Đường link tải sách Nghề Giúp Việc bản đẹp của tác giả Stephanie Land thuộc thể loại hồi ký với các định dạng PDF, EPUB, AUDIO…và tóm tắt nội dung, review (đánh giá) cuốn sách Nghề Giúp Việc sẽ được ebookvie chia sẻ trong bài viết này. Mời mọi người đọc nhé
Trong cuốn tự truyện đầu tay Nghề giúp việc, Stephanie Land viết ra những câu chuyện có thật chưa từng được kể: Câu chuyện của những người dân Mỹ làm lụng vất vả để kiếm lấy khoản tiền lương chẳng hề tương xứng; câu chuyện của một người mẹ đơn thân vật vã trong cuộc mưu sinh với đứa con gái nhỏ… Cô đã phải sống nhờ tem phiếu thực phẩm và phiếu WIC (dành cho Phụ nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ nhỏ) để sống qua ngày. Cô còn phải cậy nhờ các chương trình chính phủ để có nhà ở. Những nhân viên chính phủ lạnh lùng, vô cảm luôn cho rằng cô may mắn vì được trợ cấp, nhưng cô không hề có cảm giác rằng mình may mắn. Cô viết để ghi nhớ cuộc vật lộn ấy, và cuối cùng xóa bỏ vết nhơ đã ăn sâu về những người lao động nghèo khó.
Nội dung cuốn sách Nghề giúp việc là câu chuyện về hành trình làm mẹ của Stephanie. Cô ấy vừa cố gắng đem đến cho con gái Mia một cuộc sống và một mái nhà êm ấm vừa bươn chải nhờ sự giúp đỡ của chính phủ và nguồn thu nhập thấp đến nỗi thảm thương từ nghề giúp việc.
Nghĩ đến từ “giúp việc”, nhiều người sẽ liên tưởng tới những khay trà, bộ đồ hầu gái như vẫn thấy trong phim truyền hình dài tập Downtown Abbey. Nhưng trên thực tế, thế giới của người giúp việc toàn những vết dầu mỡ cứng đầu và đủ thứ bẩn thỉu két dính khác. Họ phải moi những búi tóc ra khỏi đường ống thoát nước, tận mắt trông thấy những thứ bẩn thỉu của chúng ta, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng họ vẫn là những con người vô hình – bị chính trị và chính sách của nước Mỹ bỏ qua, bị chính chúng ta khinh thường, coi rẻ. Tôi biết vì tôi từng có một thời gian ngắn sống cuộc đời đó khi là một phóng viên tìm hiểu về những công việc lương thấp làm tư liệu cho cuốn sách Nickel and Dimed của mình. Không giống như Stephanie, tôi luôn có thể quay về tiếp tục cuộc sống viết lách thoải mái hơn rất nhiều của mình. Và không giống cô ấy, tôi không phải cố nuôi nấng một đứa trẻ chỉ vỏn vẹn với đồng lương của mình. Các con tôi đã trưởng thành và không muốn sống cùng tôi trong căn nhà ở di động – tôi thích thế để lấy cảm hứng viết văn. Vì thế tôi rất hiểu công việc dọn dẹp nhà cửa -sự kiệt sức và bị khinh rẻ khi tôi mặc áo đồng phục có tên công ty “Giúp việc Đa quốc gia” ở chốn công cộng. Nhưng tôi chỉ có thể đoán được phần nào sự căng thẳng và tuyệt vọng của những đồng nghiệp. Giống như Stephanie, rất nhiều người là mẹ đơn thân, coi công việc dọn dẹp nhà cửa là kế sinh nhai, đồng thời luôn lo lắng vì con đến nỗi không đành lòng đi làm.
Nếu may mắn, bạn sẽ không bao giờ phải sống trong thế giới của Stephanie. Trong Người giúp việc, bạn sẽ thấy ở đó toàn những sự thiếu hụt. Không bao giờ đủ tiền và đôi lúc không đủ thức ăn; bơ lạc và mì tôm là món ăn chính; chẳng mấy khi họ dám động tới đồ ăn McDonald. Không có gì đáng tin cậy trong cái thế giới ấy -dù là xe cộ, đàn ông, nhà cửa. Tem phiếu thực phẩm là cây cột chống trời quan trọng, và điều luật gần đầy yêu cầu ta phải đi làm mới có tem phiếu chỉ khiến bạn siết tay thành nắm đấm. Không có các nguồn trợ cấp chính phủ ấy, những người lao động đó, những ông bố bà mẹ đơn thân đó sẽ không thể sống nổi. Chúng không phải của bố thí. Như những người khác, họ cũng muốn có chỗ đứng trong xã hội.
Có lẽ điểm nhức nhối nhất trong thế giới của Stephanie là định kiến của những người may mắn hơn. Đó là định kiến giai tầng, và nó đặc biệt nhắm vào những người lao động tay chân, luôn bị coi là kém thông minh và kém văn hóa hơn những người quần là áo lượt hay ngồi bàn giấy. Tại siêu thị, những khách hàng khác nhìn xe đẩy của Stephanie một cách đầy định kiến khi cô thanh toán bằng tem phiếu thực phẩm. Một ông lão đã nói lớn “Cứ thoải mái nhé!” như thể ông ta vung tiền thanh toán thay cô. Định kiến này không chỉ là với Stephanie mà còn đại diện cho quan điểm của phần đông trong xã hội.
