc, tây và nam được bao quanh bởi một con hào, có đầy đủ cả khu thị chính của tỉnh, bảo tàng lẫn bảo tàng mỹ thuật.

Lúc mới tới, tôi hoảng hốt trước cảnh quê mùa ở đây là thế nhưng giờ mới biết, hoá ra vùng này đã là trung tâm sầm uất của Saga rồi.

“Con sông siêu thị” trước cửa nhà bà tôi cũng là một nhánh của sông Tafuse, từ con hào bao quanh thành Saga chảy tới.

Có thể bạn thích sách  Không Còn Là Con Người PDF EPUB

Nói thì nói thế, nhưng tòa thành Saga không còn nữa, những gì còn sót lại chỉ là cổng chính Shachi6 cùng bức thành đá bao quanh.

Trường tiểu học Akamatsu – trường mới của tôi – nằm ở di tích tòa thành. Muốn vào trong phải đi qua cổng Sachi. Thời đó, lớp dưới dùng căn phòng vốn là phòng trà đạo của ngôi thành cổ làm lớp học.

Mặc bộ đồng phục tuy “thửa lại” từ em họ nhưng chiếc khuy áo vẫn vàng chói, tôi xỏ chân vào đôi giày da láng coóng dạo nào tới trường. Và, tôi không tin vào mắt mình nữa.

Hiroshima từng bị bom phá hủy nên tất cả đã được xây dựng lại khang trang. Trường cũ của tôi cũng không ngoại lệ. Sau chiến tranh, nó đã được xây lại hiện đại hơn hẳn.

Nhưng, ở Saga, nơi bà dắt tôi tới là bên trong một tòa nhà cũ rèm trông đến kì cục không biết nên gọi là gì. Bà và thầy giáo vừa trò chuyện vừa thản nhiên bước đi tuong tòa nhà tối om om. Tôi lẽo đẽo theo sau, lòng tự hỏi có thật đây là trường học không thế.

Lạch xạch, thầy mở cửa. Phòng học vốn là phòng trà nên nền trải chiếu tatami, còn tất cả học sinh đang ngồi quỳ gối.

Tôi có cảm giác mình vừa du hành ngược về vài mấy chục năm trước.

Tôi ngỡ ngàng đã đành, đám bạn học thấy tôi đóng bộ đồng phục khuy vàng cũng ngỡ ngàng không kém, nhìn tôi dò xét.

“Đây là bạn Tokunaga Akihiro tới từ Hiroshima. Các em hãy thân thiết với bạn nhé? Thầy giới thiệu tôi với mọi người.

Thời đó, người Saga dĩ nhiên coi Hiroshima là một thành phố lớn. Thêm nữa, bộ đồng phục khuy vàng cùng đôi giày da hoàn toàn lạc quẻ khiến mọi người nhìn tôi không khác gì nhìn một thằng nhóc vừa trên tỉnh về quê.

Mà chuyện đó thì chẳng hay ho chút nào.

Được thầy xếp chỗ, tôi vừa ngồi xuống thì đứa bên cạnh nói ngay:

“Mẹ cậu già nhỉ!”

Tôi chỉ biết cúi gằm.

“Không phải mẹ. Là bà chứ?”

Định trả lời như vậy nhưng chợt thấy có lỗi với bà (vừa đưa tôi đến nên bà vẫn còn trong lớp), tôi đành ngậm tăm.

Bà nhìn tôi cười buồn, lịch sự chào thầy rồi ra về.

Đám bạn trong lớp giữ kẽ với tôi chẳng được bao lâu. Chỉ một tháng sau, tôi đã hoàn toàn hòa nhập với ngôi trường mới. Những pha đuổi bắt tới tung tóe đất bùn đã khiến đôi giày rách bươm. Kết cục, tôi phải xỏ guốc mộc y chang đám bạn.

Không có mẹ buồn thì buồn thật. Tuy nhiên, cuộc sống ở quê dẫu nghèo khó nhưng cũng không thiếu niềm vui.

