Chinh phụ ngâm khúc & Hai bản dịch nôm

Chinh phụ ngâm khúc & Hai bản dịch nôm

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

* Tác giả:
Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲) hay còn gọi là Chinh phụ ngâm (征婦吟) – tác phẩm Hán văn rất nổi tiếng của Đặng Trần Côn. Tiểu sử của tác giả cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mát cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 1720, mất khoảng 1745.
Đặng Trần Côn sinh tại làng Nhân Mục, huyện Thanh Trị, tỉnh Hà Đông (nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ông có làm quan nhưng chức quan không lớn (Huấn đạo trường phủ, Tri huyện Thanh Oai, cuối cùng làm chức Ngự sử đài chiếu khám).

* Dịch giả:
Chinh phụ ngâm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Trong số những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bản hiện hành (bản đang được lưu hành – vẫn được gọi là Bản – A). Vấn đề đặt ra là ai là tác giả của bản dịch này? Các nhà văn bản học vẫn chưa nhất trí ai là tác giả của khúc ngàm tuyệt tác này. Hiện nay vẫn tồn tại hai khuynh hưởng.
Khuynh hướng thứ nhất cho rằng tác giả của Bản A là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Hiện nay những người biên soạn sách giáo khoa PTTH và đa số các nhà nghiên cứu, trong đó kể cả người biên soạn, vẫn theo khuynh hướng này.
– Khuynh hướng thứ hai cho rằng tác giả của Bản A là Phan Huy Ích.
Từ năm 1926 một số người đặt vấn đề hoặc khẳng định bản ấy thực ra là của Phan Huy Ích.
Người đầu tiên nêu vấn đề này là Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, trong Nam phong, số 106. Người tìm hiểu công phu nhất và có thái độ dứt khoát nhất là Hoàng Xuân Hãn. Ông Hoàng đã viết hẳn một quyển sách lấy tên là Chinh phụ ngâm bị khảo (1952) để chứng minh kết luận của mình.
Hiện nay, Chinh phụ ngâm có 7 bản dịch và phỏng dịch bằng các thể thơ lục bát (3 bản) hoặc song thất lục bát (4 bản) của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khán, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh. Bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu (theo bản in chữ Nôm cũ hiện còn, ký hiệu 1902:AB.26) hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại Thư viện Paris).
Chinh phụ ngâm cũng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bản dịch tiếng Pháp do những nhà văn nhóm Mercure de France thực hiện, bản tiếng Nhật do Giáo sư Takeuchi Yonosuke dịch, và tiếng Hàn do Bae Yang Soo thực hiện.

Có thể bạn thích sách  Gánh Vác Ngọt Ngào

* Về tác phẩm:
Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Người ta chú ý đến tác phẩm này không phải chỉ vì nghệ thuật điêu luyện của nó mà trước hết là vì tác phẩm đã thể hiện một khuynh hướng mới của văn học – khuynh hướng hưởng tới cuộc sống của con người.
Bằng vẫn tài xuất sắc, Đặng Trần Côn dã viết nên một tác phẩm trữ tình hiếm có, mô tả tâm sự sâu xa của một người chinh phụ vô và chờ chồng dạng dân thân vào “cát bụi”.
Văn chương trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Còn chứa chan tình cảm, uyển chuyển và đầy nhạc điệu. Còn với Chinh phụ ngâm bằng quốc ngữ, thì sự phân tích và đánh giá được triển khai về nhiều phương diện từ xưa cho tới tận bây giờ. Chinh phụ ngâm là một tác phẩm vô cùng súc tích về giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật.
Để bạn đọc có thể đối chiếu, so sánh và đánh giá về Chinh phụ ngâm khúc, chúng tôi tập hợp lại trong một cuốn sách này gồm bản Nguyên tác bằng chữ Hán, bản Phiên âm tiếng Hán và 2 bản dịch Nôm vốn đang có những bàn cãi về người dịch của chúng. Chúng tôi vẫn giữ nguyên cách gọi 2 bản dịch đó như GS Hoàng Xuân Hãn đã sắp xếp, là Bản A tức Bản hiện hành, và một bản khác là Bản B được đưa vào phần Phụ lục. Đồng thời, có có chọn lọc đưa một số bài viết về tác phẩm và tác giả, dịch giả vào sách này nhằm giúp bạn đọc có một cái nhìn rộng hơn về Chinh phụ ngâm khúc, đặc biệt là về trích đoạn được giảng dạy và học tập trong trường phổ thông trung học hiện nay.

Có thể bạn thích sách  Không Gian Song Song

Người biên soạn