Cây Độc Ở Việt Nam

Cây Độc Ở Việt Nam

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Nguồn cây cỏ trên đất nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Nó đã, đang và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần giải quyết các nhu cầu của đời sống chúng ta về ăn, mặc, ở, thuốc chữa bệnh… Cùng với việc tìm hiểu để sử dụng mặt có lợi của cây cỏ, từ lâu người ta đã quan tâm đến mặt trái của vấn đề này, đó là những tác hại của cây độc đối với con người và gia súc.

Lĩnh vực nghiên cứu các cây độc, như một phần của ngành độc chất học, bao gồm các mặt thực vật đại cương và phân loại, sinh thái và địa lý thực vật, sự hình thành chất độc trong cây, tác dụng sinh học của chất độc, các biểu hiện lâm sàng khi bị ngộ độc, cách giải cứu và điều trị ngộ độc…. Qua đó, cho thấy nó có mối liên quan rộng rãi đối với nhiều ngành khoa học khác. Về mặt thực tiễn, nó cũng có liên quan đến một số ngành kinh tế quốc dân. Trước hết, phải nói đến ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, vì nó góp phần phát hiện những cây độc trong các bãi chăn thả và trong thức ăn gia súc. Đồng thời, nó giúp cho cán bộ thú y chẩn đoán chính xác và có biện pháp cứu chữa khi gia súc bị ngộ độc bại cây độc. Về mặt này, nó cũng có ý nghĩa tương tự đối với nghề nuôi tôm cá, nuôi ong, nuôi chim… vì cây độc cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc cho chúng.

Có thể bạn thích sách  Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lĩnh vực nghiên cứu về cây độc có liên quan với tư pháp và pháp y, trong việc giám định các vụ ngộ độc và đầu độc bằng cây cỏ. Nhưng quan trọng hơn cả là mối liên hệ giữa cây độc và cây thuốc. Người ta đã sử dụng nhiều cây độc để làm thuốc như cà độc dược, mã tiền, hoàng nàn, trúc đào, ô đầu, bách bộ… bởi vì hoạt chất của những cây này có tác dụng chữa bệnh khi dùng đúng liều lượng và đúng bệnh. Khi đó, cây độc trở thành cây thuốc. Ngược lại, một số cây thuốc khi dùng không đúng chỉ định cũng có thể gây ngộ độc cho người bệnh. Sự lẫn lộn đó thường xẩy ra và dẫn tới những vụ ngộ độc đáng tiếc.