Suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, giáo dục và khoa cử Nho học giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nhân cách, rèn giũa tài năng cho biết bao con người, bao vị quan, trong đó, nhiều người về sau trở thành nhân tài, đem hết tài năng, trí tuệ phụng sự triều chính và đốt nước; nhiều người trở thành niềm tự hào của gia đình, trở thành “biểu tượng” của làng xã…
Một trong những đặc điểm nổi bật trong truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhiều vùng quê Việt Nam, những người đỗ đạt thường tập trung trong một số gia đình, dòng họ, nên gọi là các gia đình, dòng họ khoa bảng, từ đó làm hình thành các làng khoa bảng.
Làng khoa bảng là làng của các cộng dồng dân cư người Việt ở nông thôn (chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc bộ) có nhiều người đỗ đạt cao qua các kỳ thi của Nhà nước phong kiến.
Theo tiêu chí, có 10 người trở lên đỗ đại khoa thì sẽ được công nhận là “Làng khoa bảng” nên trước đây con số “Làng khoa bảng” trên cả nước là 23. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có những tư liệu điền dã tin cậy, đặc biệt là tư liệu của PGS.TS Bùi X uân Đính cho thấy một số tài liệu trước đây đã có những sự nhầm lẫn) giữa làng và xã nên con số “Làng khoa bảng” là chưa chính xác. Cụ thể các làng như: ội Duệ, Vọng Nguyệt (Bắc Ninh), Thượng Yên Quyết (Hà Nội) không đủ số lượng 10 vị đại khoa.
Bởi vậy, hiện nay thực tế trên chỉ có 20 làng khoa bảng tiêu biểu được ghi nhận, là những làng có từ 10 người trở lên đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên):
Thành ph ố Hà Nội có 6 làng: làng Đông Ngạc, Từ Liêm (20 người); làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì (12 người); Hạ Yên Q uyết, Từ Liêm (11 người); Nguyệt Áng, Thanh Trì (11 người); Phú Thị, Gia Lâm (10 người); Chi Nê, Chương M ỹ (10 người);
Tỉnh Bốc Ninh có 4 làng: Kim Đôi, Kim Chân, Bắc Ninh (21 người); Tam Sơn, Từ Sơn (17 người); Hương Mạc, Từ Sơn (11 người); Vĩnh Kiều, Từ Sơn (10 người);
Tỉnh Hưng Yên có 3 làng: Xuân cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang (11 người); Lạc Đạo, Vân Lâm (11 người); Thổ Hoàng, Â n Thi (10 người);
Tỉnh Hải Dương có 2 làng: Mộ Trạch, Bình Giang (36 người); N hân Lý, Nam Sách (11 người);
Tĩnh Thanh Hóa có 2 làng: c ổ Đôi, Nông cống (11 người); N guyệt Viên, Hoằng Quang, Hoàng Hóa (11 người);
Tỉnh Vĩnh Phúc 1 làng: Quan Tử, Sơn Đông, Lập Thạch (12 người);
Tỉnh Bắc Giang có 1 làng: Yên Ninh, Việt Yên (10 người);
Tỉnh Hà Tĩnh có 1 làng: Đông Thái, Tùng Ảnh, Đức Thọ (10 người).
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, biên soạn cuốn sách mang tên “Làng Khoa Bảng Và Danh Nhân Làng Khoa Bảng Việt Nam” này. Mỗi làng khoa bảng bao gồm phần giới thiệu sơ lược về làng và phần giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu của làng. Riêng phần “Một số danh nhân tiêu biểu”, ngoài một số vị đại khoa, chúng tôi đã mở rộng để giới thiệu những danh nhân không thuộc số người đỗ đại khoa nhưng lại có những đóng góp to lớn, mang lại danh tiếng cho làng như: Giáo sư Hoàng Minh Giám (làng Đông Ngạc); nhà văn Hoàng Ngọc Phách (làng Đông Thái); nguyên phi V Lan, danh sĩ Cao Bá Quát (làng Phú Thị); danh tướng Trần Nguyên Hãn (làng Quan Tử)…