Câu chuyện về thế giới của Stephanie có lúc tưởng như sẽ dẫn tới kết thúc bi thảm. Đầu tiên đó là những mệt mỏi thể xác và nước mắt do phải nâng vác, hút bụi, kì cọ vệ sinh từ sáu đến tám tiếng mỗi ngày. Tại công ty dọn vệ sinh mà tôi từng làm việc, mỗi đồng nghiệp của tôi, từ mười chín tuổi trở lên, dường như đều ít nhiều bị tổn thương thần kinh cơ – đau lưng, tổn thương dây chằng, khớp gối và mắt cá chân. Stephanie phải dùng một lượng thuốc giảm đau ibuprofen đáng báo động mỗi ngày. Có lúc cô còn thèm thuồng thuốc phiện trong nhà vệ sinh của một khách hàng, nhưng thuốc kê theo đơn không phải dành cho cô; massage, vật lí trị liệu hay đi khám bác sĩ chuyên khoa là những thứ xa xỉ.
Trên hết, hoặc xen vào những mệt mỏi thể xác, là những xúc cảm mà Stephanie phải đối diện. Cô là hình mẫu “kiên cường” điển hình mà các nhà tâm lí học khuyên người nghèo nên noi theo. Khi đối mặt với những chướng ngại, cô tìm cách tiến lên. Nhưng nhiều lúc có quá nhiều thứ dồn dập đến. Tất cả những gì giúp cô kiên gan bền chí là tình yêu vô tận dành cho con gái, và đó là ánh sáng trung trinh rọi khắp cuốn sách này.
Cũng không phải hé lộ gì khi nói rằng cuốn sách này có một cái kết có hậu. Qua nhiều năm vật lộn, Stephanie vẫn nuôi một khát vọng với nghề văn. Tôi gặp Stephanie vài năm về trước, khi cô mới bắt đầu nghiệp cầm bút. Ngoài là nhà văn, tôi còn là người sáng lập dự án Economic Hardship Reporting Project, một tổ chức thúc đẩy các nhà báo có những bài viết chất lượng về sự bất bình đẳng kinh tế, nhất là từ chính những người đang phải vật lộn mưu sinh. Stephanie gửi cho chúng tôi một câu hỏi, và chúng tôi đã tìm đến cô, làm việc với cô để phát triển ý tưởng, gọt giũa bản thảo và đưa chúng lên những tờ báo danh tiếng nhất có thể, trong đó bao gồm New York Times và New York Review of Books. Cô đúng là mẫu người mà chúng tôi tìm kiếm – một cây bút vô danh từ giai cấp cần lao cần một chút thúc đẩy để phát triển sự nghiệp.
Nếu cuốn sách này thắp lửa trong bạn, hãy nhớ rằng nó suýt không bao giờ được viết ra. Stephanie rất có thể đã buông xuôi theo số phận nghiệt ngã; cô rất có thể bị chấn thương vĩnh viễn khi làm việc. Xin cũng hãy nghĩ đến những người phụ nữ vì những lí do tương tự mà chưa bao giờ có cơ hội được kể ra câu chuyện của đời mình. Stephanie nhắc nhở chúng ta rằng họ ở ngoài kia, giữa hàng triệu con người, mỗi người đều là người hùng theo một cách của riêng họ, đang chờ đợi được chúng ta lắng nghe.
Stephanie Land sinh năm 1978, lớn lên giữa Neo, Alaska và Washington, trong một gia đình trung lưu. Một tai nạn xe hơi ở tuổi 16 khiến cô mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương mà sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi những cuộc vật lộn mưu sinh của cô. Năm 28 tuổi, cô làm mẹ đơn thân mà không nhận được sự trợ giúp từ gia đình hay cha đứa bé. Dọn nhà thuê là công việc duy nhất cô có thể tìm được khi trong tay không có tấm bằng đại học. Mặc dù không lớn lên trong nghèo khó, nhưng cô đã sống nhiều năm dưới mức nghèo khổ và dựa vào một số chương trình phúc lợi để trang trải các chi phí cần thiết.
Stephanie Land đăng ký tham gia khóa học viết sáng tạo của Đại học Montana ở tuổi 30. Sau khi lấy được chứng chỉ tiếng Anh vào năm 2014, cuối cùng cô cũng đã có thể theo đuổi nghiệp viết. Cô trở thành cây viết cho Trung tâm thay đổi cộng đồng có trụ sở tại Washington, DC. Bài viết của cô đã được dẫn lên các trang tin tức như New York Times, Washington Post, New York Review of Books, Guardian,… Và bây giờ, sau nhiều năm đói khổ, thành công đã đến với Stephanie Land. Cô được độc giả đón nhận và nhiều nhà sản xuất săn đón. Cô đã đi khắp nước Mỹ trong nhiều tuần để diễn thuyết về câu chuyện của mình. Một người hâm mộ có hoàn cảnh khó khăn đã tiết kiệm tiền trong nhiều ngày, gom đủ 18 đô la mua vé tàu chỉ để tận mắt nhìn thấy cô.
Stephanie Land hiện là cây bút đấu tranh vì công bằng xã hội và kinh tế đồng thời là một diễn giả cộng đồng có tầm ảnh hưởng. Hiện cô sinh sống tại tiểu bang Missoula, Hoa Kỳ cùng chồng và ba con.
Nguồn: https://ebookvie.com