Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời là cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật đọc sách dành cho những người “có nỗi muộn phiền giống tôi trong quá khứ”.
“Tức là một cuốn sách hướng dẫn phương pháp đọc do chính người đọc sách chậm biên ra? Thế là như thế nào?” Bạn có cảm thấy lo lắng không? Trên thực tế, tác giả của những cuốn sách về đọc sách hầu hết đều là những người đọc rất giỏi. Có thể nói họ là những người có thể đọc sách với tốc độ nhanh mà không một chút hoài nghi về năng lực đọc sách của mình. Bởi vậy, giá trị của cuốn sách này nằm ở chỗ nó “viết về phương pháp khắc phục khả năng đọc sách kém”
Thực ra chúng ta đều có sẵn “quan điểm” khá vững chắc về việc đọc sách. Vậy nên, việc dành cho “hành động đọc sách” một vị trí, một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm chí là việc điều khiển được tốc độ đọc sách… tất cả đều nằm trong tầm tay chúng ta. Tất nhiên, những phương pháp hay bí quyết là rất cần thiết, nhưng trước đó, nếu thay đổi suy nghĩ thì dù có là ai, bạn cũng sẽ xây dựng được nền tảng cho việc đọc mỗi ngày một cuốn sách. Nếu làm được điều này, việc đọc sách sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ hầu như không còn cảm giác “phải cố gắng quá sức để đọc sách” nữa!
Chúng ta sẽ không bàn tới việc đọc sách giúp cho chúng ta thông minh hơn, làm việc tốt hơn hoặc có thể trở thành người giàu có… Cuốn sách này sẽ cung cấp những phương pháp hữu ích cho những người cảm nhận được niềm vui nguyên sơ khi đọc sách nhưng lại đang phiền muộn vì số lượng sách đọc được ngày càng ít và tốc độ đọc ngày càng giảm. Một người đọc một trang sách mất khoảng năm phút như tôi mà còn có thể cải thiện được tốc độ đọc của mình thì bất cứ người đọc sách chậm nào cũng có thể làm được.
***
“Tôi rất thích sách. Tôi muốn dọc rất nhiều cuốn nhưng lại không có thời gian đọc…”
“Có những cuốn tôi bắt buộc phải đọc để phục vụ công việc nhưng tốc độ đọc của tôi quá chậm…”
“Lượng sách tôi đọc giảm rõ rệt. Dù đã quyết tâm ‘hôm nay nhất định mình phải đọc’ nhưng mà lại buồn ngủ quá…”
Có vẻ như có khá nhiều người cảm thấy “mình đọc sách chậm” và buồn phiền vì điều đó. Tác giả của cuốn sách này cũng đã từng có nỗi muộn phiền vì điều đó. Và cuốn sách Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời này ra đời chính là để hướng dẫn kĩ thuật đọc sách dành cho những người “có nỗi muộn phiền giống tác giả trong quá khứ”. Cuốn sách này sẽ cung cấp những phương pháp hữu ích cho những người cảm nhận được niềm vui nguyên sơ khi đọc sách nhưng lại đang phiền muộn vì số lượng sách đọc được ngày càng ít và tốc độ đọc ngày càng giảm.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn:
CHƯƠNG 1: TẠI SAO BẠN ĐỌC SÁCH CHẬM?
Suy nghĩ của người đọc sách chuyên nghiệp
“Niềm tin” chung duy nhất của những người đọc sách chậm
Với những người có khả năng đọc hiểu và ghi nhớ trời phú thì chỉ cần một lần đọc kĩ là đủ để nhớ và nắm được nội dung cuốn sách. Thế nhưng phần lớn những người đọc sách lại là những người không thể nhớ được nội dung ngay trong lần đọc đầu tiên.
Thay vì chụp lại 100%, hãy chú tâm 1%
Nhiều người cho rằng “Đọc sách là việc sao chép lại một cách trung thực nội dung ấy vào não của mình” thế nhưng thật đáng tiếc, phần lớn các trường hợp, bạn sẽ quên hầu hết các nội dung mà bạn dự định sẽ đọc kỹ để ghi nhớ chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.
Vì vậy, hãy nhớ rằng
Giá trị của việc đọc sách không phải là chụp lại 100% những gì sách viết mà chính là việc gặp được 1% giá trị xứng đáng.
Rèn luyện để có thể “Đọc sách” giống như “Nghe nhạc”
Thưởng thức âm nhạc không phải là ghi nhớ mọi âm thanh, tiết tấu mà là tận hưởng một cách thoải mái cảm giác âm nhạc đang chảy trong cơ thể mình.
Giá trị nguyên sơ nhất của âm nhạc chính là thứ được sinh ra trong chính bản thân mỗi người sau khi nghe nhạc.
Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình để có thể “đọc sách giống như là “nghe nhạc”.
Đọc lướt là gì?
Đọc lướt là cách “đọc mà không có ý định tích trữ”, được biến đổi phù hợp nhất với thời đại chỉ chọn lọc những thông tin quan trọng trong biển thông tin rộng lớn.
Nếu bạn nghĩ rằng “cần phải đọc và nạp vào đầu cẩn thận” nhưng lại không cảm thấy thích thú cho lắm thì hãy “để sách chảy trong đầu”. Đó là một điều cực kì quan trọng. Hãy chỉ bắt đầu tích trữ khi đã vận dụng hết giá trị của sách.
CHƯƠNG 2: TẠI SAO BẠN KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỌC SÁCH?
Xây dựng thói quen đọc sách – Bước 1 “ĐỌC SÁCH VÀO GIỜ CỐ ĐỊNH TRONG NGÀY”
Xây dựng thói quen đọc sách – Bước 2 “ƯU TIÊN CHỌN NHỮNG SÁCH CÓ THỂ ĐỌC NHANH”
Xây dựng thói quen đọc sách – Bước 3 “LUÔN ĐỌC CUỐN KHÁC VỚI NGÀY HÔM QUA”
Nếu bạn muốn đi theo cách mà tác giả đã nói ở trên là “đọc vào một khung thời gian cố định trong ngày” thì hãy đọc vào buổi sáng. Thời điểm đặc biệt phù hợp là ngay sau khi tỉnh dậy. Sau khi mở mắt, bạn đừng ngồi dậy ngay, hãy nằm yên như thế và đọc sách trong khoảng 10 phút thôi. Chỉ thế thôi là đủ để giúp đầu óc hoàn toàn tỉnh táo và sảng khoái rồi.
Có một cách hỗ trợ để có thể thực hiện việc này hiệu quả hơn, đó là cài đặt chế độ báo thức trên điện thoại. Trường hợp muốn thức dậy và vận động vào lúc 7 giờ, hãy cài đặt báo thức như thế này:
Có thể bạn sẽ cảm thấy 10 phút thật quá ngắn ngủi, nhưng nếu chia nhỏ như thế này thì tính hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt. Ngược lại, nếu đột ngột quyết định “mỗi sáng đọc sách một tiếng” thì việc thực hiện sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vậy nên, chỉ cần 10 phút là đủ, miễn là “đọc mỗi ngày” cho đến khi việc ấy trở thành thói quen.
CHƯƠNG 3: TẠI SAO ĐỌC MÀ VẪN QUÊN
Đọc sách là hít thở
Những lí do chính dẫn đến việc không thể đọc sách
Chúng ta đều hít thở để sống. Nhưng nếu chỉ có liên tục thở ra hoặc liên tục hít vào thì bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy rất khó chịu. Đọc sách cũng giống hệt như vậy. Việc chỉ đọc sách giống như chỉ hít mãi vào do vậy sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt.
Vậy phải làm như thế nào mới tốt? Câu trả lời rất đơn giản. Nếu hít vào lâu quá gây khó chịu thì hãy thở ra. Nếu việc chỉ đọc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thì hãy thử đọc để viết xem sao.
Nếu có ý thức đọc xong để viết lại thì bạn sẽ thoát khỏi ám ảnh đọc để nhớ, nhờ vậy mà việc đọc sách trở nên vô cùng thú vị.
Phương pháp bỏ bớt những cách đọc lãng phí để đọc sách hiệu quả hơn
Phương pháp đọc sách hô hấp – Bước 1: CHỌN RA MỘT DÒNG THỂ HIỆN SỨC SỐNG CUỐN HÚT CỦA CUỐN SÁCH GỌI LÀ “DÒNG MẪU”
Sau khi đọc xong một cuốn sách, nhất định hãy đọc kĩ lại những trích dẫn đã ghi chép. Những mục này giống như phần khiến bạn rung động khi nghe một album nhạc, việc tổng kết lại những điều này giống như việc bạn đang tạo ra một “bản remix” yêu thích của chính mình vậy. Điều này giúp niềm vui khi đọc sách được nhân lên bội phần.
Phương pháp đọc sách hô hấp – Bước 2: CHỌN RA MỘT DÒNG GỌI LÀ “DÒNG TINH HOA”
Tác giả cuốn sách tâm sự:
Tôi có một câu được đăng tải liên tục trên web Wani Bookout thuộc WaniBooks là: “Thần sách chỉ ngụ trong một câu nói”. Tôi lên kế hoạch chọn lấy một câu tôi ấn tượng nhất từ mỗi cuốn sách. Dù là cuốn nào cũng nhất định có một câu mà bạn thấy ấn tượng nhất, hãy chọn ra câu ấy.
