Đê Vít Copơphin Tập 1

Đê Vít Copơphin Tập 1

Tác giả:
Thể Loại: Tiểu Thuyết Phương Tây
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Năng lực làm việc kỳ diệu ấy kết hợp với cách làm việc có phương pháp đã đưa ông đến mọi thành công. Năm 20 tuổi, ông là phóng viên tốc ký chính thức ở Quốc hội cho tờ Tấm gương Quốc hội. Nhưng ông không thích Quốc hội. Cho đến hết đời mình, bao giờ ông cũng giữ thái độ khinh miệt đối với những bài diễn văn ồn ào nhưng rỗng tuếch, phù phiếm, không ích lợi gì cho xã hội. Ông tìm một diễn đàn khác.

Vào tháng 12 năm 1833, Tạp chí Nguyệt sản xuất bản một truyện ngắn dí dỏm mang tên Bữa ăn ở Popla Uônơ, và sáu tháng sau người ta bắt đầu thấy xuất hiện một bút danh mới là Bôdơ trên các tờ Tin tức buổi sáng và Tin tức buổi chiều với những bài . Những phúc hoa ngoài phố và Những phúc hoạ về Luôn đều. Đickenx phác hoạ những cảnh sinh hoạt mà suốt đời ông đã nhìn với con mắt tò mò nghịch ngợm nhưng trào lộng, chua chát. Dickenx đã tìm đường đi cho cái thiên tài khắc họa võ song của mình. Ông đã tìm được nó vào năm 1836. Nhà hoạ sĩ
Xâymơ muốn xuất bản một loạt tranh hài hước miêu tả.

những cảnh săn bắn, thể thao, cưỡi ngựa. Bức tranh có kèm theo một văn bản. Người ta đề nghị Bôdơ viết. Bodơ (bút danh của Đickenx lúc này) nhận, nhưng đề nghị thay đổi vài điểm: để tài sẽ do nhà văn chọn và đó là những cuộc du lịch của một câu lạc bộ, sẽ có hai mươi bốn trang văn bản với bốn trang họa và các tập giả một sĩ – linh. Quy chế này sau này thay đổi một chút, số trang chỉ chiếm hai trang, trái lại số trang bản tăng lên ba mươi hai trang. Nhưng nói chung, phần lớn sự nghiệp văn học của Đickenx, không chỉ Picných và Đêxit Copophin mà cả Nikouhi. Cả bé Đôvit, Cha con Đômbi, Ngôi nhà lạnh lẽo.v.v.. đã ra đời với bạn đọc dưới hình thức này. Quyển Đềvit Copophin chẳng hạn số 1 ra ngày 1 tháng 5 năm 1849 gồm 3 chương 1, 2, 3; SỐ 2 ra ngày 1 tháng 5 năm 1849 gồm 3 chương 4, 5, 6.v.V…. và ngày 1 tháng 2 năm 1850 hai số cuối là số 19 và 20 ra mắt gồm các chương từ 58 đến 64. Kỷ luật khe khắt ấy bắt tác giả phải viết dài là cho số nào cũng dài như nhau. Tác giả thường phải viết dài hơn quy định để khi in lên cắt bớt một số câu cho vừa. Trái lại có trường hợp viết ngắn hơn quy định, tác giả phải đi từ Pari về Luônđôn để bổ sung như trong số 6 của Cha con Đônbi.

Có thể bạn thích sách  Dịu Dàng Là Đêm

Tác phẩm Picých ra đời thành công to lớn. Số đầu ra 400 bản, số 15 tăng lên đúng 100 lần là 4 vạn bán. Đickenx từ nay có thể rời bỏ cái nghề phóng viên tốc ký trở thành nhà văn chuyên nghiệp, ông lấy Catørin Hogac con gái ông chủ bút tờ Tin tức buổi chiều, một người thán phục ông. Ông trở thành nhà văn lớn nhất nước Anh. Lúc này Đickenx 24 tuổi.

