Chế Độ Quan Lại Triều Lê Sơ (1428-1527) Và Những Giá Trị Tham Khảo Cho Cải Cách Chế Độ Công Vụ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay

Chế Độ Quan Lại Triều Lê Sơ (1428-1527) Và Những Giá Trị Tham Khảo Cho Cải Cách Chế Độ Công Vụ, Công Chức Ở Việt Nam Hiện Nay

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, có nhiều giai đoạn, dưới sự trị vì của các bậc “minh quân”, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, với các hoạt động hành chính luôn đạt hiệu quả cao. Thành quả đó có được là nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó, phải kể đến vai trò của đội ngũ quan lại – bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước. Nhiều triều đại trong giai đoạn thịnh trị đã ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ quan lại, sử dụng đội ngũ đó như một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, đưa công tác quản lý nhà nước vào kỷ cương, nền nếp.

Trong lịch sử Việt Nam, triều Lê sơ (1428-1527) là giai đoạn đạt được những thành tựu rực rỡ nhất trong xây dựng và phát triển đất nước – được xem là đỉnh cao của sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Để có được vị thế đó, triều Lê sơ đã tập trung xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh và thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, gắn việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị theo tư tưởng Nho giáo với việc thực hiện chế độ quan lại như một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chủ trương, biện pháp, thể lệ liên quan đến đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, thăng giáng, thưởng phạt, lương bổng… của quan lại đã được các vị vua triều Lê sơ ban hành nhằm đưa hoạt động quản lý đội ngũ quan lại đi vào quy củ, nền nếp và mang lại những kết quả hữu hiệu. Chế độ quan lại triều Lê sơ thật sự đã góp phần tạo nên một trật tự điều hành quy củ, một hệ thống quan lại vững chắc, trở thành “rường cột” của quốc gia, trở thành “khuôn vàng thước ngọc” cho các triều đại sau học theo và làm theo. Những giá trị đó luôn là cơ sở, nền tảng, là bài học quý giá để thế hệ ngày nay rút kinh nghiệm, kế thừa và phát triển.

Có thể bạn thích sách  Văn Kiện Đảng Bộ Toàn Tập Tập 11 (1978 - 1980)

Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428- 1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay của TS. Nguyễn Thị Thu Hòa.

Cuốn sách hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quan lại và chế độ quan lại thời phong kiến ở Việt Nam; luận giải cơ sở hình thành chế độ quan lại triều Lê sơ; tìm hiểu về chế độ tuyển chọn quan lại; tìm hiểu việc sử dụng quan lại (phân công, bố trí công việc, thăng – giáng, khảo thí – khảo khóa, kiểm tra, giám sát, văn hóa hành chính, đạo đức công vụ của quan lại, việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với quan lại)… triều Lê sơ; nhìn nhận, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chế độ quan lại triều Lê sơ trong mối liên hệ chặt chẽ với chế độ công vụ, công chức ngày nay; luận giải và đúc rút những giá trị tham khảo quý báu đối với việc hoàn thiện thể chế quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cấp bách của cải cách chế độ công vụ, công chức nói riêng, công cuộc cải cách hành chính nói chung.

Đây là vấn đề chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tư liệu chưa được đầy đủ, nên trong quá trình biên soạn và biên tập khó tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót. Nhà xuất bản và tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Có thể bạn thích sách  Kể Chuyện Trạng Nguyên Việt Nam

Tháng 02 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT