VẾT THƯƠNG / NỖI BẤT HẠNH VIỆT NAM
Ngô Thị Kim Cúc
(Đọc hai tập sách Đừng kể tên tôi và Tôi là con gái của cha tôi của Phan Thúy Hà)
Đó là bản “Tổng kết Chiến Tranh Việt Nam ”, viết bởi một nhà văn sinh năm 1979, bốn năm sau khi tiếng súng đã chấm dứt.
Cho tới nay, không ai biết đích xác con số tử sĩ của hai miền, và cả con số thường dân bị “ lạc đạn ” / bị giết cố ý. Phan Thúy Hà không thể gặp những người đã tử trận, cũng không có cơ hội gặp những sĩ quan cấp cao, cô chỉ có thể giáp mặt những người lính bình thường, để nghe họ kể về tuổi trẻ mình trong chiến tranh, và ghi lại…
Những mảnh ghép nhỏ bé, rời rạc, run rẩy và ngập ngụa nước mắt ấy, khi nối kết lại qua cả không gian lẫn thời gian, vượt qua ranh giới địch-ta suốt hơn hai mươi năm, bỗng hiển hiện chân dung cuộc chiến đã làm tốn hao bao giấy mực của nhân loại, gây ra bao tranh cãi, phân ly, và cho tới giờ – bốn mươi bốn năm sau khi đã kết thúc – vẫn còn bao câu hỏi chưa có lời đáp.
Có thể Phan Thúy Hà không hiểu hết vì sao cô tự nhiệm công việc này, nhưng rốt cuộc cô đã làm được điều mà chính cô không hề kỳ vọng : viết lời truy điệu cho những chinh phu / hiếu tử đã một đi không trở về, hoặc về với một phần xương thịt / tuổi trẻ quý giá đã bỏ lại chiến trường. Đó là trải nghiệm, mất mát lớn mà những người lính chẳng thể quên, chẳng thể nào nguôi nghĩ tới, trong phần đời còn lại của mình.
Việc lên đường, tham dự vào cuộc chiến của từng người lính có khác nhau, dù ở miền nam hay miền bắc. Có người tự nguyện bước vào chiến tranh với một lý tưởng, cũng có người bị buộc phải tham gia một cách miễn cưỡng. Thế nhưng khi ra trận, họ đều là người trực tiếp cầm súng, họ sẽ giết người hoặc bị người giết. Họ cảm nhận đầy đủ như nhau nỗi bi thương mà người lính phải đối mặt. Ở chiến trường, mạng sống con người chẳng là gì trước bom đạn. Ở đó, gia đình và quê hương tít tắp xa, tình thương yêu thì mù mịt đẩu đâu, chỉ còn đồng đội sẻ chia cùng mình cái chết và cả sự vô nghĩa… Những sự thật chiến trường quá khốc liệt. Những cái chết quá đơn giản như trêu đùa, như mỉa mai, như trừng phạt…
Tôi trong Đừng kể tên tôi (NXB Phụ Nữ, tháng 12/2017) là những người lính ra đi từ miền bắc. Ở phần đất ấy, người dân chỉ nhìn nhận chiến tranh qua tiếng gầm của máy bay Mỹ, tiếng bom, tiếng người bị thương kêu khóc hay tiếng kẻ sống gào thét trước cái chết của người thân.
Có những người lính lên đường ngùn ngụt lý tưởng. Lúc ở nhà, họ đã ăn đói để nộp thóc nuôi quân. Vào chiến trường, họ thường chiến đấu với cái bụng rỗng, nhưng họ vẫn là những người lính dũng cảm quyết tử, vì họ đã nuôi chí căm thù sâu sắc từ buổi ấu thơ.
***
‘Đừng kể tên tôi’ – sách về nỗi đau thời hậu chiến
Tác giả Phan Thúy Hà ghi lại những câu chuyện thật từ các cựu binh về vết thương thể xác và tinh thần của họ sau chiến tranh.
Phan Thúy Hà thuộc thế hệ cuối 7x, sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Chị là một cái tên mới trong làng văn Việt Nam dù đã có một số truyện ngắn, bài viết. Chỉ sau cuốn Đừng kể tên tôi, độc giả mới biết đến chị nhiều hơn.