Cuộc đời của Đickenx từ đó sáng tác văn học phong phú và rực rỡ. Với tiểu thuyết “Những cuộc đời phiêu lưu của Olivo Tut (1838), Đickenx bước hẳn sang chủ nghĩa hiện thực phê phán. Ông phác hoạ cuộc đời của một cậu bé bị xã hội ruồng bỏ phải sống với bọn trộm cắp, và qua đó cuộc sống những người lạ “hạ lưu” của Luân đón được về lên với thái độ tố cáo xã hội. Trong tiểu thuyết “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu của Nicolat Nikon” (1839) ông miêu tả những phương pháp giáo dục học sinh man rợ và vạch trần thế lực của đồng tiền. Trong “Mactin Suzlouyt” (1844) viết sau khi sang Mỹ lần đầu, ông phê phán xã hội Anh và Mỹ. Từ 1843 đến 1848 xuất hiện những Chuyện kể ngày Chúa giáng sinh ở đây lần đầu tiên yếu tố cổ tích xen vào và ông kêu gọi lòng nhân từ, bác ái trong khung cảnh tàn nhẫn của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa.

Năm 1848, “Cha con Đombi” ra đời, bóc trần những tội lỗi của đồng tiền tư bản. Tài năng của ông đang lên đến độ trưởng thành cao nhất. Cuộc đời nghèo khổ đã lùi lại phía sau. Nhà văn danh tiếng, giàu có và tự tin ở mình nhìn lại quá khứ và viết tiểu thuyết tự truyện của mình trong một kiệt tác. Đó là “Đêvit Copoplin” (1849) – 1850).

Những thất bại của phong trào hiến chương ở Anh, những kết quả nửa vời của cuộc cách mạng 1848 ở lục địa châu u, cảnh nghèo khổ đã cơ cực ngày càng cơ cực của những người công nhân, những người lao động bình thường mà ông tin chắc là đạo đức hơn, cao quý hơn bọn quý tộc và giàu có đã thúc đẩy ông từ bỏ lợi tiểu thuyết phiêu lưu, vui nhộn để bước sang tiểu thuyết luận đề – xã hội. “Ngôi nhà lạnh lẽo: (1853) tố cáo chế độ pháp luật, “Thời gian khổ” tố cáo bọn tư bản công nghiệp. “Cô bé Độrit” tố cáo cuộc sống tù ngục. Thái độ trào lộng nhường chỗ cho châm biếm chua chát. Thiện cảm của ông hoàn toàn dành cho những người bị chà đạp, bị khinh rẻ. Nhưng cho đến cuối đời, ông cũng vẫn không sao hiểu được cái công lý của một cuộc cách mạng giai cấp công nhân. Những ảo tưởng mà ông tin với thái độ chân thành tội nghiệp bắt ông phải tự hoạ cho các tiểu thuyết của ông một kết thúc tươi sáng, xuất hiện dưới hình thức những nhà giàu nhân từ ( ) nhưng trong Olive Tuit, Nicolat, một thuyết bác ái toàn nhân loại, như trong Những chuyện kể ngày Chúa giáng sinh hay những cuộc phiêu lưu may mắn ở bên kia đại dương như trong Đêvit Copophin Nhưng những lầm lẫn ấy là dễ hiểu và dễ tha thứ vì con người Đickenx là con người của thời đại nữ hoàng Victoria, cái thời đại tư bản Anh hãy còn phát đạt, còn đủ sức chinh phục thế giới (“mặt trời không lặn trên đế quốc Anh”) và do đó, hòa hoãn nhất thời những mâu thuẫn nội bộ và đánh lừa con người ngây thơ và dễ cảm như Đickenx.

