“Minh Mạng mật chỉ” của Giản Tư Hải không chỉ là một câu chuyện trinh thám đầy kịch tính mà còn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử và văn hóa. Tác giả đã tận dụng những yếu tố này để tạo ra một cuốn sách đa chiều, thu hút độc giả không chỉ bởi cốt truyện gây cấn mà còn bởi sự giàu có về nội dung và ý nghĩa sâu sắc.
Cuốn sách đưa độc giả vào một hành trình giải mã kho báu của vua Minh Mạng, một chủ đề gợi lên sự hứng thú và tò mò từ đọc giả. Những tình tiết kịch tính và những bí ẩn liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam được tác giả kể lại một cách cuốn hút, làm cho câu chuyện trở nên sống động và đáng nhớ.
Một trong những điểm đáng chú ý của cuốn sách là cách tác giả kết hợp những yếu tố trinh thám với những yếu tố lịch sử và văn hóa. Việc nhắc đến các sự kiện và nhân vật lịch sử, các địa điểm nổi tiếng của Việt Nam không chỉ làm cho câu chuyện trở nên phong phú mà còn giúp độc giả hiểu rõ hơn về văn hóa và truyền thống của đất nước.
Ngoài ra, tác phẩm cũng mang đến những thông điệp sâu sắc về tình người, lòng trung thành, và trách nhiệm. Nhân vật chính Kỳ Phương, bằng sự dũng cảm và quyết đoán, đã đương đầu với những nguy hiểm và thử thách để bảo vệ những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của dân tộc.
Trong khi đó, việc kết hợp các plot twist và tình huống bất ngờ giữa các nhân vật đã khiến cuốn sách trở nên hấp dẫn và không thể dừng lại. Độc giả không chỉ được trải qua những trải nghiệm hồi hộp và kịch tính mà còn được khám phá sâu hơn vào tâm trí và tâm hồn của từng nhân vật.
Tóm lại, “Minh Mạng mật chỉ” không chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám đầy hấp dẫn mà còn là một tác phẩm văn học sâu sắc về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tác giả đã tạo ra một thế giới đa chiều, đong đầy những bí ẩn và ý nghĩa, để lại cho độc giả những ấn tượng khó quên và những bài học ý nghĩa về cuộc sống và con người. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Minh Mạng Mật Chỉ của tác giả Giản Tư Hải
► Đừng bỏ qua sách này nhé:
NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÓ THẬT
Kho báu của Vua Minh Mạng được phát hiện lần đầu tiên vào thời Vua Thành Thái. Năm Thành Thái thứ 11 (1899), Khâm sứ đại thần Boulloche sau khi nhận được tin báo của Hoằng Trị quận vương Hồng Tố nói đời vua Minh Mạng và Thiệu Trị có chôn nhiều vàng trong Đại công nội. Đúng như dự đoán, hầm vàng được Khâm sứ đại thần Boulloche tìm thấy không phải là hầm vàng duy nhất. Mười sáu năm sau, năm Duy Tân thứ 9 (1915), một hầm khác được phát hiện. Trong quá trình đào đất sau cửa Tường Loan để sửa chữa đường nước trong khuôn viên Đại nội, toán thợ chạm phải hầm vàng, một số phái viên của Bộ Công đã trình lên triều đình.
Trong các tài liệu nhà Huế học Phan Thuận An sưu tầm được thì bộ sách Đại Nam nhất thống chí (tập Kinh sư), Đại Nam thực lục và Đại Nam Điển Lệ có nhắc đến kho báu của triều Nguyễn dưới thời vua Gia Long, gọi là Nội Đồ Gia, được thiết lập ở phía tả của Hưng Khánh thuộc Tử Cấm Thành, qua năm đầu thời Minh Mạng được đổi tên là Nội vụ Phủ. Năm 1836, kiểm kê cho thấy hầm chứa vàng bạc ở kho này đã chứa đến 200.000 lượng vàng, bạc. Đến năm 1838, kho vàng bạc này được vua Minh Mạng cho di dời và chỉ các đại thần thân cận như Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên mới được chỉ định đến giám sát. Nơi kho báu này dời đến được cho là khu vực bên trái Hoàng thành (tức khuôn viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ngày nay).
