Đào Tấn Và Hát Bội Bình Định

Đào Tấn Và Hát Bội Bình Định

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Sau khi xuất bản cuốn “Nước Non Bình Định” thân phụ tôi có ý định viết tiếp về Hát Bội Bình Định
Trong Nước non Bình Định phản về hát bội tuy có nhưng rất đơn sơ.

Tư liệu về hát bội thân phụ tôi sưu tập được nhiều. Các bản tuồng có trên trăm gồm nhiều thể loại: Hán, Nôm và Quốc ngữ. Đa số là các bản chép tay của bà Đào Chi Tiên, bản đánh máy của bác Bửu Thủ và các bản in ở miền Nam. Ngoài ra còn có các bản bút ký của các bậc tiền nhàn như các cụ nghè Nguyễn Trọng Trị, Nguyễn Bá Huân có liên quan đến tuồng cụ Đào.

Những câu chuyện lý thú về hát bội Bình Định do các nghệ nhân, nhà lý luận về tuồng như các cụ từ Đặng Văn Thám, cụ tù Võ Kiếm và các cụ Tàu Sáu, Đoàn Phong, Nguyễn Dật, Mai Cao Lương. Trần Thiếu Du… và các nghệ sĩ tuồng như Cửu Vị, Bầu Chưu, Chánh ca Đông. Hoàng Chinh, Tư Cả. Thuỷ Triều … kể lại đều được ghi chép.

Năm 1960 thân phụ tôi bắt đầu viết về Đào Tấn đăng trên tạp chí Lành Mạnh ở Huề liên tiếp trong nhiều số.

Năm 1982 tập “Đạo Quanh Hy Trường” được hoàn tất và nơi trang đầu có ghi:

Những câu chuyện trong “Đạo Quanh Hỷ Trường” đây tôi đã thu lượm được từ thời thiếu tráng, trong hai khoảng thời gian sống nơi quê hương Bình Định, một khoảng từ ngày thơ ấu đến ngày ly hương vi sinh kể (1910 – 1930) một khoảng trong thời gian kháng chiến chống Pháp, tôi hỏi cư vẻ ở Bình Khê (1945 – 1954)
Chuyện mắt thấy ít hơn chuyện tai nghe.

Có thể bạn thích sách  Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn

Tôi được nghe các bậc tôn trưởng kể lại. Kể lại trong những lúc thân tâm người kề cũng như người nghe không bị cảnh phiền toái của đời sống hàng ngày chi phối. Cho nên tình tiết đưa ra được dồi dào và thu nhận được đầy đủ. Lắm chuyện mới nghe qua thì lạt lạt, dường chỉ có tính cách mua vui, nhưng xét kỹ thì ngậm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đã nhiều lần tôi định chép lại, nhưng “tay cầm viết đắn đo chẳng viết”.

Trong vài ba năm nay, tôi nhận thấy có một số anh em văn nghệ sĩ có ý muốn chấn hưng nghệ thuật hát bội và ra công nghiên cứu tuồng cổ. Nghĩ rằng những chuyện mình đã lượm lặt được chắc cũng có thể giúp ích cho bạn hữu tâm trong muôn một, tôi bèn thực hiện ý định trước đây, chép kỹ lại những chuyện tui còn nhớ,
Nhớ được bao nhiêu chép bấy nhiều và nhớ sao chép vậy.

Chép xong, viết mấy hàng này trình lên các bậc cao mình nhà chính

Nha Trang, mùa sen nở năm Canh Tuất (1982)
Năm 1986 vì lý do sức khoẻ nên thân phụ tôi giao cho tôi phụ trách hoàn chỉnh lại tập “Đôi Nét Về Đào Tấn” đã soạn năm 1960. Thân phụ tôi đã viết lời tựa cho tập này:
Tôi viết “Đôi Nét Về Đào Tấn” năm 1960 và đã cho đăng ở tờ Nguyệt San Lành Mạnh Huế, số 19, 20, 21, 22.

