Cao Huy Đỉnh – Tuyển Tập Tác Phẩm

Cao Huy Đỉnh – Tuyển Tập Tác Phẩm

Tác giả:
Thể Loại: Văn Hóa
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Cách đây hơn 30 năm, vào một ngày mùa thu tháng 10 năm 1973, qua lời chỉ dẫn của các anh chị phụ trách Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), tôi tìm đến nhà ông Cao Huy Đỉnh tại ngõ Hạ Hồi để ông “gặp” trước khi nhận tôi về làm việc tại Ban Đông Nam Á (nay là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) do ông làm Trưởng Ban. Ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ ấy, vẻ dáng hiền từ, tác phong giản dị và sự hiểu biết sâu sắc của ông đã cuốn hút tôi, một sinh viên vừa tốt nghiệp ở Liên Xô về. Và, cũng ngay từ buổi đầu gặp mặt ấy, tôi đã trở thành “học trò” của ông. Biết tôi học sâu về Ấn Độ cổ đại, ông hướng tôi đi sâu vào khía cạnh văn hoá nghệ thuật của Phật giáo Việt Nam và Đông Nam Á. Khi ấy, ông không chỉ đưa tôi đến những buổi giảng hay nói chuyện ở nơi này nơi khác về Phật giáo mà còn cho tôi biết ông đang chuẩn bị viết một công trình về Phật giáo Việt Nam theo một cách tiếp cận mới: đi từ những hình tượng Phật giáo dân gian Việt Nam như Man Nương, Quan m Thị Kính… Lúc đó tôi mới lại biết thêm ông không chỉ là chuyên gia lớn của nước ta về văn học Ấn Độ (đến thời điểm năm 1973 đó, 3 cuốn sách dịch của ông đã được giới thiệu: Tagor (1961), Sokuntda (1962) và Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964).), mà còn là nhà nghiên cứu văn học dân gian tài ba, đã có những đóng góp cho nghành khoa học này của nước ta. Thế là, tôi lại tìm đọc những công trình viết về văn học dân gian của ông, mà tiêu biểu là hai cuốn sách Người anh hùng làng Dóng (1969) và Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974). Đọc sang mảng nghiên cứu lớn này của ông, tôi nhận thức thêm một điều: Cao Huy Đỉnh không chỉ là một học giả học rộng, biết nhiều, mà còn là một nhà nghiên cứu điền dã lớn. Về sau này, tôi được biết (qua cảm nhận và qua đánh giá của các nhà chuyên môn), với công trình Người anh hùng làng Dóng, rồi sau đó là công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Cao Huy Đỉnh đã đặt một cái mốc có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam: tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian trong không gian sống động thực tế của nó.

Ngoài việc được ông đưa đi để nghe ông giảng bài và nói chuyện khoa học, tôi còn rất may là đã một vài lần được đi điều tra điền dã cùng ông. Có thể nói, như một người học trò, chỉ trong vòng có hơn một năm, tôi đã phần nào hiểu được những đóng góp khoa học to lớn cũng như những công trình nghiên cứu có giá trị lâu bền của người thầy khoa học đầu tiên trong cuộc đời khoa học của mình – nhà nghiên cứu, người thủ trưởng đầu tiên Cao Huy Đình. Sở dĩ tôi nói là tôi chỉ được đi theo học và đi điền dã với người thầy của mình trong vòng có hơn một năm, là vì, cuối năm 1974, ông yếu nhiều và phải vào bệnh viện. Do căn bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 3 tháng tư năm 1975. Lúc đó ông 19 tuổi.

