Lũng Cú là xã nằm trúng đỉnh hình chóp nón trên bản đồ phía cực Bắc Tổ quốc.
Đối điềm với đỉnh cực Nam đất nước là Cà Mau Lũng Cú nằm trên các triền núi điệp trùng của cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), chênh 1.200 mét với mặt biển, đã là nơi quần tụ hàng thế kỷ nay của một vài dân tộc anh em (Lô Lô, Mèo…) mà sinh hoạt tinh thần cùng nhiều tinh hoa cũ còn được bảo lưu rất độc đáo. Đời sống tinh thần này đã thực sự gây hứng thú và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với công tác nghiên cứu dân tộc hoặc khảo sát về phôn-cơ-lo*.
Ở đây, chúng tôi xin nói đến người Lô Lô.
Sử cũ chép rằng từ những thế kỷ thứ 8 tới thứ 10, người Lô Lô — tộc Di — đã có mặt ở trung châu Bắc bộ và vùng Lào Cai, Tây Bắc…
Song người Lô Lô, với tư cách là cư dân bản địa, chỉ có thể tính từ thế kỷ 16. Truyện kể rằng, hồi đó, bị phong kiến nhà Minh áp bức nặng nề, người Lô Lò đã nổi dậy chống lại. Vua Lồ Lô bị giết. Tướng là Ngô Quân chiến bại, dẫn hơn một vạn người sang sinh sống ở biên giới Việt Nam (vùng Đồng Văn, Hà Giang). Đó là lớp người đầu tiên khai phá vùng này và lấy đó làm quê hương. Cũng lý do trên, khoảng thế kỷ 17, ông Không Min (còn gọi là Quan Hoàng) (?) cùng khoảng năm sáu nghìn người vượt núi, tìm tới Mèo Vạc (Hà Giang). Rồi năm 1854, độ 60 gia đình nữa tiếp tục tới Mèo Vạc, Lũng Cú, Đồng Văn. Song song với thời kỳ này, người Lô Lô còn sang Việt Nam theo tuyến khác: vùng Bảo Lạc (Cao Bằng), rồi tụ cư lại đó.
Người Lô Lô là một trong những tộc người khai phá vùng núi phía Bắc Việt Nam từ rất sớm. Bằng kinh nghiệm đấu tranh lâu đời với thiên nhiên của mình, đồng bào đã lao động bền bỉ, ra sức vỡ hoang nhiều đất đai ở núi đồi, thung lũng đề làm ruộng nước, ruộng bậc thang, trồng lúa, trồng ngô.
Nhưng trước Cách mạng tháng Tám chính sách chia để trị thâm độc của bọn thực dân Pháp luôn luôn được sự tiếp tay của các loại thồ ty. Các dân tộc đã giảng xé nhau, gây ra những cuộc thảm sát lớn mà ngày nay khó tưởng tượng nổi. Người Lô Lô cứ lùi dần, lùi mãi lên rẻo cao heo hút, cằn cỗi. Mặc dầu vậy, nhân dân lao động vẫn là bạn của nhau. Ngày nay, người Mèo, Cờ Lao… mỗi khi mừng lúa tốt thường cúng linh hồn người Lô Lô để nhớ ơn những người đầu tiên đã có công khai phá vùng đất đã đẻ ra sản phẩm quỹ này (2).
Người Lô Lô tự gọi là Mùn-gi, thuộc chủng tộc Mông Cổ phương Nam. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến, nằm trong ngữ hệ Hán Tạng, một thời từng có chữ tượng hình . Nhưng nay đã bị «bò ăn hết, chữ còn nằm trong ruột non của chúng » (truyền thuyết) nên không có văn tự nữa. Họ chia làm ba nhóm ( với số dân ngót một vạn người, cư trú ở ba nơi chủ yếu : Hà Giang, Cao Bằng, Tây Bắc.
– Lô Lô đen (Nhẵng có Mùn-gì) ở xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Hà Giang.
– Lô Lô hoa (Gáng go Mùn-gi) ở xã Mèo Vạc, – xã Xin Cải, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Lô Lô trắng (Mà-tếi) ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Trước đây ở xã Đồng Văn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) cũng có nhóm này.