Trước khi gởi đăng báo, tôi gởi bản thảo cho bà Đào Trúc Tiên và Đào Chị Tiên xem. Hai bà rất hoan hỷ. Để thưởng công, bà Chi Tiên gởi tặng tôi năm bản tuồng: Tân Dã, Cổ Thành, Hộ Sanh, Trầm Hương, Diễn Võ của cụ Đào mà bà đã thuộc lòng và tự tay chép lấy, kèm theo bài thất tuyệt bằng chữ Hán diễn ra thơ Nôm:

Có thể bạn thích sách  Nhiếp Ảnh Toàn Thư Từ Máy Ảnh Đến Hình Ảnh

Huy hào châu ngọc thế nan tầm
Nhất khúc du dương ý tử thâm
Kim nhật hỷ phùng cao nhã khách
Thiên thu bất phụ cố nhân tâm.

Dịch nghĩa:

Hươi bút ngọc nhỏ giòng châu
Du dương một khúc dễ đâu mấy người
Mừng nay gặp khách chân tài
Nghìn thu chẳng phụ lòng người khi xưa.

Bà Trúc Tiên gởi tặng 1 thanh quế Thanh và hai xấp gấm, kèm theo một bức thư yêu cầu đừng phổ biến việc Bồi Ba và Đội Niên vì một lý do không tiện nói ra giấy mực.

Do đó mà việc Bồi Ba và Đại Niên không có trong những bài đăng ở Lành Mạnh.

“Đôi Nét Về Đào Tấn” của tôi không gây được tiếng vang trong văn giới. Không nhà văn nào tìm hiểu Đào Tấn, tìm đọc tác phẩm của Đào Tấn. Tuy vậy gặp được một bài thơ, một câu văn của Đào Tấn, nghe được một câu chuyện về Đào Tấn tôi vẫn thu nhặt và vẫn ghi chép để dành.

Trong mấy năm gần đây, Ty Văn hoá và Thông tin Nghĩa Bình ra công nghiên cứu về Đào Tấn. Tôi rất mừng. Để chứng tỏ rằng trong im vắng lòng mình vẫn không lãnh đạm trước những công tác văn học, tôi chuẩn bị bổ chính bản “Đài Nét Về Đào Tấn” cho được nghiêm túc thêm. Nhưng sức khoẻ không chiều theo ý muốn nên tôi bèn nhờ sự cộng tác của con trai là Quách Giao.

Dựa theo bản “Đôi Nét Về Đào Tấn” cũ của tôi, với những tư liệu tôi thu thập được khoảng sau này và dưới sự hướng dẫn của tôi Quách Giao soạn thảo bản mới song vẫn mang tên cũ vì bản mới tuy có phần phong phú hơn nhưng vẫn chỉ nổi lên đôi nét đại khái về thân thế cũng như về sự nghiệp văn chương của Đào Tấn mà thôi.

Có thể bạn thích sách  Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn

Đây không phải là một công trình biên khảo mà chỉ là những tư liệu chưa được phối kiểm chặt chẽ, mới được hệ thống hoá, thêm vào những ý kiến riêng, những nhận xét không tránh khỏi chủ quan. Tuy vậy chúng tôi làm việc với tấm lòng chân thành, kính cẩn đối với danh nhân với văn học. Chúng tôi không có ý định gì khác hơn là mong góp phần xây dựng nền văn học của nước nhà mỗi ngày mỗi thêm giàu thêm vững.

Quách Giao soạn thảo xong, tôi duyệt kỳ trở lại. Và sau khi sửa chữa những chỗ chưa ổn. tôi viết mấy hàng này kính trình cùng các bạn tương thân tương thức:
Chút lòng đó cũng như đây Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần…

Nha Trang quí hạ năm Bính Dần (tháng 8 năm 1986)

Nguồn: https://www.thuvienpdf.com