Tại đám tang ông và những ngày tháng sau đó, tôi càng hiểu sâu hơn về những đóng góp lớn lao của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh. Qua những bài viết về ông trong thời gian này, tôi được biết thêm hơn nữa về con người cũng như quá trình nghiên cứu khoa học của ông. Các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà nghiên cứu văn học dân gian, đánh giá Cao Huy Đỉnh là một trong những người có những đóng góp xuất sắc vào công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam kể từ sau Cách mạng tháng Tám (lời của nhà nghiên cứu Hoài Thanh trên báo Văn nghệ, số 6 – 1975). Và, rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian khi ấy, cũng như Hoài Thanh “Rất tiếc là với một tài năng như vậy, Cao Huy Đỉnh đã mất đi giữa lúc anh rất đang sung sức trong công tác và chưa đến tuổi năm mươi” (Báo Văn nghệ, 6 – 1975). Khi đánh giá về các thành tựu xuất sắc mà nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã để lại cho ngành sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian, cũng Hoài Thanh, ngay từ năm 1975, đã nhận thấy, sở dĩ Cao Huy Đỉnh có được những thành tựu xuất sắc ấy “là vì trong khi bước vào công tác sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian, anh đã được trang bị khá đầy đủ những kiến thức về văn học và văn hóa chung. Anh lại biết tiếng Pháp, tiếng Anh và học thêm được tiếng Hindi trong hai năm lưu học tại Ấn Độ.” (Báo Văn nghệ, 6 – 1975).

Được cùng được làm việc với ông trong những tháng cuối cùng của đời ông, ít nhiều tôi cũng biết một số dự định nghiên cứu của ông. Rất tiếc vì khi đó ông phải lo cho bản thảo cuốn sách Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (cuốn sách được in ra năm 1974, khi ông đã ốm nặng) cùng một số công việc còn dở dang khác, cho nên mọi dự định đều chưa được triển khai.

Có thể bạn thích sách  Tục Cưới Hỏi ở Việt Nam

Sau khi ông mất, bạn bè và những người cùng hợp tác làm việc với ông đã dần dần cho ra mắt bạn đọc một số công trình dịch thuật và giới thiệu mà ông làm chung với họ. Đầu tiên là cuốn sử thi Ấn Độ Mahabharata (1979), sau đó (năm 1982) là cuốn Truyện cổ dân gian Ấn Độ và Những truyền thuyết được ghi trong các sử thi cổ đại Ấn Độ (in chung trong bộ sách Truyện cổ dân gian Ấn Độ năm 1996). Thế là, ngoài ba cuốn sách dịch và giới thiệu về văn học Ấn Độ đã xuất bản khi ông còn sống, giờ đây, bạn đọc Việt Nam lại được biết thêm một số tác phẩm dịch văn học Ấn Độ nữa của Cao Huy Đỉnh.

Vì là thuộc thế hệ sau và chỉ bắt đầu được biết ông từ cuối năm 1973, cho nên, không ít những công việc khoa học và dịch thuật mà nhà nghiên cứu văn học dân gian Cao Huy Đỉnh đã hoàn thành và chưa công bố trước khi ông mất, tôi chỉ mới được biết và được đọc sau này. Qua những công trình dịch thuật được công bố sau năm 1975, mà đặc biệt là qua những lời giới thiệu của những người là đồng dịch giả với ông, tôi được biết, Cao Huy Đỉnh còn có những dự định lớn về nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác gia và tác phẩm tiêu biểu của nền văn học vĩ đại Ấn Độ. Dịch giả Phạm Thủy Ba, người cùng Cao Huy Đỉnh dịch và giới thiệu bộ sử thi Ấn Độ Cổ đại Mahabharata ra tiếng Việt đã cho chúng ta biết về những ý đồ và kế hoạch nghiên cứu Ấn Độ của người đồng dịch giả của mình. Trong lời nói đầu cuốn sách dịch Mahabharata, dịch giả Phạm Thuỷ Ba viết: “Từ lúc kết thúc cuộc nghiên cứu ở Ấn Độ về, anh Cao Huy Đỉnh luôn luôn ấp ủ ý muốn giới thiệu lần lần và có hệ thống nền văn học và triết học của nước đó. Chúng ta đã được đọc một số tác phẩm và bản dịch của anh như Thần thoại Ấn Độ, Sokuntala, Tagor, v.v.. Anh còn định, nếu có hoàn cảnh thuận lợi, sẽ cho ra mắt bạn đọc những truyện cổ dân gian như Bảy mươi đêm đối đáp, Hai mươi đêm đối đáp (trích trong tập truyện cổ Ấn Độ Khuấy biển thời gian). Chúng tôi đã cùng cộng tác với anh Cao Huy Đỉnh bắt đầu dịch tập Mahabharata từ những năm 1972 – 1973, nhưng công việc còn dở dang thì anh mất.” (Sử thi Ấn Độ Mahabharata, NXB Khoa học xã hội, H. 1979).

