Di cảo Nguyễn Minh Châu

Di cảo Nguyễn Minh Châu

Tác giả:
Thể Loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

“Di cảo Nguyễn Minh Châu” không chỉ cho chúng ta thấy được phần nào một giai đoạn lịch sử với cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận của dân tộc cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về trách nhiệm nghệ sĩ của mình. Qua đây chúng ta còn hình dung rõ hơn về Nguyễn Minh Châu – một trong số những gương mặt nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới.

“Di cảo Nguyễn Minh Châu” gồm ba phần:

Phần I: Di cảo hầu hết gồm những ghi chép của ông từ những năm 1967- 1968, 1972-1973 trở đi. Đây là quãng thời gian xảy ra chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Khe Sanh…, bối cảnh mà sau này ông chọn để viết nên “Dấu chân người lính” và một số tiểu thuyết, truyện ngắn khác. Trong số này, lẻ tẻ một vài đoạn có thể đã được trích đăng báo, tạp chí nhưng để tiện cho độc giả có một cái nhìn trọn vẹn, NXB Hà Nội quyết định in toàn bộ.

Phần II: Nghề văn với những trăn trở, quan niệm và tâm sự của tác giả về nghề cầm bút và hầu như chưa từng được công bố. Đó còn là những suy nghĩ, nhận định về xu thế, tình hình văn học trong nước và trên thế giới được rút ra từ “Trang sổ tay viết văn” và từ cuốn sổ ghi chép cuối cùng (1987-1988) của ông. Những trang viết nối từ chiến tranh sang hòa bình – đặc biệt là những trải nghiệm của Nguyễn Minh Châu những năm cuối đời đã thể hiện sự thay đổi, chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của ông về mọi khía cạnh của nghề văn, từ đó dẫn đến những đột phá trong sáng tác của ông: “Cỏ lau”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”…

Có thể bạn thích sách  Không Lạc Lối Ở Birmingham PDF EPUB

Phần III: Riêng tư, là thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà văn. Ở đây tập hợp những trang viết mà chính ông đối thoại và đối diện với mình. Và cả những trang viết về một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông là gia đình, vợ con, anh em, bè bạn.

Hai mươi năm, đất nước nói chung và văn học nói riêng đã có nhiều thay đổi, nhưng Di cảo Nguyễn Minh Châu không hề cũ. Đọc nó, ta không chỉ như được sống lại với những trải nghiệm riêng về một thời đạn lửa; được đau nỗi đau sâu thẳm, tận cùng của con người trước sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh, mà còn được thấy những nỗ lực của một nhà văn đổi mới.