Lịch sử tư tưởng kinh tế – Các Nhà Sáng Lập

Lịch sử tư tưởng kinh tế – Các Nhà Sáng Lập

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Các nhà kinh tế học hiện nay đều có nguồn gốc của họ Kinh tế học là một khoa học trẻ tuổi. Những nhà sáng lập ra nó là những người cận đại, việc dạy nó thành một môn chuyên nghiệp chỉ mới khioảng một thế kỷ nay.
Năm 1795, Quốc ước lập ra một chức giáo sư về kinh tế chính trị học ở Trường Sư phạm, chức đó được giao cho Alexandre Vandermonde. Nhưng theo một lời đồn về lịch sử, chính J-B. Say là người khai trương thật sự của việc giảng dạy kinh tế học ở Pháp với giáo trình của ông ở Athénee (A-v- tê-nê) năm 1815-1816, rồi ở Trường Đại học Quốc gia về kỷ thuật và nghề nghiệp năm 1819; Say còn được xác nhận năm 1831 với việc bổ nhiệm ông vào College de France. Chỉ dến năm 1877 nước Pháp mới mở rộng các chức giáo sư Kinh tế học ra tất cả các khoa Luật trong nước.

Không có sự nhập môn nào về kinh tế học tốt hơn việc lướt qua lịch sử các tư tưởng kinh tế. Cách đi ấy cho phép ngược lại nguồn gốc của các khái niệm; nó đem lại cho người ta cả nguồn gốc lẫn cách sử dụng các khái niệm đó. Bằng cách đó mỗi người có thể tìm thấy những nhà sáng lập ra dòng họ tư tưởng của mình.

“Lịch sử kinh tế học chứng tỏ rằng các nhà kinh tế học, giống như mọi người khác, đều tưởng bong bóng là đèn lồng và tưởng mình nắm đưọc chân lý, nhưng thật ra tất cả những gì họ có đều dẫn tới cả một loạt những định nghĩa hay những phán xét phức tạp về giá trị được ngụy trang thành-những qui tắc khoa học. Không có cách trình bày nào khác hơn việc nghiên cửu lịch sử kinh tế học , nó đem lại phòng thí nghiệm rộng lớn nhất để có được một sự khiêm nhưòng cần thiết về phưong pháp luận đối với việc tìm hiểu những thành tựu thật sự của kinh tế hợc. Ngoài ra, đó còn là một phòng thí nghiệm mà mỗi nhà kinh tế học mang theo mình, dù có ý thức hay không ( ) Cần hiểu rõ những gì mình thừa kế được còn hơn là tưởng tượng ra một di sản bị giấu kín ỏ một góc tối nào đó và ở một thử tiếng nước ngoài nào đó”.
M. Blaug, tư tưởng kinh tế, Económica, 1987.
Thứ tự xuất hiện của các nhà kinh tế học lớn là rất có ý nghĩa. Mỗi người có những quan hệ với những người đi trước nào đó, dưới dấu hiệu tiếp nối hay đoạn tuyệt Mancur Olson thừa nhận một cách rõ ràng món nợ trí tuệ của mình đối với những nhà lý luận đi trước :
“Tôi có thói quen dẫn lời Newton nói rằng nếu ông có thể nhìn thấy xa hơn những ngưòi khác, thì đó là vì ông đứng lên trên vai của những vị khổng lồ. Nếu Newton đã có thể nói như vậy vào thế kỷ XVII, thì chắc chắn nhà kinh tế học hôm nay cũng chỉ có thể tự coi mình đứng ở vị trí ấy, cho dù tầm hiểu biết cá nhân của mình rộng lớn tới mức nào. Thật ra, anh ta là kẻ kế thừa của một số nhà tư tưởng thiên tài được thừa nhận, như Smith, Ricardo, Mili, Marx, Walras, Wicksell , Marshall và Keynes, cũng như hàng trăm người thông minh, cả nam lẫn nữ, đã tạo ra một công trình quí giá. Trên thực tế, nếu các vị khổng lồ của kinh tế học đã tự mình đứng lên trên vai những ngưòi tiền bối của họ, thì nhà kinh tế học hôm nay cũng đứng trên đỉnh cao của một kim tự tháp mênh mông của những tài năng”.
Vinh quang và suy thoái của các dân tộc, Bonnel, 1983.
Các tư tưỏng kinh tế là những chân vòm ở trên hiện thực Các tư tưởng kinh tế của quá khứ không phải chỉ là để cho các nhà kinh tế học tương lai tập sự, chúng còn tác động tới hiện thực bằng hai kênh :
– Các tác nhân kinh tế thường xuyên có một tác động dự báo và tiên đoán. Chỉ cần một dự báo đáng lo ngại được đưa ra là các tác nhân kinh tế tác động dự báo theo đó, bằng cách ngăn cản nó xuất hiện hoặc, trái lại, tạo thuận lợi cho nó được thực hiện.

Có thể bạn thích sách  Phương Thức Dẫn Đầu Thị Trường

– Việc nghiên cứu những vận động của thị trường chứng khoán hay những cơ chế lạm phát cho thấy rằng các khoa học kinh tế phải tính đến những ý kiến kinh tế hàng ngày của các tác nhân Thông tin và những tri thức kinh tế có thật hay giả định tác động tới hiện thực như vậy – “Cai trị là lựa chọn” : những người cai trị phải có một thứ khuôn đọc về kinh tế để hành động : “Những tư tưởng đúng hay sai của các nhà kinh tế học và chính trị học có một tầm quan trọng lớn hơn điều ngưòi ta thường tưỏng. Nói đúng ra, thế giới gần như chỉ được hưóng dẫn bởi những tư tưỏng đó. Những người hành động nào tưởng mình thoát khỏi những ảnh hưởng của các học thuyết thường là những kẻ nô lệ của một vài nhà kinh tế học của quá khứ Những người cầm quyền sáng suốt tự cho mình noi theo những tiếng nói thương giới thật ra đều chắt lọc từ những không tưỏng nảy sinh trước đó vài năm trong đầu óc của một nhà soạn giáo án nào đó”.
J. M. Keynes, Lý luận chung về sử dụng lợi tức và tiền tệ, 1936.