Để viết cuốn sách, nữ tác giả dành thời gian đi dọc đất nước tìm gặp và ghi lại câu chuyện của những người may mắn được trở về từ cuộc chiến. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết thương trên thân thể và cả những vết thương lòng của lớp người một thời vẫn còn đó nỗi đau. Có một cuộc chiến tranh khác mà họ phải chịu đựng, lặng thầm với những di chứng trên thân thể, những đứa con của họ sinh ra không toàn vẹn bởi di chứng của chất độc da cam.
Đừng kể tên tôi là câu chuyện của 21 con người, 21 số phận với những câu chuyện do chính họ kể, mộc mạc đến xót xa. Đó là chuyện của người lính năm nào, lúc trái gió giở trời anh lên cơn động kinh, hô “xung phong” và chạy khắp làng khiến người nhà đuổi theo mệt nhoài. Bất hạnh là con trai anh cũng phát bệnh giống bố. Chuyện những cô gái trở thành vợ lính khi bước vào tuổi 20, ngày nhớ đêm mong chồng trở về. Thế mà ở nơi chiến tuyến, có những người lính trẻ không chết vì bom đạn. Họ chết vì đói, vì bệnh sốt rét, và cả bị thú dữ ăn thịt. Những nhân vật của Phan Thúy Hà đã kể cho chị nghe chuyện đời họ với yêu cầu giản dị: “Xin đừng kể tên tôi, vì so với đồng đội mười tám, hai mươi, mình được sống đến hôm nay, có con cháu vậy là may mắn rồi”.
Phan Thúy Hà đã góp thêm một đầu sách vào dòng tác phẩm Việt Nam thời hậu chiến với cách viết bám vào sự thật. Qua cuốn sách, tác giả muốn gửi đến những người trong cuộc, đến độc giả một thông điệp: “Không ai, không điều gì bị lãng quên”.
Hồng Vân
***
Tóm tắt
Cuốn sách Đừng kể tên tôi của tác giả Phan Thúy Hà là tập hợp 21 câu chuyện về những người lính Việt Nam đã tham gia chiến tranh. Các nhân vật trong cuốn sách đến từ nhiều vùng miền, lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: họ đã phải chịu đựng những nỗi đau thể xác và tinh thần do chiến tranh gây ra.
Những câu chuyện trong cuốn sách được kể lại theo lời của chính những người lính. Họ kể về những trận đánh ác liệt, về cái chết của đồng đội, về những di chứng của chiến tranh mà họ phải chịu đựng cả đời. Có người bị thương tật, phải sống đời sống tàn phế. Có người bị nhiễm chất độc da cam, khiến con cái sinh ra không được lành lặn. Có người sống trong nỗi ám ảnh về những gì đã trải qua ở chiến trường.
Những câu chuyện trong cuốn sách là những lời kể chân thực, giản dị nhưng vô cùng xúc động. Chúng cho chúng ta thấy được những nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra cho con người. Chúng cũng nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng hòa bình và không bao giờ được quên đi những hy sinh của những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.
Review
Cuốn sách Đừng kể tên tôi của Phan Thúy Hà là một tác phẩm văn học có giá trị. Tác phẩm đã góp phần làm phong phú thêm dòng văn học Việt Nam thời hậu chiến.
Cách viết của tác giả Phan Thúy Hà trong cuốn sách này rất giản dị, gần gũi. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, chân thành để kể lại những câu chuyện của những người lính. Điều này giúp cho người đọc cảm nhận được những nỗi đau của họ một cách chân thực và sâu sắc hơn.
Những câu chuyện trong cuốn sách được kể lại một cách chi tiết, đầy đủ. Tác giả đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và ghi chép lại những câu chuyện của những người lính. Điều này giúp cho cuốn sách trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn.
Cuốn sách Đừng kể tên tôi của Phan Thúy Hà là một tác phẩm văn học đáng đọc. Tác phẩm đã góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về những nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra cho con người.