Ba Cuộc Nói Chuyện Ở Thành Phố New York
1 Cuộc cách mạng bên trong
Cần thiết phải thay đổi. Một tiến trình trong thời gian hay tức thời? Ý thức và vô thức; những giấc mộng. Tiến trình phân tích. Thấy nội dung của ý thức mà không có sự tách biệt giữa người quan sát và cái được quan sát. Ồn ào và kháng cự. “Khi có sự dừng dứt hoàn toàn sự phân chia giữa người quan sát và cái được quan sát, bấy giờ ‘cái đang là’ không còn là cái đang là nữa.“
2 Tương quan
Tương quan. “Bạn là thế giới.“ Cái ngã tách biệt; bại hoại. Thấy cái thực sự “đang là”. Cái không phải là tình thương. “Chúng ta không có đam mê; chúng ta có tham dục, chúng ta có lạc thú.“ Hiểu cái chết là gì. Tình thương là sự vĩnh cửu của chính nó.
3 Kinh nghiệm tôn giáo. Thiền định.
Có một kinh nghiệm tôn giáo không? Tìm cầu chân lý; ý nghĩa của sự tìm cầu. “Cái gì là một tâm tôn giáo?“ “Cái gì là tính chất của tâm không kinh nghiệm nữa?” Kỷ luật; đức hạnh; trật tự. Thiền định không phải là trốn thoát. Chức năng của kiến thức và tự do khỏi cái biết. “Thiền định là tìm ra liệu có một trường xứ đã không nhiễm ô bởi cái biết.” “Bước đầu tiên là bước cuối cùng.”
PHẦN III.
Hai Cuộc Trò Chuyện:
Krishnamurti và Alain Naudé
1 Rạp xiếc tranh đấu của con người
2 Về tốt và xấu
ẤN ĐỘ
PHẦN IV.
Ba cuộc Nói Chuyện ở Madras
1 Nghệ thuật thấy
Thấy, không phải từng phần mà toàn phần. “Hành động thấy là chân lý duy nhất. Chỉ một phần mảnh của tâm bao la được dùng. Ảnh hưởng phần mảnh của văn hóa, truyền thống. “Sống trong một góc nhỏ của một trường méo mó.“ “Bạn không thể thấu hiểu qua một phần mảnh.“ Giải thoát khỏi “góc nhỏ”. Cái đẹp của thấy.
2 Tự do
Chia xẻ một tâm tự do. “Nếu chúng ta gặp gỡ cái này, đó thực sự là một đóa hoa huyền nhiệm.“ Tại sao con người không có cái này? Sợ hãi. “Sống” là không sống. Những lời chữ được cho là bản chất. Hao phí năng lượng. “Tâm trưởng thành thì không có so sánh… không có đo đạc.“ Hiệu lực của “đời sống bạn sống mỗi ngày… không hiểu nó bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu thương yêu, cái đẹp hay cái chết.” Qua phủ định, cái độc nhất vốn là khẳng định hiện bày.
3 Cái thiêng liêng
Cày, không bao giờ gieo. Ý niệm hóa. Sự nhạy cảm không có trong đời sống. Chú ý và thông minh. Vô trật tự trong bản thân chúng ta và trong thế giới: trách nhiệm của chúng ta. Vấn đề thấy. Những hình ảnh và tiếp xúc trực tiếp. Cái thiêng liêng. “Khi bạn có yêu thương bạn có thể vất bỏ mọi cuốn sách thiêng của bạn.“
PHẦN V.
Ba cuộc Đối Thoại ở Madras
1 Xung đột
Những hình ảnh: chúng ta có biết chúng ta thấy qua những hình ảnh? Những quan niệm; lỗ trống giữa những quan niệm và cuộc sống hàng ngày; sanh ra xung đột. “Để sáng tỏ bạn phải có thể nhìn.“ “Sống không xung đột, nhưng không đi ngủ.“
2 Thời gian, không gian và cái trung tâm
Lý tưởng, quan niệm, và “cái đang là”. Cần hiểu khổ đau: đau đớn, cô đơn, sợ hãi, ghen tỵ. Trung tâm cái tôi. Không gian và thời gian của cái trung tâm. Có thể không có một trung tâm cái tôi nhưng vẫn sống trong thế giới này? “Chúng ta sống trong nhà tù của sự suy nghĩ của chính chúng ta.” Thấy cơ cấu của cái trung tâm. Nhìn không có trung tâm.
3 Một câu hỏi nền tảng
Cái gì là suy nghĩ sáng tỏ liên hệ đến cuộc sống hàng ngày? Gặp gỡ hiện tại với quá khứ. Làm sao để sống với trí nhớ và kiến thức kỹ thuật nhưng vẫn thoát khỏi quá khứ? Làm sao sống mà không có sự phân mảnh? Im lặng trước cái bao la của một câu hỏi nền tảng. “Bạn có thể sống trọn vẹn đến độ chỉ có cái hiện tại sống động bây giờ?“
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com