Biết là Cao Huy Đỉnh, người thủ trưởng đầu tiên của mình (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã có những đóng góp lớn trong việc nghiên cứu, dịch và giới thiệu về văn học và văn hóa Ấn Độ, thế nhưng, nhiều bài viết của ông lại in ở nhiều sách, báo và tạp chí khác nhau, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á quyết định sưu tập lại toàn bộ những bài nghiên cứu và giới thiệu đã và chưa được công bố. Sau một thời gian sưu tầm và biên soạn, năm 1993, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1973-1993), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phối hợp cùng Nhà xuất bản Văn hóa cho ra mắt bạn đọc cuốn Văn hóa Ấn Độ của Cao Huy Đỉnh. Không còn nghi ngờ gì, như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cao Huy Đỉnh là “Người đầu tiên đặt nền móng cho việc giới thiệu và nghiên cứu văn học Ấn Độ ở Việt Nam.” (Lời của nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ, nhà giáo ưu tú, PGS. Lưu Đức Trung, trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, tháng 8 năm 1996), là “Một chuyên gia thực sự về văn hoá Ấn Độ, về Phật giáo Ấn Độ và văn hoá dân gian Ấn Độ – Đó là Cao Huy Đỉnh” ( nhận xét của PGS. Cao Xuân Phổ trong lời tựa cho cuốn sách Cao Huy Đỉnh – Văn hóa Ấn Độ)… Còn ngài S. L. Malik, Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, trong lời giới thiệu cho cuốn sách Văn hóa Ấn Độ của Cao Huy Đỉnh, đã có những lời: “Tôi rất vui mừng được biết Viện Đông Nam Á đang xuất bản những bài viết chọn lọc về những khía cạnh khác nhau trong nền văn hoá Ấn Độ của giáo sư Cao Huy Đỉnh, một học giả nổi tiếng, cựu Viện trưởng. Giáo sư Cao huy Đỉnh, từng có dịp công tác gần hai năm ở Ấn Độ để học tập và nghiên cứu, đã nhận cảm và tìm hiểu Ấn Độ một cách xác thực.”

Có thể bạn thích sách  Đình Nam Bộ Xưa Và Nay

Rất may và cũng thật vinh dự cho tôi là tôi đã được Viện Nghiên cứu Đông Nam Á giao cho nhiệm vụ sưu tầm, biên soạn và tổ chức in cuốn “tuyển tập” (dù nhỏ và theo một chuyên đề) đầu tiên của Cao Huy Đỉnh – cuốn Văn hóa Ấn Độ. Và rồi, chỉ sau đấy hai năm, năm 1995, tôi lại may mắn được tham gia vào Hội đồng cơ sở của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xét để đề nghị những hội viên của Hội lên Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước đợt I. Trong những người được đưa ra xét, có Cao Huy Đỉnh. Và, ngay trong đợt đầu tiên xét duyệt và trao tặng này, cố thủ trưởng của chúng tôi, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã được nhận giải thưởng cao nhất của nhà nước ta – giải thưởng Hồ Chí Minh – cho bộ ba tác phẩm: 1. Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, 2. Người anh hùng làng Dóng, và 3. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam.

Sau khi tổ chức in xong tuyển tập Cao Huy Đỉnh về văn hóa Ấn Độ năm 1993, tôi đã có ý định sưu tập, biên soạn rồi tìm nơi in Toàn tập Cao Huy Đỉnh. Giờ đây, sau khi ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, tôi lại càng nhận thấy việc công bố Toàn tập Cao Huy Đỉnh là cần thiết. Biết tôi đang tiến hành biên soạn Toàn tập Cao Huy Đỉnh, một nhà xuất bản muốn được in một tập sách tập hợp tương đối đầy đủ những tác phẩm tiêu biểu của ông. Kết quả của công việc kết hợp này là cuốn sách Cao Huy Đỉnh – Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt một- năm 1996) ra mắt bạn đọc năm 1998. Đây là lần thứ hai chúng tôi tổ chức và phối hợp in “tuyển tập” Cao Huy Đỉnh. Mới đây nhất, đầu năm 2004, bộ ba tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh lại được Viện Khoa học Xã hội Việt Nam in và phát hành.