Đến năm 1915, liên tiếp hai hầm bạc khác được tìm thấy trong Đại nội. Trong đó, một hầm khi đào lên kiểm biên phát hiện có đến 60 hòm gỗ với 10.000 hốt bạc và nhiều bia đá khắc chữ. Hầm bạc thứ ba thì được phát hiện khi những người thợ thi công đụng phải phiến đá lớn tại khu vực cửa Tường Loan.
Như vậy theo chính sử nhà Nguyễn, đã có ba lần tìm thấy hầm vàng, bạc thời vua Minh Mạng. Cả ba lần tìm kiếm kho báu ấy đều có sự hiện diện, giám sát chặt của người Pháp.
Câu chuyện kho báu Minh Mạng càng trở nên phức tạp hơn khi giặc Pháp bắt được vua Hàm Nghi với tấm bản đồ vẽ vội những nơi chôn cất vàng bạc mà theo sử sách lên tới 950 thùng vàng được chất lên hàng chục chuyến xe di tản khỏi kinh thành khi thất thủ tháng 7/1885. Con số chính xác như vậy không phải là truyền miệng mà là tư liệu của nhà truyền giáo Pháp Henri De pirey viết trên tạp chí Bulletin des amis du vieux Hue 1914.
Cuộc khai quật kho báu dưới lòng Đại nội Huế 100 năm sau cua người Việt.
Sự kiện diễn ra vào mùa Đông năm 1988. Theo nhà Huế học Phan Thuận An: “Lúc bấy giờ, một số cán bộ có thẩm quyền của Bộ Nội vụ (cũ) vào Bình Trị Thiên (cũ) phối hợp với Sở Nội vụ và Tỉnh ủy để cho đào. Dĩ nhiên, mọi việc đều được tiến hành trong vòng bí mật. Một góc của Tử Cấm thành bị phong tỏa và được canh gác kỹ lưỡng. Lực lượng đào gồm khoảng 10 người thuộc lực lượng trinh sát chính trị và kinh tế của Sở Nội vụ Bình Trị Thiên đóng tại Huế. Chính những người đào cũng chẳng được cho biết mình đang đào tìm gì, cứ nghĩ rằng có lẽ việc đào bới tìm tòi này liên quan đến một vụ án chính trị hoặc kinh tế nào đó. Hoặc đào hầm vũ khí chôn giấu từ trước năm 1945”.
Cũng theo nhà Huế học Phan Thuận An. “Trước hết, lực lượng tìm kiếm đào thám sát ba hố gần bờ hồ và gần một gốc cây đại thụ nằm không xa chân tường, phía trong của Tử Cấm Thành. Sau khoảng ba tuần đào bới thấy được một viên đá có hình thù và diện mạo hơi lạ, cỡ lớn hơn viên gạch. Nó nằm ở bậc thềm xây để bước xuống một cái hầm nay đã bị lấp. Trên mặt viên đá có một dấu vết khả nghi. Người ta đoán rằng có lẽ đó là chữ Hán viết thảo[*] để cho biết kho vàng nằm ở đâu. Viên đá được đem về Sở Nội vụ rồi dùng xe chở đi nhờ nhà sư ở các chùa và các vị túc nho[*] ở Huế đọc chữ Hán ấy. Tất cả các vị đều không nhận ra là chữ gì. Viên đá được đem về Phòng An ninh kinh tế của Sở Nội vụ đặt vào tủ kính kèm theo hồ sơ nói về lai lịch và kích thước của nó. Sau đó mấy tuần, Sở Nội vụ thông báo và mời Công ty Quản lý Di tích lịch sử và văn hóa Huế sang nhận viên đá về để nghiên cứu.”
