Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Điểm B Trừ

Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Điểm B Trừ

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Sau khi phát hành cuốn Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước, mọi người thường hỏi vì sao tôi lại viết cuốn sách đó. Tôi trả lời rằng tôi viết sách để nhắc nhở bản thân mình làm theo những gì được viết trong đó. Và điều này gần như luôn có tác dụng. Bằng cách sử dụng những bài học của đạo Do Thái do chính mình nhắc đến trong cuốn sách, tôi đã không còn bao bọc thái quá, luôn lên sẵn lịch trình, nuông chiều và đặt những kỳ vọng cao ngút trời vào con cái – những thứ vốn là chuẩn mực của vùng Los Angeles, nơi tôi nuôi dạy hai cô con gái nhỏ của mình. Tôi rất rõ ràng và có chiến lược trong việc dạy bọn trẻ biết kính trọng cha mẹ, tôi cũng cố gắng tôn trọng các con bằng cách trân trọng cả tài năng lẫn khuyết điểm của chúng. Ngày nào tôi cũng nhắc bản thân mình nhớ đến câu nói trong đạo Do Thái rằng mọi bậc cha mẹ đều phải dạy con mình học bơi – tôi đã áp dụng triết lý này bằng cách để các con gái mình leo lên những thân cây thật cao, dùng những con dao sắc nhọn, nấu ăn với chiếc chảo nóng và tất nhiên, vì tôi sống ở Nam California, dạy chúng bơi, nhảy từ trên cao và lặn xuống những vùng nước sâu ngay từ khi chúng còn rất nhỏ. Khi tôi phát hành cuốn sách đầu tiên, các con tôi mới 9 và 13 tuổi. Tôi đã hoàn toàn tự tin khi nghĩ đến quãng thời gian chúng bắt đầu trưởng thành. Khi các con gái tôi bước vào tuổi mới lớn, tôi đã là một chuyên gia. Thật thế. Tôi là một nhà tâm lý học xã hội, có nghĩa rằng tôi được đào tạo bài bản để nhìn nhận các vấn đề liên quan đến cảm xúc trong từng bối cảnh văn hóa cụ thể. Chuyên ngành của tôi là nuôi dạy con cái và sự phát triển bình thường của trẻ. Tôi đã làm việc với các gia đình trong suốt 30 năm liền. Tôi hiểu về các học thuyết liên quan đến vấn đề cá tính hóa, tác động của tuổi dậy thì đến tính cách, nhịp điệu sinh lý hàng ngày phá vỡ giấc ngủ như thế nào và khao khát phiêu lưu mạo hiểm ở tuổi mới lớn(1. Tôi cũng ý thức rất rõ về tác động của nền văn hóa vận động nhanh chóng, đầy cạnh tranh, thô bạo cùng sự phát triển của công nghệ Internet đến việc phát triển nhân cách ở giới trẻ. Tôi cũng quan tâm đến việc trẻ mới lớn rất dễ bị tổn thương bởi sự lo lắng, thói quen ăn uống bừa bãi, tình trạng tự làm bản thân bị thương, sự thất vọng, các vấn đề liên quan đến học tập, lạm dụng thuốc. Tôi từng tưởng tượng rằng với những bí quyết liên quan đến chuyên môn cũng như tôn giáo, tôi sẽ dẫn dắt các con gái mình vượt qua tất cả những mối nguy hiểm thường thấy của tuổi mới lớn. Và khi bước qua ngưỡng tuổi đó, các con gái tôi sẽ trở thành những người có trách nhiệm, trưởng thành và có trách nhiệm với gia đình. Dưới sự hướng dẫn của tôi, chúng tôi sẽ có những mối quan tâm chung và những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Vòng quay cuộc sống thường nhật của gia đình tôi cũng sẽ trơn tru hơn khi giờ đây các thành viên trong gia đình đã cao lớn, thông minh, hợp nhau hơn và sáng tạo hơn. Điều đó đã không xảy ra Thay vào đó, khi các con tôi lớn hơn, tiến trình vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi bị bốc hơi hoàn toàn. Giờ đây, thế chỗ vào đó là những cuộc đấu tranh mạnh mẽ không ngớt về mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng ra: thức dậy (chúng không thể, đi ngủ (chúng sẽ không làm thế, các công việc lặt vặt (Mẹ! Con không thể làm việc đó được! Con phải tập với ban nhạc sau giờ học và ngày mai con có một bài kiểm tra quan trọng nữa!. Sự gọn gàng đáng yêu trong phòng ngủ của chúng đã biến mất, tàn tích do sự mù quáng của tuổi mới lớn với trang phục và cốc đồ uống vương vãi khắp nơi trên sàn nhà. Những bộ cánh xinh xắn của chúng bị thay thế bởi những thứ trông như rác rưởi vứt đi. Trong hầu hết các cuộc trò chuyện, chúng chỉ nói những câu có một âm tiết qua cánh cửa đóng sập hoặc hét vào mặt bố mẹ. Đôi khi trong ngôi nhà của chúng tôi có nhiều rắc rối và tràn ngập sự giận dữ đến mức tôi nghi ngờ bản thân mình liệu có phù hợp với vai trò làm mẹ hay không. Tôi thắc mắc không biết giờ đã quá muộn hay chưa. Có phải tôi đã khiến các con mình trở nên hư hỏng? Tôi nhắc nhở bản thân phải lựa chọn tranh đấu. Nhưng tôi nên lựa chọn cái gì đây, tôi tự hỏi. Có quá nhiều lựa chọn để tranh đấu. Tôi tự nhủ rằng tôi sẽ để chúng phạm sai lầm, một kiểu để bọn trẻ tự làm đầu gối chúng bị trầy xước ở tuổi mới lớn. Nhưng giờ đây lời khuyên này dường như quá ngây thơ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bị vướng vào những rắc rối thật sự lớn, điều đó có thể phá hủy vĩnh viễn điểm số, sức khỏe hay tương lai của chúng? Trong công việc, tôi đã giúp đỡ cho hàng trăm gia đình nhưng giờ tôi lại cảm thấy bất lực với chính gia đình của mình. Tôi thật sự tức giận, rối loạn và cảm thấy rất buồn. Nuôi dạy con trẻ đồng nghĩa với việc hàng ngày bạn được đắm chìm vào những tình cảm và cử chỉ dịu dàng: “Bố mẹ ơi, hãy nằm xuống với con… hãy đọc cho con nghe thêm một cuốn sách nữa đi… hãy ở lại với con cho đến khi con ngủ nhé!”. Giờ đây những tấm biển như thế này xuất hiện trên cánh cửa phòng của các con gái tôi: “Đừng làm phiền! Con nói mẹ đấy!”. Tôi đấy. Người đã thay những chiếc ga trải giường khi chúng ói mửa, người đã hát ru và khẽ đu đưa, đu đưa, đu đưa cho chúng đi vào giấc ngủ. Đừng làm phiền. Con nói mẹ đấy. Rồi tôi chợt bừng tỉnh. Tôi nhớ ra rằng mình là người theo đạo Do Thái. Khi các con tôi nhỏ hơn bây giờ, chính đạo Do Thái đã giúp tôi biến những vấn đề hàng ngày của việc nuôi dạy trẻ thành những khúc mắc thường nhật thiêng liêng. Nó nhắc nhở tôi rằng con cái là do Chúa cho chúng ta mượn và chúng ta chỉ đơn giản là những người phục vụ. Nó hướng dẫn tôi những nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng có sức mạnh về sự tiết chế, tán dương và thừa nhận. Đúng vậy, tôi đã nỗ lực gấp đôi để mang những nghi lễ của đạo Do Thái vào nhà mình. Tôi sẽ quay lại nướng bánh challah(2từ đôi bàn tay trần. Tôi sẽ nướng nó vào riêng tối thứ Sáu. Tôi hình dung ra cảnh mùi thơm của bánh sẽ len vào phòng các con gái tôi và giống như những vật cúng tế tại ngôi đền cổ thiêng liêng “để làm vui lòng Chúa”, chúng sẽ vui mừng và theo mùi thơm đi xuống cầu thang. Chúng sẽ dừng bước ở đầu cầu thang và mỉm cười trước bàn đồ ăn được bày biện đẹp mắt trong ngày