Có thể bạn thích sách  Bức Thư Tình Cuối

Nhưng cuộc sống văn học không phải là cuộc sống duy nhất của ông. Bản tính hoạt động, say mê nhiều việc cùng một lúc, ông làm chủ một tờ tuần báo, hoạt động chính trị, diễn kịch, làm việc từ thiện, đi du lịch. Ngoài ra từ năm 1858 Đickenx còn đọc những tác phẩm mình cho công chúng nghe để lấy tiền làm việc thiện. Từ đó, những việc đọc này trở thành bộ phận thường xuyên trong đời sống, nó làm cử tọa ngây ngất, làm ông càng gần với quần chúng nhưng cũng đồng thời làm cho sức khoẻ của ông, vốn dĩ đã kém, lại càng sa sút nhanh chóng. Và tất cả những hoạt động ấy diễn ra trong một hoàn cảnh gia đình lục đục, vì trái ngược với Đềvit, Đickenx hoàn toàn không thấy sự yên tĩnh trong gia đình. Sau hai mươi năm sống chung trong tình trạng cãi cọ thường xuyên, vợ chồng mỗi người một nơi, các con cũng chia đôi (Đickenx có mười đứa con) và Đickenx phải để các con đi ra nước ngoài, đứa thì đi Úc, đứa thì đi Trung – quốc, đứa thì đi lênh đênh trên đại dương để khỏi sống cuộc đời ngồi không ăn bám. Cuộc sống ấy chỉ có thể làm cho ông kiệt sức. Ông chết ngày 9 tháng 5 năm 1870 trong khi đang viết dở quyển tiểu thuyết. Bí mật của Edin Drut.

Đickenx có viết trong tờ di chúc của mình xin đừng dụng cho ông một đài kỷ niệm nào hết. Ông tin rằng mình sẽ sống trong lòng con tim người đọc và đó là muôn vạn đài kỷ niệm. Không có gì đúng hơn. Trong văn học Anh, không có ai dân tộc hơn, quần chúng hơn Đickenx. Không có ai mà tác phẩm được chờ đợi say sưa háo hức đến thế. Một giáo sĩ kể chuyện một người bệnh được rửa tội trước khi chết, chỉ chép miệng lắc đầu mà nói: “Lạy chúa! Dù sao thì ngày mai chuyện Picujch vẫn cứ được đăng tiếp ! Thực tiếc không được đọc nó”. Ngay khi mới được tạo ra nhân vật của ông đã được nhận ra ngay ở trong đám đông và người xem trao đổi, thư từ với ông về nhân vật. Cô Maosơ mà chúng ta bắt gặp ở chương XXII chẳng hạn là một nhân vật có thực. Ngay sau khi được miêu tả, mọi người đều nhận ra cô, đến nỗi cô phải viết thơ cho Đickenx yêu cầu ông miêu tả cô ta kha khá một chút và cấp cho có một kết thúc tốt.. Và như là thấy. Đíchken là nghệ thuật tuyệt mỹ nhất; đó là cái nghệ thuật làm mọi người thích thứ”. Tất cả mọi người từ em bé đến ông già đều thích thú Đickenx, và đều hiểu được Đickenx, đều tìm thấy ở những tác phẩm của ông những người bạn mà người ta có thể tin cậy và yêu mến. Đánh giá Đickenx, L.Cadamian nói: “Trong số các nhà tiểu thuyết Anh, Đickenx không phải là con người nghệ sĩ nhất, nhà tâm lý học tinh vi nhất, nhà hiện thực hoàn mỹ nhất, người kể chuyện quyến rũ nhất và lớn nhất”. Đúng thế, những người trí thức có thể thích một nhà tiểu thuyết khác hơn tùy theo sở thích riêng của họ về nghệ thuật, về tâm lý, về hiện thức hay về tài kể chuyện, nhưng nhân dân Anh hơn trăm năm nay trước sau vẫn chọn Đickenx vì ông là “dân tộc nhất, điển hình nhất và lớn nhất”. Và cần phải nói thêm cái tính dân tộc ấy không phải chỉ dành riêng cho nước Anh. Ở Liên-xô, ở Pháp, ở Đức, đâu đâu tác phẩm của ông cũng được ưa thích. Chỉ nói riêng quyển “Đêvit Copophin” thôi đã khiến cho nhiều tác giả viết hàng chục tiểu thuyết về tuổi thơ bị hắt hủi, về những cuộc phiêu lưu, của một đứa bé. Những chuyện này ít nhiều đều dựa vào khuôn mẫu của Đévit. Nó đã mở đầu cho một trào lưu văn học về thiếu niên. Nếu tham vọng lớn nhất của một nhà văn là được tín và được yêu thì trong tất cả các nhà văn, Đickenx là người đã thực hiện cái tham vọng ấy đến mức độ đầy đủ nhất.