Người ta có thể nhìn y phục phụ nữ để phân biệt các nhóm. Phụ nữ Lô Lô hoa mặc quần đen có phủ ngoài phía sau một mảnh vải lớn định nghiêng, cũng màu đen. Áo, quần, khăn đều có trang trí. Đó là những mảnh vải các màu (đỏ, vàng, nâu…) hình tam giác cần ghép nhau thành các hình vuông to hoặc nhỏ (5cm hoặc 2cm cạnh), chạy dài hai ve áo, gấu quần, xung quanh rìa khăn. Gấu áo, rìa khăn lại đỉnh hạt cườm thủy tinh ngũ sắc. Còn người Lô Lô đen và trắng mặc vảy. Gấu váy trắng và cổ tay áo thêu những đường nhỏ chỉ màu. Đẹp nhất là mẫu thêu may y phục phụ nữ Lô Lô đen. Đó là những hình hình học thêu công phu. Riêng ở ngực và lưng là hai mảng rộng, rực rỡ hình những con chim lớn nhỏ đậu thành hàng. Tay áo rất rộng và dài (thừa ngoài tay khoảng 20cm), rất tiện lợi trong lúc biểu diễn các điệu múa cổ truyền đẹp mắt và đặc sắc. Các em gái nhỏ từ tâm – chín tuổi đã được truyền dạy đường kim mũi chỉ hàng năm trời cho đến lúc thành thục.
Như chúng ta đã biết, người Lô Lô ở trên các triền núi cao, có thung lũng trồng lúa nhưng cũng không giảm được phần khắc khô. Nhiều nơi làm nương rẫy vẫn là chủ yếu. Đồng bào dùng cây sắt, nhưng vẫn chưa quen dùng bừa (như ở Cao Bằng). Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, có thêm lúa, cùng với các hoa màu khác như khoai, rau, đậu. Hàng ngày, người ta ăn bột ngô đồ (mô phủ —cơm bột). Ở Hà Giang, tình trạng du canh du cư nói chung đã được chấm dứt. Người Lô Lô thích quần cư thành từng nhóm. Đôi nơi, phụ nữ có trồng bông, tự dệt vải mặc. Đồng bào cũng chú ý tới chăn nuôi gà, chó, lợn, bò và dê đàn. Người khá giả nuôi cả ngựa. Nhưng nhiều hủ tục đã ràng buộc con người, làm cho đàn gia súc giảm đi nhanh chóng. Trước kia, đồng bảo ốm không có thói quen uống thuốc, mà chỉ cúng. Cúng là phải giết gà, chó, lợn, dê… làm vật củng. Ma chay kéo dài ngày cũng là cỡ khác để giết nhiều gia súc. Tiêu pha tốn kém, số ngày lao động ít ỏi cùng hàng loạt tục kiêng làm cho mức sống của đồng bào không sao cải thiện được.
Nam giới biết làm nhà và ít mặt hàng gỗ (thùng đựng nước, bàn, ghế, hòm…) và đan lát bồ, địu… Nữ giới lo nội trợ, may vá, thêu thùa. Tóm lại, nền kinh tế tự nhiên trì trệ vẫn dừng ở mức tự cấp thấp.
Trước thiên nhiên hoang sơ, cùng với nền kinh tế trì trệ như vậy, nhưng nhờ có Cách mạng tháng Tám, ngày nay người Lô Lô cũng như các dân tộc anh em khác, đã thức tỉnh và chuyển mình. Đồng bào đã dùng thuốc khi ốm đau. Bệnh kinh niên như sốt rét đã bị loại trừ. Xóm Lô Lô đã có trạm xá, nhà hộ sinh, y sĩ thường trực và trường học. Từ thời kháng chiến chống Pháp cũng như giai đoạn chống Mỹ vừa qua thanh niên Lộ Lộ đã lên đường cầm súng giết giặc. Ở trường phổ thông, đã có học sinh lớp 10 người Lô Lô. Biểu hiện rõ nhất của lòng tin yếu Đảng và Bác Hồ là việc đồng bảo tham gia và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa.Người Lô Lô đã gia nhập Đảng lao động Việt Nam, làm bí thư xã, tham gia Ủy ban hành chính xã, huyện; Hội đồng nhân dân các cấp và có đại biểu trong Quốc hội.
Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp từng bước được tổ chức. Đó là những bước tiến nhảy vọt mà chỉ có chế độ chính trị tươi đẹp của chúng ta mới tạo ra được.