Đầu tiên, bọn tôi có thể thỏa thích vặt quả ăn mà khỏi cần đi mua kẹo.

Loại quả đầu tiên tôi ăn ở Saga là quả lát ruối, thứ quả nhỏ xíu, đen sì, trồng thì xấu nhưng có vị chua chua ngọt ngọt giống như mơ.

*

Ở bờ sông có một cây lát ruối rất to, cành chẻ làm đôi, lại thêm thân đầy u như mời gọi “trèo lên đi, trèo lên đi”. Không ngần ngại, cả đám chúng tôi trèo lên tìm quả. Khổ nỗi, quả lát ruối bé xíu, phải ăn cả trăm quả mới bỏ. Nên lần nào cũng vậy, cả bảy, tám đứa lũ lượt leo lên vít cành, hái được quả nào liền thảy vào miệng quả đó.

Chúng tôi thường chơi trò trèo cây vào giờ ăn xế, lần nào cũng vui banh nóc.

Sang thu lại có cơ man nào là nhót, là hồng, khiến cho thằng nhóc thành phố như tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên về thiên nhiên trù phú nơi này.

Tất nhiên, những trò chơi đó hoàn toàn miễn phí. Hết trèo cây lại đuổi bắt ở bờ sông, chẳng mấy trời đã tối.

Chúng tôi còn tự làm đồ chơi nữa. Chẳng hạn như dựng một cái chòi nhỏ làm căn cứ bí mật trên cây hay kết bè bơi trên sông… Đương nhiên, tất cả đều được làm bằng cây gỗ, cành củi rơi đầy xung quanh nên chẳng tốn xu nào.

Tuy nhiên, tự bày trò chơi cũng vui nhưng thời điểm đó cũng là lúc phong trào kiếm đạo bắt đầu bùng nổ. Gần nhà có nhiều đứa theo học, khiến tôi cùng vài thằng ngỗ nghịch len lén bám theo xem thử tụi nó luyện tập ra sao.

Ở đạo trường, những đứa bạn bình thường vẫn vầy bùn đuổi nhau với tôi giờ đang mặc võ phục, mặt mũi nghiêm ngủi, tay vung kiếm tre vun vút.

Cách quá, tôi tự nhủ. Nhất định mình cũng phải học kiếm đạo.

Thế là tôi chạy về kể với bà. “Bà ơi, hôm nay cháu xem mấy bạn tập kiếm đạo”

“Ừ”

“Trông ngầu cực kì”

“Ngầu lắm hả?”

“Cháu cũng muốn học”

“Thì cháu học đi”

“Thật không bà?”

“Việc gì muốn thì cứ làm thôi.”

“Bà nói thật chứ? Vậy mai bà đưa cháu đi đăng ký nhé! Họ bảo khi đăng ký sẽ hướng dẫn mua áo giáp với mặt nạ các thứ!”

“Sao? Tốn tiền à?”

“Vâng. Tốn chứ?

Tôi vừa dứt lời, bà đột ngột quay ngoắt 180 độ.

“Thế thì thôi”

“Tại sao ạ?”

“Thôi”

“Nhưng lúc nãy bà bảo…”

“Thôi”

Mặc cho tôi nói gì đi nữa, bà vẫn chỉ một câu “thôi.”

Thật thất vọng tràn trề.

Tuy đã bó tay, nhưng tôi không thể nào quên được hình ảnh chúng bạn người mặc áo giáp, tay vung kiếm tre quá sức ngầu. Trong lúc tôi đang thất vọng tràn trề, một cậu bạn khác lại rủ rê.

“Tokunaga, đi tập judo với tớ không?”

Tan học, tôi lại chạy đi xem tập judo. Tuy không bị hớp hồn như lớp kiếm đạo, nhưng xem ra, tập judo chỉ cần một bộ võ phục là đủ.

Tôi hộc tốc chạy về nì nèo bà. “Bà cho cháu học judo đi. Không tốn như kiếm đạo đâu.”

