Hồng Gia Quyền

Hồng Gia Quyền

Tác giả:
Thể Loại: Thể Thao - Nghệ Thuật
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Hồng Quyền đứng đầu năm phái quyền nổi tiếng ở Quảng Đông, ban đầu chỉ lưu truyền ở các vùng Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang và Thiệu Quang.
Theo lời kể lại, sau khi chùa Thiếu Lâm, ở Toàn Châu, Phúc Kiến bị quân nhà Thanh đốt, đệ tử Thiếu Lâm là Hồng Hy Quan bị bắt buộc phải lưu lạc ở Quảng Đông, ẩn náu ở Chùa Đại Phật, Quảng Châu. Một mặt người nhận đồ đệ dạy võ, một mặt tiếp tục hoạt động bí mật “phản Thanh phục Minh” (Chống nhà Thanh, khôi phục nhà Minh). Quyền thuật do ông dạy, người đời sau gọi là “Hồng Quyền”. Cũng có người nói Hồng Quyền là một loại quyền thuật được truyền bá trong dân gian trong cuộc đấu tranh “phản Thanh phục Minh”). Hồng Quyền lưu truyền trải qua hai ba trăm năm, ảnh hưởng không còn hạn chế ở một vùng Quảng Đông, một giải Phúc Kiến, Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô và Triết Giang đều có Hồng Quyền được truyền vào, trước sau nhau đôi chút, cho đến nay vẫn thịnh hành không suy.
Nội dung Hồng Quyền Quảng Đông bao gồm các hệ thống bước đi Thiết tiến quyền, Tam tiến quyền, Nhị long tranh châu, Dạ hổ xuất lâm…

Những hệ thống các bước đi tương đối cao có Ngũ hình quyền và Thập hình quyền. Thập hình quyền bao gồm hệ thống bước di long, xà, hổ, báo, hạc, sư (sư tử), tượng (voi), mã (ngựa), hầu (khỉ) và biểu (hổ nhỏ, cũng gọi là bưu). Quyển sách này giới thiệu Hồng Quyền là Hổ hình quyền trong Thập hình quyền, đó là hệ thống các đường quyền có nhiều tính truyền thống nhất và được lưu truyền rộng rãi nhất. Người biểu diễn trong các hình là Long Khang Đệ, lúc ấy đã gần 60 tuổi, ông 7 tuổi bắt đầu luyện đi quyền, đã từng là học trò của các bậc danh sư trong Hồng Quyền là Hoàng Quốc Long và Trần Phú Nam. Qua rèn luyện vài chục năm, tài nghệ sâu sắc, bản lĩnh đạt mức lão luyện. Năm 1979, ông được chọn làm đại biểu võ thuật tỉnh Quảng Đông, dự đại hội tham quan học tập võ thuật toàn quốc họp ở Thái Nguyên bài biểu diễn của ông được giải thưởng ưu tú.

Có thể bạn thích sách  Cờ Vua Nhập Môn

Hổ hình quyền là bắt chước động tác của hổ khi kiếm ăn, phối hợp với quyền pháp, chưởng pháp, thối pháp (bước chân) trong võ thuật rồi biên sắp lại mà thành.
Kết cấu hệ thống các đường đi chặt chẽ, động tác kiêm đủ nhanh chậm, vận dụng quyền, chưởng, kiều pháp tương đối nhiều, thối pháp tương đối ít. Thủ hình có quyền (nắm đấm), chưởng (đánh cả bàn tay), chỉ (ngón tay), trảo (móng vuốt). Bộ hình có tứ bình mã, đan chi mã và điếu mã.vv… Thủ pháp bao gồm khiêu xung, thôi, quải (móc), tiêu, tảo, cái, loát (vuốt), trảo và một tố trửu pháp (dùng cùi chỏ). Động tác hổ hình quyền bức độ (biên độ, khổ) nương đối nhỏ, chú trọng phương pháp đánh gần, bắt gần, hệ thống đường quyền tương đối dài, động tác lặp đi lặp lại tương đối nhiều, lộ tuyến rộng rãi mà đối xứng. Cùng một động tác mà xuất hiện cả tả thức, hữu thức, tả hữu khai cung, đó là đặc sắc của hệ thống đường quyền hổ hình này. Con người thường xuyên luyện hệ thống đường quyền này có thể làm cho chi thể (mình mẩy chân tay) nhịp nhàng, tăng cường thể lực, từ đó đạt mục đích làm cho thân thể khoẻ mạnh.

