Hướng Dẫn Ký Thuật Phiên Dịch Anh – Việt Việt – Anh

Hướng Dẫn Ký Thuật Phiên Dịch Anh – Việt Việt – Anh

Tác giả:
Thể Loại: Học Ngoại Ngữ
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

9ịch là một nghề nghiệp. Nghề dịch có hai ngành khác nhau rất cơ bản. Đó là dịch viết hay biên dịch (translation) và dịch nói hay phiên dịch (interpreting). Nếu chúng ta cho rằng dịch viết phải tầm chương trích cú thì dịch nói phải đủ ý và rõ ràng. Mỗi loại dịch lại có những tiêu chí riêng đối với người dịch. Chẳng hạn dịch viết đòi hỏi người biên dịch (translator) có khả năng khai thác tư liệu một cách phong phú và đa dạng thì dịch nói đòi hỏi người phiên dịch (interpreter) phải có trí nhớ tốt (good memory), đặc biệt là trí nhớ tạm thời (short term memory). Đồng thời mỗi loại dịch lại có một số kỹ thuật riêng để thực hiện nhiệm vụ dịch thuật.

Ngành phiên dịch có hai loại hình khá khác biệt: dịch đuổi (consecutive interpret- ing) và dịch song song (simultaneous interpreting).
Trong loại hình dịch đuổi, phiên dịch đợi cho diễn giả (speaker) nói hết một đoạn ngắn đủ nghĩa, dừng lại, rồi mới bắt đầu dịch. Cứ như vậy phiên dịch “đuổi” theo diễn giả cho đến hết cuộc nói chuyện.

Trong loại hình dịch song song, phiên dịch được trang bị tai nghe (headphone) để nghe diễn giả nói, nói đến đâu phiên dịch dịch đến đó. Đại biểu cũng thường dùng tai nghe (headphone, earphone) để nghe lời dịch, thông qua một hệ thống thiết bị dịch song song (interpreting facilities). Theo cách dịch song song phiên dịch có khi chỉ đi sau diễn giả một câu.

Hai loại hình dịch này không thể nói loại hình nào dễ hơn. Một phiên dịch dịch đuổi phải rèn luyện khả năng trình bày, diễn thuyết (presentation) trước đám đông, phải có trí nhớ tốt; còn phiên dịch dịch song song, mặc dù ngồi ẩn mình trong cabin nhỏ hẹp, không phải đối mặt với đám đông, nhưng lại phải rèn luyện phản xạ (response, reaction) thật nhanh, và lưu loát về ngôn ngữ.

Dù dịch theo hình thức nào đi chăng nữa, người phiên dịch đều phải thực hiện quy trình:
1. Nghe hiểu ngôn ngữ nguồn (SL)
2. Phân tích ngôn ngữ học và văn hoá 3. Diễn đạt lại bằng ngôn ngữ mục tiêu (TL).

Trong cả hai loại hình dịch người phiên dịch đều phải thực hiện quy trình này dưới một sức ép rất lớn, hoặc là do bối cảnh, hoặc là về thời gian.

Ngoài những yêu cầu trên, người phiên dịch còn phải rèn luyện phẩm chất cá nhân để có thể giữ được danh dự và uy tín, để có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp.

Bước vào nghề phiên dịch, người dịch phải thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ, gọi là ngôn ngữ làm việc (working languages). Yêu cầu chung là phiên dịch qua lại với tiếng mẹ đẻ. Có một số phiên dịch thông thạo hai ba thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ, và do vậy họ có được hai ba đầu vào (ngôn ngữ nguồn: source language, SL) và hai ba đầu ra (ngôn ngữ mục tiêu: target language, TL). Các phiên dịch của Liên minh Châu u (EU) phải thành thạo ít nhất là ba đến bốn thứ tiếng, một số phiên dịch tài năng có thể dịch được từ mười thứ tiếng khác nhau. Thường những người này chỉ dịch các thứ tiếng khác sang tiếng mẹ đẻ của họ.