Shabbat(3, háo hức tham gia vào một nghi lễ đã mang đến sự thống nhất trong gia đình và nâng cao đời sống tinh thần của chúng tôi trong rất nhiều năm. Chúng tôi sẽ thảo luận Ngũ thư Kinh Thánh(4về sự bình yên trong gia đình (shalom bayit, và với cảm giác khó chịu nhưng tràn đầy hy vọng, các con gái tôi sẽ hỏi liệu chúng có thể sửa chữa thái độ ương bướng, thiếu biết ơn và lười biếng của chúng như thế nào. Điều này cũng không xảy ra Buổi tối ngày thứ Sáu, sau khi các con giải thích rằng chúng quá bận và không thể dùng bữa tối Shabbat cùng chúng tôi được, tôi thấy mình trơ trọi bên cạnh chồng, ổ bánh trứng, nước nho cùng rượu, và dư thừa thời gian để suy ngẫm. Tôi quyết định rằng việc quay lại với đạo Do Thái vẫn có tiềm năng nhưng có lẽ tốt nhất là nên bớt chú trọng vào những nghi lễ của gia đình mà thay vào đó là tập trung củng cố những quan điểm tinh thần của riêng tôi. Một lần nữa, tôi tìm thấy sự thông thái vô cùng thiết thực từ những bài học cổ xưa trong đạo Do Thái. Tôi đọc lại một trong những câu chuyện về sự hình thành nên đạo Do Thái – câu chuyện về hành trình từ Ai Cập đến Vùng đất hứa. Tôi thường thấy chuyến đi này được miêu tả giống như thời kỳ mới lớn của những người theo Do Thái giáo, thời kỳ giữa “tuổi thơ” nô lệ và thời kỳ trưởng thành là những người làm chủ Vùng đất hứa, giờ đây tôi đã nhận thấy được sự giống nhau ấy với con mắt của người đang thực sự ở trong chuyến hành trình đó. Nhà tiên tri Moses(5đã phải chịu đựng suốt 40 năm khi dẫn dắt một đoàn toàn những người chỉ biết rên rỉ và phàn nàn. Bất cứ khi nào ông không để ý đến họ, dù chỉ trong một phút, họ cũng đều gây ra kiểu rắc rối vô cùng quen thuộc với các bậc cha mẹ có con đang ở độ tuổi mới lớn: nhét đầy thức ăn vào bụng, tôn thờ một vị thần không có thật, la lối om sòm. Khi ông cố giải thích với họ, họ lại mỉa mai ông: “Ở Ai Cập có thiếu mồ mả đến nỗi ngài phải đưa chúng tôi đến cái nơi kinh khủng, quá kinh khủng này không?”, họ hỏi ông như vậy. Họ đe dọa rằng họ sẽ nổi loạn. Họ rên rỉ và khóc lóc rằng họ ước mình lại trở thành nô lệ như trước. Những chú giải trong Kinh Thánh giải thích rằng mặc dù có một con đường tương đối nhanh và trực tiếp xuyên thẳng qua sa mạc nhưng Chúa trời cố tình dẫn Moses đi theo con đường vòng trong hàng thập kỷ. “Thời kỳ mới lớn” của người Do Thái phải đủ dài và khó khăn để nó thực sự có hiệu quả, để họ có được sự khôn ngoan và cuối cùng, để trưởng thành. Không có con đường tắt nào hết. Không có con đường tắt nào hết – đó là bài học dành cho các bậc cha mẹ mà tôi đã không nhận thấy. Chuyên môn về tâm lý học của tôi chẳng thể bảo vệ gia đình mình khỏi những thăng trầm khi có những đứa con bước vào thời kỳ mới lớn và không có gì phải nghi ngờ cả: Nuôi dạy con trẻ ở tuổi dậy thì luôn gặp nhiều khó khăn. Chuyện đó phải khó khăn. Do Thái giáo đã dạy chúng ta rằng thời kỳ chuyển tiếp khó nhọc của tuổi dậy thì là tất cả những gì được gọi là tzar giddul banim- nỗi đau khổ cần thiết khi nuôi dạy con cái. Từ công việc chuyên môn của mình, tôi biết phần lớn sự đau khổ này là do những công việc quan trọng mà bọn trẻ mới lớn làm khi chúng bắt đầu xa cách cha mẹ mình. Chúng đi xa và thiết lập nhân dạng riêng