Mahabharata (1979), sau đó (năm 1982) là cuốn Truyện cổ dân gian Ấn Độ và Những truyền thuyết được ghi trong các sử thi cổ đại Ấn Độ (in chung trong bộ sách Truyện cổ dân gian Ấn Độ năm 1996). Thế là, ngoài ba cuốn sách dịch và giới thiệu về văn học Ấn Độ đã xuất bản khi ông còn sống, giờ đây, bạn đọc Việt Nam lại được biết thêm một số tác phẩm dịch văn học Ấn Độ nữa của Cao Huy Đỉnh.

Vì là thuộc thế hệ sau và chỉ bắt đầu được biết ông từ cuối năm 1973, cho nên, không ít những công việc khoa học và dịch thuật mà nhà nghiên cứu văn học dân gian Cao Huy Đỉnh đã hoàn thành và chưa công bố trước khi ông mất, tôi chỉ mới được biết và được đọc sau này. Qua những công trình dịch thuật được công bố sau năm 1975, mà đặc biệt là qua những lời giới thiệu của những người là đồng dịch giả với ông, tôi được biết, Cao Huy Đỉnh còn có những dự định lớn về nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác gia và tác phẩm tiêu biểu của nền văn học vĩ đại Ấn Độ. Dịch giả Phạm Thủy Ba. người cùng Cao Huy Đỉnh dịch và giới thiệu bộ sử thi Ấn Độ Cổ đại Mahabharata ra tiếng Việt đã cho chúng ta biết về những ý đồ và kế hoạch nghiên cứu Ấn Độ của người đồng dịch giả của mình. Trong lời nói đầu cuốn sách dịch Mahabharata, dịch giả Phạm Thuỷ Ba viết: “Từ lúc kết thúc cuộc nghiên cứu ở Ấn Độ về, anh Cao Huy Đỉnh luôn luôn ấp ủ ý muốn giới thiệu lần lần và có hệ thống nền văn học và triết học của nước đó. Chúng ta đã được đọc một số tác phẩm và bản dịch của anh như Thần thoại Ấn Độ, Sokuntala. Tagor, v.v.. Anh còn định, nếu có hoàn cảnh thuận lợi, sẽ cho ra mắt bạn đọc những truyện cổ dân gian như Bảy mươi đêm đối đáp, Hai mươi đêm đối đáp (trích trong tập truyện cổ Ấn Độ Khuấy biển thời gian). Chúng tôi đã cùng cộng tác với anh Cao Huy Đỉnh bắt đầu dịch tập Mahabharata từ những năm 1972 – 1973, nhưng công việc còn dở dang thì anh mất.” (Sử thi Ấn Độ Mahabharata. NXB Khoa học xã hội, H. 1979).

Biết là Cao Huy Đỉnh, người thủ trưởng đầu tiên của mình (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã có những đóng góp lớn trong việc nghiên cứu, dịch và giới thiệu về văn học và văn hóa Ấn Độ, thế nhưng, nhiều bài viết của ông lại in ở nhiều sách, báo và tạp chí khác nhau, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á quyết định sưu tập lại toàn bộ những bài nghiên cứu và giới thiệu đã và chưa được công bố. Sau một thời gian sưu tầm và biên soạn, năm 1993, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1973-1993), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phối hợp cùng Nhà xuất bản Văn hóa cho ra mắt bạn đọc cuốn Văn hóa Ấn Độ của Cao Huy Đỉnh. Không còn nghi ngờ gì, như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu trong Như vậy là, cho đến nay, ba công trình có giá trị nhất và quan trọng nhất trong cả cuộc đời khoa học của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã được in và tái bản ba lần. Và, chỉ trong vòng có hơn năm năm một chút, tập sách Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh của ông được in và phát hành hai lần. Tất cả những sự việc trên chứng tỏ, những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu của Cao Huy Đỉnh là những công trình khoa học cơ bản, vì thế, sách của ông (cả sách nghiên cứu, sách dịch và giới thiệu) luôn có giá trị và luôn cần thiết đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Có thể bạn thích sách  Việt Nam - Đất nước, con người (Song ngữ Giarai - Việt)

