Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên: “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam”. Tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA. Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam, người đọc có thể đoán hầu hết những tên tuổi gạch bỏ đó là ai.
Tài liệu dài 243 trang gồm chính yếu là phần Nhập Đề của tác giả và 10 Chương. Tôi tóm tắt lại những sự việc chính của tài liệu trong 6 bài viết: phần Nhập Đề và sau đó hai Chương trong một bài, và sẽ lần lượt cho lên trang nhà www.tranbinhnam.com . Mục đích tóm tắt tài liệu là “ôn cố tri tân” về một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của mỗi người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước. Và cũng là kinh nghiệm có thể hữu ích trong mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Một điều cần nói là không có một tài liệu nào, nhất là tài liệu liên quan đến hoạt động tình báo, là hoàn toàn trung thực. Giải mật một tài liệu mật tự nó cũng có thể là một phần của một chương trình tình báo khác. Tài liệu “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam” cũng không ra ngoài quy luật đó. Cho nên sự xử dụng những thông tin do sự giải mật tài liệu này mang lại như thế nào là trách nhiệm của người xử dụng.
Trong phần nhập đề ông Thomas Ahern nhắc lại quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954 cho đến ngày 30/4/1975.
Ông viết rằng, sau khi người Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, người Mỹ thay thế dần người Pháp vì người Mỹ cho rằng nếu Việt Nam sụp đổ, toàn vùng Đông Nam Á cũng sụp đổ theo thuyết domino. Người Mỹ ủng hộ ông Ngô Đình Điệm củng cố miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, qua trung gian ông Ngô Đình Nhu, em ruột của ông Diệm. Cùng với các lực lượng vũ trang của ông Diệm, CIA phát động phong trào dân vệ (self-defense units) để bảo vệ nông thôn. Đây là kinh nghiệm chống nổi dậy đầu tiên của CIA tại Việt Nam .
Chương trình của ông Diệm là tiêu diệt các thành phần cộng sản để lại miền Nam trước khi rút ra Bắc theo hiệp định Geneva. Đến năm 1959 hầu hết tổ chức cộng sản gài lại miền Nam đều bị tiêu diệt. Nhưng chương trình bài cộng quá nặng tay và thi hành một cách bừa bãi đụng chạm đến các thành phần không cộng trong quần chúng như thành phần thiểu số và tôn giáo khác mà không có chương trình nâng cao đời sống nông thôn để thu phục lòng dân nên mất dần sự ủng hộ của quần chúng. Cuối năm 1959 Hà Nội đưa người vào Nam và làm cho sự kiểm soát của ông Diệm tại nông thôn càng ngày càng lỏng dần.
Để cứu chế độ Diệm, Hoa Kỳ tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế. Đầu năm 1963 khi cao trào chống chế độ ông Diệm của Phật Giáo nổ ra tại miền Trung, Hoa Kỳ có 12.000 cố vấn quân sự tại miền Nam.
Cung cách đàn áp phong trào Phật giáo của ông Diệm không phù hợp với quan niệm tự do tôn giáo của Hoa Kỳ làm cho Hoa Kỳ bất mãn, và đồng thời sự kiểm soát nông thôn của ông Diệm càng ngày càng sa sút, nên vào tháng 8 năm 1963 do đề nghị của đại sứ Henry Cabot Lodge, Hoa Kỳ quyết định hạ bệ ông Diệm.
Trong phần nhập đề, ông Thomas Ahern nhắc lại quan hệ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 cho đến ngày 30-4-1975.
Ông viết rằng sau khi người Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, người Mỹ thay thế dần người Pháp vì người Mỹ cho rằng nếu Việt Nam sụp đổ, toàn vùng Đông Nam Á cũng sụp đổ theo thuyết domino. Người Mỹ ủng hộ ông Ngô Đình Diệm củng cố miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, qua trung gian ông Ngô Đình Nhu, em ruột của ông Diệm. Cùng với các lực lượng vũ trang của ông Diệm, CIA phát động phong trào tự vệ để bảo vệ nông thôn. Đây là kinh nghiệm chống nổi dậy đầu tiên của CIA tại Việt Nam.