Gần đây, viên đá bí ẩn kia không thuộc những cơ quan đó nữa. Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: “Vì một số lý do, chúng tôi không thể cho người ngoài tiếp cận viên đá đó nữa. Nó chỉ dùng để phục vụ vào mục đích nghiên cứu của các nhà chuyên môn.”
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này chưa có cơ quan chuyên môn nào công bố những kết quả nghiên cứu di vật đó. Phần còn lại thuộc về nhận định của những người quan tâm. Một nhà Huế học có nhiều năm nghiên cứu di sản Huế nói hòn đá đó đang nằm trong két sắt của Bộ Quốc phòng. Có người khẳng định rằng nó được một cơ quan tình báo nước ngoài phái người sang đánh cắp rồi mang ra khỏi biên giới để giải mã từ lâu. Lại có vài nhân vật khả tín thuộc hậu duệ Hoàng gia đinh ninh rằng nó được một hội kín có từ thời Minh Mạng đã kịp thời thu hồi manh mối này đi cất giấu trong một ngôi chùa cổ đâu đó quanh thành Huế. Giả thiết thứ ba này nhiều điểm khớp với truyền thuyết hội kín Đạo sĩ cơ mật được thành lập bởi Cơ mật viện dưới thời Minh Mạng để đảm trách bảo vệ lăng mộ và kho báu vương triều kéo dài suốt hai thế kỷ nay.
—
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu ai đó có một đấu vàng chôn giấu dưới nền nhà hay ngoài vườn thì người đó cũng phải đánh dấu rồi ghi nhớ bằng cách nào đó để sau này còn dễ tìm lại, hoặc nếu không may người đó đột tử mà chưa kịp di chúc kèm sơ đồ thì phải có manh mối gì đó để con cháu sau này đào lên. Tương tự, nếu ai đó có một tài khoản ở ngân hàng thì người đó cũng có một tấm thẻ và mật khẩu nhận dạng chủ sở hữu. MẠNG Cũng với giả định như trên, nếu chẳng may người đó chết bất đắc kì tử nhưng không muốn đám con cháu chia chác tài sản mà muốn hiến tặng cho một nhân vật bí ẩn nào đó thì làm sao?
Cho dù với cách giữ tài sản truyền thống như chôn vàng hay hiện đại như gửi nhà băng thì chủ nhân luôn luôn nắm một thông tin cốt tử để sử dụng khối tài sản đó. Nếu đánh mất bí mật, người đó sẽ bị tước quyền sở hữu ngay tức khắc.
Quản lí một tài sản cá nhân khiêm tốn mà người đó phải lao tâm khổ tứ như vậy, thử hỏi bảo mật một kho báu vương triều lên đến hàng tỉ đôla thì triều đình phong kiến xưa kia phải cân não đến mức nào? Thế nhưng rất hiếm kho báu lớn trong lịch sử được tìm thấy bởi hệ thống bảo mật siêu việt đi kèm những thế lực âm binh lẫn dương binh đang ẩn mình đâu đó chờ đợi những kẻ săn tìm kho báu.
Tóm lại, kho báu Minh Mạng là hoàn toàn có thật không cần phải bàn cãi hay đưa ra thêm bằng chứng gì nữa. Vấn đề là kho báu này hiện ở đâu và bao gồm những gì? Có lực lượng bí ẩn nào canh giữ hay không? Và làm cách nào để người ngoài cuộc chúng ta tìm thấy? Đây là những câu hỏi không dễ trả lời nếu không đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản trong một thời gian không hề ngắn. Thậm chí khi chúng ta phát hiện được manh mối khả tín thì việc tiếp cận kho báu không phải là chuyện của khoa học nữa mà phải là một lực lượng đặc nhiệm đủ mạnh để đương đầu với những thế lực giấu mặt dưới dạng một hội kín siêu phàm được hoàng đế Đại Nam lập ra chỉ để thực thi một sứ mệnh lịch sử duy nhất – bảo vệ kho báu hoàng gia.
Tác giả.