của mình, đồng thời chúng cũng mong muốn có cảm giác an toàn và thoải mái. Chúng chống đối lại quyền lực, vô thức khiến cha mẹ trở nên ít hấp dẫn hơn để có thể dễ dàng rời bỏ họ hơn. Chúng dính lấy bạn bè – những người cũng nguy hiểm và bất ổn như chúng vậy. Việc của chúng là chống đối cha mẹ, là phạm sai lầm để có được cảm nhận sâu sắc về đúng và sai, là từ chối bố mẹ để nhận thức hoàn chỉnh về bản thân mình. Chúng ta cần trải nghiệm “nỗi đau khổ cần thiết” này. Nếu cha mẹ không tôn trọng và đánh giá cao hành trình này, nếu chúng ta cứ khăng khăng (như tôi đã từng làmcố tìm một con đường tắt, nếu chúng ta không cho con cái thời gian chúng cần để than phiền, mắc những sai lầm ngốc nghếch và chối bỏ chúng ta, chúng sẽ không đến được nơi cần đến. Một lần nữa, tôi bắt đầu viết sách bởi tôi phải làm vậy, bởi tôi cần nhắc nhở bản thân mình phải biết yêu con đường gồ ghề và không bằng phẳng xuyên qua sa mạc của các con tôi. Tôi thấy cần quay lại với lời khuyên trong Do Thái giáo truyền thống là hãy đọc kinh hay cầu nguyện về lòng biết ơn ít nhất 100 lần mỗi ngày. Bạn buộc phải đọc kinh khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi vào nhà vệ sinh, trước khi ăn trái chín đầu tiên của một mùa, trước khi mặc quần áo mới. Thậm chí bạn cũng cầu nguyện khi những chuyện không hay xảy ra: “Cảm ơn Chúa vì đã thử thách phẩm giá tinh thần của con”. Tôi nhận ra rằng việc đọc kinh để vượt qua nỗi đau khổ cần thiết của sự chia cách trong thời kỳ mới lớn của con cái chúng ta cũng có thể là một hình thức rèn luyện tinh thần khôn ngoan cho tất cả các bậc cha mẹ. Không phải bởi chúng ta chấp nhận thái độ lạc quan sai lầm rằng “Mọi chuyện nhà tôi vẫn tốt đẹp” mà bởi sự đau khổ ấy chính là dấu hiệu cho thấy thời kỳ mới lớn của con mình đang diễn ra bình thường. Quan trọng là chúng ta phải hiểu được điểm đặc biệt trong sự phát triển ở thời kỳ mới lớn này, nếu không chúng ta sẽ thấy bị xúc phạm trước sự nổi loạn bình thường của con trẻ ở thời kỳ này. Vấn đề của các con khiến chúng ta lúng túng. Chúng ta chụp nhanh một bức hình của con trẻ trong giai đoạn hiện tại và lầm tưởng đó là bộ phim lớn của cả cuộc đời chúng. Chúng ta vướng mắc với con trẻ đến nỗi không thể lùi lại một chút, suy nghĩ thật sáng suốt và tỉnh táo dẫn đường cho chúng. Thay vì hướng các con đến những giá trị của Do Thái giáo như tự lập, tự kiểm soát, tiết chế và ca tụng Chúa, chúng ta lại đưa ra những lựa chọn thường nhật của mình dựa trên những nỗi sợ hãi do các phương tiện truyền thông sản sinh ra hoặc dựa trên quan điểm của chúng ta về những thứ trông đẹp mắt trên tờ đơn nộp vào trường đại học. Lời gợi ý rằng các bậc phụ huynh đang mất phương hướng nên nhìn nhận thời kỳ mới lớn là một điều may mắn của tôi có ý nghĩa nhiều hơn là một triết lý dễ nghe. Khi các con bạn còn nhỏ, chưa chấp nhận tôn giáo, bạn có thể làm thay công việc của chúng trong một thời gian. Điều đó có nghĩa là bạn nên nuôi dưỡng thái độ biết ơn và thay đổi quan điểm hơn là cố gắng kiểm soát con mình. Mỗi chương trong cuốn sách đều làm rõ những lời phàn nàn thường gặp ở trẻ mới lớn và cách xem xét lại nó thành một tín hiệu tốt của sự phát triển về tâm sinh lý hoặc tinh thần.