Chương trình của ông Diệm là tiêu diệt các thành phần Cộng sản còn lại ở miền Nam trước khi rút ra Bắc theo Hiệp định Giơnevơ. Đến năm 1959, hầu hết tổ chức Cộng sản gài lại miền Nam đều bị tiêu diệt. Nhưng chương trình bài Cộng quá nặng tay và thi hành một cách bừa bãi đụng chạm đến các thành phần không Cộng sản trong quần chúng như thành phần thiểu số và tôn giáo khác và không có chương trình nâng cao đời sống nông thôn để thu phục lòng dân nên mất dần sự ủng hộ của quần chúng. Cuối năm 1959, Hà Nội đưa người vào Nam và làm cho sự kiểm soát của ông Diệm tại nông thôn ngày càng lỏng dần.
Để cứu chế độ Diệm, Mỹ tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế. Đầu năm 1963, khi cao trào chống chế độ ông Diệm của Phật giáo nổ ra tại miền Trung, Mỹ có 12.000 cố vấn quân sự tại miền Nam.
Cung cách đàn áp phong trào Phật giáo của ông Diệm không phù hợp với quan niệm tự do tôn giáo của Mỹ làm cho Mỹ bất mãn, đồng thời sự kiểm soát nông thôn của ông Diệm ngày càng sa sút, nên vào tháng 8-1963, theo đề nghị của Đại sứ Henry Cabot Lodge, Mỹ quyết định hạ bệ ông Diệm.
Sau khi quân đảo chính chiếm Bộ Tổng tham mưu và giết Đại tá Lê Quang Tung, người làm việc cận kề với CIA và là Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt, các tướng đảo chính kêu gọi anh em ông Diệm đầu hàng. Ông Diệm và ông Nhu lợi dụng trời tối rời Dinh Độc Lập và sau đó bị bắt tại một nhà thờ Công giáo ở Chợ Lớn. Trước đó Đại sứ Cabot Lodge có hứa giúp hai anh em ông Diệm và ông Nhu an toàn rời khỏi Việt Nam, nhưng khi ông Diệm và ông Nhu bị bắt không thấy Mỹ nhắc lại. Các sĩ quan của tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã bắn chết hai ông Diệm và Nhu trên một xe thiết giáp…
“Hòa bình ló dạng”
Tình hình chính trị tạm ổn định sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống vào tháng 9-1967 qua một bản Hiến pháp mới. Tháng 2-1968, Cộng sản tổng tấn công vào các đô thị miền Nam (cuộc tổng tấn công Mậu Thân).
Cuộc tấn công không thành công nhưng làm cho chương trình bình định của ông Thiệu giậm chân tại chỗ, tạo một tâm lý bi quan đối với dân chúng Mỹ và báo giới Mỹ nên không khí chống chiến tranh tại Mỹ lên cao buộc Tổng thống Johnson vào cuối tháng 3-1968 tuyên bố không ra ứng cử Tổng thống lần thứ hai và đề nghị thương thuyết với Hà Nội.
Tháng 5-1968, khi các cuộc tiếp xúc chính thức giữa Mỹ và Hà Nội bắt đầu tại Paris, Cộng sản mở cuộc tấn công Mậu Thân 2 nhưng cũng không thành công, giúp quân đội Việt Nam Cộng hòa và Mỹ lấy lại thế tấn công và cuối năm 1968 xem như bình định và kiểm soát 73% dân chúng miền Nam.
Tuy nhiên, tình hình này không giúp cho Hubert Humphrey (ứng cử viên đảng Dân chủ) đắc cử để có thể tiếp tục đường hướng của Johnson. Tổng thống Nixon đắc cử và bắt đầu chương trình Việt Nam hóa chiến tranh.
Giữa năm 1969, Tổng thống Nixon tuyên bố đợt rút quân đầu tiên. Đặc điểm của tình hình chiến trường Việt Nam trong những năm 1969-1971 là trong khi Mỹ ra sức cải tiến và trang bị cho quân đội miền Nam thì Liên Xô và Trung Quốc cũng viện trợ dồi dào cho Bắc Việt. Hai bên Nam-Bắc cố giành đất và dân chuẩn bị cho một giải pháp chính trị từ cuộc hòa đàm Paris.
Mời các bạn đón đọc CIA và Các Tướng Lãnh Cộng Hòa của tác giả Thomas L. Ahern.