Đứa con đi hoang trở về của André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh Tân ước.
Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp.
Qua Ngôi Nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối… André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.
Về tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)
Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.
André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.
Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái.
André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.
Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…
Mã hàng | 8936144200254 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | Phanbook |
Tác giả | André Gide |
NXB | NXB Văn hóa văn nghệ |
Năm XB | 2018 |
Trọng lượng (gr) | 100 |
Kích Thước Bao Bì | 12 x 18 |
Số trang | 68 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm bán chạy nhất | Top 100 sản phẩm Tiểu thuyết bán chạy của tháng |
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,… |
Đứa con đi hoang trở về của André Gide khởi nguồn cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh Thánh Tân ước.
Với một sự triển khai đa chiều, André Gide đưa vào đó bốn cuộc đối thoại, như một vở kịch bốn màn, kéo câu chuyện khỏi không gian của bản kinh giáo điều để nối kết với cuộc sống nhân gian vốn dĩ phức tạp.
Qua Ngôi Nhà và khát vọng tự do, chọn lựa phiêu lưu của tuổi trẻ và sự trở về kiếm tìm cứu rỗi nơi một con người đã nếm trải gió bụi lạc lối… André Gide mở ra các cảnh huống triết lý mà ở đó, có thể mỗi người đọc đều đã từng “nhập vai”.
Về tác giả ANDRÉ GIDE (1869-1951)
Là nhà văn Pháp; nhận giải Nobel Văn học năm 1947.
André Gide sinh ra tại Paris, trong một gia đình trung lưu theo đạo Tin lành. Cha là giáo sư Luật học, mất sớm. Gide lớn lên trong một không gian khá cô lập ở vùng Normandy, với sự giáo dục khắc kỷ của người mẹ.
Sau những chuyến du hành sang Bắc Phi (từ 1893-1894), ông rơi vào cuộc dằn vặt tinh thần khi nhận ra mình đồng tính luyến ái.
André Gide ấn hành tác phẩm đầu tiên năm 22 tuổi, có tựa: Những cuốn vở của André Walter.
Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Bọn làm bạc giả, Dưỡng chất trần gian, Kẻ vô luân, Trường học đờn bà,…
***
ĐỨA CON ĐI HOANG TRỞ VỀ – Review từ bạn Twineaquarius (Goodreads)
“Con người ta cần có một mái nhà nghỉ đầu trong đó. Kiêu căng nào! Con tưởng ngủ giữa gió lặng được sao?”
“Vì tôi đây sống trong vòng trật tự; cái gì khác với trật tự đều là kết quả của kiêu căng hoặc mầm mống của kiêu căng”
#Đứa_con_đi_hoang_trở_về #AndréGide
Lấy cảm hứng từ dụ ngôn Đứa con hoang đàng trong Kinh thánh Tân ước, André Gide viết Đứa con đi hoang trở về với góc nhìn đa chiều hơn những điều Kinh Tân ước đưa ra trong dụ ngôn. Gần gũi, thực tế và quan điểm của mỗi nhân vật trong dụ ngôn đều được André Gide thể hiện trọn vẹn qua bốn cuộc hội thoại giữa Đưa con đi hoang và gia đình.
Dụ ngôn Đứa con hoang đàng được ghi và để truyền giảng vào Thứ Bảy sau Chúa nhật II Mùa Chay, nhằm nổi bật lên Thông điệp Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện (trích wikipedia). Dụ ngôn không đề cao việc một người chăm chỉ ngoan đạo làm ăn, hết lòng vì “ngôi nhà” (người anh cả), mà để cao hành động quay đầu lại trong ăn năn hối cải thì sẽ được hưởng sự bao dung. Có lẽ dụ ngôn có khá nhiều điểm tương đồng với một xã hội đề cao nền tảng gia đình của người Châu Á.
Đối với tác phẩm Đứa con đi hoang trở về của André Gide, ngoài câu chuyện chính về sự trở về của Đứa con (Đãng tử), với bốn phân đoạn hội thoại giữa Đãng tử với Cha, Anh cả, Mẹ và Người em là câu chuyện của Đãng tử với quyết định ra đi, là cái nhìn của mỗi người với hành vi từ bỏ “ngôi nhà” của Đãng tử. Về phần này André Gide còn thành công hơn cả khi khiến mình phải suy nghĩ nhiều về hình ảnh Đứa con vì sao muốn ra đi, vì sao sống trong sự chở che của “ngôi nhà” nhưng anh lại quyết tâm từ bỏ, vì sao quãng đời từ bỏ anh lại quay về, và khi quay về điều gì khiến anh ăn năn hối hận với quyết định đó.
