Bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải trình bày theo một quy ước chung, để khi nói hoặc viết ý nghĩa được diễn đạt rõ ràng, có thể gọi đó là ngữ pháp. Thế nhưng khi ngôn ngữ quá quen thuộc dường như quy ước ấy chẳng cần thiết, dù vậy vẫn được sử dụng một cách âm thầm, nếu không thì làm sao hiểu cho được. Hán cổ cũng không ngoại lệ!
Trong phạm vi nghiên cứu Phật học Hán tạng, các bậc Tôn Túc đã dày công phiên dịch những bộ kinh lớn, song kho tàng kinh điển chữ Hán đồ sộ, rất cần những ai nắm được chìa khóa đi vào, chọn lọc chuyển ngữ thêm để bổ sung cho tạng kinh Việt được phong phú. Chìa khóa đó chính là ngữ pháp. Ây vậy mà hầu như việc học Hán cổ là một lối mòn gập ghềnh khó đi nên ít ai chịu dấn bước, thế là môn này đã xưa lại càng trở nên xưa hơn nữa.
…