Cơ sở hóa học phối trí

Cơ sở hóa học phối trí

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Cơ sở của hoá học phối trí được Werner Alfred đặt nền móng từ cuối thế kỉ 19. Ngày nay môn hoá học phối trí trở thành một trong những hướng chủ đạo của hoá học vô cơ. Không chi năm phần chủ đạo trong hoá học vô cơ. môn hoá học phối tri dần dần đã có những vị trí nổi bật trong các môn khoa học khác, như: hoá học hữu cơ, hoá học phân tích, hoá lí, và ngay cả trong hoa sinh.
Tuy nhiên, vào thời kì cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 sự phát triển của hoá học nói chung, và hoá học hữu cơ nói riêng, năm trong tâm kiểm soát của thuyết hoá trị, một lí thuyết thống lĩnh thời đó. Trong buổi bình minh của minh, hoá học phối tri vượt lên lí thuyết chưa hoàn chỉnh đó. Ngay từ năm 1893 Werner đã chỉ ra rằng, yếu tố quyết định cấu tạo của hợp chất phối trí không phải là hoá trị của kim loại hoặc nguyên tử trung tâm khác, mà là số lượng các nhóm nào đó liên kết trực tiếp với nguyên tử trung tâm, tức là số phối trí của nó. Những nhóm nào đó phải ở bên ngoài khối cầu của nguyên tử trung tâm và tồn tại như những ion liên kết chi bằng lực tĩnh diện. Vào năm 1911 ông áp dụng ý tưởng này thành công trong việc tách các đồng phân quang học cho một số hợp chất phối trí.
Đến năm 1916 Lewis G. N. đã hoà hợp ý tưởng của Werner với các lí thuyết hoá trị sơ khai bằng thuyết điện tử hoá trị của mình. Tiếp sau đó, năm 1927 lí thuyết của Lewis được Sidgwick N, V. áp dụng rộng rãi vào hoá học phối trí. Về sau quá trình bị chậm lại . Để phát triển liên tục và đầy đủ, hoá học phối trí cần các phương pháp của hoá lí, hoá lí thuyết và hoá hữu cơ. Chính vì thế, mà Chat J., đã nói là hoa học phối trí là nơi gặp gỡ của tất cả các môn hoá học.
Vậy, hoả học phối trí là gì và nó giải quyết những vấn đề cơ bản nào? Cuốn sách này được viết ra với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản về môn hóa học phối trí, và trả lời được những câu hỏi nêu trên.
Các hợp chất phối trí không chỉ tồn tại ở dạng tinh thể mà còn tồn tại trong dung dịch. Hai dạng hợp chất phối trí này có những đặc trưng hoàn toàn khác nhau. Đặc trưng của các hợp chất ở dạng tinh thể là hình thù và cấu tạo tinh thể, còn đặc trưng của các hợp chất trong dung địch là độ bền của chúng.