Mình cực thích phân đoạn hội thoại giữa người em và Đãng tử. Nó giống như sự tiếp nối, nhưng ở một phương diện trọn vẹn hơn. Ví như Đãng tử mang toàn bộ tài sản được chia cho để ra đi thì người em lại sẵn sàng “ra đi không có gì hết”, và chính vì như thế lại có khi hay hơn. Hình ảnh Đãng tử nhìn về Khu vườn nơi an nghỉ của họ hàng và Hình ảnh Người em kêu Đãng tử dìu ra khỏi cửa, mang theo “tất cả hy vọng của anh” thực sự khiến mình cảm động. Bởi mình cảm thấy giống như việc bao bọc được chuyển biến thành tin tưởng, như việc giao cho người ta cần câu chứ không phải con cá. Từ sự trở về của Đãng tử đến bước ra đi của người em là hai thế hệ, hai luồng tư duy hoàn toàn khác và tốt lên rất rất nhiều.
Thêm một phần nữa ấy là lời bạt của dịch giả Bửu Ý cũng quá ấn tượng. “Trở về là thất bại của đứa con đi hoang, nhưng là một thất bại động lòng người… Có ra đi, đến khi trở về, hắn mới biết mình không phải là người sinh ra cho những cuộc ra đi…Hắn bây giờ hy vọng cho người khác.”
Phải nói đọc Đứa con đi hoang trở về mới thấy đôi khi giá trị một cuốn sách không nằm ở việc thậy dày, thật nhiều trang nhiều chữ. Một cuốn sách cực mỏng, có khi chỉ cần 15p đọc nhưng lại mang đến quá nhiều tư tưởng hay ở trong đó. Đúng là đáng đồng tiền bát gạo mà!”
***
Image
Tôi vẽ lại đây, thể theo niềm vui thầm kín của mình, tương tự như ngươi đời thực hiện trên các họa bản tam bình, lời ngụ ngôn mà Đức Chúa Giêsu đã truyền thuật cho chúng ta. Mặc đôi đường hứng cảm sinh động lòng mình phân tán trà trộn vào nhau, tôi không tìm cách minh chứng một đấng nào vượt thắng tôi – mà cũng không minh chứng rằng tôi vượt thắng. Song le, nếu độc giả buộc tôi có lòng hiếu hạnh, cũng có thề độc giả sẽ không hoài công tìm kiếm lòng hiếu hạnh ấy trong bức tranh tôi, nơi đây khác nào người tặng tranh tại vị ở góc tranh, tôi đã phủ phục quỳ gối, đối diện với tên đãng tử, giống như nó, tươi cười mà mặt đầm đìa nước mắt.
Image
Đứa Con Phóng Đãng
Sau một thời gian vắng mặt lâu dài, mỏi mệt theo cao hứng nhất thời và chừng như đã qua thời luyến ngã, thằng con phóng đãng, giữa tình cảnh xác xơ mà hắn chọn tìm, chạnh lòng nhớ tới nét mặt cha, nhớ căn buống ấy, một căn buồng không chật hẹp, nơi mẹ đến lom khom trên giường hắn, nhớ khuôn viên tưới mát bằng nước chảy thông, nhưng bịt bùng, mà hắn luôn muốn thoát ra, nhớ người anh cả cần kiệm hắn chẳng hề yêu, nhưng người anh trong khi chờ đợi hiện còn nắm giữ phần của cải mà hắn vì phóng đãng nên không thể tiêu pha – thằng con nhìn nhận chẳng tìm được hạnh phúc mà cũng khó thể kéo dài lâu thêm cơn mê say này nữa mà hắn truy tầm đền bù lấp vào hạnh phúc khiếm khuyết.— Hỡi ôi! Hắn nghĩ, ví thứ ban đầu cha ta giận dỗi ngỡ ta chết mất rồi, e có lẽ, dù ta có tội đấy, người cũng hoan hỉ thấy lại ta chứ lẽ nào. Ôi! Về lại với người vô cùng bé nhò, vẩng trán ta gầm xuồng phủ đầy tro than, nếu ta cúi đầu trước mặt người, thưa gửi: “Lạy cha, con trót phạm tội nghịch ý trời ý cha”, ta sẽ xứ trí ra làm sao đây nèu người đưa tay nâng ta dậy, bảo: “Vào nhà đi con”, làm sao?… Thế là đứa con bắt đầu nhắm đường đi tới, thiện tâm từ tính.