Học quyền, tập võ đều phải bắt đầu luyện tập từ những bài cơ bản, tuần tự tiến dần. Học Hồng Quyền cũng thế, luyện cơ bản bao gồm trang công (tục gọi là trát mã: tức là đóng cọc, đứng vững, trói ngựa), kiều công (dơ tay), yêu công (tập lưng) ba loại. “Chưa vào tập luyện, trước học trát mã” tức là rất coi trọng tính chất vững chắc của chân trong vận động, từ đó mà đảm bảo tính ổn định của phần trên cơ thể. Một chiêu, một thức trong đi quyền cơ bản chỉ hoàn thành sau khi hoàn thành động tác chân và đã ổn định. Rèn luyện tính ổn định của chân, luyện tập trang công là biện pháp chủ yếu. Khi luyện tập ngoài trang công tĩnh lặng, còn phải phối hợp các loại luyện tập biến đổi dạng trang, kiều mã hợp luyện. Đồng thời với việc huấn luyện tính chất ổn cố (bền vững) của thân thể phải rèn luyện sự nhịp nhàng phối hợp trên dưới.

Có thể bạn thích sách  Giải Mật Ngoại Hạng Anh

Kiều pháp là tên gọi chung của các động tác tay. Trong quyền pháp, xung, thôi, tảo, quải hoặc cánh, giá, bạt lan đều là những thể hiện cụ thể của kiều pháp. Kiểu thủ nhanh nhẹ mới có sức đánh mạnh mẽ, đồng thời lại đòi hỏi bộ pháp vững chắc, mới có thể chống đỡ và giải trừ sự công kích từ bên ngoài tới. Luyện tập kiều pháp có các phương pháp xung, bài tiên và sáp, cũng có thể luyện tập phối hợp các bộ pháp.

Eo (lưng) là then chốt trụ quay của hai bộ phận chi trên chi dưới của cơ thể người. Động tác lưng, chân tay có nhịp nhàng hay không, thường thường ảnh hưởng tới chất lượng động tác. Động tác lưng tay cứng nhắc, nặng nề, vụng về, đi đường quyền rõ ràng là sống sượng, nặng nề, vụng về. Phương pháp luyện tập động tác lưng nói chung có cúi trước, ngửa ra sau, nịnh yêu (vặn lưng), loát yêu (lách), v.v…

Luyện một đường quyền hay hoặc dở, có quan hệ đến nhiều nhân tố. Thủ hình (hình dáng tay), thủ pháp (phương pháp đánh tay), bộ hình (dạng bước đi), bộ pháp (phương pháp bước) vận dụng đúng yêu hay không, thân pháp (phương pháp vận động cơ thể), nhãn thần (thần của mắt) phối hợp thoả đáng hay không, tất cả những điều này là tiêu chuẩn để đánh giá việc rèn luyện biểu diễn hệ thống đi quyền. Phải sao cho người và mắt phối hợp đầy đủ, mắt chuyển động theo tay, cơ thể di chuyển theo bước đi, thần khí của mắt nên phối hợp với động tác, sao cho tay đến đâu, mắt đến đấy, nhất thiết chớ có nhìn ngang, nhìn ngược (mắt đã nhìn qua phía tả, lại trông sang phía hữu).

Có thể bạn thích sách  Cờ thế chọn lọc - Bách cục tượng kỳ - Tập 2

Vận khí phát thanh, lấy thanh trợ uy, là đặc điểm riêng của Hồng Quyền, hò hét phát thanh, cơ thể tăng khí thế hiện trường, làm cho người ta có cảm giác uy vũ hùng tráng. Giúp cho phát thanh có thể thổi ra khí tính trong phổi, điều chỉnh hộ hấp, động tác này có tác dụng tốt để cải thiện hệ thống hô hấp tuần hoàn.