Nội dung giáo trình gồm Bài mở đầu và 8 chương:
Chương 1 giới thiệu các đặc điểm của di truyền học vi sinh vật.
Chương 2 – Cơ sở phân tử của tính di truyền – trình bày khái quát về cấu trúc và tổ chức của các bộ gene vi sinh vật và các cơ chế truyền thông tin di truyền chủ yếu là ở sinh vật tiền nhân (prokaryote).
Chương 3 đi sâu phân tích các khía cạnh của các nguyên lý điều hoà biểu hiện gene ở vi khuẩn.
Chương 4 – Biến dị ở vi sinh vật – đề cập đến các quá trình biến đổi của vật chất di truyền ở các vi sinh vật (đột biến gene, sửa chữa DNA và các yếu tố di truyền vận động).
Chương 5 tập trung vào lĩnh vực di truyền học của các virus.
Chương 6 trình bày các nguyên lý của di truyền học vi khuẩn – tiếp hợp, biển nạp và tải nạp.
Chương 7 giới thiệu những hiểu biết mới có tính chất đại cương về di truyền vi nấm và vi tảo.
Và chương 8 tập trung trình bày các khái niệm, phương pháp và thành tựu của lĩnh vực công nghệ DNA tải tổ hợp – tạo dòng gene ở vi sinh vật, cũng như các ứng dụng của nguyên lý kỹ thuật di truyền liên quan vi sinh vật trong việc tạo ra các sinh vật biển đổi gene (genetically modified organisms = GMOs) và phỏng thích chúng vào môi trường.
Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi và Bài tập và Tài liệu tham khảo để bạn đọc tiện ôn tập và tra cứu. Và, trong chừng mực có thể, các thuật ngữ khoa học thông dụng được sử dụng bằng tiếng Anh hoặc chủ thích trong ngoặc đơn để giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet.
Giáo trình Di truyền Vi sinh vật và Ứng dụng do ThS. Hoàng Trọng Phản và TS. Trương Thị Bích Phượng – các giảng viên đang công tác tại Khoa Sinh học các trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học, Đại học Huế – biên soạn, với sự phân công như sau:
ThS. Hoàng Trọng Phán chủ biên với Bài mở đầu và các chương 1, 2,3, 6, và 8; TS. Trương Thị Bích Phượng biên soạn các chương 4, 5 và 7.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án Giáo dục Đại học Huế đã tài trợ cho việc biên soạn giáo trình trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục Đại học mức B.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt đến PGS. TS. Phạm Thành Hổ – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh đã dày công đọc bản thảo và cho nhiều ý kiến quý báu.