Việc viết tay lại câu ấy giúp bạn cảm nhận thêm sức hấp dẫn của việc “tình cờ tìm được câu nói ấy”. Hàng ngày trong công việc bạn đọc nhiều loại sách khác nhau, đọc liên tiếp từ cuốn này đến cuốn khác khiến bạn quên đi ít nhiều. Nhưng việc gặp gỡ và thưởng thức một dòng ấn tượng ấy thật sự rất thú vị.
Phương pháp hô hấp – Bước 3: ĐỌC LẠI NHỮNG MỤC ĐÃ GHI CHÉP VÀ CHỌN RA “MỘT DÒNG TÓM TẮT”
Bạn sẽ không thể nhớ toàn bộ những gì được viết ra trong một cuốn sách. Ngoài ra dù có bôi màu lại hoặc dùng bút chì gạch chân thì hiệu quả cũng không được như bạn mong muốn.
Thế nhưng nếu là một dòng tóm tắt thì có thể hạn chế được số lượng chữ, kể cả sau đó đọc lại thì chỉ cần nhìn qua là nhớ lại ngay được “cảm xúc của mình lúc đó.”
Hãy ghi chép “một dòng mẫu” vào một cuốn sổ tay hoặc một quyển vở, kèm theo ngày tháng, tên sách, tên tác giả, sau đó ghi lại “một dòng tinh hoa” và cuối cùng tóm tắt lại toàn bộ trong một đoạn khoảng 30-40 chữ.
Phương pháp hô hấp – Bước 4: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN THÔNG QUA VIỆC ĐỌC SÁCH
Để xác nhận lại số sách đã đọc, hãy đọc lại tóm tắt và trích dẫn đã được ghi chép của 12 cuốn sách đã đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Nếu bạn xem xét kĩ khuynh hướng đọc sách của mình, bạn sẽ nhìn ra “cuốn tiếp theo mình muốn đọc là cuốn nào” thậm chí còn có thể xác nhận lại cách suy nghĩ của bản thân thông qua những khuynh hướng ấy.
Phép thuật “viết tay” để tăng hiệu quả trích dẫn
Viết trích dẫn bằng tay sẽ giúp bạn nhìn ra “bản chất” vì:
CHƯƠNG 4: ĐỌC LƯỚT CŨNG CÓ QUY LUẬT
Những người đọc sách thoăn thoắt họ nhìn vào đâu
Có rất nhiều cách để đọc lướt, trong đó có khả năng tận dụng các “tiêu đề nhỏ” tạo ra sự khác biệt rất lớn. Có nghĩa là hãy nhìn vào tiêu đề nhỏ để quyết định xem mình có đọc phần này hay không.
Nói tóm lại, nếu sử dụng “tiêu đề nhỏ” để quyết định xem phần nào quan trọng thì sẽ nhanh chóng tìm ra điểm cốt lõi mong muốn trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy bạn sẽ loại bỏ được những phần mình cho là không quan trọng, còn những nội dung quan trọng sẽ hiện lên trước mắt.
Nội dung cụ thể của kỹ thuật đọc lướt
Bốn bước để tốc độ hóa
CHƯƠNG 5: GẶP SÁCH NHƯ THẾ NÀO? CHIA TAY RA SAO?
Phương pháp đọc nhiều 1 – Chọn sách
Phương pháp đọc nhiều 1 – Chọn sách
Phương pháp đọc nhiều 2 – Sở hữu sách
Phương pháp đọc nhiều 3 – Quản lí sách
CHƯƠNG CUỐI: NHỮNG ĐIỀU TÔI NHẬN RA TỪ KHI TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐỌC NHIỀU SÁCH
Ở chương này, tác giả viết về những câu chuyện của chính bản thân mình. Nếu biết câu chuyện của ông, có lẽ sẽ có nhiều bạn thốt lên rằng “Ồ, một người như vậy mà cũng có thể đọc nhiều sách được sao?”
Những câu chuyện ấy là những câu chuyện liên quan đến sách trong suốt cuộc đời tác giả, để rồi khi đã trải qua, ông đã rút ra rằng:
“Đọc sách vì một mục đích nào đó” thật nhàm chán!
Cho dù có sử dụng sách làm công cụ để “sống hết mình cho hiện tại” thì những điều thu được cũng không nhiều. Thay vào đó tôi mong muốn bạn tận hưởng toàn bộ quá trình đọc sách và nhấm nháp niềm vui ấy.
Thông tin tác giả: INNAMI ATSUSHI
Tác giả: Thái Hà – Bookademy
Mời các bạn đón đọc Đọc Nhanh, Hiểu Sâu, Nhớ Lâu Trọn Đời của tác giả Atsushi Innami & Chi Anh (dịch).