Có thể bạn thích sách  Luyện Tập Hán Ngữ Tập 1

Đó là về ngoại ngữ. Về tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, nhiều phiên dịch của chúng ta còn non kém. Trước hết trong điều kiện làm việc với sức ép rất lớn về cường độ công việc cũng như về tâm lý, người phiên dịch thường gặp khó khăn về tiếng mẹ đẻ. Khi dịch, lời dịch nghe “tây” quá, và nhiều khi loanh quanh, mơ hồ, khó hiểu, theo kiểu “bây giờ chúng tôi đến, chốc nữa chúng tôi lại đi”, hoặc những câu mà lượng thông tin gần bằng không, như “nền giáo dục của chúng tôi là giáo dục lớp trẻ kiến thức”, hoặc những câu tối nghĩa như “Chúng tôi cũng biết có những điều không nên làm được làm”. Tất nhiên, nhiều trường hợp câu mơ hồ hay tối nghĩa xuất hiện vì người dịch không thực sự hiểu nội dung lời nói của diễn giả, hoặc cảm thấy ngờ ngợ về hàm ý của câu nói mà mình chưa đoán ra được. Tuy nhiên trong hoàn cảnh nào người phiên dịch cũng phải nói rõ ràng, ngay cả khi dịch sai (tất nhiên nên tránh trường hợp này) thì câu dịch cũng phải rõ ràng. Đấy là chưa nói đến những yêu cầu về văn phong tiếng mẹ đẻ. Do vậy ngay trong sinh hoạt hàng ngày, người phiên dịch cũng phải có ý thức sử dụng ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh, câu củ mạch lạc. Phiên dịch là phản xạ. Đã nói đến phản xạ, thông thường không có thời gian nghĩ, đắn đo về ngôn từ, có thế nào thì “bật ra” thế ấy. Một người hàng ngày quen dùng những loại câu cụt lủn, những ngôn từ “cẩu thả” thì khi vào dịch khó tránh khỏi những ảnh hưởng xấu, gây ấn tượng thiếu nghiêm chỉnh đối với người nghe, vì một lẽ đương nhiên, nghề dịch là nghề luôn luôn làm việc trong bối cảnh nghi thức (formal situations). Một câu nói đùa cũng mang tính nghi thức.Ví dụ: chúng đến phỏng vấn một chuyên gia phụ trách sản xuất của một công ty: Thưa ông, ông có ta thể cho chúng tôi biết công việc của ông là gì. Ông ta có thể bắt đầu câu trả lời bằng câu: Would you like to stay the whole day with me? (Thế các anh định ở đây với tôi suốt ngày chăng?), thì đây là câu nói đùa, nhưng vẫn rất nghiêm túc. Có lẽ rất ít có phiên dịch phải đối đầu với lối nói đùa “thô bạo”, hay “bậy bạ”.

Có thể bạn thích sách  Giáo Trình Lifelines 3

Nghề dịch cũng đòi hỏi cả chất giọng của người dịch. Vấn đề chất giọng ở đây không giống với tiêu chí dành cho một phát thanh viên truyền hình hoặc phát thanh, hoặc chất giọng của một diễn viên. Người phiên dịch không cần đổi giọng để thể hiện được nhiều vai diễn, không cần trầm trầm bổng bổng như đọc thơ. Chúng ta hãy xem sự đòi hỏi chất giọng rơi vào bình diện nào. Có một số người hàng ngày hay có “tật” nổi to.

thậm chí trong buồng tắm cũng nói to như khi đang ở trên đồng cỏ. Vậy trước hết phải rèn khả năng nói nhỏ nhưng vẫn rõ ràng, dễ nghe. Trên bàn làm việc hàng ngày nên có dòng chữ in màu đỏ, nét đậm: Nói nhỏ! Ngược lại có một số người hay nói “lí nhí”, nhất là phiên dịch nữ. Từ “lí nhí” bản thân nó đã bao hàm nghĩa “không rõ, không rành mạch, không đủ âm lượng”. Vậy trước hết hàng ngày hãy tập nói trước gương để “nhìn thấy” lời nói của mình, hãy tập đứng vào một góc nhà, nói cho cả nhà nghe một thông tin nào đó, hay tập đứng ở góc lớp nói chuyện với các bạn đứng giữa lớp. Yêu cầu chung về chất giọng phiên dịch là “nói có tình cảm”. Điều đó có nghĩa là giọng nói lúc to lúc nhỏ có chủ định.