Sau lần in Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí minh, chúng tôi không chỉ có thêm quyết tâm mà còn có thêm kinh nghiệm và thời gian để hoàn thành Toàn tập Cao Huy Đỉnh. Qua việc Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho ba tác phẩm, qua những lần in và phát hành ba tác phẩm trên và qua những đánh giá gần đây của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần phải bố cục những sách nghiên cứu và bài viết của Cao Huy Đỉnh trong “toàn tập” thành hai phần. Về văn hóa Ấn Độ và về văn hóa dân gian Việt Nam. Còn các bài nghiên cứu, khảo luận khác của Cao Huy Đỉnh sẽ được xếp vào một phần riêng. Ngoài ra, để bạn đọc có thể dễ dàng tìm hiểu sâu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, ở cuối sách có bảng “biên niên” khoa học của ông.

Vì có thời gian, chúng tôi, có thể nói, đã sưu tầm, tập hợp và phân loại gần như tất cả những tác phẩm lớn nhỏ của ông vào Toàn tập Cao Huy Đỉnh. Thế nhưng, trong quá trình làm, cho đến phút chót, chúng tôi quyết định không đưa vào Toàn tập lần đầu này một số công trình mà Cao Huy Đỉnh viết chung và dịch chung với những người khác. Chẳng hạn, đó là trường hợp cuốn sách Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn (Vụ văn hoá quần chúng xuất bản năm 1969) mà ông viết chung cùng Nguyễn Đổng Chi và Đặng Nghiêm Vạn. Sở dĩ chúng tôi không đưa cuốn sách này vào Toàn tập Cao Huy Đỉnh là vì không biết phần nào hay chương nào của Cao Huy Đỉnh. Trường hợp cũng tương tự đối với bản dịch Mahabharata mà Cao Huy Đỉnh cùng dịch với Phạm Thủy Ba. Rất tiếc đó là hai cuốn sách hay, có giá trị và khá đồ sộ (cuốn sách Mahabharata dày 496 trang). Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm có giá trị khoa học và tham khảo lớn của Cao Huy Đỉnh không được đưa vào “Toàn tập” lần thứ nhất này, do vậy chúng tôi đã xin phép bà Từ Thị Cung, vợ của tác giả Cao Huy Đỉnh, để đặt tên bộ sách này là Tuyển tập Cao Huy Đỉnh. Hy vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai sẽ có Cao Huy Đỉnh toàn tập.

Để có được tập bản thảo này, ngoài sự làm việc của cá nhân, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ chân thành và đầy hiệu quả của nhiều cá nhân và cơ quan. Người đầu tiên giúp đỡ chúng tôi rất nhiều mà chúng tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn lớn nhất là bà Từ Thị Cung và gia đình. Có thể nói, không có bà, chúng tôi khó có thể hoàn thành được tập bản thảo Tuyển tập Cao Huy Đỉnh này. Tập thể cơ quan đầu tiên mà chúng tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn là Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.Chính các anh, các chị ở đây đã ngay từ đầu phối hợp với chúng tôi biên soạn, biên tập, bố cục và làm nhiều công việc chuyên môn khác để có tập bản thảo hôm nay. Nhân đây, chúng tôi chân thành cảm ơn TS. Đỗ Tố Hảo (Viện Nghiên cứu Văn hoá) về những giúp đỡ mà chị đã dành cho chúng tôi trong quá trình sưu tầm các bài viết và làm thư mục.

Chắc hẳn ở lần xuất bản đầu tiên này không thể không có những thiếu sót, rất mong các bạn đọc xa gần lượng thứ và đóng góp ý kiến.

Thay mặt những người biên soạn
NGÔ VĂN DOANH