Image
Khi khuất bóng ngọn đồi, đáo cùng hắn nhác thầy lớp lớp mái nhà khói tỏa, ấy là về chiều; nhưng hắn còn đợi bóng đêm hầu che đậy phần nào cảnh cùng xúc của mình. Hắn nghe ra xa xa giọng nói người cha; gối quỵ ngã: hắn vật mình lấy tay che mặt, bởi tủi hổ thấy mình tủi hổ, đành rằng hắn là con chính thức. Hắn đói; trong nếp áo bành tô thủng nát, còn đâu vỏn vẹn nẳm hạt dẻ ngọt bùi hắn quen dùng làm lương thực, giống y như đàn lợn con hắn chăn giữ. Hắn hình dung những đồ gia vị bữa ăn khuya. Hắn nhận ra mẹ đi tới trên thềm… Không kềm lòng được nữa, hắn chạy dốc xuống đồi, tiến vào sân nhà, con chó không nhận ra hắn, lên tiềng sủa. Hắn muốn ngỏ lời cùng bọn nô bộc, nhưng bọn này nghi ngại lánh xa, đi thưa báo cho chủ; đây ông chủ.
Có lẽ ông vẫn trông thằng đãng tử, vì ông nhận hắn ra ngay. Ông giang tay; đứa con trước mặt bây giờ sụp gối, và cánh tay bưng lấy trán, hô hoán cùng cha, hắn đưa bàn tay mặt hướng tới lòng ân xá:
– Lạy cha! Lạy cha, con phạm trọng tội nghịch ý trời ý cha; con không còn đáng được cha gọi tới tên; nhưng may ra, cầm bằng như đứa tôi tớ, tôi tớ mạt hạng, cha hãy rủ lòng cho con sống trong xó nhà…
Người cha nâng hắn dậy và vồn vã:
– Con của cha ôi! trời run rủi cho ngày con vể lại với cha! – và niềm vui sướng của người, rào rạt tràn lòng, chảy thành nước mắt; người cứ đẩu lên khỏi vầng trán con, người hôn lên đó, quay sang bọn gia nhân:
– Chúng bây đem chiếc áo nào đẹp nhất ra đây; đi giày vào chân cho cậu, đeo nhẫn quý vào ngón tay cậu. Chúng bây tìm trong các chuồng coi con bê nào béo nhất làm thịt; sửa soạn một bữa lạc yên, bởi đứa con trước kia ta bảo từ trần nay còn sồng.
Và vì tin đã lan truyền, người cha chạy đi, không chịu để một ai khác nói:
– Mẹ nó ơi, đứa con ta khóc thương đã được trả về cho chúng ta.
Niềm vui của hết thẩy mọi người dâng dậy tựa hồ khúc nhạc khiến người con trưởng đăm chiêu. Anh ngổi chung bàn ư, là bởi tại người cha mời mọc hối thúc anh buộc lòng anh ngói đây thôi. Mình anh giữa đông đủ thực khách, vì cho chí tên tội tớ hèn mọn nhất cũng được mời vào, anh để lộ vầng thiên đình thịnh nộ: đối với tên hối tội, cớ sao lẳm vinh dự thế này hơn là đối với chính anh, là kẻ chưa từng phạm tội? Anh chuộng trật tự nghiêm minh hơn tình yêu thương. Anh chịu ra mặt trong bữa tiệc, chẳng qua là vì, nhượng thằng em, anh có thể cho nó vui mượn một tối; phương chi song thân cùng hứa với anh ngày mai sẽ khiển trách tên phóng đãng và chính anh cũng sẵn sàng thuyết giáo nó nghiêm túc.
Các đuốc lửa thở khói lên trời. Bữa ăn đã tàn. Bọn gia đinh dọn dẹp xong. Bây giờ; trong đêm khuya không có lầy một hời thoảng vào trối dậy; ngôi nhà mê mỏi, người lại người, sẽ ngủ nghê. Song, bên trong căn buồng kê cận buổng tên phóng đãng, tôi biêt có một đứa con, thằng em nó, trọn đêm chí hừng sáng, sẽ không tài nào dỗ giấc.
Mời các bạn đón đọc Đứa Con Đi Hoang Trở Về của tác giả Andre Gide & Bửu Ý (dịch).