Đi sâu hơn nữa về nghề phiên dịch, chúng ta thấy trong dịch đuổi cũng có ba loại hình thông dụng:
1. Dịch toàn bộ bài phát biểu (whole speech interpreting)
2. Dịch hội thoại (dialogue interpreting, community interpreting)
3. Dich theo đoàn (escort interpreting, cultural interpreting)

Còn một loại dịch nữa xuất hiện trong cả hai loại hình dịch đuổi và dịch song song, đó là dịch thẳng từ văn bản SL (sight interpreting)
Cả ba loại hình dịch nói ở trên đều có liên quan đến hai bên (parties) và người phiên dịch đứng giữa (immediate). Sự cần thiết của người phiên dịch là ở chỗ hai bên đều không tự vượt qua được “những hàng rào (barriers)” thuộc nhiều bình diện khác nhau. Những người ở các nước khác nhau đến giao tiếp (thông qua phiên dịch) giữa họ không phải chỉ có hàng rào ngôn ngữ (linguistic barrier), tức là họ nói các thứ tiếng khác nhau, mà còn nhiều rào cản khác nữa, như khối lượng kiến thức (bodies of knowl- edge) khác nhau, sự đào tạo (education) khác nhau, và nhất là xuất thân từ nhiều nền văn hóa (culture) khác nhau. Tất cả những điều đó dẫn đến phương thức tư duy (intel- lectual approach) khác nhau. (Chi tiết xem: Conference Interpreter Explained, 2002: 3). Đây mới chính là loại hàng rào mà người phiên dịch nếu không có sự chuẩn bị sẽ không vượt qua nổi. Chúng ta hãy thử tưởng tượng trong tình huống đoàn Việt Nam trong khi tiếp đoàn Anh nói rằng: “Nếu thống nhất được điều này thì đêm nay chúng ta có thể kê cao gối được rồi”. Nếu người phiên dịch dịch nguyên văn như vậy sang tiếng Anh thì đoàn Anh sẽ ngỡ ngàng không hiểu mình ám chỉ gì, vì đối với người Anh, muốn ngủ ngon phải có chiếc gối mềm (soft pillow), tức là lún đầu vào gối chứ không phải dùng gối cứng kê cao đầu lên.

Có thể bạn thích sách  Tiếng Nhật 10

Nhìn chung, nghề dịch chịu một thách thức rất lớn chính là ở điểm này, tức là khó khăn về giao tiếp (communication difficulties), trong đó có khó khăn về văn hoá như vừa nói ở trên. Khó khăn văn hoá có thể là những yếu tố bộc lộ (explicit), khi người nói, ví dụ người Việt (SL), nói đến những khái niệm chính trị (phong trào ba sẵn sàng, ba đảm đang), kinh tế (nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa), xã hội (nhà tình thương, quỹ tình nghĩa, người có công với cách mạng), những thiết chế (cục, vụ, viện), chức vụ (thứ trưởng, trưởng ban), những khái niệm không có tương đương trực tiếp (di-rect equivalent) trong cộng đồng TL.

Khó khăn văn hoá cũng có thể là tiềm ẩn (implicit), đó là cách tư duy, cách tiếp cận (intellectual approach) trước một vấn đề cụ thể. Ví dụ khi thảo luận biện pháp đào tạo của một dự án, phía Việt Nam yêu cầu phải trả tiền cho người đi học, một khái niệm phía Anh không hiểu được và không chấp nhận. Cũng xuất phát từ cách tư duy của một nền văn hoá người nói thường dùng cách diễn đạt khác với đối tác khác nền văn hoá với mình. Những lối nói understatement (I don’t think you’re right), hoặc hyperbole (I’ve in- vited millions of friends to my birthday party), hoặc irony (He stole a million dollars and died a month later) của người Anh ít khi dễ hiểu đối với người Việt.

Nói tóm lại, nghề phiên dịch không phải thuần tuý là quy trình chuyển mã (the transcoding process), mà thực sự là một sự kiện giao lưu văn hoá (a cross-cultural event) (Chi tiết xem: Translation Studies – An Integrated Approach, by Mary Snell-Hornby. John Benjamins Publishing Company. Amsterdam/Philadelphia. 1985/1995).

Người dịch trước khi bước vào nghề dịch cần được trang bị một cách đầy đủ về ngôn ngữ học, kiến thức chung, văn hoá nền, kỹ thuật dịch, sức khoẻ và nhất là đạo đức người phiên dịch. Thời hiện đại đã cho chúng ta một bài học: không nên bước vào một nghề mà không qua đào tạo. Bản thân từ “nghề” đã bao hàm ý “phải đào tạo mới làm được”.