“Thế có miễn phí không?”

“Không miễn phí, nhưng mà…”

“Thế thì thôi.”

Bình thường, tôi sẽ không vòi thêm nữa. Nhưng trong lòng đã nhen nhóm khát khao được chơi thể thao rồi.

Tôi cố hết sức thể hiện điều đó với bà, bà liền lắng nghe rồi gật gù: “Bà hiểu rồi. Vậy có môn này rất ổn”

“Môn gì ạ?”

“Từ mai cháu tập chạy đi”

“Tập chạy?”

“Đúng. Chạy không cần dụng cụ gì, đường chạy lại miễn phí. Cháu tập chạy đi.”

Tuy thấy có gì đó sai sai nhưng vì còn nhỏ, tôi vẫn nghe lời bà bắt đầu tập chạy.

Nói thì nói thế, ở tiểu học bói đâu ra câu lạc bộ điền kinh. Vì vậy, ngày nào cũng chỉ có mình tôi chạy vòng vòng trong sân trường.

Tan học, trong khi đám bạn chơi ném bóng, tôi lặng lẽ tập chạy cự ly 50 mét, cứ vậy lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lượt. Người khác nhìn vào chắc thấy tôi hâm lắm, nhưng bản thân tôi lúc ấy chỉ muốn dốc sức tập thể thao một cách nghiêm túc mà thôi. Nghiêm túc đến nỗi từ ngày bắt đầu tập chạy, tôi luôn ra bờ sông tụ tập với đám bạn muộn hơn ba, bốn mươi phút so với trước đây.

Ngày nào cũng như ngày nào, cứ tan học là tôi cắm đầu chạy miết.

“Hôm nay cháu cũng tập chạy. Chăm chỉ cực” Tôi hồ hởi khoe với bà.

Lập tức, bà đáp: “Đừng chạy nhiều quá” “Tại sao không được chạy nhiều quá ạ?”

“Vì sẽ đói”

“… Hừm”

Nghĩ bụng không biết bà muốn nói gì, tôi định lỉnh đi nhưng bà ngăn lại ngay.

“Khoan đã Akihiro. Bà chưa nói hết. Lúc chạy cháu có đi giày hả?”

“Vâng. Cháu có.”

“Thằng ngốc này. Chạy chân đất đi! Không mòn đế mất!!”

Nhưng cả hai câu đó tôi đều bỏ ngoài tai. Ngày nào tôi cũng chạy miết. Và đương nhiên vẫn đi giày.

*

Đồ ăn vặt tự hái trên cây, đồ chơi phải tự làm, lại thêm môn thể thao duy nhất chỉ là chạy – nhà tôi nghèo đứt đuôi rồi!

Tuy nhiên, vì còn nhỏ, tôi không lấy làm khổ sở trước những chuyện đó. Duy chỉ có một lần tôi thử nói với bà:

“Bà ơi, nhà mình giờ tuy nghèo, nhưng sau này giàu lên thì thích nhỉ?”

Bà đáp:

“Cháu nói gì thế? Nghèo cũng có hai loại. Nghèo ủ ê và nghèo vui vẻ.

Nhà mình là nghèo vui vẻ.

Vả lại, có phải gần đây mới nghèo đâu, lo gì. Cháu cứ tự tin lên.

Nhà mình nghèo truyền kiếp từ đời cụ tổ rồi.

Quan trọng nhất là, làm người giàu khổ lắm. Suốt ngày bận rộn hết ăn ngon lại phải đi du lịch. Mặc quần áo đẹp cũng phải cẩn thận sợ ngã thì hỏng.

Về điểm đó, ngay từ đầu mặc quần áo cũ vì nghèo như mình có mắc mưa hay ngồi phệt cũng chẳng lo.

Ôi, làm người nghèo thích thật”

“Bà ngủ ngon nhé”

Tôi chỉ nói được mỗi câu đó mà thôi.