Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Thừa Thiên

Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Thừa Thiên

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

ĐÔI LỜI RIÊNG VỀ THỪA THIÊN – HUẾ

Sau khi nghiên cứu sưu tập địa ba Thừa Thiên, chúng tôi thấy có 4 đặc

điểm dáng lưu ý như sau :

1) Công cuộc lập địa bạ cho Thừa Thiên kéo dài từ 1810 đến 1818 mới xong. Không như ở nhiều lĩnh khác, việc này thường tập trung làm trong mấy tháng là hoàn tất. Có lẽ Thừa Thiên là đất kinh kỳ. nên không cần lập đoàn kinh phải và đạc diễn quan rất tốn kém để di xa và làm một dợt cho rồi.

2) Trong thời điểm lập địa bạ. Thừa Thiên có khoảng 354 xã thôn, mà nay sưu tập địa bạ chỉ còn 210 quyển. Cho nên, sự phân tích và tổng kết về tinh hình ruộng đất chỉ đạt được một giá trị hạn chế

3) Công điền ở Thừa Thiên chiếm tới tỷ lệ 70% . một tỷ lệ cao nhất nước. Các cơ quan công quyền của cả nước, cung diện và lăng tẩm của hoàng gia. cũng chiếm một tỷ lệ quan thổ khá cao. Riêng kinh thành Phủ Xuân đã xây dựng trên địa bàn 8 xã Phú Xuân. Vạn Xuân. Diễn Phái. An Văn. An Hòa, An Mỹ. An Bảo và Thế Lại.

4) Khá nhiều địa danh của Thừa Thiên đã tồn tại từ năm hay sáu trăm năm qua. Đó cũng là di tích khảo cổ học qui báu. Tuy nhiên, một số địa danh được viết và dọc hơi khác nhau. có lẽ để cho âm thanh êm dịu và đẹp đẽ hơn. Như Vy Dã thì dọc thành Vỹ Da. Hóa thành Huế, Phù Bài thành Phú Bài. An Nha thành An Gia. Miêu Nha thành Mai Gia. Đông Gia thành Đông Ba. Nam Phố thành Nam Phổ Đôi khi vì phiên âm ra quốc ngữ rồi người Pháp dọc lệch lạc di, thành ra khác hẳn nguyên âm và nguyên ngữ. Thí dụ mũi Châu Mãi hay Châu Mới viết ra Chau May rồi người mình dọc thành mũi Chân Mây.

Có thể bạn thích sách  Siêu Động Đất, Sóng Thần Ở Nhật Bản - Những Câu Chuyện Từ Thảm Họa

Cuối